Uploaded by TUẤN LÊ PHƯỚC

BTL-NHOM-3-CC02.-FINAL

advertisement
ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
_______________________
BÀI TẬP LỚN
MÔN HỌC: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
HỌC KỲ 192/ NĂM HỌC 2019-2020
LỚP: CC02
NHÓM: 3
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: PHAN DUY ANH
Tp. Hồ Chí Minh - 2020
ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
_______________________
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠO ĐỨC VÀ
VIỆC SINH VIÊN OISP HỌC TẬP VÀ LÀM THEO
TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY
Tên các thành viên trong nhóm (MSSV):
Trần Thị Ánh Như (1652457) – Nhóm trưởng
Phan Đình Tú (1652676)
Đoàn Phan Ngọc Bích (1552044)
Trang Đức Anh (1752081)
Nguyễn Thành Đông (1652150)
Phạm Hoàng Phúc (1752426)
Phạm Nguyễn Thanh Khiết (1752288)
Tp. Hồ Chí Minh - 2020
2
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ............................................................................................................................. 4
NỘI DUNG ......................................................................................................................... 5
CHƯƠNG 1. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG........... 5
1.1. Quan điểm về vai trò và sức mạnh của đạo đức ............................................. 5
1.2. Quan điểm về những chuẩn mực đạo đức cách mạng .................................... 7
1.3. Quan điểm về những nguyên tắc xây dựng đạo đức mới ............................. 11
CHƯƠNG 2. SINH VIÊN OISP HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO
ĐỨC HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY ............................................................................. 15
2.1. Khái quát về sinh viên OISP ........................................................................... 15
2.2. Vai trò của việc học tập và làm theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh đối với
sinh viên OISP hiện nay ......................................................................................... 15
2.3. Thực trạng việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh của
sinh viên OISP hiện nay ......................................................................................... 17
2.4. Giải pháp nâng cao chất lượng việc học học tập và làm theo tư tưởng, đạo
đức Hồ Chí Minh của sinh viên Việt Nam hiện nay ............................................ 25
KẾT LUẬN ...................................................................................................................... 29
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................... 30
3
MỞ ĐẦU
Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, chủ tịch Hồ Chí Mình luôn xem vấn đề
xây dựng đạo đức cách mạng là trọng tâm, coi đạo đức là cái gốc, cái nền tảng vững chắc
xây dựng con người cách mạng. Người không chỉ bàn về đạo đức một cách sâu sắc, súc
tích, thấm thía mà chính bản thân Người, chính là tấm gương mẫu mực về nhân cách, lối
sống, và hành động đạo đức do chính mình đặt ra. Sinh viên là lớp thanh niên trí thức, đại
diện và quyết định đến tương lai của đất nước, họ nắm trong tay tri thức của thời đại, chìa
khóa mở ra cánh cửa cho tiến bộ xã hội nói chung và sự phát triển đất nước nói riêng.
Hồ Chí Minh cho rằng, trong thế hệ trẻ việc tu dưỡng đạo đức là vô cùng quan trong
vì đối với mỗi người sinh viên, họ chính là những con người được đào tạo bài bản để đóng
góp cho đất nước của chúng ta khi họ ra trường, hay nói cách khác sinh viên chính là "
người chủ tương lai của nước nhà", là cầu nối giữa các thế hệ và sinh viên chính là người
tiếp sức cho cách mạng trong thời đại hiện nay. Sinh viên là những con người được đào tạo
trong các trường đại học và có tài năng tuy nhiên có tài mà không có đức thì chỉ là người
vô dụng, cho nên việc tu dưỡng đạo đức với sinh viên là vô cùng quan trọng và cần thiết.
Là những sinh viên đang học tập và sinh hoạt trong môi trường đại học, chúng em
nhận thức những vấn đề cần thiết nói trên. Trên nền tảng kiến thức trong phần “Tư tưởng
Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng”, những kinh nghiệm thực tiễn quan sát và tìm hiểu
tại trường Đại học Bách Khoa TP. Hồ Chí Minh, nhóm 3 đã thực hiện đề tài: “Tư tưởng
Hồ Chí Minh về đạo đức và việc sinh viên OISP học tập và làm theo tư tưởng, đạo
đức Hồ Chí Minh hiện nay”. Nội dung bài tập lớn bao gồm phần lý luận về tư tưởng Hồ
Chí Minh về đạo đức cách mạng, những điểm mạnh và điểm yếu kém của sinh viên OISP
về học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh hiện nay, từ đó nhóm
đề ra những giải pháp nhằm nâng cao điểm mạnh và hạn chế điểm yếu.
4
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG
1.1. Quan điểm về vai trò và sức mạnh của đạo đức
1.1.1. Đạo đức là cái gốc của người cách mạng
Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ là tấm gương mẫu mực về đạo đức cách mạng mà
còn là nhà tư tưởng lớn về đạo đức. Mặc dù, Người không để lại những công trình khoa
học chuyên sâu về đạo đức, nhưng tư tưởng và tấm gương đạo đức của Người thể hiện sâu
sắc trong các bài viết, bài nói chuyện và toát lên từ chính cuộc đời hoạt động cách mạng
của Người. Tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh có ý nghĩa thiết thực đối với
công tác giáo dục, rèn luyện, trao dồi phẩm chất, đạo đức, nhân cách người cách mạng của
cán bộ, đảng viên và nhân dân ta.
Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, nội dung tư tưởng đạo đức cách mạng tập trung, nổi
bật ở luận điểm: “Đạo đức là cái gốc của người cách mạng”1. Trong quá trình lãnh đạo
cách mạng Việt Nam, Người luôn quan tâm chăm lo đến việc xây dựng đạo đức cách mạng
cho đội ngũ cán bộ, đảng viên của Đảng. Người coi đạo đức cách mạng như là “cái gốc”.
Một cái cây để có thể phát triển tươi tốt, vững chắc trước sống gió và vươn cành đi khắp
nơi thì nó cần phải có gốc rễ đủ khỏe, chắc và đâm sâu trong lòng đất. Cũng như người làm
cách mạng, để có thể dẫn dắt người khác đến với các lý tưởng mới, đi đúng hướng mà mình
đã đề ra và vững vàng trước những tác động từ bên ngoài; thì người làm cách mạng cần
cho mình “cái gốc” vững chắc, đó chính là đạo đức cách mạng. Vì vậy, đạo đức cách mạng
trở thành điều kiện tiên quyết để người cán bộ, đảng viên viên hoàn thành nhiệm vụ.
Người chỉ rõ: “Cũng như sông thì có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông
cạn. Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, không
có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân”.2 Đạo đức là cái gốc
của người cách mạng, bởi vì nó liên quan trực tiếp tới khả năng và quyết định hiệu quả
Bộ Giáo dục và Đào tạo: Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh. s.l. : Chính trị quốc gia sự thật, Hà Nội, tr.
250., 2017.
2
Hồ Chí Minh: Toàn tập, t.5, tr.252-253
1
5
“gánh vác” công việc của Đảng cầm quyền. Người khẳng định: “Người cách mạng, phải
có đạo đức cách mạng”. Đây không chỉ là yêu cầu về phẩm chất, năng lực mà còn là vấn
đề có tính nguyên tắc trong chỉ đạo nhận thức và hành động của mỗi cán bộ, đảng viên.
Mặc dù coi đạo đức là gốc, chiếm vị trí hàng đầu trong thang giá trị nhân cách người
cách mạng nhưng Hồ Chí Minh luôn đặt đạo đức và tài năng trong mối quan hệ biện chứng
với nhau, tác động và quy định lẫn nhau. Bởi thế, trong tư tưởng Hồ Chí Minh, đức và tài,
hồng và chuyên, phẩm chất và năng lực thống nhất làm một. Trong đó: đức là gốc của tài,
hồng là gốc của chuyên, phẩm chất là gốc của năng lực. Tài là thể hiện cụ thể của đức trong
hiệu quả hành động. Khẳng định mối quan hệ chặt chẽ giữa tài và đức Hồ Chí Minh viết:
"Có tài mà không có đức ví như một anh làm kinh tế tài chính rất giỏi nhưng lại đi đến thụt
két thì chẳng những không làm được gì ích lợi cho xã hội mà còn có hại cho xã hội nữa.
Nếu có đức mà không có tài ví như ông Bụt không làm hại gì, nhưng cũng không lợi gì cho
loài người".1
1.1.2. Đạo đức là nhân tố tạo nên sức hấp dẫn của chủ nghĩa xã hội
Đạo đức là nền tảng tạo nên sức mạnh của người cách mạng trong nhiệm vụ cải tạo
xã hội cũ, xây dựng xã hội mới – xã hội chủ nghĩa. Đạo đức của người làm cách mạng lấy
việc được nhân dân tin tưởng, nhân dân yêu mến, nhân dân ủng hộ. Để đạt được điều đó
người cán bộ cách mạng phải có những hành động thực tiễn, thiết thực với nguyện vọng,
yêu cầu của nhân dân và đặc biệt người cán bộ, đảng viên của Đảng phải có đạo đức, có
nhân cách. Vì giải phóng cho một dân tộc là một công việc vô cùng gian khổ, mà người
làm cách mạng lại không có đạo đức, không có nhân cách thì cũng khác gì đánh mất đi “cái
gốc”, cái lý tưởng của chính mình và từ đó tự biến mình trở nên mất phương hướng, dễ
dàng lung lay, xa rời việc làm cách mạng.
