BÀI TẬP KINH TẾ VĨ MÔ Bài 1: Trong năm 2010 có các chỉ tiêu thống kê của một quốc gia như sau: Chỉ tiêu Giá trị Chỉ tiêu Giá trị Tổng đầu tư 150 Tiêu dùng hộ gia đình 200 Đầu tư ròng 50 Chi tiêu của chính phủ 100 Tiền lương 230 Tiền lãi cho vay 25 Tiền thuê đất 35 Thuế gián thu 50 Lợi nhuận 60 Thu nhập yếu tố ròng - 50 Xuất khẩu 100 Chỉ số giá tiêu dùng 2009 100 Nhập khẩu 50 Chỉ số giá tiêu dùng 2010 125 Yêu cầu: a) Tính GDP danh nghĩa năm 2010 theo giá thị trường bằng phương pháp tiếp cận hàng hoá cuối cùng ( tiếp cận chi tiêu ) và bằng phương pháp tiếp cận thu nhập b) Tính GNP danh nghĩa năm 2010 và tỷ lệ lạm phát năm 2010 Đáp án: 1 điểm Câu a: GDP danh nghĩa năm 2010 theo giá thị trường bằng phương pháp tiếp cận hàng hoá cuối cùng: GDP = C + I + G + EX – IM = 200 + 150 + 100 + 100 – 50 = 500 ( 0,25 điểm) GDP danh nghĩa năm 2010 theo giá thị trường bằng bằng phương pháp tiếp cận thu nhập: GDP = Khấu hao + tiền lương + Tiền lãi + Tiền thuê đất + Lợi nhuận + Thuế gián thu = (150-50) + 230 + 25 + 35 + 60 + 50 = 500 ( 0,25 điểm) Câu b: GNP danh nghĩa = GDP danh nghĩa + Thu nhập yếu tố ròng (NIA) = 500 + (-50) = 450 (0,25 điểm) Tỷ lệ lạm phát năm 2010 = (125 – 100 )./100 = 25% ( 0,25 điểm) --------- Hết đáp án ---------Bài 2: Trong một nền kinh tế đóng, giả sử có các hàm số sau: Hàm tiêu dùng: C= 55 + 0,75Yd Hàm đầu tư: I = 70 + 0,15Y Chi tiêu của chính phủ: G = 100 Hàm thuế ròng: T = 50 + 0,2Y Sản lượng tiềm năng: Y* = 900 Yêu cầu: a) Xác định mức sản lượng cân bằng của nền kinh tế? Hãy nhận xét về tình hình ngân sách của chính phủ? b) Giả sử các doanh nghiệp tăng các khoản đầu tư là 20. Tính mức sản lượng cân bằng mới? Tính số tiền thuế chính phủ thu thêm được? c) Từ kết quả câu (b) để đạt được mức sản lượng tiềm năng chính phủ phải sử dụng chính sách tài chính (hay còn gọi là chính sách tài khoá) như thế nào trong trường hợp chỉ sử dụng công cụ G ? G phải tăng hay giảm và bằng bao nhiêu ? Đáp án: 2 điểm a) + Xác định mức sản lượng cân bằng của nền kinh tế Hàm tiêu dùng C = 55 + 0,75 (Y – 50 – 0,2Y) = 17,5 + 0,6Y AE = C + I + G = 17,5 + 0,6Y + 70 + 0,15Y + 100 = 187,5 + 0,75Y AE =AD = AS= Y Y = 187,5 + 0,75Y Y = 750 ( 0,5 điểm) + Tình hình ngân sách của chính phủ: T = 50 + 0,2. 750 = 200 B = T – G = 200 – 100 = 100 Vậy ngân sách của chính phủ thặng dư một lượng là 100 ( 0,5 điểm) b) + Các doanh nghiệp tăng các khoản đầu tư là 20. Tính mức sản lượng cân bằng mới: Khi các doanh nghiệp tăng các khoản đầu tư là 20 ta có I’ = I + 20 = 70 + 0,15Y + 20 = 90 +0,15Y AE’ = C + I’ + G = 17,5 + 0,6Y + 90 + 0,15Y + 100 = 207,5 + 0,75Y AE’ = AD’ = AS Y = 207,5 + 0,75Y Y = 830 ( 0,25 điểm) Tiền thuế thu được ở mức sản lượng cân bằng mới: T’ = 50 + 0,2. 830 = 216 Vậy số tiền thuế chính phủ thu thêm được là T = T’ – T = 216 – 200 = 16 ( 0,25 điểm) c) Từ kết quả câu (b) để đạt được mức sản lượng tiềm năng chính phủ phải sử dụng chính sách tài chính (hay còn gọi là chính sách tài khoá) như thế nào trong trường hợp chỉ sử dụng công cụ G Gọi G’ là mức chi tiêu của chính phủ để đạt được mức sản lượng tiềm năng Y* Ta có AE’’ = C + I’ + G’ = 17,5 + 0,6Y* + 90 + 0,15Y* + G’ = 107,5 + 0,75Y* + G’ Tại mức sản lượng tiềm năng Y* = 900 ta có AE’’= AD’’ = Y* 107,5 + 0,75Y* + G’ = Y* 107,5 + 0,75. 900 + G’ = 900 G’= 117,5 ( 0,25 điểm) Vậy để đạt được mức sản lượng tiềm năng Y* chính phủ phải sử dụng chính sách tài chính mở rộng và chi tiêu của chính phủ phải tăng lên một lượng là G = G’ – G = 117,5 -100 = 17,5 ( 0,25 điểm) --------- Hết đáp án ---------- Bài 3: (1 điểm ) Giả sử thị trường tiền tệ có các hàm số sau: Hàm cung tiền thực tế MS = 8.000 tỷ đồng; Hàm cầu tiền thực tế MD= 12.000 tỷ - 500i (với i là lãi suất); Tiền cơ sở B = 1600 tỷ đồng Yêu cầu: a) Tìm mức lãi suất cân bằng và minh họa lên đồ thị của thị trường tiền tệ? b) Giả sử sau đó ngân hàng trung ương bán ra 150 tỷ đồng trái phiếu chính phủ thì lãi suất mới sẽ thay đổi thế nào? Chỉ ra sự thay đổi này trên đồ thị của câu a? Đáp án: Câu a) (0,5 điểm) Thị trường tiền tệ cân bằng, ta có : MS = MD 8.000 = 12.000 - 500i i = 8(%) Vậy lãi suất cân bằng trên thị trường tiền tệ là 8% (0,25 điểm) Vẽ đồ thị: ( 0,25 điểm) i MS ‘ MS 9,5 8 MD 7250 8000 M Câu b) (0,5 điểm) Số nhân tiền trên thị trường tiền tệ là mM = MS /B = 8000 / 1600 = 5 Khi ngân hàng trung ương bán ra 150 tỷ đồng trái phiếu chính phủ thì tiền cơ sở giảm 150 tỷ đồng. Do đó lượng tiền cơ sở mới là B’ = B – 150 = 1600 – 150 = 1450 Mức cung tiền mới trên thị trường tiền tệ là MS ‘ = 5 x 1450 = 7250 Thị trường tiền tệ mới cân bằng, ta có : MS ‘ = MD 7250 = 12.000 - 500i i = 9,5(%) Vậy lãi suất cân bằng mới trên thị trường tiền tệ là 9,5% ( 0,25 điểm) Vẽ đồ thị: Đường cung tiền dịch chuyển sang trái đến điểm cân bằng mới. Đồ thị như hình trên ( 0,25 điểm) --------- Hết đáp án ---------Bài 4: (1 điểm) Thị trường tiền tệ một quốc gia có các thông tin sau: Tỷ lệ tiền trong lưu thông so với tiền gửi Cu/D = 0,4 Tỷ lệ dự trữ trên tiền gửi (hay tỷ lệ dự trữ theo yêu cầu bắt buộc) R/D = 0,05 a) Nếu ngân hàng nhà nước (NHNN) muốn giảm 1000 tỷ đồng mức cung tiền trên thị trường tiền tệ thông qua hoạt động nghiệp vụ thị trường mở thì NHNN cần phải mua hay bán trái phiếu chính phủ và bằng bao nhiêu? b) Quá trình cải cách hệ thống tài chính và hiện đại hoá hệ thống ngân hàng đã làm Cu/D giảm từ 0,4 còn 0,3. Tuy nhiên, để giảm áp lực lạm phát, NHNN đã phải tăng R/D từ 0,05 thành 0,1. Nếu NHNN muốn tăng 1000 tỷ đồng mức cung tiền thì NHNN cần phải mua hay bán trái phiếu chính phủ và bằng bao nhiêu? Đáp án câu 2: 1 điểm Câu a) (0,5 điểm) Với Cu/D = 0,4 và R/D = 0,05 thì số nhân tiền là 3.11 Nếu ngân hàng nhà nước muốn giảm 1000 cung tiền (ΔMs) thì cần phải thực hiện nghiệp vụ thị trường mở thông qua bán trái phiếu cho công chúng một lượng ΔB = ΔM s/3,11 = 1000/3,11 = 321.54 (0,5 điểm) Câu b) (0,5 điểm) Với Cu/D = 0,3 và R/D = 0,1 thì số nhân tiền mới sẽ là 3,25. Nếu ngân hàng nhà nước muốn tăng 1000 cung tiền (ΔMs) thì cần phải thực hiện nghiệp vụ thị trường mở thông qua việc mua trái phiếu từ công chúng một lượng ΔB = ΔMs/3,25 = 1000/3,25 = 307,69. (0,5 điểm) --------- Hết đáp án ---------Bài 4: (1 điểm) Thị trường tiền tệ một quốc gia có các thông tin sau: Tỷ lệ tiền trong lưu thông so với tiền gửi Cu/D = 0,4 Tỷ lệ dự trữ trên tiền gửi (hay tỷ lệ dự trữ theo yêu cầu bắt buộc) R/D = 0,05 a) Nếu ngân hàng nhà nước (NHNN) muốn giảm 1000 tỷ đồng mức cung tiền trên thị trường tiền tệ thông qua hoạt động nghiệp vụ thị trường mở thì NHNN cần phải mua hay bán trái phiếu chính phủ và bằng bao nhiêu? b) Quá trình cải cách hệ thống tài chính và hiện đại hoá hệ thống ngân hàng đã làm Cu/D giảm từ 0,4 còn 0,3. Tuy nhiên, để giảm áp lực lạm phát, NHNN đã phải tăng R/D từ 0,05 thành 0,1. Nếu NHNN muốn tăng 1000 tỷ đồng mức cung tiền thì NHNN cần phải mua hay bán trái phiếu chính phủ và bằng bao nhiêu? Đáp án 1 điểm Câu a) (0,5 điểm) Với Cu/D = 0,4 và R/D = 0,05 thì số nhân tiền là 3.11 Nếu ngân hàng nhà nước muốn giảm 1000 cung tiền (ΔMs) thì cần phải thực hiện nghiệp vụ thị trường mở thông qua bán trái phiếu cho công chúng một lượng ΔB = ΔM s/3,11 = 1000/3,11 = 321.54 (0,5 điểm) Câu b) (0,5 điểm) Với Cu/D = 0,3 và R/D = 0,1 thì số nhân tiền mới sẽ là 3,25. Nếu ngân hàng nhà nước muốn tăng 1000 cung tiền (ΔMs) thì cần phải thực hiện nghiệp vụ thị trường mở thông qua việc mua trái phiếu từ công chúng một lượng ΔB = ΔMs/3,25 = 1000/3,25 = 307,69. (0,5 điểm) --------- Hết đáp án ---------- Bài 4: (1 điểm) Nền kinh tế của một quốc gia X đang ở trạng thái cân bằng. Giả sử trong năm 2015 giá dầu mỏ và giá các loại nguyên liệu của thế giới tăng nhanh. a) Anh chị hãy sử dụng mô hình tổng cung tổng cầu (AS-AD) để mô tả ảnh hưởng của cú sốc này tới nền kinh tế của quốc gia X? b) Với mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế chính phủ quốc gia X này cần chủ động thực hiện giải pháp nào? Trong trường hợp này chính phủ quốc gia X phải chấp nhận hy sinh mục tiêu nào? Đáp án Câu a: (0,5 điểm) Vẽ mô hình AS- AD như trên (0,25 điểm) Mô tả: Khi giá dầu mỏ và giá các loại nguyên liệu của thế giới tăng nhanh thì giá dầu mỏ và giá các loại nguyên liệu trong nước của quốc gia này cũng tăng nhanh Do đó chi phí sản xuất tăng gây nhiều khó khăn cho các nhà sản xuất trong nước vì vậy sản lượng sản xuất giảm. Từ đó đường tổng cung ngắn hạn AS SR dịch chuyển sang trái, cân bằng dịch chuyển từ A đến B, sản lượng cân bằng mới là Y 1 thấp hơn mức sản lượng tiềm năng Y *, gía cả tăng từ Y 0 đến Y 1 gây ra lạm phát. Như vậy nề kinh tế suy thoái kèm theo lạm phát. (0,25 điểm) Câu b: (0,5 điểm) Với mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế chính phủ quốc gia X này cần chủ động thực hiện giải pháp kích cầu. Khi kích cầu thì AD sẽ dịch chuyển sang phải do đó sản lượng cân bằng sẽ tăng, thúc đẩy tăng trưởng. (0,25 điểm) Trong trường hợp này chính phủ quốc gia X phải chấp nhận hy sinh mục tiêu kiềm chế lạm phát vì lạm phát tiếp tục tăng. (0,25 điểm) --------- Hết đáp án ---------- Bài : (3 điểm) Trong một nền kinh tế mở, giả sử có các hàm số sau: Hàm tiêu dùng: C= 1800 + 0,8(Y-T) Hàm đầu tư: I = 100 + 0,1Y Chi tiêu của chính phủ: G = 650 Hàm thuế ròng: T = 40 + 0,2Y Xuất khẩu EX = 150 Hàm nhập khẩu IM = 0,14Y Sản lượng tiềm năng: Y* = 7000 Yêu cầu: a) Xác định mức sản lượng cân bằng của nền kinh tế? Hãy nhận xét về tình hình cán cân thương mại ( xuất khẩu ròng NX) tại mức sản lượng cân bằng của nền kinh tế? b) Giả sử các doanh nghiệp tăng các khoản đầu tư là 40. Tính mức sản lượng cân bằng mới? Tính số tiền thuế chính phủ thu thêm được tại mức sản lượng cân bằng mới và so sánh với số tiền thuế chính phủ thu được ở câu a? c) Tại mức sản lượng cân bằng mới ở câu (b) tính vốn đầu tư và nhận xét về tình hình cán cân thương mại (xuất khẩu ròng NX) tại mức sản lượng cân bằng mới của nền kinh tế ? d) Từ kết quả câu (b) để đạt được mức sản lượng tiềm năng chính phủ phải sử dụng chính sách tài chính (hay còn gọi là chính sách tài khoá) như thế nào trong trường hợp chỉ sử dụng công cụ G ? G phải tăng hay giảm và bằng bao nhiêu? Đáp án: Câu a) (0,5 điểm) + Xác định mức sản lượng cân bằng của nền kinh tế Hàm tiêu dùng C = 1800 + 0,8 (Y – 40 – 0,2Y) = 1800+0,64Y -32= 1768+0,64Y AE = C + I + G + X - IM = 1768+0,64Y + 100 + 0,1Y + 650+150 -0,14Y = 2668+ 0,6Y AE =AD = AS = Y Y = 2668 + 0,6Y Y = 6670 (0,25 điểm) + Tình hình cán cân thương mại (xuất khẩu ròng NX): NX=X-IM=150-0,14Y=150-0,14.6670= -783,8 Vậy cán cân thương mại (xuất khẩu ròng NX) thâm hụt một lượng là -783,8 (0,25 điểm) Câu b) (0,5 điểm) Khi các doanh nghiệp tăng các khoản đầu tư là 40 ta có I’ = I + 40 = 100 + 0,1Y+ 40 = 140 +0,1Y AE’ = C + I’ + G +X - IM = 1768+0,64Y + 140 + 0,1Y + 650+150 -0,14Y = 2708+ 0,6Y AE’ =AD’ = AS = Y Y = 2708 + 0,6Y Y = 6770 (0,25 điểm) Tiền thuế thu được ở mức sản lượng cân bằng ở câu a: T = 40 + 0,2. 6670 = 1374 Tiền thuế thu được ở mức sản lượng cân bằng mới: T’ = 40 + 0,2. 6770 = 1394 Vậy số tiền thuế chính phủ thu thêm được là ΔT = T’ – T = 1394 – 1374 = 20 (0,25 điểm) Câu c) (0,5 điểm) Vốn đầu tư tại mức sản lượng cân bằng mới I = 140 +0,1Y = 140+0,1.6770 = 817 (0,25 điểm) Tình hình cán cân thương mại (xuất khẩu ròng NX): NX=X-IM=150-0,14Y=150-0,14.6770= -797,8 Vậy cán cân thương mại (xuất khẩu ròng NX) thâm hụt một lượng là -797,8 (0,25 điểm) Câu d) ( 0,5 điểm) Gọi G’ là mức chi tiêu của chính phủ để đạt được mức sản lượng tiềm năng Y* Ta có AE’’ = C + I’ + G’ + X – IM = 1768+0,64Y* + 140 + 0,1Y* + G’ + 150 -0,14Y* = 2058 + 0,6Y* + G’ Tại mức sản lượng tiềm năng Y* = 7000 ta có AE’’= AD’’ = Y* 2058 + 0,6Y* + G’ = Y* 2058 + 0,6.7000 + G’ = 7000 G’= 742 (0,25 điểm) Vậy để đạt được mức sản lượng tiềm năng Y* chính phủ phải sử dụng chính sách tài chính mở rộng và chi tiêu của chính phủ phải tăng lên một lượng là ΔG = G’ – G = 742 -650 = 92 ( 0,25 điểm) --------- Hết đáp án ---------Bài 5: (2điểm) Trong một nền kinh tế mở, giả sử có các hàm số sau: Hàm tiêu dùng: C= 1800 + 0,8(Y-T) Hàm đầu tư: I = 100 + 0,1Y Chi tiêu của chính phủ: G = 650 Hàm thuế ròng: T = 40 + 0,2Y Xuất khẩu EX = 150 Hàm nhập khẩu IM = 0,14Y Sản lượng tiềm năng: Y* = 7000 Yêu cầu: a) Xác định mức sản lượng cân bằng của nền kinh tế? Hãy nhận xét về tình hình cán cân thương mại ( xuất khẩu ròng NX) tại mức sản lượng cân bằng của nền kinh tế? b) Giả sử các doanh nghiệp tăng các khoản đầu tư là 40. Tính mức sản lượng cân bằng mới? Tính số tiền thuế chính phủ thu thêm được tại mức sản lượng cân bằng mới và so sánh với số tiền thuế chính phủ thu được ở câu a? c) Tại mức sản lượng cân bằng mới ở câu (b) tính vốn đầu tư và nhận xét về tình hình cán cân thương mại (xuất khẩu ròng NX) tại mức sản lượng cân bằng mới của nền kinh tế ? d) Từ kết quả câu (b) để đạt được mức sản lượng tiềm năng chính phủ phải sử dụng chính sách tài chính (hay còn gọi là chính sách tài khoá) như thế nào trong trường hợp chỉ sử dụng công cụ G ? G phải tăng hay giảm và bằng bao nhiêu? Đáp án: Câu a) (0,5 điểm) + Xác định mức sản lượng cân bằng của nền kinh tế Hàm tiêu dùng C = 1800 + 0,8 (Y – 40 – 0,2Y) = 1800+0,64Y -32= 1768+0,64Y AE = C + I + G X-IM = 1768+0,64Y + 100 + 0,1Y + 650+150 -0,14Y = 2668+ 0,6Y AE =AD = AS Y = 2668 + 0,6Y Y = 6670 (0,25 điểm) + Tình hình cán cân thương mại (xuất khẩu ròng NX): NX=X-IM=150-0,14Y=150-0,14.6670= -783,8 Vậy cán cân thương mại (xuất khẩu ròng NX) thâm hụt một lượng là -783,8 (0,25 điểm) Câu b) (0,5 điểm) Khi các doanh nghiệp tăng các khoản đầu tư là 40 ta có I’ = I + 40 = 100 + 0,1Y+ 40 = 140 +0,1Y AE’ = C + I’ + G +X - IM = 1768+0,64Y + 140 + 0,1Y + 650+150 -0,14Y = 2708+ 0,6Y AE’ =AD’ = AS Y = 2708 + 0,6Y Y = 6770 (0,25 điểm) Tiền thuế thu được ở mức sản lượng cân bằng ở câu a: T = 40 + 0,2. 6670 = 1374 Tiền thuế thu được ở mức sản lượng cân bằng mới: T’ = 40 + 0,2. 6770 = 1394 Vậy số tiền thuế chính phủ thu thêm được là T = T’ – T = 1394 – 1374 = 20 (0,25 điểm) Câu c) (0,5 điểm) Vốn đầu tư tại mức sản lượng cân bằng mới I = 140 +0,1Y = 140+0,1.6770 = 817 (0,25 điểm) Tình hình cán cân thương mại (xuất khẩu ròng NX): NX=X-IM=150-0,14Y=150-0,14.6770= -797,8 Vậy cán cân thương mại (xuất khẩu ròng NX) thâm hụt một lượng là -797,8 (0,25 điểm) Câu d) ( 0,5 điểm) Gọi G’ là mức chi tiêu của chính phủ để đạt được mức sản lượng tiềm năng Y* Ta có AE’’ = C + I’ + G’ + X – IM = 1768+0,64Y* + 140 + 0,1Y* + G’ + 150 -0,14Y* = 2058 + 0,6Y* + G’ Tại mức sản lượng tiềm năng Y* = 7000 ta có AE’’= AD’’ = Y* 2058 + 0,6Y* + G’ = Y* 2058 + 0,6.7000 + G’ = 7000 G’= 742 ( 0,25 điểm) Vậy để đạt được mức sản lượng tiềm năng Y* chính phủ phải sử dụng chính sách tài chính mở rộng và chi tiêu của chính phủ phải tăng lên một lượng là G = G’ – G = 742 -650 = 92 ( 0,25 điểm) --------- Hết đáp án ---------Bài 6: (2điểm) Trong một nền kinh tế mở, giả sử có các hàm số sau: Hàm tiêu dùng: C= 1800 + 0,8(Y-T) Hàm đầu tư: I = 200 Chi tiêu của chính phủ: G = 650 Hàm thuế ròng: T = 40 + 0,2Y Xuất khẩu EX = 150 Hàm nhập khẩu IM = 0,14Y Sản lượng tiềm năng: Y* = 6000 Yêu cầu: a) Xác định mức sản lượng cân bằng của nền kinh tế? Hãy nhận xét về tình hình cán cân thương mại (xuất khẩu ròng NX) tại mức sản lượng cân bằng của nền kinh tế? b) Giả sử các doanh nghiệp tăng các khoản đầu tư là 40. Tính mức sản lượng cân bằng mới? Tính số tiền thuế chính phủ thu thêm được tại mức sản lượng cân bằng mới và so sánh với số tiền thuế chính phủ thu được ở câu a? c) Nhận xét về tình hình cán cân thương mại (xuất khẩu ròng NX) và cán cân ngân sách tại mức sản lượng cân bằng mới của nền kinh tế ở câu b? d) Từ kết quả câu (b) để đạt được mức sản lượng tiềm năng chính phủ phải sử dụng chính sách tài chính (hay còn gọi là chính sách tài khoá) như thế nào trong trường hợp chỉ sử dụng công cụ G ? G phải tăng hay giảm và bằng bao nhiêu? Đáp án: 2 điểm Câu a) (0,5 điểm) + Xác định mức sản lượng cân bằng của nền kinh tế Hàm tiêu dùng C = 1800 + 0,8 (Y – 40 – 0,2Y) = 1800+0,64Y -32= 1768+0,64Y AE = C + I + G + EX-IM = 1768+0,64Y + 200 + 650+150 -0,14Y = 2768+ 0,5Y AE =AD = AS Y = 2768 + 0,5Y Y = 5536 (0,25 điểm) + Tình hình cán cân thương mại (xuất khẩu ròng NX): NX=EX-IM=150-0,14Y=150-0,14.5536 = -625,04 Vậy cán cân thương mại (xuất khẩu ròng NX) thâm hụt một lượng là -625,04 (0,25 điểm) Câu b) (0,5 điểm) Khi các doanh nghiệp tăng các khoản đầu tư là 40 ta có I’ = I + 40 = 200 + 40 = 240 AE’ = C + I’ + G +EX - IM = 1768+0,64Y + 240 + 650+150 -0,14Y = 2808+ 0,5Y AE’ =AD’ = AS Y = 2808 + 0,5Y Y = 5616 (0,25 điểm) Tiền thuế thu được ở mức sản lượng cân bằng ở câu a: T = 40 + 0,2. 5536 = 1147,2 Tiền thuế thu được ở mức sản lượng cân bằng mới: T’ = 40 + 0,2. 5616 = 1163,2 Vậy số tiền thuế chính phủ thu thêm được là T = T’ – T = 1163,2 – 1147,2 = 16 (0,25 điểm) Câu c) (0,5 điểm) Cán cân thương mại (xuất khẩu ròng NX): NX=EX-IM=150-0,14Y=150-0,14.5616 = -636,24 Vậy cán cân thương mại (xuất khẩu ròng NX) thâm hụt một lượng là --636,24 (0,25 điểm) Cán cân ngân sách B = T-G = 40 + 0,2Y – 650 = 0,2Y - 610 = 0,2. 