Uploaded by tuanle

2022 May - Ban tin QLRR (1)

advertisement
MỤC LỤC
BẢN TIN
QUẢN LÝ RỦI RO
NHẬN DIỆN BỐI CẢNH
1
CÁC RỦI RO HOẠT ĐỘNG NÔNG NGHIỆP
Thay đổi chính sách thuế liên quan đến hoạt động kinh
doanh phân bón
2
Đảm bảo mục tiêu niên độ tại các Đơn vị thành viên về đầu
tư, chăm sóc mía
3
Mưa lớn ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng mía
nguyên liệu
3
CÁC RỦI RO HOẠT ĐỘNG CUNG ỨNG
Nguy cơ thiếu hụt nguồn cung và giá phân bón tiếp tục lập
đỉnh
4
Cấm dầu, hạn chế khí đốt - châu Âu đang gián tiếp đưa
than quay trở lại 'ngôi vương' của mình
5
CÁC RỦI RO HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH – KẾ TOÁN
Số tháng 05 - 2022
Ngân hàng đua nhau tăng lãi suất huy động
6
Hỗ trợ lãi suất vay 2%
7
Bộ Công Thương gia hạn điều tra chống lẩn tránh thuế với
đường mía
7
Giá đồng USD tăng lên mức cao nhất trong gần 20 năm qua
8
NHẬN DIỆN BỐI CẢNH
Tình hình thế giới
Tình hình tại Việt Nam
 "Sự phân mảnh địa - kinh tế" khiến kinh tế toàn cầu đang đối mặt "thử thách lớn nhất kể
 CPI tháng 5/2022 tăng 0,38% so với tháng trước; tăng 2,48% so với tháng
từ Thế chiến 2" với các hiệu ứng gộp do cuộc chiến Ukraine, đại dịch COVID-19, tăng
trưởng chậm và lạm phát ở mức cao nhất trong nhiều thập kỷ. Thêm vào đó sự bất ổn
của các thị trường tài chính và mối đe dọa biến đổi khí hậu đã là thường trực và an ninh
lương thực, thế giới đang đối mặt "nguy cơ những thảm họa xảy ra cùng lúc". Tới nay,
lạm phát đã khiến khoảng 30 quốc gia có các biện pháp hạn chế thương mại với lương
thực, nhiên liệu và một số hàng hóa cơ bản khác. Ngoài ra, sức nóng của giá cả đang gây
áp lực buộc các ngân hàng trung ương phải thắt chặt chính sách tiền tệ đúng vào lúc các
hoạt động kinh tế giảm tốc.
1
12/2021 và tăng 2,86% so với cùng kỳ năm trước, nguyên nhân do .giá
xăng dầu trong nước tăng theo giá thế giới, bên cạnh giá lương thực, thực
phẩm, giá hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng thiết yếu tăng theo giá nguyên
nhiên vật liệu đầu vào.
 Tại Mỹ, lạm phát tháng 3 (8,5%) và tháng 4 (8.3%) tăng tới mức kỷ lục trong hơn 40
năm qua, tính từ tháng 12/1981. Tình hình này làm gia tăng lo ngại rằng Fed có thể nâng
lãi suất mạnh đến mức đẩy nền kinh tế lớn nhất thế giới này rơi vào một đợt suy thoái.
 Tại EU: Lạm phát đã lên đến 7,5% trong tháng 4 - mức cao nhất từ trước đến nay của
khối này và cao hơn nhiều so với mức mục tiêu 2% mà ECB đặt ra, làm gia tăng khả
năng nâng lãi suất của ECB lần đầu tiên trong 10 năm qua.
 Trung Quốc ghi nhận doanh số bán lẻ tháng 3/2022 giảm 3,5% so với cùng kỳ năm
ngoái, cũng như mức sụt giảm lớn nhất trong chi tiêu tiêu dùng và tỷ lệ thất nghiệp cao
nhất kể từ những tháng đầu bùng phát dịch COVID-19, trong bối cảnh các lệnh phong
tỏa nghiêm ngặt để ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh đã kìm hãm hoạt động kinh tế tại
các trung tâm lớn như Thượng Hải.
 Hiện Thượng Hải và Bắc Kinh nới lỏng các biện pháp phong tỏa nhằm ổn định ngoại
thương, mở cửa hơn nữa với thị trường quốc tế trước lo ngại các nhà đầu tư nước
ngoài suy giảm niềm tin và “tháo chạy” dòng vốn khỏi đất nước.
 Ngoài ra, để cứu vãn nền kinh tế, nước này cắt giảm lãi suất cho vay, tìm cách hồi
sinh lĩnh vực nhà ở
 Chưa dừng lại ở đó, các
quốc gia nhỏ hơn cũng
không thoát khỏi bối
cảnh kinh tế khó khăn.
