Uploaded by Pham Minh Phuong

Huongdan trinh bay LVTN TLTN TTTN updated

advertisement
VIỆN CƠ KHÍ
BỘ MÔN CƠ KHÍ Ô TÔ
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 11 tháng 02 năm 2019
PHẦN 1:
HƯỚNG DẪN TRÌNH BÀY LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
1.1. Giới thiệu
Hướng dẫn này nhằm mục đích thống nhất về mặt hình thức trình bày quyển thuyết minh
luận văn tốt nghiệp/đồ án tốt nghiệp (LVTN/ĐATN) cũng như nội dung và cấu trúc của đĩa CD
nộp đính kèm dành cho sinh viên chuyên ngành Cơ khí ô tô/ chuyên ngành Cơ điện tử ô tô,
Viện Cơ khí, Trường Đại học Giao thông Vận tải Tp. Hồ Chí Minh.
1.2. Quy định về trình bày LVTN
Mỗi sinh viên phải nộp 01 quyển thuyết minh LVTN với các nội dung sau:
1.2.1. Các nội dung yêu cầu phải có và theo thứ tự trong LVTN
- Trang bìa cứng
- Trang bìa lót
- Phiếu giao đề tài LVTN/Tờ nhiệm vụ luận văn có chữ ký của Viện, Bộ môn và Giảng
viên hướng dẫn (GVHD)
- Phiếu nhận xét của GVHD
- Phiếu nhận xét của GVPB
- Lời cảm ơn
- Tóm tắt luận văn
- Mục lục
- Danh sách hình vẽ (nếu có)
- Danh sách bảng biểu (nếu có)
- Phần liệt kê các từ viết tắt (nếu có)
- Nội dung các chương chính
- Phụ lục
- Tài liệu tham khảo
1.2.2. Khổ giấy
Luận văn được trình bày một mặt trên khổ giấy A4
1.3. Trang bìa và trang lót
Bìa luận văn là bìa cứng, chữ mạ vàng, in màu xanh dương đậm (dark blue). Tùy theo tên
đề tài dài hay ngắn mà cỡ chữ của tên đề tài có thể được chọn sao cho cân đối và thẩm mỹ. Phần
gáy của luận văn, phía bên trái thì ghi “LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC”, và phía bên
phải thì ghi năm mà sinh viên nộp quyển luận văn (không phải năm vào trường). Tất cả các nội
dung ở trang bìa dùng font size 14, ngọai trừ phần “TÊN ĐỀ TÀI LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP”
ở phần bìa là dùng font size lớn hơn, ví dụ 20).
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI TP. HỒ CHÍ MINH
VIỆN CƠ KHÍ
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
<TÊN ĐỀ TÀI
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP>
Ngành:
<TÊN NGÀNH>
Chuyên ngành:
<TÊN CHUYÊN NGÀNH>
Giảng viên hướng dẫn :
Sinh viên thực hiện
MSSV:
:
Lớp:
2019
TP. Hồ Chí Minh, <năm>
Nội dung và hình thức của trang lót thì tương tự như trang bìa nhưng in trên giấy in A4
bình thường.
1.4. Phiếu giao đề tài LVTN
Phiếu giao đề tài LVTN/nhiệm vụ LVTN là bản chính do Viện, Bộ môn, GVHD đã ký
tên đầy đủ và theo mẫu BM-TN 02.
1.5. Lời cảm ơn
Nội dung không quá 1 trang trên khổ giấy A4, bố cục có thể tham khảo như sau:
LỜI CẢM ƠN
………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………….
.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày …..tháng…..năm 2019
Tác giả/Sinh viên thực hiện
(Ký và ghi rõ họ, tên)
1.6. Tóm tắt luận văn
Nội dung tóm tắt LVTN được trình bày không quá 2 trang A4; SV nên tóm tắt nội dung
theo từng chương. Bố cục có thể tham khảo như sau:
TÓM TẮT LUẬN VĂN
Trong các năm qua, khí thải phát ra từ động cơ ô tô được xem là một trong các tác nhân
chính gây nên sự thay đổi khí hậu trái đất và sức khỏe con người. Luận văn này tập trung đánh
giá vấn đề giảm khí thải độc hại phát ra bởi ô tô dựa trên các công nghệ về xử lý khí thải trên
đường ống thải động cơ. Bố cục luận văn gồm 6 chương, như sau:
Chương 1: ……………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
Chương 2: ……………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
Chương 3: ……………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………….
