Uploaded by thugiangtrinh73

CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

advertisement
CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
1. Exchange dumping (Bán phá giá hối đoái)
-
Khái niệm
Bán phá giá hối đoái hay phá giá tiền tệ (tiếng Anh là Exchange dumping) là biện pháp
chủ động làm giảm giá trị đồng nội tệ so với ngoại tệ, nghĩa là làm cho tỉ giá hối đoái
danh nghĩa tăng lên.
-
Vai trò
+ Kích thích hoạt động xuất khẩu, các hoạt động kinh tế, dịch vụ đối ngoại có thu ngoại
tệ, đồng thời hạn chế nhập khẩu và các hoạt động đối ngoại khác phải chi ngoại tệ. Từ đó
góp phần cải thiện cán cân thanh toán quốc tế và làm cho tỷ giá hối đoái danh nghĩa tăng
lên.
+ Khuyến khích nhập khẩu vốn, kích thích các dòng ngoại tệ kiều hối, đồng thời hạn chế
các dòng vốn chảy ra nước ngoài (xuất khẩu vốn) nhằm mục đích tăng cung ngoại tệ làm
cho tỷ giá hối đoái danh nghĩa tăng lên.
-
Ví dụ về bán phá giá hối đoái
Trước khi phá giá, 1 đồng USD chỉ đổi được trung bình 6,8 đồng CNY (Nhân dân tệ). Sau
khi đồng CNY bị phá giá, 1 USD đã đổi được hơn 7 đồng CNY.
Ở chiều xuất khẩu
-
Giả sử 1 quả trứng ở Trung Quốc có giá 1 CNY. Với 10 USD trước đó chỉ mua được
68 quả thì nay mua được 70 quả.
-
Nếu trước đó một doanh nghiệp Mỹ có thể mua 69 quả trứng với 10 USD ở quốc
gia nào đó (rẻ hơn Trung Quốc trước đây) thì giờ doanh nghiệp đó có thể sẽ cân
nhắc sang Trung Quốc mua trứng.
Ở chiều nhập khẩu
-
Giả sử trước đây người Trung Quốc có thể dùng 68 CNY để mua 1 kg bò Mỹ giá
10 USD, thì giờ phải mấy đến hơn 70 CNY. Người dân Trung Quốc thay vì mua
thịt bò từ Mỹ với giá 70 CNY thì nay sẽ mua thịt bò được sản xuất trong nước với
giá chỉ 69 CNY. Việc phá giá tiền tệ cũng làm cho lượng nhập khẩu hàng hóa giảm
do giá cả hàng hóa tăng lên so với hàng nội địa.
2. Anti dumping (Chống bán phá giá)
-
Khái niệm:
Chống bán phá giá là một trong các biện pháp phòng vệ thương mại được nhà nước áp
dụng nhằm đối phó với những ảnh hưởng xấu của các sản phẩm được bán phá giá trong thị
trường. Một biện pháp thượng được áp dụng nhất là đánh thuế nhằm phá bỏ lợi thế về giá
“không công bằng” của những sản phẩm này.
-
Vai trò
+ Công cụ bảo hộ nhằm bảo vệ thị trường nội địa khỏi việc nhập khẩu những sản
phẩm với mức giá thấp hơn so với giá trị thông thường. Các nhà sản xuất và kinh
doanh một số mặt hàng không có lợi thế muốn chống lại sự cạnh tranh của những
hàng hóa cùng loại nhưng có lợi thế từ các nước khác, họ tìm đến sự bảo hộ của Nhà
nước với lý do đòi hỏi sự công bằng.
+ Bảo hộ sản xuất: Áp dụng thuế chống bán phá giá sẽ tạo ra sự bảo hộ cao hơn đối
với các nhà sản xuất sản phẩm tương tự ở trong nước. Mức bảo hộ tăng lên bằng
biên độ phá giá, hay là sự chênh lệch giữa giá bán của sản phẩm đó tại nước xuất
khẩu và giá xuất khẩu.