Vì vậy, nhận thức được vai trò và sức mạnh của sự nêu gương, Hồ Chí Minh thường
xuyên nhắc đến tấm gương đạo đức của V.I.Lênin: “Không phải chỉ thiên tài của Người,
mà chính là tính coi khinh sự xa hoa, tinh thần yêu lao động, đời tư trong sáng, nếp sống
Sđd, tập 9, tr. 172
1
6
giản dị, tóm lại là đạo đức vĩ đại và cao đẹp của người thầy, đã ảnh hưởng lớn lao tới các
dân tộc châu Á và đã khiến cho trái tim của họ hướng về Người, không gì ngăn cản nổi”.1
Hồ Chí Minh cho rằng, đã là cán bộ, đảng viên thì trước hết phải trở thành một công
dân mẫu mực, làm nòng cốt cho giữ gìn phẩm chất đạo đức và kỷ cương xã hội. Sự mực
thước, nêu gương của người cán bộ, đảng viên trước nhân dân là vô cùng cần thiết. Hồ Chí
Minh đã chỉ rõ: “Trước mặt quần chúng, không phải ta cứ viết lên trán hai chữ cộng sản
mà ta được họ yêu mến. Quần chúng chỉ quý mến những người có tư cách đạo đức. Muốn
hướng dẫn nhân dân, mình phải làm mực thước cho người ta bắt chước” 2.
Cuộc đấu tranh của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng là theo lý tưởng cộng sản chủ
nghĩa. Đặc trưng của lý tưởng cộng sản chủ nghĩa là tính nhân đạo chân chính, với phương
châm “tất cả vì con người, vì hạnh phúc của con người”. Sự thỏa mãn toàn diện và triệt để
nhu cầu vật chất và tinh thần của con người khiến lý tưởng cộng sản chủ nghĩa mang giá
trị đạo đức, văn minh.
Đảng xác định mục tiêu của mình là giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội, giải
phóng con người, xây dựng một xã hội mới văn minh tiến bộ - xã hội cộng sản chủ nghĩa.
Chính vì vậy, Đảng đại diện cho lực lượng tiên tiến, là bộ phận tinh hoa của xã hội, là một
tập thể đại diện cho văn minh, tiến bộ.
1.2. Quan điểm về những chuẩn mực đạo đức cách mạng
1.2.1 Trung với nước, hiếu với dân
“Trung” và “hiếu” được hiểu như là những quan niệm cũ trong hệ tư tưởng đạo đức
truyền thống ở Việt Nam cũng như các nước phương Đông thời phong kiến, phản ánh mối
quan hệ lớn nhất và cũng là phẩm chất đạo đức bao trùm nhất: “Trung với vua, hiếu với
cha mẹ”. Hồ Chí Minh đã vay mượn khái niệm "trung, hiếu" trong tư tưởng đạo đức truyền
thống dân tộc và áp dụng nó hình thành một nội dung mới: "Trung với nước, hiếu với dân”,
tạo nên một cuộc cách mạng trong tiềm thức của nhân dân, thay đỗi hoàn toàn quan niệm
1
2
Lê-nin và các dân tộc Phương Đông, tháng 7-1924, sđd, t.1, tr. 295, 297.
Toàn văn Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (Hồ Chí Minh), ngày 10 tháng 5 năm 1969.
7
về đạo đức. Người nói: "Đạo đức cũng như người đầu ngược xuống đất chân chổng lên
trời. Đạo đức mới như người hai chân đứng vững được dưới đất, đầu ngẩng lên trời"1.
Trung với nước phải gắn liền hiếu với dân. Với tư tưởng xây dựng nhà nước “của
dân, do dân và vì dân”, người cho rằng bao nhiêu quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân,
bao nhiêu lợi ích đều vì dân, cán bộ là đầy tớ của dân chứ không phải là "quan cách mạng".
Trung với nước là trung thành tuyệt đối với công cuộc dựng nước và giữ nước,
không tách rời với con đường đi lên của đất nước, suốt đời phấn đấu cống hiến cho Đảng
cho cách mạng. Hiếu với dân nghĩa là thương dân, tin dân, phục vụ nhân dân hài lòng. Hồ
Chí Minh với vị trí là cán bộ lãnh đạo, người được yêu cầu phải nắm vững dân tình, hiểu
rõ dân tâm, thường xuyên quan tâm cải thiện dân sinh, nâng cao dân trí.
1.2.2. Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư
Đây là phẩm chất đạo đức không thể tách rời với đời sống mỗi con người, là đại
cương đạo đức Hồ Chí Minh.
Cần là cần cù, siêng năng, chăm chỉ, lao động có kế hoạch, sáng tạo, tạo ra năng
suất năng suất cao, có tinh thần tự lực cánh sinh, không lười nhác, không dựa dẫm. Người
nói rằng: “lao động là nghĩa vụ thiêng liêng, là nguồn sống, nguồn hạnh phúc của mỗi
chúng ta”2.
Kiệm là đức tiết kiệm, tiết kiệm thời gian, tiết kiệm công sức, tiết kiệm của cải của
nhà nước, của dân, "không xa xỉ, không hoang phí, không bừa bãi", không phô trương,
không vì hình thức bên ngoài mà tiêu phí vô bổ, không tiệc tùng, chè chén lu bù.
Liêm là luôn tôn trọng, giữ gìn của công và của dân, là "trong sạch, không tham lam",
“không xâm phạm một đồng xu, hạt thóc của Nhà nước, của nhân dân”, không tham địa vị,
không tham của cải, danh vọng…
Chính là ngay thẳng, đứng đắn, chính trực. Đối với mình, không được tự cao, tự đại,
tự phụ, không ngừng học hỏi, phát triển ưu điểm, cải thiện khuyết điểm của bản thân. Đối
với người, không nịnh trên khinh dưới, thật thà, không dối trá, lừa lộc, giữ thái độ khiêm
Hồ Chí Minh Sđd., t.6, tr.320 –321.
Nô ̣i dung cơ bản của ho ̣c tâ ̣p và làm theo tư tưởng, đa ̣o đức, phong cách Hồ Chí Minh của PGS. TS.
Nguyễn Thị Phương Hoa.
1
2
8
tốn, đoàn kết. Đối với việc, luôn phải để việc công lên trên, lên trước việc tư, việc dù cho
thế nào cũng phải hoàn thành được: “việc thiện nhỏ mấy cũng làm, việc ác nhỏ mấy cũng
tránh”.
Chí công là công bằng, công tâm; vô tư là không được có lòng riêng, thiên tư, thiên
vị “tư ân, tư huệ, hoặc tư thù, tư oán”. Người khẳng định “Bất kỳ bao giờ, bất kỳ việc gì
đều phải tính đến lợi ích chung của Đảng, phải đặt lợi ích của Đảng lên trên hết, lên trước
hết, việc của cá nhân và lợi ích của cá nhân phải để lại sau”1, “lo trước thiên hạ, vui sau
thiên hạ”. Chí công vô tư là đức tính nâng cao tính cộng đồng, củng cố chủ nghĩa tập thể,
chiến thắng đước chủ nghĩa cá nhân.
Các đức tính cần, kiệm, liêm, chính luôn đi chung, không hề tách rời nhau, là những
đức tính luôn song hành với mỗi người, đặc biệt là những cán bộ, đảng viên, người lãnh
đạo phải luôn thực hiện để người dân noi theo, “nếu không giữ đúng cần, kiệm, liêm, chính
thì dễ trở nên hủ bại, biến thành sâu mọt của dân”. Đối với quốc gia, cần, kiệm, liêm, chính
là bước đệm cho sự phát triển, làm giàu về vật chất, vững mạnh về tinh thần, thể hiện lối
sống văn minh, tiến bộ. “cần, kiệm, liêm, chính còn là nền tảng của đời sống mới, của các
phong trào thi đua yêu nước”.
Chủ nghĩa cá nhân chính là lối sống ích kỷ, chỉ vì lợi ích cho cá nhân mà quên đi lợi
ích cho cộng đồng. Chủ nghĩa cá nhân chính là nguyên nhân cho các hành động như: tham
ô, lợi dụng địa vị để trục lợi, quan liêu, tự cao tự đại, bán nước bán dân… Nó chính là con
trùng độc hại, là đồng minh của đế quốc. Hồ Chí Minh từng nhấn mạnh rằng:” Chủ nghĩa
cá nhân là một trở ngại lớn cho việc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Cho nên thắng lợi của chủ
nghĩa xã hội không thể tách rời thắng lợi của cuộc đấu tranh trừ bỏ chủ nghĩa cá nhân”2.
1.1.3. Thương yêu con người, sống có tình nghĩa
Chủ tịch Hồ Chí Minh quan niệm yêu thương con người là một trong những phẩm
chất cao đẹp nhất của con người. Đối với người làm cách mạng, tình yêu thương con người
1
Hồ Chí Minh toàn tập, NXB Chính trị quốc gia Hà Nội, 2011, t5 tr.291.
2
Hồ Chí Minh toàn tập, NXB Chính trị quốc gia Hà Nội, 2011, t5 tr.636.