……….
Chương 4: ………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
……….
Chương 5: ………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
……….
Chương 6: ………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
1.7. Trình bày mục lục
Nội dung chính của luận văn được chia thành các chương đánh số thứ tự 1, 2, 3, … từ
chương đầu đến chương cuối cùng, không dùng cách bố cục phần I, phần II.
Các trang bao gồm lời cảm ơn, tóm tắt, mục lục, danh sách các hình vẽ, bảng biểu, và từ
viết tắt (nếu có) được đánh số trang bằng chữ i, ii, iii, iv… .
Trang số 1 được đánh số cho trang đầu tiên bắt đầu từ chương 1.
Các phần đề mục chi tiết của chương được đánh số như sau: 1.1.; 1.2., 1.3.,….
VD: 1.1. là phần đề mục thứ nhất của chương 1; 1.1.1.: là phần đề mục thứ nhất của đề
mục 1.1 trong chương 1.
Những đề mục chi tiết có số thứ tự bao gồm nhiều hơn ba chữ số, ví dụ 1.2.1.3., nếu có
thì trình bày bên trong luận văn, không đưa vào mục lục.
Tên các chương và các đề mục dùng phông chữ Unicode/Times New Roman, cỡ chữ 13,
khoảng cách các dòng 1.5. Tên các chương dùng kiểu chữ in đậm, tất cả các đề mục có cấp độ
nhỏ hơn chương nên dùng chung kiểu chữ bình thường.
Ví dụ:
Tiêu đề chương 1 ......................................................................................................................1
1.1. Phần thứ nhất của chương 1 ............................................................................................1
1.2. Phần thứ hai của chương 1 .............................................................................................3
1.2.1. Đề mục thứ nhất của phần hai chương 1 ..........................................................................4
Tiêu đề chương 2 ......................................................................................................................1
2.1. Phần thứ nhất của chương 2 ............................................................................................1
2.2. Phần thứ hai của chương 2 .............................................................................................3
2.2.1. Đề mục thứ nhất của phần hai chương 2 ..........................................................................4
……………..
1.8. Trình bày nội dung
Nội dung các chương chính nên được trình bày súc tích, cô đọng; giới hạn trong khoảng
70 đến 80 trang. Trang nội dung của các chương trong luận văn được qui định thống nhất như
sau:
- Phông chữ: Unicode/Times New Roman
- Cỡ chữ: 13 (ngoại trừ tên của bảng, của hình có quy định riêng mục 1.9)
- Khoảng cách giữa các hàng: 1.5 (1.5 lines)
- Canh lề:
Lề trái: 3,0 cm
Lề phải: 2,0 cm
Trên: 2,0 cm
Dưới: 2,0 cm
- Định dạng: canh lề cả trái và phải (Justify)
- Đầu dòng lùi vào trong 1,0 cm
- Khoảng cách giữa các đoạn (Paragraph): 6pt (spacing, before)
- Header: cách lề trên 0,8 cm, bên trái ghi “Luận Văn Tốt Nghiệp”; bên phải ghi Họ và
tên của Sinh viên thực hiện. VD: SVTH: Nguyễn Văn A”
- Footer: cách lề dưới 0,8cm, chính giữa ghi số trang. VD: “Trang ….”
1.9. Trình bày bảng số liệu, hình vẽ, công thức
Tất cả các bảng số liệu, hình vẽ, công thức trong luận văn đều phải được đánh số thứ tự.
Mỗi loại có số thứ tự riêng. Hình ảnh sử dụng trong LVTN cần được việt hóa các chữ trong
hình; nếu giữ nguyên các chữ từ hình nước ngoài thì phải chú thích phía dưới nghĩa tiếng Việt
và nguồn trích dẫn.
Ví dụ: - Hình 2.3 là hình thứ 3 trong chương 2.
- Bảng 2.3 là bảng thứ 3 trong chương 2.
- Công thức (3.1) là công thức thứ 1 trong chương 3.
Tên của bảng đặt ở trên canh lề bên trái của bảng, sử dụng phông chữ 12. Tên của hình
để ở dưới canh giữa dòng, sử dụng phông chữ 12. Số thứ tự công thức đặt cùng hàng với công
thức sát bên lề phải và để trong ngoặc đơn.
