Uploaded by huynhhungcp

thuy sinh b

advertisement
HƯỚNG DẪN VỀ THỦY SINH
- CƠ BẢN VÀ CHUYÊN SÂULỜI NÓI ĐẦU
Chơi thủy sinh bắt nguồn đầu tiên từ ông Takashi Amano ở nhật bản. Tép amano chính là do ông
phát hiện ra và sử dụng khả năng diệt rêu của nó trong hồ thủy sinh của ông. Ông có xuất bản
các cuốn sách về thủy sinh rất bổ ích. Mọi người có thể đọc nếu có thời gian. Series sách bổ ích
của ông bao gồm: “Nature Aquarium World”. Series này gồm 3 cuốn. Tuy nhiên, sách này hoàn
toàn bằng tiếng Anh nên sẽ hơi khó khăn cho các anh em không rành tiếng Anh.
Ông Amano đáng tiếc đã mất vào ngày 4, tháng 8 năm 2015 vào năm ông 61 tuổi. Trước đó ông
sáng lập ra công ty ADA (Aqua Design Amano) rất nổi tiếng trong giới thủy sinh bao gồm tất cả
các mặt hang từ bình dân cho tới cao cấp nhất.
Mình tổng hợp trong file này tất cả những kiến thức mình đã học được cũng như kinh nghiệm cá
nhân khi áp dụng những lý thuyết đó để cho mọi người có cái nhìn tổng thể và xác thực nhất về
thủy sinh. Có rất nhiều lý thuyết mang tính khoa học khá cao nên mình sẽ đơn giản hóa những
cái nào quá phức tạp và giữ ngôn ngữ ở mức độ thông dụng nhất có thể. Vậy mình bắt đầu đi vào
nhé.
Content
Contents
I.CÁC YẾU TỐ LÀM NÊN MỘT HỒ THỦY SINH
6
1.Tam giác phát triển:
6
2. Ánh sáng:
9
3. Dinh dưỡng:
35
4.CO2:
39
5. Kiến thức về cycle hồ:
47
6. Lọc:
56
a. Lưu lượng:
56
b. Vật liệu lọc và bông lọc:
58
c. Vệ sinh lọc:
59
d. Các loại đầu out và công dụng tạo dòng tuần hoàn trong hồ của chúng:
II. CÁC THÔNG SỐ THỦY SINH VÀ CÁCH NHẬN BIẾT THIẾU HỤT:
1. GH, KH, PH và TDS:
66
a.GH:
66
b.KH:
66
c. pH
69
d. TDS:
72
2. Amoniac, Nitrite, Nitrate:
73
a. Amoniac:
73
b. Nitrite(NO2):
77
c. Nitrate(NO3):
78
3. Kali, Phosphate:
78
a. Kali:
78
60
66
b. Phosphate:
79
4. Các nguyên tố vi lượng:
81
5. Dấu hiệu nhận biết sự thiếu hụt:
81
6. Hướng dẫn châm liều lượng phân bón và theo dõi:
88
a. Thành phần các chất trong Seachem:
88
b. Cách châm phân nước theo phương pháp EI.Dosing:
c. Bảng Mulder theo dõi dinh dưỡng:
94
d. Hướng dẫn châm liều lượng chung:
97
7. Ngộ độc vi lượng:
99
8. Cảm nhiễm trong hồ (Allelopathy):
108
9. Hướng dẫn pha phân nước và tính toán liều lượng cụ thể:
III. RÊU VÀ TẢO HẠI:
119
1. Rêu và tảo hại:
119
2. Các loài rêu, tảo hại:
119
Tảo nâu(Brown Algae):
119
Tảo đốm xanh(Green Spot Algae):
121
Tảo bụi xanh(Green Dust Algae):
123
Rêu lông tơ (Fuzz Algae):
124
Rêu sợi xanh dài (Green Beard Algae):
127
Rêu chùm đen (Black Beard Algae-Black Brush Algae):
Rêu tóc (Cladophora):
129
Tảo nước xanh:
130
Tảo xoắn (Spirogyra):
132
Rêu tóc (Green Thread Algae) :
133
Rêu tóc (Rhizoclonium):
134
Rêu sừng hươu:
135
Tảo lam (Cyanobacteria):
136
Váng bề mặt:
138
Nước đục trắng:
139
3. Rêu và tảo hại có “hại”?
139
IV. CÁC LOẠI CÂY THỦY SINH THÔNG DỤNG:
140
1. Stem plants(cắt cắm):
140
1.1 Alternanthera reineckii(Huyết Tâm Lan):
140
1.2 Ammannia gracilis ( Hồng liễu):
142
1.3 Bacopa caroliniana (Lệ Nhi):
144
88
117
127
I.CÁC YẾU TỐ LÀM NÊN MỘT HỒ THỦY SINH
1.Tam giác phát triển:
Để một hồ thủy sinh phát triển, 3 yếu tố luôn luôn phải đi chung với nhau đó là ánh sáng,
dinh dưỡng và CO2. Sỡ dĩ CO2 không nằm trong phần dinh dưỡng luôn vì cây được làm nên bởi
40% là carbon, nó quá quan trọng để gộp chung vào với phần dinh dưỡng.
Hồ bạn sẽ phát triển tốt khi cả 3 yếu tố này bổ sung cho nhau và cân bằng. Dĩ nhiên, cân
bằng tuyệt đối là không thể nhưng bạn có thể tinh chỉnh sao cho hồ bạn phát triển tốt nhất.
Cây phụ thuộc vào cả 3 yếu tố mới có thể phát triển được, nếu thiếu 1 trong 3 cây sẽ chết.
Tới đây các bạn nói “mình không xài CO2 nhưng cây vẫn sống bình thường mà”. Đúng vậy,
mình sẽ giải thích sâu hơn cho các bạn.
Cây có hai “chế độ”: quang hợp và hô hấp. Quang hợp thu tất cả các nguồn có Carbon vào
và thải ra Oxy. Quang hợp cũng có 2 kiểu, quang hợp tạo oxy(oxygenic photosynthesis) và
quang hợp không tạo oxy(anoxygenic photosynthesis). Cây và rêu sử dụng quang hợp tạo oxy
trong khi đó các loài vi khuẩn sử dụng quang hợp không tạo oxy mà tạo ra carbohydrate(ví dụ
cyanobacteria, do đó bùng nổ tảo nhớt xanh có thể khiến nước thiếu oxy)
Quang hợp chỉ xảy ra khi và chỉ khi cây có đầy đủ tất cả các nguyên tố vi lượng, đa lượng cần
thiết, ánh sáng và nguồn carbon (CO2 hoặc carbon lỏng). Ví dụ nếu bạn có Nitrogen và
Phosphor nhưng hồ bạn không có Kali. Cây bạn sẽ hoàn toàn không xảy ra quang hợp. Điều
tương tự cũng đúng với các nguyên tố vi lượng. Đó chính là lý do khi bạn thấy hồ bạn có đầy đủ
đèn, CO2, bón NPK đầy đủ mà các bạn lại thấy cây thở rất ít. Chính vì thiếu vi lượng nên cây sẽ
ngừng hoàn toàn quang hợp cho tới khi có đủ. Mình sẽ đi sâu về các nguyên tố đó ở chương sau.
Hô hấp luôn luôn xảy ra, kể cả khi có đèn. Đây là điều rất nhiều người lầm tưởng là cây chỉ hô
hấp khi không có ánh sáng. Quá trình hô hấp cây sẽ hấp thụ Oxy và nhả ra CO2. Chính vì quá
trình hô hấp luôn luôn xảy ra, nên nếu trong thời gian bạn bật đèn mà cây không quang hợp đủ
mạnh sẽ dẫn tới tình trạng thiếu Oxy. Đó là lý do nhiều bạn nuôi cá thấy có cây đầy đủ mà cá cứ
đớp không khí suốt là vậy. Lưu ý rằng, ngay cả khi cây hô hấp, cây vẫn sẽ hút các chất dinh
dưỡng. Tuy nhiên, cây sẽ không sử dụng mà sẽ trữ trong thân cho tới khi quá trình quang hợp
diễn ra.
Vậy thì quang hợp giúp cây phát triển, nhưng nó yêu cầu đầy đủ cả 3 yếu tố. Vấn đề ở chỗ nguồn
carbon của bạn ở đâu. Nguồn mà cây ưa thích nhất là CO2. CO2 bạn càng hòa tan nhiều trong hồ
thì cây bạn càng quang hợp mạnh. Lưu ý nếu như bạn tăng 1 trong 3 yếu tố, thì 2 yếu tố còn lại
phải tăng theo. Hồ ánh sáng càng mạnh thì càng cần nhiều CO2 hòa tan và dinh dưỡng. Ngoài ra,
độ quang hợp còn phụ thuộc vào giống cây. Cây mọc càng nhanh, quang hợp và hô hấp sẽ càng
nhiều và xảy ra nhanh
hơn.
-Cây Rotala(vảy ốc) đỏ là tượng trưng cho giống cắt cắm mọc rất nhanhGiống cây mọc càng chậm thì quá trình này cũng xảy ra càng chậm. Chính vì điều đó những hồ
không cần CO2 có thể trồng những cây mọc chậm không vấn đề gì.
-Các giống Anubias(ráy) là các loài mọc chậmCây dưới nước phần lớn đều có khả năng hấp thụ bicarbonate(HCO3-), nhất là những cây
thích nghi với môi trường nước cứng như ráy, bucep. Tuy nhiên, CO2 vẫn luôn là lựa chọn hàng
đầu cho mọi loài cây nhất là trong hồ high tech
Tóm lại, ánh sáng, dinh dưỡng và CO2 sẽ quyết định cây bạn phát triển như thế nào. Bất kỳ cây
nào cũng cần phải có 3 yếu tố này mới khỏe được.
2. Ánh sáng:
Ta đi sâu vào phần ánh sáng. Vấn đề về ánh sáng đối với cây xanh rất quan trọng. Có 3
thông số về ánh sáng bạn cần quan tâm đó là lux(cường độ sáng), par(cường độ sáng có ích) và
spectrum(quang phổ). Quan trọng nhất của ánh sáng không phải là cường độ sáng mà là quang
phổ của ánh sáng.

Quang
phổ:
Như các bạn thấy ở hình trên. Mình có quang phổ của mặt trời(Sunlight) là 1 dải rất rộng và các
loại đèn khác nhau sẽ có quang phổ khác nhau. Đèn LED thông thường và đèn huỳnh quang sẽ
có các dải quang hợp như bạn thấy. Điều này ảnh hưởng thế nào tới cây, mình sẽ đi sâu hơn.
 Ánh sáng tím(380nm-445nm): Lưu ý không phải ánh sáng UV (ultraviolet lightcực tím). Ánh sáng này hỗ trợ cho sự hình thành màu sắc và ra quả. Nó cũng đồng
thời hỗ trợ cây khỏe hơn, cứng cáp hơn với những tổn thương từ bên ngoài. Cây
không cần nhiều ánh sáng này
 Ánh sáng lam (xanh dương) (450nm-495nm): đây là dải ánh sáng quan trọng với
sự quang hợp của cây và cây sử dụng ánh sáng này rất nhiều. Cây chủ yếu dựa
vào ánh sáng này trong giai đoạn đầu của cây, khi cây còn nhỏ. Ánh sáng này
giúp cây phát triển Chlorophyll (diệp lục). Vì lý do này, ánh sáng lam càng nhiều,
cây càng tạo nhiều diệp lục và quang hợp càng mạnh mẽ hơn. Với các nhánh con
thì ánh sáng lam là cực kỳ quan trọng. Tóm lại Ánh sáng lam giúp phát triển lá và
quang hợp.
 Ánh sáng lục (xanh lá cây) (495nm-570nm): Sỡ dĩ cây hay có màu xanh lục là vì
cây không hấp thụ ánh sáng lục nhiều nhất. Ánh sáng lục hỗ trợ cho việc hình
thành Chlorophyll của ánh sáng lam. Nhiều ánh sáng lục sẽ làm cho cây nhìn có
vẻ xanh hơn, chỉ vậy thôi. Đây là ánh sáng ít quan trọng nhất đối với cây.
 Ánh sáng vàng(570nm-590nm): Tương tự như ánh sáng xanh, chủ yếu chỉ dùng
để tăng độ thẩm mĩ. Điểm khác biệt là ánh sáng vàng không hỗ trợ quá trình hình
thành diệp lục. Ánh sáng này cây không cần. Thật ra, nghiên cứu cho thấy việc
loại bỏ ánh sáng vàng này để giúp cây phát triển tốt hơn so với cây sống dưới ánh
sáng có dải ánh sáng vàng như mặt trời.