9
có vai trò rất quan trọng. Yêu thương con người thể hiện trước hết là tình yêu thương đối
với đại đa số nhân dân, những người nghèo khổ bị áp bức bóc lột. Phải làm mọi việc để
phát huy sức mạnh của mỗi người, đoàn kết phấn đấu cho đạt được mục tiêu “ai cũng có
cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành”1. Chính vì xuất phát từ tình yêu thương con người
những người làm cách mạng mới có thể chịu đựng những khó khăn, gian khổ, vì tình yêu
thương mà chấp nhận hi sinh để mang lại ấm no, hạnh phúc, độc lập tự do cho con người.
Tình yêu thương đó là tình cảm rộng lớn, trước hết dành cho những người cùng khổ,
những người lao động bị áp bức, bóc lột, những người bị mất đi quyền con người của mình
không phân biệt màu da, dân tộc. Hồ Chí Minh cho rằng nếu không phải xuất phát từ tình
yêu thương con người như vậy thì không thể nói đến cách mạng hay chủ nghĩa cộng sản.
Tình yêu thương con người được xây dựng trên lập trường giai cấp công nhân, thể
hiện trong những mối quan hệ hằng ngày giữa bạn bè, đồng chí, anh em...Yêu thương con
người thì phải tin vào phẩm chất tốt đẹp của con người. Với mình thì chặt chẽ nghiêm khắc,
với người khác thì khoan dung, độ lượng, rộng rãi, nâng con người lên, kể cả đối với những
con người lầm đường lạc lối, mắc sai lầm, khuyết điểm. Tình yêu thương con người của
Hồ Chí Minh không chỉ là tình cảm quý trọng con người mà còn là lòng tin vững chắc vào
những phẩm chất đạo đức đẹp đẽ của con người. Người tin rằng con người sống với nhau
quan trọng nhất chính là phải có tình, có nghĩa, trong di chúc Người cũng đã căn dặn “Phải
có tình đồng chí thương yêu lẫn nhau.”
1.1.4. Có tinh thần quốc tế trong sáng
Chủ nghĩa quốc tế là một trong những phẩm chất quan trọng nhất của đạo đức cộng
sản chủ nghĩa. Nó bắt nguồn từ bản chất giai cấp công nhân, nhằm vào mối quan hệ rộng
lớn, vượt ra khỏi quốc gia dân tộc.
Nội dung trong chủ nghĩa quốc tế trong tư tưởng Hồ Chí Minh rất rộng lớn và sâu
sắc. Đó chính là tinh thần đoàn kết với các dân tộc bị áp bức, với nhân dân lao động các
nước trong cuộc đấu tranh giải phóng con người khỏi ách áp bức, bóc lột mà Hồ Chí Minh
đã dày công vun đắp bằng hoạt động cách mạng thực tiễn của bản thân mình và bằng sự
1
Hồ Chí Minh toàn tập. NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, T 4, Tr.161-162
10
nghiệp cách mạng của cả dân tộc. Đó còn là sự tôn trọng, hiểu biết và yêu thương đoàn kết
đối với các giai cấp vô sản trên toàn thế giới, chung tay chống lại nạn phân biệt chủng tộc,
chống lại chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi, bành trướng quyền lực. Kết luận trên cũng là sự khởi
đầu của tư tưởng đoàn kết quốc tế Hồ Chí Minh - đoàn kết với những người lao khổ, cần
lao trên thế giới, luôn gắn liền lợi ích dân tộc với lợi ích giai cấp, lợi ích quốc gia với lợi
ích quốc tế.
Tinh thần quốc tế trong sáng còn là vì mục tiêu chung “Bốn phương vô sản đều là
anh em”. Để chống lại kẻ thù chung, đạt tới mục tiêu giải phóng thân phận nô lệ và bị bóc
lột, đòi hỏi sự đoàn kết liên minh chặt chẽ nhân dân lao động ở thuộc địa và chính quốc.
Người hết sức căm giận trước bất cứ một hành động xâm lược nào và cho rằng: giúp đỡ
một dân tộc khác bảo vệ độc lập, tự do của họ cũng chính là bảo vệ lợi ích của đất nước
mình, “giúp bạn là tự giúp mình”. Đây chính là một bước phát triển mới trong tư tưởng Hồ
Chí Minh về đoàn kết quốc tế. Vì lẽ đó, Người luôn động viên nhân dân Việt Nam vừa tiến
hành sự nghiệp bảo vệ độc lập, tự do của dân tộc mình, vừa thực hiện sự giúp đỡ vô tư chí
tình, chí nghĩa đối với các dân tộc anh em. Sự đoàn kết ấy là nhằm những mục tiêu lớn của
thời đại là hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội, là hợp tác hữu nghị với tất
cả các nước, các dân tộc. Sự đoàn kết ấy dựa trên cơ sở bình đẳng và kết hợp giữa lợi ích
quốc gia với lợi ích quốc tế.
1.3. Quan điểm về những nguyên tắc xây dựng đạo đức mới
1.1.5. Nói đi đôi với làm, phải nêu gương về đạo đức
Một người chỉ biết nói mà không bao giờ làm là một người khoa trương, khoe mẽ
và thiếu tín nhiệm trong cộng đồng. Một người làm mà không bao giờ nói là một người im
lặng, có thể thành công nhưng lại quá độc đoán trong công việc, thường chọn làm theo ý
mình và rất khó có thể cùng cộng tác làm việc với người khác. Chính vì thế, nói đi đôi với
làm thể hiện sự tinh tế trong công việc, của một người vừa biết giữ chữ tín và trách nhiệm
cho bản thân, vừa biết đề cao tinh thần đồng đội, tinh thần làm vì cộng đồng. “Nói như
rồng leo, làm như mèo mửa”. Từ rất lâu rồi, trong truyền thống của ông bà ta, những người
11
nói một đằng làm một nẻo, nói mà không làm được xem là những người hèn hạ, thiếu bản
lĩnh và không bao giờ được đề cao trong xã hội.
Không ít lần chúng ta đã nhìn thấy những ví dụ điển hình ngay trong lịch sử thế giới
và nhà nước về sự thất bại của nói đi đôi với làm, dẫn đến những giai đoạn vô cùng tàn
nhẫn, thậm chí có phần vô cùng khốc liệt và để lại nhiều hậu quả khó lường. Đó là sự thất
bại của phong kiến và tôn giáo trung cổ Châu Âu với những lời nói suông, dẫn đến sự suy
tàn của xã hội trung cổ. Tiếp theo ngay sau đó là sự nổi dậy mạnh mẽ của giai cấp tư sản
phương Tây để lật đổ chế độ phong kiến độc đoán với những giá trị về nhân đạo, dân chủ,
tự do, khát vọng sống mãnh liệt của con người, … nhưng chính sự suy tàn nhanh chóng
của xã hội ấy cùng với sự bất công mà vô số người đã phải gánh chịu đã thể hiện được sự
thất bại của phong trào tư sản này, khi những lời nói với đầy tính mộng mơ và triển vọng
được đưa ra, để rồi cái kết còn có phần bi thảm hơn là xã hội trung cổ. Về sau này, ngay
tại Việt Nam chúng ta, sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, “Hồ Chí Minh đã chỉ ra biểu
hiện của thói đạo đức giả ở một số cán bộ ‘vác mặt làm quan cách mạng’, nói mà không
làm … Miệng thì nói ‘phụng sự quần chúng’ nhưng làm trái ngược với phương châm và
chính sách Đảng và Chính phủ’, làm tổn hại uy tín của Đảng và Chính phủ trước dân”.
Như vậy có thể thấy rằng, việc nói mà không làm ngay từ rất lâu đã để lại rất nhiều
hậu quả xấu trong giá trị về mặt nhân bản, và trầm trọng hơn là trong công cuộc xây dựng
và duy trì một xã hội vững mạnh, một nền an sinh xã hội rộng rãi. “Hồ Chí Minh coi đây
là nguyên tắc quan trọng bậc nhất trong xây dựng nên một nền đạo đức mới”. Và nói đi đôi
với làm cũng chính là cách dễ dàng nhất để nêu gương về đạo đức.
Nêu gương về đạo đức không phải là những lời nói suông, đó còn là những hành
động được thể hiện một cách thiết thực nhất, thông qua những điều nhỏ bé nhất. Đạo đức
cần được nêu gương ở đây không phải là đạo đức cách mạng, mà còn là đạo đức đời thường.
Một người làm cách mạng có tốt thế nào đi chăng nữa nhưng những giá trị về đạo đức đời
thường còn thiếu hụt cũng không đem lại sự tin tưởng toàn bộ của dân chúng. Một người
làm được việc, gây dựng được biết bao nhiêu công trạng nhưng lại thường xuyên gắt gỏng
với người khác, đặc biệt là người dân, sẽ chẳng bao giờ được trọng dụng. Một khi sự tin
12
tưởng của người dân nơi nhà cầm quyền không còn nữa, niềm tin chính trị cũng sẽ mất.
Mà một khi niềm tin chính trị cũng đã mất rồi, tất cả những gì còn lại sẽ là tàn tro.