5616 - 610 = 513,2 Vậy cán cân ngân sách thặng dư một lượng là 513,2 (0,25 điểm) Câu d) (0,5 điểm) Gọi G’ là mức chi tiêu của chính phủ để đạt được mức sản lượng tiềm năng Y* Ta có AE’’ = C + I’ + G’ + X – IM = 1768+0,64Y* + 240 + G’ + 150 -0,14Y* = 2158 + 0,5Y* + G’ Tại mức sản lượng tiềm năng Y* = 6000 ta có AE’’= AD’’ = Y* 2158 + 0,5Y* + G’ = Y* 2158 + 0,5.6000 + G’ = 6000 G’= 842 (0,25 điểm) Vậy để đạt được mức sản lượng tiềm năng Y* chính phủ phải sử dụng chính sách tài chính mở rộng và chi tiêu của chính phủ phải tăng lên một lượng là G = G’ – G = 842 -650 = 192 (0,25 điểm) --------- Hết đáp án ---------Bài 6:: (1điểm) Có số liệu các thành phần của tổng cầu AD Việt Nam (tỷ đồng theo giá 1994) Tổng số GDP (Tính theo giá 1994) Trong đó: 1. Tổng tích luỹ tài sản I 2. Tiêu dùng cuối cùng Trong đó 2.1. Nhà nước G 2.2.Cá nhân C 3. Chênh lệch XK HH và dịch vụ (NX) 2005 393031 2011 584073 143291 280104 25620 254484 -30364 225882 437772 42140 395632 -79581 Hãy: a. Điền số thích ứng từ bảng trên vào tổng cầu AD = C + I + G + EX – IM cho hai năm 2005 và 2011 (0.25 đ) b. Nhận xét quan hệ GDP và chi tiêu nội địa A = C + I + G ở hai năm này và bình luận điều này? (0.5 đ) c. Hãy tính tỷ lệ tăng trưởng GDP năm 2011 so với 2005. (0.25 đ) Đáp án: a.Năm 2005 AD = 254484 + 143291 + 25620 + (-30364) = 393031 Năm 2011 AD = 395632 + 225882 + 42140 + (-79581) = 584073 A=C+I+G Năm 2005 A = 254484 + 143291 + 25620 =423395 Năm 2011 A = 395632 + 225882 + 42140 = 663654 b.Như vậy A > GDP hay nền kinh tế có chi tiêu nội địa lớn hơn sản xuất trong nước nên nhập siêu c.Tăng trưởng = 584073/393031 = 1,48 hay 48% --------- Hết đáp án ---------Bài 6: (1điểm) Thị trường tiền tệ một quốc gia có các thông tin sau: tỷ lệ tiền trong lưu thông so tiền gửi Cu/D = 0,4, tỷ lệ dự trữ trên tiền gửi (hay tỷ lệ dự trữ theo yêu cầu bắt buộc) R/D = 0,05 a. Nếu ngân hàng nhà nước (NHNN) muốn giảm 1000 tỷ đồng cung tiền trên thị trường thông qua một hoạt động thị trường mở. NHNN cần phải làm gì? (0.5 đ) b. Quá trình cải cách hệ thống tài chính và hiện đại hoá hệ thống ngân hàng đã làm Cu/D giảm từ 0,4 còn 0,3. Tuy nhiên, để giảm áp lực lạm phát, NHNN đã phải tăng R/D từ 0,05 thành 0,1. Nếu NHNN muốn tăng 1000 cung tiền thì lần này hoạt động của thị trường mở sẽ thay đổi như thế nào? (0.5 đ) Đáp án: Với Cu/D = 0,4 và R/D = 0,05 thì số nhân là 3.11 a.Nếu ngân hàng nhà nước muốn giảm 1000 cung tiền (ΔM) thì cần phải thực hiện nghiệp vụ thị trường mở thông qua bán trái phiếu cho công chúng một lượng ΔB = ΔM/3,11 = 1000/3,11 = 321.4 Với Cu/D = 0,3 và R/D = 0,1 thì số nhân mới sẽ là 3,25. b.Nếu ngân hàng nhà nước muốn tăng 1000 cung tiền (ΔM) thì cần phải thực hiện nghiệp vụ thị trường mở thông qua mua trái phiếu từ công chúng một lượng ΔB = ΔM/3,25 = 1000/3,25 = 307,69. --------- Hết đáp án ---------Bài 6: (1điểm) Một nền kinh tế đóng giả định được mô tả bởi hệ thống phương trình như sau: Phía cung a. Hàm sản xuất Y = K0.5 L0.5 ( L : lao động và K là vốn sản xuất) b. Giới hạn nguồn lực L = 200 và K = 50 Phía cầu c. Hàm cầu tiêu dùng hộ gia đình C = 10 + 0,85.(Y-T) d. Hàm đầu tư I = 20 – 2 r e. Chi tiêu mua hàng hoá của chính phủ G = 20 f. Thuế T = 20 Hãy: a. Xác định GDP (0.25 đ) b.Với GDP tính được ở câu 1 hãy tính tiết kiệm tư nhân, tiết kiệm chính phủ và tiết kiệm quốc dân và lãi suất thực cân bằng trên thị trường vốn vay. (0.5 đ) c. Nếu chính phủ giảm thuế 2 Hãy tính tiết kiệm, đầu tư mới và vẽ đồ thị giải thích kết quả (0.75 đ) Đáp án: a. Thay L và K vào hàm sản xuất Y = 100 b. C = 10 + 0.85(100 -20) = 78 => Sp = Y – T – C = 100 – 20 - 78 = 2 SG = T – G = 0 => S = SP + SG = 2 + 0 = 2 Tại cân bằng thị trường vốn S = I => I = 2 mà I = 20 – 2 r => 2 = 20 – 2r => 2r = 18 hay r =9; c. Nếu G= 20 thuế giảm 2 nên T -18 C = 10 + 0.85(100 -18) = 79.7 => S p = Y – T – C = 100 – 18 – 79,7 = 2.3 SG = 18 – 20 = -2 => S = SP + SG = 2.3 + (-2) = 0.3 Tại cân bằng thị trường vốn S = I => I = 0.3 mà I = 20 – 2 r => 0.3 = 20 – 2r => 2r = 19.7 hay r =9.85 Giải thích kết quả do S giảm I không đổi nên lãi suất phải tăng từ 9 lên 9.85. Nếu ko giải thích được chỉ được 0.25 điểm --------- Hết đáp án ---------Bài 6: (1điểm) Một nền kinh tế đóng giả định được mô tả bởi hệ thống phương trình như sau: Hàm cầu tiêu dùng hộ gia đình C = 10 + 0,75.(Y-T); Hàm đầu tư I = 10; xuất khầu EX = 10; nhập khẩu IM = 0.1Y Chi tiêu mua hàng hoá của chính phủ G = 20; Thuế T = 0,2Y ; Hãy a. Viết phương trình chi tiêu dự kiến và tính sản lượng ở cân bằng Y 0. (0.5 đ) b. Tính tỷ lệ thất nghiệp của nền kinh tế tại trạng thái Y0 nếu sản lượng tự nhiên ở mức Y* = 110. (0.5 đ) c. Nếu các hộ gia đình tăng chi tiêu thêm 2 thì chính phủ phải tăng chi tiêu mua hàng hóa bao nhiêu để sản lượng cân bằng bằng sản lượng tự nhiên (Y0 = Y*) (0.5 đ) Đáp án: a.Tính C = 10 + 0.75(Y -0.2Y) = 10 + 0,6Y AE = C + I + G +EX + IM = 10 + 0,6Y + 10 + 20 + 10 - 0,1Y = 0,5Y + 50 ở cân bằng AE = Y => Y = 0,5Y + 50 => 0.5Y =50 => Y 0 = 100 b. Trạng thái dưới mức tự nhiên => sản lượng thực tế thấp hơn sản lượng tự nhiên [(100 -110)/110]*100% = -9.09% => thất nghiệp tăng thêm 9.09%/2 = 4,545% (sản lược thực tế thấp hơn sản lượng tự nhiên 90.9%). c.Và CP phài kích cầu tăng G lên thêm 3 do số nhân =1/0.5 = 2 --------- Hết đáp án ---------- Bài 1. Có số liệu thống kê của Việt Nam về GDP danh nghĩa, mức giá P, cung tiền M2 của Việt Nam như sau : Năm GDP danh nghĩa M (1000 tỷ) Mức giá P (1000 tỷ) 2000 442 197 1.61 2005 838 649 2.13 2012 2951 3094 4.8 Hãy : a) Tính mức GDP thực tế của các năm 2000, 2012 và tỷ lệ tăng trưởng kinh tế năm 2012 với năm cơ sở là năm 2000. b) Số vòng quay của đồng tiền (tốc độ lưu thông V) c) Tỷ lệ làm phát của nền kinh tế năm 2012 nếu năm cơ sở là năm 2000 d) Nhận xét chính sách tiền tệ của Việt Nam. Đáp án: Câu a. GDP thực tế = GDP danh nghĩa/ mức giá, kết quả trong bảng Câu b từ công thức M.V = GDP danh nghĩa => V = GDP danh nghĩa/M ; kết quả trong bảng Câu c Tỷ lệ làm phát bằng 100*(P2012 – P2000)/P2000 ; kết quả trong bảng Năm GDP M (1000 Mức giá GDP thực Vòng % lạm danh tỷ) P tế (1000 quay phát nghĩa tỷ) đồng tiển (1000 tỷ) V 2000 442 197 1.61 274.5 2.2 2005 838 649 2.13 393.4 1.3 2012 2951 3094 4.8 614.8 1.0 198.1 Câu d ; áp dụng chính sách tiển tệ mở rộng --------- Hết đáp án ---------Bài 2 Giả nền kinh tế Việt Nam chỉ sản xuất 2 loại hàng hóa để xuất khẩu: hàng hóa A và B có giá bán trên thị trường Việt Nam và trên thị trường Mỹ như sau Hàng hóa Giá ở Việt Nam (1000 đồng) Giá ở Mỹ (USD) A 200 30 B 500 40 a) Nếu tỷ giá hối đoái danh nghĩa VNĐ/USD là 20000 hãy tính tỷ lệ trao đổi giữa hai thị trường hay tỷ giá hối đoái thực tế b) Nhận xét mặt bằng giá tại Việt Nam so với Mỹ c) Nếu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phá giá đồng tiền thì tỷ lệ trao đổi sẽ thế nào? d) Nếu tỷ giá hối đoái thực tế giảm thì cán cân thương mại của sẽ thế nào? Đáp án: a.Tỷ lệ trao đổi theo công thức Trong đó E tỷ giá hối đoái danh nghĩa, P giá hàng ở VN và P* giá ở Mỹ Tỷ lế = (1/20000)* [(200 + 500)/(30 + 40)]= 700/1400=0.5 b. Mặt bằng giá tại Việt Nam thâp hơn c.Nếu ngân hàng TW phá giá đồng tiên khi đó tỷ lệ trao đổi sẽ giảm d. NX tăng --------- Hết đáp án ---------Bài 3. (2 điểm) Một nền kinh tế trong dài hạn giả định được mô tả bởi hệ thống phương trình như sau: Phía cung Hàm sản xuất Y = K0.5 L0.5 ( L : lao động và K là vốn sản xuất) Giới hạn nguồn lực L = 200 và K = 50 Phía cầu Hàm cầu tiêu dùng hộ gia đình C = 10 + 0,75.(Y-T); Hàm đầu tư I = 5 ; Chi tiêu mua hàng hoá của chính phủ G = 20; Thuế T = 20 Hãy: a) Viết phương trình chi tiêu dự kiến và tính sản lượng ở cân bằng Y 0 b) Cho biết xu thế lãi suất trên thị trường vốn vay với mức sản lượng cân bằng Y0 vừa tính ở ý a) câu 3. c) Với mức sản lượng tính sản lượng cân bằng Y0 vừa tính ở ý a) câu 3 cho biết trạng thái của nền kinh tế và mô tả bằng Mô hình AS-AD d) Để đưa nền kinh tế đạt trạng thái tự nhiên tức Y0 = Y* với Y* là sản lượng tự nhiên chính phủ cần phải điều chỉnh thuế theo hướng nào và bao nhiêu ? Đáp án: a. C = 10 + 0.75(Y – 20) = -5 + 0.75Y AE = -5 + 0.75Y + 5 + 20 => AE = 20 + 0.75Y (2) Tại cân bằng AE = Y (1) Kết hợp (1) và (2) => Y = 20 + 0.75Y => 0.25Y = 20 => Y =80 b. Tình S S = Y – C – G = 80 – 55 – 20 = 5 I = 5 do vậy S=I nên lãi xuất không đổi tại đây. c. Vì giới hạn nguồn lực K =50 và L=200 nên sản lượng tự nhiên Y* = 100 do vậy với Y 0 = 80 => Y 0 < Y* => kinh tế suy thoái và mô hình như dưới d. Chính phủ phải kích cầu bằng cách giảm thuế một lượng ΔT Áp dụng công thức ΔY = - mxΔT hay lắp vào thường rồi tính lại bình ΔY = Y* - Y 0 = 100 – 80 = 20 mà ΔY = - mxΔT => ΔT = ΔY/m m = 0.75/ (1 - 0.75) = 3 ΔG = 20/3 = 6.66 có thể thay vào công thức tình AE rồi tình lại thế Y* vào phương trình cuối để giải --------- Hết đáp án ---------Bài 1. Có số liệu thống kê của Việt Nam về GDP danh nghĩa, mức giá P, cung tiền M2 của Việt Nam như sau : Năm GDP danh nghĩa