[2P-1] Khảo sát thực trạng/ sự tồn tại của vấn đề Tên lớp: ___B37________ Số thứ tự nhóm: __1____ Tên thành viên: Nguyễn Đức Duy, Nguyễn Thanh Bình, Nguyễn Văn Thanh Thuyên Phiếu này dùng để mô tả thực trạng, chứng minh sự tồn tại của vấn đề. Cá nhân thực hiện khảo sát và ghi lại ý kiến/ thông tin của các bên liên quan về đề tài nhóm. Đề tài nhóm một số sinh viên tại việt nam bị cuốn vào vòng xoáy vay nặng lãi Mô tả: Hình 1 : Bảng thống kê vay nợ và lãi suất của sinh viên N. trong tháng 7 và 8 Để vay nợ, sinh viên chỉ cần thẻ sinh viên và chiếc chứng minh thư nhân dân. Trung bình khi thế chấp một thẻ, mỗi sinh viên vay được 10-50 triệu đồng. Trong đó, thẻ sinh viên của Trường ĐH Sư phạm là “có giá trị đảm bảo” nhất. Sinh viên không học trường “xịn” nhưng xuất thân từ gia đình “xịn” (giàu có, bố mẹ là dân buôn bán, cán bộ) thì có thể “linh động” vay tới hàng trăm triệu đồng. Sinh viên có thể vay tiền một cách dễ dàng, bù lại, họ sẽ phải gánh chịu lãi suất cao ngất ngưởng và những chiêu tính nợ cực kỳ cao tay của các chủ nợ. Thông thường nếu vay 1 triệu đồng thì số tiền lãi mỗi ngày từ 5.000-10.000 đồng, mỗi tháng trả lãi 15%-30%, mỗi năm 180-360%. Nhưng cách tính lãi “cắt cổ” này chưa phải là tác nhân đẩy sinh viên vào con đường lao đao, khốn đốn. “Tuyệt chiêu bắt tiền đẻ ra tiền” của chủ nợ là không ghi mức lãi suất trên tờ giấy vay nợ ban đầu nhưng nếu qua ngày hẹn mà sinh viên không trả thì chủ nợ sẽ bắt con nợ viết giấy vay mới với số nợ mới là cả vốn lẫn lãi của số vay cũ với mức lãi suất cũ. Hình 2: Các app vay tiền không thế chấp trên mạng Ðây là một hình thức mới khi các đối tượng cho vay nặng lãi lợi dụng sự nhẹ dạ, thiếu hiểu biết và thói quen đua đòi của một bộ phận học sinh để trục lợi. Hình 3: Khi học sinh, sinh viên “dính” bẫy app “tín dụng đen” : Các em không biết được rằng mình có thể đã mắc phải bẫy tín dụng đen. Nhiều sinh viên phải vay tiền với lãi suất 5 - 7% nợ gốc/ngày. Các đối tượng cho vay thường yêu cầu được giữ chứng minh thư, thẻ sinh viên của các em để bảo đảm. Nếu các em không trả nợ đúng hạn sẽ bị các đối tượng gọi điện hoặc gặp trực tiếp quấy rối, đe dọa. Đây là mức lãi suất rất cao và vi phạm nghiêm trọng quy định về lãi suất trong hợp đồng vay. Mức lãi suất tối đa của hợp đồng vay tài sản theo quy định chỉ là 20% nợ gốc/năm. “Người nhận hậu quả nặng nề nhất chính là các sinh viên và gia đình. Nhiều em phải bỏ dở việc học vì tín dụng đen hoặc đẩy gia đình vào hoàn cảnh khó khăn về kinh tế. Vì vậy, các em nên tỉnh táo, biết kiềm chế cảm xúc và làm chủ bản thân mình để không bị sa ngã và rơi vào cạm bẫy của tín dụng đen. Còn đối với các đối tượng cho vay thì có thể bị xử lý hình sự về tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự. Người phạm tội này có thể bị phạt tù