Các bảng số liệu từ kết quả tính toán máy tính, hoặc từ thí nghiệm nếu có số lượng lớn
(trên 3 ~ 4 trang) thì nên bố trí vào phụ lục, trong phần thuyết minh chính thì chỉ trình bày kết
quả tính toán.
1.10. Phụ lục
Các phụ lục được đánh số thứ tự A, B, C… Mỗi phụ lục được bắt đầu từ đầu trang. Nội
dung nào cần được đưa vào phụ lục do Sinh viên thực hiện và GVHD quyết định.
1.11. Tài liệu tham khảo
Trong luận văn, các thông tin, số liệu không phải của tác giả đều phải ghi rõ nguồn gốc
của các thông tin đó bằng cách ngay sau phần thông tin được trích dẫn ghi số của tài liệu trong
ngoặc vuông dạng [x,y,z] trong đó x,y,z là số thứ tự của tài liệu được liệt kê trong phần tài liệu
tham khảo trình bày ở cuối luận văn. Phần tài liệu tham khảo ở cuối luận văn được ghi theo
dạng như sau:
➢ Đối với các tham khảo là sách, thì ghi theo dạng: Tên tác giả. Tên sách, Nhà Xuất Bản,
Năm xuất bản. (Lưu ý chữ tên sách in nghiêng).
Ví dụ:
[1] Von Neumann, J. The Computer and the Brain, Yale University Press, New Haven,
Connecticut, 1959.
[2] Sơn, N.T. Lý thuyết tập hợp. Nhà Xuất Bản Khoa Học và Kỹ Thuật, Tp.HCM, 2002.
➢ Đối với các tham khảo là bài báo trong tạp chí ghi theo dạng: Tên Tác Gỉa. Tên tạp
chí, số báo, trang bắt đầu – trang kết thúc. Năm xuất bản. (Lưu ý chữ Tên Tạp chí in nghiêng).
Ví dụ:
[1] Turing, AM. Computing machinery and intelligence. Mind, 59, 433-460. 1999.
[2] Anh, N.H & Nhơn, Đ.V. Lời giải tối ưu và tập sinh trên mạng suy diễn. Tạp Chí Phát
Triển Khoa Học Công Nghệ, 4, 10-16, 2010.
➢ Đối với tham khảo là bài báo trong kỷ yếu hội nghị ghi theo dạng: Tên Tác Gỉa. Tên
bài báo. Tên Hội Nghị, pp. trang bắt đầu – trang kết thúc, Năm xuất bản.
Ví dụ:
[1] Russell, S.J. & Wefald, E.H. On optimal game-tree search using rational
metareasoning. In Proceedings of the 11th International Joint Conference on Artificial
Intelligence, pp.334-340, 2015.
[2] Tùng, N.T. Phân tích sự phụ thuộc dữ liệu. Trong kỷ yếu hội nghị Nghiên cứu Khoa
Học Trẻ lần 3, pp. 18-22, 2018.
[3] Russell, S.J.et al. On optimal game-tree search using rational meta-reasoning. In
Proceedings of the 21 th International Joint Conference on Artificial Intelligence, pp.334340, 2010.
➢ Đối với các tài liệu tham khảo là luận văn tốt nghiệp, ghi theo dạng: Tên Tác Giả. Tên
Luận Văn. Cấp luận văn, Tên trường, Năm xuất bản. Lưu ý chữ Tên luận văn in nghiêng.
Ví dụ:
[1] Minsky, M.L. Neural Nets and the Brain-Model Problem. PhD thesis, Princeton
University, 1996.
[2] Vinh, N.P.T & Tùng. N.T. Xây dựng Transducer. Luận văn đại học, Đại Học Bách
Khoa Tp.HCM, 2006.
Tài liệu có 2 hoặc 3 tên tác giả thì ghi tên tất cả các tác giả. Nếu nhiều hơn thì ghi tên
người đầu tiên kèm theo cụm từ “et al”.
1.12. Nội dung các chương
Dưới đây chỉ là dàn khung trình bày để tham khảo. Sinh viên cần trao đổi trực tiếp với
GVHD để quyết định các đề mục cần trình bày.
