sfsfsf HỌC VIỆN NGOẠI GIAO KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ Học phần: TRIẾT HỌC MÁC- LÊNIN(FC.001.03) fs ĐỀ TÀI: …..Tự do ngôn luận thiếu kiểm soát trên không gian mạng của người dân Việt Nam... Giảng viên hướng dẫn : Trần Thị Thu Hường Sinh viên thực hiện : Nguyễn Việt Dũng Lớp : Triết 11 Mã sinh viên : NNA48C1-0600 Hà nội, ngày 26 tháng 1 năm 2022 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết và tính thời sự của đề tài Tự do ngôn luận không chỉ là quyền cơ bản của con người mà còn là nhu cầu con người mong muốn và đòi hỏi qua bao thời kỳ phát triển của nhân loại. Không những thế nó còn là vấn đề còn tồn tại trên toàn cầu khi người dân nhiều nơi vẫn luôn đấu tranh cho dân chủ, cho quyền được nói lên ý kiến cá nhân của bản thân mình. Việt Nam tuy là một quốc gia mới phát triển và hội nhập với Quốc Tế chỉ trong vài thập kỷ qua nhưng cũng đã bắt kịp xu hướng của thế giới, coi trọng các quyền cơ bản và đảm bảo dân chủ ngôn luận cho người dân. Cùng với sự phát triển của Internet và việc sử dụng thiết bị điện tử cá nhân, người dân càng ngày có cơ hội để tiếp cận với thông tin và bày tỏ ý kiến của mình một cách dễ dàng, nhanh chóng hơn bao giờ hết. Tuy vậy việc phát triển của các quyền con người và tự do cá nhân đã dẫn đến các hành vi lệch chuẩn, suy thoái đạo đức trong xã hội, lạm dụng các quyền lợi của mình gây ảnh hưởng xấu đến xã hội. Có thể kể đến như những hành vi chửi bới, lăng mạ cá nhân khác trên mạng xã hội hay các cá nhân đưa thông tin thất thiệt sai sự thật về tình hình chính trị, xã hội lên không gian mạng để kích động, lôi kéo các cá nhân khác vì những mục đích xấu. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Luận văn này nhằm nói về các vấn đề lý luận, bàn về mối quan hệ biện chứng giữa sự tồn tại xã hội và ý thức xã hội tạo nên thực trạng suy thoái đạo đức, lệch chuẩn trong xã hội từ việc lạm dụng tự do ngôn luận. Trong luận văn cũng sẽ đưa ra các tầm nhìn, hướng giải quyết cải thiện và tối ưu tự do ngôn luận ở Việt Nam. 3. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn Luận văn này biện chứng về mối quan hệ giữa TTXH và YTXH, bàn luận về vấn đề sử dụng tự do ngôn luận trên mạng của mọi người, cung cấp thông tin, đề xuất từ góc độ cá nhân với mong muốn thúc đẩy tự do ngôn luận một cách đúng đắn và dân chủ. Ngoài ra luận văn cũng có thể cung cấp tham khảo, bàn luận về vấn đề cho những người quan tâm. I, PHẦN LÝ LUẬN 1.1. Khái niệm về biện chứng, TTXH, YTXH 1.1.1. Khái niệm biện chứng Theo Giáo trình triết học (2010)(1) và theo triết học Mác-Lênin, biện chứng là phương pháp xem xét sự vật trong trạng thái liên hệ tác động qua lại lẫn nhau, ràng buộc lẫn nhau và trong quá trình vận động, phát triển không ngừng. Có hai loại biện chứng là biện chứng chủ quan và biện chứng khách quan trong đó biện chứng khách quan tập chung vào bản chất thế giới vật chất tồn tại độc lập với ý thức con người, biện chứng chủ quan là thống nhất của logic biện chứng, nhận thức, đây là quá trình phản ánh hiện thực khách quan vào bộ óc con người. 