1 KN-2021 Chương 3 SUY LUẬN 3.1. ĐẶC TRƯNG CHUNG CỦA SUY LUẬN 3.1.1. Suy luận là gì? Sự hiểu biết của con người về hiện thực khách quan được phản ánh bằng các khái niệm và phán đoán. Con người không những biết kết hợp các khái niệm với nhau để xây dựng phán đoán, mà còn sử dụng các phán đoán để rút ra phán đoán mới. Hầu hết các luận điểm khoa học được phát hiện nhờ hình thức này của tư duy. Dựa vào các tri thức đã biết con người rút ra tri thức mới theo các quy tắc xác định. Ví dụ: Toàn cầu hóa hiện nay có ảnh hưởng hai mặt (tích cực và tiêu cực) đối với các nước đang phát triển. Việt Nam là một nước đang phát triển. Vì vậy, Việt Nam chịu ảnh hưởng hai mặt (tích cực và tiêu cực) từ quá trình toàn cầu hóa. Đoạn văn trên đây là một suy luận. Có thể nhận thấy, kết luận “Việt Nam chịu ảnh hưởng hai mặt (tích cực và tiêu cực) từ quá trình toàn cầu hóa” là một tri thức mới được rút ra từ tri thức đã biết. Như vậy, suy luận là hình thức của tư duy mà trong đó từ một hay nhiều phán đoán theo các quy tắc logic xác định để rút ra phán đoán mới. Suy luận là hình thức tư duy giúp cho con người rút ra được tri thức mới từ những tri thức đã biết, gia tăng tri thức mới từ những tri thức cũ. Có hai cách làm gia tăng tri thức: con đường trực tiếp và con đường gián tiếp. Thứ nhất, bằng con đường trực tiếp, tức là khái quát hiện thực khách quan trên cơ sở sự quan sát và cảm nhận bằng các giác quan, trải nghiệm hay làm thí nghiệm, con người đã và đang không ngừng tăng thêm lượng tri thức mới. Tuy nhiên, con đường này có một hạn chế là phạm vi đối tượng mà con người muốn tìm hiểu là vô cùng lớn, nhưng phạm vi tiếp xúc của con người 2 với đối tượng lại rất giới hạn cả về không gian và thời gian. Thứ hai, bằng con đường gián tiếp, tức là thông qua những tri thức đã có, đã được định hình trong tư duy (dưới dạng các phán đoán) để tìm ra tri thức mới phản ánh về đối tượng. Đó chính là con đường suy luận. Phần lớn tri thức của nhân loại có được là do con đường này. Do đó, có thể khẳng định, suy luận là một hình thức tư duy quan trọng, phổ biến và có ý nghĩa rất lớn đối với con người. 3.1.2. Kết cấu logic của suy luận Tất cả suy luận gồm có ba bộ phận: - Tiền đề: là tri thức đã biết, là phán đoán từ đó rút ra phán đoán mới - Kết luận: là tri thức mới, là phán đoán mới thu được từ các tiền đề - Cơ sở logic: là cách thức lập luận logic, là các quy luật và quy tắc logic được áp dụng trong suy luận. Kết luận trong suy luận sẽ đúng đắn nếu thỏa mãn đủ 2 điều kiện: Thứ nhất, các tiền đề của suy luận phải đúng về nội dung. Thứ hai, suy luận phải tuân theo các quy tắc logic (đúng về hình thức). Phân loại suy luận: Dựa vào cách thức lập luận, suy luận được chia thành các loại là: suy luận diễn dịch (suy diễn1), suy luận quy nạp, suy luận loại suy (suy luận tương tự). - Suy luận diễn dịch (deduction): là suy luận trong đó từ tri thức chung về cả lớp đối