Chương 1: Tổng Quan
1.1. Giới thiệu về …
1.2. Mục tiêu, nhiệm vụ và phạm vi đề tài
1.3. Tổ chức luận văn
Chương 2: Tính toán và thiết kế …
2.1. Giới thiệu
2.2. Tính toán …
2.3. Thiết kế …
2.4. Kết luận
Chương 3: Tìm hiểu và thiết kế hệ thống …
3.1. Giới thiệu
3.2. Tìm hiểu …
3.3. Thiết kế …
3.4. Kết luận
Chương 4: Thực nghiệm và đánh giá kết quả …
4.1. Giới thiệu
4.2. Quá trình thực nghiệm …
4.3. Thực nghiệm nội suy …
4.4. Đánh giá độ chính xác …
4.5. Kết luận
Kết luận và hướng phát triển đề tài
Đánh giá kết quả đạt được
Hướng phát triển của đề tài.
1.13. Nội dung và cấu trúc đĩa CD đính kèm
Bên cạnh quyển báo cáo, sinh viên phải nộp đính kèm 01 đĩa CD hoặc DVD được dán
vào bên trong của bìa sau cuốn LVTN. Nội dung ghi trên đĩa được qui định như sau:
1.13.1. Nhãn CD
Đĩa CD ghi nhãn gồm các thông tin: tên đề tài, tên SV thực hiện, tên GV hướng dẫn, Bộ
môn, năm thực hiện, …
MẪU BÌA CD
VIỆN CƠ KHÍ
BỘ MÔN CƠ KHÍ Ô TÔ
TÍNH TOÁN, THIẾT KẾ HỆ THỐNG
ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ Ô TÔ
KHÁCH 29 CHỖ
SV thực hiện:
NGUYỄN VĂN A – <MSSV>
GVHD:
TS. NGUYỄN VĂN B
1.13.2. Hướng dẫn cấu trúc cây thư mục trên đĩa CD
Đĩa CD gồm 3 thư mục con như sau:
• Thư mục ‘Chuong trinh’ (nếu có): chứa tất cả những chương trình máy tính có liên quan
đến nội dung luận văn
• Thư mục ‘luan van’: chứa các tập tin tài liệu văn bản của luận văn, với các thư mục con
được tổ chức như sau:
- DOC: chứa tài liệu dạng .DOC / .DOCX.
- PDF: chứa tài liệu dạng .PDF.
- ABS: chứa báo cáo dạng *.PPT, *.AVI, …
• Thư mục ‘tai lieu tham khao’: chứa các tài liệu, văn bản dùng để tham khảo khi thực
hiện luận văn. Tên các tập tin tài liệu tham khảo được đặt theo qui ước ghi tài liệu tham khảo
hoặc tên gợi nhớ.
1.14. Bản vẽ
SV thực hiện LVTN tùy nội dung thực hiện mà GVHD yêu cầu loại bản vẽ phù hợp: bản
vẽ chi tiết, bản vẽ lắp, bản vẽ nguyên công,….
PHẦN 2:
HƯỚNG DẪN TRÌNH BÀY TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP
2.1. Giới thiệu
Hướng dẫn này nhằm mục đích thống nhất về mặt hình thức trình bày quyển thuyết minh
Tiểu luận tốt nghiệp (TLTN) dành cho sinh viên chuyên ngành Cơ khí ô tô/ chuyên ngành Cơ
điện tử, Viện Cơ khí, Trường Đại học Giao thông Vận tải Tp. Hồ Chí Minh.
2.2. Quy định về trình bày TLTN
Mỗi sinh viên phải nộp 01 quyển thuyết minh TLTN với các nội dung sau:
2.2.1. Các nội dung yêu cầu phải có và theo thứ tự trong TLTN
- Trang bìa cứng
- Phiếu giao đề tài TLTN/Tờ nhiệm vụ TLTN có chữ ký của Viện, Bộ môn và Giảng viên
hướng dẫn (GVHD)
- Lời cảm ơn
- Tóm tắt tiểu luận
- Mục lục
- Danh sách hình vẽ (nếu có)
- Danh sách bảng biểu (nếu có)
- Phần liệt kê các từ viết tắt (nếu có)
- Nội dung các chương chính
- Phụ lục
- Tài liệu tham khảo
2.2.2. Khổ giấy
Tiểu luận được trình bày một mặt trên khổ giấy A4
2.3. Trang bìa
Bìa tiểu luận là bìa cứng, in màu xanh dương đậm (dark blue). Tùy theo tên đề tài dài hay
ngắn mà cỡ chữ của tên đề tài có thể được chọn sao cho cân đối và thẩm mỹ. Tất cả các nội
dung ở trang bìa dùng font size 14, ngoại trừ phần “TÊN ĐỀ TÀI TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP”
ở phần bìa là dùng font size lớn hơn, ví dụ 20).
