Uploaded by Thuỳ Trang

Chuong 6 - Kiểm hoá

advertisement
Kiểm hoá
LOGO
© Giảng viên: Trương Minh Tuấn
Email: tmtuan@ueh.edu.vn
Nội dung
vKhái niệm về kiểm hoá trong xuất khẩu nhập khẩu
vCác loại kiểm hoá thường gặp
vMột số lưu ý khi kiểm hóa đối với DN
vNội dung kiểm hoá hàng khi có quyết định từ hải quan
2
Khái niệm về kiểm hoá trong XK NK
vKiểm hóa là việc cơ quan hải quan xem xét, xác định:
§ Tính hợp pháp
§ Tính chính xác
của bộ hồ sơ hải quan và thực tế hàng hoá, vật phẩm
trong quá trình làm thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu
vKhi lên tờ khai hải quan sẽ phân ra ba luồng:
§ Luồng xanh
§ Luồng vàng
§ Luồng đỏ.
3
Khái niệm về kiểm hoá trong XK NK
vĐối với luồng đỏ thì các cơ quan hải quan sẽ tiến hành
kiểm hóa hàng.
§ Khi làm thủ tục hải quan nhập khẩu, người khai hải
quan sẽ làm tờ kê khai hải quan trong đó thể hiện đầy
đủ tên hãng, nhãn hiệu, model, số lượng, đơn giá,
mã HS, thuế suất…
§ Hải quan sẽ dựa vào tờ kê khai này để xem xét tính
chính xác, độ thực tế của lô hàng mà quyết định cho
doanh nghiệp đem hàng về kho hay không.
4
Khái niệm về kiểm hoá trong XK NK
v Trong thực tế, việc kiểm tra hàng hóa có thể được tiến hành
theo một trong hai cách:
§ Kiểm soi
§ Kiểm thủ công.
v Bước 1: Hàng hóa được kiểm tra bằng máy soi cũng như quy
trình kiểm tra vali trước khi lên máy bay.
§ Quy trình được kiểm tra bằng phần mềm tự động, chủ hàng
sẽ đăng kí thủ tục để kéo hàng đến trạm máy soi container
của hải quan.
§ Nếu không có vấn đề gì thì hàng hóa sẽ được xếp lên
container còn nếu thấy nghi ngờ thì hải quan tiếp tục
chuyển sang kiểm thủ công (Bước 2).
5
Khái niệm về kiểm hoá trong XK NK
vBước 2: kiểm thủ công
§ Đây có lẽ là quy trình không có bất cứ chủ hàng nào
muốn, bởi kiểm hàng hóa phải mổ xẻ, khui niêm
phong, ...
§ Chính cách kiểm hàng hóa này gây ra nhiều tổn thất
chi phí, cũng như ảnh hưởng đến chất lượng sản
phẩm.
6
Các loại kiểm hóa thường gặp
vHiện nay, hải quan đang áp dụng 2 hình thức kiểm hóa:
§ Kiểm bằng máy soi chiếu container (kiểm soi)- ít
tốn kém
§ Kiểm hoá thủ công- rất tốn kém.
7
Các loại kiểm hóa thường gặp
vKiểm hoá bằng máy soi chiếu container (kiểm soi):
§ Kiểm soi là hình thức kiểm hóa bằng phần mềm tự động.
§ Doanh nghiệp sẽ làm thủ tục để kéo hàng đến trạm máy
soi.
§ Trường hợp này container sẽ không cần phải cắt chì niêm
phong.
§ Hải quan sẽ dựa vào kết quả phân tích hình ảnh để quyết
định có thông quan hay không.
§ Nếu thấy nghi ngờ, hải quan sẽ yêu cầu chuyển sang kiểm
hóa thủ công một lần nữa. Trường hợp này sẽ mất rất nhiều
chi phí vì kểm tra hai lần.
8
Các loại kiểm hóa thường gặp
vKiểm hoá thủ công (kiểm thủ công):
§ Kiểm hóa thủ công doanh nghiệp sẽ mang container
xuống hạ tại bãi chỉ định.
