Uploaded by ntkimngan0503

TÁC-ĐỘNG-CỦA-ĐẠI-DỊCH-COVID-19-LÊN-NGÀNH-LOGISTICS-Ở-VIỆT-NAM

advertisement
TÁC ĐỘNG CỦA ĐẠI DỊCH COVID-19 LÊN NGÀNH
LOGISTICS Ở VIỆT NAM
Nguyễn Ý Nhi, Lê Ngân Phương, Nguyễn Thu Phương,
Nguyễn Minh Quang, Ngô Việt Quân
Đại học Quốc gia Hà Nội
Ngày 05 tháng 02 năm 2022
Preprint DOI: 10.31219/osf.io/vamwy
I. Tác động của đại dịch COVID-19 lên ngành Logistics ở Việt Nam
1. Tác động đến doanh nghiệp
1.1. Tình hình
Đại dịch COVID-19 tác động mạnh mẽ tới các nền kinh tế và đời sống xã hội của
cả thế giới, làm đảo lộn chuỗi cung ứng toàn cầu, trong đó có hoạt động logistics (La,
2020).
Nhằm đánh giá mức độ ảnh hưởng của dịch COVID-19 đối với hoạt động của
doanh nghiệp ngành Logistics, vừa qua, Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt
Nam (VLA) đã tiến hành khảo sát, lấy ý kiến của các doanh nghiệp về những khó khăn,
thiệt hại mà doanh nghiệp đang gặp phải. Kết quả khảo sát cho thấy, trong quý I/2020
có khoảng 15% doanh nghiệp bị giảm 50% doanh thu so với năm 2019 và hơn 50%
doanh nghiệp giảm số lượng dịch vụ Logistics trong nước và quốc tế từ 10% - 30% so
với cùng kỳ năm ngoái. Khoảng 97% doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ Logistics là vừa
và nhỏ nên bị tác động nặng nề. Từ tháng 5/2020, hoạt động logistics được phục hồi
theo nền kinh tế nhưng hiện nay nhìn chung khoảng 20% doanh nghiệp kinh doanh dịch
vụ Logistics vẫn còn suy giảm về hoạt động. So với trước đại dịch, lượng hàng hóa vận
tải qua biên giới giảm đi nhiều, phải đổi lái xe, đổi đầu kéo là những khó khăn hiện hữu.
Theo số liệu của tổng cục thống kê tháng 9/2020, cả nước có 10,3 nghìn doanh
nghiệp thành lập mới với số vốn đăng ký là 203,3 nghìn tỷ đồng và số lao động đăng ký
là 83 nghìn lao động, giảm 23,1% về số doanh nghiệp, giảm 29,6% về vốn đăng ký và
giảm 13,8% về số lao động tháng trước. Trong tháng 9/2020, số lượng doanh nghiệp
vận tải kho bãi được thành lập mới giảm 5,3% so với cùng kỳ năm ngoái (đạt 4.033
doanh nghiệp, thấp hơn mức giảm chung của tất cả các ngành). Từ đầu năm đến hết
tháng 9/2020 cũng có 485 doanh nghiệp vận tải, kho bãi nước ta đã hoàn tất thủ tục giải
thể (Bộ Công thương, 2020). Nhiều doanh nghiệp Logistics vừa và nhỏ nằm bên bờ vực
phá sản; nhiều lao động bị giãn và mất việc nếu như đại dịch kéo dài thêm một thời gian
nữa.
Bà Chu Thị Kiều Liên, Trưởng chi nhánh Hà Nội của công ty T&M Forwarding
(trụ sở chính tại TP. Hồ Chí Minh), một công ty chuyên vận chuyển hàng hóa quốc tế
hai chiều đi Hoa Kỳ, Canada, Trung Quốc… cho biết so với cùng kỳ năm 2019, doanh
thu đều giảm; so với kế hoạch 2020 thì đều giảm 20%. Điều này chứng tỏ dịch COVID19 đã có ảnh hưởng tới hoạt động của công ty.