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI TP. HỒ CHÍ MINH
VIỆN CƠ KHÍ
TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP
<TÊN ĐỀ TÀI
TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP>
Ngành:
<TÊN NGÀNH>
Chuyên ngành:
<TÊN CHUYÊN NGÀNH>
Giảng viên hướng dẫn :
Sinh viên thực hiện
MSSV:
:
Lớp:
TP. Hồ Chí Minh, <năm>
Nội dung và hình thức của trang lót thì tương tự như trang bìa nhưng in trên giấy in A4
bình thường.
2.4. Phiếu giao đề tài TLTN
Phiếu giao đề tài TLTN/nhiệm vụ TLTN là bản chính do Viện, Bộ môn, GVHD đã ký tên
đầy đủ và theo mẫu BM-TN 02.
2.5. Lời cảm ơn
Nội dung không quá 1 trang trên khổ giấy A4, bố cục trình bày có thể tham khảo ở PHẦN
1, MỤC 1.5.
2.6. Tóm tắt TLTN
Nội dung tóm tắt TLTN được trình bày không quá 2 trang A4; SV nên tóm tắt nội dung
theo từng chương. Bố cục trình bày có thể tham khảo ở PHẦN 1, MỤC 1.6.
2.7. Trình bày mục lục
Nội dung chính của TLTN được chia thành các chương đánh số thứ tự 1, 2, 3, … từ
chương đầu đến chương cuối cùng, không dùng cách bố cục phần I, phần II.
Các trang bao gồm lời cảm ơn, tóm tắt, mục lục, danh sách các hình vẽ, bảng biểu, và từ
viết tắt (nếu có) được đánh số trang bằng chữ i, ii, iii, iv… .
Trang số 1 được đánh số cho trang đầu tiên bắt đầu từ chương 1.
Các phần đề mục chi tiết của chương được đánh số như sau: 1.1.; 1.2., 1.3.,….
VD: 1.1. là phần đề mục thứ nhất của chương 1; 1.1.1.: là phần đề mục thứ nhất của đề
mục 1.1 trong chương 1.
Những đề mục chi tiết có số thứ tự bao gồm nhiều hơn ba chữ số, ví dụ 1.2.1.3., nếu có
thì trình bày bên trong luận văn, không đưa vào mục lục.
Tên các chương và các đề mục dùng phông chữ Unicode/Times New Roman, cỡ chữ 13,
khoảng cách các dòng 1.5. Tên các chương dùng kiểu chữ in đậm, tất cả các đề mục có cấp độ
nhỏ hơn chương nên dùng chung kiểu chữ bình thường.
Ví dụ:
Tiêu đề chương 1 ......................................................................................................................1
1.1. Phần thứ nhất của chương 1 ............................................................................................1
1.2. Phần thứ hai của chương 1 .............................................................................................3
1.2.1. Đề mục thứ nhất của phần hai chương 1 ..........................................................................4
Tiêu đề chương 2 ......................................................................................................................1
2.1. Phần thứ nhất của chương 2 ............................................................................................1
2.2. Phần thứ hai của chương 2 .............................................................................................3
2.2.1. Đề mục thứ nhất của phần hai chương 2 ..........................................................................4
……………..
2.8. Trình bày nội dung
Nội dung các chương chính nên được trình bày súc tích, cô đọng; giới hạn trong khoảng
40 trang. Trang nội dung của các chương trong TLTN được qui định thống nhất như sau:
- Phông chữ: Unicode/Times New Roman
- Cỡ chữ: 13 (ngoại trừ tên của bảng, của hình có quy định riêng mục 2.9)
- Khoảng cách giữa các hàng: 1.5 (1.5 lines)
- Canh lề:
Lề trái: 3,0 cm
Lề phải: 2,0 cm
Trên: 2,0 cm
Dưới: 2,0 cm
- Định dạng: canh lề cả trái và phải (Justify)
- Đầu dòng lùi vào trong 1cm
- Khoảng cách giữa các đoạn (Paragraph): 6pt (spacing, before)
- Header: cách lề trên 0,8 cm, bên trái ghi tên của chương tương ứng; bên phải ghi Họ và
tên của Sinh viên thực hiện
- Footer: cách lề dưới 0,8 cm, chính giữa ghi số trang. VD: “Trang ….”