Nhiều nước đã nợ nần
chồng chất trong 10 năm
qua để giải quyết những
hậu quả của cuộc khủng
hoảng tài chính năm
2008 và đại dịch COVID19. Giờ đây, lãi suất đang
bắt đầu tăng lên, đúng
ngay lúc giá nhiều mặt
hàng thiết yếu như thực
phẩm và nhiên liệu đang
leo thang.
 Bình quân 5 tháng đầu năm 2022, lạm phát cơ bản tăng 1,1% so với cùng
kỳ năm 2021, thấp hơn mức CPI bình quân chung (tăng 2,25%), điều này
phản ánh biến động giá tiêu dùng chủ yếu do giá lương thực và giá xăng
dầu.
 Tính đến hết 15/5/2022, tổng trị giá nhập khẩu của cả nước đạt 135,39 tỷ
USD, tăng 15,2% (tương ứng tăng 17,83 tỷ USD) so với cùng kỳ năm
2021. Trong đó một số nhóm hàng tăng mạnh như: máy vi tính, sản phẩm
điện tử & linh kiện tăng 7,5 tỷ USD, tương ứng tăng 30%; xăng dầu các
loại tăng 2,14 tỷ USD, tương ứng tăng 129,7%; than các loại tăng 1,46 tỷ
USD, tương ứng tăng 111,9% so với cùng kỳ năm 2021.
NHẬN ĐỊNH
Nền kinh tế thế giới đang cùng lúc đứng trước nhiều thách thức gồm chiến tranh,
dịch bệnh, lạm phát, tăng trưởng giảm tốc, lãi suất tăng, biến động thị trường tài
chính, biến đổi khí hậu và đặc biệt là nguy cơ khủng hoảng lương thực, việc này có
thể tác động đến chuỗi hoạt động của SBT:
 Chi phí sản xuất đầu vào tăng mạnh (do biến động giá nguyên, nhiên liệu), chi
phí tài chính gia tăng mạnh;
 Nguy cơ doanh thu sụt giảm do suy thoái kinh tế;
 Nguy cơ thiếu hụt nguồn nguyên liệu do ảnh hưởng biến đổi khí hậu;
 Cơ hội cho SBT chuyển hướng đầu tư mở rộng cho mảng lương thực, thực phẩm
xuất khẩu.
CÁC RỦI RO HOẠT ĐỘNG NÔNG NGHIỆP
Thay đổi chính sách thuế liên quan đến hoạt động kinh doanh phân bón
 Hiện Bộ Tài chính đang trình Chính phủ dự thảo liên quan quy
định thống nhất một mức thuế suất thuế xuất khẩu 5% đối với
mặt hàng phân bón thuộc nhóm 31.02, 31.03, 31.04, 31.05 tại
biểu thuế xuất khẩu, không phân biệt theo tỷ lệ tài nguyên
khoáng sản trong sản phẩm phân bón, theo đó:
 Đối với loại phân bón có giá trị tài nguyên khoáng sản cộng
chi phí năng lượng < 51% giá thành sản phẩm sẽ có mức
thuế suất thuế xuất khẩu tăng từ 0% lên 5%.
 Đối với mặt hàng phân bón có giá trị tài nguyên khoáng sản
cộng chi phí năng lượng ≥ 51% giá thành sản phẩm trở lên
có thuế suất thuế xuất khẩu 5% như hiện hành.
 Đối với phân bón thuộc nhóm 31.01 là phân bón hữu cơ,
không sử dụng tài nguyên khoáng sản, giữ mức thuế suất
thuế xuất khẩu là 0% như hiện hành.
 Bên cạnh việc đang trình dự thảo liên quan đến việc đánh thuế
xuất khấu đổi với mặt hàng phân bón, từ ngày 13/4/2020, Bộ Tài
Chính đã có công văn 2593/BCT-HC đề nghị thay đổi Luật thuế
71, trong đó có đề xuất chuyển mặt hàng phân bón đang từ
không chịu thuế sang chịu thuế GTGT. Hiện tại, Công văn này
chưa được thông qua và mức thuế suất thuế GTGT Bộ Tài chính
đang đề xuất là 5%.
Nguồn: Tuoitre.vn; CongThuong.vn
1. NHẬN ĐỊNH
2. KHUYẾN NGHỊ HÀNH ĐỘNG QUẢN LÝ RỦI RO
Hiệu lực: hiện chưa quy định rõ thời hạn hoàn thành lấy ý kiến và phê duyệt áp dụng  Phòng Mua
hàng và các đơn vị liên quan liên tục chuẩn bị phương án trước khi Nghị định áp dụng.
Trường hợp dự thảo thuế suất được duyệt, sẽ ảnh hưởng đến việc Tổng Công ty xuất bán phân bón cho
Kratie và TTCA: do gia tăng chi phí thuế xuất khẩu. Phòng QLRR & TT có một số khuyến nghị sau:
 Phòng Mua hàng phối hợp với Khối Nông nghiệp lên kế hoạch đặt hàng lưu kho cho niên độ tới (gia
tăng lượng hàng tồn kho có thể đảm bảo đủ sử dụng cho hết niên độ chăm sóc tới).
