rwfte 1 2 MỤC LỤC PHẦN 1-GIÁO TRÌNH CHƯƠNG 1 - TỔNG QUÁT VỀ TRIẾT SỬ ....................................................................................... 8 1. TÌM HIỂU CÁC THUẬT NGỮ............................................................................................................................... 8 A. A. B. C. 2. LỊCH SỬ.................................................................................................................................................................... 8 LỊCH SỬ TÍNH .......................................................................................................................................................... 8 LỊCH SỬ QUAN ........................................................................................................................................................ 8 TRIẾT SỬ ................................................................................................................................................................. 9 MỘT SỐ GIAI ĐOẠN TRIẾT SỬ QUAN TRỌNG ............................................................................................ 9 A. B. C. 3. THƯỢNG CỔ ............................................................................................................................................................ 9 TRUNG CỔ............................................................................................................................................................. 14 CẬN ĐẠI VÀ HIỆN ĐẠI......................................................................................................................................... 19 BA ĐẶC ĐIỂM CỦA CHÂN LÝ .......................................................................................................................... 22 A. B. C. CHÂN LÝ TƯƠNG XỨNG (CORRESPONDENCE – ADEQUATIO INTELLECTUS AD REM) ................................. 22 CHÂN LÝ TƯƠNG HỢP (COHERENCE) .............................................................................................................. 23 CHÂN LÝ TỰ HIỆN TỎ RA (ALETHEIA) ............................................................................................................. 24 CHƯƠNG 2 – TRIẾT DUY LÝ................................................................................................................... 25 DẪN NHẬP ........................................................................................................................................................................ 25 RENÉ DESCARTES (1596 - 1650) ........................................................................................................................... 25 1. ĐÔI NÉT TIỂU SỬ ................................................................................................................................................ 25 2. SỰ HÌNH THÀNH TRIẾT THUYẾT DUY LÝ CỦA DESCARTES ........................................................... 26 3. VỀ BẢN THỂ .......................................................................................................................................................... 28 4. CHỨNG MINH THIÊN CHÚA HIỆN HỮU .................................................................................................... 28 SPINOZA (1632-1677) ................................................................................................................................................ 30 1. ĐÔI DÒNG TIỂU SỬ ............................................................................................................................................ 30 2. BẢN THỂ HỌC ....................................................................................................................................................... 30 LEIBNIZ (1646 - 1716) ................................................................................................................................................ 32 1. ĐÔI DÒNG TIỂU SỬ ............................................................................................................................................ 32 2. TRIẾT LÝ CỦA LEIBNIZ..................................................................................................................................... 32 TÓM TẮT BỔ TÚC – THAY CHO KẾT LUẬN ......................................................................................................... 35 CHƯƠNG 3: TRIẾT DUY NGHIỆM ..................................................................................................... 38 DẪN NHẬP ........................................................................................................................................................................ 38 1. JOHN LOCKE (1632-1704) .............................................................................................................................. 39 2. GEORGE BERKELEY (1685-1753) ............................................................................................................... 42 3. DAVID HUME (1711-1776)............................................................................................................................. 43 3 TÓM KẾT ........................................................................................................................................................................... 45 CHƯƠNG 4 - TRIẾT HỌC SIÊU NGHIỆM CỦA IMMANUEL KANT ..................... 46 DẪN NHẬP ........................................................................................................................................................................ 46 A. PHÊ PHÁN LÝ TÍNH THUẦN TÚY ................................................................................................................. 47 1. VẤN ĐỀ “TIÊN THIÊN TỔNG HỢP” .............................................................................................................. 48 A. B. QUAN TOÀ ............................................................................................................................................................ 49 RA KHƠI ............................................................................................................................................................... 50 2. ĐIỀU KIỆN SIÊU NGHIỆM (TRANSCENDENTAL) .................................................................................. 51 3. SƠ ĐỒ HÌNH THÀNH TRI THỨC.................................................................................................................... 52 4. VẬT TỰ THÂN....................................................................................................................................................... 53 5. THƯỢNG ĐẾ .......................................................................................................................................................... 56 A. B. C. THẦN HỌC TỰ NHIÊN ......................................................................................................................................... 56 VŨ TRỤ LUẬN ....................................................................................................................................................... 57 BẢN THỂ LUẬN .................................................................................................................................................... 57 B. PHÊ PHÁN LÝ TÍNH THỰC HÀNH (ĐẠO ĐỨC HỌC) ............................................................................. 59 1. TỰ DO VÀ TRÁCH NHIỆM................................................................................................................................ 59 2. MỆNH LỆNH TUYỆT ĐỐI.................................................................................................................................. 59 3. PHÊ PHÁN LÝ TÍNH THỰC HÀNH VÀ CUỘC SỐNG................................................................................ 60 4. “VƯỢT BỎ” (AUFHEBEN) ................................................................................................................................ 61 C. PHÊ PHÁN NĂNG LỰC PHÁN ĐOÁN (THẨM MỸ HỌC)........................................................................ 62 1. TỰ NHIÊN VÀ TỰ DO......................................................................................................................................... 62 2. PHỔ QUÁT VÀ CÁ BIỆT ..................................................................................................................................... 62 3. CHÂN THIỆN MỸ ................................................................................................................................................. 63 VÀI NHẬN XÉT ................................................................................................................................................................ 66 CHƯƠNG 5 – TRIẾT HỌC BIỆN CHỨNG ..................................................................................... 68 A. ĐỨC QUỐC DUY TÂM .............................................................................................................................................. 68 DẪN NHẬP ........................................................................................................................................................................ 68 1. JOHANNES FICHTE (1762-1814) ................................................................................................................. 69 A. B. C. 2. HAI BIẾN CỐ QUAN TRỌNG ................................................................................................................................ 69 ĐIỂM KHỞI ........................................................................................................................................................... 71 CHỦ THUYẾT DUY TÂM ..................................................................................................................................... 73 F.JOSEPH SCHELLING (1775-1854) ............................................................................................................ 76 A. B. CHỦ THỂ VÀ KHÁCH THỂ .................................................................................................................................... 76 KHÁCH THỂ CÓ TRƯỚC HAY CHỦ THỂ CÓ TRƯỚC .......................................................................................... 77 4 C. D. 3. ĐIỂM KHỞI THẨM MỸ ......................................................................................................................................... 78 THẨM MỸ HỌC ..................................................................................................................................................... 79 GEORGE W. I. HEGEL (1770-1831).............................................................................................................. 81 A. B. C. TƯ TƯỞNG CĂN BẢN........................................................................................................................................... 81 BIỆN CHỨNG PHÁP.............................................................................................................................................. 82 HIỆN TƯỢNG HỌC TINH THẦN .......................................................................................................................... 84 B. PHẢN ỨNG ĐỐI VỚI HEGEL ................................................................................................................................. 88 1. PHÁI HỮU HEGEL ............................................................................................................................................... 88 2. PHÁI TẢ HEGEL ................................................................................................................................................... 89 A. B. LUDWIG FEUERBACH (1804-1872) .............................................................................................................. 90 KARL HEINRICH MARX (1818-1883)........................................................................................................... 92 CHƯƠNG 6 - TRIẾT HỌC PHÂN TÍCH VÀ NGÔN NGỮ ................................................. 95 DẪN NHẬP ........................................................................................................................................................................ 95 1. NHÌN LẠI ĐÔI NÉT CỦA SUY TƯ TRIẾT HỌC TỪ SAU KANT ĐẾN MARX .................................... 95 2. TÁC ĐỘNG CỦA KHOA HỌC TỰ NHIÊN TRÊN NGÔN NGỮ ................................................................ 96 3. VAI TRÒ CỦA NGÔN NGỮ LÝ TƯỞNG......................................................................................................... 97 4. MỐI QUAN TÂM CỦA CHỦ NGHĨA DUY NGHIỆM VÀ TRIẾT HỌC THỰC NGHIỆM ................... 98 A. B. C. AUGUST COMTE .................................................................................................................................................. 99 NHÓM TRÍ THỨC VIENNA ................................................................................................................................ 100 KANT POPPER (1902-1994) ........................................................................................................................ 103 LUDWIG WITTGENSTEIN ........................................................................................................................................ 106 1. ĐÔI NÉT VỀ TIỂU SỬ CỦA WITTGENSTEIN ........................................................................................... 106 2. GIAI ĐOẠN THỨ NHẤT: VỀ NGÔN NGỮ LÝ TƯỞNG ........................................................................... 107 A. B. 3. TÁC ĐỘNG CỦA THẦY BERTRAND RUSSELL .................................................................................................. 107 CÁC LUẬN ĐIỂM QUAN TRỌNG TRONG TẬP SÁCH CỦA WITTGENSTEIN .................................................... 108 GIAI ĐOẠN THỨ HAI: VỀ NGÔN NGỮ THÔNG THƯỜNG .................................................................. 116 A. B. C. TRÒ CHƠI NGÔN NGỮ ....................................................................................................................................... 117 TẦM QUAN TRỌNG VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA NGÔN NGỮ THÔNG THƯỜNG ......................................................... 118 VỀ VĂN PHẠM.................................................................................................................................................... 120 TẠM KẾT ......................................................................................................................................................................... 122 CHƯƠNG 7 - HIỆN TƯỢNG HỌC HUSSERL ........................................................................... 124 1. DẪN VÀO HIỆN TƯỢNG HỌC ....................................................................................................................... 124 2. TIỂU SỬ EMUND HUSSERL ........................................................................................................................... 126 3. Ý HƯỚNG TÍNH .................................................................................................................................................. 128 4. PHƯƠNG PHÁP GIẢM TRỪ ........................................................................................................................... 130 5 5. NỘI TẠI HÓA ....................................................................................................................................................... 132 6. LIÊN CHỦ THỂ .................................................................................................................................................... 134 CÂU HỎI THẢO LUẬN:..................................................................................................................................... 137 CHƯƠNG 8 - BẢN THỂ HỮU THỂ HỌC MARTIN HEIDEGGER .......................... 140 DẪN NHẬP ...................................................................................................................................................................... 140 1. TIỂU SỬ ................................................................................................................................................................. 141 2. PHƯƠNG PHÁP LUẬN CỦA HEIDEGGER ................................................................................................. 143 3. TIẾN TRÌNH TRIẾT HỌC ................................................................................................................................ 145 A. B. TIỀN HEIDEGGER .............................................................................................................................................. 147 HẬU HEIDEGGER............................................................................................................................................... 150 KẾT LUẬN ....................................................................................................................................................................... 153 CHƯƠNG 9 - TRIẾT HỌC HIỆN SINH ........................................................................................... 154 DẪN NHẬP ...................................................................................................................................................................... 154 1. ÂUTINH (354-430) ........................................................................................................................................... 158 2. BLAISE PASCAL (1623-1662) ...................................................................................................................... 159 3. SØREN KIERKEGAARD (1813-1855)........................................................................................................ 160 4. GABRIEL MARCEL (1889-1973) ................................................................................................................. 161 B. HIỆN SINH VÔ THẦN ............................................................................................................................................. 162 1. FRIEDRICH NIETZSCHE (1844-1900)...................................................................................................... 162 2. JEAN-PAUL SARTRE (1905-1980) ............................................................................................................. 163 KẾT LUẬN ....................................................................................................................................................................... 164 CHƯƠNG 10 - THÔNG DIỄN HỌC.................................................................................................... 166 1. NGUỒN GỐC VÀ DIỄN BIẾN CỦA THÔNG DIỄN HỌC.......................................................................... 166 2. THÔNG DIỄN HỌC QUA TƯ TƯỞNG CỦA MỘT SỐ TÁC GIẢ ............................................................ 168 A. B. C. D. E. 3. FRIEDRICH SCHLEIERMACHER: THÔNG DIỄN HỌC LÀ NGHỆ THUẬT HIỂU BIẾT ....................................... 168 WILHELM DILTHEY: TRẢI NGHIỆM VÀ LỊCH SỬ ............................................................................................ 171 EDMUND HUSSERL & MARTIN HEIDEGGER: THÔNG DIỄN HỌC VÀ HIỆN TƯỢNG LUẬN ......................... 173 HANS-GEORG GADAMER (1900-2002): PHẦN GIAO THOA GIỮA HAI CHÂN TRỜI................................. 174 JÜRGEN HABERMAS (1929 - ): PHÊ PHÁN VÀ THA HÓA.............................................................................. 177 THÔNG DIỄN HỌC – PHƯƠNG PHÁP CỦA HẬU HIỆN ĐẠI............................................................... 179 KẾT LUẬN ....................................................................................................................................................................... 181 CHƯƠNG 11 - TRIẾT TÂN TÔMA – TÂN KINH VIỆN ................................................. 183 DẪN NHẬP ...................................................................................................................................................................... 183 6 1. ĐƯỜNG HƯỚNG PHÁT HUY TÂN KINH VIỆN CỦA CÁC GIÊSU HỮU .......................................... 184 A. B. C. D. E. F. 2. JOSEPH KLEUTGER, S.J. ................................................................................................................................... 184 DÉSIRER MECIER, S.J. (1856-1926) .......................................................................................................... 184 PIERRER ROUSELOT S.J. (1878-1915) ....................................................................................................... 185 ERICH PRZYWARA, S.J. (1889-1976) ........................................................................................................ 186 JOSEPH MARÉCHAL, S.J. (1878-1944) ....................................................................................................... 187 KARL RAHNER, S.J (1904-1984) ................................................................................................................ 189 THẦN HỌC GIẢI PHÓNG ................................................................................................................................. 191 A. B. CÁC BƯỚC PHÁT TRIỂN .................................................................................................................................... 191 THẦN HỌC GIẢI PHÓNG VÀ CHỦ NGHĨA MÁC-XÍT ....................................................................................... 193 CHƯƠNG 12 - TRIẾT HỌC TÂN MARX....................................................................................... 196 DẪN NHẬP ...................................................................................................................................................................... 196 1. NHÌN LẠI BỐI CẢNH CỦA DÒNG TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC TỪ HEGEL ĐẾN MARX ................. 196 2. PHÊ PHÁN CỦA MARX VỀ NHỮNG SUY TƯ TRIẾT HỌC CỦA HEGEL VÀ FEUERBACH ....... 197 3. TRIẾT HỌC TÂN MARX RA ĐỜI ................................................................................................................... 199 A. B. C. BỐI CẢNH VĂN HÓA LỊCH SỬ ........................................................................................................................... 199 PHƯƠNG PHÁP BIỆN CHỨNG CỦA PHONG TRÀO ÁNH SÁNG – HƯỚNG ĐI MỚI CỦA TÂN MARX ........... 201 SUY TƯ CỦA NHỮNG NHÀ TÂN MARX TIÊN KHỞI ........................................................................................ 202 TẠM KẾT ......................................................................................................................................................................... 204 PHỤ CHƯƠNG - TRANH LUẬN VỀ PHƯƠNG PHÁP HỌC ............................................................................. 205 CHƯƠNG 13 – HABERMAS .................................................................................................................... 209 1. ĐÔI NÉT TIỂU SỬ .............................................................................................................................................. 209 2. ĐƯỜNG HƯỚNG TƯ TƯỞNG ....................................................................................................................... 210 3. TIỀN HABERMAS............................................................................................................................................... 212 A. B. C. 4. TECHNICAL INTEREST – KỸ THUẬT ............................................................................................................... 213 UNDERSTANDING INTEREST – HIỂU BIẾT .................................................................................................... 214 EMANCIPATION - GIẢI PHÓNG ........................................................................................................................ 215 KHÚC QUANH NGÔN NGỮ............................................................................................................................. 217 A. B. VẤN NẠN THỜI TIỀN HABERMAS ................................................................................................................... 217 VẤN ĐỀ NGÔN NGỮ ........................................................................................................................................... 219 5. HẬU HABERMAS VÀ HÀNH ĐỘNG THÔNG GIAO................................................................................. 220 6. VỀ TÔN GIÁO....................................................................................................................................................... 226 7. ĐỐI THOẠI VỚI HABERMAS ......................................................................................................................... 229 A. B. C. ẢNH HƯỞNG CỦA HABERMAS ......................................................................................................................... 229 CỐNG HIẾN CỦA HABERMAS ........................................................................................................................... 230 CÁC CHẤT VẤN ................................................................................................................................................... 231 7 CHƯƠNG 1 - TỔNG QUÁT VỀ TRIẾT SỬ 1. Tìm hiểu c|c thuật ngữ a. Lịch sử Lịch sử bao gồm tất cả những gì đ~ xảy ra. Như vậy, những sự kiện không xảy ra thì không thể được coi là lịch sử. Tuy nhiên, vì không thể mô tả tất cả mọi sự kiện kh|c nhau đ~ xảy ra trong quá khứ nên người ta chỉ ghi nhận những gì mà họ cho là quan trọng v{ có ý nghĩa nhất đối với mình. Điều n{y có nghĩa l{ có sự nhận định chủ quan của con người trong việc chọn lọc dữ liệu lịch sử. Tóm lại, lịch sử bao gồm những dữ liệu đ~ được con người chọn lọc để ghi chép lại. a. Lịch sử tính Nếu như thuật ngữ lịch sử chỉ bao gồm các sự kiện rời rạc xảy ra ở những khoảng thời gian và không gian nhất định thì lịch sử tính lại quan t}m đến mối liên hệ giữa các sự kiện để nhận ra ý nghĩa v{ tính chất của một tiến trình lịch sử. Quả thế, những dữ kiện lịch sử không phải là những mảnh phần rời rạc nhưng l{ một chuỗi những tương quan liên kết về mặt ý nghĩa. Hơn nữa, chúng còn phải được ý thức hóa nếu không muốn bị trôi vào quên lãng và biến mất. Ngay từ khâu chọn lọc, sắp xếp, nối kết và ghi lại những sự kiện đ~ xảy ra, chúng ta thấy rằng sự can thiệp của một ý thức hệ đằng sau đ~ l{m cho lịch sử mang lấy một tính chất nhất định. b. Lịch sử quan Xét theo chiều kích thời gian, lịch sử luôn phải có một điểm khởi đầu v{ điểm kết thúc. Đó l{ một tiến trình có sự xuyên suốt giữa các sự kiện từ đầu cho đến kết thúc và mang lấy một ý nghĩa n{o đó. Mỗi cách nhìn nhận, đ|nh gi| về lịch sử như một sự thống 8 nhất toàn bộ tiến trình từ những gì đ~ xảy ra, đang xảy ra và sẽ xảy ra biểu thị một quan điểm lập trường nhất định mà chúng ta gọi là lịch sử quan. So với lịch sử tính thì lịch sử quan mang tính chắc chắn và rõ ràng hơn. Tuy nhiên, bao l}u con người còn sống trong thời gian thì điểm kết thúc chỉ được xem như l{ một viễn tượng được nhắm tới. c. Triết sử Như vậy, lịch sử triết học cũng phải có điểm khởi đầu, có các dữ liệu được nối kết với nhau mang lịch sử tính v{ được xem xét trong một tiến trình xuyên suốt qua mọi thời đại. Thật thế, hành trình đi tìm sự khôn ngoan của con người không theo kiểu sớm nở chiều t{n, nhưng trải dài và nằm gọn trong lịch sử, một lịch sử vốn ghi nhận lại biết bao dữ kiện đ~ diễn ra trong dòng chảy của nó. Hành trình triết học theo dòng lịch sử hay triết sử mang nơi mình một lịch sử tính, nghĩa l{ những dữ kiện có liên hệ với nhau, có tính tương liên với nhau. Lịch sử tính ở đ}y không chỉ dừng lại ở điều triết gia này hay triết gia kia đ~ nói nhưng nhắm đến việc những điều đ~ được nói có liên quan gì với nhau hay không. Lịch sử tính giúp cho dòng chảy suy tư triết học không chỉ được chắt lọc và thanh luyện m{ còn được kế thừa và phát triển, không chỉ lưu giữ những dữ kiện mà còn liên kết chúng trong một mối tương liên bền chặt. 2. Một số giai đoạn triết sử quan trọng a. Thượng cổ Tiền Socrates Người ta đồng ý với nhau rằng lịch sử triết học T}y phương bắt đầu với Thales. Vậy tại sao là Thales mà không phải là một ai đó trước hoặc sau ông? Ở đ}y chúng ta thấy rõ sự liên hệ giữa triết học và lịch sử ngang qua ý niệm lịch sử tính, tức l{ nói đến lý 9 do v{ ý nghĩa của việc xem Thales là triết gia đầu tiên trong lịch sử. Như vậy chúng ta phải giải quyết câu hỏi tại sao những tác phẩm trước thời của Thales không được coi là triết học. Quả thật, trước Thales đ~ có một số câu chuyện của Hesiod hay Homer giải thích về nguồn gốc của vũ trụ theo quan điểm thần thoại, tức coi vũ trụ này do các thần thánh tạo nên. Trái lại, Thales đ~ đặt ra câu hỏi về nguyên lý tồn tại của vũ trụ mà không dựa vào những truyền thuyết trước đó về các vị thần. Khởi đi từ việc quan sát thế giới với những biến dịch trong không gian và thời gian, kết hợp với khả năng suy tư của con người, Thales muốn tìm hiểu xem cái gì thực sự làm cho một sự vật l{ nó để rồi khi c|i đó mất đi thì sự vật không còn là nó nữa. Về điều này, có thể nói rằng Thales đ~ đặt một bước khởi đầu trong hành trình của lý trí con người đi tìm kiếm sự khôn ngoan khi cho rằng nước là hành chất sơ bản của vũ trụ. Thật vậy, những nh{ vũ trụ luận tiếp sau Thales đ~ đưa những loại vật chất khác làm nền nguyên lý của sự tồn hữu như l{ khí (theo Anaximenes) hay l{ vô định (apeiron) (theo Anaximander). Như thế, giữa một bên là thế giới khả biến có thể dễ dàng quan s|t được và một bên là khả năng suy tư của lý trí, con người buộc phải x|c định một nền tảng bất biến cho sự tồn hữu. Từ đó những cặp phạm trù căn bản trong triết học ra đời và trở thành chủ đề suy tư qua mọi thời đại. Quả vậy, con người thấy rằng những sự vật cụ thể hữu hình chỉ tồn tại nhờ bởi nền tảng siêu hình bất biến l{m gi| đỡ đằng sau chúng. Nói cách khác, mặc dù con người sống trong cái thế giới hữu hạn nhưng lý trí có khả năng vượt qua cái hữu hạn để hướng đến cái siêu việt. Đó l{ lý do tại sao hữu hạn và vô hạn trở thành cặp phạm trù căn bản đầu tiên trong việc suy tư triết học. Ngoài ra, một cặp phạm trù kh|c cũng được nêu lên l{ động v{ tĩnh. Heraclitus cho rằng vũ trụ là một dòng chuyển động không ngừng khi ông thấy vạn vật luôn luôn 10 thay đổi và không bao giờ đứng yên. Ngược lại, Parmenides thì lại thấy thế giới luôn ở trong trạng th|i tĩnh, nghĩa l{ không có sự sinh ra v{ cũng chẳng có sự mất đi. Do đó tất cả những biến dịch mà con người quan s|t được chỉ là sai lầm chứ thực tế không hề có sự chuyển động. Tuy nhiên, mặc dù động v{ tĩnh l{ hai phạm trù đối nghịch nhau nhưng cũng có quan hệ biện chứng với nhau: cần động để nhận ra tĩnh v{ ngược lại. Tương tự, những cặp phạm trù khác cũng xuất hiện trong mối liên hệ giữa một công thức toán học mang tính phổ quát và những vật chất cụ thể, x|c định. Ví dụ, công thức 1+1 = 2 đóng vai trò nền tảng siêu hình cho một thực tại là khi kết hợp một với một sự vật bất kỳ chúng ta có hai đơn vị sự vật. Tóm lại, ngay từ buổi bình minh của triết học đ~ xuất hiện những cặp phạm trù đối lập nhau nhưng hòa hợp với nhau để trở thành một triết lý thống nhất. Hậu Socrates Chúng ta thấy rằng đặc nét của giai đoạn triết học thượng cổ được tóm gọn trong thuật ngữ “theoria”. Thật vậy, nhiệm vụ của triết học là giải thích các dữ kiện không như những mảnh phần rời rạc nhưng được kết nối dựa trên một nền tảng chắc chắn và vững bền. Như thế “theoria” hay lý thuyết chẳng phải là một mớ những suy tư cao siêu xa rời thực tế như ta vẫn thường quan niệm nhưng là kết quả của quá trình quan sát và chỉ ra sự liên kết chặt chẽ giữa các hiện tượng để có được cách nhìn xuyên suốt và thấu đ|o. V{o thời Thượng cổ, trước sự huyền diệu của vạn vật trong vũ trụ, con người đ~ đắm mình trong việc chiêm niệm để quan sát và khám phá thế giới. Những kh|m ph| n{y sau cùng đ~ được thâu tập lại để trở nên cái mà ta gọi l{ “theoria”. Có thể nói rằng “theoria” l{ tất cả những gì mà một người có được từ nỗ lực tìm kiếm sự khôn ngoan. Sự khôn ngoan hay minh triết của các triết gia đầu tiên được dùng để giải thích những phạm trù đối lập, tức l{ đưa ra lý 11 thuyết để lý giải những vấn đề dường như đối chọi nhau được đặt ra trước óc quan sát và lý trí phân tích của con người. Plato Plato l{ người đầu tiên giải quyết vấn đề lý giải những phạm trù đối lập trong triết học khi đưa ra lý thuyết về thế giới ý niệm và thế giới hiện tượng. Quan niệm về thế giới ý niệm trở thành nền tảng siêu hình của Plato. Theo đó, những gì khả biến trong thế giới hữu hình chỉ có thể được nắm bắt khi kết nối với thế giới ý niệm. Quả thế, nếu không có một nền tảng bất biến đằng sau làm điểm quy chiếu thì con người không thể nào nhận ra bất cứ sự vật nào trong dòng biến dịch của nó; nếu vậy thì con người lại quay trở về với vấn đề m{ Heraclitus chưa tìm được lời giải. Để giải quyết điều này, Plato cho rằng có hai thế giới. Theo đó, thế giới này là thế giới hiện tượng gồm những sự vật biến đổi và những ảo ảnh; còn bên trên (siêu – meta) là thế giới ý niệm, bao gồm toán học, hình thức (ý niệm) và cái Thiện. Từ cái Thiện đi xuống thế giới hiện tượng với các ảo ảnh (Ác), để rồi từ đó lại thực hiện một tiến trình quy hồi đi lên để tìm về với cái Thiện, tức là thoát khỏi thế giới hiện tượng này. Mặt khác, hai thế giới ấy phải có sự tương t|c với nhau. Quả thế, nếu không có thế giới ý niệm ở trên làm nền tảng thì con người không thể nắm bắt được sự vật ở thế giới hữu hình trong sự biến đổi không ngừng của nó. Mặc khác, nếu không có thế giới hữu hình này thì những gì ở thế giới ý niệm lại chẳng liên quan đến đời sống con người. Vấn đề đặt ra đối với Plato l{ l{m sao con người biết về thế giới ý niệm trong khi chỉ sống trong thế giới hiện tượng. Do đó, hệ thống siêu hình học của Plato cần có một yếu tố xuyên suốt từ trên xuống dưới và từ dưới lên trên. Về điều này thì Plato phải nại đến khả năng của linh hồn là phần không biến đổi nơi con người, khác với thân xác là phần biến đổi và không thể biết được về thế giới ý niệm. Theo đó, linh hồn tham dự vào sự 12 thiện trong thế giới ý niệm nhưng lại ở trong thân xác thuộc thế giới hiện tượng. Do vậy, nhận thức của con người đến từ việc linh hồn nhớ lại những gì nó đ~ biết được về thế giới m{ trước kia nó thuộc về. Chúng ta có thể thấy rằng Plato đ~ bị ảnh hưởng nhiều bởi niềm tin của thầy mình là Socrates. Quả thật, Socrates luôn kêu gọi con người “h~y chăm sóc linh hồn mình”. Bởi vì đối với Socrates thì linh hồn quý gi| hơn th}n x|c nên ông ta sẵn sàng đ|nh đổi mạng sống để làm chứng cho linh hồn bất tử. Theo đó, Thiện mang giá trị cao nhất vì nó là cái làm cho linh hồn bất diệt có chỗ đứng. Aristotle Mặc dù Plato đưa ra quan điểm nhị nguyên để hóa giải những cặp phạm trù đối lập như hữu hạn và vô hạn, động v{ tĩnh, bất biến và khả biến, nhưng rõ r{ng sự nối kết giữa ý niệm và hiện tượng dựa vào khả năng của linh hồn là rất mong manh. Aristotle đ~ phê ph|n thầy mình ở điểm này khi cho rằng bản chất và thuộc tính phải đi liền với nhau nơi mỗi sự vật chứ không thể tách rời trong hai thế giới kh|c nhau được. Aristotle cho rằng khởi điểm của suy tư phải là một vật cụ thể, bao gồm cả hình thức lẫn vật chất. Theo đó, điều quan trọng là con người phải kh|m ph| ra c|i đằng sau (meta-physics) mỗi hiện tượng. Nói c|ch kh|c, nơi vẻ biến dịch của sự vật qua những phạm trù khác nhau, có cái làm bản chất để sự vật có thể tồn tại như nó là. Do vậy, Aristotle đưa ra 9 phạm trù x|c định mỗi sự vật cụ thể và một phạm trù bản thể, tức là cái nằm ở dưới, là cái gốc để các phạm trù vật chất được bộc lộ ra. Hình thức và vật chất là hai nguyên lý luôn đi đôi với nhau, không thể tách rời. Như thế, metaphysics của Aristotle mang nghĩa l{ hậu vật lý hơn l{ siêu hình học, vì đối với ông thì vật lý là nhân tố chính yếu để từ đó đi tìm bản thể, tức là tìm các nguyên nhân của sự vật hay hiện tượng. Ông khám phá ra có 4 nguyên nh}n, trong đó có hai nguyên nh}n 13 về vật chất và hình thức; một nguyên nhân nữa là nguyên nhân tác thành mà ông gọi l{ Đệ Nhất Nguyên Nh}n hay Đệ Nhất Động Cơ; và cuối cùng là nguyên nhân cứu cánh hay mục đích. b. Trung cổ Có thể nói triết lý thượng cổ đ~ gần như ho{n thiện với hai cách giải quyết của Plato và Aristotle nhằm tìm ra sự hòa hợp giữa nền tảng bất biến theo đòi hỏi của luận lý và những hiện tượng biến dịch trong thế giới khả gi|c. Điểm khác nhau giữa hai ông là cách giải thích sự hòa hợp nói trên: nếu như quan điểm nhị nguyên của Plato đưa ra hai thế giới trên-dưới khác nhau và lấy ý niệm làm gốc cho hiện tượng thì Aristotle không tách rời như vậy. Theo đó, ông ta khởi đi từ mỗi sự vật cụ thể để phân biệt phần lộ ra bên ngoài (tức những biến dịch được biểu hiện qua 9 phạm trù) và phần gốc rễ bên trong làm nền tảng tồn hữu cho nó. Vì thế chúng ta có thể hiểu vì sao hai lối tiếp cận này của thời thượng cổ vẫn được c|c nh{ tư tưởng lớn thời trung cổ tiếp tục khai triển với hy vọng tìm ra lời giải thích rốt r|o hơn nhờ bởi |nh s|ng đức tin Kitô gi|o. Hai gương mặt tiêu biểu cho giai đoạn trung cổ là Âutinh và Tôma Aquinô. Âu-tinh: Như đ~ nói ở trên, triết học trung cổ nại vào niềm tin để khai triển những vấn đề đ~ được đặt ra từ thời thượng cổ. Điều này đặc biệt đúng với trường hợp của thánh Âu-tinh khi ngài quan tâm tới những vấn nạn m{ Plato cũng như những người thuộc trường ph|i t}n Plato chưa lý giải được. Lúc đầu, gi|o ph|i Manichaenism đ~ quyến rũ lý trí Âu-tinh vào vấn đề thiện-ác. Giáo phái này tin rằng con người nằm ở ranh giới giữa thiện và ác. Lúc bị ảnh hưởng bởi thiện thì con người làm việc lành; lúc khác lại bị ảnh hưởng bởi |c nên l{m điều xấu. 14 Như thế, con người không biết khi nào mình bị t|c động bởi yếu tố n{o v{ cũng không phải chịu trách nhiệm với điều xấu mình làm. Với lý do đó, con người trên h{nh trình đi tìm ch}n lý luôn ở trong trạng thái hồ nghi. Chính cái hồ nghi lại bắt buộc con người phải đi tìm cho ra chân lý. Chân lý có thể tìm thấy ở ba lãnh vực: (1) triết học, (2) luân lý, (3) thần học – tôn giáo. Phải qua ba chặng đường này sự hồ nghi của Âu-tinh mới được hoá giải. Trước hết, triết học khẳng định có chân lý; và có chân lý thì mới lên đường tìm kiếm. Âu-tinh đ~ tiếp xúc với Plotin qua hệ thống triết học lưu xuất và quy hồi. Nhờ đó ng{i chứng minh được cái nhất, cái thiện tuyệt đối và phá vỡ cái nhìn nhị nguyên của Plato. Thật vậy, nếu như từ cái tối thiện trong thế giới ý niệm phát sinh sự lưu xuất thì khi đi c{ng xa điểm khởi phát, sự ác hay sự tối tăm c{ng xuất hiện rõ. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra ở đ}y l{ giữa cái tối thiện và thế giới hiện tượng chứa nhiều sự ác có liên quan với nhau như thế nào, chúng có phải là một hay không. Ngay cả quan niệm lưu xuất cũng nảy sinh nhiều thắc mắc: lưu xuất tới điểm nào thì dừng? Tại sao nó có sự trở về? Đó l{ những vấn nạn mà trường ph|i t}n Plato đang còn bỏ ngõ. Thánh Âu-tinh đ~ nại đến đức tin để đưa ra lối giải đ|p cho những vấn đề này. Cụ thể, ngài dùng sự sa ngã của lo{i người được mô tả trong Th|nh kinh để giải thích mối liên hệ giữa cái tối thiện và sự dữ. Theo đó, mặc dù phát xuất từ tối thiện nhưng vì sa ng~ nên con người bị lôi kéo để từ bỏ nguồn gốc tối thiện của mình. Về luân lý, thánh Âu-tinh vẫn còn hồ nghi về trách nhiệm của con người trước cái ác. Câu hỏi căn bản đối với ng{i lúc đó: sự dữ là gì? Ngài phải cần đến chân lý của lu}n lý để có thể giải thích điều này. Sự dữ là tình trạng thiếu vắng sự thiện. Nhưng nếu như thế thì vấn đề khác lại được đặt ra là tại sao con người biết điều thiện mà không làm, không muốn điều xấu nhưng lại l{m. Do đó, 15 cần phải tiến đến bước thứ ba l{ ch}n lý nơi thần học, cụ thể l{ nơi Đức Giêsu Kitô, thì mới có thể giải quyết được xung đột nội tâm nơi con người. Theo đó, Ba Ngôi Thiên Chúa s|ng tạo mọi sự đều tốt đẹp v{ nơi con người cũng có sự tạo dựng mới khi có tự do chọn lựa; mà sự lựa chọn của con người có thể là sai lầm do thế lực của ma quỷ, sự dữ. Đ}y cũng chính l{ điều mà thánh Âu-tinh rút ra được từ kinh nghiệm của mình. Ngài cho rằng mặc dù có thể nhận ra điều gì tốt v{ điều gì xấu nhưng con người lại bất lực trước sự tranh giành tốt-xấu nơi mình, cho đến khi con người nhận ra gốc của cái tốt thuộc về niềm tin tôn giáo. Vì niềm tin có sức mạnh chống lại sự dụ dỗ của c|i |c nên con người cần phải quyết định dựa trên niềm tin v{o Đức Kitô, đấng từ trời xuống để kéo con người lên với Thiên Chúa l{ Đấng Tối Thiện. Tóm lại, qua ph}n tích như trên ta thấy triết học giúp đi v{o thần học. Triết học thông phần vào lý lẽ của thần học và thần học soi chiếu cho triết học. Cuối cùng, Âu-tinh cũng tìm được ánh sáng cho lý trí cũng như cho niềm tin của mình nơi Kitô gi|o. Tôma Aquinô: Thánh Tôma Aquinô tiếp tục khai triển mạch tư tưởng mà Aristotle đ~ khởi sự khi đặt nền tảng suy tư nơi một sự vật cụ thể để x|c định bản thể và tùy thể của nó. Vì thế, thế giới này không phải là một cái gì xấu xa tội lỗi nhưng l{ điều tốt đẹp v{ được chúc phúc. Th|nh Tôma Aquinô đ~ bắt đầu từ thực tại tốt l{nh n{y để suy tư về sáng tạo và nhận ra rằng sáng tạo là một việc tốt đẹp, được chúc phúc. Tuy nhiên, chính nguyên tội đ~ l{m vấy bẩn sự tốt đẹp đó; v{ như thế lại mở ra một khởi đầu mới, khởi đầu của lịch sử cứu độ. Như vậy, thực tại ban đầu tốt đẹp v{ sau đó bị tội lỗi làm cho mất đẹp, nhưng nhờ ơn cứu độ nó lại tìm lại được tình trạng tinh tuyền ban đầu. Ngũ đạo của th|nh Tôma cũng bắt đầu từ thực tại n{y để tìm về nguyên lý nguồn cội l{ Đấng Sáng Tạo. 16 Trở lại với Aristotle, h{nh trình đi tìm nguyên nh}n cuối cùng của sự vật dẫn ông đến chỗ phải x|c định nguyên nh}n đệ nhất, tức là nguyên nhân không cần một nguyên nhân khác làm nên nó. Tuy nhiên cũng tại điểm này mà Aristotle gặp bế tắc khi không tìm ra được lời giải thích hợp lý về tương quan giữa nguyên nh}n đệ nhất và nguyên nhân thứ hai. Khó khăn m{ Aristole gặp phải khi giải thích mối tương quan n{y l{ l{m sao từ cái vô hạn lại có thể sinh ra cái hữu hạn được. Th|nh Tôma Aquinô đ~ giải quyết vấn đề n{y dưới ánh sáng của thuyết sáng tạo trong niềm tin Kitô giáo, nghĩa l{ từ một Thiên Chúa vô hạn được coi như nguyên nh}n đệ nhất mà mọi sự đều được dựng nên. Theo đức tin Kitô giáo, hành trình lịch sử ơn cứu độ được bắt đầu với việc Thiên Chúa tạo dựng trời đất v{ giao cho con người làm chủ. Như thế, thánh Tôma có cùng quan điểm với Aristotle khi cho rằng phải có nguyên nh}n đệ nhất; và việc Thiên Chúa sáng tạo tương ứng với nguyên nh}n đệ nhất thì khác với vai trò sáng tạo của lo{i người xét như nguyên nhân thứ hai trở đi trong lịch sử ơn cứu độ. Như thế, liệu việc thánh Tôma Aquinô nại đến việc sáng tạo để giải thích mối tương quan giữa nguyên nhân thứ nhất và nguyên nhân thứ hai về cơ bản có giống với những lối giải thích của các câu chuyện thần thoại Hi Lạp, trong đó c|c thần can thiệp trực tiếp vào việc hình th{nh vũ trụ, hay không? Chúng ta có thể thấy ngay rằng quan điểm của Aristotle cũng như của Tôma Aquinô về nguyên nh}n đệ nhất thì khác hẳn với tư tưởng đa thần của thần thoại Hi Lạp. Thật vậy, tư tưởng đa thần không thể giải quyết được vấn đề cái hữu hạn được sinh ra từ cái vô hạn bởi vì ngay cả các thần cũng cần được tạo ra bởi một nguyên nh}n kh|c v{ do đó không thể coi tất cả các thần đều l{ nguyên nh}n đệ nhất được. Chỉ có đức tin Kitô giáo với quan điểm độc thần và thuyết sáng tạo mới giúp Tôma Aquinô giải quyết những vấn đề đ~ được Aristotle nêu ra. 17 Khác biệt giữa Âu-tinh và Tôma Aquinô: Bởi vì Âu-tinh và Tôma Aquinô là những người tìm cách giải quyết vấn đề được đặt ra từ hai lối tiếp cận khác nhau của Plato và Aristotle nên giữa họ không thể tránh khỏi sự khác biệt về tư tưởng. Tôma Aquinô đ~ vận dụng quan điểm của Aristotle về sự thống nhất giữa hình thức và nội dung nơi mỗi sự vật cũng như về bốn loại nguyên nh}n để nối kết tất cả những vấn đề thực tế trong cuộc sống với cái gốc của niềm tin Kitô gi|o. Điều n{y được minh chứng cụ thể qua cách giải thích của ngài về các bí tích dựa trên sự phân biệt giữa hình thức và nội dung. Ngược lại, vì chịu ảnh hưởng bởi tư tưởng của Plato về hai thế giới tách biệt nên thánh Âu-tinh không nghĩ rằng sẽ có sự liên kết chặt chẽ giữa hai thế giới trong một sự vật theo như quan niệm của Tôma Aquinô sau này. Thật vậy, thánh Âu-tinh quan t}m đến sự lưu xuất và quy hồi giữa hai thế giới mà không chú ý nhiều đến những khác biệt. Tuy nhiên có một điểm khác biệt được coi là rất quan trọng trong đức tin Kitô gi|o: Đức Giêsu vừa là Thiên Chúa vừa l{ con người. Triết sử cho đến thời trung cổ đ~ giải quyết những vấn đề được thời thượng cổ đặt ra từ hai hệ thống tư tưởng của Plato và của Aristotle. Có thể có nhiều người, đặc biệt là những nhà vô thần, không đồng ý với việc đưa đức tin vào giải quyết những vấn đề triết học nhưng ai cũng phải thừa nhận rằng những nh{ tư tưởng thời trung cổ đ~ suy tư triết học dưới ánh sáng của đức tin Kitô giáo. Vấn đề đặc trưng của triết học thời trung cổ là làm sao để niềm tin có thể bắt nhịp với triết lý. Đ}y chính l{ vai trò của các giáo phụ khi các ngài cố gắng giải quyết những vấn đề triết lý trên quan điểm hòa hợp với đức tin; khi đó triết lý đóng vai trò hỗ tương cho đức tin. Có lẽ vì không đồng ý với cách giải quyết như thế nên nhiều nh{ tư tưởng vô thần đ~ coi thời kỳ trung cổ là một đêm trường khi triết học phải làm nữ tì cho thần học. Một khi cho 18 rằng nhân loại đang ở trong thời đại tối tăm thì những triết gia đó bắt đầu khởi xướng điều được gọi là phong trào Ánh sáng, với quan điểm lấy con người làm trung tâm. Phong trào Ánh sáng gắn liền với Phục hưng (nghĩa l{ người ta muốn bỏ qua trung cổ để đến với thượng cổ – giai đoạn mà họ cho là nhân bản hơn). c. Cận đại v{ Hiện đại Mỗi giai đoạn trong lịch sử triết học được đặc trưng bởi vấn đề nổi bật mà các triết gia quan tâm. Vào thời thượng cổ, người ta lấy vũ trụ quan làm gốc, nghĩa l{ tìm lời giải đ|p cho những sự vật hiện tượng hữu hình từ thế giới bên ngo{i. Bước qua thời trung cổ, những vấn đề đ~ đặt ra từ trước đó lại được giải thích dưới ánh sáng của niềm tin Kitô giáo. Với mục đích quay trở về với giá trị nhân bản, tức đặt con người làm trung tâm của sự suy tư, triết học cận đại và hiện đại đ~ khởi đầu một cuộc hành trình mới trong lịch sử tư tưởng triết học. Để hiểu rõ sự biến chuyển này, thiết nghĩ chúng ta nên tìm hiểu sơ lược một số tr{o lưu dưới đ}y: - Thời Phục hưng (Renaisance) Khi xem triết học thời trung cổ v{ thượng cổ không có đủ ánh sáng soi chiếu giúp con người nhận ra sự vật, người ta cần đến một thứ ánh sáng mạnh mẽ và chắc chắn hơn: đó l{ lý trí (hay lý tính) của con người. Thời Phục hưng được xem l{ bước dạo đầu để lịch sử nhân loại bước sang một giai đoạn mới m{ người ta thường gọi là thời kỳ Ánh sáng. Phục hưng (Renaisance) nghĩa l{ lấy lại, phục hồi lại, nhưng không theo kiểu lặp lại mà là tái cấu. Tái cấu lại điều gì? Trong thời n{y, người ta muốn tìm về với những giá trị đầy tính nh}n văn của một thời hoàng kim văn hóa Hy Lạp, từ văn chương, nghệ thuật, kiến trúc cho đến suy tư triết học. 19 Trước hết, người ta muốn bỏ lại một thời đại chỉ biết lấy Thiên Chúa làm trung tâm của mọi suy tư, hay nói kh|c đi l{ xem Thiên Chúa như chìa khóa để giải gỡ những vấn đề siêu hình học về nguồn gốc vũ trụ. Trong thời đại đó, triết học đ~ bị hạ cấp xuống th{nh “tì nữ” phục vụ cho “nữ ho{ng” thần học; giá trị con người bị gạt sang một bên để chỉ suy tư về Thiên Chúa. Chính vì thế, nhu cầu của một cuộc giải cấu con người trong vũ trụ và con người trong thần học, cũng như nhu cầu tái cấu con người trong tư c|ch l{ trung t}m với lý trí làm nền tảng, trở nên cấp b|ch hơn bao giờ hết. Chính chủ trương n{y của thời Phục hưng đ~ khiến người ta chẳng m{ng quan t}m đến sự hiện diện và vai trò của Thiên Chúa trong cuộc sống con người; thậm chí Đức Giêsu chỉ được xem như một mẫu mực, một thầy dạy về nhân bản không hơn không kém. Ngay cả đức tin Kitô gi|o cũng được xem xét lại trong chiều kích lý tính như thể một nền triết học. Lý do là bởi vì ở thời trung cổ, lý tính tháp nhập vào thần học v{ được coi là lý tính của thần học. Khi đặt nhân bản l{m trung t}m, con người đưa ra câu hỏi căn bản hơn về tôn gi|o: con người có tính cách tôn giáo hay không? Theo đó, nếu cho rằng bản chất con người không có tính cách tôn giáo thì tôn giáo chẳng qua chỉ là sự phóng chiếu của lý trí con người. Nói c|ch kh|c, người ta quan tâm nhiều đến việc làm sao phát huy nhân bản con người chứ không mấy quan tâm đến ơn cứu độ. Quan niệm này nếu đẩy tới một chút nữa thì trở thành vô thần, bởi lẽ thần có hay không có cũng chẳng quan trọng, con người mới là cốt yếu và trọng tâm. Việc khám phá lại chiều kích nh}n văn không chỉ diễn ra ở mảng triết lý mà còn lấn sang cả lĩnh vực nghệ thuật. Phong trào Phục hưng l{ một cuộc khai quật những giá trị nghệ thuật độc đ|o Hy lạp và La mã thời thượng cổ được diễn tả nơi th}n x|c con người. Từ đó th}n x|c con người được coi trọng hơn. Đ}y l{ lý do tại sao phong trào Phục hưng đ~ l{m nên được nhiều thành tựu 20 đ|ng kể trong lĩnh vực y khoa, kiến trúc, nghệ thuật, tức là những ngành trực tiếp phục vụ sự sống con người. - Thời đại Ánh sáng (Enlightenment) Phục hưng đ~ đưa dẫn lịch sử lo{i người đến với một thời kỳ được gọi là Khai sáng (hay thời đại Ánh sáng, kỷ nguyên Ánh s|ng…). Thời đại n{y được xem như cuộc thoát thai kỳ diệu của con người khỏi một thời kỳ đen tối vốn bị đồng hóa với uy quyền và truyền thống m{ người ta quen gọi l{ đêm trường Trung cổ. Lý trí con người chính thức bước lên địa vị tôn quý nhất đối kháng lại với bóng đêm của uy quyền và truyền thống vốn bị xem là bất chấp lý lẽ. Vì thế, những kẻ dù là duy nghiệm hay duy lý đều tự nhận mình l{ con đẻ của thời Ánh sáng, vốn được xem là thời đại m{ người ta dám sử dụng lý trí một cách mạnh bạo và dám chịu trách nhiệm. Tuy nhiên, liệu sự lên ngôi của lý trí trong thời Ánh sáng có hoàn toàn tốt đẹp? Câu trả lời được tìm thấy trong những cuộc chính biến hay cách mạng chính trị như cuộc cách mạng Pháp 1789 mà nguyên nhân một phần là bởi tính xúc tác của trào lưu n{y. Trớ trêu thay! Con người ban đầu những tưởng nhờ lý trí sẽ thoát khỏi ràng buộc vô lý của uy quyền và truyền thống nay lại bị chính lý trí |p đặt những thứ uy quyền mới vốn khắc nghiệt chẳng kém những thứ m{ trước đó họ đ~ muốn chống lại. - Lãng mạn (Romantism) Tr{o lưu n{y được xem như phản ứng lại với chính thứ uy quyền m{ tr{o lưu Ánh s|ng vốn tôn thờ lý trí đặt ra. Người ta muốn chống lại xu hướng chỉ lấy lý trí để xếp đặt cho mọi sự. Ngo{i ra, tr{o lưu n{y cũng muốn minh chứng rằng có cái không phải là vô lý vốn nằm ngoài tầm nắm bắt của lý trí, đó l{ phi lý. Chính vì thế, tr{o lưu n{y đ~ đi liền với nghệ thuật vốn là cái mà 21 con người có thể dễ dàng mở rộng v{ đi đến một thế giới không bị lý trí |p đặt và chi phối. Lãng mạn ở đ}y không chỉ là tình cảm của con người, nhưng đúng hơn l{ nhấn vào chiều kích lý trí nơi tình cảm. Nói cách khác, phong trào lãng mạn x|c định và khám phá yếu tố triết lý đằng sau tình cảm hay cảm tình của con người. Do vậy, yếu tố lãng mạn đ~ có trong triết lý thời thượng cổ và trung cổ, chỉ có điều chúng không được gọi tên một c|ch tường minh mà thôi. Phong trào lãng mạn t|c động trực tiếp đến vấn đề tôn gi|o khi b{n đến tình cảm của tôn gi|o. Theo đó, lý tính của con người không thể được xét như một yếu tố tách rời cảm thức về tôn giáo. Thật vậy, ở thời trung cổ thì lý trí đ~ hạn chế sự phát triển của tình cảm tôn giáo khi người ta đề cập đến những kinh nghiệm thần bí, tức là những loại cảm thức m{ lý trí không đụng chạm tới được. Trái lại, trong thời cận đại và hiện đại, tình cảm được kết hợp với lý tính để con người trở thành một thực thể thống nhất, không phải chỉ có mặt này hay mặt kia. 3. Ba đặc điểm của ch}n lý Cho dù giải cấu hay tái cấu thì mục đích cuối cùng muốn đạt tới là chân lý. Chân lý là một giá trị khiến con người phải lên đường tìm kiếm. Có ba loại chân lý: a. Ch}n lý tương xứng (correspondence – Adequatio intellectus ad rem) Đ}y l{ phương thế đi tìm ch}n lý c|ch tổng quát nhất. Chân lý chính là sự tương xứng giữa điều mà chủ thể suy tư với thực tại bên ngoài. Hay nói cách khác, chân lý là sự tương đồng giữa cái chủ quan và cái khách quan. Sẽ không phải tương xứng nếu nhận thức của chủ thể không đúng hoặc chỉ đúng phần nào với thực tại khách quan. Thực tế l{ con người khó có thể có được chân lý 22 tương xứng bởi vì không ai có thể nắm bắt được thực tại trong tính toàn thể của nó khi nó thay đổi quá nhanh. Sự tương xứng cũng thay đổi theo thời gian, tức là lúc này có thể tương xứng nhưng lúc kh|c không còn tương xứng nữa, bởi vì có sự thay đổi của chủ thể hay khách thể nhận thức. Như thế, sự tương xứng chỉ đúng trong một không gian và thời gian nhất định n{o đó thôi. Do đó việc đối thoại cần phải được đặt trong một bối cảnh không gian và thời gian nhất định. Ch}n lý tương xứng dường như gắn liền với kinh nghiệm, đôi khi là những kinh nghiệm được lặp đi lặp lại nhiều lần. Nhưng cần nói ngay rằng kinh nghiệm không phải là chân lý. Chỉ những kinh nghiệm tương xứng với thực tại thì mới trở thành chân lý. b. Ch}n lý tương hợp (Coherence) Tương hợp là những gì khác nhau theo nguyên tắc đồng nhất nhưng lại cùng thuộc về một phạm vi toàn thể hơn. Ví dụ m{u đen, trắng v{ v{ng tuy kh|c nhau nhưng đều l{ m{u. Ch}n lý tương hợp có được khi các bộ phận có mối liên hệ với nhau trong cái toàn thể. Điều này giúp giải quyết vấn đề tại sao cái này có thể biến đổi th{nh c|i kia. Theo đó, c|c sự vật khác nhau có thể không mâu thuẫn nhưng bổ túc, hỗ tương nhau. Hay nói c|ch kh|c, ch}n lý tương hợp chính là một quá trình biến đổi tuần tự từ sự vật này thành sự vật khác trong một tổng thể chứa những biến đổi đó. Tuy nhiên, giới hạn của con người cũng không cho phép chúng ta ph|n đo|n vội vã về ch}n lý tương hợp. Thật vậy, mặc dù có thể nhận ra sự thay đổi nơi sự vật hiện tượng nhưng chúng ta rất khó thấy được cái toàn thể khi mà chúng chỉ là những dữ kiện rời rạc. Để tìm ra mạch nối kết giữa những dữ kiện đó, chúng ta phải nại đến yếu tố lịch sử quan hay lịch sử tính bởi vì tương quan phải tương hợp trong cả một hệ thống. 23 c. Ch}n lý tự hiện tỏ ra (Aletheia) Theo quan điểm n{y thì con người chỉ nhận biết được chân lý khi chú ý tới nó v{ đồng thời nó hiện tỏ cho chúng ta biết nó là cái gì. Sự hiện tỏ này mỗi lúc một khác nên những gì con người đón nhận được chỉ là những mảnh ghép giúp dần dần nhận ra chân lý ở tầm mức lớn hơn. Do đó, con người chỉ có thể nói lên những gì mình biết về sự vật hiện tượng chứ không dám khẳng định nó là c|i gì. Điều n{y giúp con người nhận ra giới hạn của mình, không coi chân lý mình biết được là tuyệt đối, v{ qua đó người ta cũng dễ d{ng đối thoại với nhau hơn. Biên tập: Lê Đắc Thắng, S.J. 24 CHƯƠNG 2 – TRIẾT DUY LÝ Dẫn nhập Trung cổ đi tới điểm cao của việc thần th|nh hóa tư tưởng của con người, trong đó, Thiên Chúa hiện hữu như một bảo chứng cho tất cả các bảo chứng kh|c. Điều n{y đ~ được triết cận đại thâu nhận và biến hóa theo cách riêng của nó. Cách thức đầu tiên đó l{ lý tính trở thành duy lý. Tức là, nếu trước đ}y lý tính bắc cầu giữa con người với niềm tin, thì bây giờ lý tính trở thành duy lý: chỉ có những gì hợp lý mới được công nhận, ra khỏi cái hợp lý thì trở thành vấn đề. Theo đó, duy lý có hai đặc điểm: (1) lấy lý lẽ làm gốc v{ căn bản cho tất cả sự thật hay những điều con người chấp nhận; (2) có phương ph|p l{ tìm ra c|i gốc hay c|i căn bản của duy lý rồi từ đó diễn dịch để trở thành tiền đề cho một hệ thống. Như vậy, điều quan trọng của triết lý bấy giờ chính l{, như to|n học hay hình học, tìm được c|i căn bản và mức đo để dựa trên đó m{ ph|t triển hệ thống. Có thể nói, tiêu biểu cho triết thuyết duy lý l{ Descartes. Đặc tính của hệ thống duy lý mà ông xây dựng chịu ảnh hưởng ít nhiều từ tư tưởng Trung Cổ. Dù đ~ tìm c|ch xóa ảnh hưởng ấy đi, nhưng rốt cuộc ông vẫn phải nại vào sự hiện diện của Thiên Chúa để biện giải cho lý tính có được đặc tính phổ quát và tất yếu. René Descartes (1596 - 1650) 1. Đôi nét tiểu sử René Descartes L{ người pháp, sinh tại La Haye. Cuộc sống của ông gắn liền với việc đi tìm c|i căn bản mới cho triết học. Ông là học ở La Fleche trong một trường của Dòng Tên; ở đ}y ông được thụ hường một nền giáo dục rất nhân bản. 25 C|ch suy tư của ông gắn liền với thói quen… ngủ nướng. Ông hay suy tư trong tình trạng nửa mê nửa tỉnh, lúc mà tình trạng cảm xúc không hoàn toàn chính xác. Thích khám phá những gì mới mẻ, Descartes gia nhập quân đội vì qu}n đội l{ nơi thường được áp dụng những kỹ thuật tiến bộ mới phát minh. Ngay cả trong qu}n đội ông vẫn không bỏ được thói quen ngủ nướng. Mùa đông năm 1619, trong lúc đang suy tư tại nhà, ông tìm ra được ‘cogito ergo sum’. Ông nhận thấy ây thực là một tiền đề cho hệ thống suy tư của mình. Có thể nói, từ lúc đó ông mới thực sự làm triết học (ông cũng bỏ được thói quen suy tư nửa mơ nửa mộng). Dù sao, cho tới năm 1619 ông vẫn còn trong sự hồ nghi của suy tư. 2. Sự hình thành triết thuyết duy lý của Descartes Descartes mong muốn tìm được một điều gì chắc chắn – không thể hồ nghi – như của toán học. Nhận thấy cảm giác bên ngo{i thường hay đ|nh lừa con người (ví dụ, nhìn cái tháp từ xa thấy bé, nhưng đến gần sẽ thấy c|i th|p to hơn), ông ho{i nghi mọi cảm giác của mình. Ngo{i ra, ông cũng nghi ngờ cả truyền thống. Với ông, những gì được nghe từ truyền thống vừa có điều đúng đắn vừa có điều sai lầm, vậy nên truyền thống không phải là nền tảng để ph|n đo|n. Thêm v{o đó, x~ hội tính cũng không tho|t khỏi sự hồ nghi của ông, vì nó không giúp ông tìm được điều mong muốn khi mà những tin đồn trong xã hội đều không hề đ|ng tin cậy vì sự “tam sao thất bản” của chúng. Từ hồ nghi về con người, về xã hội và truyền thống, ông chuyển sang một sự hồ nghi có tính cách siêu hình học. Tức là, ông giả thiết có một con quỹ dữ được Thượng Đế cho phép đ|nh lừa con người, khiến họ nhìn trắng hóa đen, từ đó ông đặt vấn đề: đ}u 26 là thực tại v{ đ}u l{ do năng lực đ|nh lừa của con quỷ ấy? Để giải quyết vấn đề, ông phải nhờ đến việc chứng minh siêu hình học về sự hiện diện của Thượng Đế. Từ đ}y, ông khởi sự suy tư của mình như sau. Ông nhận thấy một điểm không thể bị đ|nh lừa đó l{ ông đang suy tư. Tiền đề tôi đang suy tư là trực giác không thể sai lầm và không cần chứng minh, vì cả những lúc tôi nghĩ l{ mình bị đ|nh lừa thì một điểm không thể bị đ|nh lừa l{ tôi đang suy tư. Vậy nên, Cogito ergo sum có sự minh bạch và rõ ràng, tức là không bị nội dung suy tư ảnh hưởng hay “quấy nhiễu”. Ông cho rằng, ngay cả khi tôi nghi ngờ, thì cái tôi suy tư vẫn luôn rõ ràng và minh bạch. V{ để đảm bảo cho cái tôi suy tư có được tính phổ quát và tất yếu, sự minh bạch và rõ ràng ấy phải l{ không đến từ nội dung tôi suy tư. Vì phổ quát và tất yếu l{ điều kiện căn bản nhất của một nguyên lý, và chúng không thể đến từ kinh nghiệm, cũng không từ quy nạp hay hậu nghiệm, mà phải từ tiên thiên hay bẩm sinh. Nhưng l{m sao nhận ra được nó đến từ tiên thiên? Tiên thiên ấy bắt nguồn từ đ}u? Không thể dựa vào truyền thống hay mặc khải để giải quyết vấn đề, Descartes cho rằng tiên thiên ấy đến từ tâm linh. Thành ra, tiên thiên đi với tâm linh, và cái gốc của tâm linh là bảo đảm cho việc có được tiên thiên, và từ đó mới có được điều gọi là phổ quát và tất yếu. Đến đ}y, cần thiết phải chứng minh rằng cái gốc của tâm linh phải là một Đấng Tuyệt đối, toàn thiện, toàn mỹ và toàn hảo: Thiên Chúa. Theo Descartes, chính sự hiện hữu của Thiên Chúa bảo đảm con người có được tính phổ quát và tất yếu để đo lường những tri thức rõ ràng và minh bạch. Thế nhưng, l{m sao nại v{o Thiên Chúa khi chưa chứng minh được sự hiện hữu của Ngài? Trước khi đến với phần chứng minh Thiên Chúa hiện hữu của Descartes, cần thiết phải tìm hiểu Bản thể học của ông. 27 3. Về Bản thể Bản thể (Substance) l{ c|i đằng sau, c|i căn bản của mỗi một hiện hữu. Theo đó, cogito ergo sum có bản thể là Res cogitans (cái mà tôi đang suy tư), còn c|i hồ nghi mà tôi không thể hồ nghi là res extensa – trương độ của bên ngo{i, trương độ ấy theo quy luật phổ quát và tất yếu thuộc tự nhiên và máy móc. Nói cách khác, bản thể của con người, theo Descartes, có hai cái (nhị nguyên): (1) suy tư thuộc về t}m linh, v{ (2) trương độ thuộc về tự nhiên và máy móc. Từ bản thể phức tạp ấy, Descartes đi đến việc chứng minh sự hiện hữu của Thiên Chúa. Sự hồ nghi đưa tới vấn đề siêu hình học vì con người không giải quyết được hồ nghi ấy. Theo đó, ông cho rằng, chỉ có Thượng đế mới giúp con người loại bỏ được mọi sự hồ nghi. Bấy giờ, hồ nghi của siêu hình học và khẳng định của siêu hình học về Thượng Để phải là một thì mới giải quyết được hệ thống của Descartes, để từ đó dẫn đến tiền đề làm diễn dịch cho toàn bộ hệ thống triết lý của ông như thể toán hay y học vậy. Từ điểm này, chúng ta trở lại với vấn đề chứng minh sự hiện hữu của Thiên Chúa. 4. Chứng minh Thiên Chúa hiện hữu Không vận dụng ngũ đạo của th|nh Tôma, Descartes đi bằng “quỹ đạo” của thánh Anselm: ontological proof – luận chứng bản thể học. Descartes thấy rằng, rõ r{ng l{ con người có giới hạn nhưng tại sao lại có tư tưởng về cái vô giới hạn. Tư tưởng ấy không thể có và bắt đầu từ cái giới hạn, theo Descartes, nhưng l{ từ cái vô giới hạn. Như th|nh Anselm có quan niệm về Tuyệt Đối hay Toàn Thiện và Toàn Mỹ, con người có mọi sự là từ bên trên chứ không phải từ mình. Vậy nên điều m{ con người tự nghĩ tới và cho đó l{ to{n thiện thì thực ra chưa phải là toàn thiện, vì phải có 28 Toàn Thiện tự tỏ lộ cho con người thì họ mới nhận biết được hiện hữu của Toàn Thiện. Vậy là, cái giới hạn của con người, tức là sinh, tử và mọi nhận biết của con người, không thể vượt qua những điều kiện [của giới hạn], thế nhưng, còn những điều kiện tuyệt đối và vô hạn, chúng từ đ}u tới? Descartes cho rằng, con người không thể tự l{m nguyên nh}n cho chính mình, nhưng phải cần Thượng Đế l{ Đấng làm nguyên nhân cho họ. Trong Meditation 5 của mình, Descartes đi tới điều này và chứng minh bản thể luận với tiền đề: phải chấp nhận Thiên Chúa hiện hữu, Ng{i cho con người trực giác (intuition), và trực giác ấy phải toàn tri, tuyệt hảo thì mới là từ Tuyệt Đối. Nếu trực giác là của con quỷ ác vốn đ|nh lừa con người, thì trực giác ấy không thể toàn thiện, và con quỷ ác ấy, nếu có, thì cũng không phải l{ Thượng Đế. Vậy chỉ có Thượng Đế l{ Đấng Tuyệt Đối, không qua đi, vì Ng{i l{ To{n Ch}n. Như vậy, Descartes đi theo chứng minh của Anselm để giải quyết vấn đề ông đưa ra, Bắt đầu là giả định có tà thần đ|nh lừa con người, và phải có Thượng Đế l{ Đấng Toàn Thiện ban cho con người cái nhìn phổ quát và tất yếu một cách bẩm sinh. Vì Thiên Chúa hiện hữu nên tất cả mọi khả năng của tôi đều được Thiên Chúa ban cho; nếu dùng đúng những khả năng ấy thì tôi sẽ nhận ra được đ}u l{ những điều sai lầm. V{ như vậy, trong cogito ergo sum tôi nhận ra rằng trong toán học có 2+3=5, tổng ba gốc là 180 độ… Tất cả những điều đó l{ mặc nhiên vì Thiên Chúa đ~ ban cho như vậy. Từ đó, c|i minh bạch và rõ ràng kia – giúp con người không thể hồ nghi – đ~ có tự muôn đời, để rồi con người sinh ra và bắt đầu kh|m ph|. Như vậy, giữa con người, thế giới và Thiên Chúa hình thành một vòng tròn: con người có suy tư minh bạch và rõ ràng là do Thiên Chúa ban, Thiên Chúa phải hiện hữu thì cái suy tư của con người mới rõ ràng và minh bạch; nhờ suy tư rõ r{ng v{ minh bạch m{ con người mới nhận ra được sự hiện hữu của Thiên Chúa. 29 Cho đến đ}y, có thể nói Descartes đ~ đưa ra một lối suy tư mới: nội dung nó phải hợp lý tức là lý tính trở th{nh căn bản và mức đo của mọi cái. Ông chọn mô hình của toán học, hình học làm gốc để từ đó diễn dịch. Đ}y l{ phương ph|p mới trong suy tư triết học cho đến thời bấy giờ. Spinoza (1632-1677) 1. Đôi dòng tiểu sử L{ người Do Th|i, nhưng Spinoza lại coi trọng tư tưởng và triết học hơn l{ truyền thống của Do-th|i gi|o. Vì tư tưởng khác biệt như vậy nên Spinoza đ~ rời miền Nam (T}y Ban Nha) để lên miền Bắc lập nghiệp với nghề làm kính. 2. Bản thể học Spinoza bắt đầu với việc chỉ ra Descartes có vấn đề trong bản thể học. Vì Descartes đ~ chia cogito thành có giới hạn và vô giới hạn, trong đó, c|i có giới hạn lại còn có hai cái nữa, nên Spinoza cho rằng đ}y l{ hai điểm nhị nguyên không hợp lý của Descartes. Đối với Spinoza, bản thể là cái mà tự nó có thể tồn tại được, nếu nó còn tùy thuộc vào cái gì khác thì nó không phải là là bản thể. Theo đó, bản thể đồng nghĩa với Tuyệt Đối vì chỉ có Đấng Tuyệt Đối mới tự tồn tại mà không cần cái gì. Vậy nên, c|i suy tư hay trương độ đều là những cái có giới hạn, còn vô giới hạn thì đồng nghĩa với bản thể. Tùy thuộc vào bản thể, cái có giới hạn là attribution, là một phần của cái vô giới hạn. Tuy cách giải quyết này của Spinoza có minh bạch và dễ hiểu nhưng cũng lại đặt ra nhiều vấn đề. Nếu những cái giới hạn là một phần của bản thể, vậy chúng là bản thể? Spinoza lý giải, phần của bản thể thì đích thực cũng l{ bản thể; vì chỉ có một bản thể duy 30 nhất, và những cái khác giúp hiểu bản thể ấy được phát huy và được chia ra như thế n{o. Như vậy, bản thể đồng nghĩa với cái cụ thể, còn cái cụ thể là cái biểu lộ một cách có giới hạn mà từ đó nhận ra được bản thể vô giới hạn của Tuyệt Đối. Vấn đề ở đ}y chính l{, lập luận này dẫn tới pantheism (phiếm thần luận), tức là từng bộ phận cũng l{ thần. Như vậy, lối giải quyết hợp lý hơn phải là pan-en-theism: độc thần nhưng ở mọi nơi; để cho thấy rằng bản thể có thể có ở những cái cụ thể, nhưng những cái cụ thể ấy không phải là bản thể. Đ}y l{ vấn đề hệ trọng liên quan tới lu}n lý. Nói rõ hơn, theo c|ch lý giải của Spinoza về bản thể và thuộc thể, thì Tuyệt đối có thể ở trong một thuộc thể, chẳng hạn con người, nhưng thuộc thể đó không phải là bản thể, tức là Tuyệt đối. Vậy khi con người chọn lựa thì chọn lựa ấy bị chi phối, nếu không muốn nói là bị khống chế, bởi Tuyệt Đối vốn có trong con người; vậy nên con người không hề có tự do. Và nếu con người không có tự do thì họ cũng không phải chịu trách nhiệm với Đấng Tuyệt Đối, hay nói cách khác, không có trách nhiệm luân lý, không cần luân lý nữa. Như vậy, bấy giờ con người có còn là con người nữa không, hay con người là gì khi ấy? Vậy ra, substance của Spinoza khác với natura (tự nhiên) như thế nào? Theo Spinoza, natura l{ c|i đại tự nhiên, đại tự nhiên ấy được biểu lộ bằng những thiên nhiên có cấp bậc khác nhau; natura naturans của con người có tự do theo nghĩa: con người phải chọn v{ được phép chọn, mà chung cục là có chung cái nhìn với bản thể tuyệt đối vốn đ~ được sắp đặt trước. Thêm v{o đó, Spinoza đưa vấn đề tự do vào mối liên hệ với kiến thức. Theo ông, vì con người có những cấp bậc kiến thức khác nhau, nên họ có thể chọn những điều khác nhau; từ đó mới có điều gọi là trách nhiệm. Nếu một người không muốn học hiểu thì sẽ thành ra mù mịt, v{ do đó không còn có tự do vì không biết 31 mình chọn hay không chọn. Trên vấn đề đó, con người có tự do đối với việc chọn lựa học hỏi để khám phá ra Tuyệt Đối đang ở với mình. Đ}y l{ điều tự nhiên của con người, nó khác với cái tự nhiên theo lề luật. Luật tự nhiên của con người là luật có tự do để học biết kiến thức này và quyết định cho mình phải làm hay không l{m điều gì. Theo đó m{ nói, Natura naturans trở thành những thiên nhiên có cấp bậc kh|c nhau v{ con người trở th{nh cao độ của thiên nhiên. Leibniz (1646 - 1716) 1. Đôi dòng tiểu sử Leibniz l{ người Công Giáo. Ông sống trong bầu không khí căng thẳng giữa Công Gi|o v{ Tin L{nh m{ nơi đó, thay vì đối thoại, thì bạo lực lại được dùng để giải quyết vấn đề. Vậy nên, triết lý của ông hướng về và coi trọng tinh thần hòa hợp với hy vọng tất cả mọi vấn đề sẽ được giải quyết hợp lý và phi bạo lực. Tư tưởng của ông phát triển và có chỗ đứng không chỉ trong suy tư m{ cả trong cách sống. L{ người Đức, Leibniz có những suy tư về sau ảnh hưởng tới Kant. Giống những người đi trước, Leibniz duy trì và phát triển phương ph|p duy lý. Trong đó, vấn đề ông quan t}m cũng l{: bản thể là gì, có giới hạn hay không, có liên quan gì với nhau. 2. Triết lý của Leibniz Nếu Descartes chia bản thể có ba phần để rồi không giải quyết được mối liên quan giữa tâm linh và thân xác khi cho rằng tâm linh khống chế th}n x|c, v{ đến Spinoza gom lại chỉ còn lại một bản thể, thì Leibniz bắt đầu bằng việc đặt lại vấn đề bản thể là gì. 32 Khởi đi từ lập trường của Democritus: mọi c|i được cấu tạo bởi nguyên tử, Leibniz lấy tên là monad thay vì nguyên tử rồi từ đó x}y dựng monadology của ông. Những monad được sắp xếp để hòa hợp với nhau trong thế giới monadology. Vừa có điểm tương đồng vừa có điểm khác biệt với thế giới ý niệm của Plato, thế giới monadology luôn có một sự tương t|c hòa hợp đ~ được định trước. Reality (thực tại) đ|ng lẽ là hình ảnh thực tại của monadology, nhưng với tự do của mình, người ta đ~ l{m những điều khiến cho người khác thay vì nhận ra thế giới là tích cực thì lại là tiêu cực: cái xấu và cái ác nằm trong thực tại. Trong khi thế giới monadology vốn dĩ không có sự dữ, thì thế giới thực tại lại có là vậy. Để giải quyết sự ác, Leibniz phân chia nhiều cấp độ khác nhau. Ở cấp độ lu}n lý, con người phải chịu trách nhiệm hoàn toàn; ở cấp độ tự nhiên: con người nhận thấy nó là sự dữ chứ tự nó trung tính, không là sự ác hay không ác; Ở cấp độ sau cùng: thiếu cái thiện: thực tại thiếu cái thiện nên thành ra sự dữ. Với Leibniz, thực tại đi với bản thể. Bản thể – monadology – được tiền định trước và khi trở thành thực tại thì có sự sai lệch n{o đó xảy ra, sự sai lệch đó l{ c|i |c. Có thể nói, cách giải thích rằng sự ác có trong những cấp bậc khác nhau của thực tại cho thấy sự lạc quan của Leibniz khi cho rằng sự dữ vốn dĩ không được tiền định. Cách giải quyết này của ông liên quan tới vấn đề cái gốc của bản thể, đó l{ hiện hữu của Thiên Chúa. Theodicy của Leibniz dùng ontological proof (luận chứng bản thể học) về sự hiện hữu của Thiên Chúa. Vậy sự hiện hữu ấy có liên quan gì đến sự hiện hữu của hữu thể? Đối với Descartes, qua nghi ngờ thì cái còn lại là res cogitans, điều này không giải quyết được vấn đề hiện hữu của sự dữ. Với Leibniz, thế giới thực tại không nhất thiết phải có, nó có 33 thể có hoặc không, nhưng quan trọng là nó đã có và đang có nên đ}y l{ điều kiện ắt có và đủ để chứng minh sự hiện hữu của Thiên Chúa. Nói cách khác, thực tại tự nó là một sự hiện hữu, qua đó m{ nhận biết có Thiên Chúa hiện hữu. Sự hiện hữu của thực tại, tức là cái ắt có v{ đủ, có sức mạnh như việc chứng minh phải có Thiên Chúa. Hay nói ngược lại, vì Thiên Chúa hiện hữu nên thế giới mới hiện hữu. Cái thế giới hiện hữu ấy mặc dù có những khiếm khuyết nhưng vốn dĩ, theo Leibniz, vẫn có sự hòa hợp với thế giới monadology. Quả thực, Leibniz đ~ thể hiện th|i độ lạc quan khi cho rằng thế giới được tiền định là tốt. Từ đó, ông cho rằng không cần phải chứng minh Thiên Chúa hiện hữu với thế giới này cho bằng tìm ra nguyên nhân của sự dữ để giải quyết vấn đề. Điều này lại vòng trở lại với vấn đề hòa hợp tiền định. Vấn đề này lại gần với Deism: sau khi dựng nên mọi sự tốt đẹp, Thiên Chúa nghỉ ngơi v{ để phần còn lại cho con người lãnh trách nhiệm. Leibniz quan niệm rằng những điều lệch lạc không “đụng” tới Thiên Chúa mà chỉ “đụng” tới thế giới monadology mà thôi. Ví von mà nói, có một c|i đồng hồ làm chuẩn, và khi những c|i đồng hồ khác chạy sai, thì đó không phải l{ do c|i đồng hồ làm chuẩn chạy sai, m{ vì đ~ có một điều gì đó sai lạc xảy ra. Về điều này, Leibniz phân biệt hai loại nguyên nhân. Nguyên nhân vật lý: tự nó không có gì sai; nguyên nh}n lu}n lý: con người làm sai thì phải tự chịu trách nhiệm. Có thể nói, Leibniz cho rằng vấn đề không phải là giữa con người với Thiên Chúa nhưng với thế giới, và nếu có những cái lệch lạc thì con người phải chịu trách nhiệm cho những lệch lạc kia. Nói cách khác, thế giới thực tại nếu có vấn đề gì, thì cũng không liên quan tới thế giới monadology, và nếu đó không phải là nguyên nhân tự nhiên hay vật lý, thì phần trách nhiệm thuộc về phía con người. 34 Tóm lại, từ vấn đề bản thể, Leibniz tiến tới phân biệt hai thế giới, một của monadology và một của thực tại, trong đó, thế giới monadology là chuẩn mẫu để thế giới thực tại hướng về, biến đổi thành. Thấy được rằng, cách giải quyết của ông nghiêng chiều về hướng của Deism khi lạc quan cho rằng thế giới không được tiền định là xấu mà là hòa hợp, và vấn đề ở đ}y l{, sự dữ xuất hiện bởi vì đ~ có một điều gì đó sai lạc xảy ra. Từ đó, ông giải quyết vấn đề sự dữ dưới ba khía cạnh: tự nhiên, luân lý và thiếu sự thiện. Con người phải lãnh trách nhiệm đối với những sự dữ luân lý, còn những gì thuộc về nguyên nhân tự nhiên hay vật lý thì không. Tóm tắt bổ túc – thay cho ket luan Bằng cách giải quyết sự hồ nghi, Descartes tìm tiêu chuẩn để biết thế n{o l{ c|i lý tưởng. Ông tìm ra res cogitans và res extensa (linh hồn v{ th}n x|c). Điều l{m cho con người không thỏa mãn đến từ thế giới bên ngoài chứ không phải từ bên trong. Và vấn đề chưa giải quyết được đó l{ hai điều đó có liên quan gì với nhau. Descartes cho rằng c|i suy tư vốn dĩ khống chế hết hiện hữu bên ngoài. Tuy nhiên, khi khống chế như vậy thì suy tư có còn l{ suy tư hay đó l{ sự giằng co với thế giới bên ngoài? Tr|nh con đường của Descartes, Spinoza hủy bỏ một mặt của bản thể để chỉ còn lại, không phải cái bản thể của linh hồn, mà là Bản thể của bản thể: Thiên Chúa. Theo ông, bất của điều gì xảy ra đều l{ do Thiên Chúa t|c động tùy theo cơ hội, thời khắc, bối cảnh. Tuy nhiên, vấn đề tự do trong luân lý lại vấp phải trở ngại cho một lý giải hợp lý khi chủ thuyết của Spinoza có khuynh hướng của phiếm thần. Như vậy, tương quan giữa ba đối tượng l{ con người, Thiên Chúa và thế giới chưa được thông suốt. Đến Leibniz, ông cho rằng tương quan ấy phải hòa hợp với nhau, nhất l{ con người-con người, con người-thế giới. Leibniz đ~ nại tới vấn đề tiền hòa hợp. Bấy giờ, Thiên Chúa trở thành bảo 35 đảm cho thế giới hòa hợp tiền định. Lập trường n{y đ~ đặt trách nhiệm đối với thế giới lên đôi vai của con người nhiều hơn. Như vậy, cả Descartes v{ Spinoza đều đồng ý dùng bản thể luận để chứng minh sự hiện hữu của Thiên Chúa. Trong khi đó, Leibniz lại cho rằng không cần chứng minh Thiên Chúa hiện hữu, vì tự thế giới hiện diện đ~ l{ điều kiện ắt có v{ đủ để nhận biết sự hiện diện của Thiên Chúa. Đến đ}y, vấn đề được đặt ra là rốt cuộc bản thể luận là gì và tại sao nó đặt ra những khó khăn cho những người tiếp nối, như Kant chẳng hạn. Kant cho rằng quan niệm và thực thể không được giải quyết xuôi chảy bởi những vị tiền bối. Tức là, thực thể đi với quan niệm, quan niệm trước rồi mới có thực thể, hay thực thể được chứng minh là có nhờ rồi mới có quan niệm? Kỳ thực, đ}y đ~ là vấn đề của Plato và Tân Plato. Vậy nên nói được rằng, vấn đề bản thể học đ~ vô hình trung đưa người ta trở lại với Plato và Tân Plato. Liên hệ đến điều này, thánh Tôma Aquinô cho rằng việc chứng minh theo hướng nhân quả – để rồi rút ra kết luận nguyên nh}n đệ nhị là kết quả của nguyên nh}n đệ nhất – không phải đến từ việc vận dụng lý trí, mà chỉ là vấn đề của niềm tin. Do đó, không thể chứng minh Thiên Chúa hiện hữu nếu không có niềm tin. Có thể nói, bao lâu không còn niềm tin thì bấy lâu không cần chứng minh Thiên Chúa hiện hữu. Mà nếu có chứng minh để người khác nhận ra thì họ [nhưng người không tin] cũng không cần. Do đó, vấn đề làm chứng mới là cái quan trọng, còn việc chứng minh về lý trí chỉ cần và quan trọng cho người đ~ tin, để nhờ đó họ có niềm tin tương hợp với lý trí. Vậy Descartes, Spinoza v{ Leibniz có tương quan như thế nào với thế hệ Trung cổ? Có thể nói, nguyên việc đi tìm để chứng minh lý trí hay lý tính không mâu thuẫn với niềm tin đ~ l{ một tiền đề, 36 vì nếu giữ lập trường cho rằng có sự mâu thuẫn thì mọi cách chứng minh đều trở thành vô hiệu. Một điểm quan trọng kh|c, để có trực giác thì phải nại tới điều gì? Plato và Tân Plato nại tới linh hồn con người, tức là cái ở giữa thế giới ý niệm và thế giới của hiện tượng. Vì vậy, không cần phải chứng minh nhưng trực gi|c đ~ giúp con người có thể nhận ra được giữa lý trí và niềm tin không hề mâu thuẫn. Theo đó, trực gi|c cũng giúp chứng minh Thiên Chúa hiện hữu vì nó giúp con người nhận ra được cái cao nhất, vô hạn là Thiên Chúa. Nói cách khác, vấn đề con người thuộc về giới hạn mà lại nhận ra được sự hiện hữu của một Đấng là vô hạn không thuộc về khía cạnh chứng minh, không cần chứng minh, mà là nhờ trực giác mà nhận biết. Nếu không có trực gi|c, con người sẽ mờ mịt, không biết bắt đầu từ đ}u v{ sẽ đi về đ}u. Th{nh ra, vấn đề của trực giác là nhận ra chứ không phải là chứng minh. Vậy nên, một thế giới được hình th{nh, đ~ có v{ đang có, đó l{ điều kiện ắt có v{ đủ cho việc chứng minh Thiên Chúa hiện hữu. Nếu người ta đ~ không tin thì việc tìm mọi cách cắt nghĩa bằng Big Bang cũng không giúp gì cho việc chứng minh sự hiện hữu của Thượng Đế. Ghi nhận cần thiết ở đ}y có lẽ t}m trí con người vốn đỏi hỏi có lý do để dễ dàng chấp nhận niềm tin. Vậy nên loại vô thần đ|ng sợ nhất bây giờ chính l{ th|i độ lạnh nhạt, không quan t}m đến vấn đề Thiên Chúa hiện hữu. Đến đ}y, thấy được rằng duy lý l{ c|i giúp con người nhận ra được mình khác với những thụ tạo khác. Nếu chỉ dựa trên lý trí mà thôi thì chưa nhận ra được sự khôn ngoan là gì. Khôn ngoan là vừa lý trí vừa kinh nghiệm. V{ đ}y l{ khởi điểm để đi v{o vấn đề duy nghiệm trước khi đến với Kant. Biên tập: Nguyễn Phúc Ho{ng Dũng, S.J. 37 CHƯƠNG 3: TRIẾT DUY NGHIỆM Dẫn nhập Như đ~ đề cập ở chương trước, triết duy lý đặt nền tảng trên một bản thể mang tính bẩm sinh. Khái niệm bản thể ấy có thể được hiểu khác nhau qua các triết gia duy lý nhưng điểm chung được tìm thấy vẫn là một lý trí bẩm sinh phổ quát. Descartes phân chia bản thể thành hữu hạn (nơi lý tính con người) và vô hạn (nơi Thiên Chúa). Hai yếu tố ấy như vòng tròn khép kín để n}ng đỡ và minh chứng cho nhau về tính tuyệt đối phổ quát của bản thể mà con người sở đắc được qua lý tính. Spinoza phê bình cái bản thể “t|ch đôi” ấy của Descartes rồi cho rằng chỉ có một bản thể duy nhất và tuyệt đối l{ Thiên Chúa. Lý tính nơi con người trở thành yếu tố phụ thuộc, ý định của Thiên Chúa về một lý tính đúng đắn được đặt để nơi con người. Nói c|ch kh|c, lý tính con người có tính phổ qu|t nhưng không phải là bản thể nếu không hòa hợp với tính tuyệt đối của Thiên Chúa. Spinoza đ~ dùng cả thần học và triết học để chứng minh về sự hiện hữu của Thiên Chúa, xét theo những lý luận của lý tính, và xét theo việc tự nhiên hóa thần th|nh. Đến thời của Lebniz, ông đi thẳng vào việc chấp nhận cách tiên thiên về sự hiện diện của Thiên Chúa. Thế giới không nhất thiết phải có nhưng thế giới đang có – điều này chứng minh cho sự hiện diện của Thiên Chúa. Như vậy, nguyên lý đồng nhất và mâu thuẩn được ứng dụng cho đời sống của con người, đặc biệt trong vấn đề luân lý. Cách tự nhiên, cái tiền định là sự hòa hợp với Thượng Đế, những cái ác là do việc thiếu hòa hợp mà ra. Tóm lại, viên đ| nền tảng của duy lý là nại vào lý trí để minh chứng về cái vô hạn v{ lý tưởng. Từ đó, lý tính cũng l{ tiêu chuẩn để đo|n xét mọi sự. Triết học duy lý đ~ vạch ra một con đường kh| rõ r{ng để đạt đến tri thức khi nại đến khả thể của những tiền đề mang tính bẩm 38 sinh làm nền tảng cho sự chân xác của những suy luận của lý trí. Tuy vậy, vấn đề còn bỏ ngỏ lại của duy lý vẫn là có hay không sự tồn tại của những vấn đề bẩm sinh đó. Triết học duy nghiệm ra đời nhằm có những câu trả lời gần hơn cho c}u hỏi này. Nếu duy lý khởi đi bằng phương ph|p diễn dịch tiền đề thì duy nghiệm tri nhận thế giới bằng việc quy nạp những kinh nghiệm cụ thể. Lẽ dĩ nhiên, tính phổ quát và tất yếu trong kết luận của phép quy nạp là giới hạn so với phương ph|p diễn dịch. Luật trừ trong bất cứ kết luận khoa học nào của phép quy nạp đều là một khả thể. Đơn cử, quy luật về trọng lực không thể áp dụng cho môi trường chân không. Tuy vậy, trường phái duy nghiệm và phép quy nạp vẫn là một cơ sở an toàn cho những người thích dùng kinh nghiệm cụ thể để rờ chạm tri thức của thế giới. 1. John Locke (1632-1704) Câu hỏi đầu tiên Locke đặt ra để phản đối phía duy lý khởi đi từ những dẫn chứng chống lại tính phổ quát và tất yếu của yếu tố bẩm sinh. Thật vậy, nếu bẩm sinh là có thực, người ta sẽ giải thích thế nào về hiện tượng người này biết về toán học, người kia lại không. Mức độ hiểu biết giữa những người giỏi to|n cũng kh|c nhau. Để trả lời cho thắc mắc của mình, tất nhiên, Locke đ~ nại vào con đường kinh nghiệm. Ông đưa ra ý niệm về chiếc bảng trống (tabula rasa) trong việc hình thành tri thức. Nếu phe duy lý cho rằng nội dung tri thức đ~ có sẵn một cách bẩm sinh nơi con người thì Locke khẳng định cái có sẵn chỉ là một cái bảng trống. Trong quá trình sống, kinh nghiệm sẽ viết lên đó ngày càng nhiều tri thức. Chính kinh nghiệm là nguồn gốc của tri thức. Tuy vậy, cần phân biệt giữa phần tri giác bên ngoài và phần “phản |nh” bên trong. Hai yếu tố này khi kết hợp với nhau sẽ giải thích cho việc hình thành tri thức kh|c nhau nơi con người. Đầu tiên, các giác quan thu nhận thực tại của thế giới một cách thụ 39 động. Một quả cam sẽ có thể được tri nhận về hình dáng, màu sắc, mùi vị. Tuy vậy, ý niệm hay tri thức về quả cam này chỉ được hình thành khi các yếu tố phản |nh bên trong như suy nghĩ, lập luận, tin tưởng hay nghi ngờ tiếp tục làm việc trên các cảm giác ấy. Các cảm gi|c đơn lẻ ban đầu dần được phần phản ánh tổng hợp để thành ý niệm quả cam gồm nhiều đặc điểm từ màu sắc, hình dáng đến tính chất mùi vị. Phần phản ánh bên trong cho thấy tính chủ động của con người trong việc tiếp nhận tri thức. Thực ra, điều mà con người cảm giác chỉ là những yếu tố đơn lẻ rời rạc, chính nhờ yếu tố phản ánh mà ta có các ý niệm phức tạp. Ngược lại, những hệ thống tri thức dù phức tạp đến đ}u cũng đều được xây trên nền của các kinh nghiệm đơn lẻ. Bên cạnh câu hỏi tri thức từ đ}u đến, Locke cũng quan t}m tới vấn đề thế giới có thực sự giống như điều chúng ta tri giác hay không. Với Locke, tri gi|c con người có thể được phân làm hai loại: tri gi|c mang tính sơ cấp và tri giác mang tính thứ cấp. Tri gi|c sơ cấp là tri giác của chúng ta về khối lượng, số lượng, chuyển động... Kinh nghiệm loại n{y được gọi l{ sơ cấp vì điều chúng ta tri nhận được mang tính khách quan và thống nhất với thực tại của sự vật. Chúng ta không thể nói quả xoài nặng 3 kg nếu số chỉ trên bàn cân chỉ là 0,5 kg. Khác với kinh nghiệm mang tính sơ cấp này, kinh nghiệm mang tính thứ cấp phụ thuộc nhiều vào cảm nhận chủ quan của mỗi người. Nói cách khác, cảm giác loại này không mô phỏng được tính chất thực của sự vật mà chỉ nói lên hiệu ứng của sự vật t|c động đến giác quan của ta. Cảm giác thứ cấp thường là cảm giác về màu sắc, mùi vị, âm thanh. Cùng một quả chanh nhưng vị chua mang đến cho hai người kh|c nhau cũng l{ kh|c nhau. Cùng một chiếc xe m{u đỏ nhưng ấn tượng mang lại đối với người thích m{u đỏ thì khác xa so với những người ghét m{u đỏ. 40 Đối với Locke, không gian và thời gian cũng l{ những ý niệm được thành hình từ kinh nghiệm. Kinh nghiệm về những sự vật cụ thể trong một phòng khách khi kết hợp lại cho ta ý niệm về không gian trong chiếc phòng ấy. Tương tự, thời gian được hình thành từ việc cảm nghiệm những biến cố xảy ra trước và sau hay nối tiếp nhau. M{u xanh được quy nạp từ những sự vật có cùng màu với nhau như l| c}y, nước biển, màu trời... Đến cả ý niệm phạm trù cũng l{ sự quy nạp nhiều c|i đồng nhất với nhau. Kinh nghiệm không chỉ có tính chủ quan, tính khách quan của kinh nghiệm được hình thành khi nhiều người cùng đồng ý với nhau về một sự vật hiện tượng được kinh nghiệm. Kinh nghiệm mang tính liên chủ thể này trở nên quan trọng vì vai trò đảm bảo tính phổ quát cho phe duy nghiệm. Đến đ}y, dễ thấy rằng, Locke cũng chấp nhận yếu tố tiên thiên. Tuy vậy, nếu tiên thiên trong duy lý đ~ mang nội dung của tri thức thì tiên thiên trong duy nghiệm chỉ là cái bảng trống để kinh nghiệm dần viết lên tri thức. Nói cách khác, Locke coi trọng yếu tố bên ngoài của tri giác trong tiến trình hình thành nên tri thức, không có kinh nghiệm thì tất cả chỉ là chiếc bảng trống. Trong góc nhìn về bản thể, bản thể dưới cái nhìn của Locke là bản thể đi liền với kinh nghiệm. Bản thể là cái dần được hình thành nên trong quá trình sống. Locke không tin vào một bản thể có sẵn nội dung mà phía duy lý hay nhắc tới. Nói cách khác, bản thể của Locke như l{ khả thể mang lại tri thức, khả thể ấy sẽ trở thành hiện thực ngang qua tri giác và việc nội tại hóa tri giác của con người. Tuy vậy, phải chăng lý thuyết của Locke yếu đi khi đứng trong góc nhìn siêu hình học vì ông vẫn đang đặt nền của mình trên một hòn đ| vô hình, một chiếc bảng trống không có nội dung. 41 Locke cũng đồng ý với Descarte về tính bẩm sinh của các ý niệm về đạo đức và về Thiên Chúa nơi con người. Ông cho rằng con người có những kinh nghiệm trực tiếp hay những ý niệm gián tiếp thông qua nội tại hóa về các chuẩn mực đạo đức và về sự hiện diện của Thiên Chúa. Đ}y được coi như lẽ tự nhiên vốn có trong đặc điểm lý tính của con người, v{ con người cũng không cần đến đức tin để công nhận sự hiện diện của Thiên Chúa. 2. George Berkeley (1685-1753) Phát biểu cơ bản của Berkeyley l{ “esse est percipi”, c|i tồn tại là cái ta tri nhận được. Giống như Locke, Berkeley cũng tin rằng thế giới khách quan là thế giới của kinh nghiệm; tuy vậy, cái mà ta tri gi|c được không hẳn là vật chất như trong kinh nghiệm sơ cấp mà Locke nói. Berkeley không phân chia yếu tố bên ngoài và bên trong; chủ động và bị động trong quá trình tiếp nhận tri thức. Với ông, yếu tố tinh thần tồn tại và trở thành nguyên nhân của mọi cảm gi|c nơi con người. Giả như mỗi người đều có linh hồn là nguồn gốc tạo ra mọi ý niệm thì thế giới kh|ch quan bên ngo{i cũng có yếu tố tinh thần làm nền tảng cho các ý niệm về nó. Tất nhiên, tinh thần là một yếu tố phổ quát và tuyệt đối có cả trong con người lẫn trong mọi sự vật. Như thế, khi tinh thần bên trong con người hòa hợp với yếu tố bên ngo{i thì con người tri nhận được tri thức. Tinh thần đưa đến được tri thức nếu đó l{ những khả thể hợp với lý tính (logical possibility). Đến đ}y, dễ thấy rằng Berkeley nghi ngờ mọi cái gọi là sự vật vật chất. Đúng thật l{ có c|i gì đó tồn tại, cái tồn tại n{y được giác quan chúng ta tri nhận; chỉ có điều đó không hẳn là vật chất nhưng nó được đặt nền trên tinh thần. Berkeley cũng đặt câu hỏi về sự tồn tại độc lập của không gian và thời gian. Theo ông, không gian và thời gian cũng l{ một ý niệm xuất phát từ trong tâm thức, từ yếu tố tinh thần của con người. 42 Là một Giám Mục Anh Giáo, Berkeley cho rằng yếu tố tinh thần tuyệt đối là chính Thiên Chúa. Tất nhiên, khi Thiên Chúa là tinh thần, người ta có thể nói về Thiên Chúa cách loại suy từ những kinh nghiệm m{ con người có được. Đặc tính toàn chân, toàn thiện, toàn mỹ là một miêu tả loại suy về Thiên Chúa. Trong tiếp nhận tri thức, dễ thấy rằng nếu Locke nhấn mạnh yếu tố bên ngoài của kinh nghiệm thì Berkeyley chọn một th|i độ trung dung hòa hợp giữa yếu tố bên ngoài và bên trong nhờ sự hiện diện của nền tảng tinh thần. Với Berkeley, Thiên Chúa là điểm chung và tạo nên sự hòa hợp giữa linh hồn con người và tinh thần của thế giới khách quan. Trong ý niệm về bản thể, Berkeley chấp nhận một bản thể phi vật chất, đó l{ tinh thần. Berkeyley tiếp tục làm một bước lùi nữa trong quan điểm về bản thể so với Locke. Bản thể không phải là chiếc bảng trống, nhưng bản thế là cái nguồn gốc tinh thần tạo ra cảm giác, kinh nghiệm và ý niệm nơi con người. Tinh thần ấy bên trong con người cũng l{ nền tảng và nguyên nhân của mọi sự vật bên ngo{i con người. 3. David Hume (1711-1776) Trong tiến trình hình thành tri thức, Hume đề cập đến 2 yếu tố cơ bản là ấn tượng và ý niệm. Ấn tượng là cảm giác trực tiếp của con người khi giác quan tiếp xúc với thế giới. Ý niệm là việc nhớ lại và liên tưởng các ấn tượng đó. Như thế, dễ thấy rằng, cảm nhận trong ấn tượng là cảm nhận rõ ràng và mạnh mẽ nhưng tri thức con người có được là nhờ yếu tố ý niệm. Một trong những phân tích có giá trị của Hume là phân tích về ý niệm phức. Với ông, con người thường xuyên cắt ghép các ấn tượng hay ý niệm đơn để hình thành một ý niệm phức. Tất nhiên, đa phần ý niệm của con người về thế giới là các ý niệm phức: quả táo với hình hài, màu 43 sắc, mùi vị. Con ngựa với màu da, các bộ phận và tốc độ chạy. Tuy vậy, không phải mọi ý niệm phức có được đều có thật v{ đúng với thực tại. Hume cho rằng ý niệm về Thiên Đ{ng l{ một ý niệm phức được cộng gộp bởi nhiều yếu tố tốt đẹp nhưng không ai đ~ từng kinh nghiệm về Thiên Đ{ng. Một ví dụ khác, thiên thần với hình người cộng thêm đôi c|nh cũng l{ một ý niệm phức chỉ tồn tại trong tư tưởng con người. Đến đ}y, dễ thấy rằng nếu triết gia duy nghiệm Locke đặt nặng đến yếu tố thế giới kh|ch quan được con người tri nhận thì Hume nhấn mạnh nhiều hơn đến yếu tố suy tư sáng tạo của cá nhân trong việc hình thành tri thức. Điều này còn được thấy rõ hơn trong phê ph|n của Hume về nguyên lý nhân quả. Hume cho rằng nguyên lý nhân quả mà bao thế hệ tin vào chỉ là một trò chơi của việc liên tưởng các kinh nghiệm. Đúng thật là hòn bi đen đang lăn va vào hòn bi trắng đang đứng yên thì cả hai cùng di chuyển. Nhưng ta không thể đi đến kết luận rằng hòn bi đen l{ nguyên nh}n l{m hòn bi trắng di chuyển. Tất cả chỉ là các sự việc xảy ra nối tiếp nhau, kinh nghiệm của ta chỉ có thẩm quyền tri nhận rồi liên tưởng thành cái nọ là nguyên nhân của cái kia. Nhưng c|i gọi l{ “nguyên nh}n” thì ta không tri nhận được. Quan điểm duy nghiệm của Hume không chấp nhận thuyết nhân quả. Không có cái khách quan và chủ quan, mọi c|i l{ do tôi liên tưởng rồi giải thích về thế giới. Cũng chính từ cái nhìn này mà Hume chọn lập trường bất khả tri trong tôn gi|o. Trước tiên, ông nhận thấy rằng đa phần các lý luận để ủng hộ niềm tin tôn gi|o đều dựa vào nhân quả, nhưng Hume đ~ loại bỏ yếu tố nhân quả trong quan điểm triết học của mình. Thêm nữa, việc dùng ý niệm phức để giải thích về các thực tại thần linh phần nào cho thấy được rằng Hume coi Thiên Chúa hay tôn giáo chỉ là một ý niệm có trong suy tưởng mà không kinh 44 nghiệm được trong thực tế. Ông không tin bên hữu thần, cũng không tin bên vô thần, vì cả hai đều nằm ngoài thế giới kinh nghiệm theo quan niệm của ông. Điều ông quan tâm không phải là tôn giáo, mà là khía cạnh liên tưởng của bên hữu thần và vô thần trong tôn giáo. Đứng trên lập trường duy nghiệm, Hume còn phê phán cả khoa siêu hình vì ông cho rằng các lý luận siêu hình không khởi đi từ bất kỳ một ấn tượng đơn n{o. Nói về một cái hữu hay một bản ngã cố định là không hợp lý. Cuộc sống chúng ta như một cuốn phim luôn luôn thay đổi. Chúng được ghép từ vô vàn hình ảnh nối tiếp nhau. Không có một điều gì cố định hay trường tồn để làm nền tảng siêu hình cho hữu thể hay cho con người. Tóm kết Tóm lại, duy lý hay duy nghiệm đều lấy cái tôi làm gốc để bắt đầu cho hành trình triết học. Tuy vậy, duy lý khởi đi bằng lý trí, còn duy nghiệm thì dùng kinh nghiệm để hành triết. Trong trường phái duy nghiệm, ta cũng dễ thấy được sự chuyển biến trong các phân tích về kinh nghiệm. Berkeley phê bình Locke về việc phân chia kinh nghiệm thành 2 khía cạnh bên ngoài và bên trong; thay v{o đó, ông để đi tới việc đặt nền tảng của kinh nghiệm trên cái bản thể tinh thần phi vật chất và sự hiện hữu của chính Thiên Chúa. Sau đó, Hume phê ph|n Berkeley vì đ~ lấy tôn giáo làm tiền đề. Với Hume, tôn giáo chỉ là kết quả của những liên tưởng mang tính tâm lý. Biên tập: Lê Văn Luận, S.J. 45 CHƯƠNG 4 - TRIẾT HỌC SIÊU NGHIỆM CỦA IMMANUEL KANT Dẫn nhập1 Chúng ta coi trọng triết sử không chỉ vì nó nhắm vào thời gian diễn biến trước sau, mà nó còn tập trung vào việc hệ thống hoá. Vì vậy, để bắt đầu với triết học Kant, chúng ta khởi đi từ hai trường phái: Duy lý và Duy nghiệm. Quả thực, Immanuel Kant đ~ cố gắng giải quyết vấn đề của duy lý và duy nghiệm, để xây dựng hệ thống triết học siêu nghiệm của mình. Tuy triết học của Kant tương đối phức tạp, nhưng khi tiếp cận và nhìn ra những điểm nhấn của ông, thì vấn đề có thể dần được giải quyết. Theo đó, những điểm nhấn này nằm trong bốn câu hỏi chính m{ Kant đưa ra: 1. 2. 3. 4. Con người có thể biết gì? Con người phải làm gì? Con người có thể hy vọng gì? Con người là gì? Để trả lời c}u “con người l{ gì?”, Kant đ~ đi từng bước một mỗi bước là một cuốn sách phê phán. Những trước tác phê phán của Kant gồm có: Phê phán lý tính thuần túy (the Critique of Pure Reason, bản A 1781 và B 1787), Phê phán lý tính thực hành (the Critique of Practical Reason 1788) v{ Phê ph|n năng lực phán đo|n (the Critique of the Power of Judgment 1790). Riêng cuốn thứ ba, ông viết liên quan nhiều đến tôn giáo và thần học. Cuốn này không chỉ đơn thuần l{ phê ph|n m{ đằng sau đó, ông đề cập đến tôn giáo ở giữa ranh giới của lý trí l{ gì? Đó l{ thần học, nhất là cánh chung. Mọi sai sót, nhầm lẫn và tối nghĩa của phần n{y l{ do người biên chép. Mong được chỉ ra và góp ý cho việc tổng hợp được chính x|c hơn, có tính học thuật hơn. (12 - 2014) 1 46 Vài nét về cuộc đời Immanuel Kant Immanuel Kant sống cả cuộc đời 80 năm (1724-1804) tại Konigsberg, một tỉnh lị nhỏ ở miền Đông Phổ. Cha mẹ ông nghèo và là những người sùng đạo. Tinh thần tôn gi|o n{y đ~ ảnh hưởng tới tư tưởng và cuộc đời ông. Trong những th|ng năm ngồi trên ghế nh{ trường, Kant đ~ sớm chịu ảnh hưởng của truyền thống Duy lý Âu Châu và tinh thần Khoa học, vốn càng trở nên mạnh mẽ hơn sau những khám phá của Newton. Sau khi tốt nghiệp đại học, Kant tham gia giảng dạy nhiều nơi v{ trở thành một gi|o sư nổi tiếng. Về đời tư, Kant có một cuộc sống khá bình lặng theo một nếp sống hết sức chặt chẽ và trật tự, đến nỗi người ta đ~ ví ông như “chiếc đồng hồ sống.” Có lẽ nhờ đời sống bình dị và nề nếp này, phần n{o đ~ giúp Kant có thời gian đ{o s}u v{ ph|t triển những suy tư triết học của mình. Có thể tạm tóm kết qu| trình suy tư triết học của ông qua 2 giai đoạn chính như sau: Giai đoạn tiền phê phán: từ năm 1769 – 1970 Giai đoạn phê phán: Phê Phán Lý Tính Thuần Túy (1781), Phê Phán Lý Tính Thực H{nh (1789) v{ Phê Ph|n Năng Lực Phán Đo|n (1790). A. PHÊ PHÁN LÝ TÍNH THUẦN TÚY Dẫn nhập Kant đặt vấn đề trước tiên l{ “con người có thể biết gì?” Để trả lời, ông truy tìm xem duy lý và duy nghiệm đ~ đi đến đ}u? Duy lý cho con người biết được tất cả những gì lý trí cho phép. Duy lý lấy lý trí để thảo luận mọi thứ, bao gồm cả siêu hình học. Như vậy, 47 lý trí đi theo con đường diễn dịch vốn đòi hỏi hai điều kiện: phổ quát và tất yếu. Nếu không có hai điều kiện này thì việc suy diễn là phi luận lý. Trong khi đó, phổ quát và tất yếu của duy lý khác với duy nghiệm, vốn lấy biện chứng và quy nạp được trải dài trong kinh nghiệm để cho ra cái mới. Vậy l{m sao để vừa có cái mới vừa có được tính phổ quát và tất yếu? Để dung hợp ba yếu tố n{y, Kant đi từ tiền đề diễn dịch của phái duy lý rằng “con người có thể biết được tất cả mọi c|i”. Theo đó, con người từng bước đến được với mọi phạm vi mà không gặp giới hạn nào. Theo Kant, vô hạn (infinity)2 chỉ là quyết đo|n hoặc khẳng định của trường ph|i duy lý m{ thôi, nhưng trên thực tế con người có giới hạn. Vậy, làm sao phổ quát và tất yếu lại là giới hạn của con người? Nói cách khác, bằng cách nào diễn dịch có thể được lồng vào trong quy nạp; để vừa có phổ quát và tất yếu vừa phải có cái mới? Kant cho rằng lời giải này phải đi từ giả thuyết Tiên Thiên Tổng Hợp (Synthesis A Priori). 1. Vấn đề “Tiên Thiên Tổng Hợp” Đ}y l{ điều mà Kant học được từ duy lý và duy nghiệm, để rồi ông có thể nói được rằng con người có thể biết được ở trong mệnh đề tiên thiên tổng hợp. Tiên thiên theo R. Descartes là bẩm sinh vốn bao gồm tất cả; con người chỉ cần suy tư thì nó sẽ lộ ra. Trong khi đó, J. Lock cho rằng tiên thiên không là cái gì, mà là cái trống rỗng (nothingness)3 phải nại vào kinh nghiệm để trở thành Howard Caygill, Từ Điển Triết Học Kant, (Bùi Văn Nam Sơn chủ trương v{ hiệu đính), Nxb Tri Thức, 2013, tr 562. 3 Chẳng hạn, trong toán học, 1 cộng 2 luôn luôn bằng 3 (tiên thiên). Công thức này nếu áp dụng cho những dấu chấm hay cái cây thì khi 1 dấu chấm hay 1 cái cây kết hợp với 2 dấu chấm và 2 cái cây khác thì luôn luôn cho kết quả là 3 (tiền nghiệm). 2 48 x1, x2 hay c|i gì đó. C{ng kinh nghiệm thì giới hạn của nó càng lớn lên. Tiên thiên theo Kant vừa là luận lý nằm trong đó, vừa là kinh nghiệm đến nỗi Kant nói “phạm trù mà không có nội dung thì hoàn toàn trống rỗng, nội dung mà không có phạm trù thì hỗn loạn”4. Do đó, tiên thiên của Kant vừa có phổ quát và tất yếu, vừa có cái mới. Như vậy, nhờ tiên thiên tổng hợp mới có hy vọng tìm ra triết lý l{m căn bản cho khoa học. Nếu khoa học không phổ quát và tất yếu thì không thể l{m gì được, và nếu không có cái mới thì khoa học không xứng tầm. Kant học điều này từ Newton và Copernicus. Nếu Copernicus đ~ l{m một cuộc cách mạng về thiên văn học5, thì Kant cũng muốn có một cuộc cách mạng “Copernicus” trong triết học. Để cuộc cách mạng này diễn ra, Kant bắt đầu bằng mệnh đề tiên thiên tổng hợp vốn đóng vai trò như vị thẩm phán hay bác thuyền trưởng. a. Quan toà Tiên thiên tổng hợp, hay chính x|c hơn, triết học phê phán vốn đóng vai trò như một “phiên tòa” phê ph|n “để vừa bảo vệ những yêu s|ch chính đ|ng, đồng thời vừa bác bỏ mọi đòi hỏi Kant: Lấy điều kiện phố quát và tất yêu + kinh nghiệm (cái mới) Locke: Tiên thiên này không có gì, cả nội dung lẫn hình thức --> là cái được in vào Tiên thiên Decartes: hầu như bao gồm tất cả tri thức con người Cogito ego sum PPLTTT, Bùi Văn Nam Sơn dịch, nxb Văn Học, 2004, B 298 và B 299 Xem thêm: Howard Caygill, 2013,tr 79 - Copernicus đ~ tạo nên một bước ngoặt vĩ đại trong thiên văn học từ việc khám phá ra thuyết Nhật tâm (mặt trời là trung tâm của vũ trụ) thay cho thuyết Địa t}m (tr|i đất là trung tâm của vũ trụ). 4 5 49 không có cơ sở”6. Trong vai trò thẩm ph|n, phê ph|n đứng ra phân xử hai bị cáo là duy lý và duy nghiệm. Cáo trạng của duy nghiệm đ~ rõ r{ng, vì có bằng chứng rằng, nó chỉ qua con đường kinh nghiệm; còn duy lý lại phạm cái tội, không biết mình là ai, mà cả thể cho mình đi v{o c|i vô hạn của lý trí. Qua hình ảnh này, quan to{ ph|n: hai bên đều có đúng v{ có sai. Đúng của duy lý là, nhờ diễn dịch mà tìm ra và giữ được phổ quát và tất yếu, vốn là hai điều kiện hành triết, để suy tư dựa vào luận lý. Nhưng sai l{, vì chính luận lý nên nó quên mất rằng, có lý tính thuần tuý (pure reason)7; trong khi đó luận lý nằm trong siêu nghiệm của con người, và luận lý có thể áp dụng vào trong quy nạp để giả thiết có được phổ quát và tất yếu. Ngược lại, duy nghiệm luôn có cái mới, nhưng lại thiếu phổ quát và tất yếu. Vậy, vấn đề l{ con người “có thể biết” tức là phải nằm trong phạm vi điều kiện để con người có thể biết. Điều kiện ấy là gì? Trong vai trò thẩm phán, ông kết luận phải có một cái tiên thiên tổng hợp thì mệnh đề ấy mới có thể đúng, con người mới có thế biết được. b. Ra khơi Duy lý sở hữu một con tầu rất tốt, nên thuyền trưởng ra khơi mà không cần biết ra đến đ}u v{ đi về hướng nào. Nếu không biết “ra đến đ}u” thì có nguy cơ vượt ra khỏi khả năng của mình. Nếu không “về hướng n{o” thì có nguy cơ đi vòng tròn, một vòng tròn theo kiểu cogito của Descartes không có gì mới, bởi lẽ vòng tròn này cần nại đến Thiên Chúa mà Thiên Chúa hiện hữu là do vòng tròn cogito (tautology). Trong khi đó, duy nghiệm chỉ nại đến kinh nghiệm m{ không d|m đi ra, vì sợ hãi. Nếu đi ra m{ không biết nó sẽ xảy ra c|i gì ngo{i khơi, thì đ}u cần phải rời bến! Để dung hợp 6 7 Xem thêm: Howard Caygill, 2013, tr 393 Xem thêm: Howard Caygill, Từ Điển Triết Học Kant, 2013, tr 255 50 hai trường phái này, thuyền trưởng cần có một phương hướng và địa bàn cụ thể vốn l{ điều kiện bên trong và bên ngoài của con người. Như thế, mục đích l{ có thể biết cái gì, chứ không phải là biết hay không biết. 2. Điều kiện Siêu nghiệm (Transcendental) Trước Descartes, người ta coi vũ trụ là khách quan; bây giờ Kant nhìn nhận con người là chủ thể, và tất cả những cái khác tuỳ v{o con người m{ nó được nhận ra là cái gì và ở chỗ n{o. Để trả lời “con người có thể biết c|i gì?”, theo Kant, triết học cần phải biết giới hạn của con người, để nơi đó bảo đảm được ba yếu tố phổ quát, tất yếu và cái mới. Kant tìm v{ đưa ra triết học siêu nghiệm (Transcendental Philosophy) - luôn dựa vào tiên thiên tổng hợp. Thực vậy, “Kant gọi mọi nhận thức là siêu nghiệm, khi chúng không chỉ nghiên cứu các đối tượngmà nghiên cứu chung về phương cách nhận thức của ta (Erkennntnisart) về các đối tượng, trong chừng mực phương cách ấy có thể có được một tiên nghiệm.”8 Chữ “tiên nghiệm - a priori” rất quan trọng trong triết thuyết của Kant, nên ta đừng lầm với “biết trước” theo ngôn ngữ hằng ngày. Tiên nghiệm đúng nghĩa l{ ho{n to{n độc lập với mọi kinh nghiệm. Ngược lại, “hậu nghiệm” a posteriori tức là nhận thức có được nhờ kinh nghiệm9. Sở dĩ Transcendental dịch l{ “siêu nghiệm” m{ không l{ siêu vượt10, vì “siêu” biểu lộ được tính phổ quát và tính tất yếu, và “nghiệm” biểu thị cho duy nghiệm – cái mới. Bây giờ đưa tiên thiên vào trong khung của tổng hợp (synthesis)11 để luôn có gì PPLTTT, VII B 25, Bùi Văn Nam Sơn dịch, nxb Văn Học, 2004, tr 105 Xem thêm: Howard Caygill, Từ Điển Triết Học Kant, 2013, tr 448 10 Kant phân biệt rất rõ siêu việt (transcendent) và siêu nghiệm (transcendental). Siêu việt là thuật ngữ mô tả các nguyên tắc n{o “tự nhận l{ vượt khỏi” c|c ranh giới của kinh nghiệm, đối lập lại với các nguyên tắc nội bộ, tức các nguyên tắc “m{ sự áp dụng của chúng hoàn toàn giới hạn bên trong các ranh giới của kinh nghiệm khả hữu” (PPLTTT B 352) 11 Xem thêm: Howard Caygill, Từ Điển Triết Học Kant, 2013, tr 474 8 9 51 mới; lúc bấy giờ trở thành mệnh đề tiên thiên tổng hợp. Thành ra, siêu nghiệm không phải l{ đối tượng con người suy nghĩ v{ tìm hiểu nó là cái gì. Trên hết, Kant nói, siêu nghiệm l{ điều kiện mà qua đó con người có thể biết hay không biết12. 3. Sơ đồ hình thành tri thức Triết học siêu nghiệm của Kant giúp chúng ta hiểu về cách thức mà tri thức hình thành? Thế giới bên ngoài Nội dung – hậu nghiệm Hình thức – tiên nghiệm Luôn mới Chất liệu đa tạp Cảm nghiệm Phổ quát & tất yếu Không gian & thời gian trực giác Phạm trù luận lý tính Ý niệm Nguyên tắc Tư tưởng Đúng/sai phán đoán Thế giới của vật tự thân: - Linh hồn - Thế giới - Thượng đế Dialectical logic Thế giới bên ngo{i cho con người một hỗn hợp chất liệu đa tạp. Hỗn hợp n{y đưa v{o trong điều kiện tiên thiên bên trong khung (thế giới) hiện tượng là không gian và thời gian13. Tại sao Kant cho không gian trước thời gian, cũng như lượng trước phẩm? Trước hết, điều kiện tiên thiên m{ Kant đưa ra, l{ để có một cái gì chắc chắn. Sau này nhiều người phê phán Kant, nhắm vào trật tự của thời gian trước không gian. Thành ra, không gian đ~ |p đặt vị trí tiên thiên của con người. Do đó, để tri thức có được PPLTTT, B 86: “siêu nghiệm chỉ ra nhận thức đó khi liên tưởng đến khả thể tiên nghiệm của nhận thức, hay sự sử dụng tiên nghiệm của nhận thức đó.” 13 Xem thêm: Howard Caygill, Từ Điển Triết Học Kant, 2013, tr 197 12 52 sự uyển chuyển, thì không gian trước thời gian. Không gian có được từ trực giác vốn không cần chứng minh. Trực giác này giúp con người càng lấy sự vật ra khỏi không gian thì không gian càng rộng lớn hơn. Ngo{i ra, bất cứ một kinh nghiệm n{o ta cũng có thể hỏi “ở đ}u?”14. ‘Ở đ}u’ có thể ngắn, dài, lớn, nhỏ, không thành vấn đề, nhưng cứ giản lược đi v{ cuối cùng chỉ còn không gian siêu nghiệm (transcendental intuition). Bất cứ một kinh nghiệm muốn biết là gì phải đặt nó vào không gian và thời gian. Kế đến, hỗn hợp trong không gian và thời gian ấy cho ta cảm giác hay cảm nghiệm. Cảm nghiệm n{y đi qua 12 phạm trù để bắt đầu phân tích hỗn hợp được kinh nghiệm này. Không hẳn lúc nào nó cũng dùng hết 12 phạm trù, nhưng tuỳ cảm giác mà phạm trù ấy “nhận diện” để đưa ra được ý niệm. Nhờ vậy, con người biết được nội dung của ý niệm để đưa thành nguyên tắc. Qua nguyên tắc, ý niệm được đi v{o tư tưởng hay ph|n đo|n15. Nhờ đó, ta có thể biết được cảm giác hay cảm nghiệm này là thật hay giả, là đúng hay sai. Như vậy, bất cứ một chất liệu n{o đều đi qua trực giác, cảm nghiệm, phạm trù, ý niệm, nguyên tắc v{ ph|n đo|n để đưa ra kết quả thật giả, đúng sai. Tuy nhiên theo Kant, có những chất liệu không thể đi v{o trong sơ đồ nhận thức của con người bởi nó thuộc về thế giới của vật tự thân. 4. Vật tự thân Ngoài phạm vi của thế giới hiện tượng, là thế giới của vật tự thân (thing in itself)16. Kant cho rằng “vật tự thân tuy tồn tại thực nơi bản th}n nó nhưng không được chúng ta nhận thức. Bởi vì cái thúc đẩy chúng ta, nhất thiết phải đi ra khỏi ranh giới của kinh nghiệm và của mọi hiện tượng, chính là cái vô điều kiện (das Chẳng hạn, khi biết tin có một cơn bão, qua không gian và thời gian ta định vị được vị trí của nó và thời gian mà nó diễn tiến. 15 Xem thêm: Howard Caygill, tr 341 16 Xem thêm: Howard Caygill, tr 558 14 53 unbedingte) m{ lý tính luôn đòi hỏi, xem nó là tất yếu nơi bản thân những vật tự th}n.”17 Đối với Kant có ba điều thuộc vật tự thân: Linh hồn, Thiên Chúa và Thế giới. Kant nói vật tự thân không biết l{ gì nhưng nó phải có. Nếu không có linh hồn thì không thể đi theo một diễn tiến và không biết phạm vi của tri thức; cũng vậy, thế giới gồm tất cả nội dung hỗn hợp đi v{o kinh nghiệm con người. Tuy nhiên, Để thế giới và linh hồn đi v{o một tiến trình như thế, Kant phải nại tới Thượng đế. Ở điểm n{y, Kant đ~ đưa ra khuyến c|o như sau: - Nếu đưa vật tự thân vào mà không theo quy trình của những điều kiện và hoạt động đi kèm những tầng lớp và trật tự sẽ trở thành luận lý biện chứng (dialectical logic), nghĩa l{ có sự lầm lẫn giữa trong và ngoài. - Nếu linh hồn vốn l{ điều không thể biết vừa là vật tự thân vừa bị giới hạn trong phạm vi hình thành tri thức thì sẽ trở thành võng luận - Nếu thế giới khi ở ngoài là vật tự thân lại vừa nằm trong không gian và thời gian thì sẽ trở thành bội phản - Nếu Thượng đế vừa làm cho thế giới, linh hồn và tri thức con người hòa hợp với nhau thì sẽ làm nảy sinh vấn đề chứng minh sự hiện hữu của Thượng đế. Thiên Chúa là vì thế giới cung cấp nội dung cho con người nhờ trực gi|c v{ đưa v{o kinh nghiệm, để sau cùng ta biết được chân hay giả. Tuy Kant không biết linh hồn l{ gì, nhưng lý trí l{ chức năng của linh hồn vốn giúp con người có thể biết cái gì. Theo đó, bắt buộc phải có vật tự th}n, để đưa v{o thế giới hiện tượng một hỗn hợp, để con người có thể biết đó l{ c|i gì. Duy lý lấy những cái ở trong thế giới hiện tượng để chứng minh cái 17 PPLTTT, Bùi Văn Nam Sơn dịch, nxb Văn Học, 2004, tr 47 54 bên ngoài, khi ấy trở thành biện chứng (Dialectical logic). Biện chứng nghĩa l{ dùng tư tưởng trong phạm vi của con người để thảo luận những đối tượng tưởng chừng thuộc về con người nhưng thực ra nó thuộc về thế giới của vật tự thân. Mặt khác, biện chứng l{ chia ra để nói nó thuộc phạm vi nào; nếu đi ngược lại sẽ phi luận lý, rơi v{o võng luận (Paralogismus)18. Như thế, nó đi theo lối thuần tuý của lý trí chứ không đi qua những điều kiện của con người, nên con người không thể biết được thế giới của vật tự thân. Vậy có c|ch n{o để biết rằng có liên quan giữa vật tự thân, thế giới tâm linh và Thiên Chúa? Cái luận lý thuần tuý ở thế giới vật tự thân dựa trên một nguyên lý, là bất cứ điều gì xảy ra đều có nguyên nhân. Theo logic thuần tuý, nếu nó xảy ra ngoài khung hiện tượng thì con người không thể biết, nếu xảy ra bên trong thì có thể biết được. Logic thuần túy: ví dụ 1+4=5. Tuy nhiên, đưa v{o khung hiện tượng, 1 v{ 4 c|i gì để ra 5 c|i gì. Do đó, tất cả cái gì xảy ra đều có nguyên nh}n, cũng l{ logic thuần tuý. Chúng ta chỉ được phép biết được giới hạn của con người nằm ở chỗ nào. Nếu giả sử coi vật tự thân là linh hồn, thì nó có hay không? Chắc chắn nó có, nhưng nếu đặt nó vào trong không gian và thời gian, dùng phạm trù để ph|n đo|n nó, thì rơi v{o võng luận, tức đặt sai quan điểm, suy luận sai về mặt hình thức. Nói đơn giản, nếu ta đặt vật tự thân vào khung hiện tượng để có thể biết nó, thì theo Kant l{ điều không thể và vô lý. Thế giới này có bắt đầu không, vậy không gian và thời gian như thế nào?19 Tất cả những thuyết về vũ trụ cho ta định rõ không gian và thời gian? Nếu thế giới có bắt đầu thì nó đòi hỏi ta phải đứng ở ngoài nhìn vào sự bắt đầu đó. Th{nh ra, nếu nói thế giới có 18 19 Xem thêm: Howard Caygill, Từ Điển Triết Học Kant, 2013, tr 563 PPLTTT, Bùi Văn Nam Sơn dịch và chú giải, Nxb Văn Học, 2004, tr 760-762 55 bắt đầu, con người có thể giải thích hay chứng minh được. Còn nếu thế giới không bắt đầu, thì cũng đúng, v{ thế giới ấy không nằm trong vật tự thân mà chỉ nằm trong suy tư, lập luận của con người. Như vậy theo Kant, kiểu lý luận m{ đặt sai phạm vi hay vượt quá giới hạn của thế giới hiện tượng và thế giới vật tự thân sẽ rơi v{o bội phản. 5. Thượng Đế Thế giới mà Kant vạch ra và bảo vệ, là thế giới của sự vật thiên nhiên. Theo đó, con người là một phần của thiên nhiên và chịu trách nhiệm, cũng như con người có thể tìm ra cách thức hay lề luật của thiên nhiên. Trong phạm vi những gì m{ con người đ~ nhận ra, Kant không cho phép, thế giới siêu hình học thuộc về thiên nhiên, nhưng siêu hình học thuộc về thế giới của vật tự thân. Linh hồn không thuộc về thế giới thiên nhiên vốn gắn liền với con người. Vì vậy, vật tự th}n không cho phép con người xem linh hồn như một đối tượng ở trong thiên nhiên. Thế giới bao trùm tất cả. Như vậy, thế giới con người muốn nói đến chỉ trong phạm vi siêu nghiệm cho phép. Nếu linh hồn và thế giới đó th{nh đề tài bàn luận thì không được phép lấy luận lý để chứng minh, vì có nguy cơ rơi v{o võng luận. Thực vậy, nếu trả lời được, nó không thuộc về thế giới siêu nghiệm nữa. Vậy vấn đề hiện hữu của Thiên Chúa thì sao? Kant đ~ tìm lại những người đi trước, để thấy cách chứng minh của họ đi đến đ}u. Theo đó, Kant cho rằng cách chứng minh của họ chắc chắn có vấn đề. Kant nhận thấy có ba cách chứng minh hiện hữu của Thiên Chúa: thần học tự nhiên (physical–theological proof), vũ trụ luận (cosmological proof) và bản thể luận (ontological proof). a. Thần học tự nhiên 56 Có một Đấng dựng nên thế giới siêu nghiệm tự nhiên này, phải có một Đấng sắp đặt và vận hành thế giới này. Vậy Người là ai? Ví như một cái nhà phải có thợ xây dựng, an b{i; cũng vậy người an bài, tạo dựng thế giới n{y đó l{ t|c giả. Tác giả ấy có phải là Thiên Chúa và Vị ấy ở chỗ nào, có từ khi nào? Thế giới tự nhiên có thể giúp ta nhận ra Đấng Tạo Dựng. Ví dụ một vườn hoa đẹp, chắc chắn phải có b|c l{m vườn chăm sóc. Kant không phản đối b|c l{m vườn là tác giả của vườn hoa, nhưng đừng đưa b|c l{m vườn trở thành Thiên Chúa. Bởi lẽ không phải l{ Thiên Chúa đ~ an bài mọi sự mà chỉ l{ người l{m vườn với vị trí và phạm vi rõ ràng. b. Vũ trụ luận Cosmology cụ thể nằm trong không gian và thời gian, và nó là nguyên nhân mà thế giới đang có. Theo Th|nh Thomas Aquinas, vũ trụ n{y đ~ được dựng nên và nó phải có nhân quả. Nhân quả trước đó đ~ có, nhưng nh}n quả cuộc sống bây giờ l{ nh}n đ{ng trước và quả đằng sau. Cứ như vậy, theo lý luận thì phải có vũ trụ. Aristotle cho rằng nếu không nhận luận lý nhân quả này thì vô nghĩa. Theo Kant, một thực thể cụ thể là một thực thể nằm trong không gian và thời gian. Do đó ta có thể đi tìm nguyên nh}n của thực thể n{y để từ đó dễ dàng chứng minh được sự hiện hữu của nó. Do vậy, nó vượt ra ngoài không gian của siêu nghiệm. Đến lúc ấy ta phải quay ngược về với luận chứng bản thể học để rồi lại phải chấp nhận rằng chỉ hiện hữu mới thuộc thế giới con người và ý niệm thuộc thế giới vật tự thân. Ta chỉ biết được những gì thuộc về thế giới của con người m{ thôi. Như thế, ta vẫn không thể chứng minh được sự hiện hữu của Thiên Chúa. c. Bản thể luận Đối với người bình dân, thật dễ để chứng minh “c|i n{y có đ}y”. Ví dụ, không thể chứng minh anh có ông cố tổ 5 đời trước, 57 vậy ông ấy không có sao? Th{nh ra, c|i đó không phải là quan niệm, nhưng tại vì anh không biết nên nó thành quan niệm. Vậy giữa quan niệm và không biết, có tương quan gì? Với Kant, bao lâu không chỉ ra không gian và thời gian này, thì nó vẫn nằm ở ngoài hay ở trong thế giới siêu nghiệm. Nếu nằm ở ngoài thì nó là bản thể luận. Bản thể luận là lấy quan niệm để nói, nó phải có thì quan niệm ấy mới đúng. Ví dụ, quan niệm Thiên Chúa l{ Đấng tuyệt đối; quan niệm đó nếu anh không chỉ ra được nó ở chỗ n{o thì chưa l{ tuyệt đối. Quan niệm tuyệt đối ấy phải bao gồm chân thiện mỹ. Ch}n, giúp cho con người biết phải có c|i đó; thiện, tức là không thể bị lừa lọc; mỹ, là một cái hoàn toàn. Chân thiện mỹ là bản thể luận của tất tả những cái hiện hữu. Như vậy, Thiên Chúa phải có thì mới có quan niệm chân thiện mỹ. Kant muốn đôi co để chứng minh bản thể luận của Thiên Chúa khi quan niệm, vật tự th}n đồng nghĩa với hiện hữu vốn chỉ có thể biết trong điều kiện của con người. Bản thể luận cho rằng, Đấng ấy có thật chứ không chỉ là quan niệm. Vì thế, Kant đưa ra, quan niệm không phải không đồng nghĩa với hữu thể20. Vì hữu thể như Kant nói phải nằm trong vùng ý thức của con người. Trong khi đó, quan niệm không đồng nghĩa với hữu thể. Dù mình có thể chứng minh được Thiên Chúa hiện hữu thế n{o đi nữa, cũng không đụng chạm được tới Ngài. Vì cách mình hiểu để chứng minh nằm trong phạm vi con người. Như vậy, con người không thể chứng minh Thiên Chúa hiện hữu được. Thần học đối với Kant “anh phải làm cái mà anh phải làm, vì anh tin như thế”. L{ một tín đồ Tin lành, cuộc sống của Kant đặt vào ba trụ: niềm tin, kinh thánh và ân sủng. Ba trụ kiềng n{y đ~ đi Ví dụ về ‘quan niệm’ kh|c với ‘hữu thể’. Ví dụ 50 USD l{ ‘quan niệm’ kh|c với 50 USD ‘phải có’ để trao đổi được, chứ không chỉ là quan niệm tôi có 50 USD. ‘Quan niệm’ v{ ‘hữu thể’ hay bản thể luận phải đi với nhau, ‘quan niệm’ với ‘thực sự’. Trong khi đó, Kant cho rằng giả sử Thiên Chúa chỉ là vật tự thân, không thể là quan niệm trong thế giới siêu nghiệm. 20 58 vào phê phán thứ hai của Kant. Muốn chứng minh Thiên Chúa hiện hữu thì không thể. Còn tin rằng Thiên Chúa hiện hữu rồi, chứng minh chỉ là chỉ ra những lý lẽ l{ đủ. Theo Kant thì không cần, đức tin l{ đủ rồi. Theo đó thần học tự nhiên không cần phải chứng minh Thiên Chúa, nói như Leibniz “đ~ ắt có v{ đủ rồi”. Kant phân biệt rõ ràng giữa thế giới tự nhiên và khoa học tự nhiên. Nếu hiểu s|t nghĩa của hai thế giới này mà cho rằng, không có Thiên Chúa, thì rơi v{o vô thần. Kant cho rằng, thế giới lấy hành động làm kiên quyết cho thấy, anh l{ người có hay không có đức tin. Sau này, Marx xem trọng việc phải cải tổ, biến đổi thế giới. B. PHÊ PHÁN LÝ TÍNH THỰC HÀNH (ĐẠO ĐỨC HỌC) 1. Tự do và trách nhiệm C|i “phải l{m” được đặt ra khi con người đứng trước một chọn lựa trong trách nhiệm. Nó khởi đi từ tự do, mà lý trí thuần túy đụng chạm đến tự do của con người. Tự do không phải bởi kinh nghiệm ph|n đo|n m{ có, nhưng nó l{ bẩm sinh (a priori). Tự do của con người khác với của thế giới tự nhiên. Luật tự nhiên là tự nhiên phải theo như nó ấn định, nếu vậy nó không có tự do. Trong khi đó, con người mặc dù sống trong tự nhiên và một phần phải theo tự nhiên an bài ấn định; nhưng vì có tự do, nên tôi chấp nhận hay chối bỏ. Ví dụ, tranh đấu cho nhân quyền, tôi chọn tuyệt thực để phản đối luật bất công. 2. Mệnh lệnh tuyệt đối Tự do đi liền với trách nhiệm, nghĩa l{ chọn cái này hay bỏ c|i kia. Điều này làm nảy sinh hai mệnh lệnh: tuyệt đối v{ tương đối. Mệnh lệnh tương đối nghĩa l{ chọn bố thí cho người nghèo, tôi được tiếng tốt, người nghèo cũng đỡ khổ. Tự do này có nhiều tính 59 toán thiệt hơn theo ý đồ của chủ thể. Khi n{y, đối với Kant, trách nhiệm chỉ l{ tương đối. Quả thực, tuy mang dáng dấp của luân lý nhưng thực tế nó không phải lu}n lý. Trong khi đó, mệnh lệnh tuyệt đối21 (categorical imperative) tức là tôi phải làm, tại vì tôi phải làm! Ví dụ không được giết người là một maxim (châm ngôn) của cuộc sống. “Nếu ch}m ngôn của h{nh động không có được đặc tính l{ đứng vững trước thử th|ch của hình thức của một quy luật tự nhiên nói chung thì nó không thể có được mặt lu}n lý.” 22 Mặt khác, ta có thể biết được mệnh lệnh tuyệt đối, vì Kant nại đến tiếng lương t}m. Tiếng ấy không ai có thể chối bỏ hay cưỡng lại được, cả khi người ta nghĩ nó không phải là tiếng lương t}m. Sau này Heidegger dùng tiếng lương t}m trong trường hợp mình không trung thực thì có cảm giác lo sợ, bất an, để giúp con người biết được phải làm hay không làm. Ngoài ra, mệnh lệnh tuyệt đối theo nẻo đường của tiếng lương t}m, con người mới sống bình an. Tự do chọn lựa cần dựa vào nền tảng cuộc sống là linh hồn bất tử theo như tự do thúc đẩy. Nếu chết là hết thì không cần phải chọn như vậy. Đối với Kant, cuộc sống như vậy đ~ được c|c maxims định hướng. Maxim phải được hòa hợp với tiếng lương t}m để cuộc sống có trách nhiệm. 3. Phê phán lý tính thực hành và cuộc sống Phê phán lý tính thực hành cho thấy, tự do có ảnh hưởng trên cuộc sống của con người. Khi con người phải làm, càng về sau ta thấy lý trí thực tiễn càng bị bắt buộc phải tuân theo. Kant cho rằng con người chỉ tin mới có thể sống được, không thể sống như thể tự nhiên. Thành ra, cả một phê phán nằm trong niềm tin có tự do, tin linh hồn bất tử v{ Thượng Đế l{ Đấng mà qua tiếng lương t}m con người biết phải l{m điều gì. Theo luân lý, những phán 21 22 Xem thêm: Howard Caygill, Từ Điển Triết Học Kant, 2013, tr 259 Phê Ph|n Lý Tính Thực H{nh, Bùi Văn Nam Sơn dịch v{ chú giải, Nxb Tri Thức, 2007, tr 124 60 đo|n của Kant dựa theo tính phổ quát và tất yếu. Quả thực, con người có tự do vì bắt nguồn từ Thượng Đế. Tiếng lương t}m trở thành ý muốn của Thượng Đế cho con người. Phê phán lý tính thực hành dễ hơn phê ph|n lý tính thuần túy vì đó l{ cuộc sống lu}n lý m{ con người thường gặp và phải theo. Ngoài ra chỉ trong niềm tin x|c đ|ng, con người mới có thể l{m được, nếu không thì không thể vươn tới trách nhiệm theo lương t}m, m{ chỉ dừng lại ở mệnh lệnh tương đối. Tự do không phải do kinh nghiệm ph|n đo|n m{ có, nhưng l{ con người thì phải có tự do vốn bẩm sinh (a priori). Một trong những c|i khó l{, lý trí đưa ra tất cả lý do để vây h~m con người vào thế giới tự nhiên. Nhưng hình như trong thế giới tự nhiên, con người mới phát huy được tự do của mình. Bởi đó, con người bị hai phạm vi nó đòi buộc: thế giới tự nhiên (với lý chứng siêu nghiệm) và tự do. 4. “Vượt bỏ” (Aufheben) Lý trí thuần túy và thực tiễn liên quan với nhau như thế nào? Kant đặt ra lý trí thuần túy theo nghĩa “Thăng hoa” hay “Vượt bỏ” (Aufheben) - nó vừa nâng lên vừa vất đi những cái không tốt. “Tôi phải dẹp bỏ (vượt bỏ) nhận thức [sai lầm] để dành chỗ cho lòng tin và thuyết giáo điều trong Siêu hình học [đạo đức]”23. Đó l{ th|ch đố của Kant. Ông cho rằng Vượt bỏ là cái cần thiết để có sự liên lạc giữa lý trí thuần túy và thực h{nh. Do đó, cả một hệ thống triết học của Kant l{ vượt bỏ để vừa giữ trong phạm vi của mình vừa vươn tới phạm vi kh|c. Sau n{y, Søren Kierkegaard dùng đến bước nhảy. Hai điểm đó liên quan với nhau đơn thuần bằng một bước nhảy của niềm tin (leap of faith). Nhưng Kant hy vọng lý trí phán 23 Lời tựa cho Lần xuất bản thứ hai (1787) bản B, Bùi Văn Nam Sơn dịch, tr 55 61 đo|n, vừa là tự nhiên vừa là tự do, để cả hai hợp th{nh “as if”- như thể là. C. PHÊ PHÁN NĂNG LỰC PHÁN ĐOÁN (THẨM MỸ HỌC) 1. Tự nhiên và tự do ‘Tự nhiên’ v{ ‘tự do’ l{m sao đi v{o với nhau được? Kant cho rằng chỉ khi cả hai cần đến nhau mới phát khởi sự ph|n đo|n (thẩm mỹ). Thành ra, trong cuốn phê phán thứ 3, Kant dùng điều n{y để đưa ‘tự nhiên’ v{o trong ‘tự do’ v{ dùng tự do để biến đổi tự nhiên thành phạm vi mà thẩm mỹ con người đòi buộc. Phạm vi đó cũng l{ thế giới của con người, nhưng có ba điểm khác nhau: lý trí, thực hành và thẩm mỹ. Kant đưa tự nhiên và tự do hợp vào nhau mà không phá bỏ ranh giới của nó khi ông dùng nguyên tắc “như thể” (“as if”) để giải quyết vấn đề. 2. Phổ quát và cá biệt Nếu là thẩm mỹ thì “as if” phải vừa phổ quát, vừa cá biệt. Ví dụ, ai cũng có thể nhìn thấy trời đẹp. Khi ph}n tích đẹp như thế n{o thì ‘mỹ’ lúc n{y có tính c| biệt, mỗi người cảm nhận, giải thích khác nhau. Nhìn vào tác phẩm nghệ thuật của họa sĩ hay nh{ điêu khắc, ai cũng thấy đẹp, nhưng “đẹp c|i gì?” thì mỗi người có quan điểm c|i đẹp ấy cũng kh|c nhau. Vậy, theo như ph|n đo|n về thẩm mỹ, Kant nói, đó l{ vừa phổ quát vừa cá biệt. Nhưng để cho cái phổ quát trở thành cá biệt và cá biệt dần dần bao hàm phổ quát, thì tác giả của tác phẩm hướng dẫn cái cá biệt để cái phổ quát chấp nhận. Ví dụ, lúc đầu chắc không phải ai cũng chấp nhận quan điểm thẩm mỹ của Michelangelo, nhưng sau đó người ta nhận ra ông là một thiên tài (Genius). Sự biểu lộ thiên tài của ông theo ph|n đo|n thẩm mỹ, ít nhất đ~ trở thành mẫu số chung, cho những ai đến 62 thưởng lãm tác phẩm của ông. Mặt kh|c, ph|n đo|n thẩm mỹ phổ qu|t n{y ai cũng có. 3. Chân Thiện Mỹ Quả thực, con người sống trong Transcendental vốn là chân thiện mỹ. Chúng bao gồm tất cả đặc tính hiện hữu ở trong hữu thể. Khi nói đến cực độ những đặc tính của hữu thể, thì nó trở thành chân thiện mỹ. Thay vì nói Transcendental liền, Kant nói Transcendental vốn l{ điều kiện siêu nghiệm – điều kiện của con người. Vì l{ con người, nên mới biết chân thiện mỹ là cái gì theo như ph|n đo|n. Lúc đó, Transcendental biểu hiện một triết lý: cho, vì, và của con người. Th{nh ra con người luôn là trung tâm của suy tư, h{nh động v{ c|i đẹp. Vì con người nên mới có phổ quát và cá biệt. Và theo cái nhìn của mỹ, thì phổ quát và cá biệt trở thành thiên t{i. Thiên t{i l{ người dùng c|i t{i năng trời cho, để biểu lộ cho người ta thấy đ}y l{ một tác phẩm tuyệt hảo. Thiên t{i như Raphael hay Michelangelo, thời đó l{ đầu tầu để người ta chia nghệ thuật ra từng thời kỳ phát triển. Do đó, chúng quy nạp để thành thẩm mỹ phổ quát. Vì thế, người s|ng t|c đưa phổ quát và cá biệt trở th{nh c|i đẹp của nghệ thuật. Bên cạnh đó, tưởng tượng (Einbildungskraft) l{ năng lực và là món quà phú bẩm của những thiên tài. Có lần, Michelangelo vỗ vào tảng đ| v{ bảo: “đ}y l{ David”, một sự tiếp xúc v{ tư tưởng ý niệm để trở thành cái cụ thể. Thực sự, c|i đẹp khác với thuần túy vốn không chỉ thuần túy m{ còn thêm óc tưởng tượng. Như vậy, nghệ sĩ có tự do để biểu lộ khả năng của mình. Tự do ở đ}y không chỉ cái mình phải chọn như trên kia. Tự do của nghệ sĩ còn phải biết phạm vi của lý trí để diễn đạt, không chỉ “bắt mẫu” nơi tự nhiên mà còn hợp với tư tưởng, t{i năng để trở thành tác phẩm nghệ thuật đẹp. 63 Như vậy, tự do tìm c|ch để diễn đạt c|i đẹp. Thành ra, mỗi tác phẩm có hình tượng riêng của nó, tuy có tự do nhưng phải hợp lý; nghĩa l{ nó có mục đích luận24 (teleology). Do đó, nếu phê phán lý tính thuần túy l{ cơ sở để tự vượt bỏ khỏi tự nhiên, thì phê ph|n năng lực ph|n đo|n đòi hỏi phải hòa hợp giữa tự nhiên và tự do để trở th{nh c|i đẹp. Tự do lúc này không hẳn là tôi phải làm, nhưng còn l{ điều hợp lý để cho nó thành cái mỹ. Ngoài ra, thẩm mỹ học có liên quan mật thiết với nghệ thuật, vì “thẩm” l{ h{nh vi đ|nh gi|, còn “mỹ” chính là nghệ thuật. Nhưng để “thẩm” được thì “mỹ” phải có tính phổ quát nhờ đó m{ mọi người có thể thưởng thức v{ đ|nh gi|. Tuy vậy, nghệ thuật cũng còn có yếu tố độc đ|o, riêng biệt mà mỗi nghệ thuật gia truyền vào nhằm hướng tới cái có tính cánh chung và siêu việt. Để nhận ra v{ thưởng thức c|i đẹp, con người phải chuẩn bị, phải có một tâm hồn sẵn s{ng thưởng thức. Nghệ thuật gia đem đến cho nghệ thuật tính độc đ|o riêng biệt, còn thẩm mỹ học định ra cái khung có tính phổ qu|t như l{ khu}n mẫu để giúp ta cảm thụ những nét độc đ|o kia. Thực ra, cái mỹ phải có tiêu chuẩn. Người biết thưởng lãm là người biết đưa c|i tự nhiên v{o “as if” để thưởng lãm nghệ thuật. Do đó, mục đích của nghệ thuật tương đối rõ ràng; nếu không, sẽ không thể sáng tác nghệ thuật. Tuy mỗi người có c|ch thưởng thức kh|c nhau, nhưng nó có trường phái thẩm mỹ của nó. Tự nhiên và tự do có mục đích nằm trong trí tưởng tượng của con người, như thể là một thứ luật rất linh hoạt, để từ đó lộ ra tầm quan trọng của nghệ thuật. Nghệ thuật thường gây cảm tưởng rằng, chúng chẳng có luật lệ gì, nhưng vì sự hấp dẫn của nó mà con người phải tìm ra luật của thẩm mỹ. Bởi đó, nghệ sĩ thiên t{i được 24 Xem thêm: Howard Caygill, Từ Điển Triết Học Kant, 2013, tr. 268. 64 mọi người tán tụng vì họ có khả năng đưa c|i “as if” trở thành phổ quát. Tóm lại, nghệ thuật là một lãnh vực chứa rất nhiều khả thể; siêu việt, siêu nghiệm, v.v. Ngày nay các triết gia và thần học gia muốn kh|m ph|, để nhờ nghệ thuật có thể dẫn đưa một thế hệ mới. Hậu hiện đại bắt đầu nói đến nghệ thuật - văn chương, điêu khắc hay kiến trúc vốn rất đa dạng và phong phú. Con người có nhiều khả thể để nghiên cứu thẩm mỹ. Chính Theodor W. Adorno25 dùng ngay nghệ thuật để phê bình. Ông cho rằng ‘biện chứng phủ định’ (Negative Dialectics) l{ quan trọng. Hay thần học gia Hans Urs von Balthasar26 khám phá ra tính thẩm mỹ của Kitô giáo, ví dụ tượng thánh giá là hình ảnh của c|i đẹp mà Thiên Chúa chọn. Nhiều người không hiểu được Balthasar nếu chỉ dùng lý trí của mình để coi ông muốn làm cái gì. Có thể nói, những nữ thần học gia có thiên hướng về khía cạnh thẩm mỹ của thần học trội hơn so với nam giới. Như vậy, nền thần học thẩm mỹ cần được tìm ra và phát huy nó lên. Không chỉ triết học hay thần học mới nhìn thấy khía cạnh mới của nghệ thuật, m{ ngay trong văn học, ngôn ngữ cũng cảm thấy cuộc sống của con người có thể khám phá ra “trò chơi của thẩm mỹ” vốn rất đa dạng và phong phú. Đến đ}y, ta nhận thấy rằng phê ph|n không có nghĩa l{ chỉ ra c|i gì đúng, c|i gì sai cho bằng nhận ra được c|i đẹp, c|i “mỹ” nằm ở chỗ nào. Nhờ đó, con người có thể đi v{o một thế giới không bị gò bó miễn cưỡng của lý trí thuần tuý hay thực h{nh, nhưng l{ một thế giới của sự tự do mời gọi diễn đạt. Thẩm mỹ học giúp con người thưởng thức c|i đẹp nhờ đó nhận ra mình tự do nhưng đồng thời cũng bị chi phối bởi quy luật của c|i đẹp khách quan. 25 26 Theodor W. Adorno (1903-1969), là triết gia, nhà xã hội học và nhạc sĩ của Đức. Balthasar cùng thời với Rahner đi theo cực thẩm mỹ, còn Kahner theo cực lý trí. 65 VÀI NHẬN XÉT TRIẾT HỌC SIÊU NGHIỆM CỦA IMMANUEL KANT Kant nói với phong tr{o Ánh S|ng: “h~y can đảm dùng lý trí”. Lý trí đối với Kant là cái mà ta có thể biết được như con người. Đứng trên phương diện lịch sử của duy lý và duy nghiệm, người ta hiểu lý trí là cái gì? Khởi từ đó, Kant thấy tồn tại hai lối hiểu lý trí theo hai cực: con người hoàn toàn tự do suy nghĩ (đại biểu là Metaphysis). Chỗ nào có lý trí là có phổ qu|t, nghĩa l{ chỗ nào cũng được, không giới hạn. Để hiểu cái phổ quát Descartes dùng “tôi suy tư” vốn bẩm sinh, tiền kinh nghiệm. Lý trí dùng như thế n{o? Vì có Thượng Đế nên tôi mới có suy tư phổ quát và tất yếu. Ngược lại, duy nghiệm không d|m đi ra ngoài cái khác, vì cái mới nên nó có phạm vi (quy nạp). Làm sao lý trí vừa phổ quát, tất yếu vừa mới mẻ. Kant đ~ tìm ra tiên thiên tổng hợp. Theo lý trí, logic vừa sử dụng vừa dừng trong phạm vi mà lý trí thuộc về con người. Quả vậy, Kant đ~ chia th{nh ba phạm vi: luận lý, siêu nghiệm và lý tính thuần túy (vốn thuộc về vật tự thân)27. H~y can đảm từ bỏ để đi ra theo như phong tr{o |nh s|ng, lý trí hợp với khoa học (có cái mới). Từ phong tr{o |nh s|ng, con người có một chỗ đứng quan trọng. C|i gì không cho phép ta đi v{o trong thuần túy hay thế giới của vật tự thân? Chắc chắn không phải 12 phạm trù, vì chúng gần như phổ quát và tất yếu, tự nó là trống rỗng. Nếu đi v{o điều kiện siêu nghiệm thì nó không còn trống rỗng nữa, mà nó có nội dung; tức là thế giới hiện tượng (phenomenon) đồng nghĩa với thế giới con người có thể biết được. Cái hiện tượng n{y đ~ có kinh nghiệm được sử dụng trong phạm vi của con người, đó l{ không gian v{ thời gian. Không gian bao gồm tất cả những gì ta có thể kinh 27 Xem thêm: Howard Caygill, Từ Điển Triết Học Kant, 2013, tr. 438. 