2.9. Trình bày bảng số liệu, hình vẽ, công thức
Tất cả các bản số liệu, hình vẽ, công thức trong TLTN đều phải được đánh số thứ tự.
Mỗi loại có số thứ tự riêng. Bố cục trình bày tương tự PHẦN 1, MỤC 1.9, “Trình bày bảng số
liệu, hình vẽ, công thức” của LVTN. Hình ảnh sử dụng trong TLTN cần được việt hóa các chữ
trong hình; nếu giữ nguyên các chữ từ hình nước ngoài thì phải chú thích phía dưới nghĩa tiếng
Việt và nguồn trích dẫn.
2.10. Phụ lục
Các phụ lục được đánh số thứ tự A, B, C… Mỗi phụ lục được bắt đầu từ đầu trang. Nội
dung nào cần được đưa vào phụ lục do Sinh viên thực hiện và GVHD quyết định.
2.11. Tài liệu tham khảo
Trong TLTN, các thông tin, số liệu không phải của tác giả đều phải ghi rõ nguồn gốc của
các thông tin đó bằng cách ngay sau phần thông tin được trích dẫn ghi số của tài liệu trong
ngoặc vuông dạng [x,y,z] trong đó x,y,z là số thứ tự của tài liệu được liệt kê trong phần tài liệu
tham khảo trình bày ở cuối tiểu luận. Phần tài liệu tham khảo ở cuối TLTN có thể tham khảo
cách trình bày ở PHẦN 1, MỤC 1.11, phần “ Tài liệu tham khảo” của LVTN.
2.12. Nội dung các chương
Dưới đây chỉ là dàn khung trình bày để tham khảo. Sinh viên cần trao đổi trực tiếp với
GVHD để quyết định các đề mục cần trình bày.
Chương 1: Tổng Quan
1.1. Giới thiệu về …
1.2. Mục tiêu, nhiệm vụ và phạm vi đề tài
1.3. Tổ chức luận văn
Chương 2: Tính toán và thiết kế …
2.1. Giới thiệu
2.2. Tính toán …
2.3. Thiết kế …
2.4. Kết luận
Chương 3: Tìm hiểu và thiết kế hệ thống …
3.1. Giới thiệu
3.2. Tìm hiểu …
3.3. Thiết kế …
3.4. Kết luận
Chương 4: Thực nghiệm và đánh giá kết quả …
4.1. Giới thiệu
4.2. Quá trình thực nghiệm …
4.3. Thực nghiệm nội suy …
4.4. Đánh giá độ chính xác …
4.5. Kết luận
Tổng kết và hướng phát triển đề tài
Đánh giá kết quả đạt được
Hướng phát triển của đề tài.
2.13. Bản vẽ
SV thực hiện TLTN tùy nội dung thực hiện mà GVHD yêu cầu loại bản vẽ phù hợp:
bản vẽ chi tiết, bản vẽ lắp, bản vẽ nguyên công,….
PHẦN 3:
HƯỚNG DẪN TRÌNH BÀY THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
3.1. Giới thiệu
Hướng dẫn này nhằm mục đích thống nhất về mặt hình thức trình bày quyển thuyết minh
Thực tập tốt nghiệp (TTTN) dành cho sinh viên chuyên ngành Cơ khí ô tô/ Cơ điện tử ô tô,
Viện Cơ khí, Trường Đại học Giao thông Vận tải Tp. Hồ Chí Minh.
3.2. Quy định về trình bày TLTN
Mỗi sinh viên phải nộp 01 quyển thuyết minh TTTN với các nội dung sau:
3.2.1. Các nội dung yêu cầu phải có và theo thứ tự trong TLTN
- Trang bìa cứng
- Phiếu giao đề tài TTTN có chữ ký của Bộ môn và Giảng viên hướng dẫn (GVHD) hoặc
Phiếu nhận xét của đơn vị thực tập có nhận xét của Đơn vị thực tập hoặc GVHD.
