BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ HUỲNH THỊ CẨM BÌNH NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH GỬI TIỀN CỦA KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN VÀO NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH SÓC TRĂNG LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ CẦN THƠ, 2017 BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ HUỲNH THỊ CẨM BÌNH NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH GỬI TIỀN CỦA KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN VÀO NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH SÓC TRĂNG LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Ngành Quản trị kinh doanh Mã số ngành: 60340102 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. VÕ VĂN DỨT CẦN THƠ, 2017 i CHẤP THUẬN CỦA HỘI ĐỒNG Luận văn này, với tựa đề là “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền của khách hàng cá nhân vào ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại Thương Việt Nam chi nhánh Sóc Trăng”, do học viên Huỳnh Thị Cẩm Bình thực hiện theo sự hướng dẫn của TS. Võ Văn Dứt. Luận văn đã được báo cáo và được Hội đồng chấm luận văn thông qua ngày ………………….. Uỷ viên (Ký tên) Uỷ viên – Thư ký (Ký tên) ………………………….. ………………………….. Phản biện 1 (Ký tên) Phản biện 2 (Ký tên) ………………………….. ………………………….. Chủ tịch Hội đồng (Ký tên) ………………………….. ii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên kết quả nghiên cứu của tôi và các kết quả nghiên cứu này chưa được công bố trong bất cứ một công trình khoa học nào. Người thực hiện Huỳnh Thị Cẩm Bình iii LỜI CẢM TẠ Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến TS. VÕ VĂN DỨT, người thầy đã nhiệt tình hướng dẫn và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy, cô đã tận tình giảng dạy để tôi có thêm kiến thức mới, những hiểu biết sâu sắc hơn về lĩnh vực mình đang học, đồng thời truyền đạt kinh nghiệm quý báu để tôi có thể vận dụng vào thực tế trong cuộc sống. Xin chân thành cảm ơn Khoa Quản trị kinh doanh, Khoa sau đại học trường Đại học Tây Đô đã tổ chức đào tạo và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian học tập tại trường. Tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, người thân, bạn bè tất cả những người đã đặt niềm tin, giúp đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn. Vì điều kiện thời gian, kiến thức, kinh nghiệm nghiên cứu khoa học còn hạn chế nên luận văn không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong sự đóng góp quý báu của quý thầy cô. Xin trân trọng cảm ơn! Cần Thơ, ngày 18 tháng 01 năm 2017 Tác giả Huỳnh Thị Cẩm Bình iv TÓM TẮT Mục tiêu của nghiên cứu này là phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền của cá nhân vào ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương chi nhánh Sóc Trăng. Sử dụng Lý thuyết hành vi kiểm soát cảm nhận, nghiên cứu này giả thuyết rằng: ảnh hưởng của người thân, chất lượng phục vụ của ngân hàng có mối tương quan thuận với quyết định gửi tiền của khách hàng, trong khi đó khoảng cách từ nhà khách hàng đến ngân hàng có mối quan hệ nghịch biến với lượng gửi tiền của khách hàng. Dữ liệu được sử dụng trong đề tài này được thu thập trực tiếp từ 400 khách hàng trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng. Nghiên cứu sử dụng mô hình hồi quy Tobit để kiểm định các giả thuyết của mô hình nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu cho thấy, đối với nhóm khách hàng có gửi tiền tiết kiệm tại ngân hàng thì ảnh hưởng của người thân, lãi suất tiền gửi, tuổi, tổng thu nhập hàng tháng có mối quan hệ đồng biến và khoảng cách từ nhà đến ngân hàng, thời gian giao dịch, giới tính, tổng chi phí, số người phụ thuộc có mối quan hệ nghịch biến đến lượng tiền gửi của khách hàng vào ngân hàng. Yếu tố niềm tin của khách hàng vào ngân hàng và niềm tin của khách hàng vào ngân hàng không có ý nghĩa trong việc ảnh hưởng đến lượng tiền gửi của khách hàng cá nhân. Đối với nhóm khách hàng dự định gửi tiền trong tương lai, kết quả cho biết rằng: ảnh hưởng của người thân, chất lượng phục vụ của nhân viên ngân hàng, lãi suất tiền gửi, tổng thu nhập hàng tháng, niềm tin của khách hàng vào ngân hàng có ảnh hưởng tích cực, và khoảng cách từ nhà đến ngân hàng, thời gian giao dịch, tuổi, số người phụ thuộc có mối quan hệ nghịch biến đến lượng tiền gửi của khách hàng vào ngân hàng. Yếu tố giới tính của khách hàng không có ý nghĩa trong việc ảnh hưởng đến lượng tiền gửi của khách hàng cá nhân. v SUMMARY The aim of thesis is to examine factors affecting to personal customers’ decision for depositing money at Joint stock commercial bank branches of foreign trade Soc Trang Province. Building upon theory of perceived behaviour, this study hypothesizes that the relatives’ influence and service quality of the bank positively affect the amount of money personal customer depositing at banks; whereas distance between place of household and bank negatively relates to that households. Data used in this study were surveyed at 400 customers in Soc Trang province. Tobit regression is used to test the proposed hypotheses. The result has shown that, to the personal customers depositing at the bank, the relatives’ influence, deposit rate, ages, monthly income have positively and distance from their houses to banks, time for transaction, genders have negatively affected the mount of money households depositing in the bank. However, and service quality of bank and customers’ belief in the banks have no effect on that decision customers' depositing to the banks. To the personal customers planning to deposit at the banks, the relatives’ influence, service quality of the bank, deposit rate, monthly income, customers’ belief in the banks have positively and distance from their houses to banks, time for transaction, ages, the number of dependent people in the family have negatively related to the amount for depositing of the households in the banks. We find no effect of genders on the amount of money for depositing customers of the banks. viii MỤC LỤC Trang CHẤP THUẬN CỦA HỘI ĐỒNG .............................................................................. i LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................ ii LỜI CẢM TẠ ............................................................................................................. iii TÓM TẮT ................................................................................................................... iv SUMMARY ................................................................................................................ v MỤC LỤC .................................................................................................................. vi DANH MỤC BẢNG .................................................................................................. ix DANH MỤC HÌNH .................................................................................................... x DANH MỤC SƠ ĐỒ.................................................................................................. xi DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT ............................................................................... xii DANH MỤC PHỤ LỤC .......................................................................................... xiii CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐỀ TÀI...................................................... 1 1.1. Sự cần thiết của đề tài ........................................................................ 1 1.2. Mục tiêu nghiêncứu ........................................................................... 2 1.2.1. Mục tiêu chung ........................................................................ 2 1.2.2. Mục tiêu cụ thể ........................................................................ 2 1.3. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................... 2 1.3.1. Không gian nghiên cứu ............................................................ 2 1.3.2. Thời gian nghiên cứu ............................................................... 2 1.3.3. Đối tượng nghiên cứu .............................................................. 2 1.4. Cấu trúc luận văn .............................................................................. 2 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................. 4 2.1. Cơ sở lý luận ...................................................................................... 4 2.1.1. Tổng quan về ngân hàng ......................................................... 4 2.1.2. Dịch vụ ngân hàng .................................................................. 4 2.1.2.2. Khái niệm dịch vụ ngân hàng ............................................... 4 2.1.3. Dịch vụ gửi tiết kiệm tại ngân hàng ......................................... 5 2.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến dịch vụ tiền gửi tiết kiệm của ngân hàng ................................................................................ 6 2.2. Lý thuyết hành vi mua hàng .............................................................. 9 2.2.1. Khái niệm hành vi mua hàng .................................................. 9 2.2.2. Mô hình hành động hợp lý và mô hình hành vi dự định ....... 10 2.2.3. Mô hình hành vi dự định (Theory of Planed Behavior -TPB) của Icek Ajzen ........................................................... 11 viii 2.3. Phương pháp nghiên cứu ................................................................. 12 2.3.1. Quy trình nghiên cứu ............................................................. 12 2.3.2. Phương pháp thu thập số liệu ................................................. 12 2.3.3. Phương pháp phân tích số liệu ............................................... 13 CHƯƠNG 3: TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH SÓC TRĂNG ................................. 17 3.1. Sơ lược về Vietcombank Việt Nam ................................................ 17 3.2. Tổng quan về Vietcombank chi nhánh Sóc Trăng .......................... 18 3.2.1. Cơ sở hạ tầng và mạng lưới hoạt động ................................. 19 3.3. Các sản phẩm tiền gửi Vietcombank Sóc Trăng đang cung cấp ......................................................................................... 20 CHƯƠNG 4: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG TIỀN GỬI TIẾT KIỆM TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG CHI NHÁNH TỈNH SÓC TRĂNG .................. 22 4.1. Môi trường kinh doanh tại Sóc Trăng ............................................ 22 4.2. Khái quát hệ thống TCTD tỉnh Sóc Trăng ...................................... 22 4.3. Về huy động vốn ............................................................................. 23 4.4. Thị phần huy động vốn .................................................................... 25 4.5. Về hoạt động tín dụng ..................................................................... 25 4.6. Đánh giá chung về hoạt động của Vietcombank Sóc Trăng ........... 26 CHƯƠNG 5: CÁC YỀU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH GỬI TIỀN VÀO CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SÓC TRĂNG ..................................................................................................................... 28 5.1. Một số đặc điểm của mẫu nghiên cứu ............................................. 28 5.1.1. Cơ cấu mẫu theo nghề nghiệp ................................................ 28 5.1.2. Cơ cấu mẫu theo giới tính ...................................................... 28 5.1.3. Cơ cấu mẫu theo mục đích gửi tiền của khách hàng .............. 29 5.1.4. Cơ cấu mẫu theo kỳ hạn gửi tiền ........................................... 30 5.1.5. Hình thức đầu tư và lý do khách hàng chưa gửi tiền ............ 30 5.2. Phân tích đặc điểm các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền của khách hàng .......................................................................... 31 5.2.1. Mức độ ảnh hưởng của người thân đến quyết định gửi tiền .. 32 5.2.2. Mức độ chất lượng phục vụ và xử lý chuyên nghiệp của nhân viên ............................................................................... 32 5.2.3. Các yếu tố khách hàng quan tâm khi gửi tiền ở ngân hàng ... 34 5.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến lượng tiền gửi của các cá nhân vào ngân hàng ......................................................................................... 36 5.3.1. Thống kê mô tả mẫu .............................................................. 36 5.3.2. Kết quả mô hình hồi quy Tobit đối với nhóm khách hàng có gửi tiền ............................................................................. 37 viii 5.3.3. Kết quả mô hình hồi quy Tobit đối với nhóm khách hàng dự định gửi tiền ..................................................................... 41 5.3.4. Nhận xét chung ...................................................................... 47 5.4. Phân tích thêm ................................................................................. 47 5.5. Đề xuất giải pháp ............................................................................. 48 CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................... 50 6.1. Kết luận .......................................................................................... 50 6.2. Kiến nghị ......................................................................................... 50 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 52 Tài liệu tham khảo trong nước ..... Ошибка! Закладка не определена. Tài liệu tham khảo nước ngoài ..... Ошибка! Закладка не определена. PHỤ LỤC .................................................................................................................. 53 ix DANH MỤC BẢNG STT Bảng 2.1. Tên bảng Tóm tắt các biến và dấu kỳ vọng Bảng 4.1. Mạng lưới hoạt động của các TCTD trên địa bàn Sóc Trăng 23 Bảng 4.2. Kết quả huy động vốn tại VCB Sóc Trăng giai đoạn 2013 - 2015 23 Bảng 4.3. Tóp 5 Ngân hàng thương mại có nguồn vốn huy động cao nhất trên địa bàn Sóc Trăng từ năm 2013 đến 2015 25 Bảng 4.4. Kết quả tăng trưởng tín dụng tại Vietcombank Sóc Trăng giai đoạn 2013 - 2015 25 Bảng 5.1. Bảng 5.2. Bảng 5.3. Bảng 5.4. Cơ cấu mẫu khảo sát theo nghề nghiệp Cơ cấu mẫu khảo sát theo giới tính Tổng hợp mục đính gửi tiền của khách hàng Kỳ hạn gửi tiền của khách hàng 28 29 29 30 Bảng 5.5. Mức độ ảnh hưởng của người thân đến quyết định gửi tiền 32 Bảng 5.6. Mức độ chất lượng phục vụ và xử lý chuyên nghiệp của nhân viên ngân hàng 33 Bảng 5.7. Các yếu tố khách hàng thường quan tâm khi gửi tiền tại ngân hàng 35 Bảng 5.8. Mô tả thống kê các biến trong mô hình 37 Bảng 5.9. Kết quả phân tích hồi quy bằng mô hình Tobit đối với nhóm khách hàng có gửi tiền 40 Bảng 5.10. Kết quả phân tích hồi quy bằng mô hình Tobit đối với nhóm khách hàng có gửi tiền 45 Trang 15 x DANH MỤC HÌNH STT Tên hình Hình 3.1. Logo chung của hệ thống Vietcombank Trang 18 Hình 4.1. Tình hình huy động vốn của Vietcombank Sóc Trăng từ năm 2013 đến 2015 24 Hình 4.2. Tình hình cho vay của Vietcombank Sóc Trăng từ năm 2013 đến 2015 26 Hình 5.1. Các hình thức đầu tư của khách hàng Hình 5.2. Lý do khách hàng không gửi tiền tiết kiệm 31 31 xi DANH MỤC SƠ ĐỒ STT Sơ đồ 1 Sơ đồ 2 Sơ đồ 3 Tên sơ đồ Mô hình hành động hợp lý Mô hình hành động dự định Quy trình thực hiện nghiên cứu Trang 10 11 12 xii DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT TCTD: NHNN: TGTT: NHTM: NHTM CP: Tổ chức tín dụng Ngân hàng Nhà nước Tiền gửi thanh toán Ngân hàng thương mại Ngân hàng thương mại cổ phần VIETCOMBANK: QTDND: Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại Thương Quỹ tín dụng nhân dân AGRIBANK: BIDV: SACOMBANK: Ngân hàng Nông nghiệp và phát triền nông thôn Ngân hàng đầu tư và phát trển Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín VIETINBANK: Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương xiii DANH MỤC PHỤ LỤC Tên phụ lục STT Trang Phụ lục 1 Phiếu điều tra 53 Phụ lục 2 Kết quả xử lý số liệu đối với nhóm có gửi tiền 59 Phụ lục 3 Kết quả xử lý số liệu đối với nhóm dự định gửi tiền 64 Phụ lục 4 Kết quả ước lượng giữa phương pháp hồi qui Tobit và phương pháp hồi qui đa biến (OLS) 69 1 CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐỀ TÀI 1.1. Sự cần thiết của đề tài Quá trình hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế diễn ra hết sức sôi động, điều này đồng nghĩa với sự cạnh tranh sẽ diễn ra ngày càng gay gắt, khốc liệt. Trước tình hình đó, các Ngân hàng thương mại tại Việt Nam cần phải tập trung mọi nguồn lực, đặc biệt là vốn để tăng cường sức mạnh cạnh tranh với các ngân hàng nước ngoài. Việc khai thông nguồn vốn của tổ chức kinh tế và huy động vốn của các Ngân hàng là vấn đề cấp thiết hiện nay. Các Ngân hàng không chỉ quan tâm đến nguồn huy động mà còn phải xét đến huy động như thế nào cho hiệu quả đạt được cao nhất, nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu sử dụng vốn của các Ngân hàng. Những năm gần đây số lượng ngân hàng gia tăng đáng kể, sự gia tăng số lượng ngân hàng và sự đa dạng của dịch vụ tài chính đã giúp cho khách hàng có nhiều lựa chọn và dễ dàng hơn trong việc thay đổi ngân hàng. Ngân hàng nào muốn nắm bắt chính xác nhu cầu khách hàng và chiếm lĩnh thị trường tiềm năng, ngân hàng đó phải đón đầu trong công tác nghiên cứu thị trường. Nhiều công trình nghiên cứu cho thấy dịch vụ khách hàng hoàn hảo đã và đang trở thành vũ khí cạnh tranh mang tính chiến lược cho các ngân hàng. Muốn khởi đầu hoạt động kinh doanh trước tiên ngân hàng phải có vốn tự có đảm bảo tỷ lệ an toàn trong hoạt động, bên cạnh đó nguồn vốn huy động lại có vai trò chủ đạo trong việc đảm bảo cơ sở tài chính và mở rộng hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong cơ cấu nguồn vốn thì hai nguồn vốn trên chiếm tỷ lệ rất cao trong cơ cấu nguồn vốn, ngân hàng có khả năng huy động vốn thì hạn chế được nguồn vốn vay các tổ chức tín dụng (TCTD) khác giảm chi phí và tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh, đồng thời nguồn vốn huy động ổn định thì khả năng đáp ứng nhu cầu vay vốn ngày càng nhiều của các tổ chức, cá nhân. Do đó, công tác huy động vốn đang trở thành mục tiêu quan trọng nhằm nâng cao uy tín và vị thế của các ngân hàng. Trước đây các ngân hàng lấy lãi suất là công cụ cạnh tranh chủ yếu trong việc thu hút vốn huy động, thì trong bối cảnh kinh tế như hiện nay đâu mới là yếu tố cạnh tranh để thu hút, giữ chân khách hàng của các ngân hàng? Đâu mới là yếu tố để khách hàng quyết định lựa chọn một ngân hàng để yên tâm gửi tiết kiệm. Khám phá được thông tin này sẽ giúp nhà quản trị ngân hàng xác định các chiến lược marketing hiệu quả nhằm thu duy trì những khách hàng cũ và thu hút khách hàng tiềm năng. Xuất phát từ những lý do trên nên tôi chọn đề tài “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền của khách hàng cá nhân vào ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam chi nhánh tỉnh Sóc Trăng” . Với kết quả nghiên cứu này hy vọng có thể làm rõ và phân tích những 2 tiêu chí mà khách hàng quan tâm khi gửi tiền và qua đó phần nào giúp ngân hàng nâng cao khả năng phục vụ của mình đối với khách hàng cũng như nâng cao khả năng lựa chọn của khách hàng đối với ngân hàng. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1. Mục tiêu chung Mục đích của đề tài là phân tích và làm rõ những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền tiết kiệm vào Vietcombank chi nhánh tỉnh Sóc Trăng. Trên cơ sở đó, đề xuất một số giải pháp cho nhà quản trị ngân hàng nhằm duy trì khách hàng hiện tại và thu hút được nhiều khách hàng mới trong thời gian tới. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể 1. Đánh giá thực trạng tiền gửi tiết kiệm của khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam chi nhánh tỉnh Sóc Trăng. 2. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới quyết định gửi tiền vào ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam của khách hàng cá nhân trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng. 3. Một số kiến nghị cho ngân hàng để duy trì khách hàng cũ và thu hút khách hàng tiềm năng. 1.3. Phạm vi nghiên cứu 1.3.1. Không gian nghiên cứu Đề tài “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền của khách hàng cá nhân vào ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam chi nhánh tỉnh Sóc Trăng” nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới quyết định gửi tiền vào ngân hàng của khách hàng cá nhân trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng, là nơi chi nhánh Vietcombank đóng trên địa bàn. 1.3.2. Thời gian nghiên cứu Nghiên cứu sử dụng số liệu thứ cấp và số liệu sơ cấp. Về số liệu thứ cấp, nghiên cứu sử dụng những thông tin và số liệu thống kê năm 2013-2015 để mô tả, dựa vào các tài liệu đã công bố như các nghiên cứu khoa học, các đề tài liên quan, các bài viết trên tạp chí chuyên ngành, các nguồn thông tin phong phú trên Internet để làm nguồn tài liệu tham khảo trong đề tài này. Số liệu sơ cấp trong việc xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền vào ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam chi nhánh Sóc Trăng được thu thập từ tháng 4/2016 đến tháng 08/2016. 1.3.3. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các khách hàng cá nhân trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng. 1.4. Cấu trúc luận văn Đề tài được chia thành 6 chương, bao gồm: 3 Chương 1: Giới thiệu Chương 2: Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu Chương 3: Tổng quan ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam chi nhánh Sóc Trăng. Chương 4: Đánh giá thực trạng tiền gửi tiết kiệm tại ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam chi nhánh Sóc Trăng. Chương 5: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền của khách hàng cá nhân vào ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam chi nhánh Sóc Trăng. Chương 6: Kết luận và kiến nghị 4 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Cơ sở lý luận 2.1.1. Tổng quan về ngân hàng Hệ thống ngân hàng có lịch sử hình thành và phát triển gắn liền với sự phát triển của nền sản xuất hàng hóa. Sự phát triển hệ thống ngân hàng đã có tác động rất lớn và quan trọng đến quá trình phát triển của nền kinh tế hàng hoá, ngược lại kinh tế hàng hoá phát triển mạnh mẽ đến giai đoạn cao nhất là nền kinh tế thị trường thì ngân hàng cũng ngày càng được hoàn thiện và trở thành những định chế tài chính không thể thiếu được. Theo Luật các tổ chức tín dụng 2010 “Ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng có thể thực hiện tất cả các hoạt động kinh doanh theo quy định: nhận tiền gửi; cấp tín dụng và cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản. (Điều 4 Luật 47/2010/QH12). 2.1.2. Dịch vụ ngân hàng 2.1.2.1. Dịch vụ Theo kinh tế học: Dịch vụ được hiểu là những thứ tương tự như hàng hóa nhưng là phi vật chất. Dịch vụ là sự cung ứng để đáp ứng nhu cầu và mang lại lợi nhuận. (nguồn trích dẫn wikipedia.org). Theo Philip Kotler và cộng sự (1991) định nghĩa rằng: “Dịch vụ là mọi biện pháp hay lợi ích mà một bên có thể cung cấp cho bên kia hay chủ yếu là không sờ thấy được và không dẫn đến sự chiếm đoạt một cái gì đó. Việc thực hiện dịch vụ có thể có hoặc không liên quan đến hàng hóa dưới dạng vật chất của nó”. Có rất nhiều định nghĩa về dịch vụ, nhưng có thể thấy dịch vụ là những hoạt động mang tính sáng tạo đó là kết quả sáng tạo mà một bên người bán có thể cung cấp cho bên người mua, hiện nay dịch vụ rất đa dạng nhằm phục vụ tối đa nhu cầu ngày càng phát triển của xã hội. 2.1.2.2. Khái niệm dịch vụ ngân hàng Ngân hàng là loại hình tổ chức tài chính cung cấp một danh mục và dịch vụ tài chính đa hạng nhất – đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm và dịch vụ thanh toán – và thực hiện nhiều chức năng tài chính nhất so với bất kỳ một tổ chức kinh doanh nào trong nền kinh tế. Các hoạt động của ngân hàng đã chiếm được sự quan tâm của nhiều nghiên cứu bởi các hoạt động đó không chỉ có ý nghĩa đối với bản thân ngân hàng mà còn có ý nghĩa đối với nền kinh tế. Cùng với sự phát triển mạnh mẻ của nền kinh tế thì các sản phẩm dịch vụ do ngân hàng cung cấp ngày càng đa dạng, phong phú ngoài các dịch vụ đặc trưng mà nếu thiếu các dịch vụ này thì không thể gọi 5 là một ngân hàng như: mua bán ngoại tệ; nhận tiền gửi và thanh toán hộ; cho vay; bảo lãnh và cho thuê mua tài chính. Hiện nay các ngân hàng mở rộng về phạm vi cung cấp dịch vụ như: tư vấn tài chính; cho vay tiêu dùng; môi giới chứng khoán; bán các dịch vụ bảo hiểm… Tiền gửi tiết kiệm là một trong những hoạt động dịch vụ ngân hàng và là một trong những hình thức huy động vốn của các tổ chức, cá nhân; chiếm tỷ lệ lớn trong tổng nguồn vốn huy động của mỗi tổ chức tín dụng. Việc huy động vốn bằng nhận tiền gửi là hình thức huy động vốn đặc trưng riêng có của các tổ chức tín dụng và các tổ chức khác được phép hoạt động ngân hàng. Về bản chất pháp lý của nhận tiền gửi: nhận tiền gửi là quan hệ vay vốn của TCTD với khách hàng trên cơ sở thỏa thuận tiền gửi và lãi tiền gửi. Về hình thức: nhận tiền gửi được thể hiện dưới dạng sổ tiết kiệm, chứng chỉ tiền gửi, hợp đồng tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu và các hình thức nhận tiền khác theo thỏa thuận. 2.1.3. Dịch vụ gửi tiết kiệm tại ngân hàng 2.1.3.1. Tiền gửi tiết kiệm Theo khoản 13 Điều 4 Luật TCTD 2010: “Nhận tiền gửi là hoạt động nhận tiền của tổ chức, cá nhân dưới hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm, phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu và các hình thức nhận tiền gửi khác theo nguyên tắc có hoàn trả đầy đủ tiền gốc, lãi cho người gửi tiền theo thỏa thuận.” Tiền gửi tiết kiệm là khoản tiển gửi cá nhân gửi vào tài khoản tiền gửi tiết kiệm, được xác nhận trên thẻ tiết kiệm, được hưởng lãi theo quy định của tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm và được bảo hiểm theo quy định về pháp luật của bảo hiểm tiền gửi (Điều 6 Quyết định 1160/2004 NHNN). Từ các quy định trên cho thấy tiền gửi tiết kiệm là hình thức đầu tư trong hiện tại để sinh lời cho tương lai đồng thời được an toàn vì tất cả các loại tiền gửi đều được bảo hiểm theo quy định. 2.1.3.2. Các loại tiền gửi tiết kiệm - Tiền gửi thanh toán: Tiền gửi thanh toán (TGTT) là loại hình tiền gửi không kỳ hạn được sử dụng với mục đích chủ yếu là thực hiện các giao dịch thanh toán qua ngân hàng bằng các phương tiện thanh toán như: séc lĩnh tiền mặt, ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu, chuyển tiền điện tử...nhằm đáp ứng nhu cầu thanh toán nhanh nhất của quý khách. Ngoài ra, đối với khách hàng là các tổ chức có thể sử dụng kèm dịch vụ thấu chi trên tài khoản tiền gửi thanh toán. Loại hình tiền gửi này có duy trì số dư bắt buộc trong tài khoản và lãi suất thì tương đương với lãi suất tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn. Khách hàng sử dụng loại hình này chủ yếu là tính năng tiện ích trong thanh toán chứ không chú trọng đến lãi suất, về phía ngân hàng mở rộng nguồn thu từ dịch vụ thanh toán. 6 - Tiền gửi có kỳ hạn: Là loại tiền gửi mà người gửi tiền chỉ có thể rút ra sau một thời gian nhất định theo kỳ hạn đã được thỏa thuận khi gửi tiền. Đối tượng sử dụng loại hình dịch vụ này thường là các doanh nghiệp, cơ quan, công ty, các tổ chức có lượng tiền dư nhàn rỗi trong một khoảng thời gian nhất định, mà chưa có nhu cầu sử dụng đến. Nếu để tại quỹ của đơn vị thì nguồn tiền này sẽ không sinh lời, do đó cơ quan, xí nghiệp này sẽ làm một hợp đồng tiền gửi (không phải sổ tiết kiệm) với ngân hàng trong khoảng thời gian nhất định (có kỳ hạn) có thể là một tuần, hai tuần, hoặc một hay hai tháng…Tùy vào kỳ hạn mà chủ doanh nghiệp chọn để có mức lãi suất tương ứng, số tiền gửi sẽ hưởng lãi suất tương ứng với kỳ hạn đó. - Tiết kiệm không kỳ hạn: Là tiền gửi khách hàng có thể gửi và rút ra bất cứ lúc nào vào bất kỳ ngày làm việc nào mà không cần báo trước cho tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm. Do không cần báo trước nên ngân hàng phải duy trì lượng thanh khoản theo nhất định, lãi suất của hình thức này rất thấp. Loại hình tiền gửi này mang tính chất là tiền gửi tiết kiệm không mang tính chất thanh toán, ngân hàng sẽ cấp cho khách hàng một cuốn sổ xuất trình mỗi khi giao dịch. - Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn: Đây là loại hình tiết kiệm quen thuộc và phổ biến ở nước ta. Đối tượng sử dụng dịch vụ này thông thường các khách hàng cá nhân. Khi gửi tiết kiệm một số tiền vào một khoảng thời gian nhất định, khách hàng được hưởng lãi suất tương ứng với kỳ hạn đó, ngân hàng sẽ phát hành cho bạn sổ tiết kiệm tương ứng số tiền, kỳ hạn và lãi suất…Thông thường, lãi suất tiền gửi có kỳ hạn thông thường sẽ cao hơn so với lãi suất tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn. Vậy điểm khác nhau ở đây là đối tượng sử dụng hai loại hình này và lãi suất của hai loại hình này, giống nhau ở bản chất cả hai trường hợp đều là dịch vụ tiền gửi tại ngân hàng. Tiền lãi thông thường được trả cuối kỳ khi đáo hạn sổ tiết kiệm. Tuy nhiên, nhiều ngân hàng có hình thức tiết kiệm trả lãi theo tháng, quý hoặc theo năm có nghĩa là cứ mỗi tháng, quý hoặc năm, khách hàng có thể đến nhận tiền lãi cho tháng, quý hoặc năm đó và tiền gốc vẫn gửi lại ngân hàng cho đến khi đáo hạn. Số tiền gốc gửi tiết kiệm cũng sẽ được trả khi đến ngày đáo hạn sổ. Đến ngày này, nếu bạn không đến rút tiền gốc, thì số tiền này sẽ tự động cộng lãi và quay vòng sang kỳ hạn mới với mức lãi suất áp dụng cho kỳ hạn tại thời điểm hiện tại. Nếu gặp trường hợp cần gấp tiền, khách hàng cũng có thể rút trước hạn. Trong trường hợp này, sẽ chỉ được tính lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cho thời gian thực gửi. Ngoài ra, một số ngân hàng còn cung cấp sản phẩm tiết kiệm rút gốc linh hoạt, tạo điều kiện cho khách hàng có thể rút số tiền gốc thành nhiều lần phù hợp với nhu cầu phát sinh của mình. 2.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến dịch vụ tiền gửi tiết kiệm của ngân hàng Nhu cầu về vốn của các NHTM là rất lớn và việc tạo lập vốn cho Ngân hàng là 7 một vấn đề quan trọng hàng đầu trong hoạt động kinh doanh của các NHTM. Để tạo lập và duy trì được khối lượng vốn với qui mô lớn và có tính ổn định cao thì Ngân hàng phải có chiến lược khai thác vốn hợp lý trên cơ sở tận dụng tối đa những nhân tố tích cực và hạn chế những nhân tố tiêu cực ảnh hưởng tới công tác huy động vốn của Ngân hàng. Cụ thể trong công tác huy động vốn của các NHTM chịu ảnh hưởng của các nhân tố sau: Lãi suất huy động: Đây là một chính sách quan trọng của NHTM, nó đòi hỏi phải các nhà quản trị phải có sự linh hoạt, vừa hấp dẫn người gửi, đồng thời phải đảm bảo hiệu quả kinh doanh cho ngân hàng. Nếu ngân hàng phải trả mức lãi suất cao để thu hút khách hàng gửi tiền sẽ làm tăng chi phí giảm lợi nhuận của ngân hàng. Thông thường, quy mô của tiền gửi vào ngân hàng biến động tỷ lệ thuận đặc biệt thì quy luật này bị phá vỡ. Chẳng hạn khi lãi suất huy động giảm nhưng người gửi vẫn thu được một khoản lợi tức sau khi đã trừ đi tỷ lệ trượt giá thì vốn huy động của ngân hàng vẫn có thể tăng lên. Như vậy có thể nói lãi suất huy động có ảnh hưởng lớn đến quy mô tiền gửi vào NHTM, đặc biệt là tiền gửi tiết kiệm. Vì người dân thường quan tâm đến lãi suất tiết kiệm để so sánh nó với tỷ lệ trượt giá của đồng tiền và khả năng sinh lời của các hình thức đầu tư khác như cổ phiếu, trái phiếu...Từ đó khách hàng sẽ đưa ra quyết định có nên gửi tiền vào ngân hàng hay không? Gửi bao nhiêu và dưới hình thức nào?... Chính sách sản phẩm Chính sách sản phẩm là những nguyên tắc chỉ đạo, quy tắc, phương pháp, thủ tục được thiết lập gắn với việc phát triển và đổi mới sản phẩm nhằm hỗ trợ và thúc đẩy việc thực hiện các mục tiêu đã xác định. chính sách sản phẩm bao gồm toàn bộ các giải pháp định hướng cho việc phát triển sản phẩm, làm cho sản phẩm luôn thích ứng với thị trường, đáp ứng cầu thị trường trong thời kỳ chiến lược xác định. Hiện nay do sự cạnh tranh gay gắt của các NHTM với nhau đòi hỏi ngân hàng muốn đẩy mạnh huy động vốn phải có chính sách sản phẩm đa dạng, khác biệt mang tính chất tiện lợi để thu hút và giữ chân khách hàng. Chính sách khuyến mại, quảng cáo Thông thường ngoài yếu tố lãi suất huy động thì xuất phát từ thị hiếu và nhu cầu đa dạng của khách hàng. Hoạt động khuyến mãi còn nhằm mục đích quảng cáo thương hiệu sản phẩm và doanh nghiệp, giúp gia tăng thị phần trong thời gian ngắn. Khuyến mãi là hình thức khuyến khích người tiêu dùng sử dụng một sản phẩm nào đó đã có trên thị trường, đồng thời là chính sách phổ biến được các ngân hàng thường xuyên áp dụng nhằm gia tăng lượng khách hàng tiền gửi trong giai đoạn nào đó. Khi ngân hàng áp dụng chính sách khuyến mãi đồng thời quảng cáo hình ảnh của ngân hàng bằng nhiều hình thức đồng bộ giúp cho hình 8 ảnh ngân hàng dễ đi vào tâm trí khách hàng, mỗi khi có nhu cầu gửi tiết kiệm khách hàng sẽ nghĩ ngay đến ngân hàng thực hiện tốt chính sách này. Chiến lược kinh doanh của ngân hàng Chiến lược kinh doanh của tổ chức tín dụng là một chương trình hoạt động tổng thể và dài hạn nhằm tạo ra một bước phát triển nhất định để đạt được các mục tiêu dự định. Trong một ngân hàng, nghiệp vụ huy động vốn chịu tác động trực tiếp từ các hoạt động về sử dụng vốn. Mỗi ngân hàng đều có một chiến lược kinh doanh riêng theo từng thời kỳ, tuỳ thuộc vào đặc điểm hoạt động của bản thân ngân hàng và điều kiện môi trường kinh doanh. Từ đó ngân hàng có thể đưa ra chiến lược huy động vốn là thu hẹp hay mở rộng cho phù hợp với chính sách thu hẹp hay mở rộng tín dụng của ngân hàng trong thời kỳ đó. Cơ cấu nguồn vốn có thể thay đổi về tỷ lệ các khoản mục cấu thành, chi phí huy động có thể tăng hay giảm. Nếu chiến lược kinh doanh được xây dựng đúng đắn phù hợp với điều kiện bản thân ngân hàng, các nguồn vốn được khai thác tối đa và hợp lý thì công tác huy động vốn phát huy hiệu quả. Thương hiệu của ngân hàng Thương hiệu ngân hàng có thể được hiểu là thuật ngữ dùng trong hoạt động marketing, thể hiện tên giao dịch của một ngân hàng được gắn với bản sắc riêng và uy tín, hình ảnh của ngân hàng gây dấu ấn sâu đậm cho khách hàng, để khách hàng phân biệt ngân hàng này với ngân hàng khác. Đa số người gửi tiền có suy nghĩ và lựa chọn ngân hàng lớn, một số người chọn ngân hàng nhỏ vì họ cho rằng lý do chọn ngân hàng nhỏ là vì lãi suất cao hơn ngân hàng lớn (Nguyễn Thị Thái Hà, 2010). Một ngân hàng lớn sẳn có uy tín có tiếng tăm trong nhiều năm sẽ có lợi thế hơn trong việc huy động vốn. Sự tin tưởng của khách hàng sẽ giúp cho ngân hàng có khả năng ổn định khối lượng vốn huy động và tiết kiệm chi phí huy động (Bùi Hữu Long, 2013). Như vậy thương hiệu của ngân hàng là nhận thức của khách hàng về ngân hàng đó. Thương hiệu chính là điều kiện cần để các ngân hàng chiếm lĩnh thị trường và quyết định thị phần. Cơ sở vật chất kỹ thuật Ngày nay khách hàng rất chú trọng đến hình thức bên ngoài vì đó là tiêu trí đầu tiên để gây thiện cảm, lòng tin của khách hàng, qua cách nhìn tổng thể của khách hàng một ngân hàng có trụ sở khang trang, được trang bị máy móc, phần mềm hiện đại sẽ dễ dàng ấn tượng thu hút thêm nhiều khách hàng. Tùy theo năng lực tài chính, các ngân hàng thường xây dựng cơ sở vật chất khác nhau để đáp ứng yêu cầu phục vụ khách hàng. Tuổi của khách hàng: Những người lớn tuổi thường có tâm lý thận trọng, không dám mạo hiểm đầu tư hay chi tiêu thoải mái như những người trẻ tuổi 9 (Phạm Kế Anh, 2012). Tuổi của khách hàng càng cao thì cho cho thấy họ có xu hướng tiết kiệm nhiều hơn có thể là để dự phòng lúc tuổi già và để ổn định cuộc sống. Ngược lại những người trẻ tuổi thường có khuynh hướng tiêu dùng nhiều hơn tiết kiệm, do đó những người lớn tuổi là một trong những khách hàng tiềm năng của ngân hàng. Giới tính của khách hàng: Sự khác biệt giữa nam và nữ không chỉ ở đặc điểm sinh học và cấu tạo cơ thể mà còn khác biệt ở những đặc điểm xã hội như cách ứng xử, hành vi, các vai trò trong xã hội. Ở nước ta phụ nữ thường quán xuyến gia đình, giữ tiền và chi tiêu mọi thứ, nên phụ nữ có xu hướng tiết kiệm nhiều hơn. Đây là đối tượng khách hàng mà ngân hàng đặt mục tiêu nghiên cứu các sản phẩm phù hợp nhằm tăng nguồn vốn huy động. Thu nhập của khách hàng: Các NHTM ngày nay thường xây dựng chiến lược dựa vào yếu tố thu nhập của khách hàng. Khách hàng có thu nhập càng cao thì khả năng tiết kiệm được cũng nhiều hơn những người có thu nhập thấp (Kennington và cộng sự, 1996). Thực tế cho thấy những người có thu nhập cao thì có số vốn dư ra họ sẽ tích lũy tiết kiệm và thu nhập càng nhiều thì số tiền tiết kiệm ổn định hơn, họ ít phá vỡ hợp đồng tiết kiệm như đã ký kết với ngân hàng, từ đó ngân hàng sẽ huy động được nguồn vốn ổn định, không phải tốn chi phí để dự phòng nguồn vốn dự trù khả năng chi trả cho những khoản tiền gửi không ổn định. Số người có thu nhập trong hộ gia đình: Cũng giống như yếu tố thu nhập của cá nhân, số người trong gia đình có thu nhập càng nhiều thì khả năng tiết kiệm càng cao, họ sẽ tích lũy tiền để chăm lo cho gia đình, nên họ cũng có nhiều khả năng gửi tiền nhiều hơn (Nguyễn Quốc Nghi, 2011). Hoạt