QUẢN TRỊ RỦI RO TÀI CHÍNH TS. NGUYỄN ĐÌNH ĐẠT Khoa: Tài chính – Ngân hàng Mục tiêu của môn học • Giới thiệu khái niệm cơ bản về công cụ phái sinh chính trong quản lý rủi ro: HĐ kỳ hạn, tương lai, swaps và quyền chọn. • Giới thiệu cơ chế giao dịch trong thi trường phái sinh và giải thích các nguyên tắc cơ bản khi định giá các công cụ phái sinh. • Sử dụng được các công cụ phái sinh cho mục đích quản trị rủi ro tài chính. Tài liệu tham khảo • John C. Hull (2012), Options, Futures and other Derivatives. • Nguyễn Minh Kiều (2012), Quản trị Rủi ro Tài chính. Chương 1: Nhận dạng các loại rủi ro tài chính Mục tiêu: ✓ Tìm hiểu về rủi ro. ✓Tìm hiểu chi tiết về các loại rủi ro tài chính trong DN ✓Phân tích thái độ, tác động của rủi ro tỷ giá và quyết định liên quan đến phòng ngừa rủi ro. Rủi ro (risk) là gì? • Rủi ro là sự không chắc chắn ( uncertainty) hay sự khác biệt giữa giá trị thực tế và giá trị kỳ vọng. Chỉ có những tình trạng không chắc chắn có thể đoán được xác suất xảy ra mới được xem là rủi ro. • Sự khác biệt giữa bất trắc và rủi ro. Có các loại rủi ro tài chính nào? • Rủi ro tín dụng • Rủi ro lãi suất • Rủi ro tỷ giá Rủi ro tín dụng? • Rủi ro tín dụng (credit risk) là loại rủi ro phát sinh do khách hàng vay nợ không có khả năng chi trả. • Ví du: - Đối với doanh nghiệp, rủi ro tín dụng phát sinh khi cty bán chịu hàng hoá thể cho khách hàng nhưng khách hàng không có khả năng trả nợ. - Đối với ngân hàng, rủi ro tín dụng xảy ra khi khách hàng vay nợ mất khả năng trả nợ một khoản vay. Rủi ro lãi suất • Rủi ro lãi suất là loại rủi ro do sự biến động của lãi suất gây ra. Loại rủi ro này phát sinh trong quan hệ tính dụng của tổ chức tín dụng, theo đó tổ chức tín dụng có những khoản đi vay hoặc cho vay theo lãi suất thả nổi. Rủi ro xảy ra khi lãi suất biến động trái chiều. Rủi ro tỷ giá • Rủi ro tỷ giá là rủi ro phát sinh do sự biến động của tỷ giá làm ảnh hưởng đến giá trị kỳ vọng. • Rủi ro tỷ giá phát sinh khi ngân lưu thu ( inflows) bằng một loại tiền và ngân lưu chi ( outflows) phát sinh một loại tiền khác. Nhận dạng rủi ro tỷ giá với doanh nghiệp A. Nhận dạng rủi ro tỷ giá trong hoạt động đầu tư Rủi ro tỷ giá trong hoạt động đầu tư thường phát sinh đối với công ty đa quốc gia (multinational corporation) hoặc các tổ chức tài chính có danh mục đầu tư đa dạng trên toàn cầu. Ví dụ: Rủi ro đầu tư trực tiếp • Unilever là công ty đa quốc gia. Khi đầu tư vào Việt Nam, Cty bỏ vốn bằng ngoại tệ (USD) để thiết lập nhà máy, nhập khẩu nguyên vật liệu cho sản xuất. Các sản phẩm của cty này đều tiêu thị tại thị trường Việt Nam. Phần lớn chi phí công ty này bằng ngoại tệ (USD), trong khi đó doanh thu là VND. Do đó, cty thường xuyên đối mặt với rủi ro tỷ giá. Hiện tại, tỷ giá USD/VND là 16.580. Hàng năm cty phải nhập nguyên liệu là $1 triệu, tương đương với 16.580 tỷ đồng. Nếu tỷ giá USD/VND tăng lên là 16.845. Trong năm cty mất chi phí thêm là bao nhiêu? ➢Chi phí để nhập nguyên liệu sẽ là 16,845 tỷ VND, tăng lên 265 triệu VND. ➢Ngoài ra, khi chuyển lợi nhuận về nước, nhà đầu tư này phải chuyển từ VND sang USD, với sự biến động tỷ giá như trên cty này có lợi hay hại? Ví dụ: Đầu tư gián tiếp Nhà đầu tư A từ Mỹ đầu tư $500.000 vào thị trường CKVN và mua cp SAM. Giá cổ phiếu này 25.000 VND và tỷ giá lúc này là USD/VND = 16.825. Nhà đầu tư này sẽ mua được số Cp là: 500.000*16.825/25.000 = 336.500 cp. Giả sử một năm sau giá cổ phiếu này tăng lên 25.500 VND và tỷ giá lúc này là 17.250 VND. Nhà đầu tư nước khi bán CP đi để về nước sẽ lãi hay lỗ? Nhà đầu tư bán cp SAM đi và đổi sang USD: 336.500*25.500/17.250= 497.434,79. Tính ra nhà đầu tư này thua lỗ: $500.000-$497.434,79 = $2.565,22 Nhận dạng rủi ro tỷ giá trong hoạt động XNK • Đối với DN XNK, rủi ro tỷ giá thường xuyên và đáng lo ngại nhất • Sự thay đổi tỷ giá ngoại tệ so với nội tệ làm thay đổi giá trị kỳ vọng của các khoản thu hoặc phải trả bằng ngoại tệ trong tương lai. Điều này khiến cho hoạt quả hoạt động xuất nhập khẩu bị ảnh hưởng đáng kể và nghiêm trọng hơn có thể đảo lộn kết quả kinh doanh. • Ví dụ: Brexit ở UK Rủi ro tỷ giá đối với hoạt động xuất khẩu • Ví dụ: Giả sử ngày 04/08 Cty A ký kết hợp đồng xuất khẩu giá trị $200.000. Hợp đồng đến hạn thanh toán sau sáu tháng kể từ khi ký kết hợp đồng. Thời điểm thương lượng hợp đồng, tỷ giá USD/VND = 16.850 trong khi tỷ giá ở thời điểm thanh toán chưa biết. Do đó, công ty đối mặt rủi ro tỷ giá. Phân tích trường hợp cho doanh nghiệp này? • Trường hợp 1: Nếu USD tiếp tục lên giá so với VND thì bên cạnh lợi nhuận hoạt động KD công ty còn được thêm một khoản lợi nhuận từ tăng tỷ giá. • Trường hợp 2: Nếu USD giảm giá so với VND ví dụ USD/VND = 16.500 khi đó mỗi USD thu về công ty lỗ 350VND. Với cả hợp đồng cty thua lỗ: 350*200.000= 70 triệu VND. Rủi ro tỷ giá đối với hoạt động nhập khẩu • Ví dụ: Giả sư 04/08 công ty A ký kết hợp đồng nhập khẩu giá trị 200.000 USD. Hợp đồng sẽ thanh toán sau sáu tháng kể từ ngày ký. Ở thời điểm thương lượng hợp đồng, tỷ giá USD/VND = 16.850. • Trường hợp 1: Nếu USD lên giá USD/VND = 17.000. Khi đó cty thiệt hại là: 200.000*( 17.000-16.850) = 30 triệu VND • Trường hợp 2: Nếu USD giảm giá USD/VND = 16.500 Khi đó cty có lợi là: 200.000*(16.850-16.500) = 70 triệu VND Ví dụ: • Cty A vay ngân B 3 triệu để nhập khẩu nguyên liệu. Lãi suất khoản vay là 7%/năm vay trong thời hạn 6 tháng. Ở thời điểm vay vốn, tỷ giá USD/VND = 16.845. Sáu tháng sau khi đáo hạn tỷ giá là 16.950. Hỏi tổng chi phí trả nợ và lãi sẽ là bao nhiêu? • Sau sáu tháng công ty trả nợ cả gốc và lãi là: 3*(1+7%*6/12) = $3,105 triệu. • Nếu tỷ giá như hiện hành công ty phải số tiền VND: $3,105 * 16.845 = 52.303,725 triệu VND. • Nếu tỷ giá như thời điểm phải thánh toán: $3,105 * 16.950 = 52.620,75 triệu VND. • -> Công ty phải trả chênh lênh là 326,025 triệu VND so với ước tính. Tác động của rủi ro tỷ giá • Rủi ro tỷ giá có ảnh hưởng đến hoạt động của DN thể hiện ở các khía cạnh: ❖ Tác động năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp: - Tỷ giá tăng -> chi phí doanh nghiệp tăng –> giá hàng hoá tăng --> doanh nghiệp tăng giá bán → Giảm tính cạnh tranh so với đối thủ. Tác động của rủi ro tỷ giá ❖ Tác động đến khả năng chịu đựng tài chính của DN n CFt 𝑁PV = t t=0 (1 + WACC) n CFt V= t t=1 (1 + r) Phân tích thái độ đối với rủi ro tỷ giá • Rủi ro tỷ giá thể hiện ở sự biến động hay sự sai lệch của tỷ giá thực tế so với tỷ giá kỳ vọng. Sự sai lệch này có thể gây tổn thất cho doanh nghiệp. Có 3 thái độ của nhà đầu tư: ➢ Thích rủi ro: Nhà quản lý sẵn sàng chấp nhận rủi ro tỷ giá, với kỳ vọng là sự biến động của tỷ giá diễn biến có lợi cho mình. ➢Ngại rủi ro: Nhà quản lý không muốn tổn thất cũng không ham lợi nhuận kỳ vọng từ sự biến động của tỷ giá. Vấn đề của họ quan tâm đến lợi nhuận chắc chắn. ➢ Bàng quan với rủi ro: Nhà quản lý tỏ ra không tách biệt được giữa thái độ thích hay ngại rủi ro. Bài tập 1 • Tỷ giá USD/VND vào ngày 24/02/201X là 15.730 và dự báo sẽ tăng 1,8% trong 6 tháng tới. a. Bạn tư vấn cho nhà nhập khẩu VN. b. Bạn tư vấn cho nhà xuất khẩu VN. Bài tập 2 • Ngày 26/12, ngân hàng ABC có nhận gửi của khách hàng A khoản tiền $50.000 kỳ hạn 6 tháng đồng thời cho khách hàng B vay $70.000 cùng kỳ hạn. Ngoài ra, ngân hàng ABC còn mua của khách hàng C $120.000 và bán cho khách hàng D $250.000 cùng kỳ hạn 6 tháng. Tình hình tiền tệ vào thời điểm đó có một số thông tịn như sau: Tỷ giá Mua Bán Lãi suất Gửi Vay USD/VND 15.911 15.913 USD 3.82 4.68 Phân tích xem rủi ro tỷ giá ảnh hưởng thế nào khi ngân ABC thực hiện các giao dịch trên? Giả sử rằng ABC chỉ có thực hiện các giao dịch trên, ngoài ra không có giao dịch khác. Lời giải Nhận gửi của khách hàng A $50.000 kỳ hạn 6 tháng. Như vậy ABC phải trả cho khách hàng A, 6 tháng nữa cả gốc và lãi là: 50.000*(1+0.0382*6/12) = $50.955 Cho vay khách hàng B $70.000 kỳ hạn 6 tháng, ABC có khoản phải thu từ khách hàng sau 6 tháng cả gốc và lãi là: 70.000*(1+0.0468*6/12) = $71.638 Mua USD kỳ hạn 6 tháng của khách C: $120.000 Bán USD kỳ hạn 6 tháng của khách D: $250.000 = ($71.638 - $50.955)+ ($120.000 - $250.000 ) = -$109.317 ABC có trạng thái dòng tiền âm. Với trạng thái này nếu USD lên ABC sẽ bị tổn thất. CHƯƠNG 2: Các công cụ tài chính phái sinh Mục tiêu: • Khái niệm phái sinh và bản chất các công cụ tài chính phái sinh. • Thị trường tập trung và thị trường phi tập trung. • Ứng dụng công cụ tài chính phái sinh trong quản trị rủi ro tài chính. Phái sinh là gì? Phái sinh được định nghĩa là một công cụ tài chính mà giá trị của nó dựa vào giá trị