M (1000 tỷ) Mức giá P (1000 tỷ) 2000 442 197 1.61 2005 838 649 2.13 2012 2951 3094 4.8 Hãy : e) Tính mức GDP thực tế của các năm 2000, 2012 và tỷ lệ tăng trưởng kinh tế năm 2012 với năm cơ sở là năm 2000. f) Số vòng quay của đồng tiền (tốc độ lưu thông V) g) Tỷ lệ làm phát của nền kinh tế năm 2012 nếu năm cơ sở là năm 2000 h) Nhận xét chính sách tiền tệ của Việt Nam. Trả lời (mỗi ý 0.5 điểm) Câu a. GDP thực tế = GDP danh nghĩa/ mức giá, kết quả trong bảng Câu b từ công thức M.V = GDP danh nghĩa => V = GDP danh nghĩa/M ; kết quả trong bảng Câu c Tỷ lệ làm phát bằng 100*(P2012 – P2000)/P2000 ; kết quả trong bảng Năm GDP M2 (1000 Mức giá GDP thực Vòng % lạm danh tỷ) P tế (1000 quay phát nghĩa tỷ) đồng tiển (1000 tỷ) V 2000 442 197 1.61 274.5 2.2 2005 838 649 2.13 393.4 1.3 2012 2951 3094 4.8 614.8 1.0 198.1 Câu d ; áp dụng chính sách tiển tệ mở rộng Bài 2 Giả nền kinh tế Việt Nam chỉ sản xuất 2 loại hàng hóa để xuất khẩu: hàng hóa A và B có giá bán trên thị trường Việt Nam và trên thị trường Mỹ như sau Hàng hóa Giá ở Việt Nam (1000 đồng) Giá ở Mỹ (USD) A 200 30 B 500 40 e) Nếu tỷ giá hối đoái danh nghĩa VNĐ/USD là 20000 hãy tính tỷ lệ trao đổi giữa hai thị trường hay tỷ giá hối đoái thực tế f) Nhận xét mặt bằng giá tại Việt Nam so với Mỹ g) Nếu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phá giá đồng tiền thì tỷ lệ trao đổi sẽ thế nào? h) Nếu tỷ giá hối đoái thực tế giảm thì cán cân thương mại của sẽ thế nào? Trả lời (mỗi ý 0.5 điểm) a.Tỷ lệ trao đổi theo công thức Trong đó E tỷ giá hối đoái danh nghĩa, P giá hàng ở VN và P* giá ở Mỹ Tỷ lế = (1/20000)* [(200 + 500)/(30 + 40)]= 700/1400=0.5 b. Mặt bằng giá tại Việt Nam thâp hơn c.Nếu ngân hàng TW phá giá đồng tiên khi đó tỷ lệ trao đổi sẽ giảm d. NX tăng Bài 3. (2 điểm) Một nền kinh tế trong dài hạn giả định được mô tả bởi hệ thống phương trình như sau: Phía cung Hàm sản xuất Y = K0.5 L0.5 ( L : lao động và K là vốn sản xuất) Giới hạn nguồn lực L = 200 và K = 50 Phía cầu Hàm cầu tiêu dùng hộ gia đình C = 10 + 0,75.(Y-T); Hàm đầu tư I = 5 ; Chi tiêu mua hàng hoá của chính phủ G = 20; Thuế T = 20 Hãy: a) Viết phương trình chi tiêu dự kiến và tính sản lượng ở cân bằng Y 0 b) Cho biết xu thế lãi xuất trên thị trường vốn vay với mức sản lượng cân bằng Y 0 vừa tình câu a) bài 3. c) Với mức sản lượng tính sản lượng cân bằng Y 0 vừa tính câu a) bài 3 cho biết trạng thái của nền kinh tế. d) Để đưa nền kinh tế đạt trạng thái tự nhiên tức Y 0 = Y* với Y* là sản lượng tự nhiên chính phủ cần phải điều chỉnh thuế theo hướng nào và bao nhiêu ? Trả lời (mỗi ý 0.5 điểm) e. C = 10 + 0.75(Y – 20) = -5 + 0.75Y AE = -5 + 0.75Y + 5 + 20 => AE = 20 + 0.75Y (2) Tại cân bằng AE = Y (1) Kết hợp (1) và (2) => Y = 20 + 0.75Y => 0.25Y = 20 => Y =80 f. Tình S S = Y – C – G = 80 – 55 – 20 = 5 I = 5 do vậy S=I nên lãi xuất không đổi tại đây. g. Vì giới hạn nguồn lực K =50 và L=200 nên sản lượng tự nhiên Y* = 100 do vậy với Y 0 = 80 => Y 0 < Y* => kinh tế suy thoái và mô hình như dưới h. Chính phủ phải kích cầu bằng cách giảm thuế một lượng ΔT Áp dụng công thức ΔY = - mxΔT hay lắp vào thường rồi tính lại bình ΔY = Y* - Y 0 = 100 – 80 = 20 mà ΔY = - mxΔT => ΔT = ΔY/m m = 0.75/ (1 - 0.75) = 3 ΔG = 20/3 = 6.66 có thể thay vào công thức tình AE rồi tình lại thế Y* vào phương trình cuối để giải --------- Hết đáp án ---------Bài 3. (2 điểm) Nền kinh tế có các hàm sau: C = 400 + 0,8Yd ; I = 200 ; G = 500 ; EX = 100; T = 0,2 Y ; IM = 0,04Y a. Xác định sản lượng cân bằng của nền kinh tế? Hãy nhận xét cán cân ngân sách của chính phủ (hay còn gọi là tiết kiệm công cộng) và cán cân thương mại (hay còn gọi là xuất khẩu ròng)? b. Nếu tiêu dùng giảm đi 20, đầu tư tăng thêm 100. Xác định sản lượng cân bằng mới của nền kinh tế? Hãy nhận xét cán cân ngân sách của chính phủ và cán cân thương mại tại mức sản lượng cân bằng mới của nền kinh tế? Vẽ đồ thị minh họa tình hình cán cân ngân sách và cán cân thương mại tại mức sản lượng cân bằng mới? c. Từ kết quả ở câu b, để đạt được mức sản lượng tiềm năng Y* = 3500, trong trường hợp chính phủ chỉ sử dụng công cụ G thì G phải tăng hay giảm và mức tăng hay giảm bằng bao nhiêu? Đáp án: a. Xác định sản lượng cân bằng của nền kinh tế? C = 400 + 0,8Yd = 400 + 0,8(Y-0,2Y) = 400+0,64Y AE = C+I+G+EX-IM = 400+0,64Y+200+500+100-0,04Y=1200+0,6Y AE =AD = AS ⇨ Y = 1200+0,6Y ⇨ Y 0 = 3000 (0,25 điểm) Hãy nhận xét cán cân ngân sách của chính phủ (hay còn gọi là tiết kiệm công cộng) và cán cân thương mại (hay còn gọi là xuất khẩu ròng)? ( 0,25 điểm) Cán cân ngân sách: T – G = 0,2.3000 – 500 = 100 Cán cân ngân sách của chính phủ thặng dư 100 Cán cân thương mại: EX – IM = 100 - 0,04.3000 = - 20 Cán cân thương mại thâm hụt 20 b. Nếu tiêu dùng giảm đi 20, đầu tư tăng thêm 100. Xác định sản lượng cân bằng mới của nền kinh tế? Hãy nhận xét cán cân ngân sách của chính phủ và cán cân thương mại tại mức sản lượng cân bằng mới của nền kinh tế? Vẽ đồ thị minh họa tình hình cán cân ngân sách và cán cân thương mại tại mức sản lượng cân bằng mới? Khi các doanh nghiệp tăng các khoản đầu tư là 100 ta có I’ = I + 100 = 300 Khi tiêu dùng giảm 10 ta có C=400+0,64Y-20 = 380+0,64Y AE’ = C’ + I’ + G + EX- IM = 380+0,64Y+300+500+100-0,04Y =1280+0,6Y AE’ = AD’ = AS Y = 1280 + 0,6Y Y 1 = 3200 Cán cân ngân sách: T’ – G = 0,2.3200 – 500 = 140 Cán cân ngân sách của chính phủ thặng dư 140 (0,25 điểm) Vẽ đồ thị: (0,25 điểm) T,G T= 0,2 Y 1 500 G=500 0 3200 Cán cân thương mại: EX – IM’ = 100 - 0,04.3200 = - 28 Cán cân thương mại thâm hụt 28 (0,25 điểm) Vẽ đồ thị: (0,25 điểm) EX, IM IM= 0,04 Y 1 Y 100 EX=100 0 3200 Y c. Từ kết quả ở câu b, để đạt được mức sản lượng tiềm năng Y* = 3500, trong trường hợp chính phủ chỉ sử dụng công cụ G thì G phải tăng hay giảm và mức tăng hay giảm bằng bao nhiêu? Gọi G’ là mức chi tiêu của chính phủ để đạt được mức sản lượng tiềm năng Y* Ta có AE’’ = C’ + I’ + G’ + EX – IM = 380+0,64Y + 300 +G’ + 100 -0,04Y = 780 + 0,6Y+ G’ Tại mức sản lượng tiềm năng Y* = 3500 ta có AE’’= AD’’ = Y* 780 + 0,6Y*+ G’= Y* 780 + 0,6.3500+ G’= 3500 G’= 650 Vậy để đạt được mức sản lượng tiềm năng Y* chính phủ phải giảm chi tiêu của chính phủ ( chính sách tài khóa thu hẹp hay thắt chặt) một lượng là ΔG= G’ – G = 650 -500 = 150 (0,5điểm) --------- Hết đáp án ---------Bài 3 (1 điểm): Một nền kinh tế có lượng tiền cơ sở là 500 tỷ; tiền mặt lưu hành ngoài ngân hàng 60 tỷ; tiền gửi trong ngân hàng 300 tỷ; lượng tiền dự trữ bắt buộc 42 tỷ; lượng tiền dự trữ tuỳ ý 18 tỷ. a. Xác định số nhân tiền tệ và mức cung tiền của nền kinh tế? b. Nếu ngân hàng Trung Ương mua một lượng trái phiếu chính phủ trị giá 100 tỷ thì mức cung tiền sẽ thay đổi bao nhiêu? c. Việc mua trái phiếu của ngân hàng Trung Ương trong trường hợp ở câu b có tác động đối với tổng cầu, sản lượng, việc làm, mức giá của nền kinh tế như thế nào? Minh họa trên đồ thị? Đáp án: a. Xác định số nhân tiền tệ và mức cung tiền của nền kinh tế? B = 500; Cu = 60; D = 300; Rb = 42; Rt = 18 s = Cu/D mM = 3; MS = 1500 (0,25 điểm) b. Nếu ngân hàng Trung Ương mua một lượng trái phiếu chính phủ trị giá 100 tỷ thì mức cung tiền sẽ thay đổi bao nhiêu? ΔB = +100; ΔMS = +300 (0,25 điểm) c. Việc mua trái phiếu của ngân hàng Trung Ương trong trường hợp ở câu b có tác động đối với tổng cầu, sản lượng, việc làm, mức giá của nền kinh tế như thế nào? Minh họa trên đồ thị? AD tăng, Y tăng, P tăng, việc làm tăng (0,25 điểm) Minh họa lên đồ thị (0,25 điểm) P AS P1 P0 AD’ AD 0 Y0 Y1 Y --------- Hết đáp án ---------Bài: (3 điểm) Trong một nền kinh tế mở, giả sử có các hàm số sau: Về phía tổng cầu: Hàm tiêu dùng: C= 55 + 0,75Yd Hàm đầu tư: I = 70 + 0,15Y Hàm chi tiêu của chính phủ: G = 100 Hàm thuế ròng: T = 60 + 0,2Y Hàm xuất khẩu EX = 200 Hàm nhập khẩu IM= 0,15Y Về phía tổng cung: Hàm sản xuất Y = K0.5 L0.5 ( L: là lao động; K: là vốn sản xuất) Giới hạn nguồn lực L = 2000 và K = 500 Yêu cầu: a) Xác định mức sản lượng cân bằng của nền kinh tế? Vẽ đồ thị minh họa? b) Hãy nhận xét về tình hình cán cân ngân sách của chính phủ (hay còn gọi là tiết kiệm công cộng) với mức sản lượng cân bằng của nền kinh tế ở câu a)? Vẽ đồ thị minh họa tình hình cán cân ngân sách của chính phủ? c) Giả sử các doanh nghiệp tăng các khoản đầu tư thêm 20, Xuất khẩu tăng thêm 10. Tính mức sản lượng cân bằng mới? Vẽ đồ thị minh họa? d) Hãy nhận xét về tình hình cán cân thương mại (hay còn gọi là xuất khẩu ròng) với mức sản lượng cân bằng của nền kinh tế ở câu b)? Vẽ đồ thị minh họa tình hình cán cân thương mại? e) Tính số tiền thuế chính phủ thu được với mức sản lượng cân bằng ở câu a) và số tiền thuế chính phủ thu được với mức sản lượng cân bằng ở câu