Uploaded by Thin Dang

Quan hệ đồng tính có nên được chấp nhận hay không

advertisement
Vấn đề đồng tính dưới cái nhìn của Đạo đức học Luật tự nhiên
Có nên chấp nhận vấn đề đồng tính hay không? Câu hỏi đã dấy lên nhiều tranh cãi
khi một số nước chấp nhận hôn nhân đồng tính, một số nước lại không chấp nhận. Vậy, đâu là
chìa khóa để giải quyết vấn đề hôn nhân đồng tính dựa trên quan điểm đạo đức học? Thật khó
để có một câu trả lời dứt khoát cho chủ đề này, tuy nhiên, cũng có những hướng đi mà theo
cách hiểu thiện cẩn của người viết dựa trên quan điểm đạo đức học Luật tự nhiên xem ra có lẽ
phù hợp với những chuẩn mực đạo đức để giải quyết phần nào hiện trạng mà nhiều người, đặc
biệt những người có khuynh hướng đồng tính. Nhờ đó, những người đồng tính có thể sống
căn tính một cách tự nguyện dựa trên sự hiểu biết của lý trí với một lương tâm thanh thản.
Vậy đồng tính là gì? Là biểu hiện của một số người, một cách thường xuyên cảm
thấy một ước muốn tình dục hướng về, và một đáp ứng tình dục đối với người cùng phái tính;
họ cảm thấy thoải mái và được khẳng định khi thân mật với người đồng tính. Như vậy, người
đồng tính về cơ bản là người nghiêng chiều một cách mạnh mẽ và chủ yếu để tìm kiếm thỏa
mãn tình dục, tình cảm và hạnh phúc trong tương quan với người cùng phái.1
Vậy, vấn đề đồng tính có nên được chấp nhận về mặt đạo đức học hay không?
Theo quan điểm người viết dựa trên lý thuyết của Đạo đức học Luật tự nhiên (Ethics
of Natural Law), người viết nhận thấy, không nên chấp nhận vấn đề đồng tính.
Luật tự nhiên cho rằng điều chúng ta phải làm bởi vì chúng ta là những tác nhân tự
do và hạnh phúc. Con người tồn tại và phát triển là nhờ những tương tác để bảo tồn sự sống
và tìm kiếm hạnh phúc. Nếu nhân loại đi ngược lại với Luật tự nhiên, điều đó cũng thể hiện lý
trí con người đang đi ngược với quy luật của sự phát triển nhân loại. Vì thế, luật tự nhiên
dùng tiêu chuẩn đạo đức khách quan; chân lý cho mọi người, không áp dụng cho các đặc thù
chuyên biệt.
Khi xét đến Luật tự nhiên, chúng ta cũng xét đến bản tính con người2. Nếu con người
là “động vật có lý trí” thì đạo đức là việc đề cao lý trí để tìm kiếm hạnh phúc cho chính mình.
Nếu bản tính con người là truy tìm sự sung mãn cho tất cả mọi người, thì đạo đức chính là các
điều vị lợi. Như thế, việc bảo vệ và phát triển các khuynh hướng tự nhiên của bản tính con
người là điều thiện hảo và đáng tìm kiếm, vì khuynh hướng chung là những giá trị vốn phản
1
Trần Như Ý Lan, CND, Người Công Giáo trước một số vấn đề y sinh học và tính dục, Nxb Tôn giáo, 2017,
trang 208.
2
Trần Văn Hiến Minh, Đạo đức học, Tủ sách ra khơi, 1966, trang 44.
1
ánh mục tiêu mà chúng ta đang theo đuổi và tốt cho mục đích cuối cùng của mình. Đây cũng
chính là bản lề cho sự phát triển của đạo đức luật tự nhiên.
Đạo đức học luật tự nhiên có những tiêu chuẩn để xác định một hành vi có phù hợp
với luật tự nhiên hay không. Bốn giá trị nền tảng của khuynh hướng tự nhiên là: Giá trị sinh
học: Bao gồm sự sống- quyền được sống, và sinh sản- dục tính là thiêng liêng vì tạo ra sự
sống. Giá trị nhân bản: Bao gồm sự hiểu biết- quyền được biết chân lý, và xã hội tính- quyền
được tìm kiếm tình bạn, tình yêu và sự an toàn3.