 Phòng Mua hàng, Phòng Kho vận và Khối Nông nghiệp thu xếp việc vận chuyển phân bón qua Kratie
và TTCA trước khi Nghị định có hiệu lực.
Trường hợp các chính sách nêu trên được áp dụng chính thức, khả
năng sẽ tác động đến hoạt động kinh doanh của SBT như sau:
 Phòng Mua hàng tìm kiếm nhà cung cấp tại chỗ nhằm giảm thuế, chi phí vận chuyển trong trường
Đối với việc đánh thuế xuất khẩu 5% vào mặt hàng phân bón:
 Khối Nông nghiệp cùng Kratie, TTCA xây dựng phương án mua hàng thay thế của TTCAD (phân hữu
 Ảnh hưởng tăng chi phí mua phân bón của Kratie và TTCA do 2
đơn vị này hiện đang mua phân bón từ Việt Nam (do TCT mua và
bán lại);
 Đây cũng là cơ hội cho TTCAD trong việc: phát triển thương hiệu,
thị trường và thị phần.
Đối với việc chuyển phân bón thành mặt hàng chịu thuế GTGT:
Khi chuyển mặt hàng phân bón đang từ diện không chịu thuế sang
chịu thuế GTGT, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh phân bón sẽ
được kê khai và khấu trừ thuế cũng như là sẽ được hoàn thuế GTGT
đầu vào. Từ đó, làm giảm giá thành của sản phẩm phân bón được
sản xuất trong nước (do không phải ghi nhận chi phí thuế GTGT đầu
vào không được khấu trừ vào chi phí sản xuất), nâng cao sự cạnh
tranh đối với các mặt hàng phân bón nhập khẩu.
hợp Nghị định được ban hành.
cơ) nhằm giảm ảnh hưởng của chính sách thuế.
Đối với TTCAD:
 Khảo sát nhu cầu thị trường, phát triển các sản phẩm thay thế phân vô cơ đáp ứng nhu cầu thị
trường.
 Lên kế hoạch tư vấn hướng dẫn kỹ thuật để người tiêu dùng nhận thức được lợi ích từ việc chuyển đổi
từ phân vô cơ sang hữu cơ.
 Phối hợp với các kênh phân phối đường gia tăng quảng bá sản phẩm của TTCAD.
 Phối hợp với Phòng Mua hàng chuẩn bị kế hoạch nguyên phụ liệu sản xuất, thiết lập ngưỡng tồn kho
an toàn nhằm tối ưu hóa chi phí sản xuất.
 Tăng cường tiếp thị nhằm xuất khẩu sang các nông trường, vùng trồng tại Kratie, TTCA và khu vực
lân cận tại Lào, Campuchia tận dụng ưu thế cạnh tranh từ chính sách thuế xuất khẩu.
2
CÁC RỦI RO HOẠT ĐỘNG NÔNG NGHIỆP
3
Đảm bảo mục tiêu niên độ tại các Đơn vị thành viên về đầu tư,
chăm sóc mía
Mưa lớn ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng mía
nguyên liệu
Các Đơn vị thành viên đã nhận được các mục tiêu về nông nghiệp của niên độ mới và triển
khai thực hiện. Tuy nhiên, do khối lượng công việc tại các Đơn vị thành viên lớn; nhân sự
bị cắt giảm theo định biên nhân sự và năng lực quản lý, điều hành; thực thi của nông
nghiệp tại Đơn vị thành viên còn hạn chế nên việc chuẩn bị kế hoạch chi tiết cho từng mục
tiêu chưa được chú trọng, chưa đạt yêu cầu (đặc biệt là tại các Đơn vị thành viên có diện
tích nông trường lớn như Kratie, TTCA và TTCS).
Từ khoảng cuối tháng 4 đến giữa tháng 5 đã xuất hiện mưa lớn tại một số khu
vực của Đông Nam Bộ và Cambodia. Theo thống kê, tổng lượng mưa tháng 5 ở
khu vực Đông Nam Bộ trong năm nay đều cao hơn trung bình nhiều năm, phổ
biến nhất là rơi vào từ 70-150mm. Điều này đã khiến cho hàng tram hecta đất
nông nghiệp bị ngập úng, trong đó có cả vùng nguyên liệu mía của SBT. Tình
trạng ngập úng sẽ làm giảm tốc độ sinh trưởng của cây mía, từ đó làm giảm chất
lượng của vùng mía nguyên liệu cho niên vụ sắp tới.