- Lời cảm ơn
- Tóm tắt thuyết minh TTTN
- Mục lục
- Danh sách hình vẽ (nếu có)
- Danh sách bảng biểu (nếu có)
- Phần liệt kê các từ viết tắt (nếu có)
- Nhật ký thực tập
- Nội dung các chương chính
- Phụ lục (nếu có)
- Tài liệu tham khảo
3.2.2. Khổ giấy
Thuyết minh TTTN được trình bày một mặt trên khổ giấy A4
3.3. Trang bìa
Bìa TTTN là bìa cứng, in màu xanh dương đậm (dark blue). Tùy theo tên đề tài dài hay
ngắn mà cỡ chữ của tên đề tài có thể được chọn sao cho cân đối và thẩm mỹ. Tất cả các nội
dung ở trang bìa dùng font size 14, ngoại trừ phần “TÊN ĐỀ TÀI THỰC TẬP TỐT NGHIỆP”
ở phần bìa là dùng font size lớn hơn, ví dụ 20).
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI TP. HỒ CHÍ MINH
VIỆN CƠ KHÍ
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
<TÊN ĐỀ TÀI
THỰC TẬP TỐT NGHIỆP>
Ngành:
<TÊN NGÀNH>
Chuyên ngành:
<TÊN CHUYÊN NGÀNH>
Giảng viên hướng dẫn :
Sinh viên thực hiện
MSSV:
:
Lớp:
TP. Hồ Chí Minh, <năm>
Thuyết minh TTTN có thể không cần trang lót
3.4. Phiếu giao đề tài TTTN/Phiếu nhận xét của Đơn vị thực tập
Phiếu giao đề tài TTTN là bản chính do Bộ môn, GVHD đã ký tên đầy đủ hoặc phiếu
Nhận xét của đơn vị thực tập do đơn vị thực tập ký tên, đóng dấu hoặc GVHD ký tên đầy đủ.
3.5. Lời cảm ơn
Nội dung không quá 1 trang trên khổ giấy A4, bố cục trình bày có thể tham khảo ở PHẦN
1, MỤC 1.5.
3.6. Tóm tắt TTTN
Nội dung tóm tắt TTTN được trình bày không quá 2 trang A4; SV nên tóm tắt nội dung
theo từng chương. Bố cục trình bày có thể tham khảo ở PHẦN 1, MỤC 1.6.
3.7. Trình bày mục lục
Nội dung chính của TTTN được chia thành các chương đánh số thứ tự 1, 2, 3, … từ
chương đầu đến chương cuối cùng, không dùng cách bố cục phần I, phần II.
Các trang bao gồm lời cảm ơn, tóm tắt, mục lục, danh sách các hình vẽ, bảng biểu, và từ
viết tắt (nếu có) được đánh số trang bằng chữ i, ii, iii, iv… .
Trang số 1 được đánh số cho trang đầu tiên bắt đầu từ chương 1.
Các phần đề mục chi tiết của chương được đánh số như sau: 1.1.; 1.2., 1.3.,….
VD: 1.1. là phần đề mục thứ nhất của chương 1; 1.1.1.: là phần đề mục thứ nhất của đề
mục 1.1 trong chương 1.
Những đề mục chi tiết có số thứ tự bao gồm nhiều hơn ba chữ số, ví dụ 1.2.1.3., nếu có
thì trình bày bên trong luận văn, không đưa vào mục lục.
Tên các chương và các đề mục dùng phông chữ Unicode/Times New Roman, cỡ chữ 1 3,
khoảng cách các dòng 1.5. Tên các chương dùng kiểu chữ in đậm, tất cả các đề mục có cấp độ
nhỏ hơn chương nên dùng chung kiểu chữ bình thường.
Ví dụ:
Tiêu đề chương 1 ......................................................................................................................1
1.1. Phần thứ nhất của chương 1 ............................................................................................1
1.2. Phần thứ hai của chương 1 .............................................................................................3
1.2.1. Đề mục thứ nhất của phần hai chương 1 ..........................................................................4
Tiêu đề chương 2 ......................................................................................................................1
2.1. Phần thứ nhất của chương 2 ............................................................................................1
2.2. Phần thứ hai của chương 2 .............................................................................................3
2.2.1. Đề mục thứ nhất của phần hai chương 2 ..........................................................................4
……………..