tượng suy ra tri thức riêng về từng đối tượng hoặc một số đối tượng (lập luận từ cái chung đến cái riêng, cái đơn nhất). - Suy luận quy nạp (induction): là suy luận trong đó từ những tri thức riêng về từng đối tượng khát quát thành tri thức chung cho cả lớp đối tượng (lập luận từ cái riêng, cái đơn nhất đến cái chung). - Suy luận loại suy (traduction) là suy luận mà trong đó tri thức ở kết luận có cùng cấp độ với tri thức ở tiền đề. 1 Có một số tài liệu sử dụng cách gọi “suy luận suy diễn”. Nhưng, do từ “suy diễn” trong tiếng Việt thường được hiểu là suy ý - tức là cách diễn đạt không có cơ sở hoặc không căn cứ. Vì vậy, trong Bài giảng này, tác giả sử dụng cách gọi “suy luận diễn dịch”. 3 Trong chương 3 của Bài giảng này chỉ tập trung trình bày về suy luận diễn dịch và suy luận quy nạp. 3.2. SUY LUẬN DIỄN DỊCH Căn cứ vào số lượng các tiền đề, suy luận diễn dịch lại được chia tiếp thành hai loại: - Suy luận diễn dịch trực tiếp: là suy luận diễn dịch chỉ có 1 tiền đề. - Suy luận diễn dịch gián tiếp: là suy luận diễn dịch có từ 2 tiền đề trở lên (phổ biến nhất là tam đoạn luận đơn). 3.2.1. Suy luận diễn dịch trực tiếp Trong suy luận diễn dịch trực tiếp, một tiền đề có thể là phán đoán đơn mà cũng có thể là phán đoán phức. 3.2.1.1. Suy luận diễn dịch trực tiếp có tiền đề là phán đoán đơn: gồm 5 kiểu suy luận cơ bản như sau: - Phép đổi chỗ các thuật ngữ của tiền đề - Phép đổi chất của tiền đề - Đối lập chủ từ - Đối lập vị từ - Diễn dịch trực tiếp dựa vào hình vuông logic a. Phép đổi chỗ các thuật ngữ của tiền đề (phép đảo ngược) Phép đổi chỗ là phép diễn dịch trực tiếp trong đó vị từ của tiền đề chuyển thành chủ từ của kết luận, còn chủ từ của tiền đề chuyển thành vị từ của kết luận, và giữ nguyên chất của phán đoán. Cụ thể: Phép đổi chỗ tuân thủ các quy tắc sau: - Giữ nguyên chất của phán đoán kết luận giống như chất của phán đoán tiền đề. - Thay đổi vị trí các thuật ngữ: chủ từ S (tiền đề) -> vị từ P (kết luận) vị từ P (tiền đề) -> chủ từ S (kết luận) TĐ: S P 4 KL: S P - Thay đổi lượng từ từ tiền đề xuống kết luận theo quy tắc: Thuật ngữ không chu diên ở tiền đề, thì cũng không được phép chu diên ở kết luận. Tóm lại: Có thể tổng kết phép đổi chỗ các thuật ngữ của tiền đề là phán đoán đơn như sau: Tiền đề A: " S là P I: $ S là P E: " S không là P Quan hệ Kết luận S bị bao hàm trong P I: $ P là S S trùng P A: " P là S S giao P I: $ P là S S bao hàm P A: " P là S S tách rời P E: " P không là S O: $ O ko là P Không có kết luận b. Phép đổi chất của tiền đề (phép chuyển hóa) Phép đổi chất là phép suy luận diễn dịch trực tiếp trong đó thay đổi chất của phán đoán từ khẳng định thành phủ định và ngược lại. Cụ thể: Phép đổi chất tuân thủ các quy tắc sau: - Giữ nguyên: + Lượng của phán đoán tiền đề + Vị trí chủ từ và vị trí vị từ của phán đoán tiền đề - Thay đổi chất: từ khẳng định ở tiền đề thành phủ định ở kết luận, và từ phủ định ở tiền đề thành khẳng định ở kết luận. - Thay đổi vị từ ở tiền đề thành vị từ phủ định trong kết luận. (Vì phép đổi chất đồng thời thay đổi chất và vị từ ở tiền đề thành chất và vị từ đối lập ở kết luận, nên phép đổi chất còn được gọi là phép phủ định 2 lần). Tóm lại: Có thể tổng kết phép đổi chất các thuật ngữ của tiền đề là phán đoán đơn như sau: 5 A => E I => O E => A O => I c. Đối lập chủ từ (đổi chỗ kết hợp đổi chất) Phép đối lập chủ từ là phép suy luận diễn dịch trực tiếp trong đó thực hiện lần lượt hai bước là đổi chỗ các thuật ngữ và đổi chất của phán đoán tiền đề. Như thế, phép đối lập chủ từ cần phải tuân thủ các quy tắc của cả phép đổi chỗ và phép đổi chất. Các bước cụ thể của phép đối lập chủ từ như sau: - Bước 1: Đổi chỗ các thuật ngữ của phán đoán tiền đề. - Bước 2: Đổi chất của phán đoán trung gian thu được sau bước 1 d. Đối lập vị từ (đổi chất kết hợp đổi chỗ) Phép đối lập vị từ là phép suy luận diễn dịch trực tiếp trong đó thực hiện lần lượt hai bước là đổi chất và đổi chỗ các thuật ngữ của phán đoán tiền đề. Như thế, phép đối lập vị từ cần phải tuân thủ các quy tắc của cả phép đổi chất và phép đổi chỗ. Các bước cụ thể của phép đối lập vị từ như sau: - Bước 1: Đổi chất của phán đoán tiền đề. - Bước 2: Đổi chỗ các thuật ngữ của phán đoán trung gian thu được sau bước 1 e. Diễn dịch trực tiếp dựa vào hình vuông logic Hình vuông logic biểu thị các quan hệ giữa các phán đoán đơn: quan hệ phụ thuộc, quan hệ đối lập, quan hệ mâu thuẫn. Do đó, chúng ta có thể tiến hành suy luận diễn dịch trực tiếp dựa vào mối quan hệ của các phán đoán đơn trên hình vuông logic. Để rút ra được kết luận chính xác và tin cậy, chúng ta phải nắm rõ hình vuông logic. Lưu ý: Trong phép diễn dịch trực tiếp dựa vào hình vuông logic, giá trị 6 logic của kết luận phụ thuộc vào giá trị của tiền đề và mối quan hệ giữa tiền đề và kết luận trên hình vuông logic. Vậy nên, sẽ có những trường hợp, kết luận thu được lại là những phán đoán bất định (tức là không xác định được giá trị logic đúng hay sai). Có thể tóm lược phép diễn dịch trực tiếp dựa trên hình vuông logic thông qua bảng sau: Mỗi phán đoán tiền đề (A, E, I, O) đều được cho lần lượt hai giá trị đúng (đ) hoặc sai (s). Từ đó có các phán đoán kết luận tương ứng. Tiền đề Kết luận Phán đoán Giá trị A đ Es Iđ Os A s E? I? Ođ I đ Es A? O? I s Eđ As Ođ E đ As Is Ođ E s A? Iđ O? O đ As E? I? O s Ađ Es Iđ Nói chung, trong cuộc sống hằng ngày, suy luận diễn dịch trực tiếp được sử dụng rất phổ biến. Thứ nhất, suy luận diễn dịch trực tiếp được sử dụng trong trường hợp chúng ta cần nhắc lại một tư tưởng, một câu nói nào đó thì có thể không cần nhắc lại nguyên văn mà chỉ nhắc lại nội dung tương đương, diễn đạt bằng lời văn khác để tránh nhàm chán. Thứ hai, mặc dù phán đoán tiền đề và phán đoán kết luận tương đương nhau về mặt nội dung và mặt giá trị logic, nhưng hiệu quả ngôn ngữ và hiệu