Từ những điểm còn hạn chế trên, khi vào chính vụ thu hoạch đầu tư, chăm sóc mía, các
Đơn vị thành viên sẽ bị động về nguồn lực (thiếu nhân công, máy móc thiết bị, vật tư nông
nghiệp, vật tư tưới...). Đây sẽ là nguyên nhân khiến cho các Đơn vị thành viên không quản
lý được tình hình thực hiện từng công đoạn trọng tâm trong kế hoạch thu hoạch, đầu tư,
chăm sóc của vụ, dẫn đến kết quả thực hiện có nguy cơ không đạt mục tiêu đã đề ra của
Khối Nông nghiệp.
1. NHẬN ĐỊNH
Mưa lớn trái mùa, gây ngập lụt tại vùng nguyên liệu lớn của SBT như Tây Ninh
trong thời điểm mía đang sinh trưởng sẽ khiến cho cây mía bị suy giảm chất
lượng, mất khả năng sinh trưởng, thậm chí làm chết cây nếu như cây chưa có
lóng. Ngoài ra, ngập lụt khiến cho thời gian sinh trưởng của cây mía bị rút ngắn,
từ đó làm giảm năng suất mía, ảnh hưởng đến kế hoạch đã được xây dựng.
KHUYẾN NGHỊ HÀNH ĐỘNG QUẢN LÝ RỦI RO
Kế hoạch Ký hợp đồng đầu tư, trồng & chăm sóc mía đã được phân rã hàng
tuần/tháng cho các Đơn vị thành viên:
 Khối Nông nghiệp kiểm soát đồng thời từ báo cáo tuần và hệ thống, đánh giá
tình hình thực hiện hằng tuần để đưa ra khuyến nghị và biện pháp khắc phục
với từng Đơn vị thành viên.
2. KHUYẾN NGHỊ HÀNH ĐỘNG QUẢN LÝ RỦI RO
Kế hoạch ngắn hạn: cán bộ nông vụ phải thường xuyên thăm đồng nhằm
 Xây dựng chương trình khuyến khích, khen thưởng nhằm kích thích công tác
vận động đầu tư, trồng mới với các vùng qua chương trình "Nông vụ đại tài".
ghi nhận các ruộng mía thường xuyên bị ngập để đưa ra các khuyến cáo và
hỗ trợ nông dân khai nước tối đa các ruộng mía này.
 Với các Đơn vị thành viên không đạt về kế hoạch tuần/tháng sẽ có những buổi
Kế hoạch trung và dài hạn: Khối Nông nghiệp cần xây dựng cơ sở dữ liệu
họp riêng với Giám đốc nhà máy và Giám đốc Nông nghiệp để có biện pháp xử
lý và hỗ trợ đơn vị.
 Tổ QA thực hiện giám sát chéo, trao đổi giám sát (QA vùng miền trung vào
giám sát vùng đông nam bộ) với công tác đầu tư, trồng & chăm sóc.
thời tiết cho các Đơn vị thành viên hoặc vùng, dự báo được thời tiết để đưa
ra những kịch bản thích ứng về mặt kỹ thuật (giống chịu hạn, giống chịu
úng), chính sách (đầu tư hạ tầng, chính sách thu mua theo từng hoàn cảnh
thị trường).
CÁC RỦI RO HOẠT ĐỘNG CUNG ỨNG
Nguy cơ thiếu hụt nguồn cung và giá phân bón tiếp tục lập đỉnh
 Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, trong 4 tháng/2022 Việt Nam nhập khẩu ~
1.3 triệu tấn phân bón từ các nước. Trong đó tháng 4 đạt 324.579 tấn, giảm 3,5% so
với tháng trước, trong đó:
 Trung Quốc vẫn đứng đầu về cung cấp phân bón cho Việt Nam (chiếm 40%).
 Nga đứng thứ hai với sản lượng nhập khẩu đạt ~ 10%.
 Thị trường Đông Nam Á đứng thứ ba ~ 9.5% tổng lượng nhập khẩu.
 Theo Reuters, Nga cung cấp khoảng 22% lượng amoniac xuất khẩu toàn cầu, 14%
lượng ure của thế giới và khoảng 14% phân bón MAP.
 Tại Nga: Chính phủ đã quyết định tiếp tục áp đặt hạn ngạch xuất khẩu phân bón nitơ
và NPK. Thời gian áp dụng từ 1/7 đến 31/12/2022 nhằm ngăn chặn tình trạng thiếu
hụt nguồn cung nội địa và giá lương thực tăng cao.
 Tại Trung Quốc: cũng có những biện pháp hạn chế bán phân bón ra nước ngoài.
Giữa tháng 10/2021, Trung Quốc đã liệt kê 29 loại phân xuất khẩu sẽ nằm trong
phạm vi bị kiểm soát, theo dõi chặt chẽ, trong đó có ure, NPK.
1. NHẬN ĐỊNH
Trước các động thái hạn chế xuất khẩu phân bón nhằm đảm bảo an ninh lương
thực từ các nước, đặc biệt là Nga, Trung Quốc, đẩy tình trạng thiếu hụt nguồn cung
phân bón vô cơ lên cao và áp lực tăng giá lớn khả năng sẽ ảnh hưởng lớn đến SBT
cụ thể:
 Thách thức: vùng nguyên liệu giảm do nông dân bỏ sản xuất nông nghiệp hoặc
chuyển đổi cây trồng khác mía vì chi phí sản xuất tăng từ 30-50%, trong khi đầu
ra không ổn định.
