Uploaded by thugiangtrinh73

Tiểu luận QTRR

advertisement
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG

TIỂU LUẬN
MÔN QUẢN TRỊ RỦI RO
TRONG DOANH NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH QUẢN TRỊ RỦI RO DỰA
TRÊN KHUNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍCH HỢP CỦA
COSO CHO CÔNG TY CỔ PHẦN NAM VIỆT HOẠT
ĐỘNG TRONG LĨNH VỰC THUỶ SẢN TRONG GIAI
ĐOẠN COVID 19
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN:
NHÓM THỰC HIỆN:
HÀ NỘI -2022
THS.VŨ LỆ HẰNG
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1.
1.1.
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO ......................................... 1
Tổng quan về rủi ro .............................................................................................. 1
1.1.1.
Khái niệm về rủi ro .......................................................................................... 1
1.1.2.
Phân loại rủi ro ................................................................................................. 1
1.2.
Quản trị rủi ro ....................................................................................................... 2
1.2.1.
Khái niệm về quản trị rủi ro ............................................................................. 2
1.2.2.
Vai trò của quản trị rủi ro ................................................................................. 3
1.3.
Quản trị rủi ro theo COSO .................................................................................. 4
1.3.1.
Khái niệm về quản trị rủi ro theo COSO ......................................................... 4
1.3.2. Tại sao phải triển khai Khung quản lý rủi ro doanh nghiệp (ERM) của
COSO? .......................................................................................................................... 5
1.3.3.
Khung quản trị rủi ro doanh nghiệp của COSO ............................................... 5
1.3.4.
Mô hình ERM của COSO ................................................................................ 8
CHƯƠNG 2.
VIỆT
2.1.
KẾ HOẠCH QUẢN TRỊ RỦI RO TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NAM
10
Giới thiệu khái quát về công ty Cổ phần Nam Việt ......................................... 10
2.1.1.
Lịch sử hình thành và phát triển ..................................................................... 11
2.1.2.
Sứ mệnh, tầm nhìn, mục tiêu và giá trị cốt lõi ............................................... 12
2.1.3.
Lĩnh vực kinh doanh chính ............................................................................ 13
2.1.4.
Tình hình hoạt động kinh doanh những năm gần đây.................................... 14
2.1.5.
Phân tích môi trường kinh doanh theo mô hình SWOT ................................ 15
2.2.
Hoạt động quản lý rủi ro tại công ty Cổ phần Nam Việt ................................ 16
2.2.1.
Nhận diện rủi ro ............................................................................................. 16
2.2.2.
Đo lường rủi ro ............................................................................................... 23
2.2.3.
Kiểm soát rủi ro .............................................................................................. 24
2.2.4.
Quản trị thông tin và truyền thông ................................................................. 25
2.2.5.
Tài trợ rủi ro ................................................................................................... 26
2.2.6.
Đánh giá kế hoạch quản trị rủi ro của công ty Cổ phần Nam Việt ................ 26
CHƯƠNG 3.
MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ RỦI RO CHO
CÔNG TY CỔ PHẦN NAM VIỆT ................................................................................. 27
3.1. Một số giải pháp chủ yếu đề xuất nhằm hoàn thiện kế hoạch quản trị rủi ro
tại công ty Cổ phần Nam Việt ...................................................................................... 27
KẾT LUẬN .................................................................................................................... 28
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................ 29
DANH SÁCH THÀNH VIÊN
MSV
Họ và tên
Thông tin
Mức độ
đóng góp
MỞ ĐẦU
Từ lâu thuỷ hải sản là loại thực phẩm phổ biến được ưa chuộng ở nhiều quốc gia nhất
là Các quốc gia có biên hoặc có các thủy vực nội địa lớn. Cùng với sự tăng trưởng kinh tế,
gia tăng dân số, nhu cầu về thủy sản ngày càng lớn để đáp ứng thị hiếu tiêu dùng đa dạng
từ cao cấp đến bình dân. Tăng trưởng tiêu dùng thủy sản không những diễn ra mạnh mẽ ở
các nước phát triển, mà còn ở các nước đang phát triển. Cùng với xu thế tiêu thụ này thì
việc trao đổi xuất nhập khẩu thủy sản giữa các quốc gia được đầy mạnh và Việt Nam không
nằm ngoài xu thế đó.
Từ khi chúng ta mở rộng xuất khẩu thì nghề nuôi cá tra và cá ba sa bước sang một ai
trang mới và trở thành đối tượng xuất khẩu mang về nguồn ngoại tệ cao. Thị trường xuất
khẩu đã mở ra trên 60 quốc gia và vùng lãnh thổ đặc biệt do chất lượng sản phẩm ngày
càng được nâng cao có thời điểm xuất khẩu cá tra của thị trường EU đã tăng 2149% về khối
lượng và giá trị.
Bên cạnh những thuận lợi đem lại hàng trưng cho ngành thì cũng còn không ít những
khó khăn thách thức, những rủi ro thường trực trên thị trường ảnh hưởng tới sự phát triển
của các doanh nghiệp. Chính vì vậy, quản lý rủi ro là một mắt xích vô cùng quan trong quá
trình hoạt động và phát triển của doanh nghiệp. Hiểu được tính quan trọng của nó, Nhóm
em lựa chọn đề tài “Xây dựng kế hoạch quản trị rủi ro dựa trên khung quản trị rủi ro
tích hợp của COSO cho công ty Cổ phần Nam Việt hoạt động trong lĩnh vực thuỷ sản
trong giai đoạn Covid 19” để nghiên cứu. Với đề tài này, mong rằng sau quá trình tìm tòi,
phân tích, chúng em sẽ hiểu hơn về quá trình quản trị rủi ro cũng như ra quyết định của
doanh nghiệp mà cụ thể là Công ty cổ phần Nam Việt.
Chúng em xin chân thành cảm ơn!
CHƯƠNG 1.
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO
1.1. Tổng quan về rủi ro
1.1.1. Khái niệm về rủi ro
• Khái niệm rủi ro:
 Theo quan điểm truyền thống: Rủi ro là sự kiện bất lợi, bất ngờ xảy ra gây tổn thất
cho con người.
 Theo quan điểm hiện đại: Rủi ro được hiểu là khả năng có sai lệch giữa một bên là
những gì xảy ra trên thực tế với một bên là những gì được dự kiến từ trước (mà bình
thường đáng lẽ đã phải diễn ra).
• Các khái niệm có liên quan:
 Nguy cơ rủi ro: là một tình huống có thể tạo nên ở bất kỳ lúc nào, có thể gây nên
những tổn thất (hay có thể là những lợi ích) mà cá nhân hay tổ chức không thể tiên
đoán được.
 Tổn thất: là những thiệt hại, mất mát về tài sản, cơ hội có thể được hưởng, về tinh
thần, thể chất do rủi ro gây ra.
• Đặc trưng của rủi ro:
 Tần suất rủi ro: là số lần xuất hiện rủi ro trong một khoảng thời gian hay trong tổng
số lần quan sát sự kiện.
 Biên độ rủi ro: Thể hiện tính chất nguy hiểm, mức độ thiệt hại tác động tới chủ thể.
1.1.2. Phân loại rủi ro
 Rủi ro sự cố và rủi ro cơ hội:
 Rủi ro sự cố: là rủi ro gắn liền với những sự cố ngoài dự kiến, đây là những rủi ro
khách quan khó tránh khỏi (nó gắn liền với yếu tố bên ngoài).
 Rủi ro cơ hội: là rủi ro gắn liền với quá trình ra quyết định của chủ thể. Nếu xét theo
quá trình ra quyết định thì rủi ro cơ hội bao gồm:
 Rủi ro liên quan đến giai đoạn trước khi ra quyết định;
 Rủi ro trong quá trình ra q yu ết định;
 Rủi ro liên quan đến giai đoạn sau khi ra quyết định.
 Rủi ro thuần túy và rủi ro suy đoán:
 Rủi ro thuần túy tồn tại khi có một nguy cơ tổn thất nhưng không có cơ hội kiếm lời,
hay nói cách khác là rủi ro trên đó không có khả năng có lợi cho chủ thể.
1
 Rủi ro suy đoán tồn tại khi có một cơ hội kiếm lời cũng như một nguy cơ tổn thất,
hay nói cách khác là rủi ro vừa có khả năng có lợi, vừa có khả năng tổn thất.
 Rủi ro có thể phân tán và rủi ro không thể phân tán:
 Rủi ro có thể phân tán: là rủi ro có thể giảm bớt tổn thất thông qua những thỏa hiệp
đóng góp (như tài sản, tiền bạc…) và chia sẻ rủi ro.
 Rủi ro không thể phân tán: là rủi ro mà những thỏa hiệp đóng góp về tiền bạc hay
tài sản không có tác dụng gì đến việc giảm bớt tổn thất cho những người tham gia
vào quỹ đóng góp chung.
 Rủi ro trong các giai đoạn phát triển của doanh nghiệp:
 Rủi ro trong giai đoạn khởi sự: Rủi ro không được thị trường chấp nhận.
 Rủi ro giai đoạn trưởng thành: Rủi ro tốc độ tăng trưởng của kết quả “doanh thu max”
không tương hợp với tốc độ phát triển của “chi phí min”.
 Rủi ro giai đoạn suy vong: Rủi ro phá sản.
 Rủi ro do tác động của các yếu tố môi trường kinh doanh:
 Yếu tố luật pháp;
 Yếu tố kinh tế;
 Yếu tố văn hóa – xã hội;
 Yếu tố tự nhiên…
 Rủi ro theo chiều dọc và rủi ro theo chiều ngang:
 Rủi ro theo chiều dọc: là rủi ro theo chiều chức năng chuyên môn truyền thống của
doanh nghiệp.