c)? f) Tính mức sản lượng tiềm năng (hay còn gọi là sản lượng tự nhiên) khi sử dụng hết các nguồn lực. Từ kết quả câu (c) để đạt được mức sản lượng tiềm năng, trong trường hợp chính phủ chỉ sử dụng công cụ G thì G phải tăng hay giảm và mức tăng hay giảm bằng bao nhiêu ? ĐÁP ÁN: Câu a) (0,5 điểm) + Xác định mức sản lượng cân bằng của nền kinh tế Hàm tiêu dùng C = 55 + 0,75Yd = 55 + 0,75(Y-60-0,2Y) = 55+0,6Y-45= 10+0,6Y AE = C+I+G+EX-IM = 10+0,6Y + 70 + 0,15Y+100+200-0,15Y = 380+ 0,6Y AE =AD = AS Y = 380 + 0,6Y Y 0 = 950 (0,25 điểm) Vẽ đồ thị: ( 0,25 điểm) AD AD 380 950 Y Câu b) (0,5 điểm) Cán cân ngân sách của chính phủ = T - G = 60 + 0,2Y – 100 = 0,2Y – 40 = 0,2x950 – 40 = 150 Cán cân ngân sách của chính phủ thặng dư 150 (0,25 điểm) Vẽ đồ thị: ( 0,25 điểm) T=60 + 0,2Y 100 G=100 60 950 Y Câu c) (0,5 điểm) Khi các doanh nghiệp tăng các khoản đầu tư là 20 ta có I’ = I + 20 = 70+0,15Y +20 = 90+0,15Y Khi xuất khẩu tăng 10 ta có EX’ = EX + 10 = 210 AE’ = C + I’ + G + EX’- IM = 10+0,6Y+90+0,15Y+100+210-0,15Y=410+0,6Y AE’ = AD’ = AS Y = 410 + 0,6Y Y 0 = 1025 (0,25 điểm) Vẽ đồ thị: ( 0,25 điểm) AD AD’ 410 1025 Y Câu d) (0,5 điểm) + Tình hình cán cân thương mại (xuất khẩu ròng NX): NX= EX’-IM=210-0,15Y=210-0,15x1025= 56,25 Vậy cán cân thương mại (xuất khẩu ròng NX) thặng dư một lượng là 56,25 (0,25 điểm) Vẽ đồ thị: ( 0,25 điểm) IM=0,15Y 210 EX’=210 1025 Y Câu e) (0,5 điểm) Tiền thuế thu được ở mức sản lượng cân bằng ở câu a: T = 60 + 0,2x950 = 250(0,25 điểm) Tiền thuế thu được ở mức sản lượng cân bằng ở câu b: T’ = 60 + 0,2x1025 = 265(0,25 điểm) Câu f) (0,5 điểm) Sản lượng tiềm năng khi sử dụng hết các nguồn lực: Y* = K0.5 L0.5 = 5000.5 20000.5 =1000 (0,25 điểm) Gọi G’ là mức chi tiêu của chính phủ để đạt được mức sản lượng tiềm năng Y* Ta có AE’’ = C + I’ + G’ + EX’ – IM = 10+0,6Y + 90 + 0,15Y+G’ + 210 -0,15Y = 310 + 0,6Y+ G’ Tại mức sản lượng tiềm năng Y* = 1000 ta có AE’’= AD’’ = Y* 310 + 0,6Y* + G’ = Y* 310 + 0,6.1000 + G’ = 1000 G’= 90 Vậy để đạt được mức sản lượng tiềm năng Y* chính phủ phải giảm chi tiêu của chính phủ một lượng là G= G’ – G = 90 -100 = -10 (0,25điểm) --------- Hết đáp án ---------Bài (2 điểm): Nền kinh tế có các hàm sau: C = 400 + 0,8Yd ; I = 200 ; G = 500 ; EX = 100; T = 0,2 Y ; IM = 0,04Y a. Xác định sản lượng cân bằng của nền kinh tế? Hãy nhận xét cán cân ngân sách của chính phủ (hay còn gọi là tiết kiệm công cộng) và cán cân thương mại (hay còn gọi là xuất khẩu ròng)? b. Nếu tiêu dùng giảm đi 20, đầu tư tăng thêm 100. Xác định sản lượng cân bằng mới của nền kinh tế? Hãy nhận xét cán cân ngân sách của chính phủ và cán cân thương mại tại mức sản lượng cân bằng mới của nền kinh tế? Vẽ đồ thị minh họa tình hình cán cân ngân sách và cán cân thương mại tại mức sản lượng cân bằng mới? c. Từ kết quả ở câu b, để đạt được mức sản lượng tiềm năng Y* = 3500, trong trường hợp chính phủ chỉ sử dụng công cụ G thì G phải tăng hay giảm và mức tăng hay giảm bằng bao nhiêu? Đáp án (2 điểm): a. Xác định sản lượng cân bằng của nền kinh tế? C = 400 + 0,8Yd = 400 + 0,8(Y-0,2Y) = 400+0,64Y AE = C+I+G+EX-IM = 400+0,64Y+200+500+100-0,04Y=1200+0,6Y AE =AD = AS ⇨ Y = 1200+0,6Y ⇨ Y 0 = 3000 (0,25 điểm) Hãy nhận xét cán cân ngân sách của chính phủ (hay còn gọi là tiết kiệm công cộng) và cán cân thương mại (hay còn gọi là xuất khẩu ròng)? ( 0,25 điểm) Cán cân ngân sách: T – G = 0,2.3000 – 500 = 100 Cán cân ngân sách của chính phủ thặng dư 100 Cán cân thương mại: EX – IM = 100 - 0,04.3000 = - 20 Cán cân thương mại thâm hụt 20 b. Nếu tiêu dùng giảm đi 20, đầu tư tăng thêm 100. Xác định sản lượng cân bằng mới của nền kinh tế? Hãy nhận xét cán cân ngân sách của chính phủ và cán cân thương mại tại mức sản lượng cân bằng mới của nền kinh tế? Vẽ đồ thị minh họa tình hình cán cân ngân sách và cán cân thương mại tại mức sản lượng cân bằng mới? Khi các doanh nghiệp tăng các khoản đầu tư là 100 ta có I’ = I + 100 = 300 Khi tiêu dùng giảm 10 ta có C=400+0,64Y-20 = 380+0,64Y AE’ = C’ + I’ + G + EX- IM = 380+0,64Y+300+500+100-0,04Y =1280+0,6Y AE’ = AD’ = AS Y = 1280 + 0,6Y Y 1 = 3200 Cán cân ngân sách: T’ – G = 0,2.3200 – 500 = 140 Cán cân ngân sách của chính phủ thặng dư 140 (0,25 điểm) Vẽ đồ thị: (0,25 điểm) T T= 0,2 Y 1 500 G=500 3200 Cán cân thương mại: EX – IM’ = 100 - 0,04.3200 = - 28 Cán cân thương mại thâm hụt 28 (0,25 điểm) Vẽ đồ thị: (0,25 điểm) Y IM= 0,04 Y 1 100 0 EX=100 3200 Y c. Từ kết quả ở câu b, để đạt được mức sản lượng tiềm năng Y* = 3500, trong trường hợp chính phủ chỉ sử dụng công cụ G thì G phải tăng hay giảm và mức tăng hay giảm bằng bao nhiêu? Gọi G’ là mức chi tiêu của chính phủ để đạt được mức sản lượng tiềm năng Y* Ta có AE’’ = C’ + I’ + G’ + EX – IM = 380+0,64Y + 300 +G’ + 100 -0,04Y = 780 + 0,6Y+ G’ Tại mức sản lượng tiềm năng Y* = 3500 ta có AE’’= AD’’ = Y* 780 + 0,6Y*+ G’= Y* 780 + 0,6.3500+ G’= 3500 G’= 650 Vậy để đạt được mức sản lượng tiềm năng Y* chính phủ phải giảm chi tiêu của chính phủ một lượng là ΔG= G’ – G = 650 -500 = 150 (0,5điểm) --------- Hết đáp án ---------Bài (1 điểm): Một nền kinh tế có lượng tiền cơ sở là 500 tỷ; tiền mặt lưu hành ngoài ngân hàng 60 tỷ; tiền gửi trong ngân hàng 300 tỷ; lượng tiền dự trữ bắt buộc 42 tỷ; lượng tiền dự trữ tuỳ ý 18 tỷ. a. Xác định số nhân tiền tệ và mức cung tiền của nền kinh tế? b. Nếu ngân hàng Trung Ương mua một lượng trái phiếu chính phủ trị giá 100 tỷ thì mức cung tiền sẽ thay đổi bao nhiêu? c. Việc mua trái phiếu của ngân hàng Trung Ương trong trường hợp ở câu b có tác động đối với tổng cầu, sản lượng, việc làm, mức giá của nền kinh tế như thế nào? Minh họa trên đồ thị? Đáp án: (1 điểm): a. Xác định số nhân tiền tệ và mức cung tiền của nền kinh tế? B = 500; Cu = 60; D = 300; Rb = 42; Rt = 18; s = Cu/D mM = 3; MS = 1500 (0,25 điểm) b. Nếu ngân hàng Trung Ương mua một lượng trái phiếu chính phủ trị giá 100 tỷ thì mức cung tiền sẽ thay đổi bao nhiêu? ΔB = +100; ΔMS = +300 (0,25 điểm) c. Việc mua trái phiếu của ngân hàng Trung Ương trong trường hợp ở câu b có tác động đối với tổng cầu, sản lượng, việc làm, mức giá của nền kinh tế như thế nào? Minh họa trên đồ thị? AD tăng, Y tăng, P tăng, việc làm tăng (0,25 điểm) Minh họa lên đồ thị (0,25 điểm) P AS P1 P0 AD’ AD 0 Y0 Y1 Y --------- Hết đáp án ---------Bài : 1 điểm Trong một nền kinh tế đóng, giả sử có các hàm số sau: Hàm tiêu dùng: C= 10 + 0,75(Y-T) Hàm đầu tư: I = 20 - 2r Chi tiêu của chính phủ: G = 20 Hàm thuế ròng: T = 20 Lãi suất trên thị trường: r = 5 Yêu cầu: a) Xác định mức sản lượng cân bằng của nền kinh tế? Hãy nhận xét về tình hình ngân sách của chính phủ? b) Nếu mức sản lượng tiềm năng Y* = 120, chính phủ sử dụng biện pháp kích cầu bằng cách tăng chi tiêu của chính phủ G bao nhiêu để nền kinh tế đạt mức sản lượng tiềm năng Y*? Hãy nhận xét về tình hình ngân sách của chính phủ tại mức sản lượng tiềm năng Y* này? ĐÁP ÁN: Câu a) (0,5 điểm) Ta có AD = C+I+G =10 + 0,75(Y-T)+ 20 - 2r+20 =50+0,75(Y-20) - 2x5 = 0,75Y+25 Nền kinh tế cân bằng khi AD=Y 0,75Y+25 =Y Y 0= 100 Vậy sản lượng cân bằng của nền kinh tế là 100 (0,25 điểm) Cán cân ngân sách của chính phủ = T- G =20-20=0 Vậy cán cân ngân sách cân bằng (0,25 điểm) Câu b) (0,5 điểm) Gọi G’ là mức chi tiêu của chính phủ mới. Ta có AD ’ = C+I+G’ =10 + 0,75(Y-T)+ 20 - 2r+G’ = 30 + 0,75(Y-20) -2x5 G’ AD’ = 5+0,75Y+G’ Nền kinh tế cân bằng và đạt mức Y* = 120 khi AD ’ = Y* = 120 5+0,75 Y*+ G ’= Y* 5+0,75 x120+ G ’=120 G’ =25 Vậy chi tiêu của chính phủ là 25 và ∆G = G’-G =25-20 =5 (0,25 điểm) Cán cân ngân sách của chính phủ = T- G’ =20-25= -5 Vậy cán cân ngân sách thâm hụt (0,25 điểm) --------- Hết đáp án ---------Bài : 1,5 điểm Một nền kinh tế mở có các hàm số như sau : Hàm tiêu dùng: C= 180 + 0,5(Y-T) Hàm đầu tư: I = 250 Hàm chi tiêu của chính phủ: G = 350 Hàm Xuất khẩu: X = 200 Hàm Nhập khẩu: IM = 0,15Y Hàm Thuế ròng: T= 0,1Y a) Hãy xác định sản lượng cân bằng của nền kinh tế? Minh họa bằng đồ thị? b) Nếu đầu tư tăng thêm 150, chi tiêu chính phủ tăng thêm 200 và xuất khẩu giảm bớt 100 thì sản lượng cân bằng mới bằng bao nhiêu ? Minh họa lên đồ thị ở đồ thị câu a? c) Cán cân thương mại (hay xuất khẩu ròng NX) tại mức sản lượng cân bằng mới thế nào ? ĐÁP ÁN: Câu a) (0,5 điểm) Ta có AD = C+I+G+X-IM = 180 + 0,5(Y-T)+250+350+200-0,15Y AD = 980+0,5(Y-0,1Y)-0,15Y= 980+0,3Y Nền kinh tế cân bằng khi AD=Y 980+0,3Y = Y Y 0= 1400 Vậy sản lượng cân bằng của nền kinh tế là 1400 (0,25 điểm) Minh họa bằng đồ thị như hình sau (0,25 điểm) Câu b) (0,5 điểm) Đầu tư tăng thêm 150 thì I’ = I+150 = 250+150 =400 Chi tiêu chính phủ tăng thêm 200 thì G’= G+200= 350+200=550 Xuất khẩu giảm thêm 100 thì X’=X-100=200-100=100 Ta có AD ’ = C+I’+G’+X’-IM =180 + 0,5(Y-T)+400+550+100-0,15Y AD’ =1230+0,5(Y-0,1Y)-0,15Y=1230+0,3Y Nền kinh tế cân bằng khi AD ’=Y 1230+0,3Y =Y Y 0= 1757,1 Vậy sản lượng cân bằng của nền kinh tế là 1757,1 (0,25 điểm) Minh họa bằng đồ thị như hình trên (0,25 điểm) Câu b) (0,5 điểm) Cán cân thương mại NX = X’- IM = 100-0,15Y=100-0,15x1757,1= -163,565 Vậy cán cân thương mại thâm hụt (0,5 điểm) --------- Hết đáp án ---------Bài: Trong nền kinh tế có các hàm số sau : C= 50 + 0.8 (Y-T) T= 0,25 Y MS= 20 (tỷ) I = 100 – 25r Y* = 250 MD= 40 – 10r G= 30 EX= 20 IM= 0,1 Y 1. Xác định mức lãi suất cân bằng và sản lượng cân bằng tại mức lãi suất đó. 2. Khi tiêu dùng hộ gia đình tăng thêm 10 thì sản lượng cân bằng mới là bao nhiêu? Cán cân thương mại thay đổi một lượng bao nhiêu? 