của các biến khác (underlying variables). Thông thường các biến này là các tài sản cơ sở ( underlying assets) như cổ phiếu, trái phiếu, hàng hoá… nhằm mục đích phân tánh rủi ro, bảo đảm lợi nhuận hay tạo lợi nhuận. Ví dụ Stock XYZ Seller Hãng hàng không Ski resort. Buyer Một số loại công cụ phái sinh phổ biến: • Hợp đồng kỳ hạn ( Forwards) • Hợp đồng tương lai (Future) • Hợp đồng quyền chọn (Options) • Hợp đồng hoán đổi (Swaps) Thị trường giao dịch tập trung(Sở giao dịch) và TT giao dịch phi tập trung (OTC) • Công cụ phái sinh được giao dịch trên cả sở giao dịch và TT GD OTC Sở giao dịch (Exchange-Traded Markets) Thị trường giao dịch phi tập trung (OTC) Giao dịch chủ yếu do nhà đầu tư các nhân Giao dịch của các tổ chức Các giao dịch được tiêu chuẩn hoá ( về khối lượng và giá trị) Các giao dịch ít được tiêu chuẩn hoá hơn do hai bên mua bán quyết định. Các giao dịch trên sở có thể loại bỏ rủi ro thanh toán. Vẫn có khả năng rủi ro thanh toán. Dựa trên các giao dịch điện tử Chủ yếu dựa trên điện thoại Quy mô thị trường nhỏ hơn Quy mô thị trường lớn hơn rất nhiều Hợp đồng kỳ hạn, HD tương lai (Forward and Future contracts) - Hợp đồng kỳ hạn (Forward contract) là thoả thuận mua hoặc bán một tài sản cụ thể với giá xác định ngay tại thời điểm thoả thuận và được giao dịch tại một thời điểm nhất định trong tương lai. - Các hợp đồng kỳ hạn được giao dịch trên thị trường phi tập trung (OTC). - Cả hai bên mua và bán đều có nghĩa vụ phải thực hiện hợp đồng ( khác với quyền chọn) - Hợp đồng kỳ hạn không có phí giao dịch. - Người mua: long position - Người bán: short position - Ví dụ: Ví dụ: • Tỷ giá USD/GBP, Tháng 5/2010, giá hiện thời và hợp đồng kỳ hạn. Bid ( Giá mua vào) Offer ( Giá bán ra) Spot ( Hiện thời) 1.4407 1.4411 1-month forward 1.4408 1.4413 3-month forward 1.4410 1.4415 6-month forward 1.4416 1.4422 Giả sử, vào ngày 24 tháng 5 năm 2010, Tập đoàn Hoa Kỳ A sẽ phải trả £1 triệu (Bảng Anh) sau 6 tháng. Để phòng ngừa các động thái tỷ giá hối đoái, Cty này nên làm gì? Cty cần bao nhiều USD để có được £1 bảng - Cty A ký kết hợp đồng kỳ hạn với ngân hàng B để phòng ngừa rủi ro tỷ giá. Khi đó vào ngày 24/11/2010 họ sẽ nhận được £1 triệu (Bảng) với giá $1.442.200 từ Bank B. Cả Cty A và ngân hàng B buộc phải thực hiện hợp đồng này. Ví dụ: Mua Cty A ký hợp kỳ hạn mua dầu mỏ với giá $100/tấn sau 6t • K: giá thực hiện ( delivery price : $100) • 𝑆𝑇 : giá thị trường tại thời điểm đáo hạn LN Bán LN Kết luận: Đây giao dịch tổng bằng không (zero-sum) bởi vì khi người mua thu lợi nhuận $X thì người bán thị bị lỗ $X. Do đó, không có gía trị nào được tạo ra sau giao dịch phái sinh này. P Hợp đồng tương lai • Giống với hợp đồng kỳ hạn, nhưng khác một điểm đó là HĐ tương lai được giao dịch trên Sở giao dịch chứng khoán. HỢP ĐỒNG QUYỀN CHỌN (Options) Hợp đồng quyền chọn là hợp đồng thỏa thuận giữa hai bên, theo đó một bên cho bên kia được quyền mua hoặc bán một lượng xác định tài sản cơ sở, tại hay trước một thời điểm xác định trong tương lai, với một mức giá xác định ngay tại thời điểm thoả thuận hợp đồng. - Thời điểm xác định trong tương lai gọi là ngày đáo hạn. - Thời gian từ khi ký hợp đồng đến ngày thanh toán gọi là kỳ hạn của quyền chọn. - Mức giá xác định áp dụng trong ngày đáo hạn gọi là giá thực hiện (exercise price hay strike price). • Quyền chọn mua (Call Option) cho phép người mua (người nắm giữ) quyền chọn được quyền (nhưng không phải nghĩa vụ) mua một tài sản cơ sở vào một thời điểm hay trước một thời điểm trong tương lai với một mức giá xác định. • Quyền chọn bán (Put Option) trao cho người mua (người nắm giữ) quyền chọn được quyền (nhưng không phải nghĩa vụ) bán một tài sản cơ sở vào một thời điểm hay trước một thời điểm trong tương lai với một mức giá xác định. • Quyền chọn được giao dịch cả trên sàn giao dịch tập trung và thị trường giao dịch tự do. • Trong thị trường quyền chọn mua hoặc bán, một hợp đồng thường là thỏa thuận mua hoặc bán 100 đơn vị. • Không cần chi phí để thực hiện hợp đồng tương lai hay kỳ hạn, trong khi đó phải mất phí để tham gia quyền chọn. Ví dụ: Dưới đây bảng giá quyền chọn mua cổ phiếu Google:Giá của quyền chọn mua của cổ phiếu Google vào ngày 3/5/2016; giá mua (bid) $695.86 giá bán (offer) $696.25 Strike price ($) June/2016 Sep/2016 De/2016 Bid Offer Bid Offer Bid Offer 660 43.4 45.1 60.8 62.7 72.7 76.7 680 29.2 30.6 47.7 50.7 60.9 64.7 700 18.3 18.9 37 39.2 49.7 52.5 720 9.9 10.5 27.5 29.5 40.1 42.8 740 4.7 5.2 19.8 21.6 31.4 34.4 Giả sử rằng nhà đầu tư muốn sở hữu quyền chọn mua tháng 12 của cổ phiếu Google với giá thực hiện $700. Khi đó giá của một quyền chọn sẽ là bao nhiêu? Nhà đầu tư này sẽ phải bỏ bao nhiêu tiền tối thiểu? Phân tích giá ts cơ sở biến động. Khi đó nhà đầu tư bỏ ra $52.5. Ở Mỹ quy định, một hợp đồng quyền chọn mua 100 CP Do đó, nhà đầu tư này phải bỏ $5.250 để sở hữu 1 hợp đồng quyền chọn. - Nếu ngày 3 tháng 12 mà giá cổ phiếu Google trên thị trường không cao hơn $700, thì quyền chọn này sẽ không thực hiện và nhà đầu tư bị lỗ $5.250. - Nếu cổ phiếu này tăng tốt nó tăng lên $900 một cổ phiếu, nhà đầu tư này thực hiện quyền chọn với giá $700 thu lãi và sẽ lãi $20,000, sau khi trừ đi chi phí mua quyền thu nhà đầu tư có thu về là $14,750. Ví dụ: Dưới đây bảng giá quyền chọn bán cổ phiếu Google, ngày 3/5/2016, giá mua (bid) $695.86 giá bán (offer) $696.25 Strike price ($) 660 680 700 720 740 June/2016 Sep/2016 Dec/2016 Bid Offer Bid Offer Bid Offer 7.5 13.3 21.7 33.1 47.7 8.2 14 23 34.8 49.6 24.2 31.9 40.8 51.1 63.1 26.2 33.8 42.7 53.2 65.2 35.6 43.4 52.4 62.6 74.1 38.1 46 55.2 65.2 76.7 Giả sử nhà đầu tư bán quyền chọn bán tháng 9 với giá thực hiện $660. Khi đó giá của một quyền chọn này sẽ là bao nhiêu? Nhà đầu tư lãi/lỗ như nào? Giá quyền chọn bán là $24.2. Ở Mỹ quy định, tối thiểu một hợp đồng quyền chọn là 100 CP. Khi bán, nhà đầu tư này sẽ thu được $2.420 từ quyền chọn bán. - Nếu đến ngày đáo hạn, 3 tháng 9 mà giá cổ phiếu Google trên thị trường cao hơn $660, thì quyền chọn này sẽ không thực hiện và nhà đầu tư này lãi luôn $2.420. - Nếu cổ phiếu này giảm dưới $660 một cổ phiếu, Giả sử giá cổ phiếu xuống $600, người sở hữu quyền sẽ thực hiện quyền chọn. Nhà đầu tư này buộc phải mua 100 cổ phiếu với giá $660 (để thực hiện quyền như cam kết),trong khi giá trên thị trường chỉ là $600, dẫn tới lỗ $6,000 tuy nhiên đã thu về ban đầu $2.420 do đó chỉ lỗ $3.580. Các chiến lược giao dịch •Phòng về (Hedgers):Với mục đích là giảm thiểu hay hạn chế rủi ro Ví dụ 1: Sử dụng hợp đồng kỳ hạn để phòng vệ Giả sử ngày 24 tháng 5 năm 2010, ImportCo, một công ty có trụ sở tại Hoa Kỳ, biết rằng họ sẽ phải trả £10 triệu (Bảng) vào ngày 24 tháng 8 năm 2010, cho hàng hóa mà họ đã mua từ một nhà cung cấp của Anh. Công ty này phòng vệ trước rủi ro tỷ giá như thế nào? Biết rằng hợp đồng kỳ hạn 3 tháng, có tỷ giá USD/GPB: 1,4415 Import Co có thể phòng ngừa rủi ro ngoại hối bằng cách ký hợp đồng kỳ hạn mua bảng Anh (GBP) từ tổ chức tài chính hợp đồng kỳ hạn 3 tháng ở mức với tỷ giá USD/GPB 1,4415. Điều này đảm bảo rằng cty sẽ có £10 triệu bảng sau ba thắng bằng cách bỏ ra $14.415.000. Ví dụ 2: Một công ty khác của Hoa Kỳ, ExportCo, xuất khẩu hàng hóa sang Vương quốc Anh vào ngày 24 tháng 5 năm 2010, biết rằng họ sẽ nhận được 30 triệu bảng sau 3 tháng. ExportCo có thể phòng ngừa rủi ro tỷ giá bằng nào? Hợp đồng kỳ hạn bán 3 tháng tỷ giá USD/GPB là 1,4410 ExportCo có thể phòng ngừa rủi ro ngoại hối bằng cách bán 30 triệu bảng trên thị trường kỳ hạn 3 tháng với tỷ giá USD/GPB 1,4410. Điều này có tác dụng cty sẽ chắc chắn thu về $43.230.000 sau 3 tháng. Sử dụng quyền chọn để phòng vệ Một nhà đầu tư sở hữu 1.000 cổ phiếu Microsoft với giá là $28 /cổ phiếu ở thời điểm 5/2010. Nhà đầu tư lo ngại về việc cổ phiếu có thể giảm giá trong 2 tháng tới và muốn phòng vệ. Nhà đầu tư mua hợp đồng 10 quyền chọn bán đáo hạn 7/2010 với giá thực hiện là $27,50. Nếu phí là 1 đô la cho mỗi cổ phiếu, khi đó mỗi hợp đồng quyền chọn sẽ có giá $1*100= $100 và tổng chi phí cho chiến lược phòng ngừa rủi ro sẽ là 10* $100= $1.000. Lý giải cách phòng vệ của nhà đầu tư này? Chiến lược có chi phí là $1.000 đảm bảo rằng nhà đầu tư có thể được bán với giá thấp nhất $27,5/CP cho suốt vòng đời của quyền chọn. • Nếu giá thị trường của Microsoft giảm xuống dưới $27,50, quyền chọn sẽ được thực hiện, khi đó giá trị của nhà đầu tư sẽ được $27.500 cho toàn bộ CP nắm giữ. (Khi tính cả chi phí của quyền chọn, số tiền nhận được là $26.500). • Nếu giá CP trên thị trường duy trì trên $27,5, quyền chọn không được thực hiện. Tuy nhiên, trong trường hợp này, giá trị của khoản đầu tư giữ luôn giữ ở mức >27.500 đô la (hoặc >26.500 đô la khi chi phí của quyền chọn được tính đến). Chiến lược đầu cơ: Khác mới mục tiêu phòng vệ, chiến lược đầu cơ nhằm thu lợi nhuận. Ví dụ: Hợp đồng tương lai Một nhà đầu cơ trên thị trường chứng khoán Mỹ vào thời điểm tháng 2 cho rằng đồng bảng Anh (GBP) sẽ lên giá so với đồng USD sau 2 tháng. Nhà đầu tư này chuẩn bị ngân quỹ để đầu cơ £250.000 bảng Anh. Cách thứ 1: thực hiện là mua luôn £250.000 theo tỷ giá USD/GBP là 1,454. Cách thứ 2: mua 4 hợp đồng tương lai đối với bảng Anh (mỗi hợp đồng tương lai giá £ 62.500), tỷ giá hợp đồng tương lai 1,4543 USD/GBP. Yêu cầu ký quỹ ban đầu được giả định là $ 5.000 mỗi hợp đồng. Mua £250.000 với tỷ giá hiện thời Mua 4 hợp đồng tương lai, giá USD/GBP: 1,454 1,4543 Đầu tư ban đầu £250.000*1,454=$ 361.750 $20.000 (1,5-1,454)*£250.000=$11.500 (1,5-1,4543)*250,000=$11.425 Trường hợp tốt tỷ giá lên 1.5 USD/GBP Trường họp không tốt tỷ giá là 1.4 USD/GBP (1,4-1,454)*250.000=-$13.500 (1,4-1,4543)*250,000=-$10,250 Đầu cơ sử dụng quyền chọn: Giả sử vào tháng 10, một nhà đầu cơ tin rằng 1 cổ phiếu sẽ tăng giá trong vòng 2 tháng tới. Giá cổ phiếu hiện tại $20 và quyền chọn mua cổ phiếu trong vòng 2 tháng với giá thực hiện là $22,5, giá quyền mua là $1/1CP. Giả sử nhà đầu mong muốn đầu tư $2.000. Có hai phương thức đầu tư: Đầu tư theo cách thứ 1: lấy $2.000 mua toàn phiếu với giá hiện tại $20, khi đó số cổ phiếu sở hữu sẽ là 100 cp. Thị trường cổ phiếu tốt: CP tăng thật lên $27, khi đó lợi nhuận vào việc đầu tư cổ phiếu này sẽ là:100*(27-20) = $700 Cách thứ 2: Mua quyền chọn với giá thực hiện $22.5 sau 2 tháng. Số lãi của phương án này là: (27-22.5)*2000= $9.000. Sau trừ đi chi phí mua quyền lợi nhuận sẽ là: $9,000 – 2000 = $ 7,000 Nếu trong trường hợp thị trường xấu giá cp giảm $15. Đầu tư theo cách thứ 1: (20 - 15)*100= lỗ 500. Trong trường hợp cách 2 lỗ phiền chọn 2.000. Kết luận: Phương án 2 sử dụng đòn bẩy lớn khi lãi mang lợi nhuận rất lớn, còn khi lỗ rất nhiều. Giá cổ phiếu Mua 100 cp Mua 2,000 quyền chọn $15 $27 -500 700 -2000 7000 Chênh lệch giá Chiến lược chênh lệch giá là nhà đầu tư kiếm lợi nhuận ít rủi ro bằng việc đồng thời thực hiện giao dịch hai hay nhiều thị trường. Ví dụ: Một cổ phiếu được niêm yết trên cả hai NY và London. Giả sử cổ phiếu này giao dịch tại NY có giá $140, trong khi đó giá của nó ở London là £100. Tỷ giá USD/GBP là 1.43. Giả sử rằng phí giao dịch và tỷ giá không đáng kể. Nhà đầu tư thực hiện chiến lược chênh lệch cho 100 cp giá như thế nào? Trong trường hợp này nhà đâu tư chênh lệch giá sẽ thực hiện mua Cp ở NY và bán ở London: 100*(100*1.43-140)= $300. Chương 3: Quyền chọn (options) Sức mạnh có quyền chọn (the power of options) • Quyền chọn là công cụ hữu ích của cả nhà đầu và nhà giao dịch - Đối với nhà đầu tư 1. Sử dụng quyền chọn để phòng ngừa rủi ro của doanh mục (Buy insurance). Ví dụ: khi nhà đầu tư sở hữu doanh mục, họ có thể bỏ tiền (premium )mua quyền chọn bán (put option). Khi thị trường giảm mạnh, nhà tư không phải lo lắng. Sức mạnh có quyền chọn (the power of options) 2. Quyền chọn còn được sử dụng tạo ra thu nhập cho doanh mục đầu tư (cổ tức và premium-bán quyền)- chiến lược hiệu quả đặt biệt trong thị trường side-way. Ví dụ: 3. Mua cổ phiếu với giá discount Ví dụ: Warren Buffett bán quyền chọn bán “Put options” với có phiếu ông muốn mua ở giá thấp (giá trị thực của cp). - Giá cổ phiếu Cocola đang ở mức giá $50. - Bán quyền chọn bán giá (sells put options)$49 và thu về $1 cho quyền này. - Nếu giá cp Cocola không giá xuống dưới $49, Warren Buffett bỏ túi $1 (premium). - Nếu giá cp Cocola xuống dưới $49, Warren Buffett có trách nhiệm mua với giá 49 (nếu tính cả premium là giá $48). Warren Buffett đang muốn mua cp cty này. Call option • Call option (quyền chọn mua) là hợp đồng cho phép người mua có quyền mua 100 cổ phiếu của một công ty với giá thực hiện (strike price) được xác định vào có quyền thực hiện trước hoặc vào ngày đáo hạn (Expiration date). • Ví dụ: Call option Mua quyền chọn và mua cổ phiếu • Quyền chọn cho phép sở hữu một lượng lớn cổ phiếu với một lượng nhỏ tiền: Ví dụ: cổ phiếu AAPL giá $200. Bạn kỳ vọng nó tăng lên $220 Mua AAPL cp Mua AAPL 200 Calls at $8 Đầu tư = $200*100 = $20,000 Đầu tư = $8*100 = $800 Giá AAPL tăng lên $220 Giá AAPL tăng lên 220 Giá thị trường = $220*100 = $22,000 Quyền chọn = ($220-200)*100 = $2,000 Lợi nhuận = $22,000 - $20,000 = $2,000 Lợi nhuận= $2,000 - $800 = $1,200 Tỷ suất lợi nhuận: $2,000/$20,000 = 10% Tỷ suất lợi nhuận = $1,200/800 = 150% Buy put (mua quyền bán) Bán quyền chọn bán Giá quyền chọn được xác định thế nào? Chương 4:Thị trường hợp đồng tương lai và định chế trung gian Hợp đồng tương lai Một hợp đồng tương lai là một hợp đồng phái sinh được tiêu chuẩn hoá, phát hành và giao dịch trên sở giao dịch HĐTL. Trong một hợp đồng tương lai, hai bên thoả thuận tra đổi một số lượng cụ thể hàng hoá cơ sở ở mức giá xác định (upon price) vào thời gian xác định trong tương lai. Người mua (buyer) đồng ý mua tài sản cơ sở từ bên mua. Giá thoả thuận trước được gọi là giá hợp đồng tương lai. Futures There are some similarities with a forward contract: two parties agreeing on a contract, an underlying asset, a fixed price called the futures price, a future expiry date, etc Có một số điểm chung giữa hợp đông tương lai (Future) với hợp đồng kỳ hạn (Forward): Hai bên thoả thuận trên một hợp đồng, một tài sản cơ sở, giá cố định (a fixed price) được gọi là future price, đào hạn ngày cụ thể. Điểm khác biệt giữa Futures and Forwards • Hợp đồng tương lai được tiêu chuẩn hoá. • Chúng được giao dịch trên sở giao dịch hợp đồng tương lai. • Giá cố định (the fixed price) được gọi lại giá hợp đồng tương lai được ký hiệu là f (Trong khi đó giá hợp đồng kỳ hạn là F). • Sự khác biệt lớn nhất giữa chúng là HĐTL, lợi nhuận hoặc thua lỗ được tính hàng ngày bởi sở giao dịch thông qua đơn vị bù trừ (clearinghouse). Quá trình đó gọi là mark to market. • Giá hợp đồng tương lai có xu hướng hội tụ với giá giao ngay tại thời điểm đáo hạn. • Ở thời điểm đáo hạn: bên bán chuyển hàng bên mua thanh toán giá giao ngay. Ví dụ: Giả sử Ann ký kết vào một hợp đồng tương lai để mua 100 grams vàng với giá $55 sau 90 ngày. Hợp đồng tương lai có giá $55. Vào cuối ngày thứ 1, giá hợp đồng tương lai là $58. Có một khoản lãi là $3. Do đó, $300 ($3 một gram *100 grams) được ghi trong tài khoản của Ann. Quá trình này gọi là marking to market. Tài khoản được duy trì bởi Ann được gọi là margin account. Sàn giao dịch phái sinh • CME Group là sàn giao phát sinh lớn nhất thế giới hiện tại, kết quả việc sát nhập của The Chicago Board of Trade, the Chicago Mercantile Exchange, and the New York Mercantile Exchange. Cơ chế giao dịch của một hợp đồng tương lai • Vào tháng 5/6, một nhà đầu tư ở NY yêu cầu môi giới mua 5,000 giạ ngô, giao vào tháng 9 tới. Cùng thời gian đó, một người giao dịch khác ở Taxes cũng yêu cầu môi giới của mình bán 5,000 giạ ngô, giao vào tháng 9. Một hợp đồng tương lai giữa hai nhà đầu tư sẽ hoàn thành khi hai bên thống nhất được giá. Giá ở đây được xác định trên cơ sở nào? Dựa trên cơ sở cung cầu (Nếu nhiều người bán Ngô với thời gian giao hàng tháng 9 thì giá hợp thực hiện hợp đồng giảm, 600 cents cho một giạ) Đóng trạng thái • Phần lớn hợp đồng tương lai không dẫn đến giao hàng. Lý do là phần lớn các nhà giao dịch đóng trạng thái của họ trước thời điểm giao hàng. Đóng trạng thái nghĩa là tham gia vào một giao dịch ngược lại với giao dịch ban đầu. • Ví dụ: nhà đầu tư trên ở NY đã mua 5,000 giạ ngô tại tháng 6 giao hàng vào tháng 9, nay quyết định bán hợp đồng tương lai vào tháng 7. Tương tự, nhà đầu tư Taxas đã bán hợp đồng tương lai giao trong tháng 9 nay mua lại cũng khối lượng vào tháng 8. Hiện tượng trên gọi đóng trạng thái giao dịch. • Mức độ lỗ lãi của mỗi nhà đầu tư phụ thuộc chênh lệch giá của mở trạng thái và đóng trạng thái. Tiêu chuẩn hoá hợp đồng tương lai • Khi phát hành một hợp đồng, sàn giao dịch buộc phải chuẩn hoá giữa các bên. Ví dụ: tài sản gì, kích thước, địa điểm và thời gian. • Đôi khi, cùng một tài sản được phân ra nhiều cấp độ. (Đặt biệc với tài sản tiêu dùng: café loại A, B, C) Kích cỡ hợp đồng • Kích cỡ hợp đồng chỉ rõ số lượng tài sản sẽ được phân phối dưới một hợp đồng. • Kích cỡ hợp đồng do các sàn giao dịch quyết định (ví dụ: 5,000 giạ ngô là 1 hợp đồng…). - (không được quá lớn hoặc quá nhỏ: lớn