Uploaded by Tuệ Lê

PL-CĐ-Mục-tiêu-ADA-20

advertisement
ĐÁI THÁO ĐƯỜNG:
PHÂN LOẠI, CHẨN ĐOÁN,
MỤC TIÊU ĐIỀU TRỊ
(ADA 2020)
GS.TS TRẦN HỮU DÀNG
MAT-VN-2000482-1.0-07/20
1
NỘI DUNG
• Phân loại
• Sinh lý bệnh
• Chẩn đoán
• Mục tiêu điều trị
MAT-VN-2000482-1.0-07/20
2
NỘI DUNG
• Phân loại
• Sinh lý bệnh
• Chẩn đoán
• Mục tiêu điều trị
MAT-VN-2000482-1.0-07/20
3
Bệnh đái tháo đường tại Việt Nam(*)
(IDF Atlas 2019)
53% không được chẩn đoán
• Việt Nam có 3,8 triệu người lớn mắc ĐTĐ
• Tỷ lệ mắc ĐTĐ ở người lớn là 5,7%
• > 2 triệu người lớn mắc ĐTĐ chưa được chẩn đoán
• > 30.000 trường hợp người lớn tử vong liên quan ĐTĐ
• >2.500 trẻ em và thiếu niên 0-19 tuổi mắc ĐTĐ típ 1
MAT-VN-2000482-1.0-07/20
(*):
Xét trên dân số người lớn (20-79 tuổi)
4
Phân loại ĐTĐ (ADA 2020)
1.
ĐTĐ típ 1: do phản ứng tự miễn, thường đưa đến thiếu
insulin tuyệt đối)1
2.
ĐTĐ típ 2 (do khiếm khuyết tiết insulin tiến triển trên nền
kháng insulin)2
3.
Đái tháo đường thai kỳ (là ĐTĐ được chẩn đoán trong 3
tháng giữa hoặc 3 tháng cuối của thai kỳ và không có bằng
chứng ĐTĐ típ 1, típ 2 trước đó)
4.
Các thể đặc hiệu do các nguyên nhân khác như: hội
chứng ĐTĐ đơn gen (ĐTĐ sơ sinh và ĐTĐ thể trưởng thành
xuất hiện ở người trẻ: maturity onset diabetes of youngMODY), bệnh của tụy ngoại tiết (như xơ nang tụy), bệnh
ĐTĐ do thuốc hoặc hóa chất (như do sử dụng
glucocorticoid, đang điều trị HIV/AIDS, hoặc sau ghép tạng).
MAT-VN-2000482-1.0-07/20
2. Classification and Diagnosis of Diabetes: Standards of Medical Care in Diabetesd 2020. Diabetes Care
2020;43(Suppl. 1):S14–S31 | https://doi.org/10.2337/dc20-S002
5
Phân loại ĐTĐ (WHO 2019)
• ĐTĐ típ 1
• ĐTĐ típ 2
• Các dạng ĐTĐ lai: ĐTĐ qua trung gian miễn dịch tiến triển
chậm. ĐTĐ típ 2 khuynh hướng Ketosis
• Các thể ĐTĐ đặc hiệu khác: Thể đơn gen. Khiếm khuyết
chức năng tb β đơn gen. Khiếm khuyết tác dụng insulin đơn
gen. Bệnh của tuyến tụy ngoại tiết. Rối loạn nội tiết. Nhiễm
trùng, do thuốc hoặc hóa chất. Các dạng đặc hiệu của ĐTĐ
qua trung gian miễn dịch Các hội chứng di truyền khác liên
quan đến ĐTĐ
• ĐTĐ không được phân loại: Thời điểm chẩn đoán xếp loại
không rõ, xếp loại tạm.