Không khó để chúng ta có thể nhìn nhận được rằng người đứng đầu thường sẽ là
tấm gương cho mọi người noi theo. Ở đâu cũng vậy, từ những tập thể nhỏ nhất, nơi mà con
cái học theo cách hành xử của cha mẹ, học sinh học theo cách hành xử của thầy cô, bạn bè
cấp dưới học theo cách hành xử của lớp trưởng, … cho đến tập thể lớn hơn, khi mà người
dân học theo cách hành xử của người cầm quyền. Người lớn hơn sẽ trở thành cái nền móng
để những người nhỏ hơn xây dựng nhân cách của mình. Ông bà ngày xưa có câu “Con hư
tại mẹ, cháu hư tại bà”. Nó không đơn thuần chỉ là nói lên sự dưỡng dục thái quá đến mức
nuông chìu con, nhưng một cách nào đó còn để thể hiện, chính những điều không tốt mà
người trẻ được học từ người lớn sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến cách hành xử của người con
sau này.
Hồ Chí Minh đã sớm nhìn ra được chân lý đó ngay từ sau Cách mạng tháng Tám
1945. Với việc đặt giáo dục đạo đức cho các cán bộ, đảng viên lên hàng đầu, thành công
bước đầu đã phần nào được thể hiện trong công cuộc quản lý bộ máy nhà nước. “Một dân
tộc, một đảng và mọi con người, ngày hôm qua là vĩ đại, có sức hấp dãn lớn, không nhất
định hôm nay và ngày mai vẫn được mọi người yêu mến và ca ngợi, nếu lòng dạ không
trong sang nữa, nếu sa vào chủ nghĩa cá nhân”1. Đó là lời mà Hồ Chí Minh đã lien tục cảnh
báo với các cán bộ, chiến sĩ của mình, và nêu gương đạo đức vẫn luôn là nền tảng, là cái
cốt lõi nhất mà người cầm quyền, người cán bộ phải có nếu muốn đạt được cái viên mãn
nhất của đất nước, “Dân giàu, nước mạnh”.
Như vậy, có thể nói rằng việc một đất nước thành công hay thất bại, không chỉ đơn
thuần nhìn vào nơi người dân có giàu mạnh hay không, đất nước có nền quân sự vững chắc
hay không, mà là nhìn xem những người cầm quyền có thể hiện được những phẩm chất tốt
đẹp nhất của nhà nước đó hay không. Đó chính là sự mở đầu cho những giá trị tươi đẹp
khác, nhưng tất cả phải bắt nguồn từ người đứng đầu. Nêu gương đạo đức chính là một
trong những phẩm chất không chỉ tốt đẹp về mặt con người, về mặt nhân cách, mà còn là
1
Hồ Chí Minh (2011) - Toàn tập - Sđd, Tập 15, tr 672
13
một trong những chuẩn mực dành cho một người cán bộ, người đảng viên, người cầm
quyền và cho tất cả mọi người. “Một nền đạo đức mới chỉ có thể được xây dựng trên một
cái nền rộng lớn, vững chắc, khi những chuẩn mực đạo đức trở thành hành vi đạo đức hằng
ngày của toàn xã hội”1.
1.1.6. Xây đi đôi với chống
Ta cần phải kết hợp chặt chẽ giữa việc xây và chống để có thể xây dựng nền tảng
đạo đức mới. Hay nói cách khác, muốn xây thì phải chống, chống nhằm mục đích xây, xây
đi đôi với chống. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, cái tốt – cái xấu, điều đúng – điều sai, giữa
đạo đức và phi đạo đức luôn đối chọi, đan xen nhau trong mỗi hành vi, mỗi con người
chúng ta. Chính vì thế, việc chống lại những hành động vô đạo đức và xây dựng đạo đức
mới đã và đang gặp phải rất nhiều khó khăn, đòi hỏi sự nỗ lực hết mình từ Nhà nước và
nhân dân.
Xây dựng đạo đức mới phải tiến hành trước hết bằng việc giáo dục những chuẩn
mực đạo đức, những phẩm chất, khơi dậy ý thức đạo đcứ lành mạnh của mỗi người, tự giác
nhận thức được trách nhiệm của bản thân. Khi bồi dưỡng, xây dựng phẩm chất đạo đức
mới phải đi đôi chống lại những điều sai trái, những điều xấu xa, vô đạo đức diễn ra hằng
ngày. Hồ Chí Minh đã từng căn dặn toàn Đảng: “Phải cương quyết quét sạch chủ nghĩa cá
nhân, nâng cao đạo đức cách mạng, bồi dưỡng tư tưởng tập thể, tinh thần đoàn kết, tính tổ
chức và kỷ luật”.
Đây thực sự là một “cuộc chiến tranh khổng lồ” giữa cách mạng và phản cách mạng,
giữa đạo đức và phi đạo đức, giữa tiến bộ và lạc hậu. Vấn đề quan trọng là phải sớm phát
hiện, tuyên truyền, vận động và khơi dậy ý thức lành mạnh, sự nhận thức và ý thức tự giác
thực hiện trong mỗi người.
1.1.7. Phải tu dưỡng đạo đức suốt đời
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Đạo đức cách mạng không phải từ trên trời sa xuống.
Nó do đấu tranh, rèn luyện bền bỉ hàng ngày mà phát triểnvà củng cố. Cũng như ngọc càng
mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong”2. Thật vậy, sự tự giác giáo dục, tự trau dồi đạo
Hồ Chí Minh toàn tập - tập 12 Tr549 - NXB CTQG - HN- 1996
Sđd, tập 9, tr. 293
1
2
14
đức ở mỗi người là điều rất quan trọng. Để từ đó ta có thể cảm nhận sâu sắc việc trau dồi
đạo đức cách mạng là việc làm “sung sướng vẻ vang nhất trên đời”.
Tu dưỡng đạo đức là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta từ xưa đến nay. Tu
dưỡng đa ̣o đức phải đi đôi với hoa ̣t đô ̣ng thực tiễn, trong đời số ng cũng như sinh hoa ̣t cô ̣ng
đồ ng, hay thâ ̣m chí trong những mố i quan hê ̣ của bản thân. Ngoài ra, phải gắ n liề n với tinh
thầ n tự giác, tự nguyê ̣n, đề cao trách nhiê ̣m của mỗi người, lên án, nhin
̀ nhâ ̣n đươ ̣c những
điề u sai trái, cái thiê ̣n, cái ác để khắ c phu ̣c và phòng chố ng.
CHƯƠNG 2. SINH VIÊN OISP HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO
ĐỨC HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY
2.1. Khái quát về sinh viên OISP
Sinh viên OISP là nhóm sinh viên (SV) chính quy thuộc chương trình đào tạo quốc
tế của đại học Bách Khoa Thành phố Hồ Chí Minh, được giảng dạy hoàn toàn bằng tiếng
Anh, chú trọng tương tác, khuyến khích học tập chủ động, áp dụng các phương pháp giảng
dạy hiện đại. Bên cạnh giảng dạy kiến thức chuyên ngành, sinh viên OISP còn được trang
bị nền tảng tiếng Anh và các kỹ năng mềm, kỹ năng xã hội cần thiết cho quá trình học tập
tại ĐH và làm việc sau này thông qua các hoạt động như học kỳ Pre-University, OISP
Camp, v.v
2.2. Vai trò của việc học tập và làm theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh đối với sinh
viên OISP hiện nay
2.2.1. Đạo đức là yếu tố cơ bản của nhân cách, tạo nên giá trị con người
Tổng quát về đạo đức: “là toàn bộ những chuẩn mực, những quy tắc, những quan
điểm về các giá trị thiện, ác, lương tâm, trách nhiệm, danh dự, hạnh phúc, công bằng...
được xã hội thừa nhận, quy định hành vi, quan hệ giữa con người với sự nghiệp, giữa con
người với nhau và giữa con người với xã hội”1. Con người muốn hướng tới chân, thiện, mỹ
Nguyễn Đình Thắng (14/02/2012). Quan điểm của Hồ Chí Minh về những nguyên tắc xây dựng đạo đức
mới và việc cần thiết phải quan tâm giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên - trách nhiệm
không của riêng ai, <https://journal.hiu.vn/vi/cach-trich-dan-tai-lieu/cach-trich-dan-tai-lieu-tham-khao>
1
15
nhằm hoàn thiện bản thân, để đưa đến sự hoàn thiện đó, trước hết phải tự tu dưỡng hoàn
thiện mình về đạo đức. Theo Hồ Chí Minh, như đã đề cập đến, thì đạo đức được người ví
như nguồn của sông, như gốc của cây, do đó đạo đức là yếu tố cơ bản của nhân cách, tạo
nên giá trị con người.
Đối với phong tục người phương Đông giàu những phong tục truyền thống, đạo lý,
Hồ Chí Minh muốn đề cao việc tu dưỡng đạo đức ở mỗi cá nhân là vô cùng quan trọng.
Đặc biệt là đối với thế hệ sinh viên Việt Nam nói chung và đối với mỗi người sinh viên
OISP nói riêng, những lớp trẻ được đào tạo bài bản về kiến thức và kĩ năng chuyên môn
để đóng góp cho đất nước Việt Nam sau khi ra trường, thì việc tu dưỡng đạo đức lại càng
quan trọng hơn, vì họ chính là “người chủ tương lai của nước nhà”, cầu nối giữa các thế
hệ” - “người tiếp sức cách mạng cho thế hệ thanh niên già, đồng thời là người phụ trách
phụ trách dìu dắt thế hệ thanh niên tương lai”. Vì lẽ đó mà giáo dục đạo đức và rèn luyện
đạo đức của sinh viên luôn được Hồ Chí Minh chú trọng. Như câu nói của Người "Có tài
mà không có đức là người vô dụng. Có đức mà không có tài làm việc gì cũng khó". Mỗi
người sinh viên OISP là những con người được đào tạo dưới mái trường Đại học Bách
Khoa TP.HCM không chỉ cần ra sức trau dồi học tập chuyên môn mà còn phải tu dưỡng
đạo đức để xây dựng hình ảnh sinh viên OISP thời đại mới giàu kiến thức, đầy bản lĩnh, kỹ
năng và noi theo tấm gương đạo đức của Bác Hồ vĩ đại.