-
Ví dụ:
Trước kia, cá tra cá basa của Việt Nam bán với giá 1,5 USD/kg (cá cùng loại của doanh
nghiệp Mỹ bán với giá 2,3 USD/kg), khi áp dụng mức thuế trừng phạt 64,88%, với các
yếu tố khác không thay đổi thì cá của Việt Nam phải bán với giá 2,5 USD/kg nên không
còn khả năng cạnh tranh trên thị trường nước này.
3. Dumping (Bán phá giá)
Khái niệm:
-
Theo điều VI của Hiệp định chung về buôn bán và thuế quan (GATT) năm 1947 xác
định:
Bán phá giá là hành động mang sản phẩm của một nước sang bán thành hàng hoá ở một
nước khác, với mức giá xuất khẩu thấp hơn giá trị thông thường của sản phẩm đó khi bán
ở
trong
nước.
Một sản phẩm được coi là bán phá giá khi nó được đưa vào hoạt động thương mại tại nước
nhập khẩu với giá xuất khẩu thấp hơn giá có thể so sánh được trong tiến trình buôn bán
thông thường đối với sản phẩm tương tự khi đưa tới người tiêu dùng ở trong nước xuất
khẩu.
-
Vai trò:
+ Đánh bại đối thủ, chiếm lĩnh thị trường ngoài nước hoặc kiếm ngoại tệ khẩn cấp, có
khi cả mục tiêu chính trị.
+ Biện pháp bán phá giá có thể được vận dụng với tư cách phản ứng ngắn hạn để đối
phó với tình hình suy thoái trong nước, nghĩa là sản lượng dư ra được bán đổ bán tháo ở
nước ngoài, hoặc với tư cách một chiến lược dài hạn để thâm nhập thị trường xuất khẩu
hoặc đẩy đối thủ cạnh tranh ra khỏi thị trường.
-
Ví dụ
Vụ kiện bán phá giá cá Basa giữa Mỹ và Việt Nam
Năm 2002, Hoa Kỳ (CFA) đã nộp đơn lên Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) và Uỷ ban
Thương mại Quốc tế (ITC) nhằm tố cáo Việt Nam đã có hành vi bán phá giá một số mặt
hàng thủy sản như cá tra và cá basa, gây thiệt hại vật chất lớn và đe dọa gây thiệt hại vật
chất lớn cho ngành sản xuất trong nước của Hoa Kỳ.Trên cơ sở đó, các ban ngành có liên
quan đã chấp nhận bản tố cáo và tiến hành điều tra. Sau vụ kiện cáo trên, thuế chống phá
giá đối với mặt hàng cá tra, cá ba sa từ Việt Nam đã tăng một mức đáng kể. Điều này đã
làm dấy lên nhiều tranh cãi trái chiều từ hai bên.
Điều đáng nói ở đây là vụ tranh chấp xảy ra đúng vào thời điểm triển khai thực hiện Hiệp
định Thương mại Song phương Việt – Mỹ (BTA) và thời gian Việt Nam chuẩn bị gia nhập
Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Chính vì thế nó đã thu hút sự quan tâm từ đông đảo
các nhà kinh doanh trong và ngoài nước.
4. Export subsidies (Trợ cấp xuất khẩu)
-
Khái niệm:
Theo quy định của WTO, trợ cấp là việc Chính phủ dành cho doanh nghiệp những lợi
ích mà trong điều kiện thường doanh nghiệp không thể có được.
Trợ cấp xuất khẩu trong tiếng Anh gọi là Export Subsidies. Đây là những khoản hỗ
trợ của Chính phủ (hoặc cơ quan công cộng) cho các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh
hàng xuất khẩu, có tác động làm tăng khả năng xuất khẩu của sản phẩm.