 Cơ hội: Đây chính là cơ hội cho phân bón hữu cơ của SBT tận dụng cơ hội phát
triển sản phẩm và thị phần.
2. KHUYẾN NGHỊ HÀNH ĐỘNG QUẢN LÝ RỦI RO
Khối Nông nghiệp cần thực hiện:
 Dự báo nhu cầu sử dụng phân bón trong năm, phối hợp với P.TC nâng mức tồn
kho an toàn để tối ưu giá mua;
 Phối hợp với các Nhà máy/ Trạm nông vụ chuẩn bị điều kiện kho bãi; Xem xét
phương án trữ hàng tại kho TTC hoặc kho NCC để phòng ngừa rủi ro đứt đoạn
nguồn cung và giá tăng cao trong các tháng tới.
 Xây dựng các phương án đầu tư để hỗ trợ người dân, duy trì vùng nguyên liệu.
 Xem xét phối hợp TTCAD để sử dụng thay thế sản phẩm phân bón hữu cơ
TTCAD, đặc biệt là các Vùng nguyên liệu Nông trường, vùng nguyên liệu Ninh
Hòa, Phan Rang (có tập quán trồng và chăm sóc vụ Hè thu, chưa sử dụng nhiều
phân vô cơ cho vụ trồng/chăm sóc 21 - 22).
Khối Cung ứng cần:
 Cập nhật liên tục và phân tích tình hình thị trường phân bón thế giới và trong
nước, làm việc với các Nhà cung cấp để có chiến thuật cung ứng phân bón phù
hợp với tình hình này nhằm giảm thiểu các rủi ro liên quan đến gián đoạn nguồn
cung và giá tăng cao.
 Rà soát lại hợp đồng và bổ sung điều khoản phạt vi phạm trong trường hợp giao
hàng chậm/không giao/hàng không đúng chất lượng.
TTCAD lên các phương án đẩy mạnh phát triển sản phẩm và gia tăng sản lượng
cung ứng cho thị trường.
4
CÁC RỦI RO HOẠT ĐỘNG CUNG ỨNG
Cấm dầu, hạn chế khí đốt - châu Âu đang gián tiếp đưa than quay trở lại 'ngôi vương' của mình
 Theo dữ liệu từ Trading Economic tại ngày 31/5/2022:
 Giá
dầu thô Brent ngày 31/5 là 122,68
USD/thùng, tăng gần 14% so với tháng trước và
tăng 74,52% so với cùng kỳ;
 Giá khí tự nhiên cũng tăng cực mạnh, lên mức
8,68 USD/triệu đơn vị nhiệt Anh (BTU), tăng đến
179,4% so với cùng kỳ năm 2021.
 Giá than đạt mức 401 USD/tấn, tăng 33,76% so
với tháng trước và 237,26% so với cùng kỳ năm
ngoái.
 Nga hiện cung cấp cho EU hơn 40% lượng khí đốt,
gần 25% lượng dầu thô xuất khẩu và 50% lượng than
khai thác được. Tuy nhiên ngày 30/5, EU công bố đạt
thoả thuận cấm vận một phần dầu của Nga làm cho
giá than - loại năng lượng thay thế tăng cao, thêm vào
đó, EU buộc phải kéo dài việc khai thác than và điều
chỉnh mục tiêu từ loại bỏ hoàn toàn than thành sử
dụng 45% năng lượng tái tạo thay thế vào năm 2030.
 Với các động thái trên, các chuyên gia dự báo nhu cầu
than toàn thế giới có thể đạt đỉnh vào năm 2022 và
giá bán có thể cán mốc 500 USD/tấn do giá các loại
nhiên liệu khác tăng cao, buộc các nước phải chuyển
sang sử dụng than.
Nguồn: CafeF.vn; CafeF.vn
2. KHUYẾN NGHỊ HÀNH ĐỘNG QUẢN LÝ RỦI RO
Là nhà máy sử dụng than, BHC cần phối hợp với Phòng Mua hàng nhằm:
 Dự báo thị trường, xây dựng kế hoạch tiêu thụ, xây dựng ngưỡng tồn kho an toàn, để đàm phán và chốt đơn
giá mua phù hợp đảm bảo hoạt động kinh doanh liên tục của nhà máy.
 Đánh giá mức độ ảnh hưởng của chi phí nhiên liệu đến giá thành sản xuất, cân nhắc chính sách giá bán phù
hợp.
1. NHẬN ĐỊNH
Giá than đốt tăng mạnh sẽ gâp áp lực lớn đến các nhà
máy của SBT sử dụng loại nhiên liệu này.