Ngoài ra, luật tự nhiên cũng phát triển thêm hai quy tắc, “tước đoạt” (forfreiture) và
“song hiệu” (double effects) để giúp phán đoán một hành vi so với hậu quả của nó, nhằm
nhiều khi có một hành vi có hai hậu quả tốt là phù hợp với luật tự nhiên, và xấu là vi phạm
một trong bốn giá trị của luật tự nhiên. Vì thế, trước tiên hãy xem xét quy tắc tước đoạt có áp
dụng được không? Nếu không thì áp dụng quy tắc song hiệu. Và chỉ cần một trong hai quy tắc
này cho phép, thì hành vi này sẽ được chấp nhận.
Bây giờ, chúng ta xét hành vi của vấn đề đồng tính dựa trên tiêu chẩn của luật tự
nhiên.
Trước hết là tiêu chuẩn thứ nhất là sự sống. Vấn đề quan hệ đồng tính không xúc
phạm đến quyền được sống của họ hay của người khác. Nếu bạn có xu hướng đồng tính, sự
sống của bạn không bị đánh mất, không bị hủy diệt. Vì thế, với tiêu chuẩn một, vấn đề đồng
tính nên chấp nhận.
Tiêu chuẩn thứ hai là sinh sản. Người có quan hệ đồng tính không thể sinh đẻ con cái
theo tự nhiên, vì cùng giới tính nên không thể kết hợp giữa tinh trùng- người nam, và trứngngười nữ để có hợp tử- thai nhi. Vì thế, với tiêu chuẩn hai, quan hệ đồng tính không nên chấp
nhận.
Tiêu chuẩn thứ ba là sự hiểu biết. Vấn đề đồng tính không làm ảnh hưởng đến quyền
được hiểu biết của đương sự. Người có xu hướng đồng tính vẫn có đầy đủ quyền được học
tập, được nghiên cứu và quyền được nhận biết chân lý. Vì thế, với tiêu chuẩn ba, vấn đề đồng
tính nên chấp nhận.
3
Nguyễn Tân, OFM, Đạo đức học tổng quát, Nxb Phương Đông, 2016, trang 120.
2
Tiêu chuẩn thứ bốn là xã hội tính. Người có xu hướng đồng tính không mất đi quyền
tìm kiếm bạn bè, quyền được yêu và quyền có được sự đảm bảo về thể chất cũng như tinh
thần. Vì vậy, với tiêu chuẩn bốn, vấn đề đồng tính nên chấp nhận.
Với bốn tiêu chuẩn của luật tự nhiên, vấn đề đồng tính đã vượt qua được ba tiêu
chuẩn (một, ba, và bốn), nhưng tiêu chuẩn thứ hai là sinh sản thì vấn đề đồng tính không vượt
qua. Vì thế, quan hệ đồng tính không nên chấp nhận xét theo luật tự nhiên. Tuy nhiên, có
nhiều người đặt lại vấn đề về sinh sản, tức là có nhiều người quan hệ dị tính nhưng không có
con, lẽ nào họ lại không được chấp nhận trong vấn đề hôn nhân? Hay có những người đi tu,
họ không sinh con cái, lẽ nào họ không được chấp nhận trong xã hội? Vì vậy, để trả lời cho
những câu hỏi đặt ngược lại vấn đề, người viết xin tiếp tục trình bày hai quy tắc chuẩn mực
của luật tự nhiên là quy tắc tước đoạt và quy tắc song hiệu4, để tiếp tục bảo vệ quan điểm của
mình.
Với quy tắc tước đoạt, trong vấn đề đồng tính, không có ai xâm phạm đến mạng sống
của ai, nên quy tắc áp dụng không áp dụng được.
Với quy tắc song hiệu, hành vi của đồng tính có hậu quả tốt là con người sống đúng
“ước muốn” của mình và hậu quả xấu là không phát triển sự sống qua việc sinh sản.