Ánh sáng đỏ: Cây cần khá nhiều ánh sáng đỏ. Tuy nhiên, nếu chỉ có ánh sáng đỏ
không thì không hiệu quả so với khi kết hợp với ánh sáng lam. Ánh sáng đỏ hỗ trợ
rất tốt cho cây đã ổn định và phát triển. Ánh sáng đỏ giúp cây ra hoa, hình thành
chồi, đâm ngọn, kích thích hình thành thêm lá và phát triển thân nói chung.
Ánh sáng cực đỏ(IR): Ánh sáng này giúp cây trải qua quá trình hô hấp nhanh hơn.
Lưu ý cây cần khoảng 1-2 tiếng kể từ khi có đủ ánh sáng để quang hợp trở nên
mạnh nhất. Ánh sáng này rút ngắn khoảng thời gian đó từ đó giúp cây quang hợp
hiệu quả hơn. Tuy nhiên, ánh sáng này không thật sự cần thiết, nhưng nếu có thì
càng tốt. Chủ yếu ánh sáng này dùng cho cây trên cạn.
Như các bạn thấy, đây là khả năng hấp thụ các dải ánh sáng khác nhau của diệp lục.
Quay ngược lại với dải quang phổ của đèn huỳnh quang(florescent lamp) và đèn LED thông
thường
Ta thấy rõ ràng ánh sáng vàng trong đèn LED rất nhiều và cực nhiều trong đèn huỳnh quang.
Điều này làm giảm đi đáng kể sự phát triển của cây. Hơn nữa, ánh sáng đỏ cực thấp sẽ làm cây
phát triển ra lá càng chậm hơn. Đây là 1 trong những lý do khi cây đã lớn rồi nhưng ra lá rất
chậm và nhỏ.
Mình sẽ tham khảo các loại đèn LED chuyên cho thủy sinh thế nào nhé:
Đèn Aquablue:
Như các bạn thấy, đèn aquablue ở mức giá cả beginner và có quang phổ rất mạnh ở ánh sáng lam
và có nhiều ánh sáng đỏ hơn hẳn đèn LED thông dụng. Nếu bạn muốn bắt đầu tập chơi thủy sinh,
đây là đèn mình nghĩ sẽ tốt nhất cho bạn làm quen với giá cả hợp lý và chất lượng tương ứng.
Dưới đây là quang phổ của đèn WRGB chihiros:
Như các bạn thấy, nó ưu tiên ánh sáng đỏ và ánh sáng lam. Ánh sáng lục được thêm nhiều hơn
để cây rõ sắc xanh hơn, tăng thẩm mỹ và hỗ trợ cho phát triển diệp lục. Ánh sáng vàng gần như
là không có. Tối ưu hóa hoàn toàn cho việc phát triển cây. Đây là mẫu đèn cỡ trung xịn và đáng
tiền nhất mà bạn có thể mua(trừ hàng của ADA ra).
Mình lấy thêm 1 ví dụ về sự tối ưu hóa quang phổ ở đây:
Đèn này của chihiros luôn và nó cho dải quang phổ rất rộng hỗ trợ rất nhiều cho cây. Tuy nhiên
điểm trừ ở quang phổ vàng. Hơn nữa, cây dưới nước không yêu cầu ánh sáng tím và cực đỏ(IR)
đến như vậy. Tóm lại đây là 1 sự lãng phí tiền rất lớn đối với những ai chơi hồ hoàn toàn dưới
nước. Đèn này phù hợp nhất với hồ bán cạn. Vì lý do đơn giản mình sẽ giới hạn ở khoảng hồ
ngập nước hoàn toàn.
Cuối cùng là quang phổ của đèn SOLAR RGB của ADA:
Các bạn thấy ADA có dải màu tím và sử dụng ánh sáng lam nhiều hơn ánh sáng đỏ. Đối với
mình thấy thì đây là sự phân bố quang phổ hợp lý nhất đối với tất cả các dòng đèn từ cơ bản cho
tới sang nhất.
Tóm lại, bạn mua đèn nên tìm hiểu quang phổ của đèn thêm để biết được mình cung cấp ánh
sáng như thế nào cho cây để có thể châm phân nước và CO2 hợp lý nhất.
 Lux:
Lux trong thủy sinh không thật sự quan trọng. Nó chỉ cho mình biết được độ sáng của đèn là bao
nhiêu(đơn vị là lm). Lưu ý ánh sáng giảm cường độ rất nhanh khi đi qua nước nên chỉ số mình
cần chú ý ở đây là PAR
 PAR:
PAR thể hiện có bao nhiêu ánh sáng đạt tới được một vị trí nhất định ở độ sâu bao nhiêu. PAR
rất quan trọng trong hồ thủy sinh. Nó cho bạn biết được vị trí nào cường độ ánh sáng sẽ mạnh
nhất và yếu nhất để bạn có thể phân bố cây phù hợp với yêu cầu ánh sáng của chúng.
Ví dụ: Ráy nana yêu cầu PAR từ 40-125. Tức ráy sẽ phát triển nếu như ánh sáng nằm trong
khoảng này. Ráy nana phát triển tốt nhất ở PAR 75. Khá là thấp hơn mọi người nghĩ đấy. Tất
nhiên, ánh sáng càng nhiều thì càng dễ bùng phát rêu hại vì khó để châm đủ lượng CO2 và dinh
dưỡng phù hợp đối với người mới chơi.
Dưới đây là bảng PAR tương ứng với các loại cây thủy sinh thông dụng. Tất cả đều dùng tên
khoa học. Bạn có thể copy tên và paste vào google hình ảnh để tìm
PAR (µE m2sec)
Organism
Genus
Species
Plant
Anubias
Plant
Plant
Lighting
Requirement
Minimum
Ideal
Maximum
angustifolia
40
125
200
Anubias
barteri
40
75
125
Anubias
nana
40
75
125
Plant
Anubis Species
40
100
200
Plant
Aponogeton Species
100
150
200
Plant
Bacopa
100
175
250
Plant
Bacopa Species
100
175
250
Plant
Cabomba
Medium
100
150
200
Plant
Cabomba Species
High
100
150
250
Plant
Crinum Species
High
100
150
200
Plant
Cryptocoryne
beckettii
50
125
200
Plant
Cryptocoryne
wendtii
50
125
200
Plant
Cryptocorynes Species
Low
40
50
200
Plant
Echinodorous
barthii
High
150
200
250
Plant
Echinodorous
bleheri
Low - Very
High
40
175
250
Plant
Echinodorous
macrophyllus
Average to
High
50
150
200
Plant
Echinodorous
osiris
Average to
High
50
150
200
Plant
Echinodorous
Ozelot
50
150
200
Plant
Echinodorous
palaefolius
100
200
250
Plant
Echinodorous
quadricostatus
50
150
200
Plant
Echinodorous
Rose
50
100
150
Plant
Echinodorous
Rubin
50
150
200
Plant
Echinodorous
tenellus
100
150
200
Plant
Echinodorous
uruguayensis
75
175
250
Plant
Echinodorous Species
Medium
50
100
150
Plant
Fissidens Fontanus
Medium-Low
30
50
100
Plant
Hygrophila
150
200
250
Plant
Hygrophila Species
150
200
250
Plant
Lilaeopsis Species
High
100
150
200
Plant
Limnophila Species
High
100
150
200
High
Monnieri
caroliniana
polysperma
Plant
Ludwigia Species
Plant
Microsorum
Plant
Microsorum Species
Plant
Myriophyllum Species
Plant
High
100
150
200
40
125
200
40
125
200
High
100
150
200
Nesaea Species
High
100
150
200
Plant
Nymphaea Species
High
100
150
200
Plant
Pogostemon Species
High
100
150
200
Plant
Rotala Species
High
100
150
200
Plant
Sagittaria Species
High
100
150
200
Plant
Versicularia
40
125
200
Plant
Versicularia Species
40
125
200
Plant
Vallisneria
americana
50
150
200
Plant
Vallisneria
spiralis
40
150
200
Plant
Versicularia Species
40
150
200
Plant
Egeria
100
150
250
Plant
Egeria Species
100
150
250
pteropus
dubyana
densa
This list was produced in association with Arcadia products - the experts in aquarium lighting.
http://www.arcadia-aquatic.com
Đây là bảng quang phổ và PAR của đèn LED WRGB2 45 Chihiros
Cách đọc bản đồ PAR rất đơn giản. Bạn thấy dòng chữ “Chihiros WRGBII PAR test at 55cm”
tức là số PAR đây là số đo cường độ ánh sáng ở mặt phẳng cách bề mặt nước 55cm. Nói cách
khác, đây là cường độ sáng đo ở độ sâu 55cm. Bạn cũng thấy cột “Length” và “Width”. Đó là
các trục tọa độ, giống như X,Y vậy.
Ví dụ: hồ bạn dài 60cm, rộng 50cm, thì ở phía góc trái của bạn cụ thể là vị trí L=-30 và W=25,
chỉ số PAR của bạn sẽ là 60. Tức là phù hợp cho ráy bạn phát triển. Nên nhớ đây là ở độ sâu
55cm. Càng lên gần mặt nước thì PAR tăng theo hàm log rất nhanh nên ví dụ sử dụng SOLAR
RGB cách mặt nước 30cm thì PAR ở độ sâu 10cm so với mặt nước sẽ hơn 500.
Chú ý, PAR sẽ tang rất nhanh khi càng gần mặt nước. Mình lấy đèn chihiros WRGBII 45 để làm
ví dụ tiếp:
Đây là bảng tính PAR ở tâm đèn ở độ sâu 55cm. Như bạn thấy nó hoàn toàn đúng với bảng test
PAR của chihiros ở cùng độ sâu. Mình sẽ giảm độ sâu xuống còn 45cm:
Par đã tăng lên 155. Và mình tiếp tục cho tới độ sâu 10cm.
Bạn có thể thấy rõ ràng PAR tăng cực nhanh khi càng ở gần mặt nước. Vậy nếu bạn đặt ráy Nana
ở độ sâu cách mặt nước 20cm thì PAR đạt tới 279 trong khi yêu cầu maximum của ráy Nana chỉ
tới 125. Như vậy ánh sáng dư thừa đó đi đâu? Xin thưa đi vào tảo và rêu hại. Vì sao? Khi ánh
sáng bạn tăng theo cấp số nhân nhưng CO2 và dinh dưỡng của bạn chỉ tăng theo cấp số cộng thì
khả năng cây thiếu chất là rất dễ xảy ra. Đây chính là lý do dẫn tới sự bùng phát của rêu tóc và
rêu đốm xanh (tuy nhiên còn nhiều yếu tố khác, nhưng đây là 1 trong yếu tố chính). Khi bạn đã
làm chủ được tam giác phát triển thì bạn hoàn toàn có thể trồng ráy, bucep ở môi trường PAR
100-150.
Chính vì vậy, nếu có thể hãy tìm những dòng đèn cho bạn biết được chỉ số PAR và phân bố cây
của bạn dựa trên chỉ số đó. Mình sẽ để link tới trang tính toán này cho các bạn. Các bạn có thể
pm riêng mình để hỏi thêm về hướng dẫn tính toán nếu cần.
Link: https://rotalabutterfly.com/light-calculator.php
Tóm lại, PAR rất quan trọng và nó sẽ giúp bạn giải quyết được vấn đề rêu hại, vì rêu cũng vẫn là
1 dạng thực vật và nó yêu cầu tam giác phát triển để có thể bùng phát lên. Bạn chỉ cần giảm 1
yếu tố bạn sẽ kiểm soát được ngay rêu hại.
Chỉ số PAR của các loại đèn khi treo cách mặt nước
10,20,30,40 và 50 cm.:
Credit: tmiravent Barr Report
E27 - STANDARD LED LAMP . 10W
Comments:
-Đèn gây bức xạ nhiệt cao, yêu cầu tản nhiệt tốt.
- Đèn 4000K thì PAR thấp hơn, có thể sử dụng để mix màu nếu bạn muốn màu ấm hơn
-Đèn này xài điện 230V nên cẩn thận dây thiết bị
-Giá là tầm 2.5 Euro
REGULAR LED FLOOD . 10W
Comments:
-Gần như không tỏa nhiệt, dùng gần mặt nước rất ok, xài điện 12V
-Dễ lắp đặt, không cần tản nhiệt.
-Giá khoảng 8 Euro
GU10 - STANDARD LED LAMP . 6W
Comments:
-Đèn gây bức xạ nhiệt cao, yêu cầu tản nhiệt tốt.
- Đèn 4000K thì PAR thấp hơn, có thể sử dụng để mix màu nếu bạn muốn màu ấm hơn
-Đèn này xài điện 230V nên cẩn thận dây thiết bị
-Xài lens thì mắc hơn nhưng có thể treo cao hơn
IKEA LED JANSJO . 2W
Comments:
-Rất an toàn, hay sử dụng với kiểu hồ xài cây wabi
-Có sẵn giá, chỉ chọn màu, mua và lắp đặt là xong.
Giá khoảng 10 Euro
Beamswork HiLumen - Planted Version . 33W
Comments:
-Đèn chuẩn thủy sinh, cho kết quả rất ok.
-Kết cấu đẹp, chuẩn
-Tỏa nhiệt rất thấp
-Xài 12V nên rất an toàn
CHIHIROS SERIE A . 65W
Comments:
-Đèn công suất rất khỏe cho giá thành tương đương các đèn khác, đơn giản nhưng cho rất
nhiều ánh sáng
-Nên dùng treo để có thể điều chỉnh độ cao
-Dimmer rất hữu dụng và độ chia rất phù hợp
-Ngay cả khi chạy 100% công suất thì đèn vẫn tương đối mát
Chihiros RGB
Comments:
-Đo bằng thiết bị thì đèn cho khoảng 40W không thật sự là 50W như nói
-Màu rất đẹp, cân bằng với ánh sáng xanh khá nhiều.
-Tỏa nhiệt nhiều hơn nhiều so với Chihiros A khi chạy max công suất
-Dimmer hoạt động tuyệt vời và điều chỉnh rất chính xác
ODYSSEA VIVAGROW 60
Comments:
-Đèn rẻ, tốt cho hồ lowtech hoặc nuôi cá
-xài wireless
ZETHLIGHT
Comments:
-Hơi thất vọng về chất lượng
-Nhìn chung thì phần cứng ok, có thể connect tới controller.
-Công suất hơi yếu
Comments:
-2 loại đèn này làm nên tên tuổi của Zehtlight
-Thiết kế và lắp ráp rất tốt với nhiều ánh sáng để trồng tất cả các loại cây
-QMaven sẽ cho bạn khả năng điều chỉnh năng lượng,màu sắc và xài dimmer
DICI
Comments:
-Đèn truyền thống, đơn giản, bền.
-Tương tự như HQI
TWINSTAR
Coments:
-Công suất rất ổn
-Thiết kế đẹp, chắc chắn.
-Nếu có thêm dimmer nữa thì tốt hơn nữa.
-Hơi nhiều màu xanh dương, nhưng mà với cá thì ổn
-Tấm pha sáng trộn màu khá tốt.
-Chân acrylic.
WAS-MAS
Comments:
-Đơn giản, khỏe và hiệu quả
-Rất phù hợp cho hồ Hightech
-Chân Acrylic
-Phù hợp cho những ai yêu thích phong cách ADA nhưng rẻ và mạnh.
-Có dimmer nữa thì tốt
ADA
Comments:
-Không có gì phải nói!
-Bạn sẽ thích hoặc không thích nó
Comments:
-Một trong những đèn tuyệt nhất, bạn phải thấy thì mới tin được!
-Như mọi sản phẩm của ADA, setting đơn giản chỉ on và off.
-Màu khi chụp hình không đẹp bằng bên ngoài. Màu bên ngoài rất đẹp
-Màu RGB rất cân bằng với cường độ các kênh như nhau
-Tấm pha màu làm ánh sáng nhìn có vẻ yếu hơn các loại đèn khác của ADA nhưng khi thật sự
đo PAR thì sẽ thấy nó cực kỳ mạnh.
-Đèn tản nhiệt rất tốt, rất mát khi chạm vào.
-Thiết kế vô cùng chắc chắn và tốt. Tất nhiên nó không hề rẻ.
-Như mọi sản phẩm khác của ADA, bạn sẽ thích hoặc không thích nó. Không có maybe. Nếu
bạn dư $$$ thì bạn hãy mua.
Chú ý:
Mọi đo đạc được đo trong bóng tối hoàn toàn và chỉ có đèn của hồ sáng cũng như không có
phản chiếu trừ khi ghi chú khác.
Số liệu được đo ngay trên trục ánh sáng chính của đèn(góc 90 độ) trừ khi ghi chú khác.
Sensor sử dụng là loại Apogee SQ-120* chưa tính LED correction factor(được đo trực tiếp)
*Apogee Underwater correction factor là 1.08
** Sử dụng 'Underwater-PAR-Calculator' của Apogee
***Correction factor cho LED(khi so sánh với T5) CW -4,2%; NW -6.1%, WW -9.9% (không
dùng cho test này)
3. Dinh dưỡng:
Dinh dưỡng yêu cầu của cây thủy sinh cũng giống như trên cạn. Yêu cầu vẫn đầy đủ nguyên
tố vi lượng (Fe, Ca, Mg, Mn, Cu…) và nguyên tố đa lượng (Nitrogen(N), Phosphor(P) và
Potassium(K)).
Các loài cây cắt cắm sẽ hút dinh dưỡng từ phân nền lẫn trong dinh dưỡng ở trong nước rất
mạnh so với các loài cây dán trên lũa, đá sẽ chỉ hút dinh dưỡng từ nước.
Phân nền và cốt nền đóng vai trò quan trọng trong vấn đề dinh dưỡng. Phân nền trơ dành
cho những người chuyên nghiệp đã có kinh nghiệm nhiều trong việc châm phân nước vì dinh
dưỡng duy nhất cây có thể lấy được là từ trong nước. Nếu các bạn châm quá liều sẽ gây bùng
phát rêu hại rất nhiều. Hơn nữa, mật độ cây trồng cũng ảnh hưởng không ít tới việc bạn châm
phân nước nhiều hay ít, nên trừ khi bạn biết bạn đang làm gì, hãy sử dụng những phân nền thông
dụng chứ đừng xài phân nền trơ.
Các loại phân nền thông dụng như Akanada, Gex, Mekong, Aquafor có độ nhả dinh dưỡng
từ thấp đến trung bình. Tức là ngay cả khi bạn không châm phân nước, nhờ các phân nền này mà
cây mới có đủ dinh dưỡng để phát triển. Một vài loại phân nền có đặc tính giảm hoặc tăng pH
nước như phân nền Aquafor sẽ giảm pH bạn tới mức ổn định là 6.8-7 và phân nền Sulawesi 8.5
hay 7.5 sẽ tăng độ pH của nước lên.
Xét về NPK, cây sẽ chỉ hấp thụ các nguyên tố này thông qua các chất nhất định.
Đối với Nitrogen, cây sẽ hấp thụ chính từ NO3 (Nitrate) và NH4+-N (Ion Amoniac). Cây sẽ
thích Ion Amoniac hơn là Nitrate và sẽ ưu tiên hấp thụ ion này.
Đối với Phosphor, cây sẽ hấp thụ từ PO4(Phosphate)
Đối với Kali, đây là nguyên tố duy nhất không có sẵn trong nguồn nước máy cũng như hình
thành từ bất kỳ quá trình vi sinh nào trong hồ. Cây thích nhất Kali dạng K2O.
Mức độ hòa tan các nguyên tố chính trong nước để đảm bảo cây phát triển tốt nhất là:
 10 to 25 mg/l nitrate (NO3)
 5 to 10 mg/l potassium (K)
 0,1 to 1 mg/l phosphate (PO4)
 0,05 to 0,1 mg/l iron (Fe)
 >10 mg/l magnesium (Mg)
Các nguyên tố mà cây sử dụng có thể được chia làm 2 loại(không, không phải đa lượng, vi lượng
hay trung lượng gì cả) : Mobile và Immobile.
Nôm na có nghĩa là những nguyên tố Mobile thì cây có thể hấp thụ ngược từ lá cũ để vận chuyển
lên ngọn xây dựng lá mới. Quá trình này không phải là sự hấp thụ 100% nên cây nhả protein và
chất khá nhiều khi hấp thụ ngược. Điều này làm tăng DOC trong nước và rêu hại trực tiếp phát
triển trên những lá bị hấp thụ ngược. Nếu điều kiện môi trường không thay đổi, dần dần cây sẽ
rữa hết. Bạn sẽ thấy hiện tượng này khi cây thiếu chất, điều này thể hiện ở lá già và các bạn có
thể thấy lý do tại sao ở phần sau.
Ngược lại, những nguyên tố Immobile thì một khi cây đã sử dụng để hình thành phần nào đó
trong cây thì cây không thể hấp thụ ngược lại nữa nên nếu thiếu chất thì thể hiện ở lá non và các
bạn có thể thấy lý do trong phần II.5.Dấu hiệu nhận biết thiếu hụt
Vậy các nguyên tố dinh dưỡng có tác dụng thế nào cho cây(mình cung cấp thêm dạng ion để các
bạn có thể tính toán pha phân nước ở phần sau):
 Boron(Immobile):
 Hỗ trợ phát triển rễ và chồi, tạo thành tế bào, thành lá, thân cây.
 Dạng ion: BO3 Carbon(Immobile):
 Nguyên tố chính hình thành tất cả các hợp chất hữu cơ
 Dạng ion: HCO3-(biocarbonate)
 Dạng khí: CO2











Calcium(Immobile):
 Kích hoạt các enzyme, vận chuyển chất, nhân tố chính hình thành thành tế
bào, kiểm soát độ thẩm thấu và kênh ion.
 Dạng ion: Ca2+
Chloride(Mobile):
 Kiểm soát chính sự thẩm thấu các ion, cân bằng ion, tham gia vào quá
trình photolysis của nước(quá trình tách H2O thành H+ và O2- dưới ánh
sáng, một trong những bước quang trọng nhất của quang hợp và hô hấp)
 Dạng ion: Cl Dạng khí: Chlorine(Cl2)
Copper(Immobile):
 Là thành phần của những enzyme vận chuyển electron và các quá trình
oxy hóa quan trọng của quang hợp. Hỗ trợ sự tích dưỡng của cây
 Dạng ion: Cu2+
Ferrum(Immobile):
 Là thành phần của các enzyme vận chuyển electron và các quá trình oxy
hóa quan trọng của quang hợp. Là thành phần chính hình thành các sắc
tố(Chlorophyll-diệp lục tố, Anthocyanin, Carotenoids và Betalains). Hỗ
trợ trao đổi khí
 Dạng ion: Fe2+, Fe3+(Fe3+ ít tan trong nước hơn Fe2+, không độc hơn
Fe2+)
Hydrogen(Immobile):
 Như Carbon, là thành phần cho mọi hợp chất hữu cơ
Potassium(Mobile):
 Kích hoạt các enzyme, cân bằng ion.
 Dạng ion: K+
Magnesium(Mobile):
 Kích hoạt các enzyme, thành phần chính của diệp lục tố
 Dạng ion: Mg2+
Manganese(Immobile):
 Kích hoạt các enzyme, đặc biệt quan trọng cho quá trình photolysis của
H2O
 Dạng ion: Mn2+
Molybdenum(Mobile):
 Thành phần chính trong quá trình chuyển đổi NO3 thành NO và tạo
enzyme cho quá trình chuyển đổi NO3 thành NH4 để cây hấp thụ.
 Dạng ion: (MoO4)2Nitrogen(Mobile):
 Thành phần của các proteins, nucleic acids và các enzyme quan trọng khác
của cây.
 Dạng ion: NH4+,NO2-, NO3 Dạng khí: NH3
Nikel(Imobile):
 Thành phần chính của enzyme urease(như tên gọi, là enzyme hấp thụ urea
cực kỳ quan trọng với cây). Hỗ trợ cộng sinh với vi khuẩn có lợi.
 Dạng ion: Ni2+

Oxygen(Immobile):
 Như Carbon, là thành phần cho mọi hợp chất hữu cơ
 Phosphorous(Mobile):
 Thành phần để hình thành ATP, NADP(năng lượng cho cây), nucleic
acids và màng phospholipids(cực kỳ quan trọng với cây dưới nước nói
riêng và mọi thực vật nói chung)
 Dạng ion: (PO4)3 Sulfur(Immobile):
 Thành phần của các protein
 Dạng ion: (SO4)2 Zinc(Immobile):
 Thành phần của hơn 60 enzymes quan trọng
 Dạng ion: Zn2+
Mình đã liệt kê những nguyên tố có tầm quan trọng với sự phát triển của cây. Như đã nói về
tam giác phát triển, cây cần đầy đủ tất cả các nguyên tố thì quang hợp mới mạnh mẽ được, nếu
không thì dù có đủ anh sáng và CO2 cây sẽ vẫn không quang hợp được.
Mình sẽ nói sâu hơn về NPK và các nguyên tố vi lượng ở phần sau.
Đây là % trung bình các nguyên tố cây hấp thụ. Lưu ý một số loài cây hấp thụ một số chất nhiều
hơn hoặc ít hơn con số được ghi trên đây. Tuy nhiên, sự thay đổi đó không lớn.
Đây là lượng ppm tối thiểu để mọi loại cây cần để phát triển theo các báo cáo khoa học:
 N: 20000-50000ppm
 P: 2000-10000ppm
 K: 10000-50000ppm
 Ca: 5000-20000ppm
 Mg: 2000-8000ppm
 S: 2000-5000ppm
 Fe: 50-250ppm







Mn: 50-300ppm
Zn: 20-80ppm
Cu: 5-20ppm
B: 30-75ppm
Ni: 0.1-10ppm
Cl: khoảng quá lớn nên không có số liệu cụ thể
Mo: 0.1-1ppm
4.CO2:
Hơn 40% biomass (lượng chất hình thành nên một thực vật hay sinh vật) của cây là Carbon.
Lẽ đương nhiên, cây cần Carbon rất nhiều để phát triển. Ngay cả những cây phát triển chậm, nếu
bạn có chích CO2 đầy đủ, cây sẽ lớn nhanh hơn hẳn so với khi không có CO2.
Trong thủy sinh, phân biệt ra 2 loại hồ. Hồ low-tech là hồ không có CO2 và đèn không
chuyên dùng. Hồ high-tech là hồ có CO2 và đèn chuyên dùng cho thủy sinh.
Mật độ CO2 trong không khí rất cao, tới 400mg/l. Chính vì thế nhu cầu của cây cạn rất dễ
để đáp ứng. Tuy nhiên khi ta đi vào môi trường nước thì mật độ hòa tan CO2 trong nước chỉ có
3mg/l(nhiệt độ 20 độ và 1 atm) thôi. Đối với cây ráy nana chẳng hạn, cây sẽ cần mức độ hòa tan
CO2 trong nước khoảng 8-12 mg/l. Chính vì vậy mà có châm CO2 trong nước bạn sẽ thấy ráy
phát triển nhanh gấp 3,4 lần so với không châm.
Trong tự nhiên, lượng CO2 ở các hồ dao động trong khoảng 44-60mg/l. Bạn có thể nghĩ
rằng cá sẽ chết ngộp do có quá nhiều CO2 trong nước. Thật ra lượng CO2 trong nước không cho
biết được lượng O2 tương ứng. Nếu hồ có nhiều cây và quang hợp mạnh mẽ, bạn có thể có một
lượng O2 dồi dào ngay cả khi hòa tan CO2 trong hồ rất cao. Trong hồ thủy sinh thì mình nên
nhắm tới con số 30mg/l hay theo tính toán là giảm 1 độ pH. Tất nhiên đây là tính toán rất thoáng
vì pH được tính theo hàm log. 1 độ pH giảm từ 8 xuống 7 sẽ khác với từ 7 xuống 6. Lượng CO2
ở pH thấp sẽ tăng nhanh hơn ở pH cao. Mình có thể biết ước chừng được độ hòa tan CO2 trong
nước thông qua quan hệ giữa pH, KH và CO2 qua bảng sau:
Theo như bảng, nếu mình pH hiện tại của mình là 7.8, mình muốn châm CO2 để đạt lượng CO2
hòa tan chuẩn trong hồ là 30 ppm với kH là 4. Mình sẽ phải giảm pH xuống khoảng 6.6. Chính
vì vậy mới có cái kinh nghiệm gọi là giảm 1 độ pH. Tuy nhiên, ở đây các bạn thấy rõ, nếu giảm 1
độ thì chỉ tới pH 6.8 nhưng độ hòa tan pH chỉ đạt khoảng 19.0.
Đối với mình, mình sẽ theo dõi mỗi ngày theo cách sau; đầu tiên mở CO2 2 giọt một ngày và
không thay đổi. Bạn cần mở CO2 trước 1-2h giờ bạn mở đèn để lượng CO2 hòa tan được đạt tốt
nhất. Ghi chép lại khoảng thời gian bạn nhận thấy được rõ ràng cây thở (các bọt khí oxy sẽ xuất
hiện, sẽ dễ hơn cho các bạn nếu như các bạn không xài sủi mà xài CO2 reactor vì có khả năng
ngộ nhận) tính từ lúc bạn bật đèn. Ngày hôm sau tang số giọt lên 4 và lại ghi chép lại thời gian
tương tự. Bạn nên nhận thấy được cây thở tốt nhất là từ 1-2h sau khi bạn mở đèn. Có thể giảm
xuống thấp hơn nữa nhưng bạn có thể gây nguy hiểm cho cá và tép vì lượng CO2 sẽ gây ngạt.
Đặc biệt, nếu bạn có trân châu cuba hay trân châu nhật, các bạn sẽ thấy xuất hiện hiện tượng
“pearling”.
Pearling là hiện tượng lực căng bề mặt giữ cho bọt khí oxy không bị vỡ mà phồng to lên ở
trên phần ngọn của cây.
Trân châu cuba đang pearling
Các bạn chú ý là độ hòa tan 30 ppm là cái bạn hướng tới những không phải là cột mốc bắt buộc
phải đạt, vì nhu cầu CO2 của các cây và mật độ cây trồng sẽ ảnh hưởng tới việc bạn chọn mốc
hòa tan. Luôn chú ý cây và cá của bạn trước khi châm thêm CO2.
Có 3 loại dụng cụ để châm CO2 vào hồ: Diffuser, Atomizer và Reactor
 Diffuser: Hay nói đơn giản là cốc sủi CO2, rất hay được ưa dùng trong giới thủy
sinh vì yêu cầu set up đơn giản, dễ sử dụng và vừa túi tiền(mặc dù một vài loại sẽ
vẫn tương đương với 1 reactor). Cốc sủi tốt nhất hiện nay là sủi Neo. Cốc sủi có
các lỗ siêu nhỏ giúp khí CO2 thoát ra ở dạng bọt mịn giúp hòa tan vào trong nước
tốt
Sủi Neo
tạo ra bọt mịn
Độ hiệu quả cốc sủi được quyết định bởi độ sạch của cốc sủi, độ to của lỗ thoát
khí, vị trí đặt trong hồ để bọt khí tồn tại trong nước càng lâu càng tốt và mức độ
luân chuyển nước quanh hồ.

