Ba tiêu (Cây chuối) Tự bén hơi xuân tốt lại thêm, Ðầy buồng lạ, màu thâu đêm. Tình thư một bức phong còn kín, Gió nơi đâu, gượng mở xem. Cây chuối là một trong những bài thơ nôm xuất sắc của nguyễn Trãi một trong những bài thơ tình hiếm hoi và độc đáo của thi ca VN thời Trung đại. Thi phẩm là sự kết hợp hài hòa và nhuần nhuyễn giữa tả cảnh và tả tình sự điêu luyện và tài năng bậc thầy về ngôn từ khiến tác phẩm có cấu trúc bề mặt và cả cấu trúc bề sâu hai tầng ngữ nghĩa biểu hiện vừa đan xen, dan díu , vừa ngụy trang một cách khéo léo cho nhau , tạo thành một nét duyên riêng rất cuốn hút mà người khác không thể bắt chước. Cùng với 10 bài trong Tích cảnh thi, bài thơ Cây chuối cho ta hiểu thêm về một con người khác bên cạnh hình ảnh con người anh hùng – con người thế sự. Đó là con người xuân tình Nguyễn Trãi: nồng nàn , say đắm và trẻ trung trong tình yêu.Chỉ cho tới Nguyễn Trãi thì văn học thành văn Việt Nam mới xuất hiện hình ảnh người phụ nữ là nhân vật trữ tình trung tâm trong các thi phẩm. Và mỗi lần đọc lại những bài thơ tình của Ức Trai tiên sinh nói chung , đọc lại bài Cây Chuối nói riêng , ta lại càng như được truyền thêm ngọn lửa nồng nàn của tình yêu cuộc sống , tình yêu đôi lứa bất tận . Một câu tâm đắc nhất của em trong bài thơ này là câu 3 : Dĩ nhiên, tình lang của cây chỉ có thể là mùa xuân, là ngọn gió. Ngọn gió ấy cũng mỏng manh làm sao.như nỗi đợi chờ kia! Nó sẽ lướt qua để làm cái việc mở bức “tình thư” còn phong kín đó. Bức thư là thực, tình thư là ảo, có mà tưởng như không. Đọc thư tình, mà trước hết là thao tác mở thư phải nhẹ nhàng, phải trân trọng, “một tấm lòng đối với một tấm lòng”, phải gợi mở”. Bởi tình thư có khía cạnh vật chất, nhưng trước hết và chủ yếu, quan trọng hơn là khía cạnh hồn người. Chính vì lẽ đó, trong sự ứng xử không thể suồng sã, thô kệch. “Gió nơi đâu?” – câu hỏi tu từ ở đây rất gợi, như một sự mời mọc, nhưng cũng rất nhã: “gượng mở xem”. Như vậy, mạch cảm xúc chính trong bài thơ được thực hiện bằng thủ pháp ví ngầm để miêu tả cây chuối, rồi từ đó muốn hướng tới ca ngợi vẻ đẹp sung mãn của tuổi trẻ bất gặp tiết xuân về. Ấy là vẻ đẹp xuân sắc, xuân tình của cây cỏ và lòng người mà mùa xuân đem lại.