đến 3 năm” - luật sư Nguyễn Ngọc Hùng chia sẻ. Hình 4: Sinh viên sập bẫy chiêu “hỗ trợ tài chính” (Ảnh: Thu Huyền) Trần Mạnh H (sinh viên đại học Nông nghiệp Hà Nội) cũng là một con nợ quen thuộc của một số cửa hàng cho vay tiền. H kể, do vay quá nhiều nên giờ không nhớ là mình đã vay bao nhiêu tiền. Số tiền vay chủ yếu để trả nợ cho những cuộc cá cược, ăn chơi. Hiện H đang làm thêm cho một quán cà phê cạnh trường để lấy tiền trả nợ. ơ PGS.TS. Phùng Trung Tập, trưởng khoa Luật Dân sự, giảng viên Trường Đại học Luật Hà Nội cho biết: “Với mức lãi suất mà sinh viên phải chịu như một số trường hợp ở trên thì người cho vay đã có dấu hiệu của cho vay nặng lãi. Nếu so với lãi suất ngân hàng thì mức chênh lệch đã là quá lớn, chưa kể so với mức sinh viên được vay hỗ trợ theo Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg, ngày 27/9/2007 về tín dụng đối với học sinh, sinh viên”. Hình 5: Sinh viên đến giao dịch (Ảnh: Thế Hưng) Anh L.M.Đ (Thạch Bàn, Long Biên), chủ một tiệm cầm đồ gần trường đại học, vào mùa bóng cũng là lúc công việc của anh bận rộn nhất. Anh cho biết: “Ngoài cắm xe máy, ô tô, cắm điện thoại, cắm sổ đỏ với những người có điều kiện thì sinh viên quanh các trường còn cắm cả thẻ sinh viên để chơi cá độ bóng đá". Anh L.M.Đ chia sẻ tùy vào từng sinh viên, sẽ có những sinh viên được vay và sinh viên k được vay. Cụ thể, đối với sinh viên cắm thẻ để vay tiền phải đáp ứng được yêu cầu không được nợ học phí hoặc bỏ học, ngoài ra những trường hợp còn lại đều không được hỗ trợ tài chính do không có khả năng trả nợ. Hình 6: Quá trình sinh viên đến vay chủ nợ Thực trạng hiện nay, việc bỏ bê chuyện học hành, nhiều sinh viên (SV) lao vào con đường cá độ, lô đề, bài bạc dẫn đến nợ nần chồng chất. Để có tiền tiếp tục đeo đuổi đam mê, nhiều SV sẵn sàng vay tiền nóng. Hơn thế nữa Làng ĐH xuất hiện 2 tên có biệt danh là Cò và Tèo chuyên cho SV “mê” cờ bạc vay nóng. Hằng ngày, Cò và Tèo thường xuyên lui tới các quán cà phê, sòng bài, bàn bi da để mời chào SV vay tiền. Một SV mê cá độ bóng đá tại đây, cho biết: “Mỗi lần thua cá độ thì gọi điện cho Cò hoặc Tèo là bao nhiêu cũng có. Mới hôm trước, tao lấy của thằng Cò 3 triệu nè, 5 ngày rồi chưa có tiền trả. Để hôm nào cầm chiếc xe lấy tiền trả chứ lãi khủng quá”. Hình 7: Quảng cáo dịch vụ "hỗ trợ tài chính" trước cổng ký túc xá sinh viên Nha Trang Diễn ra phổ biến Theo thượng tá Nguyễn Hồng Kỳ - Trưởng Công an TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa - việc phát tờ rơi, dán quảng cáo giới thiệu các dịch vụ "hỗ trợ tài chính" và tình trạng vay mượn tiền bạc diễn ra rất phổ biến trên địa bàn. Qua xác minh, Công an TP Nha Trang đã ghi nhận có nhiều hình thức cho vay nặng lãi như cho vay 1 triệu đồng nhưng chỉ đưa 800.000 đồng, cho vay theo hình thức viết giấy