-
Vai trò:
 Giúp nhà xuất khẩu vượt qua khó khăn để thâm nhập và đứng vững trên thị
trường quốc tế
 Góp phần điều chỉnh cơ cấu ngành, cơ cấu vùng
 Được sử dụng như một công cụ "mặc cả" trong đàm phán quốc tế
-
Ví dụ về trợ cấp xuất khẩu:
Hỗ trợ dựa trên kết quả xuất khẩu; các hình thức miễn hoặc giảm thuế dựa trên tỷ lệ
xuất khẩu, các chương trình thưởng xuất khẩu; hỗ trợ vận chuyển hoặc chi phí vận chuyển
thấp hơn cho vận chuyển hàng xuất khẩu so với vận chuyển hàng tiêu dùng nội địa; miễn
hoặc hoàn phí, lệ phí nhập khẩu đối với nguyên liệu nhập khẩu phục vụ sản xuất hàng xuất
khẩu…
5. Yêu cầu kĩ thuật
Khái niệm: quy định về mức giới hạn của đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý mà sản
phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình, môi trường và các đối tượng khác 15 trong hoạt động
kinh tế - xã hội phải tuân thủ để bảo đảm an toàn, vệ sinh, sức khoẻ con người; bảo vệ động
vật, thực vật, môi trường; bảo vệ lợi ích và an ninh quốc gia, quyền lợi của người tiêu dùng
và các yêu cầu thiết yếu khác
bao gồm Các quy định tiêu chuẩn kỹ thuật (technical barriers to trade – TBT)
Kiểm dịch động, thực vật (Sanitary and Phytosanitary Measure- SPS)
Các yêu cầu về nhãn mác hàng hóa (Labelling, marking and packaging requirements)
Các quy định về môi trường (Environmental protection measures)
-
Vai trò: góp phần quan trọng nâng cao chất lượng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ,
đảm bảo an toàn, nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu, hỗ trợ xuất
khẩu để doanh nghiệp vượt qua những thách thức rào cản kỹ thuật trong bối cảnh
kinh tế thế giới và khu vực cạnh tranh và phức tạp hiện nay.
-
Ví dụ:
Về các sản phẩm tuân thủ theo yêu cầu kĩ thuật:
 Máy móc và thiết bị có thể gây nguy hại đến đời sống con người, ví dụ ấm đun
nước, các công cụ dùng điện, các thiết bị lao động bằng kim loại và gỗ
 Những mặt hàng tiêu dùng có thể gây nguy hiểm, ví dụ chất làm sạch và chất
tẩy rửa tổng hợp, các thiết bị điện dân dụng, video và TV, xe mô tô
 Nguyên vật liệu nguy hiểm và đầu vào nông nghiệp, ví dụ thuốc trừ sâu, phân
bón và một số hoá chất cụ thể
6. Vệ sinh
-
Khái niệm: thước đo gồm nhiều mục khác nhau để đánh giá được quá trình thực
hiện vệ sinh
-
Vai trò:
 Bảo vệ sức khỏe khỏi các chất ô nhiễm, nguy hiểm trong thực phẩm
 bảo đảm an toàn thực phẩm
 Đẩy mạnh giáo dục người tiêu dùng
-
Ví dụ:
 Ví dụ về SPS: Một số quy định của Trung Quốc liên quan nhập khẩu trái cây từ
Việt Nam
 Hoa quả nhập khẩu không được dính đất, cành hoặc lá và không có côn trùng gây
hại, cỏ dại hoặc các loại bệnh
 Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, kim loại nặng phải phù hợp tiêu chuẩn cho phép
của TQ
7. Bao bì nhãn hiệu
-
Khái niệm: là nơi cung cấp các thông tin được in ấn bao gồm cả những thông tin
bắt buộc hoặc không bắt buộc như: tên sản phẩm, công dụng, thành phần cấu tạo,
chức năng, hạn sử dụng, thông tin nhà sản xuất.