Ví dụ: từ nghiên cứu thị trường => thiết kế sản phẩm => nhập nguyên vật liệu => sản xuất
=> đưa sản phẩm ra thị trường.
 Rủi ro theo chiều ngang: là rủi ro xảy ra ở các bộ phận chuyên môn như nhân sự, tài
chính, marketing marketing, nghiên cứu phát triển…
1.2. Quản trị rủi ro
1.2.1. Khái niệm về quản trị rủi ro
Quản trị rủi ro trong doanh nghiệp là vấn đề hiện nay được rất nhiều Doanh nghiệp
quan tâm, đặc biệt là sau đợt dịch Covid-19 bùng phát đã khiến nhiều doanh nghiệp rơi vào
cảnh lao đao. Vậy quản trị rủi ro trong doanh nghiệp là gì?
Quản trị rủi ro là một vấn đề trọng tâm, cốt lõi và được quan tâm hàng đầu của hệ
thống quản trị doanh nghiệp và chiến lược kinh doanh hiệu quả. Quản trị rủi ro trong doanh
nghiệp là một quy trình được thực thi bởi một hội đồng gồm các cơ quan cấp cao của doanh
2
nghiệp, những người quản lý điều hành, chuyên gia tài chính… được thiết lập để xác định
những sự kiện, tình huống, vấn đề có thể tác động đến doanh nghiệp trong tương lai đồng
thời quản lý, ngăn chặn, giới hạn các mức độ rủi ro để doanh nghiệp có thể đạt được mục
tiêu. Quản trị rủi ro hướng đến 3 mục tiêu chính: phải xác định được loại rủi ro, thực hiện
phân tích một cách khách quan các loại rủi ro đặc thù, ứng phó với những loại rủi ro đó một
cách phù hợp, hiệu quả.
Tóm lại, Quản trị rủi ro là quá trình tiếp cận rủi ro một cách khoa học và có hệ thống
nhằm nhận dạng, kiểm soát, phòng ngừa và giảm thiểu những tổn thất, mất mát, những ảnh
hưởng bất lợi của rủi ro đồng thời tìm cách biến rủi ro thành những cơ hội thành công.
1.2.2. Vai trò của quản trị rủi ro
Quản lý rủi ro doanh nghiệp giúp tối ưu hóa chiến lược và hiệu quả hoạt động của
doanh nghiệp. Các tổ chức tích hợp quản lý rủi ro doanh nghiệp trong toàn đơn vị có thể
nhận ra nhiều lợi ích, bao gồm:
- Tăng phạm vi cơ hội, giúp doanh nghiệp đưa ra những quyết định đúng đắn: Bằng
cách xem xét tất cả các khả năng – kể cả khía cạnh tích cực và tiêu cực của rủi ro - ban
quản lý có thể xác định các cơ hội mới và thách thức tiềm ẩn trong rủi ro. Nếu có thể dự
báo được rủi ro hoặc cơ hội một cách chính xác, các nhà quản trị có thể đưa ra những quyết
định đúng đắn hơn, xây dựng những chiến lược hiệu quả hơn nhằm đạt được những mục
tiêu đã đề ra.
Ví dụ: Ứng dụng Zoom là một ví dụ điển hình cho sự thành công của quản trị rủi ro.
Khi mà rất nhiều doanh nghiệp còn đang loay hoay xoay sở để tồn tại trong thời kỳ Covid
– 19 thì Zoom đã biến thách thức thành cơ hội để có thể phát triển mạnh mẽ thời gian này.
- Xác định và quản lý rủi ro trên toàn tổ chức: Mọi tổ chức đều phải đối mặt với vô
số rủi ro có thể ảnh hưởng đến nhiều bộ phận của tổ chức. Đôi khi rủi ro có thể bắt nguồn
từ một bộ phận của đơn vị nhưng lại tác động đến một bộ phận khác. Do đó, Ban Giám đốc
nên xác định và quản lý những rủi ro trên toàn đơn vị để duy trì và cải thiện hiệu quả hoạt
động.
- Hạn chế sử dụng lãng phí ngân sách trong đầu tư: Quản lý rủi ro doanh nghiệp
cho phép các doanh nghiệp cải thiện khả năng xác định rủi ro và thiết lập các phản ứng
thích hợp. Doanh nghiệp có thể chỉ ra và loại bỏ những điều bất lợi, thừa thải không cần
thiết đối với doanh nghiệp để giảm chi phí hoặc tổn thất liên quan, đồng thời thu lợi từ
3
những phát triển thuận lợi. Bên cạnh đó, quản trị rủi ro cũng có thể chỉ ra những chi phí
phát sinh trong quá trình đầu tư và phát triển doanh nghiệp.
- Giúp chủ động ứng phó đối với những rủi ro chắc chắn xảy đến: Đối với doanh
nghiệp, việc đánh giá và quản lý rủi ro là cách tốt nhất để chuẩn bị cho các tình huống có
thể hoặc chắc chắn sẽ xảy ra trong quá trình phát triển và tăng trưởng. Quản lý rủi ro doanh
nghiệp cho phép các tổ chức lường trước những rủi ro có thể ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt
động và cho phép họ thực hiện các hành động cần thiết để giảm thiểu sự gián đoạn và tối
đa hóa cơ hội. Khi rủi ro xảy đến, doanh nghiệp thực hiện quản trị rủi ro tốt sẽ hạn chế rơi
vào tình thế bị động.
- Cải thiện việc triển khai nguồn lực: Mọi rủi ro đều có thể được coi là một yêu cầu
đối với nguồn lực của doanh nghiệp. Có được thông tin chắc chắn về rủi ro cho phép ban
quản lý đối mặt với nguồn lực hữu hạn, đánh giá nhu cầu nguồn lực tổng thể, ưu tiên triển
khai nguồn lực và tăng cường phân bổ nguồn lực. Quản trị rủi ro được thực hiện thông qua
việc sử dụng một cách hợp lý, khoa học và tiết kiệm các nguồn lực của doanh nghiệp: nguồn
lực tài chính, nguồn nhân lực, tài sản vật chất và các nguồn lực vô hình. Điều này đồng
nghĩa với việc doanh nghiệp phải tìm cách tổ chức các công việc, hoạt động có liên quan
đến các nguồn lực này một cách thật hợp lý. Từ đó, toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp
cũng sẽ được đi vào quy củ và ổn định.
- Nâng cao khả năng thích ứng của doanh nghiệp: Khả năng tồn tại trong trung và
dài hạn của một thực thể kinh doanh phụ thuộc vào khả năng dự đoán và ứng phó của doanh
nghiệp đó với sự thay đổi, không chỉ để tồn tại mà còn để phát triển và tăng trưởng. Điều
này một phần được kích hoạt bởi quản lý rủi ro doanh nghiệp hiệu quả. Nó ngày càng trở
nên quan trọng khi tốc độ thay đổi của thị trường ngày càng nhanh và sự phức tạp trong
kinh doanh tăng lên.
Những lợi ích này nêu bật một thực tế là không nên chỉ xem rủi ro như một hạn chế
hoặc thách thức tiềm ẩn đối với việc thiết lập và thực hiện một chiến lược. Thay vào đó, sự
thay đổi do rủi ro và các phản ứng của tổ chức với rủi ro sẽ làm phát sinh các cơ hội chiến
lược và thể hiện được năng lực giải quyết rủi ro của tổ chức.
1.3. Quản trị rủi ro theo COSO
1.3.1. Khái niệm về quản trị rủi ro theo COSO
“Quản trị rủi ro là một quá trình chịu sự tác động của hội đồng quản trị, ban điều hành
và những người khác của doanh nghiệp, được áp dụng trong quá trình xác định chiến lược
4
và xuyên suốt trong tổ chức, được thiết kế để nhận diện những sự kiện tiềm ẩn/tiềm năng
có thể gây ảnh hưởng đến tổ chức và để quản trị rủi ro trong khẩu vị rủi ro (Risk Appetite)
của tổ chức để đảm bảo an toàn một cách hợp lý liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ mục
tiêu (Goals) của tổ chức.”
1.3.2. Tại sao phải triển khai Khung quản lý rủi ro doanh nghiệp (ERM) của COSO?
Khung quản lý rủi ro doanh nghiệp của COSO nhấn mạnh, có hai khía cạnh bổ sung
đối với quản lý rủi ro doanh nghiệp có thể có ảnh hưởng lớn hơn nhiều đến giá trị của một
doanh nghiệp, đó là khả năng chiến lược không phù hợp và những tác động từ chiến lược
đã chọn. Khi bối cảnh rủi ro trở nên biến động và phức tạp hơn bao giờ hết, khung COSO
ERM không chỉ giúp cung cấp sự đảm bảo cho các bên liên quan mà còn cung cấp một lăng
kính hiệu quả mà qua đó các doanh nghiệp có thể đánh giá khả năng điều chỉnh chiến lược,
rủi ro và hiệu quả hoạt động của họ. Vì việc thực thi tính minh bạch và văn hóa xoay quanh
rủi ro tốt hơn, các tổ chức có thể cải thiện tốt hơn khả năng đối mặt với rủi ro của mình
cũng như xác định các rủi ro trước khi chúng gây ra mối đe dọa lớn trong môi trường kinh
doanh đang phát triển.
