Uploaded by Hồng Phạm

cảnh cho chữ

advertisement
1. Tóm tắt hoàn cảnh trước khi cho chữ
- Người tù Huấn Cao: vốn là người có tâm hồn phóng khoáng, thích tự do và chán ghét những kẻ
nhũng nhiễu nhân dân. Ông còn là người nghệ sĩ tài năng yêu thích cái đẹp và luôn giữ gìn thiên
lương trong sáng. Huấn Cao cũng có nguyên tắc riêng của mình, ông viết chữ nổi tiếng nhưng chỉ
cho những người ông quý, không bao giờ cúi đầu trước uy quyền và đồng tiền.
- Quản ngục: một người có thiên lương, biết quý trọng người hiền và yêu cái đẹp nhưng lại làm
nghề quản ngục. Khao khát được chữ của Huấn Cao treo trong nhà là khao khát lớn đời ông.
- Cảnh cho chữ diễn ra trong ngục tối.
- Trong bối cảnh giữa một người tù và một tên quản ngục, ban đầu Huấn Cao không nhận ra tấm
lòng của viên quản ngục nhưng sau đó người tử tù không thể từ chối mong muốn chính đáng của
một người biệt nhỡn liên tài.
Quá trình dẫn đến cảnh cho chữ:
Do bất hoà sâu sắc với XH -> Huấn Cao khởi nghĩa chống lại triều đình bất công -> bị bắt và
khép vào tội “đại nghịch”, chịu án chém -> những ngày trong ngực, nhận ra và cảm kích trước
sở thích cao quý và tấm lòng biệt nhỡn liên tài của VQN- > Huấn Cao dành đêm cuối cùng tại
nhà giam tỉnh Sơn để cho chữ VQN.
2. Diễn biến cảnh cho chữ trong Chữ người tử tù
+ Thời gian: Tình huống cho chữ diễn ra hết sức tự nhiên trong thời gian giữa đêm nhưng lại là
thời gian cuối cùng của một con người tài hoa.
+ Không gian: Cảnh cho chữ thiêng liêng lại được diễn ra trong cảnh buồng giam chật hẹp tăm tối.
Bối cảnh được khắc họa trên nền đất ẩm thấp, mùi hôi của dán, chuột…
+ Người cho chữ là người tử tù cổ đeo gông, chân vướng xiềng, ngày mai phải vào kinh chịu án
chém nhưng oai phong, đang trong tư thế ban ân huệ cuối cùng của mình cho người khác. Kẻ xin
chữ lẻ ra là viên quản ngục, người đáng lẽ có quyền hành hơn nhưng cúi đầu mang ơn.
3. Giải thích tại sao Cảnh cho chữ là cảnh tượng xưa nay chưa từng có:
Nghệ thuật đối lập:
Cái đẹp >< cáu xấu xa, độc ác:
NT thư pháp: viết chữ đẹp để tặng nhau là thú chơi thanh cao, sự sáng tạo nghệ thuật cao quý.
Lẽ thường: diễn ra ở chốn thư phòng sạch sẽ, sang trọng >< đang diễn ra trong buồng giam của
chốn ngục tù tối tăm, nhơ bẩn, xấu xa, độc ác.
+ Thông thường người ta chỉ sáng tác nghệ thuật ở nơi có không gian rộng rãi, trang nghiêm hay ít
nhất là nơi sạch sẽ, đằng này cảnh cho chữ lại diễn ra nơi cái ác ngự trị.
Ánh sáng >< bóng tối
“ánh sáng đỏ rực của một bó đuốc tẩm dầu rọi lên ba cái đầu người đang chăm chú trên moojt
tám lụa bạch còn nguyên vẹn lần hồ” >< “buồng tối chật hẹp, ẩm ướt, tường đầy mạng nhện, đất
bừa bãi phân chuột, phân gián”
Kẻ tử tù: đàng hoàng tô dặm nét chữ, khuyên bảo >< viên quản ngục: run run, khúm núm, lễ
phép lạy, khóc, xin bái lĩnh (tư thế kẻ cho >< tư thế kẻ nhận)
+ Người nghệ sĩ làm ra tác phẩm nghệ thuật phải thật sự thoải mái về tâm lí, thể xác trong khi Huấn
Cao phải đeo gông, xiềng xích và nhận án tử vào ngày hôm sau.
+ Người quản ngục là người có quyền bắt buộc kẻ tử tù nhưng ngược lại kẻ tử tù lại ở vị thế cao
hơn có quyền cho hay không cho chữ.
Ý nghĩa lời khuyên: cái đẹp có thể sinh ra ở cái xấu nhưng không thể bị cái xấu ngự trị
4. Ý nghĩa của cảnh cho chữ trong Chữ người tử tù
+ Ca ngợi tấm lòng thiên lương của hai nhân vật Huấn Cao và viên quản ngục
+ Ca ngợi sự chiến thắng của cái đẹp dù ở nơi u ám nhất.
+ Khẳng định vẻ đẹp tâm hồn trong con người của Huấn Cao từ đó thể hiện quan niệm thẩm mĩ
của Nguyễn Tuân.
Tư thế cho chữ
III. Kết bài
- Một lần nữa khẳng định lại cảnh cho chữ là cảnh tượng đẹp và mang nhiều ý nghĩa thể hiện được
sự nâng niu, coi trọng cái đẹp, cái chữ trong tác phẩm của nhà văn Nguyễn Tuân.
Download