1.1.2. Tồn tại xã hội là gì ? Tồn tại xã hội là toàn bộ sinh hoạt vật chất và những điều kiện sinh hoạt vật chất của xã hội, bao gồm môi trường tự nhiên, dân số và phương thức sản xuất. Có ba yếu tố chính của tồn tại xã hội: Phương thức sản xuất là yếu tố đầu tiên và quyết định nhất của tồn tại xã hội, chúng tạo ra đặc trưng và sự tồn tại, quyết định sự phát triển của xã hội. Mội trường tự nhiên hay hoàn cảnh địa lý là các điều kiện khí hậu, song suối,... làm nên đặc điểm không gian sinh sống của xã hội. Cuối cùng là yếu tố điều kiện dân số bao gồm các cách thức tổ chức dân cư, mô hình dân cư… 1.1.3. Ý thức xã hội là gì ? Ý thức xã hội là bao gồm toàn bộ các quan điểm, tư tưởng, các truyền thống, các đặc trưng xã hội, suy nghĩ… của xã hội trong từng giai đoạn lịch sử phát triển. Ý thức xã hội tạo thành từ các ý thức của những lĩnh vực như chính trị, đạo đức, tôn giáo, khoa học,.. Ý thức xã hội có thể phân biệt thành ý thức xã hội thông thường và ý thức lý luận. Ý thức xã hội thông thường lag toàn bộ tri thức, quan niệm.., được hình thành từ các hoạt động thực tiễn hàng ngày. Ý thức lý luận là những tư tưởng, quan điểm được khái quát, hệ thống thành các học thuyết xã hội nằm trong các khái niệm, quy luật. Ngoài hai cấp độ ý thức trên, hai yếu tố tâm lý xã hội và hệ tư tưởng cũng có vai trò quan trọng không kém. Tâm lý xã hội là những tâm tư tình cảm, tâm trạng, khát vọng, ý chí… của xã hội phán dánh các điều kiện sinh hoạt vật chất của xã hội. Đây là một bộ phận của ý thức xã hội thông thường có tính bền vững và bảo thủ cao. Còn hệ tư tưởng là toàn bộ các quan niệm, tư tưởng được hệ thống hoàn chỉnh, là một bộ phận của ý thức lý luận , phản ánh giản tiếp và tự giác đối với tồn tại xã hội. 1.2. Mối quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội Giáo trình triết học Mác-Lênin(2006,p.258)(2) đề cập đến việc vật chất sinh ra đầu tiên và quyết định ý thức:” Chủ nghĩa duy vật thùa nhận khả năng nhận thức được thế giới của con người và coi nhận thức là sự phản ánh hiện thực khách quan vào trong đầu óc của con người”. Từ đó ta có thể hiểu rằng tồn tại xã hội được sinh ra trước và quyết định ý thức xã hội. Cụ thể, từ thực tế xã hội mà mà tạo ra các ý thức xã hội thông thường trong đầu óc con người chứ không phải những tư tưởng ấy được sinh ra trong đầu con người sẵn. Ý thức xã hội được tạo ra qua những tác động của tồn tại xã hội lên con người trong quá trình sống, học tập, lao động. Đồng thời những ý thức xã hội cũng sẽ thay đổi nếu trong thực tế tồn tại xã hội có sự thay đổi trong gốc rễ căn bản của nó. Sự thay đổi có thể đến từ thay đổi về sản xuất, phương thức sản xuất… Tuy nhiên không phải lúc nào ý thức xã hội cũng hoàn toàn lệ thuộc vào tồn tại xã hội mà có sự độc lập nhất định của riêng nó. Ý thức xã hội có sự chậm trễ hơn so với tồn tại xã hội do ý thức xã hội là sự phản ánh từ tồn tại xã hội nên xuất hiện sau và biến đổi theo. Ý thức xã hội cũng có tính chắc chắn, bền vững và bảo thủ cao như luật pháp, truyền thống, định kiến, hệ tư tưởng,… Ngoài ra các yếu tố chủ quan bởi con người luôn tìm cách duy trì một ý thức xã hội dù cho tồn tại xã hội đã tiến lên. Vào thế kỷ XXVIII, dù cho đang trong thời đại phát triển của chủ nghĩa Tư Bản, Cách mạng Công nghiệp đang làm thay đổi thực tế xã hội nhưng các triều đại phong kiến được cai trị bởi các vị vua vẫn tiếp tục duy trì các luật lệ, tư tưởng phong kiến lên đất nước, người dân nhằm giữ lại quyền