Hậu quả tốt là ước muốn được thực hiện những gì mình khao khát. Quả thế, người
viết không có đủ kinh nghiệm về những người cùng phái tính, nhưng với người khác phái, thì
người viết ước mong được yêu, được đụng chạm với người mình thích, và đó cũng có thể
được xem là một khuynh hướng tự nhiên. Và vì vậy, người đồng tính cũng mang những khát
khao đó, nhưng lại với người cùng giới.
Tuy nhiên, hậu quả tốt là ước muốn được thực hiện sở thích của mình lại gây nên
một hậu quả xấu. Thỉnh thoảng nghe nói rằng, ước ao đồng tính là những gì Thượng đế ban
tặng, “tôi đã được sinh ra như vậy, vì thế nó hoàn toàn phù hợp”. Điều hiển nhiên ấy không
phải là tất cả mọi ước muốn đều tốt. Một tên ăn trộm muốn cướp tiền ở ngân hàng để chia cho
những người nghèo ở khu ổ chuột; hoặc một người con muốn nói dối bố của mình về việc
trốn học để mình khỏi bị đánh… Như thể, có thể thấy những hậu quả xấu từ những hành vi có
những ước muốn, hay hành động tốt. Điều đó cũng đồng nghĩa với Thuyết đạo đức học tổng
quát của Immanuel Kant, dựa vào mệnh lệnh tuyết đối, tức là hành động đó tại thời điểm của
bạn có trở nên luật phổ quát hay không, hay những người ở mọi thời sẽ theo đó mà hành động
4
Nguyễn Tân, OFM, Đạo đức học tổng quát, Nxb Phương Đông, 2016, trang 121.
3
hay không? Nếu có, nó sẽ được chấp nhận, và ngược lại. Ví như hành động nói dối để bảo vệ
tư lợi riêng, thì giả sử ai cũng nói dối thì hỏi xem có ai tin ai nữa không? Và điều tốt là lòng
trung tín sẽ không tồn tại trên trái đất nữa. Quan hệ đồng tính cũng vậy, theo nguyên lý phổ
quát trong triết học đạo đức của Immanuel Kant cũng như tiêu chuẩn thứ hai trong bốn tiêu
chuẩn của luật tự nhiên thì quan hệ đồng tính khi phổ quát lên cho tất cả mọi người thì thế
giới sẽ có thể sẽ bị hủy diệt vì có thể không có người dị tính kết hợp với nhau để sự sống được
tồn tại. Đó cũng là cách nhìn từ nguyên lý tự nhiên, “mọi hữu thể đều hướng về cái thiện, bảo
tồn sự sống của riêng nó, ngược lại cái xấu là sự khuyết thiện và chống lại sự bảo tồn sự
sống”5. Vì thế, nguyên lý bảo tồn sự sống là nguyên lý đầu tiên trong luật tự nhiên, nên, quan
hệ đồng tính không nên được chấp nhận, vì đã không vượt qua được quy tắc song hiệu trong
đạo đức học luật tự nhiên.
Về vấn đề những người kết hôn không có con và những người tu trì, người viết xin
trình bày quan điểm theo cách hiểu thiện cẩn của mình. Đối với người không có con sau khi
kết hôn và những người tu trì, khi chúng ta phổ quát lên và đặt trong tiêu chuẩn thứ hai-sinh
sản trong luật tự nhiên, thì hai trường hợp này cũng không nên chấp nhận. Theo Aristotle,
mục tiêu mà mọi người tìm kiếm là hạnh phúc, hạnh phúc được hiểu là dùng lý trí để phát huy
các chức năng tự nhiên đến mức độ cao nhất có thể đối với con người. Hạnh phúc cao nhất là
sự thích ứng và “hợp lý” với hoàn cảnh của thực tế, điều này bao gồm sự cân nhắc, phán đoán
mọi khía cạnh của tình hướng để có thể mang lại sự phán đoán đúng đắn, hay một chọn lựa
khôn ngoan. Như thế, trong một sự lựa chọn mà con người thấy bình an thì mình chọn lựa,
dựa trên nguyên lý, bất cứ khi nào mình làm đúng quy luật vũ trụ thì đạt đến hạnh phúc đích
thực, lâu dài. Như vậy, những người không có con sau khi kết hôn, những người tu trì và
những người đồng tính đều cùng lựa chọn một cách tự do sau khi cân nhắc mọi điều kiện
trong hoàn cảnh của mình.