§ Cơ quan hải quan sẽ trực tiếp đi xuống và cắt chì mở
container kiểm tra.
§ Tùy theo loại hàng, mức độ rủi ro về giá mà hải quan
sẽ yêu cầu kiểm một phần lô hàng 5%, 10%, là doanh
nghiệp sẽ mở ra một vài kiện hàng bất kỳ trong
container để hải quan xem xét.
§ Trường hợp hàng đang nhạy cảm thì hải quan sẽ yêu
cầu kiểm hóa 100% lô hàng.
9
Các loại kiểm hóa thường gặp
vKiểm hoá thủ công (kiểm thủ công):
§ Kiểm hóa thủ công doanh nghiệp sẽ mang container
xuống hạ tại bãi chỉ định.
§ Cơ quan hải quan sẽ trực tiếp đi xuống và cắt chì mở
container kiểm tra.
§ Tùy theo loại hàng, mức độ rủi ro về giá mà hải quan
sẽ yêu cầu kiểm một phần lô hàng 5%, 10%, là doanh
nghiệp sẽ mở ra một vài kiện hàng bất kỳ trong
container để hải quan xem xét.
§ Trường hợp hàng đang nhạy cảm thì hải quan sẽ yêu
cầu kiểm hóa 100% lô hàng.
10
Một số lưu ý khi kiểm hóa đối với DN
vTrước khi kiểm hóa hãy chuẩn bị hàng hóa sẵn sàng.
Chủ hàng nên chủ động cho người xuống tìm bãi hạ
container trước và trực sẵn ở đó để đợi hải quan xuống
kiểm tra vì hải quan sẽ bõ đi nếu không thấy mình.
vXem lại số lượng, loại hàng, quy cách đóng gói, giá
mua, thuế khai báo để khi hải quan hỏi doanh nghiệp sẽ
giải trình được.
vĐem theo vật dụng cần thiết như băng keo, dao cắt giấy,
chì để niêm phong lại container sau khi kiểm hóa.
11
Một số lưu ý khi kiểm hóa đối với DN
vĐặc biệt, phải chủ ý đến tem nhãn mác của sản phẩm.
§ Hàng đã ở trong container sẽ không thể sữa đổi
nhưng biết trước để doanh nghiệp chủ động đưa ra
phương án xử lý trước trính tình trạng bị trục xuất
hàng hỏi lãnh thổ Việt Nam.
12
Một số lưu ý khi kiểm hóa đối với DN
vĐặc biệt, phải chủ ý đến tem nhãn mác của sản phẩm.
§ Các văn bản tham khảo quy định liên quan:
• Nghị định 43/2017/NĐ-CP ngày 14.04.2017 về Nhãn hàng hoá
• Thông tư 05/2019/TT-BKHCN ngày 26.06.2019 quy định chi tiết thi hành
một số điều của nghị định số 43/2017/NĐ-CP ngày 14 tháng 4 năm 2017 của
Chính phủ về nhãn hàng hóa (có hiệu lực từ 01.01.2021)
• Nghị định 127/2013/NĐ-CP ngày 15.10.2013 quy định xử phạt vi phạm hành
chính và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan
(hết hiệu lực ngày 10.12.2020)
• Nghị định 45/2016/NĐ-CP ngày 26.05.2016 sửa đổi, bổ sung một số điều của
nghị định số 127/2013/NĐ-CP ngày 15 tháng 10 năm 2013 của chính phủ quy
định xử phạt vi phạm hành chính và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính
trong lĩnh vực hải quan (hết hiệu lực ngày 10.12.2020)
• Nghị định 119/2017/NĐ-CP ngày 01.11.2017 quy định về xử phạt vi phạm
hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng
hóa
13
Nội dung kiểm hoá hàng khi có quyết định từ HQ
vCơ sở pháp lý:
§ Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25 tháng 03 năm
2015 quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát
hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý
thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.