lực, ngai vị của mình. Sự phát triển của giới tri thức, triết học có thể nắm bắt được những quy luật, sự vận động của tồn tại xã hội: Sự ra đời của Phật Giáo có khả năng nhìn nhận các vấn đề của xã hội và đưa ra các giải pháp cho con người; Chủ nghĩa Mác-Lênin dự báo rằng CNTB có vấn đề và sẽ sụp đổ, thế giới sẽ phải tiến lên XHCN là tất yếu. Trong vài quá trình của lịch sử, sự phát triển của ý thức xã hội có thể phát triển tới trình độ cao hơn so với tồn tại xã hội có thể kể đến sự phát triển của văn học, nghệ thuật, tư tưởng của Trung Quốc thời Đường hơn hẳn so với công nghệ, kỹ thuật khoa học thời đó Có những trường hợp trong lịch sử ý thức xã hội có thể tác động ngược trở lại tới tồn tại xã hội nếu chúng phát triển và phổ biến trên toàn xã hội. Có hai trường hợp cho sự ảnh hưởng của ý thức xã hội tới tồn tại xã hội: Nếu ý thức xã hội có thể thúc đẩy sự phát triển sự phát triển xã hội nếu chúng phản ánh đúng các quy luật khách quan của tồn tại xã hội. Còn trong trường hợp ý thức xã hội phản ánh sai lệch các quy luật khách quan của tồn tại xã hội thì sẽ kìm hãm sự phát triển của tồn tại xã hội. Trong lịch sử phát triển của loài người, khi những người Châu Âu dần công nhận sự thiếu hiểu biết của mình đối với thế giới trong suy nghĩ vào thế kỷ XVI và quan niệm rằng Khoa học là con đường giúp chúng ta phát triển và hiểu biết về thế giới nhiều hơn đã dẫn đến sự gia tăng đầu tư vào các nghành Khoa học sản xuất, Khoa học quân sự, Nông nghiệp, Y học, Địa lý,… tạo tiền đề cho các cuộc phát kiến địa lý và Cách mạng Công Nghiệp ở Châu Âu từ thế kỷ XV-XVIII (3). Ví dụ trên minh chứng việc khi ý thức xã hội phản ánh các quy luật tất yếu, đúng đắn sẽ ảnh tạo nên tồn tại xã hội mới phát triển hơn. II, LIÊN HỆ THỰC TẾ, LIÊN HỆ BẢN THÂN 2.1. Liên hệ thực tế Để liên hệ với thực tế về mối quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội, bài luận này chọn viết về vấn đề suy thoái đạo đức và lệch chuẩn diễn ra trên không gian mạng xã hội của Việt Nam. Đây là vấn đề của toàn xã hội và vấn đề trong việc lạm dụng tự do ngôn luận trên mạng xã hội một cách quá đà. Bàn về quyền tự do ngôn luận, theo Hiến pháp Việt Nam 2013(4) đã thừa nhận quyền tự do ngôn luận của công dân, cho phép tự do tìm kiếm, tiếp nhận và truyền đạt thông tin, ý kiến của mình đối với mọi lĩnh vực của đời sống xã hội dưới hình thức bằng lời nói, văn bản. Hiện nay Internet càng được phổ cập tới mọi nơi qua các hình thức Wifi, mạng di động 4G giúp truyền đạt thông tin nhiều hơn. Đất nước bước vào chu kỳ phát triển kinh tế giúp cho mọi người có điều kiện kinh tế tốt hơn, việc sở hữu điện thoại thông minh, thiết bị di động và có khả năng kết nối mạng không còn là vấn đề phức tạp nữa. Hơn thế việc phát triển của các mạng xã hội như Facebook, Youtube, Instagram, Tiktok,… giúp người dân càng có nhiều cơ hội hơn trong việc bày tỏ cảm xúc, bày tỏ ý kiến cá nhân của mình một cách dễ dàng hơn nhiều. Tuy nhiên trái với những mong đợi tốt đẹp, việc sử dụng quyền lợi của mình không phải ai cũng làm đúng khi càng ngày ta có thể thấy việc biểu đạt suy nghĩ của người dân trên không gian mạng trong thập kỷ này của thế kỷ XXI càng mang tính tiêu cực cao. Rất dễ để bắt gặp trên các phần bình luận của một bài đăng facebook, một