Một lợi ích chính khác của khung quản lý rủi ro doanh nghiệp của COSO là nó hỗ trợ
công nghệ quản lý rủi ro hiện đại, tạo ra dữ liệu và phân tích để giúp ích cho việc ra quyết
định. Nó giúp giảm thiểu những rủi ro không mong muốn xảy ra một cách bất ngờ và khai
thác các cơ hội cho sự thành công của tổ chức trong tương lai.
Cho đến hiện tại, khung quản lý rủi ro COSO được hàng nghìn doanh nghiệp trên toàn
thế giới sử dụng để tăng cường kiểm soát nội bộ của họ, mang lại sự tập trung sâu rộng và
mạnh mẽ hơn vào lĩnh vực ERM. Nó không chỉ tập trung vào các mục tiêu chiến lược rộng
lớn hơn mà còn cả văn hóa công ty và các khái niệm như khẩu vị rủi ro. Ngoài ra, việc các
bên liên quan tham gia vào việc quản lý rủi ro cũng giúp các tổ chức đáp ứng yêu cầu nâng
cao tính minh bạch và trách nhiệm giải trình khi quản lý tác động của rủi ro.
1.3.3. Khung quản trị rủi ro doanh nghiệp của COSO
Theo khung quản trị rủi ro doanh nghiệp của COSO gồm 6 bước, có tính liên tục:
5
1. Thiết
lập bối
cảnh
6. Giám
sát và báo
cáo
2. Nhận
diện rủi ro
5. Các
hoạt động
kiểm soát
3. Đánh
giá rủi ro
4. Ứng
phó rủi ro
Hình 1.1. Khung quản trị rủi ro doanh nghiệp của COSO
Bước 1: Thiết lập bối cảnh, xây dựng bối cảnh môi trường kinh doanh trong việc
thực hiện mục tiêu, chiến lược của doanh nghiệp để từ đó xác định được giới hạn xử lý rủi
ro, mức độ quản lý rủi ro (hoạt động nào quản lý, hoạt động nào không quản lý) và liên kết
các hoạt động với các bước công việc chính trong quản lý rủi ro.
Bước 2: Nhận diện rủi ro
Phát hiện các sự kiện có thể ảnh hưởng đến việc thực hiện mục tiêu chiến lược của
doanh nghiệp, công tác sản xuất kinh doanh, các dự án...; phân chia cấp rủi ro và phân nhóm
rủi ro để quản lý, gồm có rủi ro cấp doanh nghiệp và rủi ro cấp đơn vị.
Bước 3: Đánh giá rủi ro
Đánh giá khả năng xảy ra và mức độ ảnh hưởng của các rủi ro, xem xét các biện
pháp kiểm soát rủi ro. Xếp hạng các rủi ro để xác định mức độ ưu tiên quản lý dựa trên bộ
tiêu chí đo lường được lượng hóa gắn với giá trị cụ thể cho khả năng xảy ra của rủi ro và
mức độ ảnh hưởng của rủi ro (tài chính, phi tài chính); từ đó xác định mức độ chấp nhận
rủi ro của doanh nghiệp cho từng loại rủi ro.
Bước 4: Ứng phó rủi ro
6
Xác định các biện pháp, xây dựng các kế hoạch hành động và giám sát cụ thể nhằm
giảm rủi ro xuống mức có thể chấp nhận được. Các phương án ứng phó rủi ro tương ứng
với mức độ rủi ro và chi phí của từng phương án ứng phó:
+ Chấp nhận rủi ro (ví dụ về biến động giá dầu là một rủi ro đặc thù của ngành dầu
khí, các doanh nghiệp thường chấp nhận rủi ro này và thực hiện kế hoạch theo dõi, giám
sát thường xuyên để có phương án kịp thời cùng với xây dựng các kịch bản giá dầu, xem
xét kết hợp với các các giải pháp ứng phó khác);
+ Tránh rủi ro là việc quyết định không tiếp tục đầu tư, hoặc lựa chọn kế hoạch đầu
tư thay thế với rủi ro có thể chấp nhận được mà vẫn đạt được mục tiêu về chiến lược kinh
doanh (ví dụ doanh nghiệp có thể quyết định không đầu tư ở khu vực có chiến sự);
+ Giảm khả năng xảy ra rủi ro và/hoặc giảm mức độ tác động của rủi ro (ví dụ sử
dụng các thiết bị an toàn và đào tạo về an toàn cháy nổ trong môi trường hoạt động có nguy
cơ cao về cháy nổ);
+ Chuyển giao một phần hoặc toàn bộ rủi ro thường được thực hiện thông qua các
hợp đồng (như các hợp đồng bảo hiểm là hình thức chuyển giao rủi ro thường hay được sử
dụng nhất; hợp đồng liên doanh…).
Lựa chọn các phương án ứng phó rủi ro linh hoạt, trong một số trường hợp, có thể
sử dụng kết hợp nhiều phương án ứng phó rủi ro để đạt được hiệu quả cao nhất.
Bước 5: Kiểm soát rủi ro
Thực hiện các quy trình, biện pháp để kiểm soát và ứng phó với rủi ro:
+ Kiểm soát phòng ngừa: các biện pháp xử lý để ngăn chặn các lỗi, sự cố hay hành
động/giao dịch không mong muốn xảy ra;
+ Kiểm soát phát hiện: giám sát hoạt động/quy trình để xác định các biện pháp kiểm
soát phòng ngừa còn thiếu sót và lỗi, sự cố hay hành động/giao dịch, từ đó có các biện pháp
ứng phó phù hợp;
+ Kiểm soát khắc phục: các biện pháp xử lý để khôi phục về trạng thái ban đầu hoặc
giảm hậu quả, thiệt hại của các lỗi, sự cố hay hành động/giao dịch đã xảy ra.
Bước 6: Giám sát và báo cáo - giám sát và báo cáo hoạt động quản lý rủi ro và những
thay đổi có thể ảnh hưởng đến hệ thống quản lý rủi ro doanh nghiệp.
7
Quy trình giám sát và báo cáo được thực hiện nhằm đánh giá tính hiệu quả và sự phù
hợp của khung quản trị rủi ro doanh nghiệp. Bằng cách thường xuyên giám sát rủi ro và
đánh giá hiệu quả của việc xử lý rủi ro, doanh nghiệp có thể điều chỉnh chương trình quản
lý rủi ro phù hợp với tình hình cụ thể. Giám sát các rủi ro hiện tại, các rủi ro mới xuất hiện
thông qua các chỉ số rủi ro chính KRI (Key Risk Indicator, là một chỉ số dự báo về các rủi
ro hiện tại hoặc tương lai có thể quan sát hay đo lường được). Báo cáo các bên liên quan về
quy trình quản lý rủi ro, gồm:
+ Đánh giá hiệu quả của hoạt động kiểm soát (có thực hiện đúng không);
+ Đánh giá hiệu quả của khung quản trị rủi ro doanh nghiệp;
+ Các rủi ro còn lại sau khi đã áp dụng các giải pháp ứng phó.
1.3.4. Mô hình ERM của COSO
Vào những năm 2000, mối quan tâm đến quản lý rủi ro ngày càng tăng khi hàng loạt
các vụ bê bối và thất bại kinh doanh nổi tiếng ở Hoa Kỳ và các quốc gia khác trên toàn cầu
đã thúc đẩy nhu cầu về một khuôn khổ vững chắc để xác định, đánh giá và quản lý rủi ro
một cách hiệu quả. Để giúp các doanh nghiệp thực hiện cách tiếp cận toàn doanh nghiệp để
quản lý rủi ro, COSO (Ủy ban Chống gian lận khi lập Báo cáo tài chính thuộc Hội đồng
quốc gia Hoa Kỳ) đã đưa ra Khung tích hợp ERM vào năm 2004. Trong thập kỷ qua, ấn
phẩm này đã trở nên rộng rãi và được các tổ chức chấp nhận trong nỗ lực quản lý rủi ro.
Khuôn khổ ban đầu này đề cập đến sự phát triển của quản lý rủi ro doanh nghiệp và sự cần
thiết của việc cải thiện cách tiếp cận của các tổ chức để quản lý rủi ro, đáp ứng nhu cầu của
một môi trường kinh doanh đang phát triển, nó đặc biệt phù hợp với các doanh nghiệp nơi
mà rủi ro được thúc đẩy bởi chức năng kiểm toán nội bộ. Tuy nhiên, ấn phẩm này đã phải
nhận lấy nhiều phản ứng trái chiều vì thiếu tập trung vào việc xác định các mối đe dọa và
cơ hội - được cho là giá trị thực của ERM.
Kể từ năm 2004 đến nay, mức độ phức tạp của rủi ro đã thay đổi, rủi ro mới xuất hiện
và cả hội đồng quản trị và giám đốc điều hành đều nâng cao nhận thức và giám sát của họ
về quản lý rủi ro doanh nghiệp đồng thời yêu cầu cải thiện báo cáo rủi ro. Để giải quyết vấn
đề này, khung ERM đã được cập nhật vào năm 2017 với tên gọi mới Quản lý Rủi ro Doanh
nghiệp - Tích hợp với Chiến lược và Hiệu quả hoạt động (Enterprise Risk Management Integrating with Strategy and Performance). Tên gọi mới được công nhận và nhấn mạnh
tầm quan trọng của việc xem xét rủi ro trong việc thiết lập chiến lược công ty và giúp các
công ty cải thiện hiệu quả hoạt động của họ. Khung quản lý rủi ro mới làm rõ tầm quan
8
trọng của quản lý rủi ro doanh nghiệp trong việc lập kế hoạch chiến lược và đưa nó vào
xuyên suốt một tổ chức — bởi vì rủi ro ảnh hưởng đến việc điều chỉnh chiến lược cũng như
hiệu quả hoạt động trên tất cả các phòng ban và các cấp. Khung mới bao gồm 20 nguyên
tắc kiểm soát được chia thành năm thành phần có liên quan với nhau sau đây:
Hình 1.2. Mô hình ERM của COSO
9
CHƯƠNG 2.