Thông thường khi xài diffuser thì bạn hãy đặt nó ở vị trí có dòng hướng xuống để
bọt khí CO2 có nhiều thời gian tiếp xúc và hòa tan với nước cũng như có thể được
đưa đi khắp hồ.
Bộ Diffuser có độ hòa tan là khoảng 10-15%. Tức ví dụ bạn xả 100g khí CO2 thì
nó sẽ hòa tan được 10-15g trong nước
Atomizer, Inline Atomizer: Bộ Atomizer này thường được gắn ở đầu out của lọc
hoặc nếu muốn tăng thêm thời gian hòa tan có thể gắn đầu in. Tuy nhiên, nếu gắn
đầu in của lọc dễ dẫn tới ứ đọng khí trong lọc có thể gây ngừng lọc hoàn toàn. Vì
vậy mình khuyên cáo chỉ nên gắn đầu out của lọc.
Đối với dạng này, mình không cần phải lo về vị trí đặt trong hồ. Tuy nhiên, nó
yêu cầu bình khí CO2 nén có áp suất ổn định và khá cao nên nếu bạn xài CO2 chế
thì đây không phải là sự lựa chọn phù hợp cho bạn.
Hiệu suất của dụng cụ này là khoảng 20-25%

Reactor: Đây là dụng cụ có khả năng hòa tan CO2 tốt nhất, có thể lên tới 95100%. Tuy nhiên, để sử dụng Reactor (hay gọi là bộ hòa tan CO2), bạn cần dòng
mạnh tức lọc bạn phải khỏe để có thể đánh tan CO2 bằng các cánh quạt. Ví dụ hồ
mình 125L, mình xài lọc theo nguyên lý gấp 5 lần lượng nước hồ thì có lưu lượng
là 625L/h. Tuy nhiên, để chạy được reactor đủ khỏe để đánh tan CO2 ở mức 6
giọt/s thì mình cần tới 1400L/h. Do đó đây có thể nói là tốn kém về mặt set up
nhất nhưng nó cho bạn kết quả vô cùng tốt dễ dàng đưa mức độ hòa tan CO2 lên
mức tối ưu trong thời gian ngắn nhất.
CO2 lỏng là không có nhé các bạn. CO2 tồn tại ở dạng khí ở nhiệt độ thường, độ sôi CO2
là -78,46 độ C. Bạn đổ CO2 lỏng vào hồ thì hồ bạn sẽ đóng băng luôn. Liquid carbon thì có, nó
là carbon ở dạng dung dịch hòa tan. Nó không có tác dụng tốt bằng CO2 khí (khoảng 40% hiệu
quả tương đương) nhưng nó có thể hỗ trợ phần nào cây phát triển. Cái quan trọng của những sản
phẩm liquid carbon là tính diệt rêu hại của nó. Ví dụ Excel, có 2% là polycycloglutaracetal.
Polycycloglutaracetal có tính chất tương ứng với glutaraldehyde nhưng ở mức hoạt tính thấp
hơn.. Thật sự polycycloglutaracetal là 1 isomer của glutaraldehyde nhưng mà mình sẽ không đi
sâu ở đây. Glutaraldehyde trong Excel là 1 thuốc diệt trùng nói chung. Nó giết các vi sinh bằng
cách nối các protein bề mặt của chúng với nhau khiến cho thành tế bào của chúng bị vỡ ra. Nói là
diệt trùng và giết vi sinh thì không thật sự đúng nhưng vì mình không có từ ngữ tương đương với
biocide trong tiếng việt nên tạm dịch thế. Nó sẽ không có tác dụng giết vi sinh trong lọc nên mọi
người không cần phải lo. Cái nó giết chính là tảo và rêu hại. Ngoài ra polycycloglutaracetal còn
có thể được hấp thụ bởi cây giúp cho cây phát triển mạnh hơn và cạnh tranh dinh dưỡng với rêu
hại tốt hơn dẫn tới diệt được rêu hại. Chú ý cho những người nghĩ rằng Excel hay bất kỳ sản
phẩm liquid carbon nào có thể thay thế cho việc châm khí CO2:
Excel có tác dụng mạnh với một vài loài cây, ví dụ dòng cây crypt(tiêu thảo), các loại rêu
và các loại trải nền(trân châu cuba,ngọc trai, monte carlo, rau má hương…v…v..). Nó sẽ làm
nhũn lá ngay cả khi xài liều khuyên dùng nên chú ý xài liều ít hơn với những giống đó.
Excel sẽ ổn với các dòng bucep, dương xỉ, ráy.
Bảng này cho ta thấy dưới 350 PAR ở 20 độ, cây sẽ đạt hiệu suất quang hợp cao nhất khi độ hòa
tan của CO2 trong nước 500umol/L hay 112.15ppm CO2.
Nói cách khác, vì tính chất tuyến tính của nó, mình có thể nội suy ra mức PAR 70(ánh sáng trung
bình) thì CO2 cần để phát triển tốt nhất sẽ là 22.43ppm. Còn ở mức PAR 100(ánh sáng cao) thì
CO2 cần sẽ là 32.04ppm.
Vì vậy mà có lý thuyết CO2 tốt nhất cho hồ là khoảng 20-30ppm.
Lưu ý là trong hồ các các tác động giảm và tăng CO2:
Vì vậy việc bạn xả CO2 vô hồ không có nghĩa là 100% CO2 đó sẽ được cây sử dụng mà nó sẽ bị
ảnh hưởng của nhiều tác nhân khác nhau.
5. Kiến thức về cycle hồ:
Khi nói về cycle hồ tức là đang nói về quá trình ổn định số lượng của vi sinh chuyển hóa
Ammoniac sang Nitrite và vi sinh chuyển hóa Nitrite sang Nitrate. Ammoniac (chú ý là
Ammoniac tự do chứ ion Ammoniac thì không độc) và Nitrite là cực độc nên luôn luôn phải giữ
mật độ trong hồ là 0 mg/L đối với Nitrite và 0.25mg/L trở xuống đối với Ammoniac.
Đối với vi sinh chuyển đổi Nitrate, ở điều kiện tối ưu là 25 độ và dồi dào Nitrite (cực độc)
trong nước sẽ cần khoảng 15 tiếng để nhân đôi số lượng. Hơn nữa, vi sinh chuyển đổi Nitrate
này sẽ không xuất hiện cho tới khi Nitrite đã ở mức 2.5 mg/l trong nước. Chính vì điều này, để
hồ bạn không còn dấu hiệu của Nitrite và Ammoniac và phù hợp cho cá sinh sống thì sẽ cần từ 26 tuần, tùy vào loại vi sinh bạn xài và điều kiện hồ của bạn.
Lưu ý: Vi sinh khi chuyển đổi Ammoniac sang Nitrite và từ Nitrite sang Nitrate yêu cầu
Oxy chính vì vậy lọc bạn phải luôn luôn chạy và đảm bảo hồ bạn đầy đủ oxy, nếu không quá
trình cycle hồ sẽ còn lâu hơn nhiều.
Như vậy làm sao để cyle hồ?
Mình bắt đầu bằng việc sử dụng vật liệu lọc. Vật liệu lọc tốt nhất hiện giờ là giữa Neo
Media và Seachem Matrix. Sau đó là tới đá nham thạch trắng, đỏ và tới sứ. Vật liệu lọc là chỗ trú
cho các vi sinh bạn châm vào và những vi sinh xuất hiện sau này. Hãy chọn vật liệu lọc và số
lượng phù hợp với số lượng cá mà bạn sẽ nuôi.
Sau khi đã chọn vật liệu lọc, bạn bắt đầu chạy lọc và châm vi sinh. Lưu ý không bật tia UV
trong suốt quá trình cycle hồ.
Một số nhà bán cá hoặc buôn bán thủy sinh sẽ nói bạn thả một vài con cá cứng cáp vào hồ
để giúp cycle hồ và tạo nguồn ammoniac cho vi sinh phát triển. Đối với mình, điều đó khá là ác
độc. Nó có thể sống nhưng chẳng vui vẻ gì và đôi khi còn chết nữa vì Ammoniac và Nitrite dù ở
mức thấp vẫn sẽ gây stress cá. Chính vì vậy, thay vào bỏ cá vào hồ để cycle, bạn có thể mỗi ngày
bỏ đồ ăn cá vào để phân hủy thành Ammoniac. Mỗi ngày bạn châm vi sinh bạn hay bỏ 1 phần
cám cá để hỗ trợ cycle hồ bạn. Nếu bạn không bỏ bất kỳ một nguồn ammoniac nào vào hồ, hồ
bạn sẽ gần như không cycle và vi sinh sẽ hoàn toàn không phát triển. Bạn có thể sẽ phải đợi 4, 5
thậm chí 6 tháng nhưng hồ bạn vẫn sẽ chưa cycle xong.
Một cách hiệu quả để cycle hồ phù hợp với số lượng cá bạn sẽ mua là tính lượng cám bạn sẽ
cho cá ăn mỗi ngày, chia nửa số đó(hoặc không cần chia) và mỗi ngày đổ lượng cám đó vô hồ
bạn trong quá trình cycle để cho cám phân hủy thành Amoniac làm thức ăn cho vi sinh phát
triển. Điều này giúp cho bạn sau khi thả cá, hệ vi sinh đã phát triển phù hợp với lượng chất thải
từ cá và amoniac từ thức ăn dư thừa.
Đầu tiên Ammoniac trong hồ bạn sẽ tăng, và trong vài ngày tới vài tuần sẽ kéo theo
Nitrite tăng và cuối cùng khi Nitrate bạn tăng và ổn định lại ở mức 10 mg/L hoặc <50mg/l là hồ
bạn đã bắt đầu sắp cycle xong. Khi bạn đo không còn Ammoniac và Nitrite, lúc đó là hồ bạn đã
hoàn toàn cycle và có thể thả cá an toàn.
Mình khuyên nên mua những bộ test kit NO2, NO3 và NH3/NH4 để có thể biết được các
thông số đó. Những bộ test này các bạn có thể sử dụng khi hồ bạn đang cycle nhiều, đặc biệt là
Amoniac và Nitrite để biết được khi nào hồ bạn cycle hoàn chỉnh mà thả cá. Hồ cycle hoàn toàn
sẽ có nồng độ Amoniac(cả NH3 và NH4)<0.25mgl, Nitrite luôn luôn là 0mg/l và Nitrate có thể
>0mg/l. Lưu ý nếu lượng Nitrate trong hồ bạn quá cao, sẽ ức chế sinh sản của dòng autotrophic
dẫn tới cycle hồ bị trì trệ hoặc thậm chí dừng hẳn ở mức Nitrate >50mg/l.
Lưu ý là cây ưu tiên sử dụng NH4/NH3 trước khi sử dụng NO2 và trước khi sử dụng NO3:
Các bạn có thể thấy nồng độ NH4 giảm mạnh trước khi Nitrate được sử dụng.
Chemoautotrophic bacteria hay còn gọi là autotroph là dạng vi sinh hiếu khí(sử dụng khí oxy để
hít thở, nuôi tế bào) Heterotrophic Bacteria hay còn gọi là heterotroph được chia làm hai loại,
hiếu khí và kỵ khí(autotroph cũng có thể được chia làm hai loại nhưng những loài kỵ khí của
autotroph ta sẽ không quan tâm tới). Aerobes là những dòng hiếu khí, những dòng này hiện diện
trong lọc, trên bề mặt nền, lũa, đá hoặc xung quanh rễ của cây(vì rễ cây nhả oxy-nên những bọt
khí dưới nền bạn thấy là những bọt khí oxy do rễ cây nhả ra nếu cây quang hợp tốt) Anaerobes là
những dòng kỵ khí, chúng sẽ sống ở những vị trí mà nồng độ oxy thấp(nồng độ oxy cao có thể
giết chúng), thường là dưới nền Chemo hay hetero là cách thức vi sinh xử dụng để xử lý chất và
hấp thụ dinh dưỡng nên ở phạm vi thủy sinh mình sẽ không bàn tới.

Chu trình Nitrification(chu trình nito) là chu trình nổi tiếng nhất và cũng là chu
trình phát triển mạnh nhất trong 1 hồ thủy sinh. Nên nhớ lại trước đó thì các dòng




vi sinh hiếu khí(cần oxy để sống) đảm trách nhiệm vụ này, mà oxy trong hồ thủy
sinh thì luôn dồi dào. Dòng autotroph sẽ xử lý vấn đề này.
Chu trình oxy hóa H2S(giải độc nền) thành SO4 được làm bởi vi sinh kỵ khí. Chu
trình oxy hóa khí Methane hầu như chỉ xảy ra ở mức độ thấp trong hồ thủy sinh
và chỉ ở những hồ lâu năm, cũng được làm bởi vi sinh kỵ khí. Ở các hồ tự nhiên
nơi mà mùn và chất hữu cơ đóng dày đặc dưới đáy mới tạo điều kiện thuận lợi để
CO2 đạt được trên 12ppm và thậm chí 60ppm ở một vài nơi. Tuy nhiên, độ thay
đổi pH ở những hồ đó rất cao vì đây là quá trình chậm và chỉ đạt được mức
60ppm qua một đêm dài từ 10-12h và chỉ tới khoảng 12h trưa là CO2 hoàn toàn bị
dùng hết trong các hồ đó. Đây là lý do bạn không thể trông chờ vào hệ vi sinh chu
trình oxy hóa Methane được. Phải xài CO2 thôi.)
Chu trình phân hủy hiếu khí(aerobic decomposition) sẽ xử lý những chất hữu cơ
như phân cá, tép, đồ ăn thừa, xác cá tép, cây, lá chết..v…v..Quá trình này chủ yếu
sẽ hình thành NH3 với 1 chút PO4(vì lượng PO4 được sinh ra khá thấp nên những
hồ đã ổn định, khoảng 6-7 tháng với lượng xác cây, lá dưới nền đủ cao mới tạo ra
được PO4 đầy đủ cho hồ thủy sinh bạn, giảm sự phụ thuộc vào phân nước P). Một
số trường hợp còn tạo ra H2S(1 trong những chất độc trong hồ). Quá trình này
được xử lý bởi vi sinh trong nhóm heterotroph. Đây là quá trình giảm
DOC(dissolved organic carbon) trong hồ.
Chu trình phân hủy kỵ khí(anaerobic decomposition), thường sẽ xảy ra ở nền. Do
các loại vi sinh này không sử dụng oxy để làm phân tử nhận electron từ quá trình
xử lý nên chúng phải sử dụng các phân tử khác kém hiệu quả hơn như
Nitrate(NO3), Mn4+, Fe3+, S..v..v. Quy trình này tạo ra H2S nhiều hơn và dễ gây
độc nền với những nền có lượng S cao và cây yếu(rễ không nhả nhiều oxy) khiến
nền bí khí. Đây là quá trình giảm DOC(dissolved organic carbon) trong hồ. DOC
càng cao càng làm vi lượng khó được cây hấp thụ hơn. Chu trình này cực kỳ
chậm, chậm hơn nhiều so với chu trình phân hủy hiếu khí nên bạn cũng đừng quá
lo về H2S nếu bạn hút cặn và bảo dưỡng hồ đầy đủ.
Chu trình Nitrogen ngược(đây cũng là 1 chu trình khá nổi tiếng)
Đối nghịch với chu trình Nitrogen (Pseudomonas, Achromobacter, Escherichia,
Bacillus, Micrococcus, etc là những loài tiêu biểu của quá trình này). Chu trình
này xảy ra dưới nền và là nguyên nhân chính dẫn tới thiếu hụt N ở các hệ sinh
thái. Đây là chu trình kỵ khí và tốc độ chu trình này chậm hơn nhiều so với chu
trình Nitrification vì vậy bạn có thể thoải mái rằng nó sẽ không làm mất đi NO3
trong hồ bạn được khi hồ thủy sinh luôn có 1 lượng lớn oxy và được vệ sinh đều
đặn. Tuy nhiên trong trường hợp bạn ít vệ sinh hoặc ở những hồ đã phát triển lâu
và bí nền thì chu trình này nhìn chung có 1 ảnh hưởng nhất định tới NO3. Dù vậy,
lượng NO3 mất đi từ chu trình này không làm giảm được lượng NO3 trong hồ
bạn. Ở những hồ nuôi cá tự nhiên, khoảng 43% N từ thức ăn cá được tìm thấy
trong nước, nền và cá, 57% còn lại bị mất đi qua quá trình Nitrogen ngược.
Đây là kết quả khảo sát ở những hồ xử lý nước 100 gallon(chứa lượng bùn cao,
nước thải và 1 số loài cây thủy sinh) sau 27 ngày :

0.01ppm NO3 và 0.01ppm NH4 được châm vào theo set 4 hồ(mỗi chất được
châm vào 4 hồ riêng biệt). 24-54% NH4 bị mất ở 4 hồ qua quá trình chuyển hóa
NH3 khi cây quang hợp mạnh làm thiếu CO2 và pH lên cao trên 8 khiến NH4
chuyển thành NH3 nhiều. NO3 ở hồ thứ 2 mất từ 29-81% N châm vào, đây là
phần lớn là do Denitrification Một thử nghiệm nữa được làm là để 250ppm
Nitrate vô 1 hồ(không lọc, chỉ có nền, không cây) và đo nồng độ Nitrate, Nitrite
trong nước trong 32 ngày. Chỉ sau 1 tuần, lượng nitrate giảm đi rất nhanh và hoàn
toàn biến mất sau 1 tháng. Vào ngày thứ 3 thì lượng Nitrite tang cao và giảm dần
theo thời gian. Vậy ta rút ra gì được qua những thử nghiệm trên? Denitrification
là quá trình kỵ khí, hỗ trợ giảm lượng NO3 trong nước. Tuy nhiên, ta cũng phải
lưu ý rằng tốn một thời gian khá dài để vi sinh kỵ khí xử lý NO3 thành khí N2 với
điều kiện là không có nguồn hữu cơ nào trong hồ. Vì đây là quá trình kỵ khí, nó
diễn ra chậm hơn rất nhiều so với quá trình Nitrification vốn là hiếu khí nên bạn
hãy lo về việc NO3 tích tụ trong hồ qua việc cá ăn quá nhiều hoặc quá tải cá hơn
là phụ thuộc vào quá trình Denitrification này.
Quá trình hô hấp NO3(Nitrate respiration) khá giống quá trình Denitrification, chỉ
khác là NO2 là sản phẩm cuối của nó. Đây cũng là quá trình kỵ khí và 80% vi
sinh kỵ khí đều sử dụng chu trình này với 20% còn lại là thuộc chu trình nitrogen
ngược. Đây là 1 trong những nguyên nhân gây ngộ độc NO2. Khi hồ có lượng
CO2 quá cao mà cây không hấp thu kịp => pH giảm mạnh(< 6) => ức chế hoạt
động của vi sinh chu trình Nitrogen=> sinh ra NO2 nhiều hơn vì vi sinh bị ức chế
không xử lý NO2 thành NO3 nữa cũng gây ra tích tụ NO2.