66 nghiệm được, thời gian bắt đầu và kết thúc. Chỉ những gì trong không gian và thời gian, mới thực sự là của con người. Khi đó, h~y can đảm dùng lý trí và phạm vi m{ con người đ~ được trao tặng. Không gian là vững chắc, còn thời gian tùy không gian vạch ra trước hay sau. Chính trong phần n{y, Kant đ~ giúp con người “hãy can đảm để đứng trong phạm vi của con người”. Điều ông nhắm tới không chỉ là thế giới tự nhiên nữa, mà là thế giới tự nhiên cho con người. Biên tập: Phạm Đình Ngọc, S.J. 67 CHƯƠNG 5 – TRIẾT HỌC BIỆN CHỨNG A. ĐỨC QUỐC DUY TÂM Dẫn nhập Có thể nói, kho tàng triết lý của Kant đ~ được các triết gia Đức Quốc Duy Tâm kế thừa v{ ph|t huy. Trước hết, Kant phê bình siêu hình học cổ điển nhưng không phải để ph| đổ nhưng tìm c|ch sáng tạo nên một loại siêu hình học mới. Siêu hình học của Kant không bắt đầu từ những lý thuyết nhưng bắt nguồn trong cuộc sống hay trong đời sống luân lý thực tiễn. Theo đó, Kant đ~ đưa ra phương ph|p Triết Lý Siêu Nghiệm, là cách thế kết hợp những ưu điểm của phương ph|p quy nạp theo Duy Lý là tính phổ quát/tất yếu và phương ph|p diễn dịch theo Duy Nghiệm là cái mới. Như vậy, triết lý siêu nghiệm vừa vượt qua được tất cả những gì ngăn cản vừa đồng thời có được nét căn bản của kinh nghiệm. Thế nên, triết lý này là triết của con người vì nó đặt ra những điều kiện mà con người có thể có, tức bên ngoài là không gian/thời gian và bên trong l{ mười hai phạm trù cùng các nguyên lý. Triết lý nếu không khởi đi từ những kinh nghiệm của con người thì các phạm trù và nguyên lý trở nên trống rỗng; cũng như, nếu những phạm trù và nguyên lý trống rỗng thì chúng có thể bao gồm tất cả những kinh nghiệm vì chúng phổ quát/tất yếu. Điều mà Kant muốn tìm kiếm l{ phương thế qua đó đưa kinh nghiệm tiếp cận được với những điều kiện siêu nghiệm như Thiên Chúa, thế giới và con người. Việc tiếp cận này không phải do lý trí con người cho bằng qua những gì con người h{nh động, hay những gì con người chọn lựa với trách nhiệm của mình. Một khi con người chọn lựa cách có trách nhiệm, thì nền tảng phía dưới 68 không phải con người tự cho mình cái khả thể để chọn lựa và chịu trách nhiệm n{y, nhưng l{ linh hồn bất tử và Thiên Chúa. Nếu đặt trước phê phán thứ nhất, con người không biết vật tự thân là gì ngoại trừ biết được hiện tượng mà vật tự thân tỏ lộ ra, nhưng nhất định phải có sự tương quan giữa bản thể và hiện tượng ấy. Theo lý trí thì con người không thể tìm ra được tương quan đó, nhưng theo thực h{nh thì hai điều này có sự tương quan với nhau. Kant phân biệt giữa vật tự thân và thế giới hiện tượng, cũng như thể giữa cái lý thuyết và thực tiễn, nhưng ông chưa cho thấy giữa lý thuyết và thực tiễn có liên kết với nhau thế nào. Kant hy vọng phê phán về lý trí ph|n đo|n của ông có thể giúp giải quyết vấn đề n{y, nhưng thực sự phê phán này chỉ đưa ra đường hướng mà chưa đi s}u v{o. Thay v{o đó, c|c triết gia Đức Quốc Duy T}m đ~ tìm ra cách giải quyết khi móc nối cả hai thành một bằng biện chứng pháp. Có thể nói Đức Quốc Duy T}m (ĐQDT) l{ một đặc tính của tư duy Đức Quốc thời đó, bao gồm Johannes Fichte (1762-1814), F.Joseph Schelling (1775-1854) và George W. Hegel (1770-1831). ĐQDT được khởi đầu từ năm 1972, khi Fichte viết cuốn luận về phê bình tất cả các mặc khải, và kết thúc năm 1831 khi Hegel qua đời. Trong 40 năm, ĐQDT đ~ ph|t triển thành một hệ thống lớn với đỉnh điểm l{ Hegel, đ~ tạo ảnh hưởng mạnh đến không chỉ tư tưởng của các triết gia Đức Quốc, m{ còn t|c động lên các triết thuyết phê phán trực tiếp hay gián tiếp sau này. 1. Johannes Fichte (1762-1814) a. Hai biến cố quan trọng Fichte luôn coi cuộc sống mình được trao một sứ mệnh phải thi hành và quả thật sứ mệnh đ~ chọn ông c|ch đặc biệt qua hai biến cố. Biến cố thứ nhất đ~ tạo điều kiện cho ông có được cơ hội học h{nh để trở thành một nh{ tư tưởng vĩ đại. Gia đình Fichte 69 thuộc tầng lớp nghèo nên một c|ch bình thường thì ông sẽ không có nhiều cơ hội để học tập theo đó có thể trở thành một nh{ tư tưởng lớn. Sự thực, cho đến khi Fichte được chín hay mười tuổi thì ông vẫn chưa biết đọc hay biết viết. Biến cố xảy ra khi nhà quý phái chủ đồn điền, người mà bố mẹ Fichte làm việc cho, đi xem xét công việc gia đình Fichte. Ông gặp Fichte khi cậu đang trên đường trở về nhà sau buổi tham dự cầu nguyện ở nhà thờ (Fichte theo đạo Tin Lành) và ông thử hỏi xem cậu có nhớ lời giảng giải Kinh Thánh của vị mục sư. Ông vô cùng sửng sốt khi nghe Fichte trình b{y lưu lo|t tất cả những gì vị mục sư đ~ giảng. Nhận thấy Fichte thông minh sáng dạ, ông đ~ đề nghị giúp gia đình để cho Fichte có cơ hội được đến trường. Nếu không có biến cố quan trọng này, không biết tư tưởng triết học nói chung, đặc biệt triết học Đức Quốc sẽ đi tới đ}u. Biến cố thứ hai đ~ giúp Fichte có được cơ hội ph|t huy tư tưởng triết lý của mình. Mặc dầu sau khi đ~ tốt nghiệp, vì hoàn cảnh gia đình nghèo nên Fichte phải chờ đợi thời cơ để có thể được vào dạy trong đại học. Trong thời gian n{y, Fichte được mời làm gia sư -một công việc rất thông dụng đối với những nhà quý phái thời ấy. Ngoài kiến thức thông thường, ông chủ còn muốn Fichte dạy cho con ông những kiến thức khác nữa. Ông chủ đ~ đưa cho Fichte cuốn phê phán lý trí thực tiễn của Kant vừa mới xuất bản, để Fichte đọc và truyền đạt cho học trò của mình. Chính vì vậy mà Fichte có dịp nghiên cứu tư tưởng của Kant. Fichte vừa đọc vừa suy gẫm về những vấn đề trong đó. Đ}y thực sự là cuốn sách bắc cầu đầu tiên giữa Kant v{ Đức Quốc Duy Tâm. Fichte dùng cuốn phê phán lý trí thực tiễn của Kant như một phần để ông đặt vấn đề với Kant. Theo đó, ông không chỉ trình bày về vấn đề lu}n lý m{ thôi nhưng còn đưa c|i lu}n lý v{o trong c|i gốc của nó là mặc khải. Fichte đ~ suy nghĩ c|ch thế để đưa đưa lu}n lý v{o trong mặc khải trong cuốn Luận về phê bình tất cả các mặc khải. 70 Theo đó, Fichte coi tư tưởng của Kant là một thứ mặc khải luân lý. Fichte nhìn nhận rằng mặc khải luân lý phải được bắt đầu cao hơn nữa v{ s}u hơn nữa. Sau khi viết xong cuốn này, vì nhà nghèo không thể xuất bản nên ông bạo dạn tìm đến hỏi ý kiến của Kant Kant lúc n{y đ~ cao tuổi và nổi tiếng. Kant đọc và thấy rằng một phần giống tư tuởng của mình, nhưng lại được phát huy theo đường hướng tôn gi|o hơn l{ triết học khi bàn về mặc khải. Cái tôi hoạt động (acting ego) phê ph|n để rồi đưa mọi đối tượng phê phán trở thành mặc khải theo lý trí, luân lý và cái tôi hoạt động. Cái tôi hoạt động rất quan trọng với Fichte, trong khi Kant chỉ đề cập về luân lý trong phê phán lý trí thực hành. Fichte coi luân lý là một trong những hoạt động (acting) chứ không phải bao gồm tất cả cái tôi hoạt động (ego acting). Chính điều này làm Kant thấy thích thú và muốn đọc kỹ hơn trước khi cho Fichte biết ý kiến của mình. Thời gian không l}u sau đó, Kant đề nghị Fichte xuất bản nhưng lấy bút hiệu là Vô Danh với lý do Fichte tại thời điểm ấy chưa được ai biết đến. Vừa xuất bản, các nhà phê bình sách mới đều nhận định cuốn sách mới này là của Kant nhưng có điểm mới hơn. Chính vì vậy, những người này bàn luận và tìm cách xếp đặt những phần nào là của Kant và phần nào khác Kant. Khi Kant thấy vấn đề ngày trở nên nghiêm trọng thì ông đ~ công bố Fichte là tác giả của cuốn sách. Ngay lập tức, Fichte trở nên nổi tiếng. Một năm sau đó, Fichte viết cuốn Lý thuyết khoa học, lấy gốc là cái tôi hoạt động (ego acting) và xây dựng một nền lý thuyết vững chắc. b. Điểm khởi Để tìm ra lời giải đ|p cho vấn nạn của Kant, Fichte khởi đi từ một trong ba phê phán của Kant. Ông cho rằng tư tưởng của Kant chắc có vấn đề bởi vì làm sao một cái lý trí có thể bị phân ra thành ba mảng độc lập v{ đối chọi với nhau. Như vậy, lý trí sao có thể đối chọi với lý trí. Fichte cố gắng tìm xem phải bắt đầu từ đ}u, để rồi 71 ba mảng phân tách này của lý trí có thể được hợp nhất. Fichte đ~ cân nhắc giữa phê phán thứ nhất và phê phán thứ hai của Kant. Ông cho rằng, phê phán thứ nhất thuộc về thế giới hiện tượng, tức có cái phổ quát và bắt buộc theo như luật của tự nhiên. Nếu chọn điểm bắt đầu từ phê phán thứ hai thì sẽ theo tự do của con người. Ông cân nhắc, nếu chọn tự nhiên ở phê phán thứ nhất thì Kant đ~ giải quyết vấn đề ổn thỏa, nhưng như vậy thì con người lại tùy thuộc cách máy móc vào luật của thiên nhiên. Chính vì vậy, Fichte đ~ chọn tự do cho khởi điểm của đường hướng triết học mới. Chính trong cái chọn lựa đ~ l{ c|i tự do và vì vậy phải chịu trách nhiệm về sự chọn lựa đó. Nếu giả sử tôi chọn đúng thì nó cũng có thể bao gồm cả phê phán thứ nhất, bởi lẽ vấn đề ở đ}y l{ tự do, mà tự do phải có chủ thể chọn lựa v{ người này biết mình lựa chọn điều gì. Trường hợp nếu tôi lựa chọn một cách máy móc thì tôi bị phụ thuộc, còn trong trường hợp tôi lựa chọn tự do thì nó bao gồm tất cả sự lựa chọn của tôi. Chính vì vậy, Fichte coi như thể Kant đ~ ph}n những c|i đó ra nhưng ph}n không đúng, vì không phải phần h{nh động là lý trí có thể chịu trách nhiệm, trong khi phần n{o vượt qua lý trí thì không chịu trách nhiệm. Nếu giả sử lấy cái phê phán thứ hai, thì bắt đầu từ căn bản của lý tính, cái tất yếu và phổ qu|t, cũng đi từ kinh nghiệm của sự lựa chọn và bao gồm tất cả hoạt động của con người. Trong khi đó, phê ph|n thứ nhất cũng l{ một hoạt động của con người, vì suy tư cũng l{ một hoạt động của con người. Bây giờ, cái tôi hoạt động (ego acting) là một cái tôi tự do chọn lựa có trách nhiệm. Cả trong cái tôi sáng tạo, thì cái sáng tạo ấy là hành động mà mỗi bước tôi biết nó đi đ}u, cả khi nó bước vào trong thế giới m{ nó chưa biết, tức nó là một c|i năng động (active) chứ không phải là cái bị gò bó trong thế giới m{ con người bị |p đặt. Ngay cả khi con người bị |p đặt thì con người vẫn có tự do để vượt qua |p đặt đó. Trong sự lựa chọn đó thì hoặc là tôi lựa chọn 72 sự tự do thì tự do sẽ giúp tôi hoạt động ở mọi nơi, hay tôi theo luật tự nhiên, cái tự nhiên nó có cái gốc của nó và cái phạm vi của nó, thì bắt buộc phải lựa chọn một con đường. Sự lựa chọn đối với Fichte là lựa chọn để bỏ vật tự thân và hiện tượng, vì ông cho đó l{ cái bên ngoài chứ không phải c|i con người tự nó. Bây giờ, con người tự nó bây giờ là cái tôi hoạt động (acting ego), cho dù tôi chọn cái này hay cái kia, chọn cái phê phán thứ nhất hay thứ hai của Kant, thì đó vẫn là phần của cái tôi hoạt động. Như vậy, sự phân chia của Kant giữa cái hiện tượng và vật tự thân nó sẽ trở th{nh c|i để con người có thể tự do để lựa chọn, nếu tôi chọn như vậy thì tôi xem có thể l{m sao sao vượt qua giới hạn m{ Kant đặt ra, tức là cái về tri thức. Nói cách khác, vấn đề giữa tri thức của lý trí v{ h{nh động của lý trí có xung khắc với nhau hay không, là điều mà Fichte phải đối đầu. Dĩ nhiên, nếu chúng xung khắc thì phải theo tư tưởng của Kant, nhưng nếu chúng không xung khắc hoặc chúng có xung khắc nhưng qua xung khắc đó, nó l{ c|i h{nh động để rồi cho cái lý trí hợp nhất. Nói cách khác, cái mà xung khắc đối với Kant l{ c|i l{ c|i không được phép vượt qua, trong khi đó Fichte cho rằng cái chính cái m{ được phân ra, thì bây giờ cái tôi hoạt động có thể nối kết lại, tức không phải là bên ngoài hay bên trong, nhưng đi từ bên ngo{i v{o bên trong để rồi trở thành một. c. Chủ Thuyết Duy Tâm Chủ Thuyết Duy T}m được Fichte xây dựng qua cái tôi hoạt động (ego acting). Ông giải thích về cái tôi hoạt động c|ch đơn giản như sau: tôi đứng trước bức tường v{ suy nghĩ về bức tường là hiện trạng thông thường của cái tôi hoạt động (ego acting). Khi được hỏi: “Anh đang làm gì vậy?” , thì tôi trả lời: “tôi đang suy nghĩ về bức tường.” Người ta sẽ hỏi tiếp: “Anh suy nghĩ về bức tường nghĩa là gì?”, tôi sẽ trả lời: “nghĩa là, tôi suy nghĩ về cái mà trước 73 đây vài dây tôi đã làm, tức là suy nghĩ về cái tôi đang đứng trước bức tường và suy nghĩ về nó.” V{ cứ như vậy, thì cái suy nghĩ về bức tường là những cái mà cái tôi hoạt động (ego acting) đang làm, và cứ sau mỗi câu hỏi “anh làm gì?” thì cái tôi hoạt động lại hạ xuống trở thành một đối tượng. Tuy nhiên, tôi không thể nắm bắt được cái tôi hoạt động (ego acting) l{ gì. Điều duy nhất mà tôi có thể biết về cái tôi hoạt động n{y qua c|i h{nh động khi trở thành đối tượng. Đối tượng h{nh động đi từ h{nh động đứng trước bức tường v{ suy nghĩ về bức tường. Những câu hỏi và những câu trả lời trở thành một chuỗi diễn dịch của cái tôi hoạt động (ego acting), và cứ như vậy thì c|i đằng sau l{ đối tượng của c|i đằng trước. Nói cách khác, cái diễn dịch thì tất yếu và phổ quát bởi khi tôi ở bất cứ chỗ n{o thì tôi đều có thể l{m được như vậy. Cụ thể, giả sử gọi cái tôi hoạt động (ego acting) là A, thì khi muốn biết cái A là gì, thì A lại trở thành cái A1,2,3…n, cho tới vô cùng. Người ta chỉ có thể tìm về tôi hoạt động này qua những đối tượng tương đối m{ tôi đ~ sống. Cái tôi hoạt động A thì không nắm bắt được và nó là cái gốc của tương đối, hay nó là cái tuyệt đối. Như vậy, cái tuyệt đối khi được hỏi thì nó trở th{nh đối tượng được tương đối hóa. Cái ở trên là cái tuyệt đối, nghĩa l{ nó còn bao gồm tất cả những gì không phải l{ A, để rồi mỗi cái không phải là A, là cái A của tương đối. Cái dưới là cái phản nghịch của cái ở trên, hay khi nói cái trên l{ chính đề thì c|i dưới là phản đề. Thế nên, cái tôi hoạt động (ego acting) luôn luôn ở đó để suy nghĩ, nhưng khi m{ anh bắt gặp nó thì nó lại sản xuất ra một c|i đối tượng, hay là những phần của tôi hoạt động (ego acting). Đ}y chính l{ hợp đề. Giữa chính đề, phản đề và hợp đề giờ đ}y đ~ liên kết với nhau. Khi m{ c|i chính đề là cái tuyệt đối, thì cái tuyệt đối đó qua tôi hoạt động (ego acting) trở th{nh tương đối hóa, là những phần của tuyệt đối. Nói cách khác, cái mà Fichte quan trọng đó l{ c|i tôi hoạt động (ego acting), được 74 nhận biết qua những c|i tương đối, tức khi nó hạ mình vào thế giới có c|i tương đối của không gian và thời gian. Fichte bẻ quặt luận lý siêu nghiệm khi Kant khi cái siêu nghiệm giờ đ}y qua c|i tôi hoạt động (ego acting) trở thành một cái mà những gì ở trong hay ở ngo{i đều có thể có c|i liên quan đến cái tuyệt đối n{y. Tư tưởng của Fichte đ~ khơi nguồn cho phương ph|p biện chứng (dialectic). Nhìn chung, Fichte đ~ chọn phương pháp biện chứng (dialectic) và chỗ đứng của con người. Mặc dầu vẫn có những đối lập giữa tuyệt đối v{ tương đối, nhưng Fichte cho thấy tuyệt đối v{ c|i tương đối có tương quan với nhau, theo nghĩa c|i tuyệt đối sẽ bao gồm tất cả mọi c|i m{ c|i tương đối. Fichte vẫn đi theo lối diễn dịch, tức tiền đề là A là cái bao gồm cho tất cả, nên dù cho A có trở thành những c|i tương đối thì những c|i tương đối đó có sự tương liên như l{ những phần của tuyệt đối. Fichte bị cáo buộc là vô thần khi người ta hiểu cái tôi hoạt động (ego acting) theo nghĩa mỗi một người trở nên một cái tôi (ego). Tuy vậy, Fichte hiểu theo nghĩa, c|i tôi hoạt động (ego acting) là cái tôi chỉ có thể được trong cái phạm vi của tương đối. Điều n{y không đồng nghĩa với cái tôi hoạt động (ego acting), vì anh có nắm chộp được bao nhiêu thì anh cũng không biết được cái tôi hoạt động (ego acting) là gì. Nếu tôi không biết được như vậy thì sao có thể biết được cái tôi (ego) có phải là cái tôi hoạt động (ego acting) hay chỉ là một phần của cái tôi hoạt động (ego acting) m{ thôi. Tư tưởng mà Fichte dùng của Kant l{ c|i lương t}m. C|i lương t}m sẽ cho biết cái cụ thể có tương quan gì với cái tuyệt đối. Chính vì vậy m{ lương t}m trở thành dấu hiệu cho ý nghĩa con người. Fichte cho rằng, h{nh động theo lương t}m l{ điều con người được kêu gọi l{m người. Fichte bảo vệ quan điểm bản chất của một người trí thức l{ người phải biết phải h{nh động theo lương t}m v{ dạy cho người kh|c cũng h{nh xử như vậy. Nói cách kh|c, con người không biết tuyệt đối l{ gì, nhưng con người có thể 75 nghe thấy tiếng của Ngài qua mặc khải của lương t}m v{ h{nh động theo tiếng lương t}m l{ sống theo ý của thượng đế. Khi sống theo lương t}m l{ con người đang sống trong tình yêu, vì lương t}m luôn thôi thúc con người yêu thương. Tư tưởng này của Fichte sau n{y cũng có ảnh hưởng đến Schelling và Hegel. 2. F.Joseph Schelling (1775-1854) Đức Quốc Duy T}m (ĐQDT) bao gồm Fichte, Schelling và Hegel, nhưng trong thực tế Schelling không có liên hệ đến Fichte và chỉ cùng học với Hegel ở viện thần học thuộc Tin L{nh. Năm 1831, khi Hegel qua đời, Schelling được mời về Berlin thay thế Hegel nhằm ph|t huy đường hướng ĐQDT, nhưng một mặt vì các trường ph|i sau Hegel không đồng ý, nhưng mặt kh|c tư tưởng của Schelling lúc n{y cũng đang theo đường hướng của thần bí thần thoại. a. Chủ thể và khách thể Schelling đ~ viết sách từ khi ông 20 tuổi và trong thời kỳ đầu, Schelling đồng quan điểm với Fichte. Trong cuốn s|ch đầu tay của mình, Cái tôi và nguyên lý triết học, Schelling cho rằng cái tôi là nguyên lý của triết học mà nhờ đó m{ triết học được mở ra. Schelling một mặt theo quan điểm của Fichte nhưng ông cũng chỉ trích quan điểm của Fichte khi triết gia này quá nghiêng chiều về cái tôi của chủ thể. Trong khi Spinoza coi trọng khách thể như thế nào, thì Fichte lại thấy chủ thể cũng quan trọng như vậy. Schelling phê bình cả hai vì đ~ qu| cực đoan trong triết lý của mình. Theo tiến trình suy tư, Schelling đ~ kh|m ph| ra rằng: mọi tri thức đều cần có cả khách quan và chủ quan, tức ông đ~ liên kết chủ thể với khách thể. Tư tưởng này cho thấy con người sẽ không có tri thức, nếu quá nghiêng chiều về chủ thể hay khách thể. Thật vậy, khi người ta đặt nặng khách thể thì họ cũng cần có chủ quan để biết 76 được kh|ch quan đó l{ gì; cũng vậy, nếu coi trọng chủ quan thì cũng cần phải có c|i kh|ch quan để biết chủ thể đ~ tri nhận được điều gì. b. Khách thể có trước hay chủ thể có trước Năm 1797, Schelling xuất bản cuốn Ý niệm về lý thuyết tự nhiên, trong đó ông đ~ nghiêng hẳn về cái khách quan. Đối với ông, khách quan phải có trước chủ quan, tức lý thuyết tự nhiên chỉ bắt đầu khi cái chủ quan hỏi ‘Tôi là ai?’ và từ đ}y mới có được những suy tư của chủ thể về những đối thể, là cái tôi tuyệt đối đ~ hạ xuống để trở th{nh đối tượng tương đối. Đ}y l{ c|i kh|ch quan có trước. Tuy vậy, vấn đề đặt ra nếu chỉ những gì tôi hỏi/tôi biết thì mới khách quan, xem ra rất giới hạn. Chính vì vậy, khi Schelling trình bày Ý niệm về lý thuyết tự nhiên, ông bắt đầu với định nghĩa về triết học tự nhiên. Theo đó, triết học tự nhiên trước hết là nằm bên ngo{i c|i tôi, v{ khi nó đ~ qua c|i tôi, thì tôi ý thức trong phạm vi mà tôi có thể ý thức của thiên nhiên, nhưng không đồng nghĩa c|i kh|ch quan, nghĩa l{ ho{n to{n thiên nhiên. Như vậy, cái bên ngoài chỉ l{ đối tượng. Schelling nhìn nhận rằng, nếu xem khách quan theo tự nhiên thì nó không tự nhiên theo nghĩa thông thường, nhưng tự nhiên với sức sống bên trong. Tự nhiên có những điều l{m cho nó được tự nhiên hóa có nền tảng đằng sau là linh hồn của thế giới. Đối với Fichte, chủ thể phải có trước vì khi có chủ thể thì chủ thể ấy mới có thể hạ mình xuống được. Schelling cho rằng, giả như chủ thể đó l{ c|i tuyệt đối thì nó vẫn có cái giới hạn trong phạm vi mà tôi ý thức được về tôi. Tôi chỉ có thể ý thức được về tôi, khi tôi nhận biết những tri thức kh|c v{ được mở rộng nhiều bao nhiêu có thể, tức bao gồm cả thế giới tự nhiên. Đ}y l{ điều mà Schelling thao thức và ông dần dần khám phá cái gốc của tự nhiên và của khách quan trong sự liên đới với chủ quan. 77 c. Điểm khởi thẩm mỹ Ban đầu, Schelling đồng quan điểm với Fichte khi chọn tự do trong phê phán thứ hai của Kant làm khởi điểm, tức con người với tự do trong h{nh trình đi tìm ý nghĩa của mặc khải từ Đấng tuyệt đối. Tuy nhiên, Schelling đ~ đi thêm một bước nữa khi nhìn nhận rằng, chủ thể gồm khách thể và khách thể là phần của chủ thể. Khách quan ở đ}y không ở bên ngoài chủ thể, nhưng l{ c|i không tôi (non-ego) so với cái tôi (ego). Schelling thực sự đ~ móc nối chủ thể với khách thể trong một hợp đề duy nhất. Sau này, Schelling dần kh|m ph| ra quan điểm của lịch sử, của khách quan và của thế giới m{ trong đó đ~ có tương quan lu}n lý và mỹ học. Nói cách khác, không phải chỉ chủ thể hoạt động mới có c|i kh|ch quan, nhưng c|i gốc khách quan nằm bên ngoài chủ thể hoạt động. Theo đó, Schelling chọn phê phán thứ ba của Kant về thẩm mỹ làm khởi điểm. Khởi điểm n{y cũng đ~ có tương quan với lu}n lý theo nghĩa con người có tự do và có trách nhiệm với chọn lựa của mình. Trách nhiệm được hiểu không phải là ‘làm hay không làm’ nhưng l{ ‘làm cách nào’ để qua đó mỹ học được tỏ lộ ra. Tự do trong mỹ học là biết cách hòa hợp trong sáng tác với việc cộng t|c thiên nhiên v{ tha nh}n, m{ qua đó nhận ra sự hiện diện của c|i đẹp bao gồm tất cả những gì bên ngoài và bên trong. Theo Schelling, trước khi chủ thể được đặt xuống để trở thành cái tương đối, thì đ~ có một phần khác tồn tại trước. Thế nên, thẩm mỹ l{ điểm cao nhất của tự do con người, vì con người không chỉ chọn tu}n theo lu}n lý nhưng còn đạt tới sự sáng tạo để diễn đạt c|i đẹp, đồng thời nhận ra thượng đế là vị đ~ ban cho con người khả năng linh cảm. Thượng đế không phải từ cái tôi chủ thể, cũng không phải từ c|i kh|ch quan, nhưng Ng{i đứng ngo{i v{ đứng trên chủ thể cũng như kh|ch thể. 78 d. Thẩm mỹ học Từ phê phán thứ ba về thẩm mỹ của kant, Schelling đ~ ph|t huy và khám phá những gì Kant đ~ bước v{o nhưng chưa thực sự hoạt động. Schelling cho rằng, mỹ học l{ điều then chốt giúp loại bỏ những rào cản m{ Kant đ~ đặt ra của thế giới hiện tượng và vật tự than. Điều n{y có nghĩa, khi con người bước vào thế giới mỹ học thì sẽ không còn phân biệt điều gì là hiện tượng hay vật tự thân nữa, nhưng tất cả là chất liệu để con người diễn tả cái đẹp.Schelling cũng đ~ vượt qua những gì m{ Fichte để lại trong việc phát huy phê phán thực tiễn của Kant, khi ông xóa bỏ ranh giới giữa thế giới hiện tượng và vật tự thân. Thực sự, ranh giới này chỉ có thể được phá bỏ khi thượng đế, cái tôi và thế giới được mở ra như l{ điều kiện qua đó tất cả hợp nhất thành mộ trong thế giới mỹ học. Schelling dần dần đ~ đi v{o trong thế giới lãng mạn. Schelling nhận định rằng, chủ thể và cái khách thể không thể tách rời nhau, vì không có chủ quan n{o m{ không có đối tượng, cũng như không có đối tượng n{o được biết mà không có chủ thể. Điều mà giúp nối kết chủ thể và khách thể là cái-thể-hiện (prepresentation), hay là cái hiện hữu được tái hiện hữu trong các tác phẩm mỹ thuật. Như vậy, thay vì phóng đại cái cái thế giới đối tượng hay chủ thể như Spinoza v{ Fichte đ~ thực hiện, Schelling hòa hợp khách quan với chủ quan, trong đó chủ thể thể hiện cái khách quan và thế giới kh|ch quan có trước nên bao gồm cả chủ thể. Schelling hiểu đ}y như một thực thể vì trong đó có sự hòa hợp giữa chủ thể và khách thể, v{ ông đ~ đi tìm c|i gốc của sự hòa hợp này. Schelling cho rằng, thế giới thực sự có sự sống trong nó và chủ thể có công năng để tiếp xúc với thế giới. Quá trình hòa hợp giữa thế giới và chủ thể được diễn tả qua thẩm mỹ học. Sự hòa hợp được thực hiện khi con người với tự do - trách nhiệm - sáng tạo được kết hợp với tự nhiên để kiến tạo nên sức 79 sống. Điều n{y có nghĩa, thiên nhiên vốn có sự sống trong đó nhưng điều quan trọng l{ con người phải biết c|ch đ|nh thức sự sống ấy, đặc biệt qua con đường thẩm mỹ. Sự hòa hợp giữa thiên nhiên và chủ thể cũng có thể được hiểu khi con người chú tâm xem xét những diễn biến trong thiên nhiên với sức sống được phát triển theo hướng tiến hóa, trong đó qu| trình tiến hóa của con người và của sự vật có sự liên kết với nhau. Đ}y l{ c|i nhìn theo lãng mạn và thế giới này đang tiến về sự sống, qua những tiến trình phát triển không ngừng từ những lo{i đơn giản cho tới con người. Vì vậy, thế giới tự nhiên bao gồm những khả thể mà chỉ con người mới có thể ý thức về chúng. Con người nhờ có khả năng ý thức về thiên nhiên mới có thể nhận biết thế giới n{y đang đi về đ}u v{ nên được hành xử ra sao. Con người một khi tự đặt mình làm chủ hoàn toàn trên thiên nhiên và tỏ ra không tôn trọng quy luật thiên nhiên, thì thiên nhiên tự nó cũng có những c|ch đ|p trả lại con người trong những thiên tai. Trong thẩm mỹ cũng vậy, con người không thể hoàn toàn áp chế thiên nhiên. Con người được ban cho khả năng vô hạn để diễn đạt cũng như hướng tới tuyệt đối, nhưng trên hết chính con người là một nghệ thuật cần được khám phá. Trực quan của con người về thẩm mỹ l{ điều m{ con người nhận ra trong nghệ thuật một cách thụ động. Nói c|ch kh|c, khi con người sáng tạo điều gì, con người không chỉ cậy dựa v{o t{i năng của chủ thể nhưng cần khôn ngoan biết đặt trong sự tương liên với khách thể. Theo đó, nghệ sỹ l{ người hoạt động nghệ thuật khi để linh cảm thẩm thấu, cộng thêm việc vận dụng những chất liệu được ban tặng qua đó diễn đạt chân lý trong tác phẩm nghệ thuật. Như vậy, hành vi sáng tác nghệ thuật là một quá trình làm cho một vật vô tri trở nên được ý thức hóa, qua bàn tay tài hoa và cái nhìn của nghệ thuật. Đối với Schelling, con người l{ điểm tụ của cả bên ngo{i v{ bên trong, để qua đó nhận biết cái gốc của tuyệt đối trong mọi sự. Tuyệt đối bao 80 gồm cả hai yếu tố chủ quan và khách quan và tuyệt đối nhờ chủ thể và khách thể được tỏ lộ ra, nhưng tuyệt đối không đồng hóa với hai yếu tố này. Tóm lại, tư tưởng của Schelling đ~ biến đổi qua rất nhiều giai đoạn. Trong thời kỳ đầu, ông đồng quan điểm với Fichte khi chọn cái chủ quan làm nền tảng, nhưng sau đó ông đ~ chấp nhận cả chủ quan lẫn khách quan. Dần dần, ông nghiêng hẳn về cái khách quan v{ sau cùng ông đi v{o thế giới thẩm mỹ. Tiếp sau, ông quan niệm tất cả ở trong thiên nhiên và gốc thiên nhiên là sức lực mà huyền thoại dùng những câu chuyện để bày tỏ ra. Schelling đ~ đề cập đến Thiên Chúa được bày tỏ qua mặc khải không chỉ qua những tín điều, mà còn qua tất cả những tôn giáo tự nhiên. Cuối đời, Schelling thực sự đ~ trở thành nhà huyền bí theo kiểu thần thoại. 3. George W. I. Hegel (1770-1831) a. Tư tưởng căn bản Hegel đ~ trình b{y phương ph|p biện chứng rất rõ ràng giữa chủ thể và khách thể với hợp đề là lịch sử đang tiến hóa. Cũng vì vậy, điểm khởi của Hegel từ đ}u thì không còn quan trọng, vì nếu có bắt đầu từ khách thể, thì thiên nhiên vẫn luôn là chất liệu tốt để con người có thể hoàn thành lịch sử; hay nếu có bắt đầu từ chủ thể thì chủ thể cũng cần khách thể, để chủ thể qua bàn tay của tuyệt đối hướng dẫn để làm nên lịch sử con người. Hegel đ~ có thời gian học cùng Schelling ở học viện thần học thuộc Tin L{nh, nên sau n{y Schelling đ~ mời Hegel làm việc chung ở Jena. Trong thời gian này, Hegel viết cuốn s|ch để phân tích và so sánh hai hệ thống tư tưởng của Fichte và Schelling. Ban đầu, ông nghiêng về phía Schelling hơn, nhưng từ khi ông viết 81 cuốn Hiện tượng học tinh thần năm 1807, ông đ~ có vị thế đứng riêng biệt và quay lại phê phán cả hai tư tưởng triết học của Fichte và Schelling. Hegel cho rằng, chỉ có cái nhìn của lịch sử mới có thể giải quyết được vấn đề tranh cãi giữa Fichte và Schelling. Mặc dầu, Fichte v{ Schelling đ~ loại bỏ giới hạn của thế giới hiện tượng và vật tự thân của Kant, ngang qua chủ thể h{nh động hay qua hoạt động của nghệ thuật, nhưng Fichte đ~ qu| chú trọng đến chủ thể, trong khi Schelling lại quá qui hóa chủ thể/khách thể về cái tuyệt đối nằm ở bên ngoài. Hegel cho rằng, cái tuyệt đối không phải là khách thể của chủ thể, cũng không phải chủ thể của khách thể, nhưng tuyệt đối đi từ vô vào hữu, tức từ tuyệt đối khi ngang qua chủ thể hay khách thể sẽ trở thành cái hữu hạn, hay hiện tượng của lịch sử. Hai thế giới hiện tượng và vật tự thân chỉ có thể được xóa bỏ, khi tuyệt đối trở thành giới hạn trong lịch sử tương đối, để hướng dẫn lịch sử con người đi v{o trong tuyệt đối. Hiện tượng học tinh thần l{ điều mà cả Fichte và Schelling đều công nhận là cái tuyệt đối, trong khi Hegel cho rằng tuyệt đối sẽ hướng dẫn tương đối. Đi tìm hiện tượng học tinh thần là quá trình hình thành lịch sử được tinh thần hướng dẫn. b. Biện chứng pháp Những điều quan trọng đối với Hegel phải kể đến là biện chứng pháp, tuyệt đối và tinh thần. Kant dùng biện chứng pháp để phân ra giải quyết vấn đề, trong khi hạn từ Aufheben l{ động từ, trong đó Au l{ đi lên, luôn l{ c|i động chứ không phải l{ tĩnh. Aukheven nghĩa l{ xem xét vị trí hiện tại đang có những gì tích cực cần phát huy hay những gì tiêu cực cần loại bỏ. Fichte đ~ đề ra con đường thăng hóa qua ba bước chính đề - phản đề - hợp đề, để qua đó có thể loại bỏ những cái xấu và phát huy những điều tốt. Tuy nhiên, c|c bước đi n{y phải được thực hiện trong thời gian luôn 82 biến động với sự bắt đầu và kết thúc, hay trong thời gian của lịch sử tính. Thời gian của lịch sử được hiểu khi hiện tượng có thể trở thành tri thức hay đối tượng của suy tư con người, với thời gian tính và lịch sử tính. Chính vì vậy, Hegel quan t}m đến phương thế để đưa chính đề - phản đề - hợp đề vào trong lịch sử. Lịch sử không chỉ bao gồm h{nh động luân lý hay nghệ thuật theo quan điểm của Fichte v{ Schelling, nhưng lịch sử còn là một quá trình không ngừng. Chính vì lịch sử luôn tiến và biến đổi theo thời gian, nên tất cả dù là nghệ thuật, tri thức, văn hóa hay văn minh của nhân loại đều phải đi trong thời gian tính. Fichte cho rằng, ở điểm hợp đề mới có thể biết được thời gian dịch chuyển ra sao và có sự khác biệt ra sao giữa các thời điểm. Hegel cho đ}y chính l{ tinh thần tuyệt đối. Đối với Hegel, tuyệt đối và thực tại l{ hai điều không thể tách rời, vì một bên nhấn mạnh thực tại và một bên nhấn mạnh lý trí. Cả Fichte v{ Schelling đều coi trọng cái tuyệt đối, tức là cái tự phản tỉnh giúp nhận ra sự tương quan của các phần. Theo Fichte thì chủ thể suy tư trở thành cái khách thể, trong khi Schelling quan niệm, khi khách thể ở trong chủ thể phản tỉnh, thì nó trở thành một phần của chủ thể. Đối với Hegel, chủ thể suy tư hay khách thể tuyệt đối cũng chỉ là một c|ch để diễn tả cái tuyệt đối, mà ông cho là tinh thần tuyệt đối. Tinh thần tuyệt đối không những bao gồm cả chủ thể và khách thể mà tinh thần tuyệt đối còn bao hàm cả tuyệt đối làm gốc cho tất cả. Trước khi tuyệt đối trở th{nh đối tượng thì nó là tuyệt đối, nhưng khi th{nh đối tượng thì đó l{ một cách cái tuyệt đối hạ xuống ở trong thời gian không gian của thế giới tự nhiên của sự tương đối. Tuy nhiên, c|i tương đối này không tách hẳn khỏi tuyệt đối, nhưng luôn được tinh thần tuyệt đối hướng dẫn. Thế nên, điều quan trọng nhất đối với con 83 người là tìm cách hiểu xem cái tuyệt đối đang muốn mình làm gì trong tiến trình làm nên lịch sử. Khi đề cập đến lịch sử là bao hàm điểm bắt đầu và kết thúc, tuy nhiên lịch sử hiện tại có tương quan với lịch sử trong quá khứ. Thật vậy, lịch sử quá khứ có thể làm chất liệu để qua đó con người phản tỉnh để nhận ra những bài học kinh nghiệm rất quan trọng cho lịch sử hiện tại cũng như trong tương lai. Tinh thần tuyệt đối tự nó là tuyệt đối, nhưng trong những chặng đường mà lịch sử đi qua, thì tinh thần tuyệt đối hướng dẫn con người trong cách thế tương đối của con người, để con người nhận ra được ý nghĩa của lịch sử. Khi con người nhận biết được lịch sử đang tiến về đ}u thì con người cũng có thể lượng định xem lịch sử ấy đ~ đi đúng hướng hay cần chỉnh sửa sao cho hợp lý. c. Hiện tượng học tinh thần Tiến trình lịch sử con người được Hegel cụ thể hóa trong cuốn Hiện tượng học tinh thần. Đối với ông, dù cho là luận lý, tôn giáo, lịch sử hay văn hóa, thì tất cả cũng cần cái phiếm luận lý với chính đề - phản đề - hợp đề, và Hiện Tượng Học Tinh Thần của ông cũng không ngoại lệ. Trước hết, Hegel đặt ra chính đề qua tiến trình hình thành tri thức. Tiến trình n{y được thực hiện từ thế giới tự nhiện v{ kh|ch quan bên ngo{i, đi vào tri thức của con người. Hegel đ~ bắt đầu bằng những từ ngữ căn bản nhất như: cái này, cái kia, có, không có….Điều căn bản nhất ở đ}y được con người tiếp xúc khách quan qua giác quan, qua cảm nhận để biết đó l{ gì, từ đó bắt đầu hình thành nội dung tri thức. Điểm khởi n{y tuy đơn sơ nhưng rất chắc chắn. Cụ thể, ta thường nghĩ những câu nói như ‘đây là cái đồng hồ’, ‘cái kia là cái máy tính’ hay ‘chỗ này’, ‘cái kia’… là những gì đ~ rất cụ thể, tuy nhiên chúng không cụ thể chút nào. Khi một người nói ‘cái này’ thì ‘cái này’ là cái theo anh ta chỉ, trong khi người kh|c cũng nói ‘cái này’ nhưng ‘cái này’ thì lại là 84 cái theo chị ta muốn đề cập. Thế nên, ‘cái này’ trở nên rất mơ hồ. Chính vì vậy, phát biểu để chỉ ra cái này, cái kia, cái nọ…mà không có đối tượng thì chỉ là ảo ảnh. Thế nên, gốc của tri thức l{ để làm cho người ta có thể nhận ra nó là tri thức v{ để đưa v{o trong lịch sử. Ý nghĩa của lịch sử vì vậy có thể sẽ nguy hiểm vì nó là trừu tượng hóa ngôn ngữ. Trong câu phát biểu ‘đây là cái đồng hồ’ thì cụm từ ‘đây là’ vừa là trừu tượng nhất cũng vừa l{ đơn giản nhất. ‘Đây là’ nói lên điều tôi đang quan t}m đến, nhưng người khác có thể không biết điều tôi muốn ngụ ý là gì, nếu họ không có tiếp xúc gần và chú tâm nghe lời phát biểu. Thế nên, người nói ý thức được ngụ ý sau lời phát biểu của mình ‘đây là’ có nghĩa c|i gì. Phương tiện ph}n tích l{ căn bản của tri thức vì nó giúp nối kết giữa vật chất v{ ý hướng của con người. Khi tôi không tiếp cận với người phát biểu ‘đây là’ thì tôi không thể biết được anh ta muốn đề cập về điều gì và do vậy tôi có thể ph|n đo|n sai m{ qua đó có thể kéo theo những hậu quả khác vì sự liên hệ trong chuỗi sự kiện của lịch sử. Tắt một lời, việc hình thành tri thức bắt đầu từ những từ ngữ căn bản như ‘đây là’ , ‘kia l{’…trong đó trước nhất phải kể đến vật chất được ngụ ý, kế đến l{ ý hướng của người phát biểu và cuối cùng là vật chất được lồng vào quá trình sinh ra cảm nghiệm. Husserl cũng nhận thấy rằng, con người phải tìm về cái vật để lịch sử con người bắt đầu, từ những ý thức hệ v{ đưa thế giới thiên nhiên vào trong thế giới con người, qua đó con người bước tới việc hình thành tâm linh tự tại. Đối với Hegel, hình thức tâm linh l{ ước muốn của con người v{ ước muốn có vai trò rất quan trọng. Khi con người có ước muốn thì đồng thời con người cũng ý thức hiện tượng ở đằng trước mình là gì và biến hiện tượng thành đối tượng quan sát. Ví dụ, khi phát biểu ‘đây là cái đồng hồ’ thì đồng thời người phát biểu hay chủ thể cũng gắn với đối tượng cụ thể. Đối tượng được quan s|t l{ kh|ch quan bên ngo{i, nhưng khi đối tượng trở thành hiện tượng của tâm linh tự tại, thì đối tượng 85 mất đi tính kh|ch quan khi được đưa v{o trong nội quan theo ước muốn của chủ thể. Hiểu một c|ch đơn giản, một người chưa hề biết được chiếc điện thoại di động l{ gì, nhưng khi tôi đưa chiếc điện thoại di động của tôi cho anh ta xem v{ hướng dẫn cho anh ta cách sử dụng, lúc đó anh ta dần dần hiểu ra và tri thức về chiếc điện thoại trở nên có liên hệ cũng như đi v{o tri thức nội tại của anh ta. Khi đề cập đến chủ thể thì ngụ ý đến một ý nghĩa chủ quan, trong khi đối tượng l{ c|i đối diện với chủ quan và tự quy về chính nó, nhưng cùng một trật thì chủ thể cũng ý về đối tượng theo một ý nghĩa n{o đó do bởi tha hóa của chủ thể. Khi phản tỉnh thì nhận ra rằng, giữa chủ thể và những đối thể không thể loại trừ nhau, vì chủ thể sẽ là gì khi không có khách thể, cũng như kh|ch thể sẽ không được tri nhận là gì nếu không có chủ thể tri nhận. Hegel phân biệt rõ ràng giữa khách thể là vật trong thiên nhiên và khách thể l{ con người như tôi. Do vậy, cách mà chủ thể đối diện với khách thể sẽ rất khác nhau và tôi không thể hành xử với người kh|c như một phương tiện nhằm phục vụ cho mục đích của tôi. Đ}y l{ qu| trình ý thức mà Hegel diễn tả trong tương quan giữa chủ và nô, với điểm khác biệt l{ tha nh}n được đặt trong tương quan xã hội. Ông chủ l{ người thống trị những người nô lệ trong khi những nô lệ không muốn bị thống trị. Tương quan chủ-nô vừa lệ thuộc vừa loại trừ nhau, hay theo cách nói của Hegel thì đ}y l{ hành vi vừa tha hóa chính mình vừa tha hóa người khác. Nếu như trước đ}y anh l{ bạn của tôi thì bây giờ qua công việc buộc anh phải làm theo những gì tôi muốn, hay ngược lại, tôi cũng không có tự do như trước đ}y trong tương quan bạn bè với anh. Điều này có nghĩa, cả chủ v{ nô đ~ không có được tự do hay đ|nh mất đi bản ngã của mình. Thế nên, tha hóa giữa tôi và tha nhân là những gì quá trình tâm linh tự tại khám phá ra. Thế nên, khi nhận ra tình trạng tha hóa của mình thì người ta có thể đấu tranh nhằm loại bỏ 86 những gì bất hạnh. Thế nên, qua tâm linh tự tại phản tỉnh, người ta có thể đồng ý hay không đồng ý cũng như ước muốn làm nên lịch sử theo cách nào. Từ đ}y, Hegel đi tới điều m{ con người thường có trong tương quan với nhau, để nhận ra cái gì nên làm hay không, tức là một bước ‘lùi lại’ để rồi tiến theo dòng lịch sử với sự tự do. Tuy nhiên, nếu con người coi tự do là hậu quả tất yếu của những việc l{m kh|c, theo nghĩa ‘tôi bỏ tiền ra thì anh phải làm theo tôi’, thì bấy giờ chủ v{ nô đ~ tìm c|ch trói buộc nhau, có khi dẫn đến diệt trừ nhau theo tư tưởng của Marx. Tới đ}y Hegel đi v{o hợp đề. H{nh trình đi v{o chính đề được khởi đi từ việc làm sao cho thế giới bên ngoài khách quan trở thành nội tại của mình, sau đó mới phản tỉnh xem thế giới khách quan là vật hay l{ con người. Lúc này, tôi mới đi tới bước chấp nhận hay không chấp nhận tương quan chủ-nô. Hợp đề được hiểu theo nghĩa, chủ thể hữu hạn được nâng lên thành ý thức tự tại tổng quát, hay là tinh thần. Từ việc nhận biết như vậy, con người phải tìm c|ch để có thể thăng hoa v{ loại bỏ vai trò chủ-nô, để đi vào trong tinh thần cao hơn, hay hướng về tinh thần tuyệt đối. Tinh thần tuyệt đối là tự hữu, tự ý thức mình viên mãn, đồng thời nhận ra sự viên mãn của mình nơi tha nh}n, v{ tham dự vào việc phát triển tha nhân. Thế nên, con người cần ý thức mình v{ người kh|c đang tìm c|ch để xây dựng nên lịch sử tốt đẹp hơn, bằng cách thi hành những gì mà tinh thần đang hướng dẫn con người. Nói cách khác, nếu trật tự xã hội đưa tới hạnh phúc cho mỗi người, thì mỗi người phải sống trong xã hội bằng c|ch nương dựa lẫn nhau, cũng như mỗi cá thể tự do góp phần vào hạnh phúc cuộc sống không chỉ cho mình m{ còn cho người khác. Thế nên, lịch sử giúp con người nhận ra bài học tự do, để rồi kiến tạo tự do mang lại hạnh phúc cho mọi người và nhờ đó thăng hoa cuộc sống. Để được như vậy, con người kết hợp với tuyệt đối v{ để tuyệt đối thanh luyện cũng như hòa hợp con người với nhau. Đ}y chính l{ 87 chóp đỉnh mà tinh thần đ~ đưa tất cả những hiện tượng vào trong mình để trở th{nh mình v{ đạt tới mức thành toàn. B. PHẢN ỨNG ĐỐI VỚI HEGEL Nhìn chung, có hai phản ứng căn bản đối với tư tưởng của Hegel, một bên coi Hegel như thần tượng, đặc biệt đối với phái Hữu Hegel (hay Hegel Già), tức tư tưởng Hegel trong khoảng thời gian ông dạy ở Berlin cho đến khi qua đời. Những tư tưởng trong khoảng thời gian n{y được xem như một kho tàng quý mà Hegel để lại để những người theo ph|i n{y tìm c|ch ph|t huy, đặc biệt là kho tàng về tôn gi|o suy tư của ông. Bên cạnh phái Hữu Hegel là phái Tả Hegel (hay Hegel Trẻ), tức theo tư tưởng Hegel trong thời gian ông còn dùng những phương thế của Fichte và Schelling. Hai trường ph|i n{y thường phản bác lẫn nhau. Trong phần trình bày dưới đ}y sẽ dành tập trung đi s}u hơn v{o những tư tưởng của những triết gia thuộc phái Tả Hegel. 1. Phái Hữu Hegel Có thể nói, tư tưởng tinh thần tuyệt đối hướng dẫn lịch sử của Hegel là vấn đề m{ hai trường phái Tả Hegel và Hữu Hegel tranh luận với nhau gay gắt nhất. Duy Tâm theo Hegel hay việc đồng hóa tôn giáo với tư tưởng của Hegel, là tiền đề sinh ra hai phái Hữu Hegel và Tả Hegel. Phái Hữu Hegel nhận ra tôn gi|o m{ Hegel đề cập đ~ hướng dẫn con người về tuyệt đối theo biện chứng pháp của ông. Qua biện chứng ph|p n{y, con người đang dần hướng về cái tuyệt đối, tức là cái mục đích cuối cùng của lịch sử. Tuy nhiên, để đi đến mục đích cuối cùng, thì con người có thể khám phá ra theo cách Hegel, từ những cái cụ thể, hay từ nh}n tính được thăng hóa, được phú bẩm của thiên tính, để có khả năng trở thành thiên tính. Đ}y chính l{ tư duy m{ họ muốn kh|m ph| ra v{ tìm c|ch để 88 đồng hóa tư duy n{y với thần học của Hegel. Chính vì vậy, tư duy là cái có thực, tức l{ anh suy tư đến đ}u, để tìm kiếm những mầu nhiệm đ~ được ẩn dấu, hay l{ đ~ được hướng dẫn, để con người đi về trong tuyệt đối. Vì vậy, đối với những người này thì thần học là học về một vị thần của tuyệt đối. Cách thế mỗi người đi v{o trong tuyệt đối như thế nào trở thành phái thần học tự do. Mỗi người theo cách thế của mình đi v{o trong những mầu nhiệm hay thần bí, vượt qua kinh nghiệm con người. Có những tư tưởng đ~ đưa thần bí vào trong phong trào lãng mạn. Lãng mạn cũng l{ phần của con người, nhưng nó chưa được xếp vào trong lịch sử, để rồi lịch sử đó có một ý nghĩa thực sự. Trên đ}y l{ những quan điểm của phái Hữu Hegel và họ thường không đặt vấn đề với Hegel, nhưng đơn thuần chỉ theo con đường m{ Hegel đ~ vạch ra để tìm về tuyệt đối. 2. Phái Tả Hegel Phái Tả Hegel ủng hộ tư tưởng Hegel trong thời gian ông còn trẻ với đầy nghị lực, khi ông vừa phê phán vừa kiến tạo, đặt trên sứ mạng của con người l{ tình yêu giúp vượt bỏ những bó buộc của luân lý. Chính vì vậy, Hegel vẫn coi trọng Kitô hữu ở chỗ lấy tình yêu để loại bỏ v{ vượt qua những bó buộc của luân lý. Các triết gia Đức Quốc Duy T}m đ~ tra vấn những gì Kant đặt ra, như l{ c|i tôi h{nh động, thì c|i tôi h{nh động này không phải là qua bó buộc lu}n lý như qua niệm của Kant, nhưng lu}n lý n{y đ~ được tháp nhập và trở thành tình yêu của Hegel thời trẻ. Đỉnh cao của tư tưởng Hegel khi ông còn trẻ l{ khi ông đối chiếu so sánh hai hệ thống tư tưởng của Fichte v{ Schelling, để rồi qua tình yêu hòa hợp cả chủ quan và khách quan với nhau. Điều này có thể hiểu được vì tình yêu mà không có chủ quan thì không có tính yêu, cũng như nếu không có khách quan thì không phải l{ tình yêu. Đ}y là một th|i độ phê phán rất mới, vừa duy tâm vừa lãng mạn. Khởi 89 đi từ tôn gi|o để rồi nhận ra tôn gi|o cũng theo hợp đề của chủ thể và khách thể, và tình yêu trở thành rõ ràng nhất để vừa trả lời cho Fichte vấn đề cái tôi hoạt động (ego acting) từ đ}u tới, vừa trả lời cho Schelling vấn nạn làm sao có sự tương hợp giữa chủ thể và khách thể. Đối với vấn đề này thì phái Tả Hegel khác với phái Hữu Hegel, bởi vì phái Hữu Hegel đ~ kiến tạo cho mình một chỗ đứng tư duy, không những là triết học m{ còn l{ tôn gi|o, để dần dần đi vào tuyệt đối. a. Ludwig Feuerbach (1804-1872) Phái Tả Hegel phản bác phái Hữu Hegel ở tinh thần tuyệt đối, m{ đứng đầu là Feuerbach. Khi còn học với Hegel ở Berlin, ông đ~ tìm hiểu triết Hegel với quan điểm thần học và Feuerbach nhận thấy Hegel đ~ đưa triết duy t}m như trở thành thần học Kitô giáo. Chính vì vậy, ông phản bác triết học duy tâm và cùng một trật phản bác cả thần học Kitô gi|o. Đ}y l{ tiền đề mà sau này ảnh hưởng cả các triết gia khác trong phái Tả Hegel, khi họ không cần đặt lại vấn đề, nhưng chỉ quan niệm rằng: thần học Kitô giáo là triết học Hegel với đỉnh cao là tinh thần tuyệt đối. Feuerbach đặt vấn đề với Hegel về vị thế của con người khi đề cập đến tinh thần tuyệt đối. Đối với Hegel, con người qua tư duy để trở thành tuyệt đối. Feuerbach đặt vấn đề, nếu tuyệt đối ở ngo{i con người thì đồng nghĩa với vô thần, còn nếu tuyệt đối ở trong con người thì nó có quan hệ gì với con người. Theo đó, Feuerbach đ~ đưa tinh thần tuyệt đối của Hegel thành cái phóng chiếu, tức đặt con người làm khởi điểm để đi tìm câu trả lời. Điều n{y có nghĩa, con người có ước muốn, là những gì con người nghĩ ra, v{ đưa nó th{nh tinh thần tuyệt đối. Nói cách khác, cái tuyệt đối chỉ là phóng chiếu con người với những gì mình mong ước, là có thể đạt tới thần thánh, cho thần thánh thành cái đích của giấc mộng con người muốn đạt tới. Nếu như vậy, lịch sử 90 là cái mà qua phóng chiếu trở th{nh lý tưởng của con người. Lý tưởng của con người đối với Feuerbach rất cảm tính. Cảm tính là con người nhận ra sự tương quan với người khác, với thế giới và với chính mình, một cái có cảm xúc chứ không phải tư duy. Kinh nghiệm tôn giáo là kinh nghiệm cảm tính đ~ để lại cho con người, để con người đưa tình yêu v{o c|i tinh thần tuyệt đối. Tình yêu Feuerbach muốn khám phá là tình yêu Hegel thời còn trẻ đặt ra nhưng không ph|t triển theo tình yêu nữa, mà dần dần cảm giác đó trở thành kinh nghiệm v{ được nội tại hóa. Qua nội tại hóa thì kinh nghiệm có được sự giằng co giữa cái tôi và cái tha thể, cũng như qua sự giằng co mới có lịch sử đi theo biện chứng pháp. Feuerbach đ~ lật ngược tinh thần tuyệt đối Hegel thành cảm tính của tương đối. Nói cách khác, sự thực cái phóng chiếu là cái mà Feuerbach coi như l{ hy vọng của con người có thể đạt tới. Chính cái phóng chiếu n{y đ~ l{ nguồn cảm hứng cho nhiều nhà vô thần như Nietzsche, Sigmund Freud. Feuerbach đ~ khởi đi từ niềm tin Kitô giáo khi những tín hữu nhìn nhận Thiên Chúa làm nguồn cho tất cả đều được quy hướng về Ngài, và từ trình thuật tạo dựng trong Kinh Thánh: “Thiên Chúa dựng nên con người theo hình ảnh của Thiên Chúa.” Từ những tư tưởng n{y, ông đảo lộn tất cả khi cho rằng “con người dựng nên Thiên Chúa theo hình ảnh của con người.” Ông đ~ xoay chuyển thần học thành thần nhân học, tức là cái thần trở th{nh như thể cái nhân. Về vấn đề n{y, David Strauss cũng nghiên cứu về lịch sử của Phúc }m, qua đó ông chỉ giữ lại những gì m{ ông cho l{ đ~ xảy ra trong lịch sử, và cắt bỏ những chi tiết mà ông cho là do con người thêm thắt v{o, như những phép lạ hay các mầu nhiệm. Cuối cùng, ông quan niệm rằng Phúc }m cũng chỉ là dựa trên kinh nghiệm của con người trong lịch sử v{ Đức Giêsu được xem là một vị thầy lý tưởng về nhân bản. Nhân bản còn được diễn tả theo c|ch kh|c l{ để cho cảm tính con người trở th{nh điều giúp con 91 người hạnh phúc và phóng chiếu tất cả hy vọng con người vào trong Phúc }m. Theo đó, Feuerbach thực sự không phản đối tôn gi|o, nhưng ông đặt ra một tôn giáo mới lấy nhân bản hay con người l{m căn bản v{ đưa c|i cảm tính phóng chiếu lên thành thần thánh. b. Karl Heinrich Marx (1818-1883) Marx bị ảnh hưởng bởi Feurbach, khi ông nhận thấy Feurbach d|m đối chọi và phê phán cả Hegel. Marx sau n{y đặt lại vấn đề về tinh thần tuyệt đối, khi cho rằng nếu là tinh thần thì tinh thần ấy chỉ l{ tương đối, hay nếu không thì chỉ là cảm xúc. Marx đồng ý với Feuerbach, khi phá bỏ cái tuyệt đối và chỉ chấp nhận cái cảm nhận đặc thù của con người. Nếu vậy, tuyệt đối có thể được hiểu theo nghĩa con người đ~ bỏ c|i lý tưởng xa vời, trừu tượng để quay lại với con người cụ thể. Cũng như Feuerbach, Marx coi tư tưởng triết học của Hegel về tinh thần tuyệt đối là một tôn gi|o. Theo hướng này, Feuerbach và Marx lấy con người thay thế cho triết học của Hegel. Vì vậy, con người coi như một nhân bản, trong đường hướng đ~ ph}n biệt cái thần học và hiện tượng của thần học. Hiện tượng của thần học l{ c|i m{ người kh|c đ~ nhận nó như thần học, dù nó không phải là thần học. Về vấn đề n{y, Feurerbach đ~ xoay chuyển thần học thành thần nhân học, v{ Marx đ~ theo tư tưởng phóng chiếu của ông ta. Cái gốc tha hóa phải được giải quyết hoặc phải dẹp bỏ Thiên Chúa theo như kiểu thần học tự nhiên. Điều còn lại đối với con người chỉ là thế gian này với những luật lệ tự nhiên và tự do con người l{ để tìm cách thế đưa thế giới này trở thành của mình, tức trở thành lịch sử mà mình muốn xây dựng. Suy cho cùng thì tôn giáo chỉ còn là niềm tin được thể hiện qua cảm xúc của những người nghĩ về mình, cho mình và bởi mình. Marx là một triết gia vô thần duy vật, quan t}m đến chính trị, chế độ cộng sản và sự đổi thay thế giới. Lý tưởng mà Marx kế thừa 92 từ c|c tư tưởng trước ông l{ lý tưởng của vô thần duy vật, muốn thay đổi thế giới chứ không phải để hiểu thế giới. Marx mặc dầu thừa kế tư tưởng của Freuerbach về tôn gi|o, Marx đi thêm một bước khi phê bình rằng, Feuerbach hiểu thần học nhưng không hiểu nhân học. Marx đặt vấn đề khi Feuerbach một mặt đ~ biến thần học thành nhân học , tức Thiên Chúa và tôn giáo không còn chỗ đứng nữa, nhưng Freuerbach vẫn coi trọng vấn đề tôn giáo và đặt nó trên nhân tính của con người. Đối với Marx, tôn giáo là sản phẩm của xã hội vô thần. Ông viết về nh}n tính con người theo kiểu xã hội và rồi dần dần biến thành Cộng sản. Marx lấy cái vô thần của Feuerbach mà không cần để ý đến tôn giáo nữa, thay vào đó nhấn mạnh việc cải biến xã hội. Niềm tin đối với Marx là một sự tha hóa và tôn giáo là thứ tha hóa mạnh nhất cần loại bỏ. Kể từ năm tuyên ngôn cộng sản đảng (1848), Marx coi tôn giáo là ý thức hệ thượng tầng để kiến tạo hạ tầng của xã hội, kinh tế và chính trị. Bên cạnh việc thừa hưởng tư tưởng của Freurerbach, Marx cũng lấy tư tưởng từ Bruno Bauer. Bauer muốn tách biệt tôn giáo khỏi chính trị để một mặt hai bên khỏi lợi dụng lẫn nhau, mặt khác vì thế mà tôn giáo không còn chỗ để dựa nơi chính trị nữa sẽ tự động bị tan rã. Tuy vậy, Bauer vì l{ người theo Do Thái giáo nên ông chỉ thấy Do Thái giáo là có lợi cho chính trị. Điều n{y có nghĩa Bauer không gạt bỏ tôn giáo. Thừa hưởng tư tưởng n{y nhưng Marx còn đi thêm một bước nữa khi chỉ trích Bauer vì ông đ~ không hủy bỏ tôn giáo mà chỉ thay thế tôn gi|o. Theo tư tưởng này, Marx không những quan điểm cần tách biệt giữa chính trị và tôn giáo mà còn muốn loại bỏ tôn giáo khi quan niệm tôn giáo chỉ được thi h{nh riêng tư m{ thôi. Trong quá trình hình thành chủ nghĩa cộng sản, Marx còn chịu ảnh hưởng của Moses Hess và Pierre J.Proudhon. Proudhon gọi tên thế gới tương lai l{ thế giới cộng sản, tức nơi đó mọi người là 93 ngang bằng nhau, cùng chịu trách nhiệm v{ hưởng lợi như nhau. Đối với Moses, ông được mệnh danh l{ kinh sư cộng sản và ông lấy tư tưởng trong Cựu ước như vấn đề không bóc lột để xây dựng tư tưởng của mình. Qua những tư tưởng này, Marx phát huy chúng trở thành vô thần duy vật, với lý tương Cộng sản và thay đổi thế giới chứ không phải để hiểu thế giới. Tóm lại, về tôn gi|o thì tư tưởng của Marx cũng chia l{m hai giai đoạn. Trong thời kỳ ông còn trẻ thì ông phê ph|n tôn gi|o để sửa sai nhân bản Kitô gi|o, trong khi đó thời kỳ sau đặc biệt trong cuốn tư bản luật thì tư tưởng của Marx coi tôn giáo gắn liền và giúp cho kinh tế chính trị đi theo hướng Cộng sản, do vậy c|i đằng sau thượng tầng hay hạ tầng l{ không được phép. Nếu đ}y l{ tôn giáo thì hạ tầng n{y l{ tư bản, còn nếu đ}y l{ một ý thức hệ, ở dưới là chính trị-kinh tế, để rồi đi tới ý thức vô sản và Cộng sản trở th{nh thiên đ{ng m{ Marx muốn xây dựng nên. Chính ý thức về vô sản, tức lấy người nghèo vô sản làm gốc, mà cả hệ thống Cộng sản của Marx đi với nhau và sau này trở th{nh đường hướng của cộng sản ở Đông Âu, ở Trung Quốc v{ c|c nước thứ ba. Biên tập: Hoàng Thanh Phong, S.J. 94 CHƯƠNG 6 - TRIẾT HỌC PHÂN TÍCH VÀ NGÔN NGỮ HAY TRIẾT HỌC THỰC NGHIỆM Dẫn nhập Khi khoa học nh}n văn lên ngôi, người ta lấy con người làm trung tâm của mọi sự mà quên mất giá trị của khoa học thực chứng. Khi đó, sự suy xét, phán quyết dường như bị đẩy vào thái cực cảm xúc, nhân bản mà thiếu mất tinh khoa học để kiểm định những quyết định v{ suy tư. Chính trong bối cảnh ấy, triết học phân tích và ngôn ngữ ra đời. Những người theo trường phái triết học mới n{y đ~ cố gắng làm cho những suy tư, ph|n quyết được rõ ràng và minh bạch. Điều đó không gì kh|c hơn l{ họ đ~ đưa những điểm mạnh của khoa học tự nhiên để bổ túc cho khoa học nh}n văn. 1. Nhìn lại đôi nét của suy tư triết học từ sau Kant đến Marx Khoa học Tự nhiên, bao gồm mọi khoa học liên quan đến tự nhiên như thiên văn, điện, hàng hải, cơ khí,… Khoa học tự nhiên thì đi theo hướng khách quan, từ ngo{i đi v{o bên trong con người. Nó dùng lý trí để kiểm chứng c|c suy tư. Chính vì thế, khoa học tự nhiên có sự rõ ràng và sáng sủa nhưng cũng không thiếu sự cứng nhắc, khô khan. Nhưng chính sự rõ ràng và sáng sủa này lại l{ điều sẽ giúp ích một phần không nhỏ trong sự phát triển của khoa học nh}n văn. Tuy nhiên, trong lịch sử thì từ sau Đức Quốc Duy T}m, người ta dường như chỉ còn để ý đến khoa học nh}n văn m{ l~ng quên khoa học tự nhiên. Khi lấy con người l{m trung t}m để suy tư thì mọi vấn đề đều xoay quanh việc diễn tả chính con người ra bên ngo{i. Dó đó, khoa học nh}n văn lại trở thành khoa học nhân bản. 95 Người ta quên mất điều quan trọng m{ Kant đ~ nhắc tới. Đó chính là khoa học nằm trong thế giới khả nghiệm của con người. Nó là một thế giới hiện tượng liên hệ đến con người, của con người. Hơn nữa, nó còn mang tính khách quan, bên ngoài và bao trùm con người. Nó tồn tại trước khi con người sinh ra và tiếp tục tồn tại song song với con người cho đến khi con người trở thành tuyệt đối. Đ}y l{ điểm suy tư của Hegel. Tuy nhiên, Marx không đồng ý điều đó. Ông cho rằng thế giới chỉ kh|ch quan khi con người nhận ra được rằng nó là khách quan mà thôi; chứ không phải thực sự nó l{ kh|ch quan. Như vậy, Marx về sau đ~ đưa thế giới tự nhiên trở nên công cụ phục vụ cho ý muốn của con người. Nhưng dù sao đi nữa, mọi suy tư đều cần được diễn tả qua các mệnh đề. Chính qua các mệnh đề ngôn ngữ này mà những người mong muốn có được sự rõ ràng trong phán quyết đ~ có thể tìm ra con đường áp dụng c|c điểm mạnh của khoa học tự nhiên. 2. T|c động của khoa học tự nhiên trên ngôn ngữ Một điều không thể phủ nhận là khoa học tự nhiên cần đến hai điều căn bản m{ Kant đ~ đưa ra. Thứ nhất là tính phổ quát và tất yếu để có thể xác lập một quyết định khoa học. Thứ hai là phải có cái mới vì nghiên cứu khoa học là để tìm ra cái mới mẻ. Trước hết, chúng ta nhận thấy rằng, khoa học tự nhiên bắt nguồn từ kinh nghiệm. Mà kinh nghiệm thì chỉ cho nó cái mới mà thôi; bởi vì kinh nghiệm là luôn luôn mới. Còn cái phổ quát và tất yếu, là cái tối cần để có thể đưa ra một kết luận khoa học, thì được nhận ra qua nguyên tắc đồng nhất và bất mâu thuẫn. Những nguyên tắc về mặt logic n{y được Kant đặt vào trong tập hợp những điều thuộc về bẩm sinh (A priori). Nhưng quan 96 điểm của Kant thiếu tính uyển chuyển để đưa c|i luận lý này vào thực tại vì Kant bắt thực tại đi v{o c|i luận lý của ông ta đặt ra, luận lý siêu nghiệm. Vấn đề bẩm sinh hay không bẩm sinh đó lại chẳng mang giá trị cần thiết n{o đối với khoa học tự nhiên. Nói cách khác, khoa học tự nhiên chỉ quan t}m đến những nguyên tắc logic; để khi người ta nói “A l{ A” thì mệnh đề này chỉ có một giá trị l{ đúng v{ phải l{ như vậy. Đó l{ một thứ ngôn ngữ lý tưởng mà chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu sau đ}y. 3. Vai trò của ngôn ngữ lý tưởng Vấn đề đặt ra l{ l{m sao để luận lý đi đôi với thực tại, nghĩa l{ c|i được biểu lộ ra vừa đúng với luận lý và thực tại? Đ}y chính l{ vấn đề của ngôn ngữ. Chúng ta ghi nhận rằng thực tại l{ điều mà ngôn ngữ có thể đặt ra, mà ngôn ngữ cũng có thể trở thành biểu lộ của luận lý. Ngôn ngữ quan trọng như vậy nhưng không phải bất cứ ngôn ngữ n{o cũng có thể dùng được mà phải là ngôn ngữ khoa học, ngôn ngữ lý tưởng. Điều đó có nghĩa l{ khi nói l{m sao thì người khác hiểu như vậy, không nói một đằng hiểu một nẻo. Chẳng hạn, có những ký hiệu khoa học đơn giản như: có, không, và, hoặc, khẳng định, phủ định,... khiến cho mọi người xem, nghe không thể hiểu nhầm được. Đó l{ mệnh đề của ngôn ngữ, của luận lý. Ký hiệu của khoa học đồng hành với ngôn ngữ lý tưởng. Tuy nhiên, vấn đề l{ l{m sao chúng ta có được ngôn ngữ lý tưởng đó? Trước tiên, không ai có thể phủ nhận rằng ngôn ngữ mà vừa khẳng định, vừa phủ định là ngôn ngữ “ba phải” v{ không thể dùng cho khoa học được. Nói cách khác, khoa học không thể dùng ngôn ngữ bình thường để làm ngôn ngữ khoa học. Khoa học trên thực tế chỉ dùng loại ngôn ngữ đích thực hay lý tưởng mà thôi. 97 Ngôn ngữ lý tưởng này từ thế giới bên ngo{i đi v{o chủ thể và từ chủ thể đó biểu lộ ra. Nói cách khác, kinh nghiệm là chủ thể gặp đối tượng từ thế giới bên ngo{i đi v{o qua ngôn ngữ lý tưởng. Kinh nghiệm được biểu lộ ra bằng ngôn ngữ lý tưởng để chủ thể hiểu được đối tượng qua ngôn ngữ này. Quan trọng là phải có đối tượng đi v{o. Nếu không có đối tượng đi v{o sẽ không còn cái gì là mới. Như thế, ngôn ngữ lý tưởng hợp với cái mới theo nghĩa, nó có logic l{m căn bản để nói lên thực tại. Qua đó, chủ thể nhận ra thực tại qua hình ảnh mà ngôn ngữ lý tưởng gợi lên. Đồng thời, cái thực sự có và trở nên kinh nghiệm cho chủ thể đó được x|c định chính là thực nghiệm. Thiết nghĩ cũng nên nhắc lại, triết học thực nghiệm (Positivism) l{ trường ph|i suy tư triết lý m{ trong đó, người ta nhận thấy rằng thế giới đi v{o chủ thể qua ngôn ngữ lý tưởng (thứ ngôn ngữ có tính chính xác và minh bạch) để chủ thể nhận ra nó là kinh nghiệm về một điều gì đó vốn có thể l{ đối tượng của khoa học tự nhiên. Positive l{ c|i gì đó được dữ kiện hóa, được tạo ra; để rồi nó được người khác xác nhận. Ở đ}y, thực nghiệm đòi buộc phải có thực chứng (verification: c|i đúng, thực và có thể làm chứng), đòi hỏi được chứng minh (nghĩa l{ phải verify nó). Nhờ có thực chứng, tôi chấp nhận và bằng lòng với quan niệm của anh hay chấp nhận điều anh nói, vì c|i được anh diễn đạt đúng với kinh nghiệm tôi có được trong thế giới. Tuy nhiên, triết học thực nghiệm mặc dù nại tới tầm quan trọng của kinh nghiệm, nhưng không vì thế m{ người ta có quyền đ|nh đồng phái triết học này với trường phái duy nghiệm. Do đó, chúng ta cũng nên lược sơ qua mối quan tâm của c|c trường phái này. 4. Mối quan tâm của Chủ Nghĩa Duy nghiệm và Triết học Thực nghiệm 98 Để thấy rõ mối quan tâm của hai trường phái này, chúng ta cùng điểm qua suy tư của một v{i gương mặt nổi bật. a. August Comte Đến thế kỷ 19, người ta bắt đầu có c|i nhìn quy hướng mọi suy nghĩ v{ phương ph|p về khoa học tự nhiên. Ngay cả August Comte (1797 – 1857), mặc dù là nhà xã hội học nhưng ông cũng giống như c|c nh{ nh}n văn kh|c, nhận thấy rằng cần nhờ đến cái nhìn của khoa học để có thể giải quyết những vấn đề rắc rối hay mơ hồ. Trên quan điểm xã hội học, August Comte chỉ ra 3 giai đoạn tiến hóa của lịch sử liên quan tới ngôn ngữ: Giai đoạn 1 : Mọi sự giải nghĩa đều theo thần thoại, huyền thoại, với cách diễn tả khó hiểu; Giai đoạn 2 : Giải nghĩa vấn đề theo Triết học, đưa huyền thoại vào lý luận để thấy những cái huyền thoại nói thì có thể dùng cách nói triết học nói ra được. Giai đoạn 3 : Giải thích mọi sự nhờ vào khoa học tự nhiên, dùng ngôn ngữ khoa học để giải thích ý nghĩa của huyền thoại và triết học. Lịch sử được ph}n ra 3 giai đoạn và hợp th{nh để giải thích vũ các trụ quan kh|c nhau. Theo đó, khoa học tự nhiên có được địa vị cao trọng nhất, hơn cả triết học hay điều gì khác. Thế kỷ 18-19 là thời gian người ta đua nhau chứng minh hay thẩm định địa vị của khoa học tự nhiên theo nhiều cách khác nhau: qua lịch sử xã hội của Marx, tâm lý chiều sâu của Freud, ... Trong ba giai đoạn vừa nêu, August Comte cho rằng giai đoạn đầu l{ mơ hồ nhất vì cách diễn đạt ý tưởng không rõ r{ng. Đến giai đoạn thứ hai, mọi sự được diễn giải theo triết học. Điều đó được 99 diễn tả qua ví dụ giải thích hiện tượng sấm sét khi trời mưa giông. Ở giai đoạn thứ nhất, hiện tượng tự nhiên sấm sét khi trời mưa được giải thích là cuộc đ|nh nhau giữa ông thần sấm, bà thần sét; thì ở giai đoạn thứ hai này, hiện tượng đó được giải thích như l{ ý định an bài của Thiên Chúa. Việc giải thích n{y được đi kèm với hàng loạt những lý chứng triết học, siêu hình học ủng hộ cho lập luận. Đến giai đoạn thứ ba thì việc giải thích hiện tượng tự nhiên sấm sét trở nên rõ ràng và minh bạch như chúng ta thường được nghe giải thích hiện nay dưới nhãn quan của khoa học tự nhiên. Đó l{ sự gặp gỡ giữa hai khối điện tích trái dấu, hiện tượng nóng và lạnh gặp nhau,... Như vậy, August Comte cho rằng để khoa học nh}n văn ph|t triển thì từ vấn đề triết học, người ta có thể dựa v{o phương ph|p của khoa học tự nhiên để giải thích một vấn đề qua ba bước như vừa trình bày. Nó trở thành mẫu giải thích cho những cái khác. b. Nhóm trí thức Vienna Nhóm được thành lập năm 1922 do ông Moritz Schlick (1882 – 1932). Nhóm này quy tụ các nhà khoa học nổi tiếng thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau của khoa học tự nhiên như to|n học, hóa học, triết học,.... Năm 1929, họ đưa ra tuyên ngôn thế giới quan thuộc khoa học, cho rằng trong thế giới quan đó thì chỉ những vấn đề n{o được kiểm chứng mới có ý nghĩa. Họ họp nhau lại, cùng tìm một ngôn ngữ sao cho ngôn ngữ ấy làm một với khoa học. Tức là họ mong muốn tìm một loại ngôn ngữ lý tưởng để làm tiêu chuẩn đ|nh gi| một điều l{ đúng hay sai, thực hay không thực. Họ khởi từ kinh nghiệm của mỗi ngành khoa học. Khi có kinh nghiệm và diễn tả được kinh nghiệm đó một cách chắc chắn để đi đến luận lý thì mới được coi nó là ngôn ngữ lý tưởng. 100 Ngôn ngữ đó không được phép hàm hồ, phải đi với ký hiệu khoa học có trong toán học, trở thành ngôn ngữ theo logic. Đối với người đi tìm ngôn ngữ theo logic, điều không thể được chấp nhận là một vật có hai tên gọi với hai nghĩa kh|c nhau. Chẳng hạn, mặc dù với mắt quan sát của con người thì người ta đặt cho cùng một ngôi sao hai tên gọi khác nhau, ban chiều là sao Hôm và ban sáng là sao Mai. Tuy nhiên, trong ngôn ngữ khoa học thì không được phép l{m như vậy, không thể dùng hai tên gọi Sao Hôm và sao Mai để chỉ cùng một ngôi sao. Như vậy, tên gọi sao Venus trở thành một cái chỉ đối tượng, tức l{ sao đó, một cách chính xác. Có thể nói, khi tên gọi bị một đối tượng chiếm hữu thì người ta phải làm thế n{o để tên đó chỉ dùng duy cho đối tượng đó thôi. Chính vì vậy, nhóm trí thức Vienna muốn đưa logic n{y v{o ngôn ngữ khoa học ở những ngóc ngách nhỏ nhất của vấn đề. Nhỏ ở đ}y không phải là về lượng nhưng được hiểu theo nghĩa m{ từ đ}y có thể phát triển việc giải thích vấn đề. Chẳng hạn như khi dùng từ “hoặc l{” có nghĩa l{ ta phải chọn lựa, quyết định một cái đúng v{ một cái sai, hoặc ái này, hoặc c|i kia. Cũng vậy, khi ta dùng từ “v{” có nghĩa l{ ta muốn nói tiếp v{o đó, v{ những điều nói tới phải tương thích, hợp nhất với nhau. Chính Moritz Schlick l{ người đ~ muốn kết hợp vấn đề ngôn ngữ làm một với vấn đề khoa học. Đó l{ vấn đề mà khoa học thường dùng, tức là lấy kinh nghiệm làm gốc. Chủ nghĩa duy nghiệm cũng dựa vào kinh nghiệm để có cái mới; nhưng nó thiếu mất suy xét xem ngôn ngữ nào là ngôn ngữ lý tưởng để chính kinh nghiệm và cái mới đó nói lên được điều mà logic cần nói. Cho nên, để biết kinh nghiệm đó có phải l{ đúng kinh nghiệm đó hay không thì cần phải kiểm chứng. M{ để kiểm chứng thì đối tượng nó phải xảy ra một sự kiện được xem như dữ kiện. Trong đó, tên gọi nối liền với dữ kiện. 101 Dữ kiện hay sự kiện đó phải xảy ra vì nếu không thì việc kiểm chứng chẳng có ý nghĩa gì m{ cũng chẳng thế kiểm chứng được. Điều này cần phải được x|c định trong thế giới tự nhiên. Một ví dụ đưa l{ một vụ tai nạn xe hơi. Để hiểu biết về vụ tai nạn xe hơi thì điều đầu tiên chúng ta cần nhận thấy rõ đó đ~ l{ sự kiện, đ~ xảy ra một vụ tai nạn. Nếu không xảy ra vụ tai nạn thì không có dữ kiện gì để có thể chứng thực nữa. Một ví dụ kh|c được đưa ra rằng chúng ta giả sử một sự việc xảy ra trong phòng thí nghiệm, với một điều kiện lý tưởng để nhận ra sự thay đổi của mỗi một yếu tố thí nghiệm. Khi đó, sự việc xảy ra và chúng ta có thể kiểm chứng được (verification). Điều n{y có được sau khi đ~ thực hiện và hiểu biết về sự việc đó. Kiểm chứng cho thấy một điều gì đó l{ đúng, thực thì nó là thực chứng. Nhưng trước khi thực chứng một điều gì đó thì chúng ta phải có biên bản. Hay nói đúng hơn, h{nh vi tìm kiếm cái gì là dữ kiện thì c|i đó phải được mô tả bằng biên bản (protocal sentence): có sao ghi vậy rõ ràng. Tức l{ nó được nghi nhận chính x|c đúng như người quan sát nó xảy ra; chẳng hạn như ghi }m, thu hình, chụp ảnh,.... Khi biên bản được ghi nhận chính xác và rõ r{ng thì nó được coi như l{ “biên bản có chữ ký.” Biên bản có chữ ký làm chứng này trở nên quan trọng vì nó sẽ được dùng làm thực chứng. Sự kiện thì xảy ra rồi sẽ qua nhưng nếu thực chứng đó đúng thì trở thành mẫu cho điều đ~ thực sự xảy ra và cho những cái tìm tòi khác. Nếu không có biên bản gốc thì không có thực chứng. Cho nên, biên bản này rất có giá trị trong việc kiểm chứng v{ được ngôn ngữ tin tưởng. Đối với phái Vienna, họ coi tất cả những gì họ tìm được như l{ phạm trù của ngôn ngữ lý tưởng hay ngôn ngữ khoa học tự nhiên. Ngoài ngôn ngữ lý tưởng, nếu có một ngôn ngữ khác không chỉ cái gì cụ thể thì ngôn ngữ đó sai. Theo đó, ngôn ngữ Siêu hình học hay 102 triết học sẽ th{nh vô nghĩa vì không có kinh nghiệm làm thực chứng. Chẳng hạn khi ta xét mệnh đề “God exists,” ta thấy rằng nếu God là tên một người thì phải có một biên bản thực chứng cho thấy người đó đ~ ở một nơi cụ thể, làm một việc cụ thể, để khẳng định rằng người tên God đó hiện hữu. Nếu God chỉ một vị Thiên Chúa, thì họ [phái Vienna] sẽ đòi một biên bản hỏi xem Thiên Chúa ở đ}u, nơi n{o, cần có kinh nghiệm về Thiên Chúa thuộc không gian và thời gian. Cuối cùng, bởi lẽ không có thực chứng nên mệnh đề “God exists” l{ giả; mặc dù ngôn ngữ là thật (vì có thể có một người tên là God). Thực chứng chỉ có thể có khi ngôn ngữ diễn đạt một đối tượng rõ ràng. Nếu ngôn ngữ n{y đi theo đường hướng khác thì ít nhất nhóm Vienna đòi logic có thể có hoặc không thể có. Nếu không có thực chứng thì mệnh đề có thể đúng về ngôn ngữ nhưng không diễn đạt điều gì; mệnh đề ngôn ngữ đó l{ giả, hay ít nhất là vô nghĩa. c. Kant Popper (1902-1994) Theo quy luật logic, kinh nghiệm luôn khẳng định cho tôi rằng khi một vật được thả từ trên cao thì ắt nó sẽ rơi xuống dưới tác dụng của trọng lực. Tuy nhiên, cái khó của khoa học tự nhiên là nó chưa có thể kiểm chứng về những gì ở tương lai, chưa diễn ra; nên nó không thể bảo đảm rằng trong tương lai thì thả một vật từ trên cao nó cũng sẽ rơi xuống đất. Cũng vậy, người ta có thực chứng bao nhiêu lần chăng nữa thì cũng không thể đảm bảo là tất cả đều đúng giống như những lần họ thực nghiệm. Mà nếu như vậy thì chúng ta không thể có những nguyên lý cho mọi sự mà chỉ có thể coi những thực chứng đó l{ những biên bản mà thôi. Nói một cách khác, việc kiểm chứng cho thấy một lỗ hổng bởi làm sao kiểm chứng được bằng việc thử từng cái một xem có đúng 103 hay không. Thực tế chỉ có thể kiểm chứng tới một số lượng n{o đó thôi. Đối diện với vấn đề này, Kant Popper quan t}m đến vấn đề phủ chứng (falsification) thay vì verification. Theo đó, ông chấp nhận phép quy nạp để đưa ra một giả thuyết khoa học. Giả thuyết n{y được phát biểu xem như giả định rằng tất cả mọi sự việc đều đ~ được kiểm chứng, tức là có tính tất yếu và phổ quát. Nếu anh chỉ ra một phủ chứng, nghĩa l{ một điều không đúng, thì hoặc là nguyên tắc (tất yếu và phổ qu|t) m{ tôi đưa ra bị bác bỏ, hoặc tôi phải sửa lại nguyên tắc, hoặc điều anh nói không thuộc phạm vi nguyên tắc của tôi. Đ}y l{ một cải tổ quan trọng: tạm thời công nhận một giả thiết cho đến khi tìm thấy một phủ chứng. Nếu chẳng có phủ chứng nào thì phải công nhận giả thuyết đó. Cùng lắm thì đưa phủ chứng (nố trừ) ra ngoài phạm vi của giả thuyết. Như vậy, chúng ta có thể nói rằng cho đến bây giờ, tất cả mọi nguyên lý tự nhiên đều là giả thuyết hết. Tuy nhiên, chúng ta cũng phải nhìn nhận vấn đề rằng con người có giới hạn nên con người cũng chịu t|c động về tâm sinh lý, xã hội khi thực hiện kiểm chứng khiến ảnh hưởng phần nào đến kết quả có được. Do đó, chủ thể kiểm chứng cũng cần được kiểm chứng. Lúc này, khoa học tự nhiên phải để ý tới cả khoa học nh}n văn nữa. Thực tế cho thấy, yếu tố văn hóa, lịch sử cũng ảnh hưởng lên chủ thể suy tư. Chẳng hạn như không thể nào có một Einstein như chúng ta biết đến hôm nay nếu ông ta sống trong bối cảnh khác với bối cảnh m{ ông đ~ sống. Bên cạnh đó, chúng ta cũng cần phải để ý rằng không phải cái nào xuất hiện sau đều là phủ chứng của c|i đ~ có trước đó. Điều đó cũng giống như ta không thể nói vật lý học theo Eistein là kiểm chứng hay phủ chứng của vật lý học theo Newton được. Chúng là hai điều hoàn toàn khác nhau. Chỉ khi nào phản tỉnh thì chúng ta 104 có thể thấy chúng liên quan với nhau theo mẫu thức (paradigm) n{o đó thôi. Cho nên, không ai có thể có quyền vứt bỏ những cái đ~ có trước. Tạm kết Như thế, mối liên hệ giữa khoa học tự nhiên và khoa học nhân văn lại chính là vấn đề của ngôn ngữ. Hay nói đúng hơn, gi| trị bổ túc của khoa học tự nhiên dành cho khoa học nh}n văn được thể hiện trong ngôn ngữ diễn đạt. Trong ví dụ vừa nêu, ngôn ngữ ấy chính là ngôn ngữ lý tưởng của Einstein, ngôn ngữ lý tưởng của Newton. Cũng vậy, ng{y nay cũng có ngôn ngữ lý tưởng cho ngày nay. Nhưng vấn đề l{ l{m sao đưa ngôn ngữ lý tưởng đó v{o trong cuộc sống? Đó l{ c}u hỏi sẽ được Wittgenstein giải quyết. 105 LUDWIG WITTGENSTEIN 1. Đôi nét về tiểu sử của Wittgenstein Ludwig Wittgenstein (1889-1951) là triết gia người Áo. Ông sinh trưởng trong một gia đình gi{u nhất nhì Âu Châu. Bố ông là người Do-thái giáo, còn mẹ l{ người Công giáo. Bố ông l{ người giàu có nhờ nghề đóng t{u v{ vận chuyển bằng tầu thủy khắp Âu Ch}u. Wittgenstein được học đóng t{u nhưng sau n{y không kế nghiệp bố mà lại theo con đường suy tư triết lý. Wittgenstein l{ người đa t{i; hay đúng hơn, l{ một thiên tài. Ông từng học toán với Bertrand Russell, biết chỉ huy dàn nhạc v{ chơi nhiều loại nhạc cụ. Năm 12 tuổi, ông phát minh máy khâu để mừng sinh nhật mẹ. Năm hai mươi mấy tuổi, ông đ~ thiết kế và xây nhà cho em mình, một công trình mà nay trở thành bảo tàng. Một chiếc t{u ông cho đóng theo ý tưởng của riêng mình ở Manchester, Anh Quốc, hiện vẫn đang được trưng b{y tại chỗ và thu hút rất nhiều du khách tới chiêm ngưỡng. Tuy sống trong gia đình gi{u sang, Wittgenstein lại sống đơn sơ, đạm bạc. Ông l{ người Công giáo, từng muốn đi tu. Ông đ~ xin v{o đan viện Biển Đức l{m người trông vườn trong một năm để quan s|t đời sống ở tu viện. Sau đó, ông quyết định không đi tu nữa! Ông cũng không lập gia đình v{ hai lần xung phong làm y tá chiến trường trong hai cuộc thế chiến. Triết học của Wittgenstein gắn liền với cuộc sống thường ng{y. Đó không chỉ l{ điều nằm trong suy tư nhưng còn được sống trong thực tế. Ông khuyên học trò không nên đi tu nếu không sống được điều mình giảng; vì như thế là sống không thật với chính mình. 106 Wittgenstein đ~ viết hai tác phẩm nổi tiếng (Tractatus LogicoPhilosophicus và Philosophical Investigations) trong hai giai đoạn kh|c nhau. Tư tưởng của ông khi ông l{m gi|o sư giảng dạy ở đại học Cambridge được các sinh viên ghi lại thành sách. Tuy nhiên, học trò của ông ta không biết phải đề tựa sách thế nào cho hợp lý, nên họ đ~ ký hiệu hóa môi cuốn một màu sắc: tập xanh lơ, tập đỏ, tập v{ng,… 2. Giai đoạn thứ nhất: về ngôn ngữ lý tưởng Về vấn đề này, Wittgenstein viết cuốn Luận về Logic và Triết học (Tractatus Logico-Philosophicus) từ năm 1912 đến 1921. Trong thời gian thế chiến thứ nhất, ông luôn mang theo một cây bút, tập giấy và một cuốn Thánh Kinh, cuốn của Tolstois viết về Th|nh Kinh. Điều này giúp ông ghi chú lại ngay những gì mình suy nghĩ. Ông ph}n chia chủ đề rất chi tiết v{ rõ r{ng: 1., 1.1, 1.1.1,…v{ cuối cùng l{ 7…. a. T|c động của thầy Bertrand Russell Wittgenstein cũng viết một tài liệu tóm lại những gì Russell đ~ nói và viết về những gì thuộc lãnh vực đời sống hàng ngày, cái mà theo ông thì đ|ng lẽ không được phép nói. Wittgenstein sau đó tưởng chừng như không còn biết phải l{m gì thì được mời về Cambridge. Ông trở về l{ do Bertrand Russell, người vừa là thầy vừa là bạn của ông, thấy uổng phí một t{i năng. Vì trong khi ở Đức, cuốn sách Wittgenstein viết không được để ý đến nhiều thì nó lại rất nổi tiếng bên Anh-Mỹ. Năm 1929, Russell cho ông hay rằng đại học Cambridge muốn mời ông tới dạy học v{ coi như cuốn sách chưa tới 100 trang của ông là luận án tiến sỹ. Ông qua Cambridge, nghiên cứu và phát huy ngôn ngữ thông thường để giải quyết các vấn đề ngôn ngữ. 107 b. Các luận điểm quan trọng trong tập sách của Wittgenstein Từ đ}y, từng bước từng bước một chúng ta chia sẻ với nhau về ngôn ngữ luận lý hay triết học qua một số luận điểm đ|ng lưu ý trong cuốn sách. Luận điểm 1. “Thế giới là tất cả những gì xảy ra”28 Đ}y l{ tiền đề của cuốn sách. Nếu “những gì xảy ra” theo Kant chỉ là thứ bị bó hẹp trong thế giới khả gi|c thì “những gì” ở đ}y không phải là các vấn đề trừu tượng hay cụ thể, nhưng l{ những cái dữ kiện mà ta có thể biết rõ nó xảy ra ở đ}u, lúc n{o. Tức là Wittgenstein không nói nó thuộc thế giới hiện tượng như Kant, ông chỉ nói khi c|i gì đó xả ra thì tức l{ người ta có thể ghi lại nó như một biên bản để biết rõ nó là cái gì. Tiếp đến ông viết: “Thế giới là toàn thể các dữ kiện (facts) chứ không phải là các sự vật (things)”29 (1.1). Tức là, tất cả mọi thứ thì nó l{ nó; v{ khi con người nhận ra nó thì có có thể “xảy ra” hay l{ “không xảy ra.” Điều đó cũng giống như mỏ v{ng đ~ ở chỗ này như nó vẫn ở đó; nhưng khi con người phát hiện ra nó thì mỏ vàng ấy trở thành một dữ kiện được ghi nhận l{ “có mỏ vàng ở chỗ n{y.” Như vậy, “mỏ v{ng” l{ sự vật, nhưng mỏ v{ng đó được khám phá, chỉ ra ở chỗ n{o, v.v.. thì đó l{ c|c dữ kiện. Ta không biết có bao nhiêu sự vật, nhưng biết khi sự vật cho ra các dữ kiện là gì. Tiếp nữa, “Each item can be a case or not a case while everything else remains the same” (1.2.1) Theo đó, “item” l{ c|c dữ kiện, “case” l{ c|i xảy ra. Thế giới là 2 cái: một là tất cả các dữ kiện xảy ra; một là thế giới nằm trong không gian logic. Những cái nằm 28 29 "The world is all that is the case” (1) “The world is the totality of facts, not of things.” (1.1) 108 trong không gian logic của thế giới, cái có thể có hoặc có thể không có, đều bày tỏ được. Nếu không bày tỏ được thì nằm ngoài không gian logic. Những lãnh vực không thể nghiệm chứng được theo quan điểm của của khoa học tự nhiên như tôn gi|o, lu}n lý, nghệ thuật, thì nằm ngoài phạm vi logic. Luận điểm 6.4 “Mọi mệnh đề có giá trị như nhau”30 Theo đề mục 6.4 của cuốn sách, khoa học tự nhiên chứng minh các mệnh đề ngôn ngữ là có hay không có; nếu có thì có như nhau, nếu không có thì không có như nhau. Không phải mệnh đề về cái to, nhấn mạnh thì quan trọng hơn về cái nhỏ, không nhấn mạnh. Các mệnh đề chỉ được dùng để nói lên c|i gì đ~ có sẵn mà được khám phá ra mà thôi. Luận điểm 6.5 “Khi câu trả lời không thành lời thì không thể có câu hỏi.”31 Trong phạm vi logic, nếu có thì chứng minh đó l{ có, nếu không có thì không thể chứng minh được. Hay nói các khác, nguyên lý logic, tức l{ đồng nhất hay mâu thuẫn, l{ điều quan trọng. Qua đó, hỏi l{ đưa ra c|c dữ kiện, các vấn đề có thể, để rồi các dữ kiện đó được khẳng định hay không khẳng định bằng câu trả lời. Nếu một câu hỏi m{ m{ không nói lên được điều gì thì nó không là câu hỏi. Tới đ}y, chúng ta nên dừng lại một chút để nhìn đến vấn đề logic trong ngôn ngữ, trước khi đi qua luận điểm tiếp theo. Để hiểu rõ hơn c|c luận điểm trong tập sách nhỏ của Wittgenstein, chúng ta không thể nào không quan t}m đến vấn đề nguyên tử luận của Russell, c|i m{ đ~ được Wittgenstein hết sức chú tâm. “All propositions are of equal value.” (6.4) “When the answer cannot be put into words, neither can the question be put into words.” (6.5) 30 31 109 Vấn đề về các ký hiệu logic như là luận lý nguyên tử: Ông coi trọng luận lý về nguyên tử luận của Russell (quy chiếu các cái liên quan nhau về các thành phần căn bản nhất là các nguyên tử). Các ký hiệu logic như có, không có... l{ th{nh phần nhỏ nhất, căn bản nhất của logic. Điều quan trọng đối với các ký hiệu logic là không thể nghi ngờ hay lầm lẫn trong cách diễn đạt, nên ông chấp nhận ký hiệu như luận lý nguyên tử. Cũng vậy, cái xảy ra là cái xảy ra được mô tả như nó l{ (biên bản). Như thế, điều quan trọng ở đ}y l{ biên bản. Mỗi biên bản ghi lại như ký hiệu không thể lầm thì bấy giờ tri thức của nó thành dữ kiện để qua đó c|i gì mình muốn chứng thực thì nó vẫn vậy, nghĩa l{ không thay đổi c|i căn bản, c|i đơn giản nhất, cái atomic. Cái xảy ra (factuality), bao gồm cả ngôn ngữ và cấu trúc của nó, tức là cái tất cả diễn đạt ra để ta có thể thấy căn bản tri thức đơn thuần như vậy, thì không pha trộn hay xoay chéo. Thế giới là tất cả những gì xảy ra như vậy. Hay chúng ta có thể nói rằng biên bản là thứ ngôn ngữ lý tưởng để diễn tả cái xảy ra. Theo đó, mỗi biên bản sẽ trình bày cho ta một cái xảy ra và duy nhất một c|i đó m{ thôi. Điều này sẽ được thấy rõ hơn khi chúng ta, dưới cái nhìn của Wittgenstein, đem nó so s|nh với những gì Kant mô tả trong lý thuyết của ông. Đối với Kant, yếu tố tiên thiên và hậu nghiệm trong không gian và thời gian hình thành nên khung siêu nghiệm của thế giới cho con người. Đối với Wittgenstein, ngôn ngữ không bị đóng khung trong khung siêu nghiệm của Kant, nhưng cấu trúc ngôn ngữ bao gồm kinh nghiệm và logic. Bên trong khung là ngôn ngữ lý tưởng, phía ngoài khung là thế giới Vật tự th}n. Không được lấy tiêu chuẩn bên trong khung để thẩm định cái bên ngoài. Khoa học tự nhiên không thể đo c|i 110 đau đớn thuộc bình diện cá nhân; không thể thẩm định điều tốt, tốt hơn như diễn tả trong ngôn ngữ lu}n lý, vì đối với khoa học tự nhiên mọi mệnh đề y như nhau về giá trị. Tất cả các cái trong khung hiện ra như thể cái picture của sự vật. Sự vật và cái mà sự vật đưa v{o trong mình được phơi b{y qua ngôn ngữ. Hiểu được như vậy, ta thấy ngôn ngữ lý tưởng của Wittgenstein là ngôn ngữ đi tìm c|i l{m biểu lộ thế giới của khoa học tự nhiên, đó l{ c|i phải xảy ra. Cái không xảy ra thì không thể biết nó là cái gì. Nếu bất kỳ điều gì cũng bị đòi hỏi là phải được chứng minh, chứng thực l{ có hay không thì cũng vẫn còn đó những điều không thể chứng thực được. Điều đó cũng giống như có ai đó hỏi “anh đang l{m gì thế?” v{ được nhận một câu trả lời “tôi đang định viết một cuốn sách triết học.” Việc chứng thực cuốn sách triết học ấy là điều không thể. Bởi chưng, c|i ngôn từ “cuốn sách triết học” m{ nhân vật tôi đ~ nói chỉ là dụng cụ để chỉ đến một thứ chưa có ở hiện tại nhưng sẽ có thể có, nhưng cũng có thể không có, ở tương lai. Điều này không hợp lý theo tiêu chuẩn đòi hỏi có kinh nghiệm và logic trong cấu trúc ngôn ngữ của Wittgenstein. Nói một cách khác, ngôn ngữ là dụng cụ của tư tưởng để diễn đạt một cái rõ ràng và minh bạch cho con người mà thôi. Nếu nói như vậy, vai trò của triết học là gì? Luận điểm 6.54 “Hãy quẳng cái thang đi...”32 Ngôn ngữ của triết học là dụng cụ, như thể c|i thang để một người leo lên lầu; dùng xong thì người ấy có thể vứt nó đi. Nên điều quan trọng không là giữ lại c|i gì, m{ dùng như bằng chứng có thể kiểm chứng. C|i không được kiểm chứng thì có thể có hoặc 32 “He must so to speak throw away the ladder, after he has climbed up it.” (6.54) 111 có thể không có. Chẳng hạn, ngày mai mặt trời có mọc lên hay không, thì không thể biết chắc cho đến khi “ng{y mai” xảy ra. Vai trò của triết học cũng vậy. Triết học cuối cùng cũng chỉ là dụng cụ để con người có thể dùng nhằm đạt đến cái gì rõ ràng và minh bạch; dùng xong thì con người có thể vứt bỏ nó đi. Mặc dù những gì thuộc về tôn giáo, niềm tin, thì không rõ r{ng, nhưng người ta cũng vẫn công nhận triết thuyết lý tưởng ngôn ngữ. C|i không có nghĩa không phải l{ vô nghĩa, m{ l{ nằm ngo{i c|i có nghĩa, ngo{i phạm vi vạch ra để kiểm chứng. Tôn giáo, nghệ thuật, luân lý không thuộc phạm vi thế giới khoa học tự nhiên, mà thuộc về huyền nhiệm. Những gì thuộc về nghệ thuật như đẹp, đẹp hơn,... hay thuộc về lu}n lý như xấu, tốt, tốt hơn,...v{ những gì thuộc về tôn giáo thì không rõ ràng và không thể diễn đạt minh bạch được; chúng huyền nhiệm nên không có gì có thể ghi lại làm biên bản. Wittgenstein diễn tả cái huyền bí như sau: Luận điểm 6.52 “Giải quyết các vấn đề cuộc sống được thấy trong sự biến mất của vấn đề.” Các vấn đề huyền bí không giải quyết theo nghĩa của khoa học tự nhiên. Đó l{ lý do có những người sau một thời gian dài hoài nghi đ~ thấy rằng ý nghĩa cuộc sống trở nên rõ r{ng hơn đối với họ nhưng họ không thể diễn tả được ý nghĩa ấy l{ gì. Ý nghĩa cuộc sống trở thành vấn đề, nhưng khi nó biến mất rồi thì vấn đề đó không còn nữa, mặc dù không có biết ý nghĩa cuộc sống là gì và giải quyết thế nào. Khi câu hỏi không còn nữa thì tự nó trở thành câu trả lời (6.52). Hay là, trên thực tế có những điều không thể diễn đạt bằng lời, chúng tự bộc lộ mình, v{ đó l{ huyền nhiệm. Lấy ví dụ như vấn đề “đau”. Mình cảm nghiệm được đau nhưng không thể diễn tả 112 bằng lời, chỉ biết nói rằng “đau lắm!” Đau lắm l{ đau thế nào thì ngôn ngữ không nói rõ được, không thể cắt nghĩa được. Cũng ở luận điểm 6.52 “Cả khi các vấn đề khoa học được giải quyết, thì vấn đề cuộc sống vẫn chưa được đụng chạm.”33 Những vấn đề khoa học giải quyết có liên quan cuộc sống hay không thì chưa được trả lời. Một người giải quyết bao nhiêu vấn đề của khoa học tự nhiên ở trong phòng thí nghiệm thì khi về nhà, các vấn đề ông ta giải quyết đó có liên quan đến gia đình, đến cuộc sống của ông hay không, là vấn đề kh|c; nhưng chắc chắn vấn đề cuộc sống khi ông đối diện với vợ con thì không là vấn đề của khoa học ông đ~ giải quyết. Nhìn theo khía cạnh bên ngoài của cái toàn thể, nghĩa l{ nhìn theo cái nhìn của thượng đế, Thượng đế đứng bên ngoài thế giới mới có thể thấy toàn thể thế giới; còn mình ở trong thế giới thì không thể thấy cái toàn thể thế giới là cái gì. Luận điểm 6.43 “Death is not an event in life, is not live to experience death.” Ta không thể sống để kinh nghiệm chết vì chết không phải là một sự cố ở trong cuộc sống của chúng ta. Chết là chết, là không còn sống nữa. Còn sống thì không biết cái chết là gì. Luận điểm 6.44 “It is not how things are in the world that is mystical, but that it exists.” Nghĩa l{ c|i hiện hữu như thế nào không là huyền nhiệm, vì ta có thể dùng biên bản để tìm ra nó thế nào. Còn tại sao nó có mới là cái huyền nhiệm. Không ai biết được tại sao mình sinh ở đ}y, “We feel that even when all possible scientific questions have been answered, the problems of life remain completely untouched. Of course there are then no questions left, and this itself is the answer.” (6.52) 33 113 nhưng biết được mình sinh ở đ}y như thế n{o thì ai cũng có thể biết, có thể nhận ra qua các dữ kiện, biên bản. Luận điểm 7. What we cannot speak about we must pass over in silence. Câu kết luận n{y có nghĩa l{ c|i gì nói thì nói rõ r{ng, c|i không thể nói được thì giữ im lặng. Cái im lặng n{y không có nghĩa tiêu cực, nhưng bao h{m nhiều thứ ta không thể nói, không thể diễn đạt rõ ràng. Thế giới không còn như l{ biểu tượng thông thường mà là toàn thể sự vật hay đối vật luôn thay đổi của những biến cố thực sự trong bản đồ của không gian logic. Sự thực thì Kant và Wittgenstein rất gần nhau. Kant cho thế giới vào thế giới siêu nghiệm thì nó mới có ý nghĩa. Còn đối với Wittgenstein, thế giới hiện ra theo như thế giới ngôn ngữ lý tưởng thì diễn tả được, còn nếu không thì “pass over”, thì giữ im lặng vì không nói được rõ ràng. Như vậy, thế giới bao gồm tất cả những gì đ~ xảy ra. C|i đ~ xảy ra thì mình phải nói, phải biết và nói rõ ràng. Còn cái gì không nằm trong thế giới đó thì phải im lặng. Do đó thế giới có một cái nhìn rất rõ ràng. Wittgenstein đ~ gửi tập tài liệu này cho một nhà xuất bản với lời nhắn trong bức thư đ}y l{ s|ch thuộc phạm vi lu}n lý, l{m điều cần phải làm. Nhà xuất bản đ~ từ chối in sách của ông vì người biên tập không tìm thấy điều nào thuộc luân lý cả. Sau đó, cuốn sách gần 100 trang (trong đó, lời tựa chiếm mất hơn 20 trang) n{y được Bertrand Russell in bằng tiếng Anh. Điểm đặc biệt nữa trong suy tư của Wittgenstein chính là ở chỗ, mặc dù ông đồng ý rằng nói hay viết cũng chỉ l{ để ghi nhận 114 dữ kiện, nhưng với ông, điều ghi nhận ấy phải xảy ra. Hơn nữa, suy tư của Wittgenstein cũng không giống với triết học thực chứng vì với ông, những điều được diễn đạt phải minh bạch, rõ ràng, còn không thì phải im lặng. Một điều kh|c cũng cần ghi nhận là không gian và thời gian theo Wittgenstein phải được hiểu là cái xảy ra và cả cái có thể xảy ra trong tương lai nữa. Chính điều này l{m cho suy tư của ông về không gian và thời gian khác biệt với lối nhìn của Kant. Tuy nhiên, trong cuộc sống h{ng ng{y, Wittgenstein cũng không bỏ qua những giá trị diễn đạt thông thường m{ đ|ng lý không được phép nói ra nếu xét theo ngôn ngữ lý tưởng. Chính vì thế m{ Wittgenstein còn b{n đến vấn đề ngôn ngữ thông thường nữa. Tiểu kết cho giai đoạn 1 Cuốn Tractatus Logico-Philosophicus, Luận Đề về Luận Lý và triết học, l{ quan điểm về triết học chịu ảnh hưởng của Russell nhằm tìm kiếm một cái tiền đề của ngôn ngữ và thế giới quan để rồi diễn dịch, ph}n tích nó. Như vậy, thế giới được gói gọn vào một tiền đề, đó l{: “Thế giới là tất cả những gì xảy ra.” Một điều nữa, kiểm chứng được xem là rất quan trọng. Chính vì vậy, luận lý và dữ kiện ngôn ngữ đi song h{nh với nhau, tương liên với nhau để qua đó mới có thể kiểm chứng vấn đề. Trong đó, cơ cấu ngôn ngữ đi liền với cơ cấu dữ kiện. Bởi lẽ, nếu chúng không đi liền thì không thể biểu lộ vấn đề được. Do vậy, khoa học với c|i được nghiên cứu theo phương ph|p của nó phải đi liền với nhau. Tuy nhiên, nếu xem khoa học là phạm vi của cuộc sống thì kết quả nghiên cứu phải được dùng vào khoa học bằng không thì kể như nó nằm ở ngoài cuộc sống. Mặt khác, cuộc sống lại không chỉ gói gọn trong những gì thuộc về khoa học; nhưng còn vượt lên 115 trên để đụng đến những gì là huyền nhiệm. Trong đó, ngôn ngữ là một phần của cuộc sống. Thực tế, sau khi viết xong cuốn bàn về ngôn ngữ lý tưởng, Wittgenstein ông nghĩ rằng mọi vấn đề triết học đ~ được giải quyết hết. Sứ mạng của ông lúc này truyền bá cái ông giải quyết được để không còn vấn đề khó khăn với triết học nữa. Ông muốn truyền b| trước hết là cho trẻ con. Vì thế, sau hai năm học sư phạm, ông tự nguyện làm giáo viên tiểu học ở một vùng xa trong s|u năm (1920-1926) để dạy cho trẻ. Dạy trẻ thì ít mà trẻ dạy ông thì nhiều! Điều đó được giải thích rằng khi dạy trẻ, ông nhận ra ngôn ngữ không phải là chỉ có ngôn ngữ lý tưởng m{ thôi, nhưng còn có ngôn ngữ thông thường, ngôn ngữ địa phương. Tại đó, ông viết tự điển tiếng địa phương. 3. Giai đoạn thứ hai: về ngôn ngữ thông thường Wittgenstein hoàn thành phần lớn nội dung cuốn sách Philosophical Investigations, viết về ngôn ngữ thông thường này trong lúc còn sống. Phần còn lại của cuốn sách là sự góp nhặt, chắp nối. Vì thế, phần sau của cuốn s|ch, dù được đ|nh số kỹ càng, nhưng lại không cho thấy rõ mối liên hệ giữa c|c đoạn. Khi đặt ra vấn đề ngôn ngữ bắt đầu từ đ}u, Wittgenstein đ~ thấy rằng phát triển ngôn ngữ cũng giống như x}y một ngôi nhà. Trong đó, hai người thợ x}y đứng ở hai điểm chốt, một ở dưới và một ở trên. Khi người thợ ở trên muốn x}y ngôi nh{ cao hơn thì cần người thợ ở dưới chuyển cho những viên gạch, xi măng,... để làm chất liệu. Như vậy, mỗi chất liệu đều có chức năng của nó. Cũng vậy, ngôn ngữ trước đ}y l{ ngôn ngữ lý tưởng với vai trò logic cố định. Nó không thể diễn tả những thứ không rõ ràng trong đời sống h{ng ng{y. Điều đó cũng giống như việc con người sống thì không thể diễn tả cái chết; m{ con người chết rồi thì không thể 116 diễn tả điều gì nữa. Cũng vậy, có những điều c| nh}n, riêng tư,... hay những thuộc tính chung của nhiều sự vật thì cần được diễn đạt trong đời thường. Chẳng hạn như khi nói m{u đen thì không chỉ nói đến mái tóc của anh A m{u đen m{ còn có thể chỉ đến cây bút m{u đen, gi{y đen,... M{ điều đó thì không hợp với vai trò của ngôn ngữ lý tưởng, chỉ nhắm đến một cái cụ thể, rõ ràng. Chính vì thế m{ con người vẫn cần một thứ ngôn ngữ dùng để diễn đạt một số điều trong đời sống hàng ngày mà ngôn ngữ logic không thể thực hiện được. Có thể nói, giai đoạn thứ hai của Wittgenstein l{ giai đoạn quan tâm ngôn ngữ thông thường. Đối với ông, hai loại ngôn ngữ đều quan trọng như nhau. Ngôn ngữ lý tưởng là ngôn ngữ chỉ nằm trong nguyên tắc, nguyên lý, bấy giờ nó mới có thể nói rõ ràng minh bạch hoặc không được phép nói. Trong khi đó còn c|c ngôn ngữ khác: ngôn ngữ tôn giáo, ngôn ngữ cá nhân, xã hội. Đó l{ c|c ngôn ngữ thông thường. Wittgenstein không chối ngôn ngữ lý tưởng nhưng đặt ngôn ngữ lý tưởng nằm bên cạnh các mẫu ngôn ngữ khác. a. Trò chơi ngôn ngữ Cũng giống như việc một người đi thăm người bệnh thì dùng những ngôn từ êm dịu, an ủi; còn đi đ|m cưới thì dùng lời vui vẻ, hoạt b|t,... Như vậy, ngôn ngữ cũng cần thích nghi theo bối cảnh. Nói cách khác, các ngôn ngữ được Wittgenstein xem như l{ trò chơi. Trò chơi ngôn ngữ là một loại diễn tả ngôn ngữ theo phạm vi cuộc sống đòi buộc. Đó l{ công dụng của ngôn ngữ ở những hình thức trong cuộc sống. Theo lối nhìn của ngôn ngữ thông thường, ngôn ngữ lý tưởng cũng l{ một loại ngôn ngữ thuộc phạm vi của nó. Bên cạnh đó còn có ngôn ngữ triết học, ngôn ngữ Siêu hình học, ngôn ngữ cầu nguyện, v.v.. Tất cả những các công dụng khác của ngôn ngữ sống theo context của cuộc sống. Trò chơi như thể 117 “game”, có luật lệ riêng của nó. Đ| banh có luật chơi của nó, pingpong có luật chơi kh|c... Tôi có thể đ|nh ping-pong rồi đi đ| banh, nghĩa l{ tôi đổi game khác và phải dùng cách diễn đạt khác. Nói cách khác, tôi không thể đem luật tennis để áp dụng vào việc chơi đ| banh được; hay cũng không thể luyện cơ tay để đ| banh. Điều đó là hết sức ngớ ngẩn. Người nào ở trong một game ngôn ngữ thì có thể hiểu được những dấu hiệu của game đó. Chẳng hạn như một người gật đầu thì những ai ở trong game của anh ta sẽ hiểu ngay điều anh ta muốn diễn đạt. Còn ai không ở trong game đó thì không thể hiểu ý anh ta muốn gì cả. Điều này chính là vấn đề thông giao trong game ngôn ngữ. b. Tầm quan trọng v{ đặc điểm của ngôn ngữ thông thường Ngôn ngữ thông thường quan trọng ở chỗ nó không chỉ có một công dụng nhưng có những công dụng khác nhau theo yêu cầu đa dạng của cuộc sống. Vì vậy, ngôn ngữ ở giai đoạn thứ hai n{y như l{ phản bác ngôn ngữ lý tưởng. Trong đó, ngôn ngữ thông thường không phải phản đối để thay thế ngôn ngữ lý tưởng nhưng bắt ngôn ngữ lý tưởng trở về chỗ của mình. Trong hậu thời từ 1929 trở đi, Wittgenstein đi theo v{ ph|t triển ngôn ngữ thông thường. Ông trải qua kinh nghiệm quan trọng l{ đi dạy trẻ tiểu học (như đ~ nhắc đến ở phần cuối mục 2). Đầu tiên, ông bực mình vì học trò không chịu. Chúng bỏ về hay phản đối ông bằng cách nghịch ngợm n{o đó. Sau đó, ông nhận ra rằng ngoài ngôn ngữ lý tưởng của ông, là ngôn ngữ của khoa học tự nhiên, thì còn nhiều ngôn ngữ khác nữa. Mỗi từ ngữ không chỉ diễn đạt một dữ kiện như trong ngôn ngữ lý tưởng (1 từ, 1 dữ kiện) nhưng từ ngữ đó có thể được dùng trong các bối cảnh 118 (context) khác nhau cho ra những ý nghĩa kh|c, trở nên như một trò chơi kh|c. Có thể nói, mỗi ngôn ngữ kh|c nhau được dùng theo cách riêng của mình. Nó được dùng theo hình th|i đời sống, “form of life,” tức l{ theo quy ước khác nhau, phạm vi khác nhau, công dụng khác nhau. Trong sự tiếp diễn từ quá khứ tới tương lai, mục đích ngôn ngữ l{ dùng đúng hay tốt hơn. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa l{ người ta chỉ dùng ngôn ngữ theo một c|ch lý tưởng nào đó. Trên thực tế, người ta dùng nó tùy theo mỗi game khác nhau. Vấn đề thông giao nảy sinh khi người sử dụng game ngôn ngữ muốn truyền đạt một điều gì đó cho người tiếp nhận. Nếu người nhận không ở trong game đó hay không bắt kịp thì người truyền tin phải diễn tả lại cho người kia hiểu, thậm chí có khi phải nói lại từ đầu nếu người kia hoàn toàn không hiểu. Tùy theo bối cảnh, tùy người, tùy đối tượng m{ người ta phải dùng các ngôn từ, cử chỉ sao cho phù hợp. Vậy thì bây giờ ta hiểu tại sao dùng ngôn ngữ chỗ n{y thì đúng, chỗ khác lại sai. Điều này bắt ta tìm công dụng ngôn ngữ nằm ở chỗ n{o. Dĩ nhiên, một điều cần tránh là buộc người khác phải tùy thuộc v{o game mình đưa ra hay ép người khác tuân theo một văn phạm mà chủ quan mình muốn. Bên cạnh đó, chính khi học ngôn ngữ cũng l{ khi người ta học hỏi cả chức năng của ngôn ngữ. Cũng giống như một đứa bé diễn tả một điều mà nó thấyngười mẹ tỏ nét mặt vui vẻ thì nó sẽ hiểu là điều đó tốt; nó sẽ l{m đi l{m lại điều đó. Có thể thấy, ngôn ngữ thông thường bao gồm nhiều ngôn ngữ biểu lộ ra bên ngo{i được; kể cả cử chỉ biểu đạt trong im lặng. Đồng thời, chính khi tìm cách truyền đạt thông tin cho nhau m{ người ta hiểu ngôn ngữ là gì và vai trò của nó trong cuộc sống thường ngày. 119 Ngôn ngữ thông thường giúp người khác thoải m|i như ở nhà mình khi bắt được nhịp, bắt được ý mà ngôn ngữ muốn truyền tải. Điều n{y cũng cần phải có sự đồng điệu về văn hóa. Chẳng hạn như thời các cha cố Tây ở Việt Nam, mấy đứa bé đ|nh nhau vì bạn bè hỗn hào chửi “bố m{y.” C|c cha T}y vì không hiểu rõ văn hóa Việt nên không thể hiểu tại sao chúng nó lại đ|nh nhau khi bị nói “ton père.” c. Về Văn phạm Trên hết, văn phạm là cấu trúc của luận lý để luận lý đó ăn khớp ngôn ngữ lý tưởng, để bắc cầu từ đối tượng tới chủ thể. Tức là cần văn phạm để người ta có thể hiểu nhau. Văn phạm không thay thế cho logic nhưng nhờ nó m{ người ta hiểu được điều người khác truyền đạt. Nói c|ch kh|c, đối tượng và chủ thể thông giao nhờ văn phạm. Nếu hỏi văn phạm Việt Nam l{ gì thì người ta chỉ biết nó l{ như vậy, trừ ra người dạy tiếng Việt mới biết rõ. Tuy nhiên, khi nghe một người nói hay đặt câu thì ta nhận ra văn phạm không chuẩn hay là có vấn đề. Đó l{ một trong những điều rất lạ trong văn phạm. Chẳng hạn, tiếng Đức cũng có văn phạm chặt chẽ. Có câu chính đề, phụ đề, trong đó phụ đề khẳng định hay phủ định, và động từ đặt sau cùng. Vì thế khi nghe tiếng Đức để dịch qua tiếng khác phải nghe xong cả câu mới có thể dịch đúng được. Dù vậy, văn phạm chia làm hai loại: một c|i l{ văn phạm thông thường (đúng hay sai trong c|ch dùng). C|i kh|c l{ văn phạm thâm sâu, là thế giới quan. C|i đúng sai ở mỗi một ngôn ngữ, dù có cơ cấu văn phạm đơn giản hay phức tạp, thì khác nhau. Trong cuộc sống, cái thâm sâu của các ngôn ngữ biểu lộ ra bằng tất cả những c|i l{m người khác hiểu được. Chẳng hạn, một người làm 120 dấu thì biết l{ người Công gi|o. Người Công giáo làm dấu và hiểu ý nghĩa của h{nh vi đó. Người không Công giáo thì có thể không hiểu hoặc l{m theo nhưng ngượng nghịu. Đó l{ văn phạm thâm s}u. Như vậy, thế giới quan lộ ra qua văn phạm. Nghệ thuật cũng vậy, nó biểu đạt chiều sâu qua các hình thức và biểu tượng, v.v.. Văn phạm th}m s}u còn đồng nghĩa với thần học. Chẳng hạn khi nói về Chúa Phục Sinh, Wittgenstein không hỏi niềm tin Sự Sống lại là có hay không, mà xem cuộc sống của một người nói rằng mình có niềm tin có thể hiện niềm tin ấy hay không. Cái anh nói một đ{ng l{m một nẻo thì văn phạm thâm sâu sai, có vấn đề. Sau này, Austin, học trò của Wittgenstein, nói tới “Speak-act”, nghĩa l{ ngôn ngữ đi đôi với h{nh động, l{ văn phạm thâm sâu. Điều này giúp ích rất nhiều trong đối thoại, nhất l{ đối thoại lien tôn. Vì vậy, vai trò ngôn ngữ thông thường l{ giúp con người biết dùng ngôn ngữ có ý nghĩa như thế n{o. Ai cũng biết dùng ngôn ngữ, cả khi dùng ngôn ngữ đ|nh lừa người kh|c, đó l{ khi dùng sai văn phạm thâm sâu. Nhìn chung lại, ngôn ngữ thông thường thì rộng hơn ngôn ngữ lý tưởng, nhiều người hiểu được. Tùy theo trường hợp mà người ta dùng laoị ngôn ngữ lý tưởng hay thông thường. Có hai phái ngôn ngữ lý tưởng v{ thông thường. Phái ngôn ngữ lý tưởng với Russell thuộc Cambridge, còn phái ngôn ngữ thông thường thuộc Oxford. Khi dạy ở Cambridge, Wittgenstein lại giảng về ngôn ngữ thông thường, không theo lệ thường là ở Cambridge dạy theo Cambridge, ở Oxford dạy theo Oxford. Tiểu kết cho giai đoạn 2 Giai đoạn 2 có điểm quan trọng nhất là cách sử dùng ngôn ngữ. Cách sử dụng thì có những chỗ khác nhau, tùy theo bối cảnh của cuộc sống. Cái Game chỉ định cho ta thấy phạm vi mình dùng 121 ngôn ngữ có đúng hay không. Chẳng hạn, một người dùng ngôn ngữ h{i hước trong nhà thờ thì không hợp vì phạm vi bối cảnh cuộc sống không tương hợp. Văn phạm có đặc điểm khác nhau, nó không cần luận lý hay lý tưởng. Nó l{ đúng hay sai theo cách dùng, theo bối cảnh. Nói cách khác, ngôn ngữ thông thường được sử dụng tùy theo cái game, thế giới quan. Một điều không thể phủ nhận rằng Wittgenstein đ~ đ{o s}u hơn c|i người ta tưởng tượng, hơn cả cái mà ngôn ngữ lý tưởng có thể tìm ra hay biết được, đó l{ ngôn ngữ con người. Tạm kết Wittgenstein đ~ cố gắng để đưa sự rõ ràng và sáng sủa trong các lập luận của khoa học tự nhiên vào ngôn ngữ để bổ túc cho điểm chưa mạnh của chính ngôn ngữ. Điều đó được thể hiện qua hai loại ngôn ngữ m{ ông đề cập. Tuy nhiên, với loại ngôn ngữ lý tưởng, như đ~ vừa đề cập, sự rõ ràng và sáng sủa được áp dụng một cách cứng nhắc và triệt để nhằm phản ánh trung thực những gì đ~ thực sự xảy ra. Ngôn ngữ lý tưởng ấy trở th{nh thước đo, biên bản để xác chuẩn hay xác thực vấn đề. Bên cạnh đó, chúng ta cũng phải thừa nhận rằng, cái mà Wittgenstein muốn giải quyết chính vấn đề mù mờ, không rõ ràng của ngôn ngữ đời sống. Chính ông đ~ đưa ra tiêu chuẩn ở ngôn ngữ lý tưởng rằng điều nói ra thì phải rõ ràng, còn không thì hãy im lặng. Tuy vậy, c|i đ|ng lý không được nói thì ông lại nói ra. Ông cho đó l{ mystical, l{ phạm vi và tính cách huyền bí của ngôn ngữ. Chính từ đ}y m{ ông b{n đến vấn đề ngôn ngữ trong đời thường. Mặt khác, cái mù mờ thường được gán cho ngôn ngữ thông thường lại rất rõ ràng. Bởi lẽ, mỗi ngôn ngữ có giới hạn và phạm vi 122 của nó. Chính vì thế, Siêu hình học có ý nghĩa của nó, tôn giáo có ý nghĩa của nó, và mệnh đề giả có ý nghĩa của nó. Vì điều này mà có vấn đề ngôn ngữ thích nghi với văn hóa v{ lịch sử. Có thể nói, văn hóa đa dạng như sự biến hóa của ngôn ngữ. Lịch sử của nó theo ngôn ngữ của khoa học tự nhiên chỉ có một cái lý tưởng, đạt được nó thì là lịch sử tự nhiên của nó. Trong khi đó, form of life là cái mà lịch sử tự nhiên đòi buộc phải biểu lộ ra, không chỉ một chiều mà ảnh hưởng lẫn nhau: lịch sử đi với tự nhiên, biến đổi tự nhiên theo cái nhìn của lịch sử. Tự nhiên làm lịch sử chảy theo dòng tự nhiên đang ảnh hưởng. Cái cụ thể là hình thức sống. Như vậy, cái tự nhiên không cứng ngắc như lý tưởng nhưng thay đổi theo lịch sử. Lịch sử không chỉ là cái nằm ở đ}u xa m{ hòa với tự nhiên thành hình thức sống của con người. Chính vì vậy, khoa học tự nhiên và khoa học nh}n văn ảnh hưởng trên nhau để trở thành một hình thức sống kh|c hơn c|i khoa học thực chứng đòi buộc. Khác thế nào tùy theo form of life, tùy theo lịch sử và chỗ đứng của tự nhiên. Vì vậy, Wittgenstein có cái nhìn mở ra, biến hóa theo lịch sử đang dẫn đi. Ngôn ngữ thông thường ảnh hưởng lịch sử nhiều hơn ngôn ngữ lý tưởng. Biên tập: Vũ Chí Th{nh, S.J. 123 CHƯƠNG 7 - HIỆN TƯỢNG HỌC HUSSERL 1. Dẫn v{o hiện tượng học Hiện tượng học (phenomenology) bao gồm hai phần: hiện tượng (phenomenon) và học (logos). “‘Hiện tượng’ trong hiện tượng học có thể được hiểu từ từ vựng Hi lạp là . Từ này được phái sinh từ động từ , nghĩa là ‘hiển thị tự thân’. Vì vậy, hiện tượng ở đ}y muốn nói về những cái có thể tự nó hiển thị về những gì thuộc về bản thân nó”34. Tóm lại, hiện tượng (phenomenon) là cái tự bày tỏ mình ra trong chính nó và từ chính nó, để nhờ đó con người trở về với tri thức uyên nguyên và nền tảng nhất. Còn học (logos) liên quan đến việc làm cho người khác hiểu điều được nói về. Như vậy, trong hiện tượng học, hiện tượng trở thành đối tượng để con người suy nghĩ, thảo luận theo các đề tài và phương pháp triết học. Hiện tượng học là bước đi mới trong nền triết học hiện đại, xuất hiện vào đầu thế kỉ XX, với tư cách là một triết thuyết mới v{ đặc biệt là một phương pháp triết học mới – đó là phương pháp giảm trừ (epoche). Thực ra, không phải đến thời Husserl thì các triết gia mới bắt đầu bàn đến hiện tượng. Trước Socrates, những nhà vũ trụ luận đ~ quan sát các hiện tượng tự nhiên để tìm về cái gốc của nó, từ đó họ đi đến việc xác định hành chất sơ bản của vũ trụ như là nước, khí, lửa… Đến thời của Plato thì vấn đề hiện tượng được xác định một cách rõ ràng hơn. Theo đó, Plato phân biệt rạch ròi giữa hiện tượng và ý niệm; muốn biết hiện tượng thì phải quy về ý niệm. Aristotle thì khác, thay vì nhìn sự vật trong hai thế giới khác nhau như Plato thì ông ta lại xác định nơi chính sự vật cái gì bản chất và những gì là thuộc tính được nhận ra qua các phạm trù. 34 Diêu Trị Hoa, Edmund Husserl, Trịnh Cư chuyển dịch (Huế: Thuận hóa, 2004), trang 47. 124 Sang đến thời cận đại thì con người phải đối diện với một vấn đề mới trong việc hình thành tri thức khoa học, đó là làm sao để dung hòa giữa tính phổ quát, tất yếu theo quan điểm duy lý và việc luôn luôn xuất hiện cái mới theo quan điểm duy nghiệm. Và Kant đ~ đưa ra phạm trù tiên thiên tổng hợp (synthesis priori) để giải quyết vấn đề trên. Theo Kant thì có sự liên hệ giữa kinh nghiệm và cấu trúc nội tại của con người. Do đó, những sự vật mà con người có thể kinh nghiệm được qua các phạm trù tiên thiên là hiện tượng, còn những gì nằm ngoài khả năng nhận thức của con người là vật tự thân. Như thế, Kant đặt hiện tượng đối lập với vật tự thân và do đó chưa xây dựng được một học thuyết hiện tượng “nhất nguyên luận” hoàn chỉnh. Tuy nhiên, ông ta đ~ có đóng góp quan trọng và mang tính cách mạng khi cho rằng chỉ có hiện tượng mới có ý nghĩa nhận thức luận thực sự. Đó là lý do tại sao Husserl lại tôn vinh Kant là người phát kiến đầu tiên trong lịch sử hiện tượng học35. Tiếp đến, trong triết học của Hegel thì học thuyết hiện tượng luận được coi là hình thái học tinh thần với đặc trưng lịch sử của nó. Theo đó, hiện tượng học của Hegel mô tả quá trình vận động biện chứng của tinh thần, trong đó tinh thần tự giới thiệu về mình, tự chuyển hóa thành khách thể đối lập với chính mình; sau lại phủ định sự chuyển hóa đó để làm cho khách thể và chủ thể tự đồng nhất với nhau. Tuy nhiên, phải nhờ đến Husserl thì hiện tượng học mới trở thành một hệ thống khoa học có trật tự chặt chẽ và có lập trường trái ngược với chủ nghĩa tự nhiên theo triết học truyền thống, từ đó hình thành nên cái gọi l{ “thái độ hiện tượng học”. Thật vậy, thái độ của chủ nghĩa tự nhiên là tiếp thu không điều kiện thế giới bên ngoài và quy luật nhân quả, đồng thời ra sức “tự nhiên hóa” thế giới ý thức của con người. Do đó con người luôn ở trong trạng thái tiếp thu bị động, nghĩa là bên ngoài xảy ra điều gì 35 x. Sđd, trang 48. 125 thì con người phản ánh lại như vậy và có kinh nghiệm tri giác về cái đó. Trái lại, hiện tượng học coi kinh nghiệm tri giác l{ đối tượng khảo sát. Nói cách khác, thái độ hiện tượng học trước hết chú ý phản tỉnh chính kinh nghiệm. Điều này đòi hỏi hiện tượng học hoài nghi thế giới khách quan, gác thế giới này sang một bên để đạt tới lĩnh vực ý thức thuần túy36. 2. Tiểu sử Emund Husserl Edmund Husserl (1859 – 1938), là một nhà triết học và toán học người Đức gốc Do Thái, sinh tại tỉnh Prossnitz xứ Moravia (Cộng hòa Czech ngày nay), ông được coi là cha đẻ của hiện tượng học. Ngay từ nhỏ Husserl đ~ say mê nghiên cứu toán học và khoa học. Năm 1876, ông đến trường đại học Leipzip để học toán học, thiên văn học và dành thời gian đi nghe các bài giảng của nhà triết học Wilhelm Wundt. Năm 1978, ông chuyển tới học tại đại học Berlin. Sau ba năm ông chuyển đến đại học Vienne để tiếp tục học tập và nghiên cứu, ở đó ông đ~ nhận được học vị tiến sĩ toán học với luận án về “những đóng góp cho lý thuyết về phép tính các biến thiên” vào năm 1881. Từ năm 1884 tới 1886, mối quan tâm lớn dành cho tôn giáo đ~ thôi thúc Husserl theo học triết học với Franz Brentano ở Vienne. Trong suốt thời gian học tập và làm việc với Brentano, Husserl đặc biệt bị lôi cuốn bởi quan niệm về ý hướng tính của Brentano v{ đ~ phát triển nó thành hiện tượng học. Nhờ đó, Husserl đ~ trở thành một trong những nhà triết học có ảnh hưởng lớn ở thế kỷ XX v{ được coi là người đặt cơ sở cho hầu hết các học thuyết triết học châu Âu đương đại. Theo lời khuyên của Brentano, năm 1886 Husserl đến đại học tổng hợp Halle, nơi mà một trong những học trò của Brentano là 36 x. Sđd, trang 48-49. 126 Carl Stumpf đang dạy triết học và tâm lý học. Tại đ}y Husserl trở thành phụ giảng cho Carl Stumpf, một nhà tâm lý học lỗi lạc. Dưới sự hướng dẫn của Carl Stumpf, Husserl viết cuốn sách đầu tiên của mình, Triết Lý Số Học (1891). Năm 1900, ông được mời giảng dạy tại khoa triết học của đại học tổng hợp Gottingen, cùng năm ấy ông cho xuất bản cuốn Nghiên Cứu Logic Học. Ông làm việc tại đ}y trong 16 năm, là những năm sáng tạo sung sức nhất của ông với các tác phẩm quan trọng như: Các Bài Giảng Về Hiện Tượng Học (1904 – 1905), Các Bài Giảng Về Ý Thức Thời Gian Nội Tâm (1905 – 1910), Ý Tưởng Hiện Tượng Học (1906 – 1907), Triết Học Như Một Khoa Học Nghiêm Túc (1911), và quyển đầu tiên của bộ Các Ý Tưởng (1913) – tác phẩm đầu tiên trình bày một cách đầy đủ và có hệ thống về hiện tượng học. Từ năm 1916, ông trở thành giáo sư chính thức ở Freiburg, tại đ}y ông viết hai quyển cuối của Các Ý Tưởng (1913), Triết Học Đầu Tiên (1923), Tâm Lý Học Hiện Tượng (1925), Lôgíc Học Hình Thức Và Tiên Nghiệm (1928). Năm 1928 Husserl xin nghỉ hưu, sau đó ông đ~ đọc một số bài giảng tại Paris năm 1929 và ở Prague năm 1935. Đạo luật phân biệt chủng tộc khét tiếng của Đức Quốc x~ đ~ gạt ông ra khỏi mọi cương vị v{ đặc quyền hàn lâm. Ông mất tại Freiburg năm 1938. Có thể nói, lịch sử hiện tượng học thành hình theo tiểu sử của Husserl. Hiện tượng học của Husserl là triết học có hệ thống, nó tiến triển dần dần theo nhiều giai đoạn. Khi mới bắt đầu, Husserl không nói đến hiện tượng học nhưng ông nói đến logic học và toán học. Kế đến, ông phát triển một hình thức hiện tượng học thời kì đầu, chủ yếu tập trung vào lý thuyết nhận thức. Sau đó, ông chuyển sang một quan niệm về hiện tượng học như một cơ sở phổ quát cho triết học và khoa học. Cuối cùng, ông bước vào giai đoạn 127 của ý tưởng thế giới-sự sống; ý tưởng này trở thành chủ đề nổi bật trong hiện tượng học. 3. Ý hướng tính Hành trình đi tìm chân lý luôn đòi hỏi con người phải xác định những tiền đề chắc chắn, không thể hoài nghi. Trước Husserl, Decartes đ~ dùng phương pháp hoài nghi để tìm ra một mệnh đề mà ông cho là không thể hoài nghi được, đó l{ “tôi suy tư, vậy tôi tồn tại” (cogito ergo sum). Tuy nhiên, có lẽ vì quá nhấn mạnh đến yếu tố “suy tư” (cogito) mà Decartes đ~ bỏ qua “cái tôi” (ego) thực hành việc suy tư v{ “nội dung” của hành vi suy tư (cogitatum). Thật vậy, theo tâm lý học thì không thể có việc suy tư mà không có chủ thể suy tư cũng như nội dung được suy tư. Nói cách khác, suy tư thì phải là suy tư của ai về điều gì đó. Nói rộng ra, mọi hành vi của con người đều hướng về đối tượng nào đó. Điều này được gọi là ý hướng tính. Tuy nhiên, người đầu tiên bàn đến ý hướng tính không phải là Husserl mà là Brantano, thầy của ông. Thật vậy, Brantano cho rằng mọi ý hướng đều là ý thức về đối tượng. Ngoài ra, “đối tượng”, “khách thể” hay “nội dung” mà Brantano muốn nói tới l{ đối tượng trong ý thức chứ không phải phải vật thực tại bên ngoài. Đối tượng ở trong ý hướng cũng không cần lấy vật thực tại bên ngoài làm cơ sở37. Tuy nhiên, như được phân tích trong tập I của quyển Nghiên Cứu Logic Học (Logical Investigation), Husserl đ~ phê phán việc Brantano đặt tâm lý học làm nền tảng cho triết học, bởi vì tâm lý học sẽ chỉ đưa đến những mệnh đề tương đối (tùy theo “liên tưởng” của riêng mỗi người, như Hume đ~ chỉ ra) chứ không thể có được yếu tố phổ quát, tất yếu. “Ông (Brantano) chỉ rõ chủ nghĩa tâm lý tất yếu sẽ đi đến mâu thuẫn không thể điều hòa giữa một bên là logic tất nhiên khách quan và một bên là hiện tượng tâm lý ngẫu nhiên chủ quan. Từ đó cuối cùng rơi vào chủ 37 x. Sđd, trang 126. 128 nghĩa tương đối và thuyết hoài nghi, trên lĩnh vực lý luận nhận thức. Husserl cho rằng logic học cần có một lĩnh vực độc lập, thuần túy. Nó không phụ thuộc chủ nghĩa kinh nghiệm và tâm lý học, không lấy quy luật tâm lý để đ|nh tráo quy tắc logic”38. Do đó, khi phê phán Brantano, Husserl cho rằng nội dung của ý thức, vốn thuộc về tâm lý, cần được thể hiện bằng hình thức và phương pháp phổ quát của luận lý. Như thế, ý hướng tính xét như là quan niệm căn bản trong hiện tượng học không còn mang tính tương đối của tâm lý học nữa nhưng đ~ tìm được nền tảng chắc chắn trong toán học. Khi nói về ý hướng tính, người ra phải để ý đến tính năng động của ý hướng hay của h{nh vi nói chung, nghĩa l{ không chỉ là cogito đơn thuần như Descartes đ~ chỉ ra mà còn phải là sự kết hợp của ba yếu tố: ego-cogito-cogitatum (hay tiếng Hi lạp là: subject-noesis-noema). Điều n{y có nghĩa l{ yếu tố h{nh vi đ~ bao h{m trong nó đối tượng m{ h{nh vi hướng đến và chủ thể thực hiện h{nh vi đứng đằng sau đó. Đối tượng ở đ}y không có nghĩa l{ đối tượng nằm ngoài ý thức nhưng l{ ở bên trong ý thức v{ được thiết lập bởi ý thức. Nghĩa l{ mọi đối tượng của ý thức như c|i nhà, xe, con số, đều là một c|i gì được tôi nhắm v{o, hướng tới, xây dựng, tạo th{nh. H{nh vi ý hướng l{ h{nh động mà ở đó, chúng ta x|c định nội dung ý hướng để thiết lập nên đối tượng (sự vật). Như vậy, nội dung ý hướng là sự tổng hợp những đặc điểm mà ý thức chúng ta có được về sự vật tại cùng một thời điểm trong h{nh động hướng đến sự vật đó. Tuy nhiên, có sự khác nhau giữa Kant và Husserl khi diễn tả mối liên hệ giữa ý thức của con người và thế giới hiện tượng. Kant cho rằng không thể có tri giác bên trong nếu không có cái bên ngoài. Ông gọi mối quan hệ đó l{ “mối tương quan với một đối 38 Sđd, trang 44. 129 tượng khả hữu”. Nghĩa là khi ta không có đối tượng, thì phạm trù chỉ là những khuôn mẫu trống không. Theo đó, Kant cho rằng con người có sẵn những phạm trù làm khuôn mẫu ý thức về sự vật ngay cả khi chưa gặp sự vật đó. Trái lại, theo Husserl thì ý thức của con người hướng về và mở ra với thế giới để thế giới tự bày tỏ cho ta điều đúng như nó là chứ không phải như điều mà ta mong muốn hay chờ đợi. Điều này giúp chúng ta hiểu tại sao cùng một đối tượng lại có thể dẫn đến nhiều quan niệm khác nhau. Husserl cho rằng ý hướng tính trong ý thức của con người được thành hình cùng với đối tượng, chứ không phải đối tượng bên ngoài quy định ý thức của con người về bản thân đối tượng đó. Do vậy, không một ý thức nào có thể thiếu đối tượng. Nói cách khác, ý thức luôn phải là ý thức về một đối tượng nào đó. “Vì vậy, mọi ý hướng đều là sự ý thức về đối tượng; hiện tượng tâm lý là hiện tượng có ý hướng bao hàm đối tượng vào tự thân nó (ý hướng)39. 4. Phương ph|p giảm trừ Theo Husserl, phương pháp của hiện tượng học là phương pháp giảm trừ và còn được gọi bằng thuật ngữ epoche. Epoche trong tiếng Hi Lạp có nghĩa l{ “đóng ngoặc”. “Đóng ngoặc” l{ g|c sang một bên tất cả mọi quan niệm đ~ có trước đó về đối tượng để có được kinh nghiệm về đối tượng như l{ kinh nghiệm lần đầu. Như thế, hiện tượng học không “ho{i nghi” như Descartes v{ cũng không sa thải đối tượng theo quan điểm phê phán của biện chứng ph|p, nhưng chỉ là tạm thời không sử dụng đến những tiền kiến để chăm chú hướng đến đối tượng “như nó l{”. “Như nó l{” nghĩa l{ “nó l{ nó”, không gì có thể ho{i nghi được. Hơn nữa, giữa hoài nghi v{ tin tưởng có mối liên hệ chặt chẽ: muốn hoài nghi hết thảy thì phải có một điểm tựa không thể hoài nghi. Về điều này thì Husserl đồng ý với Descartes rằng “tôi suy tư” l{ c|i tuyệt đối 39 Sđd, trang 125. 130 được ban cho, tuyệt đối được minh chứng, v{ nó l{ điểm tựa để có thể có hoạt động nhận thức. Tuy nhiên, “tôi suy tư” của Descartes hướng về những sự vật bên ngoài ý thức để rồi bất lực trước việc phản ánh sự vật và phải n{i đến sự giúp sức của thượng đế; trái lại, “tôi suy tư” của Husserl hướng vào tự th}n tư duy, phản tỉnh tư duy nội tại v{ do đó không gặp phải vấn đề như Descartes. Lý do là bởi vì tất cả đều từ trong lĩnh vực nhận thức ban cho tự thân, tự thân phản |nh đúng tự thân. Như vậy, vấn đề mà Descartes gặp phải trong việc phản |nh đúng sự vật giờ đ}y đ~ được Husserl giải quyết bằng phương ph|p giảm trừ hiện tượng học: gác lại tất cả các vật bên ngoài và chỉ giới hạn lĩnh vực nhận thức trong ý thức nội tại40. Việc “g|c lại” trong hiện tượng học không có nghĩa l{ phủ định hoặc thay đổi trạng thái tồn tại của thế giới bên ngo{i nhưng là sự chuyển hướng v{ thay đổi góc nhìn. “Sự thay đổi góc nhìn ấy khiến chúng ta không mang theo bất cứ tưởng tượng chủ quan hay ý kiến có trước nào mà chỉ dùng th|i độ kh|ch quan để kinh nghiệm và phản tỉnh những cái tự nó xuất hiện và hiển thị cho chúng ta thấy. Đó thực chất là cái mà hiện tượng học gọi l{ ‘hiện tượng’”41. Phương ph|p giảm trừ hiện tượng học (reduction) là việc chúng ta qui chiếu từ hiện tượng về bản chất hay qui hồi về nền tảng vững chắc mà các sự vật được đặt trên đó. Giảm trừ hiện tượng học gồm ba bước: - Giảm trừ triết học (philosophical reduction): Con người gạt bỏ tất cả những gì mình đ~ học biết từ môi trường sống hay từ các trường ph|i để sẵn sàng khai mở cho những quan điểm học thuyết mới. Chính vì vậy mà thực hành hiện tượng học cũng đồng nghĩa với việc “luôn phải bắt đầu lại”. 40 41 x. Sđd, trang 74-76. Sđd, trang 52. 131 - Giảm trừ bản chất (eidetic reduction): Con người đặt thế giới tự nhiên v{o “ngoặc” để quay về với kinh nghiệm uyên nguyên – kinh nghiệm lần đó, hôm đó của đời sống (Lebenswelt). Thật vậy, bởi vì thế giới tự nhiên với những “luật tự nhiên” v{ lí chứng “dĩ nhiên” đ~ chi phối tri giác, tri thức và tâm lý của con người khi kinh nghiệm về hiện tượng nên chúng ta cần đặt nó trong “ngoặc” để có thể nắm bắt sự vật đúng như những gì nó tỏ lộ ra cho ta biết. Con người không chỉ hướng ý thức tới đối tượng để nắm bản chất của nó mà còn thực hiện hành vi phản tỉnh trong ý thức của mình để nhận biết về chính hoạt động nhận thức n{y. Qua phương pháp giảm trừ, chúng ta biết về đối tượng ngày càng rõ hơn, nhiều hơn v{ phong phú hơn. Hơn nữa, khi mà mọi kinh nghiệm đều được coi như lần đầu thì đối tượng trở nên độc nhất vô nhị, bởi vì nó được kinh nghiệm trong những bối cảnh không gian và thời gian nhất định và nhất là không bị ảnh hưởng bởi những tiền kiến. Tuy nhiên, không phải vì thế m{ đối tượng mất đi tính chất đa dạng, bởi vì nó không phải l{ không thay đổi nhưng có thể là lúc thế này lúc thế kia. Sự đa dạng của đối tượng l{ điều rất quan trọng để hiểu vấn đề thông diễn học sau này. Điều n{y có nghĩa là đối tượng không phải chỉ được nhìn ở một phía hay một lần là có thể nắm bắt được nhưng phải được xét trong tính sống động của nó. 5. Nội tại hóa Đối với Kant, con người chỉ nhận biết được sự vật xét như l{ hiện tượng trong phạm vi của những phạm trù, còn vật tự thân thì nằm ngoài khả năng nhận thức của con người. Ngược lại, hiện tượng học không ràng buộc sự vật trong ranh giới cứng nhắc của ý thức nhưng mời gọi con người mở ra để đón nhận sự vật tỏ lộ cho mình. Có thể nói rằng sự vật bên ngo{i đến với con người ngang qua kinh nghiệm. Tuy nhiên, kinh nghiệm trong hiện tượng học 132 khác với kinh nghiệm theo chủ nghĩa duy nghiệm ở chỗ mỗi kinh nghiệm mới đều mang tính chất uyên nguyên và không bị ràng buộc bởi những tiền kiến của con người. Ngo{i ra, đối tượng được kinh nghiệm trong hiện tượng học cũng không còn l{ thực tại khách quan tuân theo những quy luật tự nhiên nhưng nó đ~ được con người nội tại hóa để trở thành một phần ý nghĩa của cuộc đời mình. Nội tại hoá theo hiện tượng học không phải là việc chủ thể nhận thức thanh lọc sự vật bằng những phạm trù cố định để rồi chỉ nắm bắt được hiện tượng mà không thể biết được vật tự thân (như c|ch hiểu của Kant), nhưng l{ th|i độ sẵn s{ng đón nhận một cách trung thành những gì mà sự vật tỏ lộ ra. Như thế, quá trình nhận thức của con người sẽ không dừng lại ở một vài kiến thức có sẵn nhưng luôn có sự hình thành những mẫu mới mỗi khi có thêm kinh nghiệm về sự vật. Những mẫu mới này có thể trùng khớp, hoặc có một chút khác biệt, hoặc cũng có thể hoàn toàn khác biệt so với mẫu đ~ có từ những kinh nghiệm trước. Do vậy, thay vì đồng ý với Kant rằng thời gian là một phạm trù nằm bên ngoài xét như l{ điều kiện của việc nhận thức thì hiện tượng luận lại chú ý hơn đến thời gian nội tại hóa, nghĩa l{ việc hình thành kiến thức theo thời gian. Thời gian nội tại hóa khác thời gian bên ngoài ở chỗ nó mang một ý nghĩa đối với đời sống con người. Thật vậy, nếu như thời gian bên ngoài tự nó con người không thể kiểm soát hay t|c động được thì thời gian nội tại hóa lại liên quan đến hành vi mang tính ý hướng của con người. Nếu chỉ xét theo thời gian bên ngo{i, con người luôn luôn có những kinh nghiệm mới, nghĩa là mỗi kinh nghiệm m{ chúng ta có được về sự vật sẽ nhanh chóng trôi qua khi kinh nghiệm kh|c đến; v{ như thế có vẻ như con người sẽ chẳng bao giờ nắm bắt được sự vật. Tuy nhiên, trong dòng chảy liên tục của thời gian bên ngo{i thì con người nhận thức được sự vật nhờ thời gian nội tại hóa. Do đó, qu| khứ không 133 phải là những c|i đ~ mất đi nhưng đ~ trở nên ký ức được lưu giữ trong thời gian nội tại hóa, bởi vì nó mang một ý nghĩa n{o đó cho đời sống hiện tại của con người. Lý do Husserl quan tâm đến yếu tố nội tại hóa cũng có liên quan đến bối cảnh xã hội đương thời. Có thể nói rằng đó là giai đoạn khủng hoảng của triết học ở châu Âu khi người ta quá nhấn mạnh đến tính hình thức của luận lý toán học mà coi nhẹ nội dung ý thức vốn liên quan trực tiếp đến nhận thức của con người. Do sự ảnh hưởng này mà quan niệm thế giới của Husserl vào năm 1913 cũng có sự khác biệt so với thời gian sau đó. Theo đó, hiện tượng học vào năm 1913 đang trong giai đoạn được thành hình đ~ nhìn toàn bộ cuộc sống như là thế giới tự nhiên. Thế giới tự nhiên được ví như một cỗ máy cứng nhắc với quy luật vận động của riêng nó; và con người cũng chỉ là một thành phần trong cỗ máy đó. Đến năm 1935, Husserl đ~ có thay đổi quan trọng trong quan niệm về thế giới. Thật vậy, việc nội tại hóa đ~ làm cho thế giới này trở thành thế giới sự sống (life-world), thay vì là thế giới tự nhiên (natural world). Theo cách nhìn này, hoàn cảnh tự nhiên phải đi vào hoàn cảnh của con người. Nói cách khác, đối tượng bên ngoài được nội tại hóa, tức là mang lấy ý nghĩa cho đời sống của con người. 6. Liên chủ thể Một trong những điều quan trọng nhất được đặt ra cho hiện tượng học là vấn đề liên chủ thể. Thật vậy, từ chiến tranh thế giới thứ I đến chiến tranh thế giới II, quan niệm về thế giới đ~ có sự thay đổi. Theo đó, thế giới mà con người tưởng là tự nhiên thì đúng ra là một thế giới sự sống. Như thế, vấn đề ở đ}y không còn là chủ quan tính nữa nhưng là mối quan hệ giữa người với người, giữa con người với vũ trụ. Hiện tượng học đề cao cái ngã siêu việt, nghĩa là mỗi cá nhân đều có được kinh nghiệm về thế giới mà 134 không phải lệ thuộc vào người khác. Tuy nhiên, cũng theo quan điểm này thì nhiều khi cùng một sự vật nhưng lại tỏ hiện ra cho mỗi người mỗi khác. Do đó vấn đề ở đ}y là làm sao con người có thể chia sẻ kinh nghiệm cho nhau, tức là hiểu người khác v{ để người khác hiểu mình. Đó là vấn đề liên chủ thể. Thật ra, hiện tượng học cũng chưa giải quyết được rốt ráo vấn đề này nhưng chỉ nại đến một vài cách thức sau. Thứ nhất là thay đổi vị trí cho nhau. Thật vậy, khi tôi và anh cùng nhìn về một vấn đề thì kết quả thu nhận được sẽ không giống nhau vì vị trí của tôi khác với vị trí của anh. Từ góc nhìn của tôi, tôi có thể thấy được những gì khuất tầm nhìn của anh và ngược lại. Do vậy, khi đặt mình vào vị trí của người khác, mỗi người sẽ thấy được những gì mà người khác thấy. Thực tế là có những cuộc tranh luận không bao giờ đi đến giải pháp thống nhất chỉ vì mỗi bên không thử đứng vào vị trí của bên kia để có thể hiểu nhau hơn. Thứ đến, nếu không đổi vị trí cho nhau để có cùng quan điểm hay lập trường thì ít nhất cũng phải có song niệm. Song niệm nghĩa là hai người tuy đứng ở các vị trí khác nhau nhưng lại có quan niệm tương tự nhau. Điều kiện để có được song niệm là hai người đ~ có ít nhiều kinh nghiệm về điều được nói đến để khi một người trình bày vấn đề thì người kia cũng hiểu đúng điều họ đang nói chứ không hiểu khác. Cuối cùng, một người có thể không cần phải đặt mình vào vị trí của người khác hay phải có cùng quan niệm với họ nhưng vẫn có thể có sự đồng cảm với người khác. Điều này được giải thích là mặc dù tôi không hiểu được như anh hiểu nhưng tôi sẵn sàng chấp nhận cách hiểu của anh. Như vậy, đồng cảm không chỉ dừng lại ở việc chia sẻ tri thức mà còn là sự dấn thân với tất cả tình cảm của mỗi người. Rõ ràng xét ở mặt luận lý thì sự đồng cảm không có được nền tảng vững chắc và vẫn khó có thể trở thành yếu tố 135 mang lại sự đồng nhất được, bởi vì mỗi người đều muốn giữ lại kinh nghiệm riêng của mình. Husserl đ~ chứng kiến một thời người ta quá tôn sùng khoa học tự nhiên. Tuy nhiên, khoa học tự nhiên chỉ chú trọng đến khách thể mà bỏ quên mất vị trí của chủ thể, do đó khoa học đ~ xem nhẹ ý nghĩa và giá trị nhân sinh của con người. Sau này chính Husserl đ~ nhận ra thế giới này là một “thế giới sự sống”. Điều này có nghĩa rằng thế giới không còn l{ đối tượng khách quan thụ động và vô tri, vô giác ở bên ngoài nữa m{ đ~ đi vào chiều sâu bên trong con người – một thế giới thuộc về cuộc sống thực sự của con người. Chính vì lẽ đó mà vấn đề liên chủ thể đặt ra cho hiện tượng học cần được giải quyết nhờ sự trợ giúp của xã hội học. Theo A. Schutz, một nhà xã hội học, cách giải quyết vấn đề liên chủ thể của Husserl chưa mang tính khoa học. Sự đóng góp của xã hội học cho hiện tượng học được thể hiện qua những điểm sau: - Xã hội hóa hiện tượng học: Khi đối diện một người, tôi có thể biết người đó là ai. Điều kiện là hai người phải gặp nhau và sẵn sàng chia sẻ cho nhau: tôi muốn hỏi bạn điều gì cũng được và bạn cũng không che giấu tôi điều gì. Khi gặp trực tiếp đối tượng thì ý hướng tính hai người gặp nhau – ý hướng tính chung với nhau. - Có một mẫu kiến thức thông thường về vai trò của từng loại người trong xã hội. Do đó, mặc dù tôi không cần biết bạn là ai nhưng tôi vẫn có thể hiểu được bạn nếu biết vị trí của bạn trong xã hội (nghề nghiệp, dân tộc, giới tính…). Ví dụ như anh là một người làm vườn thì tôi biết công việc của anh là phải chăm sóc cây, tỉa cây, cắt cỏ… Hoặc anh là chính trị gia thì tôi cần biết những điều cơ bản như một chính trị gia làm cái gì? Chính trị phải quan tâm đến điều gì? Tóm lại, tôi biết được một người sẽ quan tâm đến điều gì và xã hội đòi buộc anh ta điều gì qua công việc của anh ta. 136 - Thay đổi hiện tượng học siêu nghiệm thành hiện tượng học thường ngày của xã hội: siêu nghiệm làm tách con người ra với xã hội. Vì thế, ta cần quay lại epoche – gạt bỏ tất cả cái khác v{ đồng hành với nhau. Hay nói khác đi, khi tiếp xúc một người ta cần gạt bỏ những quan niệm trước đó về người đó. C}u hỏi thảo luận: 1. Tiền kiến từ đâu mà có? Không phải mọi kinh nghiệm đều bị ảnh hưởng bởi tiền kiến. Có thể con người đ~ có những kinh nghiệm về một điều gì đó, ví dụ như kinh nghiệm về cái đồng hồ chẳng hạn. Tuy nhiên, có những kinh nghiệm hoàn toàn mới v{ con người không có tiền kiến, ví dụ như con voi bay (do tưởng tượng hoặc là do ảo giác mà có). 2. Tính phổ quát, tất yếu kết hợp với cái mới như thế nào trong hiện tượng luận? Tính phổ quát tất yếu nằm ở tính ý hướng khi con người chỉ mô tả trung thực những gì sự vật tỏ ra cho mình. Chính nguyên tắc đồng nhất nơi sự vật – A là A – làm nên tính tất yếu cho tri thức m{ con người thâu nhận từ sự vật đó. Theo đó, mỗi kinh nghiệm X có thể được chấp nhận thuộc về loại X nhưng không buộc phải phụ thuộc hoàn toàn vào một khuôn mẫu phạm trù cố định như Kant. Cái mới trong hiện tượng luận không nhất thiết phải là luôn luôn có sự đổi mới về bản chất. Thật vậy, mỗi kinh nghiệm có được đều được coi là mới khi con người tạm thời “đóng ngoặc” 137 những tiền kiến của mình. Do đó, c|i mới có thể là chỉ mới theo thời gian. 3. Sự tồn tại của sự vật có quan trọng đối với việc hình thành kinh nghiệm hay không? Khi một người có được kinh nghiệm về một sự vật tồn tại trong thực tế, người đó đón nhận sự vật như nó xuất hiện cho họ v{ được người kh|c đồng ý. Tuy nhiên, kinh nghiệm có thể đi từ bên ngo{i v{o nhưng cũng có thể hình thành từ bên trong như thể là một hiện tượng. Do đó, con người cũng có thể có kinh nghiệm về một sự vật không thực sự tồn tại nhờ bởi trí tưởng tượng của mình. Như vậy, loại kinh nghiệm n{y cũng giúp mở ra kinh nghiệm khác – kinh nghiệm “có thể” – nghĩa l{ những gì con người tưởng tượng ra cũng nằm trong khả thể có thể xảy ra (trong tương lai hay nơi một thế giới huyền bí n{o đó) 4. Thời gian nội tại có quan trọng không? Có, vì nó là cái giữ được năng lực và sự hiện hữu của ý hướng tính (tôi ý thức tôi đang ở đ}u, l{m gì, đối tượng h{nh động của tôi l{ gì). Theo Fichte, ý hướng tính l{ c|i đi từ cái tôi Tuyệt đối hạ mình xuống để trở th{nh đối tượng của con người trong hành vi phản tỉnh. 5. So sánh ý hướng tính và xu hướng xã hội? Xu hướng xã hội có thể chỉ kéo dài một thời gian ngắn, trong đó con người bị cuốn theo một tr{o lưu hay ý hướng của đ|m đông trong xã hội nhưng không để ý tới hay không biết mình đang theo. Ngược lại, ý hướng tính luôn tồn tại trong hành vi của con người v{ con người ý thức được đối tượng mà hành vi của mình đang hướng về. 6. Đâu là nền tảng khách quan của ý hướng tính? 138 Cần phân biệt khách quan theo khoa học tự nhiên và khách quan theo khoa học nh}n văn. Kh|ch quan của tự nhiên là tất cả những gì xảy ra, hiện tượng xảy ra như thế nào thì mô tả lại đúng như vậy. Ngược lại, khoa học nh}n văn phải xét đến bối cảnh xã hội, t}m lý… của con người, từ đó mới đưa ra những nhận định kh|ch quan v{ đầy đủ được. Biên tập: Giuse Lê Đắc Thắng, S.J. 139 CHƯƠNG 8 - BẢN THỂ HỮU THỂ HỌC MARTIN HEIDEGGER Dẫn nhập Đ~ từng làm trợ gi|o cho Husserl, Heidegger đ~ có thời gian nội t}m hóa tư tưởng của thầy mình, để từ đó, cùng với “chất triết” riêng của mình, ông đ~ khởi công xây dựng hiện tượng luận không theo hướng tri thức luận như Husserl, nhưng theo hướng hữu thể luận. Husserl cho rằng sẽ không thể thành lập hiện tượng học (phenomenology) nếu không có ngã siêu nghiệm (transcendental ego), vì không có chủ thể thì không thể biết hiện tượng học là hiện tượng. Trong khi Husserl nghĩ rằng chủ thể siêu nghiệm là gốc, thì Heidegger lại xem chủ thể là một chủ thể không có được tự do, ông dùng thuật ngữ ‘Dasein’; ‘da’ l{ ontic, ‘sein’ l{ ontological being. Cụ thể hơn, Da: cái cụ thể, cái ở đ}y, trong thế giới. Dasein tức là cái hiện hữu trong thế giới này. Daisein của Heidegger khác với siêu nghiệm chủ thể ego, cogito, cogitatum của Husserl. Thay vì chủ trương chủ thể mới l{ điều kiện để đi v{o hiện tượng học như Husserl, Heidegger lại đi đến việc định nghĩa hiện tượng học: hiện tượng và học. Ông cho rằng hiện tượng là cái tự tỏ ra nó l{ gì, v{ qua đó trở thành dấu hiệu chỉ ra cái ở đằng sau của hiện tượng. Như thế, hiện tượng chính l{ điều giúp khám phá ý nghĩa siêu hình học hay bản thể học. Dưới gốc độ này, cái nhìn của Heidegger đối với hiện tượng luận không còn là ego-cogitocogitatum, mà là một cái nhìn siêu nghiệm, có nghĩa l{ , da và sein đi đôi với nhau để nói lên ý nghĩa của hiện tượng. Theo đó, Heidegger đ~ dùng phương ph|p chiết ngữ để hiểu phenomenology như thể là một cặp ontic-ontological [being] trong 140 thế giới. Việc định nghĩa phenomenology theo chiết tự không thể không dẫn tới sự vận dụng một cấu trúc ontic-ontologic hoàn toàn khác với cấu trúc ego-cogito-cogitatum của Husserl. Dasein bấy giờ là một being đưa tới chiều sâu và chiều nổi của being, nói cách khác là Being và being. Vậy nên, để khả dĩ nắm bắt hiện tượng học theo Heidegger, cố nhiên cần tìm hiểu ý nghĩa của dasein. Về điều này, trong cuốn Being and Time, Heidegger phân tích hữu thể nằm trong thời gian. Thời gian bắt đầu là khi hữu thể bị quăng ném v{o thế giới, và dù hữu thể có muốn hay không thì hiện giờ nó đ~ đang ở chỗ của mình trong thế giới rồi (chính ở điều này mà Satre liệt Heidegger vào chủ nghĩa hiện sinh). Thời gian có bắt đầu thì cũng có kết thúc, đó l{ c|i chết của dasein. Như vậy có thể thấy, tuy siêu nghiệm chủ thể của huu cũng tương tự như vậy nhưng cogitatum lại không được nó rõ, thành ra, chung cục của nó cũng không được đề cập rõ r{ng; trong khi đó dasein có cái bắt đầu và kết thúc nằm gọn trong hữu thể học của Heidegger. Tắt một lời, thay vì về cái ngã siêu nghiệm nội tại hoá kiến thức như Husserl, hiện tượng học của Heidegger là một hành trình truy tầm hiện hữu dasein trong-thời gian dưới chiều kích hữu thể luận. Trước khi đi v{o nội dung tư tưởng của Heidegger về hiện tượng học chi tiết hơn, cũng cần thiết để lược lại đôi nét tiểu sử triết gia này. 1. Tiểu sử Martin Heidegger sinh năm 1889 tại Nam Đức, từ nhỏ đ~ sống trong một bầu không khí đạo đức. Lúc đầu ông có ý muốn đi tu nhưng bị bệnh nên phải rời dòng; từ đó ông ph|t huy khả năng triết học của mình. 141 Ban đầu, ông muốn nghiên cứu về triết Trung cổ. V{o năm 1915-16 khi Husserl được mời đến chỗ Heidegger đang ở và học, Heidegger đ~ tìm l{m quen với Husserl. Bấy giờ, nhận ra tư tưởng của Heidegger rất sắc bén, Husserl nhận Heidegger làm trợ giáo.42 Có thể nói, đ}y l{ thời gian Heidegger nội tại hóa tư tưởng của Husserl. Tuy Heidegger không phát triển hướng nghiên cứu triết Trung cổ nhưng tư tưởng triết Trung cổ vẫn bàng bạc trong nội dung tư tưởng của ông về bản thể học; và Husserl gần như không hề biết đến điều này. Sau đó, khi Husserl giới thiệu Heidegger cho đại học [tên], Heidegger mới đưa ra lập trường của mình trong cuốn Being and time. Có thể nói, tuy có liên hệ với tư tưởng của Husserl, nhưng thời gian tính, theo Heidegger, vẫn có những đặc điểm riêng khác. Tức là, nếu thời gian tính theo Husserl nghiêng về tri thức luận thời gian, thì đối với Heidegger, đó lại là hữu thể học thời gian vậy. Trước khi về hưu, Husserl muốn Heidegger trở về thay mình, ông cũng muốn Heidegger viết s|ch. Năm 1928, khi Heidegger thay thế Husserl, đ}y l{ khúc ngoặc thực sự (turning point) của Heidegger. Thời gian đầu, Heidegger nghiên cứu Nietzsche, ông đ~ viết 4 cuốn sách về Nietzsche. Có thể nói, quan điểm của nnn thuộc về hậu Heidegger nhiều hơn. Năm 1933, Heidegger gia nhập đảng nazi. Khi đó, Hiler muốn Heidegger về Berlin dạy, tuy nhiên, sau khi hỏi ý kiến của những nông d}n nơi ông sống, Heidegger đ~ quyết định không về Berlin dạy. Mặt kh|c, Heidegger cũng có nghiên cứu về thi ca. Năm 1945 khi thế chiến II kết thúc, Heidegger trở thành một trong những người trí thức bị xem là tội phạm chiến tranh vì ông đ~ theo đảng nazi. Do đó, Heidegger không được phép dạy học. Cho đến1949, Trợ gi|o l{ người được coi là hiểu tư tưởng của thầy, in sách cho thầy, thậm chí cả viết sách cho thầy nữa. 42 142 khi được “minh oan”, ông dạy học trở lại; tuy nhiên, một năm sau ông về hưu. Tuần báo Spiegel ở Đức đ~ phỏng vấn Heidegger. Chủ đề của bài phỏng vấn ấy về sau được đăng v{o năm 1976 khi ông chết: Only God can save us. Theo đó thấy được rằng, những gì Heidegger gặp trong cuộc sống của mình không hoàn toàn tỏ lộ được tinh thần của ông. 2. Phương ph|p luận của Heidegger Để xây dựng hiện tượng học khác với Husserl, có thể thấy, Heidegger đ~ vận dụng phương ph|p luận xoay quanh ba lối cách: chiết ngữ, tra vấn, giải và tái cấu. Heidegger dùng pp chiết tự: ‘Phenomen’ l{ gì? ‘logos’ l{ gì? Heidegger coi phenomen là cái tự tỏ ra dưới ánh sáng của lý trí con người. Như vậy điều quan trọng không phải là hiện tượng mà l{ c|i đằng sau của hiện tượng. ‘Phenomen’ không phải là cái mà chúng ta muốn tìm, đối với Heidegger, vì nó chỉ là hiện tượng bên ngo{i. ‘Phenomen’ nhiều khi chỉ là onto, tức là cái tại. Điều quan trọng là phải tìm cho ra cái gốc của hiện tượng từ logos; vậy logos là gì? Hiểu biết, ph|n đo|n, nhận ra ch}n tướng đằng sau của hiện tượng là nhờ logos. Bên cạnh đó, nếu phương ph|p quy chiếu hay đóng ngoặc của huu tuy l{ hai nhưng thực ra chỉ là một khi nó giúp cái ngã có ý hướng tính của kh|ch quan hướng về kh|ch quan, để nhận ra cái kh|ch quan l{ gì, sau đó mới quy chiếu trong cái ngã siêu nghiệm như thế nào, thì với Heidegger, phương ph|p tra vấn nằm trong lịch sử (thời gian) nhiều hơn. Heidegger hỏi về phenomenon để trả lời c|i ‘existentiell’, từ đó đi đến việc tra vấn c|i đằng sau và bao 143 gồm hiện tượng l{ ‘existential’; nói c|ch kh|c, đó l{ c}u hỏi của câu hỏi. Mặt kh|c đối với Heidegger, phenomenology không phải là vấn đề tri thức và phenomen cũng không l{ tiêu chuẩn của hữu thể học. Ông nhận ra rằng hữu thể học đ~ có tại những thời điểm khác nhau trong lịch sử nơi những ngôn ngữ khác nhau. Từ đó ông nhận thấy cần thực hiện việc giải cấu và tái cấu để đi đến định hình hữu thể học mà ông muốn tìm kiếm. Về việc giải cấu, chính vì hữu thể học đ~ nằm trong (những) cơ cấu từ thời trước (trong tư tưởng của Descartes, Thomas...) dưới dạng một khối (block), vậy nên giải cấu, nói một c|ch hình tượng, chính là lược tách khối ấy thành những viên đ|, tức l{ xem xét c|c tư tưởng ấy đ~ nắm bắt được hữu thể học như thế nào (kỳ thực, Heidegger cho rằng thời trước không phải đ~ nắm bắt được hữu thể học, nên cần phải giải cấu để hiểu cho đúng). Sau khi giải cấu, công việc cần thiết tiếp theo phải là tái cấu, tức là tái kết cấu những ‘viên đ|’ ấy thành hữu thể học mới cho thời đại ngày nay. Nói một cách cụ thể hơn về giải cấu và tái cấu, nếu Decartes cho rằng cogito và Absolute (Tuyệt đối) giúp nhau “đứng vững", thì với Heidegger, cogito ấy chỉ thuộc một phần n{o đó của dasein. Hiện hữu là hiện-hữu-trong-thế-giới. Theo đó, cần giải cấu để lấy ra những viên gạch để từ đó t|i cấu nhằm tìm hiểu việc hiện hữu trong thế giới (với tất cả những ý niệm đ~ có về hiện hữu ấy) có ý nghĩa gì cho thế giới ngày nay. Nói cách khác, giải cấu gần như l{ thực hiện thao t|c ‘đóng ngoặc’ cogito-cogitatum, rồi tái cấu là tìm cho nó một chỗ đứng thích hợp v{ đúng đắn. Có thể nói, quan hệ giữa giải cấu và tái cấu đ~ ảnh hưởng tới những tư tưởng hậu hiện đại. 144 3. Tiến trình triết học Tư tưởng của Heidegger về hiện tượng luận, dù có lối đi riêng, nhưng không thể không chịu ảnh hưởng của Husserl thầy mình. Vì vậy, thiết nghĩ nên nhắc lại những điểm quan trọng trong hiện tượng luận của Husserl trước khi trình bày những nối tiếp và phát huy của Heidegger. Có thể nói, hiện tượng học của Husserl là một dạng tri thức luận, tức là, tìm những tri thức để dẫn tới vấn đề (tìm về) chân lý. Ch}n lý l{ c|i gì đi từ khách quan tới mà khách quan ấy trở thành đối tượng của tri thức. Vậy đối tượng của tri thức l{ gì? Đối với câu hỏi này, Husserl giải quyết bằng cách cẩn trọng để cái khách quan tự tỏ lộ ra. Cụ thể, ông cho rằng, vì đ~ có những ngăn trở từ bên ngoài hay từ bên trong làm cho khách quan trở thành tiền kiến nên cần ‘đóng ngoặc’ những điều đó để thế giới vật tự thân (thing in itself ) được mô tả như nó l{. Trong đó, Ý hướng tính đóng vai trò để khách quan tự tỏ lộ ra rồi tìm cách mô tả như nó (khách quan) là. Hay có thể nói, ‘Phenomen’ đi v{o trong ng~ siêu nghiệm – có ego-cogito-cogitatum. Ngã siêu nghiệm ấy có cấu trúc của nó để từ đó mới có những mẫu liên quan với nhau, để rồi những mẫu ấy trở th{nh đồng nhất hay mâu thuẫn. Từ điểm này mà việc nội tại hóa được thực hiện. Việc nội tại hóa luôn có thời gian nội tại mà thời điểm cuối cùng l{ lúc đưa tới chân lý. Nói đúng hơn, ch}n lý ấy được tỏ lộ ra, hay được trực giác; mà nói từ chiều ngược lại là trực giác ấy cho thấy đó có l{ ch}n lý hay không. Từ đó mới đi từ ‘cogito’ để tìm hiểu ‘ego’ l{ gì qua ‘cogitatum’. Đó là ngã siêu nghiệm. Ngã siêu nghiệm của Husserl bấy giờ lại đặt ra một vấn đề lớn là liên ngã siêu nghiệm. Liên ngã siêu nghiệm giúp chúng ta hiểu rằng tất cả mọi người, chứ không chỉ riêng một cá nhân, có thể tham dự vào tri thức luận, và bấy giờ ngã siêu nghiệm trở thành liên ngã siêu nghiệm. Từ đ}y, vấn đề mà Husserl mong 145 tìm được đó l{ ng~ không phải là cái gì cứng nhắc nhưng uyển chuyển thông phần vào Tuyệt đối. Có thể nói, Heidegger cũng chấp nhận triết học của ông ta là hiện tượng luận, nhưng hiện tượng luận của ông không phải là tri thức luận về cái ngã siêu nghiệm nhưng l{ hữu thể học về cái ‘being’. Nếu Husserl đi từ Kant thì Heidegger trở về với Artistotle, để rồi ‘ontology’ của Heidegger không còn bàn về c|i ng~ như Husserl, mà là về Dasein – tại hữu. Tại hữu ấy là gì? Là mỗi người ý thức rằng mình đang hiện hữu tại-đ}y-và-bây-giờ. Có thể nói, như c|i ng~ bắt đầu mọi tri thức [triết học] mà Husserl muốn truy tìm thế nào thì tại hữu có mặt xuyên suốt trong tất cả mọi nẻo đường triết học của Heidegger như vậy. Để tìm tại hữu, Heidegger dùng phương ph|p tra vấn hay đặt câu hỏi như ‘Tại sao tôi ở đ}y? Tại sao tôi hiện hữu?’