quả tâm lý đối với người nghe thì khác nhau, nên chúng ta thường sử dụng suy luận diễn dịch trực tiếp để nhấn mạnh, lưu ý điểm nào đó. 3.2.2. Suy luận diễn dịch gián tiếp Trong suy luận diễn dịch gián tiếp, tiền đề có thể là các phán đoán đơn 7 mà cũng có thể là các phán đoán phức. Do vậy, suy luận diễn dịch gián tiếp được chia thành hai nhóm cơ bản: - Suy luận diễn dịch gián tiếp với tiền đề là phán đoán đơn (Tam đoạn luận đơn) - Suy luận diễn dịch gián tiếp với tiền đề là phán đoán phức: + Suy luận diễn dịch điều kiện (tiền đề là phán đoán điều kiện) + Suy luận diễn dịch phân liệt (tiền đề là phán đoán phân liệt) TAM ĐOẠN LUẬN ĐƠN (Dạng chính tắc của tam đoạn luận) 3.2.2.1. Định nghĩa và cấu trúc của tam đoạn luận đơn Ví dụ điển hình của Aristotle về tam đoạn luận đơn: Tất cả mọi người đều phải chết. (1) Socrates là người. => Socrates cũng phải chết. (2) (3) Cấu tạo của tam đoạn luận đơn gồm hai tiền đề và một kết luận, trong đó có ba thuật ngữ: nhỏ, lớn và giữa. - Thuật ngữ nhỏ: là chủ từ của kết luận, ký hiệu: S - Thuật ngữ lớn: là vị từ của kết luận, ký hiệu: P - Cả hai thuật ngữ (nhỏ và lớn) đều có mặt một lần ở tiền đề (nhỏ hoặc lớn). Nhưng ở hai tiền đề, ngoài hai thuật ngữ trên thì còn có thêm một thuật ngữ nữa có mặt ở tiền đề nhưng không có mặt ở kết luận. Thuật ngữ đó được gọi là thuật ngữ giữa, ký hiệu: M (viết tắt của chữ “Medium”). - Tiền đề lớn: là phán đoán chứa thuật ngữ lớn P và thuật ngữ giữa M - Tiền đề nhỏ: là phán đoán chứa thuật ngữ nhỏ S và thuật ngữ giữa M - Kết luận: là phán đoán chứa thuật ngữ nhỏ S và thuật ngữ lớn P Dựa vào cấu trúc của tam đoạn luận đơn, có thể đưa ra định nghĩa tam đoạn luận đơn như sau (định nghĩa thông qua cấu tạo): Tam đoạn luận đơn là suy luận trong đó từ mối quan hệ trực tiếp giữa M với P và M với S ở hai tiền đề, suy ra được quan hệ gián tiếp giữa S và P ở kết luận. 8 Như vậy, trong tam đoạn luận đơn, M giữ vai trò trung gian, làm cầu nối giữa P và S. Trong trường hợp M không thực hiện được vai trò này thì sẽ không rút ra được kết luận, tức là không xây dựng được tam đoạn luận. Cách viết tam đoạn luận đơn theo trật tự tiêu chuẩn: (Đây là quy ước của Aristotle từ thời cổ đại): Tiền đề lớn – viết ở dòng thứ nhất (1) Tiền đề nhỏ – viết ở dòng thứ hai (2) Kết luận – viết ở dòng thứ hai ba (3) Lưu ý: - Tên gọi của các tiền đề không phụ thuộc vào vị trí của chúng trong sơ đồ trên, mà phụ thuộc vào nhiệm vụ của chúng trong suy luận. Tuy nhiên, để xây dựng tam đoạn luận đơn được dễ dàng thì chúng ta nên sắp xếp vị trí các tiền đề và kết luận theo trật tự tiêu chuẩn thông thường của nó. - Các ký hiệu của thuật ngữ trong cả ba phán đoán không thay đổi theo sự thay đổi vị trí của các thuật ngữ trong câu diễn đạt phán đoán. - Kết luận không phụ thuộc vào sự thay đổi vị trí của các tiền đề trong suy luận. 3.2.2.2. Các loại hình tam đoạn luận đơn (Figure) Căn cứ vào vị trí