Bên cạnh đó, việc giá xăng dầu tiếp tục tăng mạnh trong
tháng 5 cũng sẽ khiến cho chi phí vận chuyển cả đầu ra
lẫn đầu vào trong hoạt động logistic tăng theo tương
ứng. Cụ thể:
 Đơn giá vận chuyển gia tăng.
 Thiếu hụt nhà cung cấp dịch vụ vận chuyển do các
đơn vị này gặp khó khăn trong duy trì lợi nhuận kinh
doanh khi chi phí đầu vào tăng cao.
 Xu hướng Nhà cung cấp sẽ chốt giá gần và bổ sung
thêm các điều khoản về biến động nguyên liệu  Khả
năng ảnh hưởng đến kế hoạch đặt hàng và kiểm soát
chi phí của SBT.
 Tìm kiếm và so sánh tính hiệu quả của các nguồn nhiên liệu thay thế (biomass), thực hiện phương án cung
ứng, tồn kho/dự trữ phù hợp nhằm chủ động kế hoạch sản xuất, giá thành và hiệu quả hoạt động.
Phòng Điều độ linh động và tối ưu trong việc điều độ sản xuất tại các Nhà máy có lợi thế hơn về chi phí sản xuất
so với BHC (sử dụng nhiên liệu than).
Khối Cung ứng TCT:
 Căn cứ vào kế hoạch sử dụng từ BHC, thực hiện đàm phán với Nhà cung cấp về việc chốt giá/khối lượng, đồng
thời rà soát các điều khoản hợp đồng liên quan tới chất lượng, thời gian giao hàng, giá cả để giảm thiểu các rủi
ro khi có biến động bất thường.
 Sắp xếp kế hoạch đặt hàng, vận chuyển, lưu kho nhằm đảm bảo tiến độ cung cấp nhiên liệu cho hoạt động sản
xuất tại BHC.
 Đối với giá xăng dầu, cần bổ sung nếu chưa có điều khoản giữ giá & điều kiện điều chỉnh của các đối tác
cung cấp dịch vụ vận chuyển. Ngoài ra khối Cung ứng phải chủ động theo dõi biến động giá xăng dầu để kịp
thời đàm phán, giảm đơn giá vận chuyển khi giá xăng dầu giảm nhằm đảm bảo mục đích niên độ nói riêng và
lợi ích SBT nói chung
5
CÁC RỦI RO HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH – KẾ TOÁN
Ngân hàng đua nhau tăng lãi suất huy động
Lãi suất tiền gửi & huy động vốn có khả năng được điều chỉnh tăng
trong thời gian tới
 Gần đây, nhiều ngân hàng điều chỉnh tăng lãi suất tiết kiệm với mức
cao nhất lên đến 7.3% một năm (SCB). So với giai đoạn trước, từ
cuối tháng 4 đến nay, số lượng nhà băng nâng lãi suất tiết kiệm
nhiều hơn hẳn. Một số đơn vị suốt thời gian dài không động tĩnh
cũng đã tham gia cuộc đua, như SHB, ABBank, SeABank,
BacABank... Nhiều nhà băng vốn đã có lãi suất tiết kiệm cao hơn
mức chung thị trường, nay tiếp tục nâng thêm để đẩy mạnh huy
động vốn từ cư dân.
 Lãi suất các kỳ gửi dài hạn cũng được điều chỉnh nhưng biên độ
tăng không mạnh do đã có mức nền tương đối cao. Sau đợt điều
chỉnh lần này, 18 ngân hàng đưa lãi suất tiết kiệm 12 tháng tại quầy
lên hơn 6% một năm, con số trên với kênh online là 20 đơn vị.
 Nhìn chung năm nay, VnDirect cho rằng lãi suất huy động khó có
thể duy trì ở mức thấp lịch sử do nhu cầu huy động vốn cao hơn khi
tín dụng tăng tốc, áp lực lạm phát ở Việt Nam sẽ gia tăng trong năm
nay và sự cạnh tranh gay gắt hơn với các kênh đầu tư khác như bất
động sản, chứng khoán để thu hút dòng vốn.
 VnDirect kỳ vọng lãi suất huy động sẽ tăng nhẹ 30-50 điểm cơ bản
vào năm nay. Trong đó, lãi suất huy động kỳ hạn 12 tháng của các
ngân hàng thương mại có thể tăng lên mức 5,9-6,1% một năm vào
cuối năm 2022, vẫn thấp hơn so với mức trước đại dịch là 7% một
năm.
1. NHẬN ĐỊNH
Ngân hàng tiếp tục tăng mạnh lãi suất tiền gửi, điều này có khả năng sẽ
tác động đến:
 Gia tăng chi phí tài chính ảnh hưởng đến biên lợi nhuận;
 Khả năng FS các dự án không hiệu quả sau khi đánh giá lại phù hợp
với biên độ điều chỉnh tăng lãi suất vay.
