Uploaded by Tú Anh Phùng

Translation

advertisement
Lê Thị Kiều Trinh
1: Collateral – Thế chấp.
Cổ phiếu hoặc tài sản mà người vay phải trao cho người cho vay nên
không có khả năng thanh toán một khoản vay.
2: Inflation - Lạm phát
Chỉ sự tăng giá của hàng hóa dịch vụ
3: Maturity – Kỳ hạn
Thời hạn phải thanh toán trái phiếu và kỳ phiếu.
4: Share - Cổ phiếu
Là giấy chứng nhận số tiền nhà đầu tư đóng góp vào công ty phát hành.
5: Prime rate – Lãi suất ưu đãi
Lãi suất cơ bản mà các ngân hàng thương mại áp dụng cho một loạt
khoản cho vay lớn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, cũng như cho cá
nhân.
Nguyễn Minh Phương
1. Cash flow – Lưu kim (Nguồn tiền vào).
Đối với hầu hết các công ty nghĩa là khoản thu nhập tịnh sau thuế nhưng
trước khi khấu hao.
2. Monetary policy – Chính sách tiền tệ.
Tác động của chính phủ đối với nền kinh tế bằng cách kiểm soát nguồn
cung cấp tiền tệ và lãi suất.
3. Monopoly – Độc quyền.
Sự kiểm soát của một công ty đối với một sản phẩm tại một thị trường
nhất định, cho phép công ty này ấn định giá vì không hề có cạnh tranh.
4. Prime rate – Lãi suất ưu đãi.
Lãi suất cơ bản mà các ngân hàng thương mại áp dụng cho một loạt
khoản cho vay lớn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, cũng như cho cá
nhân.
5. Capital gain – Lợi nhuận vốn.
Chênh lệch giữa giá mua và giá bán một cái gì đó được mua như là khoản
đầu tư – ví dụ như bất động sản hoặc cổ phiếu.
Nguyễn Thị Giang
1. Commodity - Hàng hóa
Là sản phẩm kinh tế hữu hình (máy giặt, bột giặt, công cụ, máy móc...)
trực tiếp hay gián tiếp góp phần vào việc thỏa mãn nhu cầu của con
người.
2. Working capital -Vốn lưu động
Là một thước đo tài chính thể hiện nguồn lực sẵn có, phục vụ cho các
hoạt động diễn ra hằng ngày của doanh nghiệp.
3. public relations - quan hệ công chúng
là các phương pháp và hoạt động giao tiếp do một cá nhân, tổ chức hoặc
chính phủ sử dụng để có thể nâng cao được sự hiểu biết và xây dựng
được mối quan hệ tích cực với các đối tượng bên ngoài.
4. turnover - doanh thu
Là một chỉ tiêu tài chính quan trọng trong doanh nghiệp
5. depreciation - Khấu hao
là sự định giá, phân bổ một cách hệ thống các giá trị của tài sản sau một
khoảng thời gian sử dụng có sự hao mòn tài sản.
Trần Thu Hằng
1. Capital accumulation - sự tích luỹ tư bản
động lực thúc đẩy việc theo đuổi lợi nhuận, liên quan đến việc đầu tư tiền
hoặc bất kỳ tài sản tài chính nào với mục tiêu tăng giá trị tiền tệ ban đầu
của tài sản nói trên như một lợi nhuận tài chính cho dù dưới dạng lợi
nhuận, tiền thuê, lãi suất, tiền bản quyền hoặc lãi vốn.
2. Sole Agent – đại lý độc quyền
hình thức đại lí mà tại một khu vực địa lí nhất định bên giao đại lí chỉ
giao cho một đại lí mua, bán một hoặc một số mặt hàng hoặc cung ứng
một hoặc một số loại dịch vụ nhất định.
3. Market Economy – kinh tế thị trường
một hệ thống kinh tế trong đó các quyết định kinh tế và định giá hàng hóa
và dịch vụ được hướng dẫn bởi sự tương tác của từng công dân và doanh
nghiệp của một quốc gia. Có thể có một số sự can thiệp của chính phủ
hoặc kế hoạch hóa tập trung.
4. Liability – khoản nợ
thứ mà một người hoặc công ty nợ, thường là một khoản tiền. Nợ phải trả
được giải quyết theo thời gian thông qua việc chuyển giao lợi ích kinh tế
bao gồm tiền, hàng hóa hoặc dịch vụ.
5. Financial Policies – chính sách tài chính
Là những quy tắc quản lý các hoạt động tài chính trong một tổ chức. Các
bản chính sách tài chính được thiết kế tốt phải phù hợp với các mục tiêu
chung của tổ chức. Và chúng phải được viết đầy đủ rõ ràng để các cá
nhân trong toàn tổ chức hiểu và cung cấp sự linh hoạt để hoạt động trong
chính sách đó.
Phùng Thị Tú Anh
1. Inflation – Lạm phát.
Tăng giá hàng hóa và dịch vụ. Nói chung, giả định về kinh tế là sức mua
giảm đi vì có thừa tiền mặt lưu thông, thường là do hậu quả của việc
chính phủ chi tiêu quá nhiều.
2. Liquidity – Thanh khoản.
Mức độ mà tài sản có thể chuyển thành tiền mặt.
3. Stock exchange – Thị trường chứng khoán.
Nơi giá cổ phiếu được người mua và người bán cổ phiếu ấn định.
4. Bear market – Thị trường đầu cơ hạ giá.
Giai đoạn giá cổ phiếu giảm kéo dài, thông thường là hậu quả của việc
hoạt động kinh tế giảm sút hoặc dự đoán kinh tế sẽ đi xuống.
5. Broker – Người môi giới.
Người môi giới thay mặt người mua/bán trao đổi sản phẩm, dịch vụ, hàng
hóa. Người môi giới thường hoạt động theo kiểu hưởng hoa hồng.
Trần Minh Anh
1. Accounts : tài khoản
là các bản ghi của tất cả các giao dịch tài chính, bao gồm cả chi phí và thu
nhập, của một tổ chức hoặc một cá nhân.
2. Balance Sheet : bảng cân đối kế toán
là báo cáo về tài sản, nợ phải trả và vốn của một công ty tại một thời điểm
cụ thể. Nó còn được gọi là báo cáo tình trạng tài chính.
3. Capital Gains Tax (CGT) : Thuế Lợi tức Vốn
Đây là số thuế phải trả đối với lợi nhuận từ việc bán một tài sản vốn (bất
động sản hoặc một khoản đầu tư).
4. Deflation : Giảm phát
Điều này hoàn toàn ngược lại với lạm phát; đó là sự giảm cung tiền lưu
thông trong bất kỳ nền kinh tế nào.
5. Earnings Per Share (EPS) : Thu nhập trên mỗi cổ phiếu
Đây là thu nhập ròng của một công ty, chia cho số cổ phiếu đang lưu
hành. EPS cho biết khả năng sinh lời của một công ty.
Download