-
Vai trò: vai trò của bao bì sản phẩm không chỉ là bảo vệ, chứa đựng mà chúng còn
có thể tác động trực tiếp đến hành vi mua hàng của người dùng
-
Ví dụ:
Yêu cầu dán nhãn của Canada đối với hộp sản phẩm thuỷ sản
Nhãn mác của các sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu sang Canada phải có các thông tin sau:
A. Tên thương hiệu
B. Khẳng định hàm lượng dinh dưỡng
C. Hướng dẫn bảo quản
D. Nước xuất xứ
E. Khẳng định thành phần
F. Khối lượng tịnh
G. Nhãn đã kiểm tra tại Canada
H. Tên chung
I. Bảng chỉ số dinh dưỡng
J. Tuyên bố “Có chứa”
K. Liệt kê các nguyên liệu
L. Mã số và địa chỉ của doanh nghiệp
8. Chính sách phát triển ngành
-
Khái niệm: Xây dựng cơ sở pháp lý thống nhất, đủ mạnh, làm cơ sở để triển khai
chính sách phát triển, ban hành các đạo luật riêng về phát triển các ngành công
nghiệp để phát triển các ngành có thế mạnh và đem lại nhiều lợi ích cho quốc gia
-
Vai trò:
+ Giảm tỷ trọng nhóm hàng nguyên-nhiên liệu, tăng tỷ trọng nhóm hàng công nghiệp
chế biến, chế tạo
+ Nâng cao năng suất và chuyên sâu nhóm hàng nông-lâm-thuỷ sản, rà soát tìm ra
những nhóm hàng mới có tiềm năng
-
Ví dụ: Nhằm thúc đẩy ngành CNHT phát triển, ngày 3 tháng 11 năm 2015, Chính
phủ đã ban hành Nghị định số 111/2015/NĐ-CP về phát triển CNHT. Ban hành kèm
theo Nghị định là Danh mục sản phẩm CNHT ưu tiên phát triển, bao gồm 7 loại sản
phẩm của ngành Dệt may; 7 loại sản phẩm của ngành Da giày; 9 loại sản phẩm của
ngành Điện tử; 16 loại sản phẩm của ngành Sản xuất lắp ráp ô tô; 8 loại sản phẩm
của ngành Ccơ khí chế tạo; 8 loại sản phẩm CNHT cho Công nghiệp công nghệ cao.
Cùng một số chính sách hỗ trợ phát triển CNHT, cụ thể: Nghiên cứu và phát triển;
Ứng dụng và chuyển giao; Phát triển nguồn nhân lực, Hỗ trợ và phát triển thị trường.
9. Kinh tế
-
Khái niệm: chính sách kinh tế là kế hoạch hành động nhằm sản xuất, lưu thông,
phân phối, tiêu thụ hàng hóa, của cải trong xã hội hay hiểu một cách đơn giản hơn,
chính sách kinh tế là chính sách tạo ra của cải làm giàu cho xã hội.
-
Vai trò:
+ Ổn định giá cả, việc ổn định giá cả là nhiệm vụ giữ cho mức giá chung không tăng
hoặc giảm mạnh. Nói một cách cụ thể khác, mục tiêu của Chính phủ chính là ngăn
chặn lạm phát hoặc giảm phát xảy ra.
+ Tổ chức để xử lý, giải quyết các vấn đề kinh tế lớn vai trò này nhằm đưa ra các
phương pháp và biện pháp thực hiện các chính sách kinh tế XH mang tầm vĩ mô,
xử lý và giải quyết các vấn đề lớn của kinh tế như: các chính sách đầu tư, chính sách
thương mại, chính sách tài chính-tiền tệ.
-
Ví dụ: các chính sách kinh tế như: Chính phủ xây dựng chính sách thuế ( thuế suất,
biểu thuế), chính sách lãi suất và chi tiêu Chính phủ
10. Điều tiết cạnh tranh
-
Khái niệm:
Cạnh tranh có sự điều tiết của Nhà nước là hình thức cạnh tranh mà ở đó Nhà nước
bằng các chính sách và công cụ pháp luật can thiệp vào đời sống thị trường để điều tiết,
hướng các quan hệ cạnh tranh vận động và phát triển trong một trật tự, đảm bảo sự phát
triển công bằng và lành mạnh.
-
Vai trò:
Chính sách điều tiết cạnh tranh là một công cụ chống lại mặt trái của chính sách phát
triển mũi nhọn nói riêng và chống lại sự lũng đoạn của các doanh nghiệp độc quyền nói
chung. Sự ra đời của pháp luật cạnh tranh là kết quả của quá trình đấu tranh chống lại sự
lũng đoạn của các doanh nghiệp lớn. Tuy nhiên, đây không phải là cuộc chiến đơn giản.