Hình 1. Mức độ ảnh hưởng của dịch COVID-19 đối với các doanh nghiệp Logistics
Nguồn: Vietnam Logistics Review (Anh, 2020)
2
Ngành dịch vụ Logistics Việt Nam cũng chịu tác động của khoảng hơn 30 doanh
nghiệp cung cấp Logistics xuyên quốc gia có quan hệ mật thiết với các chủ hàng và hãng
tàu biển lớn của thế giới. Nhu cầu quốc tế giảm sút dẫn đến việc đơn hàng xuất khẩu
giảm, nhiều công ty phải cho công nhân nghỉ việc. Vì vậy, doanh nghiệp dịch vụ logistics
bị tác động và ảnh hưởng theo. Đây là một đặc điểm nổi bật mà ngành dịch vụ Logistics
thế giới và Việt Nam đã và đang chịu tác động.
1.2. Nguyên nhân
Nguyên nhân đầu tiên là nhiều nhà máy phải giảm hoạt động nên lượng hàng hóa
cần lưu chuyển ít đi dẫn đến việc vận chuyển và giao nhận hàng hóa trong chuỗi cung
ứng cũng giảm, ảnh hưởng lớn đến hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ
vận tải Logistics. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng bị giảm nguồn thu đáng kể đối với
hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu từ các nước có dịch như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật
Bản, Singapore,... (Trọng, 2021)
Tiếp theo, trong tình hình dịch bệnh như hiện nay việc các doanh nghiệp thiếu
hụt nguồn nguyên liệu để sản xuất và khó tìm đầu ra cho sản phẩm tại vực châu Á và
một số khu vực khác, gây ra tình trạng sản xuất dư thừa, không xuất khẩu được.
Hơn nữa, theo một số doanh nghiệp Logistics, việc cơ quan quản lý nhà nước ban
hành văn bản tính lại trị giá và truy thu thuế, việc tăng giá bốc xếp tại các cảng biển, cắt
giảm, không mở các địa điểm thu phí sử dụng kết cấu hạ tầng tại khu vực cảng biển của
địa phương… đã gây không ít khó khăn cho doanh nghiệp.
Bà Phạm Hạnh, Thư ký truyền thông của VLA cho biết, khó khăn lớn nhất mà
các doanh nghiệp logistics phải đương đầu hiện nay là giải quyết vấn đề về thanh khoản
tài chính và giải quyết việc làm cho người lao động, trong khi các hoạt động sản xuất,
xuất nhập khẩu đều giảm sâu.
Ngoài ra, còn có một số vấn đề phát sinh khác như một số khách hàng Trung
Quốc gặp khó khăn về tài chính dẫn đến mất khả năng trả nợ cho chủ hàng, nhà cung
cấp Việt Nam kéo theo việc chủ hàng chậm thanh toán cho doanh nghiệp logistics.
3
2. Tác động đến dịch vụ vận tải
Hoạt động dịch vụ vận tải chịu tác động nặng nề trong tình hình dịch bệnh, trước
hết đặc biệt là vận tải hàng không, đường sắt và đường bộ. Theo “Báo cáo Thị trường
Logistics Việt Nam 9 tháng đầu năm 2020” của Bộ Công thương: vận tải hàng hóa đạt
1.246,6 triệu tấn hàng, giảm 7,3% so với cùng kỳ năm trước, luân chuyển đạt 242,5 tỷ
tấn.km, giảm 8,2% cùng kỳ năm trước.
2.1. Dịch vụ vận tải đường bộ
Vận tải hàng hóa bằng đường bộ ở Việt Nam đang là hình thức vận chuyển phổ
biến nhất. Nó có những đóng góp to lớn trong việc lưu thông hàng hóa và dịch vụ tạo
điều kiện cho giao thương phát triển. Tuy nhiên, trong tình hình dịch bệnh, dịch vụ vận
tải đường bộ đang gặp phải những khó khăn nhất định. Cụ thể, khối lượng vận tải đường
bộ qua biên giới giảm mạnh, phải cách ly lái xe để đảm bảo an toàn hay đổi lái xe, đổi
xe đầu kéo đang là một trong những khó khăn lớn nhất. Vận tải trong nước gặp nhiều
khó khăn do giãn cách xã hội theo chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ. Hơn nữa, các tuyến
biên giới đều khó kiếm được nhà cung cấp vận chuyển, lượng hàng giảm dẫn đến nhu
cầu về vận tải đường bộ giảm. Theo thống kê, trong 9 tháng đầu năm 2020, vận tải hàng
hóa đường bộ đạt 936,9 triệu tấn, giảm 7,4% so với cùng kỳ năm trước; luân chuyển
hàng hóa đường bộ đạt 65,2 tỷ tấn.km giảm 14,2%. Có khoảng 50-60% doanh nghiệp
vận tải đường bộ giảm hoạt động và doanh thu trong thời gian đỉnh dịch. (Bộ Công
thương, 2020)
Nhìn chung, do tác động của dịch COVID-19 nên dịch vụ vận tải đường bộ gặp
không ít những khó khăn, đòi hỏi Chính phủ cũng như các doanh nghiệp cần có giải
pháp khắc phục để giảm thiểu thiệt hại ở mức thấp nhất.
2.2. Dịch vụ vận tải đường biển và cảng biển
Trong tình hình dịch bệnh, cụ thể là vào năm 2020 là năm nhiều khó khăn đối
với dịch vụ vận tải đường biển bởi sự suy giảm trong hoạt động thương mại trên thế giới
và ở Việt Nam. Tác động của COVID-19 đối với vận tải hàng hóa bằng đường biển và
cảng biển trở nên rõ ràng hơn vào quý II/ 2020. Khó khăn với ngành vận tải đường biển
và cảng biển trong nửa đầu năm 2020 không chỉ do khối lượng thương mại giảm mà còn
4
bởi tình trạng thiếu nhân công và không thể đổi thủy thủ đoàn như thường lệ, bởi các
quy định hạn chế và cách ly đối với người nhập khẩu tại các nước. Các yêu cầu về giao
thức y tế mới trong bối cảnh dịch bệnh và ngay cả khi đã chuyển sang giai đoạn “bình
thường mới” dẫn đến nhiều quy trình hơn tại các cảng biển, làm ảnh hưởng đến lộ trình
chung của các đội tàu (BBT, 2020). Cùng với đó việc tiêm vắc xin cho các đối tượng
liên quan đến hoạt động trên tàu biển, tại các cảng còn hạn chế. Tuy nhiên, so với các
loại hình dịch vụ vận tải khác, dịch vụ vận tải biển ít bị tác động bởi dịch COVID-19
hơn và đạt được những tăng trưởng nhất định. Giá cước vận tải biển cao cùng sản lượng
hàng hóa xuất nhập khẩu tăng mạnh khiến lợi nhuận của nhiều công ty Logistics kinh
doanh dịch vụ vận tải biển tăng đột biến trong năm 2021, nhưng đồng thời cũng gây khó
khăn và gánh nặng chi phí rất lớn cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu hàng hóa. Bên
cạnh đó, khối lượng hàng hóa thông qua cảng biển tăng trưởng mạnh cũng giúp các công
ty khai thác cảng đạt được lợi nhuận tích cực bất chấp khó khăn do dịch Covid-19 (Bộ
Công thương, 2021).
Hình 2. Vận tải hàng hóa bằng đường biển
Nguồn: Báo cáo Logistics Việt Nam 2021 - Bộ Công thương
2.3. Dịch vụ vận tải đường hàng không
Hàng không là một ngành có tầm quan trọng đặc biệt, không chỉ trong phát triển
kinh tế, mà còn đối với các vấn đề an ninh, quân sự và chủ quyền quốc gia. Tuy nhiên,
5
khi đại dịch COVID-19 bùng phát, nền kinh tế thế giới đã phải chịu nhiều thiệt hại to
lớn, mà ngành đầu tiên chịu tác động nặng nề nhất chính là ngành vận tải hàng không
trong đó có cả ngành vận tải hàng không Việt Nam. Trong tháng 9/2020 vận tải hàng
hóa bằng đường hàng không chỉ đạt 17,6 nghìn tấn, giảm 12% so với tháng 8/2020 và
56,2% so với tháng 9/2019. 9 tháng năm 2020 đạt 196,6 nghìn tấn, giảm 39,4% so với
cùng kỳ năm 2019; luân chuyển hàng hóa đạt 2,6 tỷ tấn.km, giảm.54,2% so với cùng kỳ
năm 2019 (Bộ Công thương, 2020).