KẾ HOẠCH QUẢN TRỊ RỦI RO TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
NAM VIỆT
2.1. Giới thiệu khái quát về công ty Cổ phần Nam Việt
Tên Công ty: Công ty Cổ phần Nam Việt.
Tên tiếng Anh: Nam Viet Corporation.
Vốn điều lệ: 660.000.000.000 đ (Sáu trăm sáu mươi tỷ đồng chẵn).
Trụ sở chính: 19D Trần Hưng Đạo, P.Mỹ Quý, Tp.Long Xuyên, tỉnh An Giang.
Điện thoại: (84-76) 834 060
Fax: (84-76) 834 054
Website: www.navifishco.com
Email: namvietagg@hcm.vnn.vn
Giấy CNĐKKD: 5203000050 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh An Giang cấp đăng
ký lần đầu ngày 02/10/2006, đăng ký thay đổi lần thứ 3 ngày 18/08/2007.
Logo:
Hình 2.1. Logo công ty Cổ phần Nam Việt
10
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển
Từ những ngày đầu thành lập, Navico đã không ngừng đầu tư vào chuỗi giá trị khép
kín để có được thành quả như ngày hôm nay với hệ thống từ ươm giống, sản xuất thức ăn,
vùng nuôi cá tra thành phẩm, nhà máy chế biến đông lạnh, nhà máy bao bì, nhà máy phụ
phẩm dầu cá, bột cá. Đầu tư góp vốn thành lập nhà máy sản xuất collagen và gelatin, đầu
tư thành lập nhà máy sản xuất phân bón hữu cơ, đầu tư sản xuất điện năng lượng mặt trời
Những sự kiện quan trọng:
Năm 1993
Công ty Cổ phần Nam Việt có tiền than là
Công ty TNHH Nam Việt được thành lập
vào năm 1993 hoạt động trong lĩnh vực xây
dựng dân dụng và công nghiệp.
Năm 2000
Công ty có bước chuyển biến quan trọng
đầu tư sang lĩnh vực chế biến thuỷ sản.
Năm 2006
Chuyển hình thức sang Công ty Cổ phần
với số vốn điều lệ là 660 tỷ đồng.
Tháng 12 năm 2007
Cổ phiếu Nam Việt chính thức được niêm
yết tại sản giao dịch chứng khoán Thành
phố Hồ Chí Minh với mã cổ phiếu là ANV
Năm 2011
Công ty bắt đầu xây dựng vùng nuôi cá
nguyên liệu
Năm 2012
Công ty xây dựng nhà máy chế biến thức
ăn thuỷ sản và đi vào hoạt động với 4 dây
chuyền sản xuất, tổng công suất 400
tấn/ngày
Năm 2016
Công ty đã có 8 dây chuyền sản xuất thức
ăn với tổng công suất lên đến 800 tấn/ngày
đáp ứng 100% nhu cầu thức ăn cho 250 ha
vùng nuôi cá nguyên liệu của công ty, phần
còn lại bán ra thị trường
Năm 2017
Công ty tăng vốn điều lệ từ 660 tỷ đồng lên
1.250.446.250.000 đồng
11
Năm 2018
Đầu tư Khu nông nghiệp ứng dụng công
nghệ cao nuôi trồng thuỷ dản Nam Việt
Bình Phú diện tích 600ha
Năm 2019
Công
ty
tăng
vốn
1.250.446.250.000
điều
đồng
lệ
từ
lên
1.275.396.250.000 đồng
Tháng 03 năm 2020
Góp vốn thành lập Công ty TNHH
Amicogen Nam Việt, Vốn điều lệ 46 tỷ 480
triệu đồng; % góp vốn là 50%; Ngành
nghề: sản xuất collagen và gelatin. Công
suất 780 tấn/năm.
Tháng 05 năm 2020
Thành lập Công ty TNHH MTV Nam Việt
Solar, Công ty TNHH MTV Đại Tây
Dương Solar, Công ty TNHH MTV Ấn Độ
Dương Solar; Tổng vốn điều lệ 64 tỷ
đồng; % góp vốn là 100%; Ngành nghề;
sản xuất điện năng lượng mặt trời. Thi công
và bán điện trong năm 2020 là 46 cụm năng
lượng mặt trời áp mái với công suất 53
MW.
Tháng 07 năm 2020
Thành lập công ty TNHH MTV Phân bón
hữu cơ Nam Việt, Vốn điều lệ 5 tỷ đồng; %
góp vốn là 100%; Ngành nghề; sản xuất
phân bón hữu cơ, Công suất 70.000
tấn/năm.
Tháng 12 năm 2021
Khởi công nhà máy Amicogen, tổng mức
đầu tư 46 tỷ 480 triệu đồng, sản xuất
collagen và gelatin với công suất 780
tấn/năm, dự kiến tháng 07/2022 hoành
thành đưa vào hoạt động
2.1.2. Sứ mệnh, tầm nhìn, mục tiêu và giá trị cốt lõi
 Sứ mệnh
12
NAVICO phấn đấu trở thành nhà cung cấp thủy sản hàng đầu để góp phần tạo ra thực
phẩm an toàn cho cộng đồng
- Là bạn là đối tác luôn đồng hành cùng khách hàng.
-
Luôn trung thực là nơi đáng tin cậy cho khách hàng và nhà đầu tư.
-
Là môi trường sáng tạo và năng động cho nhân viên.
Là tổ chức có trách nhiệm với xã hội.
 Tầm nhìn và mục tiêu
- Giữ vững vị trí số 1 trong ngành thủy sản Việt Nam.
- Đa dạng hóa sản phẩm, đa dạng hóa thị trường
-
Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản trị kinh doanh.
-
Thu hút nguồn nhân lực có tài, có tâm.
 Giá trị cốt lõi
Ngoài việc tập trung mang lại giá trị và hiệu quả cho khách hàng, đối tác và nhân viên,
đồng thời NAVICO cũng chia sẽ lợi nhuận cho cộng đồng xã hội. Trong đó nổi bật là phát
gạo tình thương” cho những gia đình có hoàn cảnh khó khăn và chương trình “ Xây dựng
ước mơ ’’ bao gồm trao tặng tập và học bổng cho các em học sinh trường THPT. Chương
trình nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của khách hàng, đối tác, nhân viên và chính quyền địa
phương.
2.1.3. Lĩnh vực kinh doanh chính
Hoạt động sản xuất, kinh doanh chính của Công ty cổ phần Nam Việt hiện nay là chế
biến xuất khẩu các sản phẩm từ cá tra, cá basa (thịt cá tra, cá basa phi lê; da cá, đầu xương
cá, bao tử cá, bột cá, dầu mỡ thành phẩm cá tra, basa…) cùng một số sản phẩm từ các loại
thuỷ sản khác. Sản phẩm của Công ty rất đa dạng và phân loại theo nhiều tiêu chuẩn khác
nhau.
Hình 2.2. Sản phẩm cá tra từ công ty Cổ phần Nam Việt
13
Ngoài ra, Nam Việt còn doanh một số ngành nghề:
 Xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông (cầu, đường, cống…),
thuỷ lợi;
 Chăn nuôi thuỷ sản;
 Sản xuất bao bì giấy và in ấn bao bì các loại;
 Sản xuất dầu Bio-diesel;
 Sản xuất keo Genlatine và Gryxerin;
 Khai thác khoáng sản: Cromit, muối mỏ công nghiệp và kim loại màu (sắt, đồng,
chì , kẽm…);
 Sản xuất và mua bán phân bón;
 Mua bán kim loại và quặng kim loại;
 Sản xuất, chế biến và mua bán thức ăn thủy sản;
 Truyền tải và phân phối điện, lắp đặt hệ thống điện
2.1.4. Tình hình hoạt động kinh doanh những năm gần đây
Trong năm 2021, tình hình dịch bệnh Covid 19 tiếp tục lan rộng trên khắp thế
giới và cả ở Việt Nam, chính phủ Việt Nam đã áp dụng các biện pháp phòng chống
dịch rất quyết liệt trên phạm vi rộng, giãn cách xã hội kéo dài dẫn đến đứt gãy lưu
thông, để duy trì sản xuất đảm bao giao hàng cho khách hàng từ tháng 07/2021 đến
tháng 11/2021, công ty đã áp dụng các mô hình “sản xuất 3 tại chỗ”, “1 cung đường
2 điểm đến” làm phát sinh nhiều chi phí như chi phí ăn ở, phụ cấp lương, chi phí xét
nghiệm Covid…Dịch bệnh kéo dài dẫn đến kéo dài thời gian nuôi các làm phát sinh
thêm chi phí nuôi, container thiếu trầm trọng đẩy giá cước tàu tăng cao. Có thể nói
dịch bệnh Covid-19 đã ảnh hưởn rất lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công
ty, ảnh hưởng đến kế hoạch doanh thu và lợi nhuận năm 2021, doanh số năm 2021
đạt 89% so với kế hoạch đề ra, lợi nhuận trước thuế đạt 60%
Tiếp tục đầu tư mở rộng vùng nuôi công nghệ cao Bình Phú để hoàn thành chuỗi giá
trị khép kín.
Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2021
TT
CHỈ TIÊU
Năm
2020 Năm
2021 Tỷ lệ năm
(triệu đồng)
(triệu đồng)
2021 so với
năm 2020
14
1
Doanh
thu 3,438,664
3,493,926
101.61%
2
Giá vốn hàng 2,953,993
bán
2,940,613
99.55%
3
Lợi nhuận gộp 484,671
553,313
114.16%
4
Doanh
thu 42,934
hoạt động tài
41,027
95.56%
thuần
chính
5
Chi phí hoạt 80,031
đông tài chính
115,346
144.84%
6
Chi phí bán 185,263
hàng
280,957
151.65%
7
Chi phí quản 56,562
lý
doanh
56,474
99.84%
nghiệp
8
Lợi
nhuận 205,458
thuần từ HĐ
SXKD
141,672
68.68%
9
Lợi
9,769
28.59%
nhuận 34,174
khác – Tổng
10
Lợi
nhuận 239,632
trước thuế
151,441
62.96%
11
Lợi nhuận sau 202,170
thuế
128,739
63.25%
2.1.5. Phân tích môi trường kinh doanh theo mô hình SWOT
 Điểm mạnh
Các điểm mạnh công ty gồm có: nguồn tài chính ổn định đánh giá thông qua chỉ tiêu
sinh lời của công ty. Công ty xây dựng quy trình khép kín từ khâu nuôi trồng, chế
biến xuất thuỷ sản nhằm chủ động nguồn nguyên liệu kiểm soát đầu chất lượng. Vì
vậy, công ty đảm bảo sản xuất sản phẩm đạt chất lượng cao kết hợp với uy tín thương
mại quốc tế giúp công ty ổn định đa dạng thị trường xuất thuỷ sản.
 Điểm yếu
15
Công ty Cổ phần Nam Việt chưa có kênh phân phối ở nội địa, nghiên cứu và phát
triển còn yếu, quản trị nhân sự còn chưa hiệu quả.
 Cơ hội
Nhu cầu tiêu thụ thuỷ sản đông lạnh tại khu vực thành thị ngày càng gia tăng, người
tiêu dùng có xu hướng ngày càng ưa chuộng các sản phẩm có giá trị dinh dưỡng cao
và gia tăng. Điều kiện tự nhiên thuận lợi nên nguồn nguyên liệu dồi dao. Công nghệ
chế biến ngày càng phát triển. Thị trường nội địa rộng lớn còn nhiều tiềm năng.
 Thách thức
Phải nhập nguyên vật liệu đầu vào, và xuất khẩu sản phẩm đi tiêu thụ nên chịu ảnh
hưởng lớn của chính sách tỷ giá, thuế xuất nhập khẩu. Đặc biệt là trong tình hình
kinh tế biến động mạnh như hiện nay, các chính sách về thuế xuất khẩu luôn được
Bộ Tài chính điều chỉnh và thay đổi, khiến nhiều doanh nghiệp xuất khẩu bị “khớp”
vì đã ký hợp đồng với đối tác, không thể thương thảo lại được. Thị trường nguyên
liệu không ổn định. Cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các công ty trong ngành.
Chính phủ siết chặt các quy định về quản lý môi trường và chất lượng sản phẩm.
Lao động có tay nghề khan hiếm. Đối thủ cạnh tranh có vị thế mạnh ở nội địa
2.2. Hoạt động quản lý rủi ro tại công ty Cổ phần Nam Việt
2.2.1. Nhận diện rủi ro
Theo phương pháp phân tích nguyên nhân hậu quả:
Con người
Vận hành
Không đảm bảo
Máy móc
Chưa hiện đại, kém
năng suất
Trình độ kém
Đứt gãy, sai sót trong các
khâu, công đoạn
Thiếu trách nhiệm trong
công việc
Các vấn đề về thiên tai
Điều kiện thời tiết không
phù hợp
Lỗi, hỏng, sai sót
Không chất lượng
Không được kiểm soát kỹ,
nhầm, lẫn lộn NVL
16
Môi trường
Đầu vào
Chất
lượng
sản phẩm
giảm
sút
Sản phẩm
Đối thủ cạnh tranh
Marketing, CSKH
i thủ cạnh tranh
Hàng chất lượng
hơn
Thông tin sai lệch
Không đạt chất lượng,
tiêu chuẩn
lượng
Sử dụng thủ đoạn
CSKH không tốt
Không như kỳ vọng
Thương
hiệu bị
ảnh hưởng
Ảnh hưởng từ các công ty
khác cùng ngành
Không vừa ý
Ảnh hưởng từ các đối
tác, công ty mẹ
Truyền đạt thông tin
không đúng
Môi trường
Marketing
Quảng cáo không
hiệu quả
Sản phẩm
Đối thủ cạnh tranh
trường
Kênh phân phối
không phù hợp
Khách hàng
i thủ cạnh tranh
Hàng chất lượng
hơn
Không chất lượng
trường
Không
như kỳ vọng
lượng
Sử dụng thủ đoạn
Đối thủ mới, sản
phẩm mới
Không tươi
Doanh thu
giảm sút
Tình hình dịch bệnh tiếp
diễn phức tạp
Hỏng hóc, lỗi.
Không đạt năng suất
Máy móc
Yêu cầu khắt khe
Giá NVL tăng cao
Thị trường có xu
hướng thay đổi
Thay đổi thị hiếu
Môi trường
17
trường
Khách hàng
Theo kỹ thuật nhóm danh nghĩa:
 Rủi ro kinh doanh
- Môi trường vĩ mô
+ Rủi ro kinh tế
Khủng hoảng kinh tế thế giới mang tính chu kì: 1825,1836,1929-1933, dẫn đến tình
trạng thất nghiệp, lạm phát, kinh tế suy thoái. Hơn nữa trong xu thế toàn cầu hoá, các quốc
gia đây mạnh trao đổi thương mại nên khủng hoảng kinh tế sẽ tác động mạnh mẽ tới doanh
nghiệp. Do đó, khi công ty Nam Việt quyết định chuyền từ kinh doanh đa ngành sang xuất
khâu cá tra, rủi ro không được phân tán, ngành kinh doanh duy nhất của doanh nghiệp có
thể sẽ không bị chịu rủi ro quá lớn trong trường hợp có biến động kinh tế. Khủng hoảng tài
chính - Tiền tệ: hoạt động xuất khẩu chịu ảnh hưởng rõ rang bởi tỷ giá ngoại tệ. Do đó,
quyết định trên của công ty Nam Việt làm gia tăng một cách rõ ràng ảnh hưởng của rủi ro
khủng hoảng tài chính, tiền tệ.
+ Rủi ro chính trị
Việt Nam có thể là mục tiêu tiếp theo trong chính sách thuế của Mỹ (thông qua các
rào cản kỹ thuật và luật chống phá giá). Rủi ro từ chính sách Thuế và hạn ngạch, các yêu
cầu về an toàn vệ sinh thực phẩm, rào cản kỹ thuật thương mại của các thị trường xuất khẩu
chủ lực như: Mỹ, EU, …
Rủi ro từ chính sách quản lý kinh tế & cơ chế điều hành kinh tế ngoại thương của
Việt Nam và các nước trên thế giới: Khi có sự thay đổi về chính sách kinh tế (mậu dịch tự
do, bảo hộ mậu dịch, mở cửa, đóng cửa...) do những mâu thuẫn giữa các chính phủ, hoặc
do xu thế thương mại trên thế giới thay đổi, rủi ro từ việc thay đổi chính sách Kinh tế của
các nước ảnh hưởng lớn đến doanh nghiệp xuất khẩu xuất khẩu nói chung và doanh nghiệp
xuất khẩu thủy sản, cá ba tra nói riêng
+ Rủi ro từ môi trường tự nhiên
Những năm gần đây tình hình biến đổi khí hậu diễn biến khá tiêu cực, nước biển đâng đã
làm nước mặn tiến sâu vào nội đồng tác động trực tiếp đến vùng sản xuất giống và nuôi cá
tra thương phẩm. Khi chuyền sang tập trung vào xuất khẩu cá tra, rủi ro từ môi trường tự
nhiên sẽ tăng lên. Công ty Nam Việt không chỉ xuất khẩu thủy sản mà còn nuôi trồng thủy
sản. Tác động xấu của môi trường sẽ làm ảnh hưởng đến nguồn cung hàng hóa, cả nguồn
cung từ các hộ nuôi trồng thủy sản và nguồn cung do chính công ty tự sản xuất.
18
-
Môi trường vi mô
+ Rủi ro từ khách hàng
Trong bối cảnh hiện tại, khách hàng ưu tiên lựa chọn thực phẩm đóng hộp, chế biến
sẵn đang là nguy cơ cho các ngành sản xuất thực phẩm tươi sống. Bên cạnh đó, xu hướng
sính ngoại, lựa chọn thực phẩm từ những nước ở vùng lạnh (châu Âu, Hàn Quốc) luôn phổ
biến ở Việt Nam, tại thị trường nước ngoài, họ cũng ưa dùng những sản phẩm thủy hải sản
đến từ những nước lớn (Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ). Chưa kẻ đến, người tiêu dùng có thói
quen nghi ngờ, ngần ngại trước những thương hiệu mới, thường lựa chọn những nhãn hàng
quen thuộc, có tiếng trong ngành. Thói quen tiêu dùng của khách hàng sẽ ảnh hưởng rất lớn
đến kết quả đầu ra của Nam Việt, chưa kê đến thị hiếu của khách hàng trong và ngoài nước
sẽ khác nhau và Nam Việt cũng sẽ cần nỗ lực để có chỗ đứng trên thị trường tiêu dùng.