quá khó giao dịch và nhỏ quá tốn phí). • Đối với hợp đồng tương lai nông sản giá trị mỗi hợp có giá trị vào khoảng $10,000 đến $20,000… Giao nhận hàng hoá • Địa điểm nơi giao nhận hàng hoá được cụ thể hoá bởi sàn giao dịch, điều này đặc biệt quan trọng đối với hàng hoá tiêu dùng vì nó liên quan đến chi phí vận chuyển. • Tại Mỹ có những kho hàng hoá lớn như ở Florida, New Jersey, or Delaware. • Giá cả hợp đồng có thể thay đổi trong trường hợp vị trí giao hàng xa với nguồn cung cấp. Tháng giao hàng • Tháng giao hàng phụ thuộc vào từng hợp đồng được quyết định bởi sàn giao dịch nhằn đáp ứng nhu cầu thị trường. • Ví dụ: Hợp đồng tương lai với ngô… tháng giao hàng vào 3,5,7,9,12. • Sàn giao dịch quyết định ngày bắt đầu giao dịch cho một hợp đồng và ngày kết thúc giao dịch. • Các giao dịch được dừng trước một số ngày khi hợp đồng được thực hiện. Giá niên yết • Giá tham chiếu, giá trần và giá sàn. Vì sao? • Position limits là tối đa số lượng hợp đồng mà một nhà đầu tư có thể nắm giữ. Mục đích là hạn chế một nhà đầu tư đầu cơ ảnh hưởng thị trường. Xu hướng giá Càng đến sát ngày thực hiện hợp đồng tương lai giá HĐ này hội tụ với giá thị trường. Đến ngày thực hiện, giá hợp đồng bằng hoặc gần với giá thị trường. Giá hợp đồng tương lai > giá thị trường (cơ hội đầu cơ) Giá thị trường > giá HD tương lai Nhà đầu tư bán HD tương lai Mua tài sản Thực hiện chuyển giao tài sản Công ty muốn sở hữu tài sản có xu hướng mua HD tương lai, kiến cho giá HD tương lai so xu hướng tăng. Kí quỹ • Để đảm bảo giao dịch thì các nhà đầu tư cần kí quỹ. • Người môi giới yêu cầu người đầu tư quý quỹ với một số tiền nhất định, sau mỗi ngày giao dịch phụ thuộc vào biến động về giá. Số tiền ký quỹ này sẽ tăng hoặc giảm. Nếu giá HD tăng ký quỹ sẽ tăng tương ứng còn ngược lại ký quỹ sẽ giảm. • Số tiền tăng hoặc giảm này, nhà đầu tư chuyển môi giới, mới giới chuyển sàn giao dịch, sàn giao dịch chuyển mối giới bên đối tác và môi giới này chuyển cho người đầu tư. • Khi số tiến kí quỹ giảm đến mức nhất định, nhà đầu tư bị yêu cầu nộp thêm tiền bổ sung, nếu không thực hiện, nếu không thực hiện HĐ sẽ bị thanh lý. • Nhà đầu tư chỉ rút khoản tiền trên mức ký quỹ yêu cầu. Ví dụ: Một nhà đầu tư muốn mua 2 HĐ tương lai. Mỗi hợp đồng có 100 ounces vàng, 2 hợp đồng 200 ounces. Yêu cầu ký quỹ ban đầu cho mỗi hợp đồng vàng $6.000 hay $12.000 cho 2 hợp đồng. Mức duy trì tối thiếu là $4.500 một hợp đồng hay $9.000 cho 2 hợp đồng. • Tài sản cầm cố có thể là cổ phiếu hoặc trái phiếu. Tuy nhiên, đối cổ phiếu giá trị cầm có chỉ là 50% giá trị thị trường, còn trái phiếu là 90% mệnh giá. Tổ chức thanh toán bù trừ • Tổ chức thanh toán toán bù trừ là đơn vị trung gian đảm bảo cho thanh toán giữa các thành viên. • Các thành viên của tổ chức thanh toán (Cty CK) buộc phải cung cấp tổ chức thanh toán trung gian tổng số quý quỹ ban đầu phản ánh tổng số các giao dịch của mình. • Kết thúc mỗi ngày, bù trừ giữa các cty CK được thực hiện qua trung gian thanh toán. • Các thành viên của tổ chức thanh toán bù trừ theo tổng số. Thị trường OTC • Thị trường OTC là thị trường các bên mua bên bán đồng ý giao dịch các công cụ phái sinh mà không thông qua các sàn giao dịch. • Có sự tồn tại rủi ro thanh toán giữa hai bên. Do đó, thị trường OTC mượn ý tưởng của sàn giao dịch tập trung. • Có một trung gian thanh toán (CCP) cho các giao dịch OTC tiêu chuẩn tương tự như sàn giao dịch. Các thành viên của CCP phải ký quỹ để giao dịch. • A và B thoả thuận ký hợp đồng kỳ hạn. CCP trở thành đối tác của cả A và B • CPP mua tài sản từ A với giá xác định sau 1 năm. • CPP bán tài sản cho B với giá xác định sau 1 năm. • CPP chịu rủi ro tính dụng với cả hai A và B. Các kiểu đầu tư: • Hedgers: là những người sử dụng công cụ phái sinh như quyền chọn và hợp đồng kỳ hạn để giảm thiểu rủi ro. • Speculators: là những nhà đầu cơ kiếm lời trên thị trường. - Scalpers: kiếm lợi từ khoản thay đổi nhỏ, giao dịch trong một vài phút. - Day traders: Dữ trạng thái trong một ngày. - Position traders: giữ trạng thái giao dịch dài với kỳ vọng thu được lợi nhuận lớn. • Arbitrageur: là những người mua bán để ăn chênh lệnh giá. Các loại lệnh: • Market order. • A limit order: Là lệnh chỉ thực hiện duy nhất khi ở mức giá đó hoặc tốt hơn. Ví dụ: một nhà đặt lệnh limit order mua cổ phiếu XYZ với giá $20, nghĩa là lệnh này chỉ thực hiện khi có người bán cổ phiếu XYZ với giá $20 hoặc nhỏ hơn. Các loại lệnh: • A stop order or stop-loss order: là loại lệnh chỉ cụ thể giá. Lệnh này chỉ thực hiện ở mức giá tốt nhất khi lệnh mua hoặc bán được đặt, với mức giá cụ thể hoặc ít tốt hơn. • Ví dụ: Một lệnh stop order bán cp XYZ ở mức giá $30 khi giá thị trường đang ở mức $35. Kệnh thực hiện bán khi giá của nó rơi xuống $30. Lệnh trở thành lệnh thị trường (market order) ngay lập tức giá cụ thể được chạm tới. Mục đích nhằm để đóng trạng thái khi giá cổ phiếu biến động không lợi. • A stop–limit order. • Lệnh này phối hợp của cả hai lệnh stop order và lệnh limit order. Lệnh order trở thành lệnh limit order ngay tập tức khi lệnh mua hoặc bán được thực hiện ở mức giá bằng hoặc ít lợi hơn so với giá stop. Hai mức giá buộc phải chỉ cụ thể. • Ví dụ: ở thời điểm giá là $35, lệnh stop limit order mua được thực hiện ở mức giá stop là $40, và limit ở mức 41. Nghĩa là khi giá chạm mức $40, lênh này chuyển thành lệnh limit ở mức 41. (Nghĩa là mua ở mức 41) Chapter 5: Xác định giá HD kỳ hạn và HĐ tương lai • Mục tiêu của chương này: Đi nghiên cứu mối quan hệ giữa giá HĐ tương lai, HĐ kỳ hạn với giá hiện thời của tài sản cơ sở. Sự khác biệt giữa hợp đồng kỳ hạn và tương lai? • Hợp đồng tương lai giao dịch trên sở giao dịch nên được thanh toán cuối ngày (thông quá kí quỹ và định chế tài chính trung gian). Trong khi đó, hợp đồng kỳ hạn thanh toán duy nhất ở thời kỳ đáo hạn. • Tuy nhiên, giá của hai loại hợp đồng này khá sát nhau khi đến ngày đáo hạn. Tài sản đầu tư và tài sản tiêu dùng • Tài sản đầu tư: là tài sản được giữ với mục đính duy nhất mục đích đầu tư…kiếm lợi ví dụ: cổ phiếu và trái phiếu. • Tài sản tiêu dùng: là tài sản được mục đích chính là tiêu dùng… ví dụ: dầu thô, gạo. • Ví dụ: vàng, bạc là tài sản đầu tư … tuy nhiên nó cũng dùng cho một số ngành công nghiệp. → Chương này đề cập tập trung vào tài sản đầu tư. Bán khống? ( short selling) • Bán khống là việc bán một tài sản đầu tư không thuộc sở hữu của người bán. • Ví dụ: - Một nhà đầu tư yêu cầu người môi giới chứng khoán bán 100 cổ phiếu một cty A. Người môi giới thực hiện yêu cầu này bằng cách mượn cổ phiếu từ người sở hữu cổ phiếu này sau đó bán trên thị trường. - Sau một khoảng thời gian, nhà đầu tư đóng trạng thái bằng cách mua lại 100 cp trên thị trường. Số cổ phiếu này bù lại số cổ phiếu đã bị bán khống. - Nhà đầu tư này sẽ thu lợi nhuận nếu cổ phiếu giảm giá và bị lỗ khi cổ phiếu tăng giá. - Nhà đầu tư phải trả phí cho việc bán khống. - Trong trường hợp tài sản như cổ phiếu hoặc trái phiếu được trả cổ tức hoặc trái tức thì những khoản này được chuyển cho người cho vay tài sản. Ví dụ: Một nhà đầu tư bán khống 100 cp vào đầu tháng 1 khi cổ phiếu là $120 và đóng trạng thái bằng việc mua lại cp trên thị trường giá $100 vào đầu tháng tư. Giả sử cổ phiếu này được trả cổ tức $1 cho mỗi cổ phiếu vào đầu tháng 3. Nhà đầu tư này lãi/ lỗ như thế nào? Giả sử trong trường hợp này không tính lãi vay. Nhà đầu tư này sẽ nhận được 100*$120 = $12.000 vào đầu tháng 1. Nhà đầu tư phải chuyển trả người sở hữu cp này cổ tức phát sinh: $1*100 = $100. Nhà đầu tư phải mua lại số cổ phiếu bán khống khi đóng trạng thái: 100*$100 = $10.000. Lợi nhuận của nhà đầu tư này từ việc bán khống: $12.000 - $100 -$10.000 = $1.900 Lưu ý: Để bán khống nhà đầu tư phải có tài sản đảm bảo để phòng trường hợp cp biến động giá ngược với kỳ vọng nhà đầu tư. Một số giả định 1. Những người tham gia thị trường không chịu chi phí giao dịch. 2. Những người tham gia thị trường phải chịu cùng một mức thuế đối với tất cả lợi nhuận. 