động huy động vốn ngày nay rất đa dạng và cạnh tranh. Đồng thời có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến hành vi, quyết định của khách hàng, các nhà quản trị phải nghiên cứu nhiều góc độ, nhiều yếu tố khác nhau để đưa ra biện pháp và chính sách hợp lý để nâng cao nguồn vốn huy động. 2.2. Lý thuyết hành vi mua hàng 2.2.1. Khái niệm hành vi mua hàng Theo Hiệp hội marketing Hoa Kỳ: “Hành vi mua hàng chính là sự tác động qua lại giữa các yếu tố kích thích môi trường với nhận thức và hành vi của con người qua sự tương tác đó, con nguời thay đổi cuộc sống của họ”. Hay nói cách khác hành vi khách hàng bao gồm những suy nghĩ và cảm nhận của con người có được và những hành động mà họ có được trong quá trình tiêu dùng. Những ý kiến như ý kiến từ người tiêu dùng khác, quảng cáo, thông tin về giá cả, bao bì, bề ngoài sản phẩm đều có thể tác động đến cảm nhận, suy nghĩ và hành vi của khách hàng. Theo Philip Kotler cho rằng hành vi mua hàng của khách hàng là cả một quá 10 trình để đi đến quyết định mua hàng và quá trình này bị tác động bởi nhiều yếu tố, quá trình quyết định mua hàng sẽ bao gồm 5 bước như sau: Ý thức nhu cầu, tìm kiếm thông tin, đánh giá các phương án, quyết định mua, hành vi hậu mãi. Hành vi người tiêu dùng là những dấu hiệu bộc lộ trong quá trình tìm kiếm, mua sắm, sử dụng, đánh giá và chi tiêu cho hàng hóa dịch vụ để thỏa mãn nhu cầu của mình. Hành vi mua sắm bị tác động bởi diễn biến tâm lý bên trong như chế tâm lý, quy luật, nhu cầu..ví dụ như một người đến ngân hàng sẽ xác định mình vào ngân hàng để làm gì? Mang theo bao nhiêu tiền là đủ? Sẽ chon ngân hàng nào, khi vào ngân hàng sẽ chọn hình thức hoặc kỳ hạn nào? Đồng thời hành vi của khách hàng cũng bị tác động bởi yếu tố bên ngoài như người thân, môi trường, uy tín của ngân hàng, chất lượng phục vụ, sản phẩm đa dạng...sẽ tác động củng cố hành vi của người tiêu dùng, họ sẽ lựa chọn ngân hàng và nếu được thỏa mãn hành vi họ sẽ tiếp tục quay lại giao dịch với ngân hàng. 2.2.2. Mô hình hành động hợp lý và mô hình hành vi dự định Mô hình hành động hợp lý (Theory of Reasoned Action – TRA của Ajzen & Fishbein 1975) Niềm tin đối với các thuộc tính của sản phẩm Thái độ Đo lường niềm tin đối với các thuộc tính của sản phẩm Niềm tin đối với người ảnh hưởng sẽ nghĩ rằng tôi nên hay không nên sử dụng sản phẩm Ý định hành vi Hành vi thực sự Chuẩn mực chủ quan Sự thúc đẩy theo ý muốn của người ảnh hưởng Nguồn: Fishbein và Ajzen, 1975 Sơ đồ 1: Mô hình hành động hợp lý Trong mô hình hành động hợp lý thì niềm tin của mỗi cá nhân người tiêu dùng về sản phẩm hay thương hiệu sẽ ảnh hưởng đến thái độ hướng tới hành vi, và thái độ hướng tới hành vi sẽ ảnh hưởng đến xu hướng mua chứ không trực tiếp ảnh hưởng đến hành vi mua. Do đó thái độ sẽ giải thích được lý do dẫn đến xu hướng mua sắm của người tiêu dùng, còn xu hướng là yếu tố tốt nhất để giải thích xu hướng hành vi của người tiêu dùng. Mô hình TRA giống như mô hình thái độ ba thành phần nhưng mô hình này 11 phối hợp 3 thành phần : nhận thức, cảm xúc và thành phần xu hướng được sắp xếp theo thứ tự khác với mô hình thái độ ba thành phần. Phương cách đo lường thái độ trong mô hình TRA cũng giống như mô hình thái độ đa thuộc tính. Tuy nhiên mô hình TRA giải thích chi tiết hơn mô hình đa thuộc tính vì thêm thành phần chuẩn chủ quan. 2.2.3. Mô hình hành vi dự định (Theory of Planed Behavior -TPB) của Icek Ajzen Thuyết hành vi dự định (TPB) (Ajzen, 1991), được phát triển từ lý thuyết hành động hợp lý (TRA; Ajzen & Fishbein, 1975), giả định rằng một hành vi có thể được dự báo hoặc giải thích bởi các xu hướng hành vi để thực hiện hành vi đó. Các xu hướng hành vi được giả sử bao gồm các nhân tố động cơ mà ảnh hưởng đến hành vi, và được định nghĩa như là mức độ nổ lực mà mọi người cố gắng để thực hiện hành vi đó (Ajzen, 1991). Niềm tin về hành vi và đánh giá kết quả Thái độ Bảng quy phạm niềm tin và động lực để thực hiện Chuẩn mực chủ quan Kiểm soát niềm tin và tạo điều kiện thuận lợi cho nhận thức Nhận thức kiểm soát hành vi Ý định hành vi Hành vi thực sự Sơ đồ 2: Mô hình hành vi dự định Nguồn: Ajzen,1991 Xu hướng hành vi lại là một hàm của ba nhân tố. Thứ nhất, các thái độ được khái niệm như là đánh giá tích cực hay tiêu cực về hành vi thực hiện. Nhân tố thứ hai là ảnh hưởng xã hội mà đề cập đến sức ép xã hội được cảm nhận để thực hiện hay không thực hiện hành vi đó. Cuối cùng, thuyết hành vi dự định TPB (Theory of Planned Behaviour) được Ajzen xây dựng bằng cách bổ sung thêm yếu tố kiểm soát hành vi cảm nhận vào mô hình TRA. Thành phần kiểm soát hành vi cảm nhận phản ánh việc dễ dàng hay khó khăn khi thực hiện hành vi; điều này phụ thuộc vào sự sẵn có của các nguồn lực và các cơ hội để thực hiện hành vi. Ajzen đề nghị rằng nhân tố kiểm soát hành vi tác động trực tiếp đến xu hướng thực hiện hành vi, và nếu đương sự chính xác trong cảm nhận về mức độ kiểm 12 soát của mình, thì kiểm soát hành vi còn dự báo cả hành vi. 2.3. Phương pháp nghiên cứu 2.3.1. Quy trình nghiên cứu Từ mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu nên tôi xác định được đối tượng nghiên cứu là những khách hàng cá nhân trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng. Dùng các mô hình để xử lý số liệu và phân tích các số liệu đã được xử lý. Từ những kết quả đó kết luận và kiến nghị sẽ được đưa ra. Phân tích các tài liệu thứ cấp có liên quan đến thực trạng gửi tiền Hệ thống cơ sở lý thuyết về tiền gửi tiết kiệm Những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền Thiết kế bảng câu hỏi để phỏng vấn Thu thập số liệu Nhập liệu và xử lý số liệu Phân tích số liệu Đề xuất giải pháp và kết luận Nguồn: Tổng hợp từ tác giả Sơ đồ 3: Quy trình thực hiện nghiên cứu 2.3.2. Phương pháp thu thập số liệu Để kiểm định các giả thuyết trên, đề tài này sử dụng số liệu thứ cấp và sơ cấp. * Số liệu thứ cấp: Được thu thập từ Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Sóc Trăng, báo cáo phát triển kinh tế v.v, các bài viết đăng tải trên các báo và tạp chí, các công trình nghiên cứu, Nghị quyết của các cuộc hội thảo có liên quan đến nội dung nghiên cứu. * Số liệu sơ cấp: Được thu thập thông qua điều tra trực tiếp các cá nhân thông qua bảng câu hỏi được thiết kế sẵn, đối tượng phỏng vấn là những khách 13 hàng cá nhân trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng. Mô tả quy trình thu thập số liệu sơ cấp theo các bước sau: Khái quát những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền vào Ngân hàng Vietcombank chi nhánh Sóc Trăng. Tác giả tiến hành khảo sát các khách hàng cá nhân, kết quả khảo sát thu được 400 phiếu phù hợp: trong đó 290 phiếu khách hàng có gửi tiền vào Ngân hàng Vietcombank Sóc Trăng và 110 phiếu khách hàng có dự định gửi tiền để phân tích số liệu cho đề tài nghiên cứu. 2.3.3. Phương pháp phân tích số liệu Mục tiêu 1: Sử dụng phương pháp thống kê mô tả với các chỉ tiêu như: tần suất, tỷ lệ, số trung bình, v.v để mô tả tổng quan về vấn đề gửi tiền tiết kiệm của khách hàng cá nhân tại Vietcombank Sóc Trăng. Ngoài ra còn sử dụng phương pháp so sánh đối chiếu số liệu để thấy được tình hình hoạt động của Vietcombank Sóc Trăng thực hiện qua các năm. Mục tiêu 2: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới quyết định gửi tiền vào của khách hàng cá nhân vào ngân hàng Vietcombank Sóc Trăng. * Biến phụ thuộc (Y): là lượng tiền gửi mà khách hàng quyết định gửi tiền tiết kiệm vào ngân hàng Vietcombank Sóc Trăng. * Các biến độc lập: - Ảnh hưởng của người thân (X1): là số người đang làm việc tại ngân hàng, yếu tố này cũng rất quan trọng thể hiện sự tin tưởng vào người thân trong gia đình đang làm việc tại ngân hàng. Vì vậy, dấu kỳ vọng của β1 là dấu dương. Giá trị của biến này thay đổi từ 0 đến 4. - Khoảng cách từ nhà đến địa điểm giao dịch của ngân hàng (X 2): được đo bằng số km từ nhà ở hoặc nơi kinh doanh của khách hàng đến địa điểm giao dịch của ngân hàng. Trong thời đại ngày nay với tốc độ quay cuồng của cuộc sống hiện đại thì sự tiện lợi đặt lên hàng đầu, khách hàng sẽ chọn những ngân hàng nào gần nơi ở hoặc nơi mua bán. Do đó, dấu của β2 được kỳ vọng là dấu âm. Giá trị của biến này thay đổi từ 1 đến 34. - Chất lượng phục vụ của nhân viên ngân hàng (X3): Giao dịch viên hàng ngày tiếp xúc với khách hàng, đại diện cho hình ảnh của ngân hàng, sự không hài lòng của khách hàng sẽ ảnh hưởng đến khả năng huy động vốn. Vì vậy, dấu kỳ vọng của β3 là dấu dương. Biến này được đo lường bởi biến giả, nhận giá trị là 1 nếu khách hàng cảm nhận ngân hàng phục vụ tốt và ngược lại nhận giá trị 0. Các biến kiểm soát: Bên cạnh các yếu tố trên còn có các yếu tố xem xét trong mô hình nghiên cứu như sau: 14 Sự hấp dẫn của lãi suất tiền gửi (X4) Lãi suất là yếu tố quan trọng nhất để người dân chọn ngân hàng gửi tiền. Đối với số tiền nhỏ thì khách hàng sẽ không so sánh lãi suất, nhưng số tiền lớn thì sẽ có sự so sánh lãi suất giữa các ngân hàng. Do đó, dấu của β4 được kỳ vọng là dấu dương, trong mô hình là biến giả, nhận giá trị là 1 nếu lãi suất hấp dẫn và nhận giá trị 0 nếu ngược lại. Thời gian giao dịch (X5) được đo lường bằng số phút kể từ khi khách hàng thực hiện giao dịch và tùy lượng tiền giao dịch mà số phút tăng hay giảm. Nhưng nếu thời gian giao dịch càng lâu khách hàng không hài lòng ngân hàng sẽ mất khách hàng, khả năng huy động giảm. Do đó, dấu của β5 được kỳ vọng là dấu âm. Giá trị của biến này thay đổi từ 5 đến 20. Tuổi của khách hàng (X6) được tính bằng số năm đến thời điểm phỏng vấn. Tuổi của khách hàng càng cao thì cho thấy họ có xu hướng tiết kiệm nhiều hơn có thể vì mục đích sinh lãi, dự phòng, ổn định cuộc sống. Ngược lại, những người trẻ tuổi thì có xu hướng tiêu dùng nhiều hơn tiết kiệm. Do đó, dấu của β 6 được kỳ vọng là dấu dương. Giá trị của biến này thay đổi từ 18 đến 68. Giới tính của khách hàng (X7) Ở Việt Nam thì người phụ nữ thường được xem như thủ quỷ trong gia đình, quản lý và phân phối thu nhập. Do đó, dấu của β7 được kỳ vọng là dấu âm. Biến này là biến giả, nhận giá trị là 1 nếu là nam và nhận giá trị 0 nếu là nữ. Tổng thu nhập của cá nhân (X8) được đo lường bằng triệu đồng/tháng, những người có thu nhập cao thì họ thường có quyết định gửi tiết kiệm vào ngân hàng càng nhiều. Vì vậy, dấu kỳ vọng của β8 là dấu dương. Giá trị của biến này thay đổi từ 4 đến 50. Tổng chi tiêu hàng tháng của hộ (X9) được đo lường bằng triệu đồng/tháng, số tiền chi tiêu càng lớn thì gửi tiền tiết kiệm vào ngân hàng càng ít. Do vậy, dấu kỳ vọng của β9 là dấu âm. Giá trị của biến này thay đổi từ 3 đến 22. Số thành viên có thu nhập trong hộ (X10) được đo lường bằng số người, số người tạo ra thu nhập trong hộ càng nhiều thì thu nhập sẽ càng cao và lượng tiền gửi cũng sẽ tăng. Do đó, dấu của β10 được kỳ vọng là dấu dương. Giá trị của biến này thay đổi từ 1 đến 5. Số người phụ thuộc trong hộ (X11) được đo lường bằng số người. Là những thành viên ngoài độ tuổi lao động 60 tuổi và người dưới 15 tuổi. Số người phụ thuộc trong hộ càng nhiều lượng tiền gửi vào ngân hàng sẽ thấp. Do đó, dấu của β11 được kỳ vọng là dấu âm. Giá trị của biến này thay đổi từ 0 đến 5. Niềm tin của khách hàng vào ngân hàng (X12) Đây là yếu tố cũng rất quan trọng, một khi đã tin tưởng gửi tiền thì sẽ trung thành là khách hàng thường xuyên gắn bó lâu dài trở thành khách hàng truyền thống. Biến này được kỳ vọng hệ số β12 mang giá trị dương. Trong mô hình là biến giả, biến có giá trị là 1 nếu 15 khách hàng tin tưởng và nhận giá trị 0 nếu ngược lại. Ký hiệu biến X1 X2 Tên biến X3 X4 Lãi suất tiền gửi X5 X6 Thời gian giao dịch Tuổi của khách hàng X7 Giới tính của khách hàng X9 X10 X11 X12 Dấu kỳ vọng Số người + Km - Ảnh hưởng của ngời thân đang làm việc tại ngân hàng Khoảng cách từ nhà đến ngân hàng Chất lượng phục vụ của nhân viên ngân hàng X8 Đo lường biến Tổng thu nhập hàng tháng của cá nhân Tổng chi phí sinh hoạt Số thành viên có thu nhập Số người phụ thuộc trong hộ Niềm tin của khách hàng vào ngân hàng Biến giả với 2 giá trị: Tốt =1 Chưa tốt =0 Biến giả với 2 giá trị: Hấp dẫn = 1 Không hấp dẫn = 0 Phút Năm Biến giả với 2 giá trị: Nam = 1 Nữ = 0 + + + - Triệu đồng/tháng + Triệu đồng/tháng Số người Số người Biến giả với 2 giá trị: Tin tưởng = 1 Không tin tưởng = 0 + + Nguồn: Tổng hợp từ tác giả Bảng 2.1. Tóm tắt các biến và dấu kỳ vọng * Phương pháp ước lượng Khi ước lượng quyết định gửi tiền vào ngân hàng thì có hai tiêu chí: khả năng gửi tiền tiết kiệm và lượng tiền gửi của khách hàng vào ngân hàng. Để đánh giá khả năng gửi tiền tiết kiệm của khách hàng đề tài sử dụng phương pháp thống kê mô tả để mô tả các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền vào ngân hàng của khách hàng trên địa bàn nghiên cứu. Sử dụng phương pháp hồi quy Tobit để ước lượng lượng tiền gửi của khách hàng cá nhân gửi vào ngân hàng. Mô hình nghiên cứu có dạng tổng quát như sau: Yi = β0 + βiXi + ε 16 Trong đó: Y là biến phụ thuộc, βi là hệ số hồi quy i 1, n ), Xi là các biến độc lập, ε là sai số của mô hình. Từ mô hình hồi qui tổng quát trên và các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền vào Ngân hàng Vietcombank Sóc Trăng của khách hàng cá nhân, ta xây dựng mô hình hồi qui như sau: Y = β0 + β1X1 + β2X2 + β3X3 + β4X4 + β5X5 + β6X6 + β7X7 + β8X8 + β9X9 + β10X10 + β11X11 + β12X12 + ε Với Y là biến phụ thuộc thể hiện lượng tiền gửi mà khách hàng quyết định gửi tiền tiết kiệm vào các ngân hàng thương mại trên địa bàn nghiên cứu, β1->12 là hệ số ước lượng cho biết mức độ quan trọng của các nhân tố ảnh hưởng đến lượng tiền gửi vào ngân hàng của khách hàng, X1->3 là giá trị của biến độc lập, X4>12 lần lượt là giá trị của các yếu tố kiểm soát, ε là sai số của mô hình. Mục tiêu 3: Thông qua kết quả phân tích, kết quả chạy mô hình đề xuất giải pháp, kiến nghị phù hợp nhằm nâng cao nguồn vốn huy động của Vietcombank Sóc Trăng. 17 CHƯƠNG 3 TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH SÓC TRĂNG 3.1. Sơ lược về Vietcombank Việt Nam Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam trước đây, nay là Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) được thành lập và chính thức đi vào hoạt động ngày 01/4/1963 với tổ chức tiền thân là Cục Ngoại hối (trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam). Là ngân hàng thương mại Nhà nước đầu tiên được Chính phủ lựa chọn thực hiện thí điểm cổ phần hoá, Vietcombank chính thức hoạt động với tư cách là một ngân hàng thương mại cổ phần vào ngày 02/6/2008 sau khi thực hiện thành công kế hoạch cổ phần hóa thông qua việc phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng. Ngày 30/6/2009, cổ phiếu Vietcombank (mã chứng khoán VCB) chính thức được niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM Trải qua hơn 50 năm xây dựng và trưởng thành, Vietcombank đã có những đóng góp quan trọng cho sự ổn định và phát triển của kinh tế đất nước, phát huy tốt vai trò của một ngân hàng đối ngoại chủ lực, phục vụ hiệu quả cho phát triển kinh tế trong nước, đồng thời tạo những ảnh hưởng quan trọng đối với cộng đồng tài chính khu vực và toàn cầu. Từ một ngân hàng chuyên doanh phục vụ kinh tế đối ngoại, Vietcombank ngày nay đã trở thành một ngân hàng đa năng, hoạt động đa lĩnh vực, cung cấp cho khách hàng đầy đủ các dịch vụ tài chính hàng đầu trong lĩnh vực thương mại quốc tế; trong các hoạt động truyền thống như kinh doanh vốn, huy động vốn, tín dụng, tài trợ dự án…cũng như mảng dịch vụ ngân hàng hiện đại: kinh doanh ngoại tệ và các công vụ phái sinh, dịch vụ thẻ, ngân hàng điện tử… Sở hữu hạ tầng kỹ thuật ngân hàng hiện đại, Vietcombank có nhiều lợi thế trong việc ứng dụng công nghệ tiên tiến vào xử lý tự động các dịch vụ ngân hàng, phát triển các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng điện tử dựa trên nền tảng công nghệ cao. Không gian giao dịch công nghệ số (Digital lab) cùng các dịch vụ: VCB Internet Banking, VCB Money, SMS Banking, Phone Banking,…đã, đang và sẽ tiếp tục thu hút đông đảo khách hàng bằng sự tiện lợi, nhanh chóng, an toàn, hiệu quả, tạo thói quen thanh toán không dùng tiền mặt cho đông đảo khách hàng. Sau hơn nửa thế kỷ hoạt động trên thị trường, Vietcombank hiện là một trong những ngân hàng thương mại lớn nhất Việt Nam với trên 14.000 cán bộ nhân viên, hơn 460 Chi nhánh/Phòng Giao dịch/Văn phòng đại diện/Đơn vị thành viên trong và ngoài nước, gồm Trụ sở chính tại Hà Nội, 96 chi nhánh và 368 phòng giao dịch trên toàn quốc, 2 công ty con tại Việt Nam, 1 văn phòng đại diện và 2 18 công ty con tại nước ngoài, 5 công ty liên doanh, liên kết. Bên cạnh đó, Vietcombank còn phát triển một hệ thống Autobank với hơn 2.300 máy ATM và trên 69.000 điểm chấp nhận thanh toán thẻ (POS) trên toàn quốc. Hoạt động ngân hàng còn được hỗ trợ bởi mạng lưới hơn 1.856 ngân hàng đại lý tại 176 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Với bề dày hoạt động và đội ngũ cán bộ có năng lực, nhạy bén với môi trường kinh doanh hiện đại, mang tính hội nhập cao…Vietcombank luôn là sự lựa chọn hàng đầu của các tập đoàn, các doanh nghiệp lớn và của đông đảo khách hàng cá nhân. Luôn hướng đến các chuẩn mực quốc tế trong hoạt động, Vietcombank liên tục được các tổ chức uy tín trên thế giới bình chọn là “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam”. Vietcombank cũng là ngân hàng đầu tiên và duy nhất của Việt Nam có mặt trong Top 500 Ngân hàng hàng đầu Thế giới theo kết quả bình chọn do Tạp chí The Banker công bố. Bằng trí tuệ và tâm huyết, các thế hệ cán bộ nhân viên Vietcombank đã, đang và sẽ luôn nỗ lực để xây dựng Vietcombank phát triển ngày một bền vững, với mục tiêu đến năm 2020 đưa Vietcombank trở thành Ngân hàng số 1 tại Việt Nam, 1 trong 300 tập đoàn ngân hàng tài chính lớn nhất thế giới và được quản trị theo các thông lệ quốc tế tốt nhất. 3.2. Tổng quan về Vietcombank chi nhánh Sóc Trăng Hình 3.1: Logo chung của Hệ thống Vietcombank Vietcombank Sóc Trăng không có logo riêng của Chi nhánh, chỉ có logo chung của ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam. Tên tiếng Việt: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam. Tên tiếng Anh: Joint Stock Commercial Bank for Foreign Trade of Vietnam. Số đăng ký kinh doanh: 5913000017 Địa chỉ trụ sở chính: Số 3 đường Trần Hưng Đạo, khóm 6, phường 3, thành phố Sóc Trăng. Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Sóc Trăng là một trong hơn 90 chi nhánh của hệ thống Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, có tên giao dịch là Vietcombank Sóc Trăng chính thức đi vào hoạt động ngày 28 tháng 11 năm 2006 theo quyết định số 854/QĐ NHNT TCCB- ĐT của Hội đồng quản trị Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam. 19 Tiền thân của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Sóc Trăng là phòng giao dịch Sóc Trăng trực thuộc chi nhánh ngân hàng TMCP Ngoại thương Cần Thơ, được thành lập vào tháng 10 năm 1990. Thời điểm ban đầu, với đội ngũ nhân viên 10 người, Phòng giao dịch Sóc Trăng chỉ thực hiện một số chức năng cơ bản như: huy động tiền gửi tiết kiệm trong dân cư, mở tài khoản tiền gởi thanh toán cho cá nhân và tổ chức, thực hiện các giao dịch thông qua tài khoản tiền gởi thanh toán, cấp phát tín dụng cá nhân và thực hiện các ủy quyền của chi nhánh chủ quản. Sau nhiều năm hoạt động, Vietcombank Sóc Trăng đã có được lượng lớn khách hàng có mối quan hệ thường xuyên với ngân hàng như các doanh nghiệp xuất nhập khẩu thủy hải sản lớn trong tỉnh. Tháng 10 năm 2001 Phòng giao dịch Sóc Trăng được nâng cấp lên chi nhánh Cấp II với tên gọi Ngân hàng Ngoại thương Cần Thơ - Chi nhánh Cấp II Sóc Trăng. Từ đó chi nhánh được thực hiện thêm các nghiệp vụ cấp phát tín dụng, bảo lãnh cho khách hàng doanh nghiệp. Khi các dịch vụ phát triển, chi nhánh cấp II Sóc Trăng là đơn vị tiên phong trong việc phát hành thẻ ghi nợ nội địa, thẻ tín dụng…đem đến những dịch vụ ngân hàng hiện đại cho khách hàng tại Sóc Trăng. Sau 05 năm hoạt động, với những thành tựu đạt được thì Hội đồng quản trị Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam và Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam- Chi nhánh Sóc Trăng đã thống nhất nâng cấp cho chi nhánh cấp II Sóc Trăng thành chi nhánh cấp I hoạt động độc lập từ tháng 12 năm 2006. 3.2.1. Cơ sở hạ tầng và mạng lưới hoạt động Tính đến hết ngày 31/12/2015, Vietcombank Sóc Trăng gồm 1 trụ sở chính và 3 phòng giao dịch được trang bị công nghệ tiên tiến vào xử lý tự động các dịch vụ ngân hàng, phát triển các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng điện tử dựa trên nền tảng công nghệ cao. Địa bàn hoạt động của ngân hàng gồm: 1 Thành phố, 1 thị xã và bảy huyện: Thành phố Sóc Trăng. Thị xã Vĩnh châu huyện Vĩnh Châu, huyện Trần Đề, Long phú, Mỹ Tú, Mỹ Xuyên, Thạnh Trị, Ngã Năm và Cù Lao Dung. Vị trí trụ sở chính nằm ngay trung tâm thành phố Sóc Trăng, có lượng khách hàng đông, không gian rộng, thuận tiện cho khách hàng đến giao dịch. Các dịch vụ: VCB Internet Banking, VCB Money, SMS Banking, Phone Banking,…đã, đang và sẽ tiếp tục thu hút đông đảo khách hàng bằng sự tiện lợi, nhanh chóng, an toàn, hiệu quả, tạo thói quen thanh toán không dùng tiền mặt cho đông đảo khách hàng 3.2.2. Nhân sự Tính đến hết ngày 31/12/2015, Vietcombank Sóc Trăng tổng cộng 81 nhân viên, hầu hết đều có trình độ đại học và trên đại học, được thường xuyên đào tạo nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ thông qua các buổi do trung tâm đào tạo của Vietcombank tổ chức, đảm bảo có đủ năng lực, nhạy bén với môi trường kinh 20 doanh hiện đại, mang tính hội nhập cao…. Với 10 năm hoạt động trên địa bàn nên Vietcombank Sóc Trăng có đội ngũ cán bộ quản lý nhiều kinh nghiệm trong hoạt động chuyên môn cũng như trong quản lý nhân sự và được bố trí phù hợp, đội ngũ nhân viên mới tuyển dụng có ngoại hình, trình độ và được đào tạo thực tiễn tại Trung tâm đào tạo Vietcombank Sóc Trăng để thích nghi với môi trường làm việc tại ngân hàng, môi trường kinh doanh ngày càng biến động. 3.3. Các sản phẩm tiền gửi Vietcombank Sóc Trăng đang cung cấp Tại NHTM cổ phần Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Sóc Trăng hiểu được mong muốn của khách hàng đối với dịch vụ ngân hàng dành cho cá nhân – đó là một loạt các sản phẩm đáp ứng nhu cầu của bạn kèm theo dịch vụ thuận tiện và đáng tin cậy. Tiết kiệm Vietcombank triển khai các loại hình dịch vụ hấp dẫn sau : * Tích lũy cho con: Đây là sản phẩm được xem là gói tiết kiệm lâu dài, bền vững mang lại giá trị cho tương lai nhất. Là sản phẩm tiền gửi có kỳ hạn mà bố mẹ, ông bà, người thân có thể gửi tiết kiệm Vietcombank cho con (trẻ em dưới 18 tuổi) theo định kỳ số tiền nộp gốc định kỳ tối thiểu là 3.000.000 VNĐ, 3 tháng 1 lần với lãi suất hấp dẫn được tính theo thời gian gửi và được trả lãi vào cuối kỳ. * Tiết kiệm rút gốc toàn phần: Là sản phẩm tiết kiệm linh hoạt, sinh lợi không ngừng cho khách hàng có thể rút tiền gốc từng phần nhưng vẫn được hưởng nguyên lãi suất ban đầu. Số tiền tối thiểu bạn có thể gửi là 100.000.000 VNĐ, theo các kỳ hạn 3,6,12 tháng. * Tiền gửi trực tuyến Sản phẩm tiết kiệm Vietcombank này rất tiện lợi, nhanh chóng, an toàn bảo mật sinh lời nhanh chóng cho phép khách hàng rút, gửi tiền tiết kiệm thông qua Internet mà không cần trực tiếp đến ngân hàng, giao dịch 24/7, làm việc cả ngày nghỉ, lễ tết. Khách hàng chỉ cần truy cập vào website của ngân hàng Vietcombank để chuyển tiền từ tài khoản gửi thanh toán sang tài khoản tiền gửi trực tuyến. Điều đặc biệt của gói tiết kiệm này là được hưởng lãi suất cao, và khi rút một phần tiền gốc hay lãi thì không quy định. Số tiền gửi tối thiểu là 3.000.000 VNĐ, kỳ hạn 14 ngày, 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng. * Tích lũy kiều hối Khách hàng nhận tiền kiều hối tại ngân hàng và có nhu cầu muốn gửi lại tiền kiều hối tại ngân hàng để được hưởng ưu đãi lớn và lãi suất cao. * Tiết kiệm tự động Là hình thức tiết kiệm đối với những khách hàng có thu nhập ổn định, định kỳ trên tài khoản không kỳ hạn sang tài khoản tiết kiệm tự động có lãi suất cao. 21 Số tiền chuyển tối tiểu là 3.000.000 VNĐ, lãi suất được tính theo lãi suất hiện hành của ngân hàng Vietcombank . * Tiết kiệm lĩnh lãi định kỳ Với nhiều kỳ hạn từ 3, 6,9,12,18,24,30,36,48,60 tháng với cách tính lãi suất theo tháng, quý, số tiền gửi tối thiểu là 30.000.000 VNĐ, khách hàng có nhu cầu nhận khoản tiền lãi theo chu kỳ để chi trả các nhu cầu tiêu dùng. * Tiết kiệm trả lãi trước Tiết kiệm Vietcombank giới thiệu gói dịch vụ tiện ích giúp khách hàng chủ động trong việc chi trả nhu cầu cá nhân, có thể nhận trước tiền lãi ngay sau khi gửi tiền tiết kiệm. Với các kỳ hạn 1,3,6,12,18,24 tháng. * Tiết kiệm thường Số tiền tối thiểu ban đầu bạn có thể gửi là 500.000 VNĐ với các kỳ hạn khác nhau 7 ngày, 14 ngày, 1,2,3,6,9,12,24,36,60 tháng, khách hàng có thể chọn trả lãi cuối kỳ hoặc trước. Lợi ích của tiết kiệm thường Vietcombank là kỳ hạn gửi đa dạng, thủ tục nhanh chóng, đơn giản, lãi suất hấp dẫn, cạnh tranh, có thể dùng sổ tiết kiệm đề vay vốn, thế chấp. 22 CHƯƠNG 4 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG TIỀN GỬI TIẾT KIỆM TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG CHI NHÁNH SÓC TRĂNG 4.1. Môi trường kinh doanh tại Sóc Trăng Năm 2015 là năm cuối thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XII và là năm diễn ra đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2015 – 2020. Tình hình thế giới và khu vực có nhiều diễn biến phức tạp; kinh tế trong nước còn nhiều khó khăn, giá cả hàng hóa không ổn định, đặc biệt là các mặt hàng nông sản ảnh hưởng đến sự phát triển của tỉnh, bằng sự nỗ lực vượt qua khó khăn, phấn đấu thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu Nghị quyết năm 2015 của tỉnh Sóc Trăng đạt kết quả khá toàn diện. Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 7,53%; GRDP bình quân đầu người đạt 37,6 triệu đồng/năm; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng khu vực I, tăng tỷ trọng khu vực II và III, cụ thể như khu vực I chiếm 36,9%, giảm 0,8%; khu vực II chiếm 14,7%, tăng 0,8% và khu vực III, chiếm 48,4%, tăng 0,6%. Cùng với sự tăng trưởng của nền kinh tế - xã hội trong các năm qua, hoạt động tài chính – ngân hàng trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng cũng có sự phát triển nhanh chóng, thực hiện tốt vai trò điều hòa vốn cho nền kinh tế địa phương, góp phần thúc đẩy sự phát triển của tỉnh. Tình hình hoạt động của các tổ chức tín dụng đối ổn định. Tính đến cuối năm 2015 trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng có 31 tổ chức tín dụng đang hoạt động trên địa bàn với tốc độ tăng trưởng tín dụng 11%. 4.2. Khái quát hệ thống TCTD tỉnh Sóc Trăng Bên cạnh những đóng góp chung vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhà thì hoạt động tín dụng của các TCTD trên địa bàn tỉnh còn nhiều khó khăn do công tác quy hoạch để phát triển bền vững còn hạn chế; chuỗi liên kết trong sản xuất - chế biến - tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp còn lỏng lẽo và chưa có các kênh phân phối hiệu quả; tín dụng cho nông nghiệp nông thôn còn gặp nhiều rủi ro do thiên tai, dịch bệnh. Là tỉnh nông nghiệp, tín dụng cho nông nghiệp nông thôn ở Sóc Trăng ngoài ảnh hưởng khó khăn chung toàn vùng còn gặp hạn chế do giá cả và thị trường tiêu thụ nông sản không ổn định; vốn huy động tại chỗ mới chỉ đáp ứng gần 70% dư nợ cho vay; Tính đến hết năm 2015, trên địa bàn Tỉnh Sóc Trăng toàn tỉnh có 31 TCTD với 19 Ngân hàng, 12 Quỹ tín dụng nhân dân. 23 Bảng 4.1. Mạng lưới hoạt động của các TCTD trên địa bàn Sóc Trăng Năm Chỉ tiêu So sánh 2014/2013 Tương Tuyệt đối đối (%) 2015/2014 Tương Tuyệt đối đối (%) 2013 2014 2015 Chi nhánh Ngân hàng 18 19 19 1 6 - - Quỹ tín dụng nhân dân 12 12 12 - - - - Tổng cộng 30 31 31 1 6 - - Nguồn: Báo cáo tổng hợp của NHNN Sóc Trăng qua các năm Căn cứ vào số liệu tại Bảng 4.1 ta thấy các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh tương đối ổn định. Trong những năm gần đây thị trường tiền tệ thắt chặt, theo đó tại các công văn chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, việc thành lập Chi nhánh/Phòng giao dịch của các TCTD tạm thời ngừng xem xét nên việc phát triển mạng lưới của các TCTD giảm xuống. Vì thế, so với năm 2013 thì từ năm 2014 đến nay, các TCTD chỉ mở thêm 1 chi nhánh. 4.3. Về huy động vốn Mu ̣c tiêu hàng đầ u của Vietcombank Sóc Trăng là tố i đa hóa lơ ̣i nhuâ ̣n. Vì vâ ̣y, Ngân hàng không ngừng mở rô ̣ng các kênh huy đô ̣ng vố n để ta ̣o điề u kiê ̣n thu hút càng nhiề u vố n từ dân cư, doanh nghiê ̣p, đảm bảo sự cân đố i giữa nguồ n vố n và sử du ̣ng vố n. Bảng 4.2: Kết quả huy động vốn tại Vietcombank Sóc Trăng giai đoạn 2013– 2015 ĐVT: Tỷ đồng Năm Chỉ tiêu So sánh 2014/2013 Tương Tuyệt đối đối (%) 2015/2014 Tuyệt đối Tương đối (%) 2013 2014 2015 Tiền gửi tổ chức kinh tế 259 428 370 169 65,3 -58 -13,6 Tiền gửi dân cư 427 647 822 220 51,5 175 27 Tổng cộng 686 1.075 1.192 389 56,7 117 10,9 Nguồn: Báo cáo của Vietcombank Sóc Trăng qua các năm Qua số liệu tại Bảng 4.2 cho thấy, nguồn vốn huy động của Vietcombank Sóc Trăng trong các năm qua đều tăng, cho thấy Vietcombank đã tăng cường có hiệu quả các biện pháp huy động vốn tại chỗ, đa dạng hóa các dịch vụ ngân hàng 24 nhằm đáp ứng như cầu vốn cho sản xuất kinh doanh ngày càng tăng của các thành phần kinh tế trên địa bàn. Nguồn: Báo cáo huy động của Vietcombank Sóc Trăng qua các năm Hình 4.1. Tình hình huy động vốn của Vietcombank Sóc Trăng từ năm 2013 đến 2015 Qua bảng 4.2 cho thấy nguồn vốn huy động từ các tổ chức kinh tế có xu hướng tăng nhưng không lớn và tỷ trọng trong tổng nguồn gửi cũng không cao (chiếm 31% đến 39,8%). Điều đó là do các doanh nghiệp gửi tiền vào Ngân hàng chủ yếu để phục vụ cho nhu cầu thanh toán trong hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp luôn cần quay vòng vốn nên không để nhiều vốn trong Ngân hàng. Trong tổng vốn huy động từ khách hàng của Chi nhánh, huy động từ dân cư chiếm tỷ trọng lớn (chiếm 60,2% đến 68,9%). Xu hướng trên thể hiện trạng thái dư tiền trong dân do đời sống kinh tế tăng, thu nhập của dân cư tăng, nên tỷ lệ tiết kiệm trong dân cư tăng. Mặt khác, đó còn là do trong thời gian qua chúng ta đã kiểm soát được tốc độ lạm phát giữ cho đồng tiền ổn định không bị trượt giá nhiều nên dân chúng đã tin tưởng vào giá trị đồng tiền và dần chuyển từ hình thức tiết kiệm vàng sang hình thức gửi tiết kiệm Ngân hàng. Đặc biệt trong năm 2014, với việc ứng dụng công nghệ Ngân hàng hiện đại, rút ngắn thời gian giao dịch cho khách hàng, việc quảng cáo các tiện ích của các sản phẩm dịch vụ Ngân hàng cùng với việc bố trí đội ngũ giao dịch viên trẻ trung năng động, được đào tạo về kỹ năng giao tiếp văn minh đã góp phần tăng trưởng vốn hoạt động của 25 Chi nhánh 389 tỷ đồng tương đương tăng trưởng 56,7% so với năm 2013. Đồng thời qua năm 2015, chỉ tiêu huy động của Chi nhánh tăng 117 tỷ đồng tương đương tăng trưởng 10,9% so với năm 2014. 4.4. Thị phần huy động vốn Bảng 4.3: Top 5 Ngân hàng thương mại có nguồn vốn huy động cao nhất trên địa bàn Sóc Trăng từ năm 2013 đến 2015 Đơn vị tính: tỷ đồng Năm NGÂN HÀNG 2013 2014 2015 Agribank 4.517 5.087 5.165 BIDV 1.236 2.344 2.358 Sacombank 1.120 2.281 1.859 Vietinbank 988 2.043 1.527 Vietcombank 686 1.075 1.192 Nguồn: Báo cáo của NHNN Sóc Trăng qua các năm Căn cứ vào bảng 4.3 thì qua các năm Vietcombank luôn nằm trong top 5 ngân hàng huy động cao nhất trên toàn tỉnh, nhưng so về thứ hạng công tác huy động vốn của Vietcombank Sóc Trăng cũng còn thấp so với một số ngân hàng khác trên địa bàn và xếp hạng không được cải thiện qua các năm. 4.5. Về hoạt động tín dụng Bằng hình ảnh và thương hiệu của của Vietcombank, với đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp, có trình độ, năng lực và tâm huyết hết lòng phục vụ khách hàng, kết hợp với công cụ, các chương trình cho vay ưu đãi lãi suất...tín dụng thể nhân Vietcombank Sóc Trăng không ngừng tăng trưởng và đạt được những kết quả đáng kể. Bảng 4.4: Kết quả tăng trưởng tín dụng tại Vietcombank Sóc Trăng giai đoạn 2013– 2015 ĐVT: Tỷ đồng Năm Chỉ tiêu Dư nợ Nợ xấu (%) So sánh 2013 2014 2015 1.337,9 1.614 2.060,7 2,4 2,1 1,18 2014/2013 Tương đối Tuyệt đối (%) 276,1 20,6 Nguồn: Báo cáo của Vietcombank Sóc Trăng qua các năm 2015/2014 Tuyệt Tương đối đối (%) 446,7 27,6 26 Bên cạnh tốc độ nguồn vốn tăng khá cao trong các năm thì hoạt động tín cũng tăng trưởng khá qua hình sau: Nguồn: Báo cáo dư nợ của Vietcombank Sóc Trăng qua các năm Hình 4.2. Tình hình cho vay của Vietcombank Sóc Trăng từ năm 2013 đến 2015 Qua bảng 4.4 ta thấy dư nợ của Vietcombank không ngừng tăng lên từ năm 2014 tăng 20,6% so năm 2013, đến 2015 tỷ lệ tăng là 27,6%. Đạt được kết quả tăng trưởng qua các năm là do Vietcombank thông qua các chương trình cho vay ưu đãi lãi suất cho khách hàng mua nhà, xây sửa nhà, mua ô tô, vay tiêu dùng, chương trình cho vay phát triển nông nghiệp nông thôn,…Mặt khác, lượng khách hàng tiềm năng trên địa bàn lớn cùng với nhu cầu tín dụng cá nhân cao kết hợp đội ngũ cán bộ có nhiều kinh nghiệm, tâm quyết với nghề đã đưa dư nợ chi nhánh Sóc Trăng không ngừng tăng lên. Công tác khách hàng là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt, đẩy mạnh công tác khách hàng làm nền tảng thúc đẩy phát triển hoạt động kinh doanh, giữ ổn định và gia tăng thị phần với khách hàng truyền thống đồng thời đẩy mạnh cho vay trung và dài hạn các dự án đầu tư lớn nên thu hút lượng lớn khách hàng là doanh nghiệp. 4.6. Đánh giá chung về hoạt động của Vietcombank Sóc Trăng Để thực hiện tốt các chương trình kế hoạch của Vietcombank Việt Nam đề ra, Chi nhánh Vietcombank Sóc Trăng đã triển khai tích cực các mặt hoạt động đóng góp vào các kết quả chung của toàn hệ thống, cụ thể nguồn vốn huy động và dư nợ Vietcombank đều tăng trưởng. Ngân hàng luôn chú trọng phát triển công nghệ ngân hàng đầu tư cơ sở hạ tầng, giảm thiểu rủi ro hoạt động kinh doanh, quan tâm đến việc đẩy mạnh xử lý nợ xấu, tuân thủ các qui định đảm bảo 27 an toàn, phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng. Mặc dù hoạt động những năm qua có nhiều tăng trưởng, hoạt động Vietcombank Sóc Trăng cũng còn hạn chế cần quan tâm như vẫn còn tồn tại nợ quá hạn chưa thu hồi làm giảm lợi nhuận cho chi nhánh. Đồng thời nước ký kết Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) điều đó mang lại cho ngành ngân hàng không ít cơ hội đồng thời cũng nhiều khó khăn thách thức, tính phân hóa trong cạnh tranh giữa các ngân hàng đầy khốc liệt nên cần tăng cường năng lực quản trị, điều hành, kiểm soát rủi ro, về mọi mặt để giữ vững và nâng cao nguồn vốn huy động để phát triển tăng dư nợ, tạo thêm lợi nhuận trong kinh doanh để tích lũy phát triển bền vững trong tương lai. 28 CHƯƠNG 5 CÁC YỀU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH GỬI TIỀN VÀO CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SÓC TRĂNG 5.1. Một số đặc điểm của mẫu nghiên cứu 5.1.1. Cơ cấu mẫu theo nghề nghiệp Qua bảng 5.1 trường hợp khách hàng có gửi tiền nhóm ngành nghề buôn bán có tỷ lệ cao nhất 45,86%, kế đến là công chức, viên chức chiếm 26,55%, công nhân viên chức 23,8% còn lại là ngành nghề khác 3,79%. Trường hợp dự định gửi tiền cho thấy đối tượng buôn bán chiếm tỷ lệ cũng chiếm tỷ lệ lớn 38,18%, sau đó đến công chức, viên chức 24,55%, vì kinh doanh có lợi nhuận nhiều so với các ngành nghề khác; kế đến là đối tượng công chức/viên chức với tỷ lệ là 20,91%, còn lại là ngành nghề khác 16,36%. Qua khảo sát ta thấy cả hai trường hợp có gửi tiền và không có gửi tiền thì nhóm ngành nghề buôn bán chiếm tỷ trọng cao nhất vì kinh doanh thuận lợi nên có điều kiện tích lũy tiền nhàn rỗi tiết kiệm vào ngân hàng. Bảng 5.1. Cơ cấu mẫu khảo sát theo nghề nghiệp Tổng cộng Nhóm ngành nghề Khách hàng có gửi tiền Khách hàng dự định gửi tiền Tần suất Tỷ lệ (%) Tần suất Tỷ lệ (%) Tần suất Tỷ lệ (%) Buôn bán Công chức/viên chức Công nhân/nhân viên khác 175 104 92 29 43,75 26 23 7,25 133 77 69 11 45,86 26,55 23,80 3,79 42 27 23 18 38,18 24,55 20,91 16,36 Tổng cộng 400 100 290 100 110 100 Nguồn: Số liệu điều tra năm 2016 5.1.2. Cơ cấu mẫu theo giới tính Qua 400 quan sát phỏng vấn thì số lượng khách hàng nữ là 235 người với tỷ lệ là 58,57% và khách hàng nam chiếm 165 người tương ứng với tỷ lệ 41,25%. Cụ thể đối với trường hợp có gửi tiền thì số lượng khách hàng nữ là 169 người với tỷ lệ là 58,28% và khách hàng nam chiếm 121 người tương ứng với tỷ lệ 41,72%. Trường hợp chưa có gửi tiền là 110 quan sát phỏng vấn thì kết quả điều tra cũng cho thấy số lượng khách hàng nữ nhiều hơn khách hàng nam với tỷ lệ lần lượt là 40% và 60%. 