2.2.2. Tạo sức mạnh nội sinh, giúp mỗi người sinh viên OISP vượt ra khó khăn, thử thách
Đối với toàn thể các cá nhân, Hồ Chí Minh chỉ rõ việc thực hành tốt đạo đức cách
mạng trong đời sống hằng ngày của mỗi cá nhân giúp cá nhân tạo ra sức mạnh nội sinh,
giúp con người vượt qua khó khăn, gian khổ, không ngại thất bại. Khi thành công cũng
không kiêu ngạo, quan liêu, không hủ hóa mà giữ vững tinh thần gian khổ, chất phác khiêm
tốn, “lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ”, lo xong nhiệm vụ của bản thân, không màng tới
hưởng thụ danh lợi.
Mỗi sinh viên OISP phải xác định rõ trách nhiệm trước Tổ quốc và nhân dân, sống
có lý tưởng, có hoài bão, khát khao vươn tới cái mới, cái tiến bộ. Bản thân mỗi người tự
giác rèn luyện, biết tự kiềm chế, biết vượt qua những cám dỗ và tiêu cực xã hội, những
biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân, ích kỷ, thực dụng, lợi mình hại người. Mỗi sinh viên OISP
16
cần phải tự tin vào chính mình, giữ vững niềm tin trong cuộc sống, vào các giá trị chân
thiện mỹ, vượt qua mọi khó khăn gian khổ như Bác Hồ đã dạy: “gian nan rèn luyện mới
thành công”.
2.3. Thực trạng việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh của sinh viên
OISP hiện nay
2.3.1. Mặt tích cực:
 Học thương yêu con người, sống có tình nghĩa
Tích cực học tập và nâng cao chuyên môn là ưu tiên hàng đầu của các bạn sinh viên
trường Đại học Bách Khoa, dù vậy đối với các bạn sinh viên OISP tình yêu thương con
người và sống có ý nghĩa cũng là một nhiệm vụ song song cần phải đạt được. Thấu hiểu
được điều đó, Đoàn Khối OISP đã liên tục tổ chức những hoạt động, kêu gọi các bạn sinh
viên cùn chung tay tham gia để tích cự giúp đỡ cộng đồng, tạo nên một cuộc sống ý nghĩa
hơn. Qua đó nhắc lại quan điểm sâu sắc của Chủ tịch Hồ Chí Mình về tình yêu thương giữa
con người với con người. Chủ tịch Hồ Chí Minh quan niệm yêu thương con người là một
trong những phẩm chất cao đẹp nhất của con người.
 Hoạt động Hiến máu tình nguyện:
Đến với hoạt động hiến máu tình nguyện với châm ngôn “một giọt máu cho đi, một cuộc
đời ở lại”, các bạn sinh viên OISP đã thể hiện được tinh thần xung kích tự nguyện. Với chu
kí 1 năm/ 2 lần, các bạn tham gia với mục đích đem lại những cơ hội cho những người
thiếu may mắn, hoạt động hiến máu tình nguyện đã diễn ra đều đặn qua nhiều năm và nhận
được sự ủng hộ rỗng rãi của các bạn sinh viên. Chủ tịch Hồ CHí Minh đã nêu cao tinh thần
“Thương người như thể thương thân” của Bác Hồ.
 Hoạt Động Mùa Hè Xanh:
Hằng năm, hơn 1000 chiến sĩ trong đó bao gồm các giàng viên và các bạn sinh viên
lại cùng nhau hướng về miền đất Bến Tre. 20 năm 1 chặn đường đủ dài để cho thấy tấm
lòng và truyền thống hướng về cội nguồn, yêu thương đồng bào, giúp đỡ các mảnh đời khó
khăn của các bạn sinh viên ĐHBK. Với sức trẻ của mình, các bạn sinh viên OISP đã chung
tay với bà con tạo nên những cây cầu, những con đường, căn nhà mới. Từ năm 1999 đến
17
nay, hàng loạt công trình đã được xây nên, đem lại những lợi ích khá đáng kể cho bà con
Bến Tre. Bên cạnh đó, các bạn sinh viên tình nguyện còn giúp các em nhỏ vùng sâu được
tiếp cận với tri thức qua việc mở các lớp học giả chiến, tặng tập sách cũn như tuyên truyền
vận động bà con cho con em mình đến trường.
“Phong trào tình nguyện của sinh viên Bách khoa đã in đậm trong trái tim của người dân
TP.HCM và nhiều tỉnh miền Tây Nam bộ, ghi dấu ấn qua từng ngôi nhà, cây cầu, con
đường bêtông nông thôn. Và trong hành trình đó, không thể thiếu sự đồng hành của rất
nhiều đơn vị tài trợ đã luôn đồng hành cùng nhà trường" – trích lời thầy Hiệu trưởng Mai
Thanh Phong
 Gia sư áo xanh:
Bên cạnh Mùa hè xanh, Gia sư áo xanh cũng là 1 hoạt động đáng chú ý. Ở đây, các
bạn sinh viên, đặc biệt là các bạn sinh viên OISP giỏi chuyên môn vững kiến thứccó tinh
thần thiện nguyện. Các bạn thành lập 1 câu lạc bộ giảng dạy miễn phí cho trẻ em không có
điều kiện từ lớp 1 đến lớp 12 trên địa bàn TPHCM. Đây là phương tiện giúp các bạn nhỏ
khó khăn tiếp cận được với tri thức. Không những vậy, các bạn thường xuyên tổ chức các
hoạt động quyên góp gây quỹ để ủng hộ cơ sở vật chất, thiết bị trao tăng cho các bạn có
hoàn cảnh khó khăn.
 Dự án cộng đồng:
Đây là một phần trong nội dung môn Kỹ năng mềm (Soft Skills) thuộc học kỳ PreUniversity dành cho sinh viên các chương trình Chất lượng cao, Tiên tiến, Liên kết Quốc
tế, Tăng cường Tiếng Nhật. Mỗi nhóm gồm 5-10 sinh viên sẽ cùng nhau thiết kế và triển
khai các dự án có ích cho cộng đồng. Ví dụ, nhóm Teddy Bear (với chủ đề cùng tên) chọn
đề tài khá thời sự – nạn lạm dụng tình dục trẻ em, từ đó các bạn đưa ra các giải pháp. Hay
với đề tài Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ, Phạm Thanh Bảo Trâm, SV K17 Quản lý Công
nghiệp chương trình Chất lượng cao cùng các thành viên lớp SK19 dạy trẻ nhỏ các trò chơi
dân gian bổ ích thay cho các game điện tử. Biết cách làm việc nhóm, xử lý vấn đề, quản lý
thời gian, sống kỷ luật và có trách nhiệm hơn với xã hội… đó là những gì mà sinh viên
Bách Khoa Quốc Tế nhận được từ việc “cho đi” với Dự án Cộng đồng
18
Giống như chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Có tài mà không có đức thì là người
vô dụng, có đức mà không có tài thì làm gì cũng khó”, đạo đức là một trong những nhân
tố cốt yếu tạo nên một con người hoàn thiện, vì vậy các bạn sinh viên Bách Khoa không
những phải học tập chuyên môn tốt mà còn phải rèn luyện đạo đức bản thân thông qua
những hoạt động ý nghĩa giúp đỡ cộng đồng, cuộc thi học thuật, v.v. Vì thế, cần tích cực
tham gia và tổ chức các hoạt động phong trào, sân chơi học thuật thúc đẩy tinh thần học
tập, tính sáng tạo, nghiên cứu khoa học trong sinh viên; tổ chức các hoạt động phong trào
văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, các hoạt động tình nguyện, các chương trình huấn
luyện kỹ năng thực hành xã hội, xây dựng lối sống đẹp, các chương trình mở rồng vòng
tay bè bạn, giao lưu chia sẻ... để xây dựng hình ảnh Sinh viên Bách Khoa thời đại mới giàu
kiến thức, đầy bản lĩnh, kỹ năng và noi theo tấm gương đạo đức của Bác Hồ vĩ đại.
Di chúc Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Đoàn viên thanh niên ta nói chung là tốt,
mọi việc đều hăng hái xung phong, có chí tiến thủ. Đảng cần phải chăm lo giáo dục đạo
đức cách mạng cho họ, đào tạo họ thành những người thừa kế xây dựng xã hội chủ nghĩa
vừa hồng vừa chuyên”. Thật vậy, những lợi thế đó là hành trang cũng như lợi thế giúp sinh
viên OISP vững bước trong học tập và thành công hơn.