§ Thông tư 39/2018/TT-BTC ngày 20 tháng 04 năm
2018 sửa đổi, bổ sung một số điều tại thông tư số
38/2015/TT-BTC ngày 25 tháng 3 năm 2015 của bộ
trưởng bộ tài chính quy định về thủ tục hải quan;
kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế
nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất
khẩu, nhập khẩu
14
Nội dung kiểm hoá hàng khi có quyết định từ HQ
vPhân loại luồng tờ khai trong xuất nhập khẩu ảnh hưởng
trực tiếp tới thông báo kiểm hóa:
§ Luồng xanh: xanh có điều kiện và không điều kiện.
• Xanh không điều kiện:
– Về lý thuyết DN lấy hàng tại cảng không phải làm gì thêm
– Thực tế doanh nghiệp vẫn phải chuẩn bị chứng từ đầy đủ dấu
và chữ ký của chủ hàng, trình lên cán bộ hải quan nhận xác
nhận thì mới được lấy hàng (thủ tục đổi lệnh)
– Công việc vẫn làm tương tự như tờ khai luồng vàng, tuy
nhiên thời gian hải quan tiếp nhận xem xét đóng dấu sẽ
nhanh hơn nếu thấy thông tin trên tờ khai không có vấn đề
gì.
15
Nội dung kiểm hoá hàng khi có quyết định từ HQ
vPhân loại luồng tờ khai trong xuất nhập khẩu ảnh hưởng
trực tiếp tới thông báo kiểm hóa:
§ Luồng xanh: xanh có điều kiện và không điều kiện.
• Xanh có điều kiện:
– Doanh nghiệp phải xuất trình chứng từ bổ sung như: giấy nộp
thu, chứng từ, bill, lệnh giao hàng … tại Chi cục hải quan để
làm thủ tục.
16
Nội dung kiểm hoá hàng khi có quyết định từ HQ
vPhân loại luồng tờ khai trong xuất nhập khẩu ảnh hưởng
trực tiếp tới thông báo kiểm hóa:
§ Luồng vàng:
• DN phải xuất trình bộ hồ sơ giấy tờ như luồng xanh có
điều kiện.
17
Nội dung kiểm hoá hàng khi có quyết định từ HQ
vPhân loại luồng tờ khai trong xuất nhập khẩu ảnh hưởng
trực tiếp tới thông báo kiểm hóa:
§ Luồng đỏ:
• Hàng vào luồng đỏ chắc chắn DNphải kiểm hóa hàng
• Hải quan sẽ kiểm tra hồ sơ giấy trước và tùy vào mức độ
sẽ quyết định kiểm tra hàng
• Đây là mức độ kiểm tra cao nhất.
• Các bước thực hiện như sau:
– Hải quan tiếp nhận duyệt hồ sơ, sẽ chuyển sang cho đội kiểm hóa.
– Doanh nghiệp xuống cảng làm thủ tục hạ container hàng đưa vào
khu kiểm hóa
– Liên hệ với cản bộ hải quan tại đội kiểm hóa làm thủ tục kiểm tra.
18
Nội dung kiểm hoá hàng khi có quyết định từ HQ
vNội dung khi kiểm hóa hải quan thường kiểm tra
§ Kiểm tra hải quan về tên hàng, mã số HS
§ Kiểm tra hải quan về lượng hàng hoá:
• Chỉ áp dụng khi máy soi của hải quan không xác định
được hết khối lượng hàng hóa (như hàng lỏng, hàng rời, lô
hàng có lượng hàng lớn…) thì cơ quan hải quan dựa vào
kết quả giám định để xác định.
19
Nội dung kiểm hoá hàng khi có quyết định từ HQ
vNội dung khi kiểm hóa hải quan thường kiểm tra
§ Kiểm tra hải quan về chất lượng hàng hóa:
• Nếu không xác định được rõ về chất lượng hàng hóa thì
hải quan sẽ yêu cầu chủ hàng lấy mẫu hoặc cung cấp tài
liệu (catalogue…), đưa cho nhân viên giám định thực hiện
giám định.