29 Bảng 5.2. Cơ cấu mẫu khảo sát theo giới tính Tổng cộng Khách hàng có gửi tiền Khách hàng dự định gửi tiền Tần suất Tỷ lệ (%) Tần suất Tỷ lệ (%) Tần suất Tỷ lệ (%) Nam Nữ 165 235 41,25 58,75 121 169 41,72 58,28 44 66 40,00 60,00 Tổng cộng 400 100 290 100 110 100 Giới tính Nguồn: Số liệu điều tra năm 2016 5.1.3. Cơ cấu mẫu theo mục đích gửi tiền của khách hàng Trong tổng số 290 quan sát khách hàng có giao dịch gửi tiền tiết kiệm thì số cá nhân gửi tiền để sinh lãi tỷ lệ 36,21% với 105 người. Kế đến có 62 người gửi tiền nhằm chờ cơ hội làm ăn, chiếm 21,38%. Số người gửi tiền để được an toàn là 53 người, chiếm 18,28% và 52 người gửi tiền để tích lũy cho tương lai chiếm 17,93%. Còn lại gửi tiền để sử dụng tiện ích ngân hàng có 3,79% và 7 người 2,41% gửi tiền không vì các mục đích trên. Bảng 5.3. Tổng hợp mục đích gửi tiền của khách hàng Tổng cộng Mục đích gửi tiền Sinh lãi Chờ cơ hội làm ăn Được an toàn Tích lũy cho tương lai Sử dụng tiện ích ngân hàng Khác... Tổng cộng Khách hàng có gửi tiền Khách hàng dự định gửi tiền Tần suất Tỷ lệ (%) Tần suất Tỷ lệ (%) Tần suất Tỷ lệ (%) 144 88 72 72 14 10 400 36,00 22,00 18,00 18,00 3,50 2,50 100 105 62 53 52 11 7 290 36,21 21,38 18,28 17,93 3,79 2,41 100 39 26 19 20 3 3 110 35,45 23,64 17,27 18,18 2,73 2,73 100 Nguồn: Số liệu điều tra năm 2016 Khách hàng chưa có giao dịch gửi tiền trong tổng số 110 quan sát thì mục đích sinh lãi vẫn nằm ở mức cao nhất 39 người, chiếm 35,45%, chờ cơ hội làm ăn 26 người chiếm 23,64%, tích lũy cho tương lai 18,18%, được an toàn tỷ lệ là 17,27%. Việc sử dụng các tiện ích của ngân hàng và gửi tiền với mục đích khác chiếm tỷ lệ ngang nhau 2,73%. Qua phân tích ở trên ta thấy, những người gửi tiền chủ yếu là để sinh lãi và chờ cơ hội làm ăn, các mục đích khác thấp hơn. 30 5.1.4. Cơ cấu mẫu theo kỳ hạn gửi tiền Kết quả khảo sát cho thấy khách hàng chọn gửi tiền ở kỳ hạn 12 tháng chiếm tỷ lệ là 44,49%; sau đó là kỳ hạn 9 tháng với tỷ lệ là 17,93%; tiếp theo sau là kỳ hạn 6 tháng và 3 tháng tỷ lệ lần lượt là 13,79% và 13,1%. Với kỳ hạn khác chiếm tỷ lệ rất nhỏ không đáng kể 4,4%. Kết quả khảo sát cho thấy nhóm khách hàng chưa gửi tiền ở kỳ hạn 12 tháng chiếm tỷ lệ là 39,1%; tiếp theo sau là kỳ hạn 6 tháng tỷ lệ 17,28%, sau đó là kỳ hạn 9 tháng và 3 tỷ lệ đồng nhau là 15,45%. Với kỳ hạn 1 tháng và kỳ hạn khác chiếm tỷ lệ 2,72%. Giai đoạn 2013-2015 mặt bằng lãi suất ổn định, Ngân hàng Nhà nước quy định trần lãi suất cho kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6, từ 6 tháng trở lên các TCTD có quyền thỏa thuận lãi suất trên cơ sở cân đối nguồn vốn huy động và cho vay. Do đó ngân hàng ấn định kỳ hạn càng dài thì lãi suất càng cao để ổn định nguồn vốn huy động. Bảng 5.4. Kỳ hạn gửi tiền của khách hàng Tổng cộng Kỳ hạn 1 tháng 3 tháng 6 tháng 9 tháng 12 tháng khác Tổng cộng Khách hàng có gửi tiền Khách hàng dự định gửi tiền Tần suất Tỷ lệ (%) Tần suất Tỷ lệ (%) Tần suất Tỷ lệ (%) 30 55 59 69 172 15 400 7,50 13,75 14,75 17,25 43,00 3,75 100 19 38 40 52 129 12 290 6,55 13,10 13,79 17,93 44,49 4,14 100 11 17 19 17 43 3 110 10,00 15,45 17,28 15,45 39,10 2,72 100 Nguồn: Số liệu điều tra năm 2016 5.1.5. Hình thức đầu tư và lý do khách hàng chưa gửi tiền Qua khảo sát cho thấy hình thức mua vàng hình thức có tỷ lệ cao nhất chiếm tỷ lệ là 23,46%; đây là hình thức phổ biến của người dân, việc mua vàng cũng là một hình thức đầu tư có sinh lời và có người dân khi được phỏng vấn cho rằng đâu là hình thức an toàn hoặc khi có nhu cầu thì bán vàng sử dụng ngay được, giúp nhu cầu sử dụng tiền mặt tiện lợi. Kế đến là hình thức cất trữ tiền mặt tại nhà chiếm tỷ lệ 20,91% tuy cất trữ tiền mặt tại nhà không sinh lời nhưng nhưng giúp họ giải quyết vấn đề cấp thiết trong sản xuất kinh doanh hay sinh hoạt. Giải pháp đầu tư mua đất chiếm 16,36%, đây là hình thức cho người dân có tiền nhàn rỗi đầu tư vì họ có thể kiếm lời từ việc mua đi bán lại. Tiếp theo là hình chơi hụi 15,46% mặc dù hình thức này rủi ro cao nhưng vẫn được lựa chọn đặc biệt là vùng nông thôn sâu. Cho vay là 10,91% một số người chọn hình thức cho vay vì lãi suất cho vay bên ngoài cao nhưng rủi ro bị mất vốn cũng cao. Còn lại một số 31 đối tượng không đầu tư vào các hình thức trên mà sử dụng nguồn vốn đầu tư vào việc khác với tỷ lệ là 13,64% Nguồn: Số liệu điều tra năm 2016 Hình 5.1. Các hình thức đầu tư của khách hàng Theo kết quả khảo sát cho thấy, những cá nhân hiện tại chưa hoặc không gửi tiền tiết kiệm vào ngân hàng là do khách hàng không có nhu cầu hoặc sử dụng tiền để đầu tư vào các lĩnh vực khác. Lý do lớn nhất mà các khách hàng đưa ra là khi cần gấp thì không rút được tiền liền vì thỏa thuận kỳ hạn rút ra trước sẽ bị lỗ chiếm tỷ lệ 30%. Thủ tục rườm rà 26,36% cũng là một trong những nguyên nhân mà cá nhân chưa gửi tiền tiết kiệm. Đồng thời lãi suất thấp 18,18% cũng là nguyên nhân mà khách hàng chưa gửi tiền. Nguồn: Số liệu điều tra năm 2016 Hình 5.2. Lý do khách hàng không gửi tiền tiết kiệm 5.2. Phân tích đặc điểm các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền của khách hàng Quyết định gửi tiền của khách hàng cá nhân bị ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu 32 tố, tác giả phân tích các yếu tố sau: ảnh hưởng của người thân đang làm việc tại các ngân hàng; chất lượng phục vụ và xử lý chuyên nghiệp của nhân viên ngân hàng; lãi suất tiền gửi; an toàn, bảo mật thông tin; ngân hàng có uy tín, thương hiệu; chương trình khuyến mãi; vị trí giao dịch thuận lợi; thời gian thực hiện giao dịch; có nhiều loại hình kỳ hạn phong phú; giải quyết các vấn đề của khách hàng nhanh chóng; tác phong làm việc của nhân viên ngân hàng. 5.2.1. Mức độ ảnh hưởng của người thân đến quyết định gửi tiền Để đánh giá mức độ ảnh hưởng của người thân đến quyết định gửi tiền vào ngân hàng, dựa trên kết quả của 400 phiếu khảo sát. Yếu tố này được phân chia làm 5 mức độ quan trọng cho khách hàng đánh giá như sau: từ mức độ 1: rất không ảnh hưởng, đến mức độ 5: rất ảnh hưởng. Bảng 5.5. Mức độ ảnh hưởng của người thân đến quyết định gửi tiền Mức độ quan trọng của các yếu tố ảnh hưởng 1. 2. 3. 4. 5. Rất Không Trung ảnh Rất ảnh Tổng không ảnh bình hưởng hưởng cộng ảnh hưởng hưởng Tên yếu tố SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ % % SL Tỷ lệ % SL Tỷ lệ % SL Tỷ lệ % SL Tỷ lệ % 1. Khách hàng có gửi tiền Ảnh hưởng của người thân 290 100 5 1,7 44 15,17 50 17,24 71 24,49 120 41,4 2. Khách hàng dự định gửi tiền Ảnh hưởng của người thân 110 100 4 3,64 15 13,63 22 20 29 26,36 40 36,37 Nguồn: Số liệu điều tra năm 2016 Qua Bảng 5.5 ta thấy ở cả hai nhóm khách hàng có gửi tiền mức độ 5 chiếm tỷ lệ cao 41,4%, mức độ 4 là 24,49% và dự định gửi tiền thì mức độ 5 chiếm tỷ lệ 36,37%, mức độ 4 là 26,36%, còn lại các mức độ khác tỷ lệ không cao cho thấy trong quyết định gửi tiền vào ngân hàng thì sự ảnh hưởng của người thân là rất quan trọng, người dân thường tham khảo ý kiến người thân, bạn bè của mình trước khi quyết định gửi tiền. 5.2.2. Mức độ chất lượng phục vụ và xử lý chuyên nghiệp của nhân viên Đánh giá mức độ chất lượng phục vụ và xử lý chuyên nghiệp của nhân viên ngân hàng đến quyết định gửi tiền vào ngân hàng, dựa trên kết quả của 400 phiếu 33 khảo sát khách hàng. Yếu tố này được phân chia làm 5 mức độ quan trọng cho khách hàng đánh giá như sau: mức độ 1: rất không tốt; mức độ 2: không tốt; mức độ 3: trung bình; mức độ 4: tốt và mức độ 5: rất tốt. Bảng 5.6. Mức độ chất lượng phục vụ và xử lý chuyên nghiệp của nhân viên ngân hàng Mức độ quan trọng của các yếu tố ảnh hưởng 1. 2. 3. 4. 5. Rất không ảnh hưởng Không ảnh hưởng Trung bình ảnh hưởng Rất ảnh hưởng SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ % % % % Tổng Tên yếu tố cộng % % 1. Khách hàng có gửi tiền Chất lượng phục vụ và sử lý chuyên nghiệp 290 100 - - 19 6,05 36 11,46 131 41,73 128 40,76 2. Khách hàng dự định gửi tiền Chất lượng phục vụ và xử lý chuyên nghiệp 110 100 - - 7 3,57 21 10,71 91 46,4 77 39,3 Nguồn: Số liệu điều tra năm 2016 Qua bảng 5.6 cho thấy ở cả hai nhóm khách hàng đối với việc đánh giá chất lượng phục vụ và xử lý chuyên nghiệp của nhân viên ngân hàng đều thể hiện mức độ tốt rất cao. Đối với nhóm khách hàng có gửi tiền, mức độ rất tốt có 128 quan sát chiếm tỷ lệ 40,76%; mức độ tốt có 131 người trả lời tỷ lệ 41,72% và trung bình là 36 quan sát chiếm tỷ lệ 11,46%; mức độ không tốt chiếm tỷ lệ rất nhỏ với 19 quan sát (6,05%) trong đó mức độ đánh giá rất không tốt thì không có khách hàng nào đánh giá. Đối với nhóm khách hàng dự định gửi tiền thì tỷ lệ khách hàng đánh giá ở mức 4 và mức 5 là rất cao, lần lượt chiếm tỷ lệ là 46,43% và 39,29%; với mức 3 (mức trung bình) có 21 quan sát chiếm tỷ lệ 10,71%; tại mức 2 (mức không tốt) chỉ có 7 quan sát chiếm tỷ lệ 3,57% và mức 1 (rất không tốt) thì không có khách hàng nào đánh giá. Ngân hàng Vietcombank là một trong những ngân hàng chú trọng chất lượng nguồn nhân lực, khâu tuyển dụng đầu vào rất khắc khe và trong quá trình làm việc luôn chú trọng đào tạo nâng cao nghiệp vụ nên chất lượng 34 phục vụ của nhân viên ngân hàng trong thời gian qua từng bước được nâng cao, cụ thể qua các tỷ lệ vừa phân tích cho thấy được tính chuyên nghiệp trong xữ lý vấn đề chuyên nghiệp của nhân viên. 5.2.3. Các yếu tố khách hàng quan tâm khi gửi tiền ở ngân hàng Để đánh giá các yếu tố cá nhân quan tâm đến khi gửi tiền ở ngân hàng, tác giả sử dụng phương pháp thống kê mô tả dựa trên kết quả của 400 phiếu khảo sát của khách hàng. Các yếu tố được đưa ra bao gồm: lãi suất tiền gửi; an toàn, bảo mật thông tin; ngân hàng có uy tín, thương hiệu; chương trình khuyến mãi; vị trí giao dịch thuận lợi; thời gian thực hiện giao dịch; có nhiều loại hình kỳ hạn phong phú; giải quyết các vấn đề của khách hàng nhanh chóng; tác phong làm việc của nhân viên ngân hàng. Các yếu tố này được phân chia làm 5 mức độ quan trọng cho khách hàng đánh giá như sau: mức độ 1: rất không quan trọng; mức độ 2: không quan trọng; mức độ 3: trung bình; mức độ 4: quan trọng và mức độ 5: rất quan trọng. Các yếu tố trên được định nghĩa như sau: 35 Bảng 5.7. Các yếu tố khách hàng thường quan tâm khi gửi tiền tại ngân hàng Khách hàng dự định gửi tiền Khách hàng có gửi tiền Các yếu tố Mức độ Tổng Tỷ lệ cộng 1 2 3 4 Tổng Tổng cộng 4+5 Mức độ Tỷ lệ Tổng Tổng 4+5 5 % 1 2 3 4 5 cộng 4+5 4+5 % Lãi suất tiền gửi 400 2 10 14 74 190 290 264 91,03 - 5 4 38 63 110 101 91,82 An toàn, bảo mật thông tin 400 - 6 23 89 172 290 261 90,00 1 7 20 47 35 110 82 74,55 Ngân hàng có uy tín, thương hiệu 400 2 7 20 65 196 290 261 90,00 1 4 8 37 60 110 97 88,18 Chương trình khuyến mãi 400 4 49 57 95 85 290 180 62,07 1 14 16 28 51 110 79 71,82 Vị trí giao dịch 400 2 42 54 112 80 290 192 66,21 1 11 21 38 39 110 77 70,00 Thời gian thực hiện giao dịch 400 - 25 46 173 46 290 219 75,52 1 10 13 69 17 110 86 78,18 Loại hình kỳ hạn phong phú 400 2 65 60 95 68 290 163 56,21 - 21 26 42 21 110 63 57,27 Giải quyết các vấn đề của khách hàng 400 3 9 29 73 176 290 249 85,86 - 6 11 42 51 110 93 84,55 Tác phong làm việc nhân viên 400 - 1 13 62 214 290 276 95,17 - 1 9 27 73 110 100 90,91 Nguồn: Số liệu điều tra năm 2016 36 Khảo sát Bảng 5.7 Cho thấy, các yếu tố trên khách hàng rất quan tâm khi họ giao dịch gửi tiền ở ngân hàng cho cả hai nhóm có gửi tiền và dự định gửi tiền trong tương lai. Trong đó, tỷ lệ đánh giá các yếu tố trên ở mức độ mức 5 rất quan trọng và mức 4 quan trọng là rất cao. Đối với nhóm khách hàng có gửi tiền, yếu tố tác phong làm việc của nhân viên là quan trọng nhất, chiếm đến 95,17% đánh giá của khách hàng cho chỉ tiêu này. Đồng thời, các khách hàng khi gửi tiền ở ngân hàng cũng rất quan tâm đến lãi suất tiền gửi của ngân hàng, tỷ lệ khách hàng đánh giá yếu tố này chiếm đến 91,03%. Yếu tố có mức độ quan tâm nhiều tiếp theo là an toàn bảo mật thông tin và ngân hàng có uy tính, thương hiệu cùng chiếm tỷ lệ 90%. Kế đến là giải quyết các vấn đề của khách hàng có tỷ lệ 85,86%; thời gian thực hiệu giao dịch có tỷ lệ 75,52%; vị trí giao dịch có tỷ lệ 66,21%. Các yếu tố khác như: chương trình khuyến mại của ngân hàng và loại hình kỳ hạn phong phú đều có tỷ lệ lần lượt là 62,07% và 56,21%. Đối với nhóm khách hàng dự định gửi tiền trong tương lai thì họ quan tâm đầu tiên là lãi suất tiền gửi chiếm 91,82% đánh giá của khách hàng cho chỉ tiêu này, nếu khách hàng có số tiền ít thì sẽ không kỳ vọng lãi suất cao vì họ không gửi ổn định mà có thể gửi để sử dụng dịch vụ của ngân hàng nhưng nếu với số tiền lớn thì khách hàng sẽ có sự so sánh chênh lệch lãi suất giữa các ngân hàng, họ kỳ vọng lãi suất ngân hàng cao để nguồn vốn đầu tư tiết kiệm sinh lời cao. Kế đến yếu tố tác phong làm việc của nhân viên cũng được khách hàng đánh giá ở mức rất cao chiếm 90,91%, ngày nay trong các ngành nghề lĩnh vực đều yêu cầu tác phong chuyên nghiệp, nếu ngân hàng có đội ngũ nhân viên kém xử lý các vấn đề không tốt thì họ sẽ không thích quay lại ngân hàng đó. Tiếp theo là các yếu tố ngân hàng có uy tín, thương hiệu chiếm tỷ lệ 88,18%, giải quyết các vấn đề của khách hàng là 84,55% và thời gian thực hiện giao dịch chiếm 78,18%. Yếu tố an toàn bảo mật thông tin cũng được khách hàng rất quan tâm chiếm tới 74,55%; còn lại là yếu tố an toàn bảo mật thông tin và yếu tố loại hình kỳ hạn phong phú chiếm tỷ lệ 74,55% và 57,27%. Kết quả phân tích trên cho thấy yếu tố lãi suất tiền gửi được khách hàng đánh giá cao, đồng thời tác phong làm việc của nhân viên và uy tín thương hiệu cũng chiếm tỷ lệ không nhỏ, một ngân hàng lớn thường được khách hàng tin tưởng lựa chọn hơn. 5.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến lượng tiền gửi của các cá nhân vào ngân hàng 5.3.1. Thống kê mô tả mẫu Mục tiêu của nội dung này là phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lượng tiền gửi của khách hàng cá nhân. Để thực hiện mục tiêu này đề tài sử dụng mô hình hồi quy Tobit để phân tích tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến lượng tiền gửi của khách hàng cá nhân, tác giả sử dụng các biến độc lập và biến kiểm soát gồm: ảnh hưởng của người thân, khoảng cách, chất lượng phục vụ, lãi suất tiền gửi, 37 thời gian giao dịch, tuổi, giới tính, thu nhập, chi phí, số thành viên có thu nhập, số người phụ thuộc và niềm tin của khách hàng vào ngân hàng. Trước khi thực hiện phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến lượng tiền gửi của của khách hàng cá nhân vào ngân hàng, các công cụ phân tích thống kê đã được sử dụng để kiểm tra số liệu của các biến trong mô hình nhằm tránh hiện tượng có thể làm lệch kết quả hồi quy. Kết quả cho thấy, giá trị VIF của các biến đều dưới giá trị “ngưỡng” là 10 (Hair và các cộng sự, 2006) được thể hiện trong Bảng 5.8. Kết quả phân tích cũng cho thấy, đối với nhóm khách hàng có gửi tiền yếu tố số thành viên có thu nhập có hệ số tương quan cao so với các yếu tố khác, còn đối với nhóm khách hàng chưa gửi tiền thì các biến: tổng chi phí hàng tháng của hộ và số thành viên có thu nhập cũng có hệ số tương quan cao. Do đó, các yếu tố này bị loại khỏi mô hình nghiên cứu. Điều này hàm ý rằng, không có hiện tượng đa cộng tuyến khi xem xét tất cả các biến này đồng thời trong mô hình nghiên cứu. Các kết quả kiểm định này ngụ ý rằng kết quả ước lượng không bị chệch về mặt thống kê. Bảng 5.8. Mô tả thống kê các biến trong mô hình Khách hàng có gửi tiền Tên biến 1,55 0,47 Độ lệch chuẩn 0,69 1,52 10,82 1,50 VIF 1. Ảnh hưởng của người thân 2. Khoảng cách từ nhà đến ngân hàng 3. Chất lượng phục vụ của nhân viên ngân hàng 4. Lãi suất tiền gửi 5. Thời gian giao dịch 6. Tuổi 7. Giới tính 8. Tổng thu nhập hàng tháng của hộ 9. Số người phụ thuộc 10. Niềm tin của khách hàng vào ngân hàng 11. Tổng chi phí hàng tháng của hộ Trung bình Khách hàng dự định gửi tiền Trung Độ lệch VIF bình chuẩn 4,85 0,69 1,02 6,30 8,61 10,93 3,50 0,57 0,50 1,18 0,98 0,13 1,10 1,19 1,61 1,14 0,61 12,57 42,14 0,42 0,49 3,09 9,73 0,49 1,15 1,25 5,17 1,09 0,43 13,0 29,57 0,40 0,50 3,03 9,22 0,49 2,01 18,32 8,12 2,18 17,38 6,84 1,31 2,27 0,85 3,55 2,68 1,14 1,20 0,74 0,44 1,47 0,436 0,498 1,45 8,88 3,08 Nguồn: Số liệu điều tra năm 2016 5.3.2. Kết quả mô hình hồi quy Tobit đối với nhóm khách hàng có gửi tiền Kết quả ước lượng Mô hình Tobit về số lượng tiền gửi của các cá nhân được 38 trình bày trong Bảng 5.9. Mô hình 1 trong Bảng 5.9 chỉ xem xét tác động của các yếu tố kiểm soát đến số lượng tiền gửi vào ngân hàng của các cá nhân. Giá trị R2 là 5,49%. Điều này có nghĩa là các biến kiểm soát trong mô hình giải thích được 5,49% sự thay đổi của biến phụ thuộc (số lượng tiền gửi vào các ngân hàng của các khách hàng cá nhân). Giá trị của P là 0,000; có nghĩa là Mô hình 1 có ý nghĩa thống kê ở mức 1%. Tuổi của khách hàng (β6 = 9,99), tổng thu nhập hàng tháng của hộ (β8 = 41,17) đều có mối tương quan thuận với số lượng tiền gửi vào các ngân hàng của cá nhân tại mức ý nghĩa thống kê là 1%. Điều này có nghĩa rằng, độ tuổi của khách hàng, nếu khách hàng còn trẻ thì họ thích chi tiêu mua sắm nhiều hơn nên gửi tiết kiệm ít hơn, đối với khách hàng lớn tuổi họ có ý thức kiệm hơn trong chi tiêu, suy nghĩ thận trọng tích lũy cho tương lai nên khả năng gửi tiết kiệm cao nhiều hơn. Còn đối với những khách hàng có tổng thu nhập hàng tháng càng cao thì lượng tiền gửi vào ngân hàng càng nhiều, điều này là hoàn toàn phù hợp cả về lý thuyết và thực tế, khi tổng thu nhập hàng tháng càng nhiều thì lượng tiền nhàn rỗi cũng tăng theo, họ sẽ chọn những kênh đầu tư hấp dẫn và tích trữ cho tương lai nhiều hơn. Các yếu tố lãi suất tiền gửi (β4 = 127,05), niềm tin của khách hàng vào ngân hàng lãi suất tiền gửi (β12= 132,92) tại mức ý nghĩa thống kê là 5%; lãi suất có tác động đến số lượng tiền gửi vào ngân hàng, nếu lãi suất cao thì khách sẽ lựa chọn gửi tiền vào ngân hàng đồng thời yếu tố niềm tin rất quan trọng, nếu một ngân hàng không có uy tín hoạt động kinh doanh thua lỗ kéo dài hoặc nợ xấu lên cao thì khó thu hút được nguồn vốn huy động. Đối với các yếu tố: thời gian giao dịch, giới tính, tổng chi phí hàng tháng và số người phụ thuộc có mối tương quan nghịch với số lượng tiền gửi vào các ngân hàng của khách hàng gửi tiền. Yếu tố thời gian giao dịch có quan hệ tỷ lệ nghịch với lượng tiền gửi vào các ngân hàng, mối quan hệ tương quan này có ý nghĩa thống kê ở mức 1% và β5 = -41,74, thời gian thực hiện giao dịch được diễn ra càng nhanh sẽ tiết kiệm được thời gian cho khách hàng, sẽ làm hài lòng khách hàng và khả năng huy động được lượng tiền gửi càng cao. Yếu tố giới tính của khách hàng có ý nghĩa thống kê ở mức 1% (β7 = -135,85; p<0,01). Điều này có nghĩa rằng, phụ nữ thường có tính tiết kiệm, thường đầu tư những kênh an toàn như gửi tiết kiệm trong khi nam giới thường thích những kênh đầu tư mạo hiểm hơn. Đối với yếu tố tổng chi phí hàng tháng của khách hàng cũng có mối tương quan nghịch với số lượng tiền gửi vào ngân hàng và có mức ý nghĩa thống kê ở mức 1% (β9 = -50,53; p<0,01), với những cá nhân mà số tiền chi tiêu hàng tháng càng nhiều thì số lượng tiền gửi sẽ càng ít. Và yếu tố số người phụ thuộc trong 39 gia đình, yếu tố này cũng có mối tương quan nghịch với số lượng tiền gửi vào ngân hàng. Mối quan hệ tương quan này có ý nghĩa thống kê 5% (β11 = -65,66; p<0,05). Điều này thể hiện rằng, đối với những cá nhân có số người phụ thuộc càng nhiều thì số tiền chi tiêu cho sinh hoạt hàng ngày và các chi phí khác sẽ tăng cao, do đó số lượng tiền gửi vào các ngân hàng cũng sẽ ít đi. Những kết quả này khẳng định lại rằng, thời gian giao dịch, tổng chi phí sinh hoạt của khách hàng và số người phụ thuộc trong gia đình càng nhiều thì số lượng tiền gửi vào ngân hàng của cá nhân càng ít; ngược lại, khi thời gian giao dịch được giải quyết nhanh chóng, tổng chi phí sinh hoạt phù hợp và số người phụ thuộc trong hộ ít thì số lượng tiền nhàn rỗi nhiều, và quyết định gửi tiền tiết kiệm nhiều hơn. Mô hình 2 trong Bảng 5.9 trình bày kết quả ước lượng tác động ảnh hưởng của những người thân đang làm việc tại ngân hàng đến số lượng tiền gửi vào các ngân hàng của khách hàng với sự kiểm soát các yếu tố khác đã được ước lượng trong Mô hình 1. Giá trị của R2 trong Mô hình 2 tăng lên 5,88%, điều này cho thấy mô hình được giải thích bởi biến độc lập ở Mô hình 2 tốt hơn khi xem xét ảnh hưởng của người thân trong cùng mô hình. Điều này có ý rằng, tầm quan trọng của biến độc lập - ảnh hưởng của người thân cần được xem xét trong mô hình. Đối với các yếu tố kiểm soát: lãi suất tiền gửi, thời gian giao dịch, tuổi, giới tính, tổng thu nhập hàng tháng của hộ, số thành viên có thu nhập và số người phụ thuộc có thay đổi cả về hệ số ước lượng và ý nghĩa thống kê. Yếu tố người thân làm việc tại ngân hàng ảnh hưởng lớn đến quyết định của khách hàng, nếu có ý định gửi tiền vào một ngân hàng nào đó cộng thêm có ngươi thân thì khách hàng an tâm hơn. Mô hình 3 trình bày kết quả ước lượng tác động của khoảng cách từ nhà đến ngân hàng tới số lượng tiền gửi vào ngân hàng của các cá nhân với sự kiểm soát của các yếu tố khác đã được ước lượng trong Mô hình 1. Giá trị của R2 trong Mô hình 3 tăng lên 5,59%. Tuy nhiên, yếu tố khoảng cách từ nhà đến ngân hàng được xem xét trong mô hình (β2= -10,1; p<0,05) điều này có ý nghĩa, khoảng cách từ nhà đến ngân hàng có ảnh hưởng đến số lượng tiền gửi vào các ngân hàng; bởi hiện nay, các ngân hàng mặc dù đã tăng quy mô, phát triển và mở rộng mạng lưới nhưng những vùng sâu, vùng xa như Sóc Trăng số lượng chi nhánh phòng giao dịch còn hạn chế người dân chưa được phục vụ và sử dụng những dịch vụ ngân hàng, cũng như những tiện ích của ngân hàng, khoảng cách ngân hàng ở xa nên người dân củng ngại gửi tiền họ sẽ chuyển sang đầu tư cho mục đích khác. Đối với các yếu tố kiểm soát đã được ước lượng trong Mô hình 3 thì không thay đổi nhiều so với kết quả ước lượng trong Mô hình 1. 