. Khởi đầu của tra vấn ấy là việc c|i tôi được ném vào thế-giới-này và ở-chỗ-n{y v{ điều ấy không thể kh|c đi được. Từ đó Heidegger mới đi đến việc phân tích tại hữu tức là truy tìm tại hữu là gì. Cái tại là cái gì và hữu l{ gì? Điều n{y được Heidegger trả lời trong cuốn Being and Time. Với Heidegger, phân tích tại hữu trong thời gian có nghĩa l{ ph}n tích khởi điểm và kết thúc của tại hữu như thế n{o. Động tác phân tích ấy không đưa đến việc “nhận diện” tương quan v{ nắm bắt được ý nghĩa tương quan giữa cái tại này với cái tại khác. Theo Heidegger, tương quan bắt đầu từ cái tại (onto). Từ đó, tùy theo việc nhấn mạnh về onto hay ontology mà có thể tạm chia hai giai đoạn tiền và hậu Heidegger. Tức là, tiền Heidegger coi trọng cái onto, cái da của dasei để từ đó đi tìm tương quan trong thời gian và trong cái hữu; tức là cái tại đi tìm cái hữu trong tương quan, trong thời gian và trong tra vấn. Từ việc nhận diện dasein bằng phân tích tại hữu trong thời gian và trong tương quan như vậy, Heidegger đi tới việc nhận diện daisein 146 là bản chân hay phi bản chân. Hậu Heidegger lại đi về hướng hữu thể học đ|nh dấu cho khúc ngoặc trong tư tưởng của Heidegger khi coi cái hữu là quan trọng, còn cái tại chỉ l{ c|i để hữu hiện ra mà thôi. Vậy nên hậu Heidegger mang một cái nhìn khác về tại hữu (dasein). a. Tiền Heidegger Tư tưởng tiền Heidegger được gói ghém trong cuốn Hữu thể và thời gian. Kant muốn ổn định hóa những điều kiện siêu nghiệm nên xếp không gian trước thời gian, lượng trước phẩm; còn Heidegger đặt hữu thể trong thời gian. Với ông, vấn đề là ở being và time. Ông dùng thuật ngữ Dasein như chìa khóa để “giải m~”. Da-sein – “there-is” – là cái lộ ra sự tương quan của một being với tất cả những being khác. Da là cái cụ thể, cái hữu thể được ném vào thế giới và trở thành being-in-the-world. Theo đó, in-the-world và being không thể tách rời. Nếu Being (viết hoa) là cái Tuyệt đối, thì being (viết thường) là những cái tồn hữu. Vì being ấy không chỉ về tôi hay anh do nó đ~ có những tiền kiến từ c|c tư tưởng trước, nên Heidegger dùng dasein. Khi được ném vào trong thế giới, dasein ý thức được mình là ai. C|i ‘there’-‘tại’ vừa ở trong không gian – tức là cái tại thế, vừa ở trong thời gian – tức là cái hiện tại; và dù trong không gian hay thời gian thì cái tại vẫn không biến đổi. Dasei trong thế giới, cái da bắt đầu khi tôi ý thức được mình ở trong thế giới, còn sự kết thúc của dasein là cái chết của nó. Ở trong thế giới, tôi tương quan với những người kh|c cũng như với tất cả sự vật. Heidegger phân biệt hai loại tương quan: being at hand: trong tầm tay, của tôi, thuộc về tôi, và being before hand: nằm ngoài tầm tay, cái có thể trở thành at hand. Tương 147 quan là cái quan trọng. Trong đó, Heidegger lấy cái tôi làm trung t}m để thể hiện tương quan với sự vật. Về tương quan với người khác, Heidegger gọi là with-being. Theo đó, vật thì tôi có thể dùng hay không dùng, nhưng người kh|c, vì cũng l{ there-is như tôi, nên tôi không được phép dùng họ như đồ vật, bởi điều này sẽ đ|nh mất cái there-is, c|i l{ độc đ|o tính, c|i dasein của họ. Từ vấn đề tương quan như vậy, Heidegger nói đến Phi bản (thể) chân (thật) và bản chân. Là phi bản ch}n khi tôi dùng người kh|c như công cụ. Bấy giờ, cuộc sống của tôi hay của người khác nằm trong phi bản chân, điều m{ tư tưởng trước Heidegger gọi là tha hóa hay vật hóa. Mỗi một dasein đều là một bản chân, không ai có thể thay thế cho ai về vị trí của chính người đó trong thế giới. Như vậy, khi tôi sống nhưng núp đằng sau c|i ‘người-ta’, đặc tính của cái there nơi tôi không còn nữa, mà chỉ còn cái gọi l{ người-ta: người ta nói, tôi không nói nên không chịu trách nhiệm; đó l{ phi bản chân. Cũng vậy, thay vì động lực hiếu học thì lại là tò mò, hiếu học thể hiện một cái tôi có trách nhiệm và ý thức để xây dựng tương lai của tôi, còn sự tò mò chỉ tìm những loại tri thức không thuộc về ý thức và trách nhiệm; đó cũng l{ phi bản chân. Thêm nữa, là phi bản chân khi một người sống mơ hồ, không có động lực rõ ràng, không liên quan chặt chẽ với ý nghĩa sống của mình. Cũng l{ phi bản chân khi chỉ nói m{ không nghe, “tranh nói” nhưng không biết nói để l{m gì; ngược lại bản ch}n l{ có ý nghĩa sống và biết lý do tại sao nói hoặc không nói. Như vậy, bản chân gắn liền với cái there, phi bản chân gắn liền với cuộc sống vô bổ, thiếu trách nhiệm sống, sống núp bóng dưới cuộc sống của người khác, sống m{ đ|nh mất ý nghĩa sống. Theo Heidegger, tiếng lương t}m l{ c|i tra vấn người ta có hay không 148 sống cuộc sống phi bản chân hay bản chân. Tiếng lương t}m giúp người ta tiến từ cuộc sống phi bản ch}n đến bản chân. Liên hệ đến phi bản chân, bản chân và tiếng lương t}m, Heidegger nhận định thêm, bản chân còn là dasein d|m đối diện với cái chết để sống bình an (vì cái chết khiến người ta sợ phải đối diện, nỗi sợ ấy đặt người ta trong phi bản chân). Là bản chân khi sống để đối diện với cái chết, dù vẫn có lo lắng trước cái chết nhưng quan trọng l{ không rơi v{o nỗi sợ để rồi chạy trốn cái chết trong chính cuộc sống của mình bằng cách sống luôn đặt mình trong sự bận rộn của công việc hay tìm đến những thú vui để quên đi ý thức trước cái chết. Ở đ}y, Heidegger không nói về luân lý hay niềm tin, ông chỉ đưa ra c|i hiện thực mà hiện thực ấy sẽ cắt nghĩa thế nào là bản chân hay phi bản ch}n; trong đó, quan trọng nhất là tiếng lương t}m vì nó sẽ tra vấn để cho biết rõ điều này. Đến đ}y, thấy được rằng phân tích về hữu thể và thời gian của Heidegger rất gần với thuyết hiện sinh. Thuyết hiện sinh đặt nặng cái da trong thực tại sống, trong thời gian, tức l{ d|m đối diện với cái chết; Heidegger cho rằng chỉ những người tin thần mới có thể sống theo bản ch}n v{ d|m đối diện với cái chết. Heidegger đặt thời gian tính vào trong hữu thể. Cái chung cục là thời gian tính. Thời gian đối với Heidegger cũng giống như thời gian nội tại của Husserl, tuy không đồng nhất hoàn toàn. Theo Heidegger, cái vừa qua và cái sắp tới trở thành cái hiện tại. Hiện tại ấy không chỉ lôi kéo những gì tương quan ở trong quá khứ vào hiện tại, m{ còn thúc đẩy sống trong hiện tại. Thành ra, Hiện tại trở thành hiện tại xuyên suốt trong quá khứ để rồi trở thành hiện tại trong tương lai. Vậy nên Heidegger cho rằng con người sống trong bản chân thì có thể đương đầu với cái chết mà sống bình an là vậy. 149 Thời gian tính của dasein l{ đ}y: hữu thể được ném vào trong thế giới, hữu thể ở trong thế giới, nhìn thấy tiến trình đang đưa về kết thúc của thế giới. Đối với cả Heidegger và Husserl, không thể tách rời tính đồng nhất của hiện tại khỏi quá khứ v{ tương lai. Đó là cái siêu hình học của hiện tại; nói cách khác, hiện tại là cái trường tồn, vĩnh tồn, c|i luôn có đó dù con người nghĩ đến hay quên đi. Bấy giờ, dasein trở thành một cái luôn luôn nhắc nhớ cái tại thế hiện tại. Vậy nên, có thể nói tiền Heidegger nghiêng về cái da nhiều hơn. b. Hậu Heidegger Trong Being and Time hay giai đoạn tiền Heidegger, Heidegger đặt nặng cái tại (there) nhiều hơn, nhưng như vậy dễ bị lý trí hay kỹ thuật “đ|nh lừa”. Đến giai đoạn hậu Heidegger – giai đoạn được đ|nh dấu bằng khúc ngoặc là sự chú t}m hơn v{o th|i độ của con người trước tồn hữu chứ không phải vào cái tại nữa – tư tưởng Heidegger bấy giờ không còn khuynh hướng truy tìm tồn hữu l{ c|i gì, nhưng để cho tồn hữu tự tỏ lộ, không còn đi tìm ch}n lý nhưng để cho chân lý tự ‘mặc khải’. Thêm nữa, khi nhận ra được sức ép của kỹ thuật có vẻ giúp con người nhưng thực ra lại khống chế con người nhiều hơn, hậu Heidegger tránh những gì là kỹ thuật vốn l{m cho con người chỉ đi theo và lệ thuộc vào nó mà bỏ qua yếu tố thực sự quan trọng là con người và tự do của con người. Bấy giờ, khi con người đ~ tự cảnh tỉnh trước những giá trị khác nhau, lý trí trở thành phán đo|n chứ không còn là dụng cụ hợp lý hóa kỹ thuật. Vậy nên nếu trọng t}m trước đ}y l{ ‘phenomenon’, l{ truy tìm hiện hữu, thì bây giờ là logos, là nhẫn nại chờ đợi c|i được ban cho con người. Với Heidegger, đó l{ logos của metaphysics. Có thể nói, 150 trước đ}y ông chú t}m v{o ‘metaphysics’ (siêu hình học) mà quên đi logos. Nhận ra điều n{y, Heidegger đ~ khởi công nghiên cứu về Heraclitus và Parmenides. Theo Heidegger, quan trọng nhất đối với siêu hình học là logos. Logos là cội nguồn hay cốt lõi của siêu hình học, tức là cội nguồn của tri thức con người. Phân tích nhiều về chữ ‘có’, tức là there is (tiếng Anh), il y a (tiếng Pháp), es gibt (tiếng Đức, dịch s|t nghĩa tiếng Anh l{ ‘it gives’), Heidegger nói đến cái lộ ra như nó l{, hay điều cho biết cái tồn hữu sắp tới. Để nhận ra được những đặc điểm như vậy trong ngôn ngữ, Heidegger dựa trên một cấu trúc siêu hình học: thiên, địa, nhân, bất tử (immortal). Ngoài bộ ba ‘Thiên-địa-nh}n’ giống cấu trúc tam tài, Heidegger thêm yếu tố bất tử để làm rõ siêu hình học không phải l{ vũ trụ quan đối với con người nhưng l{ của con người và của cả tiến trình bất tử. Cần nói thêm rằng, qua việc tìm hiểu Kinh Dịch cùng với những học trò người Hoa và Nhật của mình, Heidegger nhận thấy tư tưởng Đông phương không có ý niệm Being (viết hoa) nhưng có Nothingness (vô hạn). Theo ông, con người không chủ động nói đ}u l{ c|i Being hay Nothingness, nói đúng hơn l{ không nắm bắt được những gì bên ngo{i hay vượt qua tất cả những điều m{ con người có thể khẳng định hay phủ định về thần, đó l{ Phi Thần. Khi con người đặt cho cái này cái khác là tuyệt đối, họ đ~ tự xem mình là tuyệt đối thì mới có thể “ph|n” như vậy. Vậy nên Tuyệt đối không phải l{ c|i m{ con người định cho nó là tuyệt đối thì nó mới là Tuyệt đối, nhưng thực ra con người phải để cho Tuyệt Đối thực tự tỏ lộ hay mặc khải thì mới biết Tuyệt đối là gì. Nói cách khác, cái Vô hạn đ~ ph| giới hạn (của con người đặt ra) và trở thành Vô hạn: Aletheia – sự thật vén màn để nó tự tỏ lộ; cái Vô biên xóa bỏ biên giới m{ con người đặt ra, vượt qua tính phủ định và khẳng định của ngôn ngữ con người, bao gồm cả c|i nothingness v{ c|i Being, để thực sự xuất hiện như là Vô biên. 151 Chính từ điểm này mà Heidegger chú ý tới vấn đề ngôn ngữ. Ngôn ngữ có phạm vi của nó. Con người có thể nói ra được nhưng không thể không hiểu thấu cái phạm vi vốn bao hàm cả ngôn ngữ. Từ đ}y, Heidegger nhấn mạnh vai trò của ngôn ngữ khi cho rằng ngôn ngữ l{ ‘c|i nh{’ của tồn hữu. Cần nói thêm rằng, Heidegger thay vì tập chú vào ngôn ngữ khoa học đậm tính logic và “khô cứng” vốn dễ khiến người ta xa dần bản chất đích thực của ngôn ngữ cũng như xa dần việc lắng nghe để nhận lấy ý nghĩa v{ nội dung của chính lời được ph|t ra. Thêm v{o đó, ngôn ngữ khoa học vốn nặng tính hình thức cũng không giúp truyền tải hết những gì sự vật tự tỏ b{y cho con người. Ông cho rằng thi ca mới là ngôn ngữ phù hợp với triết học. Với ông, thi ca truyền tải không chỉ những gì bên ngoài giác quan mà còn cả những cảm nhận hay linh cảm tinh thần. Chính điều n{y l{m nên ‘sức nặng’ nội tại của hữu thể trong ngôn ngữ. Nói cách khác, ngôn ngữ của thi ca có thể giúp con người khám phá và tiếp cận hữu thể và Tuyệt đối khi đặt họ trong tâm thế chuẩn bị và sửa soạn để chân lý tự mặc khải chính nó cho con người. Bấy giờ, chờ đợi không có nghĩa l{ thụ động hay không l{m gì nhưng một mặt giúp con người ý thức được rằng mình không thể chủ động được mọi sự, mặt kh|c đặt họ trong thái độ sẵn sàng lắng nghe và nhận ra ‘tiếng nói’ của hiện hữu, của chân lý. Vây nên, Being và Nothingness trở thành phạm vi hướng dẫn con người là vậy. nếu làm một phép so sánh với Kant, có thể thấy rằng, nếu Kant đưa ra một kết luận ‘cứng’ đối với tri thức về Tuyệt đối thì Heidegger lại bỏ ngỏ điều đó. Như vậy, nếu tiền Heidegger nghiên về cái da thì hậu Heidegger nghiêng về sein. Chính điều này thể hiện bước ngoặc đ|ng kể trong tư tưởng của một triết gia như Heidegger. 152 Kết luận Tiếp nối hiện tượng học của Husserl, Heidegger vận dụng phương ph|p luận dưới dạng chiết ngữ, tra vấn, giải và tái cấu để khai triển theo hướng hữu thể luận. Chìa khóa cho hiện tượng học của ông chính là ý niệm dasein, tại hữu được ném vào thế giới, tại hữu trong thời gian (và không gian). Khúc ngoặc quan trọng đ|nh dấu cho hai giai đoạn tiền và hậu Heidegger là sự chuyển đổi từ việc ra công tìm hiểu ý nghĩa của tại hữu đến việc thụ động trong chờ đợi để cho hữu thể tự tỏ lộ. Biên tập: Nguyễn Phúc Ho{ng Dũng, S.J. 153 CHƯƠNG 9 - TRIẾT HỌC HIỆN SINH Dẫn nhập Có thể nói rằng bên cạnh thông diễn học, triết học hiện sinh cũng l{ trường phái triết học gắn liền với hiện tượng học. Kể từ thời cận đại, yếu tố chủ thể ng{y c{ng được nhắc đến nhiều trong c|c suy tư triết học. Cái tôi siêu nghiệm của Kant hay việc nhấn mạnh khoa học nh}n văn của trường ph|i Đức Quốc Duy Tâm sau đó đều liên quan nhiều đến chủ thể. Đến cả tri thức luận của Husserl cũng đ~ gắn thế giới hiện tượng với chủ thể suy tư của con người. Sau đó, với hữu thể học của Heidegger, hữu thể sein (being) luôn là chủ thể trong thế giới (being in the world). Chính những điều này trở thành những viên đ| nền tảng để phát triển triết hiện sinh – triết học nhấn mạnh đến kinh nghiệm hiện tại của con người. Bên cạnh những viên đ| tư tưởng của các triết gia trước đó, chính bối cảnh sống cũng nên như nguồn hứng khơi dậy và nuôi dưỡng những suy tư theo hướng hiện sinh. Thật vậy, thuật ngữ hiện sinh được thốt ra từ miệng hai triết gia sống trong thời chiến tranh thế giới: Marcel (1940) và Sartre (1945). Chiến tranh đặt ra nhiều câu hỏi nhức nhối cho số phận lo{i người. Chứng kiến bao cảnh điêu t{n của hai cuộc chiến tranh thế giới và nhiều cuộc chiến kéo d{i đến tận 20 năm sau đó, người ta đặt lại câu hỏi về thân phận con người, một hữu thể hiện diện trong thế giới, trải nghiệm vô vàn âu lo bồn chồn và khắc khoải. Tất cả những điều đó kéo con người về với thực tại. Họ như bị quăng ném v{o thế giới mà không biết tại sao, họ phải sống trong không gian và thời gian rất cụ thể với những biến cố lớn nhỏ nhiều }u lo v{ nước mắt xảy đến hằng ngày. Triết học hiện sinh tập trung vào những kinh nghiệm và sự hiện diện cụ thể của con người khi sống trong thế giới. Dễ thấy 154 rằng từ gốc kinh nghiệm, người ta có thể đi theo nhiều trường phái triết học khác nhau. Nếu trường phái duy nghiệm dùng kinh nghiệm như con đường dẫn tới tri thức thì các nhà hiện sinh tập trung vào chính hiện hữu của con người. Trước đó, Heidegger đ~ nói đến một tại hữu dasein được xem xét như một hữu thể trong thế giới (Being in the world). Tuy vậy, Heiddeger nhấn mạnh đến phía hữu thể học. Khi phân tích tại hữu dasein, ông cho rằng tại (da) và hữu (sein) luôn đi liền với nhau; đồng thời, ông nhấn mạnh sử tính trong đời sống con người. Husserl cũng không ra khỏi hướng nhìn của tri thức luận. Tuy vậy, với các nhà hiện sinh, như Wittgenstein đ~ từng nói, tri thức luận không thể nào giải quyết hết ý nghĩa cuộc sống con người. Các triết gia hiện sinh cho rằng trong kết cấu của dasein, cái hiện hữu sein-being trở thành một câu hỏi nhiều hơn l{ c}u trả lời. Câu trả lời nằm ở phần da, việc hiện hữu và hiện tượng hiện hữu cụ thể của con người trong thế giới. Các nhà hiện sinh nhìn con người không chỉ trong tương quan với chính mình nhưng còn trong tương quan với tha nhân và với thế giới. Chính khi nhận thức rõ được vị thế của mình đối với người kh|c v{ đối với thế giới, con người nhận ra được ý nghĩa của chính mình. Đứng trước hiện tượng hiện hữu ấy của con người, người ta tự hỏi về nguồn gốc của sự hiện hữu đó. Chính c}u trả lời cho vấn đề nguồn gốc n{y đ~ ph}n t|ch c|c triết gia hiện sinh thành hai trường phái hữu thần và vô thần khác biệt. Bên hữu thần gồm có các triết gia tiêu biểu như Søren Kierkegaard v{ Gabriel Marcel; bên vô thần gồm các triết gia như Jean-Paul Sartre và Albert Camus. Ở trường phái thứ nhất – hiện sinh hữu thần, các triết gia chân nhận rằng hiện hữu của con người là một quà tặng mà tôi nhận được từ Thượng Đế. Theo lối giải thích của Kierkegaard, cái 155 lo âu sợ hãi là kinh nghiệm cơ bản của con người khi đối diện với cái tuyệt đối. Ông đ~ viết một cuốn s|ch để phân tích chính kinh nghiệm này từ câu chuyện gặp gỡ giữa Abraham với Thiên Chúa. Tất nhiên, lo âu và sợ hãi không là dấu chấm hết cho thân phận của con người, nhưng nó thúc đẩy con người nhận ra được thân phận giới hạn của mình và sống trọn ý nghĩa phận người trong tương quan với tha nhân, với thế giới và với Thượng Đế. Thêm nữa, chính những kinh nghiệm hiện sinh cũng thúc đẩy họ thực hiện những bước nhảy từ thân phận con người hướng đến niềm tin và thế giới của tôn gi|o, nơi vốn chứa đựng cái toàn thiện và toàn chân. Việc nhìn con người trong c|c tương quan cũng tương tự như điều Heidegger nói về cái bản chân và phi bản chân. Một người sẽ được gọi là bản chân nếu họ sống đúng với vị thế của mình như l{ một hữu thể trong/có tương quan với thế giới, ngược lại, họ trở thành phi bản chân. Cái khác biệt là ở chỗ Heidegger không giải quyết vấn đề bằng bước nhảy như Kierkegaard nhưng mời gọi mỗi người quay về với lương t}m để tìm ra hướng giải quyết cho mình. Cũng ở vấn đề này, triết gia hiện sinh Marcel tìm thấy lối ra cho con người nhờ vào mầu nhiệm tình yêu. Tình yêu giúp người ta có cái nhìn mới về thân phận con người. Trường phái thứ hai của các nhà hiện sinh l{ trường phái hiện sinh vô thần. Ở đ}y, khi đối diện với thực tại xót xa của con người, Sartre có cái nhìn khá bi quan về hiện hữu con người. Ông thấy rằng mình bị quăng ném v{o thế giới một c|ch không thương xót. Tại sao tôi ở trong thế giới n{y v{ được trao ban tự do mà không là một khả thể khác? Một câu hỏi không lời giải đ|p. Chính vì thế, với ông, mọi thứ đều đi v{o sự hư vô v{ phi nghĩa. Ông chỉ cần sống cho qua cái hiện hữu của mình. Lối nhìn của trường phái này là một lối nhìn duy nhân bản. Tôi luôn phải hiện hữu và tha nhân trở th{nh địa ngục của tôi khi họ cứ lù lù xuất hiện và biến tôi thành một khách thể, một vật sở hữu n{o đó của chính họ. Kinh 156 nghiệm thù địch giữa người với người trong chiến tranh cũng góp thêm bằng chứng cho suy tư n{y của các nhà hiện sinh vô thần. Cũng trong lối nhìn duy nhân bản và không cần truy về nguồn gốc hiện hữu nhưng Camus lại chọn một lối đi dễ thương hơn. Với Camus, đúng thật tôi không biết được nguồn gốc hiện sinh của mình, mặc dù tôi luôn phải sống trong sự lo âu khắc khoải nhưng tôi vẫn cứ sống và làm những việc tốt vì những việc ấy đem lại niềm vui cho chính tôi. Tóm lại, ta vẫn thấy rằng triết học hiện sinh vẫn tiếp tục nối dài câu chuyện về kinh nghiệm. Tuy vậy, kinh nghiệm của con người là kinh nghiệm lo âu khắc khoải v{ được nhìn trong một hướng mới mẻ. Husserl dựa vào khoa học tự nhiên với những thực nghiệm để tìm ra một giải pháp mang chiều hướng tri thức luận cho cuộc sống con người. Heidegger nhìn vào chiều hướng hữu thể học, con người là một hữu thể nhưng luôn hiện diện trong thế giới. Cuối cùng, các nhà hiện sinh tập chú vào kinh nghiệm lo âu khắc khoải để đưa con người vào một thế giới chân thực của hiện hữu. Dù coi đó l{ một thực tế không lối ra như Sartre hay hướng đến tôn gi|o v{ tình yêu như Kierkegaard và Marcel thì dấu ấn của các nhà hiện sinh luôn là dấu ấn của sự coi trọng hiện hữu. Hiện hữu (existence) có trước yếu tính (essence). Như đ~ nói, người ta có thể phân chia các nhà hiện sinh thành hai trường ph|i cơ bản: vô thần và hữu thần. Trong đó, th|nh Âutinh, Kierkegaard v{ Marcel được kể đến như những triết gia tiêu biểu của phía hữu thần; các triết gia khác như Sartre, Camus, Simone de Bauvoir l{ đại diện tiêu biểu của bên vô thần. Hai trường ph|i n{y đều xét con người như một tại hữu (dasein) với 4 tương quan: với tôi, với tha nhân, với thế giới và cuối cùng với Thượng Đế (nếu là hiện sinh hữu thần) hoặc với sức mạnh nhân bản (nếu là hiện sinh vô thần). 157 A. HIỆN SINH HỮU THẦN 1. Âutinh (354-430) Chúng ta có thể coi Âutinh thuộc thế hệ đầu của trường phái hiện sinh vì chính ng{i cũng khởi đi từ chính những kinh nghiệm hiện sinh của mình về đời sống lu}n lý. Điều n{y được ghi nhận lại khá rõ trong tác phẩm Tự Thú được viết theo kiểu nhật ký của Ng{i. Cũng như Kierkegaard hay Marcel, Âutinh không dùng triết lý theo kiểu luận giải nhưng cho người khác cảm nghiệm về số phận con người qua những miêu tả về kinh nghiệm cụ thể của mình. Bên cạnh đó, Âutinh được xem là một nhà hiện sinh hữu thần vì chính Ng{i coi đức tin và ân sủng như con đường để con người thỏa lấp những khao khát và khắc khoải của mình. Khởi đi từ khao kh|t đi tìm ch}n lý, gặp gỡ đầu tiên của Âutinh l{ trường phái triết học Manichaeism. Manichaeism cho Âutinh một cái nhìn nhị nguyên về thế giới với hai thế lực thiện ác cùng tồn tại song h{nh. Thêm v{o đó, ph|i n{y cho rằng cảm tính được đồng nhất với chân lý. Trong kinh nghiệm c| nh}n, đúng thật chính cái sở thích bên trong đ~ nên như nguồn năng lực cho các hành vi luân lý của ngài. Tuy vậy, điều vướng mắc mà Manichaeism không giải quyết được là vấn đề trách nhiệm con người. Nếu đúng thật tôi chỉ như l{ con rối của hai thế lực thiện ác v{ được điều khiển bởi một cảm xúc n{o đó từ bên trong thì đ}u là trách nhiệm mà tôi phải gánh chịu. Thêm nữa, đ}u l{ nguồn gốc của cái thiện và cái ác này? Chân nhận nhị nguyên chẳng khác nào chân nhận sự mâu thuẫn của việc đồng tồn tại hai thế lực tuyệt đối? Về sau, Âutinh đ~ l{m một cuộc “cải đạo” để quay về với truyền thống của Giáo Hội. Lúc n{y, Âutinh không còn rơi v{o quan điểm nhị nguyên nhưng tin nhận vào một tuyệt đối duy nhất là chính Thiên Chúa. Cái ác chỉ là sự vắng bóng cái thiện. Những xao xuyến và khắc khoải trong con người tồn tại là do sự vắng 158 bóng cái thiện này. Vì vậy, bên cạnh nỗ lực và trách nhiệm cá nh}n, con người cần sự hỗ trợ của niềm tin để phân biệt và thực hành chân lý trong cuộc đời của mình. Nên để ý để thấy rằng Âutinh đ~ trải qua một tiến trình giải phóng chính ông khỏi những âu lo khắc khoải. Khởi đi từ khao khát tìm kiếm chân lý, ngài tìm đến với Manichaeism và trải nghiệm những vấn đề không lối thoát, cuối cùng, ng{i hướng về Thiên Chúa như l{ cứu cánh tuyệt đối của mình. Nếu Kierkegaard nói đến những bước nhảy để con người hiện sinh lớn lên thì Âutinh cũng đ~ đề cập đến tiến trình thăng tiến ấy một cách tiệm tiến qua 3 cấp độ: (1) đi tìm ch}n lý; (2) đi v{o thế giới lu}n lý v{ (3) đến với niềm tin tôn giáo. Với Âutinh, tin v{o Đức Kitô giúp con người thấu suốt mọi sự và tìm thấy lối ra cho những khắc khoải của mình. Ngài xứng đ|ng để được xem l{ người đặt nền tảng cho triết thuyết hiện sinh hữu thần. 2. Blaise Pascal (1623-1662) Pascal cũng được xem là một nhà hiện sinh hữu thần. Ông được biết đến với câu nói nổi tiếng: “Con người là cây sậy biết suy tư”. Tính hiện sinh của ông được thể hiện qua việc ông nhìn con người như một hữu thể luôn thao thức suy tư khi đứng giữa hai thế giới vĩ mô v{ vi mô. Khi đó, con người như c}y sậy mỏng manh trước gió với nhiều lo âu khắc khoải. Đối với vấn đề thiện ác, ông cho rằng con người không thể tự sức mình giải quyết được nhưng họ có thể làm một cuộc đ|nh cược mà kết quả chỉ có thể biết được sau khi người tham gia trò chơi lìa đời. Nếu một tín hữu tin vào Thiên Chúa mà Thiên Chúa không có thật thì số phận của anh cũng giống như một người vô tín; ngược lại, nếu Thiên Chúa có thật thì người ấy lại được tất cả. Như vậy, vấn đề lo âu và khắc khoải trong đời sống con người không được giải quyết bằng lý tính nhưng được giải quyết bằng niềm tin. 159 3. Søren Kierkegaard (1813-1855) Đầu tiên, Kierkegaard phản đối góc nhìn của Hegel về tinh thần tuyệt đối và về vị trí tối thượng của lịch sử tính. Theo Hegel, con người ở trong dòng sông lịch sử và luôn bị cuốn theo dòng sông ấy. Tách khỏi bối cảnh lịch sử, mọi thứ sẽ mất giá trị. Những điều hợp với xã hội và lịch sử sẽ tiếp tục sống xót, những cái chống lại lịch sử thì sẽ bị tiêu diệt. Cái tinh thần m{ Hegel nói đến có ở trong 3 cấp độ: cá nhân, xã hội và tôn giáo, nghệ thuật, triết học. Tuy vậy, tinh thần tuyệt đối là cái nằm trong cấp độ thứ ba của tôn giáo, nghệ thuật và triết học. Dễ thấy rằng con người mất đi tính c| biệt vì bị chảy theo dòng lịch sử. Đ}y cũng l{ điều mà một nhà hiện sinh như Kierkegaard không đồng ý với Hegel. Kierkegaard nhấn mạnh đến lịch sử cá nhân và trách nhiệm cá nhân. Về tinh thần tuyệt đối, ông cho rằng tinh thần tuyệt đối là lãnh vực của đức tin chứ không phải của lý trí. Như thế, sự phát triển của lịch sử con người không theo quá trình biện chứng mang chiều kích nội tại nhưng nó đòi hỏi những bước nhảy mang đậm tính chọn lựa và nỗ lực của cá nhân. Cần biết thêm rằng Kierkegaard ph}n chia đời sống cá nhân vào ba cấp độ mỹ thuật, luân lý và tôn giáo. Trong kinh nghiệm cá nhân của Kikega, nếu một người chỉ bị cuốn hút và chạy theo những c|i đẹp bên ngoài thì họ vẫn mãi ở trong bồn chồn lo lắng. Ông cũng cho rằng trường phái lãng mạn tương tự như của Hegel thì đắm mình ở cấp độ này. Để có một đời sống ổn định và vững bền, họ phải cậy dựa v{o đời sống lu}n lý như tiêu chuẩn để định hướng hành vi của mình. Cuối cùng, trong khi khuôn mình theo các tiêu chuẩn lu}n lý, con người bị lôi kéo bởi thế giới cao vời của tôn giáo; họ đến với thế giới này nhờ bước nhảy của đức tin. Ông đ~ viết tác phẩm Run Rẫy Và Sợ Hãi nói về kinh nghiệm của Abraham để minh chứng cho triết lý 160 hiện sinh mang chiều kích c| nh}n v{ bước nhảy của con người giữa các cấp độ. Abraham được Thiên Chúa mời gọi để hiến dâng Isaac, chính Abraham phải đối diện với những căng thẳng, bồn chồn lo lắng của bản thân mà không chia sẻ được với ai. Cuối cùng, khi tin tưởng vào Thiên Chúa và nhảy khỏi những suy tính con người của mình để vâng phục, đời sống của Abraham trở nên hoàn thiện hơn. Về bước nhảy của Đức Tin, Kierkegaard viết: “Nếu tôi có khả năng thấu hiểu Chúa Trời một cách khách quan, tôi sẽ không tin. Nhưng vì chính tôi không thể có khả năng đó, nên tôi phải tin. Nếu tôi muốn bảo toàn đức tin của mình, tôi phải thường xuyên chú ý níu giữ tình trạng không rõ ràng khách quan để có thể mãi ở sâu bảy vạn dặm dưới đáy nước mà giữ gìn đức tin.” Như vậy, Kierkegaard vừa ý thức rõ về những giới hạn của phận người những cũng vừa tin rằng con người có thể được giải thoát khỏi những }u lo đó khi b|m tựa v{o bước nhảy đức tin. 4. Gabriel Marcel (1889-1973) Điều đặc biệt trong tư tưởng hiện sinh của Marcel là quan niệm về tình yêu. Với một cảm thức tôn giáo sâu sắc, ngay từ khi chưa gia nhập Kitô giáo, cuốn Nhật ký siêu hình của Marcel (19141923) được cảm nhận như cuốn sách của một người có đức tin vào Thiên Chúa. Với Marcel, tình yêu l{ đặc tính của tại hữu hữu thần. Trong tình yêu, người ta trở nên những chủ thể đối thoại với nhau chứ không vật hóa người khác. Thật vậy, khi ngỏ lời yêu thương, người ta mang trong mình một nỗi khắc khoải đợi chờ lời vọng đ|p của người kia. Hai bên chờ đợi và hi vọng lẫn nhau mà không thể kiểm so|t nhau được, vì điều kiện tiên quyết của tình yêu là tự do không bị ép buộc. Từng mảnh vụn kinh nghiệm tình yêu ấy khi nối kết với nhau sẽ l{m người ta trở nên phong phú hơn v{ cũng nên 161 như điều kiện để thông dự vào tình yêu của chính Thiên Chúa. Người ta chỉ có thể yêu nhau cách thực sự khi họ ở trong Thiên Chúa. Nhờ ân sủng, tình yêu giới hạn của con người được ráp nối với tình yêu vô hạn của Thiên Chúa. Quan niệm hiện sinh của Marcel cũng đậm chất siêu hình. Ông đưa ra hình ảnh của các phản ứng hóa học với nhiều liên kết bên trong. Tuy vậy, có người chỉ nhìn thấy được chất mới được tạo ra nhưng không để ý để thấy được mối liên kết sâu xa của các chất đó. V{ tất nhiên, như một nhà hiện sinh hữu thần, ông luôn biết tìm về với năng lực tình yêu nối kết của tất cả các sự kiện liên quan đến con người. B. HIỆN SINH VÔ THẦN 1. Friedrich Nietzsche (1844-1900) Nietzsche xuất than trong một gia đình có gia cảnh kh| đặc biệt. Bố ông là mục sư tinh l{nh nhưng mất sớm. Ông l{ gi|o sư dạy ngữ học, tuy vậy, niềm đam mê của ông đặt nơi triết học, nhất là triết hiện sinh. Là một người có cá tính mạnh mẽ, ông coi Kitô giáo là chân lý của những người yếu đuối. Với ông, luân lý của kẻ mạnh mới là luân lý của con người. Cái nhìn này cho thấy một chủ trương duy nh}n bản rất mạnh mẽ nơi ông. Lối ra cho con người chính là thoát khỏi sự trói buộc v{o đ|m đông yếu đuối để sống như một siêu nhân, sống theo luân lý của kẻ mạnh. Nietzsche dùng ngôn ngữ rất mạnh để đả phá tôn giáo. Ông khẳng định rằng Thiên Chúa phải chết. Đúng hơn, mỗi người phải tiêu diệt vị thần của người yếu để xây dựng thần của người mạnh cũng l{ hình ảnh siêu nh}n nơi chính mình. Cái vô thần của Nietzsche khác với cái vô thần Schopenhauer. Theo Schopenhauer cái vô thần v{ c|i hư vô l{ như nhau. 162 Neitzsche đ~ thay c|i vô thần hay c|i hư vô của Schopenhauer bằng cách tìm cho mình một cái gọi là siêu ngã, và chính cái siêu ng~ đó l{ c|i thay thế cho Thiên Chúa của Ki-tô gi|o. Đó l{ triết hiện sinh theo nghĩa c| nh}n, thuyết hiện sinh dám tìm cho mình một hướng lạc quan theo nghĩa lấy c|i siêu nh}n để thay thế cho cái không hữu ích cho con người. Vì thế, thế giới là thế giới của kẻ mạnh chứ không phải thế giới của kẻ yếu. C|ch chung con đường triết học hiện sinh của Neitzsche l{ tìm ra ý nghĩa của cuộc sống, không phải đi theo những bước có sẵn của truyền thống nhưng luôn tìm cái mới để thay thế. 2. Jean-Paul Sartre (1905-1980) Sartre là người hợp với ý chí và mong ước của Neitzsche. Ông theo chủ nghĩa cá nhân cách tuyệt đối và hoàn toàn tin tưởng vài vào bản thân của mình. Năm 1964, ông từng trúng cử để nhận giải Nobel văn học nhưng ông không nhận vì không muốn mình bị ràng buộc vào bất kì mối tương quan và tổ chức nào. Là người chủ trương nhân bản tuyệt đối và theo trường phái hiện sinh vô thần, Sat cho rằng hiện hữu (existence) có trước yếu tính (essence). Đó l{ đầu mối để ông khẳng định: cuộc sống con người không có gì lo lắng và nuối tiếc về thời gian. Hiện tại là tất cả. Sartre cũng có một thái độ bốc đồng về số phận con người. Trong tác phẩm Nôn Mữa, ngắm vườn cây Luxembua ở Paris, Sartre tự hỏi, tại sao những cây ấy mọc lên ở chỗ đó mà không phải ở một chỗ khác? Điều đó làm ông tự ý thức về chính mình. Ông cảm nhận rằng số phận con người cũng phảng phất nét chán nản v{ đơn điệu như thế. Ông cũng oán trách tại sao mình được cho tự do mà không được hỏi ý kiến trước. Trong tương quan với tha nhân, Sartre cũng có quan điểm khá tiêu cực. Ông cho rằng tha nhân l{ địa ngục của tôi. Trong phân 163 tích về cái nhìn của con người, Sartre cho rằng mỗi khi người khác nhìn mình, họ đồng thời cũng biến mình thành khách thể và làm chủ mình. Do vậy, tôi phải chủ động nhìn hoặc nhìn lại người khác để tranh giành quyền chủ thể với họ. Chính sự tranh giành này khiến cho người ta trở thành địa ngục của nhau. Quan điểm này trái ngược với quan điểm của Marcel về sự đối thoại và tình yêu trong tương quan giữa người với người. Marcel cho rằng chính tình yêu đ~ làm cho mỗi bên trong tương quan đều trở thành chủ thể và họ có thể xây dựng cho nhau nhờ tương quan nhân vị. Vì chú trọng đến hiện sinh nơi hiện tại nên Sartre cũng phê bình Heidegger trong quan điểm về vai trò của cái chết trong đời sống con người. Với Heidegger, chết l{ điểm kết của hiện sinh con người. Cái chết giúp con người phản tỉnh về số phận của mình. Thêm nữa, Heidegger chú trọng đến tính thống nhất của thời gian với 3 khoảng quá khứ, hiện tại và tương lai. Cái chết không gói lại hiện tại nhưng giúp con người ý thức để định hướng hành vi của mình trong tương lai. Ngược lại, Sartre coi cái chết l{ điểm mở ra đóng vào của hiện tại. Nghĩ đến cái chết l{ đi vào sự vong thân chứ không mở ra cho cuộc đời một điều gì cả. Ông cho rằng chết và sống là hai điều tách biệt nhau hoàn toàn, bao lâu con người sống thì không có sự xuất hiện của cái chết và ngược lại. Hơn nữa, khi bàn tới cái chết là nói tới người ta chết, chứ không phải là kinh nghiệm hiện sinh của ai đó về chính mình. Theo Sartre, bao lâu ta còn nghĩ đến người ta chết, bấy lâu ta còn đ|nh mất hiện sinh đích thực của ta. Trong ý hướng này, Sartre cho là khi Heidegger coi cái chết là thành phần của hiện sinh, hơn nữa là chỗ hoàn thành của hiện sinh, là sai lầm, vì đ~ coi bản thể trọng hơn hiện sinh. Kết luận Như vậy, hiện sinh cần được hiểu trong góc nhìn về thời gian. Trở về với hiện sinh hữu thần, khi thời gian tính được nội tại hóa 164 thì hiện sinh trải dài trong cả lịch sử với quá khứ, hiện tại và tương lai. Con người một đ{ng trở lại với chính mình, đ{ng khác còn mở ra với thế giới để tất cả cái đẹp của tình yêu được liên kết với nhau trở thành nét đẹp của nhân tính con người. Hiện sinh hữu thần bao dung hơn với quá khứ của con người. Lỗi lầm và giới hạn trong quá khứ không bị gạt bỏ nhưng mang nhiều ý nghĩa cho đời sống hiện tại và tương lai. Nói tóm lại, chúng ta thấy, thuyết hiện sinh không phải chỉ là cái nhìn đa dạng về kinh nghiệm sống của con người, nhưng nó đi vào hiện thực của cuộc sống. Chiến tranh, nghèo đói, bệnh tật, sự bất lực… động chạm đến những nhu cầu thiết yếu của con người. Nếu trong một thế giới bằng phẳng không có gì khác lạ, thì vấn đề hiện sinh ít được đặt ra. Thứ đến, triết hiện sinh còn có tính siêu việt khi kinh nghiệm đời sống trở thành động lực để con người nhảy ra khỏi cái tình trạng tù túng, như Âutinh, Pascal và Kierkegaard đ~ trải nghiệm. Việc không bằng lòng và khắc khoải lo âu là cơ hộ giúp ta muốn khám phá ra có cái gì đó tốt hơn. Ngoài ra, trường phái hiện sinh còn có thể dẫn đến chủ nghĩa hư vô mà Sartre đ~ chủ trương khi ông nhận thấy mình như một hữu thể bị quăng ném vào thế giới mà không tìm đ}u được lối ra cho phận người đầy trắc trở. Biên tập: Lê Văn Luận, S.J. 165 CHƯƠNG 10 - THÔNG DIỄN HỌC Để có thể có một c|i nhìn rõ hơn về Thông diễn học (TDH), bài viết này xin bàn về những vấn đề sau: (1) Nguồn gốc và diễn biến của Thông diễn học, (2) TDH qua tư tưởng của một số tác giả, (3) TDH – phương ph|p của hậu hiện đại. 1. Nguồn gốc và diễn biến của Thông diễn học43 Nguồn gốc của Thông diễn học có thể khởi đầu từ khoa chú giải Kinh th|nh. Trước hết, phương ph|p “exegensis” – chú giải bản văn, lấy bản văn l{m gốc, l{m đối tượng duy nhất để nỗ lực chú giải để làm sao bản văn được hiểu cách thông suốt. Mặt khác, khi chú giải phải lấy bản văn (Kinh thánh) làm gốc, chỗ nào không rõ r{ng thì chú thích để có thể hiểu s}u xa hơn. Đ}y l{ phương pháp khá cổ điển của người Do Thái và chỉ có cách này mới có thể hiểu được một bản văn vốn mệnh danh l{ “bất khả ngộ”. Lúc đầu, bản văn n{y dĩ nhiên l{ tuyệt đối đúng theo niềm tin của các tín hữu, nên nó trở nên tiền đề để tìm hiểu. Ngày nay, những người theo ngành thánh kinh, họ phải xem bản văn đó được dịch như thế nào và khác nhau ra sao. Trong khi chú giải, văn phạm là yếu tố căn cản để hiểu bản văn, đồng thời sự liên hệ giữa c|c đoạn của bản văn cũng l{ quan trọng. Ví dụ, T}n ước trích từ sách Cựu ước m{ người ta tin tưởng kinh th|nh đó được hiểu như thế nào. Kế đến, thông dịch hay giải thích (Interpretation) l{ đi v{o bản văn cổ điển đ~ được thời gian thử th|ch (để nên bản văn gốc bất khả ngộ). Phương ph|p n{y tiếp cận chính cái hiện hữu, cái có đ}y (presentation) của cả bản văn lẫn biến cố xảy ra. Vậy làm sao Mọi sai sót, nhầm lẫn và tối nghĩa của phần n{y l{ do người biên chép. Mong được chỉ ra và góp ý cho việc tổng hợp được chính x|c hơn, có tính học thuật hơn. (12 - 2014). 43 166 để interpretation đi v{o v{ hiểu nó? Hơn nữa, hiểu không những bản văn m{ còn cần hiểu cả sứ điệp đằng sau bản văn. Do đó, người ta cần thông diễn như một phương ph|p để có thể đạt mục đích n{y. Như một tổng hợp của cả hai phương ph|p (Exegensis v{ Interpretation), Hermeneutics l{ phương ph|p dùng ngôn ngữ để giải thích toàn phần hay còn gọi là dùng ngôn ngữ để cho tỏ lộ ra (trong tiếng Hoa gồm chữ ngôn và chữ toàn - .) Trong tiếng Việt, có thể dùng hai chữ đ~ có sẵn l{ “thông ngôn” v{ “diễn dịch”ghép th{nh chữ “thông diễn”. Theo thần thoại Hy lạp, Hermes là vị thần truyền đạt và giải nghĩa cho con người những sứ điệp của thần linh, giúp con người hiểu điều m{ con người không thể tự mình hiểu được. Từ đó, động từ ermeneuein có nghĩa l{ ‘đặt sứ điệp ra trước’, đồng thời giải thích, làm cho sứ điệp ấy rõ ràng minh bạch. Nguồn gốc của từ thông diễn “ermeneueia” cũng nói lên tiến trình con người đi tìm những phương thế để l{m cho người khác hiểu mình. Quan trọng hơn v{ căn bản hơn, đó phải là tiến trình con người hiểu điều mình muốn truyền thông và diễn giải cho người kh|c. Đó chính l{ hành trình của triết học, khởi đầu với các triết gia Hy lạp, hành trình m{ con người không ngừng thắc mắc, nêu lên những vấn đề v{ đi tìm hiểu về chính thế giới sống, chính cuộc sống của mình. Hiểu như thế, triết học và thông diễn học l{ hai hướng đi hết sức gần gũi nhau. Như vậy, Hermeneutic là dịch cho thông và diễn giải. Qua người trung gian, sứ điệp, bản văn hay tư tưởng trở thành cái cụ thể để người khác có thể hiểu được. Khi hiểu được ý nghĩa của thông diễn học, người ta phải nại đến phương ph|p để những ai không có điều kiện có thể hiểu được. Nếu dùng phương ph|p chú giải và thông dịch cho bản văn 167 cổ điển vốn l{ “bản văn vô ngộ”, thì cũng phải kỹ lưỡng và cẩn trọng để truyền đạt cho chân xác. Sở dĩ trước đ}y mặc nhiên xem những bản văn tôn gi|o mang tính “bất khả ngộ” l{ vì người ta tin rằng đó l{ bản văn thánh. Vào thế kỷ 18 và 19, khi tục hóa lên cao, người ta lại đặt ra vấn nghi Kinh thánh có phải là bản văn bất khả ngộ hay không, vì bốn phúc âm có những sự khác nhau? Họ tra vấn lại vấn đề lịch sử của “ông Giêsu”. Từ đó, giải thích học đi v{o trong thông diễn học. Tuy nhiên, v{o đầu thế kỷ 20, bản văn hay sứ điệp cần được hiểu như thế nào? Về nguồn gốc bản văn, người ta muốn tìm hiểu cả bối cảnh và tác giả để nhận ra sứ điệp trong bản văn rõ hơn. Vả lại vì tục hóa, những bản văn cổ điển không còn được xem là vô ngộ, mà bây giờ chúng giống như c|c bản văn kh|c. Do đó, vấn đề là làm thế nào hiểu được nó, và từ đó thông diễn học đ~ tìm được giải đ|p cho vấn đề này. Như vậy, tiền đề l{ để hiểu v{ để biết. Biết thì có thể bằng giải thích (explaination); hiểu thì không chỉ giải thích mà còn thông hiểu (understanding). Để thấy một sự kiện, sứ điệp hay bản văn, vấn đề là giải thích nó như thế nào? Trong khi đó, giải thích thuộc khoa học tự nhiên, và hiểu lại thuộc khoa nh}n văn. Nếu theo nghĩa tự nhiên thì nó có luật lệ tự nhiên. Ví dụ, sự kiện sảy ra là x và giải thích là y, rồi người ta có thể từ x v{ y để đưa ra kết luận là z. Từ góc nhìn nh}n văn, qua sự kiện đó, ta có thể thông hiểu rõ r{ng hơn nhờ vào nhãn quan của phương ph|p mới, vì con người có tự do để đi tìm ý nghĩa của sự kiện đó. Qua đó, nó trở thành một ngành thông diễn học. 2. Thông diễn học qua tư tưởng của một số tác giả a. Friedrich Schleiermacher: Thông diễn học là nghệ thuật hiểu biết 168 Vào thế kỷ 18, người ta đ~ tranh luận gay gắt về ý nghĩa của việc hiểu: hiểu theo nghĩa hiểu biết (understanding) hay hiểu theo nghĩa giải thích (explanation). Để “biết” v{ “hiểu” ý nghĩa sự kiện, theo mục sư Tin L{nh Friedrich Schleiermacher (1768-1834): bản văn-“text” b}y giờ có nghĩa l{ gì, t|c giả của nó là ai, tác giả viết cho ai? Ví dụ, Tin mừng thứ ba có phải thánh sử Mark tóm tắt lại của Mathew và Luke, hay cả ba đều lấy từ một nguồn Q n{o đó. Nếu biết được bối cảnh v{ con người tác giả, người ta có thể hiểu rõ hơn bản văn m{ t|c giả đ~ viết. Thực vậy, khi biết Mark là một môn đệ không phải trực tiếp của Đức Giêsu mà chỉ l{ thư ký của thánh Peter, Mark viết Tin mừng cho những người mới trở lại đạo vốn chưa hiểu được hết chiều sâu của nhiệm tích. Phải đợi cho họ hiểu thế nào là phục sinh, khi ấy họ mới hiểu rõ hơn bản văn (text) của Mark, nhưng cần họ “sống” trong bối cảnh tâm lý, xã hội và lịch sử với thánh Mark. Khi ấy, thông diện học được mệnh danh là nghệ thuật hiểu biết (art of understanding). Vì là nghệ thuật nên không thể nắm bắt được hết v{ nó luôn được mở ra. Nhiều khi độc giả hiểu còn hơn cả tác giả viết, vì họ có những khả thể để nhận ra ý nghĩa của bản văn trong những điều kiện khác so với tác giả. Rõ ràng, cùng một bản văn kinh th|nh, mỗi lần đọc chúng ta được mở ra với những hiểu kh|c nhau, dưới góc độ và kinh nghiệm khác nhau. Đối với Schleiermacher, nghệ thuật có những qui chế không theo kiểu luật lệ nhưng l{ để giúp cho con người nhận ra những ý nghĩa nh}n văn của con người v{ cho con người. Quả thực, khi giảng về thông diễn học vào giữa những năm 1805 - 1833, Schleiermacher đ~ đưa ra những nguyên tắc sau: 44 Xem thêm: http://plato.stanford.edu/entries/schleiermacher/, phần Hermeneutics (i.e. Theory of Interpretation), truy cập ngày 5-1-2015 44 169 (a) TDH là một nghệ thuật hiểu biết thông ngôn một cách nghiêm khắc. Ví dụ, một khi đ~ tương khắc thì không thể bằng nhau được dù với bất kỳ giải thích, gán nghép hay thông dịch. (b) TDH nên là một nguyên tắc phổ quát – cái mà áp dụng cho mọi đối tượng và lãnh vực ( kinh thánh, luật và văn chương). (c) Nói riêng, việc thông diễn những bản văn th|nh như Kinh Thánh cũng được bao gồm – điều này không dựa trên các nguyên tắc đặc biệt nào, chẳng hạn như sự linh hứng thần th|nh (đối với hoặc người viết hoặc người thông diễn). (d) Giải thích là một nhiệm vụ khó khăn nhiều so với việc nhận ra một cách chung chung. (e) Trước khi giải thích một bản văn đòi hỏi người giải thích phải có một kiến thức tốt về bối cảnh lịch sử của văn bản. (f) Giải thích luôn có hai mặt: Ngôn ngữ và tâm lý. (g) Schleiermacher h{m ý nói đến những lý do mà một nhà thông diễn cần cho việc gắn những thông diễn về ngôn ngữ với những thông diễn về tâm lý. (h) Giải thích cũng đòi hỏi hai phương ph|p kh|c nhau: so s|nh và quy nạp san định. Bên cạnh đó, sự hiểu biết phải được đặt trong “vòng thông diễn” (hermeneutical circle). Vòng thông diễn muốn nói lên sự kiện là một sự hiểu biết toàn vẹn không theo đường thẳng, nhưng theo một mối tương quan đa chiều, đa diện, nhiều khi theo những bước nhảy vọt... Trong quá trình hiểu biết, cả người nghe đều phải chia sẻ (hay chấp nhận) ngôn ngữ chung; phải có một hiểu biết sơ khởi về thế giới sống, truyền thống, giá trị, cũng như phải dùng chính ngôn ngữ để biểu tả. 170 Nói cách khác, ta không thể dựa theo hệ thống của chủ thuyết duy lý, hay duy nghiệm và theo cái luật (logic) suy tư của họ để có được một hiểu biết trọn vẹn. Như vậy, tương quan giữa bản văn v{ Lý trí Chủ chủ thể theo dòng thời Bản + gian mà nhận ra được thể văn Cảm xúc cảm xúc của chủ thể. (lãng mạn) Schleiermacher dám Hoàn cảnh sống đưa điều kiện tục hóa v{o kinh th|nh để đi tìm sự giống và khác nhau mỗi lần đọc kinh thánh. Là mục sư Tin Lành, ông vẫn tin bản văn kinh thánh, nếu không có niềm tin mà chỉ đọc kinh thánh trong lối nhìn tục hóa thì không thể hiểu được bản văn th|nh n{y. Ngôn Tác giả ngữ b. Wilhelm Dilthey: trải nghiệm và lịch sử Wilhelm Dilthey (1833-1911) chấp nhận cách hiểu của Schleiermacher. Tuy vậy, Dilthey đẩy xa vấn đề hơn khi chỉ ra chỗ nào là hiểu đúng v{ chỗ nào sai? Vì vậy, Dilthey đi tìm ý nghĩa của thông diễn học, khi tập chú vào hai khía cạnh là trải nghiệm (Erlebnis) và lịch sử tính (Geschichlichkeit). Thực vậy, Erlebnis không chỉ là kinh nghiệm đơn thuần mà là kinh nghiệm mang tính mời gọi để trở nên một kinh nghiệm khác. Trải nghiệm này thôi thúc con người phải đi tìm kinh nghiệm sống vừa của mình vừa của người khác ở trong lịch sử vốn cho ta một lịch sử tính. Đ}y chính l{ điều giúp chúng ta hiểu được lý do tại sao Dilthey theo bước của Schleiermacher khi ông càng nhận ra rằng người trải nghiệm cần phải ý thức nhiều hơn cả người viết nên bản văn.Ví dụ, kinh nghiệm tối tăm vì bị đau mắt, mà bây giờ được sáng tỏ cũng như người mù mờ nay được hiểu bản văn. Theo tự nhiên, 171 trải nghiệm l{ để cho text lộ ra ý nghĩa bản văn l{ c|i gì. Nếu theo tự nhiên mà không thấy thì nhờ người khác hoặc học đường lối để hiểu được text. Ngo{i ra, con người có thể giúp cho người khác hiểu theo điều kiện mình có. Khi ấy, trải nghiệm thực sự quan trọng để hiểu text. Như vậy, Dilthey tìm cách thông hiểu bằng c|ch để cuộc sống hiện ra qua những trải nghiệm mà ông gọi là lịch sử tính (historical/Geschichlichkeit). Lịch sử tính là những gì đ~ xảy ra và có liên hệ với hiện tại và từ đó giúp tôi có cái nhìn tổng quát. Ngoài ra, lịch sử tính còn giúp ta hiểu chính mình v{ giúp cho người khác hiểu được bản văn. Đ}y l{ điều quan trọng, vì mỗi độc giả có cách hiểu rất đa dạng và khác nhau, thậm chí có những c|i được thêm bớt vì chủ thể trải nghiệm khác nhau. Vì thế, thông diễn học giúp ta hiểu biết kh|c nhau để text ng{y c{ng phong phú hơn. Chỉ một đoạn kinh thánh, học giả có thể viết cả một luận án tiến sĩ! Dilthey chủ trương45: (1) Trước hết, cần phải nắm vững được một sự thông hiểu lịch sử, bởi lẽ chỉ khi thông hiểu lịch sử ta mới chắc chắn hiểu cái ý nghĩa của pháp luật, của những tác phẩm văn chương, những kinh điển cũng như nền văn học tôn giáo. (2) Thứ đến, sự thông hiểu lịch sử khác với sự hiểu biết về thế giới tự nhiên. Nếu ta có thể hiểu được ngoại vật nhờ vào phương ph|p ph}n tích số lượng của hiện tượng (quantification)(như thấy nơi phương ph|p của Pierre Bayle), hay nắm được trật tự cũng như phương hướng phát hiện của các hiện tượng (như trong nền khoa học cơ khí của Isaac Newton), thì sự thông hiểu lịch sử phải theo một đường hướng khác. Bởi lẽ, thông hiểu là một hành vi của chủ thể, mang tính cách cá nhân đương 45Xem thêm: http://plato.stanford.edu/entries/dilthey/#2.3 , mục 2.3 1900–1911: Historical Understanding and Hermeneutics, truy cập ngày 8-1-2015 172 tham dự vào quá trình lịch sử. Chủ thể không đứng bên lề, hay bên ngo{i để quan sát sự vật như nh{ khoa học tự nhiên. Nhưng chủ thể khi nhìn lịch sử, áp dụng chính những phương thế của con người, gắn liền với chính chủ thể. (3) Đ}y l{ lý do chính yếu, Dilthey muốn đảo lộn lại lối nhìn của Kant, theo đó (Kant) điều mà chủ thể có thể l{m được chỉ là xắp xếp lại những dữ kiện theo quy luật tiên nghiệm của thiên nhiên. Nếu Kant đ~ thành công trong việc phê phán lý trí khi áp dụng vào khoa học tự nhiên (Critique of pure Reason), thì Dilthey nghĩ rằng, ta cần một chương trình mới nhắm phê phán cái lý trí lịch sử (critique of historical reason). (4) Từ một lối nhìn như vậy, Dilthey nhận ra vai trò quan trọng của tâm lý học. Tuy không thành công trong việc biến đổi tâm lý học thành một nền khoa học lịch sử, Dilthey đ~ có công trong công việc dựa trên một nền tảng lịch sử và mang nhân tính để xây dựng một phương ph|p luận đặt nền móng cho nền khoa học tinh thần. Bên cạnh đó, luật tự nhiên thường không thay đổi. Kant đặt nặng ý nghĩa của con người, nên triết học siêu nghiệm của ông cho con người trở nên bất biến. Chính cuộc sống của con người sẽ nhận ra ý nghĩa nhiều hơn khi text liên hệ với cuộc sống của họ. Nếu vậy, tính khách quan trong thông diễn học nằm ở đ}u? Thực ra text có tính cánh khách và chủ quan. Tự nó là sứ điệp, và nếu sứ điệp được độc gia hiểu, thì tính khách quan nằm ở độc giả, và chủ quan nằm ở ý kiến của tác giả. Sự thực, bất cứ ai đọc bản văn đều có lối hiểu khác nhau. c. Edmund Husserl & Martin Heidegger: Thông diễn học và hiện tượng luận 173 Husserl không ảnh hưởng nhiều đến Hermeneutics, ngoài cái ngã siêu nghiệm (transcendental ego). Tuy vậy, Heidegger đ~ mượn hiện tượng học của Husserl để hiểu biết cái Dasein và nhờ Dasein l{m cho text liên quan được với cuộc sống. Ông dùng cái “Da” xem text có nghĩa như thế nào. Bấy giờ, cái Dasein làm chính thay cho text. Vì điểm hiện sinh n{y m{ đảo lộn c|i nhìn trước ông. Thực vậy, dựa vào Dasein m{ người ta đang có ở đ}y, đi tìm gặp bản văn v{ nói về hoạt động thường ngày của Dasein trong thế giới như là khuôn mẫu quy chuẩn của thông diễn. Qua những hoạt động đó, những khả năng tiềm ẩn trong Dasein được khai phóng, Dasein tự tỏ lộ chính mình. Dĩ nhiên, Heidegger không chỉ dừng lại ở kinh nghiệm sống theo kiểu Dilthey nhưng l{ đi v{o trong kinh nghiệm của sein được lộ ra từ đằng sau của bản văn v{ cái sein ở đằng sau cuộc sống của tôi, người đọc bản văn. Bây giờ, text có ý nghĩa gì với tôi xét như một hiện sinh hóa. Rudolf Bultmann đ~ lấy quan điểm này của Hedegger để thông diễn kinh thánh. Với Hedegger, việc làm cho ta dễ hiểu khiến nhiều người càng không hiểu! Vì Heidegger cho rằng thông diễn học chỉ có nghĩa với Dasein, nên phải nh}n danh tôi đang hiện sinh hóa để tiếp cận bản văn; do đó người khác không hiểu, vì chỉ mình tôi giải cấu m{ chưa t|i cấu được. Thời gian được nội tại hóa l{ đi tìm lại những kinh nghiệm vốn quan trọng cho sự hiểu biết của tôi. Điều này quay lại vấn đề liên chủ thể. Từ giải thiêng (mythos???) tới tái cấu (recontruction), mà Heidegger không nói tới đó l{ hữu tại thế (in-the-world being). Phải từ trong hữu tại thế mới có thể hiểu cái nào cần hiện sinh hóa, cái nào cần giải cấu hoặc tái cấu. d. Hans-Georg Gadamer (1900-2002): Phần giao thoa giữa hai chân trời 174 Khám phá của Heidegger ảnh hưởng sâu rộng tới đồ đệ của ông là Hans-Georg Gadamer46. Đối với Gadamer, điểm quan trọng là hiện tượng biến hóa như thế nào, theo quy luật n{o, đường hướng nào. Nắm vững được những quy luật biến hóa, những cách thế biến hóa, những chiều hướng biến hóa… tức là thông hiểu hiện tượng (sự vật, sự kiện) đó. Theo Gadamer, bản chất của sự vật không có bất biến (khác với bản thể), nhưng biến dạng, và biến chất. Thứ đến, ông thấy sự biến hóa của thế giới ngoại tại không tương đồng với sự hiểu biết của hữu thể. Nói cách khác, ông nhận thấy có một sự khác biệt giữa biết (wissen, knowing) và hiểu biết (verstehen, understanding). Nếu ta biết hiện tượng bên ngoài tùy theo phạm trù của lý trí, theo điều kiện của không gian và thời gian (thuyết của Kant), thì ta hiểu hiện tượng theo một quy luật cá biệt; đó l{ c|i luật của hữu thể, của hiện thể (tức hữu thể trong một khoảng thời gian, một quãng không gian nhất định). Và quan trọng hơn thế, chính sự hiểu biết, chứ không phải sự biết mới tạo ra cái mà chúng ta gọi là thế giới cảm quan, tức nền tảng của nghệ thuật. Hiểu biết và cảm thông nơi đ}y đồng nhất với nhau. Ông nhận ra, nếu hiện tượng biến hóa theo luật của thời gian, và không gian (Da-sein) thì sự hiểu biết sự vật tùy thuộc vào chính sự hiện hữu của hữu thể trong không gian, thời gian (tức cái mà Heidegger gọi là hữu-thể-tại-thế (in-der-Welt-Sein), và chính sự hiện hữu của hữu thể tương quan với các hữu thể khác (mit-Sein). Mỗi khi xuất hiện, hữu thể không chỉ như thế (so-Sein), nhưng luôn ý thức (mục đích, tương quan), v{ bị ảnh hưởng của bản tính của chính nó (sợ hãi, lo âu, chết chóc, hữu hạn, hy vọng…). Từ một nhận thức như vậy, Gadamer phát triển hiện tượng học thành một nền bản thể học (ontology), và giải thích học (hay thông diễn) thành một môn mà chúng ta quen gọi là thông diễn triết học, hay nền triết học thông diễn (philosophical 46 Xem thêm: http://plato.stanford.edu/entries/gadamer/#HerFou, truy cập ngày 8-1-2015 175 hermeneutics). Nói tóm lại, như ta thấy trong tác phẩm Chân Lý và Phương Pháp (Truth and Method-1989), một tác phẩm ảnh hưởng sâu rộng tới mọi giới trong nền Khoa học Xã hội Nh}n văn, Gadamer chú trọng tới ba lãnh vực của TDH: (1) Thứ nhất, ông cho rằng nền thông diễn triết học có thể đóng góp v{o truyền thống giải thích Thánh Kinh, những |ng văn linh thiêng cũng như những truyền thống tôn giáo. (2) Thứ hai, một nền TDH như vậy cũng có thể áp dụng để hiểu và giải thích những khoản luật pháp và những văn bản văn chương. Nơi đ}y, Gadamer nhận định là ba khả năng: hiểu biết (understanding), lý giải hay giải thích (interpretation) và áp dụng (application) luôn gắn liền với nhau, không thể tách biệt ra được. (3) Thứ ba, thông diễn triết học có tham vọng trở thành một phương ph|p nền tảng cho tất cả nền khoa học xã hội và nhân văn. Những ưu điểm trong lý thuyết thông diễn triết học bao gồm: (1) Thứ nhất, Gadamer đ~ ph|t triển lý thuyết ngôn ngữ như là bản thể học của Heidegger ra thành một nền khoa học nh}n văn, xã hội. Nói c|ch kh|c, để hiểu con người, ta phải hiểu ngôn ngữ; để hiểu lịch sử con người, ta phải hiểu c|c văn bản mà cha ông chúng ta truyền lại; v{ để sáng tạo, chúng ta phải biết được cái tâm thức chung, cái tâm tình chung và nhất l{ c|i khuynh hướng mà con người đương đeo đuổi. (2) Thứ đến, sự hiểu biết (understanding) không bị hạn hẹp v{o đối tượng (Locke và Hume), hay bị trói buộc bởi những phạm trù tiên thiên (Kant). Sự hiểu biết là một cách thế chủ thể, đương sự mở rộng mình ra để đi v{o một chân trời mới. Càng gần chân 176 trời, sự hiểu biết của ta càng rộng s}u hơn. Nhưng ta không bao giờ tới chân trời được, bởi vì khoảng cách giữa ta và chân trời vẫn không thay đổi. Tương tự như sự kiện ta hướng về phía chân trời, sự hiểu biết phát triển bằng cách giữ lại những gì đ~ có (truyền thống, kinh nghiệm, tức chân trời cũ), nhưng đồng thời cộng thêm vào những kiến thức mới (chân trời mới). Chính vì vậy, hiểu biết tức là quá trình hội nhập không ngừng vào trong những chân trời mới vô tận, v{ cũng chính vì vậy mà ta không thể có được một nền chân lý tuyệt đối, vĩnh viễn và bất dịch. (3) Thứ ba, chính vì hiểu biết là hội ngộ (encounter), thông giao (communication), hiệp thông (communion) và thông dự (participation), nên hiểu biết không chỉ là một tri giác (perceiving), hay tri thức (knowing), hay nhận thức (learning to know) thông thường, m{ đó chính l{ cuộc sống, hay là chủ thể đương t|c động qua chính cuộc sống. Nói theo ngôn ngữ của Phật học, hiểu biết tức là giác ngộ (awakeness). Tóm lại, Gadamer đi thêm một bước xa hơn Heidegger, khi ông bản thể hóa ngôn ngữ “Hữu thể chỉ có thể hiểu được nếu là ngôn ngữ”47. Khi nhận định rằng, thực tại con người mang những đặc tính ngôn ngữ, nền TDH của ông đ~ biến phương pháp thông diễn thành một nền triết học, m{ trong đó sự tương quan giữa ngôn ngữ và hữu thể, giữa ngôn ngữ và sự thông hiểu, giữa ngôn ngữ và lịch sử, giữa hiện sinh và thực thể luôn mang một tính chất biện chứng. e. Jürgen Habermas (1929 - ): phê phán và tha hóa Trước thời tục hóa nhiều người vẫn xem Thánh kinh là bản văn vô ngộ vốn rất quan trọng, nhưng nhiều triết gia sau n{y đặt trọng tâm ở những điểm khác nhau: Schleiermacher: text, Xem thêm: http://plato.stanford.edu/entries/gadamer/#PhiHer, mục 2.2 Ontology and Hermeneutics, truy cập ngày 8-1-2015 47 177 Husserl: Hiện tượng luận, Kant: siêu nghiệm và Gadamer: truyền thống. Đồng ý một phần với Gadamer, Habermas48 cho rằng lý thuyết truyền thống phê phán (the tradition of critical theory) coi phê phán là quan trọng hơn. Phê ph|n để thấy nó tha hóa (alienation)49, thấy con người có vấn đề. Truyền thống của phê phán n{y đi từ Kant, bởi Kant chỉ ra những gì trong phạm vi của con người mới hợp luận lý để chấp nhận, nghĩa l{ ông đi tìm “l~nh vực con người”. Theo đó, dùng phê ph|n hơn l{ truyền thống là phương ph|p biện chứng không chỉ là phân tích mà còn là tổng hợp. Habermas thuộc tân Marxist ý thức được tha hóa để trở thành luyện học – giúp bỏ được tha hóa. Chính truyền thống có vấn đề, nên thông diễn của Habermas đi v{o truyền thống, lãnh vực để luyện học, biện chứng để giúp con người nhân bản hơn. Ông nhìn xem nhân bản là cái gì? Nếu nó thuộc về Metaphysis, thì Meta nằm ở đ}u? Đối vơi con người vượt qua được Siêu Hình Học, để hậu Siêu Hình Học trở thành một điều khẳng định rằng ông đ~ trải nghiệm qua. Dù muốn dù không truyền thống đằng sau nó đều có nền Siêu Hình Học, trong khi hậu Siêu Hình Học đưa ra c|i nh}n bản hơn. Ông chấp nhận v{ tin chúng ta đang ở hậu Siêu Hình Học. Như vậy, thông diễn học trong hậu Siêu Hình Học không để ý đến tiền Siêu Hình Học nữa. Một trong những tư tưởng then chốt của Habermas là thông diễn theo nghĩa thông giao (communication). Nghĩa l{, đối thoại với người khác cần chỉ ra cho họ biết đó l{ c|i tha hóa ẩn trong truyền thống mà chỉ nhận ra khi ta phe phán nó. Ông lấy phong Xem thêm: http://plato.stanford.edu/entries/habermas/, 8-1-2015 Alienation tạm dịch là tha hóa, vật hóa hay vong th}n. Khi tha hóa l{ lúc anh đ|nh mất chính mình, không còn là mình mà chỉ l{ người khác hay vật khác. 48 49 178 tr{o |nh s|ng để làm nền tảng cho phê phán, lấy lý trí để |p đặt cho mọi lĩnh vực. Gadamer đưa ra nguyên lý: “nếu truyền thống tốt thì nó được truyền đạt lại”, Habermas cho rằng c|i đó l{ phi phê phán. Nói cách khác, cái không nhận ra mà chấp nhận nó, đ}u kh|c với cái biết m{ bóp méo nó. Do đó, ông tìm ra phê ph|n v{ tự nhận mình là tân Marxist. Ngoài ra, Habermas còn cho rằng thông diễn học theo tâm lý chiều s}u nghĩa l{ đặt trọng tâm biến đổi qua thế giới quyền lực (authority). Thay vì nh}n đạo, Habermas chỉ ra vì quyền lực của ai đó m{ biến từ nh}n đạo trở thành bất nhân mà vẫn hợp pháp. Vì điều n{y m{ ông đòi ngôn ngữ phải đi đôi với h{nh động. Lúc đầu, Habermas không để ý đến vấn đề ngôn ngữ mà chỉ tập chú vào tha hóa. Cái quan trọng của Habermas một mặt muốn chỉ ra tha hóa, đ{ng kh|c phải qua ngôn ngữ để hiểu tha hóa và từ đó cải biến chúng thành nhân bản hơn. Tóm lại, những phê bình của Habermas không chống lại TDH, nhưng nói đúng hơn, tu chính và phát triển lý thuyết thông diễn triết học của Gadamer tới một trình độ mà nền khoa học xã hội đòi hỏi. Dưới ngòi bút của Habermas, TDH tự tiến bộ một cách biện chứng thành một nền thông diễn phê phán, khiến ta hiểu xã hội con người một cách trung thực, không bị lệch lạc, không bị lịch sử bóp méo. Hay như Habermas g|n cho nền thông diễn học mới này cái danh hiệu nền thông diễn học chiều sâu và một nền thông diễn mang tính chất thực hành50. 3. Thông diễn học – phương ph|p của hậu hiện đại Vấn đề thông diễn trong văn hóa, hay nói kh|c đi vấn đề phê bình văn hóa hay giải thích văn hóa không chỉ đi với hiểu biết văn “strong communicative action” in “Some Further Clarifications of the Concept of Communicative Rationality” (1998b, chap. 7; German ed., 1999b) 50 179 hóa nhưng được đặt trong bối cảnh của chính hậu hiện đại. Về vấn đề này, chúng ta sẽ tìm hiểu tư tưởng của Lyotard (1922-1998). Trước hết Lyotard mô tả về một cuộc khủng hoảng của hiện đại v{ đòi hỏi phải chuyển đổi từ hiện đại sang hậu hiện đại. Thực vậy, xét về phương diện xã hội học, đ}y chính l{ sự khủng hoảng về tâm trạng hiện hữu của hiện đại để trở thành tâm thức hậu hiện đại. Về phương diện triết học, hậu hiện đại được xem như một lối khai mở cho chính bế tắc của con người khi phải sống trong thời hiện đại, vốn tôn sùng lý trí, có nguy cơ độc đo|n v{ sử dụng bạo lực. Đ}y l{ một nỗ lực tìm kiếm sự công bằng cho chính những dị biệt và những vấn đề bất khả qui giải để nhờ đó chúng cũng được tồn tại. Quan điểm của Lyotard được những người cấp tiến, những người phê bình Marxist v{ tư bản ủng hộ. Bối cảnh của tâm thức hậu hiện đại là khởi đi từ phê bình nghệ thuật và mỹ học. “Hậu” ở đ}y không có nghĩa l{ chống lại hay đ|nh mất hiện đại nhưng có nghĩa l{ có tương quan kh|c với hiện đại. Tương quan đó không phải là th|i độ phê phán, phê bình hiện đại nhưng l{ c|i giúp cho ta hiểu được đ}u l{ những c|i đẹp, cái cao trào diễn ra trong thời hiện đại. Điều này tựa như việc kể lại một câu chuyện có ý nghĩa mới bằng một lối ngôn ngữ mới, mang tính sáng tạo chứ không phải đơn thuần lặp đi lặp lại câu chuyện. Như thế, theo lối thông diễn của Lyotard, ý nghĩa của bản văn không bao giờ kết thúc. Điều n{y được hiểu rằng một khi văn bản đ~ được viết xuống thì cũng l{ lúc t|c giả tự mình đưa văn bản đó trở th{nh văn bản chung và chấp nhận văn bản đó sẽ được hiểu theo từng người đọc kh|c nhau. Dù cho người đọc không để ý tới nhưng họ đ~ liên tưởng văn bản đó với những văn bản kh|c để khi viết ra họ đ~ đưa những văn bản khác nhau trở thành một văn bản mới mà Lyotard gọi l{ liên văn bản. Nói như thế nghĩa l{ văn bản đ~ ly khai khỏi tác giả để trở thành một phần của độc giả. Cứ như 180 thế, văn bản đó c{ng ng{y c{ng ly khai với tác giả và liên hệ với nhiều người kh|c để cuối cùng nó không còn thuộc về riêng ai nữa. Khi giải phóng chủ thể tính, người ta đ~ chấp nhận đi v{o trong cuộc chơi của ngôn ngữ v{ được quần chúng chú ý và cùng chơi. Rốt cuộc, văn bản trở thành dữ kiện của quần chúng, trở thành bản quyền chung. Điều n{y cũng được hiểu trong địa hạt văn hóa khi xem văn hóa l{ những điều đ~ được một lớp người hay một số người nhận ra v{ đưa v{o trong nền văn hóa chung. Liên văn bản tựa như việc một câu chuyện được kể và lần lượt được nhiều người khác kể lại. Dĩ nhiên, điều n{y không được nhìn theo kiểu vi phạm bản quyền hay đạo văn nhưng được xem như một đóng góp v{o s|ng t|c chung của liên bản văn. Như thế, thông diễn hậu hiện đại không gì kh|c hơn l{ đ~ được ý thức, được so s|nh, đối chiếu v{ được phản biện. Do đó, khi một người viết sách, có lẽ người đó chỉ làm công việc chuyển giao liên văn bản cho người khác chứ không phải theo nghĩa người đó l{ tác giả duy nhất của bản văn. Đ}y l{ một nền thông diễn vốn giúp cho con người của hậu hiện đại hiểu được những t}m tư của những người thuộc thời hiện đại đi trước và từ đó nhận ra rằng bản văn không phải là sản phẩm của duy mình họ cũng như không chỉ được hiểu theo một cách thế duy nhất của họ. Kết luận Nếu TDH là một nền khoa học về hiểu biết (Gadamer), về phương ph|p hiểu biết (Betti), về điều kiện hiểu biết (Habermas), về phương thế giúp hiểu biết (Schleiermacher), và về bản thể của hiểu biết (Heidegger), thì chúng ta phải công nhận là bất cứ nền triết học nào, bất cứ nền văn hóa n{o cũng mang tính chất thông diễn. Thế nên, TDH không phải chỉ áp dụng để chú giải Thánh 181 Kinh, để giải thích c|c đoạn văn kinh điển, để giải nghĩa những sự kiện hay truyền thống, mà còn phải giúp hiểu những vấn nạn không kém quan trọng, đó l{: tại sao kinh điển, truyền thống, tập tục, văn hóa, ngôn ngữ… ảnh hưởng tới chúng ta, tới lịch sử con người? Tại sao chúng cấu tạo thành một bộ phận thân thiết trong cuộc sống? Tại sao chúng đồng nhất với văn hóa d}n tộc, với những nền giá trị? Và tại sao chúng không thể tách rời khỏi văn hóa, khỏi nền giáo dục con người? Biên tập: Phạm Đình Ngọc, S.J. 182 CHƯƠNG 11 - TRIẾT TÂN TÔMA – TÂN KINH VIỆN Dẫn nhập Hai danh từ mới là Tân Tôma và Tân Kinh Viện được xuất hiện trong thông điệp Aeterni Patris của Đức Giáo Hoàng Lêô XIII (ĐGH). Thời gian trước khi Đức Lêô XIII lên ngôi giáo hoàng (1878), truyền thống Giáo hội đi theo nền tư tưởng của thánh Tôma. Trong thời kỳ này, triết thuyết của Suarez S.J. cũng rất thịnh hành. Triết thuyết Suarism lấy đường hướng của thánh Tôma nhưng cũng theo lối nẻo suy tư của th|nh Augustinô cũng như của Plato. Bên ngoài Giáo hội, các triết thuyết kh|c đang ph|t triển theo đường hướng của c|c tư tưởng Đức Quốc Duy Tâm, Khoa Học Tự Nhiên….nên dường như đường lối suy tư của Giáo hội bị bó hẹp và không thể bắt nhịp được với c|ch suy tư của những người đương thời. Trong thông điệp Aeterni Patris, ĐGH Lêô XIII đ~ dùng hai thuật ngữ là Tân Tôma và Tân Kinh Viện không có sự phân biệt, và đ~ g}y nên nhiều tranh luận về ý muốn của ĐGH khi dùng hai thuật ngữ n{y. Dòng Đaminh đi s|t với tư tưởng của thánh Tôma, tức hiểu theo nghĩa dùng ngôn ngữ thời đại để diễn đạt thuyết Tôma hay Tân Tôma. Dòng Tên hiểu hai thuật ngữ trên theo hướng phức tạp hơn nhưng theo tinh thần của thời đại. Cần biết rằng, thời Trung Cổ tồn tại không chỉ một trường ph|i nhưng xuất hiện nhiều tư tưởng khác nhau, có khi vừa đi song song vừa thách đố lẫn nhau. Nền triết Trung Cổ thực sự không có điểm chung vì xuất hiện quá nhiều trường phái với những quan điểm theo lập trường riêng lẻ. Thế nên, Kinh Viện là thời đại có nhiều triết phái khác nhau hiện hữu. Do vậy, vấn đề đặt ra l{ tìm phương thế để có thể hợp nhất tất cả những trường phái riêng lẻ trong một trường phái duy nhất, hay là triết học Kinh Viện. Dòng Tên hiểu Kinh Viện theo nghĩa, dù tôi theo tư tưởng của Augustinô hay của Phanxicô, 183 thì đó chỉ là những cách thế dùng triết học để đi v{o thần học. Cần lưu ý rằng, trong khung cảnh Trung Cổ thì triết Tôma có ưu thế phát huy nhiều hơn so với các triết thuyết cùng thời nên đ~ trở th{nh đường hướng suy tư của Giáo hội sau n{y. Th|nh Tôma đ~ vận dụng tư tưởng của Aristotle và biến đổi th{nh tư tưởng hoàn toàn mới mẻ và dễ hấp thụ những điều mới lạ khác. Tựu chung, hai thuật ngữ Tân Tôma và Tân Kinh Viện không tr|i ngược nhau, nhưng triết thuyết Tôma như một điểm nhấn giúp phát huy triết Kinh Viện hay giúp giải quyết những vấn đề mà các học thuyết cùng thời khác không giải quyết được. 1. Đường hướng phát huy Tân Kinh Viện của các Giêsu hữu a. Joseph Kleutger, S.J. Joseph Kleutger l{ người phụ trách báo Civiltà Cattolica, báo đại diện tiếng nói của Dòng Tên ở Rôma. Dòng Tên ở Rôma luôn tìm cách phổ biến và bảo vệ đường hướng của ĐGH đưa ra mỗi thời. Cụ thể, ĐGH Phaolô VI nhấn mạnh đặc biệt đến đối thoại với những người vô thần và bảo vệ niềm tin sao cho vững chắc như thời Trung cổ. Kleutger nhìn nhận trong thời đại n{y, người ta dễ rơi v{o chủ nghĩa tương đối, thế nên ông phản đối việc giúp những người không có đức tin qua phương ph|p ho{i nghi của Decartes, tức qua cái bẩm sinh cũng như việc chứng minh Thiên Chúa hiện hữu. b. Désirer Mecier, S.J. (1856-1926) Désirer Mecier l{ người đầu tiên muốn dùng Decartes bằng đướng lối đối thoại. Khởi đi từ những đối thoại với những tư tưởng của Decartes, để rồi qua đó ông chỉ ra và tìm cách giả quyết những vấn đề m{ xem ra Decartes chưa giải quyết. Một trong những vấn đề mà Mecier phê bình Decartes khi triết gia n{y đ~ quá nghiêng chiều về l{ duy lý đến nỗi bỏ qua duy nghiệm. Chủ 184 thể của Decartes l{ điều mà Mecier muốn nhấn mạnh, vì trong thời đại mới, nếu không có chủ thể thì không ph|t huy được gì, kể cả về duy nghiệm lẫn siêu nghiệm. Mecier cũng đ~ th{nh lập trung tâm Kinh Viện ở Louvain, là một trong những nơi ph|t triển thuyết Tân Kinh Viện và Tân Tôma có tầm ảnh hưởng lớn. Triết Siêu Nghiệm Tôma cũng được phát triển khi trải qua những bước đi quan trọng, trong đó bước đi đầu tiên phải kể đến Pierrer Rouselot S.J. và Erich Przywara S.J. c. Pierrer Rouselot S.J. (1878-1915) Pierrer Rouselot đặc biệt quan t}m đến khả năng của con người, dù là thụ tạo nhưng được Thiên Chúa ban cho khả năng (capacity) để hướng về v{ hướng tới cùng đích đời mình là chính Thiên Chúa. Khả thể n{y cũng l{ một cách diễn đạt mối liên kết giữa tinh thần của con người và tinh thần tuyệt đối. Con người được dựng nên với lý trí nhưng điều quan trọng đối với con người là tìm cách thế để hòa hợp lý trí với đức tin. Đ}y chính l{ điều mà Rouselot cố gắng diễn tả về khả năng con người trong việc hướng tới Thiên Chúa. Ông cho rằng khả thể này phải là kinh nghiệm của sự soi s|ng. Tư tưởng mọi sự đều quy hướng về Thiên Chúa thực sự đ~ được diễn tả trong linh đạo Dòng Tên, tức con người có thể tìm Chúa trong mọi sự và thấy mọi sự trong Chúa. Sự suy tư được coi là sự soi sáng của Thiên Chúa cho lý trí, v{ khi đó lý trí đ~ hòa hợp với niềm tin. Qu| trình suy tư của kinh nghiệm soi sáng này có thể thể đạt tới nguồn gốc là Thiên Chúa. Mặc dù ông nhìn nhận con người có khả năng vươn lên Thiên Chúa, nhưng điều quan trọng l{ con người không tự cho mình khả năng ấy, m{ con người suy tư trong niềm tin, chứ không tách biệt theo như theo tư tưởng của Kant. 185 d. Erich Przywara, S.J. (1889-1976) Tiếp nối tư tưởng của Rouselot, Erich Przywara nhận thấy rằng, nếu trong mọi sự con người đều có thể tìm được Thiên Chúa, thì dường như động lực của nó không được mạnh mẽ và cụ thể. Điều n{y cũng có thể được sánh ví với hình ảnh của cây cung mà khi không có hai đối cực thì nó không thể dương mũi tên lên được. Thế nên, khi hai đối cực được hòa hợp với nhau thì sẽ tạo thành c|i trương lực. Điều n{y có nghĩa, khi đối nghịch càng lớn thì sự hòa hợp c{ng được đẩy mạnh và mang tính sống động. Cũng theo cách hiểu n{y, khi con người càng thấy mình giới hạn thì lúc ấy con người càng thấy sự khao khát mãnh liệt đối với Đấng Tuyệt Đối. Thế nên, sự đối nghịch không phải l{ điều m{ con người tìm c|ch tr|nh né, nhưng ngay cả trong sự đối nghịch, con người vẫn có thể tìm thấy sự hòa hợp. Chính vì vậy, Przywara đưa ra hai phương ph|p kh|c nhau l{ nội suy (dialectic) và loại suy (analogy). Loại suy ở đ}y có nghĩa, dù rằng có nhiều loại khác nhau nhưng tựu chung vẫn chỉ là một. Hay nói cách khác, từ một loại có thể tri nhận được, con người có thể loại suy để hiểu những gì trừu tượng vượt khả năng hiểu biết đối với con người. Ví dụ, có nhiều loại tình yêu kh|c nhau như tình yêu Thiên Chúa v{ tình yêu con người, nhưng Thiên Chúa như thế n{o thì con người không thể nói rõ ràng về Ngài, mà chỉ có thể tưởng tượng hay loại suy về Ngài, cụ thể như từ tình yêu giới hạn của con người, qua loại suy ra thì con người sẽ hiểu hơn phần nào về tình yêu bao la của Thiên Chúa. Tuy nhiên, loại suy theo cách trên chỉ cho thấy những loại kh|c nhau, trong khi để có thể đi từ loại này tới loại kia phải dùng tới nội suy như l{ bước nhảy từ cái này tới c|i kia. Đ}u l{ cách thế có thể đưa loại suy từ cái thứ nhất đến cái thứ hai, cũng như biến th{nh c|i trương lực để nhảy từ cái thứ nhất đến cái thứ hai. Đó chỉ l{ đi tìm c|i giới hạn của con người để đối chọi với sự vô hạn của Thượng đế, l{ điều luôn lớn hơn giới hạn, thì qua đó 186 mới tìm thấy cái tuyệt đối. Qua những thực tập khác nhau theo từng lớp và bắt đầu từ những đối nghịch, nhưng điều này thôi thúc con người vươn lên từ những đối nghịch để tạo một trương lực đủ lớn để mũi tên được dương lên v{ được bắn trúng đích. e. Joseph Maréchal, S.J. (1878-1944) Chuyên môn về toán học đ~ giúp Maréchal rất nhiều trong cách thế suy tư sao cho minh bạch. Maréchal quan t}m đặc biệt tới việc đối thoại với Kant. Kant dù đ~ hòa hợp duy lý và duy nghiệm trong siêu nghiệm nhưng ông lại phân chia rõ ràng những gì thuộc về hay nằm ngoài siêu nghiệm; đồng thời ông cũng ph}n chia độc lập ba mảng lý trí. Cùng với các Giêsu hữu ở một trung tâm ở Bỉ, Maréchal đ~ đứng ra để đối thoại Kant. Qua đối thoại, ông làm cho triết Kant từ siêu nghiệm (trascendental) trở thành chủ nghĩa thực tại siêu nghiệm (transcendental realism), có liên hệ với triết thuyết Tôma. Trước hết khi đề cập đến siêu nghiệm l{ đụng đến giới hạn của con người, khi Kant phân chia thành ba mảng khác nhau. Các triết gia Đức Quốc Duy T}m đ~ giúp nối kết ba mảng này lại với nhau. Theo đó, Maréchal dùng tư tưởng của Fichte để tiếp tục đối thoại với Kant. Maréchal nhận ra rằng, khi Kant phân chia theo siêu nghiệm thực hành thì có thể đạt được, tức cái tôi không phải l{ c|i tôi n{y hay c|i tôi kia, nhưng một chủ thể. Tuy nhiên, thời Trung cổ và sau này chỉ chú trọng đến bản thể học hay siêu hình học, thế nên không thể lấy cái tôi làm gốc, nhưng lấy bản thể hay siêu hình làm gốc. Do vậy, điều quan trọng l{ tìm ra phương thế để bản thể và siêu hình phải đi với nhau, để cái tôi có gốc của thực hữu. Tiếp đến, thực hữu qua Kant và Tôma trở thành một, cái h{nh động (act) và cái tiềm thể (potentia). H{nh động (act) theo Fichte l{ để giúp con người suy tư, qua đó nhận ra giới hạn/vô giới hạn của c|i tôi, đồng thời c|i tôi đó đ~ nằm trong thực hữu là cái bao gồm tất cả cái hiện hữu của một thực tại n{o đó hay của 187 chủ thể. Theo Đức Quốc Duy T}m, Maréchal đ~ tìm ra một điểm quan trọng vừa là chủ thể vừa là khách thể, nhưng không theo lịch sử vì ông cho rằng qua lịch sử thì cái tiềm thể (Potentia) làm cho không thể đạt tới cái thực hữu. Chính vì vậy, khi đối thoại với Kant v{ Đức Quốc Duy Tâm tới điểm này, Maréchal quay về với Tôma, tức cái hiện thể và cái tiềm thể. Theo đó, nếu điều n{o đó l{ c|i có hiện thể thì nó có tiềm thể, nếu không thì nó chỉ là cái thuần túy m{ con người không thể đi v{o được. Cái cái tiềm thể là khả thể, vừa ph}n ra để cái tiềm thể có một giới hạn của h{nh động, nhưng đồng thời cả hai đi đôi để trở thành cái chung (act potentia). Tuy nhiên, Maréchal không nhìn nhận điểm hòa hợp chung này (act potentia) theo như siêu hình học của Trung Cổ, nhưng l{ siêu nghiệm. Siêu nghiệm là cái vừa ở trên vừa ở dưới và nó là động lực thúc đẩy con người đạt tới khả thể của một trương lực. Cái siêu nghiệm này không bị động nhưng l{ một thực hữu đang ph|t triển, tuy bị gò bó trong lịch sử nhưng ở trong mọi sự. Thế nên, siêu nghiệm thực hữu là cái ở trong thực hữu bắt mọi người phải chân nhận. Theo đó, không còn m}u thuẫn hay đồng nhất nhưng từ mâu thuẫn có thể đạt tới sự đồng nhất, cũng như đồng nhất cần cái mâu thuẫn để biết nội dung đồng nhất là gì. Thế nên, những điều mà Kant cho là tự bản chất có những giới hạn không thể đi với nhau, như luật lệ và tự do, thì Maréchal cho rằng, trong luật lệ có tự do thì mới biết luật lệ nói phải l{m c|i gì; cũng như c|i tự do cũng cần có luật lệ để biết rằng mình có tự do để chọn điều gì. Vì vậy, chính những cái bội phản của Kant đ~ tự trở thành c|i trương lực để tìm lối giải quyết cho cả đôi bên. Điều này không gì khác hơn l{ chủ thể đi tìm kiếm và nhận ra đường hướng suy tư, vì chủ thể đang ở trong cái chung hòa hợp (act potentia). Thế nên, khi Kant nhìn nhận có những điều khác nhau không thể hòa hợp, thì ngay lúc đó chúng đ~ tự hòa hợp, theo đường hướng suy tư của Đức Quốc Duy Tâm. 188 f. Karl Rahner, S.J (1904-1984) Karl Rahner dùng triết thuyết đương đại theo tư tưởng của Heideger thay vì của Kant. Để học về tư tưởng Heideger, Dòng Tên đ~ cử Rahner và Lotz tới Freiburg để nghiên cứu tư tưởng Heideger. Lotz tập trung v{o tư tưởng trong thời kỳ giữa sau Heideger với cái nhìn của t}n Tôma. Lotz đ~ diễn đạt về ánh sáng như một điểm nhấn, tức giữa việc chờ đợi ánh sáng và việc ánh s|ng lóe ra. Quan điểm của Lotz cũng l{ điểm quan trọng đối với cả Tôma lẫn thời Trung Cổ. Tuy nhiên, tư tưởng của Lotz không có nhiều điểm sáng tạo. Đối với Rahner, ông đi tìm tinh-thần-trong-thế-giới l{m điểm then chốt trong tư tưởng của mình. Có thể nói, điểm này có thể so sánh ngang bằng và thậm chí vượt qua cả hữu-thể-trong-thế-giới của Heideger. Việc Rahner dùng tinh thần (spirit) để đối thoại thay cho hữu thể (being ) cũng l{ một vấn đề th|ch đố, vì đằng sau đó l{ cả hệ thống về tinh thần của Hegel (dù ông không đề cập tới Hegel). Trong khi hữu thể hướng nhìn nhiều hơn v{o trong qu| khứ, thì tinh thần theo Hegel hướng nhiều hơn v{o tương lai. Ngay từ câu hỏi tại sao là tinh thần mà không phải hữu thể, đ~ h{m chứa tương quan giữa con người với thượng đế. Con người suy tư điều gì thì cũng phải suy tư ở trong thế giới. Sự thực, tinh-thần-trongthế-giới buộc Rahner phải nhìn ra tương quan với tinh thần là gì. Tinh thần trong thế giới không phải được nhận ra qua chính tinh thần đó, nhưng được nhận ra theo cách thế của con người. Có hai cái tinh thần, một của tuyệt đối và một của tương đối. Tuyệt đối của Rahner l{ c|i chưa trở th{nh đối tượng, nhưng một khi thành đối tượng rồi thì con người qua đó nhận ra điều mà tinh thần đang hướng dẫn mình. Đối với Rahner, tinh thần luôn soi chiếu và hướng dẫn con người. Chính vì vậy, điều quan trọng là việc biết lắng nghe chân lý và tạo điều kiện để chân lý tỏ lộ ra. 189 Rhaner dùng hai thuật ngữ Existentiell và Existential, tuy chỉ khác nhau ở phần đuôi, nhưng Existentiell là một điều đ~ cụ thể hóa, trong khi Existential bao gồm tất cả những gì đ~ cụ thể hóa. Khi nói đến vấn đề bí tích thì Rahner rất nhạy bén trong cách diễn gải khi dùng hai thuật ngữ n{y, để phân biệt giữa mô thức cụ thể và hiệu quả của bí tích. Cả Heideger v{ Rahner đều dùng hai thuật ngữ khác là thematic - c|i đ~ th{nh đối tượng rồi và unthematic c|i có đó nhưng chưa được gọi tên, chưa được ý thức. Đối với Rahner, khi lắng nghe Ngôi Lời, thì Ngôi Lời l{ c|i trước kia không có, bây giờ tỏ lộ ra thì mới biết được đó l{ Ngôi lời, tức đi v{o ch}n lý tự tỏ mình ra. Đối với Heideger, c|i chưa được goi tên unthematic trở thành cái mầu nhiệm (mystical), trong khi Rahner cho là mystagogy - l{ c|i được dạy, hay đang dẫn nhập người khác vào trong cái huyền bí, hay người ta được dẫn vào cái bí mật. Cụ thể, trước khi cho một người được rửa tội để gia nhập đạo, người ta phải giúp cho người ấy hiểu về các mầu nhiệm trong đạo từng bước một. Điều n{y có nghĩa, mầu nhiệm (mystical) l{ c|i chưa tỏ lộ ra hết và ẩn khất ở đằng sau những gì đ~ được dạy (mystagogy) hay là những gì đ~ được tỏ lộ. Điều quan trọng l{ Rahner đ~ hiểu Heideger và tìm cách bày tỏ những tư tưởng của ông với tư c|ch l{ một thần học gia. Tóm lại, điều m{ ĐGH Lêô XIII mong muốn là làm sao biến tư tưởng Tân Kinh Viện hay Tân Tôma trở thành tinh thần của thời đại chứ không phải để định rõ hay phân biệt. Giáo hội qua đường hướng n{y đ~ mở cánh cửa đối thoại với thế giới bên ngoài. Nếu những tư tưởng trước đ}y bị Giáo hội kết án là lạc giáo thì bây có thể nối lại đối thoại, cũng như những điều trước đ}y không được Giáo hội quan tâm thì bây giờ được đặt thành vấn đề để giải quyết. 190 2. Thần Học Giải Phóng a. C|c bước phát triển Thuật ngữ Thần Học Giải Phóng (THGP) được sử dụng lần đầu tiên năm 1968. Trong thời gian này, khi những người thuộc Giáo hội Nam Mỹ được du học ở Anh quốc hay c|c nước Âu châu, họ được tiếp thu những kiến thức từ nền văn hóa Âu Ch}u kh|c xa so với văn hóa bản địa Nam Mỹ. Nền giáo dục trong Giáo hội thuộc các quốc gia Âu Ch}u thường đặc biệt nhấn mạnh tới chủ nghĩa vô thần. Tuy nhiên, những người du học thuộc Giáo hội Nam Mỹ gặp phải khó khăn trong việc truyền tải những kiến thức mà họ học được bên Ch}u Âu để truyền lại cho các học viên ở Nam Mỹ hay c|c nước thứ ba vốn khác xa nhau. Thực sự, hoàn cảnh sống và c|ch suy tư của những người thuộc Nam Mỹ rất khác nên khó có thể áp dụng rập khuôn những kiến thức đ~ được học ở Châu Âu cho họ. Trong thời gian n{y, người ta cũng xem xét hiện trạng của các nước Nam Mỹ v{ đưa ra phong tr{o thần học phát triển hay thần học cho những nước phát triển để thích nghi. Tuy nhiên, nếu thần học cho những nước phát triển thì thực tế các quốc gia tân tiến có tốc độ phát triển rất nhanh so với các quốc gia của Nam Mỹ. Thế nên, cum từ Thần Học Giải Phóng đ~ được đề nghị để thay thế. THGP có điểm căn bản khác so với thần học suy tư khi lấy việc mục vụ làm nhịp thứ nhất, trong khi thần học phản tỉnh bắt đầu bằng nhịp thứ hai. Một c|ch thông thường, người ta thường phải dành nhiều thời giờ để học lý thuyết trước, sau đó mới áp dụng những lý thuyết này trong thực hành. Tuy nhiên, tiến trình khởi đi từ lý thuyết sẽ không cho người ta biết họ đang ở chỗ nào hay có những vấn đề gì hay không. Ngược lại, khi lấy thần học mục vụ l{m điểm chính, thì tiến trình được khởi đi từ công việc, sau đó 191 mới xem xét những việc l{m n{y đ~ đi được vào xã hội thế nào và gặp th|ch đố gì. Cuộc họp Hội Đồng Giám Mục (HĐGM) khu vực Nam Mỹ lần thứ II đ~ chọn một địa điểm nghèo là Medellin làm nơi b{n thảo. Điểm đặc biệt trong cuộc họp này là mỗi giám mục có thêm một hoặc hai thần học gia làm cố vấn (giống như công đồng Vaticanô II). Kết quả xảy đến là số thần học gia cố vấn quá nghiêng chiều về đường hướng THGP. Cụm từ giải phóng ở đ}y được hiểu theo nghĩa giải phóng khỏi tội lỗi hay giải thoát khỏi những cơ cấu của tội lỗi của xã hội đ~ được hợp thức hóa. Theo ý nghĩa n{y, điểm nhắm đến của THGP là những nh{ độc tài và những người lạm dụng quyền để áp bức người khác. Khi nghiên cứu về hiện trạng xã hội khu vực Nam Mỹ, người ta nhận thấy những đạo luật được đặt ra chỉ có lợi cho người cầm quyền. Thế nên, HĐGM qua cuộc họp n{y nhìn rõ hơn thực tế v{ đ~ nhận thấy còn quá nhiều vấn đề cần quan t}m để giải phóng. Giáo hội Rôma nhận thấy không thể để Giáo hội Nam Mỹ đi theo đường hướng THGP, vì lẽ nếu không cẩn thận Giáo hội dễ bị kéo v{o đường hướng chính trị. Tuy nhiên, trong thời gian hai năm để có thể điều chỉnh trong cuộc họp kế tiếp, tất cả suy tư trong Giáo hội Nam Mỹ xoay quanh THGP nhiều đến nỗi đường hướng này trở th{nh đặc tính của Giáo hội Nam Mỹ. THGP cũng lấy tinh thần của công đồng Vaticanô II trong việc nhận ra dấu chỉ của thời đại v{ liên đới trách nhiệm với chúng. Tinh thần THGP mạnh mẽ đến nỗi đ~ có rất nhiều gi|o sư tham gia v{o việc chính trị thay cho dạy học. THGP thực sự đ~ đặt lại cách dạy của nhà thần học. Giờ đ}y, c|c nh{ thần học khởi đi từ kinh nghiệm mục vụ, sau đó theo kinh nghiệm này mà phản tỉnh tìm ra ý nghĩa thần học, và cuối cùng mới đề ra những gì cần thực hiện. Ngược lại, tiến trình làm thần học ở c|c nước Ch}u Âu ho{n to{n ngược lại, tức 192 khởi đi từ lý thuyết, sau đó mới áp dụng lý thuyết vào trong thực hành, và cuối cùng là phản tỉnh. Trong thời gian HĐGM Nam Mỹ họp ở Puebla sau đó, số lượng thần học gia tham dự bàn thảo bị giới hạn và có thêm những thần học gia thuộc Ch}u Ân được cử đến để giúp HĐGM. Trong cuộc họp lần n{y, HĐGM không tập trung vào vấn đề xem xét THGP như thế nào, do bởi tư tưởng của những thần học gia Ch}u Âu được cử đến giúp quá khác so với tư tưởng của THGP. Thay v{o đó, HĐGM đề nghị tập trung vào việc tìm ra cách thế h{nh động trong kinh nghiệm THGP đang diễn ra, sao cho phù hợp với tinh thần của công đồng Vaticanô II v{ đường hướng chung của Giáo hội. THGP giờ đ}y được hiểu theo ý nghĩa rất khác khi nhấn mạnh tới đối thoại v{ ưu tiên cho gi|o dục, thay vì giải phóng những cơ cấu xã hội tội lỗi. Theo tinh thần này, mỗi giáo xứ trở thành một cộng đo{n sống đạo, trong đó mọi người liên đới giúp đỡ lẫn nhau. Điều ưu tiên bậc nhất là mở các lớp giáo lý với những người hướng dẫn. THGP đặc biệt quan tâm giáo dục trẻ em vì c|c em thường là nạn nhân của những cơ cấu xã hội tội lỗi. Như vậy, đo{n thể cơ bản Kitô hữu sống động bắt đầu từ đ}y v{ đ~ đưa x~ hội tương đối th{nh lý tưởng. Bên cạnh trẻ em l{ đối tượng được ưu tiên h{ng đầu, Giáo hội cũng quan t}m đặc biệt tới người nghèo, không chỉ giới hạn người nghèo ở khu vực Nam Mỹ nhưng còn quan t}m đến người nghèo ở các quốc gia thuộc thế giới thứ ba. b. Thần Học Giải Phóng và chủ nghĩa M|c-xít Trên thực tế, đường hướng Giáo hội đ~ bị hiểu lầm khi bị các thể chế chính quyền kết án là Giáo hội đ~ đi theo chủ nghĩa M|cxít khi đứng về người nghèo. Các chính phủ lo sợ đường hướng của Giáo hội với những cộng đo{n nhỏ vì họ không thể kiểm soát được tất cả các cộng đo{n n{y. Trong thời gian này, có rất nhiều nhà thần học và các giám mục bi sát hại. 193 Tuy nhiên, giữa THGP và chủ nghĩa M|c-xít khác xa nhau. Điểm khác biệt cơ bản đầu tiên là chủ nghĩa M|c-xít chủ trương dùng bạo lực, trong khi người sống tinh thần THGP lại có thể đón nhận cái chết mà không dùng bạo lực. Thứ đến, quan điểm thực tiễn đi trước lý thuyết của THGP dễ bị quy theo đường hướng bạo lực của Marx, tức thay đổi xã hội bằng bạo lực cách mạng. Mặc dầu THGP cũng lấy hoạt động l{m điểm chính nhưng đích nhắm của hai bên là hoàn toàn khác nhau. Có thể nói, THGP cũng học được từ Mác-xít ở điểm biết nhìn ra điểm quan trọng l{ người nghèo bị áp bức, nhưng trong những bước đi tiếp sau đó, THGP đi theo hướng riêng của mình là cải tổ giáo dục, chứ không phải bạo lực cách mạng. Thần học đúng nghĩa phải nhìn mọi thứ dưới ánh sáng Phúc âm soi chiếu và lấy tinh thần bác ái làm nền tảng. Chính vì vậy, người ta chỉ có thể tìm ra ý nghĩa của thần học dưới ánh sáng đức tin cũng như qua những nỗ để có thể đi v{o thực tiễn. Tuy nhiên, nếu như đi qu| s}u v{o thực tiễn v{ coi đó l{ kinh nghiệm thần học, thì người ta dễ đi v{o hướng nhìn v{ đường hướng sai lầm của Mác-xít. Tóm lại, THGP đi từ nhãn quan phân tích thực tại nhưng không phải để tranh đấu, thay v{o đó từ thực tại qua suy tư để tìm ra ý nghĩa thần học dưới ánh sáng của đức tin. Cách thế này mới l{ điều giúp cho con người thoát khỏi cơ cấu của tội lỗi và bất công. Ngược lại, Marx cũng ph}n tích thực tiễn, nhưng để đấu tranh bằng bạo lực với ý thức hệ có sẵn. Để minh chứng cho tinh thần chân chính của THGP, nhiều người đ~ d|m hy sinh bản thân, khi bị những nh{ tư bản, cộng sản v{ độc tài nghi ngờ, hay cả những người nghèo được họ giúp đỡ cũng quay mũi dùi chống đối họ. Những người nghèo ở đ}y đ~ không đủ kiên nh}n để theo đuổi tinh thần của THGP nhưng đi theo con đường tắt của bạo lực. Thế nên, linh đạo THGP quan trọng ở tinh thần phó th|c như đứa trẻ trong vòng tay Chúa, m{ không nương tựa vào bản thân hay ai 194 khác. Tắt một lời, tinh thần của THGP l{ quan t}m đến người nghèo thuộc mọi lớp, mọi nơi. Biên tập: Hoàng Thanh Phong, S.J. 195 CHƯƠNG 12 - TRIẾT HỌC TÂN MARX Dẫn nhập Triết học Marx được coi như hợp đề của nhiều khối vấn nạn m{ suy tư của các triết gia trước đó đang bị vướng mắc. Tuy nhiên, đó không phải là một kết thúc hoàn hảo nhất cho “bản tình ca triết lý.” Bởi chưng, suy tư của Marx (trẻ) không bao l}u sau đ~ bị đẩy sang một hướng khác, không còn trung thành với ý tưởng ban đầu của chính mình (Marx gi{). Đó lại l{ điều kiện để những người yêu mến tư tưởng Marx trẻ tiếp tục xây dựng và phát triển suy tư theo một hướng mới m{ người ta gọi là triết học Tân Marx. 1. Nhìn lại bối cảnh của dòng tư tưởng triết học từ Hegel đến Marx Rút từ hệ thống suy tư của Hegel, Marx có thể được coi như hợp đề của nhiều nhóm vấn đề khác nhau; trong đó phải kể đến Thần học vô thần (nổi cộm nhất là sự sai biệt giữa Feuerbach và Marx). Thần học ở đ}y phải được hiểu theo nghĩa l{ suy tư về hiện tượng học của tinh thần của Hegel. Thiết nghĩ cũng nên nhắc lại, khi viết những cuốn sách ở Berlin, Hegel đ~ đạt đến trình độ đỉnh cao của Đức Quốc Duy Tâm. Lúc đó, ông đ~ suy nghĩ đến khả thể con người nắm bắt được tương quan giữa lịch sử nhân loại với lịch sử cứu độ của thần thánh, giữa cái giới hạn với cái tuyệt đối. Do vậy, vấn đề suy tư của Hegel cũng có thể được coi như một dạng suy tư thần học. Tuy nhiên, chúng ta vẫn phải thừa nhận rằng Hegel đ~ coi tinh thần tuyệt đối là nguồn gốc v{ cùng đích của lịch sử. Vì nguyên nhân này mà ông cho rằng có một tinh thần tuyệt đối đang hướng dẫn, soi sáng cho lịch sử của con người. Điều đó không gì kh|c hơn l{ 196 sự lồng ghép của hai loại lịch sử con người và lịch sử cứu độ làm một với nhau. Tuy nhiên, nếu như suy tư của Hegel về tinh thần tuyệt đối được đẩy lên th|i qu| như l{ cùng đích thì c|i m{ con người còn lại cuối cùng cũng chỉ là tinh thần. Cái tinh thần của con người sẽ tháp nhập, ráp nối vào tinh thần tuyệt đối để trở thành lịch sử viên m~n. Đ}y chính l{ điều mà nhóm Hegel tả không đồng ý. Họ cho rằng lối suy tư như vậy đ|nh mất tầm quan trọng của con người. Do đó, họ đặt ngược lại vấn đề, thay vì thần học thì thay bằng nhân học. Đúng hơn, họ tạo nên một con đường đi v{o nh}n học (tạm gọi l{ đạo nhân học). Ngay cả đạo nhân học n{y cũng chính l{ một dạng thần học vô thần. Trong đó, con người được xem như trung tâm quy chiếu mọi vấn đề đến nỗi tự nhân phóng chiếu mình trong một hình tượng lý tưởng để trở thành thần. Đ}y chính l{ lối Feuerbach thông diễn tư tưởng của Hegel trở th{nh tư tưởng của mình. Lối nhìn duy nhân này gắn liền với duy cảm. Tức là chỉ khi ai đó coi trọng cảm tính thì mới thực sự l{ người một cách cụ thể. Hay nói kh|c đi, con người lý tưởng luôn đi liền với cảm tính, không thể tách rời. Chúng ta có thể nhận thấy một cách rõ ràng rằng c|i đích m{ Feuerbach muốn nhắm đến ở đ}y chính l{ thần học vô thần, lý tưởng hóa một con người tự biết mình muốn gì và phóng chiếu mình lên chính điều đó. Sau n{y, Marx ph|t triển hệ thống trên trở thành hệ thống duy vật vô thần v{ coi đó mới thực sự là nhân bản. Trong hệ thống suy tư ấy, Marx lấy con người nhân bản để xây dựng nền triết học Marxism. Nền nhân bản này có xã hội tính (Marx trẻ) và sau này trở nên cộng sản tính (Marx già). 2. Phê phán của Marx về những suy tư triết học của Hegel và Feuerbach 197 Dựa vào nền nhân bản m{ Marx coi l{ đúng đắn như vừa đề cập ở trên, Marx phê ph|n điểm vô nhân bản mà ông bắt gặp nơi nhưng suy tư kh|c. Đầu tiên phải kể đến việc Marx đồng ý với Feuerbach khi xem Thần học của Hegel như kiểu duy nhân (con người phóng chiếu thành thần th|nh) l{ điều vô nhân bản; bởi chưng nó l{m cho con người bị coi nhẹ, thậm chí đ|nh mất mình. Tuy nhiên, Marx cũng phản đối Feuerbach về tôn giáo kiểu cảm tính, cảm nghiệm cá nhân. Marx cho rằng mọi cảm xúc cá nhân đều là sản phẩm chung của xã hội. Do vậy, điều quan trọng là phải tạo nên một xã hội cộng sản; nơi đó, con người nhân bản để xây dựng xã hội chung hoàn hảo. Marx coi tôn giáo là vô nhân bản nên cần phải bị phê bình. Tuy nhiên, một mặt thì Marx không bỏ tôn gi|o m{ coi nó như tiếng thở dài của xã hội, là thuốc phiện ru ngủ quần chúng. Mặt kh|c, ông coi đó l{ một dấu hiệu cần cải tổ xã hội. Marx già phân chia xã hội th{nh thượng tầng và hạ tầng kiến trúc. Nếu hạ tầng chính trị, kinh tế sụp đổ thì c|i thượng tầng, là cái hợp lý hóa hạ tầng, cũng sẽ sụp đổ theo. Khi hạ tầng chịu một cuộc cách mạng làm cho nó sụp đổ thì nó phải chịu lệ thuộc vào cộng sản. Khi ấy, phần thượng tầng kiến trúc không còn tôn giáo mà sẽ chỉ còn lý tưởng cộng sản m{ thôi. Đó được coi như sự phóng chiếu lý tưởng của Marx gi{ v{o trong c|i nhìn vũ trụ quan mới (vô thần duy vật) và cái nhìn mới của cộng sản. Từ đ}y, x~ hội tính cũng trở thành cộng sản tính. Như vậy, Marx cho rằng không cần thiết phải giải thích vấn đề hình th{nh vũ trụ. Điều quan trọng ở đ}y l{ phải làm một cuộc cải tổ để xây dựng một xã hội cộng sản. Trong đó, một cuộc bạo động, dùng bạo lực l{ điều không thể tránh khỏi. Hơn nữa, lối nhìn của Marx là lối nhìn lọc qua Feuerbach để ph| đổ Hegel v{ để lại một sự tha hóa (vong thân). Sự tha hóa theo Marx không còn giữ 198 nguyên ý nghĩa của nó theo Hegel l{ đứng tách biệt một bên để suy nghĩ về sự vật nhưng đ~ chuyển biến tiêu cực đi; trở nên một sự vong th}n, đ|nh mất chính mình để phục vụ cho lý tưởng chính trị và kinh tế. Chẳng bao lâu sau cuộc cách mạng cộng sản 1848, nhiều người nhận ra được rằng đường hướng cải tổ xã hội bằng một cuộc “thanh trừng” bằng bạo lực đ~ l{m mất đi ý nghĩa ban đầu của tư tưởng Marx; thậm chí nó còn tạo ra một đường hướng mới, tiêu cực hơn. Trong bối cảnh như vậy, một số người bắt đầu lần bước tìm về với tư tưởng của Marx trẻ. 3. Triết học T}n Marx ra đời a. Bối cảnh văn hóa lịch sử Mặc dù vẫn tin tưởng con người có xã hội tính của nó, nhưng thất vọng vì lý tưởng của Marx trẻ sau cuộc cách mạng cộng sản năm 1848 không được phát triển đúng trong thực tiễn; mà thậm chí còn đi theo chiều hướng tiêu cực, vô nhân bản, Proudhon, Lukács và nhiều người (hầu hết l{ người Do Thái) theo phong trào Tân Marx sau này quyết định nhìn con người trong chiều hướng kh|c mang tính phê ph|n hơn. Sau 1917, Liên xô trở th{nh nước cộng sản. Họ đi theo tinh thần Marx gi{ để cải tổ và xây dựng một đất nước cộng sản. Tuy nhiên, nhiều người nhận ra ngay rằng Liên Xô đ~ dùng đến bạo lực để điều h{nh đất nước và nhân bản con người không được coi trọng. Điều đó có thể coi là một sự ph| đổ hơn l{ x}y dựng. Cho đến khoảng năm 1923 trở đi, hay rộng hơn l{ từ đầu thế thế kỷ 20, ở Viens xuất hiện nhiều trường phái triết học, xã hội học và khoa học. Những trường ph|i n{y thường luận bàn xem đ}u l{ điều quan trọng trong trường phái triết học. Bên cạnh đó, những người theo trường phái này còn tranh luận về khoa học 199 nh}n văn v{ khoa học tự nhiên (cao trào của tranh luận này là khoảng những năm 1923-1932). Nhiều người cho rằng cải tổ xã hội phải là một cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật. Lối suy nghĩ đó hẳn l{ đ~ chịu t|c động của niềm tự hào về sự phát triển rất mạnh mẽ của khoa học nửa đầu thế kỷ 19. Về phần khoa học nh}n văn tự nó đ~ ph}n chia th{nh nhiều góc nhìn: góc nhìn xã hội tính (Tân Marx sau này), cái mà Horkheimer, Adorno, Marcuse đ~ ph|t triển suy tư rằng con người phải đi theo phương ph|p n{y để có thể ý thức được về giai cấp và tr|nh được sự vong th}n. Trong khi đó, góc nhìn khoa học nhân văn kh|c như hiện tượng học của Husserl, Heidegger,… thì đi v{o hướng khác. Những suy nghĩ được phát triển từ các góc nhìn khác nhau cũng tạo nên nhiều điểm mâu thuẫn, đối chọi nhau. Chính những người nhìn vấn đề trong nhãn quan xã hội tính, mong muốn tìm kiếm tư tưởng của Marx trẻ (thời ấy dường như biến mất) để tránh sự tha hóa, vong th}n, đ~ tạo nên một trung tâm bàn luận ở Viens những năm 1923. Họ đ~ trăn trở tìm tòi nhưng không đi đến đ}u. M~i cho đến năm 1932, họ tìm thấy tư tưởng Marx trẻ ở một góc khuất của thư viện đại học Berlin. Từ đ}y, họ cố gắng phát triển suy tư về thuyết Tân Marx sau này. Không may thay, những người trong phong tr{o n{y đa phần l{ người Do Thái. Những năm 1930 l{ thời điểm Hitler nắm quyền và có ảnh hưởng khá mạnh. Hitler đ~ tìm c|ch loại trừ những người Do Th|i. Dĩ nhiên, những người như Horkheimer51, Max Horkheimer (1895–1973) l{ người khởi xướng “trường ph|i Frankfurt.” Những người theo trường phái này là các triết gia và các nhà xã hội học xuất thân từ Institut für Sozialforschung (Học viện Nghiên cứu Xã hội) ở Frankfurt am Main. Horkheimer là Viện trưởng v{ cũng l{ gi|o sư bộ môn Triết Xã hội của đại học Frankfurt từ những năm 1930-1933 và những năm 1949-1958. Giữa hai khoảng thời gian này là thời kỳ ông cùng những thành viên của Viện di tản sang Mỹ. Trong góc độ là một triết gia, ông nổi tiếng với những công trình của mình vào những năm 1940, bao gồm “Biện chứng của Phong trào Ánh sáng” m{ Theodor Adorno l{ đồng tác giả. 51 200 Adorno52, Marcuse53, Lukács54 hay Benjamin55 phải di tản đi nơi khác. Đến đ}y, một điều có thể được ghi nhận là những người theo khuynh hướng tìm về với tư tưởng của Marx trẻ đ~ có t{i liệu trong tay nhưng không có thời giờ ngồi lại suy tư về nó. Họ đ{nh phải mang tài liệu theo trong cuộc di tản. b. Phương ph|p biện chứng của phong trào ánh sáng – Hướng đi mới của Tân Marx Một c|ch rõ r{ng hơn, những người theo Tân Marx sau này như Horkheimer, Adorno, Marcuse phải di tản qua Mỹ. Ở đất nước này, họ nhận thấy chủ nghĩa tư bản không như họ thường nghĩ. Nói kh|c hơn, chủ nghĩa tư bản ở Mỹ quá cách biệt so với tư bản mà Marx phê phán. Họ nhận thấy rằng chủ nghĩa tư bản của Mỹ như l{ lý tưởng hóa, đứng về phía tư bản để đ|nh gi| về tư bản. Nguồn: http://plato.stanford.edu/entries/horkheimer/ truy cập ngày 18-12-2014. Theodor W. Adorno (1903–1969) là một trong số các triết gia và những nhà phê bình xã hội quan trọng nhất của Đức sau thời kỳ thế chiến thứ 2. Ông có tầm ảnh hưởng lớn đến những người thuộc cùng trường phái Frankfurt với ông. 52 Nguồn: http://plato.stanford.edu/entries/adorno/#2 truy cập ngày 18-12-2014. Herbert Marcuse (1898-1979) là một trong những thành viên nổi bật nhất của trường phái Frankfurt. Những năm 1970 đến 1990, người ta không để ý lắm đến tư tưởng của ông. Gần đ}y, nhiều nhà nghiên cứu về trường phái Frankfurt đ~ tìm được khá nhiều đóng góp quan trọng của ông trong suy tư triết học. 53 Nguồn: http://plato.stanford.edu/entries/marcuse/ truy cập ngày 18-12-2014. György Lukács (1885–1971) là một nhà lý luận văn học và là triết gia. Ông được biết đến như một trong những người đầu tiên xây dựng nền triết học T}n Marx. Luk|cs còn được nổi danh với những tác phẩm văn học, mỹ học và triết Marx trước thế chiến thứ 2. Ngày nay, nhiều bài viết của ông vẫn được tìm đọc như Lý luận Văn học (viết năm 1916), Lịch sử và Ý thức Giai cấp (viết năm 1923). 54 Nguồn: http://plato.stanford.edu/entries/lukacs/ truy cập ngày 18-12-2014. Walter Benjamin (1892–1940) là triết gia v{ l{ nh{ suy tư phê ph|n có tầm ảnh hưởng lớn qua những tư tưởng và tác phẩm của mình. Các bài viết của ông ng{y c{ng được nhiều người đón nhận v{ đ~ tạo nên sức ảnh hưởng trên Theodor W. Adorno. Vào những năm 1930, Benjamin đ~ nỗ lực để phát triển một định hướng chính trị, thúc đẩy một lý thuyết mỹ học duy vật mang tầm ảnh hưởng mạnh mẽ đối với trường phái Frankfurt về lý thuyết phê phán và cả với nh{ thơ theo Marx lẫn nhà kịch nghệ Bertolt Brecht. Nguồn: http://plato.stanford.edu/entries/benjamin/ truy cập ngày 18-12-2014. 55 201 Do vậy, họ không thể ph|t huy được tư tưởng của Marx. Bởi chưng đó sẽ chỉ là một bước thụt lùi lại mà thôi. Lúc ấy, họ quyết định áp dụng suy tư của Marx vào bối cảnh hiện trạng xã hội ở Mỹ lúc bấy giờ. Từ đ}y xuất hiện biện chứng của phong trào ánh sáng (dialectical of enlightment). Phong trào ánh sáng lấy lý trí làm gốc, điều gì hợp lý thì được chấp nhận. Dựa trên nguyên lý ấy, mục đích của phương ph|p n{y l{ ph}n tích để cho thấy những vấn đề của xã hội Mỹ vào thời điểm bấy giờ. Qua đó, họ chỉ ra rằng dù cái gì hợp lý thì chấp nhận như vậy cũng vẫn tạo ra những vấn đề về sự tha hóa. Bên cạnh đó, họ còn chứng minh cực điểm của phong tr{o |nh s|ng cũng sẽ tạo ra sự tha hóa ánh sáng. Chính sự tha hóa đó l{m người ta phớt lờ đi, không để ý tới mặt trái của nó về kinh tế xã hội. Chẳng hạn như việc quảng c|o được xem l{ bình thường thì họ nhận định rằng quảng cáo tự nó đ~ l{ không trung thực rồi. Lối nhìn theo triết học phê ph|n (critical theory) n{y đ~ l{m cho giới trí thức ở Mỹ lúc đó giật mình. Đó l{ hướng đi mới của Tân Marx, với tên gọi l{ trường phái Frankfurt. Mục đích của lối triết học phê phán này là nhằm tìm và chỉ ra những điều m{ người khác không thấy. c. Suy tư của những nhà Tân Marx tiên khởi Những người đầu tiên áp dụng tư tưởng của Marx trẻ trên đất Mỹ đ~ có những bước tiến triển đ|ng kể. Trong số đó, chúng ta phải kể đến Marcuse, Adorno và Horkheimer. Cùng với phong trào phê phán ý thức kỹ thuật l{m con người tha hóa về nhân bản, Marcuse đưa c|i nhìn của Hegel về ontology và lịch sử để cho thấy ý thức về vật chất trong bối cảnh của ông ở Mỹ lúc bấy giờ. Điều n{y đối chọi với ý tưởng độc tôn khoa học kỹ thuật. Lúc ấy, ông đ~ viết một tác phẩm “cuộc sống một chiều.” 202 Trong đó, ông cho thấy bối cảnh xã hội l{m cho người ta sống quá nhanh mà không có giờ để suy nghĩ về sự vật hóa, không thấy ý nghĩa cuộc đời. Còn với Adorno và Horkheimer thì hai ông này viết về quan điểm phê ph|n để tìm đến hợp đề. Hai ông phê bình lý tưởng ngây thơ v{ đơn gi|n hóa của tr{o lưu |nh s|ng khi cho rằng cái gì hợp lý thì được chấp nhận, là tốt nhất. Tuy nhiên, những gì họ cho là hợp lý đôi khi lại mang tính huyền thoại hóa, đi ngược lại với lý tưởng của phong trào ánh sáng. Trong thực tế, phong trào này cần phản đề đó để sống, để có thể dựa trên óc phê ph|n để moi ra những phi lý của huyền thoại. Nhờ đó m{ có hợp đề là biện chứng của phong trào ánh sáng. Một cách cụ thể, Horkheimer đẩy mạnh phê phán triết học dưới c|i nhìn Do th|i gi|o, không được ngẫu tượng hóa, vào những gì coi là tuyệt đối đúng. Tức l{ ông ta đứng trên những gì là tương đối để phê phán những gì tương đối mà lại tự coi mình là tuyệt đối. Hay nói kh|c hơn, ông tìm c|ch phê ph|n để chỉ ra những gì là thiếu sót nơi c|i m{ con người cho là tuyệt đối đúng. Adorno thì xa lánh những gì là hệ thống thông thường của tư tưởng; đi tìm kh|c biệt giữa tuyệt đối và thực tế để tạo nên cái nhìn mới về nghệ thuật. Ông cho rằng thực chứng là phi lý vì chỉ có ch}n lý nơi biện chứng phủ định mà thôi.Tức là ông cho rằng con người có thể tiếp cận được chân lý mà không bị ý thức hệ chi phối. Một c|ch rõ r{ng hơn, Adorno viết ra một cuốn s|ch suy tư biện chứng phủ định (negative dialectic). Hệ thống suy tư n{y bắt đầu từ phản đề qua cái nhìn phê phán. Khi phản đề n{y được hiểu biết một cách rõ ràng thì nó sẽ lòi ra cái hợp đề đang cần tìm. Sau đó thì hợp đề ấy lại trở th{nh chính đề mới và tiếp tục quy trình biện chứng theo mẫu auf heben, sự vượt bỏ. Trong đó, rõ r{ng l{ biện chứng khẳng định vẫn được chấp nhận; nhưng điểm nhấn 203 của lối suy nghĩ n{y l{ ở chỗ: chính khi hợp đề trở th{nh chính đề thì cũng l{ lúc phản đề xuất hiện. Do vậy, không ai được tự thỏa mãn với cái hợp đề nhưng luôn phải có cái mới nhờ biện chứng phủ định. Điều đó cũng giống như trong nghệ thuật, người ta không bao giờ được phép ở lại lâu với bất kỳ một “dấu son” n{o mà phải luôn sáng tạo ra cái mới. Tạm kết Trường phái triết học T}n Marx ra đời như một hệ quả tất yếu của dòng lịch sử suy tư triết học. Qua đó, nó thể hiện vai trò của mình như một tiếng kêu vang lên để bảo vệ tính trong sáng, không dính bén đến hệ tư tưởng về kinh tế chính trị trong suy tư của Marx trẻ trước sự sa đ{ của tư tưởng Marx già. Hơn nữa, với cái nhìn triết học phê phán tích cực của mình, nó trở nên hợp đề mới khởi đi từ những vướng mắc của phong trào ánh sáng thời điểm bấy giờ. 204 Phụ chương - TRANH LUẬN VỀ PHƯƠNG PHÁP HỌC Trước khi bước vào tìm hiểu về triết học phân tích và triết học ngôn ngữ, điều chúng ta cần nhận xét l{ điểm giống và khác nhau giữa hai loại khoa học tự nhiên với khoa học nh}n văn. Một cách tổng quát, khoa học tự nhiên v{ nh}n văn đều dùng đến lý trí để đ|nh gi| một vấn đề mặc dù theo hai hướng khác nhau. Bên cạnh đó, điều mà chúng ta dễ dàng nhận ra là khoa học tự nhiên, thực chứng thì nại đến sự rõ ràng, không uyển chuyển và chỉ nhận giá trị đúng sai một cách dứt khoát và cứng nhắc. Còn đối với khoa học nh}n văn, biện chứng thì dùng lý trí để phê phán, hiểu biết vấn đề nhưng chọn lựa, quyết định thì có sự dự phần của ý chí tự do. Điều này rất quan trọng trong triết học ngôn ngữ và phân tích, sẽ được b{n đến cụ thể hơn ở chương tới. Dưới đ}y l{ bảng so sánh chi tiết giữa hai loại khoa học tự nhiên và khoa học nh}n văn: Khoa học tự nhiên Khoa học nh}n văn và thực chứng (positivism) và biện chứng 1. Dùng lý tính để kiểm chứng 1. Dùng lý tính để phê phán, tức nên sẽ có 3 khả thể: l{ đi theo tri thức để con người Rơi v{o bước lùi vô hạn (truy nguồn) nhận ra rằng c|i điều gì đó đ~ được khoa học chứng minh. Điều đó có thể: Con người chỉ có thể kiểm chứng ở một mức n{o đó, nếu Rơi v{o khoa học tính (xác quyết đúng hay sai). Nó đi đôi 205 truy về nguồn cội xa xôi của vấn với khoa học nh}n văn v{ có thể đề thì sẽ gặp bế tắc. tạo ra những quan điểm nguy Rơi v{o vòng luẩn quẩn hiểm. (tautology) Thể hiện rõ qua suy tư của Chúng tùy thuộc vào sự tự do Descartes. Tức là tôi phải có cái (tức là có sự giải thích và hiểu để kiểm chứng cogito, là sự rõ biết) để chấp nhận hay phản ràng và minh bạch; m{ để có cái đối. Chính điểm này làm cho tôi rõ ràng và minh bạch ấy thì tôi hiểu điều đó đúng hay sai, có cần cậy vào sự tồn tại của Chúa; chọn hay không chọn, có nguy nhưng Chúa lại l{ Đấng ban cho hiểm hay không. Đ}y l{ đối tôi có sự rõ ràng và minh bạch tượng của biện chứng. để tôi kiểm chứng cogito. Đưa ra những quyết định Tôi chọn lấy một phương ph|p hợp lý n{o đó để làm tiền đề (hợp lý bao lâu tôi còn chấp nhận nó); có thể đó l{ gi| trị luận lý. Từ đó, tôi đưa ra những giả thuyết để nghiệm chứng hay phản chứng tiền đề. 206 Nguyên lý căn bản: Đó l{ tính Nguyên lý căn bản: Nó cũng có thực chứng. Tuy nhiên, cho tới sự chắc chắn nhưng mỗi nơi đều nay thì chúng ta chưa thực có những th|ch đố cho tự do chứng được hết mọi thứ. Thực cho con người, chấp nhận điều chứng không hết tất cả mọi sự gì đó hay không. Nếu chấp nhận nên phải đặt ra các giả thuyết, nó thì có thể là nguy hiểm, tạm coi điều gì đó l{ có thật. nhưng nếu phản đối nó thì nó cần được hiểu biết và nắm bắt rõ (understanding). Cả hai phương ph|p n{y có điểm giống nhau l{ đều dùng đến lý trí nhưng c|ch dùng thì tr|i ngược nhau. Một c|i dùng lý trí để kiểm chứng (khoa học tự nhiên), còn một c|i dùng lý trí để phê phán và chọn lựa (khoa học nh}n văn). Dùng lý trí kiểm chứng thì có thể tạo nên những giả thuyết và trong một giới hạn đúng sai n{o đó. Dùng lý trí để phê phán thì có thể tạo nên những quan điểm, chấp nhận hay không, nguy hiểm hay không. 2. Luận lý này là trung tính vì 2. Đối tượng ấy là một quan nếu được chấp nhận như giả điểm dựa trên sự chọn lựa tự do thuyết thì nó có giá trị trong nên không thể l{ trung tính. Đó khoa học. Khoa học này không là sự chọn lựa rõ ràng, ý thức được dính líu gì với ý thức hệ hóa. Điều này giúp con người nhưng được đặt nền trên sự nhận ra khoa học tự nhiên là cái 207 hợp lý (rational) hay không mà gì và nó có hợp với nhân bản thôi. Tức là cái gì hợp lý thì hay không. được chấp nhận; sai thì không được chấp nhận. Nó trung tính với các phạm vi khác mà chỉ nhận giá trị dấn thân vào khoa học mà thôi. Cái trung tính và cái ý thức hóa theo nhân bản thì dường như không ăn khớp nhau. Ta có thể xem hai phương ph|p n{y như hình ảnh vị quan tòa. Khi ấy, vị “khoa học thực chứng” thì đ~ được định sẵn, cứng nhắc, coi trọng giá trị rõ ràng của luật khoa học đúng sai. Dựa trên đó m{ người ta có quyết định, phán quyết rõ ràng. Còn vị kia thì thuộc về phái nhân bản, giá trị nằm ở chỗ khác. Bởi vì nó có liên quan đến tự do, nhân bản của con người. Biên tập: Vũ Chí Th{nh, S.J. 208 CHƯƠNG 13 – HABERMAS Habermas là một khuôn mặt triết gia lớn về xã hội học, lịch sử học và nhiều hướng tư tưởng kh|c, trong đó tiêu biểu là Thông giao luận. Có thể nói, tư tưởng của ông không phải “từ trên trời rơi xuống”, m{ vốn dĩ đ~ được hình thành và phát triển từ trong xã hội và những hoàn cảnh cụ thể. 1. Đôi nét tiểu sử Habermas sinh 1928 tại Düsseldorf, miền Tây Bắc nước Đức. Ông sinh ra và lớn lên trong chiến tranh, đó cũng l{ thời mà ý thức hệ rất lớn mạnh. Cho đến 1945, cũng như nhiều người khác, nhất là những người trẻ, Habermas không biết gì ngoài ý thức hệ của Đức Quốc xã. Vậy nên về sau, điều quan trọng đối với ông chính vấn đề có tha hóa hay không và tha hóa ấy được “chỉ mặt đặt tên” như thế nào. Tương tự, ông cũng đặt nghi vấn về truyền thống và giáo dục cho tuổi trẻ. V{ khi đ~ th{nh gi|o sư cho đại học Frankfurt những năm 60, ông ý thức được mình phải hướng dẫn cho sinh viên ra sao. Năm 1954, ông viết tiến sĩ về vấn đề Tuyệt đối của Schelling. Qua đó, ông dần nghiêng hẳn về T}n Marxist, ông cũng theo trường phái của Ardono và Horkheimer một thời gian. Năm 1956, khi trở thành phụ giảng của Ardono, ông coi trường phái Frankfurt như l{ lý tưởng để nghiên cứu và phát triển vấn đề xã hội. Năm 1961, ông viết quyển Biến đổi cơ cấu của phương tiện công cộng. Tuy nhiên, hai thầy của ông là Adorno và Horkheimer không công nhận đó l{ một luận văn tốt, vì cho rằng nó chưa đủ tính c|ch phê ph|n nhưng nghiên về sự kiện lịch sử nhiều hơn. 209 Tuy nhiên, khi gửi cho một học giả khác ở Bắc Đức thì được vị này chấp nhận ngay. Ông không lên Marburg giảng dạy nhưng về Heidelberg. Năm 1964 ông trở về Frankfurt, cho đến năm 1970 ông trở th{nh gi|o sư thực thụ ở đ}y kế nghiệp Adorno. Bấy giờ, Frankfurt trở thành cái nôi cho các cuộc cách mạng của sinh viên. Ở đ}y, sinh viên xem Habermas như một thần tượng trong việc ph| đổ tha hóa. Tuy vậy, vì họ muốn dùng bạo lực để giải quyết vấn đề nên Habermas đ~ từ chức rồi về làm việc trong trung tâm nghiên cứu ở Đông Nam Đức. Ở đó 10 năm, ông d{nh thời gian nghiên cứu lý luận của ông về Thông giao Luận. Trong Thông giao luận, ngôn ngữ rất quan trọng. Đ}y l{ khúc quanh của Habermas đối với giai đoạn đằng trước là lý thuyết phê phán Tân Marxist. Năm 1968 l{ thời điểm cao trào của sự phản đối của sinh viên đối với chiến tranh; tuy nhiên, Habermas đ~ từ chối không đi theo lối cách của sinh viên. Ông cũng viết cuốn Đặc tính của giáo dục để giúp cho sinh viên thấy rằng, trong giáo dục, bạo động và sự vô lý không phải là giải pháp hợp lý để gây sức ép hoặc thúc đẩy nhau. Ông cũng đặt vấn đề, nếu giúp sinh viên thì phải giúp như thế nào, từ đó, ông kh|m ph| ra lý thuyết thông giao. Mặt khác, ông cũng phát huy tính cách nhân bản của khoa học. Khoa học của ông là về xã hội học và lịch sử. Khi viết xong cuốn Theory of Communication, ông được mời về Frankfurt và hoạt động trong một môi trường như l{ một trung tâm xã hội mà thôi. 2. Đường hướng tư tưởng Habermas là một khuôn mặt triết gia lớn về xã hội học và lịch sử học, nơi ông cũng bao gồm nhiều tư tưởng khác mà thông diễn là một phần của ông. Nhưng ở đ}y, sẽ đi từ T}n Marxist đến những gì rất riêng vốn đ~ l{m nên tên tuổi của ông. 210 “Lai lịch” tư tưởng của ông khởi đi từ T}n Marxist, trong đó, Habermas luôn đặt nặng vấn đề phê phán. Thực ra, đó không phải là Tân Marxist của trường phái Frankfurt. Mặt khác, Habermas có vận dụng cả tinh thần phê phán của Hegel trẻ. Đồng thời, ông cũng tìm hiểu rất lâu về xã hội học của Max Weber khi nghiên cứu về xã hội tư bản. Giữa cái nhìn của Marx và Weber, Habermas dùng phương ph|p biện chứng để đưa ra c|i nhìn mới. Vậy nên, có thể nói lập trường của Habermas có cả Tân, Weber và nhất là Hegel trong tinh thần phê phán và biện chứng, thêm v{o đó, Kant cũng được ông triển khai về siêu hình học. Cụ thể hơn, ông vận dụng Tân Marxist ở điểm không công nhận tôn gi|o khi đặt nó trong cái nhìn duy vật. Còn Max Weber ở điểm tôn giáo là tinh thần của tư bản.56 Habermas cũng coi trọng việc phê bình ý thức hệ và nhận biện chứng l{m phương ph|p. Tức l{, ông không để ý v{o lý tưởng nhưng tìm ‘chẩn đo|n căn bệnh’ của thời đại, để từ đó tìm phương c|ch trị liệu phù hợp. Ông coi suy tư về lịch sử của Hegel l{ suy tư về chiều sâu của con người. Ông tìm những c|i kh|c nhau để giúp con người giải thoát khỏi ý thức hệ. Còn trong vấn đề xã hội, ông chỉ coi trọng việc Marx phê phán chứ không coi trọng bạo lực hay cách mạng. Ngoài ra, Habermas cũng chú trọng tới Kant khi phê bình siêu hình học. Khi xem Kant đ~ giải quyết được vấn đề siêu hình học, ông coi thời sau Kant là Hậu siêu hình học. Từ đó, ông viết cuốn Post Metaphysics. Vì lập trường của siêu hình học vốn dĩ ngược lại với duy vật, nên Habermas coi là hậu siêu hình học thì mới phát huy được khía cạnh duy vật trong tư tưởng của mình. Mặt khác, ông cũng muốn giữ lại phê phán thực tiễn của Kant, mà phê phán này lại gắn liền với siêu hình học. Tuy nhiên, Habermas lại không coi đó l{ siêu hình học mà là luân lý học, tức là về những điều phải Lấy gốc từ phái Canvil là những người muốn làm việc th{nh công để chứng minh sự chúc phúc của Chúa dành cho họ. 56 211 làm hay không làm, chứ không phải về c|i gì đằng sau của chúng mà siêu hình học tìm kiếm. Bên cạnh đó, Habermas cũng kh| ‘nặng tiếng’ với Heidegger. Ông viết nhiều b{i để phản đối vấn đề rằng một người có ý thức nhưng lại không dám nói ra những gì có thể giúp ích cho người khác. Kỳ thực, Heidegger đ~ có những bài phát biểu có lý chứng gần giống của Hitler thời đó. Habermas cho rằng, đó l{ một điều tha hóa rõ ràng mà lại không được nhận ra, vậy thì còn những điều tha hóa tinh vi kh|c thì l{m sao người ta có thể nhận ra. Thấy được rằng, tha hóa l{ điều mà Habermas rất đỗi quan tâm. Ông xem cái tha hóa quan trọng nhất là tha hóa ảnh hưởng tới xã hội. Từ đó nói được rằng, vấn đề chính trị, kinh tế và xã hội là những điểm xoáy của ông chứ không phải là siêu hình học hay tôn gi|o. Trước năm 1945, ông có nhắc đến tôn gi|o nhưng theo quan điểm của người khác, chứ không phải thuần túy l{ quan điểm của ông. Vậy nên, có nhiều nhà thần học gia đ~ th|ch đố ông về quan điểm của ông đối với tôn gi|o. Năm 1995, ông được giải thưởng Hegel vốn dành cho những người thông suốt tư tưởng Hegel và Marx. Ông có viết một bài diễn thuyết dài về tôn giáo tính của Hegel. Nh}n cơ hội đó, nhiều thần học gia cho biết đó l{ ông đ~ bàn về vấn đề tôn giáo rồi. Tuy vẫn nhìn tôn gi|o dưới góc độ của lý tính, nhưng kể từ đó ông nói nhiều hơn về tôn giáo. Sau biến cố 11-9, Habermas cũng đ~ lên tiếng để phản đối tôn giáo quá khích dùng bạo lực để giải quyết vấn đề. Sau đó, ông có đối thoại với Đức Hồng y Ratzinger về vấn đề tục hóa. Cuộc đối thoại đó ảnh hưởng Habermas ở chỗ, sau đó, ông ph|t biểu tương đối nhiều hơn về tôn gi|o. Năm 2007, Ignatius Press ph|t h{nh s|ch về cuộc đối thoại này với tựa đề The Dialectics of Secularization. 3. Tiền Habermas 212 Các triết gia vẫn thường phân chia triết học của Habermas thành tiền Habermas, hậu Habermas, và chuyển tiếp giữa 2 giai đoạn này là khúc quanh ngôn ngữ. Ở giai đoạn tiền Habermas, một trong những ý niệm quan trọng là Interest (inter-esse). Theo chiết tự, esse là hữu, inter-esse l{ đi v{o c|i hữu. Interest ảnh hưởng mạnh đến các chọn lựa trong cuộc sống của mỗi con người. Habermas đ~ coi interest l{ quasitranscendental (hầu như siêu nghiệm). Ta thấy rằng Habermas đ~ mượn khái niệm siêu nghiệm từ Kant. Với Kant, các phạm trù tiên thiên cùng với kinh nghiệm hợp thành cái siêu nghiệm trong con người để họ lãnh hội tri thức. Trong khi đó, interest hay quasitrancendental l{ điều kiện hay động lực bên trong, nằm sau sở thích của con người để thúc đẩy họ chọn lựa và dấn th}n hăng say vào các chọn lựa của mình. Habermas phân chia interest thành 3 loại khác nhau: technical interest (kỹ thuật); understanding interest (hiểu biết) và emancipation (giải phóng). a. Technical interest – Kỹ thuật Kỹ thuật ở đ}y có thể được hiểu theo nghĩa chuyên môn l{ văn minh v{ th{nh tựu m{ con người đạt tới. Thật vậy, mọi người đều ứng dụng kỹ thuật ở nhiều mức độ khác nhau. Theo ngôn ngữ của Heidegger, nó như dụng cụ sống (at hand) của con người. Habermas tách sở thích về kỹ thuật thành một loại riêng nhưng không hề coi nhẹ nó. Kỹ thuật có thể được ví như chiếc kính của một sinh viên bị cận. Nếu rời bỏ kính, người sinh viên ấy không thể nghiên cứu và học tập được. Đồng thời, với cái nhìn phê phán, Habermas thấy được có những cái mà kỹ thuật khống chế con người, nhất l{ khi con người dùng kỹ thuật để khống chế người khác, hoặc là bị lệ thuộc quá nhiều vào máy móc. 213 Habermas không phủ định cái hữu ích và cần thiết của kỹ thuật, nhưng ông chú ý tới vấn đề con người, xem con người bị kỹ thuật không chế ra sao v{ l{m c|ch n{o giúp con người khỏi bị khống chế. Nói cách khác, làm sao cho kỹ thuật được nhân hóa, phục vụ đắc lực con người. b. Understanding interest – Hiểu biết Interest của sự hiểu biết thuộc về thế giới của đời sống xã hội (life world) với mục đích l{m sao để sống với tha nhân một cách nhân bản. Habermas quan tâm hai vấn đề. Trước hết là vấn đề liên chủ thể. Ông đi thẳng vào vấn đề của Husserl, chỉ ra cái biết cực đoan của hiện tượng luận vốn rơi v{o c|i tôi. Khi lún s}u v{o c|i tự hiểu biết của cái tôi thì việc thông truyền cho người khác hoặc người khác hiểu thế nào trở thành vấn đề rất hệ trọng. Nếu lấy cái tôi làm trung tâm thì làm sao tôi có thể truyền thông cho người kh|c được? Hai là vấn đề Quyền hành (Authority) và Truyền thống. Một c|ch thông thường, mỗi người được sinh ra và sống trong xã hội v{ văn hóa, nên có nhu cầu học biết, hiểu biết những gì người ta thông truyền cho mình. Chính truyền thống l{ c|i giúp đứa bé lãnh hội những kiến thức cần thiết từ gia đình v{ x~ hội. Truyền thống cũng liên quan đến quyền hành - Authority. Chính quyền hành đưa con người đi v{o truyền thống, hay ngược lại cũng vậy: truyền thống cho cái quyền. Thành ra chúng ta học biết để có vốn kiến thức căn bản để giao tiếp và hiểu tha nhân. Khi viết Thông Diễn Và Ý Thức Hệ, Habermas đặc biệt nhắc tới Gadamer l{ đại diện cho vấn đề thông diễn liên hệ tới truyền thống. Với Gadamer, truyền thống l{ điều kiện quan trọng để hiểu được mình và tha nhân. Ông thấy truyền thống một đ{ng giúp con người học biết và tiếp thu hiệu quả nhất những c|i đ~ có, nhất là 214 khi chưa có đủ khả năng để ph|n đo|n. Để có sự hòa hợp giữa mình với tha nhân thì mình phải theo truyền thống. Truyền thống gắn với quyền hành vì muốn truyền thông lại truyền thống thì trước tiên người ta phải có truyền thống. Chính cái có này làm phát sinh quyền h{nh nơi người cho. Đ{ng kh|c, có một nguy cơ l{ Gadamer không nhận thấy ý thức hệ trong truyền thống có những cái tốt, có cái có vấn đề. Nếu thấy mọi giá trị đều như nhau thì điều n{y cũng giúp ích, nhưng nó khống chế mình cũng có. Đó l{ những khuôn mẫu mà xã hội |p đặt, hay có những quan điểm mà con người học chỉ để đạt được cái mà xã hội đòi buộc mà quên rằng học để biết phải trái. Trong uy quyền có |p đặt như vậy nên Habermas coi xem truyền thống có hợp lý, có tốt không để rồi phê phán ý thức hệ của nó. Technical interest là human works. Understanding là life world. Hai interest này bao trùm toàn bộ cuộc sống. Để nhận ra c|i tha hóa, rõ r{ng hơn nữa là vật hóa, thì phải có một interest đặc biệt thứ 3, đó l{ giải phóng/giải thoát/giải tỏa, ông dùng Emancipation (không phải liberation). Như đ~ nói, kỹ thuật hay quyền hành và truyền thống lắm khi l{m người ta rơi v{o trạng thái phụ thuộc. Bước giải phóng là luôn cần thiết. c. Emancipation - Giải phóng Giải phóng nghĩa l{ luôn để ý xem chỗ n{o con người đang bị cầm tù, đang bị khống chế một cách rõ ràng hay ngầm ý, để chỉ ra nó là cái gì, sau khi chỉ ra rồi thì phải tự nhiên giải thoát/giải tỏa nó. Như vậy, 2 yếu tố kỹ thuật và hiểu biết nói trên chưa đủ để con người sống cách toàn vẹn nhất. Họ phải luôn ý thức để mình trở thành một con người tự do với kỹ thuật hay với cả những truyền thống được để lại của xã hội. Có khi, người ta sẽ thấy được rằng mọi luật lệ mình đang theo đều l{ tương đối. Một công nhân làm một ngày 8 hoặc 10 tiếng là tùy vào thỏa thuận với giới chủ. 215 Không có luật tuyệt đối nào cho thỏa thuận ấy cả. Khi đ~ hiểu được như vậy, họ trở nên tự do và tự chủ trong công việc lao động của mình vì đó l{ điều có chất chứa tự do thỏa thuận của bản thân. Ông dùng 2 quan điểm để đề cập đến bước giải phóng: 1 quan điểm của Freud về vấn đề tâm lý cá nhân, tâm lý chiều sâu, và 1 quan điểm của Marx về xã hội tha hóa. Có lẽ đ}y l{ điều ông học từ những người đi trước của phái Frankfurt School, nhằm giúp cho con người nhận ra cái tha hóa và giải phóng nó. Về Nietzsche, ông cũng nhắc tới một chút về vấn đề văn hóa. Ông thấy Nietzsche không hữu hiệu trong phê ph|n bao nhiêu vì ông ta đứng trong một ý thức hệ quá rõ ràng. Trong cuộc sống của con người, có nhiều biểu lộ bên ngoài của cá nhân cho thấy bên trong có vấn đề. Habermas nại vào những kinh nghiệm phân tâm học của Freud để tìm ra c|i đằng sau những h{nh động tâm lý có vấn đề, qua đó từng bước một lôi nó ra ánh sáng, chỉ cho người đó biết tại sao có những vấn đề như vậy. Thường ra, với người được chỉ dẫn để được giải tho|t, đầu tiên, họ chưa ý thức. Họ nói rằng tôi đ}u có như vậy và bắt đầu ghét người chỉ ra những khuyết điểm về tâm lý của mình. Điều quan trọng l{ đưa c|i tha hóa, vật hóa, nằm sâu ở vô thức trở nên được ý thức hóa. Về tha hóa trong xã hội, đối với Habermas, Marx đưa ra đường hướng phê ph|n nhưng rồi chính Marx lại rơi v{o c|i ông ta phê phán. Tức l{ đầu tiên Marx muốn đưa con người ra khỏi cái ép buộc của vấn đề tha hóa, như l{ vấn đề tôn giáo, vật hóa, chế độ tư bản, bắt con người làm việc như một công cụ, mất phẩm giá con người. Nhưng trong tư bản luận được viết lúc về già, Marx một cách vô thức rơi v{o c|i ý thức mà ông muốn chống đối, tức là con đường trong cơ cấu của cộng sản làm mất tính tự do của con người. 216 Tóm kết Tiền Habermas gói ghém 3 cái interest: 1) interest của tự nhiên, của thực nghiệm, của khoa học tự nhiên; 2) là cái thuộc khoa học nh}n văn trong c|ch thế điều hành cuộc sống để hiểu biết nhau và nhận ra giá trị vật hóa trong XH. Hai Interest này cần tới interest thứ 3) sự giải phóng. Đ}y l{ interest của Habermas, của Frankfurt School, của những người thuộc phái phê phán. Ở thời kỳ này, Habermas phê bình tha hóa rồi giải phóng cái tha hóa đó. Về tha hóa, ông xét tới 3 xu hướng, 3 phạm vi cuộc sống rất quan trọng: 1) phạm vi công việc l{m ăn (human works); 2) Phạm vi sống chung với nhau trong thế giới mình đang sống (life world); 3) Bao hàm 2 phạm vi kia, phải được ý thức hóa nếu không sẽ bị quên đi. Lý trí ph|n đo|n thời kỳ này có một lý tưởng là phong trào Ánh Sáng: lấy c|i lý để thắng cái yếu lý hơn. Nói c|ch kh|c thì sức mạnh của lý tính tốt hơn luôn luôn thắng. Đó l{ tiêu chuẩn mà phong tr{o Ánh S|ng đặt ra để thôi thúc lý trí phê ph|n, để chia và hợp, để vượt thắng cái khác. Ở đ}y, vẫn dẫm chân vào cái chủ thể làm quan trọng. Vậy thì liên chủ thể ở đ}u vì lý trí vượt thắng là lý trí của một người, của chủ thể n{o đó, kể cả giúp cho những người kh|c vượt thắng khi khám phá ra thành phần vật hóa hay tha hóa. Nhưng nó vẫn là cái chủ thể, lấy chủ thể làm gốc. 4. Khúc quanh ngôn ngữ57 a. 57 Vấn nạn thời Tiền Habermas58 Phần khúc quanh ngôn ngữ: lấy lại năm trước, có điều chỉnh thêm về chính tả. 217 Trên lập trường nhân bản, khi phê ph|n c|i nhìn, quan điểm của những người coi trọng sự hiểu biết nhau trong cuộc sống, ông gặp một vấn nạn khi người ta phản ứng rằng: “Tại sao chỉ có phê bình mới có thể đạt được nhân bản?” Đối với Habermas, nhân bản nằm ở tầng s}u hơn m{ cốt lõi của nó là ngôn ngữ. Chính khi tìm và chỉ ra vấn đề ngôn ngữ là cái “interest” đặc biệt, bao gồm cả 3 interest trên, con người đều phải dùng tới ngôn ngữ. Thế thì ngôn ngữ có liên quan gì đến triết thuyết phê phán? Habermas trong cuộc sống của ông nhận thấy rằng phê bình m{ không có đối thoại thì sẽ dễ đưa tới bạo lực như thể sinh viên của ông đ~ v{ đang l{m. Ông đổi chỗ làm việc từ Frankfurt về Munchen trong một trung tâm nghiên cứu; từ đó ông nghiên cứu ngôn ngữ, và cho rằng: thông giao tức l{ đối thoại. Những điều trên đ}y Habermas coi l{ kết quả của giải phóng, thật ra chỉ là kết quả của lập trường riêng ông. Còn để có kết quả thực sự thì phải có đối thoại. Quan điểm nơi ông lúc n{y đ~ thay đổi. Vậy ông bắt đầu khai triển lý thuyết thông giao (Communicative theory). Đó l{ khúc quanh tư tưởng của Habermas, từ c|i trước đ}y phê ph|n không có ý thức tới thông giao. Vì nhận thấy thông giao quan trọng phải chú ý tới ngôn ngữ nên ông bắt đầu nghiên cứu về ngôn ngữ. Cũng như Heidegger cũng có khúc quanh ngôn ngữ vốn là khúc quanh trở về ngôi nhà của hiện hữu. Trong khi đó, khúc quanh ngôn ngữ của Habermas l{ chìa khóa đi v{o đối thoại, nếu không có ngôn ngữ thì làm sao đối thoại được! Đối thoại như vậy phải có đối tượng và mục đích rõ r{ng. Để đạt tới mục đích thì Habermas phải dùng tới ngôn ngữ và tìm cách đưa ngôn ngữ đi v{o suy tư của mình. 218 b. Vấn đề ngôn ngữ b.1. Vấn đề thứ 1: Khả năng ngôn ngữ Ta xét xem ngôn ngữ bắt đầu từ đ}u. Ngôn ngữ cần 1 cái “Universal Competence of Language”. Competence l{ khả năng sử dụng ngôn ngữ. Có khả năng diễn đạt, khi ấy ngôn ngữ mới có thể dùng trong tranh cãi hay giải quyết vấn đề. Đến một đất nước mới, phải học ngôn ngữ để biến ngôn ngữ thành cái của mình. Habermas đi s}u hơn ngôn ngữ cá biệt: ngôn ngữ chung, phổ quát (universal). Cái competence của ngôn ngữ phổ quát là gì? Là bất cứ ngôn ngữ nào anh có thể dùng để diễn đạt nhưng cần phải có sự thông dịch thì ngôn ngữ với ngôn ngữ mới thông được. Quan trọng nhất l{ con người đó về mặt ngôn ngữ là họ dùng bất cứ ngôn ngữ nào coi như tiếng mẹ đẻ của mình. Trên phương diện này những người biết nhiều ngôn ngữ lại chịu thua thiệt vì hỏi rằng tiếng mẹ đẻ là gì thì không rõ vì chỉ dùng tiếng mẹ đẻ trao đổi rất thông thường trong gia đình thôi. Khả năng sử dụng ngôn ngữ trải qua c|c giai đoạn từ một đứa bé. Theo nhà ngôn ngữ học Chomsky (1928-), có 4 giai đoạn học ngôn ngữ: 1) đứa bé không biết ngôn ngữ và bập bẹ học, tùy thuộc vào biological competence, với khả năng sinh lý thông thường thì điều này dễ dàng; 2) biết coi nó khác với người khác: ego-central; 3) Social-central; 4) Universal. J. Piaget (1896 - 1980) cho rằng quan trọng tri thức đi với luân lý. Ngôn ngữ không chỉ là học biết cái này cái kia. Khi trẻ chơi với đất cát, bảo là “bẩn” thì nó biết là bẩn, bẩn l{ không được phép làm. Cười là tốt, được mẹ thương thì đứa trẻ thấy được khuyến khích. Tri thức (logical) đi đôi với luân lý (ethical), chứ không phải học xong rồi mới biết phải làm gì. 219 Kohlberg (1927-1987): có 6 giai đoạn phát triển từ chỗ lấy mình làm gốc cho tới lấy cái phổ quát, nhân loại làm gốc. Không phải người n{o cũng qua 6 giai đoạn đó. Có những người không vượt qua được giai đoạn thứ nhất và thứ hai vì hoàn toàn ích kỷ, không coi người khác ra gì. Tri thức đi liền với luân lý. Tri thức có thể rất nhiều nhưng lu}n lý tùy theo lấy mình hay lấy người làm gốc. b.2. Vấn đề thứ 2: Ngôn-hành Ngôn ngữ v{ h{nh động, ngôn hành = Speak-act Trước tiên phải nhắc tới Wittgenstein (phái Cambridge): từ language game tới form of life. Sau đến J.L. Austin and John Searle (phái Oxford): ngôn ngữ không chỉ là ngôn ngữ m{ thôi nhưng gắn liền với h{nh động. Speak-act l{ điều mình nói ra có một ý hướng. Ví dụ, 2 người hẹn nhau lúc 10h ng{y mai để làm một việc gì đó. Đó l{ c|i Speak, có thể hiểu được. Speak-act viên m~n khi hai người gẹp nhau đúng theo giờ hẹn. Nếu không gặp đươc thì chỉ có Speak mà Act bị mất. 5. Hậu Habermas v{ H{nh Động Thông Giao Hậu Habermas đóng góp phần quan trọng trong cách thế đối thoại hay h{nh động thông giao. Trong thực tế, những đối thoại thông thường chỉ bao gồm phần ngôn, trong khi h{nh động thông giao đi v{o phần ngôn và dần đạt tới cộng thức chung (consensus). Nói cách kh|c, trong h{nh động thông giao thì ngôn và hành phải đi đôi với nhau. Trước hết, để phần ngôn được rõ ràng thì buộc người tham dự thảo luận phải hiểu về ngôn, đặc biệt phân biệt rõ ràng phạm vi ngôn sử dụng trong phạm vi thường ngày hay trong phạm vi thảo luận, phạm vi m{ qua đó có thể đạt tới cộng thức hay 220 ch}n lý tương giao. H{nh động thông giao được diễn ra khi có một vấn đề được đặt ra v{ được bàn thảo giữa một người với một người khác hay giữa nhiều người với nhau. Khi có vấn đề phát sinh giữa hai người hay giữa một nhóm người thì vấn đề ấy cần được đem ra thảo luận để có thể tìm ra nguyên do v{ hướng đi cho đúng. Tuy nhiên, để việc thảo luận đạt được mục đích cần thỏa những điều kiện nhất định. Chính hoàn cảnh thông giao lý tưởng này sẽ giúp cho tất cả những ai liên quan đều có thể tham dự một c|ch bình đẳng. Thật vậy, khi hoàn cảnh thông giao không lý tưởng thì sẽ không dẫn đến kết quả như mong đợi, chẳng hạn như trong một cuộc thảo luận mà chỉ có một người phát biểu thay cho tất cả mọi người, hay như trong tương quan giữa người chủ ra lệnh v{ đầy tớ chỉ thi hành. Cuộ thảo luận sẽ lý tưởng khi nội dung đề tài thảo luận được tập trung tối đa. Hơn nữa, quá trình thảo luận cần nhắm tới mục đích l{ giải quyết vấn đề, và chỉ như vậy thì tiến trình thảo luận mới đạt tới cộng thức chung. Từ hoàn cảnh thông thường tới hoàn cảnh thảo luận lý tưởng để đạt tới cộng thức, cần trải qua những quá trình với những điều kiện và phạm vi kh|c nhau. Habermas đ~ đưa ra bốn phạm vi trong thông giao luận, bao gồm ngôn ngữ, khách quan, chủ quan và xã hội. Trước hết, ngôn ngữ là phạm vi đầu tiên và là chìa khóa giúp những người tham dự có thể đi v{o trong phòng thảo luận. Ngôn ngữ ở đ}y đặc biệt quan trọng, vì nếu không có ngôn ngữ hay ngôn ngữ có vấn đề, thì người ta không thể tiến tới c|c bước phía sau. Điều n{y cũng dễ hiểu, nếu những người tham gia thảo luận với nhau nhưng không hiểu được ngôn ngữ của nhau thì làm sao có thể đạt tới cộng thức chung được. Khi phạm vi ngôn ngữ được đ|p ứng, tức người ta có thể nghe và hiểu ngôn ngữ của 221 nhau, thì cuộc thảo luận có thể được tiến s}u hơn v{o những bước tiếp sau. Sau khi ngôn ngữ đ~ được đ|p ứng, vấn đề khách quan là điều cần được quan tâm tiếp theo. Thật vậy, phạm vi thảo luận phải là khách quan thì cộng thức chung đạt được mới có ý nghĩa. Điều n{y có nghĩa, khi cuộc thảo luận đưa đến sự nhất trí thì phải được c|c bên đối thoại kiểm chứng. Sau khi c|c bên đ~ kiểm chứng thì người tham dự mới có thể công nhận với nhau về cái cộng thức chung mà họ đạt được, tức người ta đều đồng ý với nhau trên biên bản. Việc đồng ý cũng có thể được thể hiện qua đầu phiếu, nhưng đ}y thường l{điều diễn ra sau, trong khi biên bản giúp các bên thảo luận tạm đồng ý với nhau về một điều gì đó. Phạm vi chủ quan l{ điều không dễ để kiểm chứng. Quả vậy, khi tôi nói ‘tôi đau’, hay khi hai người thề hứa yêu nhau, cũng như khi một người tuyên xưng niềm tin của mình, thì tất cả đều được diễn tả bằng ngôn ngữ, nhưng l{m sao để diễn tả nội dung mình muốn lại là một chuyện không hề đơn giản. Trong c|c trường hợp được đưa ra ở trên, hầu như ai cũng có thể hiểu như thế nào là đau, nhưng l{m sao diễn tả c|i đau cho người khác hiểu thì không hề dễ d{ng. Cũng vậy, lời nói yêu nhau không phải chỉ qua lời thề hứa chủ quan trong ng{y cưới nhưng điều n{y còn được diễn tả bằng h{nh động mỗi ng{y. Điều n{y có nghĩa, bao l}u ngôn v{ h{nh chưa đồng nhất với nhau, thì lúc đó đôi bên chưa đạt tới cộng thức chung. Do vậy, qua cái hành của đối thể để rồi người ta có thể xem xét lại cái ngôn m{ trước đ}y đôi bên đồng ý với nhau có được hiểu đúng hay có cần phải thảo luận lại hay không. Khi đời sống hôn nh}n gia đình gặp th|ch đố thì lúc ấy vợ chồng thường phải thảo luận với nhau xem lời thề hứa yêu nhau trước đ}y đ~ được hiểu như thế n{o, cũng như xem xét giữa lời hứa và thực tế có tương hợp với nhau hay không. Chỉ khi hai bên thảo 222 luận với nhau cách nghiêm túc thì họ mới có thể hiểu nhau v{ đạt tới cộng thức chung. Phạm vi xã hội là phạm vi quan trọng nhất đối với Habermas, vì phạm vi này không những ảnh hưởng tới những phạm vi ở trên mà còn ảnh hưởng tới vấn đề chung sống trong pháp luật. Trong phạm vi xã hội, khi pháp luật không đ|p ứng đúng những gì mà luật lệ đề ra, hay khi người ta vi phạm những giao ước trong xã hội, thì đó có thể là vấn đề cần được đưa ra để bàn thảo xem những quy ước đ~ đặt ra đó có còn l{ cộng thức chung nữa không. Dĩ nhiên, luật lệ là những gì con người có thể thay đổi được nhưng với điều kiện phải được sự đồng ý của các bên trong việc tìm ra cộng thức chung mới. Cụ thể, khi giao kèo giữa người thợ và chủ xí nghiệp kéo dài hết thời hạn, thì đôi bên có thể gia hạn thêm hợp đồng hoặc chấm dứt hợp đồng tùy theo thỏa thuận. Cộng thức chung theo cái nhìn của chân lý khách quan phải được kiểm chứng rõ r{ng, cũng như tương xứng giữa chủ thể v{ đối thể. Trong khi đó, cộng thức chung theo cái nhìn của chân lý hòa hợp thì các thành phần độc lập với nhau, nhưng có những phần thuộc về cuộc sống chung v{ được chứng minh bằng những h{nh động. Về xã hội, thì chân lý xã hội cần có hai chân lý của chủ quan và khách quan làm nền tảng. Trong lĩnh vực đối thoại tôn giáo, một khi hai bên chưa hiểu về giáo lý hay niềm tin của nhau, thì bước đầu tiên phải l{ bước tìm hiểu nghiêm túc về những gì có liên quan trong cuộc đối thoại, và chỉ như vậy các bên mới có thể mong có được thành tựu chung. Cụ thể, Habermas v{ Đức Hồng Y Ratzinger cũng đ~ có dịp trao đổi với nhau về vấn đề tục hóa (secularization). Ngôn ngữ là vấn đề đầu tiên được lưu ý đến để cho đôi bên có thể hiểu lẫn nhau. Sở dĩ cần phải như vậy bởi vì cùng một vấn đề là tục hóa, nhưng mỗi bên hiểu theo một c|ch kh|c nhau. Đối với những người không nại 223 tới đức tin như Habermas thì họ không hiểu tục hóa là sự tha hóa theo cách hiểu của Giáo hội. Thế nên, đôi bên phải cùng đồng ý với nhau để đi đến thảo luận về vấn đề n{y, qua đó kết quả đạt được là sự biện chứng về tục hóa. Trước hết, mỗi bên trình bày ý kiến của mình về vấn đề tục hóa v{ sau đó tìm c|ch dung hòa về vấn đề này giữa những người có đức tin cũng như những người không có đức tin. Kết quả là khi có ngôn ngữ chung thì người không có đức tin cũng có thể hiểu được phần nào ngôn từ của người có đức tin. Điều n{y đòi buộc rằng, khi người ngo{i tôn gi|o nghe nhưng không hiểu ngôn ngữ của tôn giáo, thì ngôn ngữ ấy cũng phải được thay đổi, để sao cho những người ngo{i tôn gi|o cũng có thể hiểu được ngôn ngữ của tôn gi|o, khi đó mới mong đôi bên đạt tới cộng thức chung. Tương tự, Đức Hồng Y cũng đòi hỏi những người ngoài tôn giáo hay không còn là tôn giáo nữa, cũng nên dùng ngôn ngữ sao cho một người đ~ sống trong hay trước giai đoạn tục hóa có thể hiểu được. Sự thực, vấn đề tục hóa đ~ diễn ra trong những thập niên 60-80 nhưng từ thập niên 90 trở đi thì vấn đề tục hóa đ~ trở thành hậu-tục-hóa. Thế nên, khi ngôn ngữ của cả hai bên được điều chỉnh cho phù hợp, thì hai bên có thể hiểu được nhau từ c|i kh|ch quan đầu tiên của ngôn ngữ. Vấn đề tục hóa cần được giải quyết bởi lẽ còn có nhiều người, đặc biệt những người sống trước giai đoạn tục hóa, tức trong những thập niên 50 trở về trước, nhận thấy vấn đề tục hóa là không cần thiết nên phải nhảy giai đoạn, để đưa c|i ở phía trước trở thành cái ở phía sau. Tuy vậy, lịch sử của giai đoạn tục hóa thực sự đ~ xảy ra và lịch sử không thể xóa bỏ sự thật. Có thể giai đoạn tục hóa đ~ biểu lộ ra như thời gian ‘vắng bóng thượng đế’, nhưng qua giai đoạn này thì tôn gi|o đ~ phản tỉnh v{ được hồi sinh mãnh liệt hơn. Habermas rất coi trọng h{nh động thông giao bởi ông đ~ có kinh nghiệm sống trải qua giai đoạn m{ người ta thường đặt nhau thành vấn đề, chứ không phải tìm c|ch để thảo luận với nhau. 224 Trong thời kỳ sinh viên xuống đường biểu tình, ông đ~ viết cho c|c sinh viên đề tài về mục đích của việc giáo dục, đặc biệt giáo dục ở bậc đại học. Điều quan trọng với đôi bên vẫn là sự thống nhất ngôn ngữ để qua đó mới có thể đạt được cộng thức chung. Vấn đề sẽ vẫn m~i còn đó nếu một bên thì dùng ngôn ngữ của bạo lực để ‘giải quyết’, trong khi một bên dùng ngôn ngữ của học đường. Đối với ông, vấn đề đối thoại là cần thiết để có thể giúp nhận ra những vấn đề trong cuộc sống, để từ đó những người liên quan cần ngồi lại bàn luận với nhau để đạt tới cộng thức chung. Đối với Habermas, ngôn ngữ là nền cho các phạm vi tiếp sau, như phạm vi khách quan là những gì có thể kiểm nghiệm được, và phạm vi chủ quan là những gì qua kiểm tra h{nh động của đối nhân. Sau cùng, dựa vào phạm vi chủ quan v{ kh|ch quan cũng như những quy ước trong xã hội, để đưa tới chân lý tương xứng. Qua bốn giai đoạn đ~ được trình bày ở trên thì các bên tham gia thảo luận có thể tạm thời đạt được cộng thức chung. Tuy nhiên, khi nhìn xem cái gốc rễ của tất cả những gì Habermas muốn đặt ra thì phải có cái luân lý. Theo ông, nếu luân lý l{ điều mà con người có được sau khi đ~ thảo luận v{ đồng ý với nhau về một vấn đề n{o đó, thì xem ra lu}n lý ở đ}y chỉ là tạm thời. Đúng l{ lu}n lý phải được những cái tạm thời chứng thực những gì phải làm hay không được phép l{m, nhưng qua mỗi thảo luận sẽ có thể nhận thấy rõ r{ng hơn c|i gốc luân lý. Habermas nhận ra rằng, cái gốc của luân lý chính là việc chung sống hạnh phúc trong cộng đồng và góp phần vào việc xây dựng một xã hội dân chủ, nơi đó mọi người đều có quyền nói lên ý kiến của mình qua những dân biểu của họ. Điều quan trọng l{ đưa lu}n lý v{ chính trị sát kề bên nhau, để rồi sau mỗi khi thấy xã hội có vấn đề, thì những người liên quan thảo luận và tìm ra giải ph|p đích đ|ng. Đối với ông, vấn đề thời đại là vấn đề dân chủ, nơi đó mọi công d}n đều có tiếng nói góp phần trong việc tìm ra những cộng thức chung cho xã hội. 225 6. Về Tôn giáo Habermas thực ra ban đầu không viết một tác phẩm nào bàn về tôn gi|o nhưng một v{i tư tưởng của ông được nhiều nhà phê bình, thần học gia sau n{y g|n ghép v{o đề tài này. Tuy nhiên, một điều chúng ta cũng cần để ý rằng biến cố 11/9 năm 2001 rõ r{ng l{ khủng bố có liên quan đến tôn giáo. Chính vì lẽ đó m{ Habermas cũng như những người không coi trọng tôn giáo, bấy giờ, buộc lòng phải để ý hơn đến tôn giáo, nhìn lại tôn giáo có những công năng x~ hội, giúp con người sống tốt hơn. Chúng ta phải ghi nhận rằng mỗi con người trong cuộc sống có những lúc hoàn cảnh thay đổi bắt người ta ý thức về điều mà trước đ}y người ta không ý thức. Đối với tôn gi|o, trước kia nó gần với tha hóa v{ cũng gần với tiến hóa. Tôn gi|o đi trên con đường tha hóa là cái nhìn của Marx. Trong đó, c|ch chung thì tôn gi|o được xem là thuốc phiện, ru ngủ con người v{ không tưởng trong thực tại,... Đó l{ tha hóa. Những người coi tôn gi|o l{ lý tưởng thì bị đặt vào thế bị coi là không tưởng (illusion). Đó l{ ảnh hưởng của Feuerbach tới Marx. Trong khi đó, Habermas không nói về tha hóa trong tôn gi|o như vậy, nhưng ông dùng từ tiến hóa theo nghĩa của Max Weber. Max Weber coi tôn gi|o n}ng đỡ chế độ tư bản, nghĩa l{ coi tôn giáo có thể bị tục hóa, quan trọng là khi nào bị tục hóa. Thời 1960-90 l{ 30 năm tục hóa đến cao độ vì coi như thể cả Thiên Chúa cũng chết rồi thì làm sao nói về thần học. Nói về tiến hóa nghĩa l{ một mốc mà qua cái mốc đó thì tôn gi|o bị đ{o thải, tức là dần dần nó sẽ tự mất đi. Tức là ông cho rằng siêu hình học đ~ không được để ý tới nữa thì tôn gi|o cũng theo đó m{ mai một đi theo quá trình tục hóa. Trên vấn đề tục hóa v{ đ{o thải như vậy 226 thì tôn giáo có hay không có chỉ là vấn đề thời gian m{ thôi. Đó l{ những cái nhìn của những người từ năm 60-80 của những người có liên quan đến tôn giáo XH. Habermas hoặc không nói về tôn giáo hoặc nói theo Max Weber, hoặc nói theo A. Comte. Tức l{ trong 3 giai đoạn tiến hóa thì tôn gi|o đ~ qua hết giai đoạn 2 rồi, bây giờ l{ giai đoạn thứ 3 của khoa học thực nghiệm. Về vấn đề này thì Habermas có thể hiểu sự vắng bóng của tôn giáo hay hiểu tôn giáo nếu có thì cũng giống với lỗi hiểu của những người mà ông tôn trọng: Adorno hay Horkheimer. Tức là ông hiểu tôn gi|o theo như c|ch diễn đạt của Do-th|i gi|o. Đức tin ấy đặt nơi một Đấng không thể nắm bắt được. Do vậy, Đấng Tuyệt Đối ấy được diễn tả bằng nhiều cách thức khác nhau. Habermas cho rằng người ta không thể chấp nhận đời sống hiện tại vì nó làm vật hóa tất cả. Nó cần phải vượt lên trên bằng nghệ thuật. Chiều kích siêu việt vẫn còn nhưng không theo kiểu Ki-tô giáo mà theo cái nhìn mới của siêu việt. Ông đưa }m nhạc và nghệ thuật v{o để cởi bỏ các rắc rối hay thế tục. Kể như từ Hậu Habermas năm 1990, Habermas đ~ bắt đầu suy tư về thông giao (communicate). Có nhiều loại communication. Có những loại chủ thể chọn đối tượng để đối thoại, nhưng cũng có những cái chủ thể không chọn đối tượng đối thoại m{ người khác chọn chủ thể thì chính chủ thể ấy vẫn phải đối thoại. Mặc dù Habermas không nói gì về thần học, nhưng người ta đ~ dùng triết lý thông giao của ông để áp dụng vào thần học. Dần dần chính ông cũng đi v{o đối thoại vì người ta đ~ đưa ra c|c vấn nạn như thể c|c điểm để buộc ông đối thoại. Thay vì nói tôn gi|o l{ gì, như thế nào, thì Habermas nói tới tôn giáo và siêu hình. Ông nại vào một con người l{ Kant để làm mốc. Theo đó, sau Kant thì ông cho l{ thời gian Hậu siêu hình học. 227 Đặt ra Hậu siêu hình học là một c|ch để ông khỏi đặt lại vấn đề về tôn giáo. Nếu vậy, cái mà Kant cho rằng là mệnh lệnh tuyệt đối (Categorical Imperative) nằm chỗ nào? Habermas cho rằng đó l{ vấn đề lu}n lý nên ông đưa nó ra để đối thoại với một số nhà luân lý thực tiễn Pragmatic (cái gì có lợi thì đúng). Quan điểm luân lý thưc tiễn n{y đ~ dần xa kh|c quan điểm của Kant. Cuối cùng Habermas coi tôn giáo nếu mà còn thì chỉ là những c|i dư }m về tôn giáo của phong tr{o Ánh S|ng m{ thôi. Theo đó, những phần m{ phong tr{o Ánh S|ng chưa giải quyết được thì nằm trong tôn giáo. Ông dùng Dialectical Enlightment của Adorno để đưa ra c|i phần m{ Enlightment chưa l{m xong. Như vậy phong trào Ánh S|ng còn đang tiếp tục, nó sẽ đẩy tôn giáo ra một bên. Thực ra thì Habermas đ~ viết 1 bài ngắn để mừng, J.B. Metz, bạn ông nhân dịp sinh nhật 70 tuổi. Metz là một linh mục, một nhà thần học. Đề tài Habermas viết l{ “What does Athens to do with Jerusalem?” Trong đó, Habermas chỉ ra rằng giữa lý lẽ và niềm tin thì chỉ có thể phân ra chứ không cho v{o cùng nhau được. Như vậy, ông phân chia giữa Athens, đại diện cho triết học, và Jerusalem, đại diện cho thần học. Câu hỏi n{y đối với người Do-thái thì dễ được chấp nhận vì Thiên Chúa của Jerusalem ho{n to{n kh|c Athens, đó l{ một thứ mà ta gọi l{ Natural Theology. Khi đặt mình ở giữa hai đối cực lý trí, hay duy nhân bản v{ đức tin, Habermas đ~ dùng những biểu tượng của cả hai bên để đối thoại. Điều n{y đ~ l{m cho nhiều người ngạc nhiên. Tuy nhiên, những đòi hỏi của lý trí, duy nhân bản tự nhiên thì có vẻ giống với tư tưởng của T}n Marx hơn. Như thế thì chúng ta có thể thấy rõ hơn đối cực giữa đức tin và nhân bản theo Tân Marx. 228 Trong khi Metz đặc biệt chú trọng vào lịch sử ơn cứu độ, Habermas coi lịch sử như một qu| trình; theo nghĩa l{ nó có thể trở thành thế này, có thể trở thành thế khác. Trong quá khứ, lý lẽ và niềm tin gắn liền với nhau thì trong tương lai chúng có thể tách rời ra, không liên lạc hay trực thuộc v{o nhau. Do đó, tôn gi|o nếu còn thì cứ để nó sống, bao lâu nó không còn sống nữa thì tự nhiên nó bị đ{o thải. Metz, trong vai trò là nhà thần học, rất chú trọng đến nhân bản phủ hợp với đức tin. Ông đ~ cố gắng đưa nh}n bản của đức tin đối thoại với duy nhân bản hậu tục hóa theo suy tư của habermas. Chính khi tôn trọng nhân bản theo đức tin thì ngừoi ta sẽ thấy được ý nghĩa của lịch sử. Sau khi đối thoại nhiều với các nhà thần học, nhất là với các Giêsu hữu, thì năm 2005/6, c|c Giêsu hữu mới đưa ông xem ông có ý thức điều ông không ý thức không. Tức l{ đưa nhiều điều mà ông không biết thì bây giờ qua tất cả c|c đối thoại thì nó trở thành cái quá trình ý thức về điều ông không ý thức. Về sau Habermas nói rằng sự thực cái không ý thức thì nhiều nhưng c|i không ý thức trở thành ý thức như tôn gi|o đặt cho ông nhiều câu hỏi. 7. Đối thoại với Habermas a. Ảnh hưởng của Habermas Ảnh hưởng của Habermas khá mạnh ở Âu châu, nhất là vùng nói tiếng Đức, rồi tới vùng nói tiếng Anh, đặc biệt là ở Mỹ. Ảnh hưởng của Habermas ở vùng nói tiếng Đức mạnh tới độ đường hướng ông đưa ra đ~ được áp dụng để kiến tạo vấn đề chính trị ở Âu châu. 1) Thị trường chung châu Âu là c|i gì đó viễn vông. Tuy nhiên, qua đối thoại, nhất là qua sự thúc đẩy không chỉ của Habermas mà còn của nhiều người kh|c, nó đ~ trở thành hiện thực. 229 2) Habermas l{ người luôn muốn mở ra sự chấp nhận những vấn đề và những góc nhìn của thực nghiệm, của thực dụng và của Mỹ. Vì vậy, họ đưa vấn đề xã hội học và thực nghiệm th{nh đường hướng chung. 