Uploaded by Minh Nguyệt Nguyễn Khánh

Xuất khẩu tại chỗ là hình thức mà hàng hoá được các doanh nghiệp sản xuất tại Việt Nam

advertisement
Xuất khẩu tại chỗ là hình thức mà hàng hoá được các doanh nghiệp sản xuất tại
Việt Nam bán cho thương nhân nước ngoài nhưng lại giao hàng cho doanh nghiệp
khác tại Việt Nam theo chỉ định của thương nhân nước ngoài. Doanh nghiệp xuất
khẩu gồm cả các doanh nghiệp Việt Nam và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài.
Như vậy, xuất khẩu tại chỗ cần 3 yếu tố:
Bán hàng (xuất khẩu) cho thương nhân nước ngoài
Địa điểm giao hàng tại Việt Nam
Thông tin người nhận hàng do người mua hàng nước ngoài cung cấp
2. Lợi ích khi xuất nhập khẩu tại chỗ
Hình thức xuất khẩu tại chỗ này đang dần phổ biến đối các chủ doanh nghiệp, tuy
nhiên không phải ai cũng rõ những điểm cộng của hình thức xuất khẩu mới này
mang lại:
+ Thứ nhất là tiết kiệm khá nhiều chi phí cho doanh nghiệp.
+ Thứ hai là tiết kiệm thời gian vận chuyển, hàng giao nhanh và đảm bảo hàng hóa
được an toàn. Tiến độ công việc vì vậy cũng sẽ nhanh hơn.
+ Chủ doanh nghiệp hưởng được nhiều ưu đãi về thuế xuất,…
3. Hàng hóa xuất khẩu tại chỗ
Với khái niệm tôi vừa trình bày ở trên, bạn có thể nhận ra hàng hóa xuất khẩu tại
chỗ gồm những loại nào.
Theo Điều 86 - Thông tư số 38/2015/TT-BTC về “Thủ tục hải quan đối với hàng hóa
xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ” thì hàng hóa xuất khẩu tại chỗ bao gồm 3 loại:
1. Sản phẩm gia công; máy móc, thiết bị thuê hoặc mượn; nguyên liệu, vật tư dư
thừa; phế liệu, phế phẩm thuộc hợp đồng gia công theo quy định tại khoản 3 Điều
32 Nghị định số 187/2013/NĐ-CP;
2. Hàng hóa mua bán giữa doanh nghiệp nội địa với doanh nghiệp chế xuất, doanh
nghiệp trong khu phi thuế quan;
3. Hàng hóa mua bán giữa doanh nghiệp Việt Nam với tổ chức, cá nhân nước ngoài
không có hiện diện tại Việt Nam và được thương nhân nước ngoài chỉ định giao,
nhận hàng hóa với doanh nghiệp khác tại Việt Nam.
4. Thủ tục hải quan với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ
Dù hoạt động xuất – nhập khẩu ở hình thức nào thì 2 bên đối tác kinh doanh vẫn
phải nghiêm chỉnh chấp hành quy định của pháp luật về quản lý hàng hoá xuất khẩu,
nhập khẩu và các chính sách liên quan. Với hình thức xuất khẩu – nhập khẩu tại chỗ,
thủ tục hải quan được tiến hành thực hiện dựa trên quy định do pháp luật ban
hành.
4.1 Hồ sơ hải quan cần có bao gồm:
+ Tờ khai hải quan: Dùng để kê khai thông tin của hàng hóa trong quá trình xuất
nhập khẩu
+ Hợp đồng mua bán: Minh chứng nguồn gốc, xác thực hàng hóa
+ Hóa đơn thương mại, hoặc hóa đơn GTGT, chứng từ vận tải
+ Phiếu kiểm tra chất lượng hàng hóa: đảm bảo là loại hàng hóa được phép kinh
doanh. Chủ doanh nghiệp nên tìm hiểu về các mặt hàng hóa bị cấm xuất – nhập
khẩu theo quy định để giảm thiểu rủi ro có thể xảy ra.
+ Chứng từ khác có liên quan tuỳ vào từng trường hợp cụ thể…
4.2 Thủ tục hải quan với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ
Thủ tục hải quan xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ thực hiện tại Chi cục Hải quan thuận
tiện do người khai hải quan lựa chọn và theo quy định của từng loại hình.
- Thời hạn làm thủ tục hải quan:
Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày thông quan hàng hóa xuất khẩu, người
nhập khẩu tại chỗ phải làm thủ tục hải quan.
Quy định:
Ngày 12/8/2022, Bộ Tài chính ban hành Công văn 8042/BTC-TCHQ về việc sử dụng
hóa đơn đối với hàng hóa xuất nhập khẩu tại chỗ.
Cụ thể, Bộ Tài chính đã hướng dẫn nộp hóa đơn khi làm thủ tục xuất nhập khẩu tại
chỗ trong trường hợp doanh nghiệp nội địa kê khai, nộp thuế giá trị gia tăng theo
phương pháp khấu trừ bán hàng cho doanh nghiệp chế xuất, doanh nghiệp trong
khu phi thuế quan tại khoản 3 Điều 86 Thông tư 38/2015/TT-BTC sửa đổi, bổ sung
bởi khoản 58 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC.
Theo đó, khi làm thủ tục xuất khẩu tại chỗ, người khai hải quan thực hiện thủ tục
hải quan theo quy định tại khoản 58 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC và nộp
bản chụp phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ thay hóa đơn giá trị gia tăng thông
qua hệ thống dữ liệu điện tử hải quan theo quy định tại điểm c khoản 3 Điều 13
Nghị định 123/2020/NĐ-CP.
Khi làm thủ tục nhập khẩu tại chỗ, người khai hải quan thực hiện thủ tục hải quan
theo khoản 58 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC và nộp bản chụp hồ sơ hải quan
kèm hóa đơn giá trị gia tăng thông qua hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan cho
cơ quan Hải quan.
Download