Hình 3. Vận tải hàng hóa bằng đường hàng không
Nguồn: Báo cáo Logistics Việt Nam 2021 – Bộ Công thương
Như vậy, trong số các phương thức vận tải thì hàng không ghi nhận mức giảm
mạnh nhất, do bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi các biện pháp hạn chế đi lại giữa các quốc
gia trong bối cảnh dịch COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp. Tuy nhiên, thời gian gần
đây, cùng với sự hồi phục của khu vực châu Âu và Hoa Kỳ khi các nước mở cửa lại nền
kinh tế cũng như khuyến khích du lịch, thương mại, ngành hàng không dự báo sẽ phục
hồi từ cuối năm 2021 hoặc năm 2022. Vận chuyển hàng hóa các máy bay chở khách dự
báo sẽ dần hồi phục sau thời gian đóng băng từ đầu năm 2020 đến nay. Ngoài ra, phân
khúc vận chuyển hàng không cho hàng thương mại điện tử xuyên biên giới và hàng dược
phẩm, đặc biệt là vắc-xin được dự báo sẽ có nhiều triển vọng nhất trong số các phân
khúc vận tải hàng không (Bộ Công thương, 2021).
6
2.4. Dịch vụ vận tải đường sắt
Dịch COVID-19 đã tác động, ảnh hưởng mạnh mẽ tới ngành dịch vụ vận tải
đường sắt do lưu chuyển hành khách và hàng hóa bị giảm sâu. Về kho bãi, khó khăn lớn
nhất là phần lớn các kho hàng tổng hợp đã xuống cấp, không có kho nào đạt tiêu chuẩn
để lưu trữ, bảo quản các mặt hàng tươi sống, hàng hóa có giá trị cao. Cả hệ thống đường
sắt Việt Nam chỉ có bốn ga có bãi hàng hóa và thiết bị xếp dỡ, bảo quản container. Tuy
nhiên, trong khó khăn, dịch vụ Logistics đường sắt có những hoạt động mới trong vận
tải liên vận quốc tế, góp phần cùng ngành thương mại chống dịch COVID-19 thành công
trong việc vận chuyển hàng hóa có hiệu quả với Trung Quốc. Trong khi vận tải đường
bộ đang bị dồn ứ tại cửa khẩu do công tác kiểm dịch bị siết chặt, khiến chi phí và thời
gian đều bị đội lên thì đường sắt có lợi thế hơn hẳn. Tàu chở hàng có thể làm thủ tục
thông quan rất nhanh, do công tác phòng dịch, kiểm dịch cho tài xế, nhân lực đi kèm
đơn giản hơn hẳn so với đường bộ, nguy cơ lây nhiễm dịch thấp hơn. Hiện đường sắt
đang là giải pháp tối ưu cho xuất khẩu hàng nông sản sang Trung Quốc. (Duy, 2020)
3. Tác động đến dịch vụ giao nhận
Các hoạt động Logistics như vận tải giảm do dịch vụ thông quan bị cản trở, dịch
vụ kho bãi, cước cũng bị ảnh hưởng nặng. Cửa khẩu Trung Quốc vốn đã thường xuyên
bị quá tải, nay do ảnh hưởng dịch nên phát sinh lưu xe, việc xuất nhập khẩu ở các cửa
khẩu trở nên phức tạp và mất thời gian hơn. Từ đó, dẫn đến tình trạng hàng hóa dễ hư
hỏng bị giảm chất lượng, lái xe không muốn bị rắc rối, chậm trễ nên thường từ chối vận
chuyển, ảnh hưởng đến tiến độ giao hàng. Cũng theo VLA, các tuyến chủ yếu là từ
Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, các hãng tàu như ONE, HMM và một số hãng tàu
khác cũng đều giảm tàu nối tất cả các tuyến, điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến lịch
xuất hàng và chất lượng dịch vụ. Hầu hết hàng nhập trên các tuyến về Việt Nam giảm
mạnh, một số thị trường khác bị kiểm dịch gắt gao. Các thủ tục vận hành từ thị trường
khu vực châu Á và một số khu vực khác chậm trễ hơn so với bình thường.