3.8. Trình bày nội dung
Nội dung các chương chính nên được trình bày súc tích, cô đọng; giới hạn trong khoảng
35-40 trang. Trang nội dung của các chương trong TTTN được qui định thống nhất như sau:
- Phông chữ: Unicode/Times New Roman
- Cỡ chữ: 13 (ngoại trừ tên của bảng, của hình có quy định riêng mục 3.9)
- Khoảng cách giữa các hàng: 1.5 (1.5 lines)
- Canh lề:
Lề trái: 3,0 cm
Lề phải: 2,0 cm
Trên: 2,0 cm
Dưới: 2,0 cm
- Định dạng: canh lề cả trái và phải (Justify)
- Đầu dòng lùi vào trong 1cm
- Khoảng cách giữa các đoạn (Paragraph): 6pt (spacing, before)
- Header: cách lề trên 0,8 cm, bên trái ghi tên của chương tương ứng; bên phải ghi Họ và
tên của Sinh viên thực hiện
- Footer: cách lề dưới 0,8 cm, chính giữa ghi số trang. VD: “Trang ….”
3.9. Trình bày bảng số liệu, hình vẽ, công thức
Tất cả các bản số liệu, hình vẽ, công thức trong TTTN đều phải được đánh số thứ tự.
Mỗi loại có số thứ tự riêng. Bố cục trình bày tương tự PHẦN 1, MỤC 1.9, “Trình bày bảng số
liệu, hình vẽ, công thức” của LVTN.
3.10. Phụ lục
Các phụ lục được đánh số thứ tự A, B, C… Mỗi phụ lục được bắt đầu từ đầu trang. Nội
dung nào cần được đưa vào phụ lục do Sinh viên thực hiện và GVHD quyết định.
3.11. Tài liệu tham khảo
Trong TTTN, các thông tin, số liệu không phải của tác giả đều phải ghi rõ nguồn gốc của
các thông tin đó bằng cách ngay sau phần thông tin được trích dẫn ghi số của tài liệu trong
ngoặc vuông dạng [x,y,z] trong đó x,y,z là số thứ tự của tài liệu được liệt kê trong phần tài liệu
tham khảo trình bày ở cuối tiểu luận. Phần tài liệu tham khảo ở cuối TTTN có thể tham khảo
cách trình bày ở PHẦN 1, MỤC 1.11, phần “ Tài liệu tham khảo” của LVTN.
3.12. Nhật ký thực tập
Sinh viên cần trình bày theo hướng liệt kê tất cả các công việc đã thực hiện trong suốt
thời gian thực tập tại đơn vị sản xuất. VD:
➢ Ngày …..tháng ….năm….
Công việc được giao 1: Bảo dưỡng 5000Km ô tô Vios 2011
- Thay nhớt động cơ
- Vệ sinh lọc gió
- Kiểm tra gầm ô tô
…..
Hình ảnh minh họa
Công việc được giao 2: Bảo dưỡng 20.000Km hệ thống phanh Innova 2009
- Tháo, lắp cơ cấu phanh tang trống
- Tháo, lắp cơ cấu phanh đĩa
- Kiểm tra mòn má phanh
- Vệ sinh cơ cấu phanh
….
Hình ảnh minh họa
➢ Ngày ….tháng….năm….
Công việc được giao 1:…..
………….
3.13. Nội dung các chương
Dưới đây chỉ là dàn khung trình bày để tham khảo. Sinh viên cần trao đổi trực tiếp với
GVHD để quyết định các đề mục cần trình bày.
Chương 1: Giới thiệu về đơn vị thực tập
1.1. Giới thiệu về …
1.2. Mục tiêu, nhiệm vụ và phạm vi hoạt động
1.3. Tổ chức của doanh nghiệp/công ty
Chương 2: Tìm hiểu về hệ thống phanh ô tô
2.1. Giới thiệu
2.2. Kết cấu hệ thống phanh
2.3. Hệ thống phanh điều khiển điện tử
2.4. Kết luận
Chương 3: Bảo dưỡng, khai thác hệ thống phanh ô tô
3.1. Giới thiệu
3.2. Bảo dưỡng hệ thống phanh ô tô
3.3. Chẩn đoán hư hỏng hệ thống phanh
3.4. Sửa chữa một số hư hỏng hệ thống phanh
Kết luận
Kết luận
Hướng phát triển.
----- Hết -----
Download