• Tăng đường huyết phát hiện lần đầu tiên trong thai kỳ:
ĐTĐ trong mang thai (Diabetes mellitus in pregnancy). ĐTĐ
thai kỳ (Gestational diabetes mellitus)
MAT-VN-2000482-1.0-07/20
6
Phân biệt ĐTĐ típ 1 và típ 2
Bảng 2.1: Các giai đoạn của ĐTĐ típ 1
Giai đoạn 1
Đặc điểm
- Tự miễn dịch
- Đường huyết bình
thường
- Không có triệu chứng
Giai đoạn 2
- Tự miễn dịch
- Rối loạn đường huyết
- Không có triệu chứng
- Các tự kháng thể
- Rối loạn đường huyết đói (IFG) và/hoặc rối loạn dung
- Các tự kháng thể
nạp glucose (IGT)
Tiêu chuẩn chẩn - Không có rối loạn dung - Đường huyết đói (FPG) 100–125 mg/dL (5,6–6,9
nạp glucose (IGT) hoặc mmol/L)
đoán
rối loạn đường huyết đói - Đường huyết 2 giờ sau ăn 140–199 mg/dL (7,8–11,0
(IFG)
mmol/L)
- A1C 5,7–6,4% (39–47 mmol/mol) hoặc ≥ 10% tăng
A1C
Giai đoạn 3
- Tăng đường huyết
mới khởi phát
- Triệu chứng
- Các triệu chứng lâm
sàng
- Các tiêu chuẩn để
chẩn đoán ĐTĐ
•
Một số BN lúc mới chẩn đoán chưa thể xác định rõ ràng là típ 1 hay típ 2. Theo
thời gian, chẩn đoán sẽ rõ ràng hơn.
•
Trẻ em mắc ĐTĐ típ 1 thường có các triệu chứng điển hình của tiểu nhiều/ khát
nhiều, và khoảng 1/3 có nhiễm toan ceton do ĐTĐ (DKA). Khởi phát ĐTĐ típ 1 ở
người lớn thường khác nhau.
•
Đôi khi, bệnh nhân ĐTĐ típ 2 có thể biểu hiện DKA, đặc biệt ở một số chủng tộc
thiểu số.
MAT-VN-2000482-1.0-07/20
2. Classification and Diagnosis of Diabetes: Standards of Medical Care in Diabetesd 2020. Diabetes
Care 2020;43(Suppl. 1):S14–S31 | https://doi.org/10.2337/dc20-S002
7
Phân biệt ĐTĐ típ 1 và típ 2
T1 (5-10%)
Bệnh sinh
T2 (90%)
Phá hủy tế bào β,
Từ đề kháng insulin kèm
thiếu insulin tuyệt đối. thiếu hụt insulin đến
Hiện diện kháng thể. thiếu hụt insulin kèm đề
kháng insulin
Tuổi khởi bệnh Bất kỳ lứa tuổi nào
>30 tuổi
Cân nặng
Béo phì
Thường là gầy
Khởi phát triệu
Đột ngột
chứng
Từ từ
Triệu chứng
Tăng ĐH, nhiễm
ceton
Ít triệu chứng điển hình
Điều trị
Cần điều trị insulin
Có thể cần điều trị
insulin
MAT-VN-2000482-1.0-07/20
ADA. Medical Management of type 1 Diabetes. 6th Edition. 2012
8
NỘI DUNG
• Phân loại
• Sinh lý bệnh
• Chẩn đoán
• Mục tiêu điều trị
MAT-VN-2000482-1.0-07/20
9
Nhiều cơ quan có liên quan đến
cân bằng Glucose
Ruột
Incretin
α-glucosidase
Tân tạo glucose
gan
Tạo glycogen
Glucose
máu
Ly giải mỡ
Tế bào mỡ
Tạo mỡ
Thu nhận
Glucose
Cơ
β-cell:
insulin
α-cell:
glucagon
Tụy tạng
10
MAT-VN-2000482-1.0-07/20
10
Rối loạn nồng độ đường huyết ở các típ ĐTĐ
Giai
đoạn
Típ
ĐH bình thường
Điều hòa ĐH bình
thường
Tăng đường huyết
ĐTĐ
Tiền ĐTĐ
Không cần
insulin
Cần
Insulin để
kiểm soát
Cần
Insulin để
sống sót
ĐTĐ típ 1
ĐTĐ típ 2
Các típ khác
ĐTĐ thai kỳ
MAT-VN-2000482-1.0-07/20
ADA. Medical Management of Type 2 Diabetes. 7th Edition. 2012. WHO,
Definition, Diagnosis and Classification of DM and its Complication, 1999
11
Hình thái học tế bào tụy:
rối loạn tế bào β ở BN ĐTĐ típ 1
Bình thường
ĐTĐ típ 1
β-cells
(insulin)
•
α-cells
(glucagon)
Adapted from Rhodes CJ. Science 2005;307:380-4.
MAT-VN-2000482-1.0-07/20
ADA. Medical Management of Type 1 Diabetes. 6th Edition. 2012.
•
Bệnh tự miễn/
không rõ nguồn gốc
Còn ít tế bào β
12
ĐTĐ típ 1: Khởi phát lâm sàng
Phá hủy tế bào β do tự miễn nhiều năm/tháng
Bất thường chuyển hóa nặng dần
Bất thường