+ Rủi ro từ đối thủ cạnh tranh
Việc thiếu kinh nghiệm trong các khâu sản xuất và đầu ra so với các doanh nghiệp
lâu đời khác trong ngành sẽ là rào cản lớn cho Nam Việt. Các doanh nghiệp khác có thâm
niên hơn sẽ tập trung vào phát triển công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, qua đó nâng
cao vị thế của mình trong ngành, lần lướt những cái tên mới như Nam Việt. Sản xuất chế
biến là ngành. nghề lòi hỏi kinh nghiệm sản xuất cao, lao động lành nghê, máy móc, thiết
bị hiện đại, vậy nên Nam Việt sẽ mất rất nhiều thời gian để ổn định bộ máy và phát triển
doanh nghiệp, vào cuộc đua với các đối thủ khác.
+ Rủi ro từ sản phẩm thay thế
Sức ép do có sản phẩm thay thế làm hạn chế tiềm năng lợi nhuận của ngành do mức
giá cao nhất bị khống chế. Nếu không chú ý đến các sản phẩm thay thế tiềm ẩn, doanh
nghiệp có thể bị tụt lại với các thị trường nhỏ bé. Thực phẩm luôn là một ngành hàng có
tính chất dễ thay đổi, dễ bị thay thế do xu hướng tiêu dùng của khách hàng không là bắt
biến, đòi hỏi về chất lượng và mức độ phù hợp với thời đại cũng là một nguyên nhân. Sản
phẩm cá tra của Nam Việt hoàn toàn có thê chịu sức ép từ những sản phẩm đáp ứng được
những nhu cầu cao hơn của xã hội như: bảo vệ môi trường, ăn chay... Ở thị trường nước
ngoài, xu hướng lựa chọn những sản phẩm được làm từ thực vật nhưng có hương vị và dinh
dưỡng như những sản phẩm làm từ động vật đang được ưa chuộng, điển hình nhất là sản
phẩm thịt bò từ rau củ của The Beyond Meat Burger. Công nghệ ngày càng phát triển,
những sản phẩm thay thế sẽ được phát triển và đưa ra thị trường, Nam Việt sẽ chịu áp lực
19
rất lớn trong việc nghiên cứu và phát triển để có ưu thế cạnh tranh với các sản phâm mới
đó.
 Rủi ro nội bộ doanh nghiệp
-
Rủi ro mâu thuẫn trong quản trị
Công ty quyết định tăng số lượng thành viên HĐQT (Hội đồng quản trị) từ 6 lên 8
người, trong đó có 3 thành viên HĐQT độc lập. Đồng thời, công ty Nam Việt cũng đã miễn
nhiệm, bầu bổ sung 2 thành viên Ban kiểm soát và giảm tỉ lệ cỗ đông gia đình. Từ đó, việc
thống nhất các dự án và thay đổi dễ xảy ra mâu thuẫn bắt đồng.
-
Rủi ro thông tin
Hiện nay, việc tìm hiểu kỹ thông tin từ đối tác là một điều hết sức cần thiết với các
doanh nghiệp xuất nhập khẩu nói chung và xuất khẩu cá tra nói riêng. Khi mà doanh nghiệp
không có nhiều thông tin về các đối tác trong nghề thì sẽ gặp khó khăn trong việc tìm kiếm
nguồn khách hàng, nhà phân phối. Rủi ro thiếu thông tin về đối tác dẫn đến trường hợp
không thanh toán khi giao hàng, giao hàng không đầy đủ, hàng không đến nơi. Việc thiếu
thông tin sẽ làm ảnh hưởng đến các kế hoạch hoạt động của công ty, doanh thu không tốt.
-
Rủi ro nguồn vốn
Việc rút đầu tư và sản xuất đa ngành sẽ gây tổn thất không nhỏ cho doanh nghiệp.
Đầu tư thêm mới các cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất cá tra sẽ yêu cầu nguồn vốn lớn như
phải áp dụng kỹ thuật nuôi công nghệ cao, cá thương phẩm sẽ đảm bảo đủ sản lượng và
chất lượng cho chế biến và kích cỡ phù hợp với thị hiếu từng thị trường nên tình hình hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp có tăng trưởng tuy nhiên không đủ nhanh để bù đấp cho
lượng vốn thiếu hụt. Với mục tiêu quay lại thị trường xuất khâu quốc tế, vần đề huy động
vốn sẽ phải đặt lên hàng đầu. Do vậy khả năng sản xuất trên thị trường bị đánh giá thấp.
-
Rủi ro nhân sự
Thực tế là việc chuyển đổi qua chuyên sâu sản xuất các tra sẽ dẫn tới việc tỉnh giảm các bộ
phận thừa, không liên quan. Doanh nghiệp hoặc phải đào tạo lại nhân viên hoặc phải tìm
kiếm nguồn lao động có chuyên môn mới, điều này không những tốn nhiều thời gian mà sẽ
yêu cầu lượng vốn lớn. Ngoài ra, bộ máy quản trị cũng sẽ phải thay đổi theo cơ cấu mới
của doanh nghiệp, do đó không đảm bảo hoạt động sản xuất mang lại lợi nhuận lớn.
Hậu quả: Tốn thêm chỉ phí tuyển dụng và đào tạo
20
 Rủi ro ngành nghề kinh doanh
-
Rủi ro về pháp luật
Nguyên nhân:
Các quy định chặt chẽ của ngành về vệ sinh an toàn thực phẩm, quy định về hệ thống
quản lý môi trường, sức khỏe và an toàn lao động, trách nhiệm xã hội... trong từng khâu
nuôi trồng, sản xuất, chế biến, phân phối sản phẩm.
Hiện nay, mặt hàng cá tra xuất khẩu được không dưới 9 bộ tiêu chuẩn nuôi trồng
thủy hải sản bền vững “bao vây”. Các tiêu chuẩn này dựa trên cơ sở là tiêu chuẩn nuôi trồng
thủy hải sản bền vững của Tổ chức Nông - Lương Liên Hợp quốc (FAO) với bốn khía cạnh
cơ bản là an toàn thực phâm, bảo vệ môi trường, bảo đảm sức khỏe động vật và an sinh xã
hội.
Trong khi đó, người tiêu dùng ở các thị trường trên thế giới yêu cầu sản phẩm thủy
sản phải đạt các chứng nhận khác nhau (GlobalGAP ở Tây u, GAA ở Mỹ, và hiện nay ở
các nước Hà Lan, Đức, Thụy Sỹ đặc biệt quan tâm đến tiêu chuẩn dán nhãn ASC...)
Hậu quả: Doanh nghiệp phải bỏ thêm chỉ phí để đầu tư chuyên môn hóa từng khâu
sản xuất, đảm bảo đáp ứng các quy định pháp lý, chứng chỉ quốc tế về tiêu chuẩn sản xuất
và chế biến cá tra. Các tiêu chí cần đáp ứng như cơ sở hạ tầng, hệ thống cấp thoát nước, xử
lý chất thải, tiêu chuẩn cá giống, quá trình cải tạo, sử dụng thức ăn, con giống, hóa chất,
kháng sinh... đều đòi hỏi doanh nghiệp phải đầu tư nhiều chỉ phí, nhân lực.
-
Rủi ro về rào cản thương mại
Nguyên nhân: Nhiều rào cản kỹ thuật và thương mại đang được dựng lên với mặt
hàng cá đa trơn của Việt Nam tại các thị trường nhập khẩu lớn của nhóm hàng này như Mỹ,
EU, Trung Quốc, Hongkong... Giá cả trên thị trường thế giới biến động khó đoán vì xu
hướng tương đối phô biến từ các nước nhập khẩu là tăng cường sản xuất tự đáp ứng nhu
cầu. Ngoài ra chúng ta còn phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ các nước xuất khẩu
khác, nhiều hàng rào phòng vệ thương mại từ các nước nhập khẩu, đặc biệt trong bối cảnh
xuất khẩu cá tra của Việt Nam đang chiếm thị phần lớn trên thế giới.
Hậu quả: Hàng xuất khẩu phải chịu mức thuế suất cao, đáp ứng các tiêu chuẩn chất
lượng nghiêm khắc, gặp khó khăn trong quá trình thông quan có thể gây tồn đọng hàng xuất
khẩu, tổn hại chỉ phí bảo quản, lâu ngày sẽ dẫn đến hư hại chất lượng lô hàng.
-
Rủi ro dư cung cá giống
21
Nguyên nhân: Thiếu hụt cá giống và cá tra đã gây ra sự tăng vọt đáng kể về giá kế
từ đầu năm 2017. Nhiều nông dân đã đồ xô nuôi cá giống và cá nguyên liệu. Hậu quả: Điều
này có thể dẫn đến tình trạng cung cá nguyên liệu dư thừa khi nhiều trang trại cùng bước
vào mùa thu hoạch. Giá bán cá nguyên liệu cho các nhà máy có thể lao dốc. Các trang trại
có thể chịu thiệt hại lớn và ngừng thả giống cho mùa vụ tiếp theo, điều này dẫn đến tình
trạng thiếu hụt nguyên liệu trong các vụ mùa tiếp theo.