của M trong các tiền đề, tam đoạn luận đơn có 4 loại hình sau: * Hình I: M làm chủ từ ở tiền đề lớn và làm vị từ ở tiền đề nhỏ. M P S M S P 9 Ví dụ: Kim loại (M) dẫn điện (P). Đồng (S) là kim loại (M). Đồng (S) dẫn điện (P). * Hình II: M làm vị từ ở cả hai tiền đề. P M S M S P Ví dụ: Mọi trẻ em (P) không là tội phạm (M). Anh (S) là tội phạm (M). Anh (S) không là trẻ em (P). * Hình III: M làm chủ từ ở cả hai tiền đề. M P M S S P Ví dụ: Rắn (M) không có chân (P). Rắn (M) là động vật (S). Một số động vật (S) không có chân (P). * Hình IV: M làm vị từ ở tiền đề lớn và làm chủ từ ở tiền đề nhỏ. P M M S S P 10 Ví dụ: Giết người trái pháp luật (P) là hành vi nguy hiểm cho xã hội (M). Hành vi nguy hiểm cho xã hội (M) là hành vi cần bị trừng phạt (S). Một số hành vi cần bị trừng phạt (S) là hành vi giết người trái pháp luật (P). Aristotle coi hình I là quan trọng nhất. Các tam đoạn luận đơn đúng thuộc hình I được ông coi là tam đoạn luận đơn hoàn thiện. Tính đúng đắn của các tam đoạn luận đơn thuộc các hình khác được ông chứng minh bằng cách biến đổi về tam đoạn luận đơn thuộc hình I, bằng cách áp dụng các phép suy luận diễn dịch trực tiếp. Riêng tam đoạn luận đơn thuộc hình IV, vì tính gượng ép của nó nên Aristotle không chú trọng loại hình này. 3.2.2.3. Các kiểu của tam đoạn luận đơn (mood) Các phán đoán tiền đề và kết luận của tam đoạn luận đơn có thể là các phán đoán dạng A, E, I, O. Kiểu của tam đoạn luận đơn cho biết các phán đoán tiền đề và kết luận của nó có dạng nào. Trong quy ước trình bày, người ta sử dụng 3 chữ cái Latinh in hoa để biểu thị kiểu của tam đoạn luận đơn. Chữ cái thứ nhất cho biết dạng của phán đoán tiền đề lớn. Chữ cái thứ hai cho biết dạng của phán đoán tiền đề nhỏ. Chữ cái thứ ba cho biết dạng của phán đoán kết luận. Ví dụ: IAI là một kiểu tam đoạn luận đơn có tiền đề lớn là phán đoán I, tiền đề nhỏ là phán đoán A, kết luận là phán đoán I. Như vậy, khi biết kiểu và hình của một tam đoạn luận đơn, chúng ta hoàn toàn có thể xác định được giá trị logic của tam đoạn luận đơn. Trong các kiểu hình tam đoạn luận đơn, chỉ có 19 kiểu hình đúng. Đây là những kiểu hình tam đoạn luận đơn thỏa mãn được các nguyên tắc chung của tam đoạn luận đơn và các nguyên tắc riêng của từng loại hình. 3.2.2.4. Các quy tắc của tam đoạn luận đơn * Các quy tắc chung của tam đoạn luận đơn (áp dụng cho mọi loại hình): 11 - Quy tắc 1: Trong tam đoạn luận chỉ được phép có ba thuật ngữ (S, M, P) - Quy tắc 2: Thuật ngữ giữa M phải chu diên ít nhất một lần ở một trong hai tiền đề. - Quy tắc 3: Thuật ngữ (lớn và nhỏ) không chu diên trong tiền đề thì cũng không được chu diên trong kết luận. - Quy tắc 4: Từ hai tiền đề phủ định không thể rút ra kết luận. - Quy tắc 5: Nếu một tiền đề là phán đoán phủ định thì kết luận phải là phán đoán phủ định. - Quy tắc 6: Từ hai tiền đề là phán đoán bộ phận không thể rút ra kết luận. - Quy tắc 7: Nếu một