3. Những người tham gia thị trường có thể vay tiền với lãi suất phi rủi ro cũng như khi họ cho vay tiền. 4. Những người tham gia thị trường có thể tận dụng các cơ hội đầu tư chênh lệch giá. Giá hợp đồng kỳ hạn của TS đầu tư Ví dụ: Hợp đồng kỳ hạn 3 tháng mua CP không có cổ tức. Giả sử giá hiện thời của CP là $40 và lãi suất phi rủi ro kỳ hạn 3 tháng là 5%/năm. • Trường hợp 1: Giá thực hiện hợp đồng kỳ hạn CP khá cao $43. - Nhà đầu tư ăn chênh lệch giá sẽ vay $40 trên thị trường với lãi suất 5%/năm kỳ hạn 3 tháng để mua cổ phiếu và đồng thời ký hợp đồng kỳ hạn bán cổ phiếu. Sau 3 tháng, nhà đầu tư thực hiện hợp đồng, chuyển cổ phiếu và nhận về $43. - Số tiền phải trả cho việc vay mua CP là 40𝑒 0.05∗3/12 = $40,5. - Thực hiện chiến lược này nhà đầu tư thu lợi: $43-$40,5= $2,5 • Trường hợp 2: Giá thực hiện kỳ hạn cổ phiếu là thấp $39. - Nhà đầu tư này sẽ bán khống CP, gửi với lãi suất 5%/năm với kỳ hạn 3 tháng và đồng thời thực hiện mua hợp đồng kỳ hạn 3 tháng. - Giá trị của vay thu được sau 3 tháng là 40𝑒 0.05∗3/12 = $40,5. - Sau 3 tháng, nhà đầu tư này trả $39 cho việc thực hiện hợp đồng kỳ hạn và lấy số CP để đóng trạng thái bán khống. - Lợi nhuận thu được sẽ là: $40.5- $39 = $1,5. Giá tài sản hiện thời = $40; lãi suất =5%; hợp đồng kỳ hạn 3 tháng. Giá thực hiện HĐ= $43 Giá thực hiện HĐ= $39 Thực hiện tại thời điểm hiện tại: - Vay $40 với lãi suất 5%/năm cho 3 tháng - Mua 1 đơn vị tài sản - Ký kết hợp đồng kỳ hạn bán đơn vị tài sản 3 tháng với giá $43. Thực hiện sau 3 tháng: - Thực hiện HĐ thu về $43. - Sử dụng $40.5 thanh toán khoản vay. Thực hiện tại thời điểm hiện tại: - Bán khống 1 đơn vị tài sản thu về $40 - Gửi $40 với lãi suất 5% kỳ hạn 3 tháng. - Ký kết hợp đồng kỳ hạn mua 1 đơn vị tài sản 3 tháng với giá $39. Thực hiện sau 3 tháng: - Thực hiện hợp đồng kỳ hạn 1 dv tài sản. - Đóng trạng thái. - Thu về từ khoản gửi $40,5 Lợi nhuận thu được: $43- $40.5 = $2,5 Giá thực hiện HĐ – S0 erT Lợi nhuận thu được: $40,5-$39=$1.5 S0 erT – Giá thực hiện HĐ CÔNG THỨC TỔNG QUÁT Công thức thể hiện mối quan hệ giữa giá hiện thời và giá hợp đồng kỳ hạn F0 =S0 erT Nếu: F0 > S0 erT nhà đầu tư vay mua tài sản xong, tham gia khía cạnh bán ts trong HĐ kỳ hạn. (Giá thực hiện quá cao so với giá hiện thời) Nếu: F0 < S0 erT nhà đầu tư bán tài sản xong, tham gia khía cạnh mua ts trong HĐ kỳ hạn. (Giá thực hiện quá thấp so với giá hiện thời) - S0 : Giá tài sản hiện thời không có thu nhập - T: Thời gian đến lúc đáo hạn - r: Lãi suất phi rủi ro - F0 : Giá hợp đồng kỳ hạn hoặc tương lai ở thời điểm hiện tại. Tài sản có trả thu nhập (Cổ tức, trái tức) • Ví dụ: Một hợp đồng kỳ hạn trái phiếu, hợp đồng kỳ hạn 9 tháng. Giá trái phiếu hiện thời $900, Giả sử trái phiếu này được nhận trái tức sau 4 tháng. Lãi suất phi rủi ro 4 và 9 tháng lần lượt là 3% và 4%. Trái tức là $40. • Trường hợp 1: Giá thực hiện hợp đồng kỳ hạn trái phiếu ở mức cao $910. - Nhà đầu tư vay $900 mua trái phiếu và ký hợp đồng kỳ hạn bán trái phiếu với giá $910. - Giá trị hiện tại của trái tức: 40* e−0.03∗4/12 = $ 39,6. - Số tiền thật sự cần phải vay: $900 - $ 39,6 = $860,4. - Số tiền sau 9 tháng phải trả là: $860,4*e0.04∗9/12 = $886,6 - Lợi nhuận nhà đầu tư này thu được là: $910 - $886,6 = $23,4 Trường hợp 2: Giá thực hiện hợp đồng kỳ hạn này thấp $870. - Nhà đầu tư bán khống trái phiếu với giá $900, đồng thời ký hợp đồng mua trái phiếu kỳ hạn tương ứng với giá thực hiện $870. - Trong $900 thu được nhà đầu tư lấy $ 39,6 gửi lãi suất phi rủi ro 3% và kỳ hạn 4 tháng để thanh toán trái tức (40* e−0.03∗4/12 = $ 39,6). - Phần còn lại $860.4 gửi 9 tháng với lãi suất 4% và thu được $860,4*e0.04∗9/12 = $886,6 - Lợi nhuận nhà đầu tư này thu được là: $886,6 - $870 = $16,6 Giá trái phiếu hiện thời = $900; trái tức trả vào tháng thứ 4 với $40, lãi suất 4 tháng, 9 tháng lần lượt là 3%, 4 %; hợp đồng kỳ hạn 9 tháng. Giá thực hiện HĐ kỳ hạn = $910 Giá thực hiện HĐ kỳ hạn =$870 Thực hiện tại thời điểm hiện tại: - Vay $900 (bao gồm $39.6 cho 4 tháng và 860.4 cho 9 tháng). - Mua 1 đơn vị tài sản trái phiếu. - Ký kết hợp đồng kỳ hạn bán trái phiếu giao sau 9 tháng với giá $910. Thực hiện sau 4 tháng: - Nhận được $40 từ trái tức. - Sử dụng $40 để thanh toán lãi vay Thực hiện sau 9 tháng: - Thực hiện HĐ kỳ hạn thu về $910. - Sử dụng $886.6 thanh toán khoản vay với lãi suất 9 tháng. Hành động hiện tại: - Bán khống 1 đơn vị tài sản thu được $900 - Cho vay $39,6 cho 4 tháng và $860.4 cho 9 tháng. - Ký kết hợp đồng kỳ hạn mua 1 đơn vị tài sản 9 tháng với giá $870. Hành động trong 4 tháng: - Nhận $40 cho khoản đầu tư 4 tháng. - Thanh toán trái tức 40. Hành động trong 9 tháng: - Nhận $886.6 cho 9 tháng đầu tư - Bán tài sản $870 - Đóng trạng thái. Lợi nhuận thu được: $910 - $886,6 = $23,4 F0 - (S0 −I)erT Lợi nhuận thu được: $886.6 - $870 = $16.6 (S0 −I)erT − F0 CÔNG THỨC TỔNG QUÁT Công thức thể hiện mối quan hệ giữa giá TS hiện thời và Giá hợp đồng kỳ hạn F0 =(S0 −I)erT Nếu: F0 > (S0 −I)erT nhà đầu tư vay mua tài sản và bán HĐ kỳ hạn. Nếu: F0 < (S0 −I)erT nhà đầu tư bán khống tài sản và mua HĐ kỳ hạn. - S0 : Giá tài sản có thu nhập hiện tại - I: Thu nhập của tài sản - T: Thời gian đến lúc đáo hạn - r: Lãi suất phi rủi ro - F0 : Giá hợp đồng kỳ hạn hiện tại Ví dụ: Một hợp đồng kỳ hạn 10 tháng của một cổ phiếu hiện tại có giá $50. Giả sử lợi nhuận phi rủi ro lần lượt là 8%/năm và cổ tức được trả 3 tháng một lần $0.75. Xác định giá của HĐ kỳ hạn này? I = 0.75e−0.08∗3/12 + 0.75e−0.08∗6/12 + 0.75e−0.08∗9/12 = 2,162. F = ( 50- 2,162)e0.08∗10/12 = $51.14 Định giá trị HĐ kỳ hạn - Giá trị HĐ kỳ hạn ban đầu bằng không ( do chưa có biến động gì). Tuy nhiên giá trị của hợp đồng biến động theo theo thời gian. - Các tổ chức tài chính có mong muốn định giá giá trị hợp đồng kỳ hạn hàng ngày… - f = (F0 - K) e−rT f: giá trị hợp đồng kỳ hạn. K: giá thực hiện hợp đồng F0 : giá hợp đồng kỳ hạn hiện tại r: lãi suất phi rủi ro T: thời gian đáo hạn Ví dụ: Một hợp đồng kỳ hạn mua cp không trả cổ tức đã được phát hành từ trước đó. Hiện tại nó 6 tháng nữa thì đáo hạn. Giá hiện thời cp phiếu này là $25. Lợi nhuận phi rủi ro 10%/năm, Giá thực hiện K =$24. Xác định giá trị hợp đồng kỳ hạn: S0 = 25, r =0.1, T =0.5, K= 24 F0 = 25 e0.1∗0.5 = 26.28 f = (26.28- 24) e−0.1∗0.5 = $2.17 Ví dụ: Hợp đồng kỳ hạn 1 năm mua cổ phiếu không cổ tức với giá hiện tại là $40, lãi suất lợi nhuận phi rủi ro 10%/năm kép lãi tiên lục? a, Giá của hợp đồng kỳ hạn này là bao nhiêu? Giá trị của hợp đồng này là bao nhiêu? b, Sáu tháng sau, giá cổ phiếu này là $45, lãi suất vẫn vậy? Giá hợp đồng kỳ hạn này là bao nhiêu? Và giá trị của hợp đồng này là bao nhiêu? a,F0 = 40 e0.1∗1 = 44.21; giá trị bằng không. b, K = 44.21 F0 =45 e0.1∗0.5 = 47.31 f = (47.31- 44.21) e−0.1∗0.5 = $2.95 Chapter 6: Swap ( HĐ Hoán đổi) • Hợp đồng hoán đổi là công cụ phái sinh, thoả thuận giữa hai công ty trao đổi dòng tiền trong tương lai. • Thoả thuận này xác định cụ thể những thời điểm và cách thức thanh toán. • Tương đối giống HĐ kỳ hạn, điểm khác biệt đó là HĐ kỳ hạn chỉ hoán đổi dòng tiền một lần, trong khi đó HĐ Hoán đổi thì dòng tiền được trao đổi nhiều lần trong tương lai. Cơ chế hợp đồng hoán đổi • HĐ hoán đổi lãi suất thả nổi – cố định (a ‘‘plain vanilla’’ interest rate swap). • Với hợp đồng hoán đổi này, một bên đồng ý thanh toán một luồng tiền bằng mức lãi suất cố định được xác định trước trên một mức vốn danh nghĩa. Để đổi lại, bên đối tác sẽ trả mức lãi suất thả nổi trên cùng mức vốn danh nghĩa cho cùng thời kỳ. • London Interbank Offered Rate (LIBOR) là lãi suất thả nổi được dùng trong HĐ hoán đổi. Là lãi suất của các ngân hàng xếp hạn AA cho vay lẫn nhau. Lãi suất công bố hàng ngày với nhiều loại đồng tiền khác nhau và có nhiều kỳ hạn khác nhau từ đơn vị ngày đến năm. Ví dụ: 3% Citigroup Apple LIBOR Ngày 3/8/2017, Apple đồng ý thanh toán cho Citigroup 3%/năm, thanh toán 6 tháng một lần , với giá trị danh nghĩa $100 triệu, và Citigroup đồng ý trả cho Apple với lãi suất LIBOR thanh toán 6 tháng một lần. Khi đó, Apple người trả lãi suất cố định trong khi đó Citigroup là thanh toán lãi suất thả nổi. Sử dụng SWAP để hoán đổ nợ • HĐ hoán đổi giúp chuyển đổi khoản vay thả nổi sang khoản vay cố định cho Apple. Nhằm hạn chế rủi ro tỷ giá. Ví dụ: Giả sử Apple có khoản vay $100 triệu trong 3 năm với LIBOR + 0.1%. • Apple ký kết SWAP với Citigroup để nhận lãi suất LIBOR theo hợp đồng hoán đổi • Apple thanh toán 3% cho HD hoán đổi. => Swap cho phép Apple chuyển đổi từ vay với lãi suất thả nổi LIBOR + 0.1% sang trả lãi cố định 3.1% HĐ hoán đổi giúp khoản vay ls cố định sang ls thả nổi. Ví dụ: Intel đang vay nợ $100 triệu với lãi suất 3.2% cho 3 năm và mong muốn chuyển sang với lãi suất thả nổi LIBOR. 