Quá trình khử Fe, Mn là quá trình kỵ khí và nó lấy Mn4+, Mn3+, Fe3+ để làm
phân tử nhận electron. Điều này chuyển hóa chúng thành Fe2+ và Mn2+ vốn tan
trong nước tốt hơn nhiều và có thể được hấp thụ qua rễ. Đây là quá trình quan
trọng mà rễ cây cộng sinh với vi sinh nền. Tất cả những vi lượng trong nước dần
dần sẽ bị kết tủa xuống mặt nền và thẩm thấu xuống dưới nền. Ở đây sẽ diễn ra
chu trình khử.
Chu trình khử SO4 hay còn gọi là chu trình tạo ra H2S. Đây là sản phẩm phụ của
quá trình phân hủy chất hữu cơ
Một nguồn tạo ra H2S khác là khử SO4 của chủng Desulfovibrio và
Desulfotomaculum


Ở những hồ thiếu oxy trầm trọng dưới nền sẽ xảy ra hiện tượng này(Redox < -120
mvolts cho những bạn nào cần). Tuy nhiên ở điều kiện nước ngọt thì quá trình này
không xảy ra nhiều vì lượng S trong nước ngọt thấp hơn 200 lần so với nước
mặn( nước biển chứa 2700 ppm S). Dù vậy nếu phân nước bạn châm có lượng S
cao và bạn châm quá nhiều sẽ gây ngộ độc nền(đôi khi nước máy cũng có lượng S
rất cao do chất lượng nước ở Việt Nam kém).
Ngược lại với chu trình này là chu trình phân hủy H2S
Chu trình phân hủy H2S là chu trình hiếu khí và diễn ra khi có đủ oxy. Chu trình
này xảy ra rất mạnh mẽ và có thể diễn ra dưới ánh sáng bởi các chủng vi sinh
quang hợp như Chlorobacteriaceae(màu xanh) và Thiorhodaceae(màu tím), khá
hiếm để tìm thấy màu này dưới nền nhưng ở 1 số hồ lâu năm bạn sẽ nhìn thấy
những vệt xanh hoặc tím bám trên mặt kiếng ở dưới nền. Đây là những chủng vi
sinh oxy hóa H2S, không phải tảo nhớt xanh(cyanobacteria). Những chủng vi sinh
hiếu khí thường thấy trong hồ thủy sinh đảm nhận chu trình này là Thiobacillus và
Beggiatoa.
Hai chu trình Fermentation và Methanogenisis diễn ra rất ít trong hồ thủy sinh và
chỉ diễn ra ở điều kiện kỵ khí cao, thường là ở những hồ có nền dày ~10cm trở
lên. Fermentation tạo ra hợp chất Alcohol(hay gọi là an côn ấy), các loại acid và
một vài loại sẽ ức chế sự phát triển của rễ cây. Methanogenisis được tiến hành bởi
4 loại vi sinh chính Methanobaterium, Methanobacillus, Methanococcus và
Methanosarcina. Đây là vi sinh kỵ khí và sử dụng CO2, H2 để tạo ra khí methane
và nước hoặc sử dụng acetic acid để tạo ra Methane và CO2