tiền đề là phán đoán bộ phận thì kết luận phải là phán đoán bộ phận. - Quy tắc 8: Nếu hai tiền đề là phán đoán khẳng định thì kết luận phải là phán đoán khẳng định. * Các quy tắc riêng cho từng loại hình: - Quy tắc cho hình I: 1. Tiền đề nhỏ phải là phán đoán khẳng định; 2. Tiền đề lớn phải là phán đoán toàn thể. Những kiểu phán đoán thuộc hình I thỏa mãn các quy tắc chung và cả các quy tắc riêng là: AAA, EAE, AII, EIO. Đây là 4 kiểu đúng của hình I. - Quy tắc cho hình II: 1. Một trong hai tiền đề phải là phán đoán phủ định; 2. Tiền đề lớn phải là phán đoán toàn thể. - Quy tắc cho hình III: 1. Tiền đề nhỏ phải là phán đoán khẳng định; 2. Kết luận phải là phán đoán bộ phận. Những kiểu phán đoán thuộc hình III thỏa mãn các quy tắc chung và cả các quy tắc riêng là: AAI, IAI, AII, EAO, EIO. Đây là 5 kiểu đúng của hình III. - Quy tắc cho hình IV: 12 1. Nếu tiền đề lớn là phán đoán khẳng định thì tiền đề nhỏ phải là phán đoán toàn thể; 2. Nếu một tiền đề là phán đoán phủ định thì tiền đề lớn phải là phán đoán toàn thể. Những kiểu phán đoán thuộc hình IV thỏa mãn các quy tắc chung và cả các quy tắc riêng là: AAI, AEE, IAI, EAO, OAO, EIO. Đây là 6 kiểu đúng của hình IV. Nhận xét: Thực chất, các quy tắc riêng của từng hình được trình bày như trên đều được rút ra từ các quy tắc chung của tam đoạn luận đơn nhằm cụ thể hóa các quy tắc chung vào từng loại hình cụ thể. 3.2.3. Tam đoạn luận rút gọn (luận 2 đoạn) Tam đoạn luận đơn với cấu trúc đầy đủ là có cả tiền đề lớn, tiền đề nhỏ, kết luận. Tuy nhiên, trong khoa học cũng như trong đời sống hàng ngày, không phải lúc nào tam đoạn luận đơn cũng được diễn đạt đầy đủ. Có những trường hợp, chúng ta có thể diễn đạt tam đoạn luận đơn dưới dạng rút gọn, nghĩa là lược bớt một trong hai tiền đề, hoặc lược bớt kết luận. a. Các dạng rút gọn của tam đoạn luận đơn Có ba dạng rút gọn tam đoạn luận đơn: - Thiếu tiền đề lớn: Ví dụ: Socrates là người. Socrates cũng phải chết. Trong ví dụ này, tiền đề lớn được hiểu ngầm là: “Tất cả mọi người đều phải chết”. - Thiếu tiền đề nhỏ: Ví dụ: Tất cả mọi người đều phải chết. Socrates cũng phải chết. - Thiếu kết luận: 13 Ví dụ: Tất cả mọi người đều phải chết. Socrates là người. b. Khôi phục tam đoạn luận rút gọn về tam đoạn luận đơn dạng đầy đủ Tam đoạn luận rút gọn thực chất chỉ là sự rút gọn ngôn ngữ diễn đạt, còn trong tư duy nó phải luôn là một suy luận đầy đủ. Mục đích của tam đoạn luận rút gọn là làm câu nói được ngắn gọn và súc tích. Tuy nhiên, khi sử dụng tam đoạn luận rút gọn thường rất dễ bị nhầm lẫn. Vì vậy, để kiểm tra tính đúng đắn của suy luận thì cần thiết phải đưa tam đoạn luận rút gọn về dạng tam đoạn luận đầy đủ. - Một số điểm lưu ý khi khôi phục tam đoạn luận rút gọn: Thứ nhất, phải giữ nguyên 2 phán đoán đã có cả về nội dung và hình thức. Thứ hai, phán đoán được bổ sung vào suy luận phải là phán đoán nhất thiết chân thực. 3.3. SUY LUẬN