3) Khi ông đối thoại với hậu hiện đại thì cho thấy hậu hiện đại có những vấn đề. Đó cũng l{ c|i phê ph|n lý tính của ông. Quả thật, Habermas đ~ viết rất nhiều và vì sách của ông không dễ đọc nên chúng trở thành sách của những nhà nghiên cứu; khi nghiên cứu xong thì họ dùng c|ch n{o đó truyền đạt lại cho người khác dễ d{ng hơn. Triết lý của Habermas được áp dụng theo các cách khác nhau; những người làm thần học thì lấy cái lý tính phê ph|n n{y để phê ph|n ông, để rồi c|i phê ph|n đó trở th{nh điều th|ch đố ông. Chẳng hạn, vấn đề Hậu siêu hình học: khi mà Hậu siêu hình học sau Kant bị tấn công và mất đi hiệu quả thì ông phải đặt lại vấn đề Siêu hình học. Do đó, khi các Giê-su hữu tại Đức cho rằng ông quên điều lẽ ra phải nhớ thì họ viết cuốn sách nhắc nhớ điều ông đ~ quên. Đó chính l{ điều mà Habermas phải đối diện. b. Cống hiến của Habermas 1) Là thành viên phái Frankfurt, Habermas cố gắng phân tích xã hội dưới nhãn quan lý trí phê ph|n như l{ lý trí được ph}n định ra các phạm vi khác nhau, rồi kết hợp chúng dưới lý trí tự phát và hướng về tự do, giải phóng con người khỏi vật hóa, tha hóa. 2) Ông phiên dịch chương trình Lý thuyết Ph|n đo|n (Critical theory) của Frankfurt School sang chương trình ngôn ngữ hành động và giao tế để mọi người có thể tham dự được. 3) Habermas kết hợp phê phán của Max Weber (chủ nghĩa tư bản) và Karl Marx (chủ nghĩa cộng sản) để tạo thành hợp đề công nhận sự cần thiết của hiện đại tính (Max Weber). Theo đó, ông 230 cũng phê bình ý thức hệ như Marx đ~ l{m; tuy nhiên, ông cho thấy Marx đ~ bất lực, chẳng thay đổi được gì cả. Tóm lại, Habermas đ~ đưa phê ph|n đơn phương th{nh đa phương qua đối thoại v{ tin tưởng sức mạnh của lý trí (ai có lý trí mạnh hơn thì thắng). c. Các chất vấn c.1. Về các sở thích (interests) Habermas đ~ nhấn mạnh rằng các sở thích (interests) là cái căn bản quan trọng để con người hoạt động. Do đó, chúng ta cần phải tìm ra trong sở thích điều cần phê phán và cần được giải phóng, nghĩa l{ nhìn thấy được con người bị các sở thích trói buộc hay lôi kéo như thế nào. Habermas phân biệt hai kiểu hoạt động liên quan đến các sở thích của con người: công việc và thông giao. Hoạt động công việc dựa trên việc lựa chọn phương tiện hiệu quả trong khi hoạt động thông giao đòi hỏi con người phải hành xử theo những cộng thức trong xã hội. Như thế có sự phân biệt giữa tri và hành trong lý thuyết phê phán xã hội của Habermas. Kết quả là Habermas phê phán khoa học kỹ thuật như ý thức hệ: khi giản lược những vấn đề thực tiễn trong đời sống thành những vấn đề kỹ thuật của c|c chuyên gia thì đ|m đông d}n chúng bị gạt ra ngoài những cuộc tranh luận dân chủ. Vì thế, Habermas đ~ đề ra cho mình nhiệm vụ là phải xây dựng một lý thuyết phê phán xã hội dựa trên sự hiểu biết. Theo đó ông ta nêu lên ba loại sở thích được hình thành bởi sự hiểu biết, thể hiện ở mỗi loại khoa học đặc thù kh|c nhau. Trước hết là sở thích kỹ thuật thuộc về các khoa học phân tích thực nghiệm, tức là các khoa học tự nhiên hay các khoa học xã hội có đích nhắm là kết quả có thể kiểm chứng được. Thứ đến là sở thích thực hành, tương ứng với các khoa học nhấn mạnh đến việc bảo đảm và mở 231 rộng khả năng hiểu biết lẫn nhau giữa người với người trong xã hội, nghĩa l{ vấn đề thông giao. Cuối cùng, khi làm rõ hai loại sở thích căn bản đầu tiên, Habermas muốn tìm c|ch vượt qua khỏi tính thực chứng của khoa học tự nhiên và khoa học xã hội. Nói cách khác, Habermas muốn giải phóng khoa học khỏi những giá trị thực chứng. Điều n{y được thực hiện nhờ bởi phương ph|p phản tỉnh có phê ph|n v{ đó l{ tính chất đặc thù của sở thích thứ ba, sự giải phóng59. Thật vậy, nếu con người quá chú trọng đến văn minh kỹ thuật thì sẽ bị lệ thuộc vào công việc và máy móc. Hay nói cách kh|c, con người bị vật hóa. Mặt khác, truyền thống hay thẩm quyền cũng dễ l{m cho con người bị tha hóa. Theo đó, con người chỉ đón nhận những gì được truyền đạt lại, tức là tiếp nhận một truyền thống, mà nhiều khi không hiểu biết hay ý thức về điều đó. Vì thế, để trở nên nhân bản hơn thì con người cần được giải phóng khỏi những gì là vật hóa và tha hóa. Một khi được giải phóng, con người tiến tới h{nh động thông giao, nghĩa l{ l{m sao đối thoại với nhau để đi đến cộng thức. Như thế, con người phải l{m sao để ngôn ngữ trở th{nh đường hướng giúp hiểu biết nhau v{ tìm được cộng thức cho nhau. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra l{ người ta khó nối kết ba cái sở thích đó với nhau: công việc là công việc, thông giao là thông giao; hai c|i đó có liên quan đến giải phóng hay không là chuyện khác. Thành ra, việc chú trọng vào sở thích và chia làm ba loại như vậy có phải là vấn đề không? Nếu đưa ra một sở thích kh|c như l{ tự do thì nó khác với giải phóng. Tự do l{ để cho người đó tự suy nghĩ, tự quyết định, còn giải phóng thì như thể là bắt ép người ta đi v{o con đường tìm ra cái bị nghĩ rằng l{ đang bị ép buộc. Trên quan điểm này thì phản ứng của Gadamer tương đối hợp lý. c.2. Về cộng thức (consensus) 59 Theo http://plato.stanford.edu/entries/habermas/ (truy cập ngày 12/01/2015) 232 Từ phê phán tới thông giao, cộng thức nằm ở đ}u? Phê phán thì không cần đến cộng thức, còn thông giao thì cần cộng thức. Giữa cái không cần cộng thức và cái cần cộng thức, nếu cả hai đều đúng thì nó chỉ là một công việc với những bước đi khác nhau mà thôi. Tuy nhiên, nếu có hai bước kh|c nhau như vậy thì phê ph|n đi với đối thoại l{m sao? Điều quan trọng mà Gadamer đưa ra l{ Dialectic và Dialogue. Nếu hai c|i đó như nhau thì đó l{ một cuộc đối thoại giữa Socrates v{ c|c Sophists để đưa ra vấn đề giải quyết. Nếu không, đó chỉ là một bước nhảy vọt từ bên này sang bên kia mà thôi. Sự thực, Habermas cũng tìm thấy điều mà Socrates tìm thấy, đó l{ lu}n lý, nghĩa l{ l{m sao con người biết được trách nhiệm của mình. Thật vậy, phê phán muốn trở thành thực tiễn thì phải có cái gốc mạnh của luân lý, tức là những người kh|c cũng sẽ đồng ý với điều mà mỗi cá nhân nhận thấy phải l{m. Đ}y l{ vấn đề cộng thức. Về điểm n{y thì Habermas đồng ý với điều Kant đ~ đặt ra trong cuốn phê phán lý tính thực hành của ông. Tuy nhiên, với những gì lịch sử cho thấy, việc Socrates đ~ đối thoại để rồi sẵn sàng hy sinh vì giá trị tinh thần nằm ở chỗ nào trong cộng thức? Cộng thức của Habermas dường như chỉ là việc tôi đồng ý rằng anh có lý là xong. Cộng thức chỉ dễ d{ng như vậy thôi sao? Trái lại, phải d|m hy sinh để làm chứng cho sự thật thì mới có được cộng thức thực sự. Cũng như quan niệm của con người trong thời đại ngày nay, Habermas coi thành lập tương giao như l{ c|ch giải quyết vấn đề, nhất là vấn đề chính trị. Họ coi việc đối thoại dân chủ có thể giải quyết mọi vấn đề, chẳng hạn như việc bầu phiếu: phiếu nhiều thì thắng, phiếu ít thì thua. Vậy nhiều hay ít có giải quyết được vấn đề hay không, nhất là giải quyết ý thức hệ đằng sau nữa? Đó l{ chưa kể có những vấn đề không thể bầu phiếu được, chẳng hạn như những vấn đề tâm linh, những vấn đề 233 nằm sâu trong nền văn hóa; những vấn đề này không thể chỉ giải quyết bằng đối thoại hay dân chủ. Vấn đề ở đ}y l{ ch}n lý. Ch}n lý m{ Habermas đưa ra ở đ}y l{ ba mảng chân lý khác nhau: khách quan, chủ quan và xã hội. Ba mảng đó liên kết với nhau như thế nào? Nó chỉ là phạm vi mà thôi hay sao? Dĩ nhiên, tiền Habermas cho đó l{ giải phóng, nhưng c|i sau liên kết là gì? Là cái hợp lý hơn chăng? Vậy thì hợp lý hơn ở chỗ nào? c.3. Về lý tưởng phong trào Ánh sáng Thường thì xã hội học không để ý tới hoàn cảnh lý tưởng mà chỉ quan t}m đến hoàn cảnh thông thường hàng ngày mà thôi. Habermas đ~ đặt ra hoàn cảnh lý tưởng như l{ hình thức, nhưng hình thức này cho thấy ngoài những c|i thường ngày ra còn những cái siêu việt, là cái phải được coi như l{ lý tưởng của cộng đồng. Khi nói tới lý tưởng đó thì chúng ta đặt lại câu hỏi đối với ông ta l{ c|i lý tưởng đó kh|c siêu hình học ở điểm nào. Phải chăng Habermas không muốn nhắc tới vấn đề siêu hình học bởi vì ông qu| tin tưởng v{o phong tr{o Ánh s|ng như một lý tưởng của lịch sử? Điều n{y có nghĩa l{ Habermas muốn lấy phong trào Ánh sáng thay thế cho vấn đề siêu hình học, lấy lý trí phê phán làm nền tảng giải quyết vấn đề. Tuy nhiên, với quan niệm như vậy thì Habermas đ~ vấp phải nhiều thế lực chống đối. Một trong những th|ch đố đối với triết lý của Habermas là l{m sao để liên kết c|i đúng tạm thời, tức là cái cộng thức, giữa hai hay nhiều chủ thể với c|i đúng kh|ch quan, tức l{ c|i vượt thời gian và không gian; cái mà lý trí tự nó cảm thấy bất lực thì làm sao nối kết lại với nhau được? Nếu chỉ có cái tạm bợ thì điều mà Habermas cố gắng chỉ là nội tại hóa một vấn đề mà thôi. Ông tin rằng phong trào Ánh sáng sẽ tiếp tục giải quyết vấn đề bởi vì nó 234 lấy lý tính làm gốc. Tuy nhiên, nếu trở lại với Adorno và Horkheimer trong cuốn Dialectic of Enlightment (Biện chứng của phong trào Ánh sáng), ta sẽ thấy phong tr{o Ánh s|ng không đi thẳng nhưng nó có những khúc quẹo. Phải chăng Habermas đ~ quên khúc quẹo của phong tr{o Ánh s|ng? Do đó, thay vì l{m lộ ra quyền chính đ|ng của lý trí thì ông đ~ che giấu quyền đó, để rồi phong tr{o Ánh s|ng rơi v{o c|i thần thoại của nó. c.4. Đối mặt với phong trào Hậu hiện đại Hậu hiện đại là một phong tr{o đặt lại vấn đề với phong trào Ánh sáng nói chung và với Habermas nói riêng. Theo đó, cũng giống như Habermas cho rằng lịch sử đ~ qua khỏi giai đoạn Siêu hình học, Hậu hiện đại coi phong trào Ánh sáng là một giai đoạn lịch sử và bây giờ đ~ bước sang giai đoạn Hậu hiện đại. Để đặt lại vấn đề đó thì họ nghi ngờ rằng sức mạnh thuần nhất của logos như l{ c|ch khống chế người khác. Sự khống chế loại bỏ tính đa dạng l{ điều không hợp lý chút nào. Hậu hiện đại đặt lại vấn đề lý tính thuần túy với Habermas cũng như với phong tr{o Ánh s|ng. Đồng thời họ tìm ra chỗ hở, tức là những phạm vi mà lý tính không thể chen v{o như nghệ thuật, văn học. Điều n{y c{ng đ|ng lưu ý khi m{ chúng ta đang sống trong một thế giới đầy mâu thuẫn, mâu thuẫn giữa thế giới toàn cầu và thế giới địa phương, m}u thuẫn của những hoàn cảnh khác nhau. Vì thế, Hậu hiện đại thay vì tin tưởng hoàn toàn vào cái logos lý trí thì họ tin tưởng v{o tính đa dạng của giai đoạn lịch sử mới. Lịch sử bao gồm sự đa dạng của nó chứ không cần phải có cuộc cách mạng để đưa ra một lý tưởng khống chế nó; ngôn ngữ nói lên sự phong phú đa dạng đó. Hậu hiện đại cũng phản bác việc hệ thống hóa bởi vì nó làm cho cuộc sống trở nên mỏng giòn, dễ 235 tiêu tan. Những bài học quý gi| được rút ra từ việc khảo sát lại lịch sử chứ không phải theo hệ thống suy tư của lý tính thuần túy. Quả thật, phong trào Ánh sáng với sự phát triển vượt bậc của khoa học kỹ thuật đ~ khiến cho con người lầm tưởng rằng đ~ có thể hoàn toàn kiểm so|t được thế giới tự nhiên nhờ nắm bắt công nghệ. Bên cạnh đó, con người cũng cảm thấy như mình được giải phóng khỏi những ràng buộc mang tính cơ cấu hay hệ thống của chính trị, tôn giáo hay kinh tế, từ đó hướng thế giới đến viễn cảnh của những con người tự do nhờ lý trí của mình. Tuy nhiên vấn đề mà Hậu hiện đại đặt ra là khi mạng lưới thông tin điện tử phát triển nhanh chóng như thế thì con người cũng có nguy cơ bị lệ thuộc quá nhiều vào những quan điểm rời rạc của cá nhân hoặc cộng đồng. Hậu quả l{ tính tương liên hay tương đới của thông giao sẽ đe dọa phá hủy mục đích của đối thoại. Vì thế, Habermas thấy cần thiết phải khôi phục lại triết lý của phong trào Ánh sáng về tính cá vị và sự tự do trong môi trường đối thoại để tạo ra tính dân chủ giữa các bên60. Như vậy, Habermas cho rằng Hậu hiện đại đ~ sai lầm khi đ|nh gi| cao c|i đẹp nơi những vấn đề thuộc về lý tính v{ đối thoại của con người. Để chống lại điều này, ông ta tìm cách khôi phục lại triết lý hiện đại khi nhấn mạnh đến hệ thống những quy tắc diễn tả tiến trình đạt tới cộng thức và sự thỏa thuận giữa các chủ thể thông giao. Trong khi việc đưa chiều kích thẩm mỹ v{o lĩnh vực khoa học và chính trị được cho l{ đ~ đ|nh dấu mốc phong trào Hậu hiện đại thì Habermas chỉ coi đó l{ một bước kiện toàn của triết lý Hiện đại hơn l{ sự thay đổi của chính nó61. Quả thật, Habermas tin tưởng vào lý tính và thuyết phục mọi người tin vào lý tính như ông ta. Tuy nhiên, chính ông ta lại gặp khó khăn khi muốn thuyết phục các sinh viên trong những năm 60-70 của thập 60 61 Theo http://faculty.georgetown.edu/bassr/gaynor/ep.htm (truy cập ngày 12/01/2015) Theo http://plato.stanford.edu/entries/postmodernism/#9 (truy cập ngày 12/01/2015) 236 niên 90 theo đường hướng phê phán của ông. Thật vậy, những sinh viên đó đ~ tìm, đ~ l{m v{ đ~ thấy những điều khác nhau, nhiều khi còn phát triển theo chiều hướng bạo lực nữa. Vậy tính cách thuyết phục bằng lý tính không mạnh như ông tưởng. Không chỉ đối với sinh viên là những người chưa chín chắn về suy tư, Habermas còn gặp nhiều khó khăn hơn khi đối thoại với Gadamer và nhiều học phái khác. c.5. Vấn đề Hậu siêu hình học Có một điều Habermas muốn né tr|nh nhưng cho đến bây giờ vẫn cứ bị lôi ra, đó l{ nếu theo tương giao một cách tự do thì cái tự do đó l{ c|i đóng kín, tự do né tr|nh đối diện các vấn đề tôn giáo. Habermas né tránh bằng cách cho rằng siêu hình học đ~ kết thúc với siêu nghiệm của Kant; từ Kant trở đi l{ lịch sử của điều mà ông cho là Hậu siêu hình học (Post-metaphysics). Cách tiếp cận căn bản của Hậu siêu hình học là từ bên trong (within), từ vị trí của con người. Theo đó, Hậu siêu hình học phản đối chủ nghĩa kh|ch quan về việc có thể nắm bắt sự vật từ cái không có (nowhere hay without). Theo nghĩa n{y thì chủ nghĩa kh|ch quan được đồng hóa với siêu hình học. Trái lại, cách tiếp cận Hậu siêu hình học dựa vào siêu nghiệm của Kant để phân biệt giữa siêu nghiệm và kinh nghiệm. Theo đó điều kiện khả thể cho kinh nghiệm không thể được cung cấp bởi chính kinh nghiệm nhưng phải nhờ đến điều kiện siêu nghiệm (những phạm trù tiên thiên). Tuy nhiên, Habermas chỉ tiếp nhận siêu nghiệm dưới khía cạnh phương ph|p luận mà thôi bởi vì ông ta muốn tránh chủ nghĩa duy lý của Kant trong khi vẫn có thể đón nhận quan điểm Hậu siêu hình học phát xuất từ đó62. Theo http://habermasians.blogspot.com/2007/10/habermas-and-post-metaphysicalapproach.html (truy cập ngày 12/01/2015) 62 237 Ở đ}y chúng ta nhận thấy có mối liên hệ giữa Habermas và Kant. Với quan điểm Hậu siêu hình học, Habermas dựa vào phê phán thực hành của Kant để thừa nhận rằng con người phải làm điều cần phải l{m, nghĩa l{ có sự hướng dẫn của lý trí để giúp con người biết điều cần làm. Thật vậy, hai ông đều cho rằng khi con người chú trọng tới lý trí thì sẽ tìm ra cái gì hợp với lý trí hơn – điều mà Habermas gọi là cộng thức. Tuy nhiên, điểm khác biệt là Kant mặc nhiên chấp nhận ba yếu tố nền tảng m{ lý trí con người không thể nắm bắt được, đó l{ tự do, linh hồn bất tử v{ thượng đế, trong khi Habermas không cần phải nại tới những điều đó. Thật vậy, Habermas nhấn mạnh đến việc học hỏi từ lịch sử, nghĩa l{ nhìn về lịch sử để học biết lịch sử. Theo đó, lịch sử l{ nơi để phân biệt nhân bản và vô nhân bản (vật hóa hay tha hóa). Như thế, nếu Siêu hình học chỉ đề cập đến khả năng suy tư của từng cá nhân về sự vật thì Hậu siêu hình học nói đến tính liên chủ thể của tư duy. Do vậy, con người rút ra bài học bằng cách xét xem trong lịch sử có cộng thức hay không. Đ}y l{ thao thức phát huy dân chủ của xã hội lo{i người, tức l{ đi tìm những cái cộng thức. Do đó, Habermas đ~ đưa lu}n lý v{o trong chính trị khi coi chính trị l{ qu| trình giúp con người đạt được cộng thức của dân chủ. Vấn đề đặt ra ở đ}y l{ l{m sao giải quyết được những mâu thuẫn mà nhiều khi chỉ là hiện tượng của việc không đồng ý. Bởi vì theo biện chứng thì việc không đồng ý, việc đồng ý, hay việc đang đi tìm đồng ý với nhau chỉ là một quá trình lịch sử đi tới viên mãn. Quả thật, nếu nhìn cộng thức theo lịch sử tính thì đó l{ qu| trình của sự soi sáng lẫn nhau để lịch sử tiến đúng đường hướng. Theo đó, cộng thức càng ngày có tính nhân bản nhiều hơn, tức là phải làm điều con người cần phải làm. Nhóm biên tập 238 239 MỤC LỤC PHẦN 2-CHUYỂN DỊCH KANT : PHÊ BÌNH SIÊU HÌNH HỌC........................................................................................................................... 243 1. 2. 3. 4. 5. 6. 7. GIỚI THIỆU NHẬN XÉT…........................................................................................................................................………… 244 CÁC Ý NIỆM SIÊU NGHIỆM CỦA LÝ TÍNH THUẦN TÚY……….......................................................................................….. 247 CÁC VÕNG LUẬN CỦA TÂM LÝ THUẦN LÝ ...........................................................................................................................254 CÁC NGHỊCH LÝ CỦA VŨ TRỤ LUẬN TỰ BIỆN......................................................................................................................257 SỰ HIỆN HỮU CỦA THƯỢNG ĐẾ KHÔNG THỂ CHỨNG MINH ĐƯỢC.................................................................................269 QUI TẮC SỬ DỤNG CÁC Ý NIỆM SIÊU NGHIỆM CỦA LÝ TÍNH THUẦN TÚY ........................................................................281 SIÊU HÌNH HỌC VÀ Ý NGHĨA..................................................................................................................................................285 KANT (5): ĐẠO ĐỨC VÀ TÔN GIÁO ......................................................................................................................... 291 1. ĐÍCH NHẮM CỦA KANT (AIM)..............................................................................................................................................292 2. THIỆN Ý (THE GOOD WILL) ..................................................................................................................................................302 3. TRÁCH NHIỆM VÀ KHUYNH HƯỚNG (DUTY AND INCLINATION) .....................................................................................304 4. TRÁCH NHIỆM VÀ LUẬT (DUTY AND LAW) ........................................................................................................................308 5. MỆNH LỆNH TUYỆT ĐỐI (THE CATEGORICAL IMPERATIVE) ...........................................................................................313 6. HỮU THỂ CÓ LÝ TÍNH (RATIONAL BEING) TỰ NÓ NHƯ LÀ CÙNG ĐÍCH (END) ..............................................................322 7. SỰ TỰ TRỊ CỦA Ý CHÍ (AUTONOMY OF THE WILL) ............................................................................................................327 8. VƯƠNG QUỐC CỦA NHỮNG MỤC ĐÍCH (KINGDOM OF ENDS) ...........................................................................................331 9. TỰ DO (FREEDOM) NHƯ ĐIỀU KIỆN CHO SỰ KHẢ HỮU (POSSIBILITY) CỦA MỘT MỆNH LỆNH TUYỆT ĐỐI (CATEGORICAL IMPERATIVE) ..........................................................................................................................................................333 10. NHỮNG ĐỊNH ĐỀ CỦA LÝ TRÍ THỰC HÀNH (POSTULATES OF PRACTICAL REASON); TỰ DO (FREEDOM), Ý TƯỞNG CỦA KANT VỀ SỰ TOÀN THIỆN (THE PERFECT GOOD), BẤT TỬ (IMMORTALITY), THIÊN CHÚA (GOD), LÝ THUYẾT TỔNG QUÁT (GENERAL THEORY) VỀ NHỮNG ĐỊNH ĐỀ (THE POSTULATES) ...................................................................................................338 11. KANT BÀN VỀ TÔN GIÁO (RELIGION) .................................................................................................................................353 12. NHỮNG LƯU Ý SAU CÙNG .....................................................................................................................................................358 KANT (6): THẨM MỸ HỌC VÀ MỤC ĐÍCH LUẬN .................................................................................................. 364 1. 2. 3. 4. 5. 6. 7. 8. 9. 10. CHỨC NĂNG TRUNG GIAN CỦA PHÁN ĐOÁN .......................................................................................................................365 PHÉP PHÂN TÍCH VỀ CÁI ĐẸP ...............................................................................................................................................376 PHÉP PHÂN TÍCH VỀ CÁI CAO CẢ .........................................................................................................................................386 SỰ DIỄN DỊCH NHỮNG PHÁN ĐOÁN THẨM MỸ THUẦN TÚY .............................................................................................389 MỸ THUẬT VÀ TÀI NĂNG THIÊN BẨM .................................................................................................................................391 PHÉP BIỆN CHỨNG CỦA PHÁN ĐOÁN THẨM MỸ ................................................................................................................393 CÁI ĐẸP NHƯ LÀ BIỂU TƯỢNG CỦA CÁI TỐT LUÂN LÝ ......................................................................................................394 PHÁN ĐOÁN MỤC ĐÍCH LUẬN ..............................................................................................................................................396 MỤC ĐÍCH LUẬN VÀ CƠ GIỚI LUẬN .....................................................................................................................................403 THẦN HỌC-VẬT LÝ VÀ THẦN HỌC-ĐẠO ĐỨC .....................................................................................................................408 FICHTE (2) ....................................................................................................................................................................... 419 1. 2. 3. 4. 5. 6. NHẬN XÉT KHỞI ĐẦU ............................................................................................................................................................420 Ý THỨC LUÂN LÝ CHUNG VÀ KHOA HỌC ĐẠO ĐỨC ............................................................................................................422 BẢN CHẤT LUÂN LÝ CỦA CON NGƯỜI NÓI LÊN ĐIỀU GÌ? ..................................................................................................422 NGUYÊN TẮC TỐI HẬU CỦA LUẬT ĐẠO ĐỨC VÀ ĐIỀU KIỆN HÌNH THỨC CỦA HÀNH VI ĐẠO ĐỨC .................................427 LƯƠNG TÂM NHƯ MỘT SỰ HƯỚNG DẪN ĐÚNG .................................................................................................................429 ÁP DỤNG TRIẾT HỌC VỀ LUẬT LUÂN LÝ HÌNH THỨC ........................................................................................................432 240 7. 8. 9. 10. 11. 12. LÝ TƯỞNG CỦA ƠN GỌI LUÂN LÝ VÀ TẦM NHÌN PHỔ QUÁT CỦA FICHTE VỀ THỰC TẠI ................................................433 CỘNG ĐỒNG CỦA NHỮNG CÁI TÔI TRONG THẾ GIỚI NHƯ LÀ MỘT ĐIỀU KIỆN CỦA TỰ Ý THỨC ...................................435 NGUYÊN TẮC HOẶC LUẬT LỆ CỦA QUYỀN ...........................................................................................................................436 SỰ SUY DIỄN VÀ BẢN CHẤT CỦA NHÀ NƯỚC ......................................................................................................................438 NHÀ NƯỚC THƯƠNG MẠI KHÉP KÍN ...................................................................................................................................441 FICHTE VÀ CHỦ NGHĨA DÂN TỘC .........................................................................................................................................443 FICHTE (3) ....................................................................................................................................................................... 445 1. 2. 3. 4. 5. 6. 7. 8. NHỮNG Ý TƯỞNG KHỞI ĐẦU CỦA FICHTE VỀ TÔN GIÁO ..................................................................................................446 THIÊN CHÚA TRONG BẢN VĂN ĐẦU TIÊN CỦA LÝ THUYẾT KHOA HỌC ...........................................................................449 CHỊ THỊ VỀ THUYẾT VÔ THẦN VÀ CÂU TRẢ LỜI CỦA FICHTE ...........................................................................................451 Ý CHÍ VÔ HẠN TRONG THIÊN HƯỚNG CỦA CON NGƯỜI ....................................................................................................456 SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TRIẾT HỌC VỀ SỰ TỒN HỮU, 5-1801 ............................................................................................459 HỌC THUYẾT VỀ TÔN GIÁO ...................................................................................................................................................462 NHỮNG TÁC PHẨM SAU NÀY ................................................................................................................................................465 NHỮNG GIẢI THÍCH VÀ LỜI BÌNH CÓ TÍNH PHÊ PHÁN ĐỐI VỚI TRIẾT HỌC VỀ SỰ TỒN HỮU CỦA FICHTE .................467 SCHELLING (2) ............................................................................................................................................................... 475 1. 2. 3. 4. 5. KHẢ THỂ VÀ CÁC NỀN TẢNG SIÊU HÌNH CỦA TRIẾT HỌC TỰ NHIÊN (PHILOSOPHY OF NATURE) ……………………476 NHỮNG PHÁC THẢO KHÁI QUÁT VỀ TRIẾT HỌC TỰ NHIÊN CỦA SCHELLING …………………………………………….482 HỆ THỐNG DUY TÂM SIÊU NGHIỆM ………………………………………………………………………………………………490 TRIẾT HỌC NGHỆ THUẬT …………………………………………………………………………………………………………...490 TUYỆT ĐỐI LÀ ĐỒNG NHẤT TÍNH (THE ABSOLUTE AS IDENTITY) …………………………………………………………505 SCHELLING (3) ............................................................................................................................................................... 510 1. 2. 3. 4. 5. 6. Ý TƯỞNG VỀ SỰ SA NGÃ VŨ TRỤ TÍNH …………………………………………………………………………………………...511 CĂN TÍNH VÀ TỰ DO NƠI CON NGƯỜI VÀ THIÊN CHÚA; THIỆN VÀ ÁC ……………………………………………………..517 SỰ PHÂN BIỆT GIỮA TRIẾT HỌC PHỦ ĐỊNH VÀ KHẲNG ĐỊNH ………………………………………………………………...526 THẦN THOẠI VÀ MẠC KHẢI ………………………………………………………………………………………………………...532 NHỮNG NHẬN XÉT KHÁI QUÁT VỀ SCHELLING …………………………………………………………………………………538 NHỮNG GHI Ý VỀ TẦM ẢNH HƯỞNG CỦA SCHELLING VÀ VỀ NHỮNG TƯ TƯỞNG GIA TƯƠNG ĐỒNG …………………542 HEGEL (2) ........................................................................................................................................................................ 548 1. LUẬN LÝ HỌC CỦA HEGEL ………………………………………………………………………………………………………….549 2. TÌNH TRẠNG HỮU THỂ LUẬN VỀ Ý TƯỞNG HAY VỀ TUYỆT ĐỐI TRONG CHÍNH NÓ VÀ SỰ CHUYỂN TIẾP ĐẾN TỰ NHIÊN (NATURE) ……………………………………………………………………………………………………………………………559 3. TRIẾT HỌC VỀ TỰ NHIÊN ………………………………………………………………………………………………………….565 4. TUYỆT ĐỐI NHƯ LÀ TINH THẦN; TINH THẦN CHỦ QUAN ……………………………………………………………………571 5. Ý NIỆM VỀ SỰ ĐÚNG ĐẮN (RIGHT) ………………………………………………………………………………………………..574 6. LUÂN LÝ ………………………………………………………………………………………………………………………………..577 7. GIA ĐÌNH VÀ XÃ HỘI DÂN SỰ ……………………………………………………………………………………………………….584 8. NHÀ NƯỚC …………………………………………………………………………………………………………………………….588 9. NHỮNG PHÊ BÌNH GIẢI THÍCH Ý TƯỞNG CỦA HEGEL VỀ TRIẾT HỌC CHÍNH TRỊ …………………………………………593 10. CHỨC NĂNG CỦA CHIẾN TRANH …………………………………………………………………………………………………...597 11. TRIẾT HỌC VỀ LỊCH SỬ ……………………………………………………………………………………………………………...599 12. MỘT VÀI PHÊ BÌNH TRIẾT HỌC LỊCH SỬ CỦA HEGEL ………………………………………………………………………….607 HEGEL (3) ........................................................................................................................................................................ 612 1. 2. 3. THẾ GIỚI CỦA TINH THẦN TUYỆT ĐỐI ………………………………………………………….………………………………613 TRIẾT HỌC NGHỆ THUẬT …………………………………………………………………………………………………………..619 TRIẾT HỌC TÔN GIÁO ……………………………………………………………………………………………………………….626 241 4. 5. 6. MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA TÔN GIÁO VÀ TRIẾT HỌC ……………………………………………………………………,,,…...633 TRIẾT HỌC HEGEL VỀ LỊCH SỬ TRIẾT HỌC ………………………………………………………………………...……………637 ẢNH HƯỞNG CỦA HEGEL VÀ SỰ PHÂN CHIA THÀNH NHỮNG NGƯỜI THEO CÁNH HỮU HEGEL VÀ NHỮNG NGƯỜI THEO CÁNH TẢ HEGEL ……………………………………………………………………………………………………………………..642 242 KANT : PHÊ BÌNH SIÊU HÌNH HỌC63 Nội dung: 1. Giới thiệu nhận xét 2. Các Ý niệm siêu nghiệm của lý tính thuần túy 3. Các võng luận của Tâm lý thuần lý 4. Các nghịch lý của Vũ trụ luận lý tự biện 5. Sự hiện hữu của Thượng Đế không thể chứng minh được 6. Qui tắc sử dụng các Ý niệm siêu nghiệm của lý tính thuần túy 7. Siêu hình học v{ ý nghĩa Người dịch : Đinh Chí Thiện, S.J. Bản tiếng Việt dưới đ}y được dịch từ tài liệu của Frederic Copleston, S.J., A History of Philosophy, Vol. VI, Modern Philosophy : From the French Enlightenment to Kant, Image Books Double Day, New York London Toronto Sydney Auckland, 1994, tr. 277-307. 63 243 1. Giới thiệu nhận xét Nếu chúng ta giả định các phân tích về kinh nghiệm khách quan64 được mô tả trong chương trước, thì dường như có thực sự là không còn điều gì hơn nữa để bàn về Siêu hình học (SHH). Chắc chắn các kết luận tổng quát liên quan đến chủ đề này tiếp nối trực tiếp từ Mỹ học siêu nghiệm và Siêu nghiệm phân tích nói chung. Trước tiên, trong phạm vi mà phê phán siêu nghiệm tự nó có thể được gọi là SHH, nghĩa l{, bộ môn SHH của kinh nghiệm khách quan, SHH có thể là và có thể được xem như l{ một ngành khoa học. Thứ hai, nếu toàn bộ hệ thống của c|c định đề tiên thiên tổng hợp liên hệ đến khoa học tự nhiên thuần túy, như đ~ được trình bày, thì chúng ta cần có một SHH phát triển về Tự Nhiên hay về khoa học tự nhiên. Thứ ba, trong chừng mực các phạm trù không được khái quát hóa có thể được trí hiểu dùng cho những vật-tựthân và dùng để thiết lập các ý niệm vốn chúng không có sự mâu thuẫn luận lý, SHH của loại hình truyền thống là khả năng tâm lý. SHH có thể mang tính tâm lý, ví dụ, để tư duy về những vật-tựth}n như các bản thể. Tuy nhiên thứ tư, bởi vì phương pháp này bao hàm việc áp dụng các phạm trù vượt ngoài phạm vi hợp lệ của chúng trong việc ứng dụng nên SHH có thể không mang lại nhận thức . Chức năng nhận thức về các phạm trù nằm ở sự áp dụng chúng cho các đối tượng như được đưa ra trong trực giác tri giác, nghĩa là, áp dụng cho các hiện tượng. Các vật-tự-thân không phải là, và không thể là các hiện tượng. Và chúng ta không có quan năng trực giác khả tri vốn có thể cung cấp một sự áp dụng siêu hiện tượng của các phạm trù cho c|c đối tượng. Do đó SHH của loại hình cổ điển bị loại trừ, khi SHH được xem như là một nguồn gốc khả thi Kinh nghiệm kh|ch quan, nó được nói, trong ý nghĩa của kinh nghiệm hay tri thức về c|c đối tượng. Phân tích kinh nghiệm đạo đức chưa được xem xét đến. Và kinh nghiệm đạo đức không phải là một kinh nghiệm về c|c đối tượng trong ý nghĩa m{ chúng ta sử dụng thuật ngữ này. 64 244 của tri thức khách quan. Để lấy ví dụ tương tự, sau này sự áp dụng phạm trù bản thể cho vật-tự-thân không đem lại bất cứ tri thức gì cho ta. Năm l{, chúng ta không thể sử dụng các nguyên tắc của gi|c tính để suy diễn sự tồn tại của các hữu thể siêu cảm như Thượng Đế. Bởi vì các nguyên tắc của giác tính, giống như c|c phạm trù mà nhờ đó c|c nguyên tắc được thiết lập, là các nguyên tắc được áp dụng hạn chế. Nghĩa l{, sự tham chiếu khách quan của các phạm trù phải chỉ là các hiện tượng. Do đó các phạm trù không thể được sử dụng cho kinh nghiệm siêu nghiệm (trong cách hiểu của những người theo trường phái của Kant). Tuy nhiên, th|i độ của Kant đối với SHH có thể như ta mong đợi, như được thể hiện trong Phê phán lý tính thuần túy, thì phức tạp hơn so với chuỗi các kết luận này. Như chúng ta đ~ biết, ông tin rằng sự thôi thúc đối với SHH là một thôi thúc vốn không thể được bứng ra khỏi trong t}m trí con người. SHH có thể được coi như một khuynh hướng tự nhiên. Hơn nữa, SHH có giá trị. Trong Phép Biện chứng Siêu nghiệm , ít nhất Kant có xu hướng tạo lý tính thuần túy (Vernunft) thành ra một quan năng rõ r{ng, hoặc có thể phân biệt, với giác tính (Verstand). Lý tính thuần túy tạo ra các Ý niệm siêu nghiệm mà, quả thực, chúng có thể không được sử dụng để nâng cao tri thức khoa học của chúng ta về các đối tượng, nhưng đồng thời các Ý niệm siêu nghiệm có một chức năng "qui định" chắc chắn để trình bày. Vì thế, với Kant lý tính thuần túy giúp ông tra vấn nguồn gốc và hệ thống các Ý niệm n{y đồng thời để định rõ chức năng đúng đắn của chúng . Hơn nữa, Kant không lý luận với kiểu nói giản đơn rằng tri thức mà SHH tự biện truyền thống đ~ tuyên bố cung cấp là ảo tưởng. Ông muốn minh họa và xác nhận chân lý cho lý lẽ của mình bằng một phê phán chi tiết về Tâm lý tự biện, Vũ trụ học tự biện và Thần 245 học tự nhiên hay Thần học triết học. Công việc n{y được làm ở tập thứ hai của cuốn sách Phép Biện chứng Siêu nghiệm. Kant đ~ có ý gì qua "biện chứng siêu nghiệm" ? Ông nghĩ rằng người Hy Lạp hiểu biện chứng như nghệ thuật lập luận mang tính ngụy biện. Ý nghĩa lịch sử cách sử dụng của từ ngữ này rõ ràng là không thỏa đ|ng. Nhưng điều này không quan trọng cho mục đích của chúng ta. Vấn đề là Kant nghĩ biện chứng như l{ một “luận lý của sự ảo tưởng” (eine Logik des Scheins)65 hay một ảo giác. Nhưng ông hiển nhiên không muốn tạo ra các ảo tưởng ngụy biện. Vì vậy, phép biện chứng siêu nghiệm l{ phương tiện để ông giải quyết có phê phán về lý lẽ sai hoặc ngụy biện. Và biện chứng siêu nghiệm có nghĩa l{ một nghệ thuật phê bình hay sự phê bình của giác tính và lý tính liên quan đến các khẳng định của chúng rằng chúng cung cấp cho chúng ta tri thức về vật-tự-thân và các thực tại siêu cảm. “Cho nên phần thứ hai của luận lý học siêu nghiệm phải là một phê phán về ảo tưởng biện chứng (hoặc sự ảo tưởng) này. V{ nó được gọi là biện chứng siêu nghiệm, không như một nghệ thuật tạo ra ảo tưởng như vậy một c|ch gi|o điều (một nghệ thuật mà tiếc thay là quá phổ biến trong đủ loại của ngụy biện siêu hình học), nhưng như một sự phê phán về giác tính và lý tính liên quan đến sự sử dụng siêu hình học của chúng. Mục đích của biện chứng siêu nghiệm là để phát hiện ảo tưởng sai lầm trong các yêu sách thiếu cơ sở của hai quan năng n{y (gi|c tính v{ lý tính), v{ để hạ thấp các tham vọng muốn khám phá ra những chân lý mới và mở rộng tri thức của chúng ta, m{ hai quan năng n{y tưởng lầm rằng có thể đạt được chỉ bằng sự sử dụng các nguyên tắc siêu nghiệm, chức năng thích hợp của các nguyên tắc siêu nghiệm là bảo vệ giác tính thuần túy khỏi sự ảo tưởng ngụy biện."66 65 66 B, 349 ; A, 293. B, 88 ; A, 63-4. 246 Ở đ}y chúng ta có một khái niệm thuần túy tiêu cực về chức năng của biện chứng siêu nghiệm. Nhưng vì sự lạm dụng các ý niệm siêu nghiệm và các nguyên tắc tiền giả định sự phát sinh và sự hiện diện của các ý niệm siêu nghiệm, và vì khi các ý niệm siêu nghiệm có một giá trị nhất định, nên biện chứng pháp siêu nghiệm cũng có chức năng tích cực trong việc x|c định một cách có hệ thống các Ý niệm siêu nghiệm của lý tính thuần túy là cái gì và cái gì là chức năng chính đ|ng v{ đúng đắn của các ý niệm siêu nghiệm. "Các Ý niệm của lý tính thuần túy tự chúng không bao giờ có thể có tính biện chứng ; mà chỉ đơn thuần việc lạm dụng chúng mới l{ điều duy nhất khiến cho – từ các Ý niệm ấy – một ảo tưởng lừa bịp nảy sinh ra cho ta. Bởi vì chúng nảy sinh trong ta thông qua bản tính tự nhiên của lý tính chúng ta ; và tòa án tối cao này để phán xét các quyền hạn và các tuyên bố của sự tự biện của ta không thể có khả thể tự nó chứa đựng các sự dối trá và ảo tưởng nguyên thủy. Vì thế, chúng ta có thể giả định rằng các Ý niệm này sẽ có chức năng đúng v{ hợp mục đích của chúng, được x|c định bởi sự cấu tạo của lý tính chúng ta".67 2. Các Ý niệm siêu nghiệm của lý tính thuần túy Một đặc điểm mà cách chung Kant giống Wolff đó l{ sự lưu t}m, dành cho sự sắp xếp và suy diễn một cách có hệ thống. Chúng ta đ~ thấy ông suy ra các phạm trù của giác tính từ các hình thái của sự ph|n đo|n. Trong Phép Biện chứng Siêu nghiệm, chúng ta thấy ông suy ra68 các Ý niệm của lý tính thuần túy từ các hình thái của sự suy luận trung gian, đối với ông suy luận trung gian nghĩa B, 697. Sự suy diễn này về các Ý niệm của lý tính thuần túy phù hợp với sự suy diễn siêu hình về các phạm trù của gi|c tính, nghĩa l{, phù hợp với sự rút ra cách hệ thống về các phạm trù từ các hình thái của sự ph|n đo|n. Trong Phép Biện chứng Siêu nghiệm, không có bất cứ cái gì phù hợp xác đ|ng với sự suy diễn siêu nghiệm hoặc sự ph|n đo|n về sự áp dụng các phạm trù cho c|c đối tượng. Bởi vì các Ý niệm không thể được áp dụng cho c|c đối tượng. Tuy nhiên, giống như c|c Ý niệm có một chức năng “qui định”, sự biểu lộ của thực tế này trong một số cách thế ít khi tương tự với sự suy diễn siêu nghiệm về các phạm trù. 67 68 247 là suy luận tam đoạn luận.69 Sự suy diễn n{y, đối với tôi, có vẻ hết sức giả tạo và không thuyết phục lắm. Tuy nhiên ý tưởng chung có thể được chuyển tải bằng các cách thế của c|c bước sau đ}y. Giác tính (Verstand) được coi là có liên quan trực tiếp với các hiện tượng, hợp nhất các hiện tượng trong c|c ph|n đo|n của nó. Lý tính (Vernunft) không trực tiếp liên quan với hiện tượng theo cách thế n{y, nhưng chỉ liên quan cách gián tiếp hoặc có tính trung gian. Nghĩa l{, lý tính chấp nhận các khái niệm và các phán đo|n của giác tính đồng thời tìm cách hợp nhất các hiện tượng dưới ánh sáng của một nguyên lý cao hơn. Để ví dụ, chúng ta hãy lấy một tam đoạn luận theo đề nghị của chính Kant : "Mọi người đều chết ; Tất cả các học giả là con người ; Do đó tất cả các học giả thì khả tử.” Kết luận được rút ra từ đại tiền đề nhờ vào, hoặc dựa trên điều kiện của tiểu tiền đề . Nhưng rõ r{ng l{ chúng ta có thể tiếp tục tìm kiếm điều kiện cho sự thật của tiền đề chính. Nghĩa l{, chúng ta có thể nỗ lực để trình bày tiền đề chính, cụ thể là "Mọi người khả tử", như chính nó trở thành kết luận của một tam đoạn luận thực thụ. Điều này hoàn toàn có thể, ví dụ, trong tam đoạn luận sau đ}y : "Tất cả động vật chết ; Tất cả con người đều l{ động vật : Vì vậy mọi người đều chết.” Sau đó, đại tiền đề mới của ta có thể được coi như việc hợp nhất toàn bộ chuỗi của các phán đo|n, chẳng hạn như “Mọi người đều chết”, “Tất cả mèo đều chết”, “Tất cả những con voi phải chết”. V{ sau đó chúng ta có thể tiếp tục để đưa ra đại tiền đề “Tất cả động vật phải chết” cho một tiến trình tương tự, chúng ta trình bày đại tiền đề như l{ kết luận của một tam đoạn luận thực thụ v{ do đó chúng ta hợp nhất một phạm vi rộng lớn hơn của những sự ph|n đo|n kh|c nhau. Sự suy luận trung gian vì kết luận trong một tam đoạn luận được rút ra từ đại tiền đề chỉ bằng c|c phương tiện của tiểu tiền đề, điều này là một điều kiện của sự suy diễn. 69 248 Lúc này, trong các ví dụ được đưa ra thì rõ r{ng l{ lý tính đ~ không tạo ra các khái niệm và các ph|n đo|n khởi đi từ chính bản thân nó. Lý tính bị hút vào mối quan hệ suy diễn giữa các phán đo|n vốn được giác tính, trong sự sử dụng kinh nghiệm của nó, đóng góp v{o. Tuy nhiên điểm đặc trưng riêng của lý tính ở chỗ nó không bằng lòng với việc dừng lại quá trình này của sự hiệp nhất tại bất kỳ tiền đề cụ thể nào mà tự nó bị điều kiện hóa ; nghĩa là, tự bản thân tiền đề có thể được thể hiện như kết luận của một tam đoạn luận thực thụ. Lý tính tìm kiếm sự vô điều kiện. Và sự vô điều kiện thì không có được trong kinh nghiệm. Ở điểm này, chúng ta phải đề cập đến một sự phân biệt của Kant, vốn quan trọng cho dòng tư tưởng được trình bày trong Phép Siêu nghiệm Biện chứng. Có thể nói, tiếp tục đến vô tận trong chuỗi các tam đoạn luận thực thụ là một câu châm ngôn hợp luận lý của lý tính thuần túy. Nghĩa l{, những câu châm ngôn hợp luận lý của lý tính đặt chúng ta tìm kiếm một sự hợp nhất lớn hơn nữa của tri thức, hướng đến nhiều hơn v{ nhiều hơn nữa về phía sự vô điều kiện, về phía một điều kiện cuối cùng mà bản thân nó không bị điều kiện hóa. Tuy nhiên câu châm ngôn hợp luận lý, tự nó mang lấy chính nó, không khẳng định rằng chuỗi lập luận luôn đạt được sự vô điều kiện. Câu châm ngôn hợp luận lý không khẳng định rằng có sự vô điều kiện : câu châm ngôn đơn thuần nói cho chúng ta biết phải h{nh động như thể nó có tồn tại, giống như Kant diễn tả nó, bằng cách mời gọi chúng ta nỗ lực không ngừng để hoàn thành tri thức có điều kiện của chúng ta. Tuy nhiên, câu châm ngôn hợp luận lý trở thành một nguyên tắc của lý tính thuần túy khi nó được giả định rằng sự tiếp nối của c|c điều kiện đạt đến sự vô điều kiện, và có tồn tại sự không điều kiện. Và một trong những nhiệm vụ chính của Phép Siêu nghiệm Biện chứng là cho thấy liệu rằng nguyên tắc này là hợp lệ khách quan hay không. Châm ngôn thuần túy luận lý thì không được b{n đến. Tuy nhiên 249 chúng ta có lý hay không khi giả định rằng sự tiếp nối của các ph|n đo|n có điều kiện thực sự được hợp nhất trong cái vô điều kiện ? Hoặc giả định này có là nguồn gốc của sự lừa dối và ngụy biện trong SHH hay không ? Bây giờ, theo Kant, có ba loại suy diễn tam đoạn luận khả thi, cụ thể là tam đoạn luận phạm trù, tam đoạn luận giả thuyết và tam đoạn luận ly tiếp. Ba loại suy diễn trung gian tương ứng với ba phạm trù về mối liên hệ, cụ thể là, bản thể, nguyên nhân và cộng đồng tương t|c hoặc sự tương t|c. V{ tương ứng với ba loại suy luận có ba loại suy luận hợp nhất vô điều kiện, đ~ được các nguyên tắc của lý tính thuần túy mặc định hoặc thừa nhận. Trong chuỗi tăng dần của các tam đoạn luận phạm trù, lý tính có xu hướng tiến tới một khái niệm vốn thay thế cho một cái gì vốn luôn là chủ thể và không bao giờ là thuộc tính. Nếu chúng ta phát triển một chuỗi c|c tam đoạn luận giả thuyết thì lý tính đòi hỏi một sự hợp nhất không điều kiện trong các hình thái của một tiền giả định mà chính nó không tiền giả định nữa, nghĩa l{, nó là một tiền giả định cuối cùng. Cuối cùng, nếu chúng ta tăng dần lên bằng một chuỗi c|c tam đoạn luận ly tiếp, thì lý tính đòi hỏi một sự hợp nhất không điều kiện trong hình thái của một tập hợp các bộ phận của sự phân biệt rời rạc về một dạng giống như thế vốn nó làm cho sự phân loại nên hoàn chỉnh. Tôi nghĩ rằng việc Kant nỗ lực để chuyển hóa ba loại hợp nhất vô điều kiện từ ba loại suy luận tam đoạn luận là có lý do rõ ràng. Khi suy luận các phạm trù của giác tính ông muốn tránh kiểu lộn xộn của sự suy luận mà ông cáo buộc rằng Aristotle l{ người có lỗi, và Kant thay thế nó bằng một sự suy luận có hệ thống và hoàn chỉnh. Nói cách khác, ông muốn cho thấy trong cùng một lúc các phạm trù là cái gì và tại sao lại chỉ có các phạm trù này mà không có các phạm trù kh|c. Do đó ông đ~ cố suy luận ra chúng từ các loại luận 250 lý của sự ph|n đo|n, việc này tiền giả định rằng sự phân loại của ông về các loại luận lý đ~ hoàn chỉnh. Tương tự như vậy, trong việc đưa ra c|c Ý niệm của lý tính thuần túy, ông muốn cho thấy cùng lúc các Ý niệm này là những cái gì và tại sao phải chỉ có các Ý niệm này (hoặc, như ông đ~ nói, c|c lớp của các Ý niệm ) và không có cái khác nào. Do đó ông cố gắng để rút ra chúng từ ba loại suy luận trung gian, theo luận lý hình thức mà ông chấp nhận, vốn là các loại duy nhất có thể có. Trong toàn bộ tiến trình này, chúng ta thấy niềm say mê của Kant dành cho sự sắp xếp có tính hệ thống và có tính cấu trúc trong tác phẩm của mình. Tuy nhiên trong quá trình suy diễn các Ý niệm của lý tính thuần túy, Kant giới thiệu một dòng tư duy bổ sung khiến cho toàn bộ vấn đề dễ hiểu hơn rất nhiều. Nghĩa l{, ông giới thiệu ý tưởng về các mối quan hệ chung nhất mà nhờ chúng sự hình dung của chúng ta có thể hiểu được. Có ba mối quan hệ. Đầu tiên, có mối quan hệ với chủ thể. Thứ hai, có mối quan hệ của sự hình dung của chúng ta với c|c đối tượng như là các hiện tượng. Thứ ba, có mối quan hệ của sự hình dung của chúng ta với c|c đối tượng giống như các đối tượng của tư duy c|ch chung, dù chúng có là hiện tượng hay không. Chúng ta có thể xem xét từng mối quan hệ một. Ở mối quan hệ đầu tiên, nó cần thiết cho khả năng của kinh nghiệm, như chúng ta đ~ thấy trong chương cuối cùng, tất cả các sự hình dung phải liên hệ đến sự thống nhất của thông giác, trong ý nghĩa đó, Cái Tôi-suy tư phải có khả năng song hành cùng tất cả. Lúc này, lý tính có xu hướng hoàn thiện sự tổng hợp này bằng cách giả định một cái không điều kiện, cụ thể là một c|i tôi vĩnh viễn hoặc chủ thể suy tư, được xem như l{ một bản thể. Nghĩa l{, lý tính có khuynh hướng để hoàn thiện việc tổng hợp sự sống bên trong bằng c|ch vượt trên cái tôi thường nghiệm bị điều kiện hóa 251 đến cái tôi suy tưởng vô điều kiện, chủ thể bản thể vốn không bao giờ là thuộc tính. Ở quan hệ thứ hai, chuyển sang mối quan hệ của sự hình dung của chúng ta với c|c đối tượng như c|c hiện tượng, chúng ta nhớ lại rằng giác tính tổng hợp các mặt đa chiều của trực quan theo như phạm trù thứ hai của mối quan hệ ; đó là mối quan hệ nhân quả. Nay, lý tính tìm c|ch để hoàn thành việc tổng hợp bằng cách tiếp cận một sự thống nhất không điều kiện được hiểu như l{ toàn bộ các chuỗi nhân quả. Giác tính, như nó là, với các mối quan hệ nhân quả, cho chúng ta biết rằng mỗi một quan hệ nhân quả tiền giả định các mối quan hệ nhân quả khác. Lý tính đòi hỏi một tiền giả định cuối cùng vốn không giả định bất cứ điều gì khác (trong cùng một trật tự), đó l{ toàn bô các chuỗi nhân quả của các hiện tượng. Như vậy, lý tính nảy sinh ý niệm về thế giới, được hiểu như l{ toàn bộ chuỗi nhân quả. Trong quan hệ thứ ba, đó l{, liên quan đến mối quan hệ giữa sự hình dung của chúng ta với c|c đối tượng của tư tưởng nói chung, lý tính tìm kiếm một sự thống nhất không điều kiện trong mẫu thức của điều kiện cao nhất về sự khả thi của mọi sự vốn có thể tư duy được. Như vậy, lý tính phát sinh quan niệm về Thượng Đế như là sự hợp nhất trong một Hữu thể của tất cả sự tuyệt đối.70 Do đó, chúng ta có ba Ý niệm chính của lý tính thuần túy, đó là linh hồn như l{ chủ thể bản thể vĩnh viễn, thế giới như là tổng thể của c|c hiện tượng có liên quan với quan hệ nh}n quả, v{ Thượng Đế như l{ sự tuyệt đối trọn hảo, như l{ sự hợp nhất của c|c điều kiện về c|c đối tượng của tư tưởng nói chung. Ba Ý niệm này không Kant khẳng định rằng lý thuyết theo đó hình thức đơn thuần của tam đoạn luận ly tiếp tất yếu bao hàm Ý niệm tối cao của lý tính thuần túy, đó l{ Ý niệm về một Hữu thể của tất cả các hữu thể (Wesen alter Wesen) “có vẻ như ngay từ lúc đầu là một điều nghịch lý vô cùng” (B.393). Tuy nhiên, Kant hứa sẽ giải quyết thêm sau này (x. Các phần trong Ý Niệm Siêu Nghiệm ; B,599 S). Tuy nhiên, chúng ta không bàn rộng thêm về vấn đề này ở đ}y. 70 252 phải l{ c|c ý niệm bẩm sinh. Đồng thời chúng không có nguồn gốc thường nghiệm. Chúng được phát sinh ra như l{ kết quả của xung lực tự nhiên của lý tính thuần túy hướng đến việc ho{n th{nh sự tổng hợp có được bằng gi|c tính. Điều n{y không có nghĩa l{, như đ~ nói, việc lý tính thuần túy đảm đương thêm hoạt động tổng hợp của gi|c tính được xem như l{ việc cấu th{nh các đối tượng bằng c|ch |p đặt các điều kiện tiên thiên của kinh nghiệm vốn biết đến như là các phạm trù. Các Ý niệm của lý tính thuần túy không có tính “cấu th{nh”. Nhưng trong ba hình thái đ~ được đề cập, lý tính có một xung lực tự nhiên hướng đến việc hợp nhất c|c điều kiện của kinh nghiệm, v{ nó làm điều n{y bằng c|ch đi tới cái vô điều kiện. Trong việc l{m điều n{y lý tính rõ r{ng vượt trên kinh nghiệm. Do đó c|c Ý niệm của lý tính thuần túy được Kant gọi là c|c “Ý niệm siêu nghiệm”, dù sau này ông tiếp tục nói về Ý niệm thứ ba, đó l{ Thượng Đế, như là “Lý tưởng siêu nghiệm”. Vì Thượng Đế được hiểu l{ sự ho{n hảo tối cao v{ tuyệt đối. Theo sự ph}n loại của Wolff, ba Ý niệm n{y tạo th{nh c|c chủ đề chính xuyên suốt của ba nh|nh SHH tự biện. "Chủ thể suy tư là đối tượng nghiên cứu của Tâm lý học, tổng thể mọi hiện tượng (thế giới ) là đối tượng nghiên cứu của Vũ trụ học, và thực thể chứa đựng điều kiện tối cao về sự khả thi của mọi c|i có thể được suy tưởng (Hữu thể của mọi hữu thể) l{ đối tượng nghiên cứu của Thần học. Do đó, lý tính thuần túy sẽ mang lại : Ý niệm của chúng về một học thuyết siêu nghiệm về linh hồn gọi l{ Tâm lý học thuần lý (Psychologia Rationalis), khoa học siêu nghiệm về thế giới gọi l{ Vũ trụ học thuần Lý (Cosmologia Rationalis), v{ cuối cùng l{ một học thuyết siêu nghiệm về Thượng Đế gọi l{ Thần Học Siêu Nghiệm (Theologia Transcendentalis)."71 71 1B, 391-2 ; A, 334-5 253 B}y giờ, theo Kant, bởi vì như chúng ta không có bất kỳ quan năng trực gi|c khả tri n{o, c|c đối tượng tương ứng với những Ý niệm này có thể không đến được với chúng ta theo c|ch n{y. Hoặc chúng ta có thể có chúng thông qua kinh nghiệm theo nghĩa đ~ được trình b{y trong chương trước. Linh hồn bản thể, thế giới như l{ to{n bộ của tất cả c|c hiện tượng bề ngo{i, Hữu thể tối cao, Thượng Đế : kinh nghiệm không diễn tả được gì về những điều này. Chúng không phải l{, v{ không thể được xem như l{ c|c hiện tượng. V{ những Ý niệm về chúng ph|t sinh, không phải qua sự gợi ý về vật chất của kinh nghiệm đối với các điều kiện tiên thiên của kinh nghiệm, nhưng qua việc hợp nhất c|c điều kiện của kinh nghiệm đến tận c|i vô điều kiện. Do đó, chỉ đ|ng mong đợi, nếu lý tính l{m những gì mà Kant gọi l{ cách dùng "siêu nghiệm" của lý tính. Lý tính lập luận để chứng minh sự tồn tại v{ bản chất của c|c đối tượng tương ứng, và vì mở rộng tri thức lý thuyết của chúng ta về các đối tượng, nên lý tính sẽ bị hút vào các lập luận ngụy biện và c|c nghịch lý. Để chứng minh rằng điều n{y l{ đúng thực tế, v{ phải đúng như nó l{, là chủ đích của Kant trong việc kiểm chứng có phê ph|n của Tâm lý học thuần lý, Vũ trụ học thuần lý và Thần học triết học. V{ nay chúng ta phải lần lượt xem xét chúng. 3. Các võng luận của Tâm lý thuần lý Kant quan niệm T}m lý thuần lý khi được giải quyết theo c|c lối nẻo của những người thuộc trường ph|i Descarte v{ lập luận từ Tôi-suy tư đến linh hồn như l{ một bản thể đơn nhất vốn tồn tại vĩnh viễn theo nghĩa cuối cùng Cái Tôi-suy tư vẫn tự-giống hệt trong thời gian, nghĩa l{, xuyên suốt mọi thay đổi ngẫu nhiên. Trong quan điểm của Kant, T}m lý thuần lý phải đi đến một tiên thiên-, bởi vì nó không phải l{ một môn khoa học thường nghiệm. Do đó nó bắt đầu từ một điều kiện tiên thiên của kinh nghiệm, sự hiệp nhất của thông giác. "Như vậy Tôi-suy tư, l{ cương lĩnh duy 254 nhất của T}m lý thuần lý, từ đó nó phải ph|t triển to{n bộ hệ thống."72 Nếu chúng ta còn nhớ c|c nội dung của chương cuối cùng, thật dễ d{ng thấy rằng tư tưởng phê bình của Kant sẽ đi theo lối n{o. Một điều kiện cần thiết cho khả năng của kinh nghiệm mà Tôi-suy tư có khả năng song h{nh với mọi sự miêu tả của nó. Nhưng c|i tôi như một điều kiện cần thiết cho kinh nghiệm thì lại không có được bằng kinh nghiệm : đó l{ một c|i tôi siêu nghiệm, không phải cái tôi thường nghiệm. Do đó, trong khi t}m lý có thể nghĩ về Tôi-suy tư như bản thể đơn nhất, việc |p dụng các phạm trù như bản thể và sự hợp nhất không thể mang lại tri thức cho chúng ta trong bối cảnh n{y. Bởi vì chức năng nhận thức n{y nằm trong sự |p dụng của c|c phạm trù cho c|c hiện tượng, chứ không phải cho c|c vật tự th}n. Chúng ta có thể lý luận để kết luận rằng c|i tôi siêu nghiệm, như một chủ thể hợp lý, l{ một điều kiện cần thiết của kinh nghiệm, trong ý nghĩa kinh nghiệm thì không thể hiểu được trừ khi c|c đối tượng, là các đối tượng, phải liên quan đến sự hiệp nhất của thông giác ; nhưng chúng ta không thể lập luận về sự tồn tại của c|i tôi siêu nghiệm như một bản thể. Vì l{m như vậy l{ rơi vào sự lạm dụng c|c phạm trù ví dụ như sự hiện hữu, bản thể và sự hợp nhất. Tri thức khoa học được thế giới của c|c hiện tượng v}y lấy ; nhưng c|i tôi siêu nghiệm không thuộc về thế giới ; nó l{ một kh|i niệm mang tính giới hạn. Do đó Kant có thể nói với Ludwig Wittgenstein rằng "đối tượng không thuộc về thế giới, nhưng nó l{ một giới hạn của thế giới".73 Theo Kant, T}m lý thuần lý mang một điều sai lầm cơ bản ; đó l{ một tam đoạn luận luận lý ngụy biện. Tam đoạn luận n{y có thể được trình bày như sau : 72 73 1B, 401 ; A 343. Traclalus Logico-philosophicus, 5.632. 255 "Cái gì không thể được suy tưởng một c|ch kh|c hơn như chủ thể thì không thể tồn tại cách nào kh|c hơn như chủ thể v{ do đó, nó là bản thể : Khi ấy, một hữu-thể-tư-duy, được xem xét đơn thuần như l{ hữu-thể-tư-duy không thể được suy tưởng c|ch n{o khác hơn l{ chủ thể : Vì vậy hữu-thể-tư-duy cũng phải tồn tại như l{ một chủ thể, tức l{ như bản thể." 74 Không cần thiết phải đi s}u hơn v{o cuộc thảo luận về Tâm lý thuần lý của Kant để xem chỗ quan trọng trong phê bình của ông vốn bị chiếm cứ bởi kh|i niệm về trực gi|c. Cái tôi hằng tại không được trực gi|c mang lại; ở điểm n{y Kant đồng ý với Hume. Do đó chúng ta không thể |p dụng phạm trù bản thể cho cái tôi hằng tại . Nhưng hiển nhiên l{ một ai đó có thể muốn đặt vấn đề về quan điểm cho là cái tôi hằng tại không có được qua trực gi|c. V{ thậm chí nếu nó không được đưa ra trong trực gi|c như giải thích của Kant, chúng ta cũng có thể xem xét rằng quan niệm của ông về trực gi|c l{ qu| hẹp. Trong mọi trường hợp có thể lập luận rằng giả định này v{ điều kiện cần thiết của tất cả c|c kinh nghiệm chính l{ một cái tôi hằng tại ; v{ rằng nếu kinh nghiệm l{ có thật, điều kiện cần thiết của kinh nghiệm phải l{ thật. Nếu nói điều n{y can hệ đến việc sử dụng c|c phạm trù ngo{i phạm vi được qui định của chúng, thì việc giới hạn n{y về c|ch sử dụng c|c phạm trù trở nên có vấn đề. Tuy nhiên, nếu chúng ta đ~ từng thừa nhận tất cả c|c tiền đề của Kant, thì chúng ta có thể khó tránh khỏi rút ra những kết luận giống ông. Sự hợp lệ của Phép Biện chứng Siêu nghiệm rõ r{ng phụ thuộc vào một phạm vi rộng lớn dựa trên gi| trị của Thẩm mỹ siêu nghiệm , và Phân tích siêu nghiệm. Điều đ|ng chú ý l{ bởi vì Kant tin rằng tất cả c|c sự kiện hiện tượng được x|c định theo quan hệ nh}n quả, nên sự quan t}m của ông có ý là để giữ cho cái tôi hằng tại nằm trong lĩnh vực thực tại 74 B, 410-11 ; x. A, 348 256 vật tự th}n vốn vượt ngo{i kinh nghiệm. Vì điều n{y sẽ cho phép ông sau này đưa ra định đề về sự tự do. Đồng thời, bằng c|ch đặt sự tự hằng tại trong lĩnh vực vật tự th}n v{ vượt ra ngo{i phạm vi của trực gi|c, ông đ~ khiến cho sự hiện hữu của cái tôi, trong ý nghĩa n{y, không thể lý luận được. Tất nhiên, chúng ta có thể khẳng định sự hiện hữu của c|i tôi thường nghiệm ; vì điều này được đưa ra trong nội trực gi|c. Nhưng giống với nghiên cứu của T}m lý học, c|i tôi thường nghiệm thì tự tại. Cái tôi thường nghiệm l{ một kh|ch thể trong thời gian và nó có thể giản lược về c|c giai đoạn tiếp diễn nhau. Cái tôi mà không thể giản lược về các giai đoạn tiếp diễn nhau và không thể được nghĩ kh|c ngoại trừ như chủ thể thì không có được qua trực gi|c, không phải l{ một kh|ch thể v{ do đó nó không thể được khẳng định một c|ch giáo điều rằng nó tồn tại giống như một bản thể đơn nhất. 4. Các nghịch lý của Vũ trụ luận tự biện Chúng ta đ~ thấy rằng Vũ trụ luận tự biện, theo Kant, xoay quanh quan niệm về thế giới như l{ sự tổng hợp của chuỗi nh}n quả của c|c hiện tượng. C|c nh{ Vũ trụ luận tìm c|ch để mở rộng tri thức của chúng ta về thế giới, như một tổng thể của c|c hiện tượng, qua các mệnh đề tiên thiên tổng hợp. Tuy nhiên, Kant cho rằng phương thức này nên đưa đến c|c nghịch lý. Một nghịch lý ph|t sinh khi một trong hai mệnh đề m}u thuẫn có thể chứng minh được. V{ trong ý nghĩa n{y, nếu Vũ trụ luận chắc chắn sẽ dẫn đến các nghịch lý, thì c|c kết luận được rút ra cho to{n bộ mục đích của bộ môn n{y là sai lầm, cụ thể l{ mục đích của việc x}y dựng một khoa học về thế giới được coi như l{ một tổng thể của c|c hiện tượng. Nh|nh n{y của SHH tự biện không phải l{, v{ không thể được coi là một môn khoa học. Nói c|ch kh|c, thực tế rằng Vũ trụ luận tự biện tạo ra các nghịch vốn cho thấy rằng chúng ta 257 không thể sử dụng cách dùng khoa học của Ý niệm siêu nghiệm về thế giới như l{ tổng thể của c|c hiện tượng. Kant bàn đến bốn nghịch lý. Mỗi một nghịch lý được cho l{ tương ứng với một trong bốn lớp của c|c phạm trù. Tuy nhiên không tất yếu dừng lại ở quan điểm điển hình n{y về sự tương liên có hệ thống. Tôi đề nghị chúng ta bỏ qua điểm n{y và đ}y l{ lúc ta dành để thảo luận ngắn gọn về từng nhịch lý. (i) C|c mệnh đề đối nghịch của nghịch lý đầu tiên trình bày như sau. "Chính đề : Thế giới có một khởi đầu trong thời gian v{ cũng có giới hạn xét về phương diện không gian. Phản đề : Thế giới không có một khởi đầu v{ không có giới hạn trong không gian, nhưng l{ vô hạn đối với cả thời gian v{ không gian ".75 Chính đề đ~ được chứng minh như sau. Nếu thế giới không có bắt đầu trong thời gian, một chuỗi vô hạn c|c sự kiện phải xảy ra. Nghĩa l{, trước gi}y phút hiện tại một chuỗi vô hạn phải được ho{n th{nh. Nhưng một chuỗi vô hạn không bao giờ có thể được hoàn thành. Do đó thế giới phải đ~ có một khởi đầu trong thời gian. Đối với phần thứ hai của chính đề, nếu thế giới không giới hạn xét về phương diện không gian, nó phải l{ một tổng hợp được cho như vô hạn của những thứ cùng tồn tại. Nhưng ta không thể nghĩ ra một sự tổng hợp vốn được cho l{ sự vô hạn của những cái cùng tồn tại lấp đầy tất cả các không gian khả thể trừ khi bằng c|ch thêm v{o phần tiếp diễn hoặc từng phần một hoặc từng đơn vị một cho đến lúc việc bổ sung này hoàn thành. Nhưng chúng ta không thể coi sự bổ sung n{y hoặc sự tổng hợp như đ~ được hoàn tất, trừ khi xét về phương diện nó chưa được ho{n tất trong thời gian vô hạn. V{ điều n{y đòi buộc xét kỹ đến thời gian vô hạn định khi nó đ~ trôi qua, đó l{ điều không thể. Do đó chúng ta không thể 75 B, 454-5. 258 coi thế giới như một tổng hợp được cho là vô hạn của những thứ cùng tồn tại lấp đầy tất cả c|c không gian có thể có. Chúng ta phải nhìn thế giới như l{ một không gian bị giới hạn hoặc hữu hạn. Phản đề được chứng minh như sau. Nếu thế giới đ~ bắt đầu trong thời gian, thì phải có thời gian trống rỗng trước khi nó bắt đầu. Nhưng trong thời gian trống không có trở th{nh hay không có bắt đầu l{ điều có thể xảy ra. Điều n{y khiến cho việc nói về một c|i gì đó đi v{o được trong thời gian trống rỗng chẳng có nghĩa gì. Do đó thế giới không có bắt đầu. Đối với thế giới trở nên vô hạn về không gian, chúng ta h~y giả sử, trên danh nghĩa lập luận, nó là hữu hạn v{ bị giới hạn trong không gian. Khi đó, nó phải tồn tại trong một khoảng trống hoặc không gian trống rỗng. V{ trong trường hợp n{y nó phải có một mối quan hệ với không gian trống rỗng. Nhưng không gian trống rỗng không là gì ; v{ một mối quan hệ với c|i không có gì thì tự nó l{ không có gì. Do đó thế giới không thể l{ hữu hạn v{ không gian bị giới hạn : thế giới phải l{ một không gian vô hạn. Ngay từ góc nhìn đầu tiên Kant dường như chấp nhận một lập luận ho{n to{n tr|i ngược với tư tưởng của thánh Tôma A-quinô.76 Vì trong khi sau này ông cho rằng77 thế giới chưa bao giờ được chứng minh c|ch triết học rằng hoặc l{ thế giới đ~ có một khởi đầu trong thời gian hoặc l{ nó không có bắt đầu trong thời gian, Kant có vẻ đang nói rằng cả hai chính đề có thể chứng minh được. Và ngang qua đó chúng ta có thể lưu ý rằng chứng minh của Kant về chính đề cho rằng thế giới đ~ có một khởi đầu trong thời gian thì tương tự như chứng minh m{ th|nh Bo-na-ven-tu-ra đ~ Sự tham chiếu của tôi ở đ}y về triết học trung cổ không được hiểu như bao h{m cả đề nghị mà Kant hiểu về c|c tư tưởng triết trung cổ. Về phần tôi biết, không có bằng chứng rằng Kant đ~ biết đủ về chúng bởi vậy điều này là có thể có. Tuy nhiên tôi nghĩ c|c tham chiếu này của Kant cách chung l{ đ|ng được để tâm. 77 Theo một phát biểu trong quan điểm của Thánh Tô-ma A-qui-nô , x. A History of Philosophy,Tập II, trang 366-7. 76 259 từng đưa ra78 để biện hộ cho chính đề n{y là hợp lệ. Chứng minh này đ~ bị thánh Tô-ma A-qui-nô b|c bỏ. Nhưng đối với Kant cả hai chứng minh đều dựa trên những giả định sai. Chứng minh của chính đề dựa trên giả định rằng chúng ta có thể |p dụng cho các hiện tượng c|c nguyên tắc của lý tính thuần túy m{ nếu có điều kiện được đưa ra, to{n bộ c|c điều kiện, v{ cuối cùng là cái vô điều kiện, cũng được đưa ra. Chứng minh của phản đề dựa trên giả định rằng thế giới hiện tượng l{ thế giới của những vật tự th}n. Đó l{ giả định, ví dụ, không gian đó l{ một thực tại khách quan. Nếu đưa ra được c|c giả định bắt buộc thì c|c chứng minh có gi| trị.79 Nhưng thực tế l{ mỗi cái trong hai mệnh đề đối nghịch vốn có thể chứng minh được cho thấy rằng c|c giả định l{ không bảo đảm. Chúng ta có thể tr|nh được nghịch lý này chỉ bằng c|ch |p dụng quan điểm của triết học phê ph|n v{ bằng c|ch loại bỏ những quan điểm của Chủ nghĩa duy lý cả duy lý gi|o điều lẫn giác quan thông thường không có phê phán. Đ}y l{ điểm m{ Kant thực sự có ý định đưa ra, dù khó có thể khẳng định rằng ông l{m như vậy là rất rõ r{ng. Do đó, v{ nó sẽ gây ra hiểu nhầm, thậm chí nếu đúng theo một nghĩa n{o đó, thì để nói rằng trong một đoạn đường dài Kant đi đến đồng quan điểm với thánh Tô-ma A-qui-nô. Vì vậy, theo quan điểm của Kant, sự cố gắng vô ích để chứng minh cách triết học hoặc l{ thế giới đ~ có một khởi đầu trong thời gian hoặc l{ nó đ~ không có bắt đầu trong thời gian có thể chỉ được thấy bằng c|ch |p dụng một triết học vốn chắc chắn không phải l{ của thánh Tô-ma A-qui-no. (ii) Nghịch lý thứ hai được trình b{y như sau. "Chính đề : Các chất thể đa hợp trong thế giới bao gồm c|c phần đơn tố, và x. A History of Philosophy, Tập II, trang 262-264 Dĩ nhiên, nó không buộc chúng ta phải theo Kant trong cách nói rằng chúng hợp lệ. Chúng ta có thể muốn nói cả hai cùng không hợp lệ và cả khi một cái không hợp lệ, thì c|i kia cũng không hợp lệ. Độc giả có thể kết luận cho thảo luận về các chứng minh của Kant cho c|c chính đề và các nghịch lý trong bốn nghịch lý, ví dụ, trong cuốn Commentary to Kant’s Critique của Gi|o sư N.Kemp Smith, trang 483-506. 78 79 260 không tồn tại bất cứ điều gì m{ không phải l{ hoặc tự mình (như những đơn tố) hoặc được tổ hợp từ các phần đơn tố . Phản đề : Không có thứ đa hợp trong thế giới bao gồm c|c phần đơn tố, v{ không tồn tại bất cứ đ}u một thứ có tính chất đơn tố".80 Chứng minh của chính đề mang hình thức n{y. Nếu c|c chất thể đa hợp không bao gồm c|c phần đơn tố, vậy thì, nếu chúng ta đ~ triệt tiêu tất cả sự đa hợp, thì không có gì còn lại cả. Nhưng điều n{y có thể được loại trừ. Vì sự đa hợp chỉ đơn thuần l{ một mối quan hệ ngẫu nhiên. Do đó, c|i đa hợp bao gồm c|c phần đơn tố. Và ta suy ra được điều này đó l{ tất cả mọi thứ tồn tại phải hoặc l{ tự nó có tính đơn nhất hoặc được tổ hợp từ c|c phần đơn tố. Đối với phản đề, nó có thể chứng minh được theo cách này. Chất thể đa hợp chiếm một không gian. Và không gian này phải bao gồm nhiều các phần tương đương c|c phần có trong bản thể hỗn hợp. Do đó tất cả c|c phần của c|i sau chiếm giữ một không gian. Nhưng mọi thứ vốn chiếm giữ một khoảng không gian phải bao gồm một đa tạp của c|c phần. V{ mỗi phần trong số n{y sẽ chiếm giữ một khoảng không gian, v{ do đó, tự nó sẽ chứa c|c phần. Và như vậy, mỗi phần đơn nhất l{ vô hạn. Do đó không thể có bất kỳ c|i đa hợp n{o vốn bao gồm c|c phần đơn nhất. Cũng không thể có bất kỳ c|i đơn nhất n{o. Giống như trong nghịch lý đầu tiên, chính đề đại diện cho tư tưởng của chủ nghĩa duy lý gi|o điều. Tất cả c|c chất thể đa hợp bao gồm c|c chất thể đơn nhất, ví như c|c đơn tử (theo những người của trường ph|i Leibnizas). Và một lần nữa giống như nghịch lý đầu tiên, phản đề trình bày một cuộc công kích của chủ 80 B, 462-63. 261 nghĩa kinh nghiệm nhắm v{o chủ nghĩa duy lý gi|o điều. Tuy nhiên chính đề giải quyết vấn đề c|c vật tự th}n như thể chúng l{ những hiện tượng, c|c đối tượng được đưa ra trong kinh nghiệm ; v{ phản đề giải quyết vấn đề c|c hiện tượng, như c|c vật thể mở rộng, như thể chúng l{ c|c vật tự th}n. Một lần nữa, lối tho|t duy nhất của nghịch lý này l{ chấp nhận quan điểm của triết học phê ph|n, v{ nhận ra rằng những gì l{ sự thật của c|c hiện tượng như chúng là không thể được khẳng định l{ c|c vật tự th}n, m{ về sau này chúng ta sẽ thấy rằng ta không có được tri thức kh|ch quan.81 (iii) Nghịch lý thứ ba liên quan đến quan hệ nhân quả tự do. "Chính đề : nh}n quả theo quy luật tự nhiên không phải l{ nguyên nh}n duy nhất mà từ đó c|c hiện tượng của thế giới có thể được bắt nguồn. Để giải thích chúng, thật cần thiết để giả sử một quan hệ nh}n quả nữa, nh}n quả qua tự do. Phản đề : Không có sự tự do, nhưng tất cả mọi thứ trên thế giới xảy ra ho{n to{n theo quy luật tự nhiên".82 Như vậy chính đề đ~ được chứng minh. Chúng ta h~y giả sử rằng chỉ có một loại quan hệ nh}n quả, cụ thể l{ quan hệ nh}n quả theo quy luật tự nhiên. Trong trường hợp n{y, một sự kiện đ~ cho được định bởi một sự kiện trước đó, v{ cứ tiếp tục như thế một c|ch vô thời hạn. Vậy thì có thể không có khởi đầu ; v{ hậu quả l{ chuỗi c|c nguyên nh}n không thể được ho{n th{nh. Tuy nhiên theo quy luật tự nhiên thì không có gì xảy ra m{ không có một nguyên nh}n thích hợp được x|c định l{ một tiên thiên. V{ luật n{y không được trọn vẹn nếu nguyên nh}n nh}n quả của từng nguyên nhân chính nó l{ một hậu quả của một nguyên nh}n tiền đề. Do đó phải Thật đ|ng ngờ rằng trong thực thế không có sự nghịch lý, căn cứ v{o điều chính đề phải được diễn dịch giống như |m chỉ đến c|c đơn tử (theo phái Leibniz), trái lại nghịch lý ám chỉ đến các vật thể mở rộng trong không gian. 82 B, 472-73. 81 262 có một quan hệ nh}n quả ho{n to{n tự ph|t bắt nguồn từ chuỗi c|c hiện tượng diễn tiến theo đúng c|c nguyên nh}n tự nhiên. Tóm lại, chứng minh của phản đề l{ thế n{y. Quan hệ nhân quả tự phát và tự do giả định trước một trạng th|i của nguyên nh}n vốn không dựa v{o mối quan hệ nh}n quả (có nghĩa l{, như kết quả) từ trạng th|i trước đó. Nhưng giả định n{y l{ tr|i với luật nh}n quả tự nhiên, v{ nó sẽ cho thấy việc không thể hợp nhất của kinh nghiệm. Vì vậy cho nên sự tự do không phải được tìm thấy trong kinh nghiệm v{ tự do chỉ l{ một điều lầm tưởng của tư tưởng. Trong nghịch lý n{y, những gì Kant nói ở điểm đầu tiên không phải là tất cả đều rõ r{ng . Chứng minh của chính đề một c|ch tự nhiên cho thấy rằng ông đang tư duy về nguồn gốc của chuỗi nguyên nh}n tự nhiên bởi một nguyên nh}n đầu tiên, c|c hoạt động nh}n quả của nó l{ ho{n to{n tự ph|t trong ý nghĩa nó không tự mình phụ thuộc v{o nguyên nh}n trước đó. V{ trong những quan s|t của mình trên chính đề, ông lập luận rõ r{ng rằng ông đ~ biết nguồn gốc của thế giới . Nhưng sau đó, ông nói rằng nếu có một nguyên nh}n tự do của to{n bộ chuỗi của c|c chuỗi nh}n quả hiện tượng, thì chúng ta có lý do chính đ|ng để thừa nhận rằng, trong thế giới, có các nguyên nh}n tự do của chuỗi kh|c nhau của c|c hiện tượng. Vì đối với phản đề này, cách tự nhiên để hiểu nó khi liên tưởng đến sự tự do của con người. Prima facie ít nhất nó có ý nghĩa để nói về một trạng th|i của chủ thể con người được quyết định có tính nhân quả bởi một trạng th|i kh|c ; nhưng Prima facie làm cho tất cả chẳng có ý nghĩa gì để nêu lên thắc mắc về mối quan hệ nh}n quả giữa c|c trạng th|i liên quan đến Thượng Đế. Tuy nhiên, trong những quan s|t của mình trên phản đề này, Kant giới thiệu tư tưởng về một nguyên nh}n tự do tồn tại bên ngo{i thế giới. Ông 263 lưu ý, thậm chí nếu chúng ta thừa nhận sự tồn tại của một nguyên nh}n như vậy, thì chúng ta có thể không thừa nhận nguyên nh}n tự do trong thế giới. Nghĩa l{, trong quan điểm của sự nhập nhằng n{y, d~y vô hạn của việc |p dụng chính đề v{ phản đề, thật khó để x|c nhận rằng nghịch lý n{y được giải quyết bằng c|ch quan s|t rằng chính đề v{ phản đề |m chỉ đến những điều khác nhau. Tuy nhiên, có thể không có nghịch lý nào, theo đúng nghĩa, trừ khi chính đề v{ phản đề nói đến những điều giống nhau. Nếu chính đề khẳng định rằng một nguyên nh}n tự do của to{n bộ chuỗi của c|c chuỗi hiện tượng nh}n quả có thể chứng minh được, trong khi mà phản đề khẳng định rằng nó có thể được chứng minh là không có nguyên nh}n như vậy, chúng ta có một nghịch lý. V{ nếu chính đề nói rằng có thể chứng minh được rằng có quan hệ nh}n quả tự do trong phạm vi thế giới, trong khi phản đề khẳng định rằng có thể chứng minh được rằng không có quan hệ nh}n quả tự do trong phạm vi thế giới , chúng ta có một nghịch lý nữa. Nhưng nếu chính đề nói rằng có thể chứng minh được rằng có một nguyên nh}n tự do của to{n bộ chuỗi của c|c chuỗi hiện tượng nhân quả, nguyên nh}n tự do này ở bên ngoài chuỗi n{y, trong khi phản đề khẳng định rằng không có quan hệ nh}n quả tự do trong chuỗi hiện tượng, nói cho đúng, không có nghịch lý n{o cả. Không phải tôi có ý định để phủ nhận rằng nghịch lý thứ ba rơi vào một phạm vi lớn trong mẫu thức chung của c|c nghịch lý mà Kant đưa ra. Chứng minh của chính đề, nếu cái sau được hiểu l{ đề cập đến một nguyên nh}n đầu tiên của to{n bộ chuỗi của các chuỗi nh}n quả hiện tượng, chỉ hợp lệ khi dựa trên giả định rằng chúng ta có thể hoàn thành chuỗi n{y, giả như chính đề đang sử dụng Ý niệm siêu nghiệm về thế giới như một tổng thể để mở rộng tri thức lý thuyết của chúng ta. Do đó, chính đề đại diện cho quan 264 điểm của chủ nghĩa duy lý gi|o điều. V{ phản đề trình bày cho quan điểm của những người theo chủ nghĩa kinh nghiệm, mặc dù nó được trình b{y như khẳng định rằng không chứng minh được về sự tồn tại của một nguyên nh}n đầu tiên của chuỗi tổng hợp là điều khả thi hoặc như khởi đi từ quan điểm không có các nguyên nhân tự do trong chuỗi n{y. Nhưng nếu nghịch lý này có thể được giải quyết chỉ bằng c|ch |p dụng quan điểm của triết học phê phán, sau n{y quan điểm n{y không nên được đưa v{o trong các chứng minh của chính đề hoặc phản đề. Tuy nhiên, ít ra nó lý luận rằng những gì Kant chứng minh phản đề này là chính xác. Bởi vì ông nói rõ rằng việc thừa nhận quan hệ nh}n quả tự do ph| hủy sự khả thể về sự hiệp nhất của kinh nghiệm. V{ mặc dù ta có thể không cần thiết phải hiểu sự x|c quyết này theo nghĩa xem nó l{ quan điểm đặc trưng của ông, nhưng ta thật khó tránh khỏi việc có cảm tưởng rằng điều n{y nên được hiểu như thế n{o trong thức tế. Tuy nhiên điều gì xảy ra cho nghịch lý này khi chúng ta rõ ràng chấp nhận quan điểm phê bình này ? Nếu cái sau được thực hiện như |m chỉ đến một nguyên nh}n tự ph|t của to{n bộ chuỗi của c|c hiện tượng, thì chứng minh của chính đề này được thấy rõ là dựa trên sự lạm dụng Ý niệm siêu nghiệm về thế giới. Vì đối với phản đề này, sự từ chối tự do, điều n{y được xem l{ hợp lệ chỉ cho lĩnh vực của c|c hiện tượng. Do đó, c|ch mở còn lại cho Kant sau này nói rằng con người thì tự do tự th}n và được x|c định mang tính hiện tượng. Nếu chúng ta chấp nhận quan điểm n{y chúng ta có thể nói rằng đối với Kant cả chính đề v{ phản đề, khi đ~ hiểu đúng, là xác thật. Chính đề, rằng quan hệ nh}n quả “theo quy luật tự nhiên” không phải l{ loại duy nhất của quan hệ nh}n quả, l{ điều đúng, mặc dù nó không đúng khi chúng ta có thể chứng minh được rằng điều n{y đúng là như thế. Phản đề, rằng không có tự do, l{ đúng nếu nó được thực hiện như l{ |m chỉ đến thế giới hiện 265 tượng, mặc dù nó không đúng nếu nó được dùng như thể đề cập đến bất cứ mọi thực tại n{o. Đối với Kant chỉ khi chúng ta chấp nhận quan điểm của triết học phê ph|n rằng chúng ta có thể chọn lọc ra những gì l{ sự thật từ những gì l{ sai trong chính đề v{ phản đề v{ vượt lên khỏi những sự đối nghịch nông cạn nhờ đó lý tính, trong tập qu|n gi|o điều của nó, đ~ thu hút chính nó. (iv) Nghịch lý thứ tư liên quan đến sự tồn tại của một hữu thể tuyệt đối. "Chính đề : Có một hữu thể tuyệt đối thuộc về thế giới, hoặc l{ một phần của nó hoặc l{m nguyên nhân cho nó. Phản đề : Không có một hữu thể n{o tuyệt đối tất yếu dù ở trong hay ở ngo{i thế giới như l{ nguyên nh}n của nó".83 Chính đề được chứng minh, đi đến tận sự tồn tại của một hữu thể tuyệt đối được quan t}m, bởi một thực tế được giả định rằng chuỗi c|c điều kiện tiền giả định một chuỗi trọn vẹn các điều kiện cho đến vô điều kiện, điều n{y tồn tại cách tất yếu. Sau đó, Kant lý luận rằng hữu thể tất yếu này không thể được coi l{ vượt qu| thế giới của gi|c quan, v{ do đó nó phải l{ hoặc giống hệt với to{n bộ các chuỗi vũ trụ hoặc một phần của nó. Phản đề được chứng minh bằng c|ch cho thấy rằng không thể có một hữu thể tất yếu n{o tồn tại trong hay ngo{i thế giới. Không thể có một bộ phận đầu tiên của chuỗi những sự thay đổi, mà chính nó l{ tất yếu và không có nguyên nhân. Bởi vì tất cả c|c hiện tượng đều được x|c định trong thời gian. Cũng không thể có toàn bộ chuỗi vũ trụ là tất yếu nếu không có một th{nh phần đơn nhất là tất yếu. Do đó không thể có hữu thể tất yếu trong thế giới, hoặc là đồng nhất với cái sau hoặc như một phần của nó. Nhưng không thể có một hữu thể tất yếu tồn tại bên ngo{i thế giới, như là nguyên nh}n của c|i sau. Vì nếu nó tạo ra một chuỗi các thay đổi vũ trụ, thì nó phải bắt đầu h{nh động. V{ nếu nó bắt đầu h{nh 83 1B, 480-1. 266 động, nó ở trong thời gian. V{ nếu nó đang ở trong thời gian, nó ở trong thế giới, không phải ở bên ngoài thế giới. Rõ r{ng có sự chồng chéo đ|ng phải xem xét giữa nghịch lý thứ ba và nghịch lý thứ tư. Cho dù trong nghịch lý thứ tư Kant giới thiệu một thuật ngữ mới, “hữu thể hoàn toàn tuyệt đối”, ông sử dụng cùng một lối lập luận để chứng minh chính đề m{ ông đ~ sử dụng trong nghịch lý thứ ba để chứng minh rằng phải có một nguyên nh}n ho{n to{n tự ph|t của chuỗi các hiện tượng. Do đó, ta có thể đồng tình với quan điểm cho rằng Kant bổ sung nghịch lý thứ tư l{ nhằm tạo nên con số bốn, mỗi nghịch lý được cho l{ tương ứng với một trong bốn lớp của c|c phạm trù. Điều n{y l{ đúng, quả thật, c|c phạm trù về sự tất yếu v{ ngẫu nhiên thuộc về lớp thứ tư của c|c phạm trù, lớp thứ tư của những mẫu thức, trong khi nh}n quả thuộc về lớp thứ ba, c|c phạm trù về mối quan hệ. Nhưng Kant, trong việc chứng minh luận điểm của nghịch lý thứ tư, sử dụng y chang chứng minh của một lập luận quan hệ nh}n quả. Đó l{ một thực tế đ|ng cho ta để ý, theo Kant trong quan s|t của ông trên phản đề của nghịch lý thứ tư, cùng chung c|c lý lẽ vốn được dùng để chứng minh chính đề, cũng được sử dụng để chứng minh phản đề. Nhưng sau đó, ông nói rằng lý tính vốn thường rơi vào sự bất hòa với chính nó bằng c|ch chú ý đến cùng một đối tượng từ c|c quan điểm kh|c nhau. V{ nếu chính đề v{ phản đề trình bày quan điểm kh|c nhau, thì có vẻ như ta suy ra rằng cả hai có thể đúng. Nghĩa l{, phản đề có thể đúng trong chừng mực nó trình bày c|c luận điểm cho rằng không có hữu thể tất yếu trong thế giới, dù l{ nó trùng lắp với cái sau hoặc như một phần của cái sau, và như vậy chưa có chứng minh được rằng có sự tồn tại một hữu thể như thế bên ngo{i thế giới. Nhưng chính đề có thể đúng khi cho rằng có một hữu thể như vậy, tồn tại bên ngo{i thế giới, 267 mặc dù chúng ta không bao giờ được cho biết rằng điều n{y đúng l{ vậy. Liên quan đến to{n bộ c|c c|c nghịch lý, c|c chính đề chúng bị cho là trình b{y quan điểm của SHH duy lý gi|o điều, trong khi các phản đề chúng được cho l{ trình b{y quan điểm của chủ nghĩa kinh nghiệm. Tất nhiên, và Kant về sau trong chừng mực n{o đó, ông có c|i nhìn hết sức đúng đắn về sự phê phán kinh nghiệm vốn l{ một ước mong chính đ|ng của SHH hòng giúp nâng cao tri thức của chúng ta. Đồng thời, điều quan trọng l{ ta phải hiểu rằng Kant không tự giam mình với triết lý kinh nghiệm chủ nghĩa như thế. Theo quan điểm của chủ nghĩa kinh nghiệm của Kant, dù rõ ràng phê phán tiêu cực về SHH tự biện, nhưng chính bản th}n chủ nghĩa kinh nghiệm lại l{ một hệ thống gi|o điều vốn giới hạn c|ch gi|o điều thực tại với các hiện tượng v{ do đó coi thực tại như những vật tự th}n. Đ}y l{ điều vốn phải được làm rõ, và không phải l{ kỳ vọng của riêng gì SHH tự biện. Trong khi chấp nhận sự phê phán của chủ nghĩa kinh nghiệm đối với c|c lập luận siêu hình, chúng ta phải vượt lên trên những giới hạn chật hẹp của chủ nghĩa kinh nghiệm gi|o điều (tương đương với chủ nghĩa duy vật) và nhường chỗ, như nó l{, cho thực tại tự th}n. Hơn nữa, SHH chính nó được duy trì bằng c|c bận t}m lu}n lý và tôn giáo. Và mặc dù thực tế n{y dễ dẫn SHH vào trong c|c lập luận tiến bộ vốn không có căn cứ, chúng ta phải thừa nhận rằng SHH trình b{y các cấp độ của cuộc sống con người điều m{, như đ~ nói, chủ nghĩa kinh nghiệm tuyệt đối không l{m được. Tuy nhiên, Kant duy trì SHH trong triết lý phê phán, chúng ta có thể tr|nh được cả những ngụy biện của SHH v{ của chủ nghĩa duy vật gi|o điều v{ thuyết cơ học của chủ nghĩa kinh nghiệm tuyệt đối. Chúng ta vượt lên trên c|c nghịch lý này bằng c|ch giới hạn tri thức trong phạm vi thích hợp của nó trong khi đồng thời chúng ta nhường chỗ cho đức tin thực tiễn dựa trên kinh nghiệm luân lý. Sự tự do của con 268 người, ví dụ, có thể không được công nhận trong phạm vi hiện tượng ; nhưng nó có thể là một thực tại, và sau này nó hóa thành một định đề tất yếu của sự ý thức luân lý. 5. Sự hiện hữu của Thượng Đế không thể chứng minh được Ý niệm siêu nghiệm thứ ba của lý tính thuần túy được Kant gọi l{ Ý niệm siêu nghiệm. Ban đầu, có thể nói, đó l{ ý tưởng về to{n bộ tất cả c|c thuộc tính có thể có, chứa đựng một tiên thiên dữ liệu cho tất cả c|c sự khả hữu đặc thù. Nghĩa l{, trong ý tưởng về một tập hợp của tất cả c|c thuộc tính, tâm trí (the mind), gia tăng dần c|c chuỗi của c|c tam đoạn luận ly tiếp, nhận thấy điều kiện vô điều kiện của tất cả c|c thuộc tính đặc thù, mỗi thuộc tính trong số này không có c|c thuộc tính đối nghịch hoặc không tương thích với nhau. Đ}y l{ ý tưởng về sự tập hợp hoặc sự tổng gộp của tất cả sự tuyệt đối có thể có. Nhưng vì sự tổng gộp n{y được ví như l{ một điều kiện vô điều kiện của tất cả c|c tuyệt đối đặc thù, nên nó được coi l{ nguyên mẫu của c|i sau, như thể từ nó mà cái sau được phát sinh ra v{ như thể c|i sau tương đương với nó, đồng thời, có thể nói, nó không phải l{ một kh|i niệm trừu tượng đơn thuần về sự hợp lại với nhau của tất cả các cái tuyệt đối đặc thù và thường nghiệm. Do đó, nó được cho là như một hữu thể thực, đích thực như là một thực tại tối cao. Ý tưởng về Hữu thể tuyệt đối nhất (Ens perfectissimum) cũng là ý tưởng về Hữu thể thực nhất, Hữu thể có tất cả tính thực tại (Ens realissimun). Có thể nói Hữu thể n{y không được coi l{ một sự hợp lại với nhau hoặc đặt cạnh nhau của c|c c|i tuyệt đối thường nghiệm bị giới hạn v{ thường xuyên loại trừ lẫn nhau. Hữu thể n{y phải được coi l{ sự hợp nhất của các cái tuyệt đối thuần túy vô hạn trong một Hữu thể đơn nhất. Hơn nữa, điều kiện vô điều kiện của mọi c|i tuyệt đối khả thể giới hạn và thực tại khả thể giới hạn được cho như l{ sự hiện hữu tất yếu. Vì thế chúng ta có được ý niệm về Thượng Đế như một c| thể, tồn tại 269 tất yếu, vĩnh cửu, đơn nhất và là Hữu thể hoàn toàn-tuyệt đối tối cao. Hữu thể n{y không phải là sự tập hợp của những thực tại hữu hạn nhưng l{ điều kiệnvô điều kiện v{ là nguyên nh}n cuối cùng của chúng. Và ý tưởng này hình thành nên đối tượng của Thần học tự nhiên hay Thần học triết học.84 Khái niệm của Kant về mô thức của lý tính thuần túy thì rất rõ ràng. Lý tính tìm kiếm sự hiệp nhất vô điều kiện của tất cả c|c thuộc tính có thể có. Theo nghĩa đen, lý tính không thể tìm thấy điều n{y trong sự tổng hợp của c|c c|i tuyệt đối thường nghiệm, nhưng nó phải vượt lên c|i bị điều kiện hóa. Do đó, nó khách quan hóa mục tiêu không được định rõ của việc tìm kiếm này như l{ Hữu thể tuyệt đối nhất (Ens perfectissimum). Sau đó điều n{y được “giả thuyết hóa” như Hữu thể có tất cả tính thực tại (Ens realissimun), một hữu thể c| thể. V{ cuối cùng Hữu thể có tất cả tính thực tại (Ens realissimun) được nh}n c|ch hóa thành Thượng Đế của thuyết hữu thần. Nhưng bằng mô thức n{y của sự khách quan hóa, lý tính đi xa hơn tất cả kinh nghiệm có thể có. Chúng ta không có quyền khẳng định rằng có (there is) một Hữu thể vốn là Hữu thể tuyệt đối nhất (Ens perfectissimum) và Hữu thể có tất cả tính thực tại (Ens realissimun); nghĩa l{, có một đối tượng tương ứng với sự hình dung về một sự tổng gộp của mọi c|i tuyệt đối có thể có. Và thậm chí lý tính tiếp tục nói rằng chúng ta có thể chỉ sở hữu một tri thức có tính loại suy (hoặc biểu tượng) về Hữu thể tối cao, cái rất thật của việc kh|ch thể hóa ý tưởng về một sự tổng hợp của tuyệt đối có ý nghĩa l{ chúng ta mở rộng c|c phạm trù vượt ngo{i lĩnh vực phù hợp của sự |p dụng chúng. Rõ ràng ta không thể chứng minh được sự tồn tại của Thượng Đế dựa trên c|c tiền đề của Kant. Tuy nhiên ông muốn l{m cho sự bất Cách tiếp cận của Kant đ~ được Wolffiam đề nghị. Ví dụ Baumgarten tiếp cận ý niệm Thượng Đế qua ý niệm Ens perfectissinum, ý niệm n{y sau đó tương đương với ý niệm Ens realisssinum. 84 270 khả n{y trở nên rõ r{ng bằng c|ch cho thấy rằng mọi lối chứng minh đều là những ngụy biện. Nhiệm vụ này không phải l{ qu| to lớn như một người có thể giả sử. Bởi vì theo Kant chỉ có ba c|ch để chứng minh sự tồn tại của Thượng Đế trong SHH tự biện. Lý tính có thể bắt đầu với những gì mà chúng ta có thể gọi l{ như thế nào của thế giới gi|c quan ; nghĩa l{, với đặc tính của lý tính như hoạt động cuối cùng có vẻ đang biểu lộ, và tiến tới Thượng Đế như là nguyên nhân của hoạt động cuối cùng n{y. Tiếp đó, chúng ta có lập luận “thần học-vật lý”. Hoặc lý tính có thể bắt đầu từ sự hiện hữu thường nghiệm v{ tiến tới Thượng Đế như nguyên nh}n cuối cùng của sự hiện hữu n{y. V{ sau đó chúng ta có luận cứ “vũ trụ học”. Hoặc lý tính có thể khởi sự từ ý tưởng về Thượng Đế đến sự tồn tại của thánh thiêng. V{ sau đó chúng ta có luận cứ "bản thể học". Trong việc giải quyết ba lối chứng minh này, Kant bắt đầu với lối thứ ba. Bởi vì trong SHH sự chuyển động của tinh thần hướng về Thượng Đế thì luôn được Ý niệm siêu nghiệm của lý tính thuần túy hướng dẫn, hướng về Thượng Đế l{ mục tiêu tranh đấu của tinh thần. Và như vậy, tinh thần thật đúng đắn để bắt đầu với một lập luận tiên thiên khởi từ ý tưởng về Thượng Đế đến sự tồn tại của Thượng Đế. Hơn nữa, Kant x|c tín rằng : để vươn tới Thượng Đế bằng c|c lối khác nhau của lập luận lý tính cuối cùng bị buộc phải sử dụng lập luận bản thể học. Do đó, lập luận bản thể học l{ lập luận nền tảng và là một lập luận vốn cần phải được xem xét đầu tiên. 271 (i) Hình thái chung của lập luận bản thể học mà Kant có trong suy nghĩ có thể được ph|t biểu như sau.85 Hình thái chung của lập luận bản thể học bao gồm trong kh|i niệm về sự hiện hữu của một hữu thể tuyệt đối nhất. Vì nếu nó không l{ thế, kh|i niệm này sẽ không phải kh|i niệm về một hữu thể tuyệt đối nhất. Do đó, nếu một hữu thể như vậy có thể có, nó tất yếu tồn tại. Bởi vì sự hiện hữu bao hàm sự bổ sung đầy đủ về sự khả hữu của nó. Nhưng kh|i niệm về một hữu thể tuyệt đối nhất l{ một kh|i niệm về một hữu thể có thể có. Vì thế một hữu thể như vậy tất yếu phải tồn tại. Hoặc lập luận này có thể được trình bày thế n{y. Ý niệm về Hữu thể có tất cả tính thực tại (Ens realissimun) là ý niệm về một hữu thể ho{n to{n tất yếu. V{ nếu một hữu thể như vậy l{ có thể có, thì nó tồn tại. Bởi vì ý tưởng về một hữu thể đơn thuần có thể có (và không thực sự tồn tại) tất yếu l{ một ý tưởng m}u thuẫn. Nhưng ý tưởng về một hữu thể ho{n to{n tất yếu là một ý tưởng về một hữu thể có thể có. Vì vậy một Hữu thể có tất cả tính thực tại (Ens realissimun), đó l{ Thượng Đế, tồn tại. Kant phản đối quan niệm cho rằng thật vô nghĩa để nói đến ý tưởng về một hữu thể đơn thuần có thể có tất yếu l{ một ý tưởng m}u thuẫn. Để suy tư về một hữu thể như thế, chúng ta phải thủ tiêu sự hiện hữu của nó. Nhưng sau đó không còn lại gì vốn có thể khiến ph|t sinh một m}u thuẫn. "Nếu bạn thủ tiêu sự tồn tại của nó, bạn thủ tiêu bản th}n sự vật cùng với những thuộc tính của nó. Vậy l{m thế n{o m}u thuẫn từ đ}u m{ đến được?"86 Nếu ai đó nói rằng Thượng Đế không tồn tại, thì người ấy không phải đang Về lập luận bản thể học của thánh A-sem-mô, x. A History of Philosophy, Tập II, trang 161-4. Về các lập luận biến thể được Descartes v{ Lebniz đưa ra, x. A History of Philosophy, Tập IV, trang 110-15, 320-3. 86 1B, 623. 85 272 triệt tiêu sự hiện hữu và không phải đang để lại c|c thuộc tính ví như l{ sự to{n năng : người đó đang triệt tiêu tất cả c|c thuộc tính, và chủ thể cùng với c|c thuộc tính. Sự ph|n xét rằng Thượng Đế không tồn tại l{ điều không đúng, do đó, nó tự m}u thuẫn, thậm chí, nó là sai. Có thể nói rằng trường hợp của Hữu thể có tất cả tính thực tại (Ens realissimun) là độc nhất. Tôi có thể phủ nhận sự tồn tại của bất kỳ hữu thể khác mà không kéo bản th}n mình đi v{o việc m}u thuẫn với chính mình : Bởi vì sự tồn tại không thuộc về kh|i niệm hay ý tưởng về bất kỳ hữu thể nào khác. Nhưng sự tồn tại thuộc về kh|i niệm của Hữu thể có tất cả tính thực tại (Ens realissimun). Do đó tôi không tự m}u thuẫn khi tôi vừa thừa nhận sự khả hữu của Hữu thể có tất cả tính thực tại (Ens realissimun) và vừa phủ nhận sự tồn tại của hữu thể n{y. C}u trả lời của Kant dựa theo những lối n{y. Ở điểm đầu tiên, để thấy bất kỳ m}u thuẫn luận lý nào trong ý tưởng về Thượng Đế, chúng ta không thiết lập được một chứng minh rằng Hữu thể có tất cả tính thực tại (Ens realissimun) là điều có thể xảy ra. Trong điểm thứ hai, bất kỳ lập luận nào từ ý tưởng về Hữu thể có tất cả tính thực tại (Ens realissimun) đến sự tồn tại của nó thì đều vô giá trị ; vì nó có thể dẫn đến một phép lặp thừa đơn thuần. Nếu tôi đưa sự tồn tại vào trong ý niệm về một hữu thể, thì tất nhiên sau đó, tôi có thể kết luận rằng nó tồn tại. Nhưng tất cả những gì tôi đang nói đó l{ một hữu thể hiện hữu tồn tại. V{ điều n{y l{ đúng nhưng nó lại l{ một phép lặp thừa. Tôi có thể rút ra kết luận rằng một hữu thể tồn tại khởi đi từ kh|i niệm hay ý niệm về chính nó chỉ bởi vì tôi đ~ đặt sự tồn tại vào trong ý niệm, do đó coi như tôi chẳng cần phải thảo luận gì thêm. Để nói rằng tôi đang lập luận 273 khởi từ c|i khả hữu đi đến cái thực tế l{ kiểu lập luận tự lừa dối mình nếu c|i khả hữu được tạo ra bao h{m cả c|i thực tế. Do đó, lý lẽ của Kant là : mỗi một định đề về sự hiện hữu là sự tổng hợp v{ nó không phải là sự ph}n tích. Do đó bất kỳ định đề về sự hiện hữu n{o đều có thể bị từ chối m{ không cần b{n c~i gì. Những người bảo vệ cho lập luận bản thể học n{y sẽ trả lời rằng, thực sự, Kant đang lạc mất to{n bộ quan điểm của lập luận này. Trong tất cả c|c trường hợp kh|c, định đề về sự hiện hữu l{ một định đề tổng hợp ; nhưng trường hợp của một hữu thể tuyệt đối nhất l{ trường hợp độc nhất vô nhị. Vì trong trường hợp n{y, v{ chỉ một mình trường hợp n{y, sự hiện hữu được bao hàm trong ý niệm về đối tượng n{y. Do đó, có thể nói, bằng cách phân tích, sự hiện hữu có thể vượt khỏi ý niệm. Kant có thể nói rằng điều n{y có thể xảy ra chỉ vì chúng ta đ~ đặt sự hiện hữu ở trong ý niệm về đối tượng này, vì vậy ta chẳng cần phải b{n thêm gì nữa ; nhưng vấn đề l{ ở chỗ sự hiện hữu l{ một thuộc tính vốn tất yếu thuộc về đối tượng này. Tuy nhiên, đối với Kant, sự hiện hữu thì không thực sự l{ một thuộc tính gì cả. Nếu nó l{ thế, sau đó sẽ kéo theo rằng khi tôi khẳng định sự hiện hữu của bất cứ điều gì, tôi đang tăng thêm ý niệm về c|i n{y. V{ trong trường hợp n{y tôi không khẳng định chính xác một thứ tương tự vốn được miêu tả trong tư tưởng của tôi. Sự thật của vấn đề l{ khi tôi nói rằng một c|i gì đó tồn tại, tôi chỉ đơn giản l{ khẳng định hoặc thừa nhận về đối tượng n{y với tất cả c|c thuộc tính của nó. Do đó, nếu tôi từ chối sự tồn tại của Thượng Đế, tôi không thể phủ nhận một thuộc tính của một đối tượng : Tôi chỉ đơn giản l{ tiêu diệt trong tư tưởng to{n bộ đối tượng n{y, cùng với tất cả c|c thuộc tính của nó. V{ không có m}u thuẫn luận lý nào được đặt ra. 274 Do đó, chúng ta có thể kết luận rằng "tất cả sự cố gắng v{ nỗ lực dành cho chứng minh nổi tiếng của bản thể học (hay còn gọi l{ chứng minh của Descartes) về sự tồn tại của một Hữu thể tối cao khởi từ những kh|i niệm đơn thuần là sự cố gắng v{ nỗ lực uổng công. Cũng vậy, một người mong đợi giàu thêm kiến thức chỉ bằng những ý tưởng đơn thuần thì giống như một thương gia muốn tăng sự gi{u có của mình bằng c|ch thêm v{i con số 0 v{o bảng kết to|n ng}n quĩ của mình.” 87 (ii) Công thức hóa lập luận vũ trụ học về sự tồn tại của Thượng Đế của Kant dựa trên lập luận của Leibniz. "Nếu bất một c|i gì tồn tại, thì một hữu thể tất yếu tuyệt đối cũng phải tồn tại. Nay, ít nhất cũng có một thứ tồn tại là Cái tôi. Vậy, một hữu thể tất yếu tuyệt đối cũng tồn tại. Tiểu tiền đề chứa một kinh nghiệm ; còn đại tiền đề kết luận từ một kinh nghiệm nói chung về sự tồn tại của c|i tất yếu."88 Những lối phê bình của Kant về lập luận như đ~ được trình b{y là đủ rõ r{ng. Trong quan điểm của ông, đại tiền đề dựa trên một cách dùng "siêu nghiệm" của c|c nguyên tắc về luật nh}n quả, v{ do đó đại tiền đề đ~ lạm dụng c|c nguyên tắc của luật nh}n quả. Mọi thứ ngẫu nhiên đều có một nguyên nh}n. Nguyên tắc n{y có gi| trị trong lĩnh vực của kinh nghiệm tri giác v{ chỉ ở trong l~nh vực đó nguyên tắc n{y mới có ý nghĩa. Chúng ta không thể sử dụng nguyên tắc n{y vượt quá thế giới m{ kinh nghiệm tri giác mang lại. Hơn nữa, lập luận Vũ trụ luận, theo Kant, cần phải hoàn th{nh chuỗi c|c hiện tượng trong sự hiệp nhất vô điều kiện về một hữu thể tất yếu. V{ mặc dù lý tính có một xung lực tự nhiên để l{m 87 88 B, 630. B, 632-3. 275 điều n{y, nhưng nó đ{nh đầu h{ng sự thúc đẩy n{y vốn không thể n}ng cao tri thức của chúng ta. Tìm hiểu s}u hơn về lối phê bình này là điều không cần thiết. Bởi vì, nó khởi đi ngay từ quan điểm của Kant về c|c giới hạn của tri thức con người. Nhưng có một điểm trong cách giải quyết của ông cho lập luận vũ trụ học cần phải chú ý rút ra ở đ}y. Luận điểm của Kant là : để vượt qua từ ý tưởng về một hữu thể tất yếu đến sự khẳng định về sự tồn tại của Thượng Đế cần phải nại đến, ít ra là mang tính ngấm ngầm, lập luận bản thể học n{y. Kh|i niệm về một hữu thể tất yếu l{ không x|c định. Ngay cả khi chúng ta chấp nhận rằng sự phản tỉnh trên kinh nghiệm dẫn chúng ta đến một hữu thể tất yếu, thì chúng ta cũng không thể khám phá ra c|c đặc tính của nó bằng kinh nghiệm. Do đó, chúng ta bị buộc phải tìm kiếm c|c kh|i niệm sao cho thỏa đ|ng với ý tưởng về một hữu thể tất yếu. V{ lý tính tin rằng nó đ~ tìm thấy những gì bị đòi hỏi trong kh|i niệm về một Hữu thể có tất cả tính thực tại (Ens realissimun). Do đó lý tính khẳng định rằng hữu thể tất yếu l{ Hữu thể có tất cả tính thực tại (Ens realissimun), hữu thể thực hay tuyệt đối nhất. Nhưng để thực hiện điều n{y thì nó phải l{m việc riêng với c|c kh|i niệm, đ}y vốn l{ đặc tính của lập luận hữu thể học. Hơn nữa, nếu một hữu thể tất yếu l{ một Hữu thể có tất cả tính thực tại (Ens realissimun), thì một Hữu thể có tất cả tính thực tại (Ens realissimun) l{ một hữu thể tất yếu. V{ ở đ}y chúng ta đang nói rằng kh|i niệm về một hữu thể thực nhất hay tuyệt đối bao gồm sự tất yếu tuyệt đối của sự tồn tại ; cái này đích xác là một lập luận bản thể học. Rất nhiều c|c nh{ triết gia và các nhà triết sử uy tín dường như đ~ không ngại giả định rằng nỗ lực của Kant trong việc cho thấy rằng c|c lập luận vũ trụ học tất yếu lại rơi v{o trong lập luận bản thể học l{ một công việc thành công. Nhưng với tôi nó có vẻ không 276 mấy thuyết phục. Hay nói đúng hơn, nó chỉ trở nên thuyết phục trên một giả định, cụ thể l{ lập luận này dựa trên kinh nghiệm mang lại cho chúng ta, không phải l{ sự khẳng định về sự tồn tại của hữu thể tất yếu, nhưng chỉ l{ ý niệm mơ hồ về một hữu thể tất yếu. Vì vậy trong trường hợp n{y chúng ta cần phải xem xét đến, như Kant sử dụng nó, một kh|i niệm x|c định h{m chứa sự tồn tại trong nội dung của nó, để sao cho sự tồn tại đó có thể được suy diễn ra từ ý tưởng x|c định n{y về một hữu thể tất yếu. V{ sau đó chúng ta nên để t}m đến lập luận bản thể học. Tuy nhiên, nếu lập luận dựa trên kinh nghiệm đưa chúng ta đến sự khẳng định về sự tồn tại của một hữu thể tất yếu, thì việc nỗ lực để x|c định một tiên thiên c|c thuộc tính tất yếu của hữu thể này hóa ra chẳng còn gì để l{m với lập luận bản thể, điều n{y chính yếu liên quan đến việc suy diễn bao nhiêu có thể về sự hiện hữu từ ý tưởng về một hữu thể, v{ điều n{y không liên quan đến việc suy diễn ra các thuộc tính từ ý niệm về một hữu thể m{ sự tồn tại của nó đ~ được khẳng định trên c|c nền tảng khác hơn l{ dựa trên sự khả hữu của nó. Có thể nói rằng, sự giả định của Kant chính x|c l{ : lập luận dựa trên kinh nghiệm chỉ mang lại cho chúng ta ý tưởng mơ hồ về một hữu thể tất yếu. Nhưng điều n{y l{ không đủ lý để nói rằng lập luận vũ trụ học tất yếu phải tan biến trong lập luận bản thể học. Vấn đề l{ liệu lập luận dựa trên kinh nghiệm l{ hợp lệ hay không hợp lệ thì không thực sự liên quan đến điểm mấu chốt của vấn đề. Vì nếu ai đó tin chắc, thậm chí cách vô lý, rằng anh ta đ~ chứng minh được sự tồn tại của một hữu thể tất yếu dựa trên những nền tảng kh|c hơn l{ một tiên thiên khả thể của một hữu thể như vậy, thì nỗ lực tiếp theo của anh để x|c định c|c thuộc tính của hữu thể này thì không phải l{ mẫu thức tương tự như mẫu thức được chấp nhận trong lập luận bản thể học. (iii) Kant mở ra cuộc thảo luận của ông về chứng minh của thần học-vật lý bằng c|ch một lần nữa lặp đi lặp lại các 277 điểm chung của quan điểm vốn b|c bỏ sự khởi đầu bất cứ một sự x|c định hậu thiên về sự tồn tại của Thượng Đế. Ví dụ, “tất cả mọi qui luật về bước chuyển từ kết quả đến nguyên nhân, vâng, mọi sự tổng hợp v{ mở rộng tri thức của chúng ta duy nhất gắn liền với kinh nghiệm có thể có, và do đó gắn liền với những đối tượng của thế giới cảm tính ; v{ mọi sự tổng hợp v{ mở rộng tri thức của chúng ta chỉ có thể có một ý nghĩa trong quan hệ với thế giới n{y."89 Điều n{y là đúng, không có lập luận khởi từ sự s|ng tạo trong Tự Nhiên đến một nguyên nh}n siêu nghiệm có khả thể l{ một chứng minh hợp lệ. C|c bước chính trong lập luận thần học-vật lý l{ những bước n{y. Đầu tiên, chúng ta thấy trong thế giới c|c dấu hiệu rõ r{ng về sự sắp đặt có mục đích ; đó l{, c|c dấu hiệu rõ r{ng về sự thích nghi của c|c phương tiện cho c|c mục đích. Thứ hai, sự thích ứng n{y của phương tiện cho c|c mục đích l{ tình cờ, trong ý nghĩa nó không thuộc về bản chất của các sự vật. Do đó thứ ba, phải có tồn tại ít nhất l{ một nguyên nh}n của sự thích ứng n{y, v{ nguyên nhân này hoặc c|c nguyên nh}n n{y phải thông minh v{ tự do. Thứ tư, c|c quan hệ đối ứng tồn tại giữa c|c phần khác nhau của thế giới, các quan hệ vốn tạo ra một hệ thống h{i hòa tương tự như một t|c phẩm nghệ thuật, suy luận của chúng ta chứng minh rằng có một, v{ chỉ một nguyên nh}n như vậy. Do đó, Kant l{m s|ng tỏ chứng minh về sự tồn tại của Thượng Đế từ nguyên tắc cứu c|nh dựa v{o một sự loại suy từ sự thích ứng mang tính cấu trúc của con người về c|c phương tiện cho c|c mục đích. V{ chứng minh đ~ thực sự được trình b{y theo c|ch n{y trong thế kỷ thứ mười t|m.90 Nhưng, đúng l{ ngo{i bất kỳ các sự B, 649-50. Dĩ nhiên Kant không biết gì về tác phẩm Evidence Paley, bởi vì tác phẩm n{y m~i đến năm 1802 mới được xuất bản. 89 90 278 phản đối vốn có thể được đề ra cho điểm n{y ra, Kant nhận xét rằng "cùng lắm lập luận thần học-vật lý chỉ mới chứng minh được rằng sự tồn tại của một kiến trúc sư trên thế giới , h{nh động của người Kiến Trúc Sư n{y bị giới hạn do bởi tính khả dụng của chất liệu sẵn có, chứ không phải do khả năng của người sáng tạo thế giới vốn vạn vật đều phải phục tùng Ý niệm của Ng{i…”91 Lập luận này rõ ràng l{ đúng. Ý tưởng về sự s|ng tạo chính nó mang lại cho chúng ta ý tưởng về một nh{ thiết kế, v{ không phải ngay lập tức rút ra kết luận rằng nhà thiết kế n{y cũng l{ t|c giả của những cái cảm tính hữu hạn theo như bản chất của chúng. Do đó Kant lý luận rằng để chứng minh sự tồn tại của Thượng Đế theo đúng nghĩa chứng minh của thần học-vật lý thì phải nại đến sự trợ giúp của chứng minh vũ trụ luận. V{ điều n{y, theo quan điểm của Kant, chứng minh n{y tan biến vào trong lập luận bản thể học. Như vậy thậm chí chứng minh thần học-vật lý bị phụ thuộc, mặc dù gi|n tiếp, dựa trên lập luận tiên thiên hoặc lập luận bản thể học. Nói c|ch kh|c, ngo{i bất cứ những xem xét khác ra, sự tồn tại của Thượng Đế không thể được chứng minh m{ không sử dụng lập luận bản thể học, v{ điều n{y l{ ngụy biện. Do đó, tất cả ba chứng minh có một số sai lầm chung ; và từng chứng minh cũng có những sai lầm của riêng nó. Thần học tự nhiên hoặc, như Kant thường gọi nó l{ "thần học siêu nghiệm", do đó, không có gi| trị khi nó được xem xét từ một góc nhìn đặc thù, cụ thể là một nỗ lực để chứng minh sự tồn tại của Thượng Đế bằng c|c phương tiện của những ý niệm siêu nghiệm hoặc của c|c nguyên tắc lý thuyết vốn không thể được |p dụng bên ngo{i lĩnh vực của kinh nghiệm. Nhưng việc nói đơn giản rằng Kant b|c bỏ thần học tự nhiên sẽ có thể mang lại một ấn tượng không đúng về quan điểm của ông. Thực sự, nó là một sự x|c quyết đúng. Bởi vì ông mô tả thần học tự nhiên giống như việc suy 91 B, 655. 279 luận "c|c thuộc tính v{ sự tồn tại của một t|c giả của thế giới từ sự cấu th{nh của thế giới v{ từ trật tự v{ sự thống nhất có thể được quan s|t thấy trong thế giới n{y”92. V{ nỗ lực để l{m điều n{y l{ “hoàn toàn vô ích”93. Đồng thời, x|c quyết thuần túy tiêu cực rằng Kant b|c bỏ thần học tự nhiên có thể tạo nên ấn tượng sai lầm rằng ông đ~ từ chối cả thần học triết học. Tuy nhiên, trên thực tế ông thừa nhận rằng mình đôi khi gọi thần học triết học l{ "thần học lu}n lý"94. “Sau n{y chúng ta sẽ cho thấy rằng c|c luật lu}n lý không chỉ đơn thuần l{ giả định sự tồn tại của một Đấng tối cao, nhưng ta có quyền mặc nhiên công nhận nó (tất nhiên, mặc dù chỉ từ quan điểm thực tiễn), như thể những luật n{y tự nó hoàn toàn tất yếu trong một quan hệ khác."95 Và khi chúng ta chạm đến niềm tin (luân lý) thực tiễn v{o Thượng Đế, chúng ta có thể sử dụng c|c kh|i niệm của lý tính để suy tư về đối tượng của đức tin chúng ta trong một c|ch nhất qu|n. Đúng, chúng ta vẫn luôn ở trong lĩnh vực đức tin thực tiễn ; nhưng, nếu chúng ta nhớ đến một thực tế này, thì chúng ta có quyền sử dụng c|c kh|i niệm của lý tính để kiến tạo một nền thần học hợp lý. Những nhận xét cuối đặt ph|t biểu m{ Kant b|c bỏ thần học tự nhiên dưới một c|ch hiểu kh| kh|c nhau. Nghĩa l{, những nhận xét giúp để ph}n định ý nghĩa của ph|t biểu của Kant trong việc b|c bỏ thần học tự nhiên. Sự phê bình về thần học tự nhiên có chức năng kép. Sự phê bình n{y cho thấy các sai lầm trong c|c chứng minh thần học về sự tồn tại của Thượng Đế, và cho thấy rằng sự tồn tại của Thượng Đế không thể chứng minh được. Đồng thời, c|i rất bản chất của phê phán cũng cho thấy rằng sự không tồn tại của Thượng Đế không bao giờ có thể chứng minh được. B, 660. B, 664. 94 Dĩ nhiên thuật ngữ này không ám chỉ đến thần học lu}n lý theo nghĩa một nghiên cứ về sự áp dụng thực tiến các quy tắc luân lý Kitô giáo. Nó ám chỉ đến một thần học triết học, hoặc học thuyết về Thượng Đế, dựa trên những yêu cầu hoặc đòi hỏi của luật luân lý. 95 B, 662. 92 93 280 Chúng ta không thể hoặc chứng minh hay b|c bỏ sự tồn tại của Thượng Đế bằng lý tính. Do vậy, sự phê phán của thần học tự nhiên nên bỏ ngỏ cửa cho đức tin hay lu}n lý thực tiễn. Và, khi đức tin được giả định trước, lý tính có thể sửa chữa v{ thanh tẩy khái niệm của chúng ta về Thượng Đế. Mặc dù lý tính trong việc sử dụng suy luận của nó không thể chứng minh sự tồn tại của Thượng Đế, "tuy nhiên, trong công việc n{y lý tính vẫn có ích lợi lớn nhất là điều chỉnh đúng đắn tri thức của chúng về Hữu thể tối cao, giả sử rằng tri thức n{y có thể được rút ra từ một số nguồn khác, tạo nên sự nhất trí với chính nó v{ với tất cả c|c kh|i niệm kh|c của c|c đối tượng khả nghiệm, và trong việc tẩy sạch nó khỏi tất cả những gì đi ngược với kh|i niệm về một Hữu thể tối cao v{ cả mọi sự trộn lẫn của c|c sự hạn chế thường nghiệm."96 Hơn nữa, c|c chứng minh được cho l{ chứng minh về sự hiện hữu của Thượng Đế, mặc dù chúng l{ các lập luận ngụy biện, nhưng chúng có thể l{ một c|ch dùng tích cực. Do đó, lập luận thần học vật lý, m{ Kant luôn giữ một sự tôn trọng thực sự, có thể chuẩn bị tri thức thần học (thực tiễn) cho tinh thần v{ mang lại cho nó “một phương hướng đúng đắn v{ tự nhiên“97, mặc dù lập luận thần học vật lý không thể mang lại một nền tảng vững chắc cho một nền thần học tự nhiên. 6. Qui tắc sử dụng các Ý niệm siêu nghiệm của lý tính thuần túy Chúng ta đ~ thấy rằng những Ý niệm siêu nghiệm của lý tính thuần túy không có công dụng “cấu th{nh”. Nghĩa l{, chúng không mang lại cho chúng ta tri thức về c|c đối tượng tương ứng. C|c phạm trù được kh|i qu|t hóa của giác tính, được |p dụng cho dữ kiện của trực gi|c tri gi|c, “cấu th{nh”c|c đối tượng v{ do đó cho 96 97 B, 667-8. B, 665. 281 phép chúng ta nhận biết chúng. Nhưng những Ý niệm siêu nghiệm của lý tính thuần túy thì không |p dụng được cho dữ kiện của trực giác tri giác. Chúng cũng không được |p dụng cho bất kỳ các đối tượng tương ứng nào mà trực gi|c thuần túy khả tri cung cấp. Vì chúng ta không có khả năng như thế về trực gi|c khả tri. Do đó c|c Ý niệm siêu nghiệm không có công dụng mang tính cấu thành và không làm tăng thêm tri thức của chúng ta. Nếu chúng ta sử dụng chúng để vượt qu| phạm vi của kinh nghiệm v{ để khẳng định sự hiện hữu của c|c thực tại vốn không thể nhận biết qua kinh nghiệm, thì chính chúng ta khó tr|nh khỏi dính lứu vào những ngụy biện n{y m{ mục tiêu của Biện chứng Siêu nghiệm l{ chỉ ra chúng. Đồng thời, vì vậy Kant cho chúng ta biết, lý tính con người có một khuynh hướng tự nhiên để vượt qua những giới hạn của kinh nghiệm, v{ thậm chí ông còn nói về những Ý niệm siêu nghiệm như l{ cha mẹ của “ảo tưởng không thể cưỡng lại”98. Tất nhiên ông không có ý rằng những ảo tưởng này thì không thể sửa chữa được. Nhưng xung lực tạo ra những ảo tưởng l{ một xung lực tự nhiên, và theo sau đó l{ sự sửa sai, như nó là, một sự đầu h{ng tự nhiên những sự ảo tưởng. Nói theo lịch sử thì SHH tự biện đến trước Biện chứng. Và biện chứng, mặc dù về nguyên tắc cho phép chúng ta tránh khỏi c|c ảo tưởng siêu hình, nhưng nó không thể ph| bỏ xung lực tạo ra c|c ảo tưởng và đ{nh đầu h{ng chúng. Lý do cho điều n{y đó l{ “c|c Ý niệm siêu nghiệm l{ đúng tự nhiên (đối với lý tính) giống như c|c phạm trù đối với giác tính”.99 Nay, nếu c|c Ý niệm siêu nghiệm l{ tự nhiên với lý tính, thì điều n{y cho thấy rằng chúng có một công dụng thích hợp. “Do đó, Ý niệm siêu nghiệm, trong tất cả xác suất, sẽ có một công dụng đúng 98 99 B, 670 ; cf. A, 297-8. B, 670. 282 và tức l{ công dụng nội tại.”100 Nghĩa l{, chúng sẽ có một công dụng liên hệ đến kinh nghiệm, mặc dù công dụng n{y sẽ không bao gồm việc giúp chúng ta nhận biết các đối tượng tương ứng với c|c Ý niệm này. Bởi vì không có các đối tượng nội tại kiểu như thế trong kinh nghiệm. V{ như chúng ta đ~ biết, nếu chúng ta trao cho c|c Ý niệm n{y công dụng siêu nghiệm, thì chúng ta chắc chắn rơi v{o sự ảo tưởng v{ sự ngụy biện. Vậy thì, cái gì l{ việc l{m đúng đắn của các Ý niệm ? Đó l{ những gì mà Kant gọi là công dụng “qui tắc” của c|c Ý niệm. Nhiệm vụ đặc biệt của lý tính l{ nhằm đưa ra sự sắp đặt có tính hệ thống cho c|c nhận thức của chúng ta. Do đó, chúng ta có thể nói rằng "sự nhận thức l{ một đối tượng cho lý tính, giống như cảm năng l{ đối tượng cho gi|c năng. Tạo ra một sự hợp nhất có tính hệ thống trong tất cả c|c hoạt động thường nghiệm có thể có của giác tính là một công việc của lý tính, giống như gi|c tính hợp nhất cái đa tạp của hiện tượng thông qua c|c kh|i niệm v{ mang chúng dưới c|c luật thường nghiệm."101 Trong tiến trình này của sự hệ thống hóa, c|c Ý niệm đóng vai trò như một nguyên lý qui tắc của sự hợp nhất. Ví dụ trong t}m lý học, Ý niệm về c|i tôi như một chủ thể đơn nhất vĩnh cửu kích thích v{ dẫn chúng ta đến một sự hợp nhất lớn lao hơn bao giờ hết về c|c hiện tượng t}m lý, chẳng hạn như, khát vọng, cảm xúc, h{nh vi của trí tưởng tượng... ; v{ t}m lý thường nghiệm nỗ lực mang chúng lại với nhau theo các qui luật v{ tạo th{nh một sự sắp xếp theo hệ thống nhất quán. Trong công việc này, t}m lý thường nghiệm được hỗ trợ rất nhiều bởi Ý niệm siêu nghiệm về c|i tôi như một chủ thể đơn nhất vĩnh viễn. Đúng, cái 100 101 B, 671. B, 692 ; cf. A, 30. 283 tôi siêu nghiệm n{y không phải do kinh nghiệm mang lại. V{ nếu chúng ta bị lầm lạc do bởi sự hiện diện của Ý niệm này trong việc khẳng định một c|ch võ đo|n sự tồn tại của một đối tượng tương ứng, thì chúng ta đi xa hơn những gì được cho l{ hợp ph|p. Nhưng điều n{y không làm thay đổi thực tế rằng Ý niệm này có gi| trị quan trọng như một kiểu nguyên tắc tự tìm tòi lấy. Như đối với Ý niệm vũ trụ luận về thế giới, điều n{y sẽ l{ một trở ngại cho khoa học nếu nó được thực hiện để đòi hỏi phải khẳng định rằng thế giới l{ một tổng hợp khép kín, có thể nói, một chuỗi vẹn to{n. Tuy nhiên, khi thực hiện m{ không có sự khẳng định n{y, Ý niệm về thế giới như một chuỗi vô hạn c|c sự kiện kích thích t}m trí tiến xa mãi theo chuỗi nh}n quả. Kant giải thích rằng ông không có ý nói rằng trong khi theo sát chuỗi tự nhiên đ~ cho, chúng ta bị cấm đo|n đi tìm bất kỳ giới hạn tương đối đầu tiên nào. Ví dụ, nếu c|c chứng minh thường nghiệm đủ đảm bảo, thì chúng ta không bị cấm đo|n tìm c|c th{nh phần nguyên thủy của lo{i hữu cơ đ~ cho. Ý niệm vũ trụ luận này không nói cho chúng ta biết c|i gì có thể tìm hay cái gì không thể tìm thấy bằng sự nghiên cứu khoa học. Nó l{ một sự kích thích, một nguyên tắc tự tìm tòi, như nó là vậy, khiến chúng ta không hài lòng với các nhận thức hiện tại v{ không ngớt thúc giục chúng ta tìm đến sự hợp nhất khoa học chuyên s}u về c|c hiện tượng tự nhiên theo các qui luật nh}n quả. Cuối cùng, Ý niệm siêu nghiệm về Thượng Đế như một sự hiểu biết tối cao và là nguyên nh}n của vũ trụ khiến chúng ta suy tư về Thiên Nhiên giống như một sự hợp nhất mục đích luận có tính hệ thống. V{ giả định n{y hỗ trợ tâm trí trong việc nó nghiên cứu về Tự Nhiên. Tất nhiên Kant không có ý rằng cuộc nghiên cứu bằng mắt, ví dụ, nên ngừng lại chốc l|t khi cho rằng Thượng Đế đ~ tặng đôi mắt cho những tạo vật nhất định vì một mục đích nhất định. 284 Để khẳng định điều n{y, trong bất kỳ trường hợp n{o, cần phải khẳng định một c|i gì đó vốn chúng ta không biết v{ không thể biết. Theo quan điểm của Kant, tuy nhiên nếu chúng ta nghĩ về Tự Nhiên như thể nó là t|c phẩm của một công trình thông minh của một t|c giả thông minh, thì chúng ta sẽ bị thúc dục thực hiện việc nghiên cứu khoa học bằng sự xắp xếp theo luật nh}n quả. Có lẽ ai đó có thể giải thích ý của Kant theo cách này. Ý tưởng về Tự Nhiên như t|c phẩm của một tạo hóa thông minh kéo theo các ý tưởng về Tự Nhiên giống như một hệ thống thông minh. V{ giả định n{y l{ một nh|nh cho sự nghiên cứu khoa học. Bằng c|ch n{y, c|c Ý niệm siêu nghiệm về một Hữu thể tối cao có thể có một cách dùng qui định v{ cách dùng nội tại. Như vậy, các Ý niệm siêu nghiệm thiết lập kh|i niệm căn bản cho triết lý Như-thể (As-if), mượn tên t|c phẩm nổi tiếng của Vaihinger. Triết lý Như-thể (As-if) thì hữu dụng trong t}m lý học để như thể c|c hiện tượng t}m lý liên quan đến một chủ thể vĩnh viễn. Triết lý về Như-thể (As-if) thì hữu dụng trong nghiên cứu khoa học nói chung để nói như thể thế giới l{ một tổng hợp kéo dài vô hạn định tận cùng trong chuỗi nh}n quả, và như thể Tự Nhiên là tác phẩm của một đấng s|ng tạo thông minh. Ích lợi này không cho thấy rằng c|c Ý niệm l{ đúng, trong ý nghĩa có c|c đối tượng tương ứng. Kant cũng không nói rằng ch}n lý của tuyên bố rằng có một Thượng Đế cốt tại trong sự hữu dụng "nội tại" của Ý niệm về Thượng Đế. Ông không đang mang lại một sự giải thích thực dụng về sự thật. Đồng thời thật dễ d{ng để thấy những người theo chủ nghĩa thực dụng có thể xem Kant l{ một tiền nhân cho triết lý của họ. 7. Siêu hình học v{ ý nghĩa Nhắc lại hai c}u hỏi của Kant về SHH đó l{. L{m thế n{o l{ SHH có thể như l{ một khuynh hướng tự nhiên ? SHH có thể l{ một khoa 285 học ? Thực sự c|c c}u trả lời cho những c}u hỏi n{y đ~ được đưa ra rồi. Nhưng khi kết nối c|c c}u trả lời với phần đ~ nói trên trong cách dùng có tính qui tắc của các Ý niệm siêu nghiệm của lý tính thuần túy có thể mang lại lợi ích. SHH như một khuynh hướng tự nhiên (nghĩa l{, khuynh hướng tự nhiên với SHH) là có thể do vì bản chất đặc trưng của lý tính con người. C}u hỏi thứ hai, như chúng ta đ~ biết, bằng bản chất của nó, lý tính tìm cách để hợp nhất c|c sự nhận thức thường nghiệm của giác tính. Và sự thôi thúc tự nhiên n{y cho sự hợp nhất có hệ thống khiến ph|t sinh c|c Ý niệm về một sự hợp nhất không điều kiện trong c|c hình thái khác nhau. V{ do đó, trong ý nghĩa đ~ giải thích ở trên, chỉ việc sử dụng cách có nhận thức đúng đắn về các Ý niệm này là có tính qui tắc v{ do đó có tính "nội tại". Đồng thời lý tính có một xu hướng tự nhiên để kh|ch quan hóa c|c Ý niệm này. V{ sau đó lý tính tìm cách để biện minh cho sự khách quan hóa này trong các nhánh kh|c nhau của SHH. Khi l{m như vậy nó vượt quá giới hạn của tri thức nh}n loại. Nhưng sự vi phạm n{y không làm thay đổi thực tế rằng c|c Ý niệm này là tự nhiên đối với lý tính. Chúng không phải được trừu tượng ra từ kinh nghiệm ; chúng cũng không phải l{ bẩm sinh, theo đúng nghĩa của bẩm sinh. Nhưng chúng ph|t sinh từ bản chất đặc trưng của lý tính. Do đó, trong c|c Ý niệm được nhìn nhận đơn giản như thế, không có gì là ngoại lệ. Hơn nữa, chúng khiến sự ph|t triển của những định đề tất yếu về kinh nghiệm lu}n lý trở nên có thể. Ví dụ Ý niệm siêu nghiệm (ý tưởng về Thượng Đế), “thần học lu}n lý” có thể làm ra ; nghĩa là, một thần học hợp lý dựa trên việc xem xét ý thức lu}n lý. Do đó, phải gạt bỏ quan niệm coi sự thúc đẩy tự nhiên trong SHH giống như một c|i gì đó lầm lạc trong chính bản th}n SHH. Tuy nhiên, SHH không thể l{ một khoa học. Nghĩa l{, SHH tự biện được giải thiết l{ một khoa học chú ý đến c|c đối tượng tương ứng 286 với các Ý niệm siêu nghiệm của lý tính thuần túy ; tuy nhiên không có các đối tượng n{o như thế. Do đó, có thể l{ không có khoa học về c|c đối tượng tương ứng với các Ý niệm siêu nghiệm của lý tính thuần túy. Chức năng của c|c Ý niệm này không có tính “cấu th{nh”. Tất nhiên, nếu chúng ta muốn nói về c|c “đối tượng” đơn thuần l{ c|c thực tại, gồm những thực tại chưa được biết v{, thực sự, c|c thực tại không thể biết được, thì chúng ta không được quyền nói rằng không có c|c “đối tượng” tương ứng với c|c Ý niệm về c|i tôi đơn nhất vĩnh cửu, v{ về Thượng Đế.102 Tuy nhiên từ "đối tượng" nên được sử dụng như l{ một hạn từ có tính tương quan với tri thức của chúng ta. Những cái đó có khả năng l{ c|c đối tượng mà chúng ta có được trong kinh nghiệm. Nhưng, khi không có năng lực về trực gi|c khả tri, nếu có bất kỳ các thực tại nào, thì việc tương ứng với c|c Ý niệm siêu nghiệm không thể được đưa ra trong kinh nghiệm. Do đó ho{n to{n đúng khi nói rằng không có các đối tượng tương ứng với c|c Ý niệm. V{ trong trường hợp n{y rõ r{ng không thể có bất cứ khoa học n{o về chúng. Nay, nói đúng ra, mặc dù không có các đối tượng tương ứng với các Ý niệm siêu nghiệm, nhưng chúng ta có thể suy tư những thực tại m{ c|c Ý niệm về linh hồn v{ về Thượng Đế |m chỉ đến. Và thậm chí có thể nói, nếu chúng ta không phóng chiếu c|c Ý niệm này vào trong các thực tại tương ứng, thì c|c Ý niệm n{y vẫn có nội dung. Do đó SHH không phải l{ vô nghĩa. Bằng phương tiện lý tính tự biện, chúng ta không thể biết rằng có một linh hồn đơn nhất vĩnh cửu hoặc Thượng Đế hiện hữu ; nhưng các Ý niệm về linh hồn v{ về Thượng Đế thì nằm ngo{i sự m}u thuẫn luận lý. Dĩ nhiên Kant tin rằng có các thực tại tự thân mà chúng ta gọi là linh hồn v{ Thượng Đế, mặc dù ông nói rằng ông không và không thể biết rằng các vật tự thân giống như chúng l{. C|c lập luận cho thấy rằng có tồn tại linh hồn v{ Thượng Đế là một sai lầm. tuy nhiên các ý niệm chính chúng lại không tạo ra các nghịch. Tuy nhiên,quan điểm vũ trụ luận làm nên các nghịch lý. V{ đối với phạm vi n{y, nó đứng trong một loại của chính nó. 102 287 Chúng không phải đơn thuần l{ những từ ngữ vô nghĩa. Tri thức được cho có tính siêu hình là tri thức giải hiệu, ảo tưởng, không phải là tri thức gì cả ; và tất cả c|c nỗ lực để chứng minh rằng nó l{ tri thức đều l{ ngụy biện. Nhưng các mệnh đề siêu hình không phải l{ vô nghĩa đơn giản chỉ vì chúng l{ siêu hình. Như đ~ nói, điểm n{y có vẻ như tôi đồng ý với quan điểm tiêu biểu của Kant , v{ những nh{ thực chứng hiện đại vốn đ~ tuyên bố rằng SHH l{ rất vô nghĩa có quan điểm kh|c với Kant. Đồng thời phải nhìn nhận rằng sự diễn giải về lập luận của Kant thì không có rõ r{ng như sự giải này đ~ mong muốn. Vì vậy đôi khi ông có vẻ nói, hoặc ít ra là ông ngụ ý, SHH tự biện l{ vô nghĩa. Ví dụ, ông cho chúng ta biết rằng “c|c kh|i niệm về thực tại, bản thể, quan hệ nh}n quả, v{ thậm chí về sự tất yếu trong tồn tại đều mất hết mọi ý nghĩa v{ trở th{nh c|c tiêu đề trống rỗng đối với kh|i niệm không có nội dung nào, nếu tôi mạo muội để sử dụng chúng ở bên ngo{i lĩnh vực c|c gi|c quan”103. V{ đ}y không phải l{ ví dụ duy nhất của dòng tư tưởng này. Tư tưởng n{y có thể chấp nhận được, như một số nh{ bình luận đ~ đề nghị rằng sự đa dạng rõ nét trong c|ch nói của Kant về ý nghĩa của thuật ngữ đ~ được dùng trong SHH truyền thống được nối kết với một sự ngụ ý đa dạng trong sự miêu tả của ông về các phạm trù. Cái mà sau n{y được gọi l{ các kh|i niệm tiên thiên của giác tính. Và trong chừng mực n{o đó, chúng l{ những kh|i niệm, thậm chí c|c phạm trù không được kh|i qu|t hóa phải có một số nội dung n{o đó. Do đó, ngay cả trong sự ứng dụng của chúng bên ngo{i lĩnh vực của kinh nghiệm m{ chúng có ít ra là một số ý nghĩa. Nhưng c|c phạm trù thuần túy cũng được coi là các chức năng luận lý của c|c sự ph|n quyết. Trong trường hợp n{y có vẻ như kéo theo việc chúng trở th{nh kh|i niệm, như nó là, hoặc l{m 103 B, 707. 288 phát sinh ra c|c kh|i niệm chỉ khi chúng được kh|i qu|t hóa. Các phạm trù không được kh|i qu|t hóa, trong chính bản th}n chúng sẽ không có nội dung. Do đó, chúng sẽ l{ vô nghĩa nếu chúng được |p dụng ngo{i phạm vi kinh nghiệm. Những từ như Hữu thể có tất cả tính thực tại (Ens realissimun) và hữu thể tất yếu sẽ không có nội dung. Do đó, ta có thể lập luận được rằng tư tưởng của Kant chỉ ra theo hướng kết luận rằng c|c mệnh đề của SHH tự biện l{ vô nghĩa. Nhưng ngay cả khi kết luận n{y dường như đi theo một sợi chỉ xuyên suốt từ trong tư duy của ông, thì nó tất nhiên không cùng quan điểm chung của ông. Với tôi, có vẻ ho{n to{n rõ r{ng rằng một người m{ đ~ nhấn mạnh sự quan trọng vĩnh viễn về vấn đề cơ bản của SHH, v{ đ~ cố gắng để cho thấy sự hợp pháp hợp lý của đức tin thực hành trong sự tự do, sự bất tử v{ Thượng Đế, đ~ thực sự không tin rằng SHH chỉ đơn giản l{ điều vô nghĩa. Tuy nhiên, cái mà ông đ~ giữ lại l{ nếu c|c phạm trù được |p dụng cho Thượng Đế, thì chúng không những không thể đưa ra tri thức về Thượng Đế, m{ chúng còn đưa ra nội dung không x|c định v{ mơ hồ về Ng{i vốn chúng chỉ đơn thuần là các biểu tượng của sự không thể nhận biết. Thực sự chúng ta có thể nghĩ, Thượng Đế ; nhưng chúng ta nghĩ Ng{i chỉ đơn thuần bằng các phương tiện của các biểu tượng. Chúng ta tạo ra một quan niệm biểu tượng của sự không rõ ràng. Để nghĩ về Thượng Đế trong c|c hạn từ của c|c phạm trù khái quát hóa sẽ giống với việc đưa Ng{i v{o thế giới gi|c quan. Do đó chúng ta cố gắng triệt tiêu sự kh|i qu|t, như nó là, v{ ví dụ như chúng ta cố gắng |p dụng hạn từ bản thể trong ý nghĩa loại suy. Nhưng nỗ lực để loại bỏ sự tham chiếu của kh|i niệm về thế giới khả giác để lại cho chúng ta một biểu tượng đơn thuần, vô nội dung. Vì vậy, ý niệm của chúng ta về Thượng Đế chỉ l{ ý niệm tượng trưng. 289 Khi n{o sự sử dụng qui định, c|i được gọi l{ sự sử dụng nội tại của Ý niệm siêu nghiệm được quan tâm, thì sự mơ hồ của tư tưởng chúng ta không còn l{ vấn đề với Kant. Bởi vì trong việc đưa ra một sự sử dụng qui định của ý niệm về Thượng Đế, chúng ta không khẳng định rằng có tồn tại một Hữu thể tương ứng với ý niệm n{y. Những gì Thượng Đế có thể l{ chính Ng{i, nếu Ng{i tồn tại, có thể l{ mơ hồ. Chúng ta sử dụng tư tưởng n{y như "một quan điểm” cho phép lý tính thực hiện chức năng thống nhất. “Nói tóm lại, sự siêu nghiệm n{y đơn thuần l{ Niệm thức của Nguyên tắc điều h{nh, qua đó lý tính c{ng theo đuổi thì c{ng lan tỏa sự thống nhất có hệ thống trên to{n bộ kinh nghiệm."104 Chúng ta có thể bổ sung cho kết luận rằng triết học của Kant về tôn giáo được đặt nền trong sự suy tư dựa trên lý tính thực hành ; trên lý tính trong sự sử dụng lu}n lý của nó. V{ lý thuyết lu}n lý của Kant chủ yếu trình b{y rằng chúng ta phải tìm |nh s|ng trên c|ch thế mà ông dùng để suy tư về Thượng Đế. Trong Phê phán lý tính thuần túy, ông chú trọng vào việc ph}n định phạm vi của tri thức lý thuyết chúng ta ; v{ nhận xét của ông về sự sử dụng qui định của ý niệm về Thượng Đế không được xem như một sự giải thích về ý nghĩa của ý niệm cho sự hiểu biết có tính tôn giáo. 104 B, 710. 290 KANT (5): ĐẠO ĐỨC VÀ TÔN GIÁO105 Nội Dung : 1. Đích nhắm của Kant (aim) 2. Thiện ý (the good will) 3. Trách nhiệm v{ khuynh hướng (duty and inclination) 4. Trách nhiệm và luật (duty and law) 5. Mệnh lệnh tuyệt đối (the categorical imperative) 6. Hữu thể có lý tính (rational being) tự nó như l{ cùng đích (end) 7. Sự tự trị của ý chí (autonomy of the will) 8. Vương quốc của những mục đích (kingdom of ends) 9. Tự do (freedom) như điều kiện cho sự khả hữu (possibility) của một mệnh lệnh tuyệt đối (categorical imperative) 10. Những định đề của lý trí thực hành (postulates of practical reason); tự do (freedom), ý tưởng của Kant về sự toàn thiện (the perfect good), bất tử (immortality), Thiên Chúa (God), lý thuyết tổng quát (general theory) về những định đề (the postulates) 11. Kant bàn về tôn giáo (religion) 12. Những lưu ý sau cùng. Người dịch: Phạm Văn Đoàn, S.J. Những qui chiếu trong chương n{y: G. chỉ về Đặt Cơ Sở Cho Siêu Hình Học Về Đức Lý, Pr.R thay cho Phê Phán Lý Tính Thực Hành, và Rel. thay cho Tôn Giáo Trong Các Ranh Giới Của Lý Tính Đơn Thuần. Ba tác phẩm n{y được nói đến lần lượt trong các Tập IV, V và VI của phiên bản có phê bình. Các số sau nhan đề được viết tắt chỉ các phần, hay chỉ các trang (nếu phía trước số có p.)trong phiên bản n{y. Trường hợp của G. và Pr.R. ứng với các qui chiếu (theo trang) sẽ được qui chiếu vào những bản dịch trong T.K Abbott’s Kant’s Theory of Ethics (xem Danh mục sách tham khảo) vốn sẽ được viết tắt là Abb. Còn Rel. là những qui chiếu đến bản dịch bởi T.M. Greene và H.H. Hudson, viết tắt là G.-H. Bản tiếng Việt dưới đ}y được trích dịch từ tài liệu của Frederic Copleston, S.J., A History of Philosophy, Vol. VI, Modern Philosophy : From the French Enlightenment to Kant, The Newman Press, Westminster, Maryland, 1960. tr. 308-349. 105 291 1. Đích nhắm của Kant (aim) Ta biết rằng Kant chấp nhận kiến thức thông thường về sự vật và kiến thức khoa học của ta. Khoa học vật lý theo Kant hiểu đó l{ vật lý theo học thuyết Newton. V{ đương nhiên ông không xem việc thay thế môn vật lý kinh điển ấy bằng một hệ thống n{o đó l{ công việc của một triết gia. Cũng thế ông không coi công việc của triết gia là nhằm cho ta biết rằng tất cả c|c thường thức của ta về các sự vật thì chẳng hề được coi là kiến thức. Nhưng từ thường nghiệm và tri thức khoa học của ta, triết gia ấy có thể phân biệt giữa những yếu tố tiên nghiệm và hậu nghiệm trong kiến thức lý thuyết của ta về các vật qua việc phân tích giữa những yếu tố thuộc hình thể và chất thể. Công việc của nhà triết học phân tích là phân tách và chỉ ra những yếu tố tiên nghiệm này một cách hệ thống. Lúc này, bên cạnh tri thức về c|c đối vật vốn ngay từ ban đầu có được nhờ trực giác cảm giác, còn có tri thức về luân lý. Ví dụ, ta được cho l{ đ~ biết rằng ta nên nói sự thật. Nhưng tri thức như thế không phải tri thức về điều đó l{ gì (knowledge of what is), tức về cách thức hành xử thực của con người, nhưng về điều đó phải l{ gì(knowledge of what ought to be), theo nghĩa, tri thức về cách thức con người nên hành xử. Và tri thức này là tiên nghiệm, theo nghĩa nó không tùy thuộc vào hành xử thực tế của con người (actual behavior). Ngay cả khi tất cả mọi người đều nói dối, điều đúng đắn vẫn là họ không nên làm thế. Ta không thể xác minh phát biểu con người phải nói sự thật bằng cách xét xem liệu họ có thực sự làm thế hay không. Phát biểu này có giá trị đúng độc lập với hành xử của họ, v{ theo nghĩa n{y nó l{ đúng tiên thiên (a priori). Bởi lẽ, tính tất yếu và phổ qu|t l{ đặc điểm của sự tiên thiên. Đương nhiên, nếu ta nói ‘con người phải nói sự thật’, sự việc ta biết được rằng có con người là do kinh nghiệm mà biết. Nhưng 292 chắc hẳn ít nhất phải có yếu tố tiên thiên trong ph|n đo|n n{y. V{ theo Kant, trách nhiệm h{ng đầu của nhà triết học đạo đức phải là việc phân tách các yếu tố tiên thiên ấy nơi tri thức luân lý của ta và chỉ ra nguồn gốc của chúng. Theo nghĩa n{y, ta có thể khắc họa nh{ đạo đức học như việc tra vấn làm thế nào những mệnh đề tiên thiên tổng hợp về các vấn đề đạo đức lại có thể có. Việc thực thi nhiệm vụ này hoàn toàn không bao hàm sự gạt bỏ tất cả những ph|n đo|n đạo đức thông thường của ta và cho ra một hệ thống đạo đức hoàn toàn mới. Nó có nghĩa l{ kh|m ph| những nguyên lý tiên thiên mà dựa theo đó chúng ta ph|n đo|n khi thực hiện những ph|n đo|n về đạo đức. Trong chương vừa qua ta đ~ thấy rằng, theo Kant, có một số phạm trù v{ nguyên lý ph|n đo|n tiên thiên n{o đó. Nhưng Kant không nghĩ rằng ông lần đầu tiên đưa ra một loạt các phạm trù hoàn toàn mới. Điều ông mong muốn thực hiện là chỉ ra rằng làm thế nào các phạm trù vốn gồm chứa những nguyên lý tiên thiên tổng hợp (the synthetic a priori principles) của tri thức lý thuyết của ta (theoretical knowledge) có nguồn gốc từ cấu trúc của sự hiểu biết. Ông muốn nối kết chúng với lý tính thuần túy (the pure reason) (từ ‘lý tính’ ở đ}y được dùng với nghĩa rộng hơn). Vì vậy, giờ đ}y ông mong muốn khám phá nguồn gốc trong lý tính thực hành của các nguyên lý nền tảng (the fundamental principles) mà dựa theo đó tất cả chúng ta phán đo|n khi ta ph|n đo|n về đạo đức. Đương nhiên, Kant không có ẩn ý rằng tất cả chúng ta đều minh nhiên ý thức về các nguyên lý tiên thiên của đạo đức. Nếu ta đ~ có ý thức về các nguyên lý ấy, việc phân tách sẽ là chuyện thừa. Như đ~ biết, tri thức đạo đức của ta một cách tổng thể chứa đựng một sự đa dạng của các yếu tố; và công việc chính yếu, dù không là công việc duy nhất, của nhà triết học đạo đức là tách bạch yếu tố 293 tiên nghiệm, giải phóng nó khỏi tất cả các yếu tố phái sinh từ kinh nghiệm, và chỉ ra nguồn gốc của nó trong lý tính thực hành. Lý tính thực hành (the practical reason) là gì? Nó là lý tính (reason)106 trong việc sử dụng hay trong chức năng (đạo đức) thực tế của nó. Nói cách khác, trên hết mọi sự chỉ có một và cùng một lý tính vốn cần được phân biệt c|ch đơn giản nơi sự áp dụng của nó.107 Dù nói cho cùng chỉ là một, ta được biết rằng lý tính có thể liên hệ với c|c đối thể của nó theo hai cách. Nó có thể x|c định đối thể ấy, đối thể đến từ một nguồn n{o kh|c hơn l{ từ chính lý tính. Hoặc nó có thể biến đối thể trở nên thực. ‘C|i thứ nhất là tri thức lý tính lý thuyết (theoretical rational knowledge), cái thứ hai là tri thức lý tính thực hành (practical rational knowledge).’108 Với chức năng lý thuyết, lý tính định hình hay kiến tạo đối thể nhận từ trực gi|c, theo nghĩa đ~ được giải thích ở chương vừa qua. Nó chuyên t}m, như nó vốn dĩ thế, vào một dữ liệu đến từ một nguồn khác với chính nó. Tuy nhiên, với chức năng thực hành, lý tính là nguồn của c|c đối thể của nó; nó liên hệ đến lựa chọn luân lý, không phải với việc gắn kết các phạm trù với dữ liệu của trực giác cảm giác (sense intuition). Ta có thể nói nó được liên kết với việc tạo ra các chọn lựa hay các quyết định đạo đức theo như điều luật phát xuất từ chính nó. Do đó, ta được biết rằng theo chức năng lý thuyết, lý tính được liên kết với c|c đối thể của năng lực nhận thức (the cognitive power), trong khi theo chức năng thực hành, nó được liên kết với các nền tảng phán quyết của ý chí; vốn là năng lực hoặc sản sinh c|c đối thể tương ứng với c|c ý tưởng, hoặc tự quyết định để tạo ra c|c ý tưởng (cho dù năng lực thể chất để làm việc đó có đủ hay không), nghĩa l{, quyết định về tính nhân Từ ‘lý trí’ ở đ}y phải được hiểu theo nghĩa rộng được chỉ ra bởi nhan đề của hai tâp Phê Phán đầu, chứ không phải theo nghĩa hẹp chỉ về năng lực suy luận gián tiếp. 107 G., p. 391; Abb., p. 7. 108 Critique of Pure Reason, B, x. 106 294 quả của nó (causality). 