2.97% Citigroup 3.2% Intel LIBOR • Công ty thanh toán 3.2% cho đối tác bên ngoài. • Trả lãi suất thả nổi LIBOR bằng hợp đồng Swap. • Nhận 2.97% dưới dạng hợp đồng Swap. ➔ Công ty chuyển đổi lãi suất cố định sang lãi suất thả nổi LIBOR +0.23% Sử dụng Swap để chuyển đổi tài sản • Có thể sử dụng HĐ hoán đổi Swap để chuyển đổi tài sản có thu nhập cố định sang tài sản có thu nhập thả nổi. • Ví dụ: Apple đang sở hữu $100 triệu trái phiếu với lãi suất 2.7% trong 3 năm. Apple có thể thực hiện HD hoán đổi để thu được thu nhập thành thả nổi. 3.0% Citigroup 2.7% Apple LIBOR • Công ty nhận được trái tức LIBOR – 0.3% Sử dụng HD Hoán đổi để chuyển đổi lãi suất biến đổi sang lợi tức cố định. 2.97% Citigroup LIBOR – 0.2% Intel LIBOR ➔ HĐ Hoán đổi đã chuyển thu nhập biến đổi sang thu nhập cố định 2.77%. Vấn đề liên quan đến số ngày trong tính lãi • Trong nhiều trường hợp tính lãi suất, số ngày trong năm được quy định là 360 ngày. • Ví dụ công ty A đi vay sáu tháng từ 8/3/2017 đến 8/9/2017 với lãi suất niêm yết là 2.2%. • Lãi vay phải trả là: 100*0.022* 184 360 = $1.1244 triệu. Mức tín nhiệm liên quan đến lãi suất. • Tổ chức đánh giá tín nhiệm: - S&P and Fitch: AAA, AA, A, BBB, BB, B, and CCC. - Moody’s: Aaa, Aa, A, Baa, Ba, B, and Caa ➔ Mức đánh gía tín nhiệm càng cao lãi suất càng thấp. Lợi thế so sánh Ví dụ: Cty AAACorp có mức tín nhiệm AAA; Trong khi Cty BBBCorp có mức tín nhiệm BBB. Giả sử AAACorp muốn vay với lãi suất thả nổi, trong khi đó BBBCorp muốn vay với lãi suất cố định. Do BBBCorp có mức tín nhiệm thấp hơn do đó phải vay mức lãi suất cả thả nổi và cố định cao hơn AAACorp. Fixed Floating AAACorp 4% 6-month LIBOR – 0.1% BBBCorp 5.2% 6-month LIBOR + 0.6% BBBCorp phải trả 1.2% cao hơn so với AAACorp với lãi suất cố định và chi phải trả 0.7% cao hơn với lãi suất thả nổi. Khi đi so sách giữa hai công ty, AAACorp có lợi thế khi vay lãi suất cố định, trong khi đó BBBCorp có lợi thế khi vay thả nổi. Trong trường hợp này hai cty sử dụng SWAP mang lại lợi ích cho cả hai bên • AAACorp đồng ý cho BBBCorp vay với lãi suất 6 tháng LIBOR $10 triệu. Ngược lại, BBBCorp đồng ý trả BBBCorp với lãi suất 4.35% cho khoản vay trên. Dòng tiền của AAACorp: Dòng tiền của BBCorp AAACorp trả cho bên ngoài: 4% BBC trả cho bên ngoài: LIBOR + 0.6% Trả cho BBBCorp: LIBOR Trả cho AAACorp: 4.35% Được nhận từ BBBCorp: 4.35% Nhận từ AAACorp: LIBOR Số phải trả cho việc vay: LIBOR – 0.35% Số phải trả cho khoản vay: 4.35%+0.6%= 4.95% So với đi vay trực tiếp không có HĐ Hoán đổi thì hai công ty này đều phải trả lãi cao hơn. • Trong trường hợp này mỗi bên được lợi 0.25%. Tổng lợi ích của việc sử dụng SWAP là a – b • a: là sự khác biệt giữa lãi suất cố định. • b: là sự khác biệt giữa lãi suất thả nổi. • Trong trường hợp này a= 1.2% • Trong trường hợp này b= 0.7% • Tổng lợi ích là 0.5% Trong trường hợp có tổ chức trung gian tài chính. AAACorp vay với lãi suất LIBOR – 0.33%, BBBCorp vay với lãi suất 4.97%; tổ chức tài chính được hưởng chênh Lệnh 0.04%. HỢP ĐỒNG HOÁN ĐỔI TIỀN TỆ LÃI SUẤT CỐ ĐỊNH (FIXED-FOR-FIXED CURRENCY SWAPS ) HĐ hoán đổi tiền tệ yêu cầu tiền gốc phải được chỉ định cụ thể giữa hai loại tiền tệ. Số tiền gốc này được trao đổi vào đầu và cuối HĐ. Thông thường, số tiền gốc được chọn tương đương với tỷ giá hối đoái khi bắt đầu hoán đổi. Tuy nhiên, khi chúng được trao đổi ngược lại lúc đaó hạn, thì giá trị của chúng có thể hoàn toàn khác nhau. Ví dụ: Dollar 3% Barclays Sterling 4% British Petroleum Giả sử: Một hợp đồng hoán đổi ngoại tệ giữa Barclays và British Petroleum có thời hạn 5 năm bắt đầu 1/2/2017. British Petrpleum phải trả Barclays lãi suất 3% do vay $15 triệu USD và lãi suất 4% do cho vay £10 triệu Bảng. Sử dụng HĐ hoán đổi ngoại tệ để chuyển đổi các khoản nợ và tài sản. Dollars 3.0% Barclays Sterling 4.0% British Petroleum Sterling 4.0% Ví dụ 1: Chuyển đổi nợ từ một loại tiền sang một loại tiền khác. Công ty British Petroleum đang vay bằng đồng bảng với lãi suất 4% với khoản vay £10 triệu bảng, sau đó ký hợp đồng hoán đổi tiền tệ để chuyển đổi khoan vay thành vay 15 triệu USD và trả lãi vay bằng USD. Ví dụ 2: Chuyển đổi khoản thu nhập một loại tiền sang thu nhập một loại tiền khác. Công ty British Petroleum đầu tư $15 triệu và nhận được cổ tức 3% trong vòng 5 năm tới. Nhưng công ty cho rằng đồng Bảng sẽ mạnh lên nên muốn chuyển đổi khoản thu nhập này sang dạng £. Công ty thực hiện HĐ hoán đổi ngoại tệ. Dollar 3% Barclays Sterling 4% Dollar 3% British Petroleum Lợi thế so sánh Giả sử hai công ty General Electric và Quantas Airways có thể vay lãi suất theo bảng ở dưới: Lãi suất đi vay của Quantas luôn cao hơn General Electric, do mức độ tín nhiệm của General Electric cao hơn. Quantas Airways phải trả 2% cao hơn so với General đối với lãi suất USD, trong khi đó với AUD chỉ là 0.4%. Do đó, General Electric có lợi thế hơn khi vay USD còn Quantas có lợi thế hơn khi đi vay AUD. Giả sử, General Electric muốn vay 20 triệu AUD và Quantas muốn vay 15 triệu USD, tỷ giá hiện tại USD và AUD là 0.75. Hai công ty có thể ký hợp đồng khoán đổi ngoại tệ dựa trên lợi thế so sánh của mình. USD ? % USD 5.0% USD 5.0% General Electric AUD ? % Financial institution Quantas Airways AUD 8% AUD 8% • General Electric đi vay 15 triệu USD với lãi suất 5% sau đó cho tổ chức tài chính vay lại với cùng lãi suất 5% và nhận được 20 triệu AUD với lãi suất ?%. • Quantas Airways đi vay 20 triệu AUD với lãi suất 8% sau đó cho tổ chức tài chính vay lại với cùng lãi suất 8% và nhận lại 15 triệu USD với lãi suất ?%. • Giả sử Financial Institution nhận 0.1% từ môi bên khi làm trung gian. • Lợi ích của mỗi cty: (a-b – 0.1%*2)/2 = (2%-0.4% - 0.2%)/2 = 0.7%. Trung gian tài chính thu được bao nhiêu tiền từ việc làm trung gian: (6.3%- 5%)*15 triệu USD – (8%-6.9%)*20 triệu AUD*0.75 = $195.000$165.000 = $30.000. Chapter 7: Cơ chế vận hành thị trường quyền chọn • Thị trường quyền chọn hoạt động như thế nào • Các thuật ngữ được sử dụng trong quyền chọn • Các loại hợp đồng quyền chọn được giao dịch thế nào • Các yêu cầu về ký quỹ Các loại quyền chọn • Có hai loại quyền chọn: ✓ Quyền chọn mua (A call option) cho phép người nắm giữ có quyền mua một tài sản với mức giá xác định ở một thời điểm xác định. ✓Quyền chọn bán ( A put option) cho phép người nắm giữ có quyền bán một tài sản với mức giá xác định ở một thời điểm xác định. - Thời điểm xác định ở đây là thời điểm đáo hạn (expiration date) - Giá xác định ở đây là giá thực hiện (exercise price) • Quyền chọn có thể là kiểu Mỹ hoặc hiểu châu Âu. Quyền chọn Mỹ (American options) có thể thực hiện ở mọi thời điểm đến ngày đáo hạn. Trong khi đó, Quyền chọn châu Âu (European options) chỉ thực hiện duy nhất khi đáo hạn. American options hay European options là tên gọi chứ không tính chất địa lý. Biểu đổ thể hiện biến động lợi nhuận của người mua quyền chọn Biểu đổ thể hiện biến động lợi nhuận của người mua quyền chọn bán Option positions • Có 2 bên trong hợp đồng quyền chọn: - Vị thế người mua (long position) và vị thế người bán ( short position). - Người bán (the writer of an option) nhận tiền trước nhưng có khả năng phải nghĩa vụ thanh toán trong trường hợp thị trường biến động trái chiều. Ví dụ: Biểu đổ thể hiện biến động lợi nhuận của người bán quyền chọn mua Biểu đổ biểu hiện lợi nhuận của người bán quyền chọn bán Có bốn trạng thái quyền chọn: - Quyền chọn bán một loại tài sản nào đó: Có hai bên, bên bán quyền và bên mua quyền. - Quyền chọn mua một loại tài sản nào đó: Có hai bên, bên bán quyền và bên mua quyền. Các loại tài sản cơ sở • Cổ phiếu quyền chọn • Quyền chọn ETP (Exchange Traded Product Options) ETP là quỹ chi số hoặc quỹ tín thác được giao dịch hàng ngày trên sàn giao dịch. Nó cho phép nhà đầu tư mua hoặc bán một doanh mục cổ phiếu trong một loại chứng khoán. Ví dụ: S&P 500 ETF được thiết kế để cung cấp cho các nhà đầu tư thu lợi nhuận bằng việc đầu tư vào 500 cổ phiếu tạo thành chỉ số S&P 500 • Quyền chọn tiền tệ (Foreign Currency Options) Là loại hợp đồng mua bán một loại ngoại tệ nào đó. • Ngày thực hiện quyền (Expiration Dates) Thông thường ngày đáo hạn vào thứ 6 của tuần thứ 3. • Giá thực hiện quyền (Strike Prices) Giá Bước giá Ví dụ $5-$25 $ 2.5 $7.5 $25-$200 $5 $30 $200 $10 $210 • Sàn giao dịch quy định 3 giá tốt nhất FLEX Options • Sàn chứng khoán Chicago có đưa ra một loại quyền chọn là Flex cho cổ phiếu và quỹ chỉ số cổ phiếu. Những quyền chọn theo dạng này không theo có tiêu chuẩn hoá do sàn giao dịch đặt ra, mà do các bên mua bán quy định với nhau. • Tiêu chuẩn đó bao gồm giá thực hiện và ngày đáo hạn. • Flex options giúp cho các sàn giao dịch cạnh với thị trường giao dịch phi tập trung. Other nonstandard products • Weeklys: Đây là các quyền chọn được tạo ra thứ 3 và đáo hạn vào thứ 6 tuần tiếp theo. • Binary options: Đây là các quyền chọn cho phép người sở hữu được hưởng một khoản thanh toán cố định $100 nếu giá tài sản cơ sở đạt