QUY NẠP Trong quá trình hoạt động thực tiễn, con người luôn quan sát các đối tượng, nhằm tác động đến chúng một cách hiệu quả. Qua kinh nghiệm quan sát như thế, con người phát hiện ra bản chất, các thuộc tính riêng lẻ của các đối tượng riêng lẻ. Cũng từ quá trình hoạt động thực tiễn, con người xuất hiện nhu cầu khát quát các tri thức riêng lẻ để thu nhận tri thức chung về các đối tượng của thế giới xung quanh. Định nghĩa: Suy luận quy nạp (induction) là suy luận trong đó từ những tri thức riêng về từng đối tượng khát quát thành tri thức chung cho cả lớp đối tượng (lập luận từ cái riêng, cái đơn nhất đến cái chung). Ví dụ: Trái đất quay xung quanh mặt trời theo quỹ đạo hình elip. Sao Hỏa quay xung quanh mặt trời theo quỹ đạo hình elip. Sao Mộc quay xung quanh mặt trời theo quỹ đạo hình elip. 14 Sao Thủy quay xung quanh mặt trời theo quỹ đạo hình elip. Mọi hành tinh trong hệ mặt trời quay xung quanh mặt trời theo quỹ đạo hình elip. Cũng giống như suy luận diễn dịch, suy luận quy nạp có kết cấu gồm: tiền đề, kết luận và cơ sở logic. Nhưng giữa cấu tạo của suy luận diễn dịch và suy luận quy nạp có một số khác biệt cụ thể sau: - Tiền đề: + Đối với suy luận diễn dịch, tiền đề là những phán đoán toàn thể hoặc bộ phận, không được tất cả là phủ định (trong tam đoạn luận đơn) và tính chân thực của các tiền đề đã được định hình chắc chắn. + Đối với suy luận quy nạp, tiền đề là những phán đoán đơn nhất, đồng chất (hoặc tất cả cùng là khẳng định, hoặc tất cả cùng là phủ định) và tính chân thực của các tiền đề dựa trên sự quan sát và kinh nghiệm. - Kết luận: + Kết luận của suy luận diễn dịch có thể là phán đoán riêng, cũng có thể là phán đoán đơn nhất. Kết luận của suy luận diễn dịch luôn đúng khi có các tiền đề đúng và tuân thủ các quy tắc. + Kết luận của suy luận quy nạp cơ bản phải là phán đoán toàn thể, phải luôn đồng chất với các phán đoán tiền đề. Kết luận của suy luận quy nạp vẫn có tính xác suất nhất định dù các tiền đề đúng và có tuân thủ quy tắc. - Cơ sở logic của suy luận quy nạp là mối liên hệ logic giữa các tiền đề và kết luận. Cụ thể, đó là sự phản ánh mối liên hệ khách quan giữa cái riêng và cái chung, giữa nguyên nhân và kết quả. Cơ sở logic cho phép suy luận quy nạp đi từ tri thức riêng của từng đối tượng đến tri thức chung về cả lớp đối tượng. Tuy có một số khác biệt trên, nhưng giữa suy luận diễn dịch và suy luận quy nạp vẫn có sự thống nhất: Trong hệ thống các suy luận thì diễn dịch và quy nạp không tách rời riêng rẽ, không biệt lập với nhau. 15 Có thể khẳng định, nếu không có những tri thức chung, tức là kết quả của suy luận quy nạp, thì không có suy luận diễn dịch được thực hiện dựa trên những tri thức ấy. Đến lượt suy luận diễn dịch, với kết quả là những tri thức riêng hay đơn nhất, đã tạo ra cơ sở nhất định cho suy luận quy nạp nhằm thu được tri thức chung mới. Phân loại suy luận quy nạp: Vì quy nạp là suy luận mang tính khái quát nên căn cứ vào mức khái quát mà người ta chia quy nạp thành hai loại cơ bản: - Suy luận quy nạp hoàn toàn: nghiên cứu toàn bộ các phần tử của lớp đối tượng. - Suy luận quy nạp không hoàn toàn: nghiên cứu một số phần tử của lớp đối tượng. 