4. Tác động đến hoạt động đào tạo nguồn nhân lực cho ngành Logistics ở Việt
Nam
Theo phân tích như trên cho thấy, đại dịch COVID-19 đã ảnh hưởng nặng nề đến
toàn bộ thị trường lao động, đặc biệt lao động trong ngành Logistics. Nguy cơ phá sản
7
hàng loạt của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực Logistics cũng như sự gãy đổ,
thay đổi và gián đoạn của các chuỗi cung ứng đã ảnh hưởng nặng nề đến cục diện của
thị trường lao động (Ninh et al., 2020). Yêu cầu cấp bách trong việc ứng phó với sự lây
lan của COVID-19 bằng biện pháp giãn cách xã hội tại hầu hết các nước trên thế giới
đã buộc các cửa hàng bán lẻ, trung tâm thương mại phải đóng cửa, các hệ thống phân
phối và chuỗi cung ứng Logistics bị giảm sản lượng, quy mô hoạt động cũng như thay
đổi hình thức hoạt động đã dẫn đến việc hàng triệu lao động có nguy cơ bị mất việc đồng
thời phát sinh nhiều kỹ năng mới từ người lao động để có thể giúp doanh nghiệp đáp
ứng sự thay đổi theo hình thức và quy mô kinh doanh mới. Tuy nhiên, trên thực tế, trong
khi các cơ sở giáo dục nghề nghiệp còn đang loay hoay với việc chuyển đổi và thích ứng
với hình thức đào tạo mới, việc hợp tác với doanh nghiệp tạm thời bị gián đoạn dẫn đến
việc nắm bắt nhu cầu về các kỹ năng, năng lực mới từ thị trường lao động rất hạn chế.
Bên cạnh đó, một thách thức rất lớn mà các cơ sở giáo dục nghề nghiệp cũng như doanh
nghiệp Logistics nói riêng và các doanh nghiệp nói chung đang phải đối mặt đó là xây
dựng một chiến lược đào tạo, bồi dưỡng, bổ sung kỹ năng cho người lao động trong bối
cảnh dịch bệnh nhằm đảm bảo an toàn sức khỏe cho cộng đồng nhưng đồng thời vẫn
đáp ứng được việc cung cấp cho thị trường lao động những kỹ năng và năng lực thực
hiện cần thiết để duy trì việc làm cho người lao động cũng như duy trì và phát triển hoạt
động của doanh nghiệp. Điều này cần sự chung tay của tất cả các bên liên quan cũng
như nỗ lực của cơ sở giáo dục nghề nghiệp và doanh nghiệp.
II. Giải pháp
Phương hướng tiếp cận để giải quyết vấn đề là dựa vào thông tin đầy đủ chính xác, đầu
vào của hệ xử lý thông tin 3D, trong đó lấy chuyên gia đầu ngành, sự hợp tác giữa các
bên liên quan để tìm ra các giải pháp sáng tạo. Cách tiếp cận chuyên gia, đa ngành, hệ
thống và cần được thực hiện kỷ luật trong thời gian đủ dài đến khi các nỗ lực có kết quả
(Vuong, Q.H., 2022; Vuong & Napier, 2014).