tờ mua bán... "Không dễ xử lý các trường hợp này vì phải có đủ nhân chứng, vật chứng, các giấy tờ ghi rõ số tiền vay, lãi suất... Theo luật, nếu cá nhân, tổ chức cho vay vượt quá lãi suất mà Ngân hàng Nhà nước quy định đều vi phạm pháp luật. Chúng tôi đã triển khai cho các cán bộ công an cơ sở để kiểm tra, xác định những trường hợp cụ thể. Báo chí nếu nắm được trường hợp cụ thể nào thì cũng nên cung cấp để chúng tôi kiểm tra, xử lý nghiêm" - thượng tá Kỳ khẳng định. Hình 8: Rõ ràng là cho vay nặng lãi Đại diện Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Khánh Hòa khẳng định đối chiếu với quy định của pháp luật thì rõ ràng các trường hợp mà phóng viên đã ghi nhận xung quanh các trường đại học, ký túc xá, khu nhà trọ sinh viên ở TP Nha Trang (cho vay với lãi suất từ 20%35%/tháng) đều vi phạm. "Trường hợp lấy lãi suất đến 20%/tháng thì cơ quan chức năng có thể xử lý" - vị đại diện này nhấn mạnh. Theo một cán bộ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) tại tỉnh Gia Lai, khoản 1, điều 476 Bộ Luật Dân sự năm 2005 đã quy định lãi suất cho vay mà các bên thỏa thuận không được vượt quá 150% lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố. Nếu lãi suất cho vay gấp 10 lần mức lãi suất cơ bản thì có dấu hiệu của hành vi cho vay nặng lãi. "Với tiền lãi 4.000 đồng/ngày cho khoản vay 1 triệu đồng mà nhiều cửa hiệu cầm đồ ở Gia Lai áp dụng hiện nay thì tính ra lãi suất lên đến 0,4%/ngày, như vậy là đã cho vay nặng lãi" vị cán bộ này phân tích. Trong khi đó, viện dẫn Bộ Luật Dân sự hiện hành (2015), luật sư Nguyễn Tường Linh, Văn phòng Luật sư Hồng Hà (Đoàn Luật sư tỉnh Khánh Hòa), cho biết điều 468 cũng quy định lãi suất vay do các bên thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay (trừ trường hợp khác do luật liên quan quy định). Nếu các bên có thỏa thuận về việc trả lãi nhưng không xác định rõ lãi suất và có tranh chấp thì lãi suất được xác định bằng 50% mức giới hạn nêu trên... Luật sư Vũ Văn Biển, Đoàn Luật sư tỉnh Lâm Đồng, cho rằng các dịch vụ "hỗ trợ tài chính" cho sinh viên thường được rêu rao là lãi suất thấp nhưng thật ra rất cao, hơn hẳn lãi suất mà các ngân hàng áp dụng. "Chính quyền địa phương cần vào cuộc kiểm tra và có hình thức xử lý những dịch vụ tín dụng đen cho sinh viên vay tiền với lãi suất "cắt cổ", không hề hỗ trợ việc học tập của họ" - luật sư Biển đề nghị. Kế t luận: Nhận định của cá nhân về kết quả khảo sát về thực trạng/ sự tồn tại của vấn đề thuộc đề tài nhóm: Vấn đề có tồn tại hay không? Thực trạng của vấn đề có nghiêm trọng/ cấp thiết không? Nêu và mô tả 1 ví dụ tương tự với vấn đề thuộc đề tài nhóm (trong nước hoặc trên thế giới): Hình 9: Nữ sinh Trung Quốc vay tiền mua điện thoại đền bạn, nhưng rơi vào bẫy nặng lãi, khiến bố mẹ phải thế chấp nhà cũng