video Youtube… những bình luận chửi bới, lăng mạ thay vì những lời góp ý, phản biện mang tính xây dựng, giúp đỡ. Trong các cuộc tranh luận trên mạng, mọi người dễ dàng bị kích động hơn bao giờ, việc buông ra những lời khích bác, tổn thương nhân phẩm, danh dự người khác diễn rất nhanh chóng. Mỗi khi có một tin đồn về một cá nhân, tổ chức nào đó được đưa lên trên mạng, mọi người có thể dễ dàng lao vào kết tội, đưa ra các cáo buộc vô căn cứ, kết tội, tất cả những bình luận, lời nói đều có thể không có căn cứ, không kiểm chứng và có khả năng gây tổn hại cho quyền lợi của người khác một cách vô tình hay cố ý. Sự lệch chuẩn xã hội và suy thoái đạo trong việc sử dụng quyền tự do ngôn luận này đến từ việc chúng ta đã phát triển quá nhanh chóng những nền tảng công nghệ, kỹ thuật mạng xã hội, cho phép công dân các đặc quyền tự do ngôn luận một cách dễ dàng và nhanh chóng. Đó là sự phát triển của tồn tại xã hội và đối với một quốc gia đang phát triển, đang hội nhập với Quốc tế như Việt Nam thì những chuẩn mực, các giá trị đạo đức rất dễ bị lung lay, đảo lộn, không có tính chắc chắn do xã hội chuyển biến không ngừng. Vậy nên ý thức xã hội về việc sử dụng quyền tự do ngôn luận, sử dụng mạng xã hội sao cho đúng của đại đa số người dân Việt Nam không được hình thành chặt chẽ, đúng đắn và còn nhiều thiếu sót là hậu quả của sự thiếu hiểu biết và không được giáo dục kỹ càng. Vậy nên việc sử dụng mạng xã hội của người Việt Nam chúng ta đa phần rất bản năng, không cần nhiều suy nghĩ, không có quá nhiều hậu quả cho những phát ngôn, ít khi người ta phải chịu trách nhiệm cho những lời nói, hành vi của mình trên không gian mạng. 2.2. Liên hệ bản thân Từ những trải nghiệm của bản thân, tôi đã từng thấy những người bạn chế giễu, đùa cợt người khác trên không gian mạng. Một ví dụ là trên trang confession của trường cấp ba tôi từng học đã từng có nhiều bạn khi đọc xong một bài viết của các em lớp dưới thì đều bình luận bằng những lời lẽ mỉa mai, bắt nạt và nó thực sự ảnh hưởng tới người bị bắt nạt tới ngoài đời. KẾT LUẬN Trong luận văn trên tôi đã nêu ra quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội, đồng thời nêu ra những ví dụ, minh chứng về chúng đã xảy ra trong quá khứ. Đồng thời tôi cũng liên hệ phép biện chứng ấy với tình hình về tự do ngôn luận của người Việt Nam trên mạng đang ở mức tồi tệ do hậu quả của việc phát triển của kinh tế, đời sống vật chất nhưng ý thức, tư duy của người dân chưa được giáo dục để bắt kịp. Theo đề xuất của tôi, để giảm thiểu tình trạng này, chúng ta nên có những biện pháp cứng rắn, bắt buộc mang tính răn đe với người dân hơn trong việc sử dụng tự do ngôn luận trên không gian mạng. Trong năm 2018 Chính phủ Việt Nam lần đầu ban hành luật An ninh mạng, điều này tôi rất hoan nghênh và ủng hộ do chúng ta đã bắt kịp thế giới trong việc áp dụng luật cho người dân trên thế giới mạng như Anh, Mỹ, Trung Quốc. Đồng thời việc giáo dục của nhà trường, gia đình trong vấn đề văn hóa mạng là một việc cần thiết và nên có trong các hoạt động giáo dục. Với một số kiến nghị này, tôi mong rằng nó có giá trị tham khảo và bàn luận. Tài liệu tham khảo: (1): Giáo trình Triết học,2010 (2): Giáo trình triết học Mác-Lênin,p.258 (3): Homo Sapien, Yuval Noah Harari, chương 4