Tuy nhiên, chúng ta cần xét hai chữ “trung thành” trong các trường hợp này. Với
nhiều năm nghiên cứu về các cặp đồng tính, Xavier Thevenot, SDB đã nhận định: “… Trong
số 75% các cặp hôn nhân đồng tính thường tỏ ra thiếu ổn định, vừa mang tính lý do, vừa
mang tính xã hội. Hai chữ trung thành hiểu theo nghĩa thông thường của từ ngữ, thường bị
cho là vượt quá khả năng của những người đồng tính luyến ái.6” Bên cạnh đó, người đồng
tính thường lý tưởng hóa một cách quá đáng về người bạn của mình, và một số khác có
5
Some things are derived [derivantur] from common principles of the law of nature in the manner of a
conclusion [per modum conclusionis], as „one should not kill‟ can be derived as a kind of conclusion [ut
conclusio quaedam derivari potest] from „one should do harm/evil [malum] to no one‟. St. Thomas Aquinas,
Summa Theologica, I-II Q. 95 a. 2c.
6
Xavier Thevenot, SDB, Để xây dựng một nền luân lý cho thế giới, Nxb Salvator, 1994, trang 92.
4
khuynh hướng tình dục rất mạnh, đến nỗi họ có cảm tưởng mình không đủ tự do khi đứng
trước những sự thúc đẩy của tính dục. Theo nghiên cứu của linh mục Xavier, cứ ba người
đồng tính thì có một người nói rằng: “những hành vi đồng tính của tôi không thực sự là những
hành vi tự do, vì chúng cưỡng bách mạnh hơn tôi nữa”. Từ đó, chúng ta có thể hiểu, đời sống
trong quan hệ đồng tính thật sự khó triển nở để có một hạnh phúc lâu dài và bền bỉ, bởi yếu tố
xã hội và tâm lý tác động lên đương sự. Trong khi đó, những người tu trì và những người
không có con trong đời sống gia đình không chỉ được xã hội nhìn nhận mà còn được nâng đỡ
để họ vui vẻ chấp nhận cuộc sống họ đã tự do chọn lựa như là một lối “đi tắt” trong việc tìm
kiếm hạnh phúc lâu dài. Bên cạnh đó, Trong giáo hội Công giáo La Mã, luật độc thân áp dụng
cho linh mục và giám mục. Nhưng đây không là vấn đề thần học hay tín điều, nhưng chỉ là
vấn đề kỷ luật mục vụ trong giáo hội mà thôi, tức là luật độc thân vẫn chỉ là một “kỷ luật”
(discipline) của nhà thờ, tức một điều có thể thay đổi, chứ không phải là một “tín điều”
(dogma), tức một sự thật được mạc khải bởi Thiên Chúa và không thể thay đổi7. Vì vậy, trong
giới hạn của mình, người viết nghĩ rằng, với thời điểm này, lựa chọn đời sống tu trì hay sống
đời hôn nhân không có con vẫn nên chấp nhận, còn những người có khuynh hướng đồng tính
thì không nên chấp nhận.
Như vậy, trên nền tảng đạo đức học của luật tự nhiên với vấn đề quan hệ đồng tính,
qua phân tích người viết không chủ ý nói vấn đề đồng tính là sai hay cấm đoán, nhưng xét
theo mục đích tối hậu về sự sống con người, thì quan hệ đồng tính là một việc không nên
được chấp nhận trong việc phát triển cuộc sống con người.
Vậy, phải có thái độ nào với những người có quan hệ đồng tính?