109 Nói c|ch đơn giản, lý tính lý thuyết (theoretical reason) hướng đến tri thức, trong khi lý tính thực h{nh (practical reason) hướng đến sự lựa chọn tương hợp với luật đạo đức v{ hướng đến việc đưa chọn lựa v{o h{nh động khi có khả thể về thể chất. Cũng nên nói thêm rằng trong khi Kant có đôi lần nói về lý tính thực h{nh như thể nó khác biệt với ý chí (will) v{ t|c động đến ý chí, ông cũng có nhiều lúc đồng nhất nó với ý chí. Lối nói trước đưa ra cảnh lý tính thực h{nh t|c động lên ý chí nhờ vào mệnh lệnh đạo đức (the moral imperative). Lối nói sau cho thấy rằng đối với Kant ý chí là một năng lực lý tính (rational power) chứ không là một thúc đẩy mù quáng. Cả hai c|ch nói đều cần thiết; vì lý tính thực hành nhận lấy hình thức của ý muốn tương hợp với một nguyên lý (a principle) hay một châm ngôn (a maxim),110 và ta có thể phân biệt các khía cạnh nhận thức với khía cạnh ý muốn được bao hàm (cognitive and voluntary aspects). Nhưng ta nhất thiết không được nhấn quá mạnh đến khía cạnh nhận thức, tri thức về một nguyên lý đạo đức, để rồi đồng nhất nó với lý tính thực h{nh đến mức độ loại bỏ luôn ý chí. Bởi lẽ lý tính thực h{nh được cho là tạo ra c|c đối thể của nó hay l{m cho c|c đối thể trở nên thực (thực hóa chúng). Và chính ý chí sản sinh việc lựa chọn v{ h{nh động tương hợp với những khái niệm và nguyên lý luân lý (moral concepts and principles). Lúc n{y, ta đ~ nói rằng đối với Kant, nhà triết học đạo đức nhất thiết phải tìm ra nơi lý tính thực hành nguồn của yếu tố tiên nghiệm trong ph|n đo|n đạo đức ấy. Vì thế, ta không thể nói rằng Kant mong chờ nhà triết học tìm thấy toàn bộ luật đạo đức, với hình thức và nội dung, từ khái niệm của lý tính thực h{nh. Điều này thực ra đến từ phát biểu rằng nhà triết học quan t}m đến việc tìm kiếm nơi lý tính thực hành nguồn của yếu tố tiên nghiệm trong 109 110 Pr.R., 29-30; Abb., p. 101. Sự khác biệt về ý nghĩa giữa hai từ này sẽ được nói đến sau. 295 ph|n đo|n đạo đức. Vì phát biểu ấy hàm ý rằng có một yếu tố hậu nghiệm vốn l{ điều có được nhờ kinh nghiệm. Đương nhiên, điều n{y vô cùng rõ r{ng trong trường hợp của một ph|n đo|n đạo đức đơn lẻ, tỉ dụ như ph|n đo|n rằng tôi bị bó buộc về đạo đức ở đ}y v{ lúc n{y để trả lời một l| thư được gởi từ một người cụ thể nào đó. Ta có thể phân biệt giữa khái niệm về trách nhiệm đạo đức như thế và những điều kiện được đặt ra cách thực nghiệm của trách nhiệm đặc thù n{y. Hơn nữa, khi Kant nói về lý tính thực hành hay ý muốn hữu lý (rational will) như nguồn của luật đạo đức, ông đang suy xét về lý tính thực hành theo cách ấy, chứ không nói về lý tính thực h{nh như được thấy trong một lo{i đặc thù của các hữu thể hữu hạn, nghĩa l{, trong lo{i người. Đúng thế, ông không có ý định tuyên bố rằng có những hữu thể hữu hạn có lý tính n{o kh|c hơn l{ lo{i người. Nhưng ông quan t}m đến mệnh lệnh đạo đức như sự t|c động lên tất cả hữu thể vốn có khả năng l~nh nghĩa vụ (obligation), cho dù chúng l{ người hay không. Vì vậy, ông quan t}m đến mệnh lệnh đạo đức vốn được xem như tiền kiện cho sự suy xét về nhân bản và những điều kiện thực nghiệm của nó. Và giả như lý tính thực h{nh được đ|nh gi| theo c|ch thức quá trừu tượng này, nó sẽ kéo theo việc các luật đạo đức, theo mức chúng có ý nghĩa chỉ dựa trên giả định rằng phải có con người, không thể được suy diễn từ khái niệm về lý tính thực hành. Chẳng hạn, sẽ thật buồn cười khi mang điều răn ‘Ngươi không được ngoại tình’ (‘Thou shalt not commit adultery’) |p dụng cho những tinh thần thuần túy (pure spirits), bởi điều răn ấy tiền giả định phải có thân thể v{ định chế hôn nhân. Ta phải phân biệt giữa đạo đức học thuần túy (pure ethics) hay siêu hình học về đạo đức (the metaphysics of morals) vốn bàn về nguyên lý đệ nhất (supreme principle) hay về các nguyên lý của đạo đức và về bản chất của bổn phận đạo đức (nature of moral obligation), với đạo đức thực hành vốn áp dụng nguyên lý tuyệt đối hay các nguyên lý 296 vào những điều kiện thuộc nhân bản (conditions of human nature), nại đến sự trợ giúp của điều mà Kant gọi l{ ‘Nh}n chủng học’-tri thức về nhân bản ('anthropology', knowledge of human nature). Ý niệm khái quát về sự phân chia giữa bộ môn siêu hình học đạo đức (metaphysics of ) v{ đạo đức học ứng dụng (applied ethics) là khá rành mạch. Vật lý, như ta xét, có thể chia thành vật lý thuần túy (pure physics) hay siêu hình học về Tự Nhiên (metaphysics of Nature) và vật lý thực nghiệm (empirical physics). C|ch tương tự, đạo đức học hay triết học đạo đức có thể được chia thành siêu hình học về đạo đức v{ đạo đức học ứng dụng hoặc nhân chủng học thực h{nh (practical anthropology). Nhưng khi ta đi đến mức chi tiết của việc phân chia, một v{i khó khăn xuất hiện. Ta có thể mong muốn siêu hình học về đạo đức hoàn toàn không dính dáng gì đến nhân bản (human nature) và gắn kết chuyên biệt với một số Nguyên lý nền tảng vốn rồi sẽ được áp dụng vào nhân bản nơi điều được gọi là nhân chủng học thực hành. Thế nhưng, trong phần dẫn nhập của cuốn Siêu Hình Học Về Đạo Đức (1797) (the Metaphysics of Morals), Kant thừa nhận rằng thậm chí ngay trong siêu hình học về đạo đức ta thường phải xem xét đến nhân bản như thể nhằm đưa ra những hệ quả của c|c nguyên lý đạo đức phổ quát (universal moral principles). Đúng thế, điều này không có nghĩa rằng siêu hình học về đạo đức có thể được thiết lập trên nhân chủng học. ‘Một siêu hình học về đạo đức không thể được thiết lập trên nhân chủng học, nhưng có thể được áp dụng vào nó.’111 Thế nhưng, nếu việc áp dụng c|c nguyên lý đạo đức vào nhân bản là có thể chấp nhận được trong phần siêu hình học về đạo đức, thì phần thứ hai của đạo đức học, cụ thể là luân lý hay nhân chủng học thực h{nh, có khuynh hướng trở thành một môn nghiên cứu về những điều kiện chủ quan (subjective conditions), 111 W., VI, p. 217; Abb., p. 272. 297 ích lợi và không ích lợi, đối với việc thực hành những mệnh lệnh đạo đức (moral precepts). Nó sẽ được gắn kết với việc giáo dục đạo đức chẳng hạn. Và chính với những chủ đề như thế mà nhân chủng học thực h{nh được cho l{ được gắn kết với, khi Kant mô tả chức năng của nó trong phần dẫn nhập vào Siêu Hình Học Về Đạo Đức. Cái khó vì vậy cũng từ đ}y m{ ra. Theo Kant, có sự đòi hỏi cho một siêu hình học về đạo đức vốn sẽ tách biệt khỏi mọi nhân tố thuộc nghiệm (empirical factors). Và Kant cáo buộc Wolff đ~ trộn lẫn các nhân tố tiên nghiệm (a priori factors) với các nhân tố thuộc nghiệm khi ông ta bàn luận về đạo đức. Đồng thời, dường như có một khuynh hướng nơi Kant muốn dồn vào trong phần siêu hình học thuộc đạo đức học những luật luân lý vốn dĩ như có bao hàm các yếu tố thuộc nghiệm. Vì vậy, ta được bảo rằng ‘lời răn dạy, Ngươi không được nói dối (Thou shalt not lie), có giá trị không cho riêng con người m{ thôi, như thể những hữu thể có lý tính khác không cần có liên lụy gì với luật n{y; v{ cũng thế đối với tất cả những luật lu}n lý đúng nghĩa kh|c.’112 Thế nhưng, cho dẫu mệnh lệnh này là tiên nghiệm theo nghĩa rằng nó có giá trị độc lập với cách thức m{ con người thực sự hành xử, vấn đề đặt ra là liệu rằng nó là tiên nghiệm theo nghĩa nó không độc lập theo bất cứ hình thức nào khỏi ‘nh}n chủng học’ hay không.113 Tuy nhiên, điều chính yếu Kant muốn nói đó l{ ‘nền tảng của nghĩa vụ (the basis of obligation) nhất thiết phải không được kiếm tìm nơi nh}n bản hay nơi c|c bối cảnh của thế giới mà ở đó con người được đặt vào, nhưng đơn giản được kiếm cách tiên nghiệm ở nơi c|c kh|i niệm của lý tính thuần túy.’114 Chúng ta phải tìm cho ra một đạo đức học thuần túy (a pure ethics) mà một khi được áp dụng cho con người nó ho{n to{n không vay mượn gì từ chính tri thức của con người, G., Preface, p. 389; Abb., pp. 3-4 Có thể hiểu rằng Kant mang trong t}m tưởng hình ảnh của Satan, kẻ lừa phỉnh con người. Luật đó có thể cũng được áp dụng đối với ‘cha của những sự gian dối ấy’. 114 G., Preface, p. 389; Abb., p. 4. 112 113 298 nhưng đặt ra những luật tiên nghiệm cho con người với tư c|ch l{ một hiện hữu có lý tính (a rational being).115 Ta thực sự quan tâm đến việc tìm kiếm nơi chính lý tính c|i nền tảng của yếu tố tiên nghiệm của sự ph|n đo|n lu}n lý, c|i yếu tố vốn tạo điều kiện để có những mệnh đề tiên thiên tổng hợp về các vấn đề luân lý. Chắc chắn ta không quan t}m đến việc suy diễn ra (deducing) tất cả những luật và mệnh lệnh luân lý qua cách duy phân tích (by mere analysis) các khái niệm của lý tính thực hành thuần túy. Kant không nghĩ rằng có thể l{m được việc này. Thế nhưng, dù ta không thể suy diễn ra (deduce) tất cả những luật và mệnh lệnh luân lý từ các khái niệm của lý tính thực hành thuần túy (pure practical reason) mà thôi, luật luân lý nhât thiết phải được căn cứ v{o lý tính n{y. V{ vì điều này có nghĩa l{ tìm kiếm ngọn nguồn của các nguyên lý của luật lu}n lý nơi lý tính vốn được cân nhắc nơi chính nó m{ không hề tham chiếu tới những điều kiện thuộc nh}n có tính đặc biêt, Kant rõ ràng khác với tất cả các nhà triết học luân lý vốn là những người đ~ cố gắng kiếm tìm cái nền sau cùng của luật lu}n lý nơi nh}n bản như họ đ~ l{m hoặc nơi bất kỳ tương lai n{o của nhân bản hay nơi bất kỳ nhân tố nào của đời sống con người hoặc xã hội. Trong tác phẩm Phê Phán Lý Tính Thực Hành, Kant xem Montaigne l{ người đặt nền cho luân lý trên giáo dục, Epicurus l{ người thiết lập nó trên cảm xúc thể lý của con người, Mandeville l{ người tạo ra nó dựa trên định chế chính trị, v{ Hutcheson l{ người xây dựng nó trên những cảm xúc luân lý của con người. Kế đến, ông lưu ý rằng tất cả những nền tảng được nói ấy rõ ràng không có khả năng cung cấp những nguyên lý tổng quát cho luân lý (general principle of morality).116 Ta cũng có thể lưu ý rằng lý thuyết đạo đức của Kant, bởi căn cứ trên luật luân lý của lý trí (the moral law on reason), không tương 115 116 Ibid. Pr.R., 70; Abb., p. 129. 299 hợp với các lý thuyết đương đại về đạo đức vốn có tính cảm xúc (modern emotive theories of ethics). Tắt một lời, ông chối bỏ chủ nghĩa duy kinh nghiệm (empiricism) và nhất thiết phải được xếp vào hạng loại duy lý về đạo đức (a rationalist in ethics), miễn là từ n{y không được hiểu theo nghĩa l{ một ai đó vốn cho rằng toàn bộ luật lu}n lý l{ được suy diễn duy từ phân tích khái niệm nền tảng n{o đó (some fundamental concept). Trong bản phác họa sau đ}y về lý thuyết đạo đức của Kant, ta sẽ quan tâm chính yếu đến phần siêu hình học về các vấn đề đạo đức. Nghĩa l{ ta sẽ ta sẽ quan tâm chính yếu đến điều Kant gọi là siêu hình học về các vấn đề đạo đức (the metaphysics of morals), chứ không phải về siêu hình học có tính suy đo|n (speculative metaphysics). Vì Kant không tin rằng luân lý có thể được đặt nền trên thần học tự nhiên (natural theology). Bởi lẽ, đối với ông, niềm tin v{o Thiên Chúa được dựa trên lương t}m lu}n lý (the moral consciousness) hơn l{ luật luân lý (the moral law) dựa trên niềm tin vào Thiên Chúa. Và giải pháp của ta sẽ dựa trên Tác phẩm Đặt Cơ Sở (Groundwork) và Bản Phê Phán thứ hai.Tác phẩm mang nhan đề Siêu Hình Học Về Đạo Đức dường như không dùng bao nhiêu, nếu có, chỉ là những phần phác họa ngắn gọn về lý thuyết luân lý của Kant. Trong Tác phẩm Đặt Cơ Sở Cho Siêu Hình Học Về Đạo Đức (Theo Groundwork of the Metaphysics of Morals) (được Abbott gọi là Các Nguyên Lý Nền Tảng Của Siêu Hình Học Về Đạo Đức), ta được biết rằng siêu hình học về đạo đức quan t}m đến việc truy tầm ‘nguồn của những nguyên lý thực hành vốn được nhận ra là tiên thiên nơi lý tính của ta.’117 Chính bản thân tác phẩm Đặt Cơ Sở (the Groundwork) được cho rằng ‘không l{ gì hơn l{ sự khảo sát và thiết lập nguyên lý tối hậu của đạo đức’(the supreme principle of 117 G., Preface, pp. 389-90; Abb., p. 4. 300 morality),118 và vì vậy thiết lập nơi chính nó một khảo luận trọn vẹn. Đồng thời nó không tuyên bố là một bản phê phán trọn vẹn về lý tính thực hành. Vì vậy, nó dẫn đưa đến Bản Phê Phán thứ hai. Điều n{y được biểu lộ nơi nhan đề của các phần chính của tác phẩm Đặt Cơ Sở. Vì phần đầu tiên bàn về vấn đề bước chuyển từ tri thức đạo đức thông thường hay phổ thông (common or ordinary moral knowledge) đến tri thức đạo đức triết học (philosophical moral knowledge); phần thứ hai về sự chuyển tiếp từ tri thức đạo đức triết học phổng thông đến siêu hình học về đạo đức; phần thứ ba về bước cuối cùng từ siêu hình học về đạo đức đến sự phê phán lý tính thực hành thuần túy (the critique of the pure practical reason). Cấu trúc của Phê Phán Lý Tính Thực Hành gợi nhớ lại cấu trúc của bản Phê Phán đầu tiên. Đương nhiên chẳng có gì tương hợp với Mỹ Học Siêu Nghiệm (the Transcendental Aesthetic). Nhưng t|c phẩm được chia thành phần Phân Tích (Analytic) (khởi phát từ những nguyên lý đến những khái niệm hơn l{ từ những khái niệm đến những nguyên lý như ở bản Phê Phán thứ nhất) và phần Biện Chứng (Dialectic) nói về những ảo ảnh (illusions) của lý tính trong ứng dụng thực tế của nó, nhưng cũng đẩy đến một lập trường tích cực. Và Kant thêm vào một Phương Pháp Của Lý Tính Thực Hành Thuần Túy (Methodology of Pure Practical Reason), bàn về phương pháp khiến lý tính thực hành mang tính khách thể (the objectively practical reason) cũng l{ lý tính thực hành mang tính chủ thể (subjectively practical reason). Nghĩa l{ nó c}n nhắc cách thức mà các luật của lý tính thực hành thuần túy có thể được trao quyền đi v{o v{ có được sự ảnh hưởng trên lý trí con người (the human mind). Thế nhưng, phần này ngắn gọn, và nó có lẽ được chèn thêm nhằm hỗ trợ cho điều gì đó tương hợp với the Transcendental 118 G., Preface, p. 392; Abb., p. 7. 301 Doctrine of Method trong tập Phê Phán đầu tiên hơn l{ vì bất kỳ lý do vững mạnh nào khác. 2. Thiện ý (the good will) Thực tế rằng những lời mở đầu của Tác phẩm Đặt Cơ Sở Cho Siêu Hình Học Về Đạo Đức được trích dẫn đi trích dẫn lại rất nhiều lần cũng không l{ lý do để không trích dẫn nó thêm một lần nữa. ‘Để nhận thức bất kỳ điều gì trong thế giới, hoặc ngoài nó, vốn được cho là tốt không mức độ (good without qualification), đó l{ điều không thể, ngoại trừ đối với một thiện ý.’119 Thế nhưng, dẫu Kant khởi sự khảo luận của mình theo cách thức bi thảm này, ông không cho rằng ông đang đưa ra một mẩu thông tin giật gân. Vì theo quan điểm của Kant, ông đang l{m rõ một chân lý vốn hiện diện ít nhất cách mặc nhiên nơi tri thức đạo đức thông thường (ordinary moral knowledge). Tuy nhiên, đó l{ phận sự của ông nhằm giải thích ý của mình qua việc nói rằng thiện ý l{ điều thiện duy nhất không có sự định mức (the only good without qualification). Khái niệm về sự thiện không được đ|nh gi| theo mức độ có thể được giải thích không mấy khó khăn. Những điều sở hữu bên ngo{i như của cải chẳng hạn có thể được sử dụng không đúng, như mọi người đ~ biết. Vì vậy, chúng không là sự thiện không có mức độ. Có thể nói tương tự như thế về c|c t{i năng của lý trí (mental talents), như l{ sự nhanh trí (quickness of understanding) chẳng hạn. Một tội phạm có thể sở hữu và dùng sai c|c t{i năng của lý trí ở mức độ cao hơn. Ta cũng có thể nói như thế về các nét tự nhiên của tính c|ch, như can đảm chẳng hạn. Chúng có thể được dùng hoặc tỏ lộ nơi việc theo đuổi một mục 119 G., p. 393; Abb., p. 9. 302 đích xấu. Thế nhưng một thiện ý sẽ không thể là tồi hoặc xấu xa trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Nó là sự thiện không có mức độ. Phát biểu này, xét bản th}n nó, dường như chỉ là một lập luận vòng tròn (a mere tautology). Bởi lẽ một thiện ý sẽ là thiện do định nghĩa; v{ theo ph}n tích m{ nói, sẽ l{ đúng để nói rằng một sự thiện thì luôn luôn thiện. Vì thế Kant phải giải thích điều ông muốn nói tới khi nói một thiện ý. Thật vậy, ông trước hết nhắm đến một ý muốn vốn là thiện tự nó và không chỉ l{ trong tương quan với điều gì khác. Ví dụ, ta có thể nói về một liệu pháp giải phẫu g}y đau đớn rằng nó là tốt, không phải tự nó, nhưng trong mối liên hệ với hiệu quả có ích mà nó sẽ mang lại. Thế nhưng kh|i niệm của Kant về một thiện ý (a good will) là khái niệm về một ý muốn vốn dĩ luôn l{ tốt tự nó, qua giá trị nội tại của nó, và không đơn thuần trong mối liên hệ với việc tạo ra một mục đích n{o đó, như hạnh phúc chẳng hạn. Tuy nhiên, ta mong biết được khi nào một ý muốn là tốt tự nó, nghĩa l{, khi nó có gi| trị nội tại (intrinsic value). Theo Kant, một ý muốn không thể được nói là tốt tự nó đơn thuần bởi vì nó dẫn đến những h{nh động tốt chẳng hạn. Bởi lẽ tôi có thể muốn một h{nh động tốt chẳng hạn, mà những hoàn cảnh thể lý ngăn cản tôi làm nó. Tuy nhiên ý muốn của tôi không hề bớt tốt. Điều gì khiến nó tốt? Nếu ta tr|nh rơi v{o lập luận lòng vòng (mere tautology), ta nhất thiết phải cho hạn từ ‘tốt’ nội dung n{o đó khi |p dụng cho ý muốn và không tự bằng lòng với việc nói rằng một thiện ý là một ý thiện hay rằng một ý muốn là thiện khi nó là thiện. Để l{m rõ ý nghĩa từ ‘thiện’ (good) khi |p dụng cho ý muốn, Kant hướng sự chú ý vào khái niệm trách nhiệm (duty) vốn dĩ đối với ông là nét nổi bật của lương t}m lu}n lý (the moral consciousness). Một ý muốn m{ h{nh động vì trách nhiệm là một thiện ý. Vấn đề ấy phải được phát biểu theo hình thức sau đ}y nếu 303 nó muốn được phát biểu cách chính xác. Bởi lẽ ý muốn của Thiên Chúa là thiện ý, nhưng sẽ là kỳ quặc khi nói rằng Thiên Chúa thực hiện trách nhiệm của Ngài. Bởi khái niệm về trách nhiệm (duty) hay bổn phận (obligation) ít nhất liên hệ tới khái niệm về khả thể tự chinh phục (the possibility of self-conquest), hay về việc phải vượt qua các trở ngại. Và ý muốn của Thiên Chúa thì không được nhận biết như l{ sẽ gặp phải sự trở ngại có thể có trong việc muốn điều tốt. Vì vậy, để có được sự chính x|c tương đối, ta không thể nói rằng một thiện ý là một ý muốn vốn h{nh động vì trách nhiệm; mà ta phải nói rằng một ý muốn m{ h{nh động vì trách nhiệm là một thiện ý. Tuy nhiên, Kant gọi một ý muốn chẳng hạn ý muốn có tính thần thiêng của Kant (the divine KANT will) vốn được nhận biết là luôn luôn và tất yếu thiện (always and necessarily good) là một ‘ý muốn thánh thiện’(a 'holy will'), gọi như thế l{ đ~ đặt cho nó một tên đặc biệt. Và nếu ta không quan t}m đến khái niệm về một ý muốn thánh thiện và hạn chế chú ý của ta vào một ý muốn có hạn đinh vì nghĩa vụ (a finite will subject to obligation), ta có thể cho phép mình nói rằng một thiện ý là một ý muốn mà hành động vì trách nhiệm. Nhưng ý niệm về h{nh động vì trách nhiệm đương nhiên cần được l{m rõ hơn. 3. Trách nhiệm v{ khuynh hướng (duty and inclination) Kant phân biệt giữa những h{nh động vốn tương hợp với trách nhiệm (in accordance with duty) và những h{nh động vốn được làm vì trách nhiệm (for the sake of duty). Ví dụ của ông giúp làm rõ bản chất của sự phân biệt này. Chúng ta hãy giả sử rằng có một người thương gia luôn cẩn trọng để không bán quá mắc cho những khách hàng của mình. Hành xử của ông chắc chắn tương hợp với trách nhiệm (in accordance with duty); thế nhưng điều đó là không tất yếu kéo theo sự việc rằng ông hành xử như vậy là vì 304 trách nhiệm (for the sake of duty), nghĩa l{, bởi vì trách nhiệm của ông là phải hành xử như thế. Bởi lẽ ông có thể cố kìm nén việc bán quá mắc cho các khách hàng của mình đơn thuần chỉ vì những động lực của sự khôn khéo trong kinh doanh; ví dụ, trong kinh doanh, ch}n th{nh l{ phương chiến tốt nhất (the best policy). Vì vậy, tập hợp những h{nh động vốn được thực hiện tương hợp với trách nhiệm thì lớn rộng lớn hơn tập hợp những h{nh động được thực hiện vì trách nhiệm. Theo Kant, chỉ những h{nh động được thực hiện vì trách nhiệm mới l{ h{nh động có tính luân lý. Ông lấy ví dụ về một h{nh động bảo vệ sự sống của một người. ‘Bảo vệ sự sống của một người là một trách nhiệm, v{ hơn thế, mọi người đều có khuynh hướng làm như thế.’120 Đ}y l{ hai tiền giả định. Lúc này, nếu tôi bảo vệ sự sống của tôi đơn thuần chỉ vì tôi có một khuynh hướng (inclination) để làm thế, h{nh động của tôi không có tính luân lý, theo như quan điểm của Kant. Để có tính lu}n lý, h{nh động của tôi phải được làm vì trách nhiệm của tôi là phải bảo vệ sự sống của tôi; nghĩa l{, xu}t ph|t từ một cảm thức về bổn phận luân lý (a sense of moral obligation). Kant không minh nhiên nói rằng việc bảo vệ sự sống của mình vì lẽ tôi khát mong làm thế là sai về luân lý. Bởi lẽ h{nh động của tôi ít nhất cũng tương hợp với trách nhiệm và không xung khắc với nó, so với việc tự tử l{ h{nh động xung khắc với trách nhiệm ấy. Thế nhưng, h{nh động bảo vệ sự sống của tôi vì tôi khát mong làm thế không mang giá trị luân lý. Một mặt, nó không là một h{nh động lu}n lý; nhưng mặt khác, thật khó để có thể gọi nó là một h{nh động phi lu}n lý, như nói tự tử là h{nh động phi luân lý. 120 G., p. 397; Abb., p. 13. 305 Quan điểm này có thể không đúng; nhưng trong mọi trường hợp Kat đều cho rằng nó l{ đại diện của quan điểm mà bất cứ ai có những xác tín về lu}n lý đều mặc nhiên cho là thế v{ l{ quan điểm m{ ngưới ấy nhìn nhận l{ đúng nếu phản tỉnh về nó. Tuy nhiên, Kant có khuynh hướng phức tạp hóa vấn đề qua việc tạo ấn tượng rằng trong quan điểm của ông, giá trị luân lý của một hành động được thực hiện vì trách nhiệm được gia tăng tương ứng với mức suy giảm của khuynh hướng thúc đẩy thực hiện h{nh động ấy. Nói c|ch kh|c, ông đặt ra nền tảng n{o đó cho việc làm sáng tỏ rằng, theo quan điểm của ông, c{ng ít khuynh hướng trong việc thực hiện trách nhiệm, h{nh động của ta c{ng có được giá trị luân lý nhiều hơn, nếu ta thực sự thực hiện điều mà trách nhiệm của ta đòi phải l{m. V{ quan điểm này dẫn tới một kết luận lạ lùng rằng ta càng ghét thực hiện các trách nhiệm thì càng tốt, miễn là ta thực hiện trách nhiệm ấy. Hoặc nói cách khác, ta càng phải đấu tranh để vượt qua chính mình để thực hiện trách nhiệm, ta càng có tính lu}n lý cao hơn. V{ nếu điều n{y được chấp nhận, điều kéo theo dường như l{ c{ng căn bản hơn ở khuynh hướng của mình, một người c{ng có được giá trị lu}n lý cao hơn, miễn là phải vượt qua c|c khuynh hướng xấu của mình. Thế nhưng, quan điểm này lại đối lập với sự xác tín phổ thông (common conviction) rằng nhân cách hội nhất (the integrated personality) nơi những người mà khuynh hướng và trách nhiệm là một, nhân cách ấy đạt được mức độ cao hơn của sự phát triển luân lý so với người mà khuynh hướng v{ ước muốn nơi họ có sự xung khắc với cảm thức trách nhiệm của họ (sense of duty). Tuy nhiên, dẫu đôi khi Kant nói theo c|ch thức vốn thoạt đầu có vẻ như cổ võ cho lối giải thích n{y, quan điểm chính yếu của ông đó l{ khi một người thực hiện trách nhiệm của mình vốn đối lập với khuynh hướng nơi anh, sự thật rằng anh đ~ h{nh động vì trách nhiệm chứ không đơn thuần l{ theo khuynh hướng thì rõ 306 r{ng hơn việc giả sử rằng khi anh có sự cuốn hút tự nhiên vào h{nh động ấy. V{ nói như thế không có nghĩa l{ cho rằng sẽ là tốt hơn khi không có khuynh hướng thực hiện trách nhiệm, hơn l{ có khuynh hướng như thế. Bàn về người l{m điều lợi ích (beneficent man) hay người làm việc thiện (philanthropist), ông khẳng định rằng h{nh động l{m điều tốt cho người khác không mang giá trị luân lý nếu chỉ đơn thuần vì t|c động của khuynh hướng tự nhiên (natural inclination), tức khởi phát từ t}m tính đồng cảm cách tự nhiên (naturally sympathetic temperament). Nhưng ông không nói rằng có bất cứ sai trái hoặc không đ|ng ao ước nào trong việc có những t}m tính như thế. Trái lại, những h{nh động phát xuất từ sự thỏa mãn tự nhiên trong việc gia tăng hạnh phúc của người kh|c l{ ‘chính đ|ng v{ đ|ng yêu’.121 Kant có lẽ có sự cứng rắn trong đạo đức; nhưng quan t}m của ông về việc đem đến sự khác biệt giữa h{nh động vì trách nhiệm v{ h{nh động nhằm thỏa mãn những ước muốn v{ khuynh hướng tự nhiên không nên được cho là có ẩn ý rằng ông không đo|i ho{i đến tư tưởng về một người có đức hạnh hoàn thiện (completely virtuous man), người m{ đ~ vượt qua và chuyển biến tất cả ước muốn vốn xung khắc với trách nhiệm. Cũng không nên hiểu nó theo nghĩa rằng theo quan điểm của ông, người đức hạnh thật sự thì không nên có bất kỳ một khuynh hướng nào. Nói về điều răn trong Tin Mừng dạy phải yêu tất cả mọi người, ông lưu ý rằng yêu thương với tư c|ch l{ một tình cảm (tình yêu ‘bệnh lý’, như ông nói) không thể đòi buộc, thế nhưng sự ích lợi vì danh nghĩa của trách nhiệm (beneficence for duty's sake) (tình yêu ‘thực tiễn’) (‘practical’ love) có thể được đòi buộc, ngay cả khi một người có ác cảm với h{nh động hữu ích. Thế nhưng, ông chắc chắn không nói rằng sẽ là tốt hơn khi có |c cảm đối với hành động hữu ích, miễn là một người thực hiện hành động như thế là vì họ có trách nhiệm phải làm thế, hơn l{ vì có 121 G., p. 398; Abb., p. 14. 307 một khuynh hướng về nó. Trái lại, ông minh nhiên khẳng định rằng tốt hơn l{ thực thi trách nhiệm với c|ch vui tươi hơn l{ cau có. V{ tư tưởng luân lý của ông, như sẽ được trinh bày sau, có sự cận kề gần nhất có thể có với nh}n đức trọn vẹn, với ý định thánh thiêng của Thiên Chúa. 4. Trách nhiệm và luật (duty and law) Cho đến đ}y, ta đ~ biết rằng một thiện ý được tỏ lộ nơi h{nh động vì trách nhiệm, và rằng h{nh động vì trách nhiệm phải được phân biệt với h{nh động xuất phát từ khuynh hướng hay ước muốn đơn thuần (mere inclination or desire). Nhưng ta cần thêm chỉ dẫn tích cực n{o đó về ý nghĩa của khái niệm h{nh động vì trách nhiệm. Và Kant bảo ta rằng đó có nghĩa l{ h{nh động vì sùng kính luật (reverence for law), v{ đó l{ luật lu}n lý. ‘Tr|ch nhiệm là sự tất yếu của việc h{nh động vì sự sùng kính đối với luật.’122 Lúc này, với luật Kant muốn nói luật như thế. H{nh động vì trách nhiệm l{ h{nh động vì sự sùng kính đối với luật như thế. Và bản tính (the essential characteristic) (hay ta có thể nói là hình thức (the form)) của luật như thế là tính phổ quát (universality); có nghĩa l{ tính phổ quát nghiêm ngặt (strict universality) vốn không chấp nhận bất cứ luật trừ nào. Các luật vật lý (physical laws) là phổ qu|t; v{ cũng thế đối với luật luân lý (the moral law). Thế nhưng, trong khi tất cả những thứ thuộc vật lý, bao gồm cả con người như l{ một vật thuần vật lý (a purely physical thing), tuân theo cách vô thức và tất yếu luật vật lý, các hữu thể hữu lý (rational beings) và chỉ chúng mà thôi lại có khả năng h{nh động tương hợp với tinh thần của luật (the idea of law). C|c h{nh động của một người vì thế phải được thi hành vì sự sùng kính đối với luật, nếu chúng muốn là những h{nh động có tính luân lý. Tính 122 G., p. 400; Abb., p. 16. 308 luân lý của chúng phát khởi, theo Kant, không phải từ những kết quả của chúng, dù là thực hay trong dự tính (actual or intended), nhưng l{ từ châm ngôn của t|c nh}n. V{ ch}m ngôn n{y, để có thể mang lại tính lu}n lý cho c|c h{nh động, nhất thiết phải là châm ngôn gắn với luật, tuân theo luật, vì sự sùng kính đối với luật. Vì thế, ta được bảo rằng thiện ý, sự thiện duy nhất không có mức độ (the only good without qualification), được biểu lộ nơi h{nh động vì trách nhiệm (acting for the sake of duty); trách nhiệm ấy có nghĩa l{ h{nh động vì sự sùng kính đối với luật (acting out of reverence for law); và luật đ}y l{ luật mang tính phổ quát cách tất yếu (essentially universal). Nhưng điều n{y đặt ra một khái niệm về h{nh động vì trách nhiệm có tính trừu tượng cao, nếu không muốn nói là trống rỗng. Và câu hỏi đặt ra đó l{ l{m thế nào nó có thể được chuyển dịch qua các ngôn từ của đời sống luân lý cụ thể (terms of the concrete moral life). Trước khi trả lời câu hỏi này, ta cần phân biệt giữa các châm ngôn (maxims) và các nguyên lý (principles). Một nguyên lý trong hệ thống chuyên biệt của Kant là một luật luân lý khách quan có tính nền tảng (a fundamental objective moral law), được hình thành nơi lý tính thực hành thuần túy. Nó là nguyên lý mà mọi người phải h{nh động theo nếu họ là những tác nhân luân lý có lý tính thuần túy (purely rational moral agents). Một châm ngôn là một nguyên lý chủ quan của ý muốn (a subjective principle of volition). Có nghĩa rằng nó là một nguyên lý m{ căn cứ v{o đó một t|c nh}n h{nh động trong thực tế, v{ nó định đoạt các quyết định của người đó. Đương nhiên những ch}m ngôn như thế có thể thuộc nhiều loại khác nhau; và chúng có thể hoặc không tương hợp với một hoặc nhiều nguyên lý khách quan (objective principle or principles) của luật luân lý. 309 Việc giải thích về bản chất (nature) của các châm ngôn có thể xem ra không am hợp với điều đ~ được nói trên về quan điểm của Kant cho rằng tính luân lý của c|c h{nh động (the moral worth of actions) được định đoạt bởi châm ngôn của tác nhân. Bởi lẽ nếu một châm ngôn có thể không phù hợp với luật luân lý, làm thế nào nó có thể đem đến tính lu}n lý cho c|c h{nh động vốn được nó thúc đẩy? Để giải quyết khó khăn n{y, ta cần thêm sự phân biệt nữa giữa các châm ngôn thuộc nghiệm hay vật chất (empirical or material maxims) và các châm ngôn tiên nghiệm hay hình thức (a priori or formal maxims). Loại thứ nhất nhắm tới những mục đích hay kết quả mong chờ, trong khi loại thứ hai thì không. Châm ngôn mà mang lại giá trị lu}n lý cho c|c h{nh động nhất thiết phải thuộc loại thứ hai. Có nghĩa l{ nó nhất thiết không được qui chiếu vào bất kỳ đối tượng của ước muốn giác quan (objects of sensuous desire) hay vào bất kỳ kết quả n{o đạt được do hành động; nhưng nó phải là châm ngôn tuân theo luật phổ qu|t như thế. Nghĩa l{ nếu nguyên lý chủ quan của ý muốn (the subjective principle of volition) là sự tuân theo luật luân lý phổ quát và vì sự sùng kính đối với luật, những h{nh động được vận hành bởi châm ngôn này sẽ có giá trị luân lý. Vì lẽ chúng sẽ được thực hiện vì trách nhiệm. Khi đ~ ph}n biệt như thế, ta có thể trở lại câu hỏi làm thế nào khái niệm trừu tượng của Kant về h{nh động vì trách nhiệm có thể được chuyển dịch sang các ngôn từ của đời sống luân lý cụ thể. ‘Vì tôi đ~ cướp đi tất cả các thúc bách (impulses) (hay các xui khiến) (or inducements) của ý muốn vốn có thể trỗi dậy từ việc tuân theo bất kỳ luật đặc thù nào, chẳng còn lại gì ngoại trừ sự tương hợp phổ quát (the universal conformity) của c|c h{nh động với luật nói chung, v{ điều đó sẽ nên như một nguyên lý cho ý muốn ấy. Nghĩa l{ tôi sẽ không bao giờ hành động khác đi để rồi tôi cũng có thể muốn rằng châm ngôn của tôi phải trở nên một luật phổ 310 quát.’123 Từ ‘ch}m ngôn’ ở đ}y phải được qui chiếu tới điều ta gọi là các châm ngôn thuộc nghiệm hay vật chất (empirical or material maxims). Sự sùng kính đối với luật, vốn đưa dẫn tới châm ngôn hình thức (the formal maxim) của h{nh động tuân theo luật như thế, đòi hỏi ta nên làm sao cho tất cả những châm ngôn thuộc chất của ta (material maxims) tuân theo hình thức luật như thế (the form of law as such), hình thức này là tính phổ quát. Ta phải hỏi liệu ta có muốn rằng một ch}m ngôn được đặt ra có nên trở thành một luật phổ qu|t không. Nghĩa l{ nó có thể mang hình thức của tính phổ quát hay không? Kant đưa ra một ví dụ. Ta h~y tưởng tượng một người đang trong cảnh túng quẫn. Anh chỉ có thể giải gỡ cho chính mình khỏi cảnh ngộ ấy bằng việc hứa một điều m{ anh không có ý định thực hiện. Nghĩa l{ anh chỉ có thể có được sự khuây khỏa nhờ vào việc nói dối. Anh có thể làm thế không? Nếu anh h{nh động theo cách ấy, châm ngôn của anh sẽ l{ anh được trao quyền để hứa một điều mà anh không có ý định thực hiện nó (nghĩa l{ anh được trao quyền để nói dối) khi anh không còn c|ch n{o kh|c để có thể giải gỡ cho mình khỏi tình trạng cùng quẫn ấy. Ta có thể sẽ hỏi như thế này: Anh có thể muốn rằng châm ngôn này nên trở thành một luật phổ quát? Châm ngôn ấy, khi được phổ quát hóa, sẽ phát biểu rằng bất kỳ người n{o cũng có thể hứa mà không hề có ý định giữ lời hứa ấy (nghĩa l{ mọi người có thể nói dối) khi người ấy thấy mình trong tình trạng khó khăn m{ không còn c|ch n{o kh|c có thể giải gỡ cho mình. Theo Kant, sự phổ quát hóa này không thể được mong muốn. Bởi lẽ điều đó có nghĩa l{ muốn rằng việc nói dối nên trở thành luật phổ qu|t. V{ theo đó, không lời hứa nào có thể được tin tưởng nữa. Nhưng ch}m ngôn của người ấy đòi hỏi niềm tin nơi lời hứa. Vì thế, anh không thể đồng thời vừa làm theo châm ngôn này vừa muốn rằng nó sẽ không trở thành một luật phổ 123 G., p. 402; Abb., p. 18. 311 quát. Do vậy, châm ngôn ấy không thể mang hình thức phổ quát. Và nếu một châm ngôn không thể từ một nguyên lý chuyển qua một nguyên tắc khả hữu của luật phổ quát (a possible scheme of universal law), nó nhất thiết phải bị loại trừ. Không khi n{o tôi đề nghị rằng ví dụ n{y được miễn khỏi sự phê bình. Nhưng qua việc thảo luận về các sự chống đối có thể có, tôi thực sự không mong làm phân tán sự chú ý khỏi điểm chính yếu m{ Kant đang cố gắng nói. Dường như nó l{ thế này. Trong thực tế, tất cả chúng ta đều h{nh động theo điều Kant gọi l{ c|c ch}m ngôn. Nghĩa l{ ta đều có những nguyên lý chủ quan của ý muốn (subjective principles of volition). Lúc này, một ý muốn hạn định (a finite will) không thể là tốt trừ khi nó được thúc đẩy bởi sự tôn trọng hay sự sùng kính (respect or reverence) đối với luật phổ qu|t. Do đó, để cho ý muốn của ta có thể là tốt về luân lý, ta phải tự hỏi chính mình xem liệu ta có thể muốn rằng những châm ngôn của ta, những nguyên lý chủ quan của ý muốn của ta, nên trở thành những luật phổ quát hay không. Nếu ta không thể làm thế, ta phải từ bỏ những châm ngôn này. Nếu ta có thể làm thế, nghĩa l{ nếu những châm ngôn của ta có thể từ những nguyên lý đi đến một lược đồ khả hữu (a possible scheme) của luật luân lý phổ quát (universal moral legislation), lý trí đòi hỏi rằng ta nên thừa nhận và tôn trọng chúng vì sự sùng kính của ta đối với luật như thế.124 Cần chú ý rằng cho đến điểm n{y, Kant đang quan t}m đến việc l{m rõ ý tưởng về h{nh động vì trách nhiệm. Hơn nữa, theo quan điểm của ông, ta đang di chuyển trong phạm vi (the sphere) của điều mà ông gọi là tri thức đạo đức của lý trí con người cách chung (the moral knowledge of common human reason). ‘Tính tất yếu của h{nh động vì sự sùng kính thuần túy đối với luật thực hành (pure reverence for the practical law)là Rõ ràng ở đ}y không có thắc mắc nào về viêc suy diễn ra những qui luật hành xử cụ thể từ khái niệm về luật phổ qu|t như thế. Khái niệm được sử dụng như l{ sự kiểm nghiệm về khả thể được đón nhận hoặc bị từ chối của c|c phương ch}m, nhưng không được dùng như l{ tiền đề mà từ đó c|c phương ch}m được suy ra. 124 312 điều cấu thành (constitutes) trách nhiệm. Trước tính tất yếu ấy mọi động cơ kh|c phải nhường ưu tiên cho nó, bởi nó l{ điều kiện để một ý muốn trở nên tốt nơi chính nó; và sự thích đ|ng của một ý muốn như thế l{ ưu tiên hơn mọi sự khác. Do vậy, nếu không rời bỏ trhi thức luân lý của lý trí con người cách chung (without leaving the moral knowledge of common human reason), ta tìm đến được với nguyên lý của nó.125 Dù con người thường không tri nhận (conceive) nguyên lý này theo một hình thức trừu tượng như thế, nó vẫn được họ biết đến cách mặc nhiên, và nó là nguyên lý m{ c|c ph|n đo|n lu}n lý của họ dựa vào. Nguyên lý về trách nhiệm, điều mà tôi không bao giờ nên hành động khác với nó để tôi có thể cũng muốn rằng châm ngôn của tôi sẽ trở nên một luật phổ quát, là một cách hệ thông hóa (a way of formulating) điều mà Kant gọi là mệnh lệnh tuyệt đối (categorical imperative). Và bây giờ ta có thể chuyển chú tâm của mình vào chủ đề này. 5. Mệnh lệnh tuyệt đối (the categorical imperative) Như ta đ~ thấy, sự phân biệt là nhất thiết phải có giữa các nguyên lý và các châm ngôn. Các nguyên lý khách quan của luân lý (the objective principles of morality) có thể cũng l{ c|c nguyên lý chủ quan của ý muốn (subjective principles of volition), có chức năng như những châm ngôn. Thế nhưng, cũng có thể có sự không nhất quán giữa các nguyên lý khách quan của luân lý về một mặt, mặt khác là giữa các châm ngôn của con người hay các nguyên lý chủ quan của ý muốn. Nếu tất cả chúng ta đều là những tác nhân luân lý có lý tính cách thuần túy (purely rational moral agents), các nguyên lý khách quan của luân lý có lẽ luôn chỉ huy c|c h{nh động của ta; nghĩa l{ chúng có thể cũng l{ c|c nguyên lý chủ quan của ý muốn. Thật vậy, ta có khả năng h{nh động theo các châm ngôn 125 G., p. 40 3: Abb., p. 20. 313 hay theo các nguyên lý chủ quan của ý muốn vốn không phù hợp với các nguyên lý khách quan của lu}n lý. V{ điều n{y có nghĩa rằng những cái sau tự xuất lộ ra cho ta như những yêu cầu hay những mệnh lệnh. Do vậy ta cảm nghiệm nó như một bổn phận (obligation). Nếu các ý muốn của ta là những ý muốn thánh thiện, có lẽ sẽ chẳng có thắc mắc về mệnh lệnh (command) cũng như về bổn phận (obligation). Nhưng trong mức độ các ý muốn của ta không là những ý muốn thánh thiện (dù rằng ý muốn thánh thiện sẽ vẫn l{ lý tưởng (the ideal)), luật luân lý tất yếu phải mang một hình thức mệnh lệnh đối với ta. Lý tính thực hành thuần túy yêu cầu; và trách nhiệm của ta là phải vượt qua những ước muốn vốn xung khắc với những mệnh lệnh này. Khi định nghĩa một mệnh lệnh (imperative), Kant phân biệt giữa lệnh (command) và mệnh lệnh (imperative).126 ‘Việc hình thành trong đầu một nguyên lý khách quan, theo mức nó đang tất yếu hóa đối với một ý muốn, được gọi là lệnh (command) (của lý trí), và mẫu thức (the formula) của một lệnh (command) được gọi là một mệnh lệnh (imperative). Tất cả mệnh lệnh đều được diễn tả qua từ ‘phải’(ought) và biểu lộ theo cách ấy mối tương quan giữa một luật khách quan của lý tính (an objective law of reason) với một ý muốn (a will) vốn không tất yếu được định đoạt bởi luật khách quan ấy, do sự thiết lập chủ quan của ý muốn đó.’127 Với việc nói về nguyên lý kh|ch quan như đang tất yếu hóa đối với một ý muốn, đương nhiên Kant không có ý nói rằng ý muốn của con người không thể không tuân theo luật đó. Điểm nhắm ở đ}y đúng hơn phải là ý muốn không tất yếu phải theo mệnh lệnh của lý trí (the dictate of reason), điều n{y đưa đến hệ quả rằng luật xuất lộ cho t|c nh}n như điều gì đó ngoại tại vốn tạo sự ràng buộc hay sự |p đặt đối với ý muốn ấy. Theo nghĩa n{y, luật được cho là 126 127 Tuy nhiên ông không tận dụng được điều này. Vì thế không cần phải để t}m đến điều này. G., p. 413; Abb., P.30. 314 đang tất yếu hóa đối với ý muốn. Nhưng ý muốn không tất yếu bị định đoạt bởi luật. Thuật ngữ của Kant có lẽ hơi rối rắm; nhưng ông không vướng phải sự tự mâu thuẫn. Lúc này, có ba loại mệnh lệnh, tương ứng với ba loại hay ba ý nghĩa kh|c nhau của h{nh động thiện (good action). Và vì chỉ một trong ba loại mệnh lệnh này là mệnh lệnh lu}n lý, điều quan trọng là cần hiểu sự phân biệt giữa các loại này của Kant . Trước tiên, ta h~y cùng xét c}u n{y: ‘Nếu bạn muốn hoạc tiếng Pháp, bạn phải sử dụng những phương tiện n{y’. Ở đ}y, ta có một mệnh lệnh. Nhưng có hai điều cần chú ý. Thứ nhất, những hành động ra lệnh được xem là thiện (good) khi nhắm đạt tới một mục đích n{o đó. Chúng không được truyền bảo như những h{nh động vốn phải được l{m vì chính nó, nhưng chỉ như một phương tiện. Mệnh lệnh vì thế được nói là có tính chất giả định (hypothetical). Thứ hai, mục đích đant b{n đ}y không l{ mục đích m{ mọi người tìm kiếm tự bản chất. Một người có thể muốn hoặc không muốn học tiếng Pháp. Mệnh lệnh chỉ đơn thuần phát biểu rằng nếu bạn muốn học tiếng Pháp, bạn phải sử dụng phương tiện n{o đó, nghĩa là, phải thực hiện những h{nh động n{o đó. Loại mệnh lệnh này Kant gọi là một mệnh lệnh giả định không chắc hay một mệnh lệnh kĩ năng (a problematic hypothetical imperative or an imperative of skill). Không có gì khó khăn để thấy rằng loại mệnh lệnh này không phải là mệnh lệnh lu}n lý. Ta đ~ lấy ví dụ về việc học tiếng Pháp. Thế nhưng, một cách hoàn toàn ổn thỏa tương tự thế ta cũng có thể lấy ví dụ về việc trở nên một tên trộm thiện nghệ (a successful burglar). ‘Nếu bạn muốn trở nên một tên trộm thiện nghệ, nghĩa là, nếu bạn muốn chôm đồ mà không bị phát hiện, đ}y l{ những phương tiện mà bạn cần có.’ Mệnh lệnh kĩ năng, hay mệnh lệnh kĩ thuật như ta có thể gọi thế, tự nó chẳng có gì liên can đến luân lý. 315 Những h{nh động được truyền bảo được truyền bảo (the actions commanded are commanded) đơn thuần có tính hữu dụng cho việc đạt được một mục đích vốn một người có thể mong hoặc không mong ước đạt được; và sự theo đuổi mục đích ấy có thể tương hợp hoặc không tương hợp với luật luân lý. Thứ hai, ta h~y xét c}u nói: ‘Bạn ước mong hạnh phúc bởi tính tất yếu của bản chất của bạn; vì vậy, bạn phải thực hiện những hành động n{y’. Ở đ}y, ta lại có một mệnh lệnh giả định (a hypothetical imperative), theo nghĩa rằng những h{nh động n{o đó được truyền bảo như phương tiện cho một mục đích (as means to an end). Nhưng nó không l{ một mệnh lệnh giả định không chắc chắn (a problematic hypothetical imperative). Bởi lẽ khát mong hạnh phúc không phải là một mục đích (an end) mà ta có thể đặt ra cho mình hoặc gạt qua một bên như ta thích, theo c|ch tương tự như chọn hay không chọn để học tiếng Ph|p, để trở nên những tên trộm thiện nghệ, để đạt được nghệ thuật thợ mộc, v{ tương tự thế. Mệnh lệnh không nói ‘nếu bạn khát mong hạnh phúc’: nó khẳng quyết (asserts) rằng bạn khát mong hạnh phúc. Vì vậy, nó là một mệnh lệnh giả định khẳng quyết (an asserloric hypothetical imperative). Lúc này, mệnh lệnh n{y được gắn kết với những hệ thống đạo đức n{o đó (some ethical systems) như một mệnh lệnh đạo đức (moral imperative). Thế nhưng Kant không cho phép bất kể mệnh lệnh giả định nào (hypothetical imperative) dù là không chắc (problematic) hay khẳng quyết (assertoric), là mệnh lệnh đạo đức. Dường như theo tôi thì Kant có vẻ gì đó ngạo mạn (somewhat cavalier) trong cách xử lý (treatment) của mình về các lý thuyết đạo đức nhắm đến mục đích (teleological ethical theories). Tôi muốn nói rằng ông dường như không đưa ra đủ sự suy xét về sự khác biệt vốn cần phải xem xét giữa các loại khác nhau của đạo 316 đức học mục đích (teleological ethics). ‘Hạnh phúc’('happiness') có thể được xem như một tình trạng chủ quan vốn đạt được nhờ những h{nh động n{o đó nhưng lại tách biệt khỏi những hành động ấy. Trong trường hợp n{y, c|c h{nh động ấy được phán đo|n l{ thiện (good) chỉ như phương tiện cho một mục đích m{ đối với mục đích ấy c|c phương tiện là ngoại tại. Nhưng ‘hạnh phúc’, giả dụ nếu ta theo cách dịch truyền thống từ ý niệm Eudaimonia của Aristotle128, có thể được xem như một sự thực thể hóa mang tính khách quan của những tiềm thể người với tư c|ch l{ người (an objective actualization of the potentialities of man as man) (nghĩa l{, như một hoạt động); v{ trong trường hợp n{y, c|c h{nh động vốn được phán đo|n l{ tốt thì không thuần túy ngoại tại đối với mục đích (not purely external to the end). Tuy nhiên, Kant rất có thể sẽ nói rằng vậy thì ta có một đạo đức đặt nền trên tư tưởng về sự thiện hảo của nhân bản (the perfection of human nature), và rằng dù ý tưởng này có tính thích hợp về luân lý, nó không thể cung ứng nguyên lý tối thượng về luân lý (the supreme principle of morality) m{ ông đann kiếm tìm. Trong trường hợp n{o đi nữa, Kant từ chối tất cả những mệnh lệnh giả định, dù là không chắc hay khẳng quyết (problemetic or assertoric), không xem chúng như sự đ|p ứng cho mệnh lệnh luân lý. Vì thế, điều còn lại đó l{ mệnh lệnh luân lý nhất thiết phải là tuyệt đối (categorical). Nói cách khác, nó phải đòi buộc các hành động, không như phương tiện cho bất kỳ mục đích n{o, nhưng l{ thiện nơi chính chúng (as good in themselves). Đó l{ điều mà Kant gọi là mệnh lệnh hiển nhiên (an apodictic imperative). ‘Mệnh lệnh tuyệt đối (the categorical imperative), mà tuyên bố rằng một hành động là tự nó có tính tất yếu cách khách quan (objectively necessary in itself) không hề qui chiếu vào bất cứ mục đích n{o, Về nội dung tóm lược của lý thuyết đạo đức học của Aristotle, xem Tập I trong cuốn Lịch sử triết học này, chương XXXI. 128 317 nghĩa l{, không có một mục đích kh|c n{o, l{ xứng đ|ng l{ một nguyên lý thực hành hiển nhiên (is valid as an apodictic practical principle).’129 Mệnh lệnh tuyệt đối (categorical imperative) này là gì? Tất cả những gì ta có thể nói về nó chỉ là tiên thiên thuần túy (purely a priori), nghĩa l{ bằng việc xét khái niệm thuần túy về mệnh lệnh tuyệt đối, đó l{ nó đòi buộc sự am hợp với luật cách chung. Nói c|ch kh|c, nó đòi buộc rằng các châm ngôn (maxims) vốn đóng vai trò như c|c nguyên lý của ý muốn của ta (principles of volition) phải tương hợp với luật phổ qu|t (universal law). ‘Vì thế, chỉ có một mệnh lệnh tuyệt đối, và nó là thế này: Hãy hành động theo châm ngôn mà qua đó bạn đồng thời muốn rằng nó phải trở nên một luật phổ quát.’130 Thế nhưng Kant ngay lập tức đưa ra cho ta một phương thức khác (another formulation) của mệnh lệnh, cụ thể l{ ‘Hãy hành động như thể châm ngôn hành động của bạn phải trở nên một Luật Phổ Quát Của Tự Nhiên ngang qua ý muốn của bạn’.131 Trong phần vừa rồi, ta gặp mệnh lệnh tuyệt đối (categorical imperative) được biểu hiện ở thể phủ định. V{ trước đó ở cước chú trang 320,132 tôi đ~ lưu ý rằng không có thắc mắc về việc suy diễn những luật cụ thể (deducing concrete rules) của hành xử từ khái niệm về luật phổ qu|t như thế. Cũng thế, ở đ}y ta cũng phải nhớ rằng Kant không nhắm đến ngụ ý rằng các luật cụ thể của hành xử có thể được suy diễn từ mệnh lệnh tuyệt đối theo như cách một kết luận của một tam đoạn luận (syllogism) có thể được suy diễn từ những tiền đề (premisses). Mệnh lệnh không giữ vai trò như một tiền đề để suy diễn bằng sự ph}n tích đơn thuần G.,p. 415; Abb., p. 32. G., p. 421; Abb., p. 38. 131 Ibid.; Abb., p. 39. 132 Số 320 là của Tập VI trong bộ A History of philosophy của Frederick Copleston, S.J. 129 130 318 (mere analysis), nhưng như một tiêu chuẩn (a criterion) phán đo|n tính lu}n lý của các nguyên lý cụ thể của hành xử (conduct). Tuy nhiên, ta có thể nói về các luật lu}n lý được phái sinh (moral laws being derived) theo nghĩa n{o đó từ mệnh lệnh tuyệt đối (categorical imperative). Giả sử rằng tôi cho tiền một người nghèo cùng quẫn khi không còn ai khác có thỉnh cầu cấp thiết hơn với tôi. Ta hãy giả định rằng ch}m ngôn h{nh động của tôi v{ cũng l{ nguyên lý chủ quan của ý muốn của tôi, đó l{ tôi bố thí cho người mà thực sự cần sự giúp đỡ như thế khi không có ai khác có một thỉnh cầu đ|ng ưu tiên hơn đối với tôi. Tôi tự hỏi liệu tôi có muốn ch}m ngôn n{y th{nh ra như l{ một luật phổ quát dành cho mọi người, cụ thể là một người phải giúp những người thực sự cần sự giúp đỡ khi không còn ai khác có một thỉnh cầu cấp thiết hơn với người đó. V{ tôi quyết đinh rằng tôi sẽ muốn như thế. Vì vậy, châm ngôn của tôi được chứng nhận là có tính luân lý (morally justified). Đối với luật luân lý mà tôi mong muốn, đ}y rõ r{ng l{ không thể suy diễn bằng phân tích thuần túy (mere analysis) từ mệnh lệnh tuyệt đối (categorical imperative). Vì lẽ nó giới thiệu những tư tưởng vốn không có nơi mệnh lệnh ấy. Đồng thời, luật ấy có thể được cho l{ được phái sinh từ mệnh lệnh tuyệt đối (be derived from the categorical imperative), theo nghĩa rằng nó được phái sinh ngang qua việc áp dụng mệnh lệnh. Vì thế, ý niệm chung của Kant đó l{ luật luân lý hay luật thực hành như thế là có tính phổ quát chặt chẽ (strictly universal); phổ quát tính, như nó l{, l{ hình thức của nó (universality being, as it were, its form.). Vì vậy, tất cả các nguyên lý cụ thể của hành xử (concrete principles of conduct) phải thông dự (partake) vào tính phổ quát này nếu chúng muốn được đ|nh gi| l{ có tính lu}n lý. Nhưng ông không nói rõ rằng đ}u chính x|c l{ điều ông muốn khi nói ‘có thể’ hay ‘không thể’ ('being able' or 'not being able') để muốn rằng châm ngôn của người đó phải trở thành luật phổ qu|t. Người ta 319 rất có thể có khuynh hướng tự nhiên hiểu rằng ông muốn nhắm đến sự thiếu vắng (absence) hay hiện diện (presence) của sự mâu thuẫn về luận lý (logical contradiction) khi người ta cố phổ quát hóa châm ngôn của mình. Thế nhưng Kant có chỉ ra sự phân biệt [giữa có hay không sự mâu thuẫn luận lý]. ‘Một số h{nh động có bản chất như thế trong khi châm ngôn của chúng không thể được nhận như l{ luật phổ quát mà không có sự mâu thuẫn.’133 Ở đ}y, Kant dường như nói đến sự mâu thuẫn luận lý giữa châm ngôn (maxim) và hình thức (its formulation) của nó trong tư c|ch l{ một luật phổ quát. Tuy nhiên trong những trường hợp kh|c, ‘tính bất khả hữu nội tại’ ('intrinsic impossibility') n{y không hiện diện; ‘nhưng vẫn là bất khả hữu để muốn rằng châm ngôn ấy phải được nâng lên thành phổ quát tính của một luật tự nhiên (the universality of a law of nature), bởi lẽ một ý muốn như thế sẽ tự mâu thuẫn (contradict itself).’134 Ở đ}y, Kant dường như nói đến những trường hợp trong đó một châm ngôn có thể được mang lấy hình thức (formulation) của một luật phổ quát mà không có sự mâu thuẫn luận lý, dẫu cho ta không thể muốn luật này bởi vì ý chí (the will), như được diễn tả trong luật ấy, có thể ở trong tình trạng đối lập hay trong sự tự mâu thuẫn như Kant nói, khi gắn bó chặt chẽ với mục đích hay kh|t mong n{o đó Tuy nhiên, trong những trường hợp khác mà ở đó một châm ngôn có thể được mang lấy hình thức của một luật phổ quát mà không có sự mâu thuẫn về luận lý, dù ta không thể mong muốn luật này bởi vì, như đ~ được diễn tả trong luật, ý muốn ấy có thể ở trong tình trạng đối kháng (antagonism) hay là sự tự mâu thuẫn, như Kant nói, khi liên kết cách chặt chẽ mục đích hay kh|t mong n{o đó (some purpose or desire) với một thành quả (attainment) vốn không tương xứng với sự tuân thủ luật (the observance of the law). 133 134 G., p. 424; Abb., p.41. Ibid.; Abb., p. 42. 320 Thật vậy, một loạt ví dụ được đưa ra. Ví dụ thứ tư trong số những ví dụ n{y dường như được chủ định như một ví dụ về loại thứ hai của sự thiếu khả năng (inability) để muốn rằng châm ngôn của một người phải trở nên luật phổ quát. Một người vui hưởng sự sung túc nhưng thấy rằng những người kh|c đang trong cảnh nghèo khổ, và nhận thấy anh có thể giúp họ. Tuy nhiên, anh theo ch}m ngôn không để mình bận tâm tới sự túng quẫn của người khác. Châm ngôn này có thể trở nên một luật phổ qu|t chăng? Nó có thể được thực hiện không hề có sự mâu thuẫn luận lý. Bởi lẽ không có sự mâu thuẫn luận lý nơi một luật nói rằng những ai sống trong thịnh vượng không phải trao bất kỳ sự trợ giúp nào cho những người đang trong cảnh túng quẫn. Thế nhưng, theo Kant, người sung túc ấy không thể muốn luật này mà không có sự mâu thuẫn hay đối kháng nội tại nơi ý muốn của anh ta. Vì lẽ châm ngôn cội nguồn của anh (his original maxim) thể hiện sự thiếu để t}m đến người khác do tính ích kỷ, và vì ích kỷ, anh chắc chắn sẽ ước muốn rằng chính anh sẽ nhận được sự giúp đỡ từ người khác nếu anh phải ở trong tình trạng khốn khổ. Đương nhiên kh|t mong này sẽ bị phủ nhận bởi việc mong muốn luật phổ quát ấy [rằng những ai sống trong thịnh vượng không phải trao bất kỳ sự trợ giúp nào cho những người đang trong cảnh túng quẫn]. Ví dụ thứ hai của Kant dường như được chủ định như một minh họa về một sự mâu thuẫn luận lý vốn liên hệ tới việc chuyển châm ngôn của một người thành một luật phổ quát. Một người cần tiền và chỉ có thể mượn được tiền bằng cách hứa sẽ hoàn trả lại, dù anh biết rất rõ rằng anh sẽ không có khả năng ho{n trả. Sự phản tỉnh cho anh thấy rằng anh không thể biến châm ngôn (khi tôi cần tiền, tôi sẽ mượn và hứa sẽ hoàn trả, dù tôi biết tôi không có khả năng ho{n trả) thành một luật phổ quát mà không có sự mâu thuẫn. Vì lẽ luật phổ quát ấy sẽ hủy hoại hoàn toàn niềm tin đối với các lời hứa, trong khi châm ngôn ấy tiền giả định niềm tin đối 321 với các lời hứa. Từ những gì ông nói, Kant dường như nghĩ rằng tự luật ấy rất có thể mang tính tự mâu thuẫn (self-contradictory), luật đó l{: khi có nhu cầu và có thể tìm kiếm sự trợ giúp chỉ với việc hứa một điều m{ người ấy không thể thực hiện, bất kỳ ai đều có thể hứa như thế. Thế nhưng thật khó để thấy rằng mệnh đề này là tự mâu thuẫn xét theo nghĩa luận lý thuần túy (purely logical sense), dù rất có thể luật ấy không được mong muốn mà không có sự mâu thuẫn m{ Kant đ~ lưu ý đến. Đương nhiên, có người cho rằng ta không nên khổ sở vì những ví dụ cụ thể. Các ví dụ có thể sẵn s{ng đón nhận sự chống đối; nhưng ngay cả khi Kant không đưa ra sự lưu ý đầy đủ về hình thức của chúng (their formulation), lý thuyết mà những ví dụ được cho là sẽ minh họa là lý thuyết quan trọng. Đó có thể là một lời nhận xét thích hợp nếu thuyết ấy rõ ràng ngay cả khi cách diễn tả có trừu tượng. Nhưng đ}y dường như đối với tôi không phải là vấn đề đặt ra. Đối với tôi, dường như Kant vẫn chưa l{m rõ ý nghĩa c}u nói ‘có khả thể’ v{ ‘không có khả thể’ ('being able' and 'not being able') để muốn rằng châm ngôn của một người phải trở nên một luật phổ quát. Tuy nhiên, sau những ví dụ của Kant, ta có thể thấy một xác tín rằng luật luân lý là phổ quát cách tất yếu (essentially universal), và rằng việc thực hiện một luật trừ cho chính mình vì những động cơ ích kỷ là vô luân lý. Lý trí thực h{nh đòi buộc ta phải vượt trên các khát mong và châm ngôn ích kỷ (selfish desires and maxims) vốn mâu thuẫn với tính phổ quát của luật. 6. Hữu thể có lý tính (rational being) tự nó như l{ cùng đích (end) Ta đ~ thấy rằng theo Kant chỉ có ‘duy một’ mệnh lệnh tuyệt đối ('only one' categorical imperative), cụ thể l{ ‘H~y h{nh động theo ch}m ngôn m{ qua đó bạn có thể đồng thời muốn rằng nó phải trở nên một luật phổ qu|t’. Nhưng ta cũng thấy rằng ông đưa ra một 322 hình thức (formulation) khác của mệnh lệnh tuyệt đối (categorical imperative), cụ thể l{ ‘H~y h{nh động như thể châm ngôn hành động của bạn phải ngang qua ý muốn của bạn trở nên một Luật Phổ Quát của Tự Nhiên (Universal Law of Nature)’. V{ ông đưa ra những hình thức (formulations) khác nữa. Dường như tất cả có 5 hình thức; nhưng Kant bảo ta rằng chỉ có ba. Vì vậy, ông khẳng định rằng ‘ba c|ch được đề cập trên về việc thể hiện nguyên lý luân lý thực ra đ~ l{ qu| nhiều mẫu thức (formulas) của cùng một luật, mỗi trong số ba đó bao h{m hai c|i kh|c’.135 Qua việc đưa ra nhiều hình thức (formulations) về mệnh lệnh tuyệt đối (categorical imperative), Kant không vì thế mà chủ định tuyên bố từ bỏ điều m{ ông đ~ nói: chỉ tồn tại ‘duy một’ ('only one') mệnh lệnh như thế. Kant cho ta biết rằng các hình thức kh|c nhau được chủ định để mang một ý tưởng của lý trí (the reason) đến gần hơn với trực giác (intuition), bằng phương tiện của một loại suy nào đó (a certain analogy), v{ theo đó đến gần hơn với cảm xúc (feeling). Vì thế hình thức (formulation) ‘H~y h{nh động như thể ch}m ngôn h{nh động của bạn phải ngang qua ý muốn của bạn trở thành một Luật Phổ Quát của Tự Nhiên’ tận dụng được một sự tương tự giữa luật luân lý và luật tự nhiên (moral law and natural law). Và ở một v{i nơi kh|c Kant diễn tả mẫu thức ấy (the formula) theo c|ch n{y: ‘H~y tự hỏi xem liệu bạn có thể xem hành động mà bạn dự định l{m như một đối tượng có thể có (a possible object) của ý muốn của bạn nếu nó xảy ra theo như luật tự nhiên, trong một hệ thống thuộc tự nhiên (a system of nature) mà bạn là một phần trong đó.’136 Mẫu thức này (this formula)137 có thể giống như l{ mệnh lệnh tuyệt đối (categorical imperative) theo hình thức cội nguồn của nó (its original form), theo nghĩa rằng cái sau G., p. 436; Abb., p. 54. Pr.R., 122; Abb., p. 161. 137 Mẫu thức n{y rõ r{ng được tiền giả định bởi ví dụ đầu tiên của Kant về việc áp dụng mệnh lệnh tuyệt đối, cụ thể là ví dụ về người chỉ còn nỗi khổ đau vô vọng và tự hỏi liệu anh có thể tự tử không (G., pp. 421-2; Abb.,pp.39-40). 135 136 323 [mệnh lệnh tuyệt đối] là nguyên lý của nó, như nó l{; nhưng rõ ràng rằng ý tưởng về một hệ thống của Tự Nhiên là một phần thêm vào mệnh lệnh tuyệt đối ấy (an addition to the categorical imperative), như được diễn tả trước đó. Tuy nhiên, giả định rằng hai hình thức (formulations) của mệnh lệnh tuyệt đối (categorical imperative) vốn đ~ được đề cập đến có thể được kể là một, ta xét đến điều mà Kant gọi là hình thức (formulation) thứ hai hay cách thức biểu hiện của nguyên lý luân lý. Cách tiếp cận của ông tới hình thức ấy được xét đến. Ta đ~ đưa ra nội dung của mệnh lệnh tuyện đối. ‘Thế nhưng ta vẫn chưa đi xa hơn nhằm minh chứng rằng thực sự có một mệnh lệnh như thế, rằng có một luật thực hành (a practical law) vốn tự đòi buộc cách tuyệt đối và không còn có một thúc đẩy nào khác (other impulses), và rằng việc tuân theo luật này là trách nhiệm (duty).’138 Vì thế, câu hỏi gợi lên đó l{ liệu có phải chính một luật tất yếu thực tiễn (a practically necessary law) (nghĩa l{ một luật |p đặt bổn phận (obligation)) đối với tất cả mọi hữu thể có lý tính (rational beings) là luật mà sẽ luônđược họ dùng để phán xét các h{nh động của họ bằng những châm ngôn mà họ có thể muốn chúng trở thành những luật phổ quát. Nếu đ}y thực sự l{ trường hợp, nhất thiết phải có một nối kết tổng hợp tiên thiên (a synthetic a priori connection) giữa khái niệm về ý muốn (the will) của một hữu thể có lý tính như thế và mệnh lệnh tuyệt đối (categorical imperative). Phương |n của Kant cho vấn đề là không dễ theo và tạo ấn tượng rằng nó là sự giải quyết vòng vo (very roundabout). Ông lập luận rằng điều mà có chức năng đối với ý muốn như l{ nền tảng khách quan (the objective ground) của sự tự định đoạt (selfdetermination) của ý muốn, đó l{ cái mục đích (the end). Và nếu có 138 G., p. 425; Abb., p. 43. 324 một mục đích được chỉ định bởi duy chỉ lý trí (mà không bởi khát mong chủ quan (subjective desire)), nó sẽ có hiệu lực đối với tất cả mọi hữu thể có lý tính và vì vậy sẽ có chức năng như nền tảng cho một mệnh lệnh tuyệt đối (categorical imperative), ràng buộc những ý muốn của tất cả mọi hiện hữu có lý tính. Mục đích n{y không thể là một mục đích tương đối (a relative end), được qui định bởi khát mong; vì những mục đích như thế chỉ dẫn đến những mệnh lệnh giả định. Vì vậy, nó nhất thiết phải là một mục đích tự nó (an end in itself), mang giá trị tuyệt đối chứ không phải chỉ là giá trị tương đối. ‘Giả sử rằng có điều gì đó m{ sự tồn hữu của nó mang nơi chính nó giá trị tuyệt đối (the existence of which has in itself absolute value), điều mà vốn là một mục đích tự nó (as an end in itself), nó có thể là nền tảng của những luật tất định (the ground of determinate laws). Khi đó nơi nó v{ chỉ nơi nó thôi mới có được nền tảng của một mệnh lệnh tuyệt đối khả hữu (a possible categorical imperative), tức là của một luật thực hành (a practical law).139 Lại nữa, nếu có một nguyên lý thực hành tối thượng (a supreme practical principle) vốn là một mệnh lệnh tuyệt đối (categorical imperative) đối với ý muốn của con người, ‘nó nhất thiết phải là một nguyên lý cấu thành (constitutes) một nguyên lý khách quan của ý muốn (an objective principle of will), và vì vậy có thể có vai trò như l{ một luật thực hành phổ quát. Vì lẽ nó được phái sinh (derived) từ khái niệm về cái mà tất yếu phải là một mục đích dành cho mọi người vì lẽ nó là một mục đích tự nó (an end in itself). ’140 Có hay không một mụch đích như thế? Kant đòi hỏi rằng con người phải là một mục đích nơi chính nó, v{ cũng thế đối với bất 139 140 G., p. 428; Abb., p. 46. G., pp. 428-9; Abb., p. 47. 325 kỳ hiện hữu có lý tính nào. Khái niệm về một hiện hữu có lý tính như một mục đích tự thân có thể mang vai trò như nền tảng cho một nguyên lý hay một luật thực hành tối thượng (a supreme practical principle or law). ‘Nền tảng của nguyên lý n{y đó l{ loài có lý tính tồn tại như là mục đích của chính nó... Vì vậy, mệnh lệnh thực hành (the practical imperative) sẽ như sau. ‘Hãy hành động để rồi đối xử với loài người, dù nơi chính con người bạn hay nơi bất kỳ ai khác, luôn đồng thời như là một mục đích (an end) mà không bao giờ đơn thuần (merely) như một phương tiện (a means).’141 Các từ ‘đồng thời’ (at the same time) v{ ‘đơn thuần’ (merely) là từ quan trọng. Ta không thể không dùng người kh|c như l{ phương tiện. Ví dụ khi tôi đến một tiệm cắt tóc, tôi dùng thợ cắt tóc như một phương tiện cho một mục đích kh|c hơn l{ chính anh ta. Thế nhưng luật phát biểu rằng, ngay cả trong những trường hợp như thế, tôi không bao giờ được dùng một hữu thể có lý tính như một phương tiện đơn thuần (a mere means); nghĩa l{ như thể anh không có giá trị nơi chính anh ngoại trừ chỉ là một phương tiện cho mục đích chủ quan của tôi (subjective end). Kant áp dụng hình thức này (this formulation) của mệnh lệnh tuyệt đối (categorical imperative) cho những trường hợp giống như thế m{ ông dùng để minh họa sự áp dụng của mệnh lệnh ấy, như đ~ được hình thức hóa từ đầu (originally formulated). Người tự tử là tự hủy hoại đời mình nhằm thoát khỏi những hoàn cảnh đau buồn. Người l{m như thế l{ đ~ sử dụng chính mình, một con người, chỉ như một phương tiện thuần túy (a mere means) cho một mục đích tương đối (a relative end), cụ thể là việc duy trì những điều kiện có thể chịu đựng được cho tới cuối đời. Người mà hứa một điều nhằm đạt được một lợi ích khi mà anh không có ý định thực hiện lời hứa ấy hay khi anh biết rõ rằng anh sẽ không thể giữ được lời hứa đó, người đó đ~ sử dụng người m{ anh ta đ~ 141 G., p. 429; Abb., p. 47. 326 hứa với như một phương tiện thuần túy cho một mục đích tương đối. Khi lướt qua, ta có thể thấy rằng Kant đ~ sử dụng tốt nguyên lý này trong luận thuyết của ông Hướng Đến Nền Hòa Bình Vĩnh Cửu (On Perpetual Peace). Một qu}n vương (a monarch) dùng các binh sĩ trong những cuộc chiến tranh x}m lược hầu tạo sự b{nh trướng (aggrandizement) cho chính ông hay cho vương quốc. Ông đang sử dụng những hữu thể có lý tính như phương tiện thuần túy (as mere means) cho một mục đích đầy tham vọng. Thật vậy, theo Kant, qu}n đội dự phòng nên được bãi bỏ trong tương lai bởi vì việc mướn người để giết người hay bị người giết là gắn với việc dùng họ như những phương tiện thuần túy (as mere means) trong tay quốc gia. Điều này không thể được dung hòa cách dễ dàng với những quyền con người vốn được thiết lập trên giá trị tuyệt đối (the absolute value) của hữu thể có lý tính ấy. 7. Sự tự trị của ý chí (autonomy of the will) Ý tưởng tôn trọng mọi ý muốn lý tính (rational will) như một mục đích tự nó v{ không xem nó như một phương tiện thuần túy nhằm đạt được điều khát mong của con người, ý tưởng n{y đưa ta đến ‘ý tưởng xem ý muốn của mỗi hữu thể có lý tính như việc tạo lập nên luật phổ qu|t’.142 Trong quan điểm của Kant, ý muốn của người vốn được xem như một hữu thể có lý tính nhất thiết phải được coi như nguồn (the source) của luật m{ người ấy nhận như l{ sự bó buộc có tính phổ qu|t (universally binding). Đ}y l{ nguyên lý của tính tự trị (the autonomy), như được đối lập với tính dị trị (the heteronomy) của ý chí. 142 G., p. 431; Abb., p. 50. 327 Một trong những cách tiếp cận của Kant với sự tự trị của ý chí theo mức độ n{o đó chính l{ điều này. Tất cả những mệnh lệnh mà được điều kiện hóa bởi khao kh|t hay khuynh hướng (desire or inclination) hay như c|ch Kant nói l{ bởi ‘ích lợi’ ('interest'), tất cả chúng đều là những mệnh lệnh giả định (hypothetical imperatives). Một mệnh lệnh tuyệt đối (a categorical imperative) vì vậy phải là không bị điều kiện hóa (unconditioned). Và ý muốn luân lý (moral will) vốn tuân theo mệnh lệnh tuyệt đối (categorical imperative) thì không bị định đoạt bởi ích lợi. Có nghĩa l{ nó phải là không mang tính dị trị (heteronomous), không lệ thuộc v{o c|c khao kh|t v{ c|c khuynh hướng vốn là thành phần của một chuỗi tất định theo tính nhân quả (a causally determined series). Vì thế nó nhất thiết phải mang tính tự trị (autonomous). Và việc nói rằng một ý muốn luân lý mang tính tự trị (autonomous) là nói rằng tự nó là luật mà nó phải tuân theo. Đến đ}y, ý tưởng về mệnh lệnh tuyệt đối (categorical imperative) mặc nhiên bao h{m ý tưởng về sự tự trị của ý chí (the autonomy of the will). Nhưng sự tự trị này có thể được thể hiện minh nhiên nơi một hình thức của mệnh lệnh ấy (a formulation of the imperative). V{ khi đó ta có nguyên lý ‘đừng bao giờ h{nh động theo một châm ngôn nào khác ngoại trừ châm ngôn vốn có thể trở nên một luật phổ quát mà không có sự mâu thuẫn và vì vậy luôn h{nh động như thế ngõ hầu ý muốn có thể đồng thời tự xem nó như việc tạo lập luật phổ quát ngang qua châm ngôn của nó’.143 Trong Phê Phán Lý Tính Thực Hành (Critique of Practical Reason), nguyên lý đó được diễn tả thế n{y: ‘H~y h{nh động để rồi châm ngôn của ý muốn của bạn (your will) luôn đồng thời có giá trị như một nguyên lý hình thành nên luật phổ qu|t.’144 143 144 G., p. 434; Abb., p. 52. Pr.R., 54; Abb., p. 119. 328 Kant nói đến sự tự trị của ý chí (the autonomy of the will) như là ‘nguyên lý tối hậu (the supreme principle) của lu}n lý’145 v{ như ‘nguyên lý duy nhất (the sole principle) của mọi luật luân lý và của các trách nhiệm tương ứng (corresponding duties)’.146 Mặt khác, sự dị trị của ý chí (heteronomy of the will) l{ ‘nguồn của mọi nguyên lý giả tạo (spurious principles) của lu}n lý’; 147 và vì vẫn còn xa với khả thể cung cấp một nền tảng (basis) cho nghĩa vụ (obligation), sự dị trị kh| đối kháng với nguyên lý của nghĩa vụ (principle of obligation) và với luân lý của ý chí (the will)’.148 Nếu ta chấp nhận sự dị trị của ý chí, ta chấp nhận giả định rằng ý chí phải tuân theo những luật luân lý vốn không đến từ luật định (legislation) của chính ý muốn với tư c|ch l{ một ý muốn có lý tính (a rational will). Và dẫu rằng sự qui chiếu (reference) đ~ được nhắm tới một số những thuyết về đạo đức (ethical theories) vốn, theo Kant, đ~ chấp nhận giả định n{y, điều sẽ giúp làm sáng tỏ ý của Kant đó l{ việc ta một lần nữa xem qua chúng cách ngắn gọn. Trong cuốn Phê Phán Lý Tính Thực Hành (Critique of Practical Reason) 149 Kant đề cập đến Montaigne như l{ người đặt nền (grounding) cho những nguyên lý về luân lý trên giáo dục (on education), Mandeville l{ người đặt nền cho những nguyên lý trên định chế dân sự (on the civil constitution) (hay về hệ thống luật (the legal system)), Epicurus l{ người đặt nền cho những nguyên lý trên cảm xúc thể lý on (physical feeling) (hay khoái lạc (pleasure)), v{ Hutcheson l{ người đặt nền cho những nguyên lý trên cảm xúc luân lý (on moral feeling). Tất cả những thuyết này được Kant gọi là chủ quan (subjective) hay thuộc nghiệm (empirical). Trong đó, hai thuyết đầu nói về những nhân tố thuộc G., p. 440; Abb., p. 59. Pr.R., 58; Abb., p. 122. 147 G., p. 441; Abb., p. 59. 148 Pr.R., 58; Abb., p. 122 149 Pr.R., 69; Abb., p. 129. 145 146 329 nghiệm ngoại tại (external empirical factors), hai thuyết sau bàn về những nhân tố thuộc nghiệm nội tại (internal empirical factors). Bên cạnh đó còn có những thuyết duy lý hoặc ‘kh|ch quan’ ('objective' or rationalistic theories), nghĩa l{ những thuyết mà hình thành luật luân lý dựa trên những ý tưởng của lý trí (ideas of reason). Kant đề cập đến hai loại. Loại đầu được gán cho phái Khắc Kỷ (Stoics) v{ Wolff, đằt nền luật và trách nhiệm luân lý trên ý tưởng về sự hoàn thiện nội tại (inner perfection); trong khi loại thứ hai được g|n cho Crusius, đặt nền luật v{ nghĩa vụ luân lý (the moral law and obligation) trên ý muốn của Thiên Chúa. Tất cả những thuyết n{y đều bị Kant gạt bỏ. Ông không nói rằng tất cả chúng đều không hợp lu}n lý; nghĩa l{ nói rằng không có thuyết nào trong số chúng có bất kỳ đóng góp n{o v{o l~nh vực đạo đức (the field of ethics). Điều ông thấy đó l{ không có thuyết nào trong số chúng có khả năng đưa ra được những nguyên lý tối hậu (the supreme principles) về lu}n lý v{ nghĩa vụ (obligation). Chẳng hạn, nếu ta nói rằng ý muốn của Thiên Chúa là qui luật của luân lý, ta có thể vẫn thắc mắc đ}u l{ lý do để ta phải tuân theo thánh ý ấy (the divine will). Kant không nói rằng ta không cần tuân theo thánh ý nếu th|nh ý được hiện tỏ. Ngược lại, trong mọi trường hợp ta trước tiên phải nhận ra rằng sự tuân phục đối với Thiên Chúa là một trách nhiệm. Vì vậy, trong mọi trương hợp, trước khi tuân theo Thiên Chúa, ta nhất thiết phải hành luật như l{ những hữu thể có lý tính. Vì vậy, sự tự trị của ý chí luân lý (the autonomy of the moral will) là nguyên lý tối hậu (the supreme principle) của luân lý. Rõ ràng khái niệm về sự tự trị (the autonomy) của việc hành luật có tính luân lý (the morally legislating) sẽ l{ vô nghĩa trừ khi ta phân biệt nơi con người hai điều: một l{ con người được xem thuần túy (purely) như một hữu thể có lý tính, một ý chí luân lý (a moral will) v{ hai l{ con người như một tạo vật vốn lệ thuộc vào 330 những khát mong (desires) và những khuynh hướng (inclinations) vốn có thể xung khắc với những mệnh lệnh của lý trí (the dictates of reason). V{ đương nhiên, đ}y l{ điều mà Kant tiền giả định. Ý chí (the will) hay lý chí thực h{nh (practical reason) đó làm nên luật v{ con người vốn được xem như chủ thể đối với biết bao những khát mong (desires), những thúc đẩy (impulses) và những khuynh hướng (inclinations), con người ấy phải tuân theo luật đó. Khi cưu mang thuyết về sự tự trị của ý chí này, rõ ràng Kant chịu ảnh hưởng của Rousseau ở mức độ n{o đó. Như ta đ~ biết, ‘công ý’ (the 'general will') vốn luôn đúng v{ l{ nguồn đích thực (real fount) của những luật lu}n lý được Rousseau phân biệt với ý riêng đơn thuần (merely private will), bất kể ý riêng n{y xét đơn lẻ hay xét chung (separately or together) với những ý riêng khác thành như ‘ý chung của tất cả’ ('the will of all'). V{ Kant dùng những ý tưởng này trong khung cảnh triết học của riêng ông. Thật vậy, sẽ không là vô lý khi cho rằng quan điểm chính của Kant trong thuyết đạo đức của ông (his ethical theory) đối với khái niệm về thiện ý phản ánh mức độ n{o đó sự ảnh hưởng tư tưởng Rousseau mà ông đ~ nghiên cứu. 8. Vương quốc của những mục đích (kingdom of ends) Đi đôi với ý tưởng xem ý chí có lý tính (rational will) hay lý tính thực h{nh (practical reason) như việc lập luật c|ch có đạo đức (morally legislating), ý tưởng xem những hữu thể có lý tính như l{ những mục đích của chính chúng đưa ta đến khái niệm về một vương quốc của những mục đích (a kingdom of ends (ein Reich der Zwecke)). ‘Với từ vương quốc (kingdom), tôi hiểu đó l{ một sự liên kết có hệ thống giữa những hữu thể có lý tính ngang qua 331 những luật chung (common laws).’150 Và vì những luật n{y đ~ tính đến mối tương quan của các hiện hữu này với nhau như những mục đích v{ phương tiện như c|ch Kant nói, nó có thể được gọi là vương quốc của những mục đích (a kingdom of ends). Một hữu thể có lý tính có thể thuộc về vương quốc này theo một trong hai cách. Thứ nhất, anh thuộc về nó trong tư c|ch l{ một thành viên (a member) trong khi anh cũng phải lệ thuộc vào luật dù đặt ra luật. Thứ hai, anh thuộc về nó với tư c|ch l{ người cai trị hay l~nh đạo tối cao (a sovereign or supreme head (Oberhaupt)) và trong khi lập luật, anh không lệ thuộc vào ý muốn của bất kỳ ai khác. Có lẽ Kant có thể được cắt nghĩa l{ có ý nói rằng mọi hữu thể có lý tính đều vừa là thành viên (member) vừa l{ người cai trị (sovereign); bởi lẽ không có hữu thể có lý tính nào trong khi lập luật và vì lập luật mà bị lệ thuộc vào ý muốn của người kh|c. Nhưng cũng có thể và rất có thể rằng l~nh đạo tối cao (Oberhaupt) được cho là nhắm vào Thiên Chúa (God). Vì Kant tiếp tục nói rằng một hữu thể có lý tính có thể chiếm giữ vị trí tối cao chỉ khi hữu thể ấy là một hữu thể ho{n to{n độc lập, không hề có nhu cầu (want) và không có giới hạn về quyền lực (limitation of power) vốn tương xứng với ý chí (his will)’.151 Vương quốc của các mục đích (this kingdom of ends) n{y được cho là sự tương tự với vương quốc của Tự Nhiên (the kingdom of Nature), ở đó những luật tự đặt (self-imposed rules) của c|i trước tương tự với những luật nhân quả của c|i sau. Như Kant lưu ý, nó ‘chỉ là một lý tưởng’ ('only an ideal').152 Đồng thời nó là một khả thể (a possibility). Nó ‘có thể được thực sự nhận biết ngang qua những ch}m ngôn tương hợp với qui định được truyền khiến bởi mệnh lệnh tuyệt đối (categorical imperative) đối với tất cả hữu 1 G., p. 433; Abb., p. 51. G., p. 434; Abb., p. 52. 152 G., p. 433; Abb., p.52. G., p. 438; Abb., p. 57 150 151 332 thể có lý tính, nếu chúng được tuân theo cách phổ quát’.153 Và những hữu thể có lý tính phải, ngang qua những châm ngôn của mình, h{nh động như thể chúng là những thành viên lập luật của một vương quốc của các mục đích. (Vì vậy, ta có một biến thể khác của mệnh lệnh tuyệt đối (categorical imperative).) Lý tưởng của sự phát triển có tính lịch sử là sự thiết lập của vương quốc các mục đích như một thực tại (an actuality). 9. Tự do (freedom) như điều kiện cho sự khả hữu (possibility) của một mệnh lệnh tuyệt đối (categorical imperative) Lúc này, mệnh lệnh tuyệt đối (categorical imperative) tuyên bố rằng tất cả mọi hữu thể có lý tính (nghĩa l{ tất cả mọi hữu thể có lý tính mà có lệ thuộc vào một mệnh lệnh tuyệt đối (categorical imperative)) phải h{nh động theo một cách thức n{o đó. Họ phải h{nh động duy chỉ theo những châm ngôn mà họ có thể đồng thời muốn cho nó trở thành những luật phổ quát mà không có sự mâu thuẫn. Vì vậy, mệnh lệnh tuyệt đối công bố một nghĩa vụ (an obligation). Thế nhưng theo Kant, nghĩa vụ được công bố ấy là một mệnh đề tiên thiên tổng hợp (synthetic a priori proposition). Một mặt, nghĩa vụ ấy không thể đạt được chỉ bằng việc phân tích khái niệm của một ý chí có lý tính (a rational will). Và do vậy, mệnh lệnh (the imperative) không là một mệnh đề phân tích (an analytic proposition). Mặt khác, vị ngữ nhất thiết phải được liên kết với chủ ngữ của mệnh đề. Bởi lẽ, không như một mệnh lệnh giả định, mệnh lệnh tuyệt đối (categorical imperative) đòi buộc c|ch không điều kiện và tất yếu ý chí phải h{nh động theo một cách thức n{o đó. Thật vậy, nó là một mệnh đề tiên thiên tổng hợp thực hành (a practical synthetic a priori proposition). Nói cách 153 G., p. 438; Abb., p. 57 333 kh|c, nó không gia tăng kiến thức lý thuyết về sự vật của ta (theoretical knowledge of objects), như mệnh đề tiên thiên tổng hợp m{ ta đ~ xét khi b{n về cuốn Phê Phán thứ nhất. Nó được hướng đến h{nh động, đến việc thực hiện những h{nh động tự bản chất là tốt (actions good in themselves), chứ không đến kiến thức của ta về thực tại thuộc nghiệm (empirical reality). Nhưng dẫu thế, nó là một mệnh đề vốn dĩ vừa tiên thiên, độc lập với mọi khao kh|t v{ khuynh hướng, vừa tổng hợp. Vì thế, câu hỏi phát sinh đó l{ l{m thế nào mệnh đề tiên thiên tổng hợp thực h{nh như thế có thể tồn tại? Ở đ}y, ta có một câu hỏi tương tự như c}u hỏi được đặt ra ở cuốn Phê Phán thứ nhất, và ở cuốn Sơ Luận Về Bất Kỳ Siêu Hình Học Trong Tương Lai (the Prolegomena to Any Future Metaphysics.) Nhưng có một khác biệt. Như ta thấy, không cần thiết để hỏi liệu rằng những mệnh đề tiên thiên tổng hợp của toán học và vật lý học có tồn tại hay không, nếu ta đ~ từng giả định rằng những khoa học này gồm chứa những mệnh đề như thế. Vì lẽ sự phát triển của các khoa học này chứng tỏ tính khả hữu của những mệnh đề ấy. Câu hỏi thích hợp duy nhất đó l{ làm thế nào chúng có thể tồn tại. Tuy nhiên, theo Kant trong trường hợp của một mệnh đề tiên thiên tổng hợp về vấn đề luân lý hay thực hành (a practical or moral synthetic a priori proposition), ta phải thiết lập tính khả hữu của nó (its possibility). Đối với tôi, phát biểu của Kant về vấn đề ấy có sự nhập nhằng nào đó. Thật không dễ để tìm ra c|ch chính x|c đ}u l{ vấn đề ông đang đặt ra. Vì ông hệ thống hóa nó theo nhiều cách khác nhau, và không phải lúc n{o cũng có thể chỉ ngay ra rằng ý nghĩa của các cách n{y l{ tương đương (equivalent). Tuy nhiên, ta h~y xem điều ông đặt ra về một việc minh chứng về tính khả hữu của một mệnh đề tiên thiên tổng hợp thực hành. Theo từ ngữ của Kant, điều này 334 có nghĩa l{ hỏi xem đ}u l{ ‘điều kiện thứ ba’ ('third term') vốn nối kết vị ngữ với chủ ngữ, hay nói chính x|c hơn l{ l{m xuất hiện một nối kết tất yếu (a necessary connection) giữa vị ngữ và chủ ngữ. Bởi nếu vị ngữ không thể tách khỏi chủ ngữ chỉ bằng phân tích, nhất thiết phải có một điều kiện thứ ba(third term) nối kết chúng. ‘Điều kiện thứ ba’ n{y không thể l{ gì đó thuộc thế giới khả giác (sensible world). Ta không thể thiết lập tính khả hữu của một mệnh lệnh tuyệt đối (categorical imperative) qua việc qui chiếu đến bất cứ điều gì trong những chuỗi nhân quả của hiện tượng (causal series of phenomena). Sự tất yếu về vật lý có thể cho ta sự dị trị, trong khi ta đang tìm kiếm điều vốn khiến nguyên lý tự trị có khả thể. Và Kant tìm thấy chúng nơi ý tưởng về tự do (the idea of freedom). Hiển nhiên, điều ông làm là tìm kiếm điều kiện tất yếu(necessary condition) của tính khả hữu của bổn phận (obligation) và của việc h{nh động chỉ vì trách nhiệm, trong sự tương hợp với một mệnh lệnh tuyệt đối (categorical imperative); v{ ông đ~ tìm thấy điều kiện tất yếu n{y nơi ý tưởng về tự do. Ta có thể nói đơn giản rằng Kant tìm thấy ‘nơi tự do’ ('in freedom') điều kiện của tính khả hữu của một mệnh lệnh tuyệt đối (categorical imperative). Thế nhưng theo ông, tự do không thể được minh chứng. Vì vậy, có lẽ sẽ chính x|c hơn khi nói rằng điều kiện của tính khả hữu của một mệnh lệnh tuyệt đối (categorical imperative) phải được tìm thấy ‘nơi ý tưởng về tự do’('in the idea of freedom'). Thật vậy, nói thế là nói rằng ý tưởng về tự do là một hư cấu thuần túy (a mere fiction) theo bất kỳ ý nghĩa thông thường n{o. Trước hết, cuốn Phê Phán Lý Tính Thuần Túy đ~ chỉ ra rằng tự do là một khả hữu có tính phủ định, theo nghĩa rằng ý tưởng về tự do không bao hàm một sự mâu thuẫn về luận lý. Thứ đến, ta không thể h{nh động cách hợp luân lý vì trách nhiệm trừ khi nại đến ý tưởng về tự do. Sự bó buộc (obligation) thể hiện nơi 335 từ ‘phải’ h{m ẩn tự do, sự tự do để tuân theo hay bất tuân theo luật. Ta cũng không thể xem mình như đang thiết lập những luật phổ qu|t, như có tính tự trị luân lý (morally autonomous) mà không nại đến ý tưởng về tự do. Lý tính thức hành hay ý chí (the will) của một hữu thể có lý tính ‘nhất thiết phải xem nó là tự do, nghĩa l{ ý chí của một hữu thể như thế không thể là một ý chí của chính nó trừ khi nại đến ý tưởng về tự do’.154 Ý tưởng về tự do vì thế mà có tính tất yếu cách thực tiễn (practically necessary); nó là một điêu kiện tất yếu (a necessary condition) của lu}n lý. Đồng thời Phê Phán Lý Tính Thuần Túy chỉ ra rằng tự do không mang tính mâu thuẫn luận lý qua việc chỉ ra rằng nó phải thuộc về phạm vi của thực tại thuộc trí (the sphere of noumenal reality), và rằng sự tồn tại của phạm vi như thế là không có tính mâu thuẫn luận lý. Và vì tri thức lý thuyết (theoretical knowledge) của ta không vươn tới được thực tại này, tự do không chịu tác động của chứng cứ lý thuyết (theoretical proof). Nhưng giả thiết về tự do là một tất yếu thực tiễn (a practical necessity) đối với tác nhân luân lý (moral agent); và vì vậy nó không l{ hư cấu ho{n to{n võ đo|n (mere arbitrary fiction). Vì thế, sự tất yếu thực tiễn của ý tưởng về tự do bao hàm việc xem chính chúng ta là không chỉ thuộc về thế giới thế giới cảm tính (the world of sense), tức thế giới được vận hành bởi luật nhân quả tất định (determined causality), mà còn thuộc về thế giới thuộc tri hay lý tính (intelligible or noumenal world). Con người có thể nhìn mình theo hai quan điểm. Với tư c|ch thuộc về thế giới cảm tính (the world of sense), con người nhận ra mình lệ thuộc vào những luật tự nhiên (natural laws) (tính dị trị (heteronomy)). Với tư c|ch thuộc về thế giới lý tính (intelligible world), con người nhận ra mình chịu điều khiển bởi luật vốn có nền tảng duy từ lý trí (foundation in reason alone). ‘V{ vì vậy, những mệnh lệnh tuyệt 154 G., p. 448; Abb., p. 67. 336 đối (categorical imperative) là khả hữu bởi vì ý tưởng về tự do khiến tôi thuộc về một thế giới lý tính. Kết quả là bao lâu tôi không trở nên khác, tất cả h{nh động của tôi có lẽ (would) luôn am hợp với sự tự trị của ý chí (the autonomy of the will); nhưng vì tôi đồng thời trực giác về chính mình như một thành phần của thế giới cảm tính, những h{nh động của tôi cũng phải (ought) am hợp với thế giới cảm tính. Và sự ‘phải’ tuyệt đối này (this categorical 'ought') hàm chứa một mệnh đề tiên thiên tổng hợp….’155 Vì vậy, vấn đề có thể được tóm kết theo lời của Kant. ‘Vì thế, vấn đề làm thế nào một mệnh lệnh tuyệt đối (categorical imperative) là khả hữu có thể được giải đ|p ở mức này, rằng người ta có thể cho là nhờ việc tiền giả định thôi (only presupposition) mà mệnh lệnh tuyệt đối có thể có, cụ thể là giả định về ý tưởng về tự do; và người ta cũng có thể nhận thấy rõ sự tất yếu của việc tiền giả định n{y, như thế l{ đủ (sufficient) để cho việc sử dụng thực tiễn của lý trí (the practical use of reason). Nghĩa l{ đủ cho sự xác tín về sự hữu hiệu của mệnh lệnh này (validity of this imperative) v{ do đó cũng l{ của luật luân lý. Thế nhưng lý trí con người không thể nhận rõ làm thế nào sự tiền giả định này tự nó là khả hữu. Tuy nhiên, khi tiền giả định rằng ý chí của một lý trí (the will of an intelligence) là tự do, với tư c|ch l{ điều kiện hình thể tất yếu của sự định đoạt (the essential formal condition of its determination), sự tự trị của nó là một hệ quả tất yếu.’156 Khi nói rằng không có lý trí lo{i người nào có thể nhận biết rõ tính khả hữu của tự do, đương nhiên Kant muốn nói đến tính khả hữu tích cực (positive possibility). Ta không có được cái nhìn mang tính trực giác (intuitive insight) vào thế giới của thực tại thuộc trí (the sphere of noumenal reality). Ta không thể chứng thực (prove) tự do, và vì vậy ta không thể chứng thực (prove) tính khả hữu của mệnh lệnh 155 156 G., p. 454; Abb., pp. 73-4. G., p. 461; Abb., p. 81. 337 tuyệt đối (categorical imperative). Nhưng ta có thể chỉ ra điều kiện mà duy từ đó khiến một mệnh lệnh tuyệt đối (categorical imperative) có thể tồn tại. V{ ý tưởng về điều kiện này là một sự tất yếu thực tiễn (a practical necessity) đối với tác nhân luân lý (moral agent). Đối với Kant, điều n{y kh| đủ để tồn tại luân lý dù rằng việc không thể nào chứng thực tự do chỉ ra sự giới hạn của tri thức lý thuyết của con người (human theoretical knowledge). 10. Những định đề của lý trí thực hành (postulates of practical reason); tự do (freedom), ý tưởng của Kant về sự toàn thiện (the perfect good), bất tử (immortality), Thiên Chúa (God), lý thuyết tổng quát (general theory) về những định đề (the postulates) Những gì ta đang nói về sự tất yếu thực tiễn (practical necessity) của ý tưởng về tự do tự nhiên đưa dẫn ta tới thuyết của Kant về những định đề của lý tính thực hành (the postulates of the practical reason). Bởi lẽ tự do (freedom) là một trong số những định đề ấy. Hai định đề khác là sự bất tử (immortality) và Thiên Chúa (God). Vì thế, những ý tưởng được Kant công bố là những chủ đề chính của siêu hình học nhưng cũng bị ông đ|nh gi| l{ vượt quá giới hạncủa lý trí về năng lực lý thuyết của nó (its theoretical use), những ý tưởng n{y được giới thiệu lần nữa ở đ}y như những định đề của lý trí (postulates of reason) về năng lực luân lý hay thực hành của nó (its practical or moral use). V{ trước khi ta xét đến thuyết của Kant về những định đề c|ch chung, cũng là tốt nếu ta xét ngắn gọn từng định đề trong số ba định đề đặc trưng ấy. (i) Không cần phải nói nhiều về tự do. Như ta đ~ biết, theo Kant một lý thuyết chứng (a theoretical proof) rằng một hữu thể có lý 338 tính thì tự do l{ điều không thể có đối với lý trí con người. Dẫu vậy, điều đó không thể chỉ ra rằng tự do là không thể có. Và luật luân lý bó buộc ta phải chấp nhận nó và vì thế cho phép ta chấp nhận nó. Luật luân lý bó buộc ta phải chấp nhận nó, bao lâu khái niệm về tự do và khái niệm về nguyên lý tối hậu của lu}n lý ‘được liên kết chặt chẽ đến độ rằng người ta có thể định nghĩa tự do thực h{nh (practical freedom) như sự không lệ thuộc của ý chí trước bất cứ sự gì ngoại trừ duy nhất luật lu}n lý’.157 Tuy nhiên ta phải ghi nhận về cái thế khó m{ Kant đang vướng phải. Vì không có năng lực về trực giác lý tính (faculty of intellectual intuition), ta không thể quan sát những h{nh động thuộc về phạm vi thuộc tri (noumenal sphere): tất cả những hành động mà ta có thể quan sát cả nội tại lẫn ngoại tại, nhất thiết phải l{ đối tượng của các giác quan nội hay ngoại (internal or external senses). Điều n{y có nghĩa l{ tất cả chúng phải ở trong thời gian và lệ thuộc vào những luật nhân quả (laws of causality). Vì thế, ta không thể phân biệt hai loại h{nh động đ~ đươc kinh nghiệm, bằng cách nói rằng h{nh động này thì tự do (free) còn h{nh động kia thì tất định (determined). Theo đó, nếu ta giả định rằng con người với tư c|ch l{ hữu thể có lý tính thì tự do, ta bị bó buộc nhận rằng cùng một h{nh động có thể vừa là tất định vừa là tự do (both determined and free). Đương nhiên, Kant ý thức rất rõ về khó khăn n{y. Ông lưu ý rằng nếu ta muốn giữ tự do, ‘không còn c|ch n{o kh|c l{ phải qui sự tồn tại của một điều m{ cho đến lúc này vì nó có tính tất định trong thời gian và vì vậy nhân quả tính của nó (its causality) theo như luật của sự tất yếu có tính tự nhiên (natural necessity), phải qui sự tồn tại của điều ấy vào duy chỉ hiện tượng thôi (appearance alone), và qui tự do vào chính xác cùng một hiện hữu ấy (the same 157 Pr.R., 167-8; Abb., p. 187. 339 being) như một vật tự thân (a thing in itsel)’.158 Và tiếp đó ông hỏi: ‘L{m thế nào một người được gọi là hoàn toàn tự do cùng một lúc và với cùng một h{nh động m{ trong h{nh động ấy người đó phải lệ thuộc vào một sự tất yếu tự nhiên không thể tránh khỏi (an inevitable natural necessity)?159 Câu trả lời của ông dựa trên những thuật ngữ về những điều kiện thời gian (time-conditions). Bao lâu một người tồn tại là phải lệ thuộc vào những điều kiện thời gian, c|c h{nh động của người đó trở nên một phần của hệ thống có tính cơ chế của Tự Nhiên (mechanical system of Nature) v{ được định đoạt bởi những nguyên nh}n trước đó (antecedent causes). ‘Nhưng cùng một chủ thể ấy, mặt kh|c cũng ý thức về chính mình như một vật tự thân (a thing in itself), chủ thể ấy xét sự tồn tại của mình trong mức độ nó không bị lệ thuộc những điều kiện thời gian (time-conditions), v{ người ấy xem chính mình như có thể định đoạt duy chỉ (only) bởi những luật m{ người ấy tự đặt ra cho mình ngang qua lý trí (reason).’160 Và bị định đoạt chỉ bởi những luật tự đặt ra cho mình (self-imposed laws), nghĩa l{ vẫn có tự do (free). Theo Kant, quan điểm n{y được xác minh bởi chứng cứ khoa học. Khi tôi quan sát những h{nh động vốn trái với luật luân lý của tôi c|ch chính x|c như đ~ xảy ra, tôi có khuynh hướng cho là chúng xảy ra do những nhân tố có tính nhân quả (causal factors). Nhưng cảm xúc lỗi tội vẫn còn đó. Vì rằng khi luật luân lý, luật của sự tồn tại siêu cảm giác (supersensible) và siêu thời gian (supertemporal) của tôi được chất vấn, lý trí không nhận ra sự khác biệt về thời gian. Nó chỉ nhận ra h{nh động ấy là của tôi mà không hề qui chiếu đến thời gian h{nh động được thực hiện. Pr.R., 170;; Abb., p. 189 Pr.R., 171; Abb., p. 189. 160 Pr.R., 175; Abb., p.191. 158 159 340 Tuy nhiên, việc phát biểu rằng con người về lý trí mà nói (noumenally) là tự do và về thực nghiệm mà nói (empirically) là tất định xét trong những h{nh động y như nhau, phát biểu ấy là một phát biểu gay cấn. Thế nhưng đó lại l{ điều mà Kant không thể không phát biểu để có được những tiền đề của ông. (ii) Trước khi ta đi thẳng đến định đề thứ hai của lý tính thực hành, cụ thể là về sự bất tử (immortality), việc nói đôi điều về khái niệm tối thiện (the summun bonum) của Kant là cần thiết. Đó l{ một thuật ngữ được dịch s|t nghĩa, có nghĩa l{ sự thiện tối hậu hay cao nhất (the highest or supreme good). Thật vậy, nếu không hiểu biết về điều Kant muốn nói về chủ đề này ta không thể dõi theo học thuyết của ông cả về định đề thứ hai lẫn thứ ba, cụ thể là về Thiên Chúa. Lý trí ngay cả trong chức năng thực tiễn (practical function) luôn tìm kiếm tính toàn thể không điều kiện (an unconditioned totality). V{ điều n{y có nghĩa rằng nó tìm kiếm tính toàn thể không điều kiện của đối thể (object) của lý tính thực hành (practical reason) hay ý chí (the will). Đối thể được gọi tên là tối thiện (summum bonum). Tuy nhiên, từ n{y có nghĩa không rõ r{ng. Nó có thể chỉ sự thiện cao nhất hay tối hậu (the supreme or highest good), theo nghĩa sự thiện đó không tùy thuộc vào chính nó. Hoặc nó có thể chỉ sự toàn thiện (the perfect good) theo nghĩa của một toàn thể (a whole) vốn tự nó không là một mảnh phần của một toàn thể lớn hơn. Lúc n{y, nh}n đức (virtue) là sự thiện tối hậu v{ không có điều kiện (supreme and unconditioned good). Thế nhưng điều đó không đương nhiên rằng nó là sự toàn thiện (the perfect good) theo nghĩa nó l{ đối tượng toàn thể (total object) của những khát mong của một hữu thể có lý tính. Việc hiểu quan điểm của Kant về mối liên hệ giữa hai yếu tố của sự toàn thiện (the perfect good) là rất quan trọng. Sự liên hệ giữa hai 341 yếu tố này không có tính hợp luận lý. Nếu mối liên hệ giữa chúng có tính luận lý (logical) hay phân tích (analytic) như Kant nói thì nỗ lực để trở nên nh}n đức nghĩa l{ khiến ý chí (will) tương hợp hoàn toàn với luật luân lý, nỗ lực này sẽ nên đồng nhất với việc theo đuổi hạnh phúc dựa trên lý trí (rational pursuit of happiness). Và nếu đ}y l{ điều Kant muốn khẳng định, ông có lẽ sẽ mâu thuẫn với xác tín không ngừng lặp lại của mình, rằng hạnh phúc không là và không thể là nền tảng của luật luân lý. Vì thế, mối quan hệ giữa hai yếu tố ấy của sự toàn thiện (the perfect good) mang tính tổng hợp (synthetic), theo nghĩa nh}n đức (virtue) sản sinh ra hạnh phúc (happiness), giống như c|ch thức một nguyên nhân dẫn đến hệ quả của nó (its effect). Tuy nhiên, sự tối thiện (summum bonum) mang nghĩa sự tổng thiện (the whole), sự toàn thiện (the perfect good) m{ nơi nó nh}n đức, với tư c|ch l{ điều kiện, luôn là sự thiện tối hậu (the supreme good) vì nó không có điều kiện n{o trên nó; trong khi đó, dù hạnh phúc đương nhiên khiến người có nó an vui, hạnh phúc không tự nó có tính tuyệt đối (absolutely) và trong mọi chiều kích đều là thiện (good), nhưng hạnh phúc luôn tiền giả định những h{nh vi đúng đắn về luân lý như điều kiện của nó.161 Vì thế, chân lý của mệnh đề phát biểu rằng nh}n đức và hạnh phúc hình thành nên hai yếu tố của sự toàn thiện (the perfect good), chân lý ấy không thể được khám phá nhờ vào việc phân tích (analysis). Một người kiếm tìm hạnh phúc không thể dựa vào việc ph}n tích để kh|m ph| ra ý tưởng rằng người đó l{ người nhân đức. Cũng thế, một người nh}n đức không thể khám phá ra rằng người đó hạnh phúc nhờ vào việc phân tích ý tưởng rằng người đó l{ người nh}n đức, bất kể phái Khắc Kỷ đ~ nói về điều này ra sao. Hai ý tưởng ấy phân biệt với nhau. Đồng thời mệnh đề ấy là tiên thiên (a priori), cho dù nó là một mệnh đề tổng hợp (synthetic). 161 Pr.R., 199; Abb., pp. 206-7. 342 Mối quan hệ giữa nh}n đức và hạnh phúc là tất yếu thực tiễn, theo nghĩa ta nhận ra rằng nh}n đức phải sản sinh hạnh phúc. Đương nhiên ta không thể nói rằng khát mong hạnh phúc phải l{ động lực cho việc theo đuổi nh}n đức. Bởi lẽ nói như thế có thể là mâu thuẫn với ý tưởng tổng thể (the whole idea) về việc h{nh động vì trách nhiệm (for the sake of duty) và có thể thành ra việc lấy sự dị trị (heteronomy) thay thế cho sự tự trị (autonomy) của ý chí. Thế nhưng ta phải nhận ra rằng nh}n đức là nguyên nhân hiệu quả (efficient cause) của hạnh phúc. Vì theo Kant, luật lu}n lý đòi buộc ta cổ võ cho sự tối thiện (summum bonum) vốn l{ điều mà trong nó nh}n đức và hạnh phúc tương quan với nhau như điều kiện với có-điều-kiện (as conditions to conditioned), như nguyên nh}n với hệ quả (as cause to effect). Thế nhưng, l{m thế nào ta có thể cho rằng nh}n đức tất yếu sản sinh hạnh phúc? Chứng cứ thuộc nghiệm (empirical evidence) xem ra không đảm bảo cho ta khẳng định như thế. Cho dù đôi khi nh}n đức và hạnh phúc được thấy đi đôi với nhau, điều này hoàn toàn chỉ là thực tế ngẫu nhiên thuần túy(a purely contingent fact). Vì vậy có lẽ ta đang gặp phải sự tự mâu thuẫn (an antinomy). Một mặt lý tính thực h{nh đòi buộc mối liên hệ tất yếu giữa nh}n đức và hạnh phúc. Mặt khác chứng cứ thuộc nghiệm chỉ ra rằng không có một mối liên hệ tất yếu n{o như thế. Giải pháp của Kant cho vấn nạn này hàm chứa trong việc chỉ ra rằng khẳng đinh rằng nh}n đức tất yếu sản sinh hạnh phúc là sai lầm có tính điều kiện mà thôi (only conditionally false). Nói cách khác, nó sai lầm chỉ với điều kiện rằng ta có được sự tồn tại trên thế giới này và sự tồn tại đó chỉ là loại tồn tại mà một hữu thể có lý tính mới có, và nếu ta xem khẳng định ấy muốn nói rằng nh}n đức hoạt động trong thế giới cảm gi|c n{y (this sensible world) như một nguyên nhân cho hạnh phúc. Phát biểu rằng việc tìm kiếm 343 hạnh phúc sản sinh nh}n đức có lẽ là sai hoàn toàn (absolutely); nhưng ph|t biểu rằng nh}n đức sản sinh hạnh phúc l{ sai, nhưng không hoàn toàn (not absolutely) mà chỉ sai có điều kiện (conditionally) mà thôi. Vì thế, điều đó có thể đúng nếu tôi được chứng thực khi nghĩ rằng tôi hiện hữu, không chỉ là một đối tượng thể chất (a physical object) trong thế giới cảm tính này (sensible world) mà còn là một vật thuộc trí/tự thân (a noumenon) trong thế giới lý tính và siêu cảm tính (an intelligible and supersensible world). Và luật lu}n lý vì được liên kết không thể tách rời với ý tưởng về tự do, luật n{y đòi buộc rằng tôi phải tin điều này. Vì vậy, ta phải nhận rằng việc nhận biết về sự tối thiện là có thể, là yếu tố đầu tiên,cụ thể l{ nh}n đức (sự thiện cao nhất hay tối hậu), vốn sản sinh yếu tố thứ hai là hạnh phúc, nếu không muốn nói là ngay lập, thì ít nhất cũng l{ ngay lập tức (ngang qua trung gian là Thiên Chúa (the agency of God)). (iii) Nhận thức về sự tồn tại nơi một thế giới kh|c đ~ được đề cập đến nơi điều vừa được nói. Nhưng Kant thực sự tiếp cận định đề về sự bất tử (immortality) ngang qua việc xét đến yếu tố thứ nhất của sự toàn thiện, cụ thể l{ nh}n đức (virtue). Luật lu}n lý đòi buộc ta phải thúc đẩy sự toàn thiện (summum bonum), vốn l{ đối tượng tất yếu của ý chí có lý tính (the rational will). Điều n{y không có nghĩa l{ luật lu}n lý đòi buộc ta phải theo đuổi nh}n đức bởi vì nh}n đức là nguyên nhân của hạnh phúc. Nhưng ta bị lý tính thực h{nh đòi buộc phải theo đuổi nh}n đức vốn là nguyên nhân của hạnh phúc. Lúc n{y, nh}n đức mà ta bị đòi buộc phải theo, theo như kant, l{ sự tương hợp của ý chí (will) và cảm xúc (feeling) với luật lu}n lý (the moral law). Nhưng sự tương hợp hoàn toàn với luật luân lý là sự thánh thiện (holiness), v{ đ}y là sự toàn hảo (a perfection) mà không một hữu thể có lý tính thuộc thế giới cảm tính có thể có được trong bất cứ giây phút nào 344 của sự tồn tại của nó.’162 Vì thế, nếu nh}n đức trọn hảo được lý tính đòi buộc nơi năng lực thực hành của nó (its practical use), đồng thời nếu không có một con người nào có thể đạt được điều này trong bất cứ thời khắc nào của đời mình, yêu tố thứ nhất của sự toàn thiện phải được nhận biết trong hình thức của một tiến trình vô cùng tận (an indefinite, unending progress) tiến đến điều lý tưởng. Thế nhưng tiến trình bất tận này chỉ khả hữu khi dựa trên giả định về sự kéo dài vô tận của sự tồn tại và nhân tính (personality) của cùng một hữu thể có lý tính, điều m{ được gọi là sự bất tử của linh hồn (the immortality of the soul).’163 Vì thế, do việc đạt được yếu tố thứ nhất của sự tối thiện, sự theo đuổi vốn được đòi buộc bởi luật luân lý là khả hữu chỉ khi dựa trên giả định rằng linh hồn là bất tử, do việc đạt được đó nên sự bất tử của linh hồn là một định đề của lý tính thực hành thuần túy. Điều này không thể minh chứng bởi lý trí nơi năng lực lý thuyết của nó (its theoretical use), điều mà chỉ có thể cho thấy rằng sự bất tử thì không là bất khả hữu về luận lý. Nhưng vì ý tưởng về sự bất tử không được liên kết không thể chia tách với luật luân lý, sự bất tử nhất thiết phải được đặt th{nh định đề. Chối bỏ nó, về lâu về dài, là chối bỏ chính luật luân lý. Một loạt những phản đối được đưa ra chống lại thuyết của Kant về định đề thứ hai ấy. Ví dụ như có phản đối rằng Kant tự mâu thuẫn. Một mặt việc đạt nh}n đức phải là khả hữu bởi lẽ nó được lý tính thực h{nh đòi buộc. Vì thế nếu nó không đạt được ở đời này, nhất thiết phải có một đời khác ở đó nó có thể đạt được. Mặt khác nó không bao giờ có thể đạt được cả đời này lẫn đời khác. Và chỉ còn một tiến trình bất tận hướng đến một lý tưởng không thể đạt tới. Vì thế, có vẻ như luật lu}n lý đòi buộc một điều bất khả hữu. Cũng có một phản đối kh|c, đó l{ ta không thể xem việc đạt tới sự thánh 162 163 Pr.R. 220: Abb., p. 218. Ibid. 345 thiện l{ đòi buộc của luật luân lý. Thế nhưng, dù những phản đối này có sức thuyết phục đến đ}u chăng nữa, chính Kant có sự nhấn mạnh đ|ng kể đến ý tưởng về luật luân lý vốn đòi buộc sự thánh thiện như một mục đích lý tưởng. Theo quan điểm của Kant, việc chối bỏ đòi buộc này dẫn đến việc hạ giá trị của luật luân lý, một sự hạ thấp chuẩn mực (a lowering of standards) nhằm làm cho nó thành ra phù hợp với sự yếu đuối của bản tính con người (human nature). (iv) Cùng luật lu}n lý đưa dẫn ta tới việc qui đinh sự bất tử l{ điều kiện của việc tu}n theo đòi buộc nhằm đạt được sự thánh thiện (holiness), luật ấy cũng đưa dẫn ta tới việc qui đinh sự tồn tại của Thiên Chúa như điều kiện cho mối liên hệ tổng hợp tất yếu giữa nh}n đức và hạnh phúc. Hạnh phúc được Kant mô tả như ‘tình trạng của hữu thể có lý tính trong thế giới. Hữu thể mà trong tổng thể của sự hiện hữu của nó (the totality of his existence), mọi thứ vận hành theo ước muốn (wish) và ý chí (will) của hữu thể ấy.’164 Vì thế, hạnh phúc tùy thuộc vào sự hòa hợp giữa Bản Chất thể lý (physical Nature) với ước muốn và ý chí của con người. Thế nhưng, hữu thể có lý tính trong thế giới không phải là tác giả của thế giới, hữu thể ấy cũng không trong cương vị có thể vận hành Tự Nhiên (Nature) theo cách thức mà sự nối kết tất yếu (a necessary connection) thực sự được thiết định giữa nh}n đức và hạnh phúc. Trong đó điều sau là cân xứng với điều trước. Vì thế, nếu có một sự nối kết tổng hợp tiên thiên giữa nh}n đức và hạnh phúc, theo nghĩa rằng hạnh phúc phải theo và cân xứng với nh}n đức như điều kiện của nó, ta nhất thiết phải đòi hỏi ‘sự tồn tại của một nguyên nhân của toàn thể Tự Nhiên (a cause of the whole of Nature). Nguyên nh}n đó phải khác 164 Pr.R., 224: Abb., p. 221. 346 với Tự Nhiên và chứa đựng nền tảng của sự nối kết này, cụ thể là của sự hòa hợp đúng mực giữa hạnh phúc v{ đạo đức’.165 Hơn nữa, hữu thể này phải được tri nhận như sự hạnh phúc hợp phần (apportioning happiness) với đạo đức theo như sự nhận thức về luật. Bởi lẽ hạnh phúc phải hợp phần với đạo đức theo nghĩa rằng nó phải hợp phần theo mức độ những hữu thể có lý tính hạn hữu (finite rational beings) làm cho luật luân lý trở thành nguyên lý x|c định (the determining principle) về ý muốn của chúng (volition). Nhưng một hữu thể có khả năng h{nh động theo sự nhận thức (conception) về luật thì có lý tính (rational) hay thông minh (intelligent); và nguyên nhân của hữu thể ấy sẽ là ý chí (will) của nó. Vì vậy, hữu thể m{ được nhận là nguyên nhân của Tự Nhiên phải được tri nhận là phải h{nh động với trí khôn (intelligence) và ý chí (will). Nói cách khác, hữu thể ấy phải được nhận biết là Vị Thiên Chúa (God). Hơn nữa, ta phải nhận biết Thiên Chúa l{ to{n tri (omniscient) vì Ng{i được biết đến như Đấng có thể biết tất cả tình trạng nội tâm của ta (inner states); phải nhận biết Thiên Chúa l{ to{n năng (omnipotent) vì Ng{i được biết đến như Đấng có khả năng tạo dựng nên một thế giới mà ờ đó hạnh phúc hoàn toàn cân xứng với nh}n đức; v{ cũng thế đối với những thuộc tính khác. Kant nhắc ta rằng lúc này ông không khẳng định điều ông đ~ chối bỏ ở Phê Phán thứ nhất, cụ thể đó l{ lý trí suy lý (speculative reason) có thể minh chứng về sự tồn tại (existence) và những thuộc tính (attributes) của Thiên Chúa. Sự chấp nhận sự tồn tại của Thiên Chúa đương nhiên l{ sự chấp nhận đến từ lý trí (the reason); nhưng sự chấp nhận này là một h{nh động của niềm tin (an act of faith). Ta có thế nói về nó như đức tin thực hành (practical faith) bởi nó được nối kết với trách nhiệm (duty). Ta có 165 Pr.R., 225: Abb., p. 221. 347 trách nhiệm phải thăng tiến sự tối thiện (the summum bonum). Vì thế ta có thể mặc nhiên chấp nhận tính khả hữu của nó. Thế nhưng, ta thực sự không thể tri nhận (conceive) về tính khả hữu tính của sự toàn thiện (the perfect good) vốn chỉ được nhận biết dựa trên giả định rằng có sự hiện hữu của một Thiên Chúa. Vì vậy, mặc dù luật luân lý không trực tiếp liên kết đức tin với Thiên Chúa, luật ấy hệ tại (lies at) ở nền tảng của đức tin như thế. (v) Như Kant lưu ý rằng cả ba định đề (the three postulates) có điểm chung n{y: ‘tất cả chúng đều phát xuất từ nguyên lý về luân lý vốn không là một định đề (a postulate), nhưng l{ một luật (a law)’.166 Tuy nhiên, một vấn đề xuất hiện, đó l{ liệu rằng chúng có thể được cho l{ l{m gia tăng tri thức của ta(our knowledge). Kant trả lời rằng ‘Đương nhiên, nhưng chỉ với lối nhìn thực tế (a practical point of view)’.167 Và phát biểu quen thuộc của ông đó l{ c|c định đề gia tăng tri thức của ta, nhưng không ở quan điểm lý thuyết (the theoretical), mà chỉ ở quan điểm thực tế (the practical point of view). Như thế không có nghĩa l{ mọi hàm chứa trong c|ch nói n{y đều lập tức rõ r{ng đối với ta. Nếu Kant chỉ muốn nói rằng sẽ là có lợi thực tế, theo nghĩa có lợi về mặt đạo đức, khi h{nh động như thể ta có tự do, như thể ta có linh hồn bất tử và như thể có một Thiên Chúa, nếu chỉ thế quan điểm của Kant dù được ta đồng ý hay không sẽ không cho thấy có một khó khăn lớn lao nào miễn là phải hiểu biết về nó. Nhưng thực ra, ông xem ra muốn nói nhiều hơn thế. Thật vậy, ta được biết rằng bao lâu cả linh hồn bất tử tự do (free, immortal soul) v{ Thiên Chúa (God) không l{ đối tượng của trực gi|c (intuition), ‘bấy lâu sẽ chẳng có sự gia tăng tri thức về những đối tượng siêu cảm giác đã được đề cập (given supersensible 166 167 Pr.R., 238; Abb., p. 229. Pr.R., 240; Abb., p. 231. 348 objects)’.168 Đ}y dường như l{ một điệp luận (a tautology) khá chặt chẽ. Bởi lẽ nếu Thiên Chúa và linh hồn ấy không được thừa nhận là những đối tượng (objects), rõ ràng ta không thể biết về chúng như những đối tượng đ~ được thừa nhận (given objects). Thế nhưng ta cũng được biết rằng cho dù Thiên Chúa và linh hồn bất tử tự do ấy được nhận là những đối tượng của một trực giác lý tính n{o đó (any intellectual intuition), tri thức siêu giác tính (knowledge of the supersensible) của lý tính thuyết lý (theoretical reason) được gia tăng đến mức độ mà nó bị bó buộc phải thừa nhận rằng ‘có những đối tượng như thế’ (such objects).169 Hơn nữa, với sự đảm bảo của lý tính thực hành (practical reason) về sự hiện diện của Thiên Chúa và linh hồn, lý tính lý thuyết (theoretical reason) có thể nghĩ ra những thực tại siêu giác tính này (supersensible realities) nhờ vào những phạm trù (the categories); và những phạm trù n{y, khi được áp dụng như thế, thì ‘không trống rỗng (empty) nhưng có được ý nghĩa’.170 Chắc chắn, Kant khẳng định rằng những phạm trù có thể được sử dụng để tri nhận (conceive) điều siêu giác tính (the supersensible) trong một đường hướng x|c định ‘chỉ trong mức độ điều siêu giác tính này nhờ bởi những thuộc tính như thế được x|c định l{ được liên kết cách tất yếu với mục đích thực hành thuần túy (the pure practical purpose) mang tính tiên thiên (a priori) và với tính khả hữu tính (possibility) của nó’.171 Thế nhưng thực tế vẫn là ngang qua sự trợ giúp được cung ứng bởi lý tính thực hành, những ý tưởng vốn đơn thuần (simply) có tính ràng buộc đối với lý tính suy lý (the speculative reason) lại mang lấy hình và dạng x|c định (definite form and shape) như những cách thức nghĩ ra những thực tại siêu giác tính (supersensible realities), ngay cả khi những thực tại này Pr.R., 243; Abb., p. 233. Pr.R., 244; Abb., p. 233. 170 Pr.R., 246; Abb., p. 234. 171 Pr.R., 255: Abb., p. 239. 168 169 349 không được xem l{ đối tượng của trực giác (objects of intuition) nhưng lại được khẳng định nhờ sự liên kết của chúng với luật luân lý. Vì thế, đối với tôi, vụ việc xem ra còn g}y tranh c~i đó l{ những gì Kant đang l{m l{ nhằm thay một thể loại mới của siêu hình học (a new type of metaphysics) cho thứ siêu hình học (the metaphysics) m{ ông đ~ chối bỏ trong Phê Phán Lý Tính Thuần Túy. Đối với trường hợp của c|c ý tưởng về một cái tôi siêu nghiệm (a transcendental ego) và về Thiên Chúa (God), lý tính suy lý (the speculative reason) có thể tạo ra chúng, như chúng l{, nhờ vào lý tính thực h{nh (the practical reason). V{ điều này có thể có được bởi vì lý tính thực hành có một ưu thế hơn khi lý tính thực hành hợp với lý tính suy lý.172 ‘Nếu lý tính thực h{nh, như đ~ nói, không thể giả định v{ nghĩ ra điều gì kh|c hơn điều mà lý tính suy lý có thể đưa ra cho nó từ chính sự hiểu biết của nó (its own insight), khi đó lý tính suy lý sẽ chiếm ưu thế hơn (the primacy). Nhưng nếu ta giả thiết rằng lý tính thực hành tự nó có những nguyên lý tiên thiên có tính nguồn cội (original a priori principles) mà với những nguyên lý này một số quan điểm lý thuyết (certain theoretical positions) được liên kết cách không thể chia tách dẫu chúng không đồng thời rút khỏi bất kỳ sự hiểu biết có thể có của lý tính suy lý (tuy nhiên chúng phải là không mâu thuẫn), khi đó vấn đề sẽ là tầm quan trọng (interest) của cái nào [của lý tính thực hành hay lý tính suy lý]sẽ trổi vượt hơn (superior) (không phải là cái nào sẽ nhường bước, vì chúng không nhất thiết xung khắc)….’173 Nói cách khác, câu hỏi liệu rằng tầm quan trọng của lý tính suy lý có thắng thế, để rồi một cách ngoan cố nó chối bỏ tất cả những gì được phát xuất từ những Nguồn khác ngoại trừ từ chính C|ch nói n{y đương nhiên có thể bị hiểu lầm. Vì trước hết, như ta đ~ thấy trước đó, chỉ có một lý trí, dù nó có những chức năng kh|c nhau hay những cách dùng khác nhau. 173 Pr.R., 216-17; Abb., p. 216. 172 350 nó (other Source than itself); hay liệu rằng tầm quan trọng của lý tính thực hành thắng thế, để rồi lý tính suy lý thâu nhận, như vốn là thế, những mệnh đề được lý tính thực h{nh đặt ra và cố gắng liên kết những mệnh đề này với những khái niệm của nó’.174 Theo Kant, tầm quan trọng của lý tính thực hành nên thắng thế. Chắc chắn điều này không thể được duy trì nếu lý tính thực h{nh được xem là lệ thuộc vào những khuynh hướng và những khát mong cảm tính (sensible inclinations and desires). Vì lẽ trong trường hợp này, lý tính suy lý có thể phải theo tất cả những loại tưởng tượng vô căn cứ (arbitrary fancies). (Kant đề cập đến ý tưởng của Mohammed về Thiên Đường (Paradise).) Nói cách khác, Kant không mong cổ vũ cho việc chỉ lấy ước mong làm sự thật (encourage mere wishful thinking). Thế nhưng nếu lý tính thực h{nh được nhận như là lý tính thuần túy trong khả năng thực tiễn của nó (its practical capacity), nghĩa l{ như việc ph|n đo|n theo những nguyên lý tiên thiên (a priori); và nếu một số quan điểm lý thuyết n{o đó được liên kết cách không chia tách với hoạt động của lý tính thuần túy trong chức năng thực hành của nó (its practical function); nếu thế, lý tính thực hành trong khả năng lý thuyết của nó (its theoretical capacity) nhất thiết phải chấp nhận những quan điểm này và cố nghĩ ra chúng c|ch nhất quán. Nếu ta không chấp nhận ưu thế này của lý tính thực hành, ta phải chấp nhận một sự xung khắc (a conflict) nội tại nơi chính lý tính (reason); vì lý tính thuần túy (pure practical reason) và lý tính suy lý thuần túy (pure speculative reason) căn bản mà nói là một lý tính (one reason). Việc Kant thực sự tạo nên một siêu hình học đặt nền trên sự ý thức về lu}n lý (moral consciousness) xem ra qu| rõ nơi thực tế rằng ông dường như chấp nhận những khác biệt về mức độ (differences of degree) nơi tri thức thực hành (practical 174 P.R., 216-17; Abb., p. 216 351 knowledge). Ý tưởng về tự do quá gắn kết với những khái niệm về luật luân lý và trách nhiệm (duty), đến nỗi ta không thể chấp nhận sự bó buộc (obligation) và chối bỏ tự do (freedom). Cụm từ ‘Tôi phải’ ('I ought') ngụ ý l{ ‘tôi có thể’ (nghĩa l{ tôi có thể tuân theo hoặc không tu}n theo). Nhưng ta không thể nói rằng ý niệm về sự tối thiện (the summum bonum) hay sự thiện hảo (the perfect good) hàm ẩn sự tồn tại của Thiên Chúa theo cách hoàn toàn giống như sự bó buộc (obligation) hàm ẩn tự do (freedom). Lý trí không thể quyết định cách chắc chắn tuyệt đối liệu việc đồng phần (the apportioning) của hạnh phúc v{o nh}n đức có hàm ẩn sự tồn tại của Thiên Chúa hay không. Nghĩa l{ nó không thể loại trừ hoàn toàn khả thể rằng một tình trạng vốn có thể làm cho sự đồng phần (apportioning) khả hữu có thể diễn ra nhờ bởi việc vận hành của những luật tự nhiên (natural laws) mà không cần đến sự giả định về một Đấng Tạo Hóa tốt lành và khôn ngoan (a wise and good Creator). Vì thế luôn có chỗ cho sự chọn lựa (choice), nghĩa l{ cho niềm tin thực hành (practical faith) dựa trên một h{nh động của ý chí (an act of the will). Đúng l{ ta không thể ‘minh chứng’ ('demonstrate') tự do, v{ cũng thế đối với một đối tượng của niềm tin (an object of belief). Thế nhưng thực tế vẫn là ta không thể chấp nhận sự tồn tại của luật luân lý và chối bỏ tự do trong khi có thể chấp nhận sự tồn tại của luật luân lý và nghi ngờ về sự tồn tại của Thiên Chúa, ngay cả khi niềm tin vào sự hiện diện của Thiên Chúa tương hợp hơn với những đòi hỏi của lý trí. Vì thế, sẽ là sai lầm nếu chỉ nói đơn giản rằng Kant chối bỏ siêu hình học (metaphysics). Đúng l{ ông chối bỏ siêu hình học giáo điều (dogmatic metaphysics) khi nó được xem vừa như một công trình tiên thiên (an a priori construction) đặt nền trên những nguyên lý lý thuyết tiên thiên (a priori theoretical principles), vừa như một loại tiếp nối hay mở rộng của sự giải thích khoa học về các hiện tượng (scientific explanation of phenomena). Thế nhưng, 352 cho dù ông không gọi lý thuyết tổng quát (general theory) về các định đề l{ ‘siêu hình học’ ('metaphysics'), lý thuyết ấy l{ điều thực sự chẳng khác gì siêu hình học. Đó l{ một siêu hình học (metaphysics) đặt nền trên ý thức luân lý về luật và sự bó buộc (moral consciousness of law and obligation). Nó không cho ta một trực giác về thực tại siêu giác tính, và các luận điểm của nó được dựa trên điều kiện về sự hiệu quả của ý thức luân lý (moral consciousness) và trên sự phân tích theo triết lý Kant về trải nghiệm luân lý (moral experience). Thế nhưng, vẫn có những quan điểm hợp lý liên quan đến thực tại siêu giác tính (supersensible reality). Và một cách khá chính xác ta có thể nói về một ‘siêu hình học’ ('metaphysics') theo triết lý của Kant. 11. Kant bàn về tôn giáo (religion) Ta đ~ biết rằng theo quan điểm của Kant, đạo đức (morality) không tiền giả định tôn gi|o (religion). Nghĩa l{ con người không cần đến ý tưởng về Thiên Chúa để có thể nhận ra trách nhiệm (duty) của mình; v{ động lực tối hậu (ultimate motive) của hành động luân lý là trách nhiệm vì trách nhiệm (duty for duty's sake), không phải là sự tuân phục những mệnh lệnh của Thiên Chúa. Đồng thời đạo đức dẫn đưa tới tôn gi|o. ‘Luật luân lý dẫn đưa đến tôn gi|o ngang qua ý tưởng về sự tối thiện (the supreme good) như đối tượng v{ cùng đích của lý tính thực hành thuần túy; nghĩa là dẫn đến sự nhìn nhận (recognition) tất cả mọi trách nhiệm (duties) là các mệnh lệnh thánh thiêng (divine commands), chứ không là những thừa nhận (sanctions), tức là những mệnh lệnh tùy tiện của một ý chí ngoại lai (arbitrary commands of an alien will) vốn mang tính bất tất tự chúng (which are contingent in themselves); nhưng nhìn nhận các mệnh lệnh ấy là những luật tất yếu (essential laws) của mỗi ý chí tự do nơi chính nó. Những luật 353 tất yếu này phải được xem như những mệnh lệnh (commands) của Hữu Thể tuyệt đối (the supreme Being); bởi lẽ chỉ với một ý chí toàn hảo (thánh và thiện) về lu}n lý v{ đồng thời to{n năng (a morally perfect (holy and good) and at the same time all-powerful will), v{ theo đó chỉ ngang qua sự kết hợp hài hòa với ý chí này, ta mới có thể hy vọng đạt được sự thiện cao nhất (the highest good) mà luật lu}n lý đòi buộc ta nhận nó là mục đích của nỗ lực của ta (the moral law makes it our duty to take as the object of our endeavour).175 Luật lu}n lý đòi buộc ta phải là sự hạnh phúc hơn là cảm thấy hạnh phúc (happiness rather than to be happy) hay tự khiến mình thấy hạnh phúc. Nhưng vì nh}n đức lẽ ra phải sản sinh hạnh phúc, và vì sự hoàn tất của sự tối thiện (the summum bonum) có thể đạt được duy nhờ bởi trung gian thần thiêng (divine agency), ta được quyền hy vọng để đạt được hạnh phúc ngang qua trung gian một Thiên Chúa (God) mà Ý Muốn của Ngài (His will) vì là ý muốn thánh thiện ( a holy will), đ~ kh|t mong rằng các tạo vật (creatures) do Ngài tạo ra phải đ|ng hưởng sự hạnh phúc (worthy of happiness); trong khi ý muốn ấy vì là ý muốn to{n năng (an omnipotent will) nên có thể trao ban sự hạnh phúc cho chúng. ‘Niềm hy vọng hạnh phúc bắt nguồn trước tiên nơi tôn gi|o m{ thôi’.176 Quan điểm này xuất hiện trong Tôn Giáo Trong Các Ranh Giới Của Lý Tính Thuần Túy (Religion within the Bounds of Pure Reason (1793)). Vì vậy, lời nói đầu cho lần xuất bản đầu tiên như sau: ‘Đạo đức, trong mức độ nó được đặt nền trên khái niệm về con người vốn là một hữu thể vốn tự do nhưng đồng thời ngang qua lý trí của mình cũng tự mình lệ thuộc vào các luật không điều kiện, đạo đức ấy vừa không cần một ý tưởng về một hữu thể vượt trên con người (another being above man) để con người có thể nhận ra 175 176 Pr.R. 233; Abb., p. 226. Pr.R. 235; Abb., p. 227. 354 trách nhiệm của mình, cũng không cần bất kỳ một động lực (motive) n{o kh|c để con người thực thi trách nhiệm của mình ngo{i chính điều luật (the law itself).’177 Tuy nhiên, song song với điều trên, thắc mắc về kết quả sau cùng của h{nh động luân lý (moral action) và của sự hòa hợp có thể có giữa những mệnh lệnh luân lý và mệnh lệnh tự nhiên (the moral and the natural orders)không thể là vấn đề không quan trọng đối với lý trí con người. Và về l}u d{i, ‘đạo đức chắc hẳn sẽ dẫn đưa đến tôn gi|o’.178 Bởi lẽ ta không thể thấy một cách thức nào khác mà giúp đạt được sự hòa hợp này ngoại trừ ngang qua trung gian thần thiêng (divine agency). Tôn giáo thật theo Kant hệ tại ở điều n{y ‘trong tất cả mọi trách nhiệm, ta nhận Thiên Chúa là nhà làm luật phổ quát (universal legislator) đ|ng phải được tôn kính.’179 Thế nhưng tôn kính (reverence) Thiên Chúa l{ sao? Đó có nghĩa l{ tu}n theo luật luân lý, l{ h{nh động vì trách nhiệm. Nói cách khác, Kant gắn rất ít giá trị vào những thực h{nh tôn gi|o theo nghĩa l{ những việc phượng thờ và cầu nguyện (adoration and prayer), dù mang tính chất cộng đo{n h{y c| nh}n. V{ th|i độ n{y được tóm kết trong những câu từ thường được trích dẫn: ‘Mọi thứ tách khỏi con đường luân lý của đời sống, con người tin tưởng rằng con người có thể làm những điều ấy nhằm làm vui lòng Thiên Chúa, mọi việc ấy chỉ ảo tưởng tôn giáo (religious delusion) và sự thờ kính giả tạo đối (spurious worship) với Thiên Chúa.180 Sự dửng dưng n{y (indifference0 đối với những thực hành tôn gi|o theo nghĩa thường thấy đương nhiên đi đôi với sự dửng dưng đối với những tín ngưỡng khác nhau (credal varieties) thuộc loại Rel., p. 3; G.-H., p. 3. Rel., p. 6: G.-H., p. 5. 179 Rel., p. 103: G.-H., p. 95. 180 Rel., p. 170; G.-H., p. 158. 177 178 355 như thế. Cụm từ ‘loại như thế’ ('as such') theo tôi l{ cần thiết. Bởi lẽ một số tín ngưỡng (beliefs) có lẽ không được xem l{ tương hợp với đạo đức đích thật (true morality), trong khi số khác có lẽ không thể được lý tính thuần túy chấp nhận. Thế nhưng bất kỳ ý tưởng nào về sự mặc khải độc nhất (a unique revelation) về các ch}n lý tôn gi|o (religious truths) đều bị Kant chối bỏ. Ông còn chối bỏ hơn nữa ý tưởng về một Giáo Hội độc tôn (an authoritarian Church) như người bảo hộ và giải thích đ|ng tin về mặc khải (as custodian and accredited interpreter of revelation). Tôi không có ý nói rằng ông chối bỏ một trật ý tưởng về một Giáo hội Kitô giáo hữu hình (a visible Christian Church) vốn có niềm tin đặt nền tảng trên các Thánh Kinh (the Scriptures); vì ông không làm thế. Thế nhưng đối với ông, Giáo Hội hữu hình ấy chỉ là một sự kận kề (an approximation) với ý tưởng về một Giáo Hội vô hình phổ quát (the universal invisible Church) vốn là, hay có lẽ là, sự hợp nhất tất cả mọi người trong nh}n đức (virtue) và việc phụng sự có tính lu}n lý (the moral service) đối với Thiên Chúa. Tôi không có ý định bàn luận về giải pháp của Kant đối với các tín điều riêng của Kitô giáo (individual dogmas of Christianity).181 Nhưng có lẽ cũng đ|ng để lưu ý rằng ông cho thấy một khuynh hướng mạnh mẽ nhằm lột bỏ đi, như nó l{, những liên tưởng có tính lịch sử (the historical associations) của một số gi|o điều (dogmas), và nhằm tìm ra một ý nghĩa phù hợp với triết thuyết của ông. Vì vậy, ông không phản đối tội nguyên tổ (original sin): trái lại, ông khẳng định nó, chống lại những người tưởng tượng rằng con người là hoàn hảo cách tự nhiên (naturally perfect). Thế nhưng, những ý tưởng một sự Sa Ngã có tính lịch sử (an historical Fall) và về tội được lưu truyền (inherited sin) nhường chỗ cho ý niệm về một thiên hướng nền tảng (a fundamental propensity) để Đọc giả có thể tra cứu, chẳng hạn như Triết Học Tôn Giáo Của Kant viết bởi C.C.J. Webb (xem danh mục sách tham khảo). 181 356 h{nh động vượt khỏi tình yêu qui kỷ thuần túy (mere self-love) và không liên hệ gì đến các luật luân lý phổ quát, tức một thiên hướng (a propensity) vốn là một thực tế thuộc nghiệm (an empirical fact) v{ l{ thiên hướng mà ta không thể có được một sự giải thích trọn vẹn dẫu Kinh Thánh có giải thích theo ngôn ngữ hình ảnh. Theo cách này, Kant khẳng định gi|o điều ấy (the dogma) theo nghĩa rằng ông chấp nhận nó qua lời nói, trong khi đồng thời một cách duy lý ông giải nghĩa nó theo một cách thức như thể rằng ông có thể một mặt phủ nhận giáo thuyết Tin Lành vốn quá nhấn mạnh về tình trạng suy đồi hoàn toàn của bản tính con người (the extreme Protestant doctrine of the total depravity of human nature) và mặt khác phủ nhận các lý thuyết lạc quan về sự hoàn thiện tự nhiên của con người (the optimistic theories of the natural perfection of man). Khuynh hướng muốn giữ lại các tín điều Kitô giáo khi thuật lại cách duy lý nội dung của các tín điều ấy rõ r{ng hơn nơi Hegel. Nhưng Hegel với sự phân biệt hữu lý giữa những cách thức suy tư mang đặc tính tôn giáo và triết lý (the ways of thinking characteristic of religion and of philosophy) đ~ sản sinh ra một triết lý về tôn giáo sâu sắc hơn triết lý của Kant rất nhiều. Vì thế, ta có thể nói rằng việc Kant diễn giải ý nghĩa tôn gi|o mang tính lu}n lý v{ duy lý. Đồng thời phát biểu này có thể sai lạc. Bởi lẽ nó có thể đưa ra c|ch hiểu rằng trong nội dung của tôn giáo thật như Kant hiểu, mọi yếu tố của điều mà ta có thể gọi l{ lòng đạo đức (piety) hướng đến Thiên Chúa đều bị bỏ qua. Nhưng đ}y không phải l{ điều xảy ra. Thật vậy, ông đúng l{ có cho thấy sự đồng cảm hiếm hoi (scant sympathy) đối với điều thần bí (mystics); nhưng ta đ~ thấy rằng đối với ông tôn gi|o đồng nghĩa với việc xem các trách nhiệm (duties) của ta như những mệnh lệnh thánh thiêng (divine commands) (ít nhất theo nghĩa rằng sự kiện toàn những mệnh lệnh ấy phù hợp với mục đích vốn được ý 357 muốn thánh thiện của Thiên Chúa mong đợi như cùng đích của việc tạo dựng.) Và trong tác phẩm Di Cảo (Opus Postunum), việc nhận thức về ý thức trách nhiệm (consciousness of duty) như một ý thức về sự hiện diện thánh thiêng (divine presence) giữ vai trò chỉ đạo. Chắc chắn sẽ không thể biết được rằng Kant làm thế nào có thể hệ thống hóa và phát triển những ý tưởng khác nhau gồm chứa nơi những ghi chú hình thành nên tập tài liệu này, nếu ông đ~ có dịp để làm thế. Thế nhưng, dường như Kant nghiêng về việc đặt điểm nhấn nơi nội tại tính (the immanence) của Thiên Chúa và nơi sự ý thức của tự do luân lý của ta và ý thức sự bổn phận luân lý như một ý thức về sự hiện diện thánh thiêng, dẫu ý tưởng về luật luân lý là một con đường chắc chắn dẫn đến niềm tin nơi Thiên Chúa được duy trì nguyên vẹn. 12. Những lưu ý sau cùng Tôi nghĩ không thể chối bỏ rằng có một sự cao thượng (a certain grandeur) n{o đó nơi triết thuyết về đạo đức của Kant. Sự suy tôn không có tính thỏa hiệp của ông dành cho trách nhiệm (duty) và sự cương quyết về giá trị của nh}n c|ch con người (he value of the human personality) chắc chắn đem đến sự tôn trọng n{y. Hơn nữa, một lượng lớn những gì ông nói chính là tiếng vọng đích thật nơi ý thức luân lý. Vì vậy, tuy những xác tín rất đặc thù về luân lý có sự kh|c nhau nơi mỗi người, sự xác tín rằng những trường hợp phát sinh khi, ít nhất theo nghĩa n{o đó, những kết quả quả không phù hợp và luật luân lý phải được tuân thủ bất kể kết quả ra sao, xác tín ấy là nét chung của ý thức luân lý. Nếu ta có được bất kỳ xác tín nào trong những xác tín luân lý, tất cả chúng ta đều cảm thấy rằng, theo ngôn ngữ phổ thông mà nói, ranh giới phải được vạch ra ở đ}u đó, ngay cả khi không phải tất cả chúng ta đều vẽ cùng một ranh giới. Châm ngôn Fiat iustitia, ruat coelum (tạm dịch 358 ‘H~y để công lý được thực hiện, ngay cả khi điều đó không thuận theo trời cao’) có thể dễ d{ng được hiểu theo như quan điểm luân lý của người bình thường. Lại nữa, Kant lôi cuốn cách phải lẽ sự chú ý đến tính phổ quát (the universal character) của luật luân lý. Thực tế rằng các cộng đồng khác nhau và các cá nhân khác nhau có những ý tưởng luân lý khác nhau một chút, thực tế ấy không đổi kh|c đi thực tế rằng những ph|n đo|n lu}n lý như thế hình thành nên một đòi buộc phổ quát (a universal claim). Khi tôi nói rằng tôi phải l{m điều n{y điều kia, tôi ít nhất ngụ ý rằng bất kỳ ai khác khi ở trong cùng một hoàn cảnh như thế cũng phải hành động như vậy; vì tôi nói rằng đó l{ điều đúng cần phải làm. Ngay cả khi một người theo một lý thuyết ‘cảm xúc’ về đạo đức (an 'emotive' theory of ethics) , người đó cũng phải quan t}m đến đòi hỏi phổ quát này của ph|n đo|n lu}n lý. Ph|t biểu rằng tôi phải thực hiện h{nh động X, về phương diện n{y cũng như phương diện khác, rõ ràng khác với phát biểu rằng tôi thích những trái ôliu, ngay cả khi phát biểu trước là sự diễn tả của một cảm xúc hay của một th|i độ hơn l{ của một ứng dụng một nguyên lý tối hậu của lý trí (a supreme principle of reason).182 Đồng thời, ngay cả khi triết lý đạo đức của Kant phản ánh ở mức n{o đó ý thức luân lý, triết lý này phải đối mặt với những phản đối ngay gắt. Thật dễ hiểu khi Hegel là một trong số những người đ~ chỉ trích rằng Kant quá coi trọng nguyên lý tối hậu của đạo đức vốn dựa trên nền tảng duy hình thức (formalism) và trừu tượng (abstractness). Đương nhiên, theo một quan điểm mà nói những phản đối đối với lý thuyết đạo đức của Kant có nền tảng là hình thức v{ ‘trống rỗng’ l{ không phù hợp. Bởi lẽ, khác với đạo đức ứng dụng (applied ethics), trong đạo đức thuần túy (pure ethics) Kant chỉ quan t}m đến việc x|c định yếu tố ‘có tính hình thức’(the Tôi không có ẩn ý rằng những người ủng hộ cho thuyết cảm xúc về đạo đức vốn có nhiều hình thức phát triển đa dạng, những người ấy không tính đến nét đặc biệt này của ph|n đo|n lu}n lý. 182 359 'formal' element) trong ph|n đo|n lu}n lý (moral judgment), chứ không xét đến ‘chất thể’ ('matter') được nhận biết cách thuộc nghiệm (empirically). Và có thể l{ thích đ|ng để hỏi rằng yếu tố ‘hình thức’ (the formal element) ấy có thể là gì khác nếu không mang tính hình thức (formalistic)? Lại nữa, đ}u l{ gi| trị của lời kết án về sự trống rỗng (emptiness) khi mệnh lệnh tuyệt đối (categorical imperative), dẫu có thể áp dụng cho vật chất được nhận biết cách thuộc nghiệm (empirically given material), cũng chẳng bao giờ được dùng làm tiền đề cho việc suy luận ra những luật cụ thể cho hành xử duy nhờ bởi việc phân tích? Mệnh lệnh tuyệt đối (categorical imperative) có chức năng như một bài thử (a test) hay một tiêu chuẩn (criterion) về đạo đức của các nguyên lý chủ quan của ý muốn (our subjective principles of volition), chứ không là một tiền đề của sự suy luận có tính phân tích (analytic deduction) ra một qui tắc luân lý cụ thể (a concrete moral code). Đúng l{ vậy; nhưng nếu vậy vấn đề gợi lên là liệu rằng nguyên lý luân lý theo Kant ấy có thực sự có chức năng như một bài thử hay một tiêu chuẩn. Ta đ~ lưu ý về điều khó khăn trong việc hiểu chính x|c đ}u l{ ý nghĩa khi nói về một tác nhân có lý tính l{ ‘có thể’ hay ‘không thể’ ('being able' or 'not being able') muốn rằng các châm ngôn của người đó phải trở nên các luật phổ quát. Và rất có thể rằng khó khăn n{y gắn liền với tính trừu tượng (abstractness) và tính trống rỗng (emptiness) của mệnh lệnh tuyệt đối (categorical imperative). Một số triết gia rất có thể sẽ phản đối lại sự duy lý (rationalism) của Kant, nghĩa l{ phản đối lại ý tưởng rằng luật luân lý trên hết dựa trên lý tính (reason) và rằng các nguyên lý tối hậu (supreme principles) của nó được lý tính ban hành (promulgated by reason). Thế nhưng ta h~y giả định rằng Kant đúng khi chủ chương rằng luật lu}n lý được lý tính ban hành. Vấn đề gợi lên đó là liệu, như ông đ~ nghĩ, kh|i niệm về trách nhiệm sở hữu một 360 thắng thế tuyệt đối, hay liệu khái niệm về sự thiện là thắng thế và khái niệm về trách nhiệm phụ thuộc vào nó. Và bên cạnh những cân nhắc khác, có việc tranh luận rằng thuyết thứ hai trong số các thuyết này [khái niệm về sự thiện thắng thế so với khái niệm về trách nhiệm] có thể giữ chức năng như một khuôn khổ cho việc diễn giải về ý thức trách nhiệm cách tốt hơn. Đúng thế, bất kỳ thuyết mang tính mục đích về đạo đức nào mà mang hình thức của chủ nghĩa duy lợi (utilitarianism), cụ thể như của Bentham, thuyết ấy tự đặt mình trước cáo buộc về việc thay đổi ph|n đo|n đạo đức có tính đặc thù (the specifically moral judgment) thành một ph|n đo|n duy nghiệm không có tính đạo đức (a nonmoral empirical judgment), và vì thế bị cáo buộc về việc giải thích các h{nh động đạo đức bằng việc thanh minh cho nó (explaining it away). Thế nhưng, điều đó không kéo theo rằng việc này nhất thiết l{ đúng đối với mọi diễn nghĩa theo mục đích (teleological interpretation) về các phẩm hạnh. Và câu hỏi là liệu rằng nó có hay không kéo theo, câu hỏi này khó có thể được xem như cuối cùng đ~ được Kant giải quyết. Về phần triết học tôn giáo của Kant (philosophy of religion), nó đại diện cho một số cách thức mà rõ ràng chịu ảnh hưởng của Triết Học Ánh Sáng (the Enlightenment). Vậy nên trong việc diễn giải về ý thức tôn giáo, Kant cho là các tôn giáo có tính lịch (historical religions) là chẳng quan trọng bao nhiêu; nghĩa l{ xem tôn giáo là không quan trọng như nó thực tế đ~ có. Sau đó Hegel đ~ nỗ lực chữa trị cho khiếm khuyết này. Thế nhưng, c|ch chung, triết học của Kant về tôn giáo rõ ràng là một nét đặc sắc nơi nỗ lực của ông nhằm hòa giải thế giới vật lý học của Newton (vốn là thế giới của thực tại thuộc nghiệm (the world of empirical reality) được vận hành bởi các luật nhân quả (causal laws) vốn loại trừ tự do) với thế giới của sự ý thức luân lý (the world of the moral consciousness), thế giới của tự do. Lý tính lý thuyết (the 361 theoretical reason) tự nó có thể cho ta biết duy một điều rằng nó không xem khái niệm về tự do là bất khả hữu cũng không xem ý tưởng về thực tại thuộc trí, siêu nghiệm (supra-empirical, noumenal reality) là bất khả hữu. Ngang qua sự nối kết không thể chia tách với ý tưởng về tự do, khái niệm về luật luân lý cho ta một đảm bảo thực tế về sự tồn tại của một thực tại như thế v{ đảm bảo sự thuộc về của ta đối với thực tại ấy trong tư c|ch l{ những hữu thể có lý tính. Và trên nền tảng của sự đảm bảo này, lý tính lý thuyết (theoretical reason) có thể nỗ lực để nghĩ đến thực tại thuộc trí trong chừng mực lý tính thực hành (the practical reason) đảm bảo sự giả định của ta về nó. Thế nhưng, trong giới hạn nhận biết của ta, chính một mình Thiên Chúa l{ Đấng có thể đạt được sự hài hòa tuyệt đỉnh (ultimate harmonization) giữa hai thế giới (realms). Vì thế, nếu tầm quan trọng của lý tính thực hành phải thắng thế, và nếu luật lu}n lý đòi buộc sự hòa hợp tuyệt đỉnh này, ít nhất là ngụ ý đòi buộc, ta có lý để thực hiện một h{nh động của niềm tin vào Thiên Chúa (God), ngay cả khi lý trí theo chức năng lý thuyết của nó không thể minh chứng rằng Thiên Chúa tồn tại. Thế nhưng dù ta có quyền quay sang tôn giáo và hy vọng nơi Thiên Chúa về việc tạo nên một tình trạng mà ở nơi đó hạnh phúc sẽ là thành phần của nh}n đức, rõ ràng là ta còn lại nơi đ}y v{ lúc này trong một vị thế cận kề (juxtaposition) giữa vương quốc của tính tất yếu tự nhiên (realm of natural necessity) v{ vương quốc của tự do (realm of freedom). Trong mức độ lý trí có thể biết rằng không có sự bất khả hữu về luận lý (logical impossibility) trong vương quốc của tự do, ta có thể nói rằng hai vương quốc l{ tương hợp về luận lý. Thế nhưng điều này không dễ đ|p ứng đủ cho những đòi hỏi của việc suy tư triết học (philosophical reflection). Vì một lý do rằng tự do tìm được cách diễn tả nơi những hành động vốn thuộc về trật tự tự nhiên thuộc nghiệm (empirical, natural order). Và trí khôn (the mind) tìm kiếm sự nối kết giữa hai 362 trật tự hay vương quốc ấy. Thật vậy, có lẽ sẽ không thể tìm ra một sự nối kết kh|ch quan theo nghĩa rằng nó có thể minh chứng cho lý thuyết về sự tồn tại của thực tại thuộc trí và chỉ ra chính xác thực tại (reality) thuộc trí (noumenal) và thuộc nghiệm (empirical) được liên kết cách khách quan ra sao. Thế nhưng, ít nhất nó tìm kiếm một sự nối kết chủ quan theo nghĩa l{ một sự minh chứng l{ đúng, theo trí khôn, về một sự chuyển tiếp (transition) từ cách suy nghĩ vốn tương hợp với các nguyên lý của Tự Nhiên (principles of Nature), tới c|ch suy nghĩ vốn tương hợp với các nguyên lý của tự do (freedom). Tuy nhiên để tìm kiếm giải pháp của Kant cho chủ đề này, ta phải đi qua phê ph|n thứ ba, cụ thể là Phê Phán Năng Lực Phán Đoán. 363 KANT (6): THẨM MỸ HỌC VÀ MỤC ĐÍCH LUẬN183 Nội dung 1. Chức năng trung gian của ph|n đo|n 2. Phép phân tích về c|i đẹp 3. Phép phân tích về cái cao cả 4. Sự diễn dịch những ph|n đo|n thẩm mỹ thuần túy 5. Mỹ thuật v{ t{i năng thiên bẩm 6. Phép biện chứng của ph|n đo|n thẩm mỹ 7. C|i đẹp như l{ biểu tượng của cái tốt luân lý 8. Ph|n đo|n mục đích luận 9. Mục đích luận v{ cơ giới luận 10.Thần học-vật lý và thần học-đạo đức Người dịch: Vũ Tứ Quyết, S.J. Bản tiếng Việt trên đ}y được trích dịch từ tài liệu của Frederic Copleston, S.J., A History of Philosophy, Vol. VI, Modern Philosophy : From the French Enlightenment to Kant, The Newman Press, Westminster, Maryland, 1960. tr. 349-379. Trong bản dịch này, người dịch đ|nh dấu theo từng trang của bản gốc tiếng Anh của tác giả Copleston; ví dụ, [Tr. 349] nghĩa l{ bắt đầu trang 349. 183 364 1. Chức năng trung gian của ph|n đo|n [Tr. 349] Như đ~ đề cập trong phần cuối của chương trước, ít nhất l{ trên phương diện tâm trí, cần có một số nguyên lý để kết nối, giữa thế giới của sự tất yếu tự nhiên với thế giới của tự do. Kant nhắc tới sự cần thiết này trong phần dẫn nhập cho cuốn Phê phán năng lực Phán đoán.184 Giữa lĩnh vực của khái niệm Tự Nhiên hoặc thực tại giác tính, với lĩnh vực của tự do hoặc thực tại siêu giác tính, có một vực thẳm mà không thể có cầu nối từ lĩnh vực thứ nhất tới lĩnh vực thứ hai theo kiểu sử dụng lý trí suông. Vì thế, xuất hiện hai thế giới tách biệt, trong đó c|i n{y không thể tác động tới c|i kia. Nhưng thế giới của tự do phải ảnh hưởng tới thế giới của Tự Nhiên, vì các nguyên lý của lý trí thực hành phải được nhận thấy trong h{nh vi. Do đó, có quyền nghĩ rằng, Tự Nhiên trong cách thức như thế, tương hợp ít nhất với khả thể đạt được trong nó những mục đích theo c|c luật của tự do. Cho nên, phải có nền tảng hoặc nguyên lý thống nhất để ‘l{m cho việc bắc cầu là có thể, từ lối nghĩ theo c|c nguyên lý của thế giới này, tới lối nghĩ theo các nguyên lý của thế giới kia’.185 Mặt kh|c, chúng ta đang tìm một đường kết nối, giữa triết học mang tính lý thuyết mà Kant gọi là triết học Tự Nhiên, với triết học mang tính thực hành hay triết học luân lý vốn được đặt nền trên khái niệm tự do. Và Kant tìm thấy đường nối kết này trong sự phê ph|n năng lực ph|n đo|n, nó l{ ‘phương tiện để hợp nhất hai phần của triết học thành một’.186 [Tr. 350] Để giải thích lý do mà Kant trở lại nghiên cứu ph|n đo|n và tìm thấy đường nối kết này, chúng ta cần phải trích dẫn từ lý Phê phán năng lực Phán đoán (The Critique of Judgment) (Kritik der Urteilskraft), nằm trong Tập V của ấn bản mang tính phê phán trong các công trình của Kant. Nó sẽ được trích dẫn trong phần chú thích là J.; và các chỉ dẫn sẽ được đưa ra trong c|c phần. Tương ứng với các chỉ dẫn được cung cấp, theo số trang, bản dịch của J. H. Bernard (London, 1931, 2nd edition) cũng được trích dẫn với kí hiệu là Bd. 185 J., xx; Bd., tr. 13. 186 Ibid. 184 365 thuyết của ông về c|c năng lực hay t{i năng của tâm trí. Trong một bảng biểu ở cuối phần dẫn nhập cuốn Phê phán năng lực Phán đoán187, ông phân biệt ba năng lực (three powers) hay ba t{i năng của tâm trí.188 C|ch chung, có năng lực nhận thức (cognitive), năng lực cảm nhận (feeling)189 vui thích (pleasure) hay không vui thích (displeasure), v{ năng lực ham muốn (desire). Điều này một lần nữa cho thấy, theo một nghĩa n{o đó, cảm nhận là trung gian giữa nhận thức và ham muốn. Sau đó, ông ph}n biệt ba loại năng lực nhận thức cụ thể: hiểu biết (understanding, Verstand), phán đo|n (judgment, Urteilskraft), và lý trí (reason, Vernunft). V{ điều này cho thấy rằng, theo một nghĩa n{o đó, ph|n đo|n l{ trung gian giữa hiểu biết và lý trí, và nó có liên hệ tới cảm nhận. Bây giờ, trong cuốn Phê phán Lý tính thuần túy, chúng ta đ~ xem xét các phạm trù tiên thiên và các nguyên lý của hiểu biết, chúng thực hiện chức năng ‘cấu tạo’ (constitutive) v{ tạo khả thể cho tri thức về c|c đối tượng, về Tự Nhiên. Chúng ta cũng suy xét c|c Ý Niệm về lý trí thuần túy trong những khả năng suy đo|n của nó, nó thực hiện chức năng ‘điều h{nh’ (regulative) chứ không có chức năng kiến tạo. Trong cuốn Phê phán Lý tính thực hành, chúng ta thấy rằng, có nguyên lý tiên thiên của lý trí thuần túy trong nhiệm vụ có tính thực hành của nó, và các nguyên lý tiên thiên này định hình cho ham muốn (in Ansehung des J., LVIII; Bd., tr. 41. Thuật ngữ được sử dụng cho t}m trí (mind) thường là das Gemut. Như đ~ lưu ý, Kant sử dụng các thuật ngữ theo nghĩa rất rộng, để bao phủ tất cả c|c h{nh vi v{ năng lực thuộc tinh thần. 189 Xem thêm chú thích số 10 của Bùi Văn Nam Sơn trong cuốn Phê phán năng lực phán đoán (Nxb Tri Thức, 2006, tr. xxviii) [chú thích này không có trong bản tiếng Anh của Copleston]. Ở đ}y, bản tiếng Anh không dùng ‘emotion’ m{ dùng ‘feeling’. ‘Feeling’ được tôi (Quyết) tạm dịch l{ ‘cảm nhận’ trong khi Nam Sơn dịch l{ ‘tình cảm’. Theo Nam Sơn, kh|i niệm ‘tình cảm’ được Kant sử dụng ở đ}y, chỉ mới hình th{nh đầu thế kỷ XVIII. ‘Tình cảm’ kh|c ‘cảm xúc’ (emotion) ở chỗ, nó không được tạo ra trực tiếp từ sự tri giác nội tại hay ngoại tại, mà là một phương thức phản ứng của ý thức trước những tri giác, kinh nghiệm… ‘Tình cảm’ l{ ‘cảm xúc’ cấp độ hai. Hơn nữa, ‘tình cảm’ ở đ}y không trực tiếp mang nghĩa lu}n lý (tốt, xấu), m{ có nghĩa l{ ‘vui sướng hay không vui sướng’. 