3.3.1. Suy luận quy nạp hoàn toàn Định nghĩa: Suy luận quy nạp hoàn toàn là quy nạp trong đó kết luận chung về một lớp đối tượng nào đó được rút ra trên cơ sở nghiên cứu tất cả các đối tượng thuộc lớp đó. Công thức: S1 là P S2 là P S3 là P ........... Sn là P S1, S2, S3, ... , Sn là toàn bộ đối tượng thuộc lớp S " S là P Dựa vào công thức trên, có thể hiểu là: mỗi đối tượng của lớp S có thuộc tính P thì toàn bộ lớp S sẽ có thuộc tính P. 16 3.3.2. Suy luận quy nạp không hoàn toàn Định nghĩa: Suy luận quy nạp không hoàn toàn là quy nạp trong đó kết luận chung về một lớp đối tượng nào đó được rút ra trên cơ sở nghiên cứu một số đối tượng của lớp ấy. Công thức: S1 là P S2 là P S3 là P ........... Sn là P S1, S2, S3, ... , Sn là bộ phận đối tượng thuộc lớp S Chưa gặp trường hợp ngược Có thể, " S là P Phân loại: Căn cứ vào việc đã giải thích hay chưa giải thích được nguyên nhân và bản chất của lớp đối tượng được khái quát ở kết luận, người ta phân chia suy luận quy nạp không hoàn toàn thành 2 loại: - Quy nạp phổ thông: chưa giải thích được nguyên nhân và bản chất của lớp đối tượng được khái quát ở kết luận. - Quy nạp khoa học: đã giải thích được nguyên nhân và bản chất của lớp đối tượng được khái quát ở kết luận. CÂU HỎI CHƯƠNG 3 1. Suy luận là gì? 2. Trình bày kết cấu logic của suy luận? 17 3. Suy luận được phân chia thành mấy loại? Sự phân chia suy luận căn cứ trên cơ sở nào? 4. So sánh giữa suy luận diễn dịch và suy luận quy nạp? 5. Nêu tên các phép suy luận diễn dịch trực tiếp? 6. Trình bày phép đổi chỗ? Cho ví dụ minh họa? 7. Trình bày phép đổi chất? Cho ví dụ minh họa? 8. Trình bày phép đổi chỗ kết hợp đổi chất? Cho ví dụ minh họa? 9. Trình bày phép đổi chất kết hợp đổi chỗ? Cho ví dụ minh họa? 10. Trình bày phép suy luận trực tiếp dựa trên hình vuông logic? Cho ví dụ minh họa? 11. Trình bày kết cấu logic và định nghĩa của tam đoạn luận đơn? 12. Thế nào là kiểu của tam đoạn luận đơn? Cho ví dụ minh họa? 13. Trình bày các hình của tam đoạn luận đơn? Cho ví dụ minh họa tương ứng mỗi loại hình? 14. Các quy tắc chung của tam đoạn luận đơn là gì? Cho ví dụ minh họa tương ứng mỗi quy tắc chung? 15. Trình bày các quy tắc riêng của tam đoạn luận đơn hình I? Cho ví dụ minh họa? 16. Trình bày các quy tắc riêng của tam đoạn luận đơn hình II? Cho ví dụ minh họa? 17. Trình bày các quy tắc riêng của tam đoạn luận đơn hình III? Cho ví dụ minh họa? 18. Trình bày các quy tắc riêng của tam đoạn luận đơn hình IV? Cho ví dụ minh họa? 19. Thế nào là tam đoạn luận đơn rút gọn? Cho ví dụ minh họa? 20. Các bước khôi phục luận 2 đoạn? Vì sao phải tiến hành thao tác khôi phục này?