tới mức giá nhất định (strike price). Ví dụ: Một call Binary option có giá thực hiện là $50 sẽ thanh toán cho người sở hữu $100 nếu giá tài sản cơ sở trên thị trường vượt mức $50 đến ngày đáo hạn và sẽ không được nhận gì trong điều kiện ngược lại. • Credit event binary options(CEBOS) đây là quyền chọn cho phép người sở hữu nhận được khoản cố định cho các sự cố. Ví dụ, công ty gặp vấn đề về tín dụng như phá sản, không có khả năng thanh toán các khoản nợ hoặc phải cấu trúc lại tài chính (Ngày đáo hạn vào tháng 12). • DOOM options: DOOM put option (DOOM quyền chọn bán): Hiện tại, khi giá thực hiện quyền chọn rất thấp so với giá tài sản cơ sở. Khi đó, phí quyền chọn bán rất thất (vì ít khả năng xảy ra). Tuy nhiên, giá tài sản cơ sở đột giảm mạnh dưới giá thực hiện quyền. Quyền này sẽ được thực hiện. DOOM option được sử dụng phòng vệ trong trường hợp rất xấu xảy ra. Ví dụ: chứng khoán X đang có giá $50 trên thị trường. DOOM put (quyền chọn bán) của chứng khoán này chỉ 0.5$ (vì ít khả năng xảy ra) với giá thực hiện là $3. Vì giá rẻ nhà đầu tư mua nhiều 100 đến 1000 quyền. Khi nhà đầu tư bội tiền, khi thị trường khủng hoảng giá cổ phiếu giảm mạnh dưới $3. Cổ tức và chia tách cổ phiếu • Trước đây với quyền chọn trên thị trường OTC, nếu công ty thông báo chi trả cổ tức bằng tiền thì giá thực hiện của quyền chọn của cổ phiếu sẽ giảm một khoản trong ngày thực hiện quyền. • Tuy nhiên, đối với sở giao dịch thì không có điều chỉnh khi có thông báo cổ tức bằng tiền. Hay nói cách khác, khi có cổ tức bằng tiền, không có điều chỉnh trong hợp đồng quyền chọn. • Đối với sở giao dịch sẽ có điều chỉnh giá khi cổ phiếu được chia tách. Ví dụ, chia tách theo tỷ lệ 2:1. Một cổ phiếu cũ nhận 2 cổ phiếu mới. - Việc chia tách không thay đổi giá trị hoặc khả năng kiếm lời của công ty. Khi đó, giá cổ phiếu giảm 1/2. Quyền chọn cũng thay đổi tương ứng. Ví dụ: • Quyền chọn mua 100 cổ phiếu với giá thực hiện là $30. Giả sử công ty này chia tách cổ phiếu theo tỷ lệ 2:1. Khi đó người sở hữu quyền có thể mua 200 cổ phiếu với giá $15. Ví dụ: Công ty trả cổ tức bằng cổ phiếu. Quyền chọn của cổ phiếu bị điều chỉnh khi công ty trả cổ tức. Trả cổ tức bằng cổ phiếu chính là công ty phát hành cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu. Ví dụ cty A trả cổ tức 20% bằng cổ phiếu. Nghĩa là nhà đầu tư nhận 1 cp mới cho 5 cp cũ. Giống như chia tách cổ phiếu, việc chia cổ tức bằng cổ phiếu không làm thay đổi giá trị của Cty hoặc thu nhập của công ty. Chia cổ tức bằng cổ phiếu với tỷ lệ 20%, tương đương chia tách cổ phiếu theo tỷ lệ 6:5. Và giá cổ phiếu giảm 5/6. Ví dụ: • Một người phát hành bán quyền bán 100 cổ phiếu với giá thực hiện là $15. Giả sử, công ty chia cổ tức 25% bằng cổ phiếu. Hay theo tỷ lệ 1:4. Khi đó tương đương với chia tách 5:4. Khi quyền mua cổ phiểu sẽ với giá 15*4/5 = $12. Giá thực hiện $12. Ký quỹ • Ký quỹ nhằm để đảm bảo nhà đầu tư thực hiện nghĩa vụ khi tham gia giao dịch. • Người mua cổ phiếu hay mua quyền chọn thanh toán bằng tiền mặt thì không phải ký quỹ vì không có nghĩa vụ trong tương lại. • Ngược lại, nếu bán khống cổ phiếu hay quyền chọn thì phải yêu cầu ký quỹ. Bởi vì họ có trách nhiệm trong tương lai. Position Limits and Exercise Limits • Sàn chứng khoán Chicago hạn chế số lượng quyền chọn một nhà đầu tư có thể nắm giữ. • Sàn hạn chế số lượng quyền chọn được thực hiện bởi một các nhân hay tổ chức trong một khoảng thời gian cụ thể (ví dụ 5 ngày). • Sự hạn chế việc nắm giữ và bán quyền chọn giúp hạn chế việc đầu cơ gây biến động tiêu cực đến thị trường. Tuy nhiên, những hạn chế này có thật sự cần thiết không đang bị đặt dấu hỏi. Giao dịch (trading) • Trên sở giao dịch và đã được điện tử hoá. 95% các giao dịch quyền chọn là điện tử hoá qua mạng máy tính. Market Makers Đa số các sở giao dịch sử dụng market makers (nhà tạo lập thị trường) để khuyến kích việc giao dịch. Tạo lập thị trường cho từng quyền chọn là cá nhân, tổ chức đưa giá bid and ask cho quyền chọn đó. Bid là giá mà nhà tạp lập mua, còn ask là giá nhà tạo lập sẵn sàng bán. Nhà tạo lập kiếm lợi nhuận giữa bid và ask. Hay còn gọi là bid-ask spead. Sở giao dịch hạn chế động rộng bid và ask này. Tự tồn tại market makers đảm bảo rằng việc mua bán luôn được thực hiện ở mức giá niêm yết. Do đó, market makers tăng tính thanh khoản cho thị trường. The Options Clearing Corporation (OCC) Trung gian thanh toán • Trung gian thanh toán quyền chọn (OCC) thực hiện chức năng giống như TGTT hợp đồng tương lai. Nó đảm bảo người phát hành quyền thực hiện nghĩa vụ của mình với quyền chọn đưa ra và ghi lại những giao dịch của cả bên mua và bên bán. OOC có số thành viện, các tất cả các giao dịch quyền chọn buộc phải thực hiện qua các thành viên này. Nếu một môi giới chứng khoán nào không thành viên trung gian thanh toán OCC, nó buộc phải thực hiện các giao dịch của nó thông qua những cty ck là thành viên OCC. Các thành viên trung tâm thanh toán phải có một lượng ký quỹ tối thiểu vào một quỹ cụ thể cái mà được sử dụng khi có thành viên không có khả năng thanh toán nghĩa vụ của quyền chọn. Các môi giới duy trì tài khoản đảm bảo với OCC member để thực hiện các giao dịch. Các OCC thành viên tại phải duy trì tài khoản ký quỹ đảm bảo tại OCC. Chapter 8: Các thuộc tính của CP quyền chọn • Đi tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng tới giá quyền chọn • Đi tìm hiểu có nên thực hiện quyền chọn kiểu Mỹ trước thời gian đáo hạn hay không? Có 6 nhân tố ảnh hưởng đến giá quyền chọn 1. 2. 3. 4. 5. 6. Giá hiện hành của cổ phiếu (The current stock price), 𝑆o Giá thực hiện quyền (The strike price), K Thời gian đến thời điểm đáo hạn (The time to expiration), T Sự biến động của giá cổ phiếu (The volatility of the stock price),𝛿 Lãi suất phi rủi ro, (The risk-free interest rate), r Cổ tức kỳ vọng (The dividends that are expected to be paid) Giá cổ phiếu và giá thực hiện quyền • Nếu nhà đầu tư sở hữu quyền chọn mua cp, lợi ích thu được từ quyền chính bằng giá cổ phiếu trên thị trường trừ đi giá thực hiện quyền. (Ví dụ: Một người sở hữu quyền chọn mua CP A, giá thực hiện quyền K= 30 trong đi đó giá cổ phiếu hiện hành là So = 50, khi thực hiện quyền, nhà đầu tư thu lợi 50-30 = 20). • Do đó, quyền chọn mua CP tăng giá trị khi giá CP cơ sở tăng và giảm giá trị khi giá thực hiện quyền tăng. Đối với quyền chọn bán • Quyền chọn bán được thực hiện khi giá thực hiện quyền lớn hơn giá CP phiếu cơ sở ( Ví dụ: nhà đầu tư sở hữu quyền chọn bán một cổ phiếu với giá thực hiện quyền là $50 trong khi đó giá cp trên thị trường là $30, do đó nhà đầu tư thực hiện quyền và thu lợi là $20). • Do đó, giá trị quyền chọn bán càng tăng khi giá thực hiện quyền tăng và giảm giá trị khi giá cổ phiếu trên thị trường tăng. Thời gian đáo hạn (the expiration date) • Cả quyền mua và bán quyền chọn kiểu Mỹ tăng giá trị khi thời gian thực hiện quyền tăng lên. Vì người sở hữu quyền sẽ có nhiều cơ hội thực hiện hơn so với người sở hữu quyền chọn có thời gian đáo hạn ngắn hơn. • Đối với quyền chọn mua và bán kiểu châu Âu không phải luôn luôn đúng thời gian đáo hạn càng dài thì giá trị quyền càng cao. Ví dụ: Hai quyền chọn mua kiểu châu Âu một cổ phiếu: Một quyền thời gian đáo hạn là 1 tháng, trong khi đó quyền khác có thời hạn 2 tháng. Giả sử, có một khoản cổ tức bằng tiền được trả trong 6 tuần. Khi cổ tức sẽ làm giá cổ phiếu giảm, do đó quyền có thời gian đáo hạn ngắn hơn sẽ có giá trị cao hơn (vì lợi ích của quyền chọn bán bằng giá CP hiện thời – giá thực hiện quyền) Biến động giá chứng khoán • Đối với người sở hữu quyền chọn mua, họ sẽ có lợi từ việc giá tăng và hạn chế được rủi ro trong trường hợp giá giảm (giá giảm chỉ mất phí mua quyền). • Tương tự vậy, người sở hữu quyền bán có lợi từ việc giá cp giảm, và được hạn chế mức độ rủi ro trong trường hợp giá tăng (chỉ mất phí quyền). • Do đó, giá trị của quyền mua và bán quyền chọn sẽ tăng khi biến động của giá cổ phiếu càng lớn. Lợi nhuận phi rủi ro • Lãi suất tăng thường làm giá cổ phiếu giảm, giá cổ phiếu giảm thì giảm giá trị quyền chọn mua và tăng giá trị quyền chọn bán. Cổ tức nhận được trong tương lai • Cổ tức ảnh hưởng làm giảm giá cổ phiếu vào ngày thực hiện quyền. Điều này là tin xấu cho giá trị quyền chọn mua và tin tốt cho giá trị của quyền chọn bán. Một số giả định và ký hiệu • S0 : Giá cổ phiếu hiện tại (Current stock price) • K: Giá thực hiện quyền (Strike price of option) • T: Thời gian tới đáo hạn của quyền chọn • ST : Giá cổ phiếu ở thời điểm đáo hạn • r: Lãi suất phi rủi ro • C: Giá trị của