Uploaded by vandtt19405

BT LDN 1

advertisement
Họ tên: …Đặng Thị Thanh Vân……….MSSV:……K194050687……
BÀI TẬP 1
I. Nhận định sau đúng hay sai, giải thích (đưa điều khoản luật)
1. Công ty Trà My là một cách đặt tên đúng và sẽ được Sở kế hoạch đầu
tư chấp nhận
Nhận định trên là sai. Vì tên doanh nghiệp = loại hình + tên riêng, tên
này thiếu loại hình doanh nghiệp ( khoản 1- Điều 38 ).
2. Công ty TNHH Tân Samsung là cách đặt tên đúng và được Sở kế
hoạch đầu tư chấp nhận
Nhận định trên là sai. Vì đã có Công ty TNHH Samsung nên không áp
dụng đối với trường hợp công ty con của công ty đã đăng kí ( điều 42,
khoản 2e ).
3. Tên doanh nghiệp bằng tiếng nước ngoài là tên được dịch từ tiếng
Việt sang tiếng nước ngoài bất kì
Nhận định trên là Sai. Vì theo Khoản 1, Điều 40: Tên doanh nghiệp bằng
tiếng nước ngoài là tên được dịch từ tên tiếng Việt sang một trong những
tiếng nước ngoài hệ chữ La-tinh.
Hiện nay có tên bằng tiếng Việt dịch sang tiếng Nga, Trung quốc, Nhật,
Hàn Quốc, Ả rập, Lào, Campuchia… không được. Đây là một quy định mới
của Luật doanh nghiệp 2014, giúp chuẩn hóa tên doanh nghiệp bằng
tiếng nước ngoài.
4. Mọi loại hình doanh nghiệp chỉ có thể có 1 người đại diện theo pháp
luật
Nhận định này Sai. Căn cứ Điều 1, Luật doanh nghiệp thì, doanh nghiệp
bao gồm: công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp
danh và doanh nghiệp tư nhân.
Căn cứ khoản 2, Điều 13, Luật doanh nghiệp, thì : Công ty trách nhiệm
hữu hạn và công ty cổ phần có thể có một hoặc nhiều người đại diện theo
pháp luật.
Căn cứ điểm b, khoản 1, Điều 176, thì các thành viên hợp danh là đại diện
theo pháp luật của công ty hợp danh.
Căn cứ khoản 4, Điều 185, Luật doanh nghiệp, thì Chủ doanh nghiệp tư
nhận là đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
Căn cứ khoản 1, Điều 183, Luật doanh nghiệp, thì Doanh nghiệp tư nhân
là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng
toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.
Như vậy, đối với doanh nghiệp tư nhân, chỉ có duy nhất một cá nhân là
đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, còn các loại hình doanh nghiệp
khác, bao gồm: công ty TNHH, công ty cổ phần, công ty hợp danh, thì có
thể có một hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật.
5. Doanh nghiệp được phép kinh doanh bất kì ngành nghề nào mà pháp
luật không cấm
Nhận định trên là đúng. Vì tự do kinh doanh trong những ngành, nghề
mà luật không cấm ( khoảng 1, điều 17).
6. Mọi loại tài sản đều phải định giá trước khi góp vốn
Nhận định này Sai. Căn cứ khoản 1, Điều 37, Tài sản góp vốn không phải
là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng phải được các thành
viên, cổ đông sáng lập hoặc tổ chức thẩm định giá chuyên nghiệp định
giá và được thể hiện thành Đồng Việt Nam.
Như vậy, đối với tài sản góp vốn là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển
đổi, vàng thì không phải định giá.
7. Tất cả thành viên (chủ sở hữu) trong tất cả các loại hình doanh
nghiệp khi góp vốn đều phải chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn cho
công ty
Nhận định trên là sai. Vì khi góp vốn đều phải chuyển quyền sở hữu tài
sản góp vốn cho công ty là chỉ có thành viên công ty TNHH, công ty hợp
danh và cổ đông của công ty cổ phần. Vì vậy, chỉ có DNTN là không phải
chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn cho công ty ( Điều 36).
8. Vốn điều lệ của công ty phải nhỏ hơn hoặc bằng vốn pháp định
Nhận định trên là sai. Vì vốn điều lệ của công ty luôn luôn lớn hơn hoặc
bằng vốn pháp định (điều 25).
9. Tất cả các loại hình doanh nghiệp, bao gồm những doanh nghiệp tiến
hành hoạt động kinh doanh có điều kiện, đều phải đăng kí kinh doanh
Nhận định trên là đúng. Vì theo điều (20, 21, 22,23), 28, 31, 32.
10. Các thành viên, cổ đông sáng lập định giá tài sản góp vốn theo
nguyên tắc đa số
Nhận định này Sai. Nguyên tắc nhất trí: 100/100 đồng ý chứ không phải
là nguyên tắc đa số. Nếu không nhất trí thì thuê tổ chức chuyên nghiệp
định giá. Khi đó chỉ cần đa số.
Lý giải cần phải có sự nhất trí : Vì định giá là để qui ra đồng VND, để
tính vốn điều lệ, để chia ra mỗi người bao nhiều %. Tỉ lệ vốn góp sẽ quyết
định quyền lực của mỗi thành viên. Do vậy, nếu định giá tài sản 1 người
cao, thì tỉ lệ họ cao, tỉ lệ của những người còn lại thấp.Định giá tài sản 1
người ảnh hưởng đến tất cả mọi người, nên cần mọi người nhất trí. Định
giá sai, định giá khống: liên đới chịu trách nhiệm.
II. Giải quyết tình huống sau:
A, B, C thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn Luffy. A góp tiền mặt 200
triệu nhưng mới góp 100 triệu. B góp 1 xe ô tô định giá 300 triệu nhưng
giá trị thực tế là 200 triệu. B đã chuyển giao quyền sở hữu cho công ty.
C góp vốn 100 triệu và cho công ty thuê nhà trong 2 năm làm nhà kho.
B được làm -chủ tịch hội đồng thành viên kiêm tổng giám đốc công ty.
Sau 1 năm, công ty thua lỗ và nợ 1 tỉ.
1. Việc góp tiền của A, B, C có hợp pháp không và phải xử lý như thế
nào theo pháp luật.
Việc góp tiền của A và B là không hợp pháp, C là hợp pháp. Vì theo điều
35 là ông A phải góp số tiền phải lớn hơn số tiền thực tế, ông B là theo
điều 36 thì chuyển giao sở hữu cho công ty là phải được đăng kí
2. Khi công ty thua lỗ, B đề nghị rút ô tô ra khỏi công ty và thế 300 triệu
tiền mặt vào. Liệu điều đó có thể thực hiện không và nếu được thì cần
điều kiện gì?
Điều đó có thể thực hiện vì đây là công ty TNHH do 3 ông cùng thế số
tiền để giải quyết thua lỗ.
Download