40 Bảng 5.9. Kết quả phân tích hồi quy bằng mô hình Tobit đối với nhóm khách hàng có gửi tiền Mô hình 5 Các biến Mô hình 1 Hằng số 309,28(1,51) Mô hình 2 334,52(1,68)* Mô hình 3 489,51(2,23)** Mô hình 4 306,27(1,51) Hệ số ước lượng, Tác động giá trị thống kê biên 476,77(2,24)** Các biến độc lập Ảnh hưởng của người thân (X1) 167,04(3,96)*** 178,71(4,25)*** Khoảng các từ nhà đến ngân hàng (X2) -10,1(-2,15)** Chất lượng phục vụ của nhân viên ngân hàng (X3) 106,66 (1,81)* 167,04*** -8,17(-1,78)* -8,17* 63,36(1,09) 63,36 Các biến kiểm soát Lãi suất tiền gửi (X4) 127,05(2,46)** 103 (2,04)** 120,81 (2,36)** 113,29 (2,18)** 91,35 (1,81)* -41,75 (-5,0)*** -37,1(-4,54)*** -38,61 (-4,59)*** -39,49 (-4,7)*** -33,53 (-4,05)*** 9,99 (3,36)*** 7,05 (2,37)** 8,2 (2.67)*** 9,02 (3)*** -135,85 (-2,61)*** -106,61 (-2,1)** -124,33 (-2,4)** -128,44 (-2,48)** 41,17(10,25)*** 36,68 (9,08)*** 39,32 (9.64)*** 39,93 (9,85)*** 34,74 (8,47)*** 34,74*** -50,53 (-5,44)*** -43,31 (-4,72)*** -48,55(-5,24)*** -51,21 (-5,54)*** -42,57 (-4,65)*** -42,57*** Số người phụ thuộc (X11) -65,66 (-2,01)** -63,77 (-2,02)** -66,45 (-2,05)** -62,30 (-1,92)* -62,54 (-1,99)** -62,54** Niềm tin của khách hàng vào ngân hàng (X12) 132,92 (2,27)** 96,98 (1,69)* 109,24 (1,85)* 108,86 (1,82)* 290 0,0549 0,0000 290 0,0588 0,0000 290 0,0559 0,0000 290 0,0556 0,0000 Thời gian giao dịch (X5) Tuổi (X6) Giới tính (X7) Tổng thu nhập hàng tháng (X8) Tổng chi phí hàng tháng (X9) Số quan sát Pseudo R2 Giá trị P ***, **, *: có ý nghĩa tương ứng ở mức 1%, 5%, 10%; giá trị trong ngoặc đơn là giá trị thống kê t Số liệu phân tích kết quả điều tra năm 2016 5,21 (1,70)* -94,81 (-1,87)* 65,89 (1,12) 290 0,0598 0,0000 91,35* -33,53*** 5,21* -94,81* 65,89 41 Mô hình 4 trong Bảng 5.9 trình bày kết quả ước lượng tác động của chất lượng phục vụ nhân viên ngân hàng đến số lượng tiền gửi vào ngân hàng của các cá nhân cùng với sự kiểm soát các yếu tố khác đã được ước lượng trong Mô hình 1. Giá trị R2 trong Mô hình 4 tăng lên 5,56%, điều này cho thấy mô hình được giải thích bởi biến độc lập ở Mô hình 4 tốt hơn khi xem xét số lượng tiền gửi vào ngân hàng của cá nhân trong cùng mô hình. Điều này hàm ý rằng, yếu tố chất lượng phục vụ của nhân viên ngân hàng (β3 = 106,66; p<0,05) cũng có tầm quan trọng cần được xem xét trong mô hình. Đối với những ngân hàng có đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, xử lý vấn đề khách hàng nhanh chóng sẽ chiếm được thiện cảm và khách hàng đặt niềm tin vào ngân hàng từ đó lượng tiền gửi tăng lên. Đối với các yếu tố kiểm soát, kết quả ước lượng có sự khác biệt nhưng không lớn cả về hệ số ước lượng của các biến và mức ý nghĩa thống kê. Mô hình 5 trong Bảng 5.9 trình bày kết quả ước lượng của các biến độc lập: ảnh hưởng của người thân, khoảng cách từ nhà đến ngân hàng và chất lượng phục vụ của nhân viên ngân hàng đến số lượng tiền gửi vào ngân hàng của các cá nhân với sự kiểm soát các yếu tố khác đã được ước lượng trong Mô hình 1. Giá trị R2 trong Mô hình 5 tăng lên 5,98%, điều này cho thấy mô hình được giải thích bởi các biến độc lập tốt hơn. Giá trị của P là 0,000; có nghĩa là Mô hình 5 có ý nghĩa thống kê ở mức 1%. Kết quả ước lượng trong Mô hình 5 cho thấy rằng, trong các biến độc lập thì biến ảnh hưởng của người thân có tầm quan trọng nhất, tác động mạnh nhất đến số lượng tiền gửi vào ngân hàng của khách hàng, mối quan hệ tương quan này có quan hệ thuận chiều với lượng tiền gửi của hộ và có ý nghĩa thống kê ở mức 1% (β1 = 167,04; p<0,01). Cụ thể, khi số người thân làm việc tại ngân hàng tăng lên 1 người thì lượng tiền gửi sẽ tăng lên 167,04 triệu đồng. Kết quả này hoàn toàn phù hợp với thực tế và là bằng chứng thuyết phục giải thích trong thời điểm hiện tại có rất nhiều ngân hàng, nếu khách hàng muốn tìm hiểu thông tin thì mất nhiều thời gian mà không chính xác bằng chính người thân hay bạn bè mình làm việc tại ngân hàng đó. Niềm tin đã thôi thúc hành vi quyết định gửi tiền. Yếu tố khoảng cách từ nhà đến ngân hàng yếu tố này có mối quan hệ tương quan ngược chiều với lượng tiền gửi vào ngân hàng của hộ và có ý nghĩa thống kê ở mức 10% (β2= -8,17; p<0,1). Cụ thể, nếu khoảng cách từ nơi ở, nơi kinh doanh của người gửi tiền đến địa điểm giao dịch gần nhất của ngân hàng tăng thêm 1km thì lượng tiền gửi vào ngân hàng sẽ giảm đi 8,17 triệu đồng. Điều này giải thích lý do vì sao các ngân hàng thương mại thường có chiến lược mở rộng mạng lưới các điểm giao dịch, đặc biệt là ở những khu trung tâm thương mại, khu vực đông dân cư. Tuy nhiên trong mô hình 5, biến chất lượng phục vụ và niềm tin của khách hàng vào ngân hàng không có ý nghĩa về mặt thống kê. Đối với các biến kiểm soát: lãi suất tiền gửi, tuổi, tổng thu nhập hàng tháng 42 của khách hàng vẫn có mối tương quan thuận với số lượng tiền gửi vào ngân hàng và có ý nghĩa thống kê, tuy nhiên có sự thay đổi về hệ số ước lượng (lần lượt cho các biến này là β4 = 91,35và p<0,1; β6 = 5,21và p<0,1; β8 = 34,74 và p<0,01). Như vậy, với lãi suất tiền gửi hấp dẫn, tuổi của khách hàng càng lớn, tổng thu nhập hàng tháng của cá nhân càng nhiều thì quyết định gửi tiền cũng như lượng tiền gửi vào ngân hàng sẽ tăng cao. Cho nên, cùng với sự phát triển mở rộng mạng lưới, đổi mới công nghệ, các ngân hàng hiện nay đã đưa ra nhiều sản phẩm tiền gửi, phân khúc từng đối tượng khách hàng nhằm đảm bảo phục vụ tốt hơn những nhu cầu khách hàng đề ra. Các yếu tố thời gian giao dịch, giới tính, tổng chi phí, số người phụ thuộc có mối tương quan nghịch với số lượng tiền gửi vào ngân hàng và có ý nghĩa thống kê (lần lượt cho các biến là β5 = 33,53và p<0,01; β7 = -94,81và p<0,1; β9= -42,57 và p<0,01; β11 = -62,54 và p<0,05). Điều này cho thấy rằng, thời gian giao dịch càng nhiều thì số lượng tiền gửi càng giảm, nếu thời gian giao dịch kéo dài thêm 1 phút thì lượng tiền gửi của khách hàng sẽ giảm đi 33,53 triệu đồng. Đồng thời lượng tiền gửi của nhóm nam ít hơn lượng tiền gửi của nhóm nữ là 94,81 triệu đồng trong điều kiện các yếu tố khác không đổi. Với biến số người phụ thuộc cũng có tác động nhiều đến lượng tiền gửi vào ngân hàng; cụ thể, với những cá nhân cứ tăng thêm 1 người phụ thuộc thì lượng tiền gửi vào ngân hàng sẽ giảm đi 62,54 triệu đồng. Tổng chi tiêu của khách hàng tăng lên 1 triệu thì lượng tiền gửi sẽ giảm 42,57 triệu đồng. Kết quả này hoàn toàn phù hợp cả về thực tế và lý thuyết, khi những cá nhân có số người phụ thuộc nhiều, thì số tiền chi tiêu cho sinh hoạt hàng ngày của số người này sẽ tăng lên, số tiền nhàn rỗi sẽ giảm xuống, và quyết định gửi tiền cũng như lượng tiền gửi sẽ càng ít. Cuối cùng, yếu tố tổng chi phí sinh hoạt hàng tháng của hộ trong mô hình không có ý nghĩa thống kê. Điều này hàm ý rằng yếu tố này không tác động đến lượng tiền gửi vào ngân hàng của các hộ gia đình (ít nhất về mặt thống kê). Tóm lại: Trong kết quả phân tích Mô hình Tobit đối với nhóm khách hàng có gửi tiền tiết kiệm, từ Mô hình 1 đến Mô hình 5 thể hiện sự tác động đến lượng tiền gửi vào ngân hàng của các cá nhân bởi các yếu tố kiểm soát và các biến độc lập trong mô hình. Kết quả phân tích cho thấy rằng, yếu tố ảnh hưởng của người thân có tác động mạnh nhất đến lượng tiền gửi và có ý nghĩa thống kê 1%.Yếu tố khoảng cách từ nhà đến ngân hàng cũng có ý nghĩa thống kê ở mức 10%. Kết quả này hàm ý rằng, số lượng tiền gửi vào ngân hàng của cá nhân nhiều hay ít phụ thuộc rất lớn vào số người thân đang làm việc tại ngân hàng, thời gian giao dịch và tổng thu nhập của khách hàng. Vì vậy, các ngân hàng nên có chiến lược khách hàng cho phù hợp, đổi mới công nghệ phù hợp với yêu cầu thực tế để thu hút khách hàng tiền gửi. 43 5.3.3. Kết quả mô hình hồi quy Tobit đối với nhóm khách hàng dự định gửi tiền Mô hình 1 trong Bảng 5.10 chỉ xem xét tác động của các yếu tố kiểm soát đến số lượng tiền gửi vào ngân hàng của các khách hàng cá nhân. Giá trị R2 là 10,59%. Điều này có nghĩa là các biến kiểm soát giải thích được 10,59% sự thay đối của biến phụ thuộc. Giá trị của P là 0,000; có nghĩa là Mô hình 1 có ý nghĩa thống kê ở mức 1%. Kết quả ước lượng trong Mô hình 1 cho thấy yếu tố yếu tố tuổi không tác động đến số lượng tiền dự định gửi vào ngân hàng của khách hàng cá nhân, cụ thể tuổi của khách hàng không có ý nghĩa về mặt thống kê (β6 = 1,01và p> 10%). Các yếu tố lãi suất tiền gửi, tổng thu nhập hàng tháng của hộ và niềm tin của khách hàng vào ngân hàng có mối tương quan thuận với số lượng tiền dự định gửi vào ngân hàng và có ý nghĩa thống kê (lần lượt cho các biến là β4 = 110,72 và p<0,01; β8 = 26,68 và p<0,01; β12 = 135,79 và p<0,01). Kết quả phân tích này hoàn toàn phù hợp khách hàng có thu nhập cao, thêm vào yếu tố lãi suất hấp dẫn và niềm tin vào ngân hàng cao thì khách hàng gửi tiền càng cao. Các yếu tố: thời gian giao dịch (β5 = -22,97 p<0,01), số người phụ thuộc (β11 = -130,5 và p<0,01) và giới tính của khách hàng (β7 = -78,29 và p<0,05) có quan hệ tỷ lệ nghịch với số lượng tiền dự định gửi tiền. Kết quả cho thấy khi thời gian giao dịch được diễn ra nhanh chóng khách hàng đỡ mất nhiều thời gian giao dịch sẽ thu hút được khách hàng gửi tiền, vì vậy ngân hàng nên chú trọng mẫu biểu chứng từ đơn giản nhưng đầy đủ chính xác không mất thời gian của khách hàng. Đồng thời nên phát triển những sản phẩm, chương trình quà tặng đặc biệt chú trọng khai thác sản phẩm dành cho khách hàng mục tiêu là nữ để thu hút lượng tiền gửi nhiều hơn. Mô hình 2. Thêm biến độc lập là ảnh hưởng của người thân. Giá trị R2 là 10,5%, điều này cho thấy mô hình được giải thích bởi biến độc lập ở Mô hình 2 có sự thay đổi khi xem xét ảnh hưởng của người thân trong cùng mô hình. Kết quả này cho thấy biến độc lập ảnh hưởng của người thân tỷ lệ thuận với lượng tiền gửi cụ thể (β1 = 161,68; p<1%). Đối với các yếu tố kiểm soát: tổng thu nhập hàng tháng, số người phụ thuộc không thay đổi với mức ý nghĩa thống kê (p<0,01); các yếu tố lãi suất tiền gửi, thời gian giao dịch, giới tính của khách hàng và niềm tin khách hàng vào ngân hàng đều thay đổi cả về hệ số ước lượng và ý nghĩa thống kê. Kết quả này khẳng định rằng, sự ảnh hưởng của những người thân đang làm việc tại ngân hàng là rất lớn đến quyết định gửi tiền cũng như lượng tiền dự định gửi tiền vào ngân hàng. Mô hình 3 trong Bảng 5.10 kết quả ước lượng tác động của khoảng cách từ nhà đến ngân hàng tới số lượng tiền dự định gửi vào ngân hàng của khách hàng 44 cá nhân. Giá trị R2 tăng lên 13%, cho thấy khi có thêm biến độc lập tốt hơn khi xem xét khoảng cách từ nhà đến ngân hàng trong cùng mô hình. với mức ý nghĩa thống kê 1%, β2 = -77,93 kết quả này cho thấy, tầm quan trọng của biến độc lập khoảng cách từ nhà đến ngân hàng. Tuy nhiên biến giới tính không có ý nghĩa về mặt thống kê. Đối với các yếu tố kiểm soát: lãi suất tiền gửi, thời gian giao dịch, giới tính của khách hàng, tổng thu nhập hàng tháng của hộ, số người phụ thuộc và niềm tin của khách hàng vào ngân hàng tiếp tuc có ý nghĩa về mặt thống kê. Đặc biệt, các biến này cả về hệ số ước lượng và ý nghĩa thống kê không có sự khác biệt lớn so với Mô hình1. 45 Bảng 5.10. Kết quả phân tích hồi quy bằng mô hình Tobit đối với nhóm khách hàng dự định gửi tiền Mô hình 5 Các biến Mô hình 1 Hằng số 490,4(2,54)** Mô hình 2 519,1(2,99)*** Mô hình 3 1614,64(7,03)*** Mô hình 4 186,25(0,78) Hệ số ước lượng, Tác động giá trị thống kê biên 1018,82(4,21)*** Các biến độc lập Ảnh hưởng của người thân (X1) 161,68(5,17)*** Khoảng các từ nhà đến ngân hàng (X2) 100,79 (3,42)*** 100,79*** -64,62 (-5,66)*** -64,62*** 299,41 (2,11)** 415,22 (3,76)*** 415,22*** -77,93 (-6,89)*** Chất lượng phục vụ của nhân viên ngân hàng (X3) Các biến kiểm soát Lãi suất tiền gửi (X4) 110,73 (2,92)*** 77,43 (2,24)** 71,54 (2,22)** 108,85 (2,93)*** 54,86 (1,87)* Thời gian giao dịch (X5) -22,97 (-3,54)*** -19,16 (-3,27)*** -16,63 (-3,02)*** -21,8 (-3,42)*** -13,71 (-2,73)*** -13,71*** 1,01 (0.26) -4,47 (-1,22) -10,5 (-2,85)*** 0.56 (0,15) -12,58 (-3,74)*** -12,58*** -78,29 (-2,13)** -63,24 (-1,91)* -25,8 (-0,81) -88,03 (-2,42)** -38,88 (-1,35) 26,68(8,04)*** 20,2 (6,26)*** 16,3 (5,16)*** 28,36 (8,47)*** 16,35 (5,56)*** Số người phụ thuộc (X11) -130,5 (-4,87)*** -89,34 (-3,53)*** -60,57 (-2,46)** -137,67 (-5,2)*** -56,78 (-2,52)** -56,78** Niềm tin của khách hàng vào ngân hàng (X12) 135,79 (3,21)*** 96,25 (2,49)** 77,74 (2,14)** 142,97 (3,43)*** 72,96(2,2)** 110 72,968** Tuổi (X6) Giới tính (X7) Tổng thu nhập hàng tháng (X8) Số quan sát 110 110 110 110 Pseudo R2 0,1059 0,105 0,130 0,1086 0,1432 Giá trị P 0,0000 0,0000 0,0000 0,0000 0,0000 ***, **, *: có ý nghĩa tương ứng ở mức 1%, 5%, 10%; giá trị trong ngoặc đơn là giá trị thống kê t Số liệu phân tích kết quả điều tra năm 2016 54,86* -38,88 16,35*** 46 Mô hình 4 trong Bảng 5.10 là kết quả ước lượng tác động chất lượng phục vụ của nhân viên ngân hàng đến số lượng tiền dự định gửi vào ngân hàng của khách hàng cá nhân với sự kiểm soát các yếu tố khác đã được ước lượng trong Mô hình 1. Giá trị R2 tăng lên 10,86% so với Mô hình 1. Mức ý nghĩa thống kê 5% với β3 = 299,41cho biết chất lượng nhân viên phục vụ của nhân viên ảnh hưởng đến lượng tiền gửi. Trong thời kỳ hội nhập các ngân hàng nước ngoài có nhiều năng lực và chuyên nghiệp hơn thì các ngân hàng trong nước đều phải xây dựng hình ảnh ngân hàng tốt, tác phong làm việc của nhân viên chuyên nghiệp. Chất lượng phục vụ của nhân viên ngân hàng nó thể hiện phần lớn tính chuyên nghiệp của ngân hàng, đồng thời cũng là một trong những yếu tố tác động nhiều đến quyết định gửi tiền cũng như số lượng tiền dự định gửi. Đối với các yếu tố kiểm soát không có thay đổi nhiều so với Mô hình 1. Mô hình 5 trong Bảng 5.10 trình bày kết quả ước lượng của các biến độc lập: ảnh hưởng của người thân, khoảng cách từ nhà đến ngân hàng và chất lượng phục vụ của nhân viên ngân hàng đến số lượng tiền dự định gửi vào ngân hàng của các cá nhân với sự kiểm soát của các yếu tố khác đã được ước lượng trong Mô hình 1. Giá trị R2 trong Mô hình 5 tăng lên 14,32%, điều này cho thấy mô hình được giải thích bởi các biến độc lập tốt hơn. Giá trị của P là 0,000; có nghĩa là Mô hình 5 có ý nghĩa thống kê ở mức 1%. Kết quả ước lượng trong Mô hình 5 cho thấy rằng, 3 biến độc lập đều có ảnh hưởng đến số lượng tiền dự định gửi vào ngân hàng của khách hàng. Biến ảnh hưởng của người thân (β1 = 100,79) và chất lượng phục vụ (β3= 451,22) cùng mức ý nghĩa thống kê 1% cho thấy hai biến này tương quan thuận chiều với số lượng tiền dự định gửi của khách hàng. Cụ thể, khi số người thân làm việc tại ngân hàng tăng lên 1 người thì lượng tiền dự định gửi sẽ tăng lên 100,79 triệu đồng. Kết quả này cũng hoàn toàn phù hợp với thực tế là khách hàng sẽ đặt niềm tin và sẽ ủng hộ ngân hàng nào mà họ có người thân đang làm việc tại ngân hàng đó. Nếu chất lượng phục vụ được đánh giá tốt thì lượng tiền gửi sẽ tăng lên 415,22 triệu đồng so với sự đánh giá không tốt. Yếu tố khoảng cách từ nhà đến ngân hàng có mối tương quan tỷ lệ nghịch với số lượng tiền dự định gửi vào ngân hàng của khách hàng cá nhân với ý nghĩa thống kê 1% và β2 = -64,62. Nếu khoảng cách này cứ tăng thêm 1 km thì số lượng tiền dự định gửi vào ngân hàng sẽ giảm đi 64,62 triệu đồng. Điều này chứng tỏ mức độ phù hợp thực tế với nhịp sống hiện đại yếu tố tiện lợi cũng góp phần ảnh hưởng đến hành vi người gửi tiền. Đối với các biến kiểm soát: yếu tố tuổi tăng lên có ý nghĩa 1% (ở Mô hình 1 không có ý nghĩa về mặt thống kê); các yếu tố khác đều ý nghĩa thống kê (riêng yếu tố giới tính không có ý nghĩa về mặt thống kê) điều này cho thấy, tầm quan trọng của các biến độc lập được đưa vào mô hình nghiên cứu đến số lượng tiền dự định gửi vào ngân hàng của các khách 47 hàng cá nhân. Qua kết quả phân tích Mô hình Tobit đối với nhóm khách hàng dự định gửi tiền tiết kiệm, từ Mô hình 1 đến Mô hình 5 thể hiện sự tác động đến lượng tiền dự định gửi vào ngân hàng của khách hàng cá nhân bởi các yếu tố kiểm soát và các biến độc lập trong mô hình. Kết quả phân tích tương đối giống nhóm khách hàng có gửi tiền yếu tố ảnh hưởng của người thân khoảng cách từ nhà đến ngân hàng và chất lượng phục vụ của nhân viên ngân hàng có tác động mạnh nhất đến lượng tiền dự định gửi với mức ý nghĩa thống kê 1%. Kết quả cho thấy số lượng tiền dự định gửi vào ngân hàng của cá nhân nhiều hay ít cũng phụ thuộc rất lớn vào số người thân đang làm việc tại ngân hàng, thời gian giao dịch và chất lượng phục vụ của nhân viên ngân hàng. 5.3.4. Nhận xét chung Các yếu tố