-
Rủi ro dịch bệnh
Nguyên nhân: Đầu năm 2020, dịch COVID-I9 bùng phát mạnh tại Trung Quốc, các
nhà nhập khâu Trung Quốc đã nhiều lần thông báo tạm hoãn nhận các đơn hàng đặt trước
và chưa có kế hoạch đặt thêm đơn hàng nào mới. Kết quả là xuất khẩu cá tra cả nước tháng
1 chỉ đạt 75 triệu USD, giảm tới 64% so với năm 2019 (Theo Thống kê của Hiệp hội Chế
biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam VASEP). Trong khi đó năm 2019, Trung Quốc là thị
trường chiếm đến 36% kim ngạch xuất khẩu cá tra Việt Nam, trong đó Nam Việt chiếm
hơn 30% thị phân. Hậu quả: Ngành kinh doanh chủ lực của Nam Việt sẽ gặp khó khăn nếu
doanh nghiệp không kịp thời tìm đâu ra cho những đơn hàng bị hoãn từ phía đối tác.
Tuy nhiên vấn đề này chỉ mang tính chất tạm thời và nhu cầu tiêu thụ cá khả năng
cao sẽ tăng trưởng mạnh sau giai đoạn này do:
(1) Dịch tả lợn châu Phi vừa qua đã làm giảm mạnh nguồn cung thịt lợn
(2) Cúm gia cầm H5N1 vừa khởi phát có thể làm giảm nguồn cung thịt gia cầm
(3) Cá tra là nguồn đạm thay thế vừa túi tiền và không mang bệnh có thể được cung cấp
nhanh chóng từ Việt Nam sang Trung Quốc trong vòng 7 ngày.
22
2.2.2. Đo lường rủi ro
Đo lường rủi ro dựa theo 2 tiêu chí rủi ro về tần suất xảy ra và rủi ro về mức độ tổn
thất để cho điểm các rủi ro:
 Thang đo tần suất
Đánh giá
Mức độ
Xác suất
Hầu như chắc chắn xảy ra
5
Có thể xảy ra nhiều lần trong năm
Dễ xảy ra
4
Có thể xảy ra một lần/năm
Có thể xảy ra
3
Có thể xảy ra trong thời gian 5 năm
Khó xảy ra
2
Có thể xảy ra trong thời gian 5-10 năm
Hiếm khi xảy ra
1
Có thể xảy ra sau 10 năm
 Thang đo mức độ nghiêm trọng
Đánh giá
Mức độ
Ảnh hưởng
Nghiêm trọng
5
Tất cả các mục tiêu đều không đạt
Nhiều
4
Hầu hết các mục tiêu đều bị ảnh hưởng
Trung bình
3
Một số chỉ tiêu bị ảnh hưởng, cần có sự nỗ lực để điều chỉnh
Ít
2
Cần ít nỗ lực để điều chỉnh các mục tiêu
Không đáng kể 1
Ảnh hưởng rất nhỏ, điều chỉnh bình thường
 Giá trị rủi ro = Tần suất * Mức độ nghiêm trọng
Rủi ro
Tần suất Mức độ nghiêm trọng Giá trị rủi ro
Mâu thuẫn trong quản trị
4.2
2.3
9.66
Rủi ro nhân sự
4.2
2
8.4
Rủi ro năng lực cạnh tranh
3.1
3.2
9.92
Rủi ro về vay vốn
3.8
3.6
13.68
Rủi ro về thông tin
2.2
2.4
5.28
4
2.9
11.6
Rủi ro v ề pháp luật
3.4
3.3
11.22
Rủi ro về môi trường tự nhiên
2.1
4
8.4
Rủi ro về thị hiếu
2
3
6
Rủi ro về chính trị
4
3.1
12.4
Rủi ro về kinh tế
3
3.3
9.9
Rủi ro về rào cản thương mại
23
Từ phân tích trên ta thấy có 3 rủi ro có giá trị rủi ro cao nhất cần được ưu tiên trước
là rủi ro về vay vốn (13.68), rủi ro rào cản thương mại (11.6) và rủi ro liên quan đến chính
trị (12.4)
2.2.3. Kiểm soát rủi ro
Rủi ro về vay vốn: Việc chuyên từ đa ngành về chế biến xuất khẩu cá tra đã khiến
cho doanh nghiệp gặp khó khăn do dư nợ lớn khi phải đầu tư mở rộng các cơ sở hạ tầng
phục vụ việc sản xuất kinh doanh cá tra. Điều này cũng khiến cho việc huy động vốn của
doanh nghiệp gặp phải khó khăn. Vì vậy Nam Việt đã tìm nguồn vốn huy động khác. Đó là
huy động vốn từ phát hành cỗ phiếu doanh nghiệp. Đồng thời công ty cũng thoái vốn khỏi
công ty phân bón Đình Vũ và cho giải thẻ Công ty Cổ phần rau quả nông trại xanh đề tập
trung tài chính vào sản xuất cá tra.
Rủi ro liên quan chính trị: Doanh nghiệp cần chủ động các kênh phân phối của
mình, hạn chế kinh doanh đối với những nước có bất ồn chính trị cao. Bên cạn đó, doanh
nghiệp cũng linh hoạt tìm kiếm các thị trường tiềm năng để đa dạng hóa thị trường xuất
khâu. Ngoài ra doanh nghiệp cũng đa dạng hóa các sản phẩm của mình để thu hút thị trường.
Hoạt động sản xuất, kinh doanh chính của Công ty Cổ phần Nam Việt hiện nay là chế biến
các sản phẩm từ cá tra, cá basa (thịt cá tra, cá basa phi lê; da cá, đầu xương cá, bao tử cá,
bột cá, dầu mỡ thành phẩm cá tra, cá basa...) cùng một số sản phẩm từ các loại thuỷ sản
khác. Sản phẩm của công ty được phân loại theo nhiều tiêu chuẩn khác nhau như theo màu
sắc của thịt cá (cá thịt đỏ, cá thịt trắng) hoặc theo kích cỡ và cách đóng gói. Ngoài ra, Nam
Việt còn có một nhà máy in và sản xuất bao bì riêng cho sản phẩm của chính Công ty. Mẫu
mã bao bì của sản phẩm do Nam Việt sản xuất được đánh giá có chất lượng đảm bảo đúng
tiêu chuẩn quốc tế về vệ sinh an toàn thực phẩm. Doanh nghiệp cũng chủ động lên các
phương án pháp lý khi bị kiện phá giá/ phòng vệ thương mại.
Rủi ro rào cần thương mại: Doanh nghiệp đã chủ động điều tiết tăng trưởng xuất
khầu, luôn chú trọng tới công tác nghiên cứu và phát triển thị trường. Bên cạnh đó doanh
nghiệp sẽ cần phải tìm kiếm, để mở rộng, quy mô và mạng lưới khách hàng. Hiện nay, sản
phẩm của doanh nghiệp đã xuất khẩu và được tiêu thụ tại hơn 40 nước trên thế giới.
Doanh nghiệp cũng nghiên cứu và áp dụng các quy trình tiên tiến để đáp ứng được
các yêu cầu cao của các nước nhập khâu. Công ty đã tạo nên vòng tròn chu trình khép kín
về nền công nghiệp thủy sản, từ những nhà máy chế biến hiện đại và con người chuyên
nghiệp đã tạo ra những sản phẩm thủy sản chất lượng tốt nhất, dựa trên việc chủ động kiểm
soát nguồn thức ăn rồi đến cả môi trường sống, kĩ thuật để nuôi trồng trên từng vùng nuôi
24
của chính mình, bên cạnh đó việc đảm bảo an toàn vệ sinh và bảo quản tốt nhất từng sản
phẩm đẻ đưa đến tay người tiêu dùng bằng những bao bì đạt chất lượng. Công ty còn lập
nên nhà máy chế biến phụ phẩm để tạo nên những sản phẩm phục vụ lại cho công việc chăn
nuôi và sản xuất. Từ máu, đa, xương, đầu... của các loại thủy sản sau khi được chế biến đã
được tận dụng chúng để tạo ra những sản phẩm có thể tiếp tục phục vụ cho nhu cầu khác
như: Gelatine, nguyên liệu sản xuất thức ăn động vật… cũng như góp phần bảo vệ mội
trường.
Doanh nghiệp cũng tham gia vào các hiệp định thương mại để bảo vệ quyền lợi cho
bản thân như là CPTPP, EVFTA…
2.2.4. Quản trị thông tin và truyền thông
-
Rủi ro thông tin
Rủi ro trong hệ thống thông tin có thể hiểu đơn giản là một điều gì đó xấu có thể xảy ra
đối với tài sản của hệ thống. Tài sản ở đây có thể là các thiết bị, sở hữu trí tuệ hay một phần
nhỏ thông tin như thông tin đăng nhập, dữ liệu cá nhân... Rủi ro là nói về các khả năng có
thể xảy ra, ví dụ như:

Mất dữ liệu

Sập server

Giả mạo dữ liệu ...
Công ty Cổ phần Nam Việt đã xác định các cách kiểm soát hiệu quả nhất, mua hoặc cài
đặt, áp dụng các biện pháp kiểm soát chặt chẽ thích hợp đối với hệ thống thông tin và dữ
liệu được xây dựng bởi đội ngũ công nghệ thông tin. Nhìn tổng quan, quan sát quá trình hoạt
động để để đảm bảo rằng các biện pháp đã sử dụng có hiệu quả.
- Rủi ro truyền thông
Khủng hoảng truyền thông là vấn đề mà bất cứ doanh nghiệp nào, bất cứ lúc nào
doanh nghiệp cũng có thể gặp phải. Vì trong cả một quá trình dài hoạt động, phát triển.
