Chiêu thức 1. Bán hàng không niêm yết giá Mục đích - Nhầm giảm thiếu tỷ lệ đánh thuế cao của nhà nước, gia tăng lợi nhuận Lý do Theo Nghị đinh 52/2013/ ND-CP về Thương mại điện tử. Tại Chương 3 Mục 1 Điều 31. Thông tin về giá cả 1. Thông tin về giá hàng hóa hoặc dịch vụ, nếu có, phải thể hiện rõ giá đó đã bao gồm hay chưa bao gồm những chi phí liên quan đến việc mua hàng hóa hoặc dịch vụ như thuế, phí đóng gói, phí vận chuyển và các chi phí phát sinh khác. 2. Trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác, nếu thông tin giá hàng hóa hoặc dịch vụ niêm yết trên website không thể hiện rõ giá đó đã bao gồm hay chưa bao gồm những chi phí liên quan đến việc mua hàng hóa hoặc dịch vụ như thuế, phí đóng gói, phí vận chuyển và các chi phí phát sinh khác thì giá này được hiểu là đã bao gồm mọi chi phí liên quan nói trên. 3. Đối với dịch vụ trên các website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử quy định tại Mục 2 và 4 Chương này, website phải công bố thông tin chi tiết về cách thức tính phí dịch vụ và cơ chế thanh toán. 2. Mời gọi người mua hàng tham gia group kín để bán hàng - Không sử dụng dịch vụ thương mại điện tử -> Giảm tỷ lệ chiết khấu đóng thuế trên các sàn giao dịch, gia tăng giá trị lợi nhuận 3. Yêu cầu khách hàng chuyển khoản không để cập nội dung mua hàng và chia nhỏ tài sản để phân toán kiểm soát - Phân tán nguồn doanh thu, nhằm làm cho cơ quan nhà nước khó kiểm soát được tổng doanh thu của doanh nghiệp Theo quy định tại Luật Quản lý thuế năm 2006 (sửa đổi, bổ sung vào các năm 2012, 2014 và 2016), tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ thương mại có nghĩa vụ nộp thuế từ các hoạt động thương mại mà không phân biệt giao dịch thương mại được thực hiện theo phương thức truyền thống hay thương mại điện tử. Như vậy, tổ chức, cá nhân thực hiện các giao dịch thương mại điện tử qua Internet vẫn phải nộp các loại thuế liên quan theo quy định của pháp luật về thuế. Tùy thuộc vào đối tượng và phạm vi của các giao dịch điện tử được thực hiện mà các tổ chức, cá nhân thực hiện chúng sẽ phải nộp các loại thuế sau: thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân. Căn cứ theo Điều 4 Thông tư 40/2021/TT-BTC quy định về nguyên tắc tính thuế như sau: "Điều 4. Nguyên tắc tính thuế 1. Nguyên tắc tính thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh được thực hiện theo các quy định của pháp luật hiện hành về thuế GTGT, thuế TNCN và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan. 2. Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh có doanh thu từ hoạt động sản xuất, kinh doanh trong năm dương lịch từ 100 triệu đồng trở xuống thì thuộc trường hợp không phải nộp thuế GTGT và không phải nộp thuế TNCN theo quy định pháp luật về thuế GTGT và thuế TNCN. Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh có trách nhiệm khai thuế chính xác, trung thực, đầy đủ và nộp hồ sơ thuế đúng hạn; chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực, đầy đủ của hồ sơ thuế theo quy định. 3. Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh theo hình thức nhóm cá nhân, hộ gia đình thì mức doanh thu từ 100 triệu đồng/năm trở xuống để xác định cá nhân không phải nộp thuế GTGT, không phải nộp thuế TNCN được xác định cho một (01) người đại diện duy nhất của nhóm cá nhân, hộ gia đình trong năm tính thuế." Bán hàng online là hoạt động phân phối, cung cấp hàng hóa. Tỷ lệ thuế GTGT là 1%, tỷ lệ thuế TNCN là 0,5% quy định tại Phụ luc I Danh mục ngành nghề tính thuế GTGT, thuế TNCN theo tỷ lệ % trên doanh thu đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh ban hành kèm theo Thông tư 40/2021/TT-BTC. Như vậy, người bán hàng online là người có nghĩa vụ nộp thuế GTGT và thuế TNCN nếu có doanh thu từ bán hàng online > 100 triệu đồng/năm. 4. Xóa Livestream khỏi nền tảng sau khi liên kết Xóa chứng cứ bán Điều 29. Công khai thông tin người nộp thuế hàng. Các thông tin Cơ quan quản lý thuế công khai thông tin về người nộp thuế liên quan đến việc mua 1. trong các trường hợp sau: bán, chốt đơn a) Trốn thuế, tiếp tay cho hành vi trốn thuế, chiếm đoạt tiền thuế, vi phạm pháp luật về thuế rồi bỏ trốn khỏi trụ sở kinh doanh; phát hành, sử dụng bất hợp pháp hóa đơn. b) Không nộp hồ sơ khai thuế sau 90 ngày, kể từ ngày hết thời hạn nộp hồ sơ khai thuế theo quy định của pháp luật thuế hiện hành. c) Ngừng hoạt động, chưa hoàn thành thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế, không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký. d) Các hành vi vi phạm pháp luật về thuế của người nộp thuế làm ảnh hưởng đến quyền lợi và nghĩa vụ thuế của tổ chức, cá nhân khác. đ) Không thực hiện các yêu cầu của cơ quan quản lý thuế theo quy định của pháp luật như: Từ chối không cung cấp thông tin tài liệu cho cơ quan quản lý thuế, không chấp hành quyết định kiểm tra, thanh tra và các yêu cầu khác của cơ quan quản lý thuế theo quy định của pháp luật. e) Chống, ngăn cản công chức thuế, công chức hải quan thi hành công vụ. g) Quá 90 ngày kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế và các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước hoặc hết thời hạn chấp hành các quyết định hành chính về quản lý thuế mà người nộp thuế hoặc người bảo lãnh không tự nguyện chấp hành. h) Cá nhân, tổ chức không chấp hành các quyết định hành chính về quản lý thuế mà có hành vi phát tán tài sản, bỏ trốn. i) Các thông tin khác được công khai theo quy định của pháp luật. 2. Nội dung và hình thức công khai a) Nội dung công khai Thông tin công khai bao gồm: Mã số thuế, tên người nộp thuế, địa chỉ, lý do công khai. Tùy theo từng trường hợp cụ thể cơ quan quản lý thuế có thể công khai chi tiết thêm một số thông tin liên quan của người nộp thuế. b) Hình thức công khai b.1) Đăng tải trên cổng thông tin điện tử của cơ quan quản lý thuế, trang thông tin điện tử của cơ quan quản lý thuế các cấp; b.2) Công khai trên phương tiện thông tin đại chúng; b.3) Niêm yết tại trụ sở cơ quan quản lý thuế; b.4) Thông qua việc tiếp công dân, họp báo, thông cáo báo chí, hoạt động của người phát ngôn của cơ quan quản lý thuế các cấp theo quy định của pháp luật; b.5) Các hình thức công khai khác theo các quy định có liên quan. 3. Thẩm quyền công khai thông tin a) Thủ trưởng cơ quan quản lý thuế quản lý trực tiếp người nộp thuế hoặc cơ quan quản lý thuế nơi quản lý khoản thu ngân sách nhà nước căn cứ tình hình thực tế và công tác quản lý thuế trên địa bàn, để quyết định việc lựa chọn các trường hợp công khai thông tin người nộp thuế có vi phạm theo quy định tại khoản 1 Điều này. b) Trước khi công khai thông tin người nộp thuế, cơ quan quản lý thuế phải thực hiện rà soát, đối chiếu để đảm bảo tính chính xác thông tin công khai. Thủ trưởng cơ quan quản lý thuế chịu trách nhiệm tính chính xác của thông tin công khai. Trường hợp thông tin công khai không chính xác, Thủ trưởng cơ quan quản lý thuế thực hiện đính chính thông tin và phải công khai nội dung đã đính chính theo hình thức công khai quy định tại điểm b khoản 2 Điều này.