1. Giải pháp của Chính phủ
Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về việc cắt giảm 30% thuế thu nhập năm 2020
cho các doanh nghiệp có doanh thu dưới 200 tỷ đồng. Doanh nghiệp sẽ được hưởng lợi
rất nhiều từ quyết định này bên cạnh các giải pháp hỗ trợ khác của Chính phủ cho doanh
8
nghiệp kinh doanh Logistics trong sản xuất, kinh doanh, rà soát các loại thuế, phí, có
các giải pháp hỗ trợ giảm chi phí về vận tải như giảm giá BOT, phí cầu đường, bến bãi,
phí lưu giữ phương tiện,... Bên cạnh đó, Chính phủ cần cung cấp thông tin kịp thời,
chính xác cho doanh nghiệp về tình hình dịch bệnh và kịch bản kinh tế của Chính phủ;
cung cấp đầy đủ khẩu trang y tế cho doanh nghiệp nếu diễn biến tình hình dịch bệnh
ngày càng trở nên phức tạp hơn. Ngoài ra, Chính phủ nên trao đổi them hoặc tổ chức
các cuộc họp với các hãng vận tải, hãng tàu nhằm giảm giá về dịch vụ vận chuyển hàng
hóa, giảm phí dịch vụ tại cảng để giảm bớt chi phí lưu thông hàng hóa, góp phần hỗ trợ
cho doanh nghiệp sản xuất và doanh nghiệp Logistics; kiểm soát được giá, không tăng
giá quá cao, đặc biệt là phí LSS, LSS .Đồng thời, các cơ quan có liên quan phải triển
khai công tác đảm bảo chống dịch ở các cửa khẩu,cửa ngõ ra vào như: đường bộ, cảng
biển theo hướng tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp; phối hợp với các tỉnh biên
giới phía Bắc bố trí lực lượng chức năng tổ chức phân luồng, phân tuyến tại đường bộ
nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hàng hóa phương tiện được lưu thông thông tốt nhất
và không xảy ra ùn tắc. Không những thế, ngân hàng Nhà nước cần xem xét cắt giảm
các khoản lãi suất cơ bản. Các ngân hàng thương mại cần khoanh nợ, giãn nợ, giảm các
lãi suất cho vay, mở rộng định mức cho vay, đồng thời cơ cấu lại các khoản vay đối với
các doanh nghiệp trong các lĩnh vực bị tác động và ảnh hưởng mạnh từ đại dịch COVID19 như du lịch, dịch vụ, xuất khẩu nông sản, vận tải, dệt may, giày dép… Đối với các
doanh nghiệp kho lạnh, mát cần được hưởng thêm các ưu đãi về giá điện dùng (hiện
nay giá cao hơn giá điện sản xuất từ 25 - 30%); ưu đãi thuế (như giảm thuế, không phạt
chậm nộp thuế…) cho các chuỗi nhà hàng, khách sạn, cung ứng thực phẩm; giãn tiến độ
nộp, giảm tiền thuê đất và mặt bằng sản xuất kinh doanh cho các doanh nghiệp chịu ảnh
hưởng nhiều từ dịch (Anh, 2020).
2. Giải pháp của doanh nghiệp
Nhiều doanh nghiệp dịch vụ Logistics ở Việt Nam đã ứng phó với Covid-19 bằng
hàng loạt các biện pháp: cắt giảm lương và/hoặc giờ làm việc của nhân viên; cắt giảm
chi phí không cần thiết (44,5% doanh nghiệp); đàm phán điều khoản thanh toán cho chi
phí đầu vào và chi phí khác (38,6% doanh nghiệp), thu hẹp quy mô sản xuất kinh doanh
(37,3% doanh nghiệp). Cần chú trọng nâng cao năng lực cạnh tranh, trình độ quản trị
theo hướng đẩy mạnh chuyển đổi số để bắt kịp với xu thế ứng dụng công nghệ thông tin
9
hầu hết trong các khâu của Logistics. Doanh nghiệp Logistics cần nâng cao quy trình,
công nghệ, nguồn nhân lực có chuyên môn, nghiệp vụ trong lĩnh vực Logistics (Đồng,
2021). Việc tăng cường ứng dụng công nghệ với những tiến bộ của cách mạng công
nghiệp lần thứ tư đang được đa số doanh nghiệp kỳ vọng sẽ làm thay đổi ngành Logistics
nhiều nhất với những lợi ích hàng đầu như tăng năng suất lao động, cắt giảm chi phí, cải
thiện chiến lược kinh doanh, nâng cao hiệu quả theo dõi Logistics và quản lý vòng đời
sản phẩm và củng cố hệ thống vận hành....(Quỳnh, n.d.) Áp dụng giải pháp công nghệ
mang lại hiệu quả cho dịch vụ Logistics và giảm đáng kể chi phí liên quan như cảng
điện tử (ePort), lệnh giao hàng điện tử (eDO), số hóa chứng từ vận tải (Invoicing and
Payments), đầu tư vào ứng dụng giải pháp tổng thể trong dịch vụ logistics (Saas), dữ
liệu lớn (Big Data), điện toán đám mây (Cloud Computing), nhà kho thông minh (Smart
Warehousing)... Đồng thời cần phải chủ động tìm kiếm, liên kết với các doanh nghiệp
quốc tế có uy tín để cùng phát triển, nâng cao chất lượng dịch vụ Logistics.