Khuynh hướng đồng tính luyến ái là một giới hạn khách quan8. Thử làm một phép
loại suy, không ai phản đối khi nghe nói mù là một sự thiếu hụt khách quan khả năng trông
thấy. Sở dĩ ai cũng nhận ra rằng, thấy là một điều vô cùng quý giá, nhưng người mù không
phải là một người thấp kém hơn mọi người do bị thiếu hụt. Ngược lại, đôi khi mù có thể trở
thành cơ hội tác nhân làm phong phú cho những giác quan khác, hay là cơ hội đào sâu đời
sống nội tâm. Cơ hội vẫn được phát triển thêm nữa cho dù mù là biểu hiện của sự đau khổ
khách quan. So sánh trên đây, giúp nhận ra về vấn đề những người có xu hướng đồng tính,
đồng tính là khuynh hướng khách quan so với dị tính. Giới hạn này không làm cho người
đồng tính bớt người đi, mà trong một số việc người đồng tính đảm nhận, điều khiển một cách
tốt đẹp tới mức trở thành cơ hội cho người ấy phát triển nhân cách. Nếu vậy, người đồng tính
với toàn bộ đời sống của mình có thể trở thành hình mẫu cho những người dị tính đang lạm
7
8
Nguyễn Khắc Hy, Pss, Linh mục và Luật độc thân, tài liệu giáo trình, ĐCV Huế, 2009.
Xavier Thevenot, SDB, Để xây dựng một nền luân lý cho thế giới, Nxb Salvator, 1994, trang 93.
5
dụng cái hay, cái đẹp trong định hướng tính dục của mình. Vì vậy, xét theo đạo đức học bổn
phận hay đạo đức học tôn trọng nhân vị (Ethics of duty/ deontology) đòi hỏi tất cả các nguyên
tắc đối xử với người khác như mình muốn được đối xử cần được áp dụng đối với những
người xu hướng đồng tính.
Trong đạo đức học tôn trọng nhân vị, có hai tiêu chuẩn là tôn trọng bình đẳng và tôn
trọng tự do theo đuổi mục đích của các cá thể9. Nếu như chúng ta không chấp nhận người
đồng tính, thì không đồng nghĩa là quyền con người của họ bị đánh mất. Mà trên hết là sự
quan tâm đặc biệt với những người có khuynh hướng đồng tính, và sự quan tâm được thể hiện
cụ thể trong việc tôn trọng tự do và quyền bình đẳng của người đồng tính trong đạo đức nhân
vị, vì “đồng tính là một con đường hẹp, khó khăn và dốc dác hơn cả10”. Như thế, vấn đề đồng
tính là một điều không nên chấp nhận, nhưng cũng không lên án những người có khuynh
hướng đồng tính vì đó là quyền tự do mà họ đã chọn lựa sau khi cân nhắc các khía cạnh mà
xét theo họ là cần được chấp nhận.
Bên cạnh đó, nguyên lý phổ quát trong đạo đức học luật tự nhiên cũng thiết lập mối
dây liên kết chặt chẽ với nhân phẩm và quyền của con người, đồng thời chỉ ra giá trị nền tảng
và cách con người sống sự tự do, tình yêu và truy tìm chân lý. Vấn đề là, cá nhân có thực sự
nhận thức các áp lực tâm lý hay xã hội mà mình đang bị chi phối, hoặc khả năng cân nhắc
giữa sự tự kiềm chế hay sống buông thả theo các đam mê của cá nhân. Cho nên, tự do là điều
kiện tiên quyết và tất yếu cho tất cả phán đoán đạo đức, không có tự do thì mọi phán đoán đạo
đức trở thành vô nghĩa11. Vì vậy, khi đã xét đến tự do của người có khuynh hướng đồng tính,
thì theo cách hiểu của người viết, ta nên tôn trọng tự do của họ theo nguyên tắc đạo đức học
nhân vị, tức là mỗi người được tôn trọng một cách riêng biệt theo như ước muốn của họ.
Như vậy, quan điểm của người viết là không nên chấp nhận vấn đề đồng tính vì
những hệ quả từ việc quan hệ đồng tính đem lại. Vì khả năng giới hạn của mình, người viết
không thể nói hết được một cách sâu sắc những khía cạnh của vấn đề đồng tính, bởi những
yếu tố liên quan đến bản tính con người, sự tự do, tình yêu, tính dục, con cái… tất cả những
phạm trù thuộc lĩnh vực siêu việt này lại đan xen với các yếu tố để xét hành vi đó có phù hợp
đạo đức hay không. Mặc dù vậy, người viết cũng mong muốn thể hiện quan điểm cá nhân dựa
9
James Rachels, The elements of moral philosophy, Học viện Dòng Tên trans, Nxb Mc Graw Hill, 1986, trang
74.