-
Ví dụ:
Chính phủ Việt Nam đưa ra luật cạnh tranh năm 2018 nhằm điều tiết và hạn chế cạnh
tranh, tập trung kinh tế gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh đến
thị trường Việt Nam; hành vi cạnh tranh không lành mạnh; tố tụng cạnh tranh; xử lý vi
phạm pháp luật về cạnh tranh; quản lý nhà nước về cạnh tranh.
11. Bảo vệ NTD
-
Khái niệm:
Người tiêu dùng là một từ nghĩa rộng dùng để chỉ các cá nhân hoặc hộ gia đình dùng
sản phẩm hoặc dịch vụ sản xuất trong nền kinh tế. Đây là một khái niệm được sử dụng
trong nhiều văn cảnh khác nhau nên cách dùng của nó rất đa dạng, ta có thể hiểu đơn giản
rằng người tiêu dùng là những người có nhu cầu, có khả năng mua sắm các sản phẩm và
dịch trên thị trường nhằm mục đích phục vụ nhu cầu của bản thân hoặc gia đình.
Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là việc đảm bảo quyền lợi của các cá nhân, tổ chức
là chủ thể mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ cho mục đích tiêu dùng, sinh hoạt hàng ngày.
-
Vai trò:
+ Chính sách nhằm đảm bảo quyền lợi của người tiêu dùng
+ Góp phần kiểm soát các hành vi làm giảm, sai lệch, cản trở cạnh tranh trên thị trường,
gây tác động tiêu cực đến môi trường cạnh tranh, làm sai lệch cấu trúc thị trường, bóp méo
môi trường cạnh tranh qua đó bảo vệ cơ cấu, tương quan cạnh tranh trên thị trường đồng
thời góp phần gián tiếp đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng.
+ Những quy định về các hành vi cạnh tranh không lành mạnh sẽ kiểm soát các hành
vi đi ngược lại với quy tắc xử sự chung được thừa nhận trong kinh doanh, trái với thông lệ
thiện chí, trung thực trong kinh doanh gây thiệt hại đến lợi ích không chỉ của đối thủ cạnh
tranh mà còn của người tiêu dùng như hành vi chỉ dẫn gây nhầm lẫn, hành vi quảng cáo
nhằm cạnh tranh không lành mạnh,...
-
Ví dụ:
Người tiêu dùng đặt mua USB 256GB nhưng nhận được USB 128GB;
Thông tin sai về xuất xứ hàng hóa: Một số tổ chức, cá nhân bán các hàng hóa không có
xuất xứ hoặc xuất xứ từ các quốc gia khác với các quốc gia được quảng cáo (ví dụ: hàng
xuất
xứ
Trung
Quốc
nhưng
thông
tin
là
hàng
Nhật,
Mỹ…);
Thông tin sai về giá cả: Doanh nghiệp đăng sai về giá để thu hút người tiêu dùng. Tuy
nhiên, thực tế lại không có hàng hoặc có rất ít hàng hóa được bán với giá được quảng cáo.
Hành vi vi phạm về cung cấp thông tin của tổ chức, cá nhân kinh doanh có thể bị xử phạt
theo Điều 66 Nghị định 185/2013/NĐ-CP ngày 15/11/2013 của Chính phủ quy định xử
phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng
cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng: Hành vi vi phạm về cung cấp thông tin về hàng
hóa, dịch vụ cho người tiêu dùng
12. Lãi suất
-
Khái niệm:
Ngân hàng Nhà nước công bố lãi suất tái cấp vốn, lãi suất cơ bản và các loại lãi suất
khác để điều hành chính sách tiền tệ, chống cho vay nặng lãi.
Trong trường hợp thị trường tiền tệ có diễn biến bất thường, Ngân hàng Nhà nước quy
định cơ chế điều hành lãi suất áp dụng trong quan hệ giữa các tổ chức tín dụng với nhau và
với khách hàng, các quan hệ tín dụng khác.
-
Vai trò:
Là công cụ gián tiếp trong thực hiện chính sách tiền tệ bời vì sự thay đổi lãi suất không
trực tiếp làm tăng thêm hay giảm bớt lượng tiền trong lưu thông, mà có thể kích thích hay
kìm hãm sản xuất. Cơ chế điều hành lãi suất được hiểu là tổng thể những chủ trương chính
sách và giải pháp cụ thể của Ngân hàng Trung ương nhằm điều tiết lãi suất trên thị trường
tiền tệ, tín dụng trong từng thời kỳ nhất định.