 Nguyên nhân:
Nhân dân ta luôn có rất nhiều những truyền thống quý báu từ thuở dựng nước và
giữ nước tới nay. Có lẽ, trong Tư Tưởng của Hồ Chí Minh tình yêu thương con người là tư
tưởng xuất phát điểm cho nhưng tư tưởng khác hình thành. Vì thế, trong suốt quá trình đấu
tranh chống giặc ngoại xâm, Bác Hồ luôn đề cao tinh thần nhân ái, yêu thương con người
và xây dựng một cuộc sống tốt đẹp để xem đó như là một điểm đích cuối cùng mà Bác Hồ
cùng với Đảng muốn đưa nhân dân đi đến cuối cùng. Chính vì xuất phát từ tình yêu thương
con người những người làm cách mạng mới có thể chịu đựng những khó khăn, gian khổ,
vì tình yêu thương mà chấp nhận hi sinh để mang lại ấm no, hạnh phúc, độc lập tự do cho
con người.
Ở tư tưởng Hồ Chí Minh, sinh viên OISP được học cách yêu thương con người,
sống có tình nghĩa. “Yêu thương con người được Hồ Chí Minh xác định là một trong những
phẩm chất đạo đức cao đẹp nhất.” Hiểu được điều đó, sinh viên OISP luôn tích cực năng
19
động tổ chức và thường xuyên tham gia các hoạt động tình nguyện vì cộng đồng qua những
chiến dịch Xuân tình nguyện, Mùa hè xanh hay những chuyến đi từ thiện mỗi lớp tự tổ
chức, nhằm chăm lo cho các đối tượng có hoàn cảnh khó khăn, kém may mắn. Một lý do
khách quan đó là nhờ có Đoàn khối OISP nói riêng cũng như là ban giám hiệu nhà trường
hỗ trợ và tổ chức các hoạt động ý nghĩa, tạo ra môi trường để sinh viên OISP có thể chia
sẻ tình yêu thương của mình.
 Học tập tinh thần quốc tế trong sáng của Người:
Noi theo tấm gương tư tưởng Hồ Chí Minh, sinh viên Bách Khoa nói chung và sinh
viên OISP nói riêng luôn đề cao và mang theo tinh thần quốc tế trong sáng, mở rộng quan
hệ thân thiết, làm bạn với các quốc gia khác trên thế giới và thiết lập một nền văn hóa hòa
bình. Đó cũng là lý do các bạn sinh viên OISP vẫn luôn rất năng nổ tham gia các chương
trình trao đổi giao lưu văn hóa, học tập giữa các bạn bè sinh viên quốc tế, kể cả đến từ
những trường khác. Tích cực chia sẻ và học hỏi những điều mới lạ từ các nền văn hóa, văn
minh khác nhau. Đồng thời kết hợp những điều tiến bộ và mới lạ từ nước bạn với điều kiện
và truyền thống tinh hoa của nước nhà, không ngừng sáng tạo để thay đổi và hòa nhập với
nền văn hóa - khoa học các nước. Một trong những chương trình sinh viên OISP tổ chức
và tham gia gần đây có thể kể đến như chương trình kết hợp với đại học Công Nghệ Sydney
(UTS) trong dự án nước sạch tại Việt Nam; hay các tuần giao lưu với sinh viên trường đại
học Adelaide đến từ Úc, chương trình UQ Innovate trao đổi học tập công nghệ kỹ thuật tại
trường Queensland University (Úc) hay các chương trình trao đổi giao lưu văn hóa Việt
Nam - Lào - Campuchia; thực tập hè tại đại học công nghệ Nagaoka, chương trình đào tạo
hè tại đại học Kanazawa,... đều là những cơ hội rất tốt để các bạn sinh viên OISP xây dựng
mối quan hệ và giao lưu với bạn bè thế giới.
Nguyên nhân:
 Khách quan:
Với một nền kinh tế Việt Nam ngày càng phát triển theo hướng hội nhập hóa thì yêu
cầu đối với việc học tập và giao lưu với các bạn bè quốc tế là không thể thiếu. Việc học
tập, giao lưu, trao đổi với các nền văn minh khoa học và văn hóa từ bạn bè thế giới là nhu
cầu cần thiết để đưa quốc gia hội nhập và phát triển. Hơn nữa việc không ngừng cập nhật
20
và sáng tạo những công nghệ khoa học tiên tiến từ nhiều nền văn minh các quốc gia cũng
sẽ là nguồn sức mạnh to lớn để đưa nền kinh tế khoa học Việt Nam phát triển mạnh mẽ.
Không những vậy, để thắt chặt tình đoàn kết và tình hữu nghị giữa các bạn bè thế giới, việc
luôn mang theo tinh thần quốc tế trong sáng luôn sẵn sàng giao lưu học hỏi và tôn trọng
lẫn nhau luôn là điều rất được quan tâm chú trọng.
Một nguyên nhân khác không kém phần quan trọng chính là sự quan tâm và hỗ trợ
từ Ban giám đốc và các Anh/Chị các bộ phận trong OISP đã luôn tạo điều kiện tốt nhất để
sinh viên có cơ hội tham gia và tổ chức các chương trình giao lưu văn hóa cũng như tư vấn
nhiệt tình về các khóa trao đổi du học ngắn hạn.
 Chủ quan:
Quan trọng nhất vẫn chính là ở các bạn sinh viên OISP luôn ý thức được tầm quan
trọng của việc đề cao và phát huy tinh thần quốc tế trong sáng, luôn thân thiết và tôn trọng
các bạn bè quốc tế. Các bạn luôn có mục tiêu, chí hướng và mục đích học tập rõ ràng để
sớm tự tin hòa nhập với cộng đồng quốc tế. Không những thế sinh viên OISP luôn tự nhận
thức được tình hình chung của thế giới và tình hình của Việt Nam hiện tại để nỗ lực bồi
dưỡng bản thân mình.
 Học tấm gương về ý chí và nghị lực tinh thần, quyết tâm vượt qua mọi thử thách,
gian nguy để đạt được mục đích trong cuộc sống
Hồ Chí Minh là ai? Là lãnh tụ, nhà cách mạng, nhà lãnh đạo, chủ tịch nước, anh
hùng dân tộc, là một vĩ nhân. Nhưng sau tất cả những danh hiệu đó Bác Hồ cũng là một
con người đã trãi qua biết bao khó khăn, gian khổ từ lúc còn ấu thơ cho đến những năm
tháng ra đi tìm đường cứu nước và trong sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc. Để tìm
được một con đường cứu nước, con người của vùng quê Nghệ An ấy đã có một tinh thần
vượt mọi khó khăn gian khổ với ý chí và nghị lực mà cho đến ngày hôm nay và mai sau
những thế hệ học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh cần noi theo.
Trong cuộc sống, công việc, lao động, học tập, khó khăn luôn hiện diện quanh ta.
Nhưng cũng chính những thử thách ấy là nơi rèn luyện con người, cho dù là ai nếu không
tự mình đối mặt với cám dỗ, khó khăn trong cuộc sống thì không thể trưởng thành được.
Bác đã dạy chúng ta phải vượt qua hoàn cảnh, số phận vươn lên trong cuộc sống đó là bài
21
học mà bất cứ ai, dù làm gì, ở lứa tuổi nào cũng cần học tập và làm theo. Nên việc làm thế
nào để sinh viên có thể chú tâm vào việc học và không phải lo lắng các mối quan tâm khác
luôn là trách nhiệm với các tổ chức, cá nhân làm giáo dục và cũng là trách nhiệm của chính
sinh viên đối với bản thân mình. Hiểu được điều đó, trường đại học Bách Khoa đã tổ chức
nhiều cuộc thi học thuật nhằm hình thành cho sinh viên nhu cầu, động cơ phấn đấu, rèn
luyện đúng đắn, làm cho mỗi người có ý thức làm chủ, ham học hỏi, cầu tiến bộ, vươn lên
tự khẳng định mình.
Năm 2019, 10 sinh viên OISP tốt nghiệp huy chương vàng/ bạc và nhận giấy khen
của hiệu trưởng. Các bạn không những giỏi chuyên môn mà còn trang bị kĩ năng anh văn
với IELTS > 6.0.
Bk Innovation: Thông qua các cuộc thi khởi nghiệp tại trường, hàng trăm sinh viên
OISP tham gia với những giải pháp hữu ích hiện thực cho cộng đồng, và giá trị mặt kinh
tế. Năm 2020 là năm thứ 3 cuộc thi BK Innovation được tổ chức- đây là cuộc thi sáng tạo
khởi nghiệp dành riêng cho sinh viên Bách Khoa với tổng giải thưởng lên đến 450.000.000
VND. Cuộc thi do Trường ĐH Bách Khoa TP.HCM tổ chức, với sự đồng hành từ các tổ
chức tư vấn và hỗ trợ khởi nghiệp uy tín như Saigon Innovation HUB, Trung tâm Hỗ trợ
thanh niên khởi nghiệp… Năm 2019 BK Innovation thu hút gần 120 đội tham gia đến từ
SV OISP từ các khoa, tạo ra hàng chục ý tưởng có giá trị cao cho cộng đồng cũng như giá
trị kinh tế cao cho xã hội.