không trả nổi cho con. Li Yuan Yuan, 21 tuổi, đang theo học tại Đại học ở Sơn Đông. Vô tình làm hỏng điện thoại của bạn cùng phòng, sợ bố mẹ trách mắng, cô đã quyết định tự mình xử lý. Thông qua quảng cáo trên mạng, Li Yuan Yuan đã tìm đến một tài khoản vay trực tuyến. Yuan Yuan vay 3.000 tệ và định sẽ tiết kiệm phí sinh hoạt trả dần. Nhưng không ngờ tiền lãi quá lớn, khiến cô gái trẻ không thể trả nổi. Từ tháng 3/2017 đến tháng 6/2018, số tiền vay 3.000 tệ (10 triệu đồng) đã tăng lên 690.000 tệ (2,36 tỷ đồng). ố tiền càng tăng, Yuan Yuan càng sợ hãi giấu gia đình. Đến hè 2018, ông Li Zhi Hong ở thành phố Định Tây (Cam Túc) ngất xỉu khi nhận được những cuộc điện thoại và tin nhắn đe doạ về con gái. Lo sợ tính mạng con, ông đã thế chấp ngôi nhà, mượn người thân, bạn bè, giúp trả khoản được 580.000 tệ. Số tiền 110.000 tệ còn lại gia đình không thể trả nổi nữa. Họ vẫn liên tục nhận được tin nhắn đe doạ: "Hôm nay chúng tôi sẽ lái hai chiếc xe chở nhiều huynh đệ đến nhà ông, hãy nói con gái chuẩn bị thật chu đáo". Đến lúc này, ông Li quyết định đến đồn cảnh sát báo án. Cục cảnh sát hình sự Lan Châu đã mở cuộc điều tra. Họ phát hiện có hai công ty cho vay ở Hợp Phì và Thiên Tân, bên ngoài là tư vấn, nhưng trên thực tế cho vay tài chính trực tuyến. Khoảng 1.000 sinh viên đại học đã sập bẫy nhóm này. Công ty vay trực tuyến hoạt động theo 5 cấp. Dưới sự hợp tác chặt chẽ của 5 cấp này, sinh viên có nhu cầu vay tài chính rất dễ mắc bẫy. Một tháng sau khi vay, nếu người vay vượt quá thời gian trả nợ thêm một phút, sẽ bị tính phí trễ tối thiểu 500 tệ, sau đó sẽ bị tính lãi suất theo ngày. Một nạn nhân tên Zhang Xia cho biết, cô đã phải chịu nhiều sự đe dọa khác nhau từ công ty vay tài chính. Họ gửi những bức ảnh được photoshop của cô thân mật với người lạ, kèm những tin nhắn nói cô bị bệnh "hoa liễu" đến số điện thoại bạn bè, người thân cô đã cung cấp. Hình 10: Các đối tượng Người Trung Quốc cho vay lãi suất 912,5% mỗi năm đang hầu tòa Hiện có khoảng 60 - 70 doanh nghiệp (DN) của Trung Quốc vào VN lập DN và thuê người Việt đứng tên để cho vay tiền online thông qua các app với lãi suất "cắt cổ". Mới đây Phòng cảnh sát hình sự Công an TP.HCM đã triệt phá một đường dây cho vay nặng lãi qua các ứng dụng cho vay tiền nhanh do người Trung Quốc cầm đầu. Theo đó, một nhóm người Trung Quốc núp bóng sau một số DN cho vay tiền thông qua các ứng dụng trên điện thoại như "Vaytocdo", "Moreloan" và "VD online". Chỉ từ tháng 4-2019 đến nay, nhóm đã cho 60.000 người vay khoảng 100 tỉ đồng, lãi suất đến hơn 1.000%/năm. Phản ảnh đến Tuổi Trẻ thời gian qua, nhiều người vay của các ứng dụng này cho biết do thời gian vay ngắn, lãi suất cao, nhiều người không kịp xoay tiền trả nợ. Đường cùng, họ được gợi ý vay app khác để trả nợ cũ, thực chất