• Trường hợp kết luận của nhân viên giám định được 2 bên
thống nhất thì sẽ không bàn cãi nhiều tuy nhiên một số
trường hợp hải quan không đồng ý với kêt luận này có thể
khiếu nại theo quy định của pháp luật.
20
Nội dung kiểm hoá hàng khi có quyết định từ HQ
vNội dung khi kiểm hóa hải quan thường kiểm tra
§ Kiểm tra hải quan về giấy phép xuất khẩu, giấy
phép nhập khẩu:
• Hàng xuất nhập khẩu đều thuộc danh mục cấp phép của
cơ quan nhà nước nên chủ hàng phải có giấy phép của các
cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan hải quan đăng ký tờ
khai và làm thủ tục hải quan căn cứ vào Giấy phép xuất
khẩu.
§ Đối với hàng hóa phải kiểm tra nhà nước vềcác loại
hình thuộc kiểm tra chuyên ngành:
• Cơ quan hải quan căn cứ giấy đăng ký kiểm tra chuyên
ngành hoặc giấy thông báo miễn kiểm tra hoặc giấy
thông báo kết luận để21làm thủ tục hải quan.
Nội dung kiểm hoá hàng khi có quyết định từ HQ
vNội dung khi kiểm hóa hải quan thường kiểm tra
§ Kiểm tra hải quan về xuất xứ hàng hoá:
• Xuất xứ thực tế của hàng mà khác với xuất xứ khai báo
hải quan nhưng vẫn có yếu tố thuộc vùng lãnh thổ có
chính sách ưu đãi với VN thì vẫn được áp dụng tuy nhiên
sẽ có sự điều chỉnh về thuế suất.
• Nếu có nghi nghờ về C/0: cần xuất trình chứng từ để
kiểm tra tuy nhiên sẽ không được ưu đãi thuế suất nhưng
vẫn được thông quan. Phần này thì doanh nghiệp phải xin
xác nhận của cơ quan bên nước xuất – nhập xác nhận để
đầu Việt Nam có căn cứ lưu lại.
22
Nội dung kiểm hoá hàng khi có quyết định từ HQ
vNội dung khi kiểm hóa hải quan thường kiểm tra
§ Kiểm tra hải quan về xuất xứ hàng hoá:
• Nộp thiếu giấy chứng nhận xuất xứ C/0: cơ quan hải quan
chấp nhận giấy chứng nhận xuất xứ đó đối với phần hàng
hoá thực nhập.
• Trường hợp sau khi thông quan / giải phóng hàng / đưa
hàng về kho mà chủ hàng mới xuất trình C/0: nếu được
Lãnh đạo Chi cục hải quan nơi đăng ký tờ khai chấp nhận
thì chủ hàng sẽ tự kê khai, tính lại thuế theo mẫu văn bản
sửa chữa, khai bổ sung
• Kiểm tra việc áp dụng văn bản xác định: Áp dụng với
hàng thuộc diện phải kiểm tra bắt buộc về xuất xứ
23
Nội dung kiểm hoá hàng khi có quyết định từ HQ
vNội dung khi kiểm hóa hải quan thường kiểm tra
§ Kiểm tra hải quan về thuế suất:
• Xem hàng có thuộc diện áp dụng biện pháp cưỡng chế,
thời hạn nộp thuế
• Hàng không thuộc đối tượng chịu thuế sẽ phải xem các
điều kiện để xem có phải đóng thêm thuế xuất khẩu, thuế
nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt,
thuế bảo vệ môi trường không.
• Nếu hàng hoá thuộc đối tượng miễn thuế, xét miễn thuế,
giảm thuế thì sẽ bị kiểm tra rất kỹ bộ chứng từ
24
Nội dung kiểm hoá hàng khi có quyết định từ HQ
vNội dung khi kiểm hóa hải quan thường kiểm tra
§ Kiểm tra hải quan về thuế suất:
• Kiểm tra các căn cứ tính thuế để xác định số tiền thuế phải
nộp. Căn cứ tính thuế là những yếu tố mà chủ hàng xác
định để áp thuế cho hàng hóa đó ảnh hưởng trực tiếp tới
số thuế suất sẽ phải nộp.