 Áp lực lên dòng tiền thanh toán nợ lãi vay trong ngắn hạn.
Liên quan đến động thái kiểm soát tín dụng bất động sản:
 Hiện nhà nước đang siết dòng tiền từ phát hành trái phiếu + tín dụng
đầu tư vào bất động sản  Nguy cơ SBT gặp khó khăn dòng vốn đầu
tư trong ngắn hạn;
 Tuy nhiên theo đánh giá về lâu dài sẽ được khơi thông và hỗ trợ trở
lại trê cơ sở bài học kinh nghiệm đắt giá từ Trung Quốc từ việc siết
dòng vốn bất động sản theo nguyên tắc 3 lằn ranh đỏ dẫn đến suy
thoái kinh tế và hiện phải nỗ lực kích cầu, bơm vốn để cứu thị trường
bất động sản.
2. KHUYẾN NGHỊ HÀNH ĐỘNG QUẢN LÝ RỦI RO
Đối với động thái tăng lãi suất:
 Phòng Tài chính rà soát lại các khoản vay và ước tính lại chi phí lãi vay, đánh giá mức độ tác động
đến tình hình hoạt động kinh doanh khi trường hợp chi phí lãi vay có thể tăng >15% trong hoàn
cảnh Fed có động thái tăng lãi suất 0.75% vừa qua để kìm hãm lạm phát. Từ đó xây dựng kịch bản
và kế hoạch ứng phó theo từng dấu hiệu và giai đoạn leo thang của lãi suất vay;
 Phòng Tài chính đánh giá lại hiệu quả từ việc sử dụng vốn vay kế hoạch trữ hàng tồn kho nhằm
giảm thiểu rủi ro thanh khoản khi lãi suất vay tăng quá cao. Vì trong hoàn cảnh hiện nay khi Trung
Quốc chưa mở cửa kéo dài sẽ dẫn tới hàng tồn kho chậm luân chuyển. Nên phối hợp với Khối SC và
Khối Kinh doanh về lộ trình kế hoạch nhập hàng lưu kho và đề xuất mức safety stock tối ưu;
 Phòng Nguồn vốn đánh giá và cơ cấu lại các khoản vay ngắn và dài hạn, nên ưu tiên các nguồn tín
dụng mà SBT có lợi thế về chi phí và thu hẹp các khoản dư nợ để đảm bảo tính thanh khoản khi
trường hợp xấu nhất lãi suất vay biến động tăng theo Fed
Liên quan đến động thái kiểm soát tín dụng Bất động sản: hiện nhà nước đang siết dòng tiền từ phát
hành trái phiếu và tín dụng đầu tư vào BĐS  Do đó: Phòng Nguồn vốn nên đánh giá lại cơ cấu vốn
cho các kế hoạch vốn để đầu tư vào quỹ đất mở rộng vùng nguyên liệu, nên xây dựng phương án
thay thế để đảm bảo đủ nguồn vốn kịp thời ngoài việc phát hành trái phiếu và tín dụng;
6
CÁC RỦI RO HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH – KẾ TOÁN
Hỗ trợ lãi suất vay 2%
Ngày 20/5/2022, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái đã ký ban hành Nghị định
31/2022/NĐ-CP về gói hỗ trợ 2% lãi suất vay cho các doanh nghiệp, hợp tác xã và hộ
kinh doanh thông qua các ngân hàng thương mại, cho các lĩnh vực kinh doanh thuộc
xếp loại H, N79, I, P, A, C, J582, J-62, J63 và L theo Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg.
Tổng ngân sách cho gói hỗ trợ là 40.000 tỷ VNĐ và được áp dụng cho các khoản vay
được giải ngân từ 1/1/2022 đến hết 31/12/2023. Mức lãi suất hỗ trợ đối với khách
hàng là 2%/năm, tính trên số dư nợ vay và thời hạn cho vay hỗ trợ lãi suất thực tế
nằm trong khoảng thời gian quy định trên. Đồng thời, việc hỗ trợ lãi suất này có thể
kết thúc trước khi kỳ hạn đã định nếu ngân sách không cồn và sẽ có thông báo trước.
Hiện các ngân hàng thương mại đang chờ hướng dẫn chính thức từ Ngân hàng Nhà
nước để có thể nhanh chóng triển khai tới đúng đối tượng.
Nguồn: BaoChinhPhu
1. NHẬN ĐỊNH
Gói hỗ trợ từ Chính phủ nhằm thúc đẩy phục hồi kinh tế sau Covid-19 và đối với SBT
đây là cơ hội để gia tăng các khoản vay ngắn hạn với lãi suất ưu đãi, phục vụ các mục
tiêu trong niên độ mới 22-23
Bộ Công Thương gia hạn điều tra chống lẩn tránh thuế
với đường mía
Bộ Công Thương vừa ban hành Quyết định số 943/QĐ-BCT gia hạn thời hạn điều
tra áp dụng biện pháp chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại với một
số sản phẩm đường mía thêm 2 tháng. Do vậy, thời hạn kết thúc điều tra vụ việc
là ngày 21/7/2022.