được đưa vào mô hình phân tích, bao gồm ba biến độc lập: ảnh hưởng của người thân, khoảng cách từ nhà đến ngân hàng, chất lượng phục vụ của nhân viên ngân hàng và tám biến kiểm soát: lãi suất tiền gửi, thời gian giao dịch, tuổi, giới tính, tổng thu nhập hàng tháng, tổng chi phí hàng tháng, số người phụ thuộc và niềm tin của khách hàng vào ngân hàng. Kết quả phân tích cho thấy, đối với nhóm khách hàng có gửi tiền có chín trong mười một yếu tố nêu trên có ảnh hưởng đến lượng tiền gửi vào ngân hàng của các khách hàng cá nhân, đó là: “ảnh hưởng của người thân”, “khoảng cách từ nhà đến ngân hàng”, “chất lượng phục vụ của nhân viên ngân hàng”, “lãi suất tiền gửi”, “thời gian giao dịch”, “tuổi”, “giới tính”, “tổng thu nhập hàng tháng”, và “số người phụ thuộc”. Đối với nhóm khách hàng dự định gửi tiền có chín trong mười yếu tố đưa vào mô hình có ảnh hưởng đến số lượng tiền dự định gửi vào ngân hàng của khách hàng cá nhân, đó là: “ảnh hưởng của người thân”, “khoảng cách từ nhà đến ngân hàng”, “chất lượng phục vụ của nhân viên ngân hàng”, “lãi suất tiền gửi”, “thời gian giao dịch”,“tuổi”, “tổng thu nhập hàng tháng”, “số người phụ thuộc” và “niềm tin của khách hàng vào ngân hàng”. Đây là cơ sở để tác giả đề xuất những giải pháp nhằm thu hút được nhiều khách hàng củ và phát triển khách hàng tiềm năng nhằm tăng lượng tiền gửi tiết kiệm. 5.4. Phân tích thêm Ngoài ra trong nghiên cứu này xem xét giữa hai phương pháp ước lượng: phương pháp hồi qui Tobit và phương pháp ước lượng bình phương bé nhất (OLS) để kiểm tra độ tin cậy và kết quả ước lượng của đề tài nghiên cứu. Kết quả kiểm định bằng phương pháp OLS cho thấy, giá trị ước lượng của các biến độc lập đưa vào mô hình có giá trị lần lượt (β1 = 167,04 và p<0,01; β2 = -8,16 và p<0,1; β3 = 63,36 và p<0,05) là tương đồng không có sự khác biệt (chi tiết tại Phụ lục 4). Điều này cũng hàm ý rằng, đề tài nghiên cứu sử dụng phương pháp hồi qui Tobit là chấp nhận được. 48 5.5. Đề xuất giải pháp Hiện nay tỉnh Sóc Trăng có 19 chi nhánh ngân hàng và 12 quỹ tín dụng nhân dân, đồng thời xét về nguồn vốn huy động Vietcombank Sóc Trăng còn đứng sau một số ngân hàng thương mại khác trên cùng địa bàn. Tuy nhiên, qua kết quả phân tích cho thấy một số yếu tố ảnh hưởng lớn đến số lượng tiền gửi vào ngân hàng của khách hàng là “ảnh hưởng của người thân”, “khoảng cách từ nhà đến ngân hàng”, “chất lượng phục vụ của nhân viên ngân hàng”, “thời gian giao dịch”, “tổng thu nhập hàng tháng”, “lãi suất tiền gửi”. Về ảnh hưởng của người thân có tác động lớn đến quyết định gửi tiền cũng như số lượng tiền gửi vào ngân hàng của khách hàng. Ngân hàng cần xây dựng chương trình quản lý quan hệ khách hàng phù hợp, đối với những khách hàng truyền thống có người thân làm việc tại ngân hàng cần có chính sách chăm sóc khách hàng đặc biệt, ưu đãi hơn. Đồng thời khi phát triển sản phẩm huy động mới giao chỉ tiêu cho nhân viên ngân hàng phổ biến đến người thân, vì thông tin từ người thân giúp cho họ tin tưởng hơn so với những ngân hàng không có người thân do đó nguồn vốn huy động vốn sẽ tăng lên. Khoảng cách từ nơi ở hoặc địa điểm kinh doanh của khách hàng đến điểm giao dịch gần nhất của ngân hàng cũng là một yếu tố khách hàng cân nhắc. Ngân hàng nên tăng cường chiến lược mở rộng mạng lưới kinh doanh, chú trọng mở phòng thêm phòng giao dịch gần các khu dân cư đông đúc tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng đến giao dịch. Đồng thời ngân hàng tăng cường thêm nhân sự phục vụ giao dịch nhận tiền gửi tại nhà đối với khách hàng có yêu cầu, công tác này đảm bảo an toàn cho khách hàng. Qua kết quả phân tích ta thấy yếu tố chất lượng phục vụ của nhân viên ngân hàng và thời gian giao dịch có tác động nhiều đến quyết định gửi tiền của khách hàng. Trong hoa ̣t đô ̣ng kinh doanh của ngân hàng, khách hàng thường xuyên tiế p xúc giao dich ̣ với nhân viên, mo ̣i thái đô ̣, phong cách, văn hóa, cách ứng xử khi làm viê ̣c của nhân viên có ảnh hưởng quyế t đinh ̣ đế n hin ̀ h ảnh và uy tin ́ của ngân hàng. Vì vậy ngân hàng cần tăng cường tổ chức tập huấn kiến thức, nâng cao tính chuyên nghiệp trong thái độ phục vụ, khả năng thuyết phục khách hàng, khả năng truyền đạt thông tin nhằm tăng tác phong chuyên nghiệp đồng thời sẽ thu hút lượng tiền gửi. Đồng thời đầu tư phát triển hệ thống công nghệ hiện đại để thực hiện các giao dịch nhanh chóng, chính xác giúp tiết kiệm thời gian của khách hàng khách hàng thấy hài lòng sẽ tăng lượng tiền gửi. Lãi suất tiền gửi là công cụ rất quan trọng trong việc huy động vốn, nếu lãi suất hấp dẫn sẽ thu hút lượng tiền gửi càng nhiều. Do đó, các ngân hàng cần nghiên cứu, cập nhật chính sách lãi suất phù hợp trong theo quy định trần lãi suất của ngân hàng Nhà nước vừa đảm bảo cạnh tranh đối với các ngân hàng thương mại khác trên địa bàn. 49 Ngoài những yếu tố trên, kết quả phân tích cũng cho thấy yếu tố thu nhập cũng có ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền, yếu tố này rất quan trọng, một khi khách hàng cá nhân không có thu nhập dư ra, thì khả năng gửi tiền là rất khó. Vì vậy ngân hàng cần tập trung xây dựng chiến lược nghiên cứu thu nhập từng của người dân trên địa bàn hoạt động để có chính sách thu hút khách hàng phù hợp để tăng lượng tiền gửi. 50 CHƯƠNG 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1. Kết luận Đề tài này tập trung nghiên cứu những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền của khách hàng cá nhân vào ngân hàng Vietcombank Sóc Trăng. Trong đó, tập trung phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lượng tiền gửi của hai nhóm khách hàng có gửi tiền và dự định gửi tiền. Đề tài sử dụng phương pháp hồi quy Tobit để phân tích để ước lượng lượng tiền gửi của khách hàng cá nhân, tổng số 400 phiếu khảo sát trong đó 290 phiếu khảo sát khách hàng đã có gửi tiền tại Vietcombank Sóc Trăng và 110 phiếu khảo sát khách hàng có dự định gửi tiền. Có 11 yếu tố được đưa vào mô hình phân tích, bao gồm ba biến độc lập: ảnh hưởng của người thân, khoảng cách từ nhà đến ngân hàng, chất lượng phục vụ của nhân viên ngân hàng và 8 biến kiểm soát: lãi suất tiền gửi, thời gian giao dịch, tuổi, giới tính, tổng thu nhập hàng tháng, tổng chi phí hàng tháng, số người phụ thuộc và niềm tin của khách hàng vào ngân hàng. Kết quả phân tích cho thấy, đối với nhóm khách hàng có gửi tiền có 9 chín trong 11 yếu tố nêu trên ảnh hưởng đến lượng tiền gửi vào ngân hàng của các cá nhân có ý nghĩa thống kê từ 1% đến 10% và phù hợp với dấu kỳ vọng, đó là: “ảnh hưởng của người thân”, “khoảng cách từ nhà đến ngân hàng”, “lãi suất tiền gửi”, “thời gian giao dịch”, “tuổi”, “giới tính”, “tổng thu nhập hàng tháng”, “số người phụ thuộc” và “niềm tin của khách hàng vào ngân hàng”. Đối với nhóm khách hàng dự định gửi tiền có 9 trong 10 yếu tố đưa vào mô hình có ảnh hưởng đến số lượng tiền dự định gửi vào ngân hàng của khách hàng cá nhân có ý nghĩa thống kê từ 1% đến 10% và phù hợp với dấu kỳ vọng, đó là: “ảnh hưởng của người thân”, “khoảng cách từ nhà đến ngân hàng”, “chất lượng phục vụ của nhân viên ngân hàng”, “lãi suất tiền gửi”, “thời gian giao dịch”, “tổng thu nhập hàng tháng”, “tuổi”, “số người phụ thuộc” và “niềm tin của khách hàng vào ngân hàng”. 6.2. Kiến nghị - Đối với Ngân hàng Nhà nước cần có sự giám sát chặt chẽ trong lĩnh vực huy động vốn. Vì một số ngân hàng thương mại thiếu vốn thỏa thuận tăng lãi suất huy động, điều này tạo nên một môi trường cạnh tranh thiếu lành mạnh, ảnh hưởng đến khả năng huy động ngân hàng. - Đối với Vietcombank: + Mở rộng mạng lưới chi nhánh, phòng giao dịch xuống tận các huyện để rút ngắn khoảng cách với khách hàng ở xa, thu hút khách hàng tiềm năng. + Bên cạnh những sản phẩm và hình thức tiết kiệm sẳn có, ngân hàng cần 51 phát triển thêm các sản phẩm và hình thức tiết kiệm mới như huy động tận nơi; huy động qua Internet bankking, huy động các khoản phát sinh…để thúc đẩy tăng nguồn huy động. + Phát triển thêm chính sách hỗ trợ tư vấn khách hàng: Thông qua đó ngân hàng sẽ hỗ trợ và tư vấn cho khách hàng về các vấn đề liên quan đến lĩnh vực huy động và quan trọng hơn là giúp khách hàng lựa chọn các loại hình dịch vụ mà ngân hàng cung cấp. Thông qua nghiệp vụ này ngân hàng sẽ giúp khách hàng hiểu rõ tác dụng của việc không sử dụng tiên mặt trong lưu thông và tác dụng của việc gửi tiền, tài sản vào ngân hàng hơn là cất trữ trong nhà. + Đẩy mạnh chính sách chăm sóc khách hàng: Chính sách này góp phần giúp ngân hàng củng cố được mối quan hệ với khách hàng, đồng thời thông qua đó có thể mở rộng được phạm vi hoạt động. Tổ chức hội nghị gặp gỡ khách hàng hàng năm để lấy ý kiến đóng góp. Vì vậy chính sách này giúp cho ngân hàng củng cố thêm mối quan hệ qua lại giữa ngân hàng và khách hàng. Trong môi trường cạnh tranh ngày càng khắc nghiệt đối với tất cả ngành nghề nói chung và ngành ngân hàng nói riêng việc nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn gửi tiền vào ngân hàng Vietcombank Sóc Trăng từ kết quả đã đưa ra đã cung cấp các thông tin tham khảo để ngân hàng thu hút khách hàng tiền gửi. Tuy nhiên dù đã cố gắng nhưng đề tài vẫn còn nhiều hạn chế và trong quá trình thu thập dữ liệu thông tin tiền gửi là thông tin cá nhân về tài chính nên khách hàng còn ngại cung cấp. 52 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bùi Hữu Long, 2013. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác huy động vốn của ngân hàng thương mại. Tạp trí Doanh nhân Hà Nội, số 39, trang 6-8. 2. Engel, Kollatt and Blackewll, 1978. Consumer behaviour. Dryden Press 3. Fishbein and Ajzen, 1975. Belief, attitude, intention, and behavior: A introduction to theory and rerearch. Reading, MA: Addison-Wesley. 4. Hair, Blach, Babin, Anderson and Tatham, 2006. Multivariate Data Analysis (6th edition). Upper Saddle River, NJ: Pearson Prentice Hall. 5. Kennington, Carolyn, Jeanne Hill, and Anna Rakowska, 1996. Consumer selection criteria for banks in Poland. International Journal of Bank Marketing, Vol. 14, No. 4, pp. 12-21. 6. Luật số 47/2010/QH12 về các tổ chức tín dụng được Quốc hội ban hành ngày 17 tháng 06 năm 2010. 7. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam – Chi nhánh Sóc Trăng. Báo cáo tổng kết từ năm 2013 đến năm 2015. 8. Nguyễn Quốc Nghi, 2011, Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền tiết kiệm của cá nhânở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Tạp trí Khoa học xã hội và nhân văn, số 01, trang 62-66. 9. Nguyễn Thị Thái Hà, 2010. Một số nghiên cứu kết quả hành vi gửi tiền tiết kiệm của khách hàng cá nhân tại các ngân hàng thương mại tỉnh Thái Nguyên. Tạp Chí Khoa học& Công nghệ, số 73 trang 38-42. 10. Phạm Kế Anh, 2012. Nghiên cứu hành vi gửi tiền tiết kiệm của người dân ở tỉnh Kiên Giang. Tạp Chí Ngân hàng, số 3, trang 48-53. 11. Philip Kotler and Gary Amstrong, 1991. Principles of marketing, Prentice Hall, 5th edition. 12. Quyết định 1160/2004/QĐ-NHNN ban hành Quy chế về tiền gửi tiết kiệm do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành ngày 19 tháng 09 năm 2004. 53 PHỤ LỤC Phụ lục 1: PHIẾU ĐIỀU TRA NGHIÊU CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH GỬI TIỀN CỦA KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN VÀO NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG CHI NHÁNH SÓC TRĂNG Mẫu phỏng vấn số: ............................ Ngày phỏng vấn: ............/........./2016 Xin chào Anh(Chị)! Chúng tôi là học viên cao học QTKD của Trường Đại học Tây Đô. Tôi đang tiến hành nghiên cứu khảo sát về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền vào ngân hàng TMCP Ngoại thương tỉnh Sóc Trăng. Anh (chị) vui lòng dành khoảng 20 phút để giúp tôi trả lời một số câu hỏi dưới đây. Mọi thông tin mà anh (chị) cung cấp chỉ được sử dụng cho khảo sát này và hoàn toàn được bảo mật. Xin anh(chị) vui lòng chọn và khoanh tròn câu trả lời mà anh(chị) cho là thích hợp. Q1. Họ và tên của anh (chị):................................................................................. Q2. Địa chỉ:............................................................................................................ Q3. Điện thoại (nếu có): ...................................................................................... Q4. Giới tính: 1. Nam 0. Nữ Q5. Tuổi: …………….......................................................................................... Q6. Nghề nghiệp: 1. Công nhân/nhân viên 3. Buôn bán 2. Công chức/viên chức 4. Khác: …………. Q7. Anh/chị vui lòng cho biết anh/chị có gửi tiền vào Ngân hàng nào không?(Tính đến thời điểm hiện tại) 1. Có (Vui lòng trả lời Phần I) 0. Không (Vui lòng chuyển qua Phần II) PHẦN I Q8. Hiện tại số tiền gửi tại ngân hàng này của anh/chị là bao nhiêu? .........................triệu đồng Q9. Anh/chị gửi tiền vào ngân hàng với mục đích gì? 1. Sinh lãi 4. Được an toàn 2. Chờ cơ hội làm ăn 5. Sử dụng các tiện ích của ngân hàng . 3. Tích lũy cho tương lai 6. Khác:.................................. Q10. Anh/Chị cho biết mức lãi suất tiền gửi hiện nay tại ngân hàng đang gửi có quyết định đến việc gửi tiền này hay không? 54 1. Có 0. Không Q11. Anh/Chị vui lòng cho biết những người thân trong gia đình đang làm việc tại ngân hàng có ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền hay không? 1. Có 0. Không Q12. Anh/chị vui lòng đánh giá mức độ ảnh hưởng của người thân đến quyết định gửi tiền theo 5 mức độ? Chỉ tiêu 1. Rất không ảnh hưởng Ảnh hưởng của người thân đến quyết định gửi tiền 2. Không ảnh hưởng 1 3. 4. Trung Ảnh bình hưởng 2 3 5. Rất ảnh hưởng 4 5 Q13. Anh/Chị cho biết số người thân trong gia đình hiện đang làm việc tại ngân hàng? .................. Số người Q14.Khoảng cách từ nhà anh/chị đến địa điểm phòng giao dịch của ngân hàng đang gửi tiền là bao xa? .......................... km Q15. Anh/Chị cho biết phong cách, chất lượng phục vụ của nhân viên ngân hàng có ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền hay không? 1. Có 0. Không Q16. Anh/chị hãy đánh giá về chất lượng phục vụ và xử lý chuyên nghiệp của cán bộ ngân hàng theo 5 mức độ? Chỉ tiêu Chất lượng phục vụ và xử lý chuyên nghiệp của nhân viên ngân hàng 1. Rất không tốt 1 2. 3. Không Trung tốt bình 2 3 4. Tốt 5. Rất tốt 4 5 55 Q17.Anh/Chị vui lòng đánh giá tầm quan trọng của các yếu tố sau ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền tại ngân hàng trên theo 5 mức độ. Chỉ tiêu 1. 2. Rất Không không quan quan trọng trọng 3. 4. 5. Trung Quan Rất bình trọng quan trọng 1. Lãi suất tiền gửi 1 2 3 4 5 2. An toàn, bảo mật thông tin 1 2 3 4 5 3. Ngân hàng có uy tín, thương hiệu 1 2 3 4 5 4. Chương trình khuyến mãi 1 2 3 4 5 5. Vị trí giao dịch thuận lợi 1 2 3 4 5 6. Thời gian thực hiện giao dịch 1 2 3 4 5 7. Có nhiều loại hình kỳ hạn phong phú 1 2 3 4 5 8. Giải quyết các vấn đề của khách hàng nhanh chóng 1 2 3 4 5 9. Tác phong làm việc của nhân viên 1 2 3 4 5 Q18. Thời gian trung bình thực hiện một giao dịch kể từ khi anh/chị đến giao dịch gửi tiền khoảng bao lâu? ...................... phút Q19. Anh/chị có tin tưởng vào ngân hàng anh/chị đang gửi tiền không? 1. Có 0. Không Q20.Tổng thu nhập hàng tháng của gia đình Anh/Chị là bao nhiêu? ....................... Triệu đồng. Q21.Tổng chi phí sinh hoạt hàng tháng của gia đình Anh/Chị là bao nhiêu? ....................... Triệu đồng. Q22. Số người trong gia đình Anh/chị có thu nhập? .............. Số người Q23. Số người phụ thuộc trong gia đình Anh/chị ? .............. Số người Q24. Loại hình kỳ hạn nào mà anh/chị lựa chọn gửi tiền? 1 tháng 9 tháng 3 tháng 12 tháng 6 tháng Khác ............................. 56 PHẦN II Q25. Nếu Anh/Chị không gửi tiền vào ngân hàng thì hình thức nào sau đây là ưu tiên nhất anh/chị chọn đầu tư? 1. Mua đất 4. Chơi hụi 2. Mua vàng 5. Cho vay 3. Cất trữ tiền mặt tại nhà 6. Khác: .............................. Q26. Số tiền Anh/Chị đầu tư là bao nhiêu? .......................... Triệu đồng Q27. Lý do mà Anh/Chị không gửi tiền vào ngân hàng? 1. Khi cần gấp thì không rút được tiền 4. Thủ tục rườm rà 2. Lãi suất thấp 5. Điểm giao dịch của ngân hàng xa nhà 3. Để tiền đầu tư vào việc khác 6. Khác: ................................. Q28. Anh/Chị vui lòng cho biết trong thời gian tới anh/chị dự định gửi tiền vào ngân hàng Vietcombank và số tiền là bao nhiêu………………………………? Q29. Anh/chị dự định gửi tiền vào ngân hàng với mục đích gì? 1. Sinh lãi 4. Được an toàn 2. Chờ cơ hội làm ăn 5. Sử dụng các tiện ích của ngân hàng 3. Tích lũy cho tương lai 6. Khác:.................................. Q30.Anh/Chị cho biết mức lãi suất tiền gửi có quyết định đến việc dự định gửi tiền này hay không? 1. Có 0. Không Q31. Theo anh/chị những người thân trong gia đình làm việc tại ngân hàng mà anh/chị dự định gửi có ảnh hưởng đến dự định gửi tiền tại ngân hàng này hay không? 1. Có 0. Không Q32. Anh/chị vui lòng đánh giá mức độ ảnh hưởng của người thân đến dự định gửi tiền theo 5 mức độ? Chỉ tiêu Ảnh hưởng của người thân đến quyết định gửi tiền 1. Rất không ảnh hưởng 1 2. Không ảnh hưởng 2 3. Trung bình 4. Ảnh hưởng 5. Rất ảnh hưởng 3 4 5 Q33. Anh/Chị cho biết số người thân trong gia đình hiện đang làm việc tại ngân hàng? .................. Số người Q34.Khoảng cách từ nhà anh/chị đến địa điểm phòng giao dịch của ngân hàng mà anh chị dự định gửi tiền là bao xa? 57 .......................... km Q35. Anh/Chị cho biết phong cách, chất lượng phục vụ của nhân viên ngân hàng có ảnh hưởng đến dự định gửi tiền này hay không? 1. Có 0. Không Q36. Anh/chị hãy đánh giá về chất lượng phục vụ và xử lý chuyên nghiệp của cán bộ ngân hàng ảnh hưởng như thế nào đến dự định gửi tiền của anh/chị theo 5 mức độ? Chỉ tiêu Chất lượng phục vụ và xử lý chuyên nghiệp của nhân viên ngân hàng 1. Rất không tốt 1 2. Không tốt 3. Trung bình 4. Tốt 5. Rất tốt 2 3 4 5 Q37. Thời gian trung bình thực hiện một giao dịch mà anh/chị cho là phù hợp kể từ khi anh/chị đến giao dịch gửi tiền sẽ ảnh hưởng đến dự định gửi tiền của anh/chị khoảng bao lâu? ...................... phút Q38. Anh/chị có tin tưởng vào ngân hàng mà anh/chị dự định gửi tiền không? 1. Có 0. Không Q41.Anh/Chị vui lòng đánh giá tầm quan trọng của các yếu tố sau ảnh hưởng đến dự định gửi tiền tại ngân hàng trên theo 5 mức độ. 58 Chỉ tiêu 1. Rất không quan trọng 2. Không quan trọng 3. Trung bình 4. Quan trọng 5. Rất quan trọng 1. Lãi suất tiền gửi 1 2 3 4 5 2. An toàn, bảo mật thông tin 1 2 3 4 5 3. Ngân hàng có uy tín, thương hiệu 1 2 3 4 5 4. Chương trình khuyến mãi 1 2 3 4 5 5. Vị trí giao dịch thuận lợi 1 2 3 4 5 6. Thời gian thực hiện giao dịch 1 2 3 4 5 7. Có nhiều loại hình kỳ hạn phong phú 1 2 3 4 5 8. Giải quyết các vấn đề của khách hàng nhanh chóng 1 2 3 4 5 9. Tác phong làm việc của nhân viên 1 2 3 4 5 Q39.Tổng thu nhập hàng tháng của gia đình Anh/Chị là bao nhiêu? ....................... Triệu đồng. Q43.Tổng chi phí sinh hoạt hàng tháng của gia đình Anh/Chị là bao nhiêu? ....................... Triệu đồng. Q40. Số người trong gia đình Anh/chị có thu nhập? .............. Số người Q41. Số người phụ thuộc trong gia đình Anh/chị ? .............. Số người Q42. Loại hình kỳ hạn nào mà anh/chị sẽ lựa chọn để gửi tiền? 1 tháng 9 tháng 3 tháng 12 tháng 6 tháng Khác ............ Xin chân thành cảm ơn! Kính chúc Quý Anh/Chị nhiều sức khỏe và thành công trong cuộc sống. 59 Phụ lục 2: Kết quả xử lý số liệu đối với nhóm có gửi tiền 2.1. Thống kê mô tả mẫu . sum snguoit kc clpv ahls tgtbth tuoi gt ttn tcp npt ntkh Variable Obs Mean snguoit kc clpv ahls tgtbth 290 290 290 290 290 .4689655 10.82414 .5655172 .6137931 12.56897 tuoi gt ttn tcp npt 290 290 290 290 290 ntkh 290 Std. Dev. Min Max .6915723 6.304151 .4965458 .4877206 3.093201 0 1 0 0 5 3 34 1 1 20 42.14483 .4172414 18.32414 8.884483 2.268966 9.735946 .4939558 8.115416 3.08214 .854503 18 0 8 3 0 68 1 50 22 5 .7448276 .4367117 0 1 2.2. Tính nhân tố phóng đại . vif . Variable VIF 1/VIF ttn tuoi snguoit kc clpv tcp npt ntkh tgtbth gt ahls 2.01 1.61 1.55 1.52 1.50 1.45 1.31 1.20 1.19 1.14 1.10 0.496953 0.619905 0.647075 0.657021 0.665576 0.691088 0.763224 0.835179 0.841189 0.876236 0.909860 Mean VIF 1.42 60 2.3. Tính hệ số tương quan . pwcorr snguoit kc clpv ahls tgtbth tuoi gt ttn tcp npt ntkh, sig snguoit kc clpv ahls tgtbth tuoi gt snguoit 1.0000 kc -0.3767 0.0000 1.0000 clpv 0.3939 0.0000 -0.3909 0.0000 1.0000 ahls 0.2208 0.0002 -0.1775 0.0024 0.2477 0.0000 1.0000 tgtbth -0.2578 0.0000 0.2870 0.0000 -0.2598 0.0000 -0.0809 0.1694 1.0000 tuoi 0.4452 0.0000 -0.4640 0.0000 0.4024 0.0000 0.1991 0.0006 -0.2143 0.0002 1.0000 gt -0.2203 0.0002 0.1881 0.0013 -0.1753 0.0027 -0.0613 0.2981 -0.0132 0.8224 -0.1824 0.0018 1.0000 ttn 0.4266 0.0000 -0.4212 0.0000 0.4189 0.0000 0.1891 0.0012 -0.2970 0.0000 0.4664 0.0000 -0.2160 0.0002 tcp 0.0125 0.8319 -0.0788 0.1809 0.1762 0.0026 0.0554 0.3473 -0.0693 0.2394 0.1276 0.0298 -0.0910 0.1222 npt -0.2669 0.0000 0.2295 0.0001 -0.2456 0.0000 -0.1484 0.0114 0.1278 0.0296 -0.3204 0.0000 0.2333 0.0001 ntkh 0.2487 0.0000 -0.2790 0.0000 0.3167 0.0000 0.1206 0.0402 -0.0689 0.2422 0.2285 0.0001 -0.0501 0.3952 ttn tcp npt ntkh ttn 1.0000 tcp 0.4472 0.0000 1.0000 npt -0.2287 0.0001 0.1518 0.0096 1.0000 ntkh 0.1806 0.0020 0.0719 0.2225 -0.2234 0.0001 1.0000 . 2.4. Kết quả phân tích mô hình Tobit đối với nhóm khách hàng có gửi tiền 2.4.1. Mô hình 1 61 . tobit stien_g ahls tgtbth tuoi gt ttn tcp npt ntkh, ll(0) Tobit regression Number of obs LR chi2(8) Prob > chi2 Pseudo R2 Log likelihood = -2159.4032 stien_g Coef. ahls tgtbth tuoi gt ttn tcp npt ntkh _cons 127.0552 -41.74969 9.996189 -135.8504 41.17852 -50.53853 -65.66129 132.9256 309.2838 51.60333 8.352628 2.975761 51.96657 4.017525 9.292741 32.60814 58.50447 204.5755 /sigma 414.5855 17.21429 Obs. summary: Std. Err. t P>|t| 2.46 -5.00 3.36 -2.61 10.25 -5.44 -2.01 2.27 1.51 0.014 0.000 0.001 0.009 0.000 0.000 0.045 0.024 0.132 = = = = 290 251.03 0.0000 0.0549 [95% Conf. Interval] 25.47863 -58.1911 4.138666 -238.142 33.27038 -68.83048 -129.8475 17.7647 -93.405 228.6319 -25.30828 15.85371 -33.55875 49.08667 -32.24659 -1.475029 248.0865 711.9727 380.7007 448.4703 0 left-censored observations 290 uncensored observations 0 right-censored observations 2.4.2. Mô hình 2 . tobit stien_g snguoit ahls tgtbth tuoi gt ttn tcp npt ntkh, ll(0) Tobit regression Number of obs LR chi2(9) Prob > chi2 Pseudo R2 Log likelihood = -2150.6531 stien_g Coef. snguoit ahls tgtbth tuoi gt ttn tcp npt ntkh _cons 178.7155 103.003 -37.10228 7.048749 -106.6145 36.68202 -43.31119 -63.77485 96.97868 334.5207 42.07701 50.38779 8.17774 2.969481 50.88868 4.03924 9.175524 31.64144 57.39191 198.58 /sigma 402.2633 16.7018 Obs. summary: Std. Err. t 4.25 2.04 -4.54 2.37 -2.10 9.08 -4.72 -2.02 1.69 1.68 P>|t| 0.000 0.042 0.000 0.018 0.037 0.000 0.000 0.045 0.092 0.093 0 left-censored observations 290 uncensored observations 0 right-censored observations = = = = 290 268.53 0.0000 0.0588 [95% Conf. Interval] 95.88935 3.817495 -53.19969 1.203498 -206.7859 28.73101 -61.37267 -126.0592 -15.99397 -56.37257 261.5417 202.1884 -21.00487 12.894 -6.44309 44.63303 -25.2497 -1.490505 209.9513 725.4139 369.3867 435.1398 62 2.4.3. Mô hình 3 . tobit stien_g kc ahls tgtbth tuoi gt ttn tcp npt ntkh, ll(0) Tobit regression Number of obs LR chi2(9) Prob > chi2 Pseudo R2 Log likelihood = -2157.1022 stien_g Coef. kc ahls tgtbth tuoi gt ttn tcp npt ntkh _cons -10.10474 120.81 -38.6115 8.2029 -124.3301 39.32649 -48.54791 -66.45247 109.2425 489.5059 4.691657 51.2774 8.413716 3.067402 51.83244 4.077466 9.265484 32.35242 59.07435 219.5311 /sigma 411.3091 17.07811 Obs. summary: 2.4.3. Mô hình 4 Std. Err. t -2.15 2.36 -4.59 2.67 -2.40 9.64 -5.24 -2.05 1.85 2.23 P>|t| 0.032 0.019 0.000 0.008 0.017 0.000 0.000 0.041 0.065 0.027 0 left-censored observations 290 uncensored observations 0 right-censored observations = = = = 290 255.63 0.0000 0.0559 [95% Conf. Interval] -19.33999 19.87336 -55.17342 2.164898 -226.3593 31.30023 -66.78647 -130.1363 -7.04196 57.37161 -.869485 221.7465 -22.04959 14.2409 -22.30094 47.35274 -30.30934 -2.768606 225.5269 921.6403 377.6918 444.9263 63 . tobit stien_g clpv ahls tgtbth tuoi gt ttn tcp npt ntkh, ll(0) Tobit regression Number of obs LR chi2(9) Prob > chi2 Pseudo R2 Log likelihood = -2157.7745 stien_g Coef. clpv ahls tgtbth tuoi gt ttn tcp npt ntkh _cons 106.6596 113.2883 -39.49235 9.020435 -128.4433 39.9293 -51.21313 -62.30468 108.8632 306.2668 58.93055 51.87428 8.398849 3.007762 51.83659 4.054152 9.248078 32.47805 59.67574 203.4337 /sigma 412.2637 17.11726 Obs. summary: Std. Err. t P>|t| 1.81 2.18 -4.70 3.00 -2.48 9.85 -5.54 -1.92 1.82 1.51 = = = = 290 254.28 0.0000 0.0556 [95% Conf. Interval] 0.071 0.030 0.000 0.003 0.014 0.000 0.000 0.056 0.069 0.133 -9.341818 11.1768 -56.025 3.099829 -230.4806 31.94894 -69.41744 -126.2358 -8.605081 -94.18061 222.661 215.3998 -22.9597 14.94104 -26.40599 47.90967 -33.00883 1.626471 226.3314 706.7142 378.5694 445.958 0 left-censored observations 290 uncensored observations 0 right-censored observations 2.4.5. Mô hình 5 . tobit stien_g snguoit kc clpv ahls tgtbth tuoi gt ttn tcp npt ntkh, ll(0) Tobit regression Number of obs LR chi2(11) Prob > chi2 Pseudo R2 Log likelihood = -2148.2403 stien_g Coef. snguoit kc clpv ahls tgtbth tuoi gt ttn tcp npt ntkh _cons 167.0413 -8.168543 63.36048 91.34734 -33.52803 5.211971 -94.81131 34.73649 -42.57484 -62.54369 65.88757 476.7691 42.18051 4.592088 57.92535 50.43919 8.271259 3.061158 50.74906 4.101648 9.158149 31.43309 58.79523 213.2386 /sigma 398.9302 16.56264 Obs. summary: Std. Err. t 3.96 -1.78 1.09 1.81 -4.05 1.70 -1.87 8.47 -4.65 -1.99 1.12 2.24 P>|t| 0.000 0.076 0.275 0.071 0.000 0.090 0.063 0.000 0.000 0.048 0.263 0.026 0 left-censored observations 290 uncensored observations 0 right-censored observations = = = = 290 273.35 0.0000 0.0598 [95% Conf. Interval] 84.00884 -17.20808 -50.66575 -7.942372 -49.81003 -.8139284 -194.711 26.66238 -60.60268 -124.4198 -49.85102 57.00818 250.0738 .8709969 177.3867 190.6371 -17.24603 11.23787 5.088364 42.8106 -24.54699 -.6675641 181.6262 896.53 366.3266 431.5338 64 2.4.6. Tác động biên của mô hình 5 . mfx Marginal effects after tobit y = Linear prediction (predict) = 482.7 variable snguoit kc clpv* ahls* tgtbth tuoi gt* ttn tcp npt ntkh* dy/dx 167.0413 -8.168543 63.36048 91.34734 -33.52803 5.211972 -94.81131 34.73649 -42.57484 -62.54369 65.88757 Std. Err. 42.181 4.59209 57.925 50.439 8.27126 3.06116 50.749 4.10165 9.15815 31.433 58.795 z 3.96 -1.78 1.09 1.81 -4.05 1.70 -1.87 8.47 -4.65 -1.99 1.12 P>|z| [ 95% C.I. 0.000 0.075 0.274 0.070 0.000 0.089 0.062 0.000 0.000 0.047 0.262 84.369 249.714 -17.1689 .831784 -50.1711 176.892 -7.51166 190.206 -49.7394 -17.3167 -.787789 11.2117 -194.278 4.65501 26.6974 42.7756 -60.5245 -24.6252 -124.151 -.935976 -49.349 181.124 (*) dy/dx is for discrete change of dummy variable from 0 to 1 Phụ lục 3: Kết quả xử lý số liệu đối với nhóm dự định gửi tiền 3.1. Thống kê mô tả mẫu . sum snguoit kc clpv ahls tgtbth tuoi gt ttn npt ntkh Variable Obs Mean snguoit kc clpv ahls tgtbth 110 110 110 110 110 .6909091 10.93636 .9818182 .4272727 13.00909 tuoi gt ttn npt ntkh 110 110 110 110 110 29.57273 .4 17.38182 2.681818 .4363636 3.2. Tính nhân tố phóng đại Std. Dev. Min Max 1.020393 3.506945 .13422 .4969465 3.033439 0 1 0 0 5 4 16 1 1 20 9.223483 .4921401 6.848266 1.140834 .4982036 18 0 8 0 0 49 1 47 5 1 ] X .468966 10.8241 .565517 .613793 12.569 42.1448 .417241 18.3241 8.88448 2.26897 .744828 65 . vif Variable VIF 1/VIF kc tuoi snguoit npt ttn ntkh tgtbth clpv ahls gt 8.61 5.17 4.85 3.55 2.18 1.47 1.25 1.18 1.15 1.09 0.116137 0.193586 0.206065 0.281350 0.459069 0.680425 0.801692 0.847853 0.870839 0.920712 Mean VIF 3.05 3.3. Tính hệ số tương quan . pwcorr snguoit kc clpv ahls tgtbth tuoi gt ttn npt ntkh, sig snguoit . kc clpv ahls tgtbth tuoi gt snguoit 1.0000 kc -0.8798 0.0000 1.0000 clpv -0.3094 0.0010 0.3094 0.0010 1.0000 ahls 0.2809 0.0030 -0.2738 0.0038 -0.0200 0.8357 1.0000 tgtbth -0.3903 0.0000 0.4140 0.0000 0.0455 0.6371 -0.0878 0.3617 1.0000 tuoi 0.8037 0.0000 -0.8702 0.0000 -0.2287 0.0163 0.2684 0.0046 -0.3642 0.0001 1.0000 gt -0.0256 0.7908 0.0734 0.4463 0.1111 0.2478 -0.0300 0.7556 -0.0209 0.8285 0.0279 0.7724 1.0000 ttn 0.6393 0.0000 -0.6740 0.0000 -0.3018 0.0014 0.1080 0.2615 -0.3477 0.0002 0.5813 0.0000 0.0332 0.7305 npt -0.7473 0.0000 0.8066 0.0000 0.2614 0.0058 -0.1626 0.0897 0.3163 0.0008 -0.8047 0.0000 0.0163 0.8655 ntkh 0.4663 0.0000 -0.4881 0.0000 -0.1547 0.1067 0.1294 0.1780 -0.1423 0.1382 0.5041 0.0000 0.0674 0.4845 ttn npt ntkh ttn 1.0000 npt -0.4716 0.0000 1.0000 ntkh 0.2008 0.0354 -0.4153 0.0000 1.0000 66 3.4. Kết quả phân tích mô hình Tobit đối với nhóm dự định gửi tiền 3.4.1. Mô hình 1 . tobit stien_k ahls tgtbth tuoi gt ttn npt ntkh, ll(0) Number of obs LR chi2(7) Prob > chi2 Pseudo R2 Tobit regression Log likelihood = -732.05872 Std. Err. stien_k Coef. ahls tgtbth tuoi gt ttn npt ntkh _cons 110.728 -22.97296 1.014772 -78.29322 26.67907 -130.5036 135.7947 490.3997 37.87772 6.485965 3.919245 36.79779 3.316682 26.79178 42.3271 193.4385 /sigma 187.9434 12.67054 Obs. summary: 3.4.2. Mô hình 2 t 2.92 -3.54 0.26 -2.13 8.04 -4.87 3.21 2.54 P>|t| 0.004 0.001 0.796 0.036 0.000 0.000 0.002 0.013 0 left-censored observations uncensored observations 110 0 right-censored observations = = = = 110 173.40 0.0000 0.1059 [95% Conf. Interval] 35.60649 -35.83634 -6.758126 -151.273 20.10121 -183.6388 51.84884 106.7602 185.8495 -10.10957 8.787671 -5.313475 33.25692 -77.36841 219.7405 874.0393 162.8144 213.0724 67 . tobit stien_k kc ahls tgtbth tuoi gt ttn npt ntkh, ll(0) Tobit regression Number of obs LR chi2(8) Prob > chi2 Pseudo R2 Log likelihood = -712.33545 stien_k Coef. kc ahls tgtbth tuoi gt ttn npt ntkh _cons -77.92776 71.54266 -16.63408 -10.49833 -25.80437 16.29711 -60.56983 77.74378 1614.643 11.31331 32.16779 5.498959 3.677728 31.68796 3.155535 24.58836 36.36976 229.7438 /sigma 157.093 10.59118 Obs. summary: 3.4.3. Mô hình 3 Std. Err. t -6.89 2.22 -3.02 -2.85 -0.81 5.16 -2.46 2.14 7.03 P>|t| 0.000 0.028 0.003 0.005 0.417 0.000 0.015 0.035 0.000 0 left-censored observations 110 uncensored observations 0 right-censored observations = = = = 110 212.84 0.0000 0.1300 [95% Conf. Interval] -100.3677 7.738005 -27.54124 -17.79309 -88.65729 10.03812 -109.3407 5.604534 1158.948 -55.48786 135.3473 -5.726926 -3.203578 37.04855 22.5561 -11.79894 149.883 2070.339 136.0855 178.1006 68 . tobit stien_k kc ahls tgtbth tuoi gt ttn npt ntkh, ll(0) Tobit regression Number of obs LR chi2(8) Prob > chi2 Pseudo R2 Log likelihood = -712.33545 stien_k Coef. kc ahls tgtbth tuoi gt ttn npt ntkh _cons -77.92776 71.54266 -16.63408 -10.49833 -25.80437 16.29711 -60.56983 77.74378 1614.643 11.31331 32.16779 5.498959 3.677728 31.68796 3.155535 24.58836 36.36976 229.7438 /sigma 157.093 10.59118 Obs. summary: Std. Err. t -6.89 2.22 -3.02 -2.85 -0.81 5.16 -2.46 2.14 7.03 P>|t| = = = = 110 212.84 0.0000 0.1300 [95% Conf. Interval] 0.000 0.028 0.003 0.005 0.417 0.000 0.015 0.035 0.000 -100.3677 7.738005 -27.54124 -17.79309 -88.65729 10.03812 -109.3407 5.604534 1158.948 -55.48786 135.3473 -5.726926 -3.203578 37.04855 22.5561 -11.79894 149.883 2070.339 136.0855 178.1006 0 left-censored observations 110 uncensored observations 0 right-censored observations 3.4.4. Mô hình 4 . tobit stien_k clpv ahls tgtbth tuoi gt ttn npt ntkh, ll(0) Tobit regression Number of obs LR chi2(8) Prob > chi2 Pseudo R2 Log likelihood = -729.86804 stien_k Coef. clpv ahls tgtbth tuoi gt ttn npt ntkh _cons 299.4097 108.8461 -21.80172 .5607925 -88.02813 28.35616 -137.6669 142.9715 186.2486 141.6181 37.14193 6.382234 3.848004 36.3653 3.34669 26.48144 41.63158 238.0212 /sigma 184.2375 12.42106 Obs. summary: Std. Err. t 2.11 2.93 -3.42 0.15 -2.42 8.47 -5.20 3.43 0.78 P>|t| 0.037 0.004 0.001 0.884 0.017 0.000 0.000 0.001 0.436 0 left-censored observations 110 uncensored observations 0 right-censored observations = = = = 110 177.78 0.0000 0.1086 [95% Conf. Interval] 18.51079 35.17528 -34.46085 -7.071706 -160.1585 21.71802 -190.1927 60.39547 -285.8653 580.3086 182.517 -9.14259 8.193291 -15.89772 34.9943 -85.14109 225.5476 658.3625 159.6004 208.8746 69 3.4.5. Mô hình 5 . tobit stien_k snguoit kc clpv ahls tgtbth tuoi gt ttn npt ntkh, ll(0) Tobit regression Number of obs LR chi2(10) Prob > chi2 Pseudo R2 Log likelihood = -701.52231 stien_k Coef. snguoit kc clpv ahls tgtbth tuoi gt ttn npt ntkh _cons 100.7884 -64.62433 415.2194 54.86475 -13.71412 -12.58378 -38.87894 16.35491 -56.7823 72.9558 1018.816 29.44297 11.41136 110.3503 29.40848 5.021255 3.360618 28.88022 2.939217 22.5375 33.18595 241.7252 /sigma 142.3853 9.599572 Obs. summary: Std. Err. t 3.42 -5.66 3.76 1.87 -2.73 -3.74 -1.35 5.56 -2.52 2.20 4.21 P>|t| 0.001 0.000 0.000 0.065 0.007 0.000 0.181 0.000 0.013 0.030 0.000 = = = = 110 234.47 0.0000 0.1432 [95% Conf. Interval] 42.37433 -87.26414 196.2874 -3.480841 -23.67615 -19.25115 -96.17648 10.52359 -101.496 7.115825 539.24 159.2024 -41.98452 634.1513 113.2103 -3.752095 -5.91641 18.4186 22.18623 -12.06855 138.7958 1498.392 123.3401 161.4306 0 left-censored observations 110 uncensored observations 0 right-censored observations . 3.4.6. Tác động biên của mô hình 5 . mfx Marginal effects after tobit y = Linear prediction (predict) = 410.54545 variable snguoit kc clpv* ahls* tgtbth tuoi gt* ttn npt ntkh* dy/dx 100.7884 -64.62433 415.2194 54.86475 -13.71412 -12.58378 -38.87894 16.35491 -56.7823 72.9558 Std. Err. 29.443 11.411 110.35 29.408 5.02125 3.36062 28.88 2.93922 22.537 33.186 z 3.42 -5.66 3.76 1.87 -2.73 -3.74 -1.35 5.56 -2.52 2.20 P>|z| [ 95% C.I. 0.001 0.000 0.000 0.062 0.006 0.000 0.178 0.000 0.012 0.028 43.0812 -86.9902 198.937 -2.77482 -23.5556 -19.1705 -95.4831 10.5941 -100.955 7.91254 158.496 -42.2585 631.502 112.504 -3.87264 -5.99709 17.7253 22.1157 -12.6096 137.999 (*) dy/dx is for discrete change of dummy variable from 0 to 1 . ] X .690909 10.9364 .981818 .427273 13.0091 29.5727 .4 17.3818 2.68182 .436364 70 Phụ lục 4: Kết quả ước lượng giữa phương pháp hồi qui Tobit và phương pháp hồi qui đa biến (OLS) 4.1. Đối với nhóm khách hàng có gửi tiền . tobit stien_k sn Tobit regression Log likelihood = - stien_k snguoit kc clpv ahls tgtbth tuoi gt ttn npt ntkh _cons 1 -6 4 5 -1 -1 -3 1 - /sigma 1 Obs. summary: . . reg stien_g snguoit kc clpv ahls tgtbth tuoi gt ttn tcp npt ntkh Source . SS df MS Model Residual 72303349.5 46152145.4 11 278 6573031.77 166014.912 Total 118455495 289 409880.605 stien_g Coef. snguoit kc clpv ahls tgtbth tuoi gt ttn tcp npt ntkh _cons 167.0413 -8.168543 63.36048 91.34734 -33.52803 5.211971 -94.81131 34.73649 -42.57484 -62.54369 65.88757 476.7691 Std. Err. 43.08339 4.690382 59.16524 51.51885 8.448305 3.126683 51.83534 4.189444 9.354179 32.10591 60.05374 217.803 t 3.88 -1.74 1.07 1.77 -3.97 1.67 -1.83 8.29 -4.55 -1.95 1.10 2.19 Number of obs F( 11, 278) Prob > F R-squared Adj R-squared Root MSE P>|t| 0.000 0.083 0.285 0.077 0.000 0.097 0.068 0.000 0.000 0.052 0.274 0.029 = = = = = = 290 39.59 0.0000 0.6104 0.5950 407.45 [95% Conf. Interval] 82.2302 -17.40172 -53.10831 -10.06926 -50.15881 -.9430094 -196.8509 26.48943 -60.98886 -125.7453 -52.33026 48.01647 251.8524 1.064633 179.8293 192.7639 -16.89726 11.36695 7.228319 42.98355 -24.16082 .6578868 184.1054 905.5217 1 71 4.2. Đối với nhóm khách hàng dự định gửi tiền . tobit stien_k snguoit kc clpv ahls tgtbth tuoi gt ttn npt ntkh, ll(0) Tobit regression Number of obs LR chi2(10) Prob > chi2 Pseudo R2 Log likelihood = -701.52231 stien_k Coef. snguoit kc clpv ahls tgtbth tuoi gt ttn npt ntkh _cons 100.7884 -64.62433 415.2194 54.86475 -13.71412 -12.58378 -38.87894 16.35491 -56.7823 72.9558 1018.816 29.44297 11.41136 110.3503 29.40848 5.021255 3.360618 28.88022 2.939217 22.5375 33.18595 241.7252 /sigma 142.3853 9.599572 Obs. summary: . Std. Err. t 3.42 -5.66 3.76 1.87 -2.73 -3.74 -1.35 5.56 -2.52 2.20 4.21 P>|t| 0.001 0.000 0.000 0.065 0.007 0.000 0.181 0.000 0.013 0.030 0.000 0 left-censored observations 110 uncensored observations 0 right-censored observations = = = = 110 234.47 0.0000 0.1432 [95% Conf. Interval] 42.37433 -87.26414 196.2874 -3.480841 -23.67615 -19.25115 -96.17648 10.52359 -101.496 7.115825 539.24 159.2024 -41.98452 634.1513 113.2103 -3.752095 -5.91641 18.4186 22.18623 -12.06855 138.7958 1498.392 123.3401 161.4306 72 . . reg stien_k snguoit kc clpv ahls tgtbth tuoi gt ttn npt ntkh Source SS df MS Model Residual 16564873.1 2230094.13 10 99 1656487.31 22526.2033 Total 18794967.3 109 172430.892 stien_k Coef. snguoit kc clpv ahls tgtbth tuoi gt ttn npt ntkh _cons 100.7884 -64.62433 415.2194 54.86475 -13.71412 -12.58378 -38.87894 16.35491 -56.7823 72.9558 1018.816 Std. Err. 31.03568 12.02865 116.3197 30.99932 5.292877 3.542409 30.44248 3.098213 23.75665 34.98113 254.8012 t 3.25 -5.37 3.57 1.77 -2.59 -3.55 -1.28 5.28 -2.39 2.09 4.00 Number of obs F( 10, 99) Prob > F R-squared Adj R-squared Root MSE P>|t| 0.002 0.000 0.001 0.080 0.011 0.001 0.205 0.000 0.019 0.040 0.000 = = = = = = 110 73.54 0.0000 0.8813 0.8694 150.09 [95% Conf. Interval] 39.20684 -88.49178 184.4158 -6.644627 -24.21634 -19.61269 -99.28344 10.20738 -103.9206 3.545657 513.235 162.3699 -40.75688 646.0229 116.3741 -3.211905 -5.554873 21.52555 22.50244 -9.643945 142.366 1524.397