187 188 366 Begehrungsvermogens).190 Như thế, việc còn lại là khảo s|t năng lực ph|n đo|n (được Kant gọi l{ năng lực trung gian giữa hiểu biết và lý trí), xem nó có sở hữu các nguyên lý tiên thiên hay không. Nếu thế, chúng ta cũng phải khảo sát: các nguyên lý này thực hiện chức năng cấu tạo hay điều hành. Cụ thể, chúng có đưa ra c|c quy luật cho cảm nhận (năng lực cảm thấy vui thích hay không vui thích) không? Nếu thế, chúng ta sẽ có một lược đồ đẹp đẽ và mạch lạc. Sự hiểu biết cung cấp c|c định luật tiên thiên cho thực tại có tính hiện tượng, tạo nên khả thể cho tri thức mang tính lý thuyết về Tự Nhiên. Lý trí thuần túy, trong nhiệm vụ có tính thực hành của mình, định hình những gì liên quan đến ham muốn. Và phán đo|n định hình cảm nhận. Và cảm nhận, như nó l{, l{ thuật ngữ trung gian giữa nhận thức và ham muốn; cũng thế, chính phán đo|n l{m trung gian giữa hiểu biết và lý trí. Do đó, trong thuật ngữ chuyên môn của triết học phê phán, vấn đề có thể được đặt ra theo một c|ch như thế, khi chú ý tới sự tương tự của mục đích trong ba cuốn Phê phán. Năng lực ph|n đo|n có nguyên lý hay các nguyên lý tiên thiên của chính nó hay không? Và nếu có, chức năng của chúng v{ lĩnh vực áp dụng là gì? [Tr. 351] Hơn nữa, nếu năng lực ph|n đo|n, trong những gì liên hệ với các nguyên lý tiên thiên của năng lực ph|n đo|n, liên hệ với cảm nhận theo kiểu loại suy, như c|ch thế mà hiểu biết liên hệ với nhận thức, và lý trí (trong nhiệm vụ có tính thực hành của nó) liên hệ với ham muốn; chúng ta có thể thấy rằng, Phê phán năng lực phán đoán tạo nên phần thiết yếu cho triết học phê phán, và nó không đơn giản chỉ là phần phụ thêm có thể có hay có thể không. Nhưng, về vấn đề phán đoán, Kant có ý gì trong bối cảnh này? Ông cho rằng, ‘nói chung, năng lực ph|n đo|n’ l{ ‘năng lực suy nghĩ c|i 190 J., v; Bd., tr. 2. 367 cụ thể khi hữu thể được bao hàm trong cái phổ qu|t’.191 Nhưng chúng ta phải phân biệt giữa ph|n đo|n x|c định (determinant) và ph|n đo|n phản tỉnh (reflective). ‘Nếu cái phổ quát (quy tắc, nguyên lý, quy luật) được đưa ra, thì năng lực ph|n đo|n cộng gộp những cái cụ thể lại, theo kiểu xác định (determinant), điều này cũng đúng khi năng lực siêu nghiệm của ph|n đo|n đưa ra những điều kiện tiên thiên theo cách mà chỉ cái cụ thể có thể được cộng gộp vào cái phổ qu|t. Nhưng nếu chỉ cái cụ thể được đưa ra, m{ vì nó, năng lực ph|n đo|n phải tìm thấy cái phổ qu|t, thì ph|n đo|n chỉ là phản tỉnh (phản tư) (reflective).’192 Khi suy xét Phê phán lý tính thuần túy, chúng ta thấy rằng, theo Kant, có các nguyên lý và các phạm trù tiên thiên của sự hiểu biết, chúng được đưa ra một c|ch cơ bản trong cấu trúc của năng lực n{y. V{ ph|n đo|n cộng gộp một c|ch đơn giản những cái cụ thể lại, theo những ‘c|i phổ qu|t’ n{y, cũng như theo những c|i được cho là tiên thiên. Đ}y l{ ví dụ của ph|n đo|n xác định. Tuy nhiên, rõ ràng, có nhiều quy luật phổ qu|t không được đưa ra, nhưng phải được khám phá. Như thế, các quy luật duy nghiệm của vật lý không được cho là tiên thiên. Chúng cũng không được cho là hậu nghiệm theo nghĩa, từ những trường hợp đặc thù được cung cấp. Ví dụ, chúng ta biết, tiên thiên nghĩa l{ tất cả hiện tượng là thành phần của chuỗi nhân quả; nhưng chúng ta không biết, từng luật nhân quả riêng biệt là tiên thiên. Đối với chúng ta, chúng cũng không được cho là hậu nghiệm như l{ những đối tượng của kinh nghiệm. Chúng ta phải khám phá các quy luật duy nghiệm phổ quát, theo cách chúng ta cộng gộp những c|i đặc thù lại. Đ}y l{ công việc của ph|n đo|n phản tỉnh, do đó, chức năng của nó không chỉ là việc cộng gộp lại; vì nó phải tìm thấy cái phổ qu|t, như Kant đ~ đặt ra, theo cách mà 191 192 J., xxv; Bd., tr. 16. J., xxvi; Bd., tr. 16-17. 368 những cái cụ thể có thể được cộng gộp lại. V{ điều này cùng với ph|n đo|n phản tỉnh, cần được chúng ta quan tâm ở đ}y. Bây giờ, từ quan điểm của chúng tôi, ít nhất các quy luật duy nghiệm là bất tất. Thế nhưng, nh{ khoa học luôn cố gắng cộng gộp ngày càng nhiều c|i đặc thù vào trong các quy luật duy nghiệm phổ qu|t. Ông không để các quy luật của mình nằm cạnh nhau, vì thế có thể nói, không có nỗ lực thiết lập các mối tương quan giữa chúng. [Tr. 352] Ông nhắm đến việc xây dựng hệ thống các quy luật có tương quan với nhau. V{ điều n{y có nghĩa l{ ông được dẫn vào việc tra cứu của mình, bởi khái niệm Tự Nhiên như l{ sự thống nhất nhận thức. Các nguyên lý tiên thiên của khoa học được đặt nền trên sự hiểu biết của chúng ta. Nhưng ‘c|c quy luật duy nghiệm đặc thù … phải được xem xét … như thể là (as if, als ob) sự hiểu biết, vốn không phải của chúng ta, nhưng chúng được cung cấp cho năng lực nhận thức của chúng ta, để tạo khả thể cho hệ thống kinh nghiệm theo các quy luật đặc thù của Tự Nhiên’.193 Kant nói thêm, ông không có ý định suy diễn rằng, nhà khoa học phải tiền giả định sự tồn tại của Thiên Chúa. Ông có ý nói, nhà khoa học tiền giả định sự thống nhất của Tự Nhiên theo c|ch như thế, điều n{y có được, nếu Tự Nhiên là công trình của một trí tuệ thánh thiêng; nếu phải nói rằng, nó là hệ thống có thể hiểu, được thích ứng cho năng lực nhận thức của chúng ta. Ý niệm Thiên Chúa ở đ}y, thực hiện một c|ch đơn giản chức năng điều hành. Và luận điểm của Kant thực sự chỉ đơn giản là, tất cả các cuộc tra cứu khoa học được hướng dẫn bởi ít nhất là giả định ngầm rằng, Tự Nhiên là một sự thống nhất về mặt nhận thức, hữu thể ‘khả tri (intelligible)’ được hiểu trong mối liên hệ với năng lực nhận thức của chúng ta. Dựa trên nguyên lý n{y, m{ ph|n đo|n phản tỉnh phát sinh. Nó là nguyên lý tiên thiên theo nghĩa, nó không bắt nguồn từ kinh nghiệm nhưng l{ tiền giả định cho tất cả sự tra cứu 193 J., xxvii; Bd., tr. 18. 369 khoa học. Nhưng nó cũng không phải là nguyên lý tiên thiên theo nghĩa chính x|c kiểu: c|c nguyên lý được xét trong Phép phân tích Siêu nghiệm (Transcendental Analytic) là tiên thiên. Phải nói rằng, nó không hề l{ điều kiện cần thiết cho việc có c|c đối tượng của kinh nghiệm. Hơn nữa, nó là nguyên lý cần thiết có tính tự khám phá (heuristic), hướng dẫn chúng ta khi chúng ta nghiên cứu các đối tượng của kinh nghiệm. Khái niệm Tự Nhiên, khi được hợp nhất nhờ nền tảng thông thường của các quy luật của nó, trong trí tuệ siêu phàm, vốn thích ứng hệ thống này với c|c năng lực nhận thức của chúng ta, là khái niệm của tính hợp mục đích hay cứu cánh của Tự Nhiên. ‘Nhờ khái niệm này, Tự Nhiên được trình b{y như thể là một trí tuệ thông minh, mà trí tuệ thông minh n{y được bao hàm trong nền tảng của sự thống nhất c|i đa dạng của các quy luật duy nghiệm của Tự Nhiên. Vì thế, tính hợp mục đích của Tự Nhiên là khái niệm tiên thiên đặc thù, khái niệm này có nguồn gốc trong năng lực phán đo|n phản tỉnh.’194 Và Kant xác nhận, nguyên lý của tính hợp mục đích của Tự Nhiên là nguyên lý siêu nghiệm của năng lực phán đo|n n{y. Nó có tính siêu nghiệm, vì nói chung, nó quan tâm các đối tượng khả thể của tri thức duy nghiệm, và không dừng chính nó lại, chỉ với quan sát duy nghiệm. Theo Kant, đặc tính siêu nghiệm của nó trở thành chứng cứ, nếu chúng ta xét thấy, các châm ngôn của ph|n đo|n nhận nó là nguồn gốc. Các ví dụ được đưa ra195 là ‘Tự Nhiên thực hiện con đường ngắn nhất’ (lex parsimoniae) v{ [Tr. 353] ‘Tự Nhiên không tạo bước nhảy’ (lex continui in natura). Những c}u ch}m ngôn như thế không phải là sự tổng quát hóa có tính duy nghiệm; hơn nữa, chúng là các quy luật hay châm ngôn tiên thiên, hướng dẫn chúng ta trong việc nghiên cứu duy nghiệm về Tự Nhiên. Và chúng ngừng lại tại 194 195 J., xxviii; Bd., tr. 18-19. J., xxxi; Bd., tr. 20. 370 nguyên lý tiên thiên tổng quát của tính hợp mục đích của Tự Nhiên; điều ấy nghĩa l{, c|c quy luật tiên thiên n{y, được thích ứng cho năng lực nhận thức của chúng ta trong khía cạnh: sự thống nhất tối hậu của các quy luật duy nghiệm của nó. Nguyên lý tiên thiên này của ph|n đo|n có gi| trị chủ quan hơn l{ khách quan. Trong thuật ngữ riêng của Kant, nó không quy định hay định hình Tự Nhiên xét như l{ vật tự thân. Nó không là nguyên lý cấu tạo theo nghĩa như điều kiện tất yếu cho bất cứ đối tượng nào cả. Nó không kéo theo một định đề, m{ trong ý nghĩa hữu thể học, là cứu cánh trong Tự Nhiên. Chúng ta không thể suy diễn từ nó một cách tiên thiên rằng, thực sự có các nguyên nhân cứu cánh hoạt động trong Tự Nhiên. Nó định hình ph|n đo|n phản tỉnh, bảo rằng nó liên hệ với Tự Nhiên như thể nó là toàn bộ mục đích, được thích ứng cho c|c năng lực nhận thức của chúng ta. Và nếu chúng ta nói rằng, nguyên lý làm cho Tự Nhiên thành khả thể, chúng ta có ý nói rằng, tri thức duy nghiệm về Tự Nhiên là khả thể theo các quy luật duy nghiệm của nó, không phải là nó làm cho Tự Nhiên thành khả thể theo nghĩa c|c phạm trù và các nguyên lý của hiểu biết làm cho nó thành khả thể. Dĩ nhiên, theo một nghĩa ch}n thực, nguyên lý được xác nhận một cách duy nghiệm. Nhưng xét cho chính nó, nó là tiên thiên, không phải là kết quả của quan sát; v{, như một nguyên lý tiên thiên, nó l{ điều kiện tất yếu, không phải là của chính c|c đối tượng (c|c đối tượng được xét như l{ đ~ được cho trước), nhưng l{ thuộc phận vụ của ph|n đo|n phản tỉnh trong việc tra cứu c|c đối tượng n{y. Do đó, Kant không đề ra một học thuyết siêu hình học, theo kiểu có các nguyên nhân tối hậu hoạt động hoạt động trong Tự Nhiên. Ông nói rằng, vì ph|n đo|n phản tỉnh là cái nó là, tất cả cuộc tra cứu duy nghiệm trong Tự Nhiên bao hàm ngay từ khởi đầu của việc xem Tự Nhiên như thể là nó được hợp nhất trong một hệ thống quy luật duy nghiệm. Hệ thống n{y được thống nhất nhờ nền tảng chung trong một trí 371 khôn kh|c, hơn l{ trí khôn của chúng ta, và hệ thống n{y được thích ứng cho c|c năng lực nhận thức của chúng ta. Dĩ nhiên, chúng ta không thể coi Tự Nhiên như l{ mục đích, m{ lại không quy tính hợp mục đích cho Tự Nhiên. Kant ý thức khá rõ về thực tế n{y. ‘Thế nhưng, trong khả thể của sự đa dạng (vượt trên năng lực hiểu biết của chúng ta), trật tự của Tự Nhiên trong các quy luật đặc thù của nó, được thích ứng cho năng lực nhận thức của chúng ta cho tới mức chúng ta có thể nhận định một thực tế bất tất. Và việc khám phá trật tự này là nhiệm vụ của sự hiểu biết, một nhiệm vụ được thực thi với ý định là tới mục đích tất yếu của hiểu biết, cụ thể là sự thống nhất của các nguyên lý của Tự Nhiên. [Tr. 354] V{ năng lực ph|n đo|n phải quy cho mục đích n{y l{ do Tự Nhiên, bởi vì sự hiểu biết đó không thể quy định luật nào cho Tự Nhiên trong khía cạnh n{y.’196 Nhưng sự quy kết mang tính tiên thiên cho Tự Nhiên của tính hợp mục đích, không tạo nên một học thuyết tiên thiên về Tự Nhiên trong chính nó (in itself); nó là sự quy kết với mục đích l{ tri thức của chúng ta. Nói cách khác, nguyên lý tiên thiên của ph|n đo|n l{ nguyên lý tự khám phá. Thế nên, nếu chúng ta tìm trong cuộc tra cứu duy nghiệm của chúng ta, và thấy Tự Nhiên phù hợp với nguyên lý này, thì theo những gì chúng ta có thể thấy, đ}y chỉ là thực tế bất tất. Bây giờ, tính hợp mục đích của Tự Nhiên có thể được hình dung theo hai c|ch. Trong phương diện thứ nhất, mục đích của đối tượng kinh nghiệm có thể được hình dung như l{ một sự phù hợp hình dạng đối tượng với năng lực nhận thức; tuy nhiên, không liên quan gì với hình thái khái niệm theo mục đích định nghĩa tri thức đối tượng. Hình dạng đối tượng được coi như nền tảng của sự vui thích, sự vui thích n{y đến từ sự hình dung đối tượng. Và khi chúng ta ph|n đo|n rằng, sự hình dung được phụ thêm một cách 196 J., xxxix; Bd., tr. 27. 372 cần thiết bởi sự vui thích, và rằng, như một hệ quả, sự hình dung phải có thể vui thích cho tất cả (và không chỉ cho chủ thể riêng biệt, người đang hiện diện ở đ}y v{ lúc n{y để tri giác hình dạng đối tượng đó), chúng ta có một ph|n đo|n thẩm mỹ. Đối tượng n{y được gọi l{ c|i đẹp, v{ năng lực của h{nh vi ph|n đo|n c|ch phổ quát trên nền tảng của sự vui thích (sự vui thích này phụ thêm cho sự hình dung) được gọi là khiếu thẩm mỹ (sở thích). Trong phương diện thứ hai, tính hợp mục đích của đối tượng kinh nghiệm có thể được hình dung như l{ ‘sự phù hợp hình dạng của nó với khả thể của vật tự thân, theo khái niệm của vật đến trước và bao gồm nền tảng hình dạng của nó’.197 Nói cách khác, sự vật được hình dung, về hình dạng của nó, khi hoàn thiện mục đích của Tự Nhiên. V{ khi chúng ta ph|n đo|n rằng, đ}y l{ một điều thực tế, chúng ta làm một ph|n đo|n có tính hợp mục đích. Do đó, Phê phán năng lực Phán đoán phải chú ý tới cả ph|n đo|n thẩm mỹ lẫn ph|n đo|n mục đích luận, và cần phân biệt chúng cẩn thận. Ph|n đo|n thẩm mỹ chỉ mang tính chủ quan, không theo nghĩa l{ không có sự khẳng định phổ qu|t n{o trong ph|n đo|n (vì thực ra l{ có), nhưng theo nghĩa nó l{ ph|n đo|n về hình dạng đối tượng, hoặc l{ đối tượng tự nhiên hoặc là tác phẩm nghệ thuật, với c|c năng lực nhận thức dựa trên tình cảm được gây ra do sự hình dung đối tượng và không liên quan tới khái niệm nào. [Tr. 355] Do đó, Kant có thể nói, năng lực của h{nh vi ph|n đo|n có tính thẩm mỹ l{ ‘năng lực đặc biệt ph|n đo|n c|c vật theo quy luật, nhưng không theo c|c kh|i niệm’.198 Tuy nhiên, ph|n đo|n mục đích luận l{ kh|ch quan theo nghĩa, nếu nó ph|n đo|n rằng, một khách thể hoàn tất mục đích được bày tỏ của Tự Nhiên, và không có nền tảng cho những cảm nhận chắc chắn trong chủ thể. 197 198 J., xLviii–xLix; Bd., tr. 34. J., Lii; Bd., tr. 37. 373 Kant nói với chúng ta rằng, năng lực thực hiện những ph|n đo|n như thế ‘không phải l{ năng lực đặc thù nhưng chỉ l{ ph|n đo|n phản tỉnh nói chung…’199 Cuối cùng, tính tiên thiên của ph|n đo|n phản tỉnh, khái niệm có tính điều hành của mục đích của Tự Nhiên, đóng vai trò như l{ đường nối kết, giữa bên n{y l{ lĩnh vực khái niệm Tự Nhiên và bên kia l{ lĩnh vực khái niệm tự do. Cho dù nó không định hình Tự Nhiên, theo nghĩa, c|c phạm trù và các nguyên lý của hiểu biết định hình Tự Nhiên, nó cũng không định hướng Tự Nhiên đến h{nh động, như nguyên lý tiên thiên của lý trí thực hành (một cách thuần túy) đ~ l{m, nó cho phép chúng ta nghĩ rằng, Tự Nhiên không như hữu thể hoàn toàn xa lạ như nó đ~ từng như thế, đến việc nhận ra các mục đích. Các tác phẩm nghệ thuật là những diễn tả có tính hiện tượng của giá trị trong lĩnh vực vật tự thân; và cái đẹp – c|c đ|nh gi| có tính thẩm mỹ của những tác phẩm như thế – cho phép chúng ta nhìn v{o c|c đối tượng tự nhiên, cho phép chúng ta xem chính Tự Nhiên như l{ sự biểu lộ có tính hiện tượng của cùng một thực tại vật tự th}n, điều mà Kant thỉnh thoảng gọi l{ ‘cơ sở siêu gi|c tính’ (‘supersensible substrate’).200 Và khái niệm mục đích của Tự Nhiên, điều được diễn tả trong ph|n đo|n mục đích luận, cho phép chúng ta hình thành khả thể của sự hiện thực hóa các mục đích của Tự Nhiên trong sự hài hòa với các quy luật của thực tại vật tự thân. Kant cũng đặt vấn đề theo kiểu này. Việc nghiên cứu các nguyên lý tiên thiên của sự hiểu biết cho thấy rằng, chúng ta biết Tự Nhiên chỉ như hiện tượng. Nhưng đồng thời, nó suy diễn rằng, có thực tại vật tự thân hoặc ‘thực tại siêu gi|c tính’. Tuy nhiên, sự hiểu biết l{m cho ‘thế giới vật tự th}n’ ho{n to{n không x|c định. Như 199 200 J., Lii; Bd., tr. 37. Cf. J., Lvi; Bd., tr. 40. 374 chúng ta đ~ thấy, khi chúng ta xét các khái niệm hiện tượng và vật tự th}n trong đường kết nối với Phê phán thứ nhất, thuật ngữ vật tự thân (noumenon) phải được lấy ra trong nghĩa tiêu cực của nó. Ph|n đo|n, trong ưu điểm của nguyên lý tiên thiên của nó dùng để ph|n đo|n Tự Nhiên, dẫn chúng ta đến việc coi thực tại hiện tượng trên ‘cơ sở siêu gi|c tính’, thì trong hay ngo{i chúng ta đều tốt như nhau, khi có thể x|c định bằng năng lực của trí khôn. Vì nó trình bày Tự Nhiên như l{ sự diễn tả hiện tượng của thực tại vật tự thân. Và lý trí, bằng luật thực hành tiên thiên của nó, làm cho chúng ta thấy cách thức mà chúng ta hiểu nó. ‘Do vậy, năng lực ph|n đo|n tạo khả thể cho sự chuyển tiếp, từ lĩnh vực khái niệm Tự Nhiên sang lĩnh vực khái niệm tự do.’201 [Tr. 356] Phần n{y đ~ được d{nh cho c|c đường nét của tư tưởng mà Kant phác họa trong phần dẫn nhập của cuốn Phê phán năng lực Phán đoán. Nội dung chính của tác phẩm được chia thành hai phần, thứ nhất l{ ph|n đo|n thẩm mỹ, thứ hai l{ ph|n đo|n mục đích luận. Có một thời, người ta quay sang bàn luận chi tiết, ví dụ, ph|n đo|n thẩm mỹ, người ta bị lôi cuốn để coi nó như l{ lý thuyết về thẩm mỹ học của Kant, điều ấy có nghĩa l{ nó chỉ vì chính nó, cho dù nó là một phần tách biệt trong triết học của ông. Vì lý do n{y, đối với tôi, dường như l{ thích hợp để dừng lại d{i dòng đôi chút ở những chỗ mập mờ của tư tưởng, tuy bao gồm cả những gì mà chúng có thể là, theo bất kì mức độ đ|p ứng n{o, để thấy rằng, Phê phán thứ ba, đối với Kant, không chỉ là phần kết hợp hai phần đơn lẻ bàn về các chủ đề (vốn hấp dẫn tự nơi chính nó) m{ không có liên kết nội tại với hai Phê phán trước đó. 201 J., Lvi; Bd., tr. 40. 375 2. Phép phân tích về c|i đẹp Theo cách sử dụng của các tác giả Anh về thẩm mỹ học, Kant gọi ph|n đo|n nói rằng một vật thể thì đẹp, là ph|n đo|n sở thích (the judgment of taste, das Geschmacksurteil). Từ ngữ ‘sở thích’ (taste) gợi ý ngay lập tức tới tính chủ quan; v{ chúng ta đ~ thấy, trong quan niệm của Kant, nền tảng của loại ph|n đo|n n{y l{ tính chủ quan. Phải nói rằng, sự hình dung được gây ra bởi việc chính chủ thể tưởng tượng, cho cảm nhận vui thích hay không vui thích. Nền tảng để chúng ta ph|n đo|n rằng, một vật l{ đẹp hay xấu, là cách m{ trong đó năng lực cảm nhận của chúng ta bị ảnh hưởng bởi sự hình dung về đối tượng. Trong ngôn ngữ hiện đại, chúng ta có thể nói rằng, đối với Kant, ph|n đo|n sở thích là một sự xác nhận của cảm xúc, diễn tả cảm nhận mà không có tri thức kiểu khái niệm. Như Kant quan s|t, tri thức kiểu khái niệm về một tòa nhà là một chuyện; còn thưởng thức c|i đẹp của tòa nhà ấy là một chuyện khác. Thế nhưng, cho dù nền tảng của ph|n đo|n sở thích là chủ quan, khi chúng ta nói rõ ràng một điều gì đó về vật thể đó, m{ điều gì đó được gọi l{ c|i đẹp. Nền tảng của ph|n đo|n n{y hệ tại ở cảm nhận; nhưng khi tôi nói rằng, một đối tượng đẹp, tôi không đơn giản chỉ phát biểu cho những cảm nhận của riêng tôi. Vì một phát biểu như thế có thể l{ ph|n đo|n có tính t}m lý, có thể xác nhận một cách duy nghiệm (ít nhất là trên nguyên tắc). Ph|n đo|n sở thích sẽ không như thế. Ph|n đo|n sở thích chỉ phát sinh khi tôi nói một vật l{ đẹp. Do đó, đ}y l{ c|i phòng, đối với phép phân tích về c|i đẹp (Analytik des Schonen), cho dù c|i đẹp không thể được coi như phẩm chất khách quan của đối tượng không liên quan với nền tảng chủ quan của ph|n đo|n rằng, đối tượng ấy đẹp. 376 [Tr. 357] Phép phân tích của Kant về c|i đẹp mang lấy hình thái của việc nghiên cứu về cái mà ông gọi là bốn ‘khoảnh khắc’ (phương diện) (moments) của ph|n đo|n sở thích. Hơn nữa, một cách lạ lùng, có lẽ bốn khoảnh khắc n{y được liên kết với bốn hình thái luận lý: chất (quality), lượng (quantity), tương quan (relation), phương thức (modality). Tôi nói như thế, bởi vì chính bản th}n ph|n đo|n sở thích không phải là một ph|n đo|n luận lý, thậm chí, theo Kant nó liên hệ tới hiểu biết. Tuy nhiên, việc nghiên cứu từng khoảnh khắc của ph|n đo|n sở thích, đạt kết quả trong định nghĩa không đầy đủ về c|i đẹp. Khi c|i đẹp được đưa ra cho chúng ta, chúng ta có bốn sự giải thích mang tính bổ túc về thuật ngữ ‘c|i đẹp’. V{ Kant thảo luận về chủ đề này, là do ông quan tâm tới chính nó, một cách khá tách rời mối liên hệ của bốn khoảnh khắc với bốn hình thái luận lý của ph|n đo|n. Xem xét ph|n đo|n sở thích từ lập trường về chất, dẫn chúng ta tới định nghĩa sau đ}y về c|i đẹp. ‘Sở thích l{ năng lực ph|n đo|n về đối tượng hoặc năng lực của một c|ch hình dung đối tượng, nhờ sự thỏa mãn hay không thỏa mãn hoàn toàn vô tư (hoàn toàn không quan t}m). Đối tượng của sự thỏa mãn này gọi là cái đẹp.’202 Bằng cách nói rằng, sự đ|nh gi| có tính thẩm mỹ l{ ‘ho{n to{n vô tư’ (entirely disinterested, ohne alles Interesse), Kant không có ý là nó buồn tẻ, ý của ông là nó trầm mặc (khi chủ thể bình tâm). Theo cách nói của lý thuyết sở thích, ph|n đo|n thẩm mỹ chỉ ra rằng, đối tượng được gọi l{ c|i đẹp, khi nó gây ra sự thỏa mãn không liên quan tới khát vọng hay năng lực ham muốn. Một ví dụ đơn giản cũng đủ để chuyển tải ý tưởng mà Kant muốn nói. Giả sử, tôi ngắm một bức tranh về trái cây, và tôi nói rằng nó đẹp. Nếu tôi có ý rằng tôi thích ăn tr|i c}y ấy, thì khi ấy có liên hệ tới ham muốn, v{ ph|n đo|n của tôi không phải l{ ph|n đo|n sở thích theo đúng nghĩa. Ph|n đo|n thẩm mỹ chỉ ra rằng, hình thái của vật đem 202 J., 16; Bd., tr. 55. 377 lại sự dễ chịu, một c|ch chính x|c như đối tượng của việc chiêm ngưỡng, mà không có liên quan gì với ham muốn hoặc khao khát. Kant phân biệt giữa cái dễ chịu (the pleasant, das Angenehme), cái đẹp (the beautiful, das Schone) và cái tốt (the good, das Gute) giống như c|c mối liên hệ định rõ khi hình dung dựa trên các cảm nhận vui thích hay đau khổ. Cái dễ chịu là cái làm hài lòng khao kh|t, v{ nó được kinh nghiệm bởi động vật cũng như con người. Cái tốt l{ đối tượng của sự kính mến: nó l{ c|i được quy cho là giá trị khách quan. [Tr. 358] Và nó liên quan tới tất cả các hữu thể có lý trí; bao gồm các hữu thể có lý trí, cả những hữu thể không phải l{ người, đó l{ c|c hữu thể không có th}n x|c. C|i đẹp là cái mà đơn giản là làm hài lòng, không có liên hệ nội tại nào với khao khát. Nó chỉ được kinh nghiệm bởi các hữu thể có lý trí, nhưng không phải là tất cả. Phải nói rằng, nó bao hàm sự tri giác-giác quan và chỉ liên quan tới những hữu thể sở hữu thân xác. Hơn nữa, theo Kant, ph|n đo|n thẩm mỹ thì ít quan tâm tới sự tồn tại. Nếu lấy lại ví dụ ở trên, thì tôi liên hệ bức tranh trái cây với ham muốn của tôi, tôi quan tâm sự tồn tại của nó theo nghĩa tôi muốn rằng, tr|i c}y đó l{ thật, thực tế tr|i c}y đó chỉ là sự hình dung về tr|i c}y, còn tr|i c}y đó không tồn tại, nên trái cây có thể ăn l{ ho{n to{n không thích hợp. Cuối cùng, Kant chỉ ra rằng, khi ông nói về ph|n đo|n thẩm mỹ như l{ ho{n to{n không quan t}m (vô tư), ông không có ý nói rằng, nó không thể hay không được song hành cùng bất kì mối quan tâm nào. Trong xã hội, con người chắc chắn có mối quan tâm khi tương tác với sự vui thích, điều mà họ cảm thấy trong kinh nghiệm về thẩm mỹ. Và Kant gọi điều này là sự quan tâm duy nghiệm trong c|i đẹp. Nhưng quan t}m dù có kết hợp với phán đo|n sở thích, thì quan tâm vẫn không phải là nền tảng x|c định 378 của ph|n đo|n n{y. Xét trong chính nó, ph|n đo|n l{ không quan tâm. Trở lại việc nghiên cứu ph|n đo|n sở thích về mặt lượng, chúng ta thấy Kant định nghĩa c|i đẹp như l{ ‘c|i l{m h{i lòng một cách phổ quát, mà không có khái niệm.’203 và chúng ta có thể xem xét hai đặc tính này cách riêng biệt. Thực tế đ~ x|c nhận rằng, c|i đẹp l{ đối tượng của sự thỏa mãn ho{n to{n vô tư, điều này kéo theo hệ quả, c|i đẹp l{ đối tượng hoặc phải l{ đối tượng của sự thỏa mãn phổ quát. Giả sử rằng, tối ý thức, ph|n đo|n của tôi về pho tượng l{ đẹp, l{ ho{n to{n vô tư. Nghĩa l{, tôi ý thức, ph|n đo|n của tôi không phụ thuộc vào bất cứ điều kiện riêng tư n{o. Khi nói về ph|n đo|n của tôi rằng, tôi ‘tự do’, như Kant đặt ra, hoặc l{ tôi không được thúc đẩy bởi ham muốn, hoặc l{ tôi không được ra lệnh bởi mệnh lệnh luân lý.204 Do đó, tôi tin rằng, tôi có lý do để quy cho những người khác, sự thỏa m~n tương tự với điều mà chính tôi kinh nghiệm; [Tr. 359] vì sự thỏa m~n không được đặt nền trên sự hài lòng của những xu hướng riêng của tôi. Cho nên, tôi nói về pho tượng, như thể cái đẹp l{ đặc tính khách quan của nó. Vì thế, trong khía cạnh phổ quát, Kant phân biệt giữa ph|n đo|n liên quan đến sự vui thích v{ ph|n đo|n liên quan đến c|i đẹp. Nếu tôi nói rằng, vị dầu ôliu l{ thích thú, tôi đ~ chuẩn bị cho một số người khác có thể nói, ‘ồ, bạn có thể thấy nó thích thú, còn tôi thì không thích’. Vì tôi nhận ra rằng, câu nói của tôi dựa trên cảm nhận hay sở thích riêng. Nhưng nếu tôi nói rằng, một tác phẩm nghệ thuật l{ đẹp, theo Kant, tôi ngầm tuyên bố rằng, nó đẹp cho tất cả mọi người. Phải nói rằng, tôi phát biểu rằng, ph|n đo|n n{y J., 32; Bd., tr. 67. Khi giới thiệu ý tưởng về mệnh lệnh luân lý, Tôi không có ý rằng, nó l{ điều kiện riêng tư, như c|c xu hướng. Tôi giới thiệu nó chỉ đơn giản là ý kiến về tình trạng ‘tự do’ như Kant sử dụng thuật ngữ này trong việc kết nối với ph|n đo|n thẩm mỹ. 203 204 379 được đặt nền, không phải trên những cảm nhận thuần riêng tư, vì nếu thế, nó chỉ có giá trị cho riêng bản th}n tôi; nhưng nó được đặt nền trên những cảm nhận mà tôi hoặc rất coi trọng người khác hoặc đòi hỏi họ. Vì thế, chúng ta phải phân biệt, giữa phán đo|n sở thích theo cách sử dụng đặc thù của Kant, và những phán đo|n thông thường theo xu hướng m{ chúng ta thường gọi là ph|n đo|n sở thích. Như thế, trong ph|n đo|n sở thích của Kant, chúng ta phát biểu giá trị phổ qu|t, còn trong ph|n đo|n sở thích hiểu theo nghĩa thông thường, chúng ta không có giá trị ấy. Và chỉ trong ý nghĩa m{ Kant đưa ra, ph|n đo|n sở thích mới có liên quan tới c|i đẹp. Đương nhiên, Kant không có ý rằng, khi có người gọi pho tượng là đẹp, thì ông tất yếu tin rằng, ph|n đo|n nó l{ đẹp như l{ vấn đề của chân lý. Ông có ý rằng, bằng việc ph|n đo|n, một người tuyên bố rằng, người khác nên nhận ra c|i đẹp của pho tượng. Vì người ấy nhận thức rằng, ph|n đo|n của ông l{ ‘tự do’ theo nghĩa được đề cập ở trên, hoặc là ông coi trọng người khác trong sự thỏa mãn của họ tương tự với ông, hoặc là ông phát biểu rằng họ nên kinh nghiệm điều ấy. Đ}y l{ loại phát biểu hay loại đề nghị gì? Chúng ta không thể chứng minh theo luận lý cho người khác rằng, một đối tượng là đẹp. Vì tuyên bố về giá trị phổ quát mà chúng ta thực hiện với ph|n đo|n thẩm mỹ, không có liên quan gì tới năng lực nhận thức, mà chỉ liên quan tới sự vui thích hay nỗi đau trong từng chủ thể. Trong thuật ngữ chuyên biệt của Kant, ph|n đo|n n{y không đặt nền trên khái niệm n{o, nhưng trên cảm nhận. Do đó, chúng ta không thể thực hiện tốt phát biểu của chúng ta về giá trị phổ quát của ph|n đo|n n{y, bằng tiến trình lập luận kiểu luận lý n{o đó. Chúng ta chỉ có thể thuyết phục người khác nhìn lại, và nhìn chú t}m hơn v{o đối tượng; và chúng ta tự tin rằng, cuối cùng cảm 380 nhận của họ sẽ nói cho chính họ, và rằng, họ sẽ đồng tình với phán đo|n của chúng ta. Khi chúng ta thực hiện ph|n đo|n, chúng ta tin rằng, chúng ta nói lên tiếng nói phổ quát, và chúng ta phát biểu sự đồng ý của người kh|c; nhưng họ sẽ đưa ra sự đồng tình này chỉ dựa trên cảm nhận của chính họ, mà không nại tới bất kì khái niệm n{o, như chúng ta đ~ viện dẫn. [Tr. 360] ‘Chúng ta có thể thấy rằng, trong ph|n đo|n sở thích, không có gì được sắp đặt, nhưng có tiếng nói phổ quát trong khía cạnh của sự thỏa mãn không có sự can thiệp của các khái niệm.’205 Chúng ta có thể lưu tâm nhiều, như khi chúng ta thích c|c đặc tính khác nhau của đối tượng, để thuyết phục người khác rằng, đối tượng ấy l{ đẹp. Nhưng nếu điều này xảy ra, sự đồng ý ấy là kết quả của sự thỏa m~n x|c định, rốt cuộc l{ được cảm nhận, chứ không dựa trên các khái niệm. Thế nhưng, sự thỏa mãn mà Kant nói tới là gì? Ông nói với chúng ta rằng, nó không phải là cảm xúc, sự rung động (emotion, Ruhrung) vì cảm xúc l{ ‘một cảm gi|c, nơi đó sự dễ chịu được tạo ra chỉ nhờ vào việc kìm hãm nhất thời, để rồi tiếp theo đó l{ sự tuôn trào mạnh mẽ hơn của sức sống’.206 Cảm xúc theo nghĩa n{y, thật thích đ|ng với kinh nghiệm về cái cao cả, nhưng không phải là cho c|i đẹp. Nhưng nói rằng, sự thỏa mãn hay tình trạng dễ chịu được đặt nền trên ph|n đo|n sở thích không phải là cảm xúc, thì không giải thích được sự thỏa mãn ấy là cái gì. Và chúng ta có thể đặt câu hỏi trong cách thức n{y. Đối tượng của sự thỏa mãn hay sự dễ chịu mà Kant nói tới là gì? Vì nếu chúng ta biết được điều gì gợi lên sự dễ chịu, sự thỏa m~n nơi c|i gì, chúng ta sẽ biết được sự thỏa mãn hay dễ chịu mà Kant nói tới thuộc loại nào. 205 206 J., 25; Bd., tr. 62. J., 43; Bd., tr. 76. 381 Để trả lời cho câu hỏi này, chúng ta có thể trở lại nghiên cứu của Kant về khoảnh khắc thứ ba của ph|n đo|n sở thích, tương ứng với phạm trù về tương quan. Thảo luận của ông về khoảnh khắc thứ ba đạt được kết quả trong định nghĩa sau. ‘Cái đẹp là hình thức của tính hợp mục đích của một đối tượng, trong chừng mực tính hợp mục đích ấy được tri giác mà không có sự hình dung nào về một mục đích.’207 Nhưng, khi ý nghĩa của định nghĩa n{y có lẽ không hiển nhiên, thì cần có lời giải thích. Ý tưởng căn bản không phải là khó nắm bắt. Nếu chúng ta ngắm một bông hoa, và nói: hoa hồng, chúng ta có cảm giác rằng nó đúng như chúng ta nói; chúng ta có thể có cảm nhận rằng, hình thức của nó thống nhất hoặc hoàn thành một mục đích. Đồng thời, chúng ta không tự hình dung mục đích n{o đạt được trong bông hồng ấy. Không phải chỉ là, nếu có người hỏi chúng ta về mục đích được thống nhất trong hoa hồng là gì, và chúng ta không thể đưa ra sự mô tả sáng sủa về nó: chúng ta không tự hình dung ra bất cứ mục đích n{o. Nhưng theo nghĩa n{o đó, chúng ta cảm thấy, không có các khái niệm, rằng mục đích được thống nhất trong bông hoa ấy. Vấn đề có lẽ được diễn giải theo lối này. Có ý thức về ý nghĩa, nhưng không có sự hình dung không khái niệm của c|i có ý nghĩa. Đ}y l{ ý thức của cứu c|nh; nhưng không có kh|i niệm của mục đích (mục đích cần đạt được). [Tr. 361] Dĩ nhiên, có kh|i niệm mục đích, nó vốn song hành cùng kinh nghiệm về c|i đẹp. Nhưng Kant không cho phép, một phán đo|n sở thích l{ ‘thuần túy’ nếu nó tiền giả định khái niệm mục đích. Ông ph}n biệt giữa cái mà ông gọi l{ c|i đẹp ‘tự do’ với cái đẹp ‘phụ thuộc’. Nếu chúng ta ph|n đo|n rằng, bông hoa l{ đẹp, rất có khả thể, là chúng ta không có khái niệm mục đích đạt được trong bông hoa. Khi không có khái niệm mục đích như thế, c|i đẹp 207 J., 61; Bd., tr. 90. 382 được gọi là tự do; v{ ph|n đo|n sở thích của chúng ta được coi là thuần túy. Nhưng khi chúng ta ph|n đo|n rằng, một ngôi nhà, và nói: nhà thờ l{ đẹp, chúng ta có thể có khái niệm mục đích đạt được và sự thống nhất hoàn hảo trong ngôi nhà ấy. Khi có khái niệm mục đích như thế, c|i đẹp được gọi là phụ thuộc, và phán đo|n của chúng ta được coi là không thuần túy; trong nghĩa chuyên biệt, nó không chỉ là sự diễn tả của cảm nhận thỏa mãn, mà nó còn bao gồm yếu tố khái niệm. Ph|n đo|n thẩm mỹ là thuần túy, chỉ khi người thực hiện ph|n đo|n ấy không có khái niệm mục đích, hoặc khi anh ta trừu tượng hóa từ khái niệm, giả sử anh ta có khái niệm, khi anh ta thực hiện ph|n đo|n. Kant nhấn mạnh điểm này, vì ông muốn giữ lại đặc tính duy nhất v{ đặc thù của ph|n đo|n thẩm mỹ. Nếu ph|n đo|n thẩm mỹ thuần túy, bao gồm khái niệm của tính hợp mục đích kh|ch quan, của sự hoàn hảo, thì nó sẽ ‘giống như ph|n đo|n nhận thức khi đó là một ph|n đo|n để nói rằng điều gì đó l{ tốt’.208 Nhưng thực tế là, nền tảng x|c định của ph|n đo|n thẩm mỹ không là khái niệm nào cả, và hệ quả là nó không thể là khái niệm của mục đích x|c định. ‘Một ph|n đo|n được gọi là thẩm mỹ theo s|t nghĩa, khi nền tảng x|c định của nó không phải là khái niệm nhưng l{ cảm nhận (của nội giác quan) về sự hài hòa trong sự hoạt động của c|c năng lực tâm trí, trong chừng mực nó có thể được kinh nghiệm trong cảm nhận.’209 Kant thừa nhận rằng, chúng ta có thể tạo ra các tiêu chuẩn của c|i đẹp, và rằng, đối với con người, chúng ta tạo ra ý tưởng của c|i đẹp cùng một lúc với sự diễn giác tính của các ý tưởng lu}n lý. Nhưng ông nhấn mạnh rằng, ‘ph|n đo|n theo tiêu chuẩn như thế có thể không bao giờ là thẩm mỹ thuần túy, và rằng 208 209 J., 47; Bd., tr. 79. J., 47; Bd., tr. 80. 383 ph|n đo|n theo ý niệm c|i đẹp không chỉ là một ph|n đo|n sở thích.’210 Định nghĩa th{nh phần thứ tư của c|i đẹp, xuất phát từ việc xem xét ph|n đo|n sở thích theo phương thức của sự thỏa mãn của chủ thể đối với khách thể, là thế n{y. ‘Cái đẹp là cái mà không khái niệm n{o được nhận ra như l{ đối tượng sự thỏa mãn tất yếu.’211 Tính tất yếu này không phải là tính tất yếu khách quan một cách lý thuyết. Vì nếu nó l{ như thế, tôi nên biết một cách tiên thiên rằng, tất cả mọi người sẽ đồng tình với ph|n đo|n sở thích. [Tr. 362] Và điều này chắc chắn là không thật. Tôi phát biểu về giá trị phổ quát cho ph|n đo|n của tôi, nhưng tôi không biết rằng nó phải được thừa nhận trong thực tế. Tính tất yếu n{y cũng không phải là tính tất yếu thực hành; vì tính tất yếu thực hành là kết quả của việc luật khách quan nói cho chúng ta biết cách chúng ta phải hành động. Nó là cái mà Kant gọi là cái mẫu; ‘đó l{ tính tất yếu của sự đồng tình của tất cả mọi người với ph|n đo|n được coi như l{ một điển hình của quy luật phổ quát mà ta không thể nêu rõ’.212 Khi tôi nói rằng c|i gì đó l{ đẹp, tôi tuyên bố rằng, mọi người phải miêu tả nó l{ đẹp; và tuyên bố này tiền giả định một nguyên lý phổ quát, của c|i m{ ph|n đo|n ấy là một ví dụ. Nhưng nguyên lý n{y không thể là nguyên lý luận lý. Vì thế, nó phải được xét như một ‘cảm quan chung’ (common sense, ein Gemeinsinn) theo cách sử dụng thông thường của từ ngữ này. Vì cảm quan chung thực hiện phán đo|n nhờ các khái niệm và nguyên lý, cho dù chỉ được hình dung c|ch mơ hồ. ‘Cảm quan chung’ trong lối hiểu có tính thẩm mỹ của từ ngữ này, ám chỉ tới ‘kết quả của việc thực hiện cách tự do các năng lực nhận thức của chúng ta’.213 Trong ph|n đo|n thẩm mỹ, J., 60-1; Bd., tr. 90. J., 68; Bd., tr. 96. 212 J., 62-3; Bd., tr. 91. 213 J., 64-5; Bd., tr. 93. 210 211 384 chúng ta tiền giả định rằng, một sự thỏa m~n x|c định sẽ phát sinh hoặc nên phát sinh từ sự tương t|c của c|c năng lực nhận thức trong mọi người, khi họ tri gi|c đối tượng bằng câu hỏi. Chúng ta có quyền gì để tiền giả định cảm quan chung này? Chúng ta không thể chứng minh sự hiện hữu của nó; nhưng nó được tiền giả định hay được thừa nhận như l{ điều kiện tất yếu của khả năng thông tri của c|c ph|n đo|n thẩm mỹ. Theo Kant, các phán đo|n cùng với sự thuyết phục đi kèm với nó, phải thừa nhận khả năng thông tri có tính phổ qu|t. Nhưng c|c ph|n đo|n thẩm mỹ không thể được thông tri bởi các khái niệm và bằng việc nại tới quy tắc luận lý phổ qu|t. Do đó, ‘cảm quan chung’ l{ điều kiện tất yếu của khả năng thông tri của chúng ta. V{ điều này là nền tảng của chúng ta cho việc tiền giả định một cảm quan chung như thế. Cách chung, chúng ta phải hiểu rằng, trong ‘phép ph}n tích của Kant về c|i đẹp’, ông không quan t}m tới việc đưa ra c|c quy tắc cho việc giáo dục và trau dồi khiếu thẩm mỹ. Ông không tuyên bố cách rõ ràng một ý định n{o như thế, trong lời mở đầu của cuốn Phê phán năng lực Phán đoán. Điều m{ ông quan t}m trước nhất và trên hết là bản chất của ph|n đo|n thẩm mỹ, và việc ông có thể nói gì về nó một cách tiên thiên; nghĩa l{ với c|c đặc tính phổ quát và tất yếu của nó. Trong phần thảo luận, ông minh nhiên chú tâm tới các ý niệm, cái mà cho dù chúng ta có chấp nhận chúng hay không, thì nó vẫn đ|ng được xem xét. Tính ‘vô tư’ của ph|n đo|n thẩm mỹ, và ý niệm tính hợp mục đích m{ không có kh|i niệm gì về mục đích, l{ đúng thực tế. Nhưng c}u hỏi căn bản có thể được đặt ra l{, ph|n đo|n thẩm mỹ có diễn tả cảm nhận hay không, theo nghĩa cảm nhận là nền tảng x|c định duy nhất của ph|n đo|n sở thích thuần túy, hoặc là theo một nghĩa n{o đó, nó có phải là phán đo|n nhận thức hay không. [Tr. 363] Nếu chúng ta nghĩ rằng, mô tả của Kant về vấn đề này là quá chủ quan, và rằng, ph|n đo|n 385 thẩm mỹ trong thực tế diễn tả tri thức khách quan của một loại mà ông không chấp nhận, v{ dĩ nhiên, chúng ta phải chuẩn bị định hình xem, tri thức này là cái gì. Nếu chúng ta không thể l{m điều ấy, thì ít nhất, nền tảng của suy tư cho những mô tả của Kant là đúng hướng. Nhưng trong vấn đề n{y, đọc giả phải tự đưa ra ý kiến của riêng mình. 3. Phép phân tích về cái cao cả Cuốn sách Tra vấn có tính Triết học trong Nguồn gốc các Ý niệm của chúng ta về cái Cao Cả và cái Đẹp (Philosophical Inquiry into the Origin of Our Ideas of the Sublime and the Beautiful, 1756) của Edmund Burke được Kant đề cử như l{ t|c phẩm quan trọng nhất trong những nghiên cứu đ~ xuất hiện trong phạm vi này. Thế nhưng, cho dù ông đi theo Burke trong sự phân biệt giữa c|i đẹp và cái cao cả,214 ông cho rằng, các luận bàn của các tác giả Anh như l{ ‘duy nghiệm thuần túy’ v{ ‘sinh lý học’215, ông cũng thấy điều cần thiết l{ ‘trình b{y siêu nghiệm’ c|c ph|n đo|n thẩm mỹ. Như đ~ xem xét nghiên cứu của Kant về ph|n đo|n sở thích theo nghĩa ph|n đo|n về c|i đẹp, bây giờ chúng ta trở lại với phép phân tích về cái cao cả. Nhưng tôi đề xuất, việc giải quyết chủ đề này theo một lối nhanh gọn hơn. C|i đẹp và cái cao cả (the Sublime, das Erhabene) có nhiều nét chung. Ví dụ, cả hai đều tạo ra sự dễ chịu. Việc ph|n đo|n rằng, cái gì đó l{ cao cả, thì không tiền giả định một khái niệm x|c định; hơn việc ph|n đo|n rằng, một đối tượng l{ đẹp. Nhưng đồng thời, có nhiều điều khác biệt có thể được xem xét giữa c|i đẹp và cái cao cả. Ví dụ, c|i đẹp liên hệ với phẩm (quality) hơn l{ với lượng 214 215 Tôi không có ý rằng, Burke l{ người đầu tiên đưa ra sự phân biệt này. J., 128; Bd., tr. 147. 386 (quantity), còn cái cao cả liên hệ với lượng hơn l{ với phẩm. Cái đẹp tự nhiên, như chúng ta đ~ thấy, phải được thực hiện với hình thái của đối tượng; và hình thái kéo theo giới hạn. Tuy nhiên, kinh nghiệm về cái cao cả không liên hệ với hình th|i, theo nghĩa l{ vắng bóng giới hạn, điều n{y được minh chứng rằng, sự vắng bóng của giới hạn được hình dung cùng lúc với cái toàn thể (totality). (Do đó, sự vĩ đại choáng ngợp của đại dương giông tố được cảm gi|c như l{ vô tận, nhưng sự vắng mặt của các giới hạn cũng được trình b{y như l{ c|i toàn thể.) Như thế, Kant thực hiện việc kết nối c|i đẹp với hiểu biết, cái cao cả với lý trí. Như chúng ta đ~ thấy, kinh nghiệm thẩm mỹ về c|i đẹp không phụ thuộc vào bất kì khái niệm x|c định nào. Tuy nhiên, nó bao gồm sự tương t|c tự do giữa c|c năng lực; trong trường hợp này, là sự tưởng tượng và sự hiểu biết. [Tr. 364] C|i đẹp như đ~ x|c định, được cảm thấy tương ứng với sự tưởng tượng, và sự tưởng tượng n{y được coi như l{ l{m hòa hợp trực giác với sự hiểu biết (năng lực của các khái niệm). Tuy nhiên, cái cao cả thực hiện sự cưỡng bức với sự tưởng tượng. Và cái cao cả được được hình dung phù hợp với lý trí, lý trí được coi như như l{ năng lực của các ý niệm vô định của cái toàn thể. Khi đề xuất cái cao cả bao gồm sự thiếu vắng các giới hạn, thì cái cao cả không tương thích với năng lực của chúng ta trong việc hình dung mang tính tưởng tượng; phải nói rằng, nó vượt giới hạn. Trong chừng mực mà sự thiếu vắng giới hạn gắn liền với cái toàn thể, thì cái cao cả được coi như ‘cuộc triển l~m’, như Kant đặt ra, về ý niệm vô định của lý trí. Một điểm khác biệt nữa là, trong khi sự dễ chịu phát sinh từ c|i đẹp có thể được miêu tả như l{ niềm vui tích cực, kéo dài trong sự chiêm ngưỡng thinh lặng, thì cái cao cả phải được coi là nguyên nhân của cái tuyệt vời và lòng kính sợ. Và kinh nghiệm về cái cao cả gắn liền với cảm xúc theo nghĩa được nhắc tới trong phần trước. Cuối cùng, cho dù có phân biệt c|i đẹp với sự duyên dáng, thì vẫn có thể nối kết c|i đẹp với 387 sự duyên d|ng. Nhưng sự duyên dáng (charm, Reiz) và cái cao cả không tương hợp với nhau. Trong thực tế, hoặc thực tế được giả định, cái cao cả được kinh nghiệm, khi thực hiện sự cưỡng bức với sự tưởng tượng, và khi thoát ra khỏi khả năng tưởng tượng của chúng ta; Kant đưa ra kết luận rằng, thật là không thích hợp khi c|c đối tượng tự nhiên được coi là cao cả. Và chúng ta có thể phải nói theo cách thức n{o, để chấp nhận điều được kinh nghiệm theo nghĩa đối lập với chính chúng ta? ‘Do đó, đại dương giông tố rộng lớn không thể được gọi là cao cả. Cảnh tượng ấy thật khủng khiếp; v{ t}m trí chúng ta đ~ phải lấp đầy những loại Ý Niệm, nếu qua một cảnh tượng như thế, t}m trí được đẩy tới một xúc cảm mà tự nó có tính cao cả; là cao cả, bởi vì t}m trí được kích động để rời bỏ thế giới cảm giác mà tập trung làm việc với các Ý Niệm chứa đựng tính hợp mục đích cao hơn.’216 Có nhiều đối tượng tự nhiên, có thể thích hợp được coi l{ đẹp. Nhưng, nói một cách thích hợp, cái cao cả thuộc về các cảm nhận hoặc cảm giác của chúng ta hơn l{ c|c đối tượng gây ra chúng. Kant phân biệt giữa cái cao cả toán học và cái cao cả năng động, theo kiểu cho dù sự tưởng tượng kéo theo chuyển động tâm trí bao gồm trong kinh nghiệm về cái cao cả liên hệ tới năng lực nhận thức, hay liên hệ tới năng lực ham muốn. Cái cao cả toán học được gọi l{ ‘c|i vĩ đại tuyệt đối’217 hay ‘cái mà khi so sánh với nó, tất cả đều là nhỏ’.218 [Tr. 365] Trong những ví dụ Kant đưa ra, có ví dụ về thánh Phêrô ở Rôma. Cái cao cả năng động được kinh nghiệm, ví dụ khi chúng ta phải đương đầu với cảnh tượng về sức mạnh vật lý khủng khiếp của Tự Nhiên, nhưng ngay lúc ấy, chúng ta nhận J., 77; Bd., tr. 103. J., 80; Bd., tr. 106. 218 J., 84; Bd., tr. 109. 216 217 388 thấy trong tâm trí và lý trí mình một sức mạnh còn lớn hơn sức mạnh vật lý ấy.219 4. Sự diễn dịch những ph|n đo|n thẩm mỹ thuần túy Theo Kant, c|c ph|n đo|n sở thích thuần túy (đó l{ c|c ph|n đo|n về c|i đẹp của c|c đối tượng tự nhiên) cần được diễn dịch, theo nghĩa l{ sự biện minh. Ph|n đo|n thẩm mỹ đòi hỏi cách tiên thiên rằng, khi hình dung một đối tượng, mọi người nên cảm thấy một loại dễ chịu đặc thù (xuất phát từ sự tương t|c lẫn nhau giữa sự tưởng tượng và hiểu biết), sự dễ chịu này là nền tảng x|c định của ph|n đo|n. Khi ph|n đo|n thẩm mỹ là một ph|n đo|n cụ thể được thực hiện bởi một chủ thể cụ thể, và khi nền tảng x|c định của nó là chủ quan (không là nhận thức khách quan về một vật), thì sự biện minh cho tuyên bố về giá trị phổ quát là gì? Chúng ta không thể biện minh cho nó bằng phép chứng minh kiểu luận lý. Chúng ta cũng không thể biện minh cho nó bằng cách nại tới sự đồng ý phổ quát cách thực tế. Vì, thực tế cho thấy, người ta không luôn đồng ý với các ph|n đo|n thẩm mỹ cụ thể, nên tuyên bố n{y đòi hỏi sự đồng tình phổ qu|t được làm một cách tiên thiên. Nó là một đặc tính thiết yếu của ph|n đo|n n{y, v{ vì thế nó độc lập với các dữ kiện duy nghiệm liên quan đến sự đồng tình chung. Do đó, sự biện minh có thể mang lấy hình thái, hoặc không là suy diễn kiểu luận lý, hoặc không là quy nạp kiểu duy nghiệm, với mục đích l{ thiết lập chân lý của ph|n đo|n trong nh~n quang của giá trị phổ qu|t được tuyên bố. Cách giải quyết vấn đề này của Kant chung quy là gán c|c điều kiện cho điều được tuyên bố rằng, sự đồng tình phổ quát có thể được chứng minh. Nếu ph|n đo|n thẩm mỹ được đặt trên các nền Kant bình luận về cảnh tượng này, khi nói, sức mạnh của bão biển hay của núi lửa phun trào, trở thành dễ chịu khi được thấy từ một địa điểm lợi thế an to{n, điều n{y được Schopenhauer trích dẫn cho một số lời châm biếm. 219 389 tảng chủ quan thuần túy, thì phải nói rằng, sự vui thích hay không vui thích phát sinh từ sự t|c động qua lại của c|c năng lực tưởng tượng và hiểu biết, gắn liền với sự hình dung, và nếu chúng ta có quyền tiền giả định, trong mọi người có một cấu trúc tương tự nhau của c|c năng lực nhận thức và mối liên hệ giữa chúng, thì việc tuyên bố về giá trị phổ quát trong phạm vị ph|n đoán thẩm mỹ được chứng minh. Nhưng c|c ph|n đo|n n{y không dựa trên các nền tảng chủ quan thuần túy. Và khả năng thông tri sự hình dung và tri thức, cách chung, chứng thực việc tiền giả định của chúng ta, rằng mọi người đều tương tự nhau trong c|c điều kiện chủ quan trong ph|n đo|n. Do đó, tuyên bố về sự đồng tình phổ qu|t được chứng minh. [Tr. 366] Đối với tôi, dường như sự suy diễn này220 giúp chúng ta có thể đi xa hơn. Kant nói với chúng ta rằng, không cần sự diễn dịch n{o, trong trường hợp của c|c ph|n đo|n về cái cao cả trong Tự Nhiên. Vì những cái trong Tự Nhiên không thích hợp để gọi là cái cao cả. Thuật ngữ ‘c|i cao cả’ chỉ dẫn chúng ta tới các cảm giác của chúng ta, hơn l{ tới các hiện tượng tự nhiên làm phát sinh chúng. Tuy nhiên, trong trường hợp của c|c ph|n đo|n sở thích thuần túy, sự diễn dịch bị đòi buộc; vì sự khẳng định được thực hiện về một đối tượng theo hình thái của nó, và sự khẳng định này bao hàm một tuyên bố tiên thiên cho giá trị phổ quát. Sự trung thành với chương trình tổng quát của một triết gia phê ph|n, đòi hỏi sự diễn dịch hoặc chứng minh cho ph|n đo|n như thế. Nhưng điều m{ chúng ta được nói cho biết trong sự diễn dịch, thì ít hơn các mệnh đề rằng, giá trị phổ qu|t được đảm bảo nếu chúng ta được biện hộ trong tiền giả định: mọi người đều tương tự nhau trong c|c điều kiện chủ quan để ph|n đo|n, v{ rằng khả năng thông tri đ~ chứng minh điều tiền giả định này. Có lẽ đúng l{, điều Để biết thêm chi tiết về phép diễn dịch, bạn đọc có thể đọc chính bản văn của Phê phán năng lực Phán đoán (J., 131ff; Bd., tr. 150ff.). 220 390 này thích hợp với kiểu mẫu chung của triết học phê phán, bởi vì khả thể của ph|n đo|n thẩm mỹ được coi như sự xác nhận tiên thiên tổng hợp, được liên kết với c|c điều kiện về phía chủ thể. Thế nhưng, người ta có thể đ~ mong đợi được nghe nhiều hơn về c|c điều kiện theo phía khách thể. Thật ra, các nền tảng x|c định của ph|n đo|n sở thích, theo Kant, là chủ quan. Nhưng, như chúng ta đ~ thấy, ông chấp nhận rằng, c|c đối tượng tự nhiên có thể được gọi cách thích hợp l{ đẹp, trong khi đó, c|i cao cả được xác nhận là rất không thích hợp với Tự Nhiên. 5. Mỹ thuật v{ t{i năng thiên bẩm Trong chừng mực n{o đó, chúng ta đã quan tâm tới c|i đẹp của c|c đối tượng tự nhiên.221 Bây giờ chúng ta phải trở lại với chủ đề nghệ thuật. Nói chung, nghệ thuật ‘được phân biệt với Tự Nhiên, như l{ sự tạo thành (facere) với hành vi làm (agere); và kết quả của sự tạo thành với kết quả của h{nh vi l{m, như l{ t|c phẩm (opus) với hiệu quả (effectus)’.222 Mỹ thuật (die schone Kunst) như được phân biệt, là loại nghệ thuật chỉ làm hài lòng (die angenehme Kunst), l{ ‘một loại biểu trưng có mục đích trong chính nó, cho dù nó không có mục đích ngo{i nó, nhưng nó lại hỗ trợ cho việc đ{o luyện c|c năng lực t}m trí hướng đến sự thông tri có tính xã hội’.223 Theo Kant, chúng ta nên ý thức rằng, sản phẩm của mỹ thuật là nghệ thuật, chứ không phải là Tự Nhiên. [Tr. 367] Nhưng cùng lúc, tính hợp mục đích của hình thái của tác phẩm nghệ thuật, phải Để ph|n đo|n bằng lối này, Kant trích dẫn ví dụ về hoa Tulip, ông ngắm nhìn nó và có sự ưa thích đối với loại hoa này. 222 J., 173; Bd., tr. 183. 223 J., 179; Bd., tr. 187. 221 391 dường như l{ tự do với sự miễn cưỡng của những quy luật cứng nhắc, cho dù nó là sản phẩm của Tự Nhiên. Dĩ nhiên, Kant không có ý rằng, không thấy quy luật nào trong sản phẩm của tác phẩm nghệ thuật. Ông có ý nói rằng, việc quan sát của chúng ta không nên theo kiểu hời hợt tẻ nhạt. Tác phẩm nghệ thuật, để là tác phẩm nghệ thuật, nên xuất hiện theo kiểu ‘tự do’ của Tự Nhiên. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra l{ cho c|i đẹp tự nhiên, hay cho tác phẩm nghệ thuật; chúng ta có thể nói: ‘Nó là đẹp khi nó làm hài lòng chỉ trong hành vi phán đoán đơn thuần (không trong cảm gi|c, cũng không nhờ khái niệm).’224 Nghệ thuật là công việc của t{i năng thiên phú, t{i năng n{y l{ món quà tự nhiên được trao tặng, v{ t{i năng n{y đưa ra quy luật cho nghệ thuật. Quy luật của nghệ thuật tiền giả định các quy luật theo kiểu, sản phẩm được hình dung bao nhiêu có thể. Nhưng c|c quy luật này không thể dựa trên các khái niệm như l{ nền tảng xác định cho chúng. Vì thế, nghệ sĩ, nếu là nghệ sĩ hay thiên t{i đúng nghĩa, không thể đặt ra các quy luật dựa trên khái niệm. V{ điều này cho thấy, chính Tự Nhiên, khi hoạt động trong nghệ sĩ (bằng sự điều phối h{i hòa c|c t{i năng của nghệ sĩ), phải đưa ra quy luật cho nghệ thuật. Do đó, t{i năng thiên bẩm, có thể được định nghĩa như l{ ‘thiên hướng tâm hồn khi được sinh ra, qua đó, Tự Nhiên đưa ra quy luật cho nghệ thuật’.225 Chúng ta sẽ không d{i dòng đi ra ngo{i chủ đề (các ý niệm của Kant về nghệ thuật v{ t{i năng thiên phú) được bàn luận ở đ}y. Như thế, hai điểm được bàn luận l{ đủ. Thứ nhất, giữa c|c năng lực m{ Kant quy cho t{i năng thiên phú l{ tinh thần (spirit, Geist), cái mà ông mô tả như l{ nguyên lý sống động của tâm trí. Nó là ‘năng lực để trình bày các Ý Niệm thẩm mỹ’,226 là Ý Niệm thẩm mỹ J., 180; Bd., tr. 187. J., 192; Bd., tr. 197. 226 J., 181; Bd., tr. 188. 224 225 392 mà sự hình dung của tưởng tượng (phát sinh nhiều tư tưởng không có khái niệm) l{ đủ cho nó, với hệ quả là, nó không thể được tạo th{nh do đầy kiến thức bằng ngôn ngữ. Thứ hai, chúng ta có thể lưu ý sự khẳng định của Kant về nguồn gốc của t{i năng thiên bẩm. ‘Mọi người đều đồng ý rằng, T{i năng thiên bẩm, ho{n to{n tương phản với sự bắt chước.’227 Điều ấy dẫn tới hệ quả l{, t{i năng thiên phú không thể dạy được. Nhưng điều ấy không có nghĩa l{, t{i năng thiên phú có thể không cần tất cả quy luật và sự huấn luyện có tính kỹ thuật. Nguồn gốc không phải l{ điều kiện tất yếu duy nhất cho t{i năng thiên phú, nếu tài năng n{y được xét như l{ kết quả của các tác phẩm nghệ thuật. 6. Phép biện chứng của ph|n đo|n thẩm mỹ Chúng ta đ~ có dịp để lưu t}m tới đam mê m{ Kant d{nh cho kiến trúc. Điều này xuất hiện trong cuốn Phê bình năng lực Phán đoán cũng như trong hai cuốn Phán đoán trước. [Tr. 368] V{ khi đưa ra sự diễn dịch của ph|n đo|n sở thích thuần túy, ông cũng đưa ra một cách ngắn gọn Tính biện chứng của Phán đoán Thẩm mỹ.228 Điều này gồm mệnh đề của sự tương phản và giải pháp sự tương phản ấy. Sự tương phản là thế n{y: ‘Chính đề: Ph|n đo|n sở thích không đặt nền trên các khái niệm; vì nếu không, nó phải chấp nhận việc tranh luận (việc có thể x|c định bằng các chứng minh). Phản đề: Ph|n đoán sở thích đặt nền trên trên các khái niệm; vì nếu không, mặc cho tính đa dạng của nó, chúng ta không thể tranh luận về nó (chúng ta không thể tuyên bố rằng, ph|n đo|n của chúng ta là tất yếu được tán thành bởi người kh|c).’229 J., 183; Bd., tr. 190. Ông cũng thêm v{o phần đầu của cuốn Phê phán năng lực Phán đoán một phần phụ lục trong ‘Học thuyết của Phương ph|p Cảm thụ’. Nhưng phần này rất ngắn. 229 J., 234; Bd., tr. 231. 227 228 393 Giải pháp cho sự tương phản này nằm ngay trong việc chỉ ra rằng, chính đề và phản đề không mâu thuẫn nhau, bởi vì từ ngữ ‘kh|i niệm’ không được hiểu theo cùng một nghĩa, nhưng trong hai vị thế kh|c nhau. Chính đề có nghĩa l{, ph|n đo|n sở thích không được đặt nền trên các khái niệm xác định. V{ điều n{y kh| đúng. Phản đề có nghĩa l{, ph|n đo|n sở thích được đặt nền trên khái niệm không xác định, c|i được gọi là chất nền siêu giác tính của hiện tượng. V{ điều n{y l{ đúng. Vì theo Kant, kh|i niệm không x|c định, là nền tảng tổng quát của tính hợp mục đích chủ quan của Tự Nhiên, cho ph|n đo|n; v{ điều n{y được đòi hỏi như l{ cơ sở cho tuyên bố về giá trị phổ quát của ph|n đo|n. Nhưng kh|i niệm này không mang lại cho chúng ta bất kì tri thức nào về đối tượng; nó cũng không thể đưa ra bất kì chứng minh nào cho phán đo|n. Vì thế, chính đề và phản đề là hai chân lý, rất tương hợp nhau; và khi ấy, sự tương phản, ‘hiển nhiên’ biến mất. 7. C|i đẹp như l{ biểu tượng của cái tốt luân lý Thực tế cho thấy, theo một nghĩa n{o đó, ph|n đo|n sở thích đặt nền trên khái niệm không x|c định, của cơ sở siêu giác tính, của hiện tượng; nghĩa l{ có sự nối kết n{o đó giữa thẩm mỹ và luân lý. Vì, một cách gián tiếp, ph|n đo|n thẩm mỹ tiền giả định khái niệm không x|c định này; và sự phản tỉnh trên quy tắc luân lý đem đến cho ý niệm siêu giác tính một nội dung x|c định. Do đó, không có gì phải ngạc nhiên, khi thấy Kant nói rằng, ‘c|i đẹp là biểu tượng của cái tốt lu}n lý’,230 và rằng ‘sở thích, về căn bản, l{ năng lực ph|n đo|n của sự minh họa theo kiểu cảm tính về các ý niệm luân lý (nhờ vào sự loại suy n{o đó của sự phản tỉnh về cả hai)’.231 230 231 J., 258; Bd., tr. 250. J., 263; Bd., tr. 255. 394 Bằng biểu tượng, Kant hiểu gì? Ví dụ của ông là một sự minh giải thích hợp cho ý nghĩa m{ ông muốn diễn tả. Một nh{ nước quân chủ có thể được hình dung như một cơ thể sống, nếu nó được quản trị bởi những luật xuất phát từ người dân;232 hoặc như một cái máy, nếu nó được quản trị theo cá nhân với ý muốn tuyệt đối của kẻ chuyên quyền. [Tr. 369] Nhưng sự hình dung trong cả hai trường hợp đều chỉ là biểu tượng. Thực tế, loại nh{ nước thứ nhất không giống như một cơ thể, và loại thứ hai cũng không giống như cái cối xay. Đồng thời, chúng ta có phép loại suy, giữa các quy luật theo đó chúng ta phản tỉnh trên loại Nh{ nước cùng với nguyên nhân của loại Nh{ nước ấy, và biểu tượng được hình dung cùng với nguyên nhân của biểu tượng ấy. Như thế, Kant đặt ý niệm biểu tượng của ông trên phép loại suy. Và một câu hỏi phát sinh là: các giá trị của phép loại suy này là gì? (loại suy giữa ph|n đo|n thẩm mỹ v{ ph|n đo|n lu}n lý, hoặc giữa c|i đẹp và cái tốt lu}n lý, điều này minh chứng cho việc chúng ta coi c|i trước như l{ biểu tượng cho cái sau). Có sự loại suy giữa c|i đẹp và cái tốt luân lý, trong thực tế, cả hai c|i n{y đều l{m cho người ta dễ chịu ngay lập tức. Phải nói rằng, sự tương tự giữa chúng trong thực tế, l{ l{m cho người ta dễ chịu ngay lập tức, nhưng trong cùng một thời điểm thì có sự khác nhau. Vì c|i đẹp làm dễ chịu trong trực giác phản tỉnh, còn cái tốt luân lý thì trong khái niệm. Lại nữa, c|i đẹp l{m h{i lòng nhưng t|ch khỏi bất kì sự quan tâm nào; và cho dù cái tốt luân lý bị gắn chặt với sự quan tâm, thì nó vẫn không đi trước ph|n đo|n lu}n lý nhưng đi theo ph|n đo|n lu}n lý. Vì thế, ở đ}y có một phép loại suy hơn l{ một phép tương tự chặt chẽ. Hơn nữa, trong ph|n đo|n thẩm mỹ, sự tưởng tượng ở trong sự hài hòa với hiểu biết; và sự hài hòa này có tính loại suy với sự hài hòa luân lý của ý chí với chính ý chí theo Nach inneven Volksgesetzen (J., 256; Bd., tr. 249) là cụm từ của Kant. Có lẽ, trong thâm tâm ông có ý niệm của Rousseau về luật lệ, luật như l{ sự diễn tả của ý muốn chung. 232 395 luật phổ quát của lý trí thực hành. Cuối cùng, có một sự loại suy giữa tuyên bố tính phổ quát về phía nguyên lý chủ quan trong ph|n đo|n sở thích, và tuyên bố tính phổ quát về phía nguyên lý khách quan của luân lý. Lối nói của Kant có thể đôi khi đề xuất một sự phê phán về kinh nghiệm thẩm mỹ. Do đó, chúng ta được bảo rằng ‘sự chuẩn bị đích thực cho nền tảng của sở thích, chính là phát triển các ý niệm luân lý và sự trau dồi tình cảm luân lý; vì chỉ khi cảm gi|c được đưa v{o trong sự hài hòa với tình cảm luân lý, thì sở thích chân thực mới có thể mang lấy hình thái bất biến, x|c định.’233 Nhưng Kant không muốn thu gọn ph|n đo|n thẩm mỹ th{nh ph|n đo|n lu}n lý. Như chúng ta đ~ thấy, ông nhấn mạnh các tính chất đặc thù của phán đo|n thẩm mỹ. Điều ông muốn làm là, kinh nghiệm thẩm mỹ định hình đường kết nối, giữa thế giới gi|c tính như được trình bày trong tri thức khoa học, và thế giới siêu gi|c tính như được hiểu trong kinh nghiệm lu}n lý. V{ điều căn bản ở điểm này, là ông chú ý tới sự loại suy giữa c|i đẹp và cái tốt luân lý. 8. Ph|n đo|n mục đích luận [Tr. 370] Chúng ta đ~ thấy rằng, ph|n đo|n sở thích được quan tâm cùng với hình thái của tính hợp mục đích của đối tượng, trong chừng mực tính hợp mục đích n{y được tri giác mà không có sự hình dung nào về mục đích. Do đó, theo nghĩa n{o đó, nó l{ ph|n đo|n mục đích luận. Trong thuật ngữ của Kant, nó l{ ph|n đo|n mục đích luận chủ quan và hình thức. Nó có tính hình thức, theo nghĩa, nó không quan t}m tới việc giải thích sự hiện hữu của bất cứ cái gì. Thực vậy, chính nó không quan tâm tới việc tồn tại của vật thể. Nó quan t}m trước hết tới sự hình dung. Và nó là chủ quan, theo nghĩa, nó liên hệ với cảm nhận của người thực hiện ph|n đo|n. Phải nói rằng, nó khẳng định sự nối kết tất yếu, giữa 233 J., 264; Bd., tr. 255. 396 sự hình dung một đối tượng như l{ mục đích, với sự dễ chịu đi liền với sự hình dung ấy. Bên cạnh ph|n đo|n mục đích luận hình thức chủ quan, cũng có ph|n đo|n mục đích luận hình thức kh|ch quan. Theo Kant, điều n{y được tìm thấy trong toán học. Một trong những ví dụ mà ông đưa ra như sau. Trong một hình đơn giản như hình tròn, ông nhận xét, có cơ sở để giải một số bài toán hình học. Cho ví dụ, nếu người ta muốn dựng một tam gi|c, khi cho trước cạnh đ|y v{ góc đối với cạnh đ|y, thì hình tròn l{ ‘không gian hình học bao hàm tất cả các tam giác thỏa m~n điều kiện đ~ cho’ (quỹ tích đỉnh của tam giác chính l{ đường tròn).234 V{ ph|n đo|n về tính thích hợp của đường tròn cho mục đích n{y, l{ ph|n đo|n mục đích luận; vì nó ‘hợp mục đích’. Nó l{ ph|n đo|n mục đích luận hình thức, bởi vì nó không quan tâm tới sự tồn tại của các vật, v{ cũng không quan tâm mối tương quan nh}n quả. Trong toán học thuần túy, không có gì được gọi l{ ‘thực sự tồn tại, nhưng chỉ là các vật trong khả thể.’235 Nhưng nó l{ ph|n đo|n kh|ch quan, v{ không chủ quan, bởi vì nó không có liên hệ gì tới cảm nhận hay ham muốn của người thực hiện ph|n đo|n. Ngo{i c|c ph|n đo|n mục đích luận có tính hình thức, còn có các ph|n đo|n mục đích luận có tính chất liệu, chúng liên hệ tới sự tồn tại của vật thể. V{ c|c ph|n đo|n n{y cũng có thể, hoặc là chủ quan, hoặc là khách quan. Chúng mang tính chủ quan, nếu chúng nêu rõ các mục đích của con người; chúng có tính khách quan, nếu chúng quan tâm tới các mục đích của Tự Nhiên. Phần thứ hai của cuốn Phê phán năng lực Phán đoán giải quyết lớp thứ tư, tức là các ph|n đo|n mục đích luận có tính chất liệu, khách quan. Và khi 234 235 J., 272; Bd., tr. 262-3. J., 279, chú thích; Bd., tr. 268, chú thích. 397 Kant nói một c|ch đơn giản l{ ‘ph|n đo|n mục đích luận’, thì điều ấy có nghĩa l{ ông đang nói về loại thứ tư n{y. [Tr. 371] Thế nhưng, chúng ta vẫn thực hiện được một sự phân biệt xa hơn. Khi chúng ta khẳng định rằng, có tính hợp mục đích trong Tự Nhiên, chúng ta được chỉ dẫn tới, hoặc l{ tính tương đối (cũng gọi là bên ngoài, hay ngoại tại), hoặc là tới mục đích nội tại. Ví dụ, nếu chúng ta phải nói rằng, con tuần lộc tồn tại ở bắc cực để người Eskimos ăn thịt chúng, chúng ta nên khẳng định một thực tế về mục đích có tính tương đối (hay ngoại tại). Chúng ta nên nói rằng, mục đích tự nhiên của tuần lộc l{ để phục vụ cho những thứ khác ngoài nó. Tuy nhiên, nếu chúng ta phải nói rằng, con tuần lộc có mục đích trong chính nó, điều ấy nghĩa l{, nó l{ một tổng thể các bộ phận mà các thành phần phụ thuộc lẫn nhau, nó là một tổng thể với nhiều bộ phận, và chúng ta nên khẳng định một thực tế của tính hợp mục đích nội tại. Như thế, mục đích tự nhiên của tuần lộc được đặt nằm trong chính nó, được xét như một tổng thể các bộ phận, và không trong mối tương quan với những thứ khác ngoài nó. Bây giờ, chúng ta h~y xem xét ph|n đo|n thứ nhất, tức là phán đo|n rằng, con tuần lộc tồn tại l{ cho con người. Điều này có ý giải thích về sự tồn tại của tuần lộc. Tuy nhiên, nó khác lối giải thích kiểu nhân quả. Vì việc giải thích kiểu nhân quả (theo phạm trù khái quát của luật nhân quả) sẽ chỉ nói cho chúng ta cách thế (how) mà tuần lộc tồn tại; nhưng không nói cho chúng ta, tại sao (why) tuần lộc tồn tại. Ph|n đo|n mục đích luận có tính tương đối, có ý đưa ra cho chúng ta c}u trả lời cho câu hỏi tại sao. Thế nhưng, câu trả lời tốt nhất chỉ có thể mang tính giả thuyết (hypothetical) mà thôi. Phải nói rằng, nó thừa nhận, có con người ở bắc cực. Nhưng không có nghiên cứu nào về Tự Nhiên có thể cho chúng ta thấy, phải có người sống ở bắc cực. Thế là, có thể hiểu một cách 398 tâm lý rằng, chúng ta nên nghiêng về suy nghĩ, tuần lộc nên tồn tại cho người Eskimos, và cỏ cho cừu v{ bò; nhưng, trong chừng mực tri thức mà chúng ta quan tâm, chúng ta có thể nói được rằng, con người có khả thể tồn tại ở bắc cực bởi vì điều này xảy ra cho tuần lộc, và rằng, cừu và bò có thể sống ở những nơi nhất định và không sống ở những nơi kh|c, vì nơi n{y thì có thức ăn thích hợp trong khi nơi kh|c lại không có. Nói cách khác, xuất phát từ bất cứ đối tượng khả thể nào, chống lại khẳng định của mục đích ngoại tại trong Tự Nhiên, thì ph|n đo|n của chúng ta có thể không bao giờ là tuyệt đối. Chúng ta có thể không bao giờ chính đ|ng khi nói một cách tuyệt đối rằng, tuần lộc tồn tại cho con người, và cỏ cho cừu v{ bò. C|c ph|n đo|n n{y có khả thể đúng, nhưng chúng ta không thể biết l{ chúng đúng. Bởi vì chúng ta không thể thấy bất kì sự nối kết tất yếu nào thiết lập nên chân lý của chúng ta. Tuy nhiên, c|c ph|n đo|n về mục đích nội tại, l{ c|c ph|n đo|n mục đích luận có tính tuyệt đối. [Tr. 372] Phải nói rằng, chúng ta khẳng định về một số sản phẩm của Tự Nhiên rằng, trong chính nó có mục đích của Tự Nhiên (Naturzweck). Trong trường hợp tính hợp mục đích tương đối, chúng ta nói một c|ch tương ứng rằng, một vật tồn tại với ý định là cho vật khác, nếu vật khác này bao gồm mục đích của Tự Nhiên. Nhưng trong trường hợp tính hợp mục đích tuyệt đối, chúng ta nói rằng, một vật mang mục đích của Tự Nhiên bởi vì vật này là chính nó, và không vì mối liên hệ của nó với vật n{o kh|c. Do đó, c}u hỏi ph|t sinh l{, c|c điều kiện cần thiết để thực hiện ph|n đo|n n{y l{ gì? ‘Tôi nên nói c|ch sơ lược thế này, một vật tồn tại như một mục đích của Tự Nhiên khi nó là nguyên nhân và hệ quả của chính nó, mặc dù trong một nghĩa kép.’236 Kant lấy ví dụ về cái cây. Cái cây không chỉ sinh ra các cây khác theo giống loài của nó, nó cũng sinh 236 J., 286; Bd., tr. 273-4. 399 ra chính nó như một cá thể. Vì trong quá trình mà chúng ta gọi là sinh trưởng, cái cây tiếp nhận và tổ chức vật chất theo cách thế mà chúng ta có thể thấy là, toàn bộ qu| trình như một sự tự sinh trưởng. Hơn nữa, có mối liên hệ qua lại giữa bộ phận và toàn thể. Ví dụ, những c|i l| được sinh ra từ c}y; nhưng cùng lúc ấy, lá bảo tồn c}y, theo nghĩa l{, nếu lá liên tục rụng thì cây thậm chí có thể chết. Khi cố gắng định nghĩa c|ch chính x|c hơn về một vật được xét như l{ mục đích của Tự Nhiên, Kant quan sát thấy, các thành phần phải liên kết với thành phần khác chặt chẽ tới nỗi, chúng sinh ra một tổng thể bởi tương quan nh}n quả của chúng. Khi ấy, tổng thể có thể được coi như nguyên nh}n cứu cánh của việc tổ chức các thành phần. ‘Trong sản phẩm như thế của Tự Nhiên, mỗi thành phần không chỉ tồn tại nhờ vào tất cả các thành phần kh|c, nhưng nó còn được coi như l{ cho và vì các thành phần khác, cho toàn thể, đó l{ một chức năng (bộ phận).’237 Tuy nhiên, điều này mô tả chưa đủ. Vì mỗi thành phần của c|i đồng hồ có thể được coi như tồn tại vì thành phần khác và vì toàn thể. V{ c|i đồng hồ lại không phải là sản phẩm của Tự Nhiên. Do đó, chúng ta phải thêm rằng, các thành phần phải được coi như ph|t sinh tương hỗ cho nhau. Chỉ sản phẩm loại này mới được coi là mục đích của Tự Nhiên; vì nó không chỉ được tổ chức mà còn là hữu thể tự tổ chức. Chúng ta thấy nó, khi nó sở hữu trong chính nó năng lực cho việc tạo thành (eine bildende Kraft), điều này không xuất hiện trong các sản phẩm nhân tạo hay sản phẩm kiểu cơ chế m|y móc như c|i đồng hồ. C|i đồng hồ sở hữu năng lực chuyển động (eine bewegende Kraft), nhưng không phải l{ năng lực để tác tạo. Như thế, chúng ta có nguyên lý cho ph|n đo|n của tính hợp mục đích nội tại, trong các hữu thể có tổ chức. [Tr. 373] ‘Nguyên lý n{y 237 J., 291; Bd., tr. 277. 400 đồng thời được định nghĩa như sau: Một sản phẩm có tổ chức của Tự Nhiên là cái mà trong nó, mọi thứ là mục đích và cũng là phương tiện có tính tương hỗ cho nhau. Trong nó, không có gì là vô ích, không có gì là không mục đích, không có gì được mô tả như l{ kiểu cơ giới mù quáng của Tự Nhiên.’238 Nguyên lý n{y được rút từ kinh nghiệm, theo nghĩa sự phát biểu nó được phát sinh từ việc quan sát các hữu thể có tổ chức. Nhưng đồng thời, ‘trong mô tả về tính phổ quát và tất yếu để khẳng định tính hợp mục đích như thế’,239 nó không chỉ dựa trên các nền tảng duy nghiệm. Nó phải được đặt nền trên nguyên lý tiên thiên, Ý Niệm về mục đích của Tự Nhiên, cho dù nó là Ý Niệm có tính điều hành (và không phải là Ý niệm có tính cấu tạo). V{ nguyên lý được trích dẫn ở trên có thể được gọi là, theo Kant, một châm ngôn (maxim) cho việc sử dụng Ý Niệm có tính điều hành này, trong việc ph|n đo|n về tính hợp mục đích nội tại của những hữu thể có tổ chức. Tuy nhiên, câu hỏi phát sinh là, chúng ta có thể chấp nhận việc phân chia trong Tự Nhiên hay không. Mục đích nội tại hoặc tính hợp mục đích có thể được nói, để xác minh cho chúng ta chỉ trong các hữu thể có tính tự tổ chức. Bởi vì, có cái gì có thể được phát biểu một cách tuyệt đối là thực hay không; ít nhất chúng ta không có vị thế để đưa ra sự giải thích đầy đủ về những hữu thể như thế trong các thuật ngữ chỉ mang tính nhân quả kiểu cơ giới, phải nói rằng, bằng việc thực hiện với phạm trù khái quát của luật nhân quả. Nhưng điều n{y không đúng với các hữu thể vô cơ, nơi m{ chúng ta dường như không đòi hỏi khái niệm mục đích. Do đó, chúng ta hài lòng với việc thực hiện phân chia trong Tự Nhiên, sử dụng khái niệm nguyên nhân tối hậu trong trường hợp của những loại hữu thể nhất định và không sử dụng nó trong c|c trường hợp khác? 238 239 J., 295-6; Bd., tr. 280-1. J., 296; Bd., tr. 281. 401 Theo Kant, chúng ta không thể tiếp tục hài lòng với việc phân chia như thế. Vì Ý Niệm mục đích, mục đích của Tự Nhiên, là ý niệm có tính điều hành cho sự giải thích của ph|n đo|n đối với Tự Nhiên. Do đó, chúng ta được dẫn tới quan niệm về Tự Nhiên như l{ hệ thống các mục đích, một quan niệm, mà trong chiều hướng ngược lại, dẫn chúng ta tới Tự Nhiên, Tự Nhiên như l{ được cung cấp một cách duy nghiệm trong sự tri giác-giác quan, tới chất nền siêu giác tính. Thế nên, chỉ Ý Niệm về mục đích tự nhiên thôi, đ~ đưa chúng ta ra ngoài lãnh vực kinh nghiệm giác quan. Bởi vì Ý Niệm n{y không được cung cấp chỉ trong sự tri giác-giác quan; nó là nguyên lý có tính điều h{nh đối với việc ph|n đo|n về c|i được tri gi|c. V{ chúng ta hướng một cách tự nhiên tới sự thống nhất toàn thể Tự Nhiên trong ánh sáng của Ý Niệm n{y. ‘Nếu chúng ta đ~ từng khám phá trong Tự Nhiên một năng lực mang đến các sản phẩm, mà các sản phẩm này có thể được chúng ta suy nghĩ chỉ theo khái niệm của các nguyên nhân cứu c|nh, thì chúng ta đ~ đi xa hơn v{ được quyền ph|n đo|n rằng, các vật thể đó qu| lệ thuộc vào hệ thống mục đích, hệ thống n{y không … buộc chúng ta phải tìm kiếm nguyên lý n{o đó cho khả thể của chúng nằm ngo{i cơ giới luận của các nguyên nhân hoạt động cách mù quáng. Bởi vì, Ý Niệm đầu tiên (liên quan đến nền tảng của nó) đ~ đưa chúng ta vượt ra ngoài thế giới giác quan; [Tr. 374] bởi vì sự thống nhất của nguyên lý siêu giác tính phải được xét là có giá trị trong đường lối này, không chỉ cho những loài nhất định của các hữu thể tự nhiên, mà còn cho toàn thể Tự Nhiên xét như l{ một hệ thống.’240 Dĩ nhiên, thật là quan trọng để hiểu rằng, đối với Kant, nguyên lý mục đích trong Tự Nhiên, là Ý Niệm có tính điều hành, của phán đo|n phản tỉnh, và rằng, các châm ngôn mà nguyên lý mục đích trong Tự Nhiên làm phát sinh, là các nguyên lý có tính tự khám 240 J., 304; Bd., tr. 287. 402 ph| (heuristic). Chúng ta không được nhầm lẫn khoa học tự nhiên với thần học. Do đó, chúng ta không nên đưa dẫn Thiên Chúa vào trong khoa học tự nhiên để giải thích mục đích. ‘B}y giờ, để giữ một cách chặt chẽ chính nó, trong ranh giới của chính nó, khoa vật lý làm việc trừu tượng hóa từ câu hỏi: các mục đích trong Tự Nhiên (Naturzweke) là có ý định, hay không có ý định; vì điều này sẽ có nghĩa l{ đem chính nó x}m nhập vào lãnh vực xa lạ (được gọi là siêu hình học). Có đủ c|c đối tượng có thể giải thích được (explicable) khi đề xuất hình thái nội tại của chúng, hoặc thậm chí có thể biết (knowable) cách sâu sắc chỉ nhờ các quy luật tự nhiên mà chúng ta không thể nghĩ, ngoại trừ nhờ việc sử dụng Ý Niệm các mục đích như l{ nguyên lý.’241 Ý niệm mục đích của Tự Nhiên, trong chừng mực khoa học tự nhiên được quan tâm, là nguyên lý hữu ích, chắc chắn, có tính tự khám phá. Thế nhưng, cho dù mục đích luận dẫn đưa một cách tự nhiên tới thần học, theo nghĩa l{, nhãn quang mục đích luận của Tự Nhiên dẫn một cách tự nhiên tới giả định rằng, Tự Nhiên là công trình của Hữu Thể thông minh hoạt động có mục đích. Điều n{y không có nghĩa l{, sự hiện hữu của Thiên Chúa có thể được coi là một kết luận có thể được tập trung trên cơ sở của khoa học tự nhiên. Bởi vì Ý Niệm có tính điều hành của ph|n đo|n phản tỉnh và các châm ngôn là các nguyên lý khách quan. Trên bình diện t}m trí, ph|n đo|n mục đích luận giúp chúng ta bắc nhịp cầu vượt qua vực thẳm, giữa thế giới hiện tượng và thế giới vật tự th}n; nhưng nó không thể tạo nên cơ sở cho siêu hình học có tính học thuyết. 9. Mục đích luận v{ cơ giới luận Như chúng ta đ~ thấy, Kant tập trung v{o điều mà ông gọi là tính hợp mục đích nội tại; đó l{, tính hợp mục đích được biểu lộ trong hữu thể hữu cơ, nhờ các mối liên hệ của các thành phần với nhau 241 J., 307-8; Bd., tr. 289-90. 403 trong một tổng thể. Sự giải thích có tính cơ giới thuần túy, là không đủ trong trường hợp các hữu thể như thế. Thế nhưng, dĩ nhiên, ho{n cảnh ở đ}y không đơn giản như lời phát biểu trong quan điểm mà Kant có thể đề nghị. Một mặt, các phạm trù cơ bản liên quan đến kinh nghiệm. V{ cho dù, điều này không nói gì cho chúng ta về thực tại siêu giác tính hay thực tại tự thân, thì nó vẫn xuất hiện cho chúng ta như l{ tất cả hiện tượng phải có thể được giải thích theo luật nhân quả kiểu cơ giới, hoặc ít nhất, chúng phải được coi như l{ có thể được giải thích theo kiểu này. [Tr. 375] Mặt khác, việc xem xét các hữu thể hữu cơ dẫn chúng ta tới việc sử dụng ý niệm mục đích khi giải thích chúng. Như Kant đ~ đặt ra, sự hiểu biết đề xuất một châm ngôn cho hành vi ph|n đo|n những vật cụ thể, trong khi đó, lý trí đề xuất châm ngôn khác. Và hai châm ngôn này của ph|n đo|n xuất hiện không hợp nhau. Do đó, xuất hiện sự mâu thuẫn, hoặc ít nhất là có vẻ mâu thuẫn, và Kant thảo luận điều n{y dưới tựa đề tổng quát là Phép biện chứng của năng lực Phán đoán Mục đích luận. Sự mâu thuẫn đầu tiên được đặt ra như sau. ‘Châm ngôn thứ nhất của ph|n đo|n l{ định đề: Tất cả sản phẩm của các vật thể vật chất và hình thái của chúng, có thể được ph|n đo|n l{ có thể có, chỉ theo các quy luật hoàn toàn kiểu cơ giới. Châm ngôn thứ hai là phản đề: Một số sản phẩm của Tự Nhiên vật chất, không thể được ph|n đo|n l{ có thể có, theo các quy luật ho{n to{n cơ giới. (Để ph|n đo|n chúng, cần có quy luật khá khác biệt của luật nhân quả, gọi là các nguyên nhân cứu c|nh.)’242 Kant nhận xét rằng, nếu chúng ta trở lại với các châm ngôn này trong các nguyên lý cấu tạo khả thể của c|c đối tượng, thì chúng ta bị đối diện với sự tương phản. Bởi vì, chúng ta sẽ có các mệnh đề sau. ‘Định đề: Tất cả sản phẩm của các vật thể vật chất là có thể có, 242 J., 314; Bd., tr. 294. 404 theo các quy luật hoàn toàn kiểu cơ giới. Phản đề: Một số sản phẩm của các vật thể vật chất là không thể có, theo các quy luật hoàn toàn kiểu cơ giới.’243Và hai mệnh đề này rõ ràng là xung khắc với nhau. Nhưng, ph|n đo|n không cung cấp cho chúng ta các nguyên lý có tính cấu tạo khả thể của c|c đối tượng. Và không có sự chứng minh tiên thiên nào, của bất kì mệnh đề n{o được đưa ra. Do đó, chúng ta phải trở lại sự mẫu thuẫn đầu tiên, nơi m{ chúng ta có hai ch}m ngôn cho ph|n đo|n về c|c đối tượng vật chất, theo các quy luật duy nghiệm của Tự Nhiên. V{ đ}y l{ luận điểm của Kant, rằng hai ch}m ngôn đó không tương phản với nhau trong thực tế. Lý do m{ hai ch}m ngôn đó không tương phản với nhau, là thế này. Nếu tôi nói rằng, tôi phải ph|n đo|n sản phẩm của các vật thể vật chất là có thể có, theo các quy luật ho{n to{n cơ giới (nghĩa l{, không mở đầu bằng ý niệm mục đích), thì tôi không có ý nói rằng, sản phẩm của các vật thể vật chất là chỉ có thể có theo cách này. Tôi nói rằng, tôi phải xét chúng như l{ có thể có chỉ theo cách này. Nói cách khác, tôi thừa nhận nguyên lý, rằng trong cuộc tra vấn khoa học về Tự Nhiên, tôi phải đẩy sự giải thích một c|ch cơ giới, như nó l{, trong chừng mực nó có thể đi tới. V{ điều này không ngăn cản tôi để ph|n đo|n rằng, liên quan tới các vật thể vật chất, tôi không thể cung cấp sự giải thích đầy đủ theo lối của luật nhân quả kiểu cơ giới, và rằng, tôi phải dẫn tới ý niệm về luật nhân quả kiểu mục đích. [Tr. 376] Bằng cách này, tôi không khẳng định một c|ch gi|o điều rằng, các hữu thể hữu cơ không thể được sinh ra nhờ hoạt động của các quy luật nhân quả kiểu cơ giới. Hơn nữa, tôi nói rằng, tôi không nhìn thấy cách thế (how) mà nguyên lý tổng quát của việc giải thích sản phẩm của các vật thể vật chất theo luật nhân quả kiểu cơ giới, có thể được áp dụng trong trường hợp này, và rằng, tôi nhận thấy chính tôi bị đẩy tới việc xét các 243 J., 314-15; Bd., tr. 294-5. 405 hữu thể như thế như l{ c|c mục đích, như l{ bao gồm các mục đích của Tự Nhiên, thậm chí nếu Ý Niệm mục đích của Tự Nhiên là không hoàn toàn rõ ràng cho tôi. Kant chú ý rằng, trong lịch sử triết học, có xuất hiện các lối khác nhau trong việc giải thích tính hợp mục đích trong Tự Nhiên. Ông gom chúng lại thành hai tựa đề tổng quát, duy tâm và duy thực. Chủ nghĩa duy t}m cho rằng, tính hợp mục đích như thế, không thể phác họa được, trong khi, chủ nghĩa duy thực khẳng định, nó có phác họa được. Trong mục về chủ nghĩa duy t}m, Kant tính cả hai hệ thống: hệ thống của các nhà nguyên tử Hy-lạp, theo đó mọi vật có nguyên nhân là hoạt động của các quy luật của động lực, và hệ thống của Spinoza, theo đó tính hợp mục đích trong Tự Nhiên phát sinh một c|ch định mệnh, như nó l{, từ đặc tính của bản thể vô hạn. Trong mục về chủ nghĩa duy thực, ông tính đến hai hệ thống: duy vật (hylozoism) (ví dụ, học thuyết về linh hồn thế giới) và hữu thần (theism). C|c danh xưng được lựa chọn một cách kỳ quặc. Tôi có ý rằng, thật là kỳ quặc khi gọi các loại triết học của Democritus và của Epicurus l{ ‘duy t}m’. Nhưng theo Kant, điểm chính cần quan tâm là, các triết học này thì hữu thần hơn nhiều đối với các hệ thống, ngay cả hệ thống có thể chấp nhận được nhất trong việc giải thích. Epicurus cố gắng giải thích tính hợp mục đích trong Tự Nhiên, nhờ sự ngẫu nhiên mù qu|ng; nhưng theo c|ch n{y, ‘không có gì được giải thích cả, càng không giải thích được sự ảo tưởng trong ph|n đo|n mục đích luận của chúng ta’.244 Hệ thống của Spinoza dẫn tới kết luận rằng, tất cả là có mục đích; vì tất cả tuân theo một cách tất yếu từ Bản thể (Substance), v{ đ}y l{ ý nghĩa của tính hợp mục đích. Nhưng, nói rằng, một vật có mục đích, đơn giản vì nó là một vật, điều n{y tương đương với việc nói rằng, hư vô (nothing) 244 J., 325; Bd., tr. 302. 406 cũng có mục đích. Kant nhận xét thật đúng rằng, học thuyết của Spinoza về Hữu Thể nguyên thủy, thì thật dễ dàng bác bỏ; nhưng đó l{ vì nó không thể hiểu được trong hệ thống duy vật. Còn đối với chủ nghĩa duy vật, ‘khả thể của vật chất sống động, thậm chí không thể được suy tư; vì kh|i niệm của nó bao hàm sự tương phản, bởi vì không-sự-sống (lifelessness, inertia) tạo nên đặc tính thiết yếu của vật chất’.245 Do đó, chúng ta chuyển sang chủ nghĩa hữu thần, học thuyết n{y ưu tiên cho tất cả các nền tảng khác trong việc giải thích, trong đó, nó dẫn dắt tính hợp mục đích trong Tự Nhiên, tới Bản Thể nguyên thủy hoạt động một cách thông minh. Nhưng, qua việc hữu thần luận ưu tiên cho tất các giải thích khác, về mục đích trong Tự Nhiên, nên nó không thể được chứng minh. ‘B}y giờ, thậm chí mục đích luận hoàn hảo nhất cuối cùng chứng minh cái gì? [Tr. 377] Nó có chứng minh rằng, có một Hữu Thể thông minh như thế hay không? Không; nó chẳng chứng minh gì hơn rằng, theo cấu trúc của c|c năng lực nhận thức của chúng ta, và trong sự kết hợp hợp lý của kinh nghiệm với các nguyên lý cao nhất của lý trí, chúng ta có thể tạo ra cho chính chúng ta một cách tuyệt đối, là không khái niệm nào về khả thể của một thế giới như thế, trừ việc nghĩ về nguyên nhân tối cao của nó thực hiện bằng thiết kế. Do đó, một cách khách quan, chúng ta không thể khẳng định một định đề rằng, có Hữu Thể nguyên thủy thông minh; nhưng chỉ một cách chủ quan cho việc sử dụng năng lực phán đo|n của chúng ta khi phản tỉnh về mục đích trong Tự Nhiên, vì việc này không thể được suy tư theo nguyên lý n{o hơn việc dựa vào nguyên lý nhân quả kiểu thiết kế (có ý định) của một nguyên nhân tối cao.’246 245 246 J., 327; Bd., tr. 304-5. J., 335-6; Bd., tr. 311. 407 Do đó, một lần nữa, Ý Niệm mục đích trong Tự Nhiên (Naturzweck) l{ nguyên lý điều hành, nó làm phát sinh các châm ngôn có tính tự khám phá của ph|n đo|n. Những điều n{y được tìm thấy một cách hữu ích, thậm chí là chắc chắn, trong ph|n đo|n về các hữu thể hữu cơ. V{ chúng ta được dẫn một cách tự nhiên, trước tiên tới khái niệm về toàn thể Tự Nhiên như l{ hệ thống các mục đích, v{ sau đó tới khái niệm về nguyên nhân thông minh của Tự Nhiên. Nhưng ở đ}y, chúng ta đang giải quyết những hàm ý của Ý Niệm điều hành có tính chủ quan, không phải với chứng minh kh|ch quan. Đồng thời, không thể thấy rằng, nguyên nhân tối hậu là không thể có trong Tự Nhiên. Thật vậy, chúng ta không thể hiểu cách tích cực được, bằng cách nào m{ nguyên nh}n cơ giới và nguyên nhân tối hậu có thể được hòa giải với nhau; bằng cách nào mà các vật thể có thể là chủ thể, như nó l{, với hai loại quy luật nguyên nh}n t|c động đồng thời. Nhưng khả thể còn lại l{, chúng được hòa giải với nhau trong ‘chất nền siêu gi|c tính’ của Tự Nhiên, m{ chúng ta không có đường vào. Và hữu thần luận cung cấp cho chúng ta một khuôn khổ để suy tư về vũ trụ, cho dù chân lý khách quan của hữu thần luận, là không có khả năng để được chứng minh về mặt lý thuyết. 10. Thần học-vật lý và thần học-đạo đức Khi sắp kết thúc cuốn Phê bình năng lực Phán đoán, Kant thảo luận hơn một lần về những thiếu sót của loại thần học được xây trên ý niệm về tính hợp mục đích trong Tự Nhiên (thần học-vật lý, như ông đ~ gọi tên). Như chúng ta thấy, khi xem xét phê phán của ông về siêu hình học có tính tự biện (speculative), luận điểm về sự hiện hữu của Thiên Chúa được đặt trên bằng chứng duy nghiệm của sự thiết kế hay mục đích trong Tự Nhiên, mang lại cho chúng ta, cùng lắm là chỉ tới khái niệm về đấng thiết kế, một kiến trúc sư của Tự Nhiên. Nó không thể dẫn chúng ta đến khái niệm về 408 nguyên nhân tối cao của sự hiện hữu của vũ trụ. Nó cũng không giúp x|c định bất kì thuộc tính nào của đấng thiết kế siêu phàm, sở hữu trí thông minh. Cụ thể, nó không thể giúp x|c định các thuộc tính luân lý của Hữu Thể này. Bây giờ, Kant nói thêm rằng, luận điểm kiểu thần học-vật lý có thể, cùng lắm là dẫn chúng ta tới khái niệm về ‘sự hiểu biết có tính thẩm mỹ về những mục đích rời rạc’.247 [Tr. 378] Phải nói rằng, việc phản tỉnh về các mẫu x|c định (certain types) sẽ đem lại cho chúng ta khái niệm về trí thông minh siêu phàm (suprahuman intelligence), mà trí thông minh này biểu lộ chính mình trong các hữu thể ấy. Nhưng nó sẽ không đem lại cho chúng ta khái niệm về sự khôn ngoan thánh thiêng (divine wisdom, Weishei)248, mà sự khôn ngoan n{y được tạo bởi toàn thể vũ trụ vì mục đích tối hậu. Bởi lẽ, luận cứ có tính thần học-vật lý được đặt nền trên các dữ liệu duy nghiệm; v{ vũ trụ như một tổng thể thì không phải là một dữ liệu duy nghiệm. Chúng ta không thể chỉ dẫn các mục đích ‘rời rạc’ m{ chúng ta tìm thấy trong Tự Nhiên, tới sự thống nhất của mục đích cứu cánh chung. Tuy nhiên, nếu chúng ta tiếp cận vấn đề này từ một quan điểm kh|c, có tên l{ quan điểm ý thức luân lý, thì tình huống này sẽ th{nh kh|c. Như chúng ta đ~ thấy trong chương XIV, luật luân lý đòi hỏi rằng, chúng ta nên mặc nhiên công nhận sự hiện hữu, không chỉ là của trí thông minh siêu ph{m, nhưng còn l{ của Thiên Chúa, Đấng là nguyên nhân vô hạn, tối cao của tất cả các vật hữu hạn. Và chúng ta phải quan niệm, Thiên Chúa như l{ Đấng sáng tạo v{ quan phòng vũ trụ theo mục đích cứu cánh. Mục đích n{y có thể là cái gì? Theo Kant, nó phải l{ con người. ‘Không có con người, thì toàn thể tạo thành sẽ chỉ là sa mạc, trong thiếu hụt và 247 248 J., 408; Bd., tr. 368. Ibid. 409 không có mục đích tối hậu.’249 Nhưng ‘chỉ khi là một hữu thể luân lý, chúng ta mới nhận ra được rằng, con người là mục đích của sự tạo th{nh’.250 Chúng ta phải xem mục đích của tạo th{nh, như l{ mục đích lu}n lý, như l{ sự phát triển hoàn thiện của con người với tư c|ch l{ hữu thể luân lý trong thế giới các mục đích được nhận ra, v{ do đó, như l{ sự bao gồm hạnh phúc con người trong sự hài hòa cuối cùng của các trật tự vật lý và luân lý. Do đó, chúng ta có thể được chuẩn bị sẵn s{ng để nói rằng, trong quan niệm của Kant, ‘thần học-lu}n lý’ (hoặc thần học-đạo đức) hoàn thiện và bổ túc cho những thiếu sót của thần học-vật lý. Và đôi khi, ông nói theo kiểu n{y. Nhưng ông cũng khẳng định rằng, thần học-lu}n lý kh| độc lập với thần học-vật lý, theo nghĩa là thần học-luân lý không tiền giả định thần học-vật lý. Như thế, thần họcvật lý được gọi l{ ‘mục đích luận-vật lý bị ngộ nhận, và chỉ có thể trợ giúp như l{ sự chuẩn bị cho thần học’.251 Thần học-vật lý có thể được gọi là thần học, chỉ khi nó nhờ tới sự trợ giúp của các nguyên lý của thần học-luân lý. Trong bản thân nó, thần học-vật lý không đ|ng với tên gọi là thần học. Tốt hơn, nó chỉ có thể được coi như l{ ‘khoa nghiên cứu về thần’, tức là khái niệm hàm hồ về các năng lực siêu phàm. Nói cách khác, Kant trong khi vẫn tôn trọng luận cứ có tính thần học-vật lý về sự hiện hữu của Thiên Chúa, thì một lần nữa, ông đặt ra sự nhấn mạnh về luận cứ có tính luân lý. [Tr. 379] Tuy nhiên, luận cứ lu}n lý ‘không bổ túc bất cứ giá trị khách quan nào, cho việc chứng minh sự hiện hữu của Thiên Chúa; nó không chứng minh sự nghi ngờ về việc có Thiên Chúa, nhưng nó chứng minh rằng, nếu anh muốn nghĩ một cách chắc chắn với luân lý, anh phải thừa nhận giả định về định đề này (có Thiên J., 410; Bd., tr. 370. J., 413; Bd., tr. 372. 251 J., 410; Bd., tr. 369. 249 250 410 Chúa) theo các châm ngôn của lý trí thực hành của anh’.252 Chúng ta không thể chứng minh sự hiện hữu của Thiên Chúa và các thuộc tính của Ngài. Nó là vấn đề của đức tin thực hành, không phải là của nhận thức lý thuyết. Đức tin này tự do: tâm trí không thể bị ép buộc phải thừa nhận bất cứ chứng minh lý thuyết n{o. Nhưng đ|ng lưu ý rằng, Kant không có ý nói, đức tin thực hành là phi lý. Mặt kh|c, ‘đức tin (như l{ habitus, không như actus) l{ cung c|ch suy nghĩ có tính lu}n lý (Denkungs-art) của Lý Trí, khi tin v{o điều không thể đạt được bởi tri thức lý thuyết’.253 Để có tri thức lý thuyết về Thiên Chúa, chúng ta phải sử dụng các phạm trù của sự hiểu biết. Nhưng cho dù, những điều n{y được sử dụng để suy tư về Thiên Chúa cách loại suy hoặc theo cách có tính biểu tượng, thì việc sử dụng chúng không thể cho chúng ta tri thức về Thiên Chúa. Bởi vì, chúng cung cấp tri thức về c|c đối tượng, chỉ nhờ chức năng của chúng như l{ các nguyên lý có tính cấu tạo của kinh nghiệm. Và theo Kant, Thiên Chúa không thể l{ đối tượng của kinh nghiệm. Đồng thời, niềm tin vào Thiên Chúa được đặt nền trên lý trí trong chức năng có tính luân lý và thực hành của nó. Do đó, nó không thể được coi là phi lý. Có vẻ như, việc Kant trở lại với chủ đề về thần học có tính triết học (philosophical theology) khi kết thúc cuốn Phê phán năng lực Phán đoán là một việc lặp lại không cần thiết. Nhưng qua việc lặp lại này, có thực sự không phải là không cần. Vì nó tái khẳng định quan niệm của ông rằng, trong khi c|c ph|n đo|n thẩm mỹ và mục đích luận cho phép chúng ta hiểu Tự Nhiên như l{ một lĩnh vực khả thể cho nguyên nhân cứu cánh, thì chỉ có lý trí thực hành mới cho phép chúng ta đưa ra một hình dạng x|c định, như nó l{, cho 252 253 J., 424, chú thích; Bd., tr. 381, chú thích. J., 462; Bd., tr. 409. 411 thực tại vật tự thân, vì thực tại vật tự th}n được gợi ý một cách mơ hồ bởi kinh nghiệm thẩm mỹ và bởi kinh nghiệm về cứu cánh ‘kh|ch quan’ trong những sản phẩm x|c định của Tự Nhiên. Sách tham khảo khi dịch: 1. IMMANUEL KANT, PHÊ PHÁN NĂNG LỰC PHÁN ĐOÁN, BÙI VĂN NAM SƠN dịch và chú giải, (Nxb Tri Thức, 2006). 2. Immanuel Kant, Critique of Judgment, Translated with Introduction and Notes by J. H. Bernard, (Dover Publications, Inc. Mineola, New York, 2005) Phụ Lục254 (PHÊ PHÁN NĂNG LỰC PHÁN ĐOÁN) THẨM MỸ HỌC và MỤC ĐÍCH LUẬN255 Dẫn nhập 1. Chức năng trung gian của phán đoán Phần I: Phê phán năng lực phán đoán thẩm mỹ -Chương 1: Phép phân tích về năng lực ph|n đo|n thẩm mỹ 2. Phép phân tích về cái đẹp Bốn ‘khoảnh khắc’ (phương diện) của phán đoán sở thích: Chất, Lượng, Tương quan, Phương thức (Hình thái) 3. Phép phân tích về cái cao cả Cái cao cả kiểu toán học; kiểu năng động của Tự Nhiên -Sự diễn dịch những ph|n đo|n thẩm mỹ thuần túy Phần n{y do người dịch biên soạn. Đ}y l{ mục lục kết hợp giữa mục lục trong tác phẩm của Kant và mục lục trong cuốn sách của Copleston. 254 255 412 4. Sự diễn dịch những phán đoán thẩm mỹ thuần túy 5. Mỹ thuật và tài năng thiên bẩm -Chương 2: Phép biện chứng của năng lực ph|n đo|n thẩm mỹ 6. Phép biện chứng của phán đoán thẩm mỹ 7. Cái đẹp như là biểu tượng của cái tốt luân lý Phần II: Phê phán năng lực phán đoán mục đích luận -Chương 1: Phép phân tích về ph|n đo|n mục đích luận 8. Phán đoán mục đích luận -Chương 2: Phép biện chứng về ph|n đo|n mục đích luận 9. Mục đích luận và cơ giới luận -Phụ lục: Phương ph|p luận của ph|n đo|n mục đích luận 10. Thần học-vật lý và thần học-đạo đức NỘI DUNG TÓM LƯỢC Dẫn nhập 1. Chức năng trung gian của phán đoán + Khi sử dụng lý tính thuần túy, có sự tách biệt không thể kết nối giữa: - Thế giới Tự Nhiên - Thực tại giác tính - Triết học Tự Nhiên - (tính lý thuyết) - Thế giới tự do - Thực tại siêu giác tính - Triết học Luân Lý - (tính thực hành) + Khi sử dụng lý tính thực hành, việc kết nối 2 lĩnh vực là có thể. + Giải pháp khả thể: cầu nối là năng lực phán đoán 413 3 năng lực của Tâm trí Cảm nhận Nhận thức Ham muốn 3 năng lực của Nhận thức Hiểu biết - có các phạm trù tiên thiên. - chức năng: cấu tạo tri thức. (liên hệ giữa hiểu biết và nhận thức, được thấy rõ trong Phê bình lý tính thuần túy) Phán đoán - phán đoán có nguyên lý tiên thiên không? - chức năng của phán đoán là cấu tạo hay điều hành? - phán đoán có đưa ra quy luật cho cảm nhận không? Lý trí - có khả năng suy đo|n - chức năng: điều hành - trong phận vụ thực hành, lý trí có nguyên lý tiên thiên, v{ do đó, định hình ham muốn. (liên hệ giữa lý trí và ham muốn, được thấy rõ trong Phê bình lý tính thực hành) - Năng lực ph|n đo|n có 2 loại: + ph|n đo|n x|c định: từ cái phổ quát, suy ra cái cụ thể. Vd, việc sử dụng các phạm trù tiên thiên của hiểu biết. (tính phổ quát và tất yếu) [diễn dịch] + ph|n đo|n phản tỉnh: từ cái cụ thể, suy ra cái phổ quát. Vd, việc tìm ra c|c định luật vật lý. (tính mới mẻ) [quy nạp] 414 - Ph|n đo|n phản tỉnh: tiên thiên theo nghĩa, có tiền giả định khi ph|n đo|n. Tính hợp mục đích trong Tự Nhiên, là nguyên lý siêu nghiệm (không định hình Tự Nhiên xét như l{ vật tự thân, không cấu tạo theo nghĩa l{ điều kiện tất yếu như c|c phạm trù của hiểu biết định hình Tự Nhiên; cũng không định hướng Tự Nhiên đến h{nh động, như nguyên lý tiên thiên của lý trí thực hành), là khái niệm có tính điều hành của mục đích của Tự Nhiên, là khái niệm tiên thiên đặc thù, [nguyên lý tự khám phá] của năng lực phán đo|n phản tỉnh, định hình ph|n đo|n phản tỉnh. Ph|n đo|n n{y đưa ra c|c châm ngôn tiên thiên. - Tính hợp mục đích của Tự Nhiên, được hình dung 2 cách: + như l{ sự phù hợp: giữa hình th|i đối tượng, với năng lực nhận thức. [ph|n đo|n thẩm mỹ] + như l{ sự phù hợp: giữa hình th|i đối tượng, với khả thể của vật tự th}n [ph|n đo|n mục đích luận] Phần I: Phê phán năng lực phán đoán thẩm mỹ -Chương 1: Phép phân tích về năng lực ph|n đo|n thẩm mỹ 2. Phép phân tích về cái đẹp - Ph|n đo|n thẩm mỹ, với Kant, là phán đoán sở thích - Phán đoán sở thích là sự xác nhận của của cảm xúc, diễn tả cảm nhận mà không có tri thức kiểu khái niệm. Vd, thưởng thức cái đẹp của ngôi nhà. - Dù nền tảng của phán đoán sở thích là chủ quan, theo nghĩa nó hệ tại ở cảm nhận; nhưng nó vẫn có tính ‘kh|ch quan’, theo nghĩa có bốn ‘khoảnh khắc’ hay bốn phương diện của phán đoán sở thích: - về mặt Chất - c|i đẹp là cái tạo ra sự thỏa mãn không liên quan tới khát vọng hay năng lực ham muốn. Vd, ngắm tranh về trái cây. - có sự phân biệt giữa: c|i đẹp, cái dễ chịu, và cái tốt. - phán đo|n n{y ít quan t}m tới sự tồn tại; là không quan tâm. 415 - về mặt Lượng - c|i đẹp là cái làm hài lòng một cách phổ quát, mà không có khái niệm. - ph|n đo|n liên quan đến sự vui thích theo nghĩa thông thường, khác với phán đoán sở thích mà Kant nói tới. Vì phán đoán sở thích có giá trị phổ qu|t, trong khi… không có. - có sự khác biệt giữa cảm xúc trong kinh nghiệm về cái cao cả, với cảm xúc trong kinh nghiệm về c|i đẹp - về mặt Tương quan - c|i đẹp là hình thức của tính hợp mục đích của đối tượng, khi tính hợp mục đích được tri giác mà không có sự hình dung nào về mục đích. - ph|n đo|n sở thích là thuần túy khi c|i đẹp l{ ‘tự do’ (vd, về bông hoa), và không thuần túy khi c|i đẹp l{ ‘phụ thuộc’ (vd, về ngôi nhà). - về mặt Phương thức (Hình thái) - c|i đẹp là cái mà không khái niệm n{o được nhận ra như l{ đối tượng của sự thỏa mãn tất yếu. - tính tất yếu này không lý thuyết như c|c phạm trù tiên thiên, không thực h{nh như mệnh lệnh tuyệt đối, nhưng l{ ‘c|i mẫu’ (điển hình của quy luật phổ quát không thể nêu rõ, mà mọi người tất yếu đồng ý). - tính phổ qu|t không đặt nền trên khái niệm, nhưng trên cảm nhận, trên ‘cảm quan chung’ (l{ kết quả của việc thực hiện cách tự do c|c năng lực nhận thức). 3. Phép phân tích về cái cao cả - Cái cao cả v{ c|i đẹp có nhiều nét chung: + tạo ra sự dễ chịu + không tiền giả định khái niệm x|c định khi ph|n đo|n - Cái cao cả v{ c|i đẹp có nhiều điểm khác biệt: 416 + c|i đẹp liên hệ tới hình thái của đối tượng, và kéo theo giới hạn; cái cao cả không liên hệ với hình thái của đối tượng, nên vô hạn. + c|i đẹp kết nối với hiểu biết; cái cao cả kết nối với lý trí. + ph|n đo|n về c|i đẹp bao gồm sự tương t|c tự do giữa c|c năng lực (tưởng tượng và hiểu biết); cái cao cả thực hiện sự cưỡng bức với sự tưởng tượng, và cái cao cả được hình dung phù hợp với lý trí (lý trí như năng lực của các ý niệm vô định về cái toàn thể). + c|i đẹp tạo nên sự dễ chịu (niềm vui tích cực trong thinh lặng chiêm ngưỡng); cái cao cả tạo nên sự dễ chịu (sự tuyệt vời và lòng kính sợ). - Phân biệt hai loại: + cái cao cả theo kiểu toán học: ‘c|i vĩ đại tuyệt đối’ + cái cao cả theo kiểu năng động của Tự Nhiên: ‘mạnh’ hơn… - Sự diễn dịch những ph|n đo|n thẩm mỹ thuần túy 4. Sự diễn dịch những phán đoán thẩm mỹ thuần túy - Sự biện minh cho ph|n đo|n n{y, không suy diễn kiểu luận lý, cũng không quy nạp kiểu duy nghiệm. - Sự biện minh ấy dựa trên việc ‘đồng tình phổ qu|t’ của các cá nhân (tính chủ quan) có cấu trúc tương tự nhau (về năng lực nhận thức và sự tương t|c giữa c|c năng lực ấy, tính khách quan). Vậy, khả thể của ph|n đo|n n{y, là sự xác nhận tiên thiên tổng hợp của chủ thể. 5. Mỹ thuật và tài năng thiên bẩm - T{i năng thiên bẩm l{ thiên hướng của tâm hồn khi được sinh ra, qua đó, Tự Nhiên (hoạt động trong nghệ sĩ, bằng sự điều phối hài hòa c|c năng lực của nghệ sĩ) đưa ra quy luật cho nghệ thuật. - T{i năng thiên phú vừa là tinh thần (nguyên lý sống động của tâm trí), vừa tương phản với sự bắt chước. Thế nhưng, để trở th{nh t{i năng, vừa cần thiên phú vừa cần huấn luyện. -Chương 2: Phép biện chứng của năng lực ph|n đo|n thẩm mỹ 6. Phép biện chứng của phán đoán thẩm mỹ 417 7. Cái đẹp như là biểu tượng của cái tốt luân lý Phần II: Phê phán năng lực phán đoán mục đích luận -Chương 1: Phép phân tích về ph|n đo|n mục đích luận 8. Phán đoán mục đích luận - Ph|n đo|n mục đích luận hình thức chủ quan - Ph|n đo|n mục đích luận hình thức khách quan - Ph|n đo|n mục đích luận chất liệu chủ quan - Ph|n đo|n mục đích luận chất liệu kh|ch quan. Đ}y l{ loại mà Kant nói tới, khi ông đơn giản chỉ nói ‘ph|n đo|n mục đich luận’. + mục đích tương đối (hay ngoại tại) [cho cái khác] + mục đích nội tại (có tính tuyệt đối) [trong chính nó]. Có nguyên lý cho ph|n đo|n loại này, trong các thực thể có tổ chức. Nguyên lý này không chỉ đặt trên nền tảng duy nghiệm, mà còn trên nền tiên thiên (Ý Niệm về mục đích của Tự Nhiên, ý niệm n{y có tính điều hành, không có tính cấu tạo). Nguyên lý n{y được gọi l{ ‘ch}m ngôn’ (maxim). - Nguyên lý mục đích trong Tự Nhiên, là Ý Niệm có tính điều hành, của ph|n đo|n phản tỉnh; và các châm ngôn mà các nguyên lý này làm phát sinh, là các nguyên lý có tính tự khám phá (heuristic). -Chương 2: Phép biện chứng về ph|n đo|n mục đích luận 9. Mục đích luận và cơ giới luận -Phụ lục: Phương ph|p luận của ph|n đo|n mục đích luận 10. Thần học-vật lý và thần học-đạo đức 418 FICHTE (2)256 Nội Dung 1. Nhận xét khởi đầu 2. Ý thức đạo đức phổ quát và khoa học đạo đức 3. Bản chất đạo đức của con người nói lên điều gì 4. Nguyên tắc tối hậu của luật đạo đức v{ điều kiện hình thức của h{nh vi đạo đức 5. Lương t}m như một sự hướng dẫn đúng 6. Áp dụng triết học về luật luân lý hình thức 7. Lý tưởng của ơn gọi đạo đức và tầm nhìn phổ quát của Fichte về thực tại 8. Cộng đồng những cái tôi trong thế giới như l{ một điều kiện của tự ý thức 9. Nguyên tắc hoặc luật lệ của quyền hạn 10. Sự phân tích về bản chất của nh{ nước 11. Nh{ nước thương mại khép kín 12.Fichte và chủ nghĩa d}n tộc Người dịch: Trần Phi Lâm, S.J. Bản dịch tiếng Việt trên đ}y được trích dịch từ tài liệu của Frederic Copleston, S.J. , A History of Philosophy, Vol. VI, Modern Philosophy: From the Post-Kantian Idealists to Marx, Kierkegaard, and Nietzsche, The Newman Press, Westminster, Maryland, 1960, tr. 59-75. 256 419 1. Nhận xét khởi đầu Trong phần nói về cuộc đời và sự nghiệp của Fichte, chúng ta biết được rằng năm 1776, ông đ~ xuất bản tác phẩm Cơ Sở của Quyền Tự Nhiên (Basic of Natural Right) hai năm trước khi xuất bản cuốn Hệ Thống Đạo Đức (The System of Ethics). Ông cho rằng lý thuyết về các quyền lợi và xã hội chính trị có thể v{ nên được phân tích một c|ch độc lập với việc suy diễn các nguyên tắc đạo đức. Điều n{y không có nghĩa Fichte đ~ nghĩ tới hai học thuyết triết học hoàn toàn không có sự nối kết với nhau. Một mặt hai cách suy diễn n{y đều có một căn nguyên nơi ý niệm cái tôi (self) xét như một hoạt động tự do. Mặt khác, hệ thống về quyền lợi và về xã hội chính trị cung cấp phạm vi áp dụng cho luật luân lý. Tuy nhiên, chính quan điểm này của Fichte mà phạm vi áp dụng của ông chỉ nằm bên ngo{i đạo đức, tức là nó không phải là một sự suy diễn từ nguyên lý đạo đức cơ bản nhưng l{ từ cơ cấu mà trong nó và liên quan với nó, luật luân lý có thể được áp dụng. Ví dụ, con người có thể có nhiều nghĩa vụ lu}n lý đối với nh{ nước và nhà nước phải mang lại những điều kiện m{ theo điều kiện đó thì đời sống luân lý mới được phát triển. Tuy nhiên, bản th}n nh{ nước lại được coi như l{ dụng cụ hay những phương tiện nhằm giữ gìn bảo vệ hệ thống quyền lợi. Nếu bản chất đạo đức của con người được phát triển một c|ch đầy đủ, nh{ nước ắt sẽ lu mờ đi. Lại nữa, mặc dầu quyền sở hữu c| nh}n đạt được từ đạo đức, điều mà Fichte gọi sự chế tài thêm (further sanction), thì cách suy diễn ban đầu của nó được được cho l{ độc lập khỏi đạo đức. Một lý do chính yếu tại sao Fichte tạo nên sự phân biệt giữa một bên là học thuyết quyền lợi và thuyết chính trị v{ bên kia l{ đạo đức, vì ông coi đạo đức được liên kết với luân lý bên trong, tức là với lương t}m v{ nguyên tắc lu}n lý rõ r{ng, trong khi đó học 420 thuyết về quyền lợi và xã hội chính trị được liên kết với mối liên hệ bên ngoài giữa con người với nhau. Hơn thế nữa, liệu chăng lời phê bình cho rằng học thuyết về quyền có thể được xem như luật đạo đức được áp dụng, tức là học thuyết về quyền được phân tích như l{ một lối áp dụng của luật đạo đức. Fichte không thừa nhận tính chắc chắn (truth) của sự tranh cãi này. Sự kiện là tôi có quyền thì không nhất thiết là tôi phải có bổn phận thực hiện nó. Và lợi ích chung có lúc phải rút ngắn hay giới hạn việc thực hành những quyền hạn. Nhưng luật lu}n lý thì rõ r{ng: nó đơn giản phát biểu rằng, ‘l{m điều n{y’ hoặc ‘không được l{m điều đó’. Vì vậy, hệ thống quyền không được suy diễn ra từ luật lu}n lý đạo đức, lẽ dĩ nhiên là chúng ta buộc phải tôn trọng hệ thống quyền hạn khi chúng được thiết lập trong một cộng đồng. Trong ý nghĩa n{y luật đạo đức thêm vào một sự phê chuẩn cho quyền hạn, nhưng quyền hạn đó không phải là nguồn đầu tiên. Hegel cho rằng Fichte không thực sự thành công trong việc khắc phục chủ nghĩa hình thức liên quan đến đạo đức Kant, ngay cả khi ông đ~ đưa ra một số chất liệu để thực hiện. Thực sự chính Hegel, chứ không phải l{ Fichte l{ người đ~ tổng hợp những ý niệm về quyền, luật luân lý bên trong và xã hội thành ý niệm chung cho đời sống đạo đức con người. Lý do chính tại sao tôi phải ở lại lâu trong phần đầu của chương n{y để bàn về sự khác biệt của Fichte giữa học thuyết về quyền lợi và học thuyết đạo đức l{ vì tôi đề nghị xem xét học thuyết đạo đức của triết gia trước khi liệt kê ra học thuyết về quyền v{ nh{ nước của ông. Mặt khác, tiến trình này có thể cung cấp những điểm nhấn sai lầm m{ Fichte đ~ xem xét c|c học thuyết về quyền như l{ một sự suy diễn từ luật đạo đức. 421 2. Ý thức luân lý chung và khoa học đạo đức Fichte nói rằng một người có thể có hiểu biết về bản chất đạo đức nơi mình v{ sự tuân theo mệnh lệnh đạo đức nơi mình theo hai cách. Cách thứ nhất, con người có thể có được hiểu biết này ở mức độ ý thức đạo đức phổ quát. Tức l{, con người có thể ý thức qua tiếng lương t}m nói cho anh ta nên l{m điều này hoặc không nên l{m điều kia. Sự hiểu biết trực tiếp n{y kh| đầy đủ cho sự hiểu biết về những trách nhiệm và hành vi luân lý của một người. Cách thứ hai, một người có thể giả định ý thức đạo đức thông thường như một điều gì đó được đưa ra v{ tìm hiểu trong những bối cảnh của nó. Một sự phân tích có hệ thống về ý thức đạo đức từ những gốc rễ của nó nơi c|i tôi (ego) l{ ng{nh khoa học đạo đức và cung cấp ‘tri thức đ~ được học’.257 Dĩ nhiên trong ý nghĩa n{y tri thức đ~ học gác qua một bên những gì m{ nó đ~ có trước đó. Nó không tạo nên nghĩa vụ, cũng không hình th{nh nên một loạt những nhiệm vụ cho những ai đ~ ý thức về chúng ngang qua tiếng lương tâm. Nó sẽ không cung cấp cho một người bản chất lu}n lý. Nhưng nó có thể khiến anh ta hiểu được bản chất luân lý của anh ta. 3. Bản chất luân lý của con người nói lên điều gì? Bản chất đạo đức của con người nói lên điều gì? Fichte nói rằng trong con người có một sự thúc đẩy tạo nên những h{nh động nào đó đơn giản chỉ là vì lợi ích thực hiện những h{nh động đó m{ không quan tâm những mục đích hay những kết quả bên ngoài, hoặc để ngăn chặn những h{nh động kh|c đơn giản chỉ l{ ngăn chặn chúng m{ cũng không liên hệ đến mục đích hay kết quả bên ngoài nào. Bản chất của con người tới một mức độ n{o đó thì động lực này nhất thiết biểu lộ nơi con người l{ ‘bản chất đạo đức và 257 F. IV, p. 122; M, II, p.516 422 luân lý của ta’.258 Để hiểu được những bối cảnh của bản chất luân lý thì đó chính l{ nhiệm vụ của đạo đức. Cái tôi hoạt động. Chúng ta thấy rằng sự suy luận ý thức thực hành (phê bình lý tính thực tiễn), là hình thức căn bản được thực hiện bởi sự nổ lực nhằm hình thành nên cái tôi, chính là ý thức tiềm ẩn (đằng sau) sự thúc đẩy hay lôi kéo. Như v}y, từ quan điểm coi con người như l{ hệ thống của những thúc đẩy, sự thúc đẩy có thể quy gán thành hệ thống như l{ một hữu thể tròn đầy về bản năng tự bảo to{n. Nhìn dưới khía cạnh n{y, con người có thể được diễn tả như một sản phẩm tự nhiên có tổ chức. khi nhận ra bản thân mình như một hệ thống của những xung lực, tôi có thể nói, ‘tôi đ~ tìm thấy mình như một sản phẩm của tự nhiên có tổ chức’.259 Đúng ra phải nói, tôi thừa nhận hay khẳng định chính mình như một hữu thể khi tôi xem mình như một đối tượng. Tuy nhiên, con người cũng có lý trí, một chủ thể của ý thức. Như chủ thể của ý thức, cái tôi nhất thiết hướng tới hoặc được ép buộc x|c định nó ngang qua chính c|i “tôi” của mình m{ thôi, đó chính là nỗ lực hoàn thành cách tự do v{ độc lập. Vì thế, tới một mức độ n{o đó những động lực và khát vọng tự nhiên vốn thuộc về con người như một sản phẩm của thiên nhiên hướng đến sự thỏa mãn ngang qua mối quan hệ với đối tượng tự nhiên x|c định v{ dường như lệ thuộc v{o đối tượng, chúng ta có thể hiểu được sự tương phản giữa những động lực này với động lực tinh thần của cái tôi như l{ sự hiểu biết, động lực này phải hoàn tất quyền tự quyết. Chúng ta nói về những ước muốn cao thấp, về phạm vi cần thiết và phạm vi của tự do, và giới thiệu một sự ph}n chia nơi bản chất con người. 258 259 F. IV, p.13; M, II, p. 407 F, iv, p. 122; M , 11, p. 516. 423 Dĩ nhiên, Fichte không phủ nhận rằng những sự kh|c nhau như thế có một giá trị hời hợt (bề mặt). Vì một người có thể nhìn ai đó từ hai quan điểm: như chủ thể v{ như kh|ch thể. Như chúng ta đ~ hiểu, tôi có thể ý thức về chính mình như một đối tượng trong nhiên nhiên, như một sản phẩm thiên nhiên có tổ chức, đồng thời tôi cũng có thể ý thức về chính mình như một chủ thể có bản chất ý thức tồn tại, bao gồm chính tôi như một đối tượng. Với phạm vi này, sự phân biệt của Kant giữa hiện tượng và khía cạnh tự thân của con người được chứng minh. Đồng thời, Fichte cũng quả quyết rằng sự khác biệt này không tuyệt đối. Ví dụ, động lực tự nhiên nhắm đến sự thỏa m~n v{ động lực tinh thần nhắm đến tự do v{ độc lập hoàn toàn xuất phát từ quan điểm siêu nghiệm và hiện tượng của một thúc đẩy. Sẽ là một sai lầm lớn khi cho rằng con người như một sản phẩm của tự nhiên có tổ chức thuộc phạm vi của cơ chế hóa. Khi Fichte diễn tả nó, ‘tôi không đói vì thức ăn có đó cho tôi, nhưng đối tượng n{o đó trở nên thức ăn cho tôi bởi vì tôi đói’.260 Cơ thể thừa nhận nó có xu hướng h{nh động. Về cơ bản nó tương tự như động lực hướng đến cái tôi hoạt động, xuất hiện ra trong hình thức tinh thần hướng đến sự nhận thức về tự do ho{n to{n. Vì động lực cơ bản này không thể được ổn định và được sự thỏa mãn các giác quan tạm thời đem lại sự an định nhưng vươn xa đến mức vô hạn như nó l{. Dĩ nhiên đúng khi động lực cơ bản này không thể đạt được hình thức của động lực tinh thần cao hơn m{ lại không có ý thức. Thực sự, ý thức l{ đường ranh giới giữa con người xét như một sản phẩm tự nhiên có tổ chức v{ con người xét như một c|i tôi lý trí hay như tinh thần. Tuy nhiên, từ quan điểm triết học này tuyệt đối chỉ có một động lực, và trong động lực n{y con người là chủ thể v{ đối tượng. ‘Động lực của tôi như l{ một thực thể của thiên nhiên v{ khuynh hướng của 260 F, iv, p. 124; M, 11, p. 518. 424 tôi như tinh thần thuần túy.’ Liệu chúng l{ hai động lực khác nhau? Không, từ cái nhìn siêu nghiệm thì cả hai chỉ là một và có cùng một động lực ban đầu theo đó hình th{nh nên sự tồn tại của tôi: nó chỉ được xem xét từ hai khía cạnh. Phải nói rằng, tôi là chủ thể-khách thể, và trong sự đồng nhất và không thể tách rời của chủ thể và khách thể bao gồm sự tồn tại chân thực của tôi. Nếu tôi coi bản th}n mình như một đối tượng, ho{n to{n được x|c định thông qua các quy luật của trực giác cảm gi|c v{ tư tưởng lan man, thì đó thực sự là một sự thúc đẩy của tôi trở thành một động lực tự nhiên cho tôi, bởi vì từ quan điểm này, chính mình tôi là thiên nhiên (Nature). Còn nếu tôi coi mình như chủ thể, thì động lực trở th{nh động lực tinh thần thuần túy cho tôi hoặc trở thành luật tự quyết. Tất cả các hiện tượng của c|i tôi đơn giản dựa trên sự trao đổi qua lại của hai động lực này, thực sự đ}y l{ mối quan hệ đối ứng của một người v{ có cùng động lực với chính nó.’261 Lý thuyết về sự đồng nhất nơi của con người dưới dạng một động lực có một ý nghĩa quan trọng về đạo đức. Fichte đưa ra một sự phân biệt giữa tự do mô thể và tự do chất thể. Tự do mô thể chỉ đòi hỏi sự hiện diện của ý thức. Ngay cả khi một người luôn luôn tuân theo những động lực tự nhiên để hướng đến khoái lạc, thì anh ta cũng sẽ thực hiện như thế cách tự do, miễn là anh ta làm như vậy một cách có ý thức và hữu ý.262 Tự do chấtt thể, tuy nhiên, được biểu lộ trong một chuỗi những h{nh động hướng đến sự nhận thức về sự độc lập hoàn toàn của c|i tôi. Đ}y l{ những hành động đạo đức. Bây giờ, nếu chúng ta đ~ nhấn mạnh đến sự phân biệt này, chúng ta sẽ phải đối diện với khó khăn khi đưa ra bất kỳ ' F, iv, p. 130; M, 11, p. 524. Có những hoạt động trong con người, ví dụ sự lưu thông của m|u, theo đó con người không phải là trực tiếp, nhưng chỉ gián tiếp ý thức m{ thôi. V{ con người không thể nói điều khiển chúng. Nhưng khi tôi trực tiếp ý thức về một xung động hoặc ước muốn, theo Fichte thì tôi có tự do để thỏa mãn hoặc không thỏa mãn nó. 261 262 425 nội dụng n{o đối với h{nh động đạo đức. Bởi vì, một mặt chúng ta phải có những h{nh động được thực hiện phù hợp với động lực tự nhiên, phải được đ|p lại cách rõ ràng qua sự liên quan với những đối tượng cụ thể của chúng, mặt khác những h{nh động loại trừ tất cả hạn định bởi c|c đối tượng đặc thù v{ được thực hiện phù hợp với lý tưởng tự do vì lợi ích của tự do. Loại h{nh động thứ hai có vẻ như l{ vô hạn ho{n to{n. Nhưng Fichte trả lời rằng chúng ta phải tạo nên một hợp đề được đòi hỏi bởi động lực hay khuynh hướng hình thành nên bản chất con người là một động lực tuyệt đối. Động lực thấp hơn hay hình thức của một động lực thấp hơn phải hy sinh mục đích của nó, chính yếu là khoái lạc, trong khi động lực cao hơn hay hình thức của một động lực cao hơn phải hy sinh sự tinh tuyền của nó, đó l{ thiếu sự x|c định rõ ràng bởi bất cứ đối tượng n{o. Được diễn tả trong một cách thức trừu tượng, ý tưởng của Fichte về hợp đề dường như cực kỳ khó hiểu. Tuy nhiên, ý niệm căn bản l{ đủ hiểu. Ví dụ, nó không được đòi hỏi một cách rõ rang về đối tượng lu}n lý để anh ta ngưng thực hiện tất cả c|c h{nh động đó m{ động lực tự nhiên thúc đẩy anh ta, như l{ ăn và uống. nó cũng không đòi buộc anh ta rằng anh ta nên cố gắng sống như một linh hồn tách rời khỏi x|c. Điều được đòi hỏi là h{nh động của anh ta không được thực hiển đơn giản chỉ vì sự thỏa mãn trực tiếp, nhưng những h{nh động đó nên l{ những con số của một chuỗi những hội tụ hướng đến kết quả cuối cùng mà con người đặt ra cho mình như một chủ thể tinh thần. Ở một mức độ anh ta ho{n th{nh đòi hỏi n{y, thì con người nhận ra được bản chất luân lý của mình. Dĩ nhiên điều nay đề nghị một đời sống luân lý phải bao gồm một kết quả thay thế cho một kết quả khác. Một lý tưởng tinh thần cho sự thỏa mãn tự nhiên và khoái lạc. Lý tưởng n{y dường như có thể là mâu thuẫn với bức tranh luân lý của Fichte khi đòi hỏi thực hiện những h{nh động n{o đó đơn giản chỉ 426 vì thực hiện chúng và không thực hiện những h{nh động kh|c đơn giản cũng chỉ vì không thực hiện chúng. Nhưng đối với Fichte, lý tưởng tinh thần trong câu hỏi là cái tôi hoạt động, h{nh động được x|c định ngang qua chỉ một mình c|i tôi. Quan điểm của ông ta là những h{nh động như thế phải đảm nhận hình thức của một chuỗi những h{nh động x|c định trong thế giới, đồng thời nghĩ rằng chúng phải được x|c định bởi chính cái tôi và diễn tả tự do của nó hơn l{ khuất phục đối với thế giới tự nhiên. Điều n{y có nghĩa rằng những h{nh động phải được thực hiện vì lợi ích của việc thực hiện chúng. Vì thế, một người có thể nói rằng, Fichte tạo nên một nỗ lực kiên quyết nhằm phô bày sự hiệp nhất nơi bản chất con người và cho thấy rằng có sự liên tục giữa đời sống con người như một sinh vật tự nhiên và cuộc sống con người như một chủ thể tinh thần của ý thức. Đồng thời, ảnh hưởng của chủ nghĩa hình thức Kant đ~ tạo nên một dấu ấn mạnh mẽ. Nó bộc lộ chính nó cách rõ rang trong bản báo cáo của Fichte về nguyên lý tối hậu của luân lý. 4. Nguyên tắc tối hậu của luật đạo đức v{ điều kiện hình thức của h{nh vi đạo đức Đề cập đến cái tôi chỉ khi nó được nghĩ tới như l{ đối tượng, Fichte khẳng định rằng ‘đặc tính thiết yếu của c|i tôi theo đó nó được phân biệt khỏi bất cứ điều gì bên ngoài nó, cốt ở một khuynh hướng tới cái tôi hoạt động [Selbstthatigkeit] vì cái tôi hoạt động; v{ chính khuynh hướng n{y được nghĩ tới khi c|i tôi nghĩ về hay nghĩ cho chính nó m{ không có mối liên quan nào với bất cứ điều gì kh|c ngo{i nó’.263 Nhưng chính c|i tôi như một chủ thể, như trí thông minh m{ nghĩ về mình như một đối tượng. V{ khi nó nghĩ mình như một xu hướng tự hoạt động vì lợi ích cái tôi hoạt động, 263 F, iv, p. 29; M, ii, p. 423. 427 nó nhất thiết nghĩ mình tự do, như thể để nhận ra cái tôi hoạt động tuyệt đối, như l{ một năng lực của sự tự quyết. Hơn thế nữa, cái tôi không thể nhận thức mình theo cách này mà không quan niệm chính mình như chủ thể đối với luật, luật của c|i tôi x|c định phù hợp với ý niệm của sự tự quyết. Phải nói rằng, nếu tôi nhận thức bản chất khách quan của tôi như l{ năng lực của sự tự quyết, năng lực nhận ra cái tôi tuyệt đối, thì tôi cũng phải nhận ra bản th}n mình như có nghĩa vụ thực hiện bản chất này. Như vậy, chúng ta có hai ý tưởng về tự do và luật lệ. Nhưng chỉ khi cái tôi như l{ chủ thể v{ c|i tôi như l{ đối tượng, mặc dầu được phân biệt trong ý thức, là không thể tách rời và là một tuyệt đối. ‘Khi bạn nghĩ mình tự do, bạn bị buộc phải nghĩ tự do của mình như được liệt vào một luật; và khi bạn nghĩ đến luật này, bạn buộc phải nghĩ mình tự do. Tự do không tuân theo luật hơn l{ luật tuân theo tự do. Chúng không phải l{ hai tư tưởng m{ tư tưởng này có thể bị coi như l{ lệ thuộc v{o tư tưởng kh|c nhưng cả hai tư tưởng là một và cùng một tư tưởng; nó hoàn toàn là một hợp đề.’264 Qua con đường có phần quanh co này, Fichte suy luận nguyên tắc cơ bản của đạo đức, ‘tư tưởng tất yếu của trí khôn là nó phải x|c định tự do của nó cách hoàn toàn (purely) mà không có ngoại lệ, phù hợp với ý niệm độc lập [Selbstandigkeit].’265 Một hữu thể tự do phải vào khuôn phép của luật, chinh yếu là luật của tự quyết hoàn toàn hoặc độc lập hoàn toàn (không có quyết định qua bất cứ đối tượng bên ngoài nào). Và luật này phải được thừa nhận là không có ngoại lệ vì nó diễn tả chính cái bản chất của một hữu thể tự do. Bây giờ, một hữu thể có lý trí giới hạn không thể quy gán tự do cho mình mà không nhận thức khả năng của những h{nh động tự F, iv, p. 53; M, 11, p. 447. Fichte nhận xét rằng Kant không có ý rằng tư tưởng tự do bắt nguồn từ tư tưởng của luật lệ. Ông có ý cho rằng niềm tin trong các giá trị khách quan của tư tưởng tự do xuất phát từ ý thức của luật luân lý. 265 F. IV, p. 59; Af, 11, p. 453. 264 428 do x|c định được gây ra bởi một ý chí mà ý chí này có khả năng thực hiện hoạt động có tính nhân quả thực sự. Nhưng việc thực hiện khả năng n{y đòi hỏi một thế giới kh|ch quan theo đó hữu thể có lý trí có thể hướng về mục đích của nó ngang qua một chuỗi những h{nh động đặc thù. Thế giới tự nhiên này, không gian của cái không tôi (non-ego), có thể được xem như l{ vật chất hoặc công cụ để hoàn thành nhiệm vụ của chúng ta, những sự vật khả giác xuất hiện ra trong nhiều dịp nhằm định rõ cái khả thể thuần túy (pure ought). Chúng ta đ~ thấy rằng, theo Fichte cái tôi tuyệt đối thừa nhận thế giới như l{ một sự trở ngại hay sự kìm hãm có thể đem đến sự dội lại của của cái tôi vào chính nó bằng tự ý thức. Bây giờ, chúng ta thấy được sự định vị của thế giới trong một bối cảnh đạo đức cụ thể hơn. Đó l{ điều kiện cần thiết cho sự hoàn tất ơn gọi đạo đức của một hữu thẻ có lý trí. Không có thế giới thì không thể có nội dung cho khả thể thuần túy (pure ought). Là một hành vi luân lý, mỗi một h{nh động đặc thù này phải hoàn thành một điều kiện chính thức n{o đó. ‘Hành động luôn theo nhận thức về nhiệm vụ của bạn hoặc Hành động theo ý thức của bạn. Đây là điều kiện chính yếu của hành vi đạo đức của chúng ta…’.266 Ước vọng như thế thì những h{nh động của chúng ta mới có ý hướng ngay lành. Fichte một cách hiển nhiên viết điều n{y dưới ảnh hưởng của Kant. 5. Lương t}m như một sự hướng dẫn đúng ‘Hoạt động theo lương t}m của mình’. Fichte định nghĩa lương t}m như l{ ‘sự ý thức trực tiếp về nhiệm vụ x|c định của chúng ta’.267 Thực sự, lương t}m l{ ý thức trực tiếp về một nghĩa vụ cụ thể. Và từ định nghĩa, một c|ch rõ r{ng l{ lương t}m không bao 266 267 F, iv, pp. 173-4; M . 11, pp. 567-8. F, IV, p. 173; Af, II, p. 567. 429 giờ sai và không thể sai lầm. Vì nếu lương t}m được định nghĩa như một sự ý thức trực tiếp về nhiệm vụ của một người, sẽ là mâu thuẫn khi nói rằng lương t}m có thể là không ý thức về nhiệm vụ của ai đó. Một c|ch rõ r{ng, Fichte ao ước tìm ra được một tiêu chuẩn tuyệt đối về đúng v{ sai. Một c|ch rõ r{ng, cũng giống Kant, Fichte muốn tránh né heteronomy. Không quyền lực bên ngoài nào có thể là tiêu chí bắt buộc. Hơn nữa, tiêu chí phải thuộc thuộc quyền sử dụng tất cả, kẻ không học cũng như kẻ có học. vì vậy, Fichte đinh (chọn) lương t}m v{ diễn tả nó như một cảm giác tức thời (Geftihl). Vì ở một mức độ n{o đó, năng lực thực h{nh có ưu thế trên năng lực lý thuyết, chính c|i trước phải là nguồn gốc của lương t}m. V{ khi năng lực thực h{nh không được ph|n đo|n, thì lương t}m phải là một cảm giác. Sự mô tả củ Fichte về lương t}m như một cảm giác tức thời thực sự phù hợp với cách thức mà một người bình thường quen với lối nói về sự nhận thức đạo đức của mình. Ví dụ, một người có thể nói ‘tôi cảm thấy đ}y l{ điều phải làm. Tôi cảm thấy rằng bất cứ chiều hướng nào của h{nh động có thể sai tr|i.’ V{ anh ta có thể cảm thấy chắc chắn về điều đó. Đồng thời một người có thể mong muốn nhận xét rằng cảm giác chắc chắn không phải là một tiêu chí sai lầm của một nhiệm vụ. Tuy nhiên, Fichte lập luận rằng ngay ở trong câu hỏi, cảm giác tức thời diễn tả sự tán thành hay hòa hợp giữa ‘c|i tôi kinh nghiệm và cái tôi thuần túy của ta. Và chỉ cái tôi thuần túy mới là hữu thể thực sự của ta; nó là tất cả mọi khả thể hữu thể và mọi khả thể chân lý’.268 Như vậy, c{m gi|c hình th{nh nên lương t}m thì không bao giờ là sai lập hay lừa dối. để hiểu được lý thuyết của Fichte, chúng ta phải hiểu rằng ông không loại trừ khỏi đời sống luân lý của con người tất cả những hoạt động ngang qua năng lực thuần lý thuyết. Khuynh hướng cơ bản của cái tôi nhằm hòa thành tự do v{ độc lập 268 F, iv, p. 169; M , 11, p. 563. 430 kích thích năng lực n{y để tìm kiếm nội dung x|c định của nhiệm vụ. Sau cùng, chúng ta có thể phải phản tình về điều chúng ta nên làm tình huống này hay tình huống nọ. Nhưng bất cứ một phán đo|n lý thuyết nào chúng ta thực hiện đều có thể phạm sai lầm. Chứng năng của lập luận là phải lôi kéo sự chú ý đến những khía cạnh khác nhau của tình huống đang được thảo luận v{ như thế tạo thuận lợi chó sự hòa hợp (attunement) giữa cái tôi kinh nghiệm với cái tôi thuần túy. Sự họa hợp này diễn tả chính nó bằng một cảm giác, ý thức trực tiếp về nhiệm vụ của một người. Và chính nhận thức trực tiếp n{y đặt một dấu chấm hết đối với việc điều tra và tranh luận mà có thể kéo dài vô thời hạn. Fichte sẽ không chấp nhận rằng bất cứ ai có ý thức tức thời về nhiệm vụ của minh có thể kiên quyết không thực hiện nghĩa vụ của mình một cách chính xác. Bởi vì nó l{ nghĩa vụ của anh ta. ‘một c}u c|ch ngôn như thế này có thể là xấu nhưng ý niệm về xấu là tự mâu thuẫn’.269 Đồng thời ‘không một người nào, thực sự là một hữu thể vô giới hạn cho tới khi chúng ta biết, được x|c định là tốt’.270 Lương t}m như thế không thể sai lầm, nhưng nó có thể bị mở đi hặc thậm chí là biến mất. Do đó, ý niệm về nghĩa vụ có thể vẫn còn, mặc dầu ý thức về sự liên kết của nó với những hành động đặc thù có thể bị che khuất. Diễn đạt vấn đề n{y c|ch sơ s{i, tôi không thể cung cấp cho cái tôi thực nghiệm có hội hòa hợp với cái tôi thuần thuần túy của mình.271 Hơn thế nữa, ý thức nhiệm vụ này có thể biến mất cách thực tế, trong trường hợp n{y ‘chúng ta hoặc h{nh động theo châm ngôn của tư lợi hoặc theo châm ngôn của thúc đẩy mù quáng nhằm khẳng định ý chí vô luật lệ của F, iv, p. 193; M, 11, p. 587. F, iv, p. 191; M. 11, p. 585. 271 Ví dụ, điều này xảy ra nếu tôi không thực sự ước chừng được tình huống nhưng được xem xét ở một khía cánh riêng biệt. 269 270 431 chúng ta.’272 Như vậy ngay cả khi khả năng củ ma quỷ cũng bị loại trừ, thì học thuyết về lương t}m không sai lầm không loại trừ khả năng của h{nh động sai trái. Bởi vì tôi có thể chịu trách nhiệm khi cho phép lương t}m của tôi trở nên mờ nhạt và thậm chí là biến mất ho{n to{n.Như vậy, theo Fichte người bình thường có quyền tùy ý sử dụng một tiêu chí không sai lầm để ước định nhứng nhiệm vụ đặc thù của mình, nếu anh ta quyết định chọn dùng nó. Điều này không lẹ thuộc vào bất cứ sự hiểu biết nào về khoa học đạo đức. Nhưng triết gia cáo thể thẩm tra bối cảnh của tiêu chí n{y. V{ chúng ta đ~ hiểu rằng Fichte đề nghị một sự giải thích siêu hình. 6. Áp dụng triết học về luật luân lý hình thức Do đó Lương t}m l{ thẩm phán tối cao trong đời sống đạo đức thực tiễn. Nhưng mệnh lệnh của lương t}m không phải là tùy tiện và bất nhất. Đối với 'cảm giác' mà Fichte nói thực sự là biểu hiện của nhận thức ngầm nởi chúng ta cho rằng một một h{nh động cụ thể rơi v{o bên trong hoặc bên ngoài loạt những h{nh động mà chúng thực hiện động lực cơ bản của cái tôi thuần túy. Do đó, không có lý do nào cho rằng triết gia không thể chỉ ra một cách lý thuyết rằng những h{nh động chắc chắn thuộc về hay không thuộc về những loại h{nh động dẫn tới mục đích lu}n lý của cái tôi, ngay cả khi lương t}m l{ một sự hướng dẫn đầy đủ cho một hành vi luân lý. Fichte không thể vạch ra những nghĩa vụ cụ thể của những cá nhân cụ thể. Đ}y l{ một vấn để đối với lương t}m. Nhưng ứng dụng triết học của nguyên tắc cơ bản của luân lý là có thể, trong giới hạn của nguyên tắc chung hay luật phổ quát. Lấy một ví dụ, tôi có nghĩa vụ phải h{nh động, vì chỉ ngang qua h{nh động tôi mới có thể thực hiện luật luân lý. Và thân xác là một công cụ thiết 272 F, iv, p. 194; M, 11, p. 588. 432 yếu cho h{nh động. Vì thế, một mặt, tôi nên đối xử với chính thân x|c như mục đích cuối cùng của tôi. Mặt khác, tôi phải bảo vệ và thúc đẩy th}n x|c như một công cụ thiết yếu cho h{nh động. Do đó, tự làm mình tổn thương có thể là sai trừ phi nó được đòi hỏi bảo vệ th}n x|c xét trong như một tổng thể. Tuy nhiên, dù trong trường hợp nào, tự làm tổn thương được phần n{o được kiểm chứng là vấn đề của lương t}m hơn l{ vấn đề của triết gia. Tôi chỉ có thể xem xét tình huống dưới các khía cạnh khác nhau của nó và rồi h{nh động theo ý thức tức thời của tôi về nhiệm vụ của tôi, theo Fichte ‘cảm gi|c’ tức thời này không thể sai. Tóm lại, người ta có thể thiết lập những nguyên tắc chung liên quan đến việc sử dụng năng lực nhận thức. Sự lưu t}m s}u sắc của Fichte về ơn gọi của các học giả được diễn tả cách quả quyết vào sự cần thiết nối kết giữa tự do hoàn toàn của tư tưởng và sự nghiên cứu với một niềm xác tín rằng ‘hiểu biết về nhiệm vụ của tôi phải là mục đích cuối cùng của mọi hiểu biết, mọi tư tưởng và nghiên cứu của tôi’.273 Nguyên tắc tổng hợp là học giả nên theo đuổi những nghiên cứu của mình trong một tinh thần cống hiến cho nhiệm vụ và không chỉ tò mò hoặc có điều gì đó để làm. 7. Lý tưởng của ơn gọi luân lý và tầm nhìn phổ quát của Fichte về thực tại Vì thế, triết gia có thể đặt ra những quy tắc tổng quát về hành vi (tư c|ch đạo đức) như những ứng dụng của nguyên tắc cơ bản lu}n lý. Nhưng trong ơn gọi luân lý của một cá nh}n được tạo thành từ vô số những nghĩa vụ cụ thể, liên quan đến điều này (nghĩa vụ) thì lương t}m l{ sự hướng dẫn không sai lầm.Vì vậy, mỗi một cá nhân riêng lẽ có ơn gọi đạo đức thực sự cho mình, sự đóng góp của chính cá nhân mình nhằm tạo nên hệ quy chiếu 273 F, iv, p. 300; Af, 11, p. 694. 433 những hoạt động m{ theo đó hướng đến việc nhận ra một trật tự trong thế giới đạo đức, nguyên tắc hoàn hảo của lý trí (lẽ phải) trong thế giới. Để đạt được mục đích lý tưởng như nó l{ đòi hỏi một bộ phận (nhóm) lao động đạo đức. Và chúng ta có thể tái thiết nguyên tắc nền tảng của đạo đức bằng c|ch n{y: ‘ Luôn luôn ho{n tất hơn gọi đạo đức của bạn’.274 Bây giờ, phác thảo khái quát về tầm nhìn thực tại của Fichte nên rõ ràng. Thực tại cơ bản, mà có thể được mô tả, theo quan điểm của chúng tôi, như l{ c|i tôi tuyệt đối hoặc ý chí vô giới hạn, cố gắng cách tự nhiên hướng tới ý thức đầy đủ về chính mình cách tự do, hướng tới quyền tư hữu cách hoàn hảo. Nhưng, trong quan điểm của Fichte, tự ý thức phải mang lấy hình thức của tự ý thức giới hạn, và tự nhận thức của Ý chí vô hạn chỉ có thể diễn ra ngang qua tự nhận thức về những ý muốn giới hạn. Như vậy, hoạt động vô hạn biểu lộ chính nó cách tự nhiên trong vô số cái ngã giới hạn hoặc hữu thể có lý trí và tự do. Nhưng tự nhận thức thì không thể không có một phi ngã (không tôi) theo đó c|i tôi giới hạn có thể t|c động ngược lại chính nó. Và sự hiểu rõ ý muốn tự do giới hạn ngang qua h{nh động đòi hỏi một thế giới trong và ngang qua h{nh động có thể thực hiện. Vì vậy, cái tôi tuyệt đối hay Ý chí vô hạn phải x|c định thế giới, thiên nhiên, nếu nó phải trở nên ý thức về tự do của chính nó ngang qua những cái (ngã) tôi giới hạn. Và ơn gọi của cái tôi giới hạn trong một một mục đích chung có thể được hiểu như l{ c|ch thức m{ theo đó c|i tôi tuyệt đối hoặc Ý chí vô hạn hướng đến sự thúc dục của nó. Tự nhiên đơn giản l{ điều kiện, mặc dầu là một điều kiện cần thiết, cho sự diễn tả về ý muốn đạo đức (moral will). Đặc điểm thực sự đ|ng kể trong thực tại kinh nghiệm l{ h{nh động luân lý (moral activity) của con người 274 F, iv, p. 150; Af, 11, p. 544 434 m{ h{nh động này là sự diễn tả của Ý chí vô hạn, hình thức mà Ý chí vô hạn thừa nhận cách tự nhiên và thiết yếu, một hoạt động hay h{nh động hơn l{ một hữu thể h{nh động, 8. Cộng đồng của những cái tôi trong thế giới như l{ một điều kiện của tự ý thức Bây giờ chúng ta quay trở lại lý thuyết về quyền và sự suy diễn về Nh{ nước, phải nói đó l{ sự xem xét về khuôn khổ m{ trong đó đời sống luân lý của con người được phát triển. Nhưng thuyết về quyền và thuyết chính trị bàn về mối quan hệ giữa con người., khi các thuyết này tiền giả định có nhiều c|i ng~. Như vậy, thật là thích hợp để bắt đầu bằng cách nói nhiều hơn một chút về sự suy diễn về c|i đa dạng này (Plurality). Như chúng ta đ~ biết, cái tôi tuyệt đối phải giới hạn mình trong hình thức của cái tôi giới hạn nếu tự ý thức được phát sinh. Tuy nhiên, ‘không hữu thể tự do nào trở nên ý thức về chính mình mà không đồng thời trở nên ý thức về những hữu thể tương tự kh|c’.275 Chính khi phân biệt bản thân tôi khỏi những những hữu thể kh|c, như những hữu thể tôi ý chí và tự do, thì tôi mới có thể trở nên ý thức về chính mình như một cá nhân tự do x|c định. Liên chủ thể tính là một điều kiện của tự ý thức. Như vậy, một cộng đồng của những cái tôi phải được đòi hỏi nếu tự ý thức được phát sinh. Sự hiểu biết như đang tồn tại thì đa dạng. Thực tế, nó là ‘một sự đa dạng khép kín, có nghĩa l{, một hệ thống của những hữu thể hợp lý’.276 Bởi vì chúng là tất cả sự giới hạn của một cái tôi tuyệt đối, một hoạt động vô hạn. Sự nhận thức về chính mình như một thành viên của cộng đồng hoặc hệ thống của nhưng hữu thể hợp lý đòi hỏi trở lại, như một 275 276 F, 11, p. 143; Af, iv, p. 143. Ibid. 435 điều kiện tiên quyết, với thế giới khả giác. Bởi vì tôi nhận thức tự do của tôi khi được biểu lộ qua h{nh động mà những hành hành động n{y ăn khớp với những h{nh động kh|c. V{ đối với một hệ thống những hành động như thế là khả thi. Phải có một thế giới khả gi|c theo đó những hữu thể có lý trí riêng biệt có thể diễn tả chính bản thân chúng. 9. Nguyên tắc hoặc luật lệ của quyền Bây giờ, nếu tôi không thể trở nên ý thức về chính mình cách tự do mà không xem mình như một thành viên của một cộng đồng những hữu thể lý trí tự do, ắt hẳn theo sau đó l{ tôi không thể quy gán chính mình tôi hoàn toàn cho tự do vô hạn. ‘Tôi giới hạn mình trong sự chiếm hữu tự to của tôi ngang qua sự việc l{ tôi cũng nhận ra tự do của người kh|c.’277 Đồng thời tôi cũng phải hiểu mỗi một thành viên của cộng đồng khi hạn chế những biểu hiện bên ngoài của sự tự do của mình theo cách thức thức mà tất cả thành viên khác có thể biểu lộ sự tự do của họ. ý tưởng về mỗi thành viên trong cộng đo{n của những hữu thể lý trí hạn chế sự biểu hiện tự do trong một cách thức mà tất cả những thành viên khác có thể biểu lộ tự do của họ chính là ý niệm về quyền. Và nguyên tắc hay luật lệ về quyền (Rechtsregel) được Fichte đề xướng bằng c|ch n{y: ‘Hạn chế sự tự do của bạn thông qua khái niệm về tự do của tất cả những người khác, những người mà bạn đi v{o tương quan.’278 Đối với Fichte, khái niệm về quyền là một khái niệm xã hội cần thiết. Nó phát sinh cùng với ý tưởng của những hữu thể lý trí khác là những hữu thể có khả năng can thiệp vào hoạt động của chính mình, và có khả năng can thiệp vào những hoạt động của những người mà chính họ có khả năng can thiệp. Nếu tôi phớt lờ 277 278 F, in, p. 8; Af, 11, p. 12. F, m , p. 10; M , ii, p, 14. 436 đi tất cả những hữu thể lý trí khác trừ tôi ra, tôi sẽ có những quyền hạn, và tôi có thể có nghĩa vụ đạo đức để sử dụng chúng hay một phần trong số chúng. Tuy nhiên, nó lại không hợp trong bối cảnh n{y để nói rằng tôi có quyền để sử dụng chúng. Ví dụ, tôi có quyền tự do ngôn luận. Nhưng nếu tôi phớt lờ tất cả những hữu thể lý trí khác, theo Fichte thì nó là ngớ ngẫn để nói rằng tôi có quyền tự do ngôn luận. Vì khái niệm sẽ không có nghĩa trừ phi tôi hiểu sự tồn tại của những hữu thể khác có khả năng can thiệp vào cách áp dụng quyền hạn của tôi nhằm nói lên suy nghĩ của tôi cách tự do. Một c|ch tương tự, sẽ không có nghĩa để nói về quyền sở hữu tư nh}n ngoại trừ trong một bối cảnh xã hội. Thực vậy, nếu tôi chỉ là hữu thể lý trí thì ắt tôi phải có nghĩa vụ h{nh động và dùng những phương tiện vật chất (material things) để diễn tả tự do của tôi trong và qua chúng. Tôi cần phải có tài sản. Nhưng kh|i niệm về quyền sở hữu tư nh}n trong một nghĩa chặt chỉ phát sinh khi tôi hiểu người kh|c m{ đối với họ tôi phải quy gán những quyền tương tự. Sở hữu tư nh}n có thể có nghĩa gì bên ngo{i một bối cảnh xã hội? Bây giờ, mặc dầu sự tồn tại của một cộng đồng của những cái tôi tự do đòi hỏi mỗi thành viên phải thực hiện điều luật về quyền như nguyên tắc ứng xử thực tiễn của mình, không một ý muốn cá nhân nào bị chi phối bởi luật lệ. Tuy nhiên, Fichte cho rằng sự hợp nhất nhiều ý muốn nơi một người có thể thể tạo ra một ý muốn liên tục được hướng dẫn bởi luật lệ. ‘Nếu một triệu con người ở cùng nhau, thật l{ chính đ|ng khi mỗi một người tỏ ý muốn bản thân mình tự do bao nhiêu có thể. Nhưng nếu chúng ta hợp nhất ý muốn của tất cả lại thành một khái niện như một ý muốn, thì điều này sẽ phẩn chia tổng số những tự do hợp lý thành những phần bằng nhau. Nó hướng đến tất cả những hữu thẻ tự do trong cách thức mà tự do của mỗi cá nhân bị giới hạn bởi tự do 437 của tất cả những người còn lại.’279 Sự hợp nhấtnày diễn tả chính nó trong sự công nhận lẫn nhau của các quyền. Và chính sự công nhận lẫn nhau này mà làm phát sinh quyền sở hữu tư nh}n, được xem như l{ độc quyền sở hữu tài sản n{o đó.280 ‘Quyền độc quyền sở hữu n{y được mang lại cho hữu thể ngang qua sự công nhận lẫn nhau: và nó không tồn tại m{ không có điều kiện này. Tất cả tài sản được căn cứ trên sự kết hợp nhiều ý muốn vào trong một ý muốn (ý chí).’281 10. Sự suy diễn và bản chất của nh{ nước Nếu ổn định của quyền dựa trên sự công nhận chung được duy trì liên tục, long trung thành và sự tin tưởng lẫn nhau được đòi hỏi nơi những người có liên quan. Tuy nhiên, đ}y l{ những điều kiện đạo đức m{ theo đó người ta không thể tính toán cách chắc chắn. Vì vậy, phải có một số quyền hạn có thể thúc ép tôn trọng các quyền. Hơn thế nữa, sức mạnh này phải là sự biểu lộ tự do của con người: nó phải được thiết lập cách tự do. Như vậy, chúng tôi đòi hỏi một thỏa thuận hay khế ước nhờ đó những đảng phái thực hiện khế ươc n{y đồng ý rằng bất kì ai xâm phạm đến quyền của người khác phải được xử lý theo luật cưỡng chế. Nhưng một hợp đồng như vậy có thể có hiệu quả chỉ khi nó mang lấy hình thức của khế ước xã hội nhờ đó m{ nh{ nước được thành lập,282 được cung cấp sức mạnh cần thiết nhằm đảm bảo đạt được mục đích được ý muốn phổ qu|t ao ước, cụ thể là sự ổn định của hệ thống các F, hi, p. 106; M, 11, p. 110 . Điều đ|ng chú ý đối với Fichte là quyền sở hữu hợp pháp một điều n{o đó thực sự l{ đặc quyền để thực hiện những h{nh động n{o đó liên quan đến quyền đó. Ví dụ, quyền sở hữu tài sản của người nông d}n liên quan đến một nông trại là một đặc quyền để gieo trồng, cày cấy, chăn thả gia súc… trên c|nh đồng đó. 281 F, in, p. 129; M, 11, p. 133. 282 Fichte phân biệt c|c giai đoạn khác nhau của khế ước xã hội, m{ đỉnh cao là những gì ông gọi là thỏa thuận công (union-compact), theo đó c|c th{nh viên trong x~ hội chính trị hoàn toàn trở thành một tổ chức 279 280 438 quyền và sự bảo vệ tự do cho mọi người. Như vậy, sự hợp nhất tất cả các ý muốn thành một mang lấy hình thức của ý muốn phổ quát như được hợp nhất trong một nh{ nước. Ảnh hưởng của Rouseau283 thì rõ ràng, cả trong lý thuyết của Fichte về Ý muốn (Ý Chí) tổng quát và cả trong tư tưởng của ông về khế ước xã hội. Tuy nhiên, những tư tưởng n{y đơn giản không đươc giới thiệu vì sự tôn trọng đối với tên tuổi của triết gia người ph|p. Đối với sự suy diễn của Fichte về nh{ nước hệ tại ở một lập luận tiến bộ nhằm chỉ ra rằng nh{ nước l{ điều kiện cần thiết cho việc duy trì các mối liên hệ của quyền mà không cần đến một cộng đồng của những người tự do không thể được nhận thức. Và cộng đồng này, bản thân nó được mô tả như một điều kiện thiết yếu cho sự tự nhận thức (self-realization) về cái tôi tuyệt đối như l{ tự do vô hạn. Do đó, nh{ nước phải được giải thích như l{ biểu hiện của sự tự do. Và học thuyết của Rouseau về khế ước xã hội và ý chí phổ quát cung cấp cho mục đích n{y. Thực sự Fichte không nói về nh{ nước như một tổng thể, và ông so sánh nó với một sản phẩm thiên nhiên có tổ chức. Vì vậy, chúng ta không thể nói rằng lý thuyết hữu cơ về nh{ nước thì không có tư tưởng chính trị của Fichte. Đồng thời Fichte nhấn mạnh sự kiện rằng nh{ nước không chỉ biểu hiển tự do mà còn tồn tại nhằm tạo nên một nh{ nước công bằng, ở đó mọi công dân có thể thực thi tự do cá nhân của mình tới một lúc tự do cá nhân phù hợp với tự do của người kh|c. Hơn thế nữa, nh{ nước, được xem như l{ một sức mạnh cưỡng chế, chỉ là tất yếu giả thiết. Phải nói rằng, chính sự cần thiết về mặt giả thiết mà sự phát triển đạo đức của con người không đạt được vị trí m{ theo đó mỗi thành viên của xã hội tôn trọng các quyền và tự do của người khác từ những động cơ đạo 283 See Vol. VI , chapters 3 and 4. 439 đức riêng. Nếu điều kiện n{y được ho{n th{nh, nh{ nước – xét như l{ sức mạnh cưỡng chế - sẽ không còn cần thiết. Thực sự, một trong những chức năng của nh{ nước là tạo điều kiện cho con người phát triển đạo đức. Chúng ta có thể nói rằng đối với Fichte nh{ nước nên nỗ lực mang lại những điều kiện cho sự kết thúc của chính nó. Đối với ngôn ngữ của những người theo chủ nghĩa Marxist, Fichte mong đợi sự tàn lụi của nh{ nước, ít nhất là một khả thể lý tưởng. Vì vậy, Fichte không thẻ coi đó như l{ một mục đích nơi chính nó. Đưa ra những tiền đề, Fichte tự nhiên bác bỏ chế độ chuyên quyền. Điều có vẻ gây ngạc nhiên nơi một người có cảm tình với cuộc cách mạng Ph|p l{ ông cũng b|c bỏ nền dân chủ. ‘Không một quốc gia nào bị thống trị ngay cả chuyên chế hay dân chủ’.284 Nhưng qua d}n chủ Fichte hiểu cai trị trực tiếp bởi toàn dân. Và sự phản đối của ông là là dân chủ theo nghĩa đen không có quyền bắt ép đa số phải phục tùng luật pháp của nó. Thậm chí nếu nhiều công d}n đ~ b|c bỏ thì cũng không có quyền để có thể ngằn ngừa sự thoái hóa của một cộng động thành một đ|m đông tắc trách và bất thường. Miễn là hai thái cực chuyên chế và dân chủ không đủ tiêu chuẩn phải được tránh, chúng ta không thể nói hình thức của hiến pháp là tốt nhất. Nó là một vấn đề của chính trị, không phải của triết học. Đồng thời sự phản ánh về khả năng lạm dụng quyền lực bởi cơ quan dân sự đ~ dẫn Fichte tới chổ nhấn mạnh v{o ước muốn thành lập một loại tòa án tối cao, ‘Ph|p quan’. Ở một nghĩa thông thường thì cơ quan n{y sẽ không sở hữu quyền lập pháp, hành ph|p v{ tư ph|p. Chức năng của nó là xem xét sự tuân thủ theo pháp luật và hiến ph|p, trong trường hợp lạm dụng quyền hạn 284 F, in, p. i6o; M , n, p. 164. 