Hiển nhiên có chu trình đối lập với Methanogenesis là quá trình oxy hóa Methane
Chu trình oxy hóa Methane là chu trình hiếu khí và diễn rất mạnh. Các chủng vi
sinh tiêu biểu là Methanomonas methanica, Pseudomonas methanica và
Thioploca. Các chủng này sống ở mặt trên nền và xử lý khí Methane nổi lên từ
dưới nền
Rễ cây trong quá trình quang hợp xả ra rất nhiều oxy xung quanh và điều này tang
cường hiệu năng của chu trình này. Thậm chí, các loài vi sinh trên còn sống xung
quanh rễ cây và có loài sống cả bên trong rễ cây
6. Lọc:
Khi nói về vấn đề lọc nước, mình phải nói về các vấn đề như lưu lượng, vật liệu lọc, bông
lọc và vệ sinh lọc.
a. Lưu lượng:
Lưu lượng trong hồ cá vô cùng quan trọng. Việc bạn có đủ lưu lượng để luân chuyển
nước trong hồ để các vùng trong hồ luôn luôn có nước sạch mới thay thế và giảm thiểu
tối đa các vùng nước chết trong hồ(vùng không có nước luân chuyển).
Vị trí bạn đặt đầu in và out của lọc cũng quan trọng không kém, bạn sẽ muốn đặt đầu
in và out của lọc làm sao để cho nước luôn luôn chảy từ nơi áp lực cao xuống áp lực thấp
và dòng chảy này bao quát được nhiều ngóc ngách nhất của hồ có thể. Đầu out của lọc
của bạn sẽ là thượng nguồn và khi đầu in của bạn hút nước vô, lực hút này tạo chân
không để khối lượng nước xung quanh ào tới để lấp chỗ tạo ra dòng chảy. Lợi dụng điều
này, mình sẽ đặt đầu in và out kế nhau để nước có thể chảy vòng quanh hồ và sau đó
quay trở lại chỗ đầu out.
Đây là phương pháp thông dụng nhất và cũng là cách lọc hiệu quả nhất. Tuy nhiên,
bạn cần một lưu lượng nước cao để có thể sử dụng phương pháp đặt ống in out này. Mình
sẽ nói rõ hơn sau. Phương pháp này thường dùng cho hồ hình chữ nhật, không sâu và có
kích thước từ vừa tới nhỏ(từ 60cm chiều dài đổ xuống)
Phương pháp thứ 2 thường thấy là 1 biến thể của phương pháp đầu. Tuy nhiên,
cách này chỉ sử dụng với những hồ bị chia ra ở giữa , và tính hiệu quả thường không cao.
Thật sự mình khuyến cáo không nên dùng cách này vì bạn sẽ làm xuất hiện rất
nhiều điểm chết trong hồ nơi mà nước gần như không luân chuyển. Hồ càng nhiều điểm
chết sẽ càng dễ lên rêu
Chính vì vậy, nếu như các bạn muốn đảm bảo lưu lượng của hồ, mình khuyên các
bạn nên sử dụng thêm 1 lọc phụ. Lọc phụ này có thể không cần để vật liệu lọc mà chỉ để
bông
lọc.
Với cách này, lưu lượng của bạn sẽ được đảm bảo. Lọc phụ chỉ cần lưu lượng bằng
1 nửa của lọc chính hoặc ít hơn là đã ổn. Vậy lưu lượng như thế nào mới gọi là ổn?
 Đối với hồ dưới 100L, bạn sẽ cần từ 5-10 lần lượng nước trong hồ.
 Đối với hồ dưới 250L, bạn sẽ cần từ 5-7 lần lượng nước trong hồ
 Đối với hồ dưới 500L, bạn sẽ cần từ 3-5 lần lượng nước trong hồ
 Đối với hồ từ 500L trở lên, bạn sẽ chỉ cần khoảng gấp 3 lần lượng
nước trong hồ.
 Đối với hồ cubic, thì lưu lượng phải nhân thêm cho 2.
Chú ý đây là lượng nước trong hồ sau khi đã tính độ choáng nước của cảnh vật. Ví
dụ: hồ bạn kích thước 40x40x40 = 64 lít nước nếu đổ đầy không có bất cứ gì bên trong.
Khi đã set up layout xong bạn có thể choáng nước từ 10-20% thậm chí 30% lượng nước
tối đa. Tức 64-64x20% =51.2 lít. Hồ bạn dưới 100L, bạn có thể sử dụng lọc có lưu lượng
nước từ 250L/h cho tới 500L/h. Tuy nhiên, hồ bạn cao tới 40 và là hồ cubic nên lưu
lượng yêu cầu của bạn là từ 500L/h cho tới 1000L/h.
Vậy mình xài lọc lưu lượng cao hơn được không? Tất nhiên là được, tuy nhiên,
việc bạn tạo dòng chảy mạnh hơn thì khả năng lọc nước của vi sinh cũng vẫn không tăng
thêm được. Cái tăng thêm là stress cho cây và cá khi sống trong vùng nước xiết như thế.
Chính vì thế ở những hồ càng lớn, tiêu chuẩn 5-10 là không cần thiết vì nó sẽ hình thành
dòng rất xiết ở đầu out, dễ gây stress cho cá và cây ở khu vực đó.
Hồ càng lớn, yêu cầu dòng sẽ càng giảm.
b. Vật liệu lọc và bông lọc:
Có rất nhiều loại vật liệu lọc vi sinh khác nhau. Tuy nhiên, những vật liệu lọc hay
dùng đó là sứ, nham thạch, maxtrix và neo media. Những vật liệu lọc này có rất nhiều lỗ
nhỏ li ti để cho vi sinh bám vào phát triển. Do vậy, vật liệu lọc càng tốt thì lỗ sẽ càng
nhiều và nhỏ để vi sinh có thể bám vào càng nhiều. Những vật liệu này sẽ không phải
thay. Qua 1 thời gian, vật liệu lọc sẽ bị bịt kín mất bởi xác vi sinh chết nhưng mình hoàn
toàn có thể tái sử dụng. Vấn đề này mình sẽ nói ở phần vệ sinh lọc.
Những vật liệu lọc phụ như purigen, amguard, than hoạt tính .v…v..Có tác dụng
xử lý nước, loại bỏ các chất độc hại như ammoniac, nitrite, nitrate. Tuy nhiên, đối với
purigen của seachem, nó sẽ không hoàn toàn hấp thụ mà sẽ vẫn chừa lại 1 phần cho vi
sinh phát triển cũng như thức ăn cho cây hấp thụ(nitrate). Purigen thực chất hấp thụ các
chất hữu cơ có khả năng phân hủy thành ammoniac, nitrite và nitrate nên bạn có thể thấy
hồ bạn có khả năng thiếu phosphate(PO4) vì sự phân hủy không diễn ra đủ nhiều. Tất
nhiên, đó là nếu mật độ cây của bạn cao. Những loại vật liệu này sẽ cần bạn cân nhắc
trước khi sử dụng, ví dụ purigen sẽ rất tốt cho việc kiểm soát nitrate cho những hồ nitrate
cao hơn 50mg/l.
Đối với bông lọc, bông lọc bạn càng mịn, thì nước của bạn sẽ càng đỡ bị đục. Bạn
nên sử dụng những loại bông lọc tốt nhất có thể.
Nên hạn chế sử dụng bông lọc than hoạt tính hoặc than hoạt tính vì nó có khả năng
khử hết các kim loại nặng trong nước làm cây bạn thiếu chất vi lượng và thậm chí cả đa
lượng. Hãy cân nhắc khi sử dụng.
Thậm chí, khi khả năng xử lý nước và việc bạn thấu hiểu các quá trình hấp thụ
dinh dưỡng của cây và vi sinh. Bạn hoàn toàn có thể làm 1 hồ không sử dụng vật liệu lọc.
Tuy nhiên, bạn phải làm mọi thứ chính xác và vì tính chất của hướng dẫn này dành cho
các bạn newbie là chính nên mình sẽ không đi sâu vào hồ hoàn toàn không có vật liệu
lọc, các mặt hạn chế và những điều cần chú ý. Có thể trong tương lại mình update thêm.
Tạm thời thì bạn chỉ cần biết miễn là hồ bạn có lượng cây nhất định, lọc tốt, cây khỏe thì
hoàn toàn có thể không sử dụng vật liệu lọc mà cá, tép sống vẫn tốt.
c. Vệ sinh lọc:
Các bạn nên vệ sinh lọc mỗi tháng 1 lần. Nên nhớ mỗi khi vệ sinh lọc bạn không được
rửa vật liệu lọc bằng nước clo vì nó sẽ giết chết hết các vi sinh sống trong đó. Ngay cả 1
giọt nước máy cũng có thể giết rất nhiều vi sinh trong vật liệu lọc. Chính vì vậy, khi tới
lúc bạn vệ sinh lọc, bạn nên sử dụng nước hồ hoặc bạn sử dụng nước đã khử clo.
Các bạn nên vệ sinh lọc càng nhanh càng tốt vì vi sinh trong vật liệu lọc cần oxy để
sống. Nếu các bạn để vật liệu lọc ra khỏi nước trong 1 thời gian dài hoặc không tiếp oxy
cho nguồn nước chứa vật liệu lọc đó, các vi sinh sẽ chết rất nhanh và bạn có thể phải
cycle hồ lại 1 lần nữa, rất tốn thời gian và tiền bạc.
Nếu như vật liệu lọc của bạn đã bị bít kín, thường sau 1-2 năm tùy theo từng loại vật
liệu(bạn có thể hỏi người bán để biết thêm chi tiết), bạn có thể nhúng chúng vô thuốc tẩy
và để khoảng 15 phút sau đó lấy ra rửa thật sạch bằng nước đã khử clo. Vật liệu lọc của
bạn sẽ trở lại như mới.
Đối với bông lọc, bạn hoàn toàn có thể rửa bằng nước máy. Mình đã thử rửa bằng
nước máy và nước hồ cá(tốt nhất vẫn là nước máy) thì khi mình test thông số hồ vẫn
không có gì thay đổi. Đó là vì vi sinh không sống nhiều trên miếng bông lọc mà vi sinh
bám phần lớn ở trên vật liệu lọc, nên bạn không phải lo về vấn để đó.
d. Các loại đầu out và công dụng tạo dòng tuần hoàn trong hồ của chúng:
Đây là video để bạn có thể thấy 1 cách trực quan hơn
Lily Pipes in aquarium, for a clean looking aquascape.
Ống lily
Ống lily sử dụng khi bạn muốn tạo dòng ở đáy và ít động bề mặt mà nước vẫn lưu chuyển được
khắp hồ một cách êm dịu
Ống violet:
Ống violet được sử dụng khi bạn muốn tuần hoàn nước ở tầng đáy tốt hơn nữa và càng ít động bề
mặt hơn. Rất tốt cho những hồ muốn trải nền. Tuy nhiên, chú ý nếu lọc quá mạnh và nền gần ống
out quá sẽ dẫn tới nền bị thổi bay
Ống poppy(hay gọi là ống chuông ở việt nam):
Sử dụng khi bạn muốn động bề mặt nước nhiều, tạo oxy cho cá với tuần hoàn nước chậm
Ống jet:
Sử dụng khi bạn muốn tạo dòng mạnh gần mặt nước của bạn. Rất nhiều đầu out thông dụng ở
Việt Nam sử dụng biến thể của dạng ống này
Ống spin:
Sử dụng để hạn chế tối đa dòng chảy. Hai tạo ra xoáy nước để lưu thông nước xuống tầng đáy
nhẹ nhàng. Phù hợp cho những dòng cá ưa nước chậm hoặc bể nhỏ.
II. CÁC THÔNG SỐ THỦY SINH VÀ CÁCH NHẬN
BIẾT THIẾU HỤT:
1. GH, KH, PH và TDS:
a.GH:
GH hay còn gọi là General Hardness là độ cứng chung của nước đơn vị chuẩn là dGH, được
quyết định bởi mật độ ion Ca+ và Mg+ trong nước được đo với thông số ppm(parts per millions)
hay mg/l. Nước có mật độ Canxi và Magie càng cao thì GH càng cao. Những ion này được tiết ra
bởi các loại đá vôi như đá kẹp kem, đá da voi, đá tai mèo...v…v…
Chỉ số này chỉ cho thấy lượng tổng Ca+ và Mg+ chứ không cho ta biết được tỉ lệ của chúng
trong nước. Chỉ số này bạn chỉ cần quan tâm khi bạn chơi tép hoặc khi nó quá cao.
Thông thường các loại cá nước ngọt thích môi trường từ 4 độ dGH tới khoảng 8 độ dGH.
Tuy nhiên, chúng có thể được thích nghi với nước cứng hơn nhưng mình khuyến cáo các bạn
đừng làm vậy. Nước càng có độ dGH cao, sẽ càng cứng và càng khó cho cá thực hiện quá trình
trao đổi chất qua mang. GH cao còn làm cho tép khó lột vỏ do vỏ tép trở nên dày và cứng.
Vậy mục đích của việc bạn biết tới GH để làm gì? Thứ nhất, bạn biết được TDS của nước
bạn có bao nhiêu ppm là Ca+ và Mg+ và thứ hai, cây cũng cần 1 lượng kha khá canxi và magie
nên việc bạn có 1 GH ổn từ 4-8 là vô cùng quan trọng.
Ở các hồ của mình, mình nhận thấy ở các mức GH nhất định thì các loại rêu hại sẽ không
phát triển hoặc bùng phát dễ hơn.
Ví dụ rêu tóc ở GH 11 dễ bùng phát hơn là ở GH 3-4.
Ví dụ rêu chùm đen gần như không hiện diện ở những hồ có GH >8 của mình.
Rêu sừng hươu cũng không xuất hiện trong hồ GH > 8
b.KH:
KH hay còn gọi là Carbonate Hardness, chữ K xuất phát từ tiếng Đức(Karbonate). Đơn vị
chuẩn là dKH được quyết định bởi mật độ ion CO3- và HCO3- trong nước được đo bằng thông
số ppm hay mg/l. Khác với GH, chỉ số KH trong nước có vai trò như 1 màn đệm.
Đầu tiên, như các bạn có thể đã nghĩ ra được, GH và KH đều xuất phát từ đá vôi(CaCO3) là
chủ yếu. CaCO3 mang tính kiềm và hiển nhiên ion CO3- cũng mang tính kiềm. Điều này dẫn tới
việc nếu bạn có càng nhiều lượng carbonate trong nước, nước bạn sẽ càng mang tính kiềm cao
hơn đồng nghĩa với việc pH bạn tăng lên.
KH còn là 1 màn đệm cho pH. Điều này có nghĩa là nếu bạn muốn giảm pH của nước bằng
1 dung dịch khác mang tính acid. Lượng acid đó phải trung hòa hết được lượng carbonate trong
nước của bạn trước rồi sau đó pH của bạn mới giảm được. Nếu các bạn muốn biết kH trong nước
bạn có cao hay không mà không có test kit để thử thì bạn có thể sử dụng cách sau:
_Lấy dung dịch thử pH và đo dung dịch nước của bạn
_Đừng đổ nước đã đo dung dịch đó mà hãy để tự nhiên không đậy nắp khoảng 6-8 tiếng.
_Qua thời gian, màu của dung dịch sẽ thay đổi vì nếu nước bạn có kH cao, pH của bạn cũng
sẽ tang theo. Chính vì điều đó mà nước máy thường pH là 7.5-8 do nhà phân phát nước thường
châm thêm Natri Carbonate để trung hòa các loại acid trong đường ống dẫn nước trong quá trình
vận chuyển từ nhà máy nước sang khu tiêu thụ. Điều này sẽ giúp bạn ổn định lại kH đã bị mất
nếu như bạn không xài đá vôi và có châm CO2(lưu ý nên xài KHCO3 để tăng KH vì Natri sẽ ức
chế hấp thụ K đối với cây).
Chú ý rằng, nếu hồ bạn không xài CO2, lượng acid trong hồ sẽ rất thấp nên sẽ không làm
cho đá vôi tiết ra carbonate và đồng nghĩa với việc hồ bạn kH sẽ gần như không tăng hoặc tăng
rất chậm.
KH rất quan trọng trong hồ, vì nó đảm bảo cho độ ổn định của pH. Nó giữ không cho pH
thay đổi đột ngột nhất là vào ban đêm khi cây thở ra nhiều CO2. KH bạn càng thấp, bạn càng dễ
giảm pH. Không bao giờ được để kH = 0 vì nếu kH=0, pH của bạn có thể thay đổi quá nhanh dẫn
đến stress cá và gây chết. KH tốt nhất là trong khoảng 2-6.
Các bạn cần biết về KH vì nó ảnh hưởng trực tiếp tới độ pH của các bạn. Chính vì vậy khi
bạn xài nhiều đá vôi mà có sử dụng CO2 qua 1 thời gian, bạn sẽ thấy pH bạn tăng dần lên vì
lượng carbonate tích tụ trong nước tăng lên dẫn tới pH bạn tăng mà rất khó để hạ xuống thấp
hơn.
Chú ý những phân nền có khả năng giảm pH nước hay tất cả những vật liệu lọc có khả năng
giảm pH nước đều chịu ảnh hưởng của kH. Nếu lượng kH càng cao, phân nền và vll sẽ càng phải
nhả acid nhanh hơn, làm giảm tuổi thọ của phân nền và vật liệu lọc. Tuy nhiên, kH quá thấp thì
pH sẽ tăng giảm rất đột ngột có khả năng gây chết cho cá tép. Luôn cố gắng giữ một mức an toàn
ở khoảng 2-4 dkH.
c. pH
Các bạn đã quá quen với pH rồi nên mình sẽ nói gọn thôi. Các chỉ số pH thông thường là:
 Soda: 2.5-4
 Nước giếng: 4.5-5
 Nước RO: 5-7(tùy độ tinh khiết, càng tinh khiết pH càng thấp vì kH càng
nhỏ và CO2 hòa tan trong nước từ khí quyển đủ kéo pH xuống)
 Nước suối: 4.5-6.5
 Nước suối khoáng chất: 7-7.5
 Nước máy từ vòi: 7.5-8
Khi bạn muốn tăng pH, điều này rất dễ vì bạn chỉ cần cho carbonate hoặc nguồn
carbonate vào hồ và sục khí CO2 để kích thích đá vôi tiết ra chất carbonate. Sau đó nó sẽ
giữ yên ở mức pH đó và không thay đổi. Tuy nhiên, nếu bạn muốn giảm pH thì khó hơn
nhiều, bạn phải hoặc pha loãng lượng carbonate có sẵn trong hồ hoặc sử dụng sản phẩm
như acid buffer của seachem. Nó sẽ giải phóng carbonate ở dạng khí CO2 tương đương
với việc giảm KH và giúp bạn giảm được pH dễ dàng hơn.
Chú ý pH cao sẽ dễ bị rêu hơn là pH thấp và cây trồng thủy sinh phát triển tốt nhất ở môi
trường pH mang tính hơi acid: 6.5-7
Lý do pH bạn cao: Do kH bạn cao và lượng Ca+ và Mg+ cao trong nước. Mặc dù Ca+ và
Mg+ quan trọng cho cây và cá,tép nhưng Mg+ nhiều quá 10mg/l sẽ gây khó khăn cho
việc hấp thụ Canxi. Hơn nữa, pH bạn cao quá(khoảng 8) cũng làm cho cây bạn chậm phát
triển hơn. Ngoài ra, nếu ammoniac trong hồ bạn cao mà vi sinh bạn chưa ổn định có thể
gây tăng pH vì tích tụ quá nhiều.
Có những loại phân nền có khả năng tăng và giữ pH ở mức cố định
Lý do pH bạn thấp: Do hồ bạn có nhiều Nitrite và Nitrate, acid tannin, humins.v…v.. Các
loại mùn cũng giảm pH hồ bạn.
Để tăng pH thì rất đơn giản:
 San hô vụn có thể làm tang độ pH và kH cùng 1 lúc. Tuy nhiên
mức tăng này khó kiểm soát. Chú ý nếu xài san hô cục bự thì độ hòa tan sẽ
ít hơn. Nếu bạn có xài CO2, tùy lượng CO2 ít hay nhiều mà pH và kH
sẽ tăng chậm hơn hay nhanh hơn tương ứng. pH ổn định của cách này là
khoảng 9.5-10
 Sử dụng các loại đá vôi (đá tai mèo, đá kẹp kem, đá da voi, đá
dolomite..v..v..) sẽ giúp tang kH và pH theo thời gian. Tương tư như san
hô vụn, sử dụng CO2 càng nhiều kH sẽ tăng thêm nhiều hơn và pH ổn
định nhanh hơn. pH ổn định của cách này là khoảng 8.5-9
Để giảm pH thì khó khăn hơn, thứ nhất vì những kim loại có ion hòa tan trong nước có
khả năng làm bộ đệm cho pH, tức kH và điều đó làm pH không giảm xuống ở điều kiện
bình thường(không có Co2). Thứ hai, các ion HCO3- và CO3- trong nước cũng khiến cho
nước có độ kH nhất định. Vậy thì muốn giảm pH, trước nhất phải giảm được kH.
 Thay nước 50% mỗi ngày với nước RO có TDS <10. Điều này sẽ khiến
cho độ kH giảm từ từ cho tới mức bạn muốn. Đủ thấp để có thể dễ dàng bị
hạ xuống bằng những yếu tố khác như CO2, lũa, peat moss. Cách này vô
cùng đơn giản nếu như bạn đã có sẵn những nguồn gây pH giảm. Chú ý
không bao giờ để kH = 0. Trung bình tùy loại cá, tép mà bạn hãy để kH ở
mức độ khác nhau.
 Sử dụng các loại vật liệu có khả năng giảm pH(nhả acid) như Amazonia
Ver 2 của ADA. Nếu kH thấp hoặc không có nguồn kH ổn định, pH của
hồ bạn có thể được phân nền này giảm xuống còn 5.5-6.5. Vật liệu lọc
Neo soft cũng có khả năng làm mềm nước và giảm pH tuy nhiên chú ý kH
của hồ bạn. kH hồ bạn càng cao thì khả năng giảm pH của vll của bạn sẽ
càng giảm cũng như tuổi thọ của nó cũng giảm theo. Bạn cũng có thể sử
dụng Acid regulator(seachem) hoặc Acid buffer(seachem), Acid buffer có
khả năng giảm kH và acid regulator sẽ kết tủa Ca và Mg trong nước giúp
giảm pH nhiều hơn nữa.
 Sử dụng cách tự nhiên như peatmoss, lũa….Tất cả những chất hữu cơ là
cây khi phân hủy đều sẽ tiết ra acid tannin. Acid này có màu vàng của trà
và có tính acid nhẹ. Bạn có sử dụng cho hồ biotop hoặc ngay cả hồ thông
thường nếu như bạn có xử lý qua trước. Lưu ý là ngay cả sau khi xử lý,
lũa, peatmoss vẫn sẽ tiết ra acid tannin và vẫn sẽ gây vàng nước nhưng ở
mức độ quá nhỏ nên bạn sẽ không thấy được.
Cuối cùng, cá, tép nào cũng có thể làm quen được với pH nằm ngoài khả năng của
chúng 1 chút. Chẳng hạn tép ong bạn hoàn toàn có thể cho nó làm quen với pH 8, tuy
nhiên nó sẽ không phát triển được như trong môi trường lý tưởng và thời gian làm
quen sẽ kéo dài. Chính vì vậy quan trọng nhất của pH là sự ổn định. Đừng nên chạy
theo 1 số pH nào nếu như bạn không có khả năng giữ số pH đó ổn định.
pH cũng có khả năng tăng hay giảm mức độ hòa tan của các chất. Ngoài tự nhiên thì
KH cao luôn luôn kéo theo pH và GH cao. Còn KH thấp thì kéo theo pH và GH thấp.
Vì vậy mà những cây thích nghi với nước cứng như bucep(~GH 5-8), sống trong môi
trường pH cao. Ở pH cao thì CO2 hòa tan trong nước không cao và cây thích nghi với
việc hấp thu bicarbonate(HCO3-) trong nước. Điều này làm cho chúng trở nên thông
dụng với các loại hồ low-tech không có CO2. Dù vậy, các cây ấy vẫn phản ứng tốt
hơn nhiều khi được phát triển trong môi trường giàu CO2.
Tuy nhiên, vấn đề ở đây lấy ví dụ bucep; đây là 1 loài thích nghi nước cứng, trong môi
trường pH thì lượng kim loại trong nước thấp hơn nhiều so với pH trong 1 hồ thủy sinh(thường
là 6-6.5). Điều này khiến cho cơ chế giải độc kim loại của chúng rất kém. Khiến cho chúng dễ bị
ngộ độc vi lượng hơn các cây ở nước mềm như rotala. Tương tự với mọi loại cây nước cứng
khác như ráy(thích nghi GH >9), vì vậy mà bạn thường thấy các bạn chơi bucep có ráy châm vi
lượng sẽ làm ráy bị ngộ độc trong khi bucep thì không bị.
d. TDS:
Khi nói tới TDS (Total Disolved Solids), nó có một số liệu liên quan là TSS (Total
Suspended Solids). TDS hiểu nôm na là lượng chất rắn hòa tan trong nước. Nó bao gồm phần lớn
là muối, ion và 1 phần nhỏ các nguyên tố vi lượng. Trong thủy sinh TSS mình sẽ không cần chú
ý.
TDS cho các bạn biết được nước của bạn là nước cứng hay mềm:
 TDS < 70 ppm: nước rất mềm
 TDS 71-140 ppm: nước mềm
 TDS 141-210 ppm: nước hơi cứng
 TDS 211-320 ppm: nước cứng vừa
 TDS >320 ppm: nước cứng
Nước bạn càng cứng, tức có càng nhiều chất rắn hòa tan trong đó. Nước cứng sẽ khiến
cây bạn khó trao đổi chất hơn và nước quá mềm sẽ khiến cây không phát triển được.
TDS có sự liên quan tới pH. Nếu TDS bạn càng thấp thì pH bạn cũng sẽ càng thấp, TDS
bạn càng cao thì pH của bạn có khả năng mang tính kiềm cao. Điều này sở dĩ vì kH là độ
hòa tan của ion HCO3- và CO3-, cũng đóng góp vô tổng pmm của TDS. Tương tự GH
cũng thế.
Điều này vô cùng quan trọng vì nếu mình bỏ 1 muỗng đường hoặc muối vô hòa tan trong
nước. TDS của nước mình sẽ vẫn tang nhưng đường và muối không phải là chất dinh
dưỡng mà cây trồng hay cá cần. Bạn sẽ phải chú ý về TDS vì nếu bạn không biết được
muối hòa tan trong nước là gì thì chỉ số TDS của bạn sẽ trở nên vô nghĩa. Chính vì vậy
khi đo TDS, phải đo chung với GH và KH.
Lưu ý, TDS sẽ thay đổi theo thời điểm trong ngày cũng như qua thời gian. Thời gian bạn
đo TDS cũng sẽ chịu ảnh hưởng theo điều này.
Ví dụ; TDS trong hồ mình đo vào 9h tối là 197 ppm. Trong đó:
 GH mình đo là 7 dGH = 116 ppm
 KH mình đo là 3 dKH = 53 ppm
 Nitrate(NO3) mình đo là 15 mg/l = 15 ppm
 Nitrite(NO2) luôn = 0 ppm
 Mình vừa châm vi lượng hôm nay => Lượng TDS khác trong nước của
mình là:
197 –GH – KH – NO3 – NO2 = 13 ppm
 Amoniac tổng hợp(NH3 tự do và NH3 dạng ion) của mình là <0.25ppm
 Phosphate(PO4) của mình là 0.5 ppm
 Kali của mình trong khoảng 10 ppm.
 Vậy các nguyên tố vi lượng còn lại trong hồ mình sẽ có TDS là:
13 – NH3/NH3H – PO4 – K = 2.25 ppm.
 Các nguyên tố vi lượng đó là những nguyên tố như Fe(mình giữ khoảng
1ppm), Bo, Mn, ….
Như các bạn thấy, từ chỉ số TDS và các số liệu khác mình đo được. Chỉ số TDS mới có
nghĩa.
Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là các bạn phải có tất cả các test kit như mình. Điều
này không nhất thiết phải có. TDS nó cho bạn biết được hồ bạn có hòa tan nhiều hay ít
chất rắn thôi nên
 Nếu như TDS bạn thấy cao quá, thì đã tới lúc bạn nên thay nước
50% rồi đấy. Nếu TDS
 Nếu như TDS bạn quá thấp, thì bạn nên châm thêm khoáng.
Ở mức độ nghiệp dư, chỉ cần như vậy là ổn đối với chỉ số TDS rồi.
Nếu bạn nào muốn đi sâu hơn như mình, thì mình thường test tất cả chỉ số vào
mỗi tuần hoặc khi mình muốn kiểm tra vấn đề châm phân nước của mình và khả năng
hấp thụ dinh dưỡng của cây. Amoniac, Nitrite và Nitrate mình test mỗi ngày khi mình bắt
đầu cycle hồ cho tới khi lượng Amoniac và nitrite = 0ppm.
Chú ý là TDS = EC - EC x conversion factor.
EC là Electrical Conductivity, đây là độ dẫn điện của nước. Có nhiều chỉ tiêu
conversion factor, ví dụ NaCl, KCl, 442…. Nhìn chung thì tiêu chuẩn NaCl là tiêu chuẩn
được sử dụng nhiều nhất. Cũng vì có sự khác nhau về tiêu chuẩn nên việc TDS một vài
bút đo cùng 1 loại nước nhưng cho số liệu khác nhau là hoàn toàn có thể. Có thể sai lệch
từ vài chục ppm cho tới vài trăm ppm. Vì vậy mà bạn cần phải hiểu bút TDS bạn sử dụng
tiêu chuẩn gì và vì các tiêu chuẩn khác nhau quá lớn mà TDS không bao giờ được sử
dụng làm thước đo chất lượng nước chuẩn trong thủy sinh cả. TDS được xem như một hệ
thống cảnh báo hơn là 1 tiêu chuẩn. Bạn không thể dựa vào TDS để nói lên chất lượng
dinh dưỡng trong hồ và càng không thể dùng TDS để nói ảnh hưởng tới quang phổ.
2. Amoniac, Nitrite, Nitrate:
a. Amoniac:
Amoniac tồn trong nước ở hai dạng: Amoniac tự do(NH3) và Amonium (ion NH4). Trong 2
loại này thì Amoniac tự do là thành phần cực độc ngay cả khi ở liều lượng 0.05ppm trong nước.
Amonium thì ngược lại, vô hại với cá, tép và là thành phần mà cây rất thích và sẽ hấp thụ đầu
tiên để lấy nitrogen. Cây ưu tiên Amonium (ở dạng Ure) hơn là Nitrate. Amonium và Amoniac
mang tính kiềm và sẽ tang pH của nước.
Amoniac nói chung (bao gồm tự do và ion) hình thành từ sự phân hủy của các chất hữu
cơ(chủ yếu là từ phân cá) hoặc xuất phát từ phân nền(Amazonia ver.2, phân nền này nhả ion
Amoniac dạng Ure chứ không phải nhả Amoniac tự do). Ngay cả hoạt động hít thở của cá tép
cũng nhả ra 1 phần NH3.
Khi Amoniac có quá nhiều trong nước đó là do có quá nhiều chất hữu cơ đang được phân
hủy bởi các vi khuẩn có sẵn trong nước thuộc họ Heterotrophic bacteria. Chính những vi khuẩn
này thải ra Amoniac trong quá trình đó. Khi đó nước bạn có thể trở nên đục trắng vì dòng vi
khuẩn này bự hơn và phát triển nhanh hơn nhiều so với dòng Autotrophic. 1 cá thể sau 15 tới 20
phút trong điều kiện lý tưởng có thể nhân đôi số lượng trong khi dòng Autotrophic cần tới 24-48
tiếng để nhân đôi số lượng. Hiện tượng đục trắng nước là do vi sinh phát triển quá mạnh. Bạn có
thể thấy được điều đó nếu như hồ bạn đêm chết 2, 3 con cá và sáng dậy thấy nước đục trắng hẳn.
Đó không phải là nước bạn có vụn cá liti mà bạn đang nhìn hàng trăm tỷ con vi sinh đấy.
Như vậy, Amoniac tự do trong hồ bạn tăng không kích thích sự bùng phát của vi sinh mà
ngược lại, nó là kết quả của điều đó. Nếu như giống Autotrophic (mình sẽ nói về dòng này sau)
của bạn không phát triển kịp để xử lý Amoniac tự do. Cá bạn có thể sẽ chết hàng loạt chỉ sau 1
đêm.
Lưu ý rằng, các test kit mà bạn mua, của Sera hay API đều đo lượng Amoniac ở dạng tổng
hợp, tức bao gồm cả lượng Amoniac tự do và lượng ion Ammonium. Chính vì vậy, nếu bạn test
mà thấy Amoniac bạn tới 1 mg/L, bạn phải cân nhắc những yếu tố khác:
 Nhiệt độ càng cao, ion Ammonium chuyển thành Amoniac tự do càng
nhiều.
 pH càng cao, ion Ammonium chuyển thành Amoniac tự do càng nhiều và
tăng theo số logarit. Ví dụ: 1 độ tăng pH có lượng Amoniac tự do nhiều
gấp 10 lần
Đây là bảng tính lượng Amoniac tự do dựa trên test kit Amoniac tổng hợp:
https://www.hamzasreef.com/Contents/Calculators/FreeAmmonia.php
Total Ammonia Measurement là số liệu mà bạn dùng test kit đo được
Salinity là độ mặn của nước. Đối với hồ nước ngọt bạn cứ để 0
Như bạn thấy khi pH = 8 lượng Amoniac tự do trong nước tới 0.0274 ppm trong khi chỉ
cần 0.025 ppm là đủ gây stress cho cá tép và 0.05 ppm là ngưỡng độc hại có khả năng
gây chết.
Tuy nhiên, khi pH ta chỉ còn 7, lượng Amoniac tự do giảm tới 10 lần còn 0.0029 ppm.
Chính vì điều này mà hồ pH thấp sẽ ít khi gặp vấn đề về lượng Amoniac tự do 0.49971
ppm còn lại trong nước chính là Ammonium vô hại với cá, tép.
Quay lại với pH 8 nhưng ta tăng nhiệt độ lên 33 độ C
Các bạn có thể thấy rõ ràng lượng NH3 tăng lên gần ngưỡng độc hại
Tương tự với pH =7.
Điều này cho ta thấy rằng, nước bạn với pH càng thấp sẽ càng an toàn hơn với cá tép vì
Amoniac chuyển thành dạng ion vô hại. Tất nhiên các bạn phải chú ý các loại cá tép của
bạn sống ở khoảng pH nào là tốt nhất chứ đừng đuổi theo bất kỳ số pH nào.
Nếu các bạn xài phân nền nhả Ammonium nhiều như của ADA, chỉ số Amoniac những
ngày đầu của bạn sẽ rất cao, tới 1mg/L nhưng pH của bạn khả thấp, khoảng 6.5 hoặc có
thể thấp hơn nếu KH bạn thấp. Sử dụng test kit có thể gây nhầm lẫn là hồ bạn có độc quá
nhiều nếu bạn không hiểu rõ về Amoniac tự do và Ammonium.
Điều này áp dụng cho các loài tép đặc biệt là tép ong(ong thường, pinto, galaxy
fishbone...v..v..). Các nhà buôn đều yêu cầu pH thấp, nhiệt độ thấp và họ nói đó là “yêu
cầu” sống của tép. Đấy không hoàn toàn đúng, như con người, mình có thể sống ở xích
đạo rất nóng, cũng có thể sống ở Alaska rất lạnh. Vấn đề ở đây là Amoniac ở nhiệt độ cao
và pH cao sẽ trở nên rất độc và dòng tép ong càng đẹp càng bị lai tạo cận huyết nhiều nên
trở nên rất yếu, càng yêu cầu về lượng Amoniac tự do trong nước thấp. Đây chính là lý
do họ yêu cầu pH thấp và nhiệt độ thấp.
Mình đang nuôi dòng pinto red và black, ở pH 7.5, GH 4, Amoniac = 0, Nitrite = 0,
Nitrate =5 mg/l ở nhiệt độ 30 độ. Hoàn toàn bình thường và không hề chết con nào. Đây
là lý do kinh nghiệm có thể giúp bạn ở một vài trường hợp nhưng không thể phát triển
được.
b. Nitrite(NO2):
Nitrite cũng như Amoniac tự do, là 1 chất cực độc nhưng ở nồng độ 5ppm . Chỉ cần 0.75
ppm là đủ để gây stress cho cá bạn và từ 2ppm trở lên thì những chú cá yếu sẽ chết ngay. Nitrite
không phụ thuộc vào nhiệt độ và pH như Amoniac và phải luôn luôn giữ nó ở mức 0ppm.
Khi nãy mình nói về dòng vi khuẩn heterotrophic chuyển Chất hữu cơ thành Amoniac thì
dòng Autotrophic là dòng chuyển Amoniac thành Nitrite và Nitrite thành Nitrate. Dòng này có
trong nước rất ít. Chính vì điều đó mà những chai vi sinh bạn hay châm có một số lượng lớn
dòng này ở dạng ngủ đông để kích thích dân số chúng phát triển vì chúng phát triển quá chậm.
Để một hồ cân bằng về số lượng giữa dòng Heterotrophic và Autotrophic sẽ cần khoảng 4-6
tuần nếu không có vật liệu lọc nào được bỏ vô từ 1 hồ đã cycle. Nhiệt độ càng cao hồ cycle sẽ
càng nhanh.
Nitrite mang tính acid và sẽ giảm pH của hồ. Cây không thích NO2.N lắm nhưng vẫn chọn
hấp thụ dạng NO2 trước khi hấp thụ dạng NO3. Test kit đo Nitrite phải luôn luôn có và sử dụng
nhiều trong quá trình cycle hồ. Thậm chí trong trường hợp các hồ lâu năm, với nền bí khí thì
hiện tượng nitrate ngược diễn ra nhanh hơn chu trình nitrate hóa và cây hấp thụ NH3/NH4. Điều
này gây tích tụ NO2 gây nguy hiểm cho cá rất nhiều.
c. Nitrate(NO3):
Nitrate là sản phẩm cuối cùng của bộ 3 Amoniac-Nitrite-Nitrate và ít độc hơn rất nhiều so
với 2 chất trên. Nitrate chỉ độc ở liều lượng rất cao là 200 ppm. Tuy nhiên, trung bình thì Nitrate
trên 100ppm là đã gây nguy hiểm cho cá, tép. Từ 50 ppm trở lên là đủ gây stress và thậm chí
lượng Nitrate trong hồ từ 50 ppm còn làm cây chậm lớn và có khả năng ngừng phát triển. Đây là
bởi vì cây không thể sử dụng N của NO3 mà cây chỉ có thể sử dụng dạng N của NH4. Tức như
đã nói ở trên trong phần chu trình phản ứng của vi sinh, cây phải chuyển hóa ngược NO3.N
thành dạng NH4.N. Quá trình này tốn khá nhiều năng lượng và ở mức NO3 cao sẽ khiến cây mất
nhiều năng lượng hơn là tạo ra năng lượng. Vì vậy khiến cây chậm lớn.
Khi Amoniac thường được giữ ở mức <0.25ppm và Nitrite ở mức 0 ppm thì Nitrate nên
được giữ ở mức 10-25 ppm. Nitrate là nguồn Nitơ chính của cây trồng nên đây là mức lý tưởng
và phù hợp cho hồ có nuôi cá. Đối với tép, Nitrate phải nhỏ hơn 10ppm vì tép rất nhạy cảm với
nước. Hồ mình giữ Nitrate ở mức 25 ppm nên đôi khi vẫn phải hốt xác 1 con tép SRC.
Thông thường, Nitrate trong hồ ổn định rồi sẽ không thiếu, bạn nếu muốn tăng thêm có thể
nuôi thêm cá để tạo thêm Nitrate. Tuy nhiên, chú ý độ hạnh phúc của cá bạn. Quá nhiều cá sẽ
làm cá không vui. Giống như bỏ 10 người vào 1 căn phòng 10 mét vuông nó khác với bỏ 2 người
trong 1 căn phòng 10 mét vuông. Nếu mình không thích sự chật chội thì cá cũng vậy. Hãy đối xử
thật tốt với chúng.
Chính vì Nitrate có thể được hình thành trong hồ mà các loại phân nước thường chứa ít
Nitrate mà chứa nhiều Kali và 1 chút Phosphate. Test kit cho Nitrate bạn cũng nên có để có thể
theo dõi sự hấp thụ dinh dưỡng của cây và bón phân thích hợp.
3. Kali, Phosphate:
a. Kali:
Kali hay tiếng anh là Potassium. Đây là nguyên tố đa lượng lượng thứ 2 mà cây xài nhiều
với Nitrate là nguồn Nitơ đa lượng thứ nhất. Khác với Nitrate, Kali không xuất hiện từ bất kỳ
quá trình phản ứng nào trong hồ. Chính vì thế việc bạn có châm thêm phân nước Kali hoặc có
phân nền giàu Kali là vô cùng cần thiết vì Kali hỗ trợ cho việc quang hợp của cây. Nếu như cây
không có Kali, cây sẽ không thể quang hợp và quang hợp mạnh hay không là dựa vào lượng Kali
trong nước.
Kali còn hỗ trợ hấp thụ các chất dinh dưỡng khác. Đây đối với mình là nguyên tố đa lượng
quan trọng nhất mà bạn phải để ý. Như các bạn đã thấy, hồ mình giữ Kali ở mức 10 ppm. Đây là
mức cao nhất mà bạn nên giữ. Nếu như hồ bạn dư Kali; ở khoảng từ 15 ppm trở lên liên tục
trong 1 thời gian dài, nó sẽ ngăn cản cây bạn hấp thụ Canxi trong nước, khiến cho bạn thấy lá
cây mới èo ọt và bị cong và nghĩ rằng bạn đang thiếu Canxi nên cứ châm thêm Canxi nhưng cuối
cùng lại làm mọi chuyện tệ hơn.
Tuy nhiên, dư Kali bao giờ gây rêu và tảo hại nên bạn hoàn toàn có thể châm hơi dư 1 chút
như mình. Để lấy 1 tiêu chuẩn nhất định thì 1 nắp(5ml) của phân nước Potassium của Seachem
sẽ tăng lượng kali lên 2ppm cho 125L nước. Bạn sẽ phải châm khoảng 5 nắp rưỡi để đạt nồng độ
Kali trong nước đúng yêu cầu là 10mg/L.
Lưu ý Kali được hấp thụ rất mạnh và thường đi chung với biểu hiện thiếu Nitrogen. Nếu
bạn theo đúng hướng dẫn của các phân nước khác thì hầu như bạn sẽ không bao giờ gặp phải
trường hợp thiếu Kali.
b. Phosphate:
Phosphate hay PO4 là sản phẩm phụ trong quá trình vi sinh phân hủy chất hữu cơ. Cây cần
1 lượng thấp PO4 và đặc biệt khác với Nitrate và Kali. Cây hoàn toàn có khả năng trữ PO4 để
xài từ từ nên việc bạn châm PO4 nó không cấp thiết như Nitrate và Kali.
Tuy nhiên, đối với Phosphate, bạn cần phải giữ mức PO4 ở khoảng 0.5 ppm – 2 ppm. Từ 2
ppm trở lên hoặc dưới 0.5 ppm ta sẽ có một loài tảo hại rất quen thuộc. Tảo đốm
xanh
Nếu như bạn thấy hiện tượng này thì hoặc bạn châm quá nhiều Phosphate hoặc bạn châm quá ít
Phosphate.
Lưu ý rằng Phosphate là sản phẩm phụ của quá trình phân hủy nên trong một hồ đã ổn định
thì lượng cành cây, lá cây chết và đồ ăn vụn sẽ tạm đủ cho nhu cầu của cây. Tất nhiên, theo
lượng cây bạn có trong hồ mà nhu cầu Phosphate sẽ tăng lên hay giảm xuống.
4. Các nguyên tố vi lượng:

Canxi: Canxi khá cần thiết cho cây. Nó giúp cây phát triển lá non khỏe hơn. Bạn có
thể châm thêm Canxi bằng phân nước vi lượng hoặc sử dụng các loại đá vôi chung





với CO2 để đá tiết ra Canxi. Đây là nguyên tố mà bạn có thể có dư trong hồ với 2 bất
lợi duy nhất cho bạn là pH hồ bạn sẽ tang và TDS của bạn cũng sẽ tang theo rất
nhanh.
Magie: Magie cần thiết cho sự hấp thụ của Canxi. Tuy nhiên Magie không cần nhiều
trong nước, như Kali, nếu Magie có quá nhiều > 10 ppm sẽ ngăn cản sự hấp thụ
Canxi của cây.
Mangan: Mangan hỗ trợ cây hình thành diệp lục và làm cho cây khỏe hơn với những
tác động của bên ngoài. Cây cần rất ít nguyên tố này
Ferrum(Sắt): Sắt rất cần thiết cho cây, cùng với Kali. Sắt hỗ trợ quá trình quang hợp
và hình thành diệp lục. Đặc biệt , sắt rất cần cho việc phát triển màu của các cây màu
đỏ. Tuy nhiên, nếu sắt có quá nhiều trong nước, sẽ gây bùng phát rêu hại đặc biệt là
rêu tóc(khi kết hợp với thiếu CO2). Sắt được cây hấp thụ rất nhanh và bạn có thể phải
châm 1 lượng phân nước sắt mỗi ngày nếu như hồ bạn nhiều cây đỏ.
Boron: Hỗ trợ việc hình thành chồi của cây. Nếu bạn thấy chồi của cây bạn rất dễ bị
gãy(đặc biệt là đối với Bucephalandra) điều này cho thấy cây bạn đang thiếu Boron.
Tuy nhiên, lượng boron trong các phân nước vi lượng thường là đã đủ nên bạn không
cần phải chú ý.
Ngoài ra còn rất nhiều như Zn(kẽm),Cu(Đồng), Cl,.v…v.. nhưng những nguyên tố
này ở mức rất thấp.
5. Dấu hiệu nhận biết sự thiếu hụt:
Như đã nói ở trên về 2 loại dinh dưỡng, MOBILE và IMMOBILE.
 Nếu nguyên tố ấy là dạng Mobile thì cây có thể hấp thu ngược từ lá cũ. Vì vậy mà
dấu hiệu thiếu hụt nguyên tố đó sẽ nằm ở lá cũ. Khi sự thiếu hụt trở nên quá tệ, nó
sẽ biểu hiện cả ở trên lá mới.
 Nếu nguyên tố ấy là dạng Immobile, thì cây không thể hấp thụ từ lá cũ được, cây
cần phải hấp thụ nguyên tố đó từ cột nước hoặc từ phân nền. Vì vậy mà dấu hiệu
thiếu hụt nguyên tố đó sẽ nằm ở lá mới.
Sau đây là bảng tóm tắt về việc thiếu hụt dinh dưỡng thì mình nhìn ở đâu, với new
leaves là lá mới và old leaves là lá cũ
1. Đây là lá mới. Khi bạn thấy lá cây mới của bạn có màu ngả vàng hoặc màu nhợt nhạt và bị
uốn nhiều. Đây là dấu hiệu thiếu Canxi hoặc K và Mg có quá nhiều trong nước
2. Đây cũng là lá mới. Khi bạn thấy lá mới của bạn vàng hết cả lá như vậy và lá cây ra nhỏ hơn
hẳn thì đây là dấu hiệu của thiếu Nitrogen. Tuy nhiên, đối với cây lá đỏ, việc thiếu Nitrogen
trong một thời gian sẽ khiến cho màu lá càng đỏ hơn(điều này cũng đúng với bucep). Nếu để lâu,
cây sẽ chết nên không khuyến cáo các bạn làm vậy.
3. Đây là 1 lá khỏe mạnh .
4.Khi ở những lá mới mà bạn thấy tình trạng vàng lá thế này thì đây là dấu hiệu của thiếu sắt.
Thậm chí nếu thiếu sắt trầm trọng có thể vàng hết cả cây vì sắt là nguyên tố hỗ trợ hình thành
diệp lục cho cây có màu xanh. Hơn nữa, đối với cây lá đỏ, thì bạn sẽ thấy lá cây thành màu cam
hoặc vàng cam.
5.Khi ở lá cũ bạn thấy tình trạng lá vàng từ ngoài vào từ từ. Đây là dấu hiệu để phát hiện thiếu
Nitrogen sớm.
6.Thiếu Phosphate cũng gây vàng lá cũ, tuy nhiên khác với thiếu Nitrogen. Do cây hấp thụ
ngược, bạn sẽ thấy phần lá đó chết đi rất nhanh theo mảng vàng đó. Có thể có tảo đốm xanh trên
lá.
7. Đây là thiếu Mg. Đối với lá đỏ hay lá xanh thì việc thiếu Mg đều cho 1 kết quả là gân lá đậm
nhưng phần lá còn lại thì màu xanh nhạt hoặc hồng nhạt(đối với cây lá đỏ)
8.Khi thiếu Kali, thì cây bạn sẽ xuất hiện những lỗ tròn như vậy với rìa những lỗ đó vàng từ từ
ra.
Cụ thể hơn:

Thiếu Nitrogen:
Đây là cây lá đỏ được trồng trong nước có 0ppm Nitrate(NO3) và cây trồng trong nước
5ppm NO3. Sự thiếu Nitrate cũng sẽ làm cây lá đỏ đỏ
hơn.

Thiếu Phosphate:
Thậm chí, ở bucep hay ráy thể hiện thiếu P bằng việc lá cũ bị sẫm màu hơn bình thường.
Đây cũng là dấu hiệu thiếu P

Thiếu Kali:

Thiếu sắt:

Thiếu Mg hoặc/và Ca:

Thiếu nguyên tố vi lượng khác:
6. Hướng dẫn châm liều lượng phân bón và theo dõi:
a. Thành phần các chất trong Seachem:
Các bạn có thể xem thông số của các loại phân nước thông dụng ở Việt Nam hiện giờ và phương
pháp châm theo EI
ParametersAndDosing
Công thức để tính lượng chất trong phân nước của seachem khi biết được phần trăm của thành
phần chất đó.
1000vP ÷V = C
v = lượng mình châm (ml)
P = % nguyên tố đó trong sản phẩm (đưa về dạng thập phân, ví dụ 0.1% = 0.1/100=0.001)
V = châm vô trong hồ có bao nhiêu L nước (L)
C = lượng ppm đo được sau khi châm.
b. Cách châm phân nước theo phương pháp EI.Dosing:
Phương pháp EI.Dosing được sử dụng như là một nền tảng để phát triển các kỹ thuật
châm phân nước khác. EI dosing được phân theo 7 ngày một tuần nên bạn sẽ phải châm mỗi
ngày. Tuy nhiên, cách này yêu cầu bạn tự làm phân nước cho bản thân nên có thể giảm thiểu
phần nào chi phí của bạn.
Mặc dù vậy, bạn hoàn toàn có thể sử dụng các thông số của phương pháp này và châm phân
nước của các hãng khác nếu như bạn biết được liều lượng bạn châm vào sẽ tăng nồng độ của
chất đó bao nhiêu ppm. Mình khuyên nên sử dụng của hãng Seachem vì Seachem có tỷ lệ % của
chất trên chai có thể dễ dàng sử dụng công thức trên để tìm ra được nồng độ của chất bạn châm
với lượng lít nước của hồ bạn.
Phương pháp này được hình thành do Tom Barr dựa trên tiêu chuẩn lượng chất cần ít nhất
để châm. Tức là cây sẽ chỉ phát triển nhanh nhất dựa vào nồng độ chất cần ít nhất. Thật sự như
vậy, nếu như cây thiếu 1 chất trong các nguyên tố đa lượng, cây sẽ ngừng quang hợp hoàn toàn,
nếu như cây thiếu 1 chất trong các nguyên tố vi lượng, cây sẽ quang hợp giảm rõ rệt và trở nên
tiều tụy mỗi ngày.
EI.Dosing là tính ước chừng lượng nhu cầu cần thiết của cây trong hồ nên nó sẽ không phù
hợp với hồ cây nhiều và đã set up lâu, nhưng nó vẫn có thể được sử dụng như một nền tảng.
Thông số yêu cầu của hồ bạn mỗi tuần sẽ cần phải châm nhiêu đây lượng:
 Nitrate(NO3): 5-35 ppm
 Potassium(K): 10-30 ppm
 Phosphate(PO4): 2-5ppm
 Ferrum(Fe): 0.2-0.5ppm
Vì hạn chế của việc tiếp cận được với những loại muối để bạn có thể pha. Cách này sẽ
không ổn lắm vì khó để mua được muối tinh khiết của từng loại trên cộng với muối kết tinh của
các chất vi lượng.
Vậy lý do mình nêu ra phương pháp này để làm gì? Để những bạn có ý muốn đi sâu hơn có
thể sử dụng cách này. Bạn chỉ cần lên google gõ EI.Dosing sẽ có rất nhiều clip hướng dẫn cho
bạn. Vì bài viết mang tính chất cộng đồng cho mọi người nên mình sẽ không đi sâu về phương
pháp này. Tuy nhiên, mình có thể sử dụng nó để tính toán lượng chất cần châm và nồng độ châm
qua trang này:
https://rotalabutterfly.com/nutrient-calculator.php
Như bạn thấy, bạn có thể nhập số lít hồ bạn vào(nhớ trừ đi độ choán nước của phân nền
và đồ trang trí khoảng 30%). Chọn DIY nếu bạn xài tự pha, không thì bạn chọn Premixed là
phân nước của các hãng. Nếu xài DIY thì sẽ có một dãy những chất bạn pha, nếu bạn không biết
được thành phần phân nước bạn tự pha nữa thì mình cũng bó tay không giúp được.
Nếu bạn chọn Premixed và xài Flourish Potassium, bạn muốn tìm liều lượng châm phân
nước cơ bản cho hồ bạn thì bạn có thể sử dụng Estimate Index(cả tuần, nó sẽ chia ra số ngày bạn
cần châm, châm bao nhiêu.v...v) còn không bạn xài EI daily nếu như bạn muốn châm hằng ngày.
Bạn sẽ châm từ 2-4 lần mỗi tuần. Lưu ý EI chỉ xài được nếu bạn có CO2 đầy đủ và lưu thông
nước tốt nha. với mức giới hạn là 30ppm Kali một tuần thì chia cho 4 sẽ ra được 7.5ppm cho 4
ngày.
Các điểm lưu ý:
1. các bạn nào châm phân nước vi lượng và đa lượng thì phải châm mỗi loại cách 1
ngày, không được châm cùng 1 ngày. Ví dụ hôm nay châm đa lượng, thì mai
châm vi lượng, không dùng cùng 1 ngày có những chất sẽ tác dụng với nhau
chuyển hóa thành chất khác khiến cây không hấp thụ được mà TDS lúc nào cũng
tăng thêm còn có thể gây ô nhiễm thêm nguồn nước. Luôn luôn châm đa lượng và
vi lượng ở khác ngày.
2. Những bạn dùng seachem flourish nên nhớ không được châm quá liều, nó sẽ lên
rêu rất dữ. Luôn luôn chậm Flourish của seachem đúng liều. Những ngày sau bạn
có thể châm thêm Trace của Seachem và các nguyên tố đa lượng. Flourish được
dùng làm nền thôi không sử dụng để bón phân thay cho N,P,K bón phân riêng
được.
3. Một điều bạn lưu ý nữa là nếu bạn có tỉa cây và cắm lại ngọn xuống đất để phát
triển thành bụi thì bạn sẽ cần phải tăng lượng phân nước lên. Ví dụ 1 cây cần 0.05
mg/l NO3 thì cắt làm đôi nó sẽ cần 0.1 mg/l NO3. Chú ý chỉ gấp đôi nhu cầu của
những cây bạn tỉa và cắm lại và chỉ châm phần phân nước tăng thêm đó sau khi
cây bén rễ và mọc nhánh để tránh bị rêu hại.
4. Theo dõi cây trồng và sử dụng phân nước từng loại cho phù hợp. Ví dụ Thiếu
Kali thì chỉ châm thêm kali, Phosphate thì chỉ châm thêm phosphate. Không châm
những loại phân nước hỗn hợp cho việc giải quyết thiếu hụt 1 chất vì sẽ càng gây
thêm rêu.
5. Luôn luôn có một chế độ bón phân nhất định và thay nước định kỳ cuối tuần để
hạn chế tối đa dinh dưỡng dư thừa cây không sử dụng được.
6. Nên bón phân vào khoảng thời gian cây quang hợp mạnh nhất, thường là 1-2
tiếng sau khi mở đèn(với điều kiện CO2 đầy đủ), vì điều này sẽ giúp cho dinh
dưỡng của bạn không bị sử dụng bởi rêu hại quá nhiều. Dù vậy, bạn châm khi
không có ánh sáng vẫn hoàn toàn bình thường, không sao cả
7. Chú ý rằng cây cắt cắm chủ yếu hút dinh dưỡng trong phân nền nhưng chúng
cũng hấp thụ cả dinh dưỡng trong nước nên nếu bạn hoàn toàn có thể châm dinh
dưỡng dư ra để chúng hấp thụ và dự trữ trong thân
8. Nếu bạn chỉ có phân nước hỗn hợp, việc bạn cần làm là mua phân nước cho từng
đa lượng N, P và K. Đây là điều tối thiểu để hồ bạn có lượng cây phát triển mạnh
hơn rêu và tảo hại.
c. Bảng Mulder theo dõi dinh dưỡng:
Bảng Mulder là bảng cho thấy sự ảnh hưởng của 1 chất tới các chất khác khi nó đạt nồng độ
cao. Màu đỏ thể hiện sự ngăn cản hấp thụ chất mũi tên hướng tới của cây khi nồng độ của chất ở
vị trí mũi tên bắt đầu có nồng độ cao. Màu xanh lá cây thể hiện sự gia tăng hấp thụ do chất được
xét có nồng độ cao.
Ví dụ: Kali(Potassium) có nồng độ cao sẽ làm giảm sự hấp thụ của Canxi, Mg, Boron,
Phosphate và Nitơ.
Nitơ ở nồng độ cao sẽ ngăn cản sự hấp thụ của Kali,Boron và Copper(Đồng)
Kali ở nồng độ cao sẽ tăng sự hấp thụ Fe và Mn.
Nitơ ở nồng độ cao sẽ tăng sự hấp thụ của Mg và Mo.
Lưu ý, sự ảnh hưởng này là đối với các cây cạn. Các cây nước sẽ chịu sự ảnh hưởng thấp hơn và
yêu cầu nồng độ chất cao liên tục trong 1 thời gian dài.
Đây là bảng rõ hơn để các bạn theo dõi:
Vậy với lá nước và lá cạn khác nhau thế nào?
Cả lá nước và lá cạn đều có cơ chế hấp thu CO2, trao đổi khí và nhận ánh sáng như nhau. Tuy
nhiên, lá cạn có lớp DBL(Diffuse Boundary Layer) dày hơn với màng cuticle dày hơn nhiều so
với lá nước. Điều này là do tốc độ khuếch tán khí CO2 qua lớp DBL và cuticle ở trong nước
chậm hơn 10000 lần so với trong không khí. Điều này làm cho lá nước nhỏ và mỏng hơn nhiều
so với lá cạn.
Phần lớn lá nước cũng thích nghi thêm với việc sử dụng HCO3- trong nước do lượng CO2 trong
nước giảm rất nhanh vào buổi trưa khi mà quang hợp xảy ra mạnh mẽ nhất và làm pH tăng cao.
Cả lá nước và lá cạn đều có khả năng hút dinh dưỡng quá lá tuy nhiên điều này rõ hơn nhiều ở lá
nước khi cây được ngập tràn trong môi trường ion. Thậm chí, cây dưới nước phát triển để ưu tiên
hấp thu các chất qua các con đường khác nhau:
 Nitrogen: ưu tiên hấp thụ qua lá và ngọn
 Potassium(K): ưu tiên hấp thụ qua lá và ngọn
 Phosphor: ưu tiên hấp thụ qua rễ
 Iron(Fe): ưu tiên hấp thụ qua lá và ngọn
 Borron: ưu tiên hấp thụ qua rễ
Calcium: ưu tiên hấp thụ qua lá và ngọn
Magnesium: ưu tiên hấp thụ qua lá và ngọn
Molybdenum: ưu tiên hấp thụ qua rễ
Copper(Cu): ưu tiên hấp thụ qua rễ
Zinc: ưu tiên hấp thụ qua rễ
Manganese: ưu tiên hấp thụ qua rễ
Điều này mang ý nghĩa gì? Cây sẽ ưu tiên hấp thụ chất qua đường giàu dinh dưỡng nhất và chỉ
khi nguồn đó(từ nền hay cột nước) gần hết dưỡng xung quanh thì chúng mới sử dụng dinh dưỡng
từ nguồn khác.
Ví dụ, K trong phân nước đổ vào và K trong phân nền. Cây sẽ ưu tiên hấp thụ K trong phân nước
trước khi sử dụng tới K trong phân nền. Quá trình hấp thụ K qua lá và ngọn nhanh hơn là hấp thụ
qua rễ và đã có trường hợp cây hấp thụ K trong cột nước đủ nhiều để nhả ngược K qua bộ rễ
xuống nền. Chính vì những ưu tiên này mà bạn nên châm phân nước và set up nền, cốt với các
nguyên tố phù hợp.
Nhờ vào khả năng hấp thụ dinh dưỡng từ 2 đường này mà ảnh hưởng của bảng Mulder với cây
nước không cao. Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp đặc biệt:
 Natri sẽ ức chế hấp thụ K dù liều thấp
 Mn sẽ ức chế hấp thụ Fe nếu Mn > Fe(tiêu chuẩn là Fe:Mn = 1:1 với Fe có thể
nhiều hơn Mn)
 Zn sẽ ức chế hấp thụ Fe nế Zn > Fe(tiêu chuẩn là Fe:Zn = 1:1 với Fe có thể nhiều
hơn Zn)
 Ca sẽ hạn chế hấp thụ mọi vi lượng ở mức GH cao(~8), tuy nhiên mức hạn chế
này chỉ diễn ra trong cột nước, do GH đo thông số trong cột nước, không phải
dưới nền. Dưới nền thì Ca không có ảnh hưởng nhiều. Do vậy bạn phải chú ý các
loại cây dán lũa, không tiếp xúc với phân nền.
d. Hướng dẫn châm liều lượng chung:
Ta sẽ chia một tuần ra để phân ngày châm phân nước. Chú ý phân nước lean là phân
nước được tính toán liều lượng vừa đủ dùng trong thời gian ngắn. Càng lean thì thời gian
cây hấp thụ sẽ càng ngắn. Tương ứng với điều đó là thời gian giãn cách giữa các lần
châm phân nước cũng ngắn lại. Ví dụ phân nước ADA rất lean, chính vì vậy mà liều
lượng hướng dẫn là châm mỗi ngày.