Lớn lên ở thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đắk Lắk, dù cả ba năm cấp III “ngó lơ” tiếng Anh
để tập trung học thi đại học, nhưng đến khi xét tuyển vào Bách Khoa, Nguyễn Đăng Quang
vẫn chọn chương trình Chất lượng cao giảng dạy hoàn toàn bằng tiếng Anh của trường (sau
đây gọi tắt là OISP). Tại Lễ Khai giảng Trường ĐH Bách Khoa (ĐH Quốc gia TP.HCM)
hôm 18/8/2018 vừa rồi, Đăng Quang được chọn là một trong 13 sinh viên tham gia nghi
thức thượng cờ trước Sân A5. Vinh dự này có được là nhờ vào thành tích học tập và rèn
luyện xuất sắc của Quang năm học 2017-2018: GPA 9,25/10, IELTS 6.5/9.0.
Câu truyện về Bác là bản anh hùng ca về nghị lực phi thường vượt lên mọi hoàn
cảnh khiến chúng ta thấy những khó khăn hàng ngày của mình thật bé nhỏ, những thách
thức trong công việc, gian nan khi mưu sinh, rắc rối trong các mối quan hệ thật ra nếu
22
chúng ta luôn làm đúng, luôn vững niềm tin và sự lạc quan thì tất cả đều sẽ qua. "Không
có việc gì khó. Chỉ sợ lòng không bền. Đào núi và lấp biển. Quyết chí ắt làm nên"
Nguyên nhân:
 Khách quan:
Nguyên nhân đầu tiên là hòa nhập cùng đa số các trường đại học khác, việc trao học
bổng cho sinh viên để khuyến khích học tập cho sinh viên là điều bắt buộc cần có ở OISP,
với việc phải đóng mức học phí gọi là cao so với trung bình các trường đại học khác, học
bổng là điều kiện để sinh viên phát triển tiềm lực của mình mà không phải xem vấn đề tài
chính làm một gánh nặng. Kể đến đầu tiên và nhiều bạn sinh viên OISP biết đến nhất là
học bổng khuyến khích học tập hằng kì cho các bạn sinh viên có thành tích học tập tốt, nếu
đạt số điểm cao nhất thì còn có thể trả chi phí cho gần 2/3 của một học kì. Bên cạnh đó còn
tổ chức các cuộc thi học thuật nhằm khơi dậy sự đam mê, học hỏi tìm tòi của sinh viên, từ
đó có những đóng góp thiết thực cho xã hội cũng như xây dựng bản thân sinh viên hoàn
thiện hơn.
Nguyên nhân thứ hai, nhà trường luôn coi trọng việc các sinh viên gắn bó với nhau
trong một tập thể, việc các sinh viên có mối liên hệ với nhau sẽ giúp đỡ nhau trong học tập,
các đời sống cá nhân khác mà những giáo viên, phụ huynh khó hiểu được tâm lý cụ thể của
sinh viên, ngoại trừ những đồng trang lứa. Với lí do đó, nhà trường luôn có các hoạt động
sinh viên gặp gỡ nhau thông qua các buổi GALA cuối năm, các lớp kĩ năng mềm và hoạt
động ngoại khóa như cắm trại ở Dambri, các hoạt động của đoàn là xuân tình nguyện, mùa
hè xanh – điều đặc biệt là OISP có tổ chức theo khoa riêng, càng tạo thêm nhiều mối quan
hệ. Về học tập, bên cạnh các lớp học phụ giảng “Teacher Assistant” để phụ trợ cho việc ôn
thi, còn có Study Buddy, hay “sinh viên kèm sinh viên” là hình thức học tập mà nhà trường
đánh giá đúng cách thực hiện việc sinh viên kèm sinh viên, người hiểu được tâm tư và suy
nghĩ rõ nhất của sinh viên, từ đó sinh viên giải đáp được mọi thắc mắc đơn giản hơn mà
giảng việc có thể không làm được.
 Chủ quan:
Là sinh viên, việc được học qua tư tưởng Hồ Chí Minh và học tập theo tấm gương của
người. Với tư tưởng được rèn luyện từ thời học sinh và việc được tạo động lực từ phía nhà
23
trường OISP, sinh viên có đủ khả năng và nhận thức được tầm quan trọng của theo đuổi
việc học là quan trọng, tư tưởng Hồ Chí Minh chính là kim chỉ nam, là nền tảng phát triển
cho mỗi sinh viên.
2.3.2. Mặt tiêu cực:
Bên cạnh các điểm tích cực, thì vẫn còn đó những mặt tiêu cực đáng phải đề cập
đến và sửa đổi trong từng sinh viên của OISP. Lại nói về ý chí và nghị lực tinh thần của
người sinh viên trong học tập và làm việc. Không riêng gì trong tư tưởng Hồ Chí Minh,
mà ngay cả một “giang hồ mạng”, “hiện tượng nửa mùa” như Huấn Hoa Hồng cũng đã có
những câu nói tuy thô kệch nhưng lại đầy đủ: “Cần cù thì bù siêng năng, có làm thì mới có
ăn. Không muốn làm mà muốn có ăn thì có mà ăn đất, ăn rễ cây”. Nói như thế là để thấy,
ngay cả những người được xem là “nổi tiếng theo cách tầm thường” cũng luôn cố gắng
đem lại những nguồn năng lượng tích cực về nghị lực và quyết tâm vượt qua khó khăn.
Tuy vậy, hiện trạng sinh viên “không muốn làm mà muốn có ăn” thì ngày càng xuất hiện
nhiều hơn, nhất là trong giai đoạn xã hội hiện đại, những công cụ để giải trí thì ngày càng
nhiều.
•
Sự chểnh mảng học tập trong lớp
Trong thời đại công nghệ số, sinh viên được cung cấp ra nhiều tài nguyên để khai
thác, đó là bkel, bài giảng điện tử, google meeting, ebook, thư viện,… nhà trường khuyến
khích sinh viên có thể sử dụng điện thoại và laptop. Thế nhưng, việc sử dụng điện thoại,
laptop để chơi game lướt facebook, instagram diễn ra phổ biên và trở thành vấn nạn, sự
phiền toái cho thầy cô giảng dạy và các sinh viên khác. Theo nhóm quan sát 10 lớp học, tỷ
lệ các bạn sử dụng điện thoại, laptop làm việc riêng trong lớp khoảng 56%. Trong hình bạn
nam áo nâu đang xem Mukbang (kênh ăn uống), trong khi bạn nam áo trắng chơi game
trong khi giảng viên vẫn đang giảng bài.
•
Sự lười biếng trong công việc học tập cá nhân
Thực trạng về việc xao nhãng việc học, vắng học và tệ hơn là chậm trễ tiến độ của
chính cá nhân. Vào các ngày đầu, sinh viên thường hiện diện rất đông và khá đầy đủ, nhưng
tình trạng đi học trễ và vắng học tiếp diễn ngày càng nhiều từ khoảng giữa kì đến cuối kì,
có lúc sĩ số chưa quá nửa. Từ đó, một số sinh viên không có đủ kiến thức để qua môn, dẫn
24
đến tình trạng nợ môn và trả môn diễn ra không hồi kết, đặc biệt với những môn khó qua,
ví dụ môn cơ lưu chất qua mỗi học kì số lượng sinh viên phải học lại tầm khoảng 20-30%
(thông tin từ giáo viên bộ môn). Hậu quả là có nhiều sinh viên chậm tiến độ tốt nghiệp
hoặc tốt nghiệp với điểm GPA khá thấp. Bên cạnh đó, thiếu trung thực, gian lận trong thi
cử nhằm đạt được kết quả khả quan trên bài thi cho thấy ý thức cố gắng trau dồi, và rèn
luyện bản thân còn kém, đặc biệt trong các môn chinh trị như Mác, Tư tưởng HCM, thì số
lượng sinh viên sử dụng tài liệu khá nhiều. Thực trạng này còn diễn ra đối với việc nộp
bằng anh văn dẫn đến sinh viên bị đình chỉ học vụ một học kì và tệ hơn là bị thôi học. Vào
năm học 2016-2017, trường đại học bách khoa buộc thôi học hơn 500 sinh viên, cảnh báo
học vụ khoảng 600 sinh viên.
 Nguyên nhân:
 Bởi vì mức phạt của nhà trường hoặc thầy cô còn khá nhẹ như cảnh cáo học vụ, trừ
điểm thành phần nên một bộ phận sinh viên vẫn vi phạm nội quy, còn vắng mặt
thường xuyên trong các tiết học, copy trong giờ kiểm tra…
 Nguyên nhân thứ hai, do sinh viên có tâm lý xem nhẹ các môn khoa học chính trị,
từ đó không cố gắng học tập, chỉ học cho qua…
2.4. Giải pháp nâng cao chất lượng việc học học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức Hồ
Chí Minh của sinh viên Việt Nam hiện nay
2.4.1 Giải pháp phát huy mặc tích cực
 Hoạt động về những câu chuyện đẹp:
Tiếp nối thành công của các cuộc thi đổi mới, sáng tạo như cuộc thi Bach Khoa
Innovation, sinh viên OISP cũng có thể tổ chức các các cuộc thi liên hoan phim sinh viên,
bài viết ngắn liên quan đến những câu chuyện đẹp hay chuyên mục “Việc tốt mỗi ngày”,
“Gương sáng sinh viên”, “Người tốt việc tốt”. Nhiều tấm gương sinh viên trong nhiều
lĩnh vực như học tập, sáng tạo, nghiên cứu khoa học và khởi nghiệp, vượt khó vươn lên,
có nghĩa cử cũng như hành động đẹp trong cuộc sống hay tích cực tham gia hoạt động
tình nguyện vì cộng đồng sẽ được tôn vinh nhằm lan tỏa những câu chuyện giản dị,
thường ngày về nghị lực, khát vọng, tình yêu và trí tuệ của sinh viên Việt Nam nói chung,
25
sinh viên OISP nói riêng; từ đó tạo động lực, truyền cảm hứng “sống đẹp” cho những
người trẻ và toàn xã hội; đồng thời tạo ra nhiều thông tin tốt, hạn chế các thông tin xấu
độc trên mạng xã hội.