Doanh nghiệp không thể nào tránh khỏi những sai lầm. Và dù lớn hay nhỏ thì trong thời
buổi thông tin nhiễu loạn như hiện nay. Thì nó đều có thể thổi bùng lên ngọn lửa khủng
hoảng chỉ với 1 bước đi sai lầm. Nên có thể nói: Việc chuẩn bị chưa và không bao giờ là
thừa. Và doanh nghiệp sẽ luôn sợ hãi nếu vẫn chưa biết cách phòng và chống. Công ty Cổ
phần Nam Việt đã dùng các biện pháp để phòng trách các rủi ro về truyền thông như luôn
sẵn sàng tiếp đón và hợp tác với báo chí và chính quyền nơi kinh doanh, trả lời những câu
25
hỏi theo một tình huống được đưa với kịch bản lên sẵn. Dù lúc này mọi thông tin đều như
chống lại doanh nghiệp. Nhưng hãy bình tĩnh, doanh nghiệp cần học cách lắng nghe trong
khủng hoảng. Và luôn trong tư thế sẵn lòng hòa giải tất cả mọi chuyện. Ngay cả khi doanh
nghiệp bị cáo buộc bởi những thông tin chưa rõ ràng.
2.2.5. Tài trợ rủi ro
Nam Việt luôn có phương án dự phòng nguồn tài chính cho các thiệt hại do rủi ro
xảy ra. Công ty đã trích lập sẵn một khoản dự phòng trong trường hợp xảy ra những rủi ro
không quá lớn thì vẫn có thể giải quyết được. Bên cạnh đó Công ty cũng mua bảo hiểm cho
các lô hàng xuất khẩu của mình nhằm ngăn ngừa rủi ro tốn thất.
2.2.6. Đánh giá kế hoạch quản trị rủi ro của công ty Cổ phần Nam Việt
Qua quá trình tìm hiệu, phân tích hoạt động quản lý rủi ro của doanh nghiệp, ta thấy Nam
Việt đã đưa ra các quyết định về quản lý rủi rất đúng đắn, hợp lý.
Kết quả kinh doanh 9 tháng đầu năm 2019, Nam Việt đạt doanh thu 3.105 tỉ đồng (tăng
13,5% so với cùng kỳ), lợi nhuận trước thuế đạt 594 tỉ đồng (tăng 71,2%). Trong đó, riêng
quý II đạt 1.130 tỉ đồng doanh thu (tăng 7.4%) và 185 tỉ đồng lợi nhuận trước thuế (tăng
40%). Trong kỳ đại hội thường niên 2019, Nam Việt đã thông qua kế hoạch kinh doanh với
doanh thu 5.000 tỉ đồng và lợi nhuận sau thuế 700 tỉ đồng. Cổ phiếu ANV đang trong xu
hướng hồi phục sau khi tích lũy gần 2 tháng tại khu vực 24-25. Thanh khoản cô phiếu tăng
đồng thuận với những phiên tăng điểm. Ta có thẻ thấy, tình hình tài chính của doanh nghiệp
đang có rất nhiều khởi sắc, lợi nhuận thu về đạt con số vô cùng án tượng. Để có được thành
tựu này là kết quả của rất nhiều khâu trong hoạt động của công ty nhưng không thể không
kẻ đến một phần đóng góp quan trọng của công tác quản trị rủi ro. Các quyết định được đưa
ra vô cùng hợp lý, có cơ sở, nhạy bén với tình hình của doanh nghiệp và môi trường kinh
doanh, những biến động về mặt chính trị..
26
CHƯƠNG 3.
MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ RỦI RO CHO
CÔNG TY CỔ PHẦN NAM VIỆT
3.1. Một số giải pháp chủ yếu đề xuất nhằm hoàn thiện kế hoạch quản trị rủi ro tại
công ty Cổ phần Nam Việt
Sau quá trình phân tích, nhóm chúng em có đưa ra một số đề xuất như sau để hoạt
động quản lý rủi ro của công ty Nam Việt luôn hiệu quả, đúng hướng.
Thứ nhất, không ngừng cập nhật thông tin, tình hình chính trị - kinh tế trong nước
cũng như thế giới để kịp thời đưa ra những nhận định về rủi ro có thể xảy đến trong tương
lai. Để hệ thống văn bản chế độ, quy chế, quy trình được thống nhất và đảm bảo tính tuân
thủ, các chính sách ban hành về QLRR phải phù hợp với các quy định, phải đầy đủ, mang
tính kịp thời, tính cải tiến và được tuân thủ trong suốt quá trình hoạt động và phải nắm bắt
kịp thời với xu thế của thế giới.
Thứ hai, sau mỗi rủi ro cần phải sắp xép, ghi chú, rút ra bài học và kinh nghiệm đề
ứng phó cho những rủi ro sau. Cần xây dựng và chuẩn hóa hệ thống văn bản quy định riêng,
khái quát chung về quy trình QLRR và hướng dẫn cách vận dụng thực hiện các công cụ
này, tránh tình trạng nội dung áp dụng các công cụ QLRR chỉ được đề cập ở mức chung
chung, thiếu tính cụ thể.
Thứ ba, lựa chọn các thước đo rủi ro hợp lý, chỉ tiêu đo lường rủi ro phù hợp với từng
trường hợp cụ thể. Để chuẩn hóa và nâng cao khả năng khai thác các cơ sở dữ liệu, công ty
Cổ phần Nam Việt có thể thực hiện:nghiên cứu làm giàu và chuẩn hóa môi trường dữ liệu,
bổ sung, hoàn thiện các chương trình, phần mềm sử dụng trong QLRR. Công ty Cổ phần
Nam Việt cần quan tâm tới công tác tuyển dụng, đào tạo và xây dựng môi trường văn hóa,
tạo sự gắn kết giữa các cán bộ, người lao động, đồng thời cần thực hiện chính sách đãi ngộ
và thu hút nhân tài, bố trí nhân lực phù hợp, khoa học, chuyên môn hóa.
Thứ tư, tích cực tìm kiếm các phương pháp quản lý rủi ro hiệu quả, học tập theo các
mô hình quản lý rủi ro đã thành công trong quá khứ.
Thứ năm, thận trọng trong mọi quyết định của doanh nghiệp, né tránh các quyết định
có tính rủi ro cao.
Thứ sáu, tiếp tục phát huy những thành tựu trong quản lý rủi ro mà doanh nghiệp đã
đạt được trong thời gian qua.
27
KẾT LUẬN
Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại quốc tế mà nhất là các doanh
nghiệp kinh doanh thủy hải sản luôn phải đối mặt với rất nhiều rủi ro trong quá trình hoạt
động. Những rủi ro này đến từ rất nhiều phía, cả từ bên trong và bên ngoài doanh nghiệp.
Trước thực tế môi trường kinh doanh ngày càng biến động, tìm hiểu và xây dựng hệ thống
quản trị rủi ro là việc làm cấp thiết của tất cả doanh nghiệp. Quản trị rủi ro có thể chỉ ra
những chỉ phí phát sinh trong quá trình đầu tư và phát triển doanh nghiệp. Đồng thời, thông
qua đó, doanh nghiệp có được cái nhìn tổng thể về hoạt động đầu tư — kinh doanh đề loại
bỏ sự thừa thãi và hạn chế bất lợi. Khi triển khai thành công hệ thống quản trị rủi ro tức là
doanh nghiệp đã sở hữu một công cụ hữu ích có thể tạo thêm những giá trị kinh doanh mới,
đem về các nguồn doanh thu mới. Đồng thời, tăng tỷ lệ thành công của các dự án và bảo
toàn các giá trị cho các doanh nghiệp.
Đặt trong trường hợp cụ thẻ là công ty Nam Việt đã có những biện pháp về quản lý
rủi ro kịp thời, hợp lý và thành công trong hoạt động kinh doanh những năm vừa qua, ta lại
càng thấy được tính quan trọng và cần thiết của hoạt động này. Từ mô hình quản trị rủi ro
của doanh nghiệp, ta có thể xem xét, phân tích và học tập theo những thành tựu này. Quản
lý rủi ro là một vấn đề tuy không mới nhưng không bao giờ cũ bởi lẽ, một doanh nghiệp
muốn phát triển bền vững sẽ luôn phải làm tốt công tác này.
28
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn, T. Q. (2008), Quản trị rủi ro trong doanh nghiệp.
2. Thanh, T. T. P., Thoa, Đ. T. K., Hoa, T. A., & Lam, P. T. (2022). Quản trị rủi ro doanh
nghiệp, cấu trúc công nghệ thông tin và thành quả hoạt động của doanh nghiệp: Vai trò
trung gian của lợi thế cạnh tranh. Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu
Á, 33(8), 04-21.
3. Dao, H. T., & Minh, N. D. (2018), Mô hình quản trị rủi ro doanh nghiệp theo thông lệ
quốc tế. Petrovietnam Journal, 1, 53-60.
4. Đức, Đ. V. (2009), Quản trị rủi ro trong hoạt động của doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt
Nam.
5. Padiyar (2004), Risk Management in PPP, IL & FS infrastructure Development
Corporation Ltd, pg. 1-22
6. COSO (2004), Enterprise risk management framework.
7. Nga, N. T. T. (2019), Quản trị rủi ro trong hoạt động xuất khẩu sản phẩm cá tra Việt
Nam.
8. Thanh, N. T. D. (2013), Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần Nam Việt.
9. Phương, L. T. K. (2021), Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần
Nam Việt.
10. Trang, P. T. (2018), Phân tić h tin
̀ h hin
̀ h xuấ t khẩ u thủy sản của Công ty cổ phầ n Nam
Viê ̣t giai đoa ̣n 2015-2017.
11. Dương, Đ. H. T. (2021), Phân tích cơ hội và thách thức đối với cá tra xuất khẩu của
Công ty Cổ phần Nam Việt tại thị trường Trung Quốc và Mỹ.
29
Download