-
Ví dụ:
Dịch bệnh covid 19 ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế, Ngân hàng Nhà nước đã thực hiện
chính sách tiền tệ để ổn định tình hình kinh tế. Tiêu biểu nhất là việc cắt giảm lãi suất, nhờ
đó giảm gánh nặng tài chính và đẩy mạnh hoạt động đầu tư kinh doanh, thúc đẩy kinh tế
phát triển trong tình hình dịch bệnh.
Cũng trong tình cảnh khó khăn của dịch bệnh, tại Quyết định số 15/2020/QĐ-TTG của
Thủ tướng Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước thực hiện tái cấp vốn cho Ngân hàng chính
sách xã hội. Qua đó, người sử dụng lao động vay trả lương ngừng việc cho người lao động.
13. Quản lý ngoại hối
-
Khái niệm:
Quản lý ngoại hối là việc nhà nước áp dụng các chính sách, biện pháp tác động vào quá
trình nhập; xuất ngoại hối (đặc biệt là ngoại tệ) và việc sử dụng ngoại hối theo những mục
tiêu đã định.
-
Vai trò:
 Điều tiết tỷ giá, thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia: Ngân hàng nhà nước thực hiện
các biện pháp nhằm thúc đẩy tập trung các nguồn ngoại hối vào tay mình. Thông qua
đó nhà nước sử dụng một cách hợp lý, có hiệu quả cho kinh tế và đối ngoại. Đồng thời
sử dụng chính sách ngoại hối như một công cụ có hiệu lực thực hiện chính sách tiền tệ.
Thông qua mua bán ngoại hối trên thị trường để can thiệp vào tỷ giá khi cần thiết. Nhằm
ổn định giá trị đối ngoại của đồng tiền, tác động vào lượng tiền cung ứng.
 Bảo tồn quỹ dự trữ ngoại hối nhà nước: Ngân hàng trung ương không chỉ bảo quản
và quản lý quỹ dự trữ ngoại hối nhà nước mà còn biết sử dụng phục vụ cho đầu tư phát
triển kinh tế; đảm bảo an toàn không bị ảnh hưởng rủi ro về tỷ giá ngoại tệ trên thị
trường quốc tế.
-
Ví dụ:
Ngân hàng nhà nước Việt Nam thực hiện việc quản lý ngoại hối dưới các hình thức:
Thứ nhất, ban hành văn bản quy phạm pháp luật về quản lý ngoại hối. Một trong những
chức năng, nhiệm vụ quan trọng của ngân hàng nhà nước là ban hành văn bản quy phạm
pháp luật để quản lý, điều hành hoạt động ngoại hối của đất nước. Trong lĩnh vực quản lý
ngoại hối, NHNN là cơ quan có thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật để
thực hiện chức năng quản lý nhà nước về ngoại hối và hoạt động ngoại hối.
Thứ hai, cấp, thu hồi giấy phép hoạt động ngoại hối. Hoạt động trong lĩnh vực ngoại
hối đều phải xin phép và được cấp phép, nghĩa là để được hoạt động ngoại hối,các tổ chức
tín dụng và các tổ chức khác phải xin giấy phép hoạt động ngoại hối.
Thứ ba, kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm pháp luật về ngoại hối. Hoạt động thanh tra
ngân hàng là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của NHNN. Thanh tra ngân hàng là một
công cụ sắc bén không thể thiếu của NHNN để thực hiện chức năng quản lý nhà nước về
tiền tệ và hoạt động ngân hàng nói chung và chức năng QLNH nói riêng
Thứ tư, hoạt động quản lý ngoại hối khác. NHNN còn tiến hành QLNH thông qua các
hoạt động: Điều hành tỷ giá, thực hiện chính sách can thiệp thị trường ngoại hối và vàng;
Công bố tỷ giá hối đoái của đồng Việt Nam với các ngoại tệ; Tổ chức, điều hành và phát
triển thị trường ngoại tệ liên ngân hàng và thị trường ngoại hối trong nước.
Download