10
11
Ibid., trang 94.
Trần Văn Hiến Minh, Đạo đức học, Tủ sách ra khơi, 1966, trang 73.
6
trên đạo đức học luật tự nhiên, với mục đích định hướng cái nhìn của mình để có một cách
sống phù hợp với những người có xu hướng đồng tính luyến ái, tức là không ủng hộ quan hệ
đồng tính và cũng không có thái độ khinh bỉ, chối bỏ những người đồng tính, vì người đồng
tính cũng là những người có đầy đủ quyền của một con người đúng như họ là.
Tuy nhiên, người viết nhận thấy việc giải thích về khuynh hướng đồng tính dựa trên
lý thuyết về luật tự nhiên là một chuyện, mà áp dụng vào những trường hợp cụ thể là chuyện
khác. Liệu một điều ngày nay được coi là “luật tự nhiên” có thể bị thay đổi trong vài thế kỷ
nữa không? Trong quá khứ, có những chuyện được coi như là “tự nhiên” (đa thê, nô lệ) nhưng
ngày nay bị coi là “trái tự nhiên”. Liệu điều này sẽ còn xảy ra đối với những vấn đề khác hay
không, như hôn nhân bất khả phân ly, đồng tính luyến ái…Vì thế, người viết không thể trả lời
cho tất cả những vấn nạn đó trong bài này, bởi vì mục tiêu chỉ nhằm trình bày cho thấy rằng,
luật tự nhiên có thể áp dụng để đặt lại vấn đề đồng tính trong xã hội hôm nay, chứ không có
tham vọng giải quyết trong ở tương lai.
Vì vậy, để thay lời tạm kết, người viết xin mượn ý tưởng của Thánh Thomas về sự
tương hợp của luật tự nhiên trong bản tính con người để kết thúc những ý tưởng về vấn đề
đồng tính dưới quan điểm đạo đức học luật tự nhiên: Mọi hữu thể trong bản tính của nó đều
gắn liền với sự hiện hữu và sự tăng trưởng để hướng về cùng đích là bảo tồn sự sống12. Luật
tự nhiên chỉ ra những nguyên lý phổ quát và tuyệt đối chi phối quy luật của vũ trụ và quy luật
đạo đức xã hội. Nói cách khác, luật tự nhiên cho con người nhận ra giá trị nội tại của mình,
thúc đẩy con người đi tìm cùng đích tối hậu, hạnh phúc hoàn hảo và vươn lên đến siêu việt.
Như thế, những hoạt động đồng tính luyến ái của hữu thể mà không thể hiện sự hiện hữu- sự
sống và sự tăng trưởng là hạnh phúc cao nhất chính là bình an nội tại lâu dài thì hoạt động
đồng tính không nên được chấp nhận vì đi ngược với quy luật của vũ trụ dựa theo quan điểm
đạo đức học của luật tự nhiên.
Tài liệu tham khảo
1. James Rachels, The elements of moral philosophy, Học viện Dòng Tên trans, Nxb Mc
Graw Hill, 1986.
2. Xavier Thevenot, SDB, Để xây dựng một nền luân lý cho thế giới, Nxb Salvator,
1994.
3. Nguyễn Tân, OFM, Đạo đức học tổng quát, Nxb Phương Đông, 2016.
4. Trần Văn Hiến Minh, Đạo đức học, Tủ sách ra khơi, 1966.
12
http://catechesis.net/index.php/tai-lieu/hoc-thuyet-toma-aq/1691-luat-tu-nhien-va-doi-thoai-van-hoa-quanhan-gioi-cua-thanh-toma-aquino.
7
5. Trần Như Ý Lan, CND, Người Công Giáo trước một số vấn đề y sinh học và tính dục,
Nxb Tôn giáo, 2017.
6. http://catechesis.net/index.php/tai-lieu/hoc-thuyet-toma-aq/1691-luat-tu-nhien-va-doithoai-van-hoa-qua-nhan-gioi-cua-thanh-toma-aquino.
8
Download