Có thể thấy, đại dịch COVID-19 đã và đang có ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh
tế không chỉ ở Việt Nam mà còn ở rất nhiều nước trên thế giới. Bên cạnh đó, ngành
Logistics ở Việt Nam cũng phải chịu tác động không nhỏ cho dù đó là tích cực hay tiêu
cực. Đại dịch cũng là phép thử để kiểm tra khả năng của tất cả các lĩnh vực nền kinh tế.
Hiện nay, dịch bệnh cơ bản đã được kiểm soát. Các doanh nghiệp ít nhiều đã có những
kinh nghiệm cũng như cái nhìn bao quát về ảnh hưởng của dịch bệnh lên nền kinh tế nói
chung và ngành Logistics nói riêng. Vấn đề hiện nay của doanh nghiệp chính là tìm ra
các giải pháp, tháo gỡ những khó khăn để sớm phục hồi và phát triển.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Anh, Q. (2020). Doanh nghiệp logistics Việt ảnh hưởng thế nào từ dịch Covid-19?
Vietnam Logistics Review.
BBT. (2020). Xu hướng hoạt động Logistics tại Việt Nam và thế giới trong năm 2022.
Ratraco Solustions.
Bộ Công thương. (2020a). Báo cáo Logistics Việt Nam 2020: Cắt giảm chi phí
Logistics. In Nhà xuất bản Công Thương, Hà Nội.
Bộ Công thương. (2020b). Báo cáo tình hình thị trường Logistics Việt Nam số tháng
10
9/2020. In Nhà xuất bản Công Thương, Hà Nội.
Bộ Công thương. (2021). Báo cáo Logistics Việt Nam 2021: Phát triển nguồn nhân
lực. Nhà Xuất Bản Công Thương, Hà Nội, 2013–2015.
Đồng, V. Đ. (2021). Phát triển ngành dịch vụ logistcs dưới tác động của đại dịch
Covid-19. Tạp Chí Tài Chính.
Duy, M. (2020). Cơ hội cho vận tải đường sắt. Sài Gòn Giải Phóng.
La, V. P. et al. (2020). Policy response, social media and science journalism for the
sustainability of the public health system amid the COVID-19 outbreak: The
vietnam lessons. Sustainability (Switzerland), 12(7).
https://doi.org/10.3390/su12072931
Ninh, V., Minh, V. T. B., Ninh, B. T., Sự, Đ. M., Việt, D. Q., & Giao, C. T. Q. (2020).
Tác động của dịch COVID-19 tới nhu cầu, kĩ năng cho người lao động và hoạt
động đào tạo nguồn nhân lực Logistics cho Việt Nam.
Quỳnh, N. (n.d.). Ngành logistics đón bắt cơ hội nhờ áp dụng giải pháp công nghệ.
2020.
Trọng, N. Đ. (2021). Giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp dịch vụ logistics vượt khó do ảnh
hưởng đại dịch Covid-19. Tạp Chí Công Thương.
Vuong, Q.H., et al. (2022). Covid-19 vaccines production and societal immunization
under the serendipity-mindsponge-3D knowledge management theory and
conceptual framework. Humanities & Social Sciences Communications, 9, 22.
https://www.nature.com/articles/s41599-022-01034-6
Vuong, Q. H., & Napier, N. K. (2014). Making creativity: the value of multiple filters
in the innovation process. International Journal of Transitions and Innovation
Systems, 3(4), 294–327. https://doi.org/10.1504/ijtis.2014.068306
11
Download