cũng là app trong đường dây của nhóm người Trung Quốc. Có trường hợp vay 18 - 20 app, không thể trả nợ, tính chuyện tự tử. Hình 12: Những kẻ cho vay trái phép tiếp cận nạn nhân qua các nền tảng mạng xã hội. Ảnh: Weibo. Yi Xianrong, giám đốc một viện về quản lý tài chính tại Đai học Thanh Đảo, nói với Global Times, rằng thị trường cho vay online thiếu kiểm soát đã dẫn đến hành vi lợi dụng một số sinh viên vốn đang cần tiền và sẵn sàng đánh cược với danh dự cá nhân, như gửi ảnh nude. Cụ thể hơn, một vụ việc thương tâm xảy ra năm 2017 là sinh viên Xiong Xiaoting, sinh viên đại học ở Hạ Môn, thuộc tỉnh phía nam Phúc Kiến, cho thấy hình thức cho vay nặng lãi, đòi ảnh nude làm thế chấp này có thể gây ra sự tuyệt vọng cùng cực cho nạn nhân. Không thể chịu nổi sức ép của 5 khoản nợ, tổng số tiền 570.000 tệ (82.772 USD), và thường xuyên bị những kẻ cho vay quấy nhiễu, Xiong đã chấm dứt cuộc đời mình ở một khách sạn. Nguồn thông tin đã sử dụng: Hình 1: Hoàng Trọng. Đăng tải ngày: 14:42 - 07/12/2021 thanhnien.vn Link tài liệu : <https://thanhnien.vn/vay-nang-lai-tu-ban-dong-huong-mot-sinh-vien-bikhung-bo-de-doi-no-post1408934.html> Hình 2 Tác giả: Hà Ánh . Đăng tải ngày: 18:59 - 15/11/2021 thanhnien.vn Link tài liệu: <https://thanhnien.vn/danh-mat-hoc-phi-mot-sinh-vien-vay-tin-dung-den-tructuyen-no-300-trieu-dong-post1401560.html> Hình 3 kinhtedothi Chủ nhật, ngày 5 tháng 12, 2021 nguoihanoi.com.vn/ Link tài liệu: <https://nguoihanoi.com.vn/tin-dung-den-bua-vay-sinh-vien_270509.html> Hình 4: Tác giả: Thu Huyền. Đăng tải ngày: 14/04/2016. Tên tài liệu: “Sinh viên sập bẫy chiêu “hỗ trợ tài chính”. ” Link tài liệu: < https://cand.com.vn/dieu-tra-theo-don-ban-doc/Sinh-vien-sap-bay-chieu-hotro-tai-chinh-i387110/ > Hình 5: Tác giả: Thế Hưng. Đăng tải ngày: 30/08/2018. Tên tài liệu: “Mê cá độ, sinh viên "cắm" thẻ vay 100 triệu đồng”. Link tài liệu: < https://dantri.com.vn/kinh-doanh/me-ca-do-sinh-vien-cam-the-vay-100-trieudong-20180629204230459.htm >. Hình 6: Tác giả: Công Nguyên – Khánh Nguyên. Đăng tải ngày: 12/06/2012. Tên tài liệu: “Tệ nạn tấn công làng đại học: Cho sinh viên vay nặng lãi”. Link tài liệu: <https://thanhnien.vn/te-nan-tan-cong-lang-dai-hoc-cho-sinh-vien-vay-nanglai-post62799.html >. Hình 7,8 20-01-2018 06:19|Trong nước Tên tài liệu: Tín dụng đen bủa vây sinh viên Link: Tín dụng đen vây sinh viên: Không dễ xử lý - Báo Người lao động (nld.com.vn) Hình 9: Huyền Trang Chủ nhật, 27/1/2019, 14:00 (GMT+7) Tên tài liệu: Sinh viên bị lừa vay nặng lãi qua mạng Link: Cô sinh viên bị lừa vay nặng lãi qua mặng (vnexpress.net) Hình 10: (vấn đề liên quan) Báo tuổi trẻ . Đăng tải ngày: 17/05/2022. Link tài liệu: <https://tuoitre.vn/cho-vay-nang-lai-trung-quoc-tran-vao-viet-nam-lai-suathon-1-000-nam-20200508082046595.htm>