440 nghiêm trọng bởi cơ quan d}n sự, Giám sát viên sẽ được trao quyền để đình chỉ nó chức năng của nó ngang qua lệnh cấm của nh{ nước. Sau đó, bản kháng cáo cần phải có một cuộc trưng cầu nhằm x|c định ý muốn của người d}n kiên quan đến sự thay đổi hiến pháp, luật hoặc chính phủ, ngay khi có thể. Fichte chỉ ra rằng không một xu hướng nào thần thánh háo nhà nước l{ đủ rõ ràng. Tuy nhiên, lý thuyết chính trị của Fichte, như đ~ đưa ra cho tới giờ, có thể ám chỉ rằng Fichte đ~ cam kết giảm thiểu các chức năng của nh{ nước bằng việc bảo vệ một chính sách hoàn toàn không có sự can thiệp (laisez-faire). Nhưng kết luận này lại không bày tỏ ý định của ông ta. Thực sự, ông giữ vững quan điểm cho rằng mục đích của nh{ nước là phải duy trì an ning công cộng và hệ thống các quyền. Từ quan điểm này, theo sau là sự can thiệp vào tự do của cá nhân phải được giới hạn những gì đươc đòi hỏi cho sự hoàn thành mục đích n{y. Tuy nhiên, sự thành lập và duy trì một hệ thống các quyền và sự điều chỉnh của nó cho lợi ích phổ quát có thể đòi hỏi một số các hoạt động đ|ng kể của nh{ nước. Ví dụ, thật l{ vô ích để nhấn mạnh rằng mọi người phải có quyền sống bằng sức lao động của mình mặc dầu điều kiện l{ như vậy nhưng nhiều người lại không thể l{m như vậy. Hơn thế nữa, mặc dầu nh{ nước không phải là gốc (nguồn) của luật đạo đức, chính nhiệm vụ của nh{ nước là xúc tiến những điều kiện nhằm tạo thuận lợi cho sự phát triển của đạo đức mà không có nó thì không có tự do thực sự. Một cách cụ thể, nh{ nước cần phải chú tâm vào vấn đề của giáo dục. 11. Nh{ nước thương mại khép kín Như vậy, thực sự không quá ngạc nhiên nếu chúng ta thấy Fichte dự phóng cho một nền kinh tế có kế hoạch trong nh{ nước thương mại khép kín của ông. Fichte tiền giả định rằng mọi người có 441 quyền không chỉ đơn giản để sống m{ còn để sống cuộc sống con người c|ch đứng đắn. Và câu hỏi đặt ra là làm thế nào quyền này có thể được thực thi một cách hiệu quả nhất. Trước hết, c|ch đ}y nhiều thế kỷ Plato đ~ thừa nhận phải có sự ph}n công lao động, dẫn đến những tầng lớp kinh tế chính yếu.285 Thứ đến, một nhà nước hài hòa và cân bằng phải được duy trì. Nếu một tầng lớp kinh tế phát triển nhanh c|ch không c}n đối, thì toàn bộ nền kinh tế có thể bị đảo lộn. Trong hệ thống đạo đức, Fichte đ~ nhấn mạnh đến nhiệm vụ của cá nhân nhằm chọn cho mình nghề nghiệp phù hợp với t{i năng v{ ho{n cảnh của mình. Trong nh{ nước thương mại khép kín, Fichte đ~ lưu t}m hơn đến lợi ích chung, và ông nhấn mạnh nhu cầu của nh{ nươc l{ để kiểm xo|t v{ điều chỉnh sự ph}n chia lao động cho lợi ích của cộng đồng. Thực sự, hoàn cảnh thay đổi sẽ đòi hỏi những thay đổi trong c|c quy định của Nhà nước. Tuy nhiên, sự giám sát và lập kế hoạch trong bất cứ trường hợp nào là không thể thiếu được. Theo ý kiến của Fichte, một nh{ nước cân bằng, một khi được tái lập, không thể được duy trì trừ phi nh{ nước có quyền ngăn chặn sự đảo lộn bởi bất kỳ cá nhân nào hay tập hợp các cá nhân. Fichte rút ra kết luận rằng tất cả các mối quan hệ thương mại với nước ngoài phải nằm trong tầm tay của nh{ nước hoặc chịu sự kiểm soát nghiêm ngặt của nh{ nước. ‘Trong một nh{ nước hợp lý thương mại trực tiếp với người nước ngo{i không được phép đối với công dân riêng lẻ’.286 Tư tưởng của Fichte nói về một nền kinh tế khép kín trong ý nghĩa của một một cộng đồng kinh tế tự cung Fichte giả định rằng sẽ có ba tầng lớp kinh tế chính. Đầu tiên, các nhà sản xuất ra các nguyên liệu cần thiết cho cuộc sống con người. Thứ hai, những người chuyển đổi các nguyên liệu đó thành các mặt h{ng như quần áo, giày dép, bột mì... Thứ ba, c|c thương gia. 286 F, in, p. 421; M, m , p. 451. 285 442 tự cấp (self-suficient).287 Tuy nhiên, nếu phải có giao thương với nước ngoài , thì không nên phớt lờ sáng kiến riêng và ý kiên của các cá nhân. Vì thế, điều mà Fichte vạch ra là một hình thức của chủ nghĩa x~ hội quốc gia. V{ ông nghĩ về một nền kinh tế kế hoạch hóa được dự tính nhằm cung cấp những điều kiện vật chất cần thiết cho sự phát triển lu}n lý v{ trí năng cao hơn của người dân. Thực ra, ngang qua ‘nh{ nước hợp lý’ (der Vernùntstaat), Fichte thực sự muốn nói đến một nh{ nước được định hướng theo nguyên lý triết học của chính ông. Một cách cụ thể, chúng tôi không cảm thấy lạc quan về sự bảo trợ của nh{ nước hay một hệ thống triết học cụ thể n{o. Nhưng theo quan điểm của Fichte, những người cai trị, những người thực sự rành về những nguyên tắc của chủ nghĩa duy tâm siêu nghiệm, sẽ không bao giờ lạm dụng quyền của mình bằng cách hạn chế sự tự do c| nh}n hơn l{ được yêu cầu đạt được một mục đích m{ theo mục đích n{y chính l{ sự biểu lộ của tự do. 12. Fichte và chủ nghĩa d}n tộc Đ|nh gi| từ quan điểm kinh tế, Fichte có thể được nói đến như l{ một trong những nh{ văn x~ hội đầu tiên của nước Đức. Tuy nhiên, nói theo quan điểm chính trị, Fichte đ~ thay đổi quan điểm từ một người theo chủ nghĩa thế giới ban đầu hướng đến chủ nghĩa d}n d}n tộc Đức. Trong tác phẩm the Basis of Natural Right (Nền Tảng của Quyền Tự Nhiên) Fichte đ~ giải thích tư tưởng về ý chí phổ quát khi dẫn dắt tới tư tưởng về sự hợp nhất tất cả ý muốn của con người trong một cộng động phổ quát, và ông mong chờ một liên minh của các quốc gia. Ông đ~ nghĩ rằng, hệ thống Sự ủng hộ của Fichte về một nh{ nước thương mại ‘khép kín' không dựa hoàn toàn vào các lý do kinh tế. Giống như Plato trước đó, ông tin rằng quan hệ không hạn chế với nước ngoài sẽ gây cản trở việc giáo dục của công dân theo các nguyên tắc của triết lý thực thụ. 287 443 các quyền, thực sự có thể được làm cho vững chắc chỉ ngang qua sự thiết lập một cộng đồng khắp thế giới. Và ở một phạm vi nào đó, Fichte luôn ấp ủ cái nhìn rộng lớn này. Bởi vì tư tưởng của ông luôn l{ tư tưởng tiến bộ về con người đối với tự do tinh thần. Tuy nhiên, ông cũng đ~ nghix rằng những lý tưởng của cuộc cách mạng pháp, những lý tưởng đ~ kích thích sự nhiệt huyết tuổi trẻ nơi ông, đ~ từng bị Napoleon phản bội v{ người Đức có chuyên môn hơn người pháp trong việc dẫn dắt nhân loại hướng đến mục đích của nó. Sau hết, liệu chăng người Đức có phải thích hợp nhất để hiểu các nguyên tắc của Wisénchaftslehre (học thuyết về khoa học) v{ để khai sáng nhân loại và dạy nó qua minh họa l{ điều bảo đảm chân lý có thể thực hiện? Nói c|ch kh|c, Fichte đ~ nghĩ về nước Đức l{ nước có một sứ mạng văn hóa. Ông tin chắc rằng sứ mạng này không thể thực hiện một cách hiệu quả mà không có sự hợp nhất chính trị của người Đức. Sự hợp nhất giữa ngôn ngữ v{ văn hóa phải đi đôi với nhau, và không có nền văn hóa n{o có thể được thống nhất và kéo dài mà không có cột trụ củ sự hợp nhất chính trị. Như vậy, Fichte mong đợi sự hình thành một đế chế của người Dức (German Reich), Đế chế có thể đặt dấu chấm hết đối với sự phân chia hiện tại của người Đức thành một sự đa dạng của các quốc gia. Ông hy vọng sự nổi bật của một nh{ l~nh đạo, người có thể đạt được sự hợp nhất chính trị của những người Đức thành một ‘’nh{ nước hợp lý’. Nếu chúng ta nhìn lại ước mơ v{ hy vọng của Fichte trong ánh sáng của lịch sử nước Đức trong nữa đầu thế kỷ 20, thì những ước mơ v{ hy vọng đó rõ r{ng l{ đ|ng ngại và nguy hiểm. Tuy nhiên, như đ~ từng được ghi nhận, chúng ta nên ghi nhớ những hoàn cảnh lịch sử thời đại của ông. Hơn nữa, trong trường hợp n{o đi nữa, vấn đề n{y để lại có thể để lại cho người đọc phản tỉnh. 444 FICHTE (3)288 Nội dung 1. Những ý tưởng khởi đầu của Fichte về tôn giáo 2. Thiên Chúa trong bản văn đầu tiên của lý thuyết khoa học 3. Chị thị về thuyết vô thần và câu trả lời của Fichte 4. Ý chí vô hạn trong thiên hướng của con người 5. Sự phát triển của triết học về hữu thể 6. Học thuyết về tôn giáo 7. Những tác phẩm về sau 8. Những giải thích và lời bình có tính phê phán về triết học liên quan đến hữu thể của Fichte Người dịch: Trần Phi Lâm, S.J. Bản dịch tiếng Việt trên đ}y được trích dịch từ tài liệu của Frederic Copleston, S.J. , A History of Philosophy, Vol VI, Modern Philosophy: From the Post-Kantian Idealists to Marx, Kierkegaard, and Nietzsche, The Newman Press, Westminster, Maryland, 1960, tr. 76-... 288 445 1. Những ý tưởng khởi đầu của Fichte về tôn giáo Năm 1790 Fichte viết một số ghi chú và cách ngôn về tôn giá và thần học tự nhiên (Aphorismen iiber Religion und Deismus) diễn tả ý nghĩa kh| rõ r{ng về sự căng thẳng giữa những người Ki-tô hữu sùng đạo và triết học tự biện hoặc nói cách bóng bẩy hơn l{ giữa Thiên Chúa của tôn giáo và Thiên Chúa của những triết gia. ‘Ki-tô gi|o dường như được dành cho con tim hơn l{ cho sự hiểu biết’.289 Con tim tìm kiếm một Thiên Chúa, Đấng có thể đ|p lại lời cầu nguyện, Đấng có lòng tư bi v{ tình yêu; v{ Kitô gi|o đ|p ứng được nhu cầu n{y. Nhưng sự hiểu biết, khi được miêu tả bởi những điều mà Fichte gọi là thần học tự nhiên, giới thiệu cho chúng ta một ý niệm vể Hữu Thể tĩnh tại thiết yếu, Hữu Thể này là căn nguyên cuối cùng của tất cả những gì xảy ra trong thế giới. Kitô giáo cung cấp cho chúng ta một hình ảnh về một Thiên Chúa mặc lấy hình thù con người, và hình ảnh này cũng thích hợp với cảm nhận tôn giáo và tính cấp thiết của nó. Triết học tự biện cung cấp cho chúng ta tư tưởng về một nguyên nh}n tĩnh tại đầu tiên và về một một hệ thống những hữu thể giới hạn đ~ được chi phối bởi thuyết tiền định. Điều n{y không đ|p ứng nhu cầu của con tim. Thực sự, cả hai quan điểm đều phù hợp trong một chiều hướng, triết học tự biện tôn trọng (leaves untouched) giá trị chủ quan của tôn gi|o. Còn đối với những người Kitô hữu đạo đức, những người biết ít hoặc không biết triết học thì cũng không thành vấn đề. Thế nhưng điều gì nơi con người mà tâm hồn của họ vừa ao ước Thiên Chúa được bày tỏ qua những lời lẽ ph{m nh}n nhưng cũng đồng thời họ cũng được dựng nên để nghiêng chiều về sự phản tỉnh triết học lại là một phần bản chất của họ? 289 F, v, p. 5 (not contained in M). 446 Tuy nhiên, suy tư của Fichte đ~ dẫn ông vào chiều hướng của nhận thức về Thiên Chúa và về tôn gi|o theo trường phái Kant hơn l{ theo chiều hướng của thần học tự nhiên, vốn thuộc vào thời tiền Kant. Trong luận văn của ông về phê phán tất cả mặc khải (Versuch einer Kritik aller Ofenbarung, 1792) ông đ~ nỗ lực phát triển quan điểm của Kant. Một cách cụ thể, ông đ~ l{m một sự phân biệt giữa ‘thần học’ v{ tôn gi|o. Tư tưởng về những khả thể của luật đạo đức đòi hỏi niềm tin vào Thiên Chúa không chỉ như Sức mạnh chi phối tự nhiên và có thể tổng hợp nên đức hạnh và hạnh phúc nhưng m{ còn l{ hiện thân của lý tưởng đạo đức, như Hữu thể tròn đầy thánh thiện và sự Thiện tuyệt đối. Tuy nhiên, tán thành với những tuyên bố về Thiên chúa (như l{ ‘Thiên Chúa l{ thánh thiện v{ công chính’) thì không giống như tôn gi|o m{ ‘theo ý nghĩa của từ [religio] phải là một điều gì đó r{ng buộc chúng ta, và thực sự ràng buộc chúng ta chặt hơn chúng ta có thể được quy định’.290 Và sự ràng buộc n{y đến từ sự chấp nhận của luật đạo đức hợp lý như luật của Chúa, như sự diễn tả của ý muốn thần thánh. Không cần phải nói, Fichte không có ý nói rằng nội dung của luật đạo đức được quyết định c|ch độc đo|n bởi ý muốn thần thánh, để mà nội dung đó không thể được biết đến mà không có mặc khải. Ông cũng không đề nghị thay thế khái niệm về quyền dị trị (nhận luật từ bên ngoài), về đạo đức của một người độc đo|n, bằng khái niệm quyền tự trị của lý tính thực hành theo Kant. Vì thế, để chứng minh cho lập trường n{y, ông đ~ nhờ đến tư tưởng về sự dữ căn bản trong con người, đó l{ dựa v{o tư tưởng của khả năng ăn s}u của sự dữ, dựa vào sức mạnh của động lực v{ đam mê tự nhiên, và nhờ v{o tư tưởng về sự tối tăm thường xuyên về hiểu 290 F, v, p. 43; M, 1, p. 12, 447 biết của con người về luật đạo đức. Ý niệm về thiên Chúa như l{ người làm nên luật đạo đức và về sự tuân phục đối với tất cả ý muốn thánh thiện của Thiên Chúa giúp con người hoàn thành luật đạo đức v{ đặt nền cho những yếu tố thêm vào sự ràng buộc vốn d{nh riêng cho tôn gi|o. Hơn thế nữa, khi sự hiểu biết về Thiên Chúa và luật của Ngài có thể bị mù mờ, thì sự mặc khải của Thiên Chúa về chính Ng{i như Đấng làm luật l{ điều đ|ng ao ước nếu có thể. Điều này nghe có vẽ như thể Fichte vượt xa Kant. Tuy nhiên, sự khác biệt ít nhiều xuất hiện ngay từ đầu. Fichte không quyết định mặc khải được tìm thấy ở đ}u. Nhưng ông đưa ra tiêu chuẩn chung để quyết định xem liệu một điều được cho là mặc khải thực sự điều đó có phải mặc khải hay không. Ví dụ, không một mặc khải nào tự cho mình là mặc khải nếu nó mâu thuẫn với luật đạo đức. Như vậy, Fichte thực sự không vượt qua giới hạn khái niệm tôn giáo của Kant. Và sự cảm thông mà sau này ông phải thú nhận với giáo lý của người Kitô hữu l{ đ~ thiếu đi một phần tư tưởng của mình. Hiển nhiên có thể chống lại lập trường của Fichte rằng để quyết định xem liệu mặc khải thực sự là mặc khải hay không, trước tiên chúng ta phải biết luật đạo đức. Như vậy, mặc khải chẳng thêm gì ngoại trừ tư tưởng l{m vưa ý luật đạo đức như sự diễn tả ý muốn thánh thiện của Thiên Chúa. Thực sự, yếu tố bổ sung này tạo nên điều đặc thù đối với tôn gi|o. Nhưng dường như nó đ~ theo sau những tiền đề của Fichte khi cho rằng tôn giáo là một sự nhượng bộ đối với sự yếu đuối của con người. Vì một cách chính xác, sự yếu đuối của con người cần sức mạnh ngang qua sự tuân phục đối với nhà lập pháp siêu ph{m. Như vậy, nếu Fichte không bằng lòng từ bỏ tư tưởng của Kant về độc lập của lý tính thực h{nh v{ đồng 448 thời nếu ông ao ước giữ lại và ủng hộ tư tưởng tôn giáo, thì ông phải sửa đổi quan niệm về Thiên Chúa. V{ như được thấy sau đó, hệ thống chủ nghĩa duy t}m siêu nghiệm của chính ông, ít nhất là trong hình thức đầu tiên của nó, khiến ông không có sự chọn lựa ngoại trừ thực hiện điều này. 2. Thiên Chúa trong bản văn đầu tiên của lý thuyết khoa học Trong sự trình bày và giải thích đầu tiên của Fichte về Wissénchaftslehre (Học thuyết về khoa học) này, có rất ít sự đề cập về Thiên Chúa. Thực ra cũng không có nhiều cơ hội để đề cập tới Thiên Chúa. Vì Fichte đ~ đề cập sự diễn giải và sự tái cấu về ý thức từ nguyên lý đầu tiên mà nguyên lý này hiện hữu nội tại trong ý thức. Như chúng ta đ~ thấy, cái tôi thuần túy không phải là một hữu thể nằm đằng sau ý thức nhưng l{ một hoạt động hiện hữu nội tại trong ý thức và dựa vào ý thức. Và trực giác lý tính này mà ngang qua nó cái tôi thuần túy được hiểu rõ thì không phải là một sự hiểu biết mầu nhiệm về Thiên Chúa nhưng l{ một sự nắm bắt trực giác về nguyên lý cái Tôi thuần túy (pure I-principle) mặc khải chính nó như một hoạt động hay việc l{m (thun). Như vậy, nếu chúng ta nhấn mạnh đến khía cạnh hiện tượng học về học thuyết khoa học hoặc sự hiểu biết của Fichte, sẽ không có nhiều lý do để diễn tả cái tôi thuần túy của ông xét như l{ Thiên Chúa hơn l{ có lý do để diễn tả cái tôi siêu nghiệm của Kant. Khía cạnh siêu nghiệm này thực sự không phải là khía cạnh duy nhất. Theo như sự không quan tâm của ông về vật tự thân và sự thay đổi của ông về triết học phê phán thành chủ nghĩa duy t}m, Fichte quyết định gán cho cái tôi thuần túy một chức năng v{ trạng thái bản thể học, l{ điều Kant đ~ không quy g|n cho c|i tôi siêu nghiệm như l{ điều kiện hợp lý của sự hợp nhất của ý thức. Nếu vật tự thân bị loại bỏ trong tất cả thực tại mà nó sở hữu, thì 449 những hữu thể khả giác phải bắt nguồn từ nguyên lý tối hậu trên khía cạnh của chủ thể; đó l{ từ cái tôi tuyệt đối. Tuy nhiên từ ngữ ‘tuyệt đối’ phải được hiểu như đ~ được đề cập đến trong phần đầu rằng ‘tuyệt đối’ l{ nền tảng trong sự suy diễn của ý thức siêu nghiệm từ một nguyên lý vốn hiện hữu nội tại trong ý thức, chứ không phải đề cập đến một Hữu Thể vượt xa mọi ý thức. Để chủ trương một Hữu Thể như thế trong hệ thống chủ nghĩa duy t}m siêu nghiệm ắt phải từ bỏ nỗ lực nhằm biến hữu thể th{nh tư tưởng. Dĩ nhiên, thực sự là càng có nhiều gợi ý siêu hình về học thuyết cái tôi tuyệt đối được phát triển thì nó càng nhận lấy đặc tính của thần thiêng như nó l{. Để sau đó nó xuất hiện như hoạt động vô hạn sản sinh trong chính nó thế giới tự nhiên và những cái ngã (tôi) hữu hạn. Nhưng trong khi Fichte chủ yếu tham gia vào chuyển đổi hệ thống của Kant thành chủ nghĩa duy t}m v{ diễn giải kinh nghiệm từ cái tôi siêu nghiệm, hầu như nó sẽ không xảy ra cho ông để mô tả c|i tôi n{y như l{ Thiên Chúa. Vì chính ngay việc sử dụng từ ngữ ‘tôi’, ý niệm về sự thuần túy, chỉ ra rằng cái tôi tuyệt đối và siêu nghiệm thì quá rối rắm cho nhận thức của con người đến nỗi một sự diễn tả thiết yếu như thế xuất hiện là không mấy thích hợp. Hơn thế nữa, đối với Fichte thuật ngữ ‘Thiên Chúa’ biểu thị một Hữu Thể tự ý thức về mình. Còn cái tôi tuyệt đối thì không phải là hữu thể tự ý thức. Hoạt động vốn dựa vào ý thức đồng thời là một sự nỗ lực hướng đến tự ý thức chính mình không thể có ý thức. Do đó, c|i ng~ tuyệt đối không thể được đồng nhất với Thiên Chúa. Hơn thế nữa, chúng ta thậm chí không thể nghĩ tới ý niệm Thiên Chúa. Khái niệm về sự ý thức bao hàm một sự phân biệt giữa chủ thể và khách thể, cái tôi và cái không tôi. Và sự tự ý thức tiền giả định sự định vị về cái không tôi và chính nó (tự ý thức) bao hàm sự phân biệt giữa chủ thể tôi (I-subject) v{ đối thể tôi (me-object). 450 Nhưng ý niệm về Thiên Chúa là ý niệm về một Hữu Thể mà Hữu Thể này không có sự phân biệt; đồng thời Hữu Thể này tự phát sáng cách hoàn hảo kh| độc lập với sự tồn tại của thế giới. Chúng ta không thể nghĩ đến một ý niệm như thế. Dĩ nhiên, chúng ta có thể nói về nó nhưng chúng ta không được nói là hiểu nó. Vì một khi chúng ta cố nghĩ tới điều được nói, chúng ta nhất thiết phải trình bày những sự khác nhau vốn bị phủ nhận bằng lời nói. Ý niệm về chủ thể mà không bị điều gì chống đối l{ ‘ý niệm không thể nghĩ tới về tính thần thiêng’.291 Cũng nên lưu ý rằng Fichte không nói rằng Thiên Chúa thì không thể biết. Khi Jean-Paul Sartre nói răng tự ý thức thiết yếu bao hàm một sự phân biệt và ý niệm về tự ý thức vô hạn mà khi có sự trùng hợp hoàn hảo giữa chủ thể v{ đối tượng mà không có bất kỳ sự phân biệt nào là một ý niệm mâu thuận. Fichte coi điều n{y như l{ bằng chứng của chủ nghĩa vô thần, nếu thuyết hữu thần được hiểu là sự ám chỉ đến ý niệm được chứng minh là mâu thuẫn. Nhưng Fichte tránh né cách thận trọng khi nói rằng phải có một Thiên Chúa là điều không thể. Ông ấy dường như để ngỏ khả năng về một Hữu thể siêu vượt khỏi phạm vi tư tưởng và khái niệm của con người. Ở bất kỳ trường hợp n{o, Fichte cũng không x|c nhận chủ nghĩa vô thần. Đồng thời cũng thật dễ hiểu l{ Fichte đ~ c|o buộc chủ nghĩa vô thần. Chúng ta có thể chuyển sang một chị thị ngắn gọn của một cuộc tranh luận về thuyết vô thần nổi tiếng tại Jena mà kết quả là triết gia phải từ bỏ vị thế của mình. 3. Chị thị về thuyết vô thần và câu trả lời của Fichte Trong bài luận của mình về Cơ Sở Niềm Tin Của Chúng Ta vào Thượng Đế Tối Cao (1798) Fichte đ~ đưa ra lời giải thích rõ ràng ý 291 F, i, p. 254; M, i, p. 448. 451 niệm của ông về Thiên Chúa. Trước hết, chúng ta hãy thừa nhận rằng chúng ta đang nhìn thế giới từ quan điểm của nhận thức thông thường, v{ cũng l{ quan điểm của khoa học thực nghiệm. Từ quan điểm của khoa học thực nghiệm này, chúng ta thấy mình như một hữu thể trong thế giới, và chúng ta không thể vượt qua nó bằng bất cứ chứng minh siêu hình nào về sự tồn tại của một Hữu Thể siêu việt. ‘Thế giới l{ đơn giản bởi vì nó là, và thế giới là những gì nó l{, đơn giản bởi vì nó là những gì nó là. Từ quan điểm này chúng ta khởi đầu với một hữu thể tuyệt đối, và hữu thể tuyệt đối này là thế giới: hai khái niệm thì giống nhau.’292 Để giải thích thế giới như l{ sự sáng tạo của một Đấng khôn ngoan siêu việt, từ quan điểm của khoa học, l{ ‘ho{n to{n vô nghĩa’(totaler Unsimn). Thế giới là một toàn thể tự tổ chức mà chứa trong nó nền tảng của tất cả các hiện tượng xảy ra trong nó (thế giới). Bây giờ chúng ta nhìn thế giới từ quan điểm của chủ nghĩa duy tâm siêu nghiệm. Thế giới chỉ được nhìn như l{ sự hiện hữu của ý thức v{ được cái tôi thuần túy ấn định. Tuy nhiên trong trường hợp này, câu hỏi về việc tìm kiếm một nguyên nhân cho thế giới ngoài cái tôi ấy thì không cần đến. Vì vậy, từ quan điểm khoa học v{ quan điểm siêu nghiệm, cả hai đều không thể chứng minh sự hiện hữu của một Đấng Tạo Dựng siêu việt. Tuy nhiên, có một quan điểm thứ ba về đạo đức. Khi chúng ta nhìn từ quan điểm này, thế giới được coi l{ ‘chất liệu khả giác (hay thành quả của) từ chính nghĩa vụ của chúng ta’.293 V{ c|i tôi được hiểu là thuộc về một một trật tự đạo đức siêu cảm giác. Trật tự đạo đức n{y l{ chính Thiên Chúa. ‘Trật tự đạo đức sinh động này chính nó là Thiên Chúa. Chúng ta không cần một Thiên Chúa nào 292 293 F, v, p. 179; M, HI, p. 123. F, v, p. 185; M, in, p. 129. 452 khác, và chúng ta không thể nắm bắt bất ký một Thiên Chúa nào kh|c’.294 ‘Đ}y l{ niềm tin chân thực; trật tự đạo đức này là thần thiêng…nó được xây dựng bởi hành hộng ngay thẳng’.295 Để nói về Thiên Chúa như l{ bản thể hoặc như một cá nhân hoặc như một h{nh động đầy quan phòng nhân từ thì qu| l{ vô nghĩa. Tin v{o sự quan phòng thần thiêng là niềm tin cho rằng h{nh động đạo đức luôn có những kết quả tốt đẹp v{ h{nh động xấu thì không bao giờ đem lại những kết quả tốt đẹp. Những tuyên bố như thế n{y đ~ dẫn đến những cáo buộc của chủ nghĩa vô thần hoàn toàn là không quá ngạc nhiên. Vì đối với hầu hết độc giả của Fichte , Thiên Chúa dường như đ~ được biến đổi thành ý niệm đạo đức. C|ch chung thì điều này không phải l{ điều mà thuyết hữu thần ám chỉ đến. Sau cùng, có những người vô thần ủng hộ những ý niệm đạo đức n{y. Tuy nhiên, Fichte đ~ phẫn nộ trước lời cáo buộc và cuối cùng đ~ giải đ|p c|ch đầy đủ. Những câu trả lời của ông không đạt được kết quả như mong đợi trong việc thanh minh tên tuổi của mình trước c|c đối thủ của ông; nhưng điều này không thích hợp cho mục đích của chúng ta. Chúng ta chỉ quan tâm tới những điều ông ấy nói thôi. Trong phần đầu, Fichte đ~ giải thích rằng ông không thể diễn tả Thiên Chúa như một cá thể hay như một bản thể bởi vì đối với ông, một cá thể l{ điều gì đó thiết yếu vô hạn và bản thể có nghĩa l{ điều gì đó được mở rộng ra trong không gian và thời gian, một chất thể. Thực ra, không một thuộc tính của sự vật và sinh vật nào F, v, p. 186; M, in, p. 130. F, v, p. 185; M, in, p. 129. Điều quan trọng là phải chú ý các bản văn gốc bằng tiếng Đức: Dies ist der wakre Glaube; diese moralische Ordnutig ist das Gottliche, das wir annehmw. Er wird construirt durch das Rechtthun. Grammatically, Er (It) nên tham khảo der wahre Glaube (đức tin chân thực) và không thể không tham khảo diese moralische Ordnung (trật tự lu}n lý). Do đó, trừ khi chúng ta sặn lòng nói rằng Fichte đơn giản đ~ bỏ qua quy tắc ngữ pháp, chúng ta phải thừa nhận rằng ông không nói Thiên Chúa, khi được đồng nhất với trật tự luân lý, không phải là một sự sáng tạo hay sự kiến tạo của con người. 294 295 453 có thể được x|c định cho Thiên Chúa. ‘Nói một cách thuần triết học, người ta có thể phải nói về Thiên Chúa như sau: Ng{i không phải là một hữu thể nhưng l{ một hoạt động thuần túy, là cuộc sống và nguyên lý của một trật tự thế giới siêu cảm gi|c.’296 Trong phần thứ hài, Fichte cho rằng c|c nh{ phê bình ông đ~ hiểu lầm những gì ông có ý nói về một trật tự thế giới đạo đức. Họ đ~ hiểu về ông khi nói rằng Thiên Chúa là một trật tự đạo đức bằng một ý nghĩa tương tự như trật tự được tạo ra bởi một bà nội trợ khi bà này xắp xếp các vật dụng v{ c|c đồ đạc khác trong phòng. Nhưng điều ông thực sự muốn nói tới là Thiên Chúa là một trật tự năng động, một an ordo ordinans, một trật tự đạo đức sinh động, chứ không phải là một ordo ordinatus, điều gì đó chỉ được tạo dựng bởi nỗ lực con người.297 Thiên Chúa là ein Tatigé Ordnen, một sự trật tự năng động hơn l{ một Ordenung, một trật tự được con người xây dựng. Cái tôi vô hạn, được coi như l{ hoạt động tương hợp với nhiệm vụ, l{ ‘th{nh viên của trật tự thế giới siêu cảm gi|c n{y’.298 Trong ý niệm về Thiên Chúa của Fichte như l{ trật tự thế giới đạo đức (moral world-order) có lẽ chúng ta có thể thấy được sự thống nhất của hai dòng tư tưởng . Trước hết, có một khái niệm về sự hợp nhật năng động của tất cả hữu thể thuộc trí. Trong tác phẩm Basic of the Entire Theory of Science, Fichte không có nhiều dịp đề cập đến sự đa nguyên của những cái ngã (tôi). Bởi vì chính yếu ông chỉ quan t}m đến giải thích trừu tượng về ‘kinh nghiệm’ trong ý nghĩa đ~ giải thích. Tuy nhiên trong tác phẩm Basic of Natural Right ông nhấn mạnh về sự cần thiết của sự đa nguyên của hữu thể thuộc trí. ‘Một người chỉ trở nên người ở giữa những con F, v, p. 261. (Fichte's Gerichtliche Verantworlungsschrifl không được in trong Af.) F, v, p. 382; Af, HI, p. 246. 298 F. v, p. 261 296 297 454 người; và anh ta có thể chẳng là gì nếu không phải l{ người và sẽ hoàn toàn không tồn tại nếu anh ta không phải l{ con người, phải có một sự đa nguyên những con người nếu hoàn toàn có con người.’299 Vì vậy, cách tự nhiên Fichte được thôi thúc phản tỉnh về mối dây hợp nhất giữa con người. Trong tác phẩm The Science of Ethics, ông chính yếu lưu t}m đến luật đạo đức v{ đến luật đạo đức c| nh}n; nhưng ông đ~ b{y tỏ sự khẳng quyết của mình rằng tất cả hữu thể thuộc trí có một mục đích đạo đức chung, v{ ông đ~ nói về luật đạo đức khi dùng c| nh}n như công cụ của sự tự nhận thức về chính mình trong thế giới khả giác. Và từ ý niệm này, có một một sự chuyển đổi dễ dàng tới ý niệm về một trật tự thế giới đạo đức mà bản thân nó thực hiện trong và ngang qua hữu thể thuộc lý và nối kết những hữu thể này trong trật tự thế giới đạo đức. Dòng tư tưởng thứ hai là quan niệm đạo đức mạnh mẽ về tôn giáo của Fichte. Cùng thời điểm khi ông viết luận văn g}y ra tranh cải về thuyết vô thần, giống Kant, Fichte có khuynh hướng đ|nh đồng tôn giáo với đạo đức. Không phải lời cầu nguyện nhưng th{nh quả nhiệm vụ của một người l{ tôn gi|o đích thực. Thực sự, Fichte đồng ý rằng đời sống đạo đức có một khía cạnh tôn giáo có thể nhận ra được, cụ thể là niềm tin, mà bất cứ điều gì xuất hiện có thể gợi ra những thành quả nơi nghĩa vụ của một người, luôn luôn tạo nên một kết quả tốt đẹp bởi vì nó làm thành một phần của một trật tự đạo đức tự thực hiện như nó l{. Tuy nhiên, sau khi cung cấp giải thích đạo đức về tôn giáo, niềm tin trong trật tự thế giới đạo đức tự nhiên đối với ông là niềm tin v{o Thiên Chúa, c|ch đặc biệt trong những tiền đề của ông, ông không thể nghĩ về Thiên Chúa như một Hữu Thể siêu việt có tính cách cá nhân. 299 F, in, p. 39; M, n, p. 43. 455 Lời giải thích rõ r{ng cho quan điểm đạo đức về tôn gi|o n{y được tìm thấy trong một bài luận văn với đề tựa From a Private Paper (1800). Fichte khẳng định địa vị hoặc địa hạt của tôn gi|o được phát hiện trong sự vâng phục đối với luật đạo đức. Và niềm tin tôn giáo là niềm tin vào một trật tự đạo đức. Trong h{nh động được xem xét từ quan điểm tự nhiên thuần túy v{ không đạo đức, con người dựa vào trật tự nhiên, đó l{ dựa trên sự ổn định và tính đồng nhất của tự nhiên. Trong h{nh động m{ con người dựa vào một trật tự đạo đức siêu cảm gi|c m{ trong đó h{nh động của họ có một phần hoạt động v{ đảm bảo cho thành quả đạo đức của nó. ‘Mỗi niềm tin vào một hữu thể thần thiêng mà nó bao hàm khái niệm về trật tự đạo đức n{y hơn l{ bao h{m phạm vi tưởng tưởng v{ mê tín’. 300 Một cách hiển nhiên, những ai mô tả Fichte như l{ một người vô thần bắt nguồn từ quan điểm khá hợp lý. Bởi vì Fichte từ chối công nhận điều mà thuyết hữu thần một c|ch chung đ~ công nhận. Đồng thời sự bác bỏ đầy phẫn nỗ của ông về mối bận tâm của chủ nghĩa vô thần l{ điều dễ hiểu. Vì ông không chấp nhận rằng không gì tồn tại ngoại trừ những cái tôi vô hạn và thế giới khả giác. Ít nhất như l{ một đối tượng của niềm tin thực hành, có một trật tự thế giới đạo đức siêu cảm giác hoàn thành chính nó trong và ngang qua con người. 4. Ý chí vô hạn trong thiên hướng của con người Nhưng nếu trật tự thế giới đạo đức này thực sự là một ordo ordinans, một trật tự năng động thực sự, hiển nhiên nó phải sở hữu một trạng thái thuộc bản thể. Trong tác phẩm Vocation of Man (1800) trật tự này xuất hiện như l{ Ý chí vô hạn và bất biến. 300 F, v, pp. 394-5; M > i " . p- 258- 456 ‘Ý chí n{y r{ng buộc với tôi trong sự hợp nhất với chính nó: nó cũng r{ng buộc với tôi trong sự hợp nhất với tất cả hữu thể giới hạn giống như chính tôi (myself) v{ l{ người điều đình chung giữa tất cả chúng ta.’301 Nó là lý trí vô hạn. Tuy nhiên lý trí sáng tạo đầy năng động l{ Ý Chí. Fichte cũng diễn tả nó như Đời sống sáng tạo. Nếu chúng ta đ~ hiểu một số cách giải thích của Fichte theo nghĩa đen, ắt hẳn chúng ta đ~ thiên về giải thích học thuyết của ông về Ý chí vô hạn trong ý nghĩa hữu thần. Ông thậm chí đề cập đến ‘Ý Chí sinh động v{ siêu ph{m’ m{ không một c|i tên n{o định danh được và không một khái niệm nào diễn tả được’.302 Tuy nhiên, ông vẫn xác nhận rằng cá nhân (personality) là một điều gì đó giới hạn và không thể áp dụng được cho Thiên Chúa. Sự vô hạn khác với sự hữu hạn trong thiên nhiên và không chỉ đơn thuần ở mức độ. Xa hơn, nh{ triết gia lặp đi lặp lại rằng tôn gi|o đích thực bao hàm sự ho{n th{nh thiên hướng đạo đức của mình. Đồng thời ý niệm về việc thực hiện nghĩa vụ của một người v{ ho{n th{nh thiên hướng của một người được lan truyền cách chắc chắn với một tinh thần từ bỏ chân thành và niềm tin tưởng vào Ý chí thần thánh. Để đ|nh gi| cao vai trò của Thiên Hướng của Con Người trong sự phát triển triết học về sau này của Fichte, thật là quan trọng để hiểu rằng học thuyết về Ý chí vô hạn được diễn tả như chất chể của niềm tin. Ở một mức đôn n{o đó, t|c phẩm lạ thường và khoa trương n{y, được phân chia thành ba phần, được xứng danh theo thứ tự Doubt (nghi ngờ), Knowledge (hiểu biết) và Faith (niềm tin).được giới thiệu qua những nhận xét rằng tác phẩm này không dành cho các triết gia chuyên nghiệp và cái I (tôi) của những phần đối thoại không được ghi nhận nếu không có công sức nhằm giới 301 302 F, 11, p. 299; M, HI, p. 395. F, 11, p. 303; M, HI, p. 399. 457 thiệu chính tác giả, Trong phần thứ hai, chủ nghĩa duy t}m được giải thích bằng ý nghĩa l{ không chỉ c|c đối tượng bên ngoài mà còn chính cái tôi của một người chỉ tồn tại cho ý thức, đến một lúc m{ người này có thể có bất kỳ một ý tưởng nào về nó. Và kết luận được rút ra là mọi sự được giảm trừ tới những hình ảnh mà không có bất cứ hữu thể nào thực sự được vẽ ra. ‘Tất cả thực tại đang chuyển đổi vào trong một giấc mơ đẹp, không có một cuộc sống được mơ về và không có một tâm trí để mơ tưởng về nó, giấc mơ này bao hàm một giấc mơ về chính nó. Trực giác là giấc mơ; tư tưởng – nguồn của tất cả hữu thể và tất cả thực tại m{ tôi nghĩ tưởng cho chính tôi, về hữu thể của tôi, năng lực tôi, mục đích tôi – là giấc mơ của giấc mơ n{y.’303 Nói cách khác, chủ nghĩa duy t}m chủ quan giảm trừ mọi sự thành sự trình bày mà không cần đến bất cứ c|i gì để bày ra hoặc với nó mà sự trình b{y được thực hiện. Vì khi tôi cố gắng nắm bắt cái tôi mà những nhận thức về sự trình diễn của nó tồn tại, cái tôi này nhất thiết trở thành một trong những trình bày. Vì thế, trí thức – triết học của những người duy tâm – có thể không tìm thấy tính vĩnh viễn, không có sự tồn tại. Tuy nhiên, tâm trí không thể nào dựa vào lập trường như thế. Niềm tin đạo đức và thực hành, được dựa vào ý thức của chính tôi như một ý chí đạo đức dựa vào mệnh lệnh đạo đức, xác nhận Ý chí vô hạn làm nền tảng cho cái tôi hữu hạn và tạo nên một thế giới trong cách thức mà nó có thể l{m như thế, ‘trong lý trí (lý do) hữu hạn’.304 Vì thế, Fichte vẫn ở lại trong chủ nghĩa duy t}m nhưng đồng thời vượt xa cái tôi – triết lý đòi hỏi một Ý chí vô hạn bao gồm tất cả và nền tảng. V{ điều n{y đòi hỏi một bầu khí về những thay đổi đ|ng kể triế học cổ truyền của ông. Tôi không có ý ám chỉ rằng không có 303 304 F, 11, p. 245; M, in, p. 341. F, 11, p. 303; M, HI, p. 399. 458 sự nối kết. Vì học thuyết về Ý chí có thể được xem xét ngầm trong sự suy diễn thực tế về ý thức trong Wisenschaftslehre [Học Thuyết Khoa Học] ban đầu. Đồng thời cái tôi rút ra từ cận cạnh và từ một thực tại vô hạn, m{ không được diễn tả như c|i tôi tuyệt đối, chấp nhận vị trí của nó. ‘Chỉ có Lý trí vô hạn trong chính nó tồn tại cái giới hạn trong nó và qua nó. Chỉ trong tâm trí chúng ta Ngài mới tạo nên một thế giới, ít nhất từ điều này và bằng cách này mà chúng ta biểu lộ nó. Tiếng nói của nghĩa vụ, và những cảm xúc hài hòa, trưc gi|c v{ luật lệ củ tư tưởng.’ 305 Như đ~ được đề cập, this dynamic panentheistic idealism, đối với Fichte, là vấn nạn của niềm tin thực dụng, chứ không phải là hiểu biết. Để ho{n th{nh c|ch đúng đắn thiên hướng đạo đức của chúng tôi, chúng tôi đòi hỏi niềm tin trong một trật tự đạo đức sống động mà chỉ có thể được giải thích bắng Lý trí năng nông vô hạn, phải nói là, một Ý chí vô hạn. Đ}y l{ một Hữu thẻ thực sự đằng sau lãnh vực của trình viện, sáng tạo và duy trì nó ngang qua những cái tôi mà bản thân chúng chỉ tồn tại như những sự diễn tả của Ý chí vô hạn. Sự phát triển đối với triết học về sau của Fichte phần lớn được quy định bởi nhu cầu suy tư ý niệm về Hữu thể tuyệt đối. nhằm cung cấp cho nó hình thức triết học. Trong tác phẩm The Vocation of Man, Hữu thể vẫn nằm trong lĩnh vực của đức tin đạo đức. 5. Sự phát triển của triết học về sự tồn hữu, 5-1801 Trong tác phẩm Sự Mô Tả về Thuyết Khoa Học306 được Fichte viết vào nằm 1801, Fichte để cập c|ch rõ r{ng ‘tất cả sự hiểu biết tiền giả định chính hữu thể của nó’.307 Bởi vì sự hiểu biết l{ ‘hữu thể Ibid. Darstellung der Wissenschaftslehre. 307 F, 11, p. 68; M, iv, p. 68. 305 306 459 cho chính nó v{ trong chính nó’:308 nó chính l{ ‘sự tự thâm nhập’309 của hữu thể và là sự diễn tả của Tự do. Vì thế, sự tri thức tuyệt đối tiền giả định Hữu thể tuyệt đối: c|i trước chính là sự tự tỏ lộ của cái sau. Ở đ}y chúng ta có một sự đảo ngược rõ ràng của lập trường được Fichte chấp nhận trong hình thức đầu tiền của học thuyết về tri thức. Ngay từ đầu ông cho rằng tất cả hữu thể là hữu thể của ý thức. Như vậy, đối với ông, điều này không thể chấp nhận ý niệm về một Hữu Thể thần thánh tuyệt đối ẩn sau hay vượt xa nhận thức. Vì chính sự kiện của việc hiểu rõ một Hữu thể như thế làm cho nó lệ thuộc. Nói cách khác, ý niệm về một Hữu Thể tuyệt đối đối với Fichte là mâu thuẫn. Tuy nhiên, bây giờ ông thừa nhận tính ưu việt của Hữu Thể. Hữu Thể tuyệt đối sẽ tồn tại cho chính nó trong tri thức tuyệt đối. Vì vậy, cái sau phải tiền giả định c|i trước. Vậy Hữu Thể tuyệt đối này là thần thiêng. Dĩ nhiên nó không hiểu theo nghĩa răng đối với Fichte Hữu Thể tuyệt đối này là một Thiên Chúa ngôi vị. Hữu thể ‘tự tỏ lộ mình’ sẽ được hiểu hay ý thức về chính mình, trong và qua sự hiểu biết thực tại của con người. Nói cách khác, Hữu Thể tuyệt đối này bộc lộ mình trong và mang lấy trong nó tất cả những hữu thể lý trí hữu hạn, và sự hiểu biết của những hữu thể hữu hạn này về Hữu Thể là sự hiểu biết của Hữu Thể về chính nó. Đồng thời Fichte thừa nhận rằng Hữu thể tuyệt đối này không bao giờ có thể được hiểu một c|ch đầy đủ hay được hiểu bởi lý trí vô hạn. Trong ý nghĩa n{y, Thiên Chúa siêu vượt lý trí của con người. Rõ ràng, có một v{i khó khăn ở đ}y. Một mặt Hữu Thể tuyệt đối được cho là tự tỏ lộ chính mình trong tri thức tuyệt đối. Mặt khác lý trí tuyệt đối n{y dường như được bác bỏ. Vì vậy, nếu chúng tôi bác bỏ thuyết hữu thân Kitô gi|o, theo đó Thiên Chúa có được sự 308 309 F, n. p, 19; M, iv, p. 19. Ibid. 460 tự biết mình c|ch độc lập với tinh thần con người, dương như Fichte thừa nhận khái niệm của Hegel về tri thức triết học như tự tỏ lộ bản chất nội tại của Tuyệt Đội v{ như tri thức tuyệt đối của Tuyệt Đối cho chính nó. Trong các bài giảng trên Wissenschaftslehre (học thuyết khoa học) m{ ông đ~ đưa ra năm 1804, Fichte nhấn mạnh ý niệm về Hữu Thể tuyệt đối như Ánh s|ng (Light),310 một ý niệm gợi lại siêu hình học truyền thống của Plato v{ trường phái Plato. Ánh sáng sống động trong sự phát tỏa của nó được phân thành Hữu thể và Tư tưởng (Danken). Tuy nhiên, Fichte khẳng định rằng tư tưởng dựa trên khái niệm này không thể nắm bắt được Hữu thể tuyệt đối trong chính nó, là một điều khó hiểu. Và chính sự khó hiểu này là ‘sự phủ định của khái niệm’.311 Người ta có thể mong chờ Fichte đưa ra một kết luận rằng tâm trí của con người chỉ có thể tiếp cận Tuyệt Đối chỉ ngang qua cách thức phủ định. Nhưng trong thực tế Fichte đ~ có nhiều trình thuật tích cực nói cho chúng ta rằng, Hữu Thể và Cuộc Sống và bản chất (esse) là một, và chính Cái tuyệt đối trong chính nó không bao giờ phải chịu sự phân chia.312 Chỉ với bề ngoài của nó, trong sự phát tỏa của Ánh Sáng, mà sự phân chia này mới được giới thiệu. Trong tác phẩm The Nature of Scholar (1860), Là bản dịch được xuất bản của các bài giảng được phát hành tại Erlangen năm 1805, một lần nữa, chúng tôi được nói rằng Hữu Thể thần thiêng chính là Cuộc Sống (Life) và chính Cuộc sống đó l{ bất định v{ trường tồn. Nhưng nó ngoại hiện chính mình trong cuộc sống của con người ngang qua thời gian, ‘một cuộc sống tự phát triển không ngừng luôn thúc đẩy hướng đến một sự tự nhận thức cao hơn Tư tưởng n{y đ~ từng được đề cập trong tác phẩm Wissenschaftslehre of 1801. F, x, p. 117; M , iv, p. 195. 312 F, x, p. 206; M , iv, p. 284. 310 311 461 trong một dòng chảy thời gian không cùng.’313 Nói cách khác, cuộc sống vĩnh cữu n{y cùa Thiên Chúa thúc đẩy hướng đến sự tự nhận biết một ý niệm mà có thể được diễn tả bằng ngôn ngữ của con người, như ‘ý niệm hay khái niện nền tảng về Thiên Chúa trong sự sản sinh của thế giới, chủ đích v{ kế hoạch của Thiên Chúa cho thế giới’.314 Trong ý nghĩa n{y ý niệm thần thiêng l{ ‘nền tảng tuyệt đối và cao nhất của tất cả dáng vẽ bên ngo{i’.315 6. Học thuyết về tôn giáo Những xuy xét đ~ được soạn thảo khá dài trong tác phẩm The Way to the Blessed Life hoặc tác phẩm Doctrine of Religion (1806) bao gồm một tập các bài giảng được phát hành tại Berlin. Thiên Chúa là Hữu Thể tuyệt đối. Để nói được điều này thì phải nói rằng Thiên Chúa là Cuộc Sống vô hạn (Infinite Life). Vì ‘Hữu Thể và Cuộc Sống là một và giống nhau’.316 Trong nó, Cuộc Sống này là một, không thể phân chia và tất định. Nhưng Cuộc Sống thể hiện chính mình cách ngoại tại. Và chỉ có một cách thức mà nó có thể thực hiện điều này là ngang qua ý thức, mà ý thức lại là hữu tại thế (existence/Dasein) của Thiên Chúa. ‘Hữu thể tại (ex-ists)/[ist da] và hữu tại thế (ex-istence) của Hữu Thể nhất thiết là ý thức hoặc sự phản tỉnh’.317 Trong sự diễn tả ngoại tại này, sự phân biệt và sự phân chia lộ diện. Vì ý thức bao gồm tương quan chủ-khách. Chủ thể trong vấn đề này rõ ràng là chủ thể giới hạn hoặc bị giới hạn, đó l{ tinh thần của con người (human spirit). Nhưng chủ thể là gì? Thực sự nó là Hữu Thể. Vì ý thức, hữu tại thế thần thiêng (divine Dasein) là sự ý thức về Hữu Thể. Tuy nhiên Hữu Thể trong F, vi, p. 362; M, v, p. 17. F, vi, p. 367; M, v, p. 22. 315 F, vi, p. 361; M , v, p. 15. 316 F, v, p. 403; M, v, p. 115. 317 F , v, p. 539; M, v, p. 251. 313 314 462 chính nó, Cuộc Sống vô hạn trực tiệp, siêu vượt khỏi sự hiểu biết của t}m trí con người. Vì vậy, đối tượng của ý thức phải là hình ảnh hay giản đồ của Tuyệt đối. V{ đó chính l{ thế giới. ‘Ý thức chứa đựng điều gì? tôi nghĩ rằng mỗi một người sẽ trả lời: thế giơi và không có gì ngoài thế giới… Trong ý thức Cuộc Sống thần thiêng chắc chắn được biến đổi thành một thế giới vĩnh cữu.’318 Nói cách khác, Hữu Thể được khách quan hóa cho ý thức trong hình thức của thế giới. Mặc dầu Fichte thừa nhận rằng cái Tuyệt Đối vượt lên trên sự nắm bắt của t}m trí con người, nhưng ông cũng b{n nhiều về nó. Và mặc dầu tinh thần giới hạn không thể biết Cuộc Sống vô hạn xét như nó l{ nó, thì ít nhất nó có thể biết rằng thế giới của ý thức là hình ảnh hay giản đồ của Tuyệt Đối. Vì vậy có hai hình thức chính của cuộc sống được gợi mở cho con người. Đối với một người, điều này có thể giúp người đó đắm mình vào cuộc sống bên ngoài (das Scheinleben), cuộc sống giới hạn v{ thay đổi, cuộc sống trực tiếp bị chi phối hướng đến sự thỏa mãn những xung năng tự nhiên. Nhưng vì chính sự hợp nhất của nó với Cuộc Sống thần thiêng vô hạn mà tinh thần của con người không bao giờ thỏa mãn với tình yêu của những cái khả giác và giới hạn. Thực sự, sự tìm kiếm không giới hạn các nguồn thỏa mãn hữu hạn chỉ ra rằng ngay cả cuộc sống bên ngo{i cũng được mang lấy lòng ao ước cho sự trường cửu và vô hạn vốn l{ ‘gốc rễ sâu sa của mọi tồn tại giới hạn.’319 Do đó, con người có khả năng gia ph|t sinh sự sống đích thực (das wahrhaftige Leben) m{ được diễn tả bởi tình yêu của Thiên Chúa. Vì tình yêu, theo sự hiểu biết của Fichte, l{ t}m điểm của sự sống. 318 319 F, v, p. 457; M, v, p. 169. F, v, p. 407; M, v, p. 119. 463 Nếu được hỏi: đời sống đích thực này chính xác bao gồm điều gì, câu trả lời của Fichte chính yếu vẫn l{ dưới dạng đạo đức. Đúng hơn phải nói, đời sống đích thực chính yếu hệ tại ở sự hoàn thành thiên hướng đưc của mình, qua đó anh ta được giải phóng khỏi sự nô lệ khỏi thế giới khả gi|c v{ cũng nhờ đó m{ anh ta nỗ lực giành lấy mục đích lý tưởng đằng sau đó. Đồng thời bầu khí đạo đức rõ nét của trình thuật về tôn gi|o ban đầu của Fichte có xu hướng biến mất hoặc ở mức độ hạn chế. Quan điểm tôn gi|o đơn giản không giống với quan điểm đạo đức. Vì quan điểm tôn giáo liên quan đến niềm tin nền tảng Thiên Chúa độc nhất và Thiên Chúa là một thực tại đích thực. Thực vậy, Thiên Chúa xét như chính Ng{i được che dấu khỏi lý trí giới hạn. Tuy nhiên, con người tôn giáo biết rằng Cuộc Sống thần thiêng vô hạn này hiện hữu nội tại trong chính Ng{i v{ đối với con người, thiên hướng đạo đức của mình là ơn gọi thần thiêng. Trong sự thực hiện sáng tạo những lý tưởng và những gi| trí ngang qua h{nh động320 con người nhận thấy hình ảnh hoặc giản đồ của Cuộc Sống thần thiêng. Mặc dầu Học Thuyết về Tôn Gi|o (The Doctrine of Religion) được thấm nhuần vào trong bầu không khí tôn gi|o, nhưng cũng có một khuynh hướng nhằm l{m cho quan điểm tôn giáo lệ thuộc quan điểm triết học. Vì vậy, theo Fichte, trong khi lập trường tôn giáo liên quan tới niềm tin vào Tuyệt Đối như l{ nền tảng của mọi sự tồn tại hữu hạn v{ đa nguyên thì triết học lại hướng niềm tin vào sự hiểu biết. V{ điều này thì phù hợp với th|i độ mà Fichte nỗ lực chỉ ra c|i căn tính giữa tín điều Ki tô giáo và hệ thống của riêng ông. Một cách chắc chắn, nỗ lực này có thể được xem xét như sự Với những gì Fichte gọi con người đạo đức cao là sáng tạo, sau khi tìm kiếm cách tích cực để nhận ra những giá trị lý tưởng. Ông không bằng lòng với chính mình, như trong đạo đức thấp hơn, chỉ với sự hoàn thành các nhiệm vụ liên tiếp của nh{ nước của ông về cuộc sống. Tôn giáo thêm niềm tin vào Thiên Chúa là một thực tại và ý thức về thiên hướng thần linh. Đời sống đạo đức cao hơn được coi coi là biểu hiện của một cuộc sống thần linh vô hạn. 320 464 bộc lộ sự phát triển hài hòa với thần học Ki tô gi|o; nhưng nó cũng có thể được xem xét như một luận văn về ‘lược bỏ tính chất thần thoại’ (demythologization). Ví dụ, trong bài giảng thứ sáu, Fichte đề cập đên những lời mở đầu của tin mừng Gioan và tranh luận rằng học thuyết về Ngôi lời Thiên Chúa, khi dịch sang ngôn ngữ triết học, thì giống với học thuyết của ông về hữu tại thế thần thiêng hay Dasein. Lời tuyên bố của thánh Gioan rằng mọi sự đ~ được dựng nên qua và nhờ Ngôi lời mà có, từ lập trường có tính xuy đo|n n{y m{ thế giới và tất cả mọi sự trong thế giới này chỉ tồn tại trong lãnh vựng của ý thức như hữu tại thế của Tuyệt đối. Tuy nhiên với sự phát triển của triết lý về Hữu thể, có một sự tiến bộ trong sự hiểu biết của Fichte về tôn giáo. Từ quan điểm tôn giáo này mà hoạt động đạo đức chính là tình yêu của Thiên Chúa và sự hoàn tất ý muốn của Ng{i, v{ nó được duy trì bởi đức tin và sự tin tưởng vào Thiên Chúa. Chúng ta chỉ có thể tồn tại trong và qua Thiên Chúa, Cuộc sống vô hạn, và cảm nhận về sự hợp nhất n{y l{ điểu cần thiết đối với tôn gi|o v{ đời sống được chúc phúc (das selige Leben). 7. Những tác phẩm sau này Con Đường Đến Với Cuộc Sống Hạnh Phúc (The Way to the Blessed Life) là một loạt các bài giảng nổi tiếng, với ý nghĩa rằng nó không phải là một tác phẩm dành cho các triết gia chuyên nghiệp. C|ch rõ r{ng, Fichte lưu t}m đến việc mở mang và nâng cao nhận thức người nghe, cũng như đảm b{o cho độc giả rằng triết học của ông không mâu thuẫn với Kitô giáo. Tuy nhiên, những học thuyết cơ bản đối với những tác phẩm sau này của Fichte trở nên nổi tiếng: Những tác phẩm n{y đơn giản không chỉ trình bày về lợi ích của sự mở mang. Vì thế trong tác phẩm Các Sự Kiện của Ý Thức (The Facts of Consciousnes, 1810) chúng ta được 465 bảo rằng ‘kiến thức chắc chắn không chỉ là kiến thức về chính nó… nó là kiến thức về một Hữu Thể, cụ thể đó l{ một Hữu Thể mà Hữu Thể đó thực sự l{ Thiên Chúa’.321 Tuy nhiên, đối tượng này của tri thức không được nắp bắt bằng chính nó, nó được ph}n t|n, như nó là, vào trong những hình thức của trí thức. ‘Sự chứng minh về tính cần thiết của những hình thức này là triết học đích thực hoặc Wissenschftslehre.322 Tương tự như vậy, trong tác phẩm Học Thuyết về Khoa Học Về Phác Thỏa Chung của nó(The Theory of Science in its General Outline, 1810) chúng ta đọc thấy rằng ‘chỉ một Hữu Thể tồn tại cách thuần túy qua chính nó, Thiên Chúa… v{ không một hữu thể mới nào phát sinh trong Ngài hay ngoài Ng{i.’323 Chỉ có một điều có thể ở bên ngoài Thiên Chúa là giản đồ hay hình ảnh về chính Hữu Thể, mà hình ảnh n{y l{ ‘Hữu thể của Thiên Chúa ở bên ngoài Hữu Thể’,324 sự tự ngoại hiện thần thánh trong ý thức. Vì vậy, toàn bộ các hoạt động hữu ích được xây dựng hay được suy diễn ra trong học thuyết khoa học là sự giản hóa hay sự phác họa về Thiên Chúa, sự tự ngoại hiện tự phát của cuộc sống thần thiêng. Trong hệ thống đạo đức (System of Ethics-1812), Fichte nói rằng trong khi từ quan điểm khoa học thế giới là chính và khái niệm là phản tỉnh hay hình ảnh thứ yếu, thì từ quan điểm đạo đức khái niệm lại là chính yếu. Thực sự ‘Kh|i niệm là nền của thế giới hay của Hữu Thể’.325 Khẳng định này, nếu được lấy ra khỏi ngữ cảnh của nó, xem ra mâu thuẫn với học thuyết mà chúng ta đ~ từng xem xét, đó l{ HữuThể là chính yếu. Tuy nhiên, Fichte giải thích rằng ‘tiền đề trong vấn đề này, cụ thể đó l{ Kh|i niệm là nền của Hữu F, 11, p. 685 (không có trong .1/) Ibid. 323 F, 11, p. 696; M, v, p. 615. 324 Ibid. 325 F, xi, p. 5; M, vi, p. 5. 321 322 466 Thể, có thể được giải thích như sau: Lý do hay Kh|i niệm là thực tế’.326 Xa hơn nữa, Fichte giải thích rằng mặc dầu Khái niệm hay Lý do thực ra chính nó là hình ảnh của một Hữu Thể cao hơn, hình ảnh của Thiên Chúa, ‘đạo đưc không thể hoặc không biết gì về điều n{y… Đạo đức không biết gì về Thiên Chúa, nhưng xem chính Kh|i niệm như Tuyệt Đối.’327 Nói cách khác, học thuyết về Hữu Thể tuyệt đối, như được trình b{y trong Wisenschaftslenhre, siêu vượt khỏi phạm vi của đạo đức l{ lĩnh vực bàn về nguyên nhân của Khái niệm, ý tưởng hay lý tưởng tự nhận thức. 8. Những giải thích và lời bình có tính phê ph|n đối với triết học về sự tồn hữu của Fichte Đôi khi triết học sau này của Fichte đ~ từng được mô tả như sự tồn tại những ý định và chủ đích cho một hệ thống mới m{ nó đòi phải đoạn tuyệt với triết học ban đầu bàn về cái tôi. Tuy nhiên, bản thân Ficthe cho rằng nó chẳng bao giờ xảy ra. Quan điểm triết học của ông về Hữu Thể tạo nên sự phát triển về tư tưởng ban đầu của ông hơn l{ ph| vỡ nó. Nếu ban đầu ông có ý, cũng như hầu hết các nhà phê bình khác, cho rằng thế giới là sự tạo thành của cái tôi giới hạn như thế, thì ắt hẳn lý thuyết sau này của ông về Hữu Thể tuyệt đối đ~ phải bao hàm sự thay đổi triệt để quan điểm đó. Tuy nhiên ông đ~ không bao giờ có ý định đó, chủ thể giới hạn v{ đối tượng của nó, hai cực của ý thức, đ~ luôn l{ sự biểu hiển của một nguyên lý tối hậu và vô hạn. Học thuyết sau này của ông về lĩnh vực ý thức như hữu tại thế của một Cuộc sống hoặc Hữu thể vô hạn là một sự phát triển, chứ không phải là một sự mâu thuẫn với tư tưởng ban đầu của ông. Nói cách khác, triết học về Hữu Thể bổ 326 327 F, xi, p. 7; M, vi, p. 7. F, xi, p. 4; M, vr, p. 4. 467 sung vào học thuyết Khoa Học (Wissenschfrslenhre) hơn l{ chiếm chổ của nó. Thực sự đ}y l{ một điều có thể gây tranh cãi nếu Fichte đ~ không được chuẩn bị để bênh vực chủ thuyết duy tâm chủ quan mà nó có thể đ~ g}y nên khó khăn nhằm tách ra khỏi sự lien quan đến thuyết duy ngã, thì ông đ~ bị hạn chế lâu dài trong phạm vi giới hạn tự gi|c ban đầu của ông để tìm hiểu ý thức và tìm ra nền tảng của nó trong Hữu Thể tuyệt đối. Xa hơn nữa, ông thừa nhận cách rõ ràng rằng cái tôi tuyệt đối, khi vượt lên mối quan hệ chủ-khách mà nó dựa vào, phải là sự đồng nhất giữa chủ quan và khách quan. Vì vậy, nó cân xứng cách tự nhiên khi ông phát triển khía cạnh siêu hình của triết học, ông nên hướng đến loại bỏ từ ngữ ‘c|i tôi’ bằng một thuật ngữ miêu tả và phù hợp cho nguyên lý tôi hậu của ông. Vì từ này thì liên quan cách gần gủi với ý tưởng về chủ thể trong khi nó lại khác biệt với đối thể. Trong ý nghĩa n{y, triết học sau này của ông là một sự phát triển về tư tưởng ban đầu của ông. Đồng thời đ}y cũng l{ điều có thể gây tranh cải khi triết học về Hữu Thể được thêm vào học thuyết Khoa Học (Wissenschaftslehre) bằng cách thức mà cả hai học thuyết thực sự không hợp với nhau. Theo học thuyết Khoa Học (Wissenschaftslehre,) thế giới chỉ có thể tồn tại cho ý thức mà thôi. Chính đề này thực sự lệ thuộc vào những tiền đề mà hữu thể phải được giảm trừ v{o tư tưởng hoặc ý thức. Tuy nhiên, triết học về Hữu tuyệt đối của Fichte rõ ràng ám chỉ đến sự ưu tiên logic của hữu thể đối với tư tưởng. Thực sự, triết học về sau này Fichte đ~ không phủ nhận tiền đề trước rằng thế giới có thực chỉ trong lĩnh vực của ý thức. Trái lại, ông cũng t|i khẳng định nó. Những gì ông l{m l{ để miêu tả toàn bộ lãnh vực của ý thức như sự ngoại hiện của Hữu tuyệt đối trong chính nó. Tuy nhiên thật khó để có 468 thể hiểu được ý niệm về sự ngoại hiện này. Nếu chúng ta xem xét cách nghiêm túc lời tuyên bố rằng Hữu tuyệt đối là một hữu thể tuyệt đối v{ không thay đổi, thì chúng ta có thể khó lòng giải thích về Fichte theo nghĩa l{ Hữu Thể trở nên ý thức. Và nếu lãnh vực của ý thức là một sự suy tư thường xuyên về Thiên Chúa, phải chăng nó l{ sự tự ý thức (self-consciousness) không ngừng có tính thần thiêng xuất phát từ Thiên Chúa cũng như ý niệm về Nous của trường phái Plotinus phát tỏa không ngừng từ cái Một, dường như theo sau điều đó l{ phải luôn có một tinh thần con người. Dĩ nhiên, Fichte có thể diễn tả Hữu tuyệt đối như một hoạt động vô giới hạn hướng đến tự ý thức trong và ngang qua tinh thần con người. Rồi sau đó, một cách tự nhiên nó (Hữu tuyệt đối) nhận thức Cuộc sống vô hạn khi biểu lộ mình cách trực tiếp trong Thiên nhiên kh|ch quan như một điều kiện thiết yếu cho cuộc sống tinh thần của con người. Nói cách khác, một cách tự nhiên nó tiếp tục trong đường hướng của chủ nghĩa duy t}m tuyệt đối Hegel. Tuy nhiên, điều này có thể bao gồm một sự thay đổi lớn trong học thuyết Khoa Học (Wissenschaftslehre) hơn l{ Fichte đ~ được chuẩn bị để thực hiện. Thực sự Fichte không nói rằng nó là một Cuộc sống, v{ không c| nh}n n{o như thế ‘trực gi|c’ được thế giới vật chất. Tuy nhiên, cho đến cùng ông vẫn cho rằng thế giới, như là một hình ảnh hoặc giản đồ của Thiên Chúa, thực sự chỉ có trong lĩnh vực của ý thức. Và Hữu tuyệt đối nơi chính nó không phải là ý thức, điều này chỉ có thể ám chỉ đến ý thức con người. Cho đến khi yếu tố của chủ nghĩa duy t}m chủ quan này bị loại trừ thì sự chuyển tiếp tới chủ nghĩa duy t}m tuyệt đối của Hegel là không thể xảy ra. Thực sự có một khả năng kh|c, chính yếu đó l{ khả năng nhận thức Hữu tuyệt đối như l{ tự ý thức không ngừng. Tuy nhiên, 469 Fichte khó có thể đi theo con đường của thuyết hữu thần truyền thống. Vì tư tưởng của ông về những gì mà tự ý thức thiết yếu ngăn cản ông gán cho nó thành cái Một. Vì thế, ý thức phải phát sinh. V{ đó l{ ý thức con người. Nhưng không có một hữu thể nào ngoài Thiên Chúa. Vì thế, ở một nghĩa n{o đó, ý thức con người phải là ý thức của Tuyệt đối về chính nó. Nhưng theo nghĩa n{o? Đối với tôi dường như không phải bất cứ câu trả lời rõ ràng nào cũng sặn s{ng đ|p ứng. Lý do là triết học su này của Fichte về Hữu không thể chỉ đơn giản là thêm vào học thuyết Khoa Học (Wissenschaftslehre). Một số lượng lớn tiêu chuẩn sửa đổi cần phải có. Nó có thể chống lại lối giải thích triết học của Fichte khi yêu cầu sửa đổi cả trong đường hướng chủ nghĩa duy t}m tuyệt đối của Hegel và cả trong thuyết hữu thần là thực hiện công lý đối với đặc tính nội tại của nó. V{ điều n{y đúng theo một ý nghĩa n{o đó. Vì Fichte có c|i nhìn đạo đức riêng ông về thực tại, theo đó sự lưu ý được rút ra từ trong c|c chương n{y. Chúng ta đ~ hiểuÝ chí vô hạn biẻu lộ chính mình trong những cái tôi giới hạn mà tự nhiên hình thành nên quang cảnh hoặc vật chất cho sự hoàn thành về một số thiên hướng đạo đức của chúng. V{ chúng ta đ~ thấy nhứng thiên hướng này hội tụ hướng đến sự tự nhận ra trật tự đạo đức phổ quát, mục đích của chính Ý chí vô hạn. Và sự vĩ đại trong tầm nhìn này về thực tại, về thuyết duy t}m đạo đức năng động của Fichte trong dòng chảy chính yếu, không còn là vấn đề. Tuy nhiên, Fichte đơn giản không đề xuất triết thuyết của mình như một tầm nhìn đầy ấn tượng hoặc đầy tính thơ ca, nhưng l{ chính sự thật về thực tại. Do đó, những lời chỉ trích về triết thuyết của ông là khá cố định. Sau cùng, đó không phải là tầm nhìn của sự nhận thức về lý tưởng phổ quát, một trật tự thế giới đạo đức, m{ đ~ từng chinh phục đối với những chỉ trích chống đối. Tầm nhìn n{y cũng có thể 470 sở hữu một giá trị vĩnh cửu. Và nó có thể đ|p ứng như một chất điều hòa cho một sự giải thích về thực tại dưới dạng khoa học thực nghiệm. Một người chắc chắn có thể nhận được sự kích thích và gợi hứng từ Fichte. Nhưng để rút ra được lợi ích từ ông thì người đó phải loại bỏ một số khuôn khổ lý thuyết về cái nhìn. Như đ~ được đề cập ở trên, Fichte hầu như không theo con đường của thuyết hữu thần truyền thống. Tuy nhiên, một số nh{ văn đ~ cho rằng triết học về sau này của ông thực ra là một hình thức của thuyết hữu thần. Ủng hộ cho sự tranh luận này, họ (nh{ văn) có thể đòi hỏi những tuyên bố n{o đó nhằm miêu tả sự tin tưởng chắc chắn của các triết gia v{ đơn giản không chỉ là lời phê bình hoặc những nhận xét được xem xét nhằm đo lường tính chính thống hơn của độc giả hoặc người nghe. Ví dụ, Fichte thường cho rằng Hữu tuyệt đối thì không thể thay đổi và nó không tự phân chia (self-diremption). Nó là cái Một vĩnh cửu và bất biến; không phải là cái Một thiếu sức sống nhưng l{ sự tròn đầy của Cuộc sống vô hạn. Thực sự, sự sáng tạo là tự do chỉ trong trong ý nghĩa rằng nó là tự ph|t; nhưng s|ng tạo không ảnh hưởng đến bất kỳ sự thay đổi nào của Thiên Chúa. Để chắc chắn, Fichte từ chối khẳng định nhân phẩm của Thiên Chúa, ngay cả khi ông thường xuyên sử dụng ngôn ngữ Kitô giáo và nói về Thiên Chúa như ‘He’ (Ng{i). Tuy nhiên, khi ông xem xét nhân phẩm (personality) xét như sự giới hạn tất yếu, hiển nhiên ông không thể gán nó cho Hữu thể vô hạn. Nhưng điều n{y cũng không có ý rằng ông xem Thiên Chúa như một nhân vị thấp kém (infra-personal). Thiên Chúa là nhân vị siêu việt, không kém hơn một nhân vị. Trong ngôn ngữ kinh viện, Fichte không có khái niệm tương tự vè nhân vị, v{ điều n{y đ~ ngăn cản ông sử dùng thuật ngữ thuộc thuyết hữu thần. Đồng thời khái niệm về Hữu tuyệt đối vượt quá phạm vi sự phân biệt mà thiết yếu tồn tại giữa những hữu thể giới hạn rõ ràng, là một sự 471 chuyển dịch trong đường hướng của thuyết hữu thần. Cái tôi không còn chiếm vị trí trung tâm trong bức tranh về thực tại của Fichte nữa: vị trí của nó được thực hiện bởi Cuộc sống vô hạn mà nơi nó không có sự thay đổi và không có sự tự phân chia. Đ}y l{ tất cả những gì tốt đẹp ở phạm vi mà nó trải qua. Đúng l{ sự từ chối khẳng định nhân vị của Thiên Chúa là do bởi thực tế rằng đối với Fichte nhân phẩm có tính hữu hạn. Thiên Chúa vượt trên lĩnh vực của nhân phẩm (personality) hơn l{ không đạt tới nó. Tuy nhiên, nó cũng l{ sự vắng mặt của bất cứ ý tưởng nào về sự loại suy mà nó bao gồm tư tưởng của Fichte trong một sự mơ hồ triệt để. Thiên Chúa là Hữu thể vô hạn. Vì vậy, không một hữu thể nào có thể phát sinh bên ngoài Thiên Chúa. Nếu có một hữu thể như thế, Thiên chúa ắt sẽ giới hạn. Tuyệt đối là Hữu thể duy nhất. Đường ranh của tư tưởng này chỉ ra cách rõ ràng trong đường hướng của thuyết phiếm thần. Đồng thời Fichte kiên quyết duy trì rằng c|c lĩnh vực của ý thức, với sự phân biệt của nó, giữa cái tôi giới hạn và thế giới, ở một nghĩa n{o đó l{ nằm bên ngoài Thiên Chúa. Nhưng trong ý nghĩa n{o? Thật tốt cho Fichte để nói rằng sự khác biệt giữa Hữu thần thiêng và hữu tại thế thần thiêng chỉ nảy sinh cho ý thức. Câu hỏi đặt ra cho chính nó chắc chắn có phải là những hữu thể cái tôi giới hạn hoặc không? phải chăng chúng không phải là những hệ quả của nhất nguyên luận. Vậy thì có thể giải thích làm thế nào ý thức phát sinh, với sự phân biệt mà nó đưa ra. Tuy nhiên, nếu nếu những cái ngã hữu hạn là những hữu thể, làm thế nào chúng ta có thể dung hòa những hữu thể này với tuyên bố cho rằng Thiên Chúa là Hữu thể nếu chúng ta không dựa vào lý thuyết loại suy? Fichte mong muốn có được cả hai cách. Đồng thời cũng muốn nói rằng lãnh vực của ý thức, với sự phận biệt giữa cái tôi giới hạn v{ đối tượng của nó, nằm ở bên ngoài Thiên Chúa v{ Thiên Chúa đó l{ Hữu Thể duy nhất. Vì vậy, lập 472 trường của ông liên quan đến vấn đề giữa hữu thần và phiếm thần chắc chắn vẫn còn mơ hồ. Tất nhiên, điều này không phải l{ để phủ nhận rằng sự phát triển triết học của Fichte về Hữu Thể cho rằng tư tưởng của ông có một sự tương đồng lớn với thuyết hữu thần hơn l{ những tác phẩm ban đầu của ông đ~ đề xuất. Dường như đối với tôi nếu một nh{ văn ngưỡng mộ Fichte vì cách dùng phương ph|p siêu nghiệm về suy tư hay vì chủ nghĩa duy t}m đạo đức của ông tiếp tục giải thích triết học sau n{y như một lời công bố rõ ràng về thuyết hữu thần, thì ông ấy vượt ra ngoài bằng chứng lịch sử. Cuối cùng, nếu được hỏi liệu trong triết học của ông về hữu thể, liệu Fcihte có từ bỏ chủ nghĩa duy t}m, c}u trả lời nên được rõ ràng từ những gì đ~ được nói tới. Fichte không phủ nhận học thuyết Khoa học (Wissenschaftslehre), v{ trong ý nghĩa n{y ông vẫn giữ chủ nghĩa duy t}m. Khi ông ấy nói rằng chỉ có một cuộc sống, và không có chủ thể riêng tư, ‘trực gi|c’ được thế giới khả gi|c, rõ r{ng ông đang giải thích rằng thế giới khả giác xuất hiện ra cho chủ thể giới hạn như một điều gì đó được trao tặng, như một đối tượng được hình thành rồi. Tuy nhiên, ngay từ đầu ông cũng đ~ nói rằng đ}y l{ một sự kiện chính yếu mà chủ nghĩa duy t}m phải giải thích, m{ không được phủ nhận. Đồng thời sự thừa nhận về tính ưu việt của Hữu Thể và về c|c đặc điểm phát sinh của ý thức và tri thức là rời xa khỏi chủ nghĩa duy t}m. Vì thế, chúng ta có thể nói rằng ở một mức độ n{o đó sự khẳng định này xuất phát từ những nhu cầu cấp bách của chính tư tưởng, chủ nghĩa duy t}m đối với Fichte có khuynh hướng vượt qua chính nó. Nhưng điều n{y cũng không phải l{ để nói rằng triết gia đ~ từng thực hiện c|ch rõ r{ng v{ đoạn tuyệt dứt khoát với chủ nghĩa duy t}m. Ở bất cứ trường hợp n{o chúng ta cũng có thể cảm thấy rằng mặc dù thời gian gần đ}y đ~ từng có khuynh hướng nhấn mạnh đến tư 473 tưởng sau này của Fichte, nhưng tầm nhìn ấn tượng vể thực tại lại là hệ thống của ông về chủ nghĩa duy t}m đạo đức hơn l{ c|ch nói mơ hồ của ông về Hữu tuyêt đối và Hữu tại thế thần thiêng. 474 SCHELLING (2)328 Nội dung 1. Khả thể và các nền tảng siêu hình của triết học tự nhiên (Philosophy of Nature). 2. Những phác thảo khái quát về triết học Tự Nhiên của Schelling 3. Hệ thống duy tâm siêu nghiệm 4. Triết học nghệ thuật 5. Tuyệt đối l{ đồng nhất tính (The Absolute as identity) Người dịch: Phạm Khánh Linh, S.J. Bản dịch tiếng Việt Schelling (2) được trích dịch từ bản tiếng Anh của Frederick Copleston, S.J., History of Philosophy - Vol. 7 (Modern Philosophy), Image (1994), tr. 105- ... 328 475 1. Khả thể và các nền tảng siêu hình của triết học tự nhiên (Philosophy of Nature). Điều mà Schelling tiếp tục duy trì chính là sự phát triển việc phản tư, điều được giới thiệu như vết nứt giữa chủ thể và khách thể, giữa lý tưởng và thực tế. Nếu chúng ta không suy tư phản tỉnh, thì chúng ta sẽ phải xem con người là một với Tự nhiên. Nghĩa l{, chúng ta phải xem người đó như việc cảm nghiệm sự hợp nhất này với Tự nhiên ở mức độ cảm giác trực tiếp. Nhưng ngang qua phản tư, con người đ~ ph}n biệt được giữa đối tượng bên ngoài và sự thể hiện (representation) chủ quan của nó, v{ con người đ~ trở nên đối tượng cho chính mình. Nói chung, sự phản tư đặt nền và tồn tại trên sự tách biệt giữa thế giới Tự nhiên khách quan bên ngoài với sự thể hiện và ý thức của đời sống chủ thể bên trong, giữa Tự nhiên (Nature) và Tinh thần (Spirit). Vì thế Tự nhiên như yếu tố ngoại tại để đối lập với Tinh Thần, và tách biệt với một hữu thể có thể ý thức về sự ý thức của mình – là con người. Nếu việc phản tư trở mục đích tối hậu, nó sẽ trở th{nh ‘một căn bệnh tinh thần’.329 Vì con người được sinh ra để hoạt động, nên khi anh ta càng trở về với chính mình trong suy tư phản tỉnh bao nhiêu thì anh ta c{ng kém năng động bất nhiêu. Đồng thời, khả năng phản tư cũng chính l{ điều phân biệt con người với con vật. Và sự ngăn c|ch đ~ được nói đến ở trên giữa đối tượng và chủ thể, giữa ý niệm và thực tế, giữa Tự nhiên và Tinh thần sẽ chẳng thể được lấp đầy bằng việc trở lại với sự tức thì của cảm giác hoặc về với tuổi thơ của nhân loại. Nếu những yếu tố bị chia cắt n{y được nối kết và sự hợp nhất ban đầu cũng được phục hồi, thì quá trình này phải được đạt đến nơi một mức độ cao hơn những cảm giác. Điều đó có nghĩa rằng, nhờ phản tư trong c|ch thức của triết học 329 W, I, p.663. 476 thì sự hợp nhất này sẽ thành công. Nói cho cùng, chính sự phản tư l{ điều gây nên vấn đề. Ở mức độ của lương tri thông thường, sẽ chẳng có vấn đề gì trong mối tương quan giữa thực tại và trật tự ý niệm, giữa sự vật và sự diễn tả sự vật đó bằng trí tuệ. Chính sự phản tư đ~ tạo ra vấn đề, v{ cũng chính nó phải giải quyết vấn đề đó. Thôi thúc đầu tiên của con người là phải giải quyết vấn đề liên quan đến hoạt động nhân quả. Những sự vật tồn tại độc lập ngoài trí tuệ và tạo ra những biểu tượng cho chính mình: chủ thể tính phụ thuộc cách nhân quả vào khách thể tính. Nhưng nói như vậy, con người chỉ cho vấn đề đi xa hơn. Vì nếu tôi khẳng định rằng, những sự vật bên ngoài tồn tại c|ch độc lập và tạo ra những biểu tượng của chúng trong tôi, thì tôi nhất thiết đặt chính mình trên sự vật và biểu tượng. Và vì thế tôi hoàn toàn xác nhận mình là tinh thần. V{ lúc đó c}u hỏi tức khắc sẽ xuất hiện, làm thế nào những sự vật bên ngoài có thể thực hiện một hành vi nhân quả x|c định trên tinh thần? Thực sự chúng ta có thể cố gắng để giải quyết vấn đề từ góc độ khác. Thay vì nói rằng những sự vật tạo ra các biểu tượng cho chúng, thì chúng tôi có thể nói với Kant rằng, chủ thể |p đặt những dạng nhận thức của nó trên một số vấn đề liên quan của kinh nghiệm, v{ như thế tạo nên thực tại mang tính hiện tượng. Nhưng sau đó chúng tôi tiếp tục với những ‘vật tự th}n’. V{ đ}y l{ điều không thể suy tưởng. Vì đ}u m{ một sự vật có thể bị tách khỏi các hình thức được cho là bị chủ thể |p đặt lên? Tuy nhiên đ~ có hai nỗ lực đ|ng kể để giải quyết vấn đề về sự tương xứng giữa chủ thể tính và khách thể tính, giữa lý tưởng và thực tế, mà không cần phải nhờ đến c|c ý tưởng của hoạt động nhân quả. Spinoza đ~ giải thích sự tương ứng bằng công cụ lý 477 thuyết về thay đổi song song của các thuộc tính kh|c nhau nơi một bản thể vô hạn, trong khi Leibniz đ~ tin tưởng vào lý thuyết về một sự hòa hợp đ~ được tiền lập (pre-established harmony). Nhưng cuối cùng chẳng có lý thuyết n{o đem lại sự giải thích sắc đ|ng. Spinoza đ~ bỏ ngỏ không giải thích được sự biến đổi của Bản thể, trong khi Leibniz, theo ý kiến của Schelling, chỉ mặc nhiên công nhận một sự h{i hòa đ~ được thiết lập sẵn. Cùng một lúc cả Spinoza lẫn Leibniz đ~ biết chân lý rằng, lý tưởng và thực tại cuối cùng là một m{ thôi . V{ đó cũng là chân lý mà triết gia được mời gọi để diễn tả. Ông phải cho thấy rằng Tự nhiên là một ‘tinh thần hữu hình’ v{ Tinh thần l{ ‘Tự nhiên vô hình’.330 Nói cách khác, triết gia phải trình b{y như thế n{o để Tự nhiên kh|ch quan l{ lý tưởng thật sự theo nghĩa, Tự nhiên đó l{ động lực thống nhất v{ cũng l{ hệ thống mục đích ph|t triển đi lên đến một điểm mà tại đó nó trở về với chính mình thông qua tinh thần con người. Vì, bức tranh này của Tự nhiên, chúng ta có thể thấy rằng, cuộc sống của sự biểu tượng không phải là một c|i gì đó chỉ đơn giản được thiết lập đối kháng và tách lìa khỏi thể giới khách quan, để ở đó xuất hiện vấn đề tương xứng giữa chủ thể tính và khách thể tính, giữa lý tưởng và thực tế. Cuộc sống của sự biểu tượng là việc hiểu biết của Tự nhiên về chính mình; nó là sự hiện thực hóa của năng lực của Tự nhiên, nhờ đó Tinh thần đang say ngủ được đ|nh thức sự ý thức. Nhưng chúng ta có thể cho thấy rằng, trong thực tế Tự nhiên là một hệ thống mục đích luận, một sự chung cuộc đang tỏ bày không không? Chúng ta có thể không thực sự chấp nhận cách thỏa đ|ng về sự giải thích thế giới hoàn toàn mang tính cơ học. Vì khi chúng ta xem xét các sinh vật, chúng ta đang được lôi cuốn để mở 330 W, I, p.706. 478 đầu cho ý niệm về sự chung cuộc. Không phải tâm trí lưu giữ nội dung với một sự phân chia chia rõ ràng giữa hai lĩnh vực, cụ thể là những thuyết cơ giới và mục đích luận. Nó được lôi cuốn để xem Tự nhiên như một tổng thể tự tổ chức m{ trong đó chúng ta có thể phân biệt những mức độ khác nhau. Nhưng c}u hỏi đặt ra là, liệu sau đó chúng ta không chỉ hiểu mục đích luận thành Tự nhiên, đầu tiên thành sinh vật và sau đó th{nh Tự nhiên như một toàn thể. Sau cùng, Kant thừa nhận rằng, chúng ta không thể không suy nghĩ về Tự nhiên như thể nó là một hệ thống mục đích luận. Vì chúng tôi có một Ý niệm khuôn mẫu về mục đích trong Tự nhiên, một Ý niệm làm phát sinh một số châm ngôn mang tính tự khám phá về sự phê phán. Nhưng Kant sẽ không cho phép Ý niệm chủ quan này chứng tỏ bất cứ điều gì về Tự nhiên trong chính nó. Schelling tin rằng tất cả các nghiên cứu khoa học đều bao hàm tính khả tri của Tự nhiên. Ông nhấn mạnh, mỗi thí nghiệm liên quan đến việc đặt một câu hỏi cho Tự nhiên và Tự nhiên buộc phải trả lời. Và quy trình này bao hàm niềm tin, rằng Tự nhiên phù hợp với những nhu cầu của lý trí, rằng quy trình này có thể hiểu được và nằm trong lý tưởng trực giác này. Niềm tin ấy sẽ được chứng minh nếu một khi chúng ta chấp nhận quan điểm chung về thế giới như đ~ được phác thảo ở trên. Bởi lẽ ý tưởng về Tự nhiên như là một hệ thống mục đích luận có thể thấu hiểu rồi sau đó lại như việc tự phản tư của Tự nhiên, như Tự nhiên biết chính mình trong và qua con người. Nhưng rõ ràng là chúng ta có thể yêu cầu một sự lý giải về quan điểm chung này của Tự nhiên. Và sự lý giải cuối cùng từ Schelling là một lý thuyết siêu hình về Tuyệt đối. "Bước đầu tiên hướng tới triết học và điều kiện không thể thiếu để đạt đến việc hiểu rằng, Tuyệt đối trong trật tự lý tưởng cũng là Tuyệt đối trong trật tự 479 thực tế.”331 Tuyệt đối là “sự đồng nhất thuần túy”332 của chủ quan tính và khách quan tính. Tiếp đó, sự đồng nhất này được phản ánh trong sự thâm nhập vào nhau giữa Tự nhiên và sự hiểu biết về chính mình của Tự nhiên trong và ngang qua con người. Trong chính mình Tuyệt Ðối là một hoạt động vĩnh cửu của sự hiểu biết m{ trong đó không có sự liên tục của thời gian. Tuy nhiên chúng ta có thể phân biệt được ba giai đoạn hay khoảnh khắc (moments) trong một hoạt động này, miễn là chúng ta không xem chúng như sự nối tiếp lẫn nhau về mặt thời gian. Trong khoảng khắc đầu tiên, Tuyệt Ðối cụ thể hóa chính mình trong Tự nhiên lý tưởng, trong mô hình phổ quát của Tự nhiên như thuật ngữ Natura naturans của Spinoza mà Schelling sử dụng. Trong khoảnh khắc thứ hai, Tuyệt đối kh|ch quan tính được chuyển hóa thành Tuyệt đối chủ quan tính. Và khoảnh khắc thứ ba là sự tổng hợp, “trong đó hai sự tuyệt đối (khách quan tính tuyệt đối và chủ quan tính tuyệt đối) lại một lần nữa trở thành một tuyệt đối tính”.333 Tuyệt đối vì thế là một h{nh động vĩnh cửu của việc tự hiểu biết. Khoảnh khắc đầu tiên trong sự sống bên trong của Tuyệt đối được diễn tả hoặc thể hiện trong Natura naturata, Tự nhiên như một hệ thống của những sự vật cụ thể. Đ}y l{ biểu tượng hay hiện tượng của Natura naturans, v{ như vậy nó được xem là “bên ngoài Tuyệt đối” (outside the Absolute).334 Khoảnh khắc thứ hai trong đời sống nội tâm về Tuyệt đối, đó l{ việc biến đổi khách quan tính vào chủ quan tính, được diễn tả ra bên ngoài trong thế giới của sự biểu hiện, thế giới lý tưởng của tri thức nhân loại, mà nhờ đó W, I, p. 708. W, I, p. 712. 333 W, I, p. 714. Tôi đ~ dùng ‘absoluteness’ (tính tuyệt đối) để diễn tả Absoluthheit. 334 W, I, p. 717. 331 332 480 Natura naturata được biểu hiện trong và thông qua tâm trí con người, đồng thời cái cụ thể được nâng lên, như nó l{, vào trong cái phổ quát, nghĩa l{, trên cấp độ nhận thức. Vì thế chúng ta có hai sự đồng nhất như Schelling gọi chúng, Tự nhiên khách quan và thế giới lý tưởng của sự biểu diện. Sự thống nhất thứ ba, liên quan với khoảnh khắc thứ ba trong sự sống bên trong của Tuyệt đối, đó là sự thâm nhập được biết rõ của thực tế và lý tưởng. Tôi nghĩ thật khó để tuyên bố rằng, Schelling đ~ tạo ra mối liên hệ rõ r{ng như pha lê giữa cái vô hạn và hữu hạn, giữa Tuyệt đối tự bản chất và việc tự biểu hiện của Tuyệt đối đó. Chúng ta đ~ thực sự thấy rằng, Natura naturata được xem là biểu tượng hay hiện tượng của Natura naturans, và được cho là bên ngoài Tuyệt đối. Nhưng Schelling cũng đ~ nói về Tuyệt đối như việc mở rộng chính Tuyệt đối đó v{o cái cụ thể. Rõ ràng là Schelling muốn tạo một sự phân biệt giữa cái Tuyệt đối không hề thay đổi tự bản chất và thế giới của những điều cụ thể hữu hạn. Nhưng đồng thời, ông cũng muốn duy trì Tuyệt đối như thực tại bao hàm tất cả. Tuy vậy, chúng ta có phải có trách nhiệm hoàn trả phần sau cho chủ đề này. Hiện tại chúng ta có thể tự bằng lòng với bức tranh chung xem Tuyệt đối như là bản chất vĩnh cửu, hoặc Ý niệm đang cụ thể chính mình trong Tự nhiên, đang trở về với chính mình như l{ chủ thể tính trong thế giới của sự biểu hiện và sau đó nhận biết chính mình, trong và thông qua sự phản tư triết học, như sự đồng nhất về thực tại v{ lý tưởng, của Tự nhiên và Tinh thần.335 Vì thế, lý giải của Schelling tính khả thể của triết học Tự nhiên hay còn được gọi là vật lý cấp cao được thừa nhận l{ mang đặc tính siêu hình. Tự nhiên (có nghĩa l{, Natura naturata) phải l{ lý tưởng Bức tranh của Schelling về nền tảng siêu hình của triết học Tự nhiên đ~ tạo nên một ảnh hưởng mạnh mẽ trên tư tưởng của Hegel. Nhưng thật là không thích hợp để thảo luận vấn đề này ở đ}y. 335 481 thực sự. Bởi vì nó là biểu tượng hoặc hiện tượng của Natura naturans, Tự nhiên lý tưởng: đó l{ sự khách quan hóa 'bên ngoài' của Tuyệt đối. Và vì Tuyệt đối luôn là một, nên sự đồng nhất của tính khách quan và tính chủ quan, Natura naturata, cũng phải là chủ quan tính. Chân lý này được thể hiện trong các quá trình theo cách mà Tự nhiên đ~ trở thành thế giới của sự tượng trưng. Và đỉnh điểm của quá trình này là sự thấu hiểu theo c|ch được nhìn thấy khi sự hiểu biết của con người về Tự nhiên cũng l{ sự hiểu biết của Tự nhiên về chính nó. Thực sự chẳng còn sự rạn nứt nào giữa tính khách quan và tính chủ quan. Theo quan điểm siêu nghiệm thì cả hai là một. Tinh thần đang say ngủ đ~ trở thành Tinh thần được thức tỉnh. Những khoảnh khắc khác biệt trong cuộc sống phi-thời gian kể trên của Tuyệt đối là bản chất thuần khiết được thể hiện theo thứ tự thời gian, điều giữ cho Tuyệt đố tự bản chất như l{ kết quả cho tiền đề. 2. Những phác thảo khái quát về triết học Tự Nhiên của Schelling Để phát triển một triết học Tự nhiên l{ để phát triển một cấu tạo hệ thống lý tưởng của Tự nhiên. Trong tác phẩm Timaeus, Plato đ~ ph|c thảo một cấu trúc lý thuyết về những vật thể vượt ra khỏi những phẩm chất nền tảng. V{ Schelling cũng bị lôi cuốn với điều này. Một nền vật lý thuần túy thực nghiệm sẽ không xứng đ|ng với danh xưng khoa học. Nó sẽ “chẳng là gì ngoài một bộ sưu tập của các sự kiện, các báo cáo về những gì đ~ được quan sát thấy, những gì đ~ xảy ra, hoặc trong tự nhiên hoặc dưới những điều kiện sản xuất nhân tạo”.336 Schelling thực sự thừa nhận rằng ngành vật lý mà chúng ta biết, nó không hoàn toàn là thử nghiệm 336 W, II, p.283. 482 hoặc thường nghiệm theo ý nghĩa n{y. "Trong c|i m{ b}y giờ được gọi là vật lý thực nghiệm [Empirie] và khoa học được trộn lẫn.337 Theo ý kiến của Schelling, vẫn có chỗ cho một cấu trúc thuần túy lý thuyết hoặc việc suy luận về vật chất và về các dạng cơ bản của các vật thể, các chất vô cơ v{ hữu cơ. Hơn nữa, vật lý học tự biện này sẽ không chỉ mang lấy c|c năng lực tự nhiên, chẳng hạn như lực hấp dẫn, như một điều gì đó nhất định. Vật lý sẽ cấu thành nên những năng lực này từ những nguyên lý đệ nhất. Theo ý định của Schelling ít nhất là sự cấu tạo này không liên quan đến việc tạo ra một suy luận huyền ảo v{ độc đo|n ở các cấp độ cơ bản của Tự nhiên. Đúng hơn h~y để Tự nhiên tự kiến tạo, trước khi có sự quan tâm chú ý của tâm thức. Thực sự vật lý học lý thuyết hoặc cao cấp không thể giải thích hoạt động kiến tạo cơ bản này, điều đ~ làm phát sinh Tự nhiên. Đ}y l{ một vấn đề dành cho siêu hình học thì thích hợp hơn l{ d{nh cho triết học Tự nhiên. Nhưng nếu sự phát triển của này hệ thống tự nhiên là sự tự diễn tả tiệm tiến tất yếu của Tự nhiên lý tưởng, Natura naturans, thì nó phải có khả năng hồi tưởng một cách hệ thống các giai đoạn của tiến trình mà Tự nhiên lý tưởng diễn tả chính mình trong Natura naturata. Và nhiệm vụ của vật lý lý thuyết là l{m điều này. Schelling l{ rõ r{ng cũng nhận thức được rằng, chính nhờ ngang qua kinh nghiệm mà chúng ta trở nên quen thuộc với sự tồn tại của các năng lực tự nhiên cùng những vật vô cơ v{ hữu cơ. V{ có thể nói, nhiệm vụ của triết gia không phải là kể cho chúng ta biết các sự kiện thường nghiệm lúc ban đầu, hoặc đề ra một tiên nghiệm – a priori một lịch sử tự nhiên mà có thể được phát triển chỉ dựa trên cơ sở của việc điều tra thực nghiệm. Ông quan tâm đến việc diễn tả các mô hình mục đích luận cơ bản và thiết yếu 337 Ibid. 483 trong Tự nhiên, trong Tự nhiên, nghĩa l{ để nói như được biết trong trường hợp đầu tiên nhờ kinh nghiệm và việc điều tra thực nghiệm. Người ta có thể nói rằng, ông bị lôi cuốn đến việc giải thích cho chúng ta lý do về các sự kiện này. Để trình bày Tự nhiên như một hệ thống mục đích luận, như việc tự bộc lộ cần thiết của Ý niệm vĩnh cửu, bao gồm việc cho thấy rằng lời giải thích cho mức độ thấp hơn thì luôn luôn được tìm thấy trong mức độ cao hơn. Chẳng hạn, thậm chí nếu đứng từ quan điểm của thời gian, c|i vô cơ l{ tiên nghiệm từ cái hữu cơ, đứng từ quan điểm triết học thì cái sau là tiên nghiệm hợp lý cho c|i có trước. Có nghĩa l{, cấp độ thấp hơn tồn tại như một nền tảng cho cấp độ cao hơn. V{ điều n{y l{ đúng trong khắp Tự nhiên. Người theo chủ nghĩa duy vật có xu hướng hạ c|i cao hơn th{nh cái thấp hơn. Ví dụ, anh ta sẽ cố gắng để giải thích sự sống hữu cơ trong điều kiện nhân quả cơ học mà không giới thiệu các khái niệm về mục đích tính. Nhưng quan điểm của anh ta đ~ lầm. Nếu một người giới thiệu các khái niệm về mục đích tính, nó sẽ không giống như ông ta tưởng tượng, đó chỉ là một vấn đề của việc phủ nhận c|c định luật cơ học hoặc việc xem chúng là mông lung trong lĩnh vực hữu cơ. Hơn thế, đó sẽ là một vấn đề của việc xem vị trí của cơ học như sự thiết lập cần thiết cho việc thức ra những mục đích của Tự nhiên trong tiến trình kiến tạo sinh vật. Có một sự liên tục. Vì cấp độ thấp hơn l{ nền tảng cần thiết cho cấp độ cao hơn, và cái sau hợp v{o c|i trước trong bản chất của nó. Nhưng cũng có sự xuất hiện của một c|i gì đó mới, và cấp độ mới này lý giải mức độ mà nó giả định trước. Khi chúng ta hiểu được điều này, chúng ta thấy rằng “sự đối lập giữa thuyết cơ giới và môi trường hữu cơ biến mất”.338 Vì chúng ta 338 W, I, p. 416. 484 nhận thấy việc sản sinh các sinh vật l{ điều mà Tự nhiên vô tình nhằm đến thông qua sự phát triển của môi trường vô cơ, với các định luật cơ học. Và vì thế, sẽ chắc chắn hơn khi nói rằng tính vô cơ là hữu cơ trừ - minus hơn là nói, hữu cơ là vô cơ cộng - plus. Tuy nhiên, ngay cả cách nói này cũng có thể gây hiểu nhầm. Vì sự đối lập giữa thuyết cơ giới và môi trường hữu cơ được khắc phục không quá nhiều bởi lý thuyết cái trước tồn tại là vì các sau, cũng như bởi lý thuyết Tự nhiên như một toàn thể là sự thống nhất mang tính hữu cơ. Giờ đ}y, hoạt động dựa trên nền tảng của Tự nhiên và 'mở rộng' chính mình trong thế giới hiện tượng thì vô hạn hoặc không giới hạn. Vì Tự nhiên, như chúng ta đ~ thấy, là sự tự khách thể hóa của cái Tuyệt đối vô hạn, điều giống như một h{nh động(act) vĩnh cửu, là sự hoạt động hoặc sẵn s{ng. Nhưng nếu phải có bất kỳ hệ thống khách quan nào của Tự nhiên, thì sự hoạt động không giới hạn này phải được kiểm tra lại. Nghĩa l{, phải có một năng lực kiểm tra hoặc giới hạn. V{ đó chính l{ sự tương t|c giữa hoạt động không giới hạn v{ năng lực kiểm tra, sự tương t|c tạo nên mức độ thấp nhất của Tự nhiên, cấu trúc chung của thế giới và hàng loạt các vật thể,339 mà Schelling gọi là, tiềm năng - potency đầu tiên (Potenz) của Tự nhiên. Vì vậy, nếu chúng ta nghĩ rằng, lực hút tương ứng với năng lực kiểm tra, và lực đẩy cũng đồng nghĩa với hoạt động không giới hạn, thì sự tổng hợp của cả hai trong phạm vi này chỉ đơn giản là khối lượng. Nhưng nỗ lực của hoạt động không giới hạn n{y để tái khẳng định chính nó, chỉ được kiểm tra tại một điểm khác. Và sự hợp nhất hoặc tiềm năng thứ hai này trong sự cấu tạo của Tự nhiên là thuyết cơ giới phổ qu|t, theo đó Schelling suy diễn ánh sáng và 339 Der allgemeitte Weltbau und die Kdrperreihe", W, I, p . 718 . 485 tiến trình sinh động này, hoặc quy luật năng động của các vật thể. “Tiến trình sinh động này không có gì khác ngoài cấu tạo thứ hai của vật chất.”340 Nghĩa l{, việc cấu tạo ban đầu của vật chất được lặp đi lặp lại như nó l{, ở một mức độ cao hơn. Ở mức độ thấp hơn, chúng ta có sự hoạt động cơ bản của các lực hút và lực đẩy, và sự tổng hợp của chúng trong vật chất như khối lượng. Ở cấp độ cao hơn chúng ta thấy, các lực giống nhau thể hiện chính chúng trong những hiện tượng từ tính, điện và quá trình hóa học hoặc các tính chất hóa học của các vật thể. Sự hợp nhất hoặc tiềm năng thứ ba của Tự nhiên là sinh vật. Và trên cấp độ này, chúng ta nhận thấy các lực giống nhau hơn l{ việc hiện thực hóa những tiềm năng của chúng trong các hiện tượng của tri giác, tính cảm ứng và sự tái tạo. Sự hợp nhất hay mức độ này của Tự nhiên được biểu trưng như l{ sự kết hợp của hai vật kh|c. Do đó, không thể nói rằng nơi bất kỳ cấp độ nào Tự nhiên chỉ là sự vô hồn, không có sự sống. Tự nhiên là một sự thống nhất hữu cơ sinh động để hiện thực hóa tiềm năng của nó nơi những cấp độ tăng dần cho đến khi diễn tả được chính bản thân trong sinh vật. Tuy nhiên, chúng ta phải bổ sung rằng, rõ ràng là có những cấp độ phân biệt trong chính môi trường hữu cơ. Ở những cấp độ thấp hơn, sự tái sản sinh đặc biệt dễ thấy trong khi tri giác lại tương đối kém phát triển. Có thể nói, các sinh vật riêng lẻ không còn tồn tại trong các loài. Trong những cấp độ cao hơn, sự sống của c|c gi|c quan được phát triển nhiều hơn, v{ c|c sinh vật riêng lẻ thì, có thể nói rằng, đông hơn v{ ít khi chỉ là một thành viên ngoại lệ trong một lớp không giới hạn. Đỉnh điểm được đạt đến trong cơ thể con người, l{ điều thể hiện rõ nhất trong sự lý tưởng của Tự nhiên và tạo nên điểm chuyển đổi cho thế giới của 340 W, 11, p. 320. 486 sự thể hiện (represention) hay chủ quan tính, sự phản tư của Tự nhiên về chính mình. Thông qua sự cấu tạo của Tự nhiên, Schelling sử dụng c|c ý tưởng về sự đối nhau của các lực. Nhưng “hai lực đối lập này. . . lại dẫn đến ý tưởng về một nguyên tắc tổ chức đ~ l{m cho thế giới thành một hệ thống”.341 Và với nguyên tắc này, chúng ta có thể thuận tiện để đặt danh thánh (time-hallowed name) cho linh hồn thế giới (world-soul). Thực sự danh thánh này không thể được khám phá bằng việc điều tra thực nghiệm. Và cũng không thể mô tả về nó bằng những phẩm chất của các hiện tượng. Nó là một định đề, “một giả thuyết của ngành vật lý cao hơn để giải thích cấu trúc phổ qu|t”.342 Điều n{y được gọi là linh hồn thế giới không phải tự nó là một sự hiểu biết có ý thức. Đó l{ nguyên tắc tổ chức tự tỏ hiện trong Tự nhiên v{ đạt tới ý thức trong và thông qua cái tôi của con người. Và nếu chúng ta không mặc nhiên công nhận nó, thì chúng ta không thể nhìn vào Tự nhiên như một siêu cấu trúc thống nhất, tự phát triển. Người đọc có lẽ tự hỏi, làm thế nào mà lý thuyết Tự nhiên của Schelling lại bám sát thuyết tiến hóa trong ý nghĩa của việc chuyển đổi các hình thức hay sự xuất hiện của các hình thức cao hơn từ những hình thức thấp hơn. V{ rõ r{ng thật đ|ng tranh c~i không chỉ bởi một lý thuyết tiến hóa rõ nét sẽ phù hợp với giải thích của Schelling, nhưng còn theo yêu cầu của quan điểm của ông về thế giới, thế giới như một sự thống nhất hữu cơ tự phát triển. Thật vậy, ông đề cập rõ ràng đến khả năng của sự tiến hóa. Ví dụ ông thấy rằng, ngay cả khi kinh nghiệm của con người cũng không tiết lộ bất kỳ trường hợp nào của sự biến đổi từ loài này sang một loài 341 342 W, I, p. 449. W, I, p. 413. 487 khác, thiếu bằng chứng thực nghiệm thì không thể chứng minh rằng một sự thay đổi như vậy là không có khả năng xảy ra. Những sự biến đổi như thế có thể là do sự thay đổi xảy ra trong một khoảng thời gian l}u d{i hơn rất nhiều so với sự bao quát của kinh nghiệm con người. Đồng thời, Schelling cũng lưu ý, "tuy nhiên, hãy để chúng ta hãy bỏ qua những khả thể này”.343 Nói cách khác, trong khi ông thừa nhận khả thể của sự tiến hóa mới xuất hiện, thì ông lại bị thu hút nhiều không phải với lịch sử di truyền của Tự nhiên nhưng với một cấu trúc mang tính lý tưởng hoặc lý thuyết. Sự cấu tạo này thực sự là giàu ý tưởng. Nó lập lại nhiều suy xét ng{y xưa về thế giới. Ví dụ, ý niệm phổ biến về sự đối nghịch của các lực gợi nhớ về sự suy xét của người Hy Lạp về Tự nhiên, trong khi lý thuyết về Tự nhiên như Tinh thần đang say ngủ gợi nhớ về một số khía cạnh của triết học Leibniz. Lý giải của Schelling về Tự nhiên cũng hướng đến sự suy luận trong giai đoạn sau này. Ví dụ, có thể thấy rằng, tồn tại một vài sự giống nhau theo kiểu họ hàng giữa triết học Tự nhiên của Schelling và hình ảnh của các vật vô cơ như sự diễn tả của Bergson, những nét sắc sảo đ~ bị lu mờ bị lãng quên đi bởi élan vital trong sự bay bổng của nó. Tuy nhiên, một cách chắc chắn cấu trúc Tự nhiên của Schelling xuất hiện thật huyền ảo và dễ thay đổi với não trạng khoa học, đến nỗi có vẻ như không có bất kỳ lý do gì để dành phần này đ}y để nghiên cứu chi tiết thêm về nó.344 Điều đó không có nghĩa l{, triết gia đó đ~ thất bại khi đưa vào triết học Tự nhiên của mình những lý thuyết và giả thuyết khoa học mà ông đ~ biết. Nhưng ngược lại, ông vay mượn và sử dụng những ý tưởng được lấy từ vật lý hiện đại, điện động lực học, hóa học và sinh học. Tuy vậy, những ý W, I, p. 4 1 7. Những chi tiết trong cấu tạo Tự nhiên của Schelling thay đổi đôi chút qua những bài viết khác nhau của ông về một chủ đề. 343 344 488 tưởng này được gắn vào một hệ thống biện chứng, và chúng thường được kết hợp với nhau nhờ việc áp dụng các loại suy cách khéo léo và có lẽ đôi khi mang tính gợi ý, tuy vẫn mang xu hướng huyền ảo và xa vời. Do đó, thảo luận về các chi tiết nghĩa l{ thêm một chủ đề cho cuộc nghiên cứu chuyên ngành về Schelling và các mối liên hệ của ông với các nhà khoa học như Newton và các nhà văn đương đại như Goethe hơn l{ cho phần lịch sử tổng quan của triết học. Tuy nhiên, nói điều này không phải là để phủ nhận tầm quan trọng của triết học Tự nhiên của Schelling trong phác thảo chung của nó. Nhưng để thấy rõ nghĩa rằng Đức quốc duy tâm không liên quan đến th|i độ chủ quan theo như nghĩa thông thường. Tự nhiên là biểu hiện trực tiếp và khách quan về Tuyệt đối. Tự nhiên thực sự là lý tưởng đích thực. Nhưng điều này không có nghĩa rằng, Tự nhiên trong bất kỳ ý nghĩa n{o đều là tác phẩm của cái tôi của con người. Chính là ý tưởng, vì nó thể hiện việc Ý niệm vĩnh cửu, và cũng bởi vì nó được hướng đến việc tự phản tư trong và thông qua t}m trí con người. Quan điểm của Schelling về Tuyệt đối là sự đồng nhất giữa nhu cầu của khách thể tính và chủ thể tính, dĩ nhiên, việc tự khách thể hóa của Tuyệt đối, cụ thể là Tự nhiên sẽ tỏ lộ tính đồng nhất này. Nhưng đồng nhất tính lại được biểu lộ thông qua mô hình của Tự nhiên về mục đích luận, không phải qua việc giảm trừ của tính đồng nhất thành những ý tưởng con người. Sự thể hiện của Tự nhiên trong và thông qua tâm trí con người bao hàm tính khách quan của thế giới, mặc dù cùng một lúc nó bao hàm cả tính khả tri của thế giới và định hướng nội tại của nó cho việc tự phản tư. Hơn nữa, nếu chúng ta cắt bỏ những suy đo|n hơi huyền ảo của Schelling về từ trường, điện.v.v., nghĩa l{ chúng ta cũng sẽ bỏ đi 489 những chi tiết về cấu trúc Tự nhiên mang tính lý thuyết của ông, đó l{ quan điểm chung về Tự nhiên như l{ một biểu hiện khách quan của Tuyệt đối và như là một hệ thống mục đích luận sở hữu được một giá trị vĩnh cửu. Đó rõ ràng là một giải thích siêu hình, v{ như vậy thật khó có thể hấp dẫn những người từ chối toàn bộ siêu hình học. Tuy vậy, bức tranh chung về Tự nhiên không phải là không hợp lý. Và nếu một khi chúng ta chấp nhận tư tưởng của Schelling, và sau đó là Hegel với ý niệm về một tinh thần Tuyệt đối, chúng ta sẽ trông chờ được tìm thấy trong Tự nhiên một mô hình mục đích luận, dù cho không nhất thiết phải chấp nhận rằng, chúng ta có thể suy ra các lực và hiện tượng của Tự nhiên theo cách thức mà Schelling đ~ nghĩ, vật lý thuyết có khả năng làm được điều đó. 3. Hệ thống duy tâm siêu nghiệm Theo quan điểm thực tế, triết học Tự nhiên của Schelling đại diện cho sự phân nhánh từ những đóng góp độc đ|o của Fichte cho sự phát triển chủ nghĩa duy t}m Đức. Ngay từ đầu, Schelling đ~ g}y ngạc nhiên khi người ta thấy ông xuất bản cuốn sách Hệ thống của Chủ nghĩa duy tâm Siêu nghiệm (System of Transcendental Idealism) v{o năm 1800, trong đó ông bắt đầu từ cái tôi và tiến tới xây dựng 'lịch sử liên tục của việc tự ý thức'.345 Điều này như thể ông đ~ thêm vào triết học Tự nhiên một hệ thống không tương xứng được lấy cảm hứng từ Fichte. Tuy vậy, theo ý kiến của Schelling, chủ nghĩa duy t}m siêu nghiệm đ~ tạo nên một sự bổ sung cần thiết cho triết học Tự nhiên. Trong chính sự hiểu biết, chủ thể và đối tượng được kết hợp: cả hai là một. Nhưng nếu 345 w , 11, p. 331. 490 muốn giải thích sự đồng nhất này, đầu tiên chúng ta phải quên nó đi. Và sau đó, chúng ta được đối diện với hai khả thể. Hoặc chúng ta có thể bắt đầu với khách thể tính và tiến dần về phía chủ thể tính, v{ để tự hỏi rằng làm thế nào mà Tự nhiên vô thức lại được miêu tả. Hoặc chúng ta có thể bắt đầu với chủ thể tính và tiến tới mục tiêu, để tự hỏi làm thế nào mà một đối tượng lại tồn tại cho chủ thể. Trong trường hợp đầu tiên chúng ta phát triển triết học Tự nhiên để diễn tả, làm thế nào mà Tự nhiên phát triển c|c điều kiện cho việc tự phản tư của mình ở mức độ chủ thể tính. Trong trường hợp thứ hai, chúng ta phát triển hệ thống của chủ nghĩa duy tâm siêu nghiệm để cho thấy, làm thế nào mà các nguyên tắc nội tại cuối cùng của sự ý thức tạo ra thế giới khách quan như điều kiện của việc đạt đến sự tự ý thức. Và hai dòng phản tư này đang có và phải được bổ sung. Vì nếu Tuyệt đối là sự đồng nhất của tính chủ quan và tính khách quan, thì nó phải có khả năng bắt đầu từ một trong hai cực để phát triển một triết lý trong sự hòa hợp với triết lý được phát triển bằng việc khởi đầu từ cực còn lại. Nói cách khác, Schelling xác tín rằng, các đặc tính có cùng sự bổ sung của triết học Tự nhiên và hệ thống của chủ nghĩa duy t}m siêu nghiệm thì biểu lộ bản chất của Tuyệt đối như tính đồng nhất của chủ thể và đối tượng, của lý tưởng và thực tế. Khi chủ nghĩa duy t}m siêu nghiệm được mô tả như l{ khoa học về sự hiểu biết, nó không quan t}m đến câu hỏi, liệu có một thực tại bản thể học nào đằng sau toàn bộ phạm vi kiến thức hay không. Do vậy nguyên tắc đầu tiên của chủ thuyết trên phải được nội tại trong phạm vi này. Và nếu chúng ta phải tiếp tục từ chủ thể tính đến khách thể tính bằng suy luận về siêu nghiệm, thì chúng ta phải bắt đầu với tính đồng nhất ban đầu của chủ thể và đối tượng. Tính đồng nhất này trong phạm vi kiến thức là việc tự ý thức, trong đó chủ thể và đối tượng đều giống nhau. Và tự ý thức được Schelling 491 mô tả là bản ngã (ego). Nhưng thuật ngữ “bản ng~” không có nghĩa tự cái tôi (self) riêng lẻ. Nó có nghĩa l{ “h{nh động của việc tự ý thức nói chung”.346 “Việc tự ý thức này là khởi điểm của chúng ta và là một hành động tuyệt đối.”347 Và h{nh động tuyệt đối này là một sự trình bày về chính mình như l{ đối tượng. “Bản ngã chẳng là gì khác ngoài việc trình bày điều sẽ trở thành đối tượng của chính mình.”348 Trong thực tế đó l{ 'một trực giác trí thức'.349 Bởi lẽ bản ngã tồn tại qua sự nhận biết về chính mình, và sự tự nhận biết này l{ h{nh động của trực giác tri thức, đó là "cơ quan (organ) của tất cả tư tưởng siêu nghiệm”350 và diễn tả cách tự do những điều không có đối tượng như đối tượng của nó. Trực giác tri thức (Intellectual intuition) và tư duy siêu nghiệm về sự trình bày đối tượng là một và giống nhau. Do đó hệ thống của chủ nghĩa duy tâm siêu nghiệm phải mang hình thức của một sự trình bày hoặc sự cấu tạo của việc tự ý thức. Schelling đ~ ứng dụng rộng rãi hơn Fichte người đ~ sắp đặt ý tưởng về trực giác tri thức (intellectual intuition). Tuy vậy, mô hình chung của chủ nghĩa duy t}m siêu nghiệm trong tư tưởng Schelling rõ ràng là dựa trên tư tưởng của Fichte. Cái tôi tự nó là một h{nh động hoặc hoạt động không giới hạn. Nhưng để trở thành đối tượng riêng của mình, cái tôi phải giới hạn hoạt động này bằng cách thiết lập một c|i gì đó hơn để đối lại chính mình, cụ thể là cái phi ngã (non-ego). Và nó phải l{m như vậy một cách vô thức. Bởi lẽ cái tôi không thể giải thích việc được cho (givenness) của cái phi-ngã trong khuôn khổ của chủ nghĩa duy t}m, trừ khi chúng ta giả định rằng việc sáng tạo cái phi-ngã là một sản phẩm W, II, p.374. 'the act of self-consciousness in general' W, II, p.388. 348 W, II, p.370. 349 Ibid 350 W, II, p.369. 346 347 492 vô thức và cần thiết. Cái phi-ngã là một điều kiện cần thiết của sự tự ý thức. Và trong ý nghĩa n{y, sự giới hạn của hoạt động vô hạn hoặc vô cùng, điều đ~ cấu thành nên cái tôi, phải luôn luôn duy trì. Nhưng theo một nghĩa khác thì sự giới hạn này phải được siêu vượt. Nghĩa l{, cái tôi phải có khả năng trừu tượng từ cái phi-ngã và ảnh hưởng ngược lại chính mình cách tự bản chất. Nói cách khác, sự tự ý thức sẽ mang hình thức của sự tự ý thức con người và giả định Tự nhiên như c|i phi-ngã. Trong phần đầu của hệ thống duy tâm siêu nghiệm, tương ứng với sự suy tư của ý thức mang tính lý thuyết của Fichte trong tác phẩm Wissenschaftslehre, Schelling đ~ phân tách lịch sử của ý thức thành ba kỷ nguyên hoặc giai đoạn chính. Nhiều chủ đề của Fichte đ~ xuất hiện trở lại, nhưng Schelling đương nhiên sẽ nổ lực để nối kết lịch sử về sự ý thức của ông với triết học Tự nhiên. Kỷ nguyên đầu tiên bắt đầu từ cảm giác nguyên sơ đến trực giác sáng tạo. Và điều đó liên quan đến việc xây dựng nội dung trong triết học Tự nhiên. Nói cách khác, chúng ta thấy việc sản sinh (production) của thế giới vật chất như hoạt động vô thức của Tinh thần. Kỷ nguyên thứ hai ở trong khoảng từ trực giác sáng tạo đến sự phản tư. Cái tôi ở đ}y có ý thức về mức độ cảm giác. Nghĩa l{, đối tượng khả giác xuất hiện phân biệt với h{nh động của trực giác sáng tạo. Vì thế, Schelling đ~ suy luận các phạm trù của không gian, thời gian và nhân quả. Một vũ trụ bắt đầu để tồn tại cho cái tôi. Schelling cũng bận rộn với việc suy luận về các sinh vật như một điều kiện cần thiết cho sự trở về của cái tôi nhờ chính nó. Điều này diễn ra trong kỷ nguyên thứ ba nơi đỉnh điểm trong hành vi trừu tượng tuyệt đối, nơi đó cái tôi phản tư để phân biệt chính mình với đối tượng hoặc với phi-ngã, đồng thời nhận ra chính mình bằng trí khôn. Cái tôi đ~ trở thành đối tượng cho chính nó. 493 Hành vi sự trừu tượng tuyệt đối có thể được giải thích chỉ như một h{nh động của ý chí tự quyết. Và do đó, chúng ta sẽ vượt qua ý niệm về cái tôi hay trí khôn như l{ một năng lực tích cực và tự do, và hướng đến phần thứ hai hoặc phần thực tế của hệ thống duy tâm siêu nghiệm. Sau khi nghiên cứu về phần được diễn tả bởi ý thức của những tôi khác, những ý chí tự do khác trong sự phát triển của việc tự ý thức, Schelling tiếp tục thảo luận về sự khác biệt giữa sự thúc đẩy tự nhiên và ý muốn-được xem xét như một hoạt động lý tưởng hóa (eine idealisierende Tatigkeit), nghĩa là, giống như việc tìm kiếm để sửa đổi hoặc thay đổi khách thể tính cho phù hợp với một lý tưởng. Lý tưởng thuộc về phía của chủ thể tính: đó l{ chính cái tôi trong thực tế. Do đó khi tìm kiếm để hiện thực hóa lý tưởng trong thế giới khách quan, thì cái tôi cũng nhận ra được chính mình. Ý tưởng này kiến tạo nền tảng cho một cuộc thảo luận về đạo đức. Schelling được hỏi, làm thế nào mà ý chí, mà cụ thể là cái tôi được xem như hoạt động tự quyết hoặc tự nhận thức, lại trở thành khách quan cho cái tôi được xem như trí thông minh? Nghĩa l{, làm thế nào mà cái tôi có thể ý thức chính mình như ý chí? Câu trả lời là, thông qua một nhu cầu, nhu cầu mà cái tôi nên ước muốn không gì khác ngoài sự tự quyết. "Nhu cầu này không là gì khác ngoài mệnh lệnh tuyệt đối hoặc quy luật luân lý mà Kant diễn tả theo cách thức sau: bạn chỉ nên ước muốn điều mà những sự hiểu biết khác có thể ước muốn. Nhưng điều mà tất cả sự hiểu biết có thể ước muốn mới là sự tự quyết thuần túy, sự phù hợp thuần túy với luật. Vì thế, thông qua luật đạo đức, quyền tự quyết thuần túy (pure self-determination). . . trở th{nh đối tượng cho cái tôi.351 351 W, II, pp.573-4. 494 Nhưng sự tự quyết hoặc tự nhận thức chỉ có thể đạt được thông qua h{nh động cụ thể trong thế giới. Và Schelling tiến tới việc suy luận về hệ thống các quyền và Nh{ nước như những điều kiện cho h{nh động đạo đức. Tất nhiên, Nh{ nước là một dinh thự được xây dựng bởi b{n tay con người, bởi hoạt động của Tinh thần. Nhưng nh{ nước đó cũng cần một điều kiện là đa số của các cá nhân đều có một nhận thức cân xứng về sự tự do. Và dù cho nh{ nước là một công trình được xây dựng bởi b{n tay con người, thì nó cũng nên là một Tự nhiên thứ hai. Trong tất cả các hoạt động, chúng ta tin tưởng vào sự thống nhất của Tự nhiên, vào sự chi phối của các quy luật tự nhiên. Và trong hành vi đạo đức, chúng ta có thể nên thể tin tưởng vào các nguyên tắc hợp lý của luật lệ trong xã hội. Nghĩa l{, chúng ta nên tin tưởng vào Nh{ nước hoạt động theo lẽ phải, m{ đặc điểm của nh{ nước đó l{ c|c nguyên tắc của pháp luật. Tuy nhiên, ngay cả những Nh{ nước được tổ chức tốt nhất cũng không thoát khỏi những ý định bất thường và ích kỷ của những quốc gia khác. Và câu hỏi đặt ra là, làm thế nào mà xã hội chính trị (political society) có thể được giải thoát khỏi tình bất ổn và mất an ninh này trong khả thể của nước đó? Câu trả lời có thể được tìm thấy chỉ trong "một tổ chức vượt trên một Nh{ nước riêng lẻ, cụ thể là một liên bang của tất cả các quốc gia"352, điều đó sẽ loại bỏ được các xung đột giữa các nước. Chỉ bằng cách này, xã hội chính trị có thể trở nên một Tự nhiên thứ hai, một c|i gì đó mà chúng ta có thể tin tưởng. Tuy nhiên để đạt được kết cục này cần có hai điều kiện bắt buộc. Đầu tiên, các nguyên tắc cơ bản của một bản hiến pháp thực sự hợp lý phải được thừa nhận chung, để rồi tất cả các quốc gia riêng 352 W, II, pp.586. 495 lẻ sẽ có một lợi ích chung trong việc bảo đảm và bảo vệ luật pháp cũng như quyền lợi của một quốc gia khác. Thứ hai, các quốc gia riêng lẻ phải phục tùng một quy luật cơ bản chung giống như c|ch thức mà mỗi công dân phục tùng luật pháp của đất nước họ. Và điều này có nghĩa l{, liên bang sẽ phải là một "quốc gia của các quốc gia”353, hoặc ít nhất trong lý tưởng là một tổ chức quốc tế với quyền lực tối cao. Nếu ý tưởng này có thể được thực hiện, chính trị xã hội sẽ trở thành một bối cảnh an toàn để hiện thực hoá đầy đủ một trật tự luân lý phổ quát. Giờ đ}y, nếu lý tưởng này được thực hiện chút nào đó, thì nó phải được nhận ra rõ ràng trong lịch sử. Và câu hỏi đặt ra là, liệu trong lịch sử loài người chúng ta có thể phân định được xu hướng tất yếu n{o đó hướng tới việc đạt được mục tiêu này không. Theo ý kiến của Schelling 'nơi ấy nằm trong khái niệm về lịch sử, khái niệm về sự tiến bộ bất tận'354. Rõ ràng, nếu tuyên bố này có nghĩa rằng khái niệm "lịch sử" được dùng như nghĩa thông thường, là nhất thiết phải bao gồm như một phần ý nghĩa của khái niệm về sự tiến bộ không ngừng hướng tới một mục tiêu định trước, thì chân lý của khái niệm này cũng sẽ là chỗ hở để đặt vấn đề. Nhưng Schelling đang ngắm nhìn lịch sử dưới ánh sáng của lý thuyết Tuyệt đối mà ông theo đuổi. "Một cách toàn thể lịch sử là một mạc khải liên tục của cái Tuyệt đối, một sự mạc khải dần dần tiết lộ chính mình."355 Vì tuyệt đối là sự đồng nhất thuần túy của lý tưởng và thực tế, thì lịch sử cũng phải là một hoạt động hướng tới việc sáng tạo một Tự nhiên thứ hai, một trật tự-thế giới đạo đức và hoàn hảo trong khuôn khổ của một xã hội chính trị có tổ chức hợp lý. Và vì Tuyệt đối là vô hạn, nên hoạt động tiến bộ này cũng W. II, p. 587. W, II, p. 592. 355 W, II, p. 603. 353 354 496 phải vô tận. Nếu Tuyệt đối đ~ được tỏ lộ một cách hoàn hảo trong bản chất thật sự của nó, thì quan điểm về ý thức con người, quan điểm giả định có một sự phân biệt giữa chủ thể và đối tượng, sẽ không còn tồn tại. Do đó sự mạc khải của Tuyệt Đối trong lịch sử nhân loại phải được dựa trên nguyên tắc của sự bất tận. Nhưng sau đó phải chăng chúng ta sẽ không phải đối mặt với một tình thế khó xử nào? Nếu một mặt chúng ta khẳng định rằng, ý chí con người là tự do, thì phải chăng chúng ta không thừa nhận rằng con người có thể ngăn chặn được kết cục của lịch sử và sẽ không có tiến trình cấp thiết n{o để hướng tới một mục tiêu lý tưởng? Mặt khác, nếu chúng ta khẳng định rằng, lịch sử nhất thiết phải di chuyển theo một hướng nhất định, thì phải chăng chúng ta không phủ nhận quyền tự do của con người hoặc coi nhẹ những cảm xúc tâm lý về sự tự do? Để đối phó với vấn đề này Schelling đ~ nại đến v{ đặt v{o đó ý niệm về một sự quy nạp tuyệt đối (absolute synthesis) cho những h{nh động tự do. Các cá nhân h{nh động một cách tự do. Và bất cứ cá nhân n{o cũng có thể h{nh động vì một số mục đích hoàn toàn riêng tư v{ ích kỷ. Nhưng đồng thời lại có một sự thiết yếu ngầm ẩn đ~ đạt được một sự tổng hợp c|c h{nh động dường như chẳng có liên quan và thậm chí còn xung đột của nhiều người. Ngay cả khi một người h{nh động vì những động cơ hoàn toàn ích kỷ, anh ta`cũng đ~ đóng góp một cách vô thức cho việc hoàn thành kết cục chung của lịch sử nhân loại mặc dù trái với ý muốn của mình.356 Tính đến lúc này, chúng ta đ~ được xem xét một cách ngắn gọn các phần của hệ thống chủ nghĩa duy t}m siêu nghiệm, trong đó đ~ Chúng ta có thể gọi điều này là học thuyết về sự quan phòng của Thượng đế nếu thích. Nhưng ở giai đoạn này trong bất kỳ mức độ suy tưởng nào của Schelling, chúng ta cũng không nên cho rằng Tuyệt đối là một vị Thượng đế. Kết cục cho tiến trình quy nạp tuyệt đối là sự diễn đạt cần thuyết về bản chất của Tuyệt đối như sự đồng nhất giữa lý tưởng và thực tế. 356 497 che đậy ít nhiều nền tảng đ~ được Fichte xây dựng trên tiến trình suy luận về ý thức qua lý thuyết và thực hành, cũng như trên các tác phẩm về học thuyết các quyền và đạo đức học. Mặc dù vậy Schelling dĩ nhiên cũng đ~ thực hiện những sự giới thiệu, thay đổi và phát triển những ý tưởng của riêng mình. Schelling đ~ thêm vào phần thứ ba, đ}y là sự đóng góp đặc biệt của riêng ông cho chủ nghĩa duy tâm siêu nghiệm, và đ}y cũng l{ điểm khác biệt mạnh mẽ giữa quan điểm chung của ông và của Fichte. Triết học Tự nhiên có liên hệ đến Tinh thần đang say ngủ hoặc vô thức. Trong hệ thống duy tâm siêu nghiệm được phác thảo cho đến nay, chúng ta nhận thấy Tinh thần ý thức đ~ khách thể hóa chính mình trong hoạt động đạo đức và trong việc kiến tạo một trật tự thế giới luân lý, một Tự nhiên thứ hai. Nhưng chúng ta vẫn chưa tìm thấy một trực giác, trong đó có sự đồng nhất của vô thức và ý thức, của thực tế và lý tưởng, được trình bày một cách cụ thể cho chính cái tôi. Vì thế, ở phần thứ ba của hệ thống duy tâm siêu nghiệm, Schelling đ~ xác nhận những gì ông tìm kiếm nằm trong trực giác thẩm mỹ. Như vậy chủ nghĩa duy t}m siêu nghiệm đ~ lên đến đỉnh điểm trong triết lý nghệ thuật, điều mà Schelling hết sức trân trọng. Và cuối cùng, miễn là các tuyên bố không được thực hiện với ngầm ý: triết gia Schelling cố đặt ra nó để giảm thiểu tầm quan trọng của hoạt động đạo đức, thì chúng ta có thể nói rằng Schelling dường như tr|i ngược với Fichte khi đ~ cho trọng tâm chuyển từ đạo đức đến mỹ học, từ đời sống luân lý đến sáng tạo nghệ thuật, và từ h{nh động vì lợi ích của h{nh động vươn đến chiêm niệm mỹ học. Từ một quan điểm cho rằng, sẽ thật thích đ|ng khi khởi đầu bằng việc xem xét triết học nghệ thuật của Schelling như đ~ được đưa ra trong phần thứ ba của Hệ thống duy tâm siêu nghiệm, và sau đó là những tư tưởng về mỹ học của ông được diễn tả trong các bài giảng về Triết học nghệ thuật. Trong thời gian này, ông đ~ phát 498 triển học thuyết của mình về Tuyệt đối, và thực tế này cũng được phản ánh trong các bài diễn thuyết của ông. Tuy vậy, sẽ thuận lợi hơn cho tôi để phác thảo những tư tưởng về nghệ thuật của Schelling trong một phần, mặc dù tôi sẽ phải chú ý đến lịch sử phát triển của những tư tưởng này. 4. Triết học nghệ thuật Trong hệ thống của Chủ nghĩa duy tâm siêu nghiệm chúng ta thấy rằng "thế giới khách quan chỉ là nguyên sơ, l{ b{i thơ vô thức của Tinh thần: hệ thống tư duy phổ quát của triết học - và nền tảng của toàn bộ mái vòm - là triết học nghệ thuật (the philosophy of art)"357. Nhưng quan điểm cho rằng, triết học nghệ thuật là “hệ thống tư duy đúng đắn của triết học"358 cũng cần một số lời giải thích. Ở khía cạnh đầu tiên, nghệ thuật được đặt nền trên sức mạnh của trực giác sáng tạo, đó l{ cơ quan không thể thay thế, hoặc là khí cụ của chủ nghĩa duy t}m siêu nghiệm. Như chúng ta đ~ thấy, chủ nghĩa duy t}m siêu nghiệm bao gồm một lịch sử của sự ý thức. Nhưng c|c giai đoạn của lịch sử này không hiện hữu từ lúc bắt đầu đến khi có cái nhìn của bản ng~ như những vật đ~ được cấu thành mà ngã chỉ cần nhìn vào. Bản ngã hay trí thông minh phải tạo ra chúng, theo nghĩa ng~ phải tái tạo, phải nhớ-lại chúng theo một cách thức có hệ thống như thuật ngữ của Platon. Và nhiệm vụ tái tạo hoặc nhớ lại n{y được thực hiện bằng sức mạnh của trực giác sáng tạo. Trực giác thẩm mỹ cũng hoạt động với sức mạnh tương 357 358 W. II, p. 349 W, II, p. 351. 499 tự như vậy, mặc dù bản chất của trực giác này l{ hướng ra bên ngoài chứ không phải vào bên trong. Trong khía cạnh thứ hai, trực giác thẩm mỹ diễn tả chân lý nền tảng của sự hợp nhất giữa vô thức và ý thức, giữa thực tế và lý tưởng. Nếu xem xét trực giác thẩm mỹ từ phía người nghệ sĩ s|ng tạo hay thiên tài, chúng ta có thể nhận ra rằng, bằng một cảm giác thực sự rằng, nghệ sĩ n{y biết những gì ông đang l{m: ông h{nh động có ý thức và chủ ý. Khi Michelangelo thực hiện bức tượng Moses, ông biết những gì ông sắp thực hiện. Nhưng đồng thời, chúng ta có thể nói một cách công bằng rằng, các thiên tài hành động một cách vô thức. Thiên tư không thể nào giảm trừ thành một sự thông thạo về kỹ thuật và có thể được truyền đạt lại bằng những lời hướng dẫn: chính cái chất nghệ sĩ đầy sáng tạo mới là cỗ xe sức mạnh đang hoạt động trong anh. Và với Schelling, đ}y cũng chính l{ sức mạnh đang hoạt động trong Thiên nhiên. Nói cách khác, nguồn sức mạnh hoạt động cách vô thức trong việc kiến tạo Thiên nhiên, kiến tạo chất thi vị vô thức của Tinh thần, thì lại hoạt động có ý thức trong việc làm nên các kiệt tác nghệ thuật. Điều n{y có nghĩa l{, nguồn sức mạnh này hoạt động thông qua ý thức của người nghệ sĩ. Chính điều này minh chứng cho sự thống nhất sau cùng của vô thức và ý thức, của thực tế v{ lý tưởng. Vấn đề này có thể được xem xét từ một góc độ khác. Chúng ta có thể hỏi lý do tại sao việc chiêm ngưỡng một tác phẩm nghệ thuật lại được đi kèm với "cảm giác hài lòng vô hạn"359, hoặc tại sao “nỗi khắc khoải sáng tạo chỉ được yên chỉ khi tác phẩm được hoàn thành, nơi mà tất cả các mâu thuẫn được hòa giải và mọi bí ẩn được giải đ|p”360. Nói cách khác, tại sao trong khi chiêm ngắm một 359 360 W, II, p. 615. Ibid 500 tác phẩm nghệ thuật, dù là của chính mình hoặc của nghệ sĩ khác, thì tâm trí lại tận hưởng được cái cảm giác của sự cứu cánh, cái cảm giác không cần phải thêm bớt điều gì, cái cảm giác khi một vấn đề được giải quyết, thậm chí cả khi nó chưa thể được nêu ra? Theo ý kiến của Schelling, câu trả lời là vì tác phẩm nghệ thuật hoàn chỉnh, bởi tác phẩm là sự cụ thể hóa cao nhất của trí thông minh với bản chất của nó, nghĩa l{, như tính thống nhất của vô thức và ý thức, thực tế và lý tưởng, khách thể tính và chủ quan tính. Nhưng khi trí thông mình hay cái ngã không nhận biết tính thống nhất này qua việc phản tư, thì c|i ng~ đó chỉ đơn giản cảm thấy một sự hài lòng vô hạn như thể một số bí mật chưa tuyên bố bị lộ ra, và gán việc sáng tạo ra tác phẩm nghệ thuật cho một sức mạnh n{o đó đang hoạt động trong tác phẩm đó. Vì thế, triết học nghệ thuật l{ đỉnh cao của Hệ thống duy tâm siêu nghiệm. Người ta nhớ rằng, thuyết duy tâm siêu nghiệm bắt đầu với ý tưởng của cái gọi là bản ng~ hay trí thông minh được xem như một hoạt động tuyệt đối của sự tự ý thức m{ trong đó chủ thể v{ đối tượng là một. Nhưng hoạt động tuyệt đối này lại là một tiến trình sản xuất: nó phải sản xuất đối tượng của nó. Và sự cụ thể hóa cao nhất chính là những tác phẩm nghệ thuật. Thật vậy, các sinh vật là sự biểu hiện phần nào của tính thống nhất giữa thực tế và lý tưởng, như đ~ xem xét trong triết học Tự nhiên. Nhưng hoạt động này lại được gán cho một sức mạnh sáng tạo vô thức để làm việc mà không cần có tự do, trong khi đó, những tác phẩm nghệ thuật lại là sự biểu hiện của tự do: đó l{ sự biểu hiện của cái tôi tự do về chính nó. Như đ~ được xét tới trong phần trước, Chủ nghĩa duy t}m siêu nghiệm bắt đầu với nguyên lý đầu tiên và nội tại trong phạm vi của sự hiểu biết (knowledge), cụ thể là hoạt động tuyệt đối 501 (absolute act) sẽ trở thành một đối tượng cho chính nó, và không xét đến việc liệu có một thực tại với bản chất thật ở phía sau hoạt động tuyệt đối hay cái tôi này hay không.361 Nhưng v{o thời điểm (1802-3), Schelling lại đưa ra các bài giảng m{ sau đó được xuất bản với tên gọi Triết học nghệ thuật, trong đó ông đ~ ph|t triển lý thuyết của mình về cái Tuyệt đối, và chúng ta thấy ông nhấn mạnh đến ý nghĩa siêu hình của các tác phẩm nghệ thuật như l{ sự biểu hiện hữu hạn của cái Tuyệt đối vô hạn. Tuyệt đối là "sự trung lập" (indifference) (nói một cách khác là sự đồng nhất cuối cùng) của lý tưởng và thực tế, và “sự trung lập giữa lý tưởng và sự thực tế, như sự dững dưng, đang bị giảm sút trong thế giới lý tưởng thông qua nghệ thuật”.362 Schelling không mâu thuẫn với những gì trước đ}y ông đ~ nói về nghệ thuật. Nhưng trong c|c b{i giảng, ông đ~ vượt qua những-giới-hạn về tự |p đặt (self-imposed) của Fichte trong Hệ thống Duy tâm siêu nghiệm, đồng thời chấp nhận quan điểm thẳng thắn của siêu hình học. Đ}y chính l{ nét thực sự đặc trưng trong tư tưởng của Schelling. Trong tác phẩm Bruno (1802), Schelling đ~ đưa ra kh|i niệm về những ý niệm thánh thiên (divine ideas) và khẳng định rằng, mọi thứ đều tốt đẹp trong đức hạnh khi thông dự vào những ý niệm n{y. Đồng thời, lý thuyết n{y cũng xuất hiện trong các bài giảng về nghệ thuật. Như vậy chúng ta biết rằng, "vẻ đẹp tồn tại nơi sự đặc thù (thực tế) phù hợp với ý niệm của nó, mà chính ý niệm này là cái vô hạn, đi v{o c|i hữu hạn v{ được trực giác in concreto”.363 Do đó, trực giác thẩm mỹ là trực giác của sự vô hạn trong một sản phẩm hữu hạn của trí thông minh. Hơn nữa, sự hòa hợp của một Tương tự, triết học Tự nhiên khởi đi từ hoạt động vô hạn v{ được quy định, hoạt động diễn tả chính nó trong Tự nhiên. 362 W, II, p. 400. 363 W, III, p. 402. 361 502 vật với ý niệm vĩnh cửu của nó là chính chân lý của vật đó. Vì thế, cuối cùng vẻ đẹp và chân lý364 là một. Giờ đ}y, nếu một thiên tài sáng tạo thể hiện trong các tác phẩm nghệ thuật một ý tưởng về sự vĩnh cửu, thì anh ta cũng giống như các triết gia. Nhưng điều đó không có nghĩa anh ta l{ một triết gia. Bởi lẽ anh ta không nắm rõ những ý niệm vĩnh cửu trong một hình thức trừu tượng, nhưng chỉ qua một phương tiện mang tính biểu tượng. Sáng tạo nghệ thuật đòi hỏi sự hiện diện của một thế giới biểu tượng, một thế giới “hiện hữu nên thơ”365 để làm trung gian giữa cái phổ biến v{ c|i đặc thù. Biểu tượng n{y không đại diện cho cái phổ quát lẫn c|i đặc thù, nhưng cho cả hai trong sự thống nhất. Vì thế, chúng ta phải phân biệt rõ biểu tượng v{ hình tượng. Bởi lẽ hình tượng thì luôn luôn cụ thể v{ đặc thù. Sự hiện hữu của thế giới biểu tượng đầy thi vị n{y được chuẩn bị bởi thần thoại, đó l{ "điều kiện cần thiết và nguyên lý chính yếu [Stoff] của tất cả nghệ thuật”.366 Sau cùng, Schelling dừng lại ở thần thoại Hy Lạp, nhưng ông không giới hạn thế giới biểu tượng này, một thế giới làm nên chất liệu cho việc sáng tạo nghệ thuật, chỉ vào trong các thần thoại của người Hy Lạp. Ví dụ, ông nhắc đến cả những thần thoại Công giáo và Do Thái giáo. Tâm trí Kitô giáo đ~ x}y dựng nên thế giới biểu tượng riêng của mình, và thế giới đó là một nguồn chất liệu màu mỡ cho giới nghệ sĩ. Trong giải thích của mình về thế giới biểu tượng với sự tồn tại đầy thi vị, Schelling nhấn mạnh đến thần thoại nhưng điều này xuất hiện khá eo hẹp. Tuy vậy, nó lại cho thấy sự quan tâm liên tục của Schelling về những huyền thoại, như l{ việc đồng hiện hữu của Sự chứng nhận này là rõ ràng với điều mà Kinh Viện gọi là chân lý hữu thể luận, như được phân biệt với chân lý luận lý. 365 W, III, p. 419. 366 W, III, p. 425. 364 503 những cấu trúc và gợi ý gi{u trí tưởng tượng, hoặc những diễn tả về sự thánh thiên. Trong những năm sau đó, ông t|ch biệt huyền thoại và mặc khải. Nhưng mối quan tâm về ý nghĩa của thần thoại học vẫn là một yếu tố tồn tại l}u d{i trong tư tưởng của Schelling. Và chúng ta sẽ phải trở về với chủ đề này trong sự liên quan với triết học tôn giáo ở thời kỳ sau của ông. Trong đề cương Triết học về thẩm mỹ của Schelling, các thuật ngữ 'nghệ thuật' và 'nghệ sĩ' đ~ được sử dụng trong một ý nghĩa rộng hơn l{ nghĩa 'thông lệ' (customary) trong tiếng Anh thông thường. Nhưng tôi nghĩ rằng, sẽ không có lợi nếu dành phần n{y để thảo luận về những ngành nghệ thuật đặc thù và cao quý của Schelling. Trong nghệ thuật, ông chia thành hai loại, các ngành thuộc loại hiện thực như hội họa v{ điêu khắc, và thuộc loại tưởng tượng, chẳng hạn như thơ.367 Với mục đích chung, điều n{y l{ đủ để hiểu làm thế n{o Schelling đ~ biến lý thuyết thẩm mỹ thành một phần không không thể thiếu trong triết học của mình. Trong Phê phán thứ ba, Kant đ~ thực sự bàn về ph|n đoán thẩm mỹ, v{ người ta nghĩ ông đ~ biến thẩm mỹ thành một phần không thể tách rời của triết học phê ph|n. Nhưng bản chất của hệ thống tư tưởng Kant đ~ ngăn cản chính ông phát triển mảng siêu hình học về nghệ thuật như c|ch thức Schelling sẽ làm sau này. Sự thực là Kant cho phép, từ quan điểm chủ quan chúng ta có thể nhìn thấy dấu vết của thực tại về đối tượng trực giác, của cái gọi là chất nền siêu cảm (supersensible substrate). Nhưng với Schelling, các tác phẩm của bậc thiên tài nghệ thuật chính là một mạc khải rõ ràng về bản chất của sự Tuyệt đối. Tiếp đó, qua sự t|n dương của ông về các thiên tài, sự đồng hóa các thiên tài nghệ thuật với các triết gia cách thiên vị, và việc nhấn mạnh về ý nghĩa siêu hình của trực giác thẩm mỹ, Đọc giả quan t}m đến chủ đề này có thể tham khảo ở phần III của tác phẩm Triết học nghệ thuật, hoặc cuốn History of Aesthetic của Bernard Bosanquet. 367 504 chúng ta có thể nhìn thấy bằng chứng rõ ràng về những liên hệ của Schelling với trường phái lãng mạn. 5. Tuyệt đối l{ đồng nhất tính (The Absolute as identity) Trong các phần trước, lý thuyết về sự Tuyệt đối của Schelling đ~ được ngụ ý như sự đồng nhất thuần túy của chủ thể tính và khách thể tính, của lý tưởng và thực tế. Hiểu theo một ý nghĩa n{o đó, những ngụ ý n{y ra đời hơi sớm. Vì trong lời giới thiệu cho cuốn sách Exposition of My System of Philosophy (1801), Schelling đã nói về việc lý giảng ‘hệ thống đồng nhất tuyệt đối’368. Và cách nói cho thấy, ông không chỉ đơn giản lặp đi lặp lại những gì đ~ ph|t biểu. Nhưng đồng thời, hệ thống được gọi l{ đồng nhất tính có thể được coi như một cuộc điều tra và giải trình về các khía cạnh siêu hình cho việc thuyết phục: triết học Tự nhiên và hệ thống duy tâm siêu nghiệm thực sự bổ sung cho nhau. Schelling nói rằng, “quan điểm triết học l{ quan điểm của Lý trí”.369 Nói cách khác, kiến thức triết lý về các sự vật là sự nhận biết về chúng như chúng l{ trong Lý trí. “Tôi đặt tên Lý trí [Vernunft] cho Lý trí tuyệt đối hay Lý trí trong phạm vi nó được nhận thức như sự trung gian được chuyên chở giữa chủ quan và kh|ch quan.”370 Nói cách khác, triết học là sự hiểu biết về mối quan hệ giữa các sự vật và sự Tuyệt đối, hoặc giữa cái hữu hạn và cái vô hạn, vì Tuyệt đối là vô hạn. Kế đó, Tuyệt đối phải được hình th{nh như sự đồng nhất thuần túy hoặc trung lập (thiếu của mọi sự khác biệt) của chủ thể tính và khách thể tính. W, III, p. 9. W, III, p. 11. 370 W, III, p. 10. 368 369 505 Trong nỗ lực để mô tả mối quan hệ giữa hữu hạn và vô hạn, Schelling bị đặt vào một tình cảnh rất khó khăn. Một mặt, có thể là không có gì ở ngoài Tuyệt đối. Bởi vì Tuyệt đối là thực tại vô hạn và phải chứa đựng tất cả thực tại trong chính nó. Thế nên Tuyệt đối không thể là nguyên nhân ở ngoài của vũ trụ. “Tính đồng nhất tuyệt đối không phải là nguyên nhân của vũ trụ nhưng l{ chính vũ trụ. Vì mọi thứ tồn tại là sự đồng nhất tuyệt đối của chính nó. Và vũ trụ là tất cả mọi thứ.”371 Mặt khác, nếu Tuyệt đối là sự đồng nhất thuần túy, thì mọi sự khác biệt phải bị đặt bên ngo{i. “Sự khác biệt về lượng chỉ có thể xảy bên ngoài cái tổng thể tuyệt đối.”372 Vì thế, các vật hữu hạn phải ở bên ngoài sự Tuyệt đối. Schelling không thể nói rằng, sự Tuyệt đối tiến ra ngoài bản thân nó bằng cách nào. Vì ông cho rằng “lỗi cơ bản của tất cả các triết lý là chính tiền đề khi cho rằng, đồng nhất tính tuyệt đối đ~ thực sự vượt ra khỏi chính nó…”373. Do đó, ông buộc phải nói rằng, chỉ từ quan điểm của ý thức thực nghiệm mới có sự phân biệt giữa chủ thể và đối tượng, đồng thời có những thứ tồn tại hữu hạn. Nhưng điều này thực sự sẽ không như thế. Bởi lẽ, sự xuất hiện của quan điểm về ý thức thực nghiệm và vai trò bản thể học của quan điểm đó vẫn không lý giải thỏa đ|ng. Có thể chấp nhận điều Schelling đ~ nói, sự khác biệt về định lượng được thừa nhận 'chỉ trong hiện tượng (appearance)’374 và Tuyệt đối thì ‘không bị ảnh hưởng bởi sự đối lập giữa chủ thể tính và khách thể tính’.375 Nếu hiện tượng là bất cứ điều gì, thì hiện tượng đó phải ở trong Tuyệt đối theo như tiền đề của Schelling. Thế nên, nếu hiện tượng này không ở trong trong Tuyệt đối, thì Tuyệt đối phải siêu nghiệm và không W, III, p.25. W, III, p.425. 373 W, III, 16. 374 W, III, p.23. 375 Ibid 371 372 506 thể x|c định trong vũ trụ. Trong tác phẩm Bruno (1802) Schelling sử dụng các lý thuyết về các Ý niệm thần thiêng được lấy lại từ trường phái Platon và Tân Plato. Có ít nhất một quan điểm cho rằng, Tuyệt đối là Ý niệm của các ý niệm, và những vật hữu hạn có sự hiện hữu vĩnh cửu trong Ý niệm thần thiêng. Nhưng ngay cả khi chúng ta được chuẩn bị để chấp nhận rằng, lý thuyết về Ý niệm thần thiêng này tương ứng với quan điểm về Tuyệt đối như sự đồng nhất thuần túy - một quan điểm được khẳng định lại trong Bruno, thì vẫn còn đó tình trạng tạm thời của những vật hữu hạn và sự phân hóa định lượng của chúng cần được giải thích. Trong cuộc đối thoại, Bruno đ~ nói với Lucian rằng, những vật hữu hạn và riêng biệt "chỉ dành cho bạn”376 và chẳng có gì chắc chắn vượt ra khỏi vùng bóng tối của sự đồng nhất tuyệt đối. Nhưng chúng ta rất có thể hỏi, làm thế nào mà ý thức thực nghiệm với những sự khác biệt liên quan, lại có thể phát sinh hoặc bên trong Tuyệt đối nếu ý thức đó là sự đồng nhất thuần túy, hoặc bên ngoài Tuyệt đối nếu nó là cái tổng thể. Quan điểm chung của Schelling là Lý tính tuyệt đối, được xem như đồng nhất tính của chủ thể tính và khách thể tính, là tự ý thức, là hoạt động tuyệt đối mà trong đó chủ thể và đối tượng là một. Nhưng Lý tính tự nó không thực sự tự ý thức: nó chỉ đơn giản là "sự trung lập” hoặc không thiên lệch giữa chủ thể và khách thể, giữa lý tưởng và thực tế. Lý tính đạt được sự ý thức thực sự chỉ trong và thông qua ý thức của con người, m{ đối tượng trực tiếp là thế giới của nó. Nói cách khác, cái Tuyệt đối biểu hiện chính nó hoặc xuất hiện trong hai nhóm ''tiềm thể (potencies)'': Nhóm thực tế, vốn đ~ được xem xét trong triết học Tự nhiên; và nhóm lý tưởng, đ~ được xem xét trong thuyết duy tâm siêu nghiệm. Và từ 376 W, III, p.155. 507 quan điểm của ý thức thực nghiệm, hai nhóm phân biệt với nhau. Một mặt chúng ta có chủ thể tính, mặt kia là khách thể tính. Và hai cùng nhau tạo thành "vũ trụ", là vạn vật, là Tuyệt đối. Tuy nhiên, nếu chúng ta cố gắng siêu vượt những quan điểm của ý thức thực nghiệm vì những phân biệt tồn tại, và để nắm bắt bản chất của Tuyệt đối trong chính nó chứ không phải hiện tượng bên ngoài, thì chúng ta có thể hình dung Tuyệt đối đó chỉ là sự trung lập hoặc điểm biến mất của tất cả các chênh lệch và khác biệt. Thật sự, khái niệm này không mang nội dung rõ ràng. Nhưng điều này chỉ đơn giản cho thấy rằng, bằng suy nghĩ nhận thức chúng ta chỉ có thể thấu hiểu hiện tượng của Tuyệt Đối, hiểu sự đồng nhất tuyệt đối như c|ch nó xuất hiện qua hiện hữu 'bên ngoài', chứ không phải là chính Tuyệt đối. Theo ý kiến của Schelling, lý thuyết về đồng nhất tính cho phép ông siêu vượt tất cả các bất đồng giữa chủ nghĩa hiện thực và chủ nghĩa duy t}m. Vì cuộc tranh cãi này giả định rằng, sự tách biệt được ý thức thực nghiệm dựng lên giữa thực tế và lý tưởng có thể được lấp đầy chỉ bằng sự phụ thuộc hoặc thậm chí là việc biến đổi cái chung thành cái khác. Nhưng một khi chúng ta hiểu rằng, thực tế và lý tưởng là một trong Tuyệt đối, thì sự tranh cãi sẽ trở nên vô nghĩa. V{ như thế, hệ thống của tính đồng nhất có thể được gọi là chủ nghĩa duy t}m hiện thực (Realidealismus). Mặc dù bản thân Schelling đ~ rất hài lòng về hệ thống đồng nhất tính, nhưng có những người khác không đ|nh gi| cao hệ thống này. Thế nên triết gia Schelling đ~ tự ép mình để lý giải lập trường m{ ông theo đuổi với những điều mà các nhà phê bình hiểu lầm về ông. Hơn nữa, sự tự phản tỉnh về chính lập trường của mình đ~ thôi thúc ông phát triển thêm những lối nẻo tươi mới trong tư tưởng. Điều ông làm là tiếp tục theo đuổi, mối liên hệ giữa hữu 508 hạn và vô hạn, hoặc vấn đề về sự tồn tại của thế giới sự vật như vấn đề nền tảng của siêu hình học, hầu như khó để ông dừng lại với hệ thống đồng nhất tính. Bởi lẽ điều đó dường như ngụ ý rằng, vũ trụ là hiện thực hóa của cái Tuyệt đối; trong khi đó cũng khẳng định rằng, sự phân biệt giữa tiềm năng và hoạt động nằm ngoài Tuyệt đối theo bản chất của nó. Nên một số lý giải thỏa đ|ng hơn về mối liên hệ giữa hữu hạn và vô hạn rõ ràng là rất cần thiết. Tuy nhiên, một bản phác thảo xa hơn cho hành trình triết học của Schelling tốt nhất là nên dành cho chương tiếp theo. 509 SCHELLING (3)377 Nội dung 1. Ý tưởng về Sự sa ng~ vũ trụ tính 2. Căn tính v{ tự do nơi con người và Thiên Chúa; thiện và ác 3. Sự phân biệt giữa triết học phủ định và khẳng định 4. Thần thoại và Mạc khải 5. Những nhận xét khái quát về Schelling 6. Những ghi ý về tầm ảnh hưởng của Schelling và về những tư tưởng gia tương đồng Người dịch: Phạm Khánh Linh, S.J. Bản dịch Schelling 3 được trích dịch từ bản tiếng Anh của Frederick Copleston, History of Philosophy - Vol. 7 (Modern Philosophy), Image (1994), tr. ... -148. 377 510 1. Ý tưởng về Sự sa ng~ vũ trụ tính Trong tác phẩm Triết học và Tôn giáo của mình (1804) Schelling giải thích rằng, sự mô tả về Tuyệt đối như sự đồng nhất thuần khiết không mang nghĩa rằng, hoặc tuyệt đối đó là một chất vô hình đ~ kết hợp tất cả các hiện tượng hợp nhất với nhau, hoặc là một trạng thái trống rỗng không tồn tại. Tuyệt đối là sự đồng nhất thuần khiết trong ý nghĩa, là một sự vô tận ho{n to{n đơn giản. Chúng ta có thể tiếp cận tuyệt đối đó trong suy nghĩ nhận thức bằng cách chỉ cần phủ nhận nó và không xem nó như những thuộc tính của sự vật hữu hạn; nhưng không có nghĩa rằng tuyệt đối đó tự bản chất là trống rỗng trong mọi thực tại. Điều chấp nhận được là tuyệt đối đó chỉ có thể được nắm bắt bằng trực giác. "Bản chất của Tuyệt đối tự nó, là lý tưởng và cũng là thực tế trực tiếp, không có thể được nhận biết bằng những giải thích nhưng chỉ qua khả năng trực giác. Bởi lẽ tuyệt đối đó chỉ là sự kết hợp có thể được nhận biết qua sự mô tả. Sự đơn giản cần phải được trực giác.”378 Trực giác này không thể phổ biến được qua việc chỉ dạy. Nhưng cách tiếp cận phủ định (negative approach) với Tuyệt đối lại tạo thuận lợi cho hoạt động trực giác của linh hồn để có thể hoàn thành sự thống nhất cơ bản của linh hồn đó với thực tại thần linh. Tuyệt đối như lý tưởng đ~ biểu hiện hay thể hiện chính mình ngay trong những ý niệm vĩnh cửu. Nói đúng ra, trên thực tế chỉ có một Ý niệm, sự phản tư trực tiếp và liên tục về Tuyệt đối đó nối tiếp từ đó giống như luồng ánh sáng tuôn ra từ mặt trời. “Tất cả ý tưởng là một Ý niệm.”379 Tuy vậy, chúng ta có thể nói về một đa số các ý tưởng trong mức độ Tự nhiên với tất cả các cấp bậc của chúng luôn luôn hiện diện trong một Ý niệm đơn nhất. Ý niệm vĩnh cửu 378 379 W, IV, pp. 15-16. W, IV, pp. 23-24. 511 này có thể được mô tả như l{ sự tự hiểu biết thánh thiên. “Nhưng việc tự hiểu biết này không được quan niệm chỉ như một tùy thể hoặc một thuộc tính của Tuyệt đối-lý tưởng, nhưng bản chất là một Tuyệt đối tự hữu (subsistent Absolute). Vì Tuyệt đối không thể là nền tảng lý tưởng cho bất cứ điều gì không giống như chính nó, tuyệt đối.”380 Như chúng ta đ~ thấy trong tiến trình phát triển lý thuyết về Ý niệm thánh thiên, lý thuyết này đ~ được trình bày lần đầu tiên trong tác phẩm Bruno, ở đó Schelling lưu ý đến nguồn gốc của nó trong triết học Hy Lạp. Không nghi ngờ gì nữa, ông có một nền suy tư phía sau là học thuyết Kitô Giáo về Ngôi Lời Thiên Chúa; nhưng sự mô tả về Ý niệm vĩnh cửu như một Tuyệt đối thứ hai thì giống lý thuyết Tân Plato về Nous hơn so với học thuyết Kitô giáo về Ngôi Hai trong Thiên Chúa Ba Ngôi. Hơn nữa, những ý tưởng của lối tiếp cận phủ định về Tuyệt đối và về sự lĩnh hội mang tính trực giác về Thượng đế tối cao cũng trở lại với phái Tân-Platon, mặc dù ý tưởng ban sơ tại bất kỳ cấp độ n{o đều lại tái hiện trong chủ nghĩa Kinh Viện, dĩ nhiên cũng như trong lý thuyết về các ý tưởng thánh thiên. Tuy nhiên, mặc cho lý thuyết lịch sử đ|ng kính của Schelling về Ý niệm vĩnh cửu không thể tự mình giải thích được sự tồn tại của những sự vật hữu hạn. Vì Tự nhiên hiện diện trong Ý niệm vĩnh cửu vẫn là Natura naturans hơn là Natura naturata. Và từ các ý tưởng, Schelling đ~ cưu mang một cách hợp lý, chúng ta cũng có thể tìm được bằng cách suy luận nhưng từ những ý tưởng khác. Vì thế, ông đ~ nại đến những suy đo|n của Jakob Boehme, và mở đầu khái niệm về một sự Sụp đổ vũ trụ. Nguồn gốc của thế giới sẽ được tìm thấy trong một sự sụp đổ hoặc phá hủy (Abbrechen) 380 W, IV, pp. 21. 512 hoàn toàn ra khỏi Thiên Chúa, điều có thể được mô tả như l{ một bước nhảy (Sprung). “Từ Tuyệt đối đến hiện thực không có sự chuyển tiếp liên tục nào; nguồn gốc của thế giới khả giác có thể suy tưởng chỉ như l{ một sự tách rời hoàn toàn khỏi sự Tuyệt đối bằng những cách thức của một bước nhảy.”381 Schelling không muốn nói rằng, một phần của Tuyệt đối phá vỡ hoặc chia cắt ra. Sự sụp đổ ở việc xuất hiện một hình ảnh không rõ ràng của một hình ảnh, giống như cái bóng đi kèm với thân thể. Tất cả những sự vật đều có sự tồn tại lý tưởng vĩnh cửu trong Ý niệm hoặc nơi những ý tưởng thánh thiên. Do đó trung tâm và thực tại thật sự của bất kỳ sự vật hữu hạn n{o đều ở trong Ý niệm thánh thiên, và bản chất của sự vật hữu hạn do đó có thể nói là vô hạn hơn l{ hữu hạn. Tuy nhiên, khi được xem xét chính x|c như một vật hữu hạn, thì nó là hình ảnh của một hình ảnh (nghĩa l{, như một hình ảnh của bản chất lý tưởng mà chính nó là một sự phản chiếu của Tuyệt đối). Và sự tồn tại của nó như l{ một vật hữu hạn rõ rang là một sự tha hóa từ trung tâm thật sự của nó, một sự phủ định của cái vô tận. Thật vậy, những sự vật hữu hạn không đơn giản là không có gì. Như Plato nói, chúng là một hỗn hợp của hiện hữu và không hiện hữu. Nhưng tính đặc thù và hữu hạn lại đại diện cho yếu tố phủ định. Do đó sự xuất hiện của Natura naturata, hệ thống những sự vật hữu hạn cụ thể, là một Sự sụp đổ từ Tuyệt đối. Tuy nhiên, không thể cho rằng Sự sụp đổ vũ trụ, sự xuất hiện của một hình ảnh của một hình ảnh, là một sự kiện đúng lúc. Điều đó là "vĩnh cửu (bên ngoài tất cả thời gian) như chính Tuyệt đối và thế giới của các Ý niệm.382 Ý niệm là một hình ảnh vĩnh cửu của 381 382 W, IV, pp. 28. W, IV, pp. 31. 513 Thiên Chúa. Và thế giới khả giác là một nối tiếp vô hạn của những bóng tối, những hình ảnh của những hình ảnh, mà không có bất kỳ sự khởi đầu có thể thay đổi. Điều n{y có nghĩa là, không có sự vật hữu hạn nào có thể được quy cho Thiên Chúa như nguyên nhân trực tiếp của nó. Nguồn gốc của bất kỳ vật hữu hạn nhất định nào, một con người chẳng hạn, có thể được giải thích bằng ngôn từ của những nguyên nhân hữu hạn. Nói cách khác, sự vật là một mắt xích trong chuỗi vô tận của những nguyên nhân và kết quả hình thành thế giới khả giác. Và đ}y l{ lý do tại sao có khả thể tâm lý để một con người quan sát thế giới như một thực tại. Vì thực tại có một sự độc lập tương đối và khả năng tự tồn tại. Nhưng quan điểm này chính là quan điểm về một tạo vật bị sa ngã. Từ quan điểm siêu hình và tôn giáo chúng ta cần phải nhìn thấy một dấu hiệu rõ ràng về bản chất sa ngã, về sự tách biệt của tạo vật đó với Tuyệt đối trong sự độc lập tương đối của thế giới. Giờ đ}y, nếu sự sáng tạo không phải là một sự kiện đúng lúc, thì kết luận tất nhiên là, sự sáng tạo đó l{ một tự sự thể hiện thiết yếu bên ngoài của Ý niệm vĩnh cửu. V{ trong trường hợp này, nó phải ở trong nguồn gốc (principle) có thể suy luận được, ngay cả khi tâm trí hữu hạn không thể thực sự thực hiện được việc suy luận. Nhưng chúng ta đ~ thấy Schelling từ chối cho rằng, thế giới có thể suy luận được ngay cả trong nguồn gốc từ Tuyệt đối. “Như họ nói, Sự sụp đổ không thể giải thích được.”383 Do đó, nguồn gốc của thế giới phải được quy cho sự tự do. “Nền tảng cho khả năng của Sự sụp đổ nằm trong tự do.”384 Nhưng theo nghĩa n{o? Một mặt, tự do này không thể được chính thế giới thực hiện. Schelling đôi khi có thể giải thích như thể thế giới đ~ đứt vỡ từ Tuyệt đối. Nhưng vì chính sự tồn tại và nguồn gốc thực sự của thế giới l{ điều đang 383 384 W, IV, pp. 32. W, IV, pp. 30. 514 được nói đến, chúng ta khó có thể hình dung điều đó như thể là việc tự do nhảy ra xa khỏi Tuyệt đối. Vì ex hypoihesi nó chưa tồn tại. Mặt khác, nếu chúng ta gán nguồn gốc vô tận của thế giới cho một hành vi sáng tạo tự do của Thiên Chúa theo một ý nghĩa hữu thần, thì sẽ không có lý do thật rõ ràng để nói về một Sự sụp đổ vũ trụ. Trong việc nghiên cứu vấn đề này Schelling dường như nối kết Sự sụp đổ với một dạng sự sống kép (double-life) được Ý niệm vĩnh cửu hướng dẫn và được xem như “Tuyệt đối khác”.385 Một cách chính x|c, khi được xem như sự phản ánh liên tục về Tuyệt đối, như Ý niệm vĩnh cửu, sự sống thật sự của sự Sụp đổ ở trong chính Tuyệt đối. Nhưng khi đươc xem như 'thực tế', như l{ một Tuyệt đối thứ hai, như Linh Hồn, thì sự Sụp đổ đó nổ lực để tạo ra, và nó chỉ có thể tạo ra hiện tượng, những hình ảnh của những hình ảnh, 'sự hư vô của những sự vật khả giác'.386 Tuy nhiên, nó chỉ là khả thể những sự vật hữu hạn có thể 'giải thích' được, nghĩa l{, được suy ra từ Tuyệt đối thứ hai. Sự tồn tại thực tế của chúng là nhờ sự tự do, nhờ một chuyển động tự phát cùng một một lúc với sự sa ngã (a lapse). Sự sáng tạo vì thế là một Sự sụp đổ theo ý nghĩa sự sáng tạo đó là một chuyển động ly tâm. Sự đồng nhất tuyệt đối trở nên khác biệt hay bị phân tán tùy vào mức độ hiện tượng, mặc dù không phải trong chính nó. Nhưng có một chuyển động hướng tâm, sự trở lại với Thiên Chúa. Điều này không muốn nói rằng, những vật chất hữu hạn cụ thể như thế trở về với Ý niệm thánh thiên. Chúng ta đ~ thấy rằng, không có sự vật khả giác cụ thể nào có Thiên Chúa như nguyên nhân trực tiếp của nó. Tương tự như vậy, không có 385 386 W, IV, pp. 31. W, IV, pp. 30. 515 sự vật khả giác cụ thể nào, được xem xét một cách chính xác như vậy, ngay lập tức trở về với Thiên Chúa. Sự trở về của nó là trung gian, bằng những cách thức của việc biến đổi thực tại thành lý tưởng, tính khách quan thành tính chủ quan, trong và ngang qua bản ngã con người hay lý trí, là cái có khả năng nhìn thấy những sự vô hạn trong hữu hạn và quy tất cả các hình ảnh về sự mẫu mực thánh thiên. Đối với chính cái tôi hữu hạn, lý trí miêu tả dựa vào một quan điểm “nơi tách biệt xa Thiên Chúa nhất”.387 Vì sự độc lập rõ ràng nơi hình ảnh hiện tượng của Tuyệt đối đạt đến được cực điểm trong ý thức tự sở hữu và tự khẳng định của bản ngã. Đồng thời, bản ngã là một trong bản chất với Lý do vô hạn, và nó có thể vượt lên trên quan điểm vị kỷ của mình để trở về trung tâm thật sự nơi mà từ đó nó đ~ bị chia tách. Quan điểm này x|c định khái niệm tổng quát của Schelling về lịch sử, điều được minh họa rõ ràng bằng đoạn văn thường được lặp lại sau."Lịch sử là một sử thi được sáng tác trong tâm trí của Thiên Chúa. Hai phần chính của nó là: phần đầu tiên mô tả sự ra đi của nhân loại từ trung tâm của nó lên đến điểm xa nhất của sự tha hóa tính từ trung tâm này, và phần hai mô tả sự trở lại. Phần đầu tiên là Iliad và Odyssey là phần hai của lịch sử. Trong lần đầu chuyển động là ly tâm, trong lần thứ hai nó là quy tâm.”388 Trong sự móc nối với vấn đề của cái Một và cái Nhiều, hay về mối quan hệ giữa vô hạn và hữu hạn, Schelling rõ ràng có liên quan đến việc thừa nhận khả thể của sự ác. Ý tưởng của Sự sụp đổ và về sự tách lìa đ~ công nhận khả thể này. Vì tự bản chất con người trong đặc tính có thể xem là một cái tôi bị sa ngã, bị vướng víu; và sự vướng víu, sự xa lìa khỏi trung tâm thật sự của cái tôi này có 387 388 W, IV, pp. 32. W, IV, pp. 47. 