Lợi thế của phân nước lean là bạn ít có rêu hại vì lượng dinh dưỡng dư ít
và tồn tại không lâu trong hồ. Bù lại, bạn phải châm mỗi ngày và chỉ cần
ngừng một ngày hay hai ngày thì cây sẽ bọ shock rõ rệt. Phân nước lean
với hồ lớn cũng không kinh tế vì nó rất tốn.
 Lợi thế của phân nước đậm đặc là hồ bạn không sợ thiếu dinh dưỡng, bạn
có thể không châm hai ba ngày vẫn được. Bù lại, lượng dinh dưỡng nhiều
và tồn tại lâu trong hồ sẽ làm hồ bạn dễ lên rêu.
Nhận biết được mình cần loại phân nước nào sẽ ảnh hưởng tới tần suất và liều lượng bạn
châm.






7. Ngộ độc vi lượng:
Sau đây là ngộ độc sắt thật sự
Ngộ độc sắt với cây rotala rotundifolia
Đây là trước khi mình xử lý ngộ độc. Váng do cây stress nhả protein và thường xuyên bị rêu hại
chỉ 1-2 ngày sau khi xử lý rêu hại trong hồ. Ngay cả với lượng sắt châm vô khá cao bạn vẫn thấy
tình trạng trắng lá.
Mình cố tình châm Iron seachem quá liều và vi lượng trace thuysinhaz mỗi ngày để quan sát
phản ứng của cây trong 1 tháng hơn.
Vấn đề là ngay cả khi mình cho tép và pygmy vào để giải quyết, tình trạng vẫn không khá lên khi
mình vẫn giữ liều lượng vi lượng đó. Dù mình có cạo rêu và thay nước thì rêu vẫn trở lại rất
nhanh chỉ sau 1-2 ngày dọn hồ. Để xác định nó đúng là ngộ độc vi lượng thì suốt quá trình thử
nghiệm mình hoàn toàn không giảm lượng NPK mình cho vào hồ. Mình sử dụng rất nhiều đa
lượng, nhưng ngay cả với lượng GH cao trong hồ( GH 9) thì hiện tượng này vẫn diễn ra.
Sau đó mình quyết định ngưng sử dụng Fe và trace để cây có thể hồi phục.
Đây là 5 ngày sau khi dừng trace và Fe. Như các bạn thấy trân châu bắt đầu có dấu hiệu hồi phục
lại. Hoàn toàn không vệ sinh hồ nhưng rêu hại hầu như không còn và không còn bị xoắn ngọn
như trước nữa. Mình quên không chụp thảm trân châu sau 2 tuần hồi phục, toàn bộ bề mặt trên
đều được tcnt phủ xanh và mọc tràn xuống tảng đá. Mình sử dụng Iron seachem 3 lần 1 tuần và
trace 1 lần 1 tuần kể từ sau 1 tuần dừng thí nghiệm.
Điều xảy ra ở đây là các loại sắt tồn tại lâu trong nước cây cần rất nhiều năng lượng để hấp thụ
sắt ấy càng cần nhiều thời gian để phá vỡ liên kết của các loại sắt ấy. Điều này khiến Fe tích tụ
trong lá 1 thời gian dài vì cây trữ dinh dưỡng thừa trong thân và lá. Dưới ánh sáng mạnh, sắt
chuyển thành dạng radical(một vài electron trong quỹ đạo được cấp năng lượng từ ánh sáng và
thoát khỏi được quỹ đạo khiến nguyên tử trở nên thiếu electron=> dễ dàng kết hợp với các chất
khác). Điều này xảy ra bên trong lá và dạng radical Fe3+ nguy hiểm hơn dạng radical Fe2+.
Chúng sẽ tàn phá tế bào lá và dẫn tới sự loang lỗ, hóa vàng từng mảng, lủng lỗ trên lá.
Đây là ngộ độc
sắt.
Ngộ độc sắt cho dấu hiệu như thiếu sắt. Khi bạn thấy sau nhiều ngày châm sắt mà ngọn vẫn trắng
thì có thể cây bạn bị ngộ độc sắt chứ không phải thiếu sắt. Thông thường khi bạn châm sắt cho
cây thiếu thì ngày hôm sau bạn đã thấy dấu hiệu hồi phục(do sắt là nguyên tố Immobile trong
cây) nên ngộ độc thì sẽ biểu hiện ở lá cũ trước và sau đó là lá mới . Vì vậy hãy chú ý
Hình bên cho thấy cây có dấu hiệu ngộ độc sắt vì ngay cả Fe DTPA và gluconate cũng không
làm thuyên giảm gì được.
Ngộ độc vi lượng sẽ khiến cho cây không hấp thu được đa lượng, gây nhiều hiện tượng thiếu đa
lượng nhưng thật ra là do ngộ độc vi lượng. Thiếu vi lượng có cùng 1 biểu hiện với thiếu CO2 và
ngộ độc vi lượng
Lá xoắn lại, ngọn biến dạng và nhỏ dần. Biểu hiện thường thấy của ngộ độc và thiếu vi lượng.
Phải kiểm tra nguồn nước và thói quen châm phân nước để xác định rõ nguyên nhân.
Ngộ độc Boron ở cây rotala Vietnam Ngọn bị gãy và đâm nhánh ngang. Tương ứng với thiếu
Boron
Ngộ độc vi lượng ở Ammannia pedicellata “Golden”
Đây là
cây khỏe
Vi lượng có tỉ lệ liên quan với nhau. Vì vậy đa lượng bạn thấy phương pháp châm E.I rất thoải
mái chỉnh sửa nhưng vi lượng luôn luôn châm đúng liều. Ví dụ Fe:Mn:Zn tỉ lệ 1:1:1 cho kết quả
tốt nhất . Zn ảnh hưởng tới cá tép ở nồng độ 4ppb(4 phần tỷ), còn Cu là 1ppb. Có vô vàn các tỉ lệ
vi lượng với nhau.
Độ độc hại được xác định khi một hay nhiều vi lượng có nồng độ cao hơn nhiều tỉ lệ với các vi
lượng khác. Điều này cho thấy để xác định ngộ độc vì loại vi lượng nhất định nào phải xem nồng
độ của nó so với các chất vi lượng khác. Do đó, dù bạn châm theo E.I hay châm theo tự do, luôn
có 1 chai vi lượng phải thật chính xác nồng độ và được nghiên cứu kỹ. Trace của seachem hoặc
specialized nutrient của Tropica là những sản phẩm có hàng chục năm nghiên cứu và hoàn thiện.
Tốt nhất vẫn nên sử dụng những loại vi lượng này. Sắt thì mình khuyên nên xài DTPA hoặc
gluconate. Không nên xài quá nhiều loại sắt trong một phân nước sắt. CSM(+B) chứa khá nhiều
Zn, điều này dễ dẫn tới ngộ độc do Zn cao ngăn cản sự hấp thụ Fe của cây dẫn tới bạc màu ngọn.
Điều này dễ bị nhầm lẫn rằng cần châm thêm Fe.
Trong một vài trường hợp việc châm thêm Fe sẽ tăng tỉ lệ Fe lên để cân bằng nhưng trong những
trường hợp nặng, châm Fe sẽ không có ảnh hưởng. Do đó nếu bạn không thấy sự thay đổi khi
châm Fe thêm thì vấn đề không phải là thiếu Fe mà là cây bạn bị ngộ độc vi lượng rồi(thường là
Zn hoặc quá dư Fe)
Kết luận: Ngộ độc vi lượng gần như không được chú ý dù mức độ nghiêm trọng của nó rất cao.
Nếu như bạn châm rất nhiều chất mà vẫn thấy dấu hiệu thiếu chất đó(đặc biệt là đa lượng) thì
cho thấy rằng vấn đề không nằm ở chỗ đa lượng mà là do vi lượng ngăn cản hấp thụ đa lượng. Vì
thế, thay nước giúp làm loãng đi nồng độ dư thừa đó hỗ trợ cho cây phát triển tốt hơn là vậy
8. Cảm nhiễm trong hồ (Allelopathy):
Cảm nhiễm trong hồ rất khó để xác định và thường là yếu tố phụ so với các yếu tố khác. Các hồ
có nhiều loại cây khác nhau sẽ chịu ảnh hưởng của yếu tố này nhiều hơn. Đặc biệt là ở những hồ
high tech.
3 loại Allelochemical thường thấy
Cây sử dụng chiến tranh hoá học với rêu và tảo hại, các cây khác, với động vật, với vi sinh và
thậm chí cả chính loài cây của nó(nhằm kiểm soát số lượng)
Ở những hồ low tech, tốc độ mọc chậm nên việc cây tiết r allelochemical thấp hơn nhiều so với
hồ high tech, Ngoài ra allelochemical còn được tiết ra qua lá và cả qua rễ. Phần lớn
allelochemical xả ra nền sẽ được hệ vi sinh xử lý thành các chất cơ bản để cây hấp thụ ngược lại.
Tuy nhiên, allelochemical được xả qua nước thì lại là một vấn đề khác. Đây là 1 trong những
chất độc mà việc thay nước sẽ hỗ trợ giảm bớt đi.
Trung bình, cây sử dụng khoảng 10% năng lượng hằng ngày để tạo ra các hợp chất này và từng
loại cây có một hay nhiều hợp chất allelochemical khác nhau. Độc tính của chúng cũng tăng theo
cấp số nhân mỗi khi trộn chung với 1 loại allelochemical khác.
Các cây như Hydrilla verticillata và Eleocharis acicularis(ngưu mao chiên) là những đại diện tiêu
biểu được nghiên cứu rất nhiều về allelochemical. Chúng xả ra một lượng lớn chất cảm nhiễm và
ức chế rất mạnh các loại bèo ở trong hồ high tech.
Dù vậy, bạn hoàn toàn có thể chơi chúng chung với nhau nếu bạn thay nước 2 lần/ tuần đầy đủ.
Hiển nhiên bèo bạn sẽ không tốt bằng hồ riêng cho bèo.
Có rất nhiều loại chất độc cảm nhiễm(gọi là độc nhưng chúng không thật sự độc khi ở nồng độ
vừa, giống như NO3 vậy). Sau đây là một vài loài cây và những chất độc cảm nhiễm của chúng.
Mọi người có thể thấy gốc cyano và những hợp chất cyanogenic này có thể chuyển hóa thành
cyanide(xianua) cực độc. Con người thậm chí có ăn một vài loài cây có allelochemical gốc cyano
này để mọi người thấy được nồng độ chất cảm nhiễm nó quan trọng thế nào tới độc tính của
chúng
Đây là các loại allelochemical và các loài chúng ức chế khi ở nồng độ đủ cao:
Vấn đề đặt ra là các chất allelochemical này có tính ức chế rất kém. Nó chỉ hiệu quả ở nồng độ
rất cao hoặc được trộn chung với thật nhiều các allelochemical khác nhau
Chẳng hạn Phenolic acid được trộn bởi gallic acid và caffeic acid cho thấy ức chế tảo nhớt
xanh(cyanobacteria) mạnh hơn gấp 6 lần so với khi chỉ có 1 mình Tất cả các loài cây, rêu hại đều
sản xuất 1 lượng chất cảm nhiễm và nhả ra môi trường xung quanh. Tuy nhiên các nghiên cứu
cho thấy các allelochemical này dù trộn với nhau vẫn có độc tố kém hơn hẳn dự định và không
có ảnh hưởng nhiều tới việc phát triển của các cây. Đặc biệt trong hồ high tech khi bạn có đầy đủ
điều kiện cho cây phát triển, các loại allelochemical vốn 90% đã bị vi sinh xử lý, 10% còn lại
trong nước không đủ khả năng để ức chế sự phát triển của cây nếu như bạn thay nước đều mỗi
tuần. Ảnh hưởng từ Allelochemical là rất nhỏ và khó thấy, điều này khiến nhiều nhà khoa học
phải đau đầu khi phải tìm cách cô lập được ảnh hưởng của chúng.
Vậy thì chất cảm nhiễm trong hồ mình không cần quan tâm phải không? Ở góc độ trung bình và
thậm chí cả chuyên nghiệp, allelochemical chỉ thật sự quan trọng khi bạn có trên 15 loại cây
khác nhau trong hồ chưa tính rêu hại(rêu hại cũng có nhả allelochemical). Bạn có thể thấy được
ảnh hưởng của các chất cảm nhiễm sau 3-4 tuần không thay nước trong hồ high tech với lượng
cây và loại cây cao, mặc dù nó không nhiều.
Chính vì vậy các nhà aquascaper chuyên nghiệp(như Josh Sim chẳng hạn) khi đi thi họ đều thay
nước từ 2-3 lần một tuần để tối ưu sự phát triển của cây. Với họ thì từng chiếc lá, từng ngọn,
từng cm phát triển đều quan trọng. Hiển nhiên ở mức độ hobby như mọi người thì đây là điều
không cần thiết. Chính vì vậy, mọi người có thể an tâm rằng vấn đề cảm nhiễm trong hồ thủy
sinh là có, nhưng nó không ảnh hưởng gì tới cây của bạn nếu bạn thay nước đều mỗi tuần với hồ
high tech(hồ low tech có thể 1 tháng thay 1 lần cũng được)...Trừ khi bạn muốn thi IAPLC
9. Hướng dẫn pha phân nước và tính toán liều lượng cụ thể:
Đầu tiên bạn phải biết chất bạn sử dụng để làm phân nước có ở dạng tinh thể rắn không và
công thức hóa học là gì.
Ví dụ KCl,
,
….
Mình sẽ lấy ví dụ
vì mình muốn làm phân nước để cung cấp
. Giờ
mình muốn châm 5ml vô 120L nước và liều này sẽ tăng 0.6 ppm NH4.
Bây giờ mình cần tính % NH4 của chai phân nước của mình bằng công thức này:
1000vP ÷V = C
v = lượng mình châm (ml)
P = % nguyên tố đó trong sản phẩm (đưa về dạng thập phân, ví dụ 0.1% = 0.1/100=0.001)
V = châm vô trong hồ có bao nhiêu L nước (L)
C = lượng ppm đo được sau khi châm.
Trong trường này:
v = 5 ml
P = mình đang cần tính %
V = 120L
C = 0.6 ppm
Như vậy thế vào công thức và biến đổi để tìm P:
P = 0.0144 = 1.44%. Để so sánh thì seachem Nitrogen có % NH4 là 0.5%. Nghĩa là phân
nước bạn khi pha xong sẽ có nồng độ đậm gấp gần 3 lần trong chai Nitrogen. Tuy nhiên cũng
phải chú ý rằng NH4 trong nước sẽ phản ứng tách thành NH3 1 phần tùy vào độ pH nữa. Điều
này không xảy ra với NH4 trong Nitrogen vì NH4 đó là dạng phức, hay nói cách khác nó được
kết hợp với 1 chelator để hạn chế tối đa sự chuyển đổi này => dẫn tới nồng độ NH4 ổn định và ít
NH3 vốn là tác nhân hàng đầu kích thích phát triển rêu hại.
Bạn nào muốn tìm hiểu thêm về NH3 và NH4 cũng như Total Ammonium Nitrogen có thể đọc
báo cáo khoa học này( trang 835) :
“C. Anthonisen, R.C. Loher, T.B.S. Prakasam, E.G. Srinath.Inhibition of nitrification by ammonia and
nitrous acid. Journal – Water Pollution Control Federation, 48 (5) (1976), p. 835”
Tiếp tục ta có phải tìm được NH4+ sẽ chiếm bao nhiêu % trong
Nên nhớ vì là dung dịch nên sẽ phân ra ion. NH4 là ion từ muối
, K là ion từ
muối KCl, PO4 là ion từ
chẳng hạn. Bạn tính ppm phải dựa trên ion không phải dựa
trên từng nguyên tố. Vì vậy phải tìm hiểu kỹ các chất khi pha vào dung dịch nước sẽ phân ra
những ion nào.
Khối lượng mol của
là 132: N = 14, H = 1, S = 32, O = 16.
Molar mass(khối lượng mol) = (14+ 1x4)x2 + 32 + 16x4 = 132
Khối lượng mol của
tương tự sẽ là 18, nhưng phải nhân 2 vì trong hợp chất này vô
nước phân ra tới 2 ion
Như vậy
sẽ chiếm
= 27.27% của
bây giờ mình cần chuyển %P của
bằng cách nhân cho 10000:
ppm
khi nãy thành dạng ppm. Ta có thể làm điều này
= 1.44 x 10000 = 14400 ppm
Để đạt được 14 400 ppm
, với
lấy ppm
chia cho %
trong
14 400 / 0.2727 = 52805 ppm
1 ppm = 1 mg/ L
Như vậy
chiếm 27,27% của
, ta sẽ phải
:
= 52805 mg/L = 52.805 gram/L
Nói cách khác, khi bạn bỏ 52.805 gram
vô 1 L nước RO, bạn sẽ được trên lý
thuyết là 1.44%
. Sử dụng dung dịch này khi châm 5ml vào 120L nước sẽ cho bạn 0.6
ppm NH4 trên lý thuyết.
Nếu bạn muốn đong vào 500ml nước thay vì 1L nước thì bạn lấy 52.805/2 = 26.402
gram
. Do 500ml = 1 nửa của 1 L.
Lưu ý phải dùng nước RO. Cách này chỉ nên sử dụng cho đa lượng. Vi lượng thì là 1 vấn đề
khác vì bạn phải cân nhắc tới độ oxy hóa của nước, mức ionic strength của dung dịch sau khi
pha, độ tinh khiết của chất pha và các ảnh hưởng khác...Tốt nhất nên sử dụng vi lượng của những
hãng nổi tiếng như ADA, seachem hay Tropica. Họ xử lý chất rất tốt và đảm bảo được tỉ lệ chất
chính xác.
III. RÊU VÀ TẢO HẠI:
1. Rêu và tảo hại:
Rêu và tảo là hai họ thực vật có cấp thấp hơn cây với rêu là họ thực vật cấp cao hơn tảo.
Cũng chính vì điều này mà lượng dinh dưỡng rêu và tảo hấp thụ thấp hơn nhiều so với cây. Tuy
nhiên rêu và tảo nhân giống nhanh hơn nhiều so với cây. Điều này dẫn tới bùng phát rêu và tảo
hại trong hồ khi dinh dưỡng dư thừa vì chúng sinh sôi rất kinh khủng.
Đây là vấn đề khiến rất nhiều người chơi thủy sinh từ bỏ thú chơi này, ngay cả những
người chơi lâu năm vì cuộc chiến đấu với algae(rêu và tảo hại) là cuộc chiến đấu dài và dai dẳng.
Các bạn hãy lưu ý, không có một hồ nào mà không có rêu hay tảo hại. Gọi là hại nhưng
thật ra nó là 1 phần của hệ sinh thái và sẽ luôn luôn tồn tại trong hồ dù bạn có lọc RO và tiệt
trùng nước tới mức nào đi nữa. Ví dụ, có nhiều bào tử algae bay lơ lửng trong không khí và sau
đó đáp vô mặt nước hồ bạn và vào trong điều kiện tốt nhất để phát triển.
2. Các loài rêu, tảo hại:
Mình sẽ liệt kê ra một cách ngắn gọn nhất cho các bạn. Lưu ý về nguyên nhân xuất hiện
và bùng phát mình sẽ liệt kê theo thứ tự nguyên nhân chính nhất tới nguyên nhân phụ
nhất ở sau cùng.
1. Tảo nâu(Brown Algae):





Thời điểm xuất hiện: Hồ mới set up khoảng 1-2 tuần.
Nguyên nhân xuất hiện: Hệ sinh thái chưa cân bằng, dư chất hữu cơ.
Nguyên nhân bùng phát: Dư nitrate, silicat
Độ khó xử lý: Dễ
Hình ảnh:





Miêu tả: Tảo nâu là loài tảo có 2 dạng, dạng sợi nâu và dạng đốm nâu.
Dạng đốm nâu tạo bề mặt có màu nâu bám trên cây, lá, lũa hoặc cả kiếng
và có độ nhớt nhất định.
Nguy hiểm cho cá, tép: Không
Nguy hiểm cho cây: Không
Cách xử lý:
 Ở hồ mới set up đây là loài tảo hại xuất hiện đầu tiên do sự có mặt
của Amoniac cao trong nước. Sau khi hồ đã cycle hoàn chỉnh thì
lượng Amoniac giảm khiến cho việc hình thành tảo hại này cũng
khó hơn và nó sẽ tự biến mất hoặc chỉ còn rất ít. Lưu ý nếu lượng
cây trong hồ bạn không đủ che phủ 70% diện tích chiếu sáng trở
lên thì hồ bạn vẫn sẽ bị tảo nâu phát triển mạnh do thiếu sự cạnh
tranh từ cây.
 Ở hồ cũ thì giảm lượng silicat(từ cát) sẽ giúp hồ bớt tảo nâu, còn
không thì cây bạn cần phải phát triển mạnh và nhiều hơn cũng như
giảm lượng chất hữu cơ(giảm tải cá, tép).
 Có thể sử dụng Excel hoặc liquid carbon để xử lý nhưng không
khuyến khích. Sử dụng Purigen sẽ loại bỏ được hoàn toàn
Các loài ăn rêu/tảo hại này:
 Otocinclus:

Các loài cá mút đá, pleco.v...v.
2. Tảo đốm xanh(Green Spot Algae):




Thời điểm xuất hiện: Xuất hiện sau tảo nâu và khi hồ bắt đầu ổn định,
khỏe mạnh.
Nguyên nhân xuất hiện: Phosphate quá thấp(<0.5 ppm) hoặc quá cao
(>6ppm, lượng cây thấp nhưng phosphate cao).
Nguyên nhân bùng phát: CO2 thấp và ánh sáng không phù hợp với độ hòa
tan CO2
Độ xử lý: Trung bình

Hình ảnh:

Miêu tả: Loài tảo này hay xuất hiện trên kiếng, lũa, đá hoặc lá của các loài
cây mọc châm. Chúng là loài tảo của 1 hồ khỏe mạnh nên sẽ luôn có một
chút tảo xanh xuất hiện đặc biệt ở những vị trí không có cây.
Nguy hiểm cho cá, tép: Không
Nguy hiểm cho cây: Không
Cách xử lý:
 Ở hồ bắt đầu ổn định hoặc hồ ổn định sẽ luôn xuất hiện loài tảo
này. Đây là loài tảo tốt nhưng sẽ trở thành hại nếu để nó bùng phát.
Chính vì vậy nếu cây bạn phát triển khỏe mạnh, đầy đủ sẽ cạnh
tranh được dinh dưỡng cho hồ. Yêu cầu hơn 60% bề mặt được lấp
bởi cây trong đó 30-40% là loài mọc nhanh. Chú ý giữ mức
Phosphate(PO4) ở khoảng 1ppm-2ppm sẽ giúp hạn chế sự phát
triển của chúng.
 Excel hay Liquid carbon sẽ chỉ giải quyết 1 phần ngay cả khi xịt
thẳng vào vị trí đó.
Các loài ăn rêu/tảo hại này:





Nerite : nhưng không hiệu quả và ăn rất chậm nên giải quyết phần
gốc là PO4

Otocinclus: cũng không hiệu quả vì tảo đốm xanh bám rất chắc.
3.
4. Tảo bụi xanh(Green Dust Algae):




Thời điểm xuất hiện: Xuất hiện ở những hồ mới set up, có thể cùng lúc
hoặc sau tảo nâu
Nguyên nhân xuất hiện: Không rõ từ đâu
Nguyên nhân bùng phát: CO2 thấp hoặc mật độ biomass(cây) không đủ .
Độ xử lý: Dễ

Hình ảnh:

Miêu tả: Loài tảo này rất giống tảo đốm xanh nhưng chúng nhỏ hơn nhiều
và mọc trên kiếng, lũa, và đá. Chúng sẽ không mọc trên cây.
Nguy hiểm cho cá, tép: Không




Nguy hiểm cho cây: Không
Cách xử lý:
 Sử dụng dao cạo sẽ không ăn thua vì chúng sẽ trôi nổi lại dính vào
đá lũa và mọc lại. Chính vì vậy phải để chúng phát triển 10-20
ngày liên tục để tạo thành 1 màng dày từ đó mình có thể lấy chúng
ra bằng ống rút nước.
 Excel hay Liquid carbon sẽ không giải quyết vấn đề này.
Các loài ăn rêu/tảo hại này:
 Nerite : nhưng không hiệu quả và ăn rất chậm

Octocinclus:
5. Rêu lông tơ (Fuzz Algae):
Thời điểm xuất hiện: Không dựa vào thời gian
Nguyên nhân xuất hiện: Tăng giảm CO2 thất thường(ngày 1 ba giọt CO2,
ngày 2 hai giọt CO2, ngày 3 một giọt CO2….v..v…) và CO2 phân bố
không đều trong hồ do tuần hoàn nước trong hồ kém(nhờ đó xác định
được vị trí nước tù trong hồ). Lưu ý CO2 phải đạt mức hòa tan yêu cầu
ngay cả khi ánh nắng tự nhiên đầu tiên chiếu vào.
Thiếu chất đa lượng cũng gây xuất hiện loài này
 Nguyên nhân bùng phát: Cây phát triển kém do thiếu dinh dưỡng, nhả
ngược dinh dưỡng ra làm rêu phát triển
 Độ xử lý: Khó
 Hình ảnh:




Miêu tả: Loài rêu hại này xuất hiện khi hồ bạn cây không hấp thu được hết
dinh dưỡng bạn châm vô do thiếu dinh dưỡng nào đó hoặc thiếu CO2 do
tuần hoàn nước kém (Xem phần dinh dưỡng để hiểu thêm). Rêu có sợi
ngắn và mọc thành chùm
Nguy hiểm cho cá, tép: Không



Nguy hiểm cho cây: Khi mọc thành bụi sẽ cạnh tranh dinh dưỡng và ánh
sáng cho cây làm chết lá.
Cách xử lý:
 Chú ý châm đầy đủ chất để cây phát triển. Những chất như
Phosphate rất hay bị thiếu trong hồ ít hơn 5 tháng tuổi. Kali luôn
luôn phải châm thêm nên chú ý cân bằng giữa ánh sáng và dinh
dưỡng, CO2 để không làm cây thiếu hụt
 Excel và Liquid carbon không thật sự hiệu quả với loài này.
Các loài ăn rêu/tảo hại này:
 Yamato :


Các loài tép khác
Octocinclus:
6. Rêu sợi xanh dài (Green Beard Algae):
Tương tự như rêu sợi xanh ngắn nhưng dài hơn nhiều và nguyên nhân bùng phát có thêm
yếu tố thời gian chiếu sáng quá dài. Cần cung cấp thêm Nitrate(chỉ Nitrate) cho hồ.
7. Rêu chùm đen (Black Beard Algae-Black Brush Algae):









Thời điểm xuất hiện: Không dựa vào thời gian
Nguyên nhân xuất hiện: Tăng giảm CO2 thất thường(ngày 1 ba giọt CO2,
ngày 2 hai giọt CO2, ngày 3 một giọt CO2….v..v…) và CO2 phân bố
không đều trong hồ do tuần hoàn nước trong hồ kém(nhờ đó xác định
được vị trí nước tù trong hồ). Mùn dưới đáy hồ bắt đầu nhiều. Lưu ý đây
là loài rêu có thể xuất hiện không vì một lý do nhất định nào ngay cả trong
hồ cực kỳ ổn định, cây xanh, căng khỏe.
Nguyên nhân bùng phát: Hệ vi sinh mất cân bằng.
Độ xử lý: Rất Khó
Hình ảnh:
Miêu tả: Loài rêu hại này xuất hiện có thể không vì 1 lý do nào. Đây là
loài rêu đỏ vì khi chúng chết chúng biến này màu đỏ đặc trưng. Đối với hồ
có nước GH cao, GH >6 sẽ làm cho loài rêu này sử dụng canxi để làm
thành tế bào chắc hơn khiến chúng trở nên khó nhai với các loài cá, tép ăn
rêu hại. Tuy nhiên, với GH > 9 thì lại không thấy sự phát triển của chúng.
Nguy hiểm cho cá, tép: Không
Nguy hiểm cho cây: Khi mọc thành bụi sẽ cạnh tranh dinh dưỡng và ánh
sáng cho cây làm chết lá.
Cách xử lý:
Chú ý lượng CO2 hòa tan trong hồ giữ ở mức tối ưu để cây phát
triển hạn chế sự phát triển của loài rêu này. Không quá nhiều cũng
không quá ít. Cây phải khỏe mạnh và ít bị rụng lá để phân hủy
 Chú ý hút mùn dưới đáy, giảm phân cá trong hồ. Chú ý hệ vi sinh
cần thêm dòng vi sinh chuyển hóa Nitrogen.
 Excel và Liquid carbon sẽ được xịt thẳng vào rêu để diệt. Đây là
cách diệt hiệu quả nhất
Các loài ăn rêu/tảo hại này:
 Yamato : nhưng không hiệu quả và ăn rất chậm




Các loài tép khác
Octocinclus: nhưng không hiệu quả
What exactly causes BBA? Part 2 - Bacterial imbalance | UK
Aquatic Plant Society
8. Rêu tóc (Cladophora):










Thời điểm xuất hiện: Không dựa vào thời gian
Nguyên nhân xuất hiện: Do du nhập từ cây mua ở cửa hàng có bào tử rêu
này và không xử lý cây trước khi đưa vào hồ.
Nguyên nhân bùng phát: Dòng nước tuần hoàn kém, thiếu CO2.
Độ xử lý: Khó
Hình ảnh:
Miêu tả: Loài rêu hại này sẽ di trú cùng với các cây bạn mua trong shop
nên luôn luôn phải xử lý cây kỹ trước khi bỏ vào hồ. Đây là loài rêu hại
thuộc dòng rêu tóc và có sợi thô nhiều nhánh. Rất hay tấn công các loài
cây mọc chậm.
Nguy hiểm cho cá, tép: Không
Nguy hiểm cho cây: Khi mọc thành bụi sẽ cạnh tranh dinh dưỡng và ánh
sáng cho cây làm chết lá.
Cách xử lý:
 Chú ý lượng CO2 hòa tan trong hồ giữ ở mức tối ưu để cây phát
triển hạn chế sự phát triển của loài rêu này
 Excel và Liquid carbon sẽ được xịt thẳng vào rêu để diệt. Đây là
cách diệt hiệu quả nhất.
 Luôn xử lý cây mua từ tiệm về để không bị dính
Các loài ăn rêu/tảo hại này: Không có loài nào ăn rêu hại này bạn sẽ phải
tự tay lấy nó ra.
9. Tảo nước xanh:


Thời điểm xuất hiện: Không dựa vào thời gian
Nguyên nhân xuất hiện: Do các bào tử trôi lơ lửng, từ không khí hoặc từ
nguồn nước. Khi Amoniac tăng đột biến, thiếu dưỡng chất hoặc CO2 thấp
đều có khả năng phát triển loài này








Nguyên nhân bùng phát:.Một khi đã xuất hiện thì rất khó để ngăn cản
bùng phát, nó sẽ phát triển ngay cả trong điều kiện thiếu chất.
Độ xử lý: Khó
Hình ảnh:
Miêu tả: Loài tảo hại này nguy hiểm ở chỗ nó khi đã hình thành rồi thì rất
khó để loại bỏ. Tuy nhiên trong một hồ ổn định và cây cối phát triển mạnh
thì khả năng xuất hiện của nó là rất thấp. Tuy nhiên với những hồ để nuôi
Artemia sinh khối thì đây sẽ là nguồn thức ăn rất tốt cho chúng.
Nguy hiểm cho cá, tép: Không
Nguy hiểm cho cây: Không
Cách xử lý:
 Thay 100% nước và tiến hành tắt đèn phủ bọc đen 4 ngày liên tục
và sau đó thay tiếp 100% nước.
 Excel và Liquid carbon vô hiệu trong trường hợp này
 Chú ý nguồn nước bạn châm vào hồ và sử dụng đèn UV có thể diệt
được loài tảo này
Các loài ăn rêu/tảo hại này: Không có loài nào ăn rêu hại này
10.
11. Tảo xoắn (Spirogyra):
Nguồn gốc tương tự như tảo nước xanh và rất khó xử lý vì chúng có nhu cầu phát triển
giống như cây. Tuy nhiên Excel và Liquid carbon sẽ xử lý rất tốt loài tảo này. Cách xử lý
cũng phải sử dụng cách tắt đèn 4 ngày liên tục và thay 100% nước sau đó.
12. Rêu tóc (Green Thread Algae) :




Thời điểm xuất hiện: Xuất hiện khi hồ đang cycle.
Nguyên nhân xuất hiện: Thiếu CO2, thiếu Nitrate và dư sáng
Nguyên nhân bùng phát: Thiếu CO2
Độ xử lý: Khó

Hình ảnh:

Miêu tả: Loài rêu hại này thường xuất hiện ở những hồ đang cycle. Ở
những hồ cũ thì nó là biểu hiện của thiếu Nitrate và/hoặc CO2 không đủ.
Nguy hiểm cho cá, tép: Không
Nguy hiểm cho cây: Không
Cách xử lý:
 Excel và Liquid carbon sẽ xử lý được tạm ổn
 Chăm sóc cho cây phát triển mạnh lên từ từ rêu hại này sẽ hết vì
vòng đời chúng rất ngắn.
Các loài ăn rêu/tảo hại này:





Yamato : cực kỳ hiệu quả

Các loài tép khác
13. Rêu tóc (Rhizoclonium):
Loài rêu hại này xuất hiện khi hồ bạn tuần hoàn nước kém và dòng quá yếu. Nhìn như
bông gòn. Đây là 1 họ của rêu tóc và khi dinh dưỡng bạn thiếu cũng xuất hiện. Đây là
loại rêu hại hiếm gặp, chỉ gặp khi thường dùng nền trơ hoặc hồ thiếu CO2.
Minifiss(fissidens) rất hay bị loài rêu này. Sử dụng tép Amano và các loài tép khác sẽ xử
lý tạm ổn loài rêu này. Tuy nhiên thiếu CO2 sẽ dễ khiến nó bùng phát lại.
14.
15. Rêu sừng hươu:

Thời điểm xuất hiện: Thường khi hồ đã ổn định










Nguyên nhân xuất hiện:Thiếu CO2 VÀ lượng Fe cao(>1ppm)(dù vậy hồ
mình 2ppm nhưng cung cấp đủ CO2 thì rêu sừng hươu rất khó phát triển)
Nguyên nhân bùng phát: Mất cân bằng dinh dưỡng(vi lượng và đa lượng)
Độ xử lý: Dễ
Hình ảnh:
Độ xử lý: Khó
Miêu tả: Loài rêu hại này là loài rêu đỏ tương tự như rêu chùm đen, chúng
phát triển khi hồ thiếu CO2 và nhiều Fe.
Nguy hiểm cho cá, tép: Không
Nguy hiểm cho cây: Không
Cách xử lý:
 Excel và Liquid carbon sẽ xử lý được rêu hại này rất tốt
 Chú ý tăng CO2 và châm Fe hợp lý
Các loài ăn rêu/tảo hại này:

Yamato : chỉ ăn khi rêu hại đã chết
16. Tảo lam (Cyanobacteria):





Thời điểm xuất hiện: Thường khi hồ đã ổn định
Nguyên nhân xuất hiện: Môi trường kỵ khí(không có trao đổi khí được, dư
CO2), Nitrate giảm
Nguyên nhân bùng phát: Nền dơ hoặc lọc dơ. Nền có nhiều phân đang
phân hủy gây nhiều Amoniac ở khu vực đó.
Hình ảnh:
Miêu tả: Loài tảo này thật ra là một loài vi khuẩn kỵ khí. Chúng rất độc và
tiết ra độc tố gây nguy hiểm cho cá tép nếu để phát triển. Nó có tính nhớt
và hay phát triển dưới nền. Nó có thể phát triển cả lên cây nếu bạn không




xử lý và lúc đó chỉ có cách lật hồ hoặc xài thuốc kháng sinh. Lưu ý nó sẽ
diệt cả vi sinh có lợi trong hồ. Các hồ có cát dễ tạo môi trường kỵ khí vì
hạt cát nhỏ khiến không gian giữa các hạt cát khít hơn làm cho nước
không lưu thông qua được
Nguy hiểm cho cá, tép: Có
Nguy hiểm cho cây: Có
Cách xử lý:
 Excel và Liquid carbon sẽ xử lý ở mức tối thiểu
 Sử dụng cách tắt đèn 4 ngày để không cho nó phát triển vì đây là
loài vi khuẩn quang hợp. Chúng sẽ chết từ từ. Sau 4 ngày thay
nước 100%.
 Hút những phần cát hay phân nền có chứa vi khuẩn lam đó ra.
 Sử dụng kháng sinh là biện pháp cuối cùng vì nó sẽ giết hết các vi
sinh trong lọc và dưới nền luôn.
Các loài ăn rêu/tảo hại này: Không có loài nào ăn
17.
18. Váng bề mặt:
Váng bề mặt xuất hiện do cây nhả protein khi bị stress. Lớp protein này là trong suốt và
nhẹ hơn nước nên nó nổi lên bề mặt. Đây là thức ăn cho các loài vi khuẩn. Càng ngày
chúng sẽ phát triển và hình thành mảng trắng đục như vậy. Tác hại của việc này là chúng
ngăn trao đổi khí vì vi khuẩn phân hủy chất hữu cơ(protein) có tính nhớt điều này làm khí
không qua được lực căng bề mặt nhớt này, dễ gây mất cân bằng sinh học trong hồ. Đồng
thời do nó màng đục trắng dẫn tới giảm ánh sáng xuống cây nữa. Nên sử dụng lọc váng
hoặc kích động bề mặt liên tục để xử lý vấn đề này.
19.
20. Nước đục trắng:
Đây là sự bùng phát của vi sinh. Có thể do sử dụng quá liều các sản phẩm vi sinh hoặc có
quá nhiều chất hữu cơ đang phân hủy(cá chết, tép chết, đồ ăn thừa tích tụ nhiều, lũa phân
hủy..v..v..). Đây là thức ăn cho dòng vi sinh Hetetrophic và vì dòng vi sinh này có kích
thước lớn. Chúng sinh sôi với số lượng nhiều sẽ gây đục trắng nước như vậy. Thông
thường hồ set up từ 3-5 ngày sẽ xuất hiện trường hợp này và sẽ tự hết sau khoảng 4 ngày.
Nếu nó vẫn tiếp diễn thì hãy xem lại chu trình châm vi sinh hoặc xem có bất kỳ cá, tép
hay sinh vật nào chết trong hồ gây đục trắng nước không và lấy nó ra. Ngoài ra cũng có
thể xài đèn UV để xử lý lượng vi sinh dư trong nước đó.
3. Rêu và tảo hại có “hại”?
Trong một hồ thủy sinh sẽ luôn luôn có rêu và tảo hại. Cho dù bạn có cố gắng tới mấy đi
nữa. Lấy ví dụ như tảo đốm xanh và tảo nâu, hồ mình để 1 tuần không đụng tới nó vẫn xuất hiện
1 chút trên kiếng. Vì hồ thủy sinh là 1 hệ kín, mình phải tác động vào để bảo dưỡng cho hệ kín
này giữ mức ổn định nhất có thể. Không có một hồ nào mãi mãi không có rêu hại và công việc
của chúng ta chơi thủy sinh là phải chịu khó bảo dưỡng hồ. Chỉ khác biệt là hồ ổn định, cây xanh
khỏe thì thời gian giữa các lần bảo dưỡng nó dài hơn, chứ không có hồ nào là không cần bảo
dưỡng. Khi chơi thủy sinh, bạn chỉ cần khoảng 1h để bảo dưỡng 1 hồ, đó là tối đa, còn trung
bình chỉ cần chưa tới 15 phút nên không thể nói rằng mình không có thời gian. Nếu bạn không
có thời gian để bảo dưỡng được như vậy thì có thể đây không phải là môn chơi cho bạn rồi.
IV. CÁC LOẠI CÂY THỦY SINH THÔNG DỤNG:
1. Stem plants(cắt cắm):
1.1 Alternanthera reineckii(Huyết Tâm Lan):
 Miêu tả:

Lá cạn:

Lá nước:


Yêu cầu ánh sáng: mạnh tới rất mạnh
Đặc tính:
 Một trong những loài dễ trồng, khá khỏe.
 Yêu cầu nền giàu N và P hoặc châm đủ dưỡng N, P cho hồ
 Nhiệt độ tốt nhất là từ 24-27 độ, thuộc họ cây thích nghi nước
mềm. Tuy nhiên vẫn có khả năng sống trong nước cứng
 Yêu cầu ánh sáng mạnh tới rất mạnh để giữ màu đỏ. Nếu ánh sáng
không đủ bạn sẽ thấy nó chuyển xanh và rữa lá để đẩy ngọn lên
gần với ánh sáng hơn. Vì vậy đây là loại cây ở trung cảnh và tiền
cảnh.
 Tỉa ngọn sẽ giúp cây mọc thành bụi. Lưu ý khi trồng cắm từng cây
xuống tránh dồn chung 1 chỗ sẽ gây rữa.
 Dạng mini nhỏ hơn nhưng nhu cầu như nhau.

1.2 Ammannia gracilis ( Hồng liễu):
 Miêu tả:
 Lá cạn:

Lá nước:
Yêu cầu ánh sáng: Mạnh tới rất mạnh
Đặc tính:
 Một trong những loài khỏe, thích nghi tốt
 Yêu cầu CO2 tốt và cung cấp đầy đủ Fe cũng như đa lượng nếu muốn giữ
màu đỏ đồng hoặc màu vàng đồng.
 Nhiệt độ tốt nhất là từ 22-28 độ, thuộc họ cây thích nghi với nước mềm.
 Nếu ánh sáng trung bình hoặc yếu, cây sẽ mất màu và rữa lá tầng dưới.
Yêu cầu dinh dưỡng tốt.
1.3 Bacopa caroliniana (Lệ Nhi):



Page |
Download