Tuy nhiên, trong quá trình điều tra, Bộ Công Thương nhận được nhiều ý kiến của
các bên liên quan về các khía cạnh của vụ việc.
Để đảm bảo việc điều tra được tiến hành một cách toàn diện, khách quan, đánh
giá đầy đủ thông tin mà các bên liên quan cung cấp, căn cứ Điều 82 Nghị định
10/2018/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương về
các biện pháp phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương đã gia hạn thời hạn điều
tra áp dụng biện pháp chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại thêm 2
tháng với một số sản phẩm đường mía.
Nguồn: vietnamplus.vn
2. KHUYẾN NGHỊ HÀNH ĐỘNG QUẢN LÝ RỦI RO
Phòng Nguồn vốn nên theo dõi các hướng dẫn từ Ngân hàng nhà nước về việc
triển khai gói hỗ trợ này, đồng thời, nên có động thái trao đổi với các ngân hàng
mà SBT và các BUs đang có các khoản vay ngắn hạn để chủ động về thời gian và
kế hoạch ngân sách cho niên độ mới 22-23.
KHUYẾN NGHỊ HÀNH ĐỘNG QUẢN LÝ RỦI RO
Khối Cung ứng và Khối Kinh doanh của Tổng Công ty cần tập trung phân
tích và cân đối kế hoạch cung cầu nhằm đưa ra quyết định mua hàng, nhập
khẩu đường phù hợp trong tình hình Nhà nước có thay đổi chính sách.
7
CÁC RỦI RO HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH – KẾ TOÁN
Giá đồng USD tăng lên mức cao nhất trong gần 20 năm qua
Những lo ngại dai dẳng về các quyết sách của Ngân hàng dự trữ liên bang Mỹ
(FED) nhằm kiềm chế lạm phát, có thể ảnh hưởng tiêu cực đến tăng trường
kinh tế đã khiến đồng bạc Xanh của Mỹ trở thành kênh đầu tư trú ẩn an toàn.
Giá đồng USD trong ngày 12/5 đã tăng lên mức cao nhất trong gần 20 năm
qua. Cụ thể, chỉ số đồng USD trong rổ ngoại tệ dự trữ đã tăng 0,798%, lên
104,840, mức cao nhất kể từ khi đạt 104,92 vào ngày 12/12/2002.
Bên cạnh việc giá trị của đồng USD đang tăng lên, tại Lào, lạm phát của Lào đã
tăng lên mức kỷ lục trong tháng 5. Trung tâm Thống kê quốc gia Lào cho biết
lạm phát của nước này trong tháng 5/2022 đã tăng kỷ lục, lên tới 12,8% so với
cùng kỳ năm ngoái. Nguyên nhân được cho là do cuộc xung đột giữa Nga và
Ukraine đã dẫn tới việc thiếu hụt nguồn cung dầu thô trên toàn thế giới, và đẩy
giá dầu toàn cầu tăng cao. Đồng nội tệ lào (LAK) tiếp tục mất giá đã tác động
trực tiếp khiến giá cả hàng hóa nhập khẩu tăng mạnh. Từ đầu năm đến hiện tại,
đồng Kíp Lào liên tục mất giá. Tỷ giá USD/LAK đã tăng hơn 35% tính từ đầu
năm 2022.
Nguồn: Vietnamplus.vn; Investing.com
KHUYẾN NGHỊ HÀNH ĐỘNG QUẢN LÝ RỦI RO
Phòng Nguồn vốn Tổng Công ty thực hiện tổng hợp để cân đối dòng tiền cũng như lên kế
hoạch hành động chi tiết để cân đối đảm bảo nguồn vốn cho từng Đơn vị thành viên và cân
nhắc dòng tiền thu ngoại tệ từ hoạt động xuất khẩu để vay USD, không được chênh lệch
định kỳ hàng tháng hoặc khi phát sinh.
Ngoài ra, định kỳ hàng quý, phòng Nguồn vốn cũng cần thực hiện dự báo để xác định biến
động tỷ giá. Từ đó xác định trường hợp vay USD (vay vốn lưu động) nhằm thực hiện hedge
tỷ giá để giảm thiểu rủi ro cho biến động tỷ giá. Đối với khoản vay USD dài hạn sẽ dùng
nguồn thu USD để trả nợ vay. Các khoản vay nay thường phát sinh tại Lào (TTCA) và
Singapore (GMC).
8
Thực hiện bởi Phòng Quản lý Rủi ro & Tuân Thủ
CÔNG TY CỔ PHẦN THÀNH THÀNH CÔNG – BIÊN HÒA
253 Hoàng Văn Thụ, Phường 2, Quận Tân Bình, Tp. Hồ Chí Minh
: info.rm@ttcsugar.com.vn
Download