516 thể dẫn đến sự ích kỷ, đam mê lạc thú .v.v. Nhưng l{m thế nào con người có thể thực sự tự do nếu Tuyệt đối là sự toàn thể? Và nếu có một khả thể thực sự của cái ác, thì chắc hẳn nó không có một nền tảng trong chính Tuyệt đối phải không? Nếu vậy, chúng ta phải rút ra những gì kết luận gì về bản chất của Tuyệt đối hay của Thiên Chúa? Trong phần tiếp theo chúng ta có thể xem xét đến những phản tỉnh của Schelling về các vấn đề này. 2. Căn tính và tự do nơi con người và Thiên Chúa; thiện và ác Trong lời mở đầu cho cuốn sách của mình, Philosophical Inquiries into the Nature of Human Freedom (1809) (Những Tra vấn Triết học về Bản chất Tự do Con người), Schelling thẳng thắn thừa nhận rằng, Triết học và Tôn giáo không đủ sáng tỏ. Do đó, ông có ý định đưa ra một sự trình bày khác của riêng ông, dưới ánh sáng của ý niệm về tự do của con người.389 Ông nói, đ}y l{ điều đ|ng mong ước, trong nhãn quang của lời cáo buộc rằng, hệ thống của ông có tính phiếm thần, và rằng trong hệ thống của ông, không có chỗ cho khái niệm tự do của con người. Khi bàn về vấn đề phiếm thần (pantheism), Schelling nhận định, ‘phiếm thần’ l{ một thuật ngữ hàm hồ. Một mặt, nó có thể được sử dụng để mô tả lý thuyết rằng, thế giới khả giác, Natura naturata, l{ đồng nhất với Thiên Chúa. Mặt khác, nó có thể được hiểu như có ý nói về lý thuyết cho rằng, những vật hữu hạn thì không tồn tại gì hết, nhưng chỉ có một sự thống nhất không phân biệt (indifferentiated) với Thượng đế. Nhưng triết học phiếm thần của Schelling cũng không đi theo nghĩa n{y. Bởi vì, ông không đồng Hệ thống đ~ sửa lại, cũng được giải thích trong các bài giảng ở the Stuttgart (1810), các bài giảng n{y được in cùng với Các tra vấn Triết học (Philosophical Inquiries) trong tập IV của các công trình (Works) của ông. 389 517 nhất thế giới khả giác với Thiên Chúa, cũng không dạy về ‘thuyết phi vũ trụ’ (acosmism), một lý thuyết về sự không tồn tại của thế giới. Tự nhiên là hệ quả của nguyên lý đệ nhất chứ không phải là chính nguyên lý đệ nhất. Nhưng nó l{ một hệ quả thật. Thiên Chúa là Thiên Chúa của kẻ sống, chứ không phải của kẻ chết: Hữu thể thánh thiêng biểu lộ chính mình và sự biểu lộ này là thực. Tuy nhiên, nếu phiếm thần được giải thích theo nghĩa, mọi sự vật đều nội tại trong Thiên Chúa, thì Schelling sắp được gọi l{ người theo thuyết phiếm thần. Thế nhưng, ông tiếp tục chỉ ra rằng, chính thánh Phao-lô tuyên bố, trong Thiên Chúa, chúng ta sống, hoạt động và hiện hữu. Để làm rõ lập tường của mình, Schelling tái giải thích nguyên lý đồng nhất. ‘Luận lý thâm thúy của cổ nh}n đ~ ph}n biệt chủ thể với thuộc tính như l{ tiền đề với hệ quả (antecedent and consequent) [antecedens el consequent], v{ do đó, đ~ diễn tả ý nghĩa đích thực cho nguyên lý đồng nhất’.390 Thiên Chúa đồng nhất với thế giới, nhưng nói điều này là có ý muốn nói, Thiên Chúa là nền tảng và thế giới là hệ quả. Sự thống nhất được khẳng định là một sự thống nhất sáng tạo. Thiên Chúa tự mặc khải hoặc tự bày tỏ sự sống. Và mặc dù sự bày tỏ là ở trong Thiên Chúa, thì nó vẫn có thể phân biệt với Ngài. Hệ quả phụ thuộc vào tiền đề, nhưng nó không đồng nhất với tiền đề theo nghĩa l{ không có sự phân biệt giữa chúng. Schelling khẳng định, lý thuyết này không có hàm ý phủ nhận tự do của con người. Bởi vì, theo chính lý thuyết ấy, nó không nói gì về bản chất của hệ quả. Nếu Thiên Chúa là tự do, thì tinh thần con người vốn là hình ảnh của Ngài, là tự do. Nếu Thiên Chúa không tự do, tinh thần con người cũng không tự do. 390 W, IV, p. 234. 518 Giờ đ}y, trong quan niệm của Schelling, tinh thần con người chắc chắn là tự do. Bởi vì ‘kh|i niệm sống động v{ đích thực [của tự do] có nghĩa, đó l{ sức mạnh của sự thiện và sự ác’.391 Và tự do là bằng chứng cho thấy, con người sở hữu sức mạnh n{y. Nhưng nếu sức mạnh này hiện diện trong con người (là hệ quả), thì nó cũng phải hiện diện trong Thiên Chúa (Đấng là nền tảng) sao? Và từ đó, c}u hỏi phát sinh là, chúng ta có bị đẩy tới kết luận, Thiên Chúa có thể l{m điều ác hay không. Để trả lời câu hỏi n{y, trước tiên chúng ta hãy nhìn kỹ hơn v{o con người. Chúng ta nói về con người như những ngôi vị, nhưng với căn tính, như Schelling x|c nhận, không phải là thứ gì đó được đưa ra ngay từ đầu, nhưng l{ một thứ được đạt tới. ‘Tất cả sự sinh hạ là sự sinh hạ ra khỏi bóng tối để đi v{o |nh s|ng’,392 và mệnh đề tổng qu|t n{y l{ đúng cho sự sinh hạ căn tính con người. Có một nền tảng tăm tối trong con người, như nó đ~ l{, v{ l{ vô thức và sự sống hay sự thôi thúc và xung lực tự nhiên. Và trên nền tảng n{y m{ căn tính được xây dựng. Con người có khả năng đi theo các ham muốn giác quan và xung lực tăm tối, hơn l{ theo lý trí: ông có thể xác nhận, chính ông như l{ một hữu thể hữu hạn cụ thể hướng tới sự loại trừ luật lu}n lý. Nhưng ông cũng có năng lực để làm cho lực đẩy và ham muốn ích kỷ phụ thuộc ý chí hợp lý, và ông cũng có năng lực xây dựng căn tính đích thực của con người. Tuy nhiên, ông có thể l{m điều đó, chỉ bằng nỗ lực, xung đột và thăng hoa. Bởi vì cái nền tảng đen tối của căn tính luôn còn đó, cho dù nó có thể tiếp tục được thăng hoa v{ được hội nhất vào trong chuyển động từ bóng tối sang ánh sáng. Trong chừng mực m{ con người đ~ được quan tâm, những gì mà 391 392 W. IV, p.244 W. IV, p.252. 519 Schelling phải nói về chủ đề này, rõ ràng bao hàm nhiều giá trị ch}n lý. Nhưng được gợi hứng từ những bài viết của Boehme và được thúc đẩy bởi những nhu cầu cấp thiết của lý thuyết của ông ấy về mối tương quan giữa tinh thần con người và Thiên Chúa, Schelling áp dụng khái niệm về căn tính cho chính Thiên Chúa. Trong Thiên Chúa, có một nền tảng của sự hiện hữu cá vị của Ngài,393 mà sự chính sự hiện hữu này thì khách quan. Nó có thể được gọi l{ ý chí, nhưng nó l{ ‘ý chí m{ nơi ý chí n{y không có sự hiểu biết’.394 Nó có thể được hiểu như l{ sự ham muốn hay khao khát vô thức về sự hiện hữu cá vị. Và hiện hữu thánh thiêng có tính cá vị này phải được quan niệm như l{ ý chí hợp lý (rational will). Ý chí phi lý hay ý chí vô thức có thể được gọi l{ ‘sự vị kỉ trong Thiên Chúa’ (the egoism in God).395 Và nếu chỉ có loại ý muốn này trong Thiên Chúa, thì sẽ không có sự sáng tạo. Nhưng ý chí hợp lý sẽ là ý muốn của tình yêu, v{ như thế, nó có tính ‘mở’,396 có tính tự thông giao. Thế nên, sức sống nội tại nơi Thiên Chúa, theo Schelling, như l{ một tiến trình năng động của việc tự sáng tạo. Trong vực thẳm tận cùng của Hữu Thể thánh thiêng, nền tảng đệ nhất hay Urgrund, không có sự khác biệt nhưng chỉ có sự đồng nhất thuần túy. Nhưng sự đồng nhất không khác biệt cách tuyệt đối này không tồn tại như thế. ‘Sự phân chia, sự khác biệt phải được thừa nhận, đó l{, nếu chúng ta muốn vượt qua yếu tính để đi tới tồn tại.’397 Thiên Chúa trước hết sẽ thừa nhận chính Ng{i như l{ kh|ch thể, như l{ ý chí vô thức. Nhưng Ng{i không thể l{m điều đó, nếu Nên lưu ý rằng, Hữu Thể th|nh thiêng đối với Schelling ở đ}y, l{ một vị Thần có ngôi vị (a personal Deity), và không còn là Cái Tuyệt Đối phi ngôi vị (an impersonal Absolute). 394 W. IV, p.251. 395 W. IV, p.330. 396 W. IV, p.331. 397 W. IV, p.316. 393 520 không đồng thời, Ngài thừa nhận chính Ng{i như l{ chủ thể, như là ý chí hợp lý của tình yêu. Do đó, có sự giống nhau giữa sự chinh phục căn tính Thiên Chúa và sự chinh phục căn tính con người. Và chúng ta thậm chí có thể nói rằng ‘Thiên Chúa l{m nên chính Ng{i’.398 Nhưng, có một sự khác biệt lớn. Và khi hiểu biết về sự khác biệt này giúp chúng ta giải đ|p cho c}u hỏi: liệu Thiên Chúa có thể hay không thể làm điều ác. Trong Thiên Chúa, sự chinh phục căn tính không phải là một tiến trình theo thời gian. Chúng ta có thể phân biệt ‘c|c tiềm năng’ khác nhau trong Thiên Chúa, các khoảnh khắc khác nhau trong đời sống th|nh thiêng, nhưng không có sự kế thừa theo thời gian. Như thế, chúng ta nói rằng, Thiên Chúa trước tiên thừa nhận chính Ng{i như l{ một ý chí vô thức, v{ sau đó như l{ một ý chí hợp lý, không có câu hỏi về các hành vi kế thừa theo thời gian. ‘Cả các hành vi lẫn một hành vi, và cả hai điều này xảy ra đồng thời một cách tuyệt đối.’399 Đối với Schelling, ý chí vô thức trong Thiên Chúa không ưu tiên so với ý chí hợp lý theo thời gian tính, hơn là Chúa Cha ưu tiên so với Chúa Con trong thần học Ki-tô giáo về Chúa Ba Ngôi. Như vậy, mặc dù chúng ta có thể phân biệt các phương diện khác nhau trong việc ‘trở th{nh’ (becoming) của căn tính Thiên Chúa, thì một phương diện được ưu tiên hơn phương diện khác một cách luận lý, không có sự trở thành gì cả theo nghĩa thời gian tính. Thiên Chúa l{ tình yêu vĩnh cửu, v{ ‘trong tình yêu, không bao giờ có thể có ý muốn điều |c’.400 Như thế, một cách siêu hình học, Thiên Chúa không thể l{m điều ác. W. IV, p.324. W. IV, p.326. 400 W. IV, p.267 398 399 521 Thế nhưng, trong sự bày tỏ vĩnh cửu của Thiên Chúa, hai nguyên tắc, các ý chí thấp hơn v{ c|c ý chí cao hơn, có thể và phải có thể tách biệt. ‘Nếu việc đồng hóa hai nguyên tắc là bền vững trong tinh thần con người như trong Thiên Chúa, thì sẽ không có sự phân biệt (giữa Thiên Chúa và tinh thần con người); phải nói rằng, Thiên Chúa sẽ không bày tỏ chính Ng{i. Do đó, sự thống nhất bền vững trong Thiên Chúa, phải bền vững trong con người. V{ đ}y l{ khả thể cho thiện v{ |c.’401 Khả thể này có nền tảng của nó trong Thiên Chúa, nhưng khi khả thể được nhận ra, nó chỉ hiện diện nơi con người. Có lẽ người ta có thể diễn tả vấn đề này bằng cách nói rằng, trong khi Thiên Chúa có căn tính hội nhất một cách tất yếu, thì con người không cần được như thế. Bởi vì, các yếu tố căn bản là có thể tách biệt nơi con người. Tuy nhiên, sẽ sai lầm khi kết luận rằng, Schelling quy cho con người là hoàn toàn tự do của việc bất khả phân biệt (indifference). Ông cũng qu| ng}y thơ trong ý tưởng về tiền đề và hệ quả, để thừa nhận khái niệm tự do như l{ ‘năng lực hoàn toàn vô định của ý muốn này hay ý muốn khác của hai thứ tương phản, m{ không x|c định được các nền tảng v{ đơn giản bởi vì nó được muốn’.402 Schelling từ chối khái niệm này và tìm thấy nền tảng xác định cho các chọn lựa có tính kế thừa của con người trong đặc tính khả tri (intelligible) của con người, đặc tính n{y có vai trò đối với các hành vi cụ thể của con người, như l{ tiền đề đối với hệ quả. Đồng thời, ông không muốn nói rằng, Thiên Chúa l{ người tiền định các hành vi của con người bằng c|ch cưu mang con người ngay từ trong Ý Niệm vĩnh cửu. Do đó, ông bị đẩy tới việc miêu tả đặc tính khả tri của con người như l{ vì sự tự định vị ngay từ khởi đầu của bản ng~, như l{ kết quả của lựa chọn từ khởi đầu 401 402 W. IV, p.256. W. IV, p.274. 522 bởi chính bản ng~. Do đó, ông có thể vừa nói rằng, các hành vi của con người là có thể tiền định về mặt nguyên tắc, vừa nói rằng, chúng là tự do. Chúng là tất yếu, nhưng sự tất yếu này là sự tất yếu nội tại, được |p đặt bởi chọn lựa từ khởi đầu của bản ngã, chứ không phải là sự tất yếu bị |p đặt một cách vĩnh cửu bởi Thiên Chúa. ‘Sự tất yếu nội tại này là chính sự tự do, bản chất của con người về bản chất là chính hành vi của họ; sự tất yếu và tự do có tương quan nội tại lẫn nh}n, như một thực tại xuất hiện ra như l{ điều này hay điều kia chỉ khi thực tại ấy được nhìn từ nhiều góc cạnh kh|c nhau…’403 Như thế, việc Giu-đa phản bội Chúa Ki-tô là tất yếu và không thể tr|nh được, điều n{y được cung cấp bởi các sự kiện lịch sử; nhưng đồng thời, ông phản bội Chúa Ki-tô một c|ch ‘sẵn lòng và hoàn toàn tự do’.404 Tương tự thế, cũng không thể tr|nh được cả việc Phê-rô chối Chúa Ki-tô, lẫn việc ông sám hối vì hành vi chối đó; nhưng cả hai việc: chối bỏ và sám hối, đều là hành vi của chính Phê-rô một cách tự do. Nếu lý thuyết về đặc tính khả tri được đưa ra như l{ sự giải thích kiểu tâm lý thuần túy, thì điều này có thể có thể được thực hiện với một mức độ khả tín khá cao. Một mặt, nhiều khi chúng ta nói về một người rằng, ông không thể hành xử theo cách thế này hay cách thế kia, nghĩa l{, cung c|ch h{nh xử ấy l{ kh| tương phản với tính cách của ông. Và nếu sau tất cả những h{nh vi ông đ~ l{m với cung cách ấy, chúng ta có khuynh hướng nói rằng, căn tính của ông không phải l{ điều m{ chúng ta tưởng. Mặt khác, chúng ta đi tới việc nhận biết không chỉ c|c đặc tính của người khác, mà còn chính bản thân họ qua các hành vi của họ và của chúng ta. Và chúng ta muốn đưa ra kết luận rằng, trong mỗi người có, như đ~ có, đặc tính ẩn giấu mà nó tỏ lộ chính nó một cách tiệm tiến trong 403 404 W. IV, p.277. W. IV, p.278. 523 các hành vi của họ, thế nên các hành vi ấy có vai trò đối với tính cách của họ trong mối tương quan kiểu loại suy, giữa hệ quả và nền tảng (hay tiền đề). Thực vậy, sự tương phản có thể thực hiện như sau, tiền giả định rằng, tính c|ch l{ c|i gì đó x|c định ngay từ khởi đầu (bởi di truyền, môi trường, những kinh nghiệm từ rất sớm và nhiều điều nữa), và rằng, tiền giả định này là sai lầm. Nhưng, miễn là lý thuyết n{y được trình b{y như l{ một lý thuyết tâm lý, thì nó là vấn đề cho cuộc tra cứu duy nghiệm. Và rõ ràng là, một số dữ liệu duy nghiệm có giá trị trong sự ưu |i riêng, thậm chí nếu có những dữ kiện khác chống lại nó. Nó là một câu hỏi cần được c}n đo, giải thích và phối hợp các bằng chứng có giá trị. Thế nhưng, Schelling không trình b{y lý thuyết của ông một cách đơn giản như l{ một giả thuyết duy nghiệm. Ít nhất, nó phụ thuộc phần nào vào các lý thuyết siêu hình học. Ví dụ, lý thuyết về sự đồng nhất là rất có ảnh hưởng. Cái Tuyệt Đối là sự đồng nhất sự tất yếu với tự do, và sự đồng nhất n{y được phản ánh trong con người. Các hành vi của con người vừa tất yếu vừa tự do. Và Schelling đưa ra kết luận rằng, bản chất khả tri của con người xác định các hành vi của con người, phải có chính nó, như nó đ~ l{, trên khía cạnh tự do, trong đó, nó l{ kết quả của sự tự định vị của bản ng~. Nhưng, lựa chọn từ khởi đầu này của chính bản ngã, hoặc không là hành vi ý thức hoặc không là hành vi trong thời gian. Theo Schelling, nó là thời gian bên ngo{i v{ x|c định tất cả ý thức, cho dù các hành vi của con người là tự do, bởi vì chúng bắt nguồn từ chính bản chất hay bản ngã của con người. Nhưng, rất khó để thấy được, hành vi nguyên thủy của ý chí, có thể là cái gì. Lý thuyết của Schelling mang một số nét tương tự như lối giải thích về tự do của M. Sartre trong triết học hiện sinh của ông này; nhưng việc thiết lập ở đ}y có tính siêu hình học hơn nhiều. Schelling phát triển sự phân biệt của Kant giữa thế giới khả tri và 524 thế giới hiện tượng trong ánh sáng của lý thuyết về sự đồng nhất của ông và của mối ưu tư của ông về ý niệm nền tảng và hệ quả, và kết quả là, lý thuyết này rất mờ mịt. Thực vậy, rõ ràng là, một mặt, Schelling muốn tránh học thuyết của Calvin về việc Chúa tiền định, và mặt khác, lý thuyết về quyền tự do của tính trung lập (indifference); trong khi, ông đồng thời muốn cho phép các chân lý tìm thấy sự diễn tả theo những quan điểm này. Thế nhưng, thật khó để tuyên bố rằng, kết luận của những phản tư của ông là rõ ràng trong suốt. Thực vậy, Schelling không tuyên bố là, mọi thứ trong triết học đều có thể được làm sáng tỏ. Nhưng điều nghi ngại là, thật khó để đ|nh gi| tính ch}n lý cho điều được nói, trừ khi người ta hiểu điều được nói là gì. Như đối với bản chất của sự ác, Schelling nghiệm thấy khó khăn có thể gặp phải trong việc tìm ra một cách thức miêu tả thỏa đ|ng. Khi ông không coi chính mình như l{ một người theo thuyết phiếm thần, theo nghĩa, một người chối bỏ bất kì sự phân biệt nào giữa thế giới và Thiên Chúa, thì ông cảm thấy rằng, ông có thể khẳng định thực tại tích cực của cái ác, mà chính ông không bị quy cho kết luận rằng, có sự ác trong chính Hữu Thể thánh thiêng. Đồng thời, mô tả của ông về mối liên hệ giữa thế giới và Thiên Chúa như l{ mối liên hệ giữa hệ quả với tiền đề, điều này kéo theo rằng, nếu cái ác là một thực tại tích cực thì nó phải có nền tảng trong Thiên Chúa. Và kết luận này có thể được suy tư theo mệnh đề rằng, ‘để cho cái ác không tồn tại, thì Thiên Chúa sẽ không là chính Ng{i’.405 Trong các bài giảng ở Stuttgart, Schelling cố gắng dẫn dắt khóa học tới chỗ trung dung, giữa việc khẳng định và chối bỏ thực tại tích cực của cái ác, bằng cách nói rằng, ‘từ một quan điểm, thì nó l{ hư vô, v{ từ quan điểm khác, nó thực sự hiện 405 W. IV, p.295. 525 hữu’.406 Có lẽ chúng ta có thể nói rằng, ông đang cảm thấy mình đi sau cách thức mà các nhà Kinh Viện mô tả về cái ác, cái |c như l{ một tình trạng thiếu hụt, cho dù là thiếu hụt thực sự. Trong bất cứ tình huống n{o, c|i |c đều chắc chắn hiện diện trong thế giới, bất cứ cái gì mà bản chất chính xác của nó có thể là. Do đó, việc trở lại với Thiên Chúa trong lịch sử nhân loại, phải mang lấy hình thái của sự chiến thắng cách tiệm tiến của cái thiện trên c|i |c. ‘C|i thiện phải được mang ra khỏi bóng tối để đi v{o hiện thực và nó sẽ sống vĩnh cửu với Thiên Chúa; cái ác phải được tách ra khỏi cái thiện và bị ném v{o trong hư vô. Vì đ}y sẽ l{ cùng đích của tạo th{nh.’407 Nói cách khác, chiến thắng hoàn toàn của ý chí hợp lý (the rational will) sẽ vượt qua ý chí kém hơn (ham muốn), chiến thắng n{y được ho{n th{nh c|ch vĩnh viễn trong Thiên Chúa, và là mục đích lý tưởng của lịch sử nhân loại. Trong Thiên Chúa, sự thăng hoa ý chí kém hơn l{ vĩnh cửu và tất yếu. Trong con người, nó là một tiến trình trong thời gian. 3. Sự phân biệt giữa triết học phủ định và khẳng định Chúng ta đ~ có dịp lưu ý đến khẳng định của Schelling là, từ các ý tưởng chúng ta có thể suy ra những ý tưởng duy nhất. Vì thế, chẳng có gì ngạc nhiên nếu trong những năm sau đó chúng ta nhận thấy ông nhấn mạnh vào sự phân biệt giữa triết học phủ định, cái được giới hạn trong thế giới của những khái niệm và bản chất, và triết học khẳng định, cái nhấn mạnh vào sự hiện hữu. Sự phân biệt n{y được thực hiện để ám chỉ đến một phần trong cuộc đời và các tác phẩm của ông, 406 407 W. IV, p.296. W. IV, p.296. 526 Schelling xác nhận rằng, mọi triết học xứng danh là triết học khi liên quan tới tính xác thực của nguyên lý đệ nhất hay cơ bản. Tuy nhiên, triết học phủ định lại khám phá ra rằng nguyên lý này mới là bản chất tối thượng, là Ý niệm tuyệt đối. Và từ một bản chất tối thượng chúng ta mới có thể suy ra những bản chất khác. Từ một What – cái gì chúng ta không thể suy ra một That – cái đó. Nói cách khác, triết học phủ định không thể giải thích thế giới hiện hữu. Với hữu thể bên ngoài Thiên Chúa, triết gia phủ định chỉ có thể nói rằng “If – nếu nó tồn tại, thì nó có thể hiện hữu chỉ bằng cách thức này và chỉ như vậy.408 Tư tưởng của ông di chuyển vào trong địa hạt của sự giả định. V{ điều n{y đặc biệt rõ trong trường hợp của hệ thống của phái Hegel, hệ thống m{ theo Schelling đ~ gần vượt qua trật tự hiện sinh (existential order). Tuy vậy, triết học khẳng định lại không bắt đầu chỉ với Thiên Chúa như Ý niệm, như một What – Cái gì hay bản thể nhưng đúng hơn l{ với Thiên Chúa “như một C|i đó (That) tinh tuyền”409, như mệnh lệnh thuần túy (pure act) hay hữu thể trong một ý nghĩa hiện sinh. Và từ mệnh lệnh hiện sinh tối thượng (supreme existential act) này triết học khẳng định chuyển sang khái niệm hay bản chất của Thiên Chúa để cho thấy rằng Ngài không phải là một Ý niệm hay bản thể phi ngôi vị nhưng l{ một hữu thể cá vị và sáng tạo, l{ “Chúa tể của sự sống” (Lord of being)410 hằng hiện hữu, trong đó ‘sự sống - being’ l{ thế giới. Vì thế, Schelling nối kết triết học khẳng định với khái niệm Thiên Chúa như một Hữu thể hữu ngã (personal Being). Schelling không có ý cho rằng, ông l{ người đầu tiên khám phám ra triết học khẳng định. Nhưng ngược lại, toàn bộ lịch sử triết học W, V, p.558. als reines Dass; W, V, p.746. 410 Ibid. 408 409 527 diễn tả “trận chiến giữa triết học khẳng định và phủ định”.411 Nhưng việc dùng từ ‘trận chiến – combat’ chắc hẳn không gây hiểu lầm. Đó l{ một vấn đề của sự nhấn mạnh v{ ưu tiên hơn l{ của một cuộc chiến sinh tử giữa hai lối suy tư ho{n to{n không thể hòa hợp. Bởi vì triết học phủ định không thể bị từ khước một c|ch đơn giản. Không một hệ thống n{o được kết cấu nên mà không cần các khái niệm. Và cho dù triết gia thuộc phái khẳng định cố gắng đặt trọng tâm vào sự hiện hữu, thì anh ta rõ ràng là không v{ cũng không thể khinh bỏ tất cả sự suy xét về cái hiện hữu. Vì thế, chúng ta “phải khẳng định về sự nối kết, v}ng, đó l{ sự thống nhất giữa cả hai”412, nghĩa là giữa triết học phủ định và triết học khẳng định.413 Nhưng giờ đ}y Schelling hỏi, liệu chúng ta có phải làm một sự chuyển đổi từ triết học phủ định sang khẳng định hay không? Điều đó quả không thể thực hiện chỉ bằng việc suy nghĩ. Vì suy nghĩ nhận thức liên quan đến những bản thể (essences) và những suy tư luận lý. Vì thế, chắc hẳn chúng ta phải nại đến ý chí, “một ý chí ước muốn đến tính tất yếu bên trong mà ở đó Thiên Chúa không chỉ là một ý tưởng”.414 Nói cách khác, sự khẳng định ban đầu về sự hiện hữu thánh thiên được dựa trên một hoạt động của niềm tin l{ điều bị ý chí đòi hỏi. Cái tôi ý thức về tình trạng bị suy đổ của mình, về tình trạng tách biệt, và cái tôi nhận ra rằng, sự tách biệt này chỉ có thể được hóa giải nhờ hoạt động của Thiên Chúa. Vì thế, cái tôi cầu mong rằng, Thiên Chúa không chỉ là một Ibid. W, V, p.746. 413 Sự phân biệt của Schelling cũng tương tự như những mối quan tâm về sự tách biệt được các nh{ văn hiện đại, tiêu biếu l{ gi|o sư Gilson, dựng nên giữa phái bản thể luận và triết học hiện sinh, triết học n{y có nghĩa l{, không ‘triết hiện sinh”, triết học mới chỉ đặt tầm quan trọng nền tảng của mình trên hữu thể với ý nghĩa của sự hiện hưu (esse) hơn l{ trên hữu thể với ý nghĩa bản thể. Tuy vậy, việc mở rộng về sự tương cận n{y cũng có giới hạn. 414 W, V, p.746. 411 412 528 lý tưởng siêu nhiên nhưng l{ một Thiên Chúa cá vị hiện hữu thực sự mà nhờ đó con người có thể được cứu chuộc. Trật tự đạo đức lý tưởng của Fichte sẽ không thỏa mãn những nhu cầu của con người về tôn gi|o như thế. Niềm tin dựa vào nền tảng triết học khẳng định là niềm tin ở nơi một Thiên Chúa hữu ngã, sáng tạo và cứu chuộc, không ở nơi trật tự đạo đức lý tưởng của Fichte, cũng chẳng ở nơi Ý niệm tuyệt đối của Hegel. Ít nhất trong c|i nhìn đầu tiên, Schelling dường như đang lập lại lý thuyết của Kant về niềm tin luân lý và thực hành. Tuy nhiên, Schelling đ~ l{m cho lý thuyết đó rõ r{ng khi ông xem triết học phê phán là một minh họa của việc luận bàn triết học phủ định. Thực sự thì Kant xác quyết về Thiên Chúa trong niềm tin, nhưng đơn giản là một định đề, nghĩa l{ như một khả thể. Xa hơn, Kant khẳng định Thiên Chúa là một khí cụ đúng nghĩa cho việc tổng hợp nh}n đức và hạnh phúc. Tôn giáo của ông trong những phạm vi giới hạn của lý trí tối thiểu thì không có chỗ cho tôn giáo chân thực. Người ngoan đạo thực sự có ý thức về sự chờ mong sâu xa của mình về Thiên Chúa, v{ anh ta hướng đến một Thượng đế hữu ngã (personal Deity) bằng sự ý thức và lòng mong mỏi Ngài. “Bởi vì con người kiếm tìm một ngôi vị - For the person seeks a person”415. Người sùng đạo thực sự không khẳng định Thiên Chúa chỉ như một khí cụ để phân chia hạnh phúc cho c|c nh}n đức: anh ta tìm kiếm Thiên Chúa vì chính ng{i. C|i tôi “cầu mong chính Thiên Chúa. Chính Ng{i, Thiên Chúa, Đấng hoạt động, Đấng thực hiện sự quan phòng, Đấng là chính hiện hữu thực sự, có thể gặp gỡ thực tại của Sự sa ng~…Chỉ trong Thiên Chúa này, cái tôi nhận ra sự thiện tối thượng đích thực.416 415 416 W, V, p.748. Ibid. 529 Vì thế, sự phân biệt giữa triết học khẳng định và phủ định chuyển thành sự khác nhau giữa triết học thực sự là tôn giáo và triết học không thể đồng hóa ý thức tôn giáo và nhu cầu của triết lý đó. Schelling cho rằng điều này khá rõ ràng so với một sự ám chỉ hiển nhiên đến Kant. “Như bạn thấy, lòng mong chờ Thiên Chúa đích thực v{ ơn cứu độ qua ngài chẳng l{ gì kh|c người việc diễn tả nhu cầu tôn giáo…Nếu không có một Thiên Chúa sống động…có thể chẳng có tôn gi|o, vì tôn gi|o đ~ bao h{m mối tương quan hiện tại và chân thực giữa Thiên Chúa v{ con người. Cũng chẳng có bất kỳ lịch sử n{o m{ trong đó Thiên Chúa là sự an b{i…Ở phần cuối của triết học phủ định, tôi chỉ có một khả thể v{ đó thực sự không phải tôn giáo, tôn giáo chỉ “ở trong những lãnh vực của lý trí giới hạn”. …Đó l{ sự chuyển đổi sang triết học khẳng định, sự chuyển đổi để chúng ta lần đầu bước vào lãnh vực tôn gi|o.”417 Giờ đ}y, nếu triết học khẳng định xác quyết sự hiện hữu của Thiên Chúa là một nguyên lý đệ nhất, và nếu sự chuyển tiếp sang triết học khẳng định không thể được thực hiện bằng sự suy tư nhưng chỉ bằng h{nh động của ý chí khởi phát trong niềm tin, thì Schelling dĩ nhiên không thể đổi triết học phủ định thành khẳng định bằng việc bổ sung cho c|i trước, hay bằng thần học tự nhiên theo nghĩa truyền thống. Đồng thời có tồn tại điều mà chúng ta tạm gọi là bằng chứng thực nghiệm của tính hợp lý nơi h{nh vi ý chí. Bởi lẽ nhu cầu của người sùng đạo đồng ý việc một Thiên Chúa tự tỏ lộ chính ngài và hoàn tất sự cứu độ của con người. Và nếu có thể thêm vào, thì bằng chứng về sự hiện hữu của Thiên Chúa sẽ mang lấy hình thức diễn tả về sự phát triển lịch sử của ý thức tôn giáo, lịch sử của lời cầu khẩn m{ con người dâng lên Thiên Chúa và lời đ|p từ của Ngài cho lời kêu cầu n{y, “Triết học 417 W, V, p.750. 530 khẳng định là triết học mang tính lịch sử.”418 V{ đ}y l{ nguyên nhân tại sao trong những bài viết sau này, Schelling lại dấn thân cho việc nghiên cứu thần thoại học và mạc khải. Ông đ~ cố trình bày sự tự mạc khải tiệm tiến của Thiên Chúa cho con người và công trình cứu độ thánh thiên và tiệm tiến của Ngài. Nói như vậy không có nghĩa l{ Schelling b~i bỏ tất cả những suy luận ban đầu của mình ủng hộ cho nghiên cứu thực nghiệm của lịch sử về thần thoại học và mạc khải. Như đ~ thấy, luận điểm của ông là triết học phủ định và khẳng định phải được kết hợp. Và như thế những suy luận ban đầu của ông về tôn giáo không bị vứt bỏ. Đơn cử như trong b{i viết cho tựa đề tác phẩm Another Deduction of the Principles of Positive Philosophy (1841), ông đ~ nhận quan điểm về sự bắt đầu “sự hiện hữu vô điều kiện”419 như của mình và tiếp tục suy luận những khoảnh khắc hay thời kỳ của đời sống thầm kín của Thiên Chúa. Thực sự ông đặt điểm nhấn nơi tính ưu viết của hữu thể trong ý nghĩa của sự hiện hữu, tuy vậy hệ thống khái quát của triết học tôn giáo thời đầu của ông với những ý tưởng về những khoảnh khắc của đời sống thánh thiên, với Sự sa ng~ vũ trụ và cuộc trở về với Thiên Chúa vẫn được duy trì. Và mặc dù trong những bài giảng của ông về thần thoại học và tôn giáo, chính ông lại quan t}m đến sự khẳng định thực nghiệm về triết học tôn giáo của mình, ông chưa bao giờ thực sự buôn tha cho chính mình khởi khuynh hướng duy tâm, muốn làm sáng tỏ mối tương quan giữa Thiên Chúa và thế giới như sự nối kết giữa nền tảng hay tiền kiện với hệ quả. Người đọc có thể đồng ý với sự thất vọng của Kierkegaard về điểm này, sau khi tách biệt triết học phủ định và khẳng định, 418 419 W, V, p.753. W, V, p.729. 531 Schelling liền tiếp tục tập trung vào nghiên cứu thần thoại học và mạc khải thay vì t|i suy tư triết học của mình một cách triệt để dưới ánh sáng của sự tách biệt này. Tuy vậy chúng ta có thể hiểu được quan điểm của triết gia này. Triết học tôn gi|o đ~ chiếm vị trí trung t}m trong tư tưởng của ông. Và Tuyệt đối phi ngôi vị tự hiện tỏ đ~ trở thành Thiên Chúa hữu ng~ đang tự vén mở chính mình. Vì thế, Schelling khao khát để chứng tỏ rằng, niềm tin của con người v{o Thiên Chúa được minh chứng qua cách thức lịch sử, và lịch sử của ý thức tôn gi|o cũng l{ lịch sử của tiến trình mạc khải th|nh thiên cho con người. 4. Thần thoại và Mạc khải Tuy nhiên, nếu chúng ta nói triết học về thần thoại học và mặc khải của Schelling như một nghiên cứu về kinh nghiệm, từ ngữ ‘kinh nghiệm – empirical’ phải được hiểu trong một ý nghĩa tương đối. Schelling đ~ không loại bỏ siêu hình học mang tính suy diễn cho chủ nghĩa kinh nghiệm. Nhưng ngược lại. Chẳng hạn, sự suy luận về ba ‘năng lực – potencies’ trong một Thiên Chúa được giả định trước. Điều đó cũng được giả định rằng, nếu có một Thiên Chúa đang tự hiện tỏ, thì bản chất thiết yếu của một Hữu thể tuyệt đối sẽ bị tỏ lộ cách tiệm tiến. Vì vậy, khi Schelling chuyển sang nghiên cứu thần thoại học và mạc khải, thì chắc hẳn ông đ~ có được phác thảo về điều mà ông sẽ tìm kiếm. Nghiên cứu này mang tính thường nghiệm theo ý nghĩa nội dung của nghiên cứu này được cung cấp qua lịch sử có thật về tôn giáo được biết đến qua việc điều tra thực nghiệm. Tuy vậy, cơ cấu của việc phân tích này được cung ứng bởi những suy luận thiết yếu mang tính giả sử của siêu hình học. Nói cách khác, Schelling bắt đầu tìm thấy trong lịch sử tôn giáo việc tự mạc khải của một Thiên Chúa hữu ngã, và sự 532 đồng nhất của Thiên Chúa này không phủ nhận ba năng lực hay ba yếu tính (moments) khác biệt nhau. V{ dĩ nhiên, ông không gặp khó khăn gì để khám phá ra những diễn tả về khái niệm này về Thượng đế trong sự phát triển của những niềm tin tôn giáo từ các thần thoại cổ đại của cả Đông lẫn T}y cho đến giáo lý Thiên Chúa giáo về Ba Ngôi. Tương tự như thế, ông cũng dễ dàng tìm ra những diễn đạt của c|c ý tưởng về Sự sụy đổ và cuộc trở về với Thiên Chúa. Nếu một khi những tóm tắt của Schelling được cho l{ đúng, thì dĩ nhiên trình tự n{y được chứng minh. Vì như đ~ thấy, ông chưa từng có ý loại bỏ siêu hình học, triết học trừu tượng của lý trí, để dùng biệt ngữ hiện đại cái tỏ cho chúng ta điều phải là tình huống nếu điều gì đó l{ tình huống (case). Vì thế từ quan điểm của Schelling về những giả định siêu hình khá lớp lang trật tự. Vì như một tổng thể triết học là một sự nối kết của triết học phủ định và khẳng định. Đồng thời rõ ràng trình tự của Schelling là một lý do cho việc giải thích tại sao triết học về thần thoại và mạc khải của ông lại tạo ra ảnh hưởng tương đối ít cho sự phát triển của việc nghiên cứu lịch sử tôn gi|o. Nói như vậy không có nghĩa rằng những giả định siêu hình n{y đều không chính đ|ng. Dù người ta cho rằng chúng chính đ|ng hay không chính đ|ng thì hiển nhiên nhận xét đó phụ thuộc v{o quan điểm của đương sự về giá trị nhận thức của siêu hình học. Nhưng không khó để nhận ra rằng, triết học thần thoại và mạc khải của Schelling bị soi xét một cách ngờ vực bởi những người muốn cho việc nghiên cứu lịch sử tôn gi|o được tự do khỏi những giả định của siêu hình học duy tâm. Schelling cũng đ~ rút ra sự phân biệt giữa một bên là thần thoại học và bên kia là mạc khải. “Mọi thứ đều có thời điểm của nó. Tôn giáo thần thoại phải đến trước. Trong tôn giáo thần thoại chúng ta 533 bị mù lòa (bởi vì thần thoại được sinh ra qua một tiến trình tất yếu), đó l{ một tôn giáo phi tự do và phi tinh thần.420 Những truyện thần thoại không đơn giản chỉ là những sản phẩm tùy tiện v{ đồng bóng của trí tưởng tượng. Nhưng chúng không phải là mạc khải theo ý nghĩa l{ một sự hiểu biết về Thiên Chúa truyền đạt lại một cách tự do. Dĩ nhiên, chúng có thể đ~ được soạn thảo một cách ý thức, nhưng về cơ bản thì chúng là những sản phẩm của một tiến trình vô ý thức và tất yếu, những hình thức nối tiếp nhau trong sự sợ hãi thần th|nh t|c động đến chính thần thoại trong sự ý thức tôn giáo. Nói cách khác, thần thoại tương ứng với nguyên lý thấp kém v{ tăm tối về Thượng đế, và nó có nền tảng thuộc phạm vi vô thức. Tuy nhiên, khi chúng ta chuyển từ thần thoại sang mạc khải là chúng ta chuyển “v{o trong một địa hạt ho{n to{n kh|c”.421 Trong thần thoại, t}m trí “phải làm việc với một tiến trình tất yếu, còn ở đ}y (mạc khải) thực hiện với một điều gì đó m{ cuối cùng tồn tại như kết quả của một ý chí hoàn toàn tự do”.422 Vì khái niệm mạc khải giả định một h{nh động mà từ đó Thiên Chúa “tự do hiến dâng hoặc đ~ hiến dâng chính ngài cho nhân loại”.423 Schelling nhấn mạnh rằng, ở một mức độ n{o đó tôn gi|o thần thoại v{ tôn gi|o được mạc khải đều là tôn giáo, nên có thể gộp cả hai thành một ý tưởng chung. Và trên thực tế toàn bộ lịch sử của sự ý thức tôn giáo chính là thần hệ thứ hai hoặc là sự ra đời của Thiên Chúa, theo ý nghĩa rằng sự vĩnh cửu và xứng hợp vô tận hoặc việc hạ sinh của Thiên Chúa trong chính ngài424 được miêu tả W, V, p.437. W, V, p.396. 422 Ibid 423 W, V, p.395. 424 Việc tra cứu phải gắn với những “năng lực – potencies” có thể phân biệt một cách hợp lý trong sự sống bên trong của Thiên Chúa. 420 421 534 đúng lúc trong lịch sử tôn giáo. Thần thoại, vì được bắt nguồn từ vô thức, miểu tả một yếu tính trong sự sống thần thiêng. Thần thoại đến trước mạc khải và là một sự chuẩn bị hợp lý cho mạc khải đó. Nhưng tự mình thần thoại không phải là tự mạc khải. Vì mạc khải về cơ bản là sự biểu lộ tự do của Thiên Chúa về chính ng{i như một đấng tạo hóa vô tận, có ngôi vị và tự do, đồng thời là chúa tể của sự sống. Và vì là một h{nh động tự do từ phía Thiên Chúa nên mạc khải không đơn giản chỉ là một hệ quả hợp lý của thần thoại. Tuy nhiên, mạc khải có thể được miêu tả như ch}n lý của thần thoại. Vì có thể xem thần thoại là yếu tố thông thường che đậy ch}n lý đ~ được mạc khải. Còn đối với những triết gia lương d}n, họ có thể tìm thấy những biểu trưng hay những tiền dự mang tính thần thoại về chân lý. Nói c|ch kh|c, Schelling ước mong miêu tả lại toàn bộ lịch sử của ý thức tôn gi|o như mạc khải của Thiên Chúa về chính ngài, tuy vậy trong khi đó ông cũng muốn hướng đến một khái niệm cụ thể của Thiên Chúa giáo về mạc khải. Một mặt, mạc khải theo điều mà chúng ta có thể gọi là một thuật ngữ yếu nghĩa, lại xuất hiện xuyên suốt trong toàn bộ lịch sử tôn giáo. Vì mạc khải dó là chân lý tiềm ẩn của thần thoại. Mặt khác, mạc khải theo nghĩa mạnh được tìm thấy trong Ki-tô gi|o. Vì chính trong đạo Ki-tô mà trong đó ch}n lý tiềm ẩn này trở nên hiện tỏ như |nh s|ng ban ng{y. Vì thế, Ki-tô giáo làm rõ ra chân lý của thần thoại, v{ ch}n lý đó có thể được miêu tả như chóp đỉnh của tôn giáo lịch sử. Tuy vậy, không có nghĩa Ki-tô giáo là một hệ quả tự nhiên của thần thoại. Thần thoại ở mức độ như chúng ta đ~ thấy, là một tiến trình tất yếu. Nhưng trong v{ qua Đức Ki-tô, Thiên Chúa hữu ngã mới tự do tỏ lộ chính mình. Một cách rõ ràng, nếu Schelling muốn miêu tả toàn bộ lịch sử tôn gi|o như một biểu tượng thời gian về đời sống thánh thiên, thì quả thật rất khó để ông không phải khẳng 535 định một sự nối kết tất yếu giữa thần thoại học vô thần và Ki-tô giáo. Thần thoại sẽ diễn tả Thượng đế như ước muốn (will) vô thức, trong khi đó Ki-tô giáo sẽ miêu tả Thiên Chúa như một ước muốn tự do, ước muốn của tình yêu. Đồng thời Schelling cũng cố gắng để bảo tồn sự khác biệt về bản chất giữa thần thoại và mạc khải bằng cách khẳng định rằng, khái niệm mạc khải là một khái niệm diễn tả h{nh động tự do từ phía Thiên Chúa. Mạc khải là chân lý của thần thoại theo nghĩa, mạc khải l{ điều mà thần thoại hướng đến v{ cũng l{ c|i được che phủ dưới lớp áo của chuyện thần thoại. Nhưng chính trong v{ qua Đức Ki-tô m{ ch}n lý được tỏ lộ c|ch rõ r{ng, được vén mở cách tự do. Ch}n lý đó chẳng thể n{o được nhận ra chỉ bằng những suy luận hợp lý từ các câu chuyện thần thoại. Nhưng dù cho Schelling thực sự nổ lực để chú ý đến sự khác biệt giữa thần thoại và mạc khải, thì vẫn có một điều quan trọng hơn cần làm. Nếu chúng ta có ý cho rằng mạc khải Ki-tô giáo chỉ đơn giản là một cơ sở lập luận gần như để chống lại lập luận của ngoại giáo, thì vẫn còn chỗ cho một quan điểm cao hơn, đó l{ lý trí để hiểu cả thần thoại lẫn mạc khải. V{ quan điểm cao hơn n{y chính là triết học khẳng định. Tuy vậy, Schelling cũng cẩn trọng để giải thích rằng, ông không nói đến một cách thức lý giải mang tính duy lý về tôn giáo từ bên ngo{i. Ông đang hướng đến phạm vi hoạt động của ý thức tôn gi|o m{ theo đó ý thức đó hiểu chính mình từ bên trong. Bởi thế, triết học tôn giáo với Schelling không chỉ là triết học nhưng còn l{ tôn gi|o. Triết học này bao gồm cả Ki-tô giáo và không thể tồn tại nếu thiếu tôn giáo này. Triết lý này phát sinh từ trong Ki-tô giáo chứ không phải bên ngo{i. “Vì thế tôn giáo dành cho việc nghiên cứu triết học (philosophical religion) về mặt lịch sử được làm trung gian thông qua tôn giáo 536 mạc khải.”425 Tuy vậy, không đơn giản để đồng hóa niềm tin giáo và cuộc sống người Ki-tô hữu thành những cơ sở lý luận. Vì tôn giáo này chọn những lý luận trên như chủ đề-nội dung (subjectmatter) cho sự hiểu biết mang tính phản tỉnh tự do. Bởi thế, so với việc đơn giản chấp nhận mạc khải Ki-tô giáo nguyên thủy dựa vào thẩm quyền thì tôn giáo dành cho việc nghiên cứu triết học có thể được gọi l{ tôn gi|o ‘tự do’. “Tôn gi|o tự do này chỉ được làm trung gian thông qua Ki-tô gi|o; nó không được Ki-tô giáo thừa nhận trực tiếp”.426 Nhưng điều n{y không có nghĩa l{ tôn gi|o mang tính triết học chối bỏ mạc khải. Đức tin tìm kiếm sự hiểu biết; nhưng sự hiểu biết từ bên trong đó lại không tiêu hủy những gì đ~ được hiểu. Tiến trình của việc hiểu biết về sự phản tỉnh tự do này có lịch sử riêng của nó, trải dài suốt thần học Kinh viện and siêu hình học rồi lên đến triết học tôn giáo sau này của chính Schelling. Và trong triết học này, chúng ta có thể nhận ra một sự khôn ngoan cao hơn phía sau lòng ước muốn của Schelling. Vẫn luôn có một điều gì đó của phái Ngộ đạo (the Gnostic) trong nét đặc trưng lý trí của ông. Dường như ông đ~ không hai lòng với vật lý thông thường nhưng muốn diễn giải một loại vật lý suy lý hoặc cao siêu hơn, thế nên trong những năm về sau ông đ~ giải thích một sự hiểu biết cao siêu hơn hay thần bí về bản chất Thiên Chúa và về việc tự mạc khải của ngài. Vì thế, không có gì là ngạc nhiên khi thấy Schelling đưa ra một sự lý giải về lịch sử Ki-tô giáo, mà ở khía cạnh n{o đó l{ sự gợi lại những học thuyết của tu viện trưởng Joachim of Flores ở thế kỷ 12. Schelling cho rằng có ba giai đoạn phát triển chính của Ki-tô 425 426 W, V, p.437. W, V, p.440. 537 gi|o. Đầu tiên là thời kỳ của th|nh Phêrô (Peter) được mô tả bằng những ý tưởng nổi trội của luật và thẩm quyền, được nối kết với nền tảng chính yếu của sự sống trong Thiên Chúa, điều n{y được tự đồng hóa với Chúa Cha trong thần học về Ba ngôi. Thời kỳ thứ hai là của thánh Phao-lô (Pauline) và bắt đầu với cuộc Cải cách Tin Lành (Protestant Reformation). Thời kỳ n{y được ghi dấu bằng ý niệm về sự tự do v{ được liên kết nguyên tắc lý tưởng trong Thiên Chúa, đồng hóa với Chúa Con (the Son). Và Schelling hướng đến giai đoạn thứ ba, thời kỳ Johannine, đ}y l{ một sự tổng hợp cao hơn của hai thời kỳ trước và liên kết luật và tự do với nhau trong cộng đo{n Ki-tô hữu duy nhất. Thời kỳ thứ ba này gắn kết với Chúa Thánh Thần, tình yêu th|nh thiên, v{ được lý giải như sự hòa hợp của hai tính trọng yếu (moments) đầu tiên trong cuộc sống bên trong của Thiên Chúa. 5. Những nhận xét khái quát về Schelling Nếu chúng ta nhìn lại cuộc hành trình triết học của Schelling như một tổng thể, chúng ta sẽ dễ dàng nhận một sự khác biệt rất lớn giữa điểm khởi v{ điểm đến của cuộc hành trình. Có một sự liên tục n{o đó diễn ra cùng lúc. Vì chúng ta có thể thấy rằng, làm thế nào mà các vấn đề mới nảy sinh nơi ông lại vượt ra khỏi vị trí đ~ được chấp nhận, và làm thế nào mà các giải pháp của ông cho các vấn đề của những vị trí mới n{y liên quan đến việc thay đổi nơi những vị trí cũ hoặc diễn tả chúng trong một ánh sáng mới. Hơn nữa, có một số vấn đề nền tảng phổ biến giúp tạo một sự thống nhất n{o đó trong triết học của ông bất chấp tất cả thay đổi này. Có thể không có phản đối hợp lý nào cho quá trình này phát triển như vậy, trừ khi chúng ta đ~ chuẩn bị để bảo vệ về tính hợp lý cho 538 luận thuyết mà một nhà triết học phải trình bày chi tiết với một hệ thống khép kín cứng nhắc và không bao giờ thay đổi nó. Thật vậy, có thể lập luận rằng, Schelling đ~ không thực hiện đầy đủ những thay đổi. Vì ông đ~ cho thấy một xu hướng giữ lại những ý tưởng đ~ được sử dụng ngay cả khi áp dụng một ý tưởng mới, hoặc thiết lập c|c ý tưởng với gợi ý cho khả năng vứt bỏ những c|i cũ. Nét tính cách này của Schelling có thể không có gì đặc biệt: vì nó có thể được tìm thấy nơi bất kỳ nhà triết gia n{o có tư tưởng trải qua nhiều giai đoạn khác biệt. Nhưng nó lại dẫn đến một khó khăn nhất định trong việc đ|nh gi| chính x|c vị trí của Schelling tại một thời điểm nhất định. Ví dụ trong suy nghĩ ở thời kỳ hậu, ông nhấn mạnh bản tính cá vị của Thiên Chúa và sự tự do trong hành vi sáng tạo của Ngài. Và thật tự nhiên để mô tả sự tiến triển của tư tưởng thần học của ông ở nhiều khía cạnh, nó như l{ một biến chuyển từ phiếm thần thuyết đến hữu thần lý thuyết. Đồng thời, sự nhấn mạnh của ông về sự tự do thần linh được đi kèm với việc giữ lại ý tưởng về vũ trụ Sa ngã (cosmic Fall) và bởi một khuynh hướng liên tục để xem xét mối quan hệ giữa thế giới v{ Thiên Chúa tương tự như giữa kết quả và tiền đề. Do đó, mặc dù nó có vẻ phù hợp với tôi hơn để mô tả suy nghĩ trong giai đoạn sau của ông với tương quan của những ý tưởng, chúng khá mới mẻ hơn so với những cụm từ thừa đ~ được thừa nhận trong quá khứ, ông cung cấp chất suy tư cho những người theo sau ngay cả trong giai đoạn làm triết học cuối cùng của mình, ông là một người theo thuyết phiếm thần luận năng động hơn l{ một người hữu thần. Tất nhiên, đó l{ một vấn đề phần nào mang tầm quan trọng và phần nào là thuật ngữ. Nhưng điểm mà chính Schelling chịu trách nhiệm chủ yếu là sự khó khăn trong việc tìm kiếm các thuật ngữ mô tả phù hợp chính xác.Tuy nhiên, có lẽ không nên mong đợi bất cứ điều gì kh|c trong trường hợp của một nhà triết gia rất nóng lòng muốn 539 tổng hợp những quan mâu thuẫn bên ngoài và chứng tỏ rằng chúng thật sự bổ sung cho nhau. Không cần nói rằng Schelling không phải là một chuyên gia hệ thống hóa theo đúng nghĩa, đó là một người đ~ để lại cho hậu thế một hệ thống khép kín và cứng nhắc của dạng hoặc-dùng-hoặc-bỏ (take-it-or-leave-it). Nhưng cũng nhất thiết phải cho như thế là ông không phải là một nh{ tư tưởng có hệ thống. Thật vậy, tâm trí của ông mở ra đ|ng kinh ngạc với những kích thích và nguồn cảm hứng từ nhiều nh{ tư tưởng mà ông tìm thấy có một số khía cạnh tương đồng. Ví dụ, Plato, Tân Plato, Giordano Bruno, Jakob Boehme, Spinoza và Leibniz, không kể Kant và Fichte, tất cả đều được xem như l{ nguồn cảm hứng cho ông. Nhưng sự cởi mở để tiếp nhận c|c ý tưởng từ nhiều nguồn kh|c nhau n{y đ~ không được đi kèm bởi bất kỳ khả năng rõ rệt n{o để gắn kết tất cả chúng lại với nhau thành một tổng thể. Hơn nữa, chúng ta đ~ thấy rằng trong những năm sau n{y, ông đ~ cho thấy một khuynh hướng mạnh mẽ để dấn th}n v{o lĩnh vực Thông Thiên Học (theosophy) và thuyết ngộ đạo. V{ đó l{ dễ hiểu rằng một người đ{n ông người đã bắt kịp những suy xét của Jakob Boehme thì cũng có thể tận dụng được với chỉ một sự hấp dẫn rất nhỏ giữa các triết gia. Đồng thời thật cần thiết, như Hegel nhận xét, để phân biệt giữa triết học của Schelling và những điều bắt chước nó mà bao gồm trong một hỗn tạp của các ngôn từ về Tuyệt đối hoặc sự thay thế cho tư tưởng được duy trì liên tục về những loại suy mơ hồ dựa trên những nhận thức trực quan đ~ được khẳng định. Vì dù cho Schelling không phải là một chuyên gia hệ thống hóa như Hegel, không có ý nghĩa l{ ông ít suy tư có hệ thống hơn. Nghĩa l{, ông dựng nên một khuôn khổ và quyết tâm liên tục để hiểu vấn đề của mình v{ để suy nghĩ thông qua những vấn đề mà ông nêu ra. Đó luôn l{ sự hiểu biết có hệ thống mà ông nhắm và cố gắng để 540 thông truyền. Dẫu ông có th{nh công hay không, đó lại là một vấn đề khác. Việc nghiên cứu về thời hậu Schelling tương đối bị các sử gia bị bỏ quên. V{ điều này là cũng dễ hiểu. Đầu tiên, như đ~ nhận xét trong chương dẫn nhật, triết học Tự nhiên, hệ thống của chủ nghĩa duy tâm siêu nghiệm và lý thuyết về Tuyệt đối là đồng nhất tính thuần túy của Schelling là những giai đoạn quan trọng trong tư tưởng của Schelling nếu chúng ta xem ông chủ yếu như một liên kết giữa Fichte và Hegel trong sự phát triển của chủ nghĩa duy t}m Đức. Kế đến, triết học của ông về thần thoại và mạc khải, m{ trong trường hợp nào thuộc về một giai đoạn mà động lực của chủ nghĩa duy tâm siêu hình đ~ bị nguội lạnh, đ~ dường như với nhiều người, điều này không chỉ như một chuyến bay xa hơn bất cứ điều gì có thể được xem là triết học duy lý, mà còn hầu như không đ|ng xem xét trong bối cảnh thực sự phát triển của lịch sử tôn giáo ở những thời kỳ tiếp theo. Dù sự bỏ qua này là dễ hiểu, nhưng có lẽ cũng đ|ng tiếc. Ít nhất nó l{ đ|ng tiếc nếu ai nghĩ rằng, vẫn có chỗ cho một ngành triết học của tôn gi|o cũng như cho một nghiên cứu thuần tuý lịch sử và xã hội về tôn giáo, hay một nghiên cứu thuần túy tâm lý về ý thức tôn giáo. Điều không hẳn là một vấn đề là phải tìm kiếm nơi Schelling các giải pháp cho các vấn đề như: việc tìm kiếm sự kích thích và nguồn cảm hứng trong tư tưởng của ông, những điểm khởi hành cho sự phản tỉnh độc lập. Và có thể đ}y l{ một đặc nét của triết học Schelling xét như một tổng thể. Giá trị của triết học này có thể chính yếu là gợi mở và khuyến khích. Dĩ nhiên chức năng này chỉ có thể thực hiện với những người đ~ có một sự đồng cảm n{o đó từ đầu với tâm tính và đ|nh gi| cao những vấn đề mà Schelling nêu ra. Trong trường hợp thiếu sự đồng cảm và trân 541 trọng này, có một một xu hướng tự nhiên là muốn ph| đổ ông vì là một nh{ thơ đ~ chọn sai cách thức cho việc diễn tả những quan điểm của mình về thế giới. 6. Những ghi ý về tầm ảnh hưởng của Schelling và về những tư tưởng gia tương đồng Trong chương giới thiệu, người viết đ~ có đề cập đến những mối liên quan giữa Schelling và các đại diện của phong trào lãng mạn như F. Schlegel, Novalis, Hölderlin .v.v. Và tôi không cho rằng nên lặp lại hoặc phát triển những gì đ~ được nói. Tuy nhiên, một số nhận xét có thể là thích hợp trong phần cuối của chương n{y khi bàn về ảnh hưởng của Schelling trên một số nh{ tư tưởng khác trong và ngo{i nước Đức. Triết học Tự nhiên của Schelling đ~ tạo nên một số ảnh hưởng trên Lorenz Oken (1779-1851). Oken là một gi|o sư y khoa kế nhiệm tại Jena, Munich và Ziirich; nhưng ông lại quan tâm sâu sắc đến triết lý và xuất bản nhiều tác phẩm triết học, chẳng hạn như On the Universe (ueber das Universum) năm 1808. Theo quan điểm của ông, triết học Tự nhiên là học thuyết về sự biến đổi vĩnh cửu của Thiên Chúa vào trong thế giới. Thiên Chúa là tổng thể, và thế giới là diện mạo vĩnh cửu của Ngài. Nghĩa l{, thế giới không thể có một khởi đầu bởi vì nó là ý muốn của Thiên Chúa được bày tỏ. Và vì lý do đó, thế giới có thể chẳng có kết thúc. Tuy vậy, vẫn có thể có v{ đó l{ sự tiến hóa trong thế giới. Phê phán của Schelling về triết học của Oken đ~ không thật sự được tán thành mặc dù ông đ~ sử dụng một số ý tưởng của Oken trong bài giảng thuyết của mình. Đến lượt mình Oken cũng từ chối theo những đường hướng trong triết học tôn giáo sau này 542 của Schelling. Sự ảnh hưởng của Triết học Tự nhiên Schelling cũng được nhận thấy nơi Johann Joseph von Görres (1776-1848), một triết gia Công giáo h{ng đầu của Munich.427 Nhưng Görres chủ yếu được biết đến như l{ một nh{ tư tưởng tôn giáo. Lúc đầu ông hơi nghiêng về phiếm thần trong hệ thống đồng nhất tính của Schelling, sau đó ông đ~ diễn giải một hệ thống triết học về hữu thần được thấy trong bốn tập Christian Mysticism của ông (Christliche Mystik, 1836-1842), mặc dù ông cũng bị thu hút mạnh mẽ đối với việc nghiên cứu thông thiên học như chính Schelling. Görres cũng đ~ viết về nghệ thuật và về các vấn đề chính trị. Thật vậy, ông đ~ tham gia tích cực đến đời sống chính trị và dấn thân cho vấn đề về những tương quan giữa Giáo Hội và Nh{ nước. Việc Görres từ chối quan điểm được diễn tả bởi hệ thống đồng nhất tính của Schelling không được Karl Gustav Carus (17891860) đồng tình, Carus là một b|c sĩ, một triết gia và sự nghiệp của ông ủng hộ cho thuyết phiếm thần. Ông có những đóng góp quan trọng trong tác phẩm bàn về linh hồn của ông (Psyche, 1846), ở đ}y ông xác nhận rằng, chìa khóa cho đời sống ý thức của linh hồn phải được tìm trong lãnh vực vô thức. Qua đến Franz von Baader (1765-1841) một người cũng giống như Görres, ông là một thành viên quan trọng của nhóm những tư tưởng gia v{ văn sĩ Công gi|o ở Munich, ở ông chúng ta sẽ tìm thấy một trường hợp rõ ràng về việc ảnh hưởng qua lại. Nghĩa l{, mặc dù Baader đ~ bị Schelling ảnh hưởng, nhưng sau n{y ông lại ảnh hưởng ngược lại. Bởi vì chính Baader l{ người đ~ giới thiệu 427 Ảnh hưởng của Schelling được thấy nhiều ở phía nam Đức hơn l{ phía bắc. 543 cho Schelling những tác phẩm của Boehme và thế nên đ~ giúp để quyết định đường hướng cho tư tưởng của Schelling. Chính Baader đ~ thuyết phục rằng, từ thời kỳ của triết học Francis Bacon and Descartes đ~ có khuynh hướng càng ngày càng trở nên tách biệt khỏi tôn giáo, mà trái lại triết học thực sự phải đặt nền tảng của nó trong niềm tin. Và trong việc xây dựng triết học cho chính mình Baader đ~ đưa v{o những suy tư của những nh{ tư tưởng như Eckhart v{ Boehme. Chính trong Thiên Chúa chúng ta có thể phân biệt được những nguyên lý cao hơn v{ thấp hơn, v{ mặc dù thế giới khả giác phải được xem như l{ một sự tự biểu tỏ thánh thiên, ấy vậy mà nó lại biểu trưng cho môt sự Sụp đổ - Fall. Một lần nữa, quả thật là chỉ trong Thiên Chúa mới có sự chính thắng vĩnh viễn của nguyên lý cao hơn trên nguyên lý thấp hơn, của |nh s|ng trước bóng tối, nhờ đó nơi con người mới có một tiến trình tinh thần hóa mà bởi đó thế giới sẽ trở về với Thiên Chúa. Thật không có gì chối cải rằng, Baader và Schelling là những tâm hồn đồng điệu nhờ đ~ uống từ cùng một nguồn suối tinh thần. Những tác phẩm về xã hội và chính trị của Baader cũng đ~ để lại những điều ích lợi. Qua những tác phẩm đó ông diễn tả một sự phản đối kiên quyết với học thuyết coi Quốc gia như một kết quả của một thỏa thuận hay một khế ước giữa những c| nh}n. Ngược lại, Quốc gia là một thể chế tự nhiên theo nghĩa, quốc gia đó được đặt nền và khởi xuất lên từ bản chất của con người: nó không phải là sản phẩm của một cuộc thỏa thuận. Đồng thời, Baader đả kích mạnh mẽ định nghĩa cho rằng, Quốc gia là quyền lực tối cao sau cùng. Đấng tối cao sau cùng chỉ riêng một mình Thiên Chúa, và lòng tôn kính Thiên Chúa và luật đạo đức phổ quát cùng với sự trân trọng con người như hình ảnh của Ngài chính là những đảm 544 bảo thực sự chống lại sự chuyên chế. Nếu những đảm bảo này bị bỏ qua, sự chuyên chế và bất bao dung sẽ là kết quả cho dù chủ quyền có ở nơi nh{ vua hay ở nơi người dân. Còn với Nh{ nước vô thần hoặc thế quyền, Baader phản đối ý tưởng về một Nh{ nước Ki-tô giáo. Sự tập trung quyền lực l{ đặc tính của Quốc gia vô thần hay trần thế, v{ điều này dẫn đến sự bất công bên trong và chiến tranh bên ngoài. Những vấn đề nảy có thể khắc phục được chỉ khi tôn gi|o v{ đạo đức thấm nhuần toàn bộ xã hội lo{i người. Người ta có thể khó mà gọi Karl Christian Friedrich Krause (1781-1832) l{ đồ đệ của Schelling. Bởi vì ông công khai l{ người nối nghiệp tinh thần của Kant, và mối tương quan của ông với Schelling tại Munich đ~ không còn th}n thiện. Tuy nhiên, ông thường được nói rằng, sự tiếp cận triết học của chính ông chắc phải theo lối của Schelling, và một số ý niệm của ông khá giống với những ý niệm của Schelling. Ông xác nhận, thân thể thuộc về thế giới Tự Nhiên, trong khi tinh thần hoặc cái tôi thuộc về thế giới tinh thần, thế giới của ‘lý trí’. Như thế, ý niệm này vang vọng sự phân biệt của Kant về thế giới hiện tượng và thế giới vật tự th}n. Nhưng Krause lập luận rằng, như Tinh Thần và Tự Nhiên, cho dù phân biệt v{ trong nghĩa đối lập, tương phản nhau, chúng ta phải tìm kiếm nền tảng của cả hai trong bản chất hoàn hảo, Thiên Chúa hay Tuyệt Đối. Krause cũng giải thích trật tự có tính tổng hợp, phát sinh từ Thiên Chúa hay cái Tuyệt Đối đến những bản chất được định hình, Tinh Thần và Tự Nhiên, v{ đến các vật thể hữu hạn. Ông khẳng định sự thống nhất của tất cả nhân loại như l{ mục đích của lịch sử, và sau khi bỏ qua hy vọng của mình về mục đích n{y, mục đích đạt được nhờ sự đồng cảm tự nhiên (Freemasonry), ông đ~ đưa ra bản tuyên bố về Liên Hiệp Nhân Loại (League of Humanity, Menschheitsbund). Ở Đức, triết học của ông được lu mờ bởi những hệ thống của ba nhà duy tâm lớn, 545 nhưng đ|ng kinh ngạc là triết học này lại tạo được một sự tác động rộng rãi ở T}y Ban Nha, nơi m{ ‘chủ nghĩa Krause’ đ~ trở thành một hệ thống tư tưởng hợp thời. Ở Nga, Schelling lôi cuốn nhóm thần-Slavist (pan-Slavist), trong khi những người westemizers lại bị ảnh hưởng bởi Hegel hơn. Ví dụ, trong nửa đầu thế kỷ 19, triết học của Schelling về Tự Nhiên được trình bày chi tiết tại Moscow bởi M. G. Pavlov (1773-1840), trong khi tư tưởng tôn gi|o sau đó của Schelling tạo nên một vài ảnh hưởng lên triết gia nổi tiếng người Nga là Vladimir Soloviev (1853-1900). Có thể nói chắc chắn rằng, xem Soloviev l{ đồ đệ của Schelling thật không chính xác. Ngoài thực tế là Soloviev có bị ảnh hưởng bởi c|c nh{ tư tưởng khác không phải l{ người Nga, nhưng dù thế nào ông vẫn là một triết gia thực thụ v{ không l{ ‘đồ đệ’ của ai cả. Tuy vậy trong khuynh hướng của ông về việc suy tư có tính triết học về thần học428, ông cho thấy sự giống nhau rõ rệt về tinh thần với Schelling, v{ c|c phương diện vững chắc của tư tưởng tôn giáo sâu sắc của ông rất giống với những lập trường được triết gia người Đức này chấp nhận. Ở Vương quốc Anh, ảnh hưởng của Schelling l{ không đ|ng kể. Coleridge, một nhà thơ, nhận định trong Tiểu sử Văn học (Biographia Literaria) rằng, trong triết học về Tự Nhiên của Schelling và hệ thống duy tâm siêu nghiệm, ông tìm thấy ‘sự trùng khớp ôn hòa’ với những gì m{ chính ông đ~ l{m ra, v{ ông ca tụng Schelling một c|ch đ|ng gi| như việc ông chê bai Fichte. Nhưng thật khó để nói rằng, các triết gia chuyên nghiệp trong quốc gia n{y đ~ tỏ ra hứng thú đối với Schelling. Soloviev đ~ sử dụng cách tuyệt vời các ý niệm Khôn ngoan hay Sophia, như được tìm thấy trong Kinh Thánh, hay ví dụ, như trong c|c t|c phẩm của Boehme. 428 546 Trong thời gian gần đ}y, sự quan tâm tới triết học tôn giáo của Schelling được làm mới lại c|ch n{o đó. Ví dụ, nó hoạt động như một sự kích thích trong sự phát triển tư tưởng của thần học gia Tin lành Paul Tillich. Và mặc dù th|i độ của Kierkegaard đ~ một có xu hướng để nhìn thấy nơi sự phân biệt của Schelling về triết học phủ định với triết học khẳng định, nơi lập trường của ông về tự do và trong sự nhấn mạnh của ông về tồn tại, một sự dự báo về một số chủ đề của chủ nghĩa hiện sinh. Tuy nhiên cho dù sự giải thích này có một số lý lẽ biện minh bị giới hạn, nhưng sự mong muốn tìm thấy sự đi trước của các ý niệm về sau nơi những tâm trí lẫy lừng của quá khứ, không nên che mờ chúng ta trước những khác biệt lớn lao trong bầu khí giữa những chuyển động duy tâm và hiện sinh. Dù thế n{o chăng nữa, có lẽ Schelling là nổi tiếng nhất vì sự chuyển đổi của ông về Tuyệt Đối vô ngã của chủ nghĩa duy t}m theo nghĩa siêu hình học thành Thiên Chúa hữu ng~, Đấng mặc khải chính mình cho ý thức tôn giáo. 547 HEGEL (2)429 Nội dung 1. Luận lý học của Hegel 2. Tình trạng hữu thể luận về Ý tưởng hay về Tuyệt đối trong chính nó và sự chuyển tiếp đến Tự Nhiên (Nature) 3. Triết học về Tự Nhiên 4. Tuyệt đối như l{ Tinh thần; Tinh thần chủ quan 5. Ý niệm về sự đúng đắn (right) 6. Luân lý 7. Gia đình v{ x~ hội dân sự 8. Nh{ nước 9. Những phê bình giải thích ý tưởng của Hegel về triết học chính trị 10. Chức năng của chiến tranh 11. Triết học về lịch sử 12. Một vài phê bình triết học lịch sử của Hegel Người dịch: Nguyễn Văn Thế, S.J. Bản dịch tiếng Việt Hegel 2 được trích dịch từ bản tiếng Anh của Frederick Copleston, S.J., A History of Philosophy, volume VII, Inc., 1994, pp. 189- ... 429 548 1. Luận lý học của Hegel Chúng ta đ~ thấy tính cấp tiến nơi Schelling trong c|i được gọi là hệ thống về sự đồng nhất (identiy), Hegel đ~ từ chối quan điểm này rằng cái Tuyệt đối trong chính nó l{ cho tư tưởng khái niệm, điểm hội tụ (vanishing-point) của tất cả những sự khác biệt, một sự đồng nhất chính mình một cách tuyệt đối điều mà không thể diễn tả một cách thoả đ|ng ngoại trừ bằng các thuật ngữ phủ định v{ điều mà chỉ có thể hiểu một cách chắc chắn, nếu như tất cả (if at all), nơi trực giác huyền nhiệm. Hegel đ~ bị thuyết phục rằng tính hợp lý trong suy đo|n có thể thâm nhập (penetrate) vào nội tại yếu tính (essence) của Tuyệt đối, cái yếu tính mà nó bày tỏ chính mình trong Tự Nhiên (Nature) và trong lịch sử của tinh thần nhân loại (human spirit). Một phần của triết học, phần có liên tới việc sắp đặt làm tỏ lộ cái yếu tính bên trong của Tuyệt đối là cho luận lý học Hegel. Đối với những ai, người đ~ có thói quen quan t}m đến luận lý học như l{ một hình thức khoa học thuần tuý, hoàn toàn bị tách ra khỏi siêu hình học, thì điều này phải xem như một quan điểm phi thường và thậm chí là lố bịch. Nhưng chúng ta phải thừa nhận (bear) trong đầu sự thật rằng đối với Hegel thì Tuyệt đối l{ Tư Tưởng thuần tuý. Tư tưởng này có thể được suy xét trong chính nó, một phần vì ngoại hiện hoặc chính sự tỏ lộ của nó. Và khoa học về Tư Tưởng thuần tuý trong chính nó là luận lý học (logic). Hơn nữa, bởi vì Tư tưởng thuần tuý như l{ bản thể, như nó l{, về thực tế, luận lý học một cách tất yếu trùng hợp với siêu hình học, đó l{, với siêu hình học như l{ có liên quan với Tuyệt đối trong chính nó. Vấn đề có thể được làm sáng tỏ bằng sự kết nối khái niệm về luận lý học của Hegel với quan điểm của Kant về quan điểm luận lý học siêu nghiệm. Trong triết học của Kant, các phạm trù (categories) 549 cái mà cho biết cái khuôn mẫu và hình thể đối với các hiện tượng là các phạm trù tiên thiên (a priori) của tư tưởng con người. Trong trí khôn (mind) con người không tạo nên những vật tự thân (things-in-themselves), nhưng nó x|c định những đặc tính căn bản của thế giới hiện tượng, thế giới tỏ lộ (appearance). Vì thế, về những tiền đề của Kant, thì chúng ta không có sự chắc chắn để cho rằng những phạm trù của trí khôn con người áp dụng cho thực tại (reality) trong chính nó; chức năng nhận thức của nó bị giới hạn trong thế giới hiện tượng. Nhưng, khi được giải thích trong chương dẫn nhập, với việc bỏ qua (elimination) vật tự thân (thing-in-itself) không thể biết và sự biến đổi (transformation) của phê bình triết học trong chủ nghĩa duy t}m (idealism) thuần tuý thì những phạm trù trở thành những phạm trù của tư tưởng phát sinh(creative thought) trong cảm thức đầy đủ (full sense). Và nếu ở vị thế một người chủ quan, để ngăn chặn được nguy hiểm (threatening) dẫn tới học thuyết duy ng~ (solipsism), thì tư tưởng sáng tạo (creative thought) phải được giải thích như l{ Tư tưởng tuyệt đối (absolute Thought). Vì thế, những phạm trù trở thành những phạm trù của Tư tưởng tuyệt đối, những phạm trù của thực tại. Và luận lý học, luận lý nghiên cứu về các phạm trù đó trở thành siêu hình học. Nó phơi b{y yếu tính (essence) hoặc cái bản chất(nature) của Tư tưởng tuyệt đối cái mà bày tỏ chính mình trong Tự Nhiên (Nature) và trong lịch sử. Giờ đ}y, Hegel nói về cái Tuyệt đối trong chính nó như l{ Thiên Chúa trong chính ngài. Nội dung chủ yếu (subject-matter) của luận lý học l{ ‘ch}n lý như nó không l{ vỏ bọc và cho chính nó. Vì thế, điều có thể diễn đạt vấn đề bằng cách nói rằng nội dung của nó là trình bày về Thiên Chúa như Ng{i ở trong yếu tính vĩnh cửu của Ng{i trước sự tạo dựng về Tự Nhiên và về một tinh thần hữu 550 hạn.’430 V{ c|ch nói n{y có khuynh hướng đến gợi lên một bức tranh rất kỳ cục về việc thấu suốt (penetrating) của nhà luận lý học về yếu tính nội tại của một vị Thần tối thượng và miêu tả nó trong các thuật ngữ của một hệ thống các phạm trù. Nhưng m{ việc sử dụng ngôn ngữ tôn giáo của Hegel có thể là sai lạc. Chúng ta phải nhớ rằng tư tưởng Tuyệt đối của ông chắc chắn là siêu việt (transcendent) trong ý thức rằng nó không thể được đồng nhất với bất kỳ đối thể hay tập hợp c|c đối thể (set of entities) hữu hạn đặc thù nào, nó không là siêu việt trong ý thức trong c|i điều mà Thiên Chúa của Ki-tô gi|o được nói đến vượt trên vũ trụ tạo dựng (created universe). Cái Tuyệt đối của Hegel là cái Tổng thể (Totality), và Tổng thể n{y được miêu tả như c|i đang trở thành (becoming) để biết chính nó ở trong và ngang qua tinh thần hữu hạn (finite spirit), cho đến khi mà tinh thần hữu hạn đạt đến cấp độ ‘tri thức tuyệt đối’ (absolute knowledge). Vì thế, luận lý học là tri thức của Tuyệt đối về chính nó trong chính nó, trong sự trừu tượng hoá từ sự tự biểu tỏ một cách cụ thể của nó trong Tự Nhiên và trong lịch sử. Điều đó nói rằng luận lý học là tri thức của Tư tưởng tuyệt đối (absolute Thought’s knowledge) nơi chính yếu tính của nó, yếu tính tồn tại cụ thể trong sự tiến triển của thực tại. Vì thế, nếu chúng ta sử dụng từ ‘phạm trù’ trong một c|ch n{o đó với nghĩa rộng hơn rằng trong đó nó được sử dụng bở chính Hegel, thì chúng ta có thể nói luận lý học của ông là hệ thống các phạm trù. Nhưng nếu chúng ta nói điều n{y, thì nó l{ c|i căn cốt (essential) để hiểu rằng toàn bộ hệ thống các phạm trù l{ đang tiến hành một định nghĩa về Tuyệt đối trong chính nó (progressive definition of the Absolute in itself). Hegel bắt đầu với khái niệm (concept) của hữu thể (being) bởi vì đối với ông ta điều W, IV, p. 46; J-S, I, p.60. The letters J-S signify the English translation of the Science of Logic by W. H. Johnston and L. G. Struthers. 430 551 đó l{ kh|i niệm mơ hồ nhất và hợp lý nhất. V{ sau đó ông ta tiếp tục chỉ ra như thế nào mà khái niệm này lỗi thời thì tất yếu phải đi đến các khái niệm tiếp theo cho đến khi chúng ta đạt đến Ý tưởng (Idea) tuyệt đối, khái niệm hoặc phạm trù về Tư tưởng nhận biết chính mình (self-knowledge) hoặc tự ý thức về chính mình (selfconsciousness), tự suy tư (self-thinking). Nhưng dĩ nhiên, Tuyệt đối không phải là một chùm hay một chuỗi các phạm trù hoặc các khái niệm. Nếu chúng ta hỏi Tuyệt đối là cái gì, chúng ta có thể trả lời rằng nó là hữu thể (being). Và nếu chúng ta hỏi hữu thể là gì, chúng ta sẽ bị dồn đến đường cùng để trả lời rằng hữu thể l{ Tư tưởng tự suy tư hoặc là Tinh thần. Tiến trình để chỉ ra rằng đ}y l{ trường hợp, như đ~ được thực hiện bởi nhà luận lý học, mà rõ ràng là một tiến trình thời gian tính (temporal process). Nhưng m{, đặt vấn đề một cách qua loa, Tuyệt đối trong chính nó không bắt đầu như hữu thể lúc bảy giờ sáng và kết thúc như Tư tưởng tự suy tư v{o lúc bảy giờ tối. Để nói rằng Tuyệt đối là hữu thể là nói rằng nó l{ Tư tưởng tự suy tư. Nhưng m{ chứng minh của nhà luận lý học về thực tại (fact), việc làm sáng tỏ có tính chất biện chứng hệ thống của ông về ý nghĩa của hữu thể, là một tiến trình thời gian tính. Nó là vấn đề của ông ta để chỉ ra rằng toàn bộ hệ thống các phạm trù trở về đúng với chính nó, như chúng ta nói. Sự khởi đầu là sự kết thúc, và sự kết thúc chính là sự khởi đầu. Đó l{ điều để nói, phạm trù hay khái niệm đầu tiên hàm ý bao trùm tất cả những thứ khác, và cái cuối cùng là sự hiển tỏ (explicitation) cuối cùng của c|i đầu tiên: nó đưa ra ý nghĩa thực của nó. Điều chính yếu dễ d{ng được hiểu nếu chúng ta sử dụng ngôn ngữ tôn giáo hoặc ngôn ngữ thần học, ngôn ngữ m{ Hegel đ~ không ít lần sử dụng. Thiên Chúa là hữu thể, ng{i cũng l{ Tư tưởng tự suy tư. Nhưng m{ từ ‘cũng’ l{ thực sự không thích hợp. Để nói rằng Thiên Chúa là hữu thể nghĩa l{ nói rằng ng{i l{ Tư tưởng tự suy 552 tư. Sự trình bày (exhibition) một cách hệ thống về thực tại này bởi Hegel là một tiến trình thời gian tính. Nhưng m{ thời gian tính (temporality) ở đ}y rõ r{ng không t|c động đến yếu tính thần linh nơi chính nó. Dĩ nhiên, có một sự khác biệt lớn giữa Tuyệt đối của Hegel và Thiên Chúa của thần học Ki-tô gi|o. Nhưng m{ qua Tuyệt đối của Hegel được nói là tiến trình của chính c|i đang trở thành của nó (its own becoming), chúng ta không có liên quan (concern) trong luận lý học với tiến trình hiện thực (actual) này, việc hiện thực hoá của Logos: chúng ta có liên quan với Tuyệt đối ‘trong chính nó’, với Ý tưởng hợp lý. V{ đ}y không phải là một tiến trình thời gian tính. Sự chuyển động biện chứng về luận lý học của Hegel có thể được làm sáng tỏ bởi ý nghĩa của ba phạm trù đầu tiên. Khái niệm có tính hợp lý nhất của Tuyệt đối là khái niệm về hữu thể. Nhưng m{ khái niệm này hoặc phạm trù về hữu thể thuần tuý (reines Sein) là ho{n to{n vô định (indeterminate). Và khái niệm về một hữu thể ho{n to{n vô định đ~ lỗi thời ở trong khái niệm về vô hữu (notbeing). Đó l{ điều phải nói, nếu chúng ta cố gắng suy tư về hữu thể mà không có bất kỳ sự x|c định nào, thì chúng ta nhận ra rằng chúng ta không có trí khôn gì. Trí khôn đ~ lỗi thời từ hữu thể đến vô hữu và từ vô hữu trở lại hữu thể: nó có thể cư ngụ (rest) trong c|i không như nó l{, v{ trong mỗi những sự biến mất trong chính c|i đối lập. ‘Ch}n lý (truth) của chúng theo c|ch đó l{ sự chuyển động này của sự biến mất ngay lập tức của cái một trong cái kh|c.’431 Và chuyển động này từ hữu thể đến vô hữu và từ vô hữu đến hữu thể l{ c|i đang trở th{nh (becoming). Theo c|ch đó, c|i đang trở thành là sự tổng hợp của hữu thể và vô hữu; nó là duy nhất và là chân lý. Vì thế, hữu thể phải được nhận thức như l{ c|i 431 W, IV, p. 89; J-S, I, p. 95. 553 đang trở thành. Nói cách khác, khái niệm về Tuyệt đối như hữu thể là khái niệm về Tuyệt đối như l{ c|i đang trở th{nh, như l{ một tiến trình của sự phát triển tự thân.432 Theo cách thức thông thường của chúng ta về việc nhìn vào các sự vật một cách mâu thuẫn đem đến cho chúng ta một dấu chấm kết (a full stop). Hữu thể và vô hữu có một sự xung khắc lẫn nhau (mutually exclusive). Nhưng chúng ta tri nhận trong cách thức này là bởi vì chúng ta nhận thức hữu thể như l{ hữu thể x|c định và vô hữu như l{ vô hữu của sự x|c định này. Tuy nhiên, hữu thể thuần tuý đối với Hegel l{ vô định, không có nội dung hay là trống rỗng; v{ đối với lý do n{y thì nó được nói l{ để đi v{o trong c|i đối lập của nó. Nhưng sự mâu thuẫn đối với Hegel là một động lực (force) tích cực, cái mà vén mở cả luận đề và phản đề như l{ đặc tính trọng yếu trừu tượng (abstract moments) trong một tính duy nhất cao hơn v{ sự tổng hợp cao hơn. V{ tính duy nhất này của các khái niệm về hữu thể và vô hữu là khái niệm về c|i đang trở thành. Nhưng tính duy nhất làm nảy sinh c|i kh|c đối với một ‘m}u thuẫn’, như vậy trí khôn được dẫn dụ hướng tới sự tìm kiếm ý nghĩa của nó về hữu thể, tìm kiếm bản chất (nature) hay yếu tính của Tuyệt đối trong chính nó. Hữu thể, vô hữu hay không-gì v{ c|i đang trở thành là bộ ba đầu tiên trong phần đầu tiên về luận lý học của Hegel, c|i được gọi là luận lý học về hữu thể (die Logik des Seins). Phần này là có liên quan với các phạm trù của hữu thể trong hữu thể (being-in-itself) như l{ sự tách biệt khỏi các phạm trù về sự liên hệ. Và ba loại phạm trù chính trong phần này của luận lý học là: phẩm chất, cái bao gồm bộ ba đ~ được đề cập ở trên, phẩm lượng v{ định lượng. Tuyên bố n{y không đối nghịch với điều gì đ~ được nói về bản chất (nature) vô thời gian tính của sự Tuyệt đối hợp lý. Vì chúng ta không được liên quan ở đ}y với tiến trình hiện thực về sự hiện thực hoá tự thân của Tuyệt đối. 432 554 Định lượng được miêu tả như l{ sự tổng hợp của phẩm chất và phẩm lượng. Vì nó là khái niệm về một lượng rạch ròi bởi chính phẩm chất của nó, nó được x|c định bởi bản chất của đối tượng. Trong phần chính thứ hai của Luận lý học, luận lý học về yếu tính (die Logik des Wesens), Hegel đ~ suy diễn những cặp phạm trù, chẳng hạn như yếu tính và sự hiện hữu (essence and existence), sức mạnh và sự diễn đạt (force and expression), bản thể và phụ thể (substance and accident), nguyên nhân và hậu quả (cause and effect), t|c động và phản t|c động (action and reaction). Những phạm trù n{y được gọi là những phạm trù phản thân (reflection) bởi vì chúng tương ứng với ý thức phản thân (reflective consciousness) cái mà thâm nhập v{o bên dưới bề mặt ngo{i, như nó đ~ l{, của hữu thể một cách trực tiếp trong chính nó. Ví dụ, Yếu tính được nhận thức như l{ nằm ẩn phía sau vẻ bề ngoài, và sức mạnh được nhận thức như l{ thực tại (reality) đóng vai trò diễn đạt về nó. Nói cách khác, ý thức phản thân hữu thể trong hữu thể phải trải qua self-diremption, sự phá vỡ trong các phạm trù liên quan. Nhưng luận lý học về yếu tính không để lại cho chúng ta sự phân chia hữu thể bên trong yếu tính nội tại v{ đi ra khỏi hiện hữu mang tính hiện tượng. Đối với sự phân cấp chính yếu cuối cùng được dành cho phạm trù về thực tại (actuality) (die Wirklichkeit) c|i m{ được miêu tả như l{ ‘sự duy nhất của yếu tính và hiện hữu’.433 Điều đó nói rằng thực tại (actual) nằm bên trong yếu tính cái mà hiện hữu (ex-ists), sức mạnh c|i đ~ đạt được sự diễn tả trọn vẹn. Nếu chúng ta đồng nhất hoá (identify) hữu thể với sự tỏ lộ (appearance), với sự xuất hiện bên ngo{i, thì đ}y l{ một quan điểm trừu tượng lệch lạc. Nhưng đó l{ sự đồng nhất hoá về hữu 433 W, IV, p. 662; J-S, II, p. 160. 555 thể với một yếu tính ẩn dấu phía dưới sự tỏ lộ bên ngoài. Hữu thể như l{ thực tại là tính duy nhất giữa cái bên trong và bên ngoài; nó là yếu tính biểu tỏ (manifest) chính nó. Và nó phải biểu tỏ cho chính nó. Nó ở dưới tiêu đề chính của phạm trù về thực tại, điều mà Hegel suy diễn (deduces) ra các phạm trù về bản thể và tuỳ thể, nguyên nhân và hậu quả, v{ t|c động và phản t|c động hay t|c động tương hỗ. Và khi chúng ta nói rằng luận lý học của ông ta là một định nghĩa có tính tiến trình (progressive definition) hoặc là sự xác định về bản chất của Tuyệt đối trong chính nó, dấu ấn (impression) này có thể gợi lên rằng đối với ông ta là chỉ có duy nhất một bản thể (substance) và một nguyên nhân, gọi tên là Tuyệt đối. Nói cách khác, dấu ấn này có thể gợi lên rằng Hegel đ~ mang lấy chủ thuyết Spinoza (embraces Spinozism). Nhưng điều này có thể là một sự giải thích sai lầm về ý nghĩa của ông ta. Ví dụ, việc suy diễn những phạm trù về bản thể và nguyên nhân không có ý định bao hàm rằng có thể không có một c|i như l{ một nguyên nhân hữu hạn (finite cause). Vì Tuyệt đối như l{ thực tại là yếu tính biểu tỏ (manifest) chính mình; và sự biểu tỏ này là phổ qu|t như chúng ta biết nó. Tuyệt đối không phải là cái Một (the One) đơn thuần. Nó là cái Một, nhưng cũng l{ c|i Nhiều (Many): nó là sự đồng nhất trong sự khác biệt (identity-in-difference). Từ luận lý học về yếu tính Hegel đi đến luận lý học về khái niệm (die Logik des Begriffs) đó l{ phần chính thứ ba về công trình của ông. Trong luận lý học về hữu thể, mỗi phạm trù trước hết được nhìn nhận một c|ch độc lập, đứng trên chính đôi của nó, như nó l{, ngay cả khi sự chuyển động biện chứng về tư tưởng ph| đổ sự độc lập này một cách hiển nhiên. Trong luận lý học về yếu tính, chúng ta được quan t}m đến những phạm trù liên quan một cáh rõ ràng, 556 chẳng hạn như nguyên nh}n v{ hậu quả hay bản thể và tuỳ thể. Vì thế, chúng ta đang ở trong phạm vi sự sắp đặt (mediation). Nhưng trong mỗi phạm trù của một cặp phạm trù liên quan được nhận thức như l{ được sắp đặt ‘bởi một c|i kh|c’, đó l{, bởi sự khác biệt n{o đó từ chính nó. Ví dụ, nguyên nh}n được thiết lập như l{ nguyên nhân bởi qua chính sự đối lập của nó, gọi là hậu quả, cái được nhận thức như l{ c|i khác biệt nào so với nguyên nhân. Tương tự như thế, hậu quả được thiết lập như một hậu quả bởi mối liên quan của nó với cái khác biệt n{o đó từ chính nó, gọi là nguyên nhân. Sự tổng hợp các phạm vi tức thời và sắp đặt bởi một cái khác sẽ là phạm vi của chính sự sắp đặt. Một hữu thể được nói tới là việc sắp đặt chính nó khi nó được nhận thức qua chính sự đối lập của nó và việc tự sắp đặt l{ điều mà Hegel gọi là Khái niệm (Concept) hay Ý niệm (Notion).434 Không cần thiết nói rằng luận lý học về Ý niệm có ba sự phân cấp (sub-division) chính yếu. Trong phần đầu tiên Hegel xem xét (consider) Ý niệm như l{ ‘tính chủ quan’ (subjectivity), như tư tưởng trong những diện mạo định dạng (formal aspects) của chúng. Và phần này ít nhiều phù hợp hơn với luận lý học trong cảm thức thông thường. Hegel cố gắng chỉ ra l{m sao m{ ý tưởng phổ quát về hữu thể lại đi ra từ chính nó và trở lại chính với một cấp độ cao hơn được thẩm định trong một cách thức chính thức theo sự chuyển động của tư tưởng hợp lý. Vì thế tính duy nhất của khái niệm mang tính phổ qu|t được ph}n chia trong ph|n đo|n (judgment) v{ được thiết lập lại tại một cấp độ cao hơn trong phương ph|p suy luận (syllogism). Khi mà từ ‘kh|i niệm’ bị quá giới hạn trong tiếng Anh, Begriff của Hegel thường xuyên được đưa ra như l{ ‘Ý niệm’ 434 557 Việc xem xét Ý niệm như l{ tính chủ quan, Hegel đi tiếp đến việc xem xét nó như l{ tính kh|ch quan (objectivity). Và trong giai đoạn đầu hoặc phần đầu của luận lý học về Ý niệm ông ta tìm ra ba đặc tính trọng yếu, khái niệm mang tính phổ quát, sự ph|n đo|n và kết luận mang tính suy luận (syllogistic inference), vì thế trong giai đoạn hai hay phần hai này ông ta tìm ra ba đặc tính trọng yếu, tên l{ cơ chế (mechanism), cơ chế hoá học (chemism) và thuyết cứu cánh (teleology). Thế nên ông ta cân nhắc (anticipate) những ý tưởng chính của triết học về Tự Nhiên (Nature). Nhưng ở đ}y ông ta đ~ có xét đến tư tưởng hay khái niệm về khách thể hơn l{ với Tự Nhiên (Nature) được xem xét như l{ việc đưa ra kinh nghiệm về thực tại tồn hữu. Bản chất của Tuyệt đối l{ như vậy, nó bao gồm khái niệm về tự thể hiện cách khách quan (selfobjectification). Để đưa ra đặc tính biện chứng ph|p Hegel, giai đoạn thứ ba của luận lý về Ý niệm rõ ràng sẽ là sự tổng hợp hoặc tính duy nhất về một mức độ (plane) cao hơn về chủ thể tính và khách thể tính. Chẳng hạn Ý niệm được gọi l{ Ý tưởng (Idea). Trong Ý tưởng một mặt của các yếu tố là hình thể và mặt kia là chất thể, một mặt là chủ thể và mặt kia là khách thể, được xích lại gần nhau (bring together). Nhưng Ý tưởng cũng có những giai đoạn hay đặc tính chính yếu của nó. Và trong sự phân cấp cuối cùng trong luận lý học về Ý niệm, Hegel xem xét cuộc sống (life) nói cách khác, tri thức (knowledge) và tính duy nhất của chúng trong Ý tưởng tuyệt đối c|i l{, như nó l{, sự kết hợp chủ thể tính và khách thể tính được làm phong phú với cuộc sống hợp lý. Nói c|ch kh|c, Ý tưởng tuyệt đối là khái niệm hay phạm trù tự ý thức về chính mình, nhân c|ch, Tư tưởng tự suy tư điều mà biết chính mình trong đối thể của nó v{ đối thể của nó như chính nó. Vì thế nó là phạm trù về Tinh thần. Trong ngôn ngữ tôn giáo, nó là khái niệm về Thiên 558 Chúa ở trong và cho chính ngài, biết chính ng{i như l{ tổng thể (totality). Vì thế, sau một sự lan man biện chứng dài thòng, thì hữu thể có chiều d{i được tỏ lộ chính nó như l{ Ý tưởng tuyệt đối, nhưng l{ Tư tưởng tự suy tư. Tuyệt đối là hữu thể, v{ ý nghĩa của tuyên bố n{y đ~ được thiết lập một c|ch rõ r{ng. ‘Ý tưởng tuyệt đối chính nó là hữu thể, cuộc sống vĩnh hằng, chân lý tự nhận biết, và nó là chân lý của tất cả. Nó là một nội dung chính yếu và là nội dung của triết học.’435 Dĩ nhiên, Hegel không có ý rằng Ý tưởng hợp lý, được xem xét một c|ch chính x|c như, l{ một nội dung chính yếu của triết học. Nhưng triết học được xem xét với thực tại như l{ một tổng thể, với Tuyệt đối. Và thực tại, trong cảm thức về Tự Nhiên (Nature) và phạm vi của tinh thần con người, là tiến trình mà theo đó Ý tưởng hợp lý (logical Idea) hay Logos thực tại hoá chính nó. Vì vậy, triết học luôn luôn được xem xét cùng với Ý tưởng. 2. Tình trạng hữu thể luận về Ý tưởng hay về Tuyệt đối trong chính nó và sự chuyển tiếp đến Tự Nhiên (Nature) Bây giờ, nếu chúng ta nói về Ý tưởng hợp lý hay Logos như l{ biểu tỏ hay diễn tả về chính nó trong Tự Nhiên và trong phạm vi của tinh thần con người, một cách hiển nhiên chúng ta bị đối diện với vấn đề, đ}u l{ tình trạng hữu thể luận về ý tưởng hợp lý hay về cái Tuyệt đối trong chính nó? Có phải nó là thực tại cái mà tồn tại một c|ch độc lập với thế giới và cái mà biểu tỏ chính nó trong thế giới, hay là không phải? Nếu l{ như vậy, làm sao có thể có một Ý tưởng tồn tại? Nếu không phải như vậy, làm sao chúng ta có thể nói về Ý tưởng như l{ việc biểu tỏ hay là thực tại hoá chính nó? 435 W, V, p. 328; J-S, II, p. 466 559 Phần cuối cùng về Luận lý học trong bộ Bách khoa về Khoa học Triết học436 Hegel khẳng định rằng Ý tưởng ‘trong sự tự do tuyệt đối của nó… quyết định (resolve) để cho đặc tính chính yếu về sự đặc thù của nó… Ý tưởng trực tiếp như l{ hình ảnh phản thân của nó, tỏ lộ ra (go forth) một cách tự do về chính nó như Tự Nhiên (Nature)’.437 Vì thế, trong đoạn n{y, Hegel dường như không những ngụ ý rằng Tự Nhiên được suy ra (dirive) từ Ý tưởng mang tính hữu thể luận, mà còn ngụ ý rằng Ý tưởng đặt nơi Tự Nhiên một cách tự do (freely posits Nature). Và nếu ngụ ý n{y đúng l{ như vậy, thì có thể chúng ta phải giải thích một cách rõ ràng rằng Ý tưởng như một danh xưng (name) cho riêng vị Thượng Đế sáng tạo (creative Deity). Vì nó có thể hết sức phi lý để nói về một Ý tưởng trong bất kỳ cảm thức kh|c như l{ ‘việc quyết định’ để làm điều gì đó. Nhưng việc xem xét hệ thống của Hegel như một tổng thể gợi ý rằng đoạn này trình bày một sự bừa b~i (intrusion), nó l{ như vậy, trong c|ch nói đó l{ đặc tính về ý thức tôn giáo Ki-tô gi|o v{ điều ám chỉ của nó là không nên bị đè ép. Nó dường như đủ rõ ràng rằng theo như Hegel thì học thuyết về sự tạo dựng tự do bởi Thiên Chúa thuộc về ngôn ngữ biểu trưng hay ngôn ngữ hình tượng mang ý thức tôn giáo. Quả thật, nó diễn tả một chân lý, nhưng nó không l{m như thế trong cách diễn đạt triết học thuần tuý. Từ quan điểm triết học có tính khắt khe, Tuyệt đối trong chính nó biểu tỏ chính nó một cách cần thiết trong Tự Nhiên. Thật rõ ràng, nó không bị cưỡng bức (constrained) để l{m như thế đối với bất kỳ ngoại tại n{o đối với chính nó. Sự cần thiết là một sự tất yếu nội tại của bản chất. Chỉ có sự tự do trong sự biểu tỏ chính mình của Logos là sự tự do tự tại (freedom of spontaneity). Và từ 436 437 Luận lý học....... W, VI, p. 144; E, 191. L| thư...... 560 điều n{y nó đi theo điều mà từ quan điểm triết học là không có ý nghĩa trong việc nói về Tuyệt đối trong chính nó như hiện hữu ‘trước’ sự sáng tạo. Nếu Tự Nhiên được suy ra từ Ý tưởng mang tính hữu thể luận, thì cái sau cùng không phải l{ c|i trước một cách tạm thời của cái nguyên của nó (the latter is not temporally prior to the former).438 Hơn nữa, qua đó một vài tác giả đ~ giải thích Hegel trong một cảm thức hữu thần thuyết, như sự bám lấy, đó l{ điều nói lên rằng Tuyệt đối trong chính nó là một Hữ thể riêng biệt (personal Being), tồn tại một c|ch độc lập đối với Tự Nhiên v{ đối với phạm vi của tinh thần con người, sự giải thích n{y đối với tôi dường như l{ không đúng. Đúng vậy, có những đoạn mà có thể được trích dẫn như l{ một sự ủng hộ về vấn đề đó. Nhưng m{ những đoạn này có thể được giải thích một c|ch tương đương với sự diễn đạt về ý thức tôn giáo (religious conscious ness), như l{ lời tuyên bố mang tính hình tượng nói về chân lý. Và bản chất của hệ thống này như một tổng thể gợi ý một cách rõ ràng rằng Tuyệt đối đạt tới việc tự ý thức thực tại duy chỉ trong và nhờ tinh thần con người. Khi mà nó sẵn s{ng được giải thích, thì đ}y không có nghĩa l{ ý thức con người có thể được đồng nhất mà không có những khó khăn hơn so với sự tự ý thức thần thiêng. Vì Tuyệt đối được nói chính là sự tự biết chính mình trong và nhờ trí khôn (mind) con người trong phạm vi trí khôn n{y vượt lên trên cái giới hạn v{ c|i đặc thù v{ vươn tới cấp độ của tri thức tuyệt đối (absulute knowledge). Nhưng điểm này là nếu như c|i Tuyệt đối trở thành cái tồn hữu thực tại duy chỉ trong và nhờ tinh thần con người, thì Tuyệt đối trong chính nó, Ý tưởng hợp lý, sẽ không thể được nói một cách thoả đ|ng để ‘quyết định’ đối với vị thế của Tự Nhiên (Nature), điều m{ nó l{ điều kiện tiên quyết khách quan cho sự tồn tại trong phạm vi của Tinh thần. Nếu ngôn ngữ như thế 438 Cf., for example, W, IX, pp. 5 (1-4); E, 247 561 được sử dụng, thì nó là một sự giảm nhẹ, như nó l{, đối với dạng thức của tư tưởng, cái chính là tính chất của ý thức tôn giáo. Tuy nhiên, nếu chúng ta loạ trừ sự giải thích theo thuyết hữu thần này về Tuyệt đối trong chính nó,439 làm sao mà chúng ta nhận thức được sự chuyển tiếp (transition) từ Ý tưởng hợp lý (logical Idea) đến Tự Nhiên? Nếu chúng ta nhận thức điều đó như một sự chuyển tiếp hữu thể luận một cách thực sự, thì đó l{ điều muốn nói; nếu chúng ta nhận thức một Ý tưởng tồn tại như việc biểu tỏ chính nó một cách tất yếu trong Tự Nhiên, thì chúng ta rõ ràng đang g|n cho Hegel l{ một luận điểm m{, đặt nó một cách ôn hoà, một c|ch n{o đó là kỳ quặc. Chúng ta vạch mặt ông ta ngay lập tức với lời phê bình của Schelling trong cuộc bút chiến (polemic) của ông chống lại ‘triết học tiêu cực’ (negative philosophy), điều mà từ những ý tưởng chúng ta chỉ có thể suy diễn ra những ý tưởng khác, và nó rất không thể l{ để suy diễn ra một thế giới tồn tại từ một Ý tưởng. Vì vậy, có thể hiểu được rằng một vài tác giả đ~ cố gắng để loại trừ mọi khái niệm về một sự bắt nguồn (derivation) hữu thể luận của Tự Nhiên từ Ý tưởng. Tuyệt đối là cái tổng thể, cái phổ quát. Và cái tổng thể là một tiến trình mang tính cứu cánh, việc thực tại ho| Tư tưởng tự suy tư. Bản chất chính yếu của tiến trình này có thể được xem xét trong sự trừu tượng ho|. Sau đó nó nhận lấy hình thể của Ý tưởng hợp lý. Nhưng m{ nó không tồn tại như một thực tồn (subsistent reality), cái gọi là mang tính hợp lý nhất đối với Tự Nhiên và gọi là nguyên nhân tác thành của Tự Nhiên. Ý tưởng phản chiếu mục đích hoặc kết quả của tiến trình m{ xa hơn về một thực tồn c|i m{ đứng ở vị trí khởi đầu của nó. Vì vậy, không có vấn đề về một sự bắt nguồn hữu thể luận của Tự Nhiên từ Ý tưởng 439 Quan điểm hữu thần chắc chắn được chấp nhận bởi Hegel ..... 562 hợp lý như l{ nguyên nh}n t|c th{nh. V{ c|i được gọi là sự suy diễn diễn về Tự Nhiên từ Ý tưởng thực sự là một sự trình bày của thực tại, hoặc cho là thực tại, điều mà Tự Nhiên là một điều kiện tiên quyết tất yếu cho việc hiện thực hoá về mục đích của tiến trình tổng thể của thực tại, tri thức của vũ trụ (universe’s knownledge) về chính nó ở trong và nhờ tinh thần con người. Điều đó dường như t|c giả trình bày rằng: điều đ~ nói trước đ}y về việc giải thích này phải được chấp nhận trong phạm vi mà nó không chấp nhận sự hiện hữu phân tách về Ý tưởng hợp lý như l{ một thực tại hoàn toàn khác biệt với thế giới, hay như l{ một nguyên nhân tác thành ngoại tại của thế giới. Đối với Hegel, cái vô hạn (infinite) tồn tại trong và nhờ cái hữu hạn; vũ trụ sống động và có hữu thể của nó, như nó l{, trong v{ nhờ những c|i đặc thù. Vì thế, không có một chỗ nào trong hệ thống của ông cho một nguyên nh}n t|c th{nh, c|i m{ siêu vượt trên thế giới trong cảm thức mà nó tồn tại một c|ch ho{n to{n độc đối với nó. Đồng thời, cho dù cái vô hạn tồn tại trong và nhờ cái hữu hạn, thì vẫn rõ ràng rằng những điều hữu hạn sinh ra và chết đi. Như đ~ nói, chúng l{ những sự biểu tỏ nhất thời (transitory manifestations) về một Sự sống vô hạn. Và Hegel chắc chắn có khuynh hướng nói về Logos như thể nó là Sự sống dao động (pulsating Life), Lý trí năng động (dynamic Reason) hay Tư tưởng. Nó tồn tại, nó là thật (true), chỉ có trong và nhờ những sự biểu tỏ của nó. Nhưng bởi vì nó là một Sự sống tiếp diễn, Hữu thể đang hiện thực ho| chính nó như l{ điều mà nó một cách tiềm năng l{ ho{n to{n tự nhiên nhìn vào sự biểu tỏ qua đi như l{ sự lệ thuộc một cách hữu thể luận và một Sự sống nội tại (immanent), như l{ một c|i ‘bên ngo{i’ trong mối tương quan với c|i ‘bên trong’, gọi là Tinh thần. Và vì vậy Hegel có thể nói về Logos tự phát hiện trong Tự Nhiên hoặc qua Tự Nhiên (Logos spontaneously expressing in or going over into Nature). 563 Đối với Hữu thể, Tuyệt đối, Tổng thể vô hạn, không chỉ là một sự sưu tập những cái hữu hạn, nhưng l{ một Sự sống vô hạn, Tinh thần thực tại hoá chính mình (self-actualizing). Nó là phổ quát của các phổ quát (universal of universals); và thậm chí nó tồn tại duy chỉ trong và nhờ những c|i đặc thù. Nhưng ngược lại, chính nó không tiếp nối (persist) những c|i đặc thù. Vì vậy, thật là hợp lý một cách hoàn hảo để nói về Logos như l{ việc diễn tả hay biểu tỏ chính mình trong những cái giới hạn. Và bởi vì nó là Tinh thần tuyệt đối c|i m{ đến để tồn tại như l{ ngang qua tiến trình về sự tự phát triển của chính nó, Tự Nhiên chất thể được nhận thức một cách tự nhiên như sự đối lập của nó, sự đối lập là một điều kiện trước hết cho nhận thức (attainment) về mục đích (end) hoặc telos của tiến trình. Theo sự giải thích n{y dường như có thể là một sự cố gắng để có sự hiểu được theo cả hai cách. Cách thứ nhất được chấp nhận rằng Ý tưởng hợp lý không tồn tại như một thực tồn, cái tạo thành Tự Nhiên từ c|i bên ngo{i, như nó l{. C|ch thứ hai, nó được cho rằng Ý tưởng hợp lý biểu trưng cho một thực tại siêu hình, cái mà tuy nó tồn tại chỉ trong và ngang qua sự biểu tỏ của chính nó, trong cảm thức về cấu trúc yếu tính hay ý nghĩa của Hữu thể như được hiểu thấu bởi cách nhà siêu hình học là trong một cảm thức chắc chắn có tính hợp lý nhất đối với sự biểu tỏ của chính nó. Nhưng tôi không nghĩ rằng chúng ta có thể loại trừ siêu hình học khỏi triết truyết Hegel (Hegelianism) hay loại trừ tất cả mọi yếu tố chắc chắn của tính siêu việt (transcendence). Việc cố gắng để làm việc n{y đối với tôi dường như l{ tạo ra sự vô lý về học thuyết của Hegel (Hegel’s doctrine) về Tuyệt đối vô hạn. Quả thật, Tuyệt đối là cái tổng thể, cái phổ qu|t, được xem xét như l{ tiến trình của sự tự phát triển của nó; nhưng theo quan điểm của tôi, chúng ta không thể thoát khỏi việc tạo nên sự phân biệt giữa cái nội tại và 564 ngoại tại, nó được cho là một Sự sống vô hạn, Tinh thần tự thực tại hoá, và sự biểu tỏ hữu hạn trong và nhờ điều mà nó sống và có hữu thể của nó. V{ trong trường hợp này, chúng ta có thể nói một cách công bằng rằng: sự biểu tỏ hữu hạn phát xuất thực tại của chúng từ một Sự sống mà chúng diễn tả chính chúng và trong chúng. Nếu như có một yếu tố chắc chắn về sự mơ hồ trong lập trường (position) của Hegel, thì nó cũng chẳng có ngạc nhiên gì. Vì nếu như không có một yếu tố như thế, thì triết học của ông ta khó m{ đ~ đưa ra được những giải thích bất đồng (divergent interpretation). 3. Triết học về Tự Nhiên Hegel nói rằng, ‘Tự Nhiên l{ c|i trong chính nó, trong Ý tưởng, th|nh thiêng … Nhưng như nó tồn tại, thì hữu thể của nó không tương hợp với khái niệm của nó.’440 Trong ngôn ngữ của tôn giáo, ý tưởng về Tự Nhiên trong trí khôn thánh thiêng là thánh thiêng, nhưng việc khách thể ho| ý tưởng này trong Tự Nhiên hiện hữu (existing Nature) thì không thể được gọi là thánh thiêng. Vì sự thực rằng ý tưởng được diễn tả trong thế giới chất thể (material world), trong đó nó lại khác biệt với Thiên Chúa nhất, nghĩa l{ nó chỉ được diễn tả một cách không thoả đ|ng. Thiên Chúa không thể được biểu tỏ một cách thoả đ|ng trong thế giới chất thể. Trong ngôn ngữ của triết học, Tuyệt đối được định nghĩa như l{ Tinh thần. Vì vậy nó chỉ có thể biểu tỏ chính nó một cách thoả đ|ng trong phạm vi Tinh thần. Tự Nhiên là một điều kiện tiên quyết cho sự tồn tại của phạm vi n{y, nhưng nó lại không phải là Tinh thần tự thân, mặc dù trong cấu trúc lý tính của nó thì nó mang dấu vết của Tinh thần (bears imprint of Spirit). Một đ{ng có thể nói theo Schelling rằng nó là giấc ngủ Tinh thần (slumbering Spirit) hay 440 W, VI, p. 147; E, 193. 565 Tinh thần hiển nhiên (visible Spirit); nhưng nó không phải là Tinh thần trọn vẹn (Spirit proper), Tinh thần được đ|nh thức đối với việc ý thức về chính nó. Tinh thần là sự tự do: Tự Nhiên là phạm vi của sự tất yếu hơn l{ của sự tự do. Đó cũng l{ phạm vi của sự ngẫu nhiên (contigency – Zufälligkeit). Ví dụ, nó không bày tỏ ra trong bất kỳ cách thức nào tương đồng với nhau một cách rõ ràng, những sự phân biệt được giả thiết bởi một khuôn mẫu lý tính thuần tuý. Chẳng hạn, có những ‘con qu|i vật’ (monsters) trong Tự Nhiên những con mà không thể tương đồng một cách rõ ràng với bất kỳ một loại đặc thù nào. Và thậm chí có những loài tự nhiên, những loại m{ dường như l{ do bởi một loại vũ điệu thần Bacchanal (Bacchic dance) hay cuộc say mê c|ch n{o đó của Tự Nhiên (revel on Nature’s part), và không do bởi bất kỳ một sự tất yếu hợp lý nào (rational necessity). Tự Nhiên xuất hiện một cách tự do đến buông thả (to run riot) trong sự phong phú về dạng thức, những dạng mà nó tạo ra nhiều đến mức trong số những cá thể thành viên về các loài được trao ban cho nó. Chúng vượt qua tất cả sự suy diễn hợp lý (logical deduction). Thật rõ ràng, một sự giải thích kinh nghiệm về bất kỳ đối thể tự nhiên (nature object) n{o cũng đều có thể được đưa v{o trong những thuật ngữ về quan hệ nhân quả tự nhiên (physical causality). Nhưng m{ để đưa ra một sự giải thích kinh nghiệm về những thuật ngữ như quan hệ nhân quả tự nhiên thì không phải l{ điều giống như đưa ra một sự suy diễn hợp lý. Thật là sáng tỏ, Tự Nhiên không thể tồn tại mà không có những cái đặc thù. Ví dụ, nột tại thuyết cứu cánh không thể tồn tại mà không có những bộ phận đặc thù. Vũ trụ chỉ tồn tại ở trong và nhờ chính những c|i đặc thù của nó. Nhưng m{ nó không tiếp nối điều mà bất kỳ những cá thể nào là có thể được được suy diễn một cách 566 hợp lý từ khái niệm về loại đặc biệt của nó hay từ bất kỳ một khái niệm nào có tính tổng qu|t hơn. Thật không phải là một vấn đề đơn giản về hữu thể của nó, nó rất khó khăn hay hầu như không thể đối với trí khôn hữu hạn để suy diễn những c|i đặc thù, cái mà về nguyên lý có thể được suy diễn bởi một trí khôn vô hạn. Đối với Hegel, ông dường như nói rằng những đối thể đặc thù trong Tự Nhiên là không thể suy diễn được thậm chí về nguyên lý, cho dù chúng có thể giải thích theo luật tự nhiên. Để đưa ra vấn đề cách n{o đó nghịch lý, thì sự ngẫu nhiên trong Tự Nhiên là cần thiết. Vì không có nó thì không thể có Tự Nhiên. Nhưng m{ sự ngẫu nhiên không phải là cái kém thực tế nhất, trong cảm thức đó, thì nó l{ một nhân tố trong Tự Nhiên điều mà nhà triết học không thể bỏ qua. Và Hegel gán cho nó với ‘sự bất lực của Tự Nhiên’441, và ông trung thành ở lại với sự tất định của Ý niệm. Ở đ}y ông đang nói về cách thức m{ trong đó Tự Nhiên hoà trộn những loại đặc thù lại với nhau, sản sinh ra những hình thể trung gian. Nhưng điểm chính ở đ}y là sự ngẫu nhiên được gán cho sự bất lực của chính Tự Nhiên, mà không phải là gán cho sự bất lực của trí khôn hữu hạn trong việc đưa ra một nguyên do thuần lý của Tự Nhiên (giving a purely rational account of Nature). Hegel có thể đ~ chấp nhận nguyên lý về sự ngẫu nhiên trong Tự Nhiên hay không, thì không chắc chắn (disputable), nhưng trong thực tế, ông đ~ l{m như thế mà không tỏ ra nghi ngờ. V{ đ}y l{ điều mà tại sao ông ta thỉnh thoảng nói về Tự Nhiên như l{ một sự Rơi xuống (Fall/ Abfall) từ Ý tưởng. Nói cách khác, sự ngẫu nhiên trình bày dáng vẻ bề ngoài của Tự Nhiên trong mối tương quan với Ý tưởng. Và theo đó, Tự Nhiên ‘không phải l{ để được tôn thờ’.442 Quả vậy, Hegel nói, đó l{ một sai lầm khi liên kết những hiện tượng tự nhiên 441 442 W, IX, pp. 63-4; E, 250. W, VI, p. 147; E, 193. 567 chẳng hạn những điềm trời (heavenly bodies) như l{ những tác phẩm của Chúa trong một cảm thức cao hơn những sáng tạo của tinh thần con người, ví như những tác phẩm nghệ thuật hay Nhà nước (State). Một cách chắc chắn, Hegel đ~ theo Schelling trong việc gán cho Tự Nhiên một tình trạng, điều m{ nó đ~ không h{i lòng với triết học của Fichte. Đồng thời, ông tỏ ra không nghiêng chiều về sự chia sẻ việc thần thánh hoá lãng mạn về Tự Nhiên. Nhưng dù cho Hegel từ chối bất cứ sự sùng bái nào về Tự Nhiên thực hữu, thực tế còn lại rằng nếu Tự Nhiên là thực thì nó phải là một sự tất yếu của Tuyệt đối. Vì Tuyệt đối là cái tổng thể (totally). Theo c|ch đó, Hegel bị đặt trong một vị thế khó khăn. Mặt khác, ông lại không có ý định loại bỏ điều rằng có một Tự Nhiên khách quan (objective Nature). Đúng vậy, đó l{ c|i căn cốt đối với hệ thống của ông để ông cưu mang nó (maintain that there is). Vì Tuyệt đối là sự đồng nhất trong sự khác biệt về chủ thể tính và khách thể tính. Và nếu như có chủ thể tính thực sự, thì phải có khách thể tính thực sự. Nói cách khác, nó không dễ d{ng gì đối với ông ta để mà giải thích làm sao mà sự ngẫu nhiên có thể có bất kỳ chỗ đứng nào trong một hệ thống duy tâm tuyệt đối. Và nó có thể hiểu được nếu chúng ta có thể nhận định về một xu hướng rõ ràng thông qua vị thế triết học Plato bởi sự phân biệt giữa cái bên trong, như nó l{, của Tự Nhiên, cấu trúc lý tính của nó hoặc sự phản chiếu của Ý tưởng, với cái bên ngoài của nó, khía cạnh ngẫu nhiên của nó, và bởi sự hạ xuống cấp độ nghĩa hẹp hơn tới phạm vi phi lý và vô thực (relegating the latter to the sphere of the irrational and unreal). Quả thực, phải có một Tự Nhiên khách quan. Vì Ý tưởng phải mang trong mình một dạng thức của khách thể tính. Và không thể có một Tự Nhiên khách quan mà không có sự ngẫu nhiên. Nhưng nh{ triết học không thể n{o m{ đối phó (cope) được với yếu tố n{y, nó vượt trên việc nhận biết thực tại, 568 nó là có và phải có đó. V{ điều m{ Gi|o sư Hegel không thể đối phó được thì ông lại có khuynh hướng gạt bỏ, ông coi nó như l{ sự vô lý hay như l{ vô thực. Vì hữu lý là thực và thực là hữu lý (the rational is the real and the real is the rational). Rõ ràng, khi sự ngẫu nhiên được chấp nhận thì Hegel phải chấp nhận một cách n{o đó cả về thuyết nhị nguyên và cả rơi v{o yếu tố ngẫu nhiên trong Tự Nhiên, mặc dù vậy nó không phải l{ ‘thực một cách thực sự’ (really real). Tuy nhiên, điều này có thể là trong phạm vi có thể được giải quyết bởi nhà triết học, Tự Nhiên ‘l{ được xem xét như l{ một hệ thống của c|c giai đoạn, của cái mà nó phát xuất một cách cần thiết từ cái kh|c’.443 Nhưng nó phải được hiểu một cách rõ ràng rằng hệ thống về c|c giai đoạn hay các cấp độ này trong Tự Nhiên là một sự phát triển biện chứng của các khái niệm và không phải là một lịch sử kinh nghiệm về Tự Nhiên. Quả thật, một c|ch n{o đó l{ buồn cười bởi nhận ra rằng Hegel từ chối giả thuyết về thuyết tiến hoá trong một cách thức thiếu tôn trọng (cavalier manner).444 Nhưng m{ một giả thuyết tự nhiên theo kiểu này trong bất cứ trường hợp n{o cũng l{ không thoả đ|ng đối với triết học về Tự Nhiên như đ~ được Hegel giải thích một c|ch tường tận. Vì nó phát sinh ra ý tưởng về sự kế thừa thời gian tính điều m{ nó không đặt trong sự suy diễn biện chứng về các cấp bậc của Tự Nhiên. Và nếu Hegel đ~ phải sống một thời gian khi mà giả thuyết về sự tiến ho| đ~ chiếm được sự đồng thuận rộng rãi, nó có thể mở ra để ông nói rằng: ‘Rất tốt, tôi dám nói rằng tôi đ~ sai đối với sự tiến ho|, nhưng trong bất kỳ một giả thuyết kiểm nghiệm n{o, v{ dù nó được chấp nhận hay từ chối đều không ảnh hưởng đến sự hợp lý về phép biện chứng của tôi.’ 443 444 W, VI, p. 149; E, 194. W, IX, pp. 59-62; E, 249. 569 Như mong đợi, những sự phân chia chính của triết học Hegel về Tự Nhiên là con số ba. Trong cuốn Encyclopedia chúng được chia ra như l{ to|n học, vật lý học và vật lý học hữu cơ; trong khi trong bài trình bày triết học về Tự Nhiên thì chúng được chia ra như l{ cơ học, vật lý học và hữu cơ. Tuy nhiên, trong cả hai trường hợp, Hegel đều bắt đầu với không gian (space), với cái hầu như bị loại hoàn toàn ra khỏi trí khôn hay Tinh thần, và một cách biện chứng từ những tác phẩm cho đến cơ thể động vật, tất cả những cấp bậc của Tự Nhiên là sự gần gũi nhất với Tinh thần. Không gian chỉ hoàn toàn là trạng th|i bên ngo{i: trong cơ thể chúng ta tìm thấy trạng thái bên trong. Tính chủ quan có thể được nói đến để tạo ra dáng vẻ xuất hiện bề ngoài của nó nơi cơ thể động vật, dù cho không phải là trong hình thể của sự tự ý thức. Tự Nhiên mang đến cho chúng ta c|i ngưỡng (threshold) của Tinh thần, nhưng chỉ tới ngưỡng thôi. Thật l{ đ|ng gi| trong khi theo đuổi vào bên trong những chi tiết của triết học về Tự Nhiên của Hegel. Nhưng m{ sự chú ý nên được chuyển sang một thực tế rằng ông không cố gắng để làm công việc của một nhà khoa học: lật lại tất cả (all over again) bởi một vài phương ph|p triết học riêng biệt của chính ông ta. Ông ta là có quan tâm nhiều hơn với việc tìm ra trong Tự Nhiên như được biết ngang qua sự quan s|t được khoa học, sự minh họa về một kiểu mẫu hợp lý năng động. Điều này thỉnh thoảng có thể dẫn tới những cố gắng kỳ lạ để chỉ ra rằng những hiện tượng Tự Nhiên là những cái mà chúng là, hay những cái mà Hegel tin rằng chúng là, bởi vì nó hợp lý v{, như chúng ta đ~ nói, vì tốt nhất rằng chúng nên là cái chúng là. Và chúng ta có thể cảm thấy thoái mái một c|ch n{o đó ho{i nghi về vật lý học suy lý hoặc cao hơn vật lý học, cũng như buồn cười về khuynh hướng của ông khi ông cho mình đứng trên vị thế cao hơn m{ khinh thường khoa học thực nghiệm. 570 Nhưng cũng dễ hiểu rằng Hegel nghĩ rằng khoa học thực nghiệm không có giá trị (Hegel takes empirical science for granted), thậm chí thỉnh thoảng nếu ông ta nắm lấy khía cạnh này trong những vấn đề tranh cãi, và nó không luôn luôn có lợi cho danh tiếng của ông. Đó l{ một vấn đề thích hợp cho những thực tại vào trong sự sắp đặt nhận thức hơn l{ việc viện cớ sinh ra những thực tại trong một cách thức tiên thiên thuần túy. 4. Tuyệt đối như l{ Tinh thần; Tinh thần chủ quan Tuyệt đối là Tinh thần: đ}y l{ định nghĩa cao nhất về Tuyệt đối. Có thể nói để tìm ra định nghĩa n{y v{ hiểu được nội dụng của nó là động lực (motive) cuối cùng của tất cả văn ho| v{ triết học. Tất cả tôn giáo và khoa học đ~ cố gắng để mà chạm tới điểm n{y.’445 Cái Tuyệt đối trong chính nó là Tinh thần, nhưng nó lại là tiềm năng hơn l{ Tinh thần hiện thực.446 Tuyệt đối cho chính nó, Tự Nhiên, là Tinh thần, nhưng nó l{ ‘Tinh thần của chính tinh thần’(selfalienated Spirit),447 trong ngôn ngữ tôn gi|o, Hegel đ~ đặt nó là Thiên Chúa trong cái khác của ngài. Tinh thần như l{ bắt đầu tồn tại chỉ khi chúng ta đến với tinh thần con người, c|i được nghiên cứu bởi Hegel trong phần chính thứ ba nơi hệ thống của ông, triết học về Tinh thần. Không cần thiết để nói, triết học về Tinh thần có ba phần chính hay được ph}n chia l{m ba. ‘Hai phần đầu của học thuyết về Tinh thần coi như l{ tinh thần hữu hạn’,448 trong khi phần thứ ba thì giải quyết vấn đề Tinh thần tuyệt đối, Logos trong chính nó tồn tại thực sự như l{ Tư tưởng tự suy tư. Trong ph}n đoạn (section) W, VI, p. 228; E, 302. Ý tưởng hợp lý, xem xét một c|ch đúng đắn chẳng hạn, là phạm trù của Tinh thần, về Tư tưởng tự suy tư, hơn l{ Tinh thần tiềm thể. 447 W, IX, p. 50; E, 247. 448 W, VI, p.229; E, 305. 445 446 571 này, chúng ta sẽ chỉ xét đến phần đầu tiên, phần m{ Hegel đưa ra tiêu đề l{ ‘Tinh thần chủ quan’. Phần đầu tiên của triết học về Tinh thần được ph}n chia, theo như sự phối hợp biện chứng sâu sắc của Hegel, thành ba phần phụ. Dưới tiêu đề về nhân chủng học, ông coi linh hồn (Seele) như l{ cảm giác hay cảm thính chủ quan. Linh hồn l{, như nó l{, một điểm chuyển tiếp từ Tự Nhiên đến Tinh thần. Một mặt, nó tỏ lộ (reveal) đặc tính của Tự Nhiên, mặt kh|c nó ‘chỉ là giấc ngủ của Tinh thần’.449 Điều đó muốn nói, nó vui thoả tự cảm tính (self-feeling/ selbstgefühl) nhưng không phải là sự tự ý thức phản thân. Nó bị chìm trong nét đặc thù về những sự cảm tính của nó. Và nó là thực một c|ch chính x|c như được thể hiện, cơ thể - cái bên ngoài của linh hồn. Trong cơ thể người thì linh hồn và thân xác là các phương diện bên trong và bên ngoài của nó. Từ khái niệm về linh hồn trong cảm thức bị giới hạn này, Hegel chuyển qua hiện tượng học về ý thức, và việc tóm lược một vài chủ để đ~ được giới hạn trong Hiện tượng học về Tinh thần. Linh hồn trong ph}n đoạn về nhân học đ~ được xem xét tinh thần chủ quan về cấp bậc thấp nhất của nó, nhưng như một sự hội nhất vô định hình (undifferentiated unity). Tuy nhiên, về cấp bậc của ý thức, tinh thần chủ quan bị đối lập bởi một đối thể, trước hết bởi đối thể liên quan như c|i bên ngo{i v{ độc lập đối với chủ thể, sau là, trong sự tự ý thức, bởi chính nó. Cuối cùng, chủ thể được mô tả như l{ việc vươn lên tới sự tự ý thức phổ qu|t trong đó nó nhận ra những c|i kh|c nó như l{ cả sự phân biệt về chính nó v{ c|i độc nhất của chính nó. Vì thế, ở đ}y sự ý thức (ý thức, đó l{, về cái gì đó ở bên ngoài chủ thể) và sự tự ý thức được hợp nhất trong một cấp bậc cao hơn. 449 W, VI, p. 232; E, 309 572 Ở ph}n đoạn thứ ba của triết học về Tinh thần chủ quan được đặt cho chủ đề ‘trí khôn’ (mind) hay ‘tinh thần’ (Geist), v{ nó nhìn nhận những khả năng hay những mẫu thức tổng quát về hoạt động của tinh thần hữu hạn, chẳng hạn như thế. Chúng ta không tiếp tục được xét một cách đơn giản đối với giấc ngủ tinh thần (slumbering spirit), ‘linh hồn’ ở ph}n đoạn này về nhân học được xem như l{ c|i tôi; hay về hiện tượng học thì xem như chủ thể trong mối quan hệ với một đối thể. Chúng ta đ~ trở lại từ tinh thần hữu hạn như l{ một thuật ngữ về một sự liên đới với tinh thần trong chính nó nhưng ở một cấp bậc cao hơn (a higher level than that of soul). Trong một cảm thức chúng ta được xét về mặt tâm lý học hơn l{ liên quan với hiện tượng học về ý thức. Nhưng t}m lý học trong vấn đề mà nó không là tâm lý học thực nghiệm nhưng l{ một sự suy diễn biện chứng về các khái niệm của c|c bước hợp lý tiếp theo trong hoạt động của tinh thần hữu hạn nơi chính nó. Hegel nghiên cứu hoạt động của tinh thần hữu hạn hay trí khôn trong cả hai phương diện lý thuyết và thực hành của nó. Ví dụ, về phương diện lý thuyết ông ta giới hạn về trực giác, trí nhớ, trí tưởng tượng v{ tư tưởng; trong khi đó về phương diện thực hành ông ta xem xét về sự cảm tính (feeling), sự thúc đấy (impulse) và ý chí (will). Và ông ta kết luận rằng; ý chí tự do thực sự là sự hội nhất của tinh thần về lý thuyết và thực hành; ý chí tự do là cái mà tồn tại cho chính nó như là ý chí tự do’.450 Dĩ nhiên, ông ta đang nói về ý chí như l{ có ý thức về sự tự do của nó. V{ điều n{y l{ ‘ý chí như là sự hiểu biết một cách tự do’.451 Vì thế, chúng ta có thể nói rằng khái niệm Tinh thần trong chính nó là khái niệm về ý chí hợp lý (der vernünftige Wille). 450 451 W, x, p.379; E, 481. Ibid. 573 Nhưng ‘to{n bộ những vùng trên thế giới, ch}u Phi v{ phía Đông, không bao giờ có được ý tưởng này và chưa có nó. Những người Hy-lạp và những người Rô-ma, Plato v{ Aristotle, cũng như những người thuộc phái khắc kỷ, đ~ không có nó. Ngược lại, họ chỉ biết rằng con người là tự do một cách thực sự bởi sự sinh ra (như một công d}n Athens hay Sparta v{ tương tự) hoặc ngang qua sức mạnh của tính cách, sự giáo dục hoặc của triết học (người khôn ngoan thì tự do thậm chí khi mà họ là một nô lệ và bị xích). Ý tưởng n{y đi v{o thế giới ngang qua Ki-tô gi|o, theo như điều mà c| nh}n như l{ sở hữu một giá trị vô hạn,… đó l{, người đó trong chính họ được phú bẩm (is destined) cho sự tự do cao nhất.’452 Ý tưởng về sự hiện thực của sự tự do này là một ý tưởng then chốt trong triết học về lịch sử của Hegel. 5. Ý niệm về sự đúng đắn (right) Chúng ta đ~ thấy rằng Tuyệt đối trong chính nó thì khách quan hoá hoặc diễn tả chính nó trong Tự Nhiên. Cũng vậy, Tinh thần trong chính nó cũng kh|ch quan ho| hoặc diễn tả chính nó, việc ph|t sinh, như nó l{, bên ngo{i trạng thái của nó một cách tức thời. Thế nên chúng ta đi v{o trong phạm vi của ‘Tinh thần khách quan’ phần chính thứ hai của triết học về Tinh thần như l{ một tổng thể. Đoạn đầu tiên về Tinh thần khách quan là phạm vi của sự đúng đắn (right/ das Recht). Ngôi vị (person), chủ thể cá nhân ý thức về sự tự do của mình, phải đưa ra sự diễn tả bề ngoài cho cái bản nhiên (nature) của anh ta như l{ tinh thần tự do; anh ta phải ‘đưa ra cho chính mình một phạm vi bề ngoài của sự tự do’.453 Và anh ta làm việc này ngang qua việc diễn tả ý chí của mình trong lĩnh 452 453 W, x, p.380; E, 482. W, VII, p.94; R, 41. The letter............ 574 vực của những sự vật hữu hình. Điều đó nói rằng, anh ta diễn tả ý chí tự do của mình qua việc chiếm giữ và sử dụng những sự vật hữu hình một cách có hiệu quả. Nhân cách ban cho khả năng để có và thực hành sự đúng đắn chẳng hạn như quyền sở hữu. Một sự vật hữu hình có thể không có sự đúng đắn: nó là một công cụ cho sự diễn tả về một ý chí hợp lý (rational will), có thể đúng đắn bởi vì chúng là hữu hình và không phải là tinh thần. Do hữu thể của nó sở hữu và sử dụng một bản nhiên không ngôi vị của sự vật được tỏ lộ một cách thực sự và bởi cùng đích tròn đầy của nó. Quả thật, nó nằm trong cảm thức được nâng lên bởi hữu thể, như thế nó được sắp đặt trong sự tương quan với ý chí hợp lý. Một người trở th{nh người sở hữu một vật gì đó không những bởi chỉ một h{nh động nội tại của ý chí mà còn bởi sự chiếm giữ hiệu quả, bởi việc nắm giữ và ý chí của anh ta về c|i đó, như nó l{.454 Nhưng anh ta có thể từ bỏ ý chí về sự vật đó, bằng c|ch đối lập lại với nó. V{ điều này là có thể, bởi vì sự vật ở bên ngoài anh ta. Ví dụ, một người có thể từ bỏ quyền lợi của anh ta đối với một căn nh{. Anh ta cũng có thể từ bỏ quyền lợi của mình đối với người làm công cho anh ta trong một thời gian nhất định và cho một mục đích đặc biệt n{o đó. Vì người làm công cho anh ta có thể được nhìn nhận như l{ điều gì đó ở bên ngoài. Nhưng anh ta không thể chuyển nhượng (alienate) tất cả sự tự do của anh ta bằng cách chuyển chính mình thành một người nô lệ. Vì tất cả sự tự do của anh ta là không và không thể bị coi như c|i gì đó bên ngo{i đối với anh ta. Ý thức luân lý và ý thức tôn giáo của anh ta cũng không thể bị coi như một c|i gì đó ở bên ngoài. Trong tiến trình biện chứng của Hegel, c|ch n{o đó kỳ cục, thì khái niệm về sự hoán chuyển của việc chiếm hữu (alienation of 454 Hegel đang nói về sự đúng đắn của sự chiếm giữ trong sự trừu tượng...... 575 property) dẫn chúng ta đến khái niệm về hợp đồng (Vertrag). Thật sự, sự hoán chuyển của việc chiếm hữu có thể mang lấy khuôn mẫu của việc rút lại ý chí làm chủ, như nó l{, từ một sự vật và làm cho nó thành vô chủ. Tôi có thể hoán chuyển một chiếc dù theo c|ch n{y. Nhưng sau đó chúng ta ở lại trong phạm vi của khái niệm trừu tượng về sự chiễm hữu. Chúng ta vượt xa hơn phạm vi này bằng việc giới thiệu khái niệm về sự hội nhất của hai hay nhiều hơn ý chí c| nh}n về phương diện chiếm hữu, đó l{, bằng việc phát triển khái niệm về khế ước (contract). Chẳng hạn, một người đưa ra hai ý hướng đến với nhau, bán hoặc trao đổi với sự thoả thuận. Nhưng anh ta cũng có thể đồng ý với một người hoặc nhiều người hơn để sở hữu và có sự chiếm hữu c|ch n{o đó chung chung cho một mục đích chung. V{ ở đ}y sự hội nhất các ý chí là rõ ràng hơn, nhờ trung gian bởi sự vật bên ngoài. Nhưng dù cho khế ước dựa trên một sự hội nhất c|c ý chí, thì cũng không có sự bảo đảm một cách rõ ràng rằng những ý chí riêng biệt của những bên (party) được thu hút sẽ ở lại trong sự hội nhất. Trong cảm thức này, sự hội nhất các ý chí vào trong một ý chí chung sẽ là ngẫu nhiên. Và nó bao gồm trong chính nó khả năng về sự phủ định của nó nơi chính nó. Sự phủ định n{y được hiện thực hoá trong sự sai phạm (wrong). Tuy nhiên, khái niệm về sự sai phạm là ngang qua một vài cụm từ như sự gian trá, tội ác và bạo lực; nói c|ch kh|c, Hegel xem xét đến sự lệch lạc thường ngày (cái là kết quả của sự giải thích sai lạc hơn l{ mục đích xấu hay là sự không tôn trọng quyền lợi của những người khác). Ý niệm về tội phạm đem ông ta đến chủ thể của sự trừng phạt, điều mà ông ta giải thích như l{ một sự khử trừ sự sai phạm, một sự khử trừ điều được yêu cầu, thậm chí khử trừ cả ý chí tiềm ẩn của chính kẻ tội phạm. Một kẻ tội phạm, theo như Hegel, l{ không được đối xử như một con thú mà phải được ngăn chặn hay được ho{n lương. Như 576 một hữu thể tự do có lý trí, ông ta ưng thuận một cách tiềm ẩn với việc tiêu diệt những tội phạm ngang qua hình phạt, và thậm chí yêu cầu. Giờ đ}y thật dễ d{ng để nhìn thấy Hegel được dẫn từ khái niệm về khế ước tới sự sai phạm đó như thế nào. Vì khế ước, như một h{nh động tự do, liên quan đến khả năng về sự vi phạm của nó. Nhưng m{ nó không dễ d{ng để mà nhìn thấy khái niệm về sự sai phạm có thể được xem như sự thống nhất (unity) về một mức độ cao hơn của các khái niệm về sự chiếm hữu và khế ước một cách hợp lý như thế nào. Tuy nhiên, thật rõ ràng rằng biện chứng pháp của Hegel thường là một tiến trình của sự phản chiếu hợp lý trong đó một ý tưởng đưa tới một ý tưởng khác một cách tự nhiên và cần nhiều hay ít hơn một tiến trình về sự suy diễn cần thiết một cách chặt chẽ (strictly necessary deduction). Và mặc dù ông ta cố chấp trong việc tuân theo cùng một khuôn mẫu giản đồ kiềng ba chân (uniform triadic scheme) của ông ta, mà không có nhiều điểm trong việc nhấn mạnh về nó. 6. Luân lý Trong sự lệch lạc, có một sự đối lập giữa ý chí đặc thù và ý chí phổ quát; nguyên lý của sự đúng đắn, cái mà nằm tiềm ẩn trong ý chí chung được diễn tả trong khế ước. Đó l{ đúng, ít nhất là về sự sai phạm trong hình thức của tội phạm. Ý chí đặc thù phủ nhận sự đúng đắn, và trong việc l{m như thế nó phủ nhận khái niệm hay ý niệm về ý chí, cái phổ quát, ý chí tự do hợp lý, chẳng hạn như vậy. Cũng như chúng ta đ~ thấy rằng hình phạt là sự phủ định của sự phủ định n{y. Nhưng hình phạt là bên ngoài, trong cảm thức đó thì nó bị bắt phải chịu bởi một quyền lực bên ngoài. Sự đối lập hoặc sự phủ định có thể được vượt qua một cách thoả đ|ng chỉ khi ý chí đặc thù hoà hợp với ý chí phổ qu|t, đó l{, khi nó trở nên 577 điều mà nó có thể là, ấy là theo khái niệm về ý chí như được nâng lên khỏi giới hạn của tính riêng biệt và sự ích kỷ. Chẳng hạn như một ý chí là ý chí luân lý. Thế nên chúng ta được dẫn đến việc tạo nên sự chuyển tiếp từ khái niệm về sự đúng đắn đến khái niệm luân lý (Moralität). Thật là quan trọng để mà chú ý rằng thuật ngữ ‘lu}n lý’ được sử dụng bởi Hegel trong một ý nghĩa bị giới hạn hơn so với thuật ngữ lu}n lý được sử dụng thường ng{y. Đúng vậy, thuật ngữ này có thể được sử dụng trong một vài cách thức theo ngôn ngữ thường ng{y. Nhưng khi chúng ta nghĩ về luân lý, một cách tổng quát chúng ta nghĩ về việc hoàn thiện các việc bổn phận c|ch chu đ|o, đặc biệt trong một môi trường xã hội; nhưng ngược lại, Hegel trừu tượng hoá từ những bổn phận đặc thù, ví dụ hướng tới gia đình, hoặc quốc gia, và sử dụng thuật ngữ n{y cho điều mà ông gọi là ‘một sự quyết định của ý chí [Willensbestimmtheit], đến lúc đó, nó như l{ ở bên trong của ý chí tổng qu|t (will in general)’.455 Ý chí luân lý là ý chí tự do, điều mà mở ra với chính nó, đó l{ điều mà là sự ý thức về nó như l{ tự do và cái mà nhận ra duy chỉ chính nó, và không có quyền lực bên ngo{i, như l{ nguyên lý về những hành động của nó. Chẳng hạn ý chí được nói đến ở đ}y l{ ‘vô hạn’ hay phổ quát không chỉ trong chính nó m{ còn cho chính nó. ‘Quan điểm luân lý n{y l{ quan điểm về ý chí trong phạm vi nó là vô hạn không chỉ đơn giản trong chính nó mà còn cho chính nó (not simply in itself but for itself).’456 Nó l{ ý chí như l{ ý thức về chính nó như là nguồn mạch nguyên lý h{nh động của chính nó trong một cách thức không bị giới hạn. Quả thật, Hegel giới thiệu ngang qua chủ đề về bổn phận (obligation) hay điều cần phải (ought). Đối với ý chí được xem xét như một ý chí hữu hạn đặc thù thì theo như ý chí 455 456 W, x, p.392; E, 503. W, VII, p. 164; R, 105. 578 này, nó không thể được xem như l{ ý chí phổ qu|t; v{ điều gì được định hướng bởi điều sau, cùng như thế xuất hiện cái vấn đề trước như l{ một sự đòi hỏi hay là bổn phận. V{, vì ý chí được nhìn thấy ngay tức thì, ông bàn luận về h{nh động từ quan điểm của việc bổn phận của chủ thể đối với h{nh động của nó. Nhưng trong việc luận bàn (treatment) của ông về luân lý, ông ta chỉ quan t}m đến ý chí tự do độc lập về phương diện chủ thể tính của nó, đó l{ về phương diện hình thức thuần tuý của lu}n lý (trong ý nhĩa rộng hơn đối với thuật ngữ). Dĩ nhiên, việc luận bàn về luân lý hình thức một cách thuần tuý là một sự kế thừa đ|ng tiếc từ triết học Kant. Nó quan trọng hơn tất cả để hiểu biết rằng lu}n lý, như Hegel sử dụng thuật ngữ này, là một khái niệm một phía trong đó trí khôn không thể dừng lại (rest). Cũng không chắc chắn rằng ý hướng (intention) của ông ta muốn ám chỉ rằng lu}n lý bao h{m ‘tính chất nội tại’ một c|ch đơn giản. Ngược lại, ý hướng của ông chỉ ra rằng khái niệm về luân lý hình thức thuần tuý là không thoả đ|ng. V{ vì thế, chúng ta có thể nói rằng ông ta luận bàn về đạo đức học theo Kant như l{ một khoảnh khắc (moment) phiếm diện trong sự phát triển biện chứng về sự ý thức luân lý trọn vẹn (full moral consciousness). Sau đó, nếu chúng ta sử dụng thuật ngữ ‘lu}n lý’ với nghĩa l{ to{n bộ đời sống đạo đức của con người, thì hầu như sai lạc hết khi nói rằng Hegel làm cho nó hoàn toàn hình thức v{ ho{n to{n ‘bên trong’ hoặc hoàn toàn mang tính chủ thể. Vì ông đ~ không b{n gì đến loại n{y. Đồng thời có thể tranh luận rằng trong sự chuyển tiếp từ luân lý trong cảm thức bị giới hạn (Moralitt) đến đời sống đạo đức cụ thể (Sittlichkeit) thì một vài yếu tố quan trọng trong ý thức luân lý bị bỏ qua hoặc ít nhất cũng bị phủ lấp đi (slurred over). 579 Ý chí chủ quan ngoại hiện (externalize) chính nó trong h{nh động. Nhưng ý chí tự do, như l{ nó tự quyết, có quyền xem nó như l{ h{nh động của chính nó, chỉ những h{nh động mà ở trong những mối tương quan chắc chắn với nó, bởi đó nó có thể bị gánh lấy trách nhiệm. Vì thế, chúng ta có thể nói rằng Hegel khơi lên c}u hỏi, bởi đ}u m{ một người có thể bị buộc gánh lấy trách nhiệm về c|c h{nh động của mình một cách công bằng? Hoặc nói một cách đúng đắn, đ}u l{ những h{nh động của một con người? Nhưng phải nhớ rằng Hegel đang nghĩ về những đặc tính định dạng tổng quát của h{nh động, theo đó ông ta không quan t}m đến giai đoạn này với việc chỉ ra trách nhiệm luân lý của một người nằm ở chỗ nào. Về vấn đề đó, một người có thể chịu trách nhiệm đối với những h{nh động xấu cũng như những h{nh động tốt. Như vậy, Hegel đang đi phía sau sự phân loại luân lý giữa tốt và xấu đối với c|c đặc tính của h{nh động, những h{nh động làm cho chúng ta có thể nói rằng một người đ~ h{nh động một c|ch đúng mực hay một cách vô luân. Trong vị trí đầu tiên, bất kỳ sự thay đổi hay sửa đổi nào trong thế giới thì cái mà chủ thể làm phát sinh có thể được gọi l{ ‘hoạt động’ (‘deed’ - Handlung) của nó. Nhưng m{ nó có quyền để nhận ra như l{ ‘h{nh động’ (action) của nó, chỉ có h{nh động đó mới có mục đích (Vorsatz) ý chí của nó. Thế giới bên ngoài là phạm vi của xự ngẫu nhiên, và tôi không thể chịu trách nhiệm cho những hậu quả mà tôi không thể lường trước được về h{nh động của tôi. Dĩ nhiên, không được tiếp tục để nói rằng tôi có thể chối bỏ tất cả những hậu quả của nó. Đối với một vài hậu quả mang dáng dấp bên ngoài một cách đơn giản, cái mà việc t|c động của tôi đảm nhiệm một cách cần thiết, và chúng phải được kể đến như được thâu tóm trong mục đích của tôi. Nhưng điều đó có thể đối lập với ý tưởng về ý chí tự do tự quyết (self-determining free will) để 580 gánh lấy tránh triệm của chính tôi vì hậu quả hay sự sửa đổi không thể lường trước trong thế giới, điều mà nằm trong cảm thức hoạt động của tôi, nhưng nó không chắc chắn bị thâu tóm trong mục đích của tôi. Như thế, Mục đích l{ giai đoạn đầu tiên của luân lý. Thứ hai là ý hướng (intention/ Absicht), hay một c|ch chính x|c hơn, ý hướng và phúc lợi (welfare) hay ý hướng và lợi ích chung (das Wohl). Dường như l{ đúng khi nói rằng chúng ta sử dụng một cách chung chung những từ ‘mục đích’ v{ ‘ý hướng’ với cùng một nghĩa. Nhưng m{ Hegel phân biệt hai từ này. Nếu tôi gắn vào một que diêm cháy với một vật thể dễ ch|y trong lò sưởi, thì kết quả tự nhiên v{ không lường trước về h{nh động của tôi là lửa phát sinh. Mục đích của tôi l{ đốt lửa. Nhưng tôi không nên thực hiện hành động này trừ khi nằm trong ý định về một mục đích có chủ ý (intended end), chẳng hạn như sưởi ấm cho tôi hay sấy khô căn phòng. Và chủ ý của tôi có liên quan đến đặc tính luân lý về hành động của tôi. Dĩ nhiên, nó không phải là yếu tố có liên quan duy nhất. Xa hơn nữa, Hegel nói rằng bất kỳ loại h{nh động n{o cũng được chứng minh bởi một ý hướng tốt. Nhưng ý hướng không hơn không kém một đặc tính chính yếu hay một yếu tố liên quan đến luân lý. Hegel cho rằng những ý hướng được hướng tới phúc lợi hay lợi ích chung. Và ông nhấn mạnh rằng tác nhân luân lý có quyền tìm ra cho chính mình phúc lợi, sự thoả mãn về những h{nh động của nó như l{ một con người. Dĩ nhiên, ông ta không gợi ý rằng chủ nghĩa vị kỷ là quy chuẩn hoặc luân lý (egoism is the norm or morality). Nhưng b}y giờ chúng ta đang xem xét lu}n lý m{ một phần từ kết cấu và diễn tả xã hội của nó. Và khi Hegel nhấn mạnh rằng một người có quyền tìm cho chính mình phúc lợi, thì ông ta 581 đang nói rằng sự thoả mãn về h{nh động của ai đó như một con người thuộc về luân lý và không bị đối lập với nó. Nói cách khác, ông ta đang bảo vệ cho một quan điểm được th}u tóm trong đạo đức Hy-lạp như đ~ được trình bày bởi Aristotle v{ đang từ chối ý niệm của Kant rằng một h{nh động mất đi gi| trị luân lý của nó nếu nó cho thấy sự xuống dốc của nó (performed from inclination). Trong quan điểm của ông, nó khá sai lạc khi cho rằng luân lý cốt tại một cuộc chiến liên lỉ chống lại sự xuống dốc và những sự thúc đẩy tự nhiên (natural impulses). Nhưng cho dù c| nh}n được hoàn toàn tìm cho chính mình phúc lợi, thì luân lý một cách chắc chắn không cốt tại việc tìm kiếm ý chí đặc thù mà bởi sự thiện đặc thù (particular good). Đồng thời, ý tưởng này phải được giữ gìn (preserved) v{ không được phủ nhận một c|ch đơn giản. Vì thế, chúng ta phải đi đến việc đồng hoá chính ý chí đặc thù với ý chí hợp lý và ý chí phổ quát, và phải đi đến việc định hướng cho một lợi ích phổ quát (universal welfare). Và sự hội nhất ý chí đặc thù với khái niệm về ý chí tự thân (will in itself) (đó l{, với ý chí hợp lý chẳng hạn như vậy) là sự thiện (das Gute), điều mà có thể được miêu tả như ‘sự hiện thực hoá của sự tự do, mục đích cuối cùng tối hậu của thế giới’.457 Ý chí hợp lý như vậy là một ý chí thực của con người, ý chí của anh ta như một sự hợp lý, một hữu thể tự do. Và sự cần thiết cho sự hoà hợp ý chí đặc thù của anh ta, thì ý chí của anh ta như thế này hoặc như một c| nh}n đặc thù thế kia, với ý chí hợp lý (với con người thực sự của anh ta) trình b{y chính nó như l{ bổn phận hoặc trách nhiệm. Do đó, vì rằng luân lý trừu tượng hoá từ tất cả những bổn phận tích cực cụ thể, nên chúng ta có thể nói rằng bổn phận nên được thực hiện vì mục đích của bổn phận. Một người 457 W, VII, p. 188; R, 129. 582 phải hoà hợp ý chí riêng của mình với ý chí phổ qu|t, đó l{ ý chí đúng hay ý chí thực của anh ta; và anh ta phải l{m như thế một c|ch đơn giản vì đó l{ bổn phận của anh ta. Nhưng dĩ nhiên, điều này không nói gì với chúng ta về điều gì một người phải l{m đối với ý chí trong sự đặc thù. Chúng ta chỉ có thể nói rằng ý chí tốt được x|c định bởi sự chắc chắn bên trong của chủ thể, đó l{ lương t}m (Gewissen). ‘Lương t}m diễn tả quyền tuyệt đối của chủ thể tự ý thức để biết, trong chính nó và nhờ chính nó, đ}u l{ quyền lợi v{ đ}u l{ bổn phận, v{ để nhận ra không có gì tốt khác so với những gì mà nó biết là tốt, đồng thời khẳng định rằng điều gì mà nó biết và muốn là trong quyền và bổn phận đúng đắn.’458 Thế nên, Hegel kết hợp vào trong trình bày của ông về lu}n lý điều mà chúng ta có thể gọi là sự cố chấp Tin Lành (Protestant insistence) về nội tại tính (inwardness) và thẩm quyền tuyệt đối của lương t}m. Nhưng chủ nghĩa chủ quan thuần tuý và nội tại tính thực sự là ghê tởm đối với ông ta. V{ ông đ~ ngay lập tức tiến hành tranh luận rằng dựa trên một lương t}m chủ quan thuần tuý là có tiềm năng sự ác. Nếu ông đ~ h{i lòng với bản thân của mình với câu nói rằng một lương t}m của con người có thể sai lầm và rằng một vài quy luật hay tiêu chuẩn kh|ch quan được đòi hỏi, ông ta đ~ đang muốn giảng giải một c|ch tương tự v{ đơn giản hoá luận điểm có thể hiểu được. Nhưng ông ta tạo ra ấn tượng về việc cố gắng thiết lập một sự kết nối giữa nội tại tính luân lý thuần tuý v{ tính độc ác, ít nhất như một sự có thể kết nối. Tuy nhiên, sự phóng đại phần n{o quan điểm chính của ông ta l{ điều mà chúng ta không thể đưa ra một nội dụng x|c định về luân lý trên cấp độ của nội tại tính luân lý thuần tuý. Để l{m như vậy, chúng ta phải trở lại ý tưởng về xã hội tổ chức. 458 W, VII, pp. 196-7; R, 137. 583 Như vậy đối với Hegel, các khái niệm về quyền lợi trừu tượng và luân lý là các ý niệm phiếm diện, cái mà phải được thống nhất trên một cấp độ cao hơn trong kh|i niệm về đời sống đạo đức (die Sittlicheit). Điều đó nói rằng trong sự phát triển biện chứng của phạm vi Tinh thần khách quan chúng tỏ lộ chính mình như khoảnh khắc hoặc giai đoạn trong sự phát triển của các khái niệm về đạo đức cụ thể, những giai đoạn m{ chúng đồng thời để được phủ nhận, được gìn giữ v{ được nâng cao. Đạo đức cụ thể l{ đại diện cho đạo đức xã hội Hegel. Đ}y l{ vị trí của một người trong xã hội, xã hội đó x|c định bổn phận của một người. Do đó đạo đức xã hội là sự tổng hợp hay đồng nhất ở một mức độ cao hơn của khái niệm phiếm diện về quyền lợi và luân lý. 7. Gia đình v{ x~ hội dân sự Cách thức đối phó với cuộc sống cụ thể của Hegel l{ để suy ra ba điểm thiết yếu mà ông gọi l{ ‘bản thể đạo đức’ (die sittliche Substanz). Đấy l{ gia đình, x~ hội dân sự v{ Nh{ nước. Một đ{ng người ta có thể mong đợi ông ta thực sự l{m l{ để nghiên cứu bản chất thiết yếu của gia đình, x~ hội dân sự v{ Nh{ nước, v{ để chỉ ra một khái niệm dẫn đến một khái niệm kh|c như thế nào. Ông nhấn mạnh, đó không cần thiết để thêm rằng một người có những bổn phận này hay những bổn phận kia đối với gia đình của họ hay đối với Nh{ nước của họ. Vì điều này sẽ có đủ bằng chứng từ một nghiên cứu về bản chất hoặc yếu tính của các xã hội này. Trong mọi trường hợp, nó không thể được mong đợi một cách hợp thức của nhà triết học rằng ông ta nên tạo ra một quy ước về những bổn phận đặc thù. Ông ta quan t}m đến cái phổ quát, với sự phát triển biện chứng của các khái niệm hơn l{ với việc dạy đời (with moralizing). 584 Gia đình, yếu tố thiết yếu đầu tiên trong ‘bản thể đạo đức’ ('the ethical substance') hoặc sự hội nhất của chủ thể tính và khách thể tính lu}n lý, được nói l{ ‘tinh thần đạo đức thiết yếu hoặc tự nhiên’ (the immediate and natural ethical spirit). Trong phạm vi xã hội, tinh thần con người, như nó l{, nảy sinh ra các nội tại tính của nó, khách thể ho| chính nó trước hết trong gia đình. Ở đ}y không phải là nói rằng quan điểm của Hegel thì gia đình l{ một thể chế tạm thời mà nó sẽ qua đi khi những hình thức khác của xã hội đạt tới sự phát triển trọn vẹn. Mà ở đ}y có ý nói rằng gia đình, một cách hợp lý, là một xã hội trước nhất như thể nó đại diện cho tính phổ quát là yếu tố trọng yếu đầu tiên về tầm quan trọng của nó một cách hợp lý. Những thành viên của gia đình được xem xét như là một, được kết hợp chủ yếu bằng mối đ}y tình cảm, đó l{, bởi tình yêu. Gia đình l{ điều m{ người ta có thể gọi là tổng thể-tình cảm (feeling-totality). Nó l{, như nó l{, một người mà ý chí của họ được diễn tả trong gia sản, gia sản chung của gia đình. Nhưng nếu chúng ta xem xét gia đình theo c|ch n{y, chúng ta phải thêm rằng gia đình chứa trong mình những hạt giống của sự phân r~ ngay trong chính nó. Trong gia đình, coi như một tổng thể-tình cảm v{ như việc đại diện cho tầm quan trọng (moment) của phổ quát tính, thì con cái tồn tại một c|ch đơn giản như những thành viên. Dĩ nhiên, chúng l{ những cá nhân riêng biệt, nhưng chúng l{ như vậy trong bản thân của chúng hơn l{ cho bản thân của chúng. Tuy nhiên, trong dòng thời gian, chúng vượt ra khỏi sự hợp nhất của đời sống gia đình để đi v{o điều kiện của những cá nhân riêng biệt, mỗi người trong chúng sở hữu những kế hoạch riêng trong đời sống v{ tương tự. Nó cũng giống như những c|i đặc thù phát sinh ngoài phổ quát tính của đời sống gia đình và khẳng định chính chúng như những cá thể đặc thù. 585 Dĩ nhiên, ý niệm về sự thống nhất tương đối không phân biệt của gia đình bị tan vỡ thông qua sự phát sinh của tính đặc thù không phải là trong chính nó, mà trong ý niệm về một xã hội. Đúng hơn, nó là khái niệm về sự tan vỡ hay phủ định của một xã hội. Nhưng sự phủ định này tự bản thân nó bị phủ định hay được khắc phục trong cái mà Hegel gọi l{ ‘x~ hội dân sự’(die biirgerliche Gesettschaft), xã hộ n{y đại diện cho tính thiết yếu (moment) thứ hai trong sự phát triển của đạo đức xã hội. Để hiểu những điều mà Hegel muốn nói về một xã hội dân sự, trước hết chúng ta hình dung một phần lớn các cá nhân, mỗi người trong số họ tìm kiếm mục đích của chính mình và những nỗ lực của họ để đ|p ứng những nhu cầu của riêng mình. Sau đó, chúng ta phải nhận thức chúng như l{ hợp nhất trong một hình thức của tổ chức kinh tế cho sự xúc tiến tốt hơn tiến về mục đích của họ. Điều này sẽ liên quan đến việc chuyên môn ho| lao động và sự phát triển các tầng lớp và các tập đo{n kinh tế. Hơn nữa, một tổ chức kinh tế thuộc loại n{y đòi hỏi cơ quan lập pháp và guồng máy thực thi luật pháp gọi là luật to{ |n, tư ph|p, v{ cảnh sát cho sự ổn định của nó. Nh}n vì Hegel đặt hiến pháp chính trị và chính phủ dưới tiêu đề của Nh{ nước và không thuộc Nh{ nước của xã hội dân sự, chúng ta có thể bị nghiêng chiều để mà bình luận rằng: sau này hiến pháp chính trị và chính phủ sẽ không bao giờ tồn tại nữa. Bởi vì, làm sao có thể có những luật pháp và việc thực thi công lý ngoại trừ trong một Nh{ nước? Dĩ nhiên, câu trả lời là không thể. Nhưng Hegel lại không quan t}m đến việc duy trì xã hội dân sự m{ nó đ~ từng tồn tại trong hình thức đặc biệt m{ trong đó ông mô tả về nó. Vì khái niệm về xã hội dân sự (civil society) cho ông khái niệm phiếm diện v{ chưa thoả đ|ng về chính Nh{ nước đó. Nó l{ Nh{ 586 nước ‘như l{ Nh{ nước ở bên ngo{i’.459 Điều đó nói rằng đó l{ Nh{ nước với bản chất thiết yếu của nó sau này bị vứt bỏ. Nói c|ch kh|c, Hegel quan t}m đến sự phát triển biện chứng của khái niệm về Nh{ nước. Và ông làm như vậy bằng cách lấy hai khái niệm phiếm diện của xã hội và chỉ ra rằng cả hai đại diện cho những ý tưởng, những ý tưởng được hợp nhất trên một bình diện cao hơn trong kh|i niệm về Nh{ nước. Dĩ nhiên, gia đình vẫn còn tồn tại trong Nh{ nước. Như thế, gia đình thực thi xã hội dân sự. Đối với gia đình, nó đại diện một khía cạnh của Nh{ nước, mặc dù nó chỉ là một khía cạnh thành phần. Nhưng nó không theo điều đó, khía cạnh n{y được thực hiện trong sự cô lập v{ được gọi l{ ‘x~ hội dân sự’ nó đ~ từng thực sự tồn tại một c|ch chính x|c như thế. Sự phát triển biện chứng của khái niệm về Nh{ nước là một sự phát triển khái niệm. Nói theo lịch sử, nó không tương đương với tuyên bố rằng gia đình tồn tại trước nhất, sau đó đến xã hội dân sự, rồi mới đến Nh{ nước, như thể những khái niệm này tất cả đều loại trừ lẫn nhau. Nếu chúng ta giải thích Hegel theo cách này, mặc dù với những khả năng chuyên môn quan trọng vững chẵc, chúng ta có thể bị nghiêng chiều để nghĩ rằng ông ta quan t}m đến việc trình bày một lý thuyết ho{n to{n độc tài về Nh{ nước, ví dụ như là chống lại các lý thuyết tiên tiến của Herbert Spencer, lý thuyết mà ít nhiều tương hợp với khái niệm về xã hội dân sự. Nhưng dù cho Hegel không nghi ngờ rằng đ~ coi lý thuyết về xã hội của Spencer như l{ rất không thoả đ|ng, ông nghĩ về tính chính yếu (moment) của sự đặc thù, được đại diện bởi khái niệm về xã hội dân sự, như l{ được bảo tồn, v{ không đơn thuần là huỷ bỏ, trong Nh{ nước. 459 W, x, p. 401; E, 533. 587 8. Nh{ nước Gia đình đại diện cho tính trọng yếu của phổ quát tính trong cảm thức đồng nhất không phân biệt. Xã hội dân sự đại diện cho tính trọng yếu của đặc thù tính (particularity). Nh{ nước đại diện cho sự đồng nhất của tính phổ qu|t v{ tính đặc thù. Thay vì sự đồng nhất không phân biệt, chúng ta tìm thấy trong Nh{ nước phổ quát tính khác biệt, đó l{ sự đồng nhất trong sự khác biệt. Và thay vì ho{n to{n đặc thù thì chúng ta tìm thấy trong sự đồng nhất của sự đặc thù với ý chí phổ qu|t. Để đặt vấn đề theo một cách khác, trong sự tự ý thức (self-consciousness) Nh{ nước đ~ n}ng lên cấp độ của sự tự ý thức phổ quát. Mỗi cá nhân là ý thức về chính mình như l{ một thành viên của tổng thể, trong cách thức đó bản ngã (selfhood) của mỗi người không bị tiêu huỷ nhưng được hoàn thiện. Nh{ nước không phải là một phổ quát trừu tượng dùng vũ lực chống lại c|c th{nh viên (standing over): Nh{ nước tồn tại trong và nhờ c|c th{nh viên. Đồng thời bằng việc tham dự vào trong đời sống của Nh{ nước, c|c th{nh viên được nâng lên khỏi cái ho{n to{n đặc thù. Nói c|ch kh|c, Nh{ nước là một sự thống nhất hữu cơ. Nó l{ một sự phổ quát cụ thể, Nh{ nước tồn tại trong và nhờ những c|i đặc thù, những c|i đồng thời vừa khác biệt vừa duy nhất. Nh{ nước được cho l{ ‘bản thể đạo đức tự ý thức’ (the selfconscious ethical substance).460 Đó l{ ‘trí khôn đạo đức như l{ ý chí bản thể được minh chứng và làm sáng tỏ chính nó, điều mà nó suy nghĩ v{ nhận biết chính mình, v{ đạt tới điều mà nó nhận biết trong phạm vi như nó nhận biết được về nó’ ('ethical mind as substantial will manifest and clear to itself, which thinks and knows itself and accomplishes what it knows in so far as it knows 460 W, x, p. 409; E, 535. 588 it').461 Nh{ nước là thực tại của ý chí hợp lý khi ý chí n{y đ~ được nâng lên mặt bằng của sự tự ý thức phổ quát. Vì thế nó là biểu hiện cao nhất của Tinh thần khách quan. Và những cái trọng yếu trước đ}y về phạm vi n{y được tóm kết và tổng hợp trong nó. Ví dụ, những quyền lợi được thiết lập v{ duy trì như l{ sự biểu hiện của ý chí hợp lý phổ quát. Và luân lý nhận được nội dung của nó. Điều đó nói lên rằng bổn phận của một người được x|c định bởi vị trí của mình trong cơ cấu xã hội. Dĩ nhiên, điều này không có nghĩa rằng một người chỉ có những bổn phận đối với Nh{ nước mà không có bổn phận gì đối với gia đình của mình. Vì gia đình không bị tiêu huỷ trong Nh{ nước: nếu phụ thuộc, thì nó là một yếu tính trọng yếu trong đời sống của Nh{ nước. Hegel cũng không có ngụ ý rằng bổn phận của một người được x|c định một lần và cho tất cả bằng một vị trí xã hội không thể thay đổi. Dù cho ông nhấn mạnh rằng phúc lợi của to{n cơ chế xã hội là tối quan trọng, ông cũng nhấn mạnh rằng nguyên tắc tự do cá nhân và quyết định của mỗi người là không bị tiêu huỷ trong Nh{ nước nhưng được gìn giữ. Để sử dụng cụm từ nổi tiếng của Bradley, Lý thuyết về ‘địa vị của tôi và những bổn phận của mình’ (my station and its duties), thì không có hàm ý chấp nhận một số loại hệ thống giai cấp. Quả thực, không thể phủ nhận rằng Hegel nói về Nh{ nước trong thuật ngữ được đề cao nhất. Ví dụ, ông thậm chí còn mô tả Nhà nước như l{ ‘this actual God’.462 Nhưng có một số điểm nảy sinh trong trí khôn. Ở vị trí đầu tiên Nh{ nước, như Tinh thần khách quan, nhất thiết phải l{ ‘th|nh thiêng’ (divine) trong một cảm thức n{o đó. V{ cũng giống như Tuyệt đối, chính nó là sự đồng nhất không khác biệt (identity-indiffernce), Nh{ nước cũng như vậy 461 462 W, vii, p. 328; R, 257. W, VII, p. 336; R, 258, addition. 589 mặc dù trên một quy mô bị giới hạn hơn. Ở vị trí thứ hai, điều cần thiết phải nhớ rằng Hegel đang nói ngang qua kh|i niệm về Nhà nước, bản tính lý tưởng (ideal essence) của Nh{ nước. Ông ta không có ý định về việc đề xuất rằng C|c nh{ nước lịch sử tránh khỏi sự phê phán. Thật vậy, ông lưu ý tới điểm này khá rõ ràng. ‘Nh{ nước không phải là tác phẩm nghệ thuật; Nh{ nước ở trong thế giới, v{ như thế nó ở trong phạm vi của sự bất tất, sự ngẫu nhiên và sự sai lầm (caprice, contingency and error); Nh{ nước có thể bị biến dạng bởi hành vi gian ác (evil conduct) trong nhiều khía cạnh. Nhưng người xấu nhất, kẻ tội phạm, những người bệnh v{ người tàn tật, mỗi người vẫn là một người sống. Yếu tố tích cực, cuộc sống, vẫn còn lại cho dù ở trong tình trạng khiếm khuyết; và Nh{ nước với yếu tố tích cực đó chúng ta phải thực hiện ở đ}y.’463 Trong vị trí thứ ba, chúng ta phải ghi nhớ sự nhấn mạnh của Hegel về thực tại (fact) rằng Nh{ nước trưởng thành hoặc phát triển tốt thì gìn giữ nguyên tắc về sự tự do cá nhân trong cảm thức thông thường. Đúng vậy, ông duy trì rằng ý chí của Nh{ nước phải vượt lên trên ý chí đặc thù khi mà có một cuộc đụng độ xảy ra giữa chúng. Và vì ý chí của Nh{ nước, ý chí phổ quát hay ý chí chung, là cho cá nhân trong một cảm thức n{o đó, thì ý chí ‘thực’ của mỗi cá nhân dựa v{o đó, sự đồng nhất của mỗi cá nhân về những mối bận tâm của mình với những gì của Nh{ nước thì là sự hiện thực hoá của sự tự do. Vì ý chí tự do là khả năng phổ quát và phổ qu|t như là phổ qu|t thì nó hướng tới ích chung. Có một t|c động mạnh từ học thuyết của Rousseau đến lý thuyết chính trị của Hegel. Đồng thời, thật không công bằng khi Hegel rút ra từ cách thức khoa trương, trong đó ông nói về sự uy hùng và thánh thiêng của Nhà nước, kết luận rằng lý tưởng của ông là một Nh{ nước chuyên chế 463 Ibid. 590 trong đó quyền tự do và quyền tự chủ cá nhân bị giảm xuống đến mức tối thiểu. Ngược lại, một Nh{ nước trưởng th{nh, đối với Hegel, là một Nh{ nước đảm bảo cho sự phát triển tối đa của sự tự do c| nh}n, điều m{ tương thích với những quyền chủ quyền của ý chí phổ quát. Vì thế, ông nhấn mạnh rằng trong khi sự ổn định của Nh{ nước sẽ đòi hỏi các thành viên của Nh{ nước nên tạo lên mục đích phổ quát, mục đích của các thành viên464 theo như một vài vị trí và khả năng của chúng, việc ổn định n{y cũng đòi hỏi Nh{ nước nên ở trong một cảm thức thật về những phương tiện cho sự đ|p ứng những mục đích chủ quan của c|c th{nh viên. Như đ~ nhận xét, khái niệm xã hội dân sự không đơn thuần là xoá bỏ khái niệm hiện tại của Nh{ nước. Trong việc luận bàn về Nh{ nước của ông, Hegel trước tiên bàn luận đến thể chế chính trị. V{ ông đại diện cho chế độ quân chủ lập hiến như thể là một hình thức hợp lý nhất. Nhưng ông đ|nh giá một Nh{ nước tập thể là hợp lý hơn so với Nh{ nước dân chủ theo mô hình người Anh. Điều đó nói lên ông muốn duy trì rằng những công dân nên tham dự vào các công việc của Nh{ nước như những thành viên thuộc về những tập thể, tập đo{n hay những Điền trang (Estates) hơn l{ những cá nhân riêng lẻ. Hay nói chính x|c hơn, những người đại diện nên đại diện các tập đo{n hay c|c Điền trang hơn l{ những công dân riêng biệt, một cách chính xác l{ như vậy.V{ quan điểm n{y dường như được yêu cầu bởi sơ đồ biện chứng của Hegel. Bởi lẽ, khái niệm xã hội dân sự, khái niệm được gìn giữ trong khái niệm Nh{ nước, lên đến đỉnh điểm trong ý tưởng về tập đo{n (corporation). It should be remembered that Hegel was