• Kiểm tra việc áp dụng văn bản xác định trước mã số, xác
định trước trị giá hải quan đối với hàng hóa thuộc diện
kiểm tra hồ sơ .
25
Nội dung kiểm hoá hàng khi có quyết định từ HQ
vNội dung khi kiểm hóa hải quan thường kiểm tra
§ TH hàng tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập:
• Mô tả cụ thể tên hàng, số lượng, chủng loại, ký mã hiệu,
xuất xứ (nếu có) trên Phiếu ghi kết quả kiểm tra thực tế và
chụp ảnh nguyên trạng hàng hóa lưu cùng hồ sơ hải quan.
• Khi làm thủ tục tái xuất, tái nhập, công chức hải quan
kiểm tra hàng hóa, đối chiếu với mô tả hàng hóa trên bộ
hồ sơ hải quan tạm nhập, tạm xuất (do CQHQ lưu) và xác
nhận hàng hóa tái xuất, tái nhập đúng với hàng hóa đã tạm
nhập, tạm xuất để áp dụng một số trường hợp sau:
– Miễn kiểm tra hồ sơ và kiểm tra thực tế hàng hóa.
– Chỉ kiểm tra hồ sơ hải quan.
– Kiểm tra cả hồ sơ và kiểm hóa hàng hóa thực tế
26
Mã HS Code
vMã HS (HS Code) là mã số dùng để phân loại hàng hóa
xuất nhập khẩu trên toàn thế giới theo Hệ thống phân
loại hàng hóa do Tổ chức Hải quan thế giới WCO phát
hành có tên là “Hệ thống hài hòa mô tả và mã hóa
hàng hóa” (HS – Harmonized Commodity Description
and Coding System).
vDựa vào mã số này, cơ quan hải quan sẽ áp thuế xuất
nhập khẩu tương ứng cho doanh nghiệp, đồng thời có
thể thống kê được thương mại trong nước và xuất nhập
khẩu.
27
Mã HS Code
vMục tiêu của Danh mục HS là:
§ Đảm bảo phân loại hàng hóa có hệ thống;
§ Thống nhất mã số áp dụng cho các loại hàng hóa ở
tất cả các quốc gia
§ Thống nhất hệ thống thuật ngữ và ngôn ngữ hải
quan nhằm:
• Giúp mọi người dễ hiểu và đơn giản hóa công việc của
các tổ chức, cá nhân có liên quan
• Tạo điều kiện thuận lợi cho đàm phán các hiệp ước
thương mại cũng như áp dụng các hiệp ước, hiệp định này
giữa cơ quan hải quan các nước.
28
Mã HS Code
vCấu trúc mã HS Code
§ Mã này do tổ chức hai quan thế giới (WCO) phát
hành, có tính chất hệ thống và nhất quán.
– Phần: Trong bộ mã HS có tổng cộng 22 Phần, mỗi phần đều có
chú giải Phần
– – Chương: Gồm có 97 chương chung và 2 chương 98 và 99 dành
riêng cho mỗi quốc gia, mỗi chương đều có chú giải chương. 2 ký
tự đầu tiên mô tả tổng quát về hàng hóa
– – – Nhóm: Bao gồm 2 ký tự, phân chia sản phẩm theo từng nhóm
chung
– – – – Phân nhóm: được chia ra nhóm chung hơn từ nhóm, gồm
có 2 ký tự.
– – – – – Phân nhóm phụ: 2 ký tự. Phân nhóm phụ do mỗi quốc
gia quy định.
29
Mã HS Code
vCấu trúc mã HS Code
§ Lưu ý: Phần, Chương, Nhóm, Phân nhóm gồm 6
chữ số đầu tiên mang tính quốc tế, riêng Phân nhóm
phụ là tùy thuộc vào mỗi quốc gia.
§ Ví dụ:
• Tham khảo tra cứu mã HS (https://caselaw.vn/ket-qua-tracuu-ma-hs?query=0063528)
30
LOGO
Download