Cuộc vận động này là giải pháp hiệu quả cho sinh viên OISP trong thực hiện việc
học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; đồng thời thông qua
những câu chuyện đẹp, định hướng cho hội viên, sinh viên sống có lý tưởng, hoài bão,
sống đẹp, sống có ích, hoàn thiện lối sống và nhân cách, trở thành công dân tốt. Đặc biệt,
ngôn ngữ trình bày và phản biện sẽ hoàn toàn bằng tiếng Anh. Đây cũng chính là sân
chơi để sinh viên Bách Khoa Quốc tế cọ xát, nâng cao tinh thần học tập sáng tạo và hiện
thực hóa các ý tưởng, mô hình sáng tạo và trau dồi khả năng tiếng anh cũng như làm viêc
nhóm.
 Hoạt động xã hội
Bên cạnh việc tổ chức các hoạt động xã hội như Hiến máu nhân đạo, Mùa hè xanh,
Gia sư áo xanh, ban tổ chức có thể tăng số ngày Công tác xã hội nhằm khuyến khích sinh
viên tham gia nhiều hơn. Ngoài ra, văn phòng OISP và Đoàn Khối có thể tổ chức thêm các
hoạt động hướng tới xã hội nhiều hơn cho sinh viên như: Chuyến xe yêu thương (Giúp các
hoàn cảnh khó khăn vào dịp Tết), Một quyển vở một ước mơ (Quyên góp sách vở cho trẻ
em có hoàn cảnh khó khăn)…
 Tổ chức các cuộc thi, phong trào về học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Hồ
Chí Minh
Văn phòng OISP nói riêng và Trường Đại học Bách Khoa Tp. HCM nói chung, cần
thường xuyên tổ chức các cuộc thi học thuật, phong trào về học tập và làm theo tấm gương
đạo đức của Hồ Chí Minh, thông qua việc tham gia các phong trào này sinh viên sẽ được
tuyên truyền sâu rộng về tư tưởng, đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh. s
2.2.2 Giải pháp hạn chế mặt tiêu cực
 Hoạt động họp mặt các phụ huynh của học sinh đang thiếu chỉ tiếng anh, thành
tích học tập chưa đạt yêu cầu.
Nhằm để phụ huynh thường xuyên nắm bắt được tình trạng học tập và rèn luyện
của con em ở trường; bên cạnh đó giúp hỗ trợ và đưa ra tình trạng khắc phục sớm đối với
26
các trường hợp đang bị nợ quá nhiều môn hoặc đã trễ hạn nộp tiếng anh. Văn phòng đào
tạo quốc tế nên tổ chức thường xuyên hơn nữa những buổi họp, buổi gặp mặt với phụ
huynh của các sinh viên có tình hình học tập chưa được tốt, để cùng tìm hiểu rõ và kịp
thời hỗ trợ, giúp sinh viên có thể phát huy hết năng lực của mình.
 Thay đổi hình thức thi cứ
Trước tình trạng gian lận trong thi cử bằng cách hình thức sử dụng tài liệu, quay
cóp, thi hộ ngày càng gia tăng. Một trong các biện pháp khắc phục mà nhóm 3 đề xuất đó
là thay đổi hình thức thi cử bằng cách ghép khoa, ghép ngành học lại với nhau. Mở các
đợt thi tập trung, trong đó, các thiết bị điện tử như smartphone, đồng hồ điện thử, đồng hồ
thông minh phải được tắt nguồn và để trên bàn thi. Bên cạnh đó, không được mang cả
bóp viết vào phòng thi, phải bỏ bút, thước, tẩy... vào trong túi trong suốt để hạn chế tối đa
gian lận trong thi cử. Bên cạnh đó trường cần nâng cấp hệ thống camera, hệ thống quét
thiết bị thông minh, từ đó có thể phát hiện gian lận thi cử.
 Thay đổi hình thức khuyến khích học tập, đánh mạnh vào việc công nhận công sức
của sinh viên thay vì điểm số.
Hiện nay, việc khen thưởng của văn phòng đào tạo quốc tế nói riêng, đai học bách
khoa nói chung chưa nâng cao được động lực, tinh thần học tập cho sinh viên. Văn phòng
OISP nên vận dụng sáng tạo việc khen thưởng bằng hình thức viết mail chúc mừng sự cố
gắng, công sức mà sinh viên đã bỏ ra trong kì học đó. Thay vì chỉ đơn giản là số tiền
thưởng được chuyển vào tài khoản của từng sinh viên. Việc xem nâng cao tầm quan
trọng, tăng danh dự của những cá nhân nhận học bổng không chỉ sẽ góp phần giúp cá
nhân đó tăng sự ham muốn giành được học bổng trong những lần tiếp theo, mà còn giúp
những cá nhân khác cố gắng hơn nữa trong việc học tập của họ. Điều đó góp phần nâng
cao ý thức của sinh viên OISP.
 Tổ chức cái lớp học đạo đức trong nhà trường cho sinh viên năm nhất trước khi
bắt đầu vào trường.
Với tình trạng gian lận thi cử ở mức báo động như hiện nay, nhà trường nên tổ
chức các lớp học đạo đức, kỉ luật về các quy định, quy chế của trường trong học tập cũng
như thi cử. Để sinh viên từ năm nhất có thể nhận thức rõ hơn về tác hại cũng như hình
27
thức xử phạt khi gian lận thi cử, đạo văn, … từ đó có thể hạn chế tối đa việc vi phạm quy
chế của sinh viên. Đối với các lớp học trên, cần đưa ra số điểm cao 95/100, nếu qua được
vòng kiểm tra này, sinh viên có thể tiếp tục được đăng ký môn học.
 Tạo các hoạt động nâng cao tinh thần học tập, động lực học tập cho sinh viên
Đối với sinh viên OISP nói riêng và sinh viên Bách Khoa, mùa thi cử là mùa áp
lực, mệt mỏi nhất. Chính vì vậy, dễ khiến nảy sinh tình trạng chán nản, không còn động
lực học tập. Vì vậy, nhà trường nên tạo ra các hoạt động thể hiện sự quan tâm đến sức
khỏe của sinh viên, đặc biệt là trong mùa thi đầy mệt nhọc này. Như phát quà bánh, các
thông điệp, sữa... giúp tăng động lực học tập và làm việc của sinh viên.
28
KẾT LUẬN
Thông qua nghiên cứu thực hiện bài tập lớn “Tư tưởng hồ chí minh về đạo đức
và việc sinh viên OISP học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức hồ chí minh hiện nay”,
dựa trên phân tích những quan điểm về đạo đức Cách mạng của Hồ Chí Minh, nhóm 3 đã
khái quát về thực trạng của sinh viên OISP, những điểm mạnh cần phát huy và những
điểm yếu kém còn tồn tại, từ đó nhóm đề xuất những giải pháp thiết thực nâng cao chất
lượng việc học tập và làm theo tư tưởng đạo đức của Hồ Chí Minh của sinh viên OISP.
29
TÀI LIỆU THAM KHẢO
(1) AN, PHIÊN. TRƯỜNG ĐH BÁCH KHOA KỶ NIỆM 20 NĂM MÙA HÈ XANH TẠI
BẾN TRE. [Online] 07 20, 2019. [Cited: 10 11, 2019.] <https://vnuhcm.edu.vn/sinhvien_33386864/truong-dh-bach-khoa-ky-niem-20-nam-mua-he-xanh-tai-bentre/323135326864.html>.
(2) SV, P. CTCT -. Bách Khoa ra quân chiến dịch Xuân tình nguyện năm 2017. [Online]
01 04, 2017. [Cited: 10 04, 2019.] <http://www.hcmut.edu.vn/vi/newsletter/view/tintuc/4165-bach-khoa-ra-quan-chien-dich-xuan-tinh-nguyen-nam-2017>.
(3) Huyền, Thy. Cùng ôn hè với Gia sư Áo xanh ĐHBK. [Online] 07 16, 2015. [Cited: 10
04, 2019.] <http://www.hcmut.edu.vn/vi/event/view/hoat-dong-sinh-vien/2861-cung-onhe-voi-gia-su-ao-xanh-dhbk>.
(4) Đại học Bách Khoa khởi động cuộc thi Bach Khoa Innovation 2018. BK-OISP. [Online]
[Cited: 10 03, 2019.] <https://oisp.hcmut.edu.vn/tin-tuc/tin-tuc-oisp/dai-hoc-bach-khoakhoi-dong-cuoc-thi-bk-innovation-2018.html>.
(5) Bộ Giáo dục và Đào tạo: Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh. s.l.: Chính trị quốc gia sự
thật, Hà Nội, 2017.
(6) Lê-nin và các dân tộc Phương Đông, tháng 7-1924, sđd, t.1, tr. 295, 297.
(7) Toàn văn Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (Hồ Chí Minh), ngày 10 tháng 5 năm
1969.
30
Download