Quyền mua một cổ phiếu kiểu Mỹ • P: Giá trị của Quyền bán một cổ phiếu kiễu Mỹ • c: Giá trị của Quyền mua một cổ phiếu kiểu Âu • p: Giá trị của Quyền mua một cổ phiếu kiểu Âu Binomial Trees (Cây nhị thức) • Đi xác định giá quyền chọn: Hiện thời giá cp là $20. Sau 3 tháng cổ phiếu này có thể lên giá $22 hoặc giảm xuống $18. Xác định giá trị của quyền chọn mua cổ phiếu có thời gian đáo hạn sau 3 tháng với giá thực hiện $21. Nếu giá cp sau 3 tháng $22, khi đó giá trị quyền chọn là $1. Nếu giá cp sau 3 tháng $18, thì quyền chọn không có giá trị $0. Stock price: $22 Option pay off: $1 Stock price: $20 Stock price: $18 Option pay off: $0 XÁC ĐỊNH GIÁ QUYỀN CHỌN THÔNG QUA DOANH MỤC ĐẦU TƯ: • Giả sử chúng ta xây dựng một doanh mục gồm mua ∆ cổ phiếu và bán quyền chọn mua 1 cp đó. Xác định ∆ để có một doanh mục phi rủi ro. • Nếu giá cổ phiếu tăng từ $20 lên $22 sau 3 tháng, khi đó giá trị doanh mục sẽ là 22∆ - 1; • Nếu giá cổ phiều giảm từ $20 xuống $18, khi đó giá trị doanh mục sẽ là 18 ∆ • Để doanh mục đầu tư là phi rủi ro (hay nói cách khác khi thị trường biến động thế nào thì giá trị doanh mục không đổi). • -> 22∆ - 1 = 18∆ => ∆ = 0.25 cổ phiếu • Khi đó, doanh mục phi rủi ro sẽ là 0.25 cổ phiếu và quyền chọn 1 cp. • Giá trị doanh mục trong hai trường hợp - Khi tăng giá cổ phiếu tăng lên 22: 22*0.25 - 1 = $4.5 - Khi giá cổ phiếu giảm xuống 18: 18*0.25 = $4.5 • Giá trị hiện tại của doanh mục là $4.5e−0.04∗3/12 = $4.455 • Hay giá trị hiện tại của doanh mục: 20*0.25 – f = $4.455 f = $0.545 Công thức tổng quát: p= erT −d u−d e−rT [pf f= u + (1-p) fd ] Trong đó u: 1+ % mức giá tăng ,d: 1-% mức giá giảm,r: lãi suất phi rủi ro ,T: thời gian đáo hạn; p: xác suất xảy ra, fu giá trị khi thực hiện quyền với giá u; fd giá trị khi thực hiện quyền giá d. Ví dụ: u = 1.1; d = 0.9; r=0.04; T =0.25; fu = 1 và fd = 0; e0.04∗3/12 −0.9 p= = 0.5503 1.1 −0.9 f = e−0.04∗0.25 (0.5503*1+0.4497*0) = 0.545 Giá cổ phiếu ban đầu £20 tăng 10% hoặc giảm 10% mỗi lần 3 tháng, lãi suất phi rủi ro 4%, giá thực hiện quyền chọn mua sau 6 tháng là $21 • Ở node D giá trị của quyền 24.2-21=3.2, E,F,C giá trị bằng 0 • u=1.1; d= 0.9; r=0.04; T=0.25 -> p = 0.5503 • f = e−0.04∗3/12 (0.5503*3.2+0.4497*0) = 1.7433 • f = e−0.04∗3/12 (0.5503*1.7433+0.4497*0) = 0.9497 Công thức tổng quát: • f = e−r∆t [pfu +(1-p) fd ] • • • er∆t −d p= u−d fu = e−r∆t [pfuu +(1-p) fud ] fd = e−r∆t [pfud +(1-p) fdd ] • f = e−2r∆t [p2 fuu +2p(1-p) fud +(1 − p)2 fdd ] Ví dụ: Một quyền chọn bán chứng khoán có thời gian đáo hạn là 2 năm với giá thực hiện là $52, giá hiện thời của cp là $50. Giả sử, sau mỗi năm giá cp này có thể tăng 20% hoặc giảm 20%. Lợi nhuận phi rủi ro 5%. Xác định giá quyền trong các trường hợp ở những thời điểm khác nhau? Ví dụ: Một quyền chọn bán chứng khoán có thời gian đáo hạn là 2 năm với giá thực hiện là $52, giá hiện thời của cp là $50. Giả sử, sau mỗi năm giá cp này có thể tăng 20% hoặc giảm 20%. Lợi nhuận phi rủi ro 5%. Xác định giá quyền trong các trường hợp ở những thời điểm khác nhau? • u = 1.2, d = 0.8, ∆t = 1, r = 0.05, fuu = 0, fud = 4, fdd = 20 • • e0.05∗1 −0.8 p= = 0.6282 1.2 −0.8 f = e−2∗0.05∗1 [0.62822 4.1923 ∗ 0+2*0.682*0.3718*4+0.37182 ∗ 20] = American Option Quyền chọn chỉ số • Nhiều sàn cho phép giao dịch quyền chọn chỉ số. Chỉ số ghi nhận sự biến động của toàn thị trường hay chỉ số do lường sự biến động một ngành cụ thể ( chỉ số công nghệ, viễn thông, dầu và ga). • Một hợp đồng quyền chọn chỉ số bằng 100 lần chỉ số. Quyền chọn chỉ số được thanh toán bằng tiền mặt. Hay nói cách khác, khi thực hiện quyền chọn mua, người sở hữu quyền chọn sẽ nhận được (S-K)*100 và người bán quyến (writer of the option) phải thanh toán số tiền này, với S là giá trị của chỉ số ở ngày đóng cửa và K giá trị thực hiện quyền. • Tương tự, khi quyền bán được thực hiện, người sở hữu quyền chọn bán sẽ nhận (K-S)*100 tiền mặt và người bán quyền phải thanh toán khoản tiền này. Bảo đảm danh mục đầu tư • Người quản lý danh mục sử dụng quyền chọn chỉ số để hạn chế rủi ro cho danh mục đầu tư của mình. • Giả sử giá trị chỉ số hiện thời là 𝑆o , một nhà quản lý có trách nhiệm quản một doanh mục đầu tư có hệ số 𝛽 = 1, (𝛽 = 1 có nghĩa là sự tương đồng giữa danh mục đầu tư với chỉ số thị trường). • Khi mỗi hợp đồng quyền chọn gấp 100 lần chỉ số. Giá trị một hợp đồng quyền chọn sẽ là 100𝑆o . Ví dụ: • Một nhà quản lý một doanh mục giá trị $500,000; giá trị của chỉ số 1,000. → Doanh mục này có giá trị gấn 500 lần so với chỉ số ( tương đương 5 quyền chọn). • Nhà đầu tư muốn bảo hiểm chống lại việc giá trị doanh mục giảm xuống dưới $450,000 trong vòng 3 tháng tới. → Có thể thực hiện bằng việc mua 5 quyền chọn bán với giá thực hiện là 900 có thời gian thực hiện trong 3 tháng tới. Khi hệ số 𝜷 𝒌𝒉ô𝒏𝒈 phải bằng một • Giả sử doanh mục đầu tư có giá trị $500,000 với giá trị 𝜷 = 𝟐, và chỉ số là 1,000. Số lượng quyền chọn yêu cầu: 2* 500,000 1,000∗100 = 10 • Xác định giá trị thực hiện (K)? Đảm đảm doanh mục không giảm xuống dưới $450,000? với Rf = Risk-free rate = 12%, cổ tức từ chỉ số và doanh mục là 4% • Mô hình CAPM ER i = R f + 𝜷i (ER m -R f ) ERi = Expected return of investment Rf = Risk-free rate βi = Beta of the investment ERm = Expected return of market (ERm - Rf) = Market risk premium Xác định giá trị của doanh mục khi chỉ số là 1,040 sau 3 tháng với 𝛽 = 2.0 • Giá trị chỉ số sau 3 tháng: 1,040 • Lợi nhuận từ thay đổi chỉ số: 40/1000 hay 4% cho 3 tháng. • Cổ tức từ chỉ số: ¼*4% = 1% cho 3 tháng. • Tổng lợi nhuận từ chỉ số: 4% + 1% = 5% • Lãi suất phi rủi ro: 0.25*12% = 3% cho 3 tháng. • Lợi nhuận kỳ vọng từ doanh mục đầu tư: 3% + 2*(5%-3%) = 7% • Cổ tức từ doanh mục: ¼*4% = 1% • Kỳ vọng tăng giá trị từ doanh mục: 7% – 1% = 6% cho 3 tháng. • Giá trj kỳ vọng của doanh mục: $500,000 * 1.06 = $530,000 Bảng mối quan hệ giữa chỉ số và giá trị doanh mục vơi 𝛽 = 2.0 Giá trị của chỉ số trong 3 tháng Giá trị của danh mục đầu tư trong 3 tháng 1,080 570,000 1,040 530,000 1,000 490,000 960 450,000 920 410,000 880 370,000 Trong trường hợp này, để bảo vệ doanh mục 450,000 thì giá thực hiện của 10 quyền chọn bán sẽ được mua ở mức giá 960 Nội dung: • Thị trường phái sinh của Việt Nam. • ETF là gì? HĐTL ETFVN30 • Chứng quyền. • Phân tích kỹ thuật. • Cách quản lý rủi ro trong đầu tư • Sử dụng phần mềm giao dịch phái sinh. HĐTL VN30 • Với 1 hợp đồng chứng khoán phái sinh, NĐT cần bỏ 15 triệu (nếu không đòn bẩy) hoặc 3 triệu (nếu dùng đòn bẩy). • Không bị bó buộc như cổ phiếu, với phái sinh thì NĐT có thể giao dịch 2 chiều lên - xuống (Long/Short). kiếm lợi nhuận ngay cả khi thị trường giảm và giao dịch liên tục trong ngày. • Mỗi chênh lệch 10 điểm của chỉ số tương lai VN30, NĐT có lãi 1 triệu. Với thị trường biến động lớn như giai đoạn này, mức lợi nhuận là cực tốt. • VD: Chỉ số VN30 tăng 50điểm >>> NĐTđi lệnh LONG >>> có ngay mức lợi nhuận 5triệu/hợp đồng • - Phí giao dịch các gói hợp tác như sau : • - H0 : ~3 triệu/ hợp đồng (không giới hạn thời gian) • - H1 : ~2 triệu/ hợp đồng ( giới hạn 60') • - H2 : ~1 triệu/ hợp đồng (giới hạn 30') • +Phí giao dịch : 7.000 đ/ hợp đồng / 1 chiều gói H0 • + gói H1 : 6.000 đ/hợp đồng • + Gói H2 : 4.000 đ/hợp đồng • ( Giá hợp đồng có thể thay đổi tuỳ theo giá ht của thị trường ) VD: Mua 1.000 CW VNM = 1.000.000 • Tỷ lệ chuyển đổi: 5:1 • Giá thực hiện: 150.000 VND • Thời hạn chứng quyền: 6 tháng • Giá 1 chứng quyền: 1000 VND (trước IPO) -----------------------------------------------• Mua 1000 CW: 1.000*1000 = 1.000.000 VND • Nếu giá chứng quyền tăng 1.500/CW = 1.500*1000 – 1.000.000= 500.000 • Sau 6 tháng: + Trường hợp tốt tăng lên:165.000 -> lãi (165.000 – 150.000)/5*1.000 = 3tr Lãi sẽ là: 3 triệu – 1 triệu = 2 triệu. + Trường hớp xấu giảm dưới: 150.000 VNĐ → không thực hiện mất phí quyền. • Clearing and settlement process: Standardization facilitates in clearing and settlement. After the trade is executed, the clearing and settlement process kicks in. The flow of money and securities does not happen directly between the investors. Instead, it flows through a third party called the clearinghouse. - Clearing is the process by which the clearinghouse verifies the execution of the transaction and the identity of the participants. - Settlement refers to the process in which the exchange transfers money from one party to another, or from a participant to the exchange or vice versa. Các loại nhà đầu tư: • Day traders • Swing traders • Investors Các loại lệnh: • Market Order • Limit Order • A stop order or stop-loss order