3. Theo câu 1, Chính phủ cần sử dụng chính sách tài khóa như thế nào để đạt sản lượng tiềm năng?. Chính phủ phải thay đổi thuế một lượng bao nhiêu ? 4. Nếu không sử dụng chính sách tài khóa mà sử dụng chính sách tiền tệ thì Ngân Hàng Trung Ương cần phải thay đổi lượng cung tiền bao nhiêu? 5. Theo câu 4, Ngân hàng trung ương cần mua hay bán trái phiếu chính phủ trên thị trường mở với giá trị bao nhiêu, cho biết số nhân tiền là 2. ĐÁP ÁN: 1. MS = MD 🡪 ro = 2; Y = C + I + G + NX 🡪 Yo=300 2. m = 2; ∆AE=10 🡪 ∆Y = 20 🡪 Yo’ = 320 ∆NX = -2. 3. Tài khóa thu hẹp ∆T = ∆Y/mt = 31.25 4. Lãi suất cần thay đổi: r’ = 3 🡪 Mức cung tiền thay đổi thành MS’ =MD’=10 🡪∆MS=-10 5. ∆B = -10/2=-5 🡪 Cần bán trái phiếu chính phủ với giá trị là 5. --------- Hết đáp án ---------Bài: Trong nền kinh tế có các hàm số sau : C= 100 + 0.9 Yd I = 500 – 50r G= 100 T= 0,2 Y Y* = 1700 EX= 50 MS= 300 (tỷ) MD= 600 – 100r IM= 0,12 Y 1. Xác định mức lãi suất cân bằng và sản lượng cân bằng tại mức lãi suất đó. 2. Khi đầu tư giảm đi 150 thì sản lượng cân bằng mới là bao nhiêu? Cán cân thương mại thay đổi một lượng bao nhiêu? 3. Theo câu 1, Chính phủ cần sử dụng chính sách tài khóa như thế nào để đạt sản lượng tiềm năng?. Chính phủ phải thay đổi thuế một lượng bao nhiêu ? 4. Nếu không sử dụng chính sách tài khóa mà sử dụng chính sách tiền tệ thì Ngân Hàng Trung Ương cần phải thay đổi lượng cung tiền bao nhiêu? 5. Theo câu 4, Ngân hàng trung ương cần mua hay bán trái phiếu chính phủ trên thị trường mở với giá trị bao nhiêu, cho biết số nhân tiền là 2. ĐÁP ÁN: 1. MS = MD 🡪 ro = 3; Y = C + I + G + NX 🡪 Yo=1500 2. m = 2,5 ; ∆AE= -150 🡪 ∆Y = 375 🡪 Yo’ = 1125 ∆NX = 45 3. Tài khóa mở rộng ∆T = ∆Y/mt = - 88.89 4. Lãi suất cần thay đổi: r’ = 1.4 🡪 Mức cung tiền thay đổi thành MS’ =MD’= 460🡪∆MS=160 5. ∆B = 160/2=80 🡪 Cần mua trái phiếu chính phủ với giá trị là 80. --------- Hết đáp án ---------TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ ĐỀ THI MÔN KINH TẾ VĨ MÔ KHOA KINH TẾ ĐỀ SỐ 1 Bài I: (5 điểm) Khẳng định các nhận định dưới đây đúng hay sai? Giải thích tại sao và minh họa bằng đồ thị thích hợp nếu có thể? (Các điều kiện khác xem như không đổi) 1. Giả sử tổng tiêu dùng của hộ gia đình, chi tiêu của chính phủ và đầu tư đạt 4.500 tỷ đồng, giá trị nhập khẩu bằng 120% giá trị xuất khẩu. GDP là 4,000 tỷ đồng. Giá trị xuất khẩu của nền kinh tế là 2,500 tỷ đồng. 2. Tỷ lệ tiết kiệm cao hơn dẫn đến mức sống cao hơn. 3. Để giảm lạm phát, NHTW có thể sử dụng chính sách tiền tệ mở rộng. 4. Tiến bộ về công nghệ chỉ làm dịch chuyển đường tổng cung dài hạn chứ không làm dịch chuyển đường tổng cung ngắn hạn. 5. Khi tỷ giá hối đoái thực tế của Việt Nam (Er) tăng lên thì xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sẽ tăng. 6. Người dân tiêu dùng ít hơn sẽ làm cho cán cân thương mại của Việt Nam giảm thâm hụt 7. Bảo hiểm thất nghiệp làm tăng thêm nỗ lực tìm việc của người thất nghiệp và do đó làm giảm thất nghiệp tự nhiên. 8. Khi mức giá trong nền kinh tế tăng sẽ làm đường cầu tiền dịch chuyển sang phải. 9. Khi dỡ bỏ hạn ngạch nhập khẩu thì xuất khẩu ròng của Việt Nam sẽ tăng lên và kết quả là tỷ giá hối đoái (EĐ/USD) cũng tăng theo. 10. Tiền mặt và tiền gửi không kỳ hạn thuộc khối tiền M1 nhưng không thuộc khối tiền M2. Bài II (2 điểm) Giả sử nền kinh tế Việt Nam đang ở trạng thái cân bằng và cán cân thương mại đang cân bằng. Trong năm 2015, hạn ngạch nhập khẩu đường tinh luyện vào Việt Nam được tăng thêm 1,500 tấn. 1. Sử dụng (các) mô hình thích hợp, hãy phân tích ảnh hưởng của chính sách thương mại này đến tỷ giá hối đoái danh nghĩa ((EĐ/USD)và cán cân thương mại của Việt Nam? 2. Nếu muốn giữ tỷ giá hối đoái như ban đầu thì chính phủ có thể sử dụng chính sách tài khóa như thế nào? Giải thích và biểu diễn trên cùng (các) mô hình của câu 1. Bài III: (3 điểm) Trong nền kinh tế có các dữ liệu sau: (Đơn vị: tỷ đồng, r: %) C = 100 + 0,75 (Y-T); T = 100 MD = 50 – 5r I = 150 – 25 r G = 200 MS = 40 1. Xác định mức sản lượng cân bằng bằng phương trình Y= C+I+G và minh họa trạng thái của nền kinh tế trên mô hình tổng cung – tổng cầu. 2. Giả sử đầu tư I giảm còn 25 thì sản lượng cân bằng mới là bao nhiêu? Nhận xét trạng thái của nền kinh tế và minh họa trên cùng mô hình ở câu 1 (biết Y*=Y N= 1000). 3. Nếu NHTW muốn sử dụng chính sách tiền tệ để đưa sản lượng về mức sản lượng tự nhiên thì NHTW phải mua hay bán trái phiếu chính phủ? Xác định giá trị trái phiếu mà NHTW cần mua/ bán. Biết số nhân tiền là 3. Ghi chú: - Thời gian làm bài 90 phút -Sinh viên được sử dụng tài liệu Thông qua khoa TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ ĐỀ THI MÔN KINH TẾ VĨ MÔ KHOA KINH TẾ ĐỀ SỐ 2 Bài I: (5 điểm) Khẳng định các nhận định dưới đây đúng hay sai? Giải thích tại sao và minh họa bằng đồ thị thích hợp nếu có thể? (Các điều kiện khác xem như không đổi) 1. Giả sử chi tiêu của hộ gia đình là 4,000 tỷ đồng, chi tiêu của chính phủ là 1,000 tỷ đồng, đầu tư tư nhân 800 tỷ đồng và giá trị nhập khẩu nhiều hơn giá trị xuất khẩu là 100 tỷ đồng. GDP của nền kinh tế này là 5,900 tỷ đồng. 2. Quốc gia A sử dụng 600 đơn vị lao động để sản xuất 6,000 đơn vị hàng hóa và dịch vụ; và quốc gia B sử dụng 450 đơn vị lao động để sản xuất 5,000 đơn vị hàng hóa và dịch vụ. Có thể kết luận rằng năng suất ở quốcgia B cao hơn quốc gia A. 3. Chính phủ tăng chi tiêu ngân sách sẽ làm tăng lãi suất trên thị trường vốn vay. 4. Đường cung tiền dịch chuyển sang phải khi NHTW mua trái phiếu chính phủ. 5.Trong nền kinh tế mở, khi lãi suất ở Việt Nam cao hơn sẽ khuyến khích người dân Việt Nam mua tài sản nước ngoài và khuyến khích người nước ngoài mua tài sản Việt Nam. 6. Nếu đường tổng cung ngắn hạn dịch chuyển sang trái và đường tổng cầu dịch chuyển sang phải, chúng ta có thể chắc rằng mức giá cân bằng trong ngắn hạn sẽ giảm. 7. Chính sách tiền tệ mở rộng gây ra lạm phá t và làm tăng thất nghiệp. 8. Khi mức giá giảm, số đơn vị tiền cần để mua một giỏ hàng hóa điển hình giảm đi vì giá trị của tiền giảm. 9. Khi quy định mức lương tối thiểu cao hơn mức lương cân bằng thì sẽ làm tăng số lương thất nghiệp chu kỳ. 10. Khi lãi suất tăng sẽ làm tăng lượng cầu tiền trong thị trường tiền tệ và làm đường cầu tiền dịch chuyển sang phải. Bài II (2 điểm) Giả sử nền kinh tế đang ở trạng thái cân bằng dài hạn: 1. Trong năm 2014 thị trường chứng khoán giảm mạnh, làm giảm của cải của người tiêu dùng. Hãy sử dụng (các) mô hình thích hợp, phân tích ảnh hưởng của sự kiện này đến tình trạng thất nghiệp, sản lượng và mức giá cân bằng trong ngắn hạn. 2. Nếu muốn ổn định sản lượng ở mức tự nhiên (tiềm năng) thì chính phủ phải sử dụng chính sách tài khóa như thế nào? Giải thích và biểu diễn trên (các) mô hình thích hợp. Bài III (3 điểm) Trong nền kinh tế có các dữ liệu sau: (Đơn vị: tỷ đồng, r: %) C = 325 + 0,75 (Y – T) T = 100 MD = 50 – 10 r I = 250 – 50r G = 150 MS = 20 1. Xác định mức lãi suất cân bằng và mức sản lượng cân bằng? 2. Tính tiết kiệm của tư nhân, tiết kiệm của chính phủ và tiết kiệm quốc dân tại sản lượng cân bằng? Cho biết trạng thái của thị trường vốn vay và xu hướng điều chỉnh của thị trường này? Minh họa lên đồ thị? 3. Nếu NHTW mua trái phiếu trị giá 2,5 tỷ đồng thì lãi suất cân bằng mới là bao nhiêu? Xác định lượng đầu tư cân bằng mới. Biết số nhân tiền là 2. Ghi chú: - Thời gian làm bài 90 phút -Sinh viên được sử dụng tài liệu Thông qua khoa TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KINH TẾ ĐỀ THI MÔN KINH TẾ VĨ MÔ ĐỀ 3 Câu I: Cho biết các câu bình luận sau đúng hay sai? Giải thích ngắn gọn tại sao và minh họa bằng đồ thị thích hợp nếu có thể ? (Các điều kiện khác xem như không đổi) 1. GDP của Việt Nam giảm khi Việt Nam Airline bán một trong những chiếc máy bay hiện đang có cho hãng hàng không Lào 2. Xuất khẩu của Việt Nam tăng khi VNĐ lên giá so với USD 3. Sự tăng giá của xe tăng do Bộ quốc phòng mua sẽ khiến cho CPI tăng nhiều hơn so với chỉ số điều chỉnh GDP 4. Một người chuyển tiền từ tài khoản tiết kiệm vào tài khoản tiền gửi thanh toán sẽ làm cho M1 tăng và M2 giảm 5. Người gửi tiền sẽ có lợi hơn nếu lạm phát tăng lên ngoài dự kiến. 6. Ngân hàng nhà nước mua tín phiếu kho bạc trên thị trường mở sẽ làm đường cầu tiền di chuyển xuống dưới 7. Chính sách tiền tệ mở rộng có thể làm tăng sản lượng của nền kinh tế. 8. Số nhân tiền luôn nhỏ hơn 1 9. Nếu GDP thực tế bình quân đầu người của Việt Nam là 1121 đô la năm 2013 và là 1730 năm 2014 thì tỷ lệ tăng trưởng của GDP thực tế bình quân đầu người trong thời kỳ này là 1,5%. 10. Khi VNĐ giảm giá so với USD, để ổn định tỷ giá ngân hàng nhà nước cần bán ra một lượng ngoại tệ nhất định. Câu II: Giả định Việt Nam có tỷ giá hối đoái đang giữ tại mức cân bằng. Sau đó Chính phủ Việt Nam thực hiện chính sách thương mại bằng việc khuyến khích xuất khẩu. 1. Bằng mô hình thích hợp, hãy phân tích chính sách này tác động đến tỷ giá hối đoái như thế nào? 2. Nếu chính phủ muốn giữ nguyên tỷ giá hối đoái như cũ thì phải dùng chính sách gì? (Nêu một chính sách phù hợp). Biễu diễn trên cùng đồ thị đã chọn. Câu III: Trong một nền kinh tế mở, giả sử có các hàm số sau: C = 1600 + 0,8(Y-T) I = 200 G = 650 T = 0,2Y EX = 150 IM = 0,14Y Y* = 5800 1. Hãy xác định mức sản lượng cân bằng của nền kinh tế? Nhận xét về tình hình cán cân ngân sách và cán cân thương mại tại mức sản lượng cân bằng của nền kinh tế? 2. Giả sử các doanh nghiệp tăng đầu tư thêm 40. Tính mức sản lượng cân bằng mới? Tính số tiền thuế mà chính phủ thu thêm được tại mức sản lượng cân bằng mới ? 3. Với mức sản lượng cân bằng mới để đạt mức sản lượng tiềm năng chính phủ phải sử dụng chính sách tài khoá như thế nào? Nếu chỉ sử dụng G tăng hay giảm và bằng bao nhiêu? Ghi chú: Thời gian làm bài 90 phút Sinh viên được sử dụng tài liệu Thông qua Khoa TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KINH TẾ ĐỀ THI MÔN KINH TẾ VĨ MÔ ĐỀ 4 Câu I: Cho biết các câu bình luận sau đúng hay sai? Giải thích ngắn gọn tại sao và minh họa bằng đồ thị thích hợp nếu có thể ? (Các điều kiện khác xem như không đổi) 1. Hoạt động mua bán xe cũ sẽ không làm thay đổi GDP vì nó không tạo nên một sản phẩm mới nào. 2. Hiện tượng lạm phát không thể xảy ra nếu CPI trong năm nhỏ hơn 100 3. Khi Ngân Hàng Trung Ương thực hiện chính sách tiền tệ thu hẹp sẽ làm giảm sản lượng của nền kinh tế trong ngắn hạn. 4. Giả sử có 1200 người ở độ tuổi 16 trở lên, trong đó 800 người có việc làm, 200 người không có việc làm và đang đi tìm việc thì tỷ lệ thất nghiệp bằng 16,7%. 5. Chính sách quy định tăng tiền lương tối tiểu làm tăng tỷ lệ thất nghiệp chu kỳ. 6. Đối với nền kinh tế đóng, lãi suất trên thị trường vốn vay sẽ tăng khi chính phủ giảm thuế. 7. Trong ngắn hạn, chính sách tài khóa mở rộng làm mức giá chung của nền kinh tế tăng lên. 8. Đồng nội tệ sẽ được định giá cao hơn đồng ngoại tệ nếu xuất khẩu của nước đó tăng lên. 9. Khi một nước có tiết kiệm nhiều hơn so với nhu cầu đầu tư thì cũng có nghĩa nước đó có thặng dư thương mại. 10. Khi tỷ lệ dự trữ bắt buộc là 10% và NHTW mua trái phiếu trị giá 100.000 triệu đồng thì mức cung tiền tăng 100.000 triệu đồng (không có dự trữ tùy ý và người dân không nắm giữ tiền mặt) Câu II: Giả định Việt Nam có tỷ giá hối đoái đang giữ tại mức cân bằng. Sau đó Chính phủ Việt Nam thực hiện chính sách tài khóa thu hẹp. 1. Bằng mô hình thích hợp, hãy phân tích chính sách này tác động đến tỷ giá e(USD/VNĐ) như thế nào? 2. Nếu chính phủ muốn giữ nguyên tỷ giá hối đoái như cũ thì Ngân Hàng Trung Ương cần bán hay mua ngoại tệ?. Biễu diễn trên cùng đồ thị đã chọn. Câu III: Trong nền kinh tế có các hàm số sau : C= 100 + 0.9 (Y-T) I = 500 – 50r T= 0,2 Y IM= 0,12 Y Y* = 1700 MD= 600 – 100r G= 100 EX= 50 MS= 300 (tỷ) 1. Xác định mức lãi suất cân bằng trên thị trường tiền tệ và tìm mức sản lượng cân bằng tại mức lãi suất đó. 2. Chính phủ cần sử dụng chính sách tài khóa như thế nào trong trường hợp này?. Muốn sản lượng đạt đến sản lượng tiềm năng thì chi tiêu chính phủ phải thay đổi một lượng bao nhiêu ? 3. Nếu chính phủ bán trái phiếu trị giá 100 tỷ (số nhân tiền là 2) thì lãi suất cân bằng mới là bao nhiêu ? Ghi chú: Thời gian làm bài 90 phút Sinh viên được sử dụng tài liệu Thông qua Khoa TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KINH TẾ ĐỀ THI MÔN KINH TẾ VĨ MÔ ĐỀ 5 Câu I: Cho biết các câu bình luận sau đúng hay sai? Giải thích ngắn gọn tại sao và minh họa bằng đồ thị thích hợp nếu có thể ? (Các điều kiện khác xem như không đổi) 1. Một chiếc xe máy của Honda được sản xuất vào năm 2014 và được người tiêu dùng mua vào năm 2015 thì giá trị thị trường của chiếc xe này sẽ được tính vào GDP của năm 2015. 2. Khi Ngân hàng Trung ương bán trái phiếu chính phủ thì cung tiền sẽ tăng và lãi suất cũng tăng theo. 3. Sự tiến bộ trong trình độ công nghệ chỉ làm tăng tổng cung dài hạn mà không ảnh hưởng đến tổng cung ngắn hạn. 4. Theo phương trình số lượng tiền tệ, cung tiền tăng làm lạm phát tăng lên. 5. Đường cung vốn vay sẽ dịch chuyển sang trái nếu lãi suất thực tế tăng. 6. Chính sách tăng tiết kiệm trong nước gây ra hiệu ứng “lấn át đầu tư”. 7. Giả sử một quốc gia có 4% số người đang làm việc bị mất việc mỗi tháng, khoảng 20% số người thất nghiệp tìm được việc mỗi tháng, tỷ lệ thất nghiệp của trạng thái dừng là 5%. 8. Chính phủ tăng chi tiêu (G) sẽ làm cho tỷ giá hối đoái (E=VNĐ/USD) tăng lên. 9. Bằng cách tiết kiệm nhiều hơn nữa, các quốc gia có nhiều nguồn lực hơn cho hàng hóa tư bản và năng suất lao động tăng. 10. Sự tăng giá của các sản phẩm tiêu dùng được sản xuất nội địa sẽ được phản ánh trong cả chỉ số điều chỉnh GDP và CPI. Câu II: Giả sử nền kinh tế đang ở mức sản lượng tiềm năng. Sau đó, Ngân hàng Trung ương tăng cung tiền 5%. 1. Chính sách này gây ra tác động gì đến mức sản lượng và mức giá cân bằng trong ngắn hạn. Phân tích và vẽ mô hình minh họa. 2. Muốn cho sản lượng đạt mức sản lượng cũ thì cần thực hiện chính sách tài khóa nào? Phân tích và minh họa trên cùng mô hình ở câu a. Câu III: Xem xét nền kinh tế được mô tả bởi những phương trình sau: Y = C + I + G + NX Y = 7000 C=250+0,75(Y-T) T=3000 I=2000-50r NX=500-500ε G=2000 r=r*=5 1. Trong nền kinh tế này, tính mức tiết kiệm quốc dân, mức đầu tư, cán cân thương mại và mức tỷ giá hối đoái thực tế cân bằng. 2. Giả sử lãi suất thế giới tăng r* =10. Tính tỷ giá hối đoái thực tế cân bằng mới. 3. Nếu chính phủ muốn giữ mức tỷ giá hối đoái như cũ thì phải sử dụng chính sách tài khóa nào?. Giải thích. Ghi chú: Thời gian làm bài 90 phút Sinh viên được sử dụng tài liệu Thông qua Khoa TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KINH TẾ ĐỀ THI MÔN KINH TẾ VĨ MÔ ĐỀ 6 Câu I: Cho biết các câu bình luận sau đúng hay sai? Giải thích ngắn gọn tại sao và minh họa bằng đồ thị thích hợp nếu có thể ? (Các điều kiện khác xem như không đổi) 1. 2. Chỉ số điều chỉnh GDP (D) đo lường giá cả của nhóm hàng hóa nhập khẩu. Nếu hiện tại chỉ số giá của Việt Nam là 114 và của Thái Lan là 128, có nghĩa là tỷ lệ lạm phát ở Thái Lan cao hơn tỷ lệ lạm phát ở Việt Nam. 3. Khuynh hướng tiêu dùng biên MPC bao giờ cũng có giá trị lớn hơn 1. 4. Sự phát triển của mạng xã hội và Internet chỉ ảnh hưởng đến thất nghiệp cơ cấu do nó đòi hỏi những việc làm mới mà không ảnh hưởng đến thất nghiệp ma sát (thất nghiệp tạm thời) 5. Hiện tượng “sự lấn át đầu tư” xảy ra trong nền kinh tế khi Chính Phủ giảm bớt chi tiêu công cộng và do đó làm giảm đầu tư ở khu vực tư nhân. 6. Khi Ngân hàng trung ương tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc sẽ làm cho lãi suất trên thị trường tiền tệ tăng lên. 7. Chính sách quy định tăng tiền lương tối tiểu làm tăng tỷ lệ thất nghiệp chu kỳ. 8. Nội tệ mất giá sẽ có xu hướng làm giảm tổng cầu và vì vậy sẽ làm giảm mức GDP cân bằng của nền kinh tế. 9. Chính sách tăng tỷ lệ tiết kiệm tác động làm thay đổi cả sản lượng trong ngắn hạn và sản lượng trong dài hạn. 10. Đồng nội tệ có xu hướng giảm giá trị hơn so với ngoại tệ nếu thực hiện chính sách tài khóa thu hẹp. Câu II: Giả sử có tài khoản tiền gửi D = 900; Tổng cung tiền MS = 1800 (Đvt: nghìn tỷ đồng) Tỷ lệ dự trữ bắt buộc = 20%; Không có tỷ lệ dự trữ tùy ý 1. 2. Hãy xác định số nhân tiền. Hãy mô tả hai cách thức mà ngân hàng trung ương có thể can thiệp làm giảm khối lượng tiền của nền kinh tế. Trong trường hợp này, lãi suất và sản lượng của nền kinh tế có thay đổi gì? Câu III: Cho các hàm số sau C = 600 +0,7Yd I = 800 – 100r MS = 600 G = 1000 T = 0,25Y MD = 900 – 100r EX = 300 IM = 0,025Y Y* = 5000 1. 2. Tìm mức sản lượng cân bằng và tính số nhân tiền biết rằng lượng tiền mạnh B = 200. Khi Ngân Hàng Trung Ương bán ra 50 tỷ đồng trái phiếu Chính Phủ thì ảnh hưởng gì đến sản lượng cân bằng mới?. 3. Nền kinh tế gặp khó khăn gì sau chính sách này? Chính phủ nên sử dụng chính sách gì để can thiệp vào nền kinh tế? Giải thích? Ghi chú: Thời gian làm bài 90 phút Sinh viên được sử dụng tài liệu Thông qua Khoa TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ CUỐI KỲ KHOA KINH TẾ Mô ĐỀ KIỂM TRA Môn: Kinh Tế Vĩ ĐỀ SỐ 7 Câu I: (5 điểm) Khẳng định đúng hay sai các câu nói dưới đây và giải thích tại sao? (Các điều kiện khác xem như không đổi): 1. Ông Quốc bán lại 100 cổ phiếu của một công ty cổ phần với giá 100 triệu đồng cho ông Dân, GDP của Việt Nam sẽ tăng 100 triệu đồng. 2. Người gửi tiền sẽ có lợi hơn nếu lạm phát tăng lên ngoài dự kiến. 3. Nếu cả tổng cung và tổng cầu cùng giảm sút 1 lượng bằng nhau thì cả mức giá và sản lượng cân bằng cùng giảm. 4. Chính sách tăng tiết kiệm trong nước gây ra hiệu ứng “lấn át đầu tư”. 5. Sản lượng bình quân đầu người trong một quốc gia nhỏ hơn sản lượng bình quân trên mỗi công nhân. 6. Nền kinh tế giản đơn có MPC = 0,8. Nếu các hộ gia đình tăng tiêu dùng thêm 100 tỷ đồng thì sản lượng sẽ tăng thêm 200 tỷ đồng. 7. Thị trường chứng khoán Việt Nam tăng điểm trở lại làm của cải của người tiêu dùng tăng lên, cả đường tổng cầu và đường tổng cung ngắn hạn đều dịch chuyển sang phải. 8. Tăng thu nhập sẽ làm tăng cầu tiền và giảm lãi suất cân bằng trên thị trường tiền tệ. 9. Chính sách thương mại bằng việc tăng cường xuất khẩu sẽ làm cho đồng tiền trong nước được định giá cao hơn trước. 10. Giả sử có 1200 người ở độ tuổi 16 trở lên, trong đó 800 người có việc làm, 200 người không có việc làm và đang đi tìm việc thì tỷ lệ thất nghiệp bằng 16,7%. Câu II: (2 điểm) Nền kinh tế đang nằm tại vị trí cân bằng trên thị trường tiền tệ và thị trường hàng hóa – dịch vụ. Sau đó chính phủ thực hiện chính sách tiền tệ mở rộng. 1. Chính sách này gây ra tác động gì đến lãi suất trên thị trường tiền tệ, tác động gì đến sản lượng trên thị trường hàng hóa và dịch vụ. 2. Muốn cho sản lượng không đổi thì cần thực hiện chính sách tài khóa theo hướng nào?. Vẽ đồ thị minh họa cho câu 1 và 2. Câu III: (3 điểm) Nền kinh tế có các hàm số sau: C = 140 + 0,75 (Y-T) ; I = 300 ; G = 200 ; T = 0,2 Y; Y* = 2000 1. Xác định sản lượng cân bằng và minh hoạ lên đồ thị. 2. Nếu đầu tư giảm đi 20 và chi tiêu chính phủ tăng thêm 100. Tìm sản lượng cân bằng mới ? Minh họa trên cùng đồ thị câu 1. 3. Với kết quả câu 2, chính phủ nên dùng chính sách tài khóa gì và làm như thế nào để đạt mức sản lượng tiềm năng đã cho? Ghi chú: - Thời gian làm bài : 90 phút - Sinh viên được sử dụng tài liệu trong khi làm bài thi. Th ông qua Khoa TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KỲ KHOA KINH TẾ Mô ĐỀ KIỂM TRA CUỐI Môn: Kinh Tế Vĩ ĐỀ SỐ 8 Câu I: (5 điểm) Khẳng định đúng hay sai các câu nói dưới đây và giải thích tại sao? (Các điều kiện khác xem như không đổi) 1. Khi giá dầu trên thế giới tăng mạnh, ở các nước nhập khẩu dầu lạm phát tăng và thất nghiệp cũng tăng. 2. Chính sách tiền tệ mở rộng có thể làm tăng sản lượng của nền kinh tế. 3. Sự thay công nghệ làm dịch chuyển đường tổng cung ngắn hạn nhưng không làm dịch chuyển đường tổng cung dài hạn. 4. Mua 100 cổ phiếu trên thị trường chứng khoá7 được coi là một khoản đầu tư trong hệ thống tài khoản quốc dân. 5. Tiền mặt và tiền gửi ngân hàng thuộc khối tiền M2, nhưng không thuộc khối tiền M1. 6. Khi cả cung vốn vay và cầu vốn vay cùng tăng lên thì sự thay đổi của lãi suất chưa thể khẳng định được. 7. Một công nhân làm việc trong ngành xây dựng đang tìm kiếm một công việc tốt hơn trong ngành ngân hàng thì được coi là thất nghiệp chu kỳ. 8. Đồng nội tệ sẽ được định giá cao hơn đồng ngoại tệ nếu xuất khẩu của nước đó tăng lên. 9. Trong ngắn hạn, khi lạm phát gia tăng thì thất nghiệp luôn luôn giảm. 10. Chính sách tăng tổng cầu có tác dụng làm tăng trưởng kinh tế trong dài hạn. Câu III: (3 điểm) Trong nền kinh tế có các hàm số sau : C= 50 + 0.8 (Y-T) T= 0,25 Y MS= 20 (tỷ) I = 100 – 25r Y* = 250 MD= 40 – 10r G= 30 EX= 20 IM= 0,1 Y 1. Xác định mức lãi suất cân bằng và sản lượng cân bằng tại mức lãi suất đó. 2. Chính phủ cần sử dụng chính sách tài khóa như thế nào để đạt sản lượng tiềm năng? Chi tiêu chính phủ phải thay đổi một lượng bao nhiêu ? 3. Nếu chính phủ mua trái phiếu trị giá 5 tỷ (số nhân tiền là 2) thì lãi suất cân bằng mới là bao nhiêu, sản lượng cân bằng mới là bao nhiêu Ghi chú: -Thời gian làm bài: 90 phút -Sinh viên được sử dụng tài liệu trong khi làm bài thi. Thông qua Khoa TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KỲ KHOA KINH TẾ Mô ĐỀ KIỂM TRA CUỐI Môn: Kinh Tế Vĩ ĐỀ SỐ 9 Câu I: (5 điểm) Khẳng định đúng hay sai các câu nói dưới đây và giải thích tại sao? (Các điều kiện khác xem như không đổi) 1. Nếu CPI năm 20012 là 100%; CPI năm 2013 là 125% thì tỷ lệ lạm phát năm 2013 là 25%. 2. Khi Chính Phủ tăng chi tiêu mua hàng hóa G vượt quá số thuế thu được T sẽ làm cán cân thương mại NX của quốc gia bị thâm hụt. 3. Để giảm mức cung tiền, Ngân Hàng Trung Ương có thể đồng thời vừa mua trái phiếu chính phủ vừa giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc. 4. Số nhân chi tiêu sẽ tăng lên khi MPC giảm. 5. Chính sách cắt giảm thuế gây ra hiệu ứng lấn át đầu tư. 6. Một công nhân nghỉ việc trong ngành xây dựng để đi tìm một công việc tốt hơn trong ngành thương mại thìđược coi là thất nghiệpchu kỳ. 7. Nếu hãng ford xây dựng một nhà máy mới ở Đà Nẵng thì trong tương lai GDP của Việt Nam sẽ tăng chậm hơn GNP 8. Lạm phát chi phíđẩy làm cho mức giá tăng, kéo theo sản lượng của nền kinh tế tăng lên. 9. Trong nền kinh tế giản đơn, chỉ tiêu tổng sản phẩm quốc dân danh nghĩa luôn luôn bằng chỉ tiêu tổng sản phẩm quốc nội danh nghĩa. 10. Đường tổng cung ngắn hạn chỉ dịch chuyển khi các yếu tố về chi phí sản xuất thay đổi. Câu II: (2 điểm) Giả sử nước A là một nền kinh tế nhỏ và mớ cửa . Nước A thực hiện chính sách cắt giảm chi tiêu cho giáo dục. 1. Chính sách này sẽ tác động thế nào đến tiết kiệm, đầu tư và tỷ giá hối đoái cân bằng 2. Muốn cố định tỷ giá thì Ngân Hàng trung ương cần thực hiện chính sách mua hay bán ngoại tệ. Giải thích bằng đồ thị thích hợp Câu III: (3 điểm) Một nền kinh tế có các hàm sau: C= 1900 + 0,8(Y-T) IM=0,14Y I = 650 G = 750 EX=400 T=0,2Y 1. Xác định sản lượng cân bằng ? Vẽ đồ thị minh họa. 2. Nếu đầu tư tăng thêm 250, chi tiêu chính phủ tăng thêm 150 và xuất khẩu giảm 100 thì sản lượng cân bằng mới bằng bao nhiêu ? 3. Trạng thái của cán cân ngân sách và cán cân thương mại tại mức sản lượng cân bằng mới như thế nào ? Minh họa trạng thái của cán cân ngân sách bằng đồ thị. Ghichú : -Thời gian làm bài: 90 phút -Sinh viên được sử dụng tài liệu trong khi làm bài thi. Thông qua Khoa TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KỲ KHOA KINH TẾ Mô ĐỀ KIỂM TRA CUỐI Môn: Kinh Tế Vĩ ĐỀ SỐ 10 Câu I: (5 điểm) Khẳng định đúng hay sai các câu nói dưới đây và giải thích tại sao? (Các điều kiện khác xem như không đổi) 1. Tỷ lệ lạm phát năm 2005 bằng 9%, điều đó có nghĩa là giá cả năm 2005 bằng 9% so với năm 2004. 2. Một xã hội có thể nằm ngoài đường giới hạn khả năng sản xuất khi khả năng sản xuất gia tăng. 3. Tăng cung tiền thực sẽ làm giảm lãi suất cân bằng. 4. Tỷ lệ tiết kiệm trên thu nhập luôn bằng tỷ lệ đầu tư trên mỗi lao động. 5. Trong dài hạn, đối với một nền kinh tế đóng, tiêu dùng, đầu tư, lãi suất sẽ cùng tăng khichính phủ giảm thuế. 6. Nếu một người có thu nhập thực tế là 5000 USD và với tốc độ tăng 5% một năm thì sau 2 năm thu nhập thực tế sẽ tăng lên 10.000 USD. 7. Khi tỷ giá hối đoái (E=VNĐ/USD) đang giảm, muốn giữ tỷ giá ổn định như cũ thì Ngân Hàng trung ương phải bán ra đồng USD. 8. Trái phiếu của Tập đoàn dầu khí Việt nam sẽ có lãi suất cao hơn so với trái phiếu của công ty Việt Hải mới thành lập 9. Một cử nhân kinh tế có bằng cấp không thể tìm được việc làm trong dài hạn và đến mức anh ta quyết định không tìm việc nữa được gọi là không nằm trong lực lượng lao động 10. Theo thống kê dân số Việt Nam 90 triệu người, trong đó có 3 triệu người thất nghiệp và 48 triệu người có việc làm, và có khoảng 9 triệu người không nằm trong lực lượng lao động. Vậy tỷ lệ tham gia LLLĐ là 56,6%. Câu II: (2 điểm) Điều gì xảy ra với tỷ giá hối đoái thực tế (ε), và cán cân thương mại (NX) nếu chính phủ Việt Nam thực hiện theo đúng cam kết tháo bỏ thuế quan và hạn ngạch nhập khẩu khi hội nhập Asean và WTO? Câu III: (3 điểm) Cho các hàm sau Ghi chú: -Thời gian làm bài thi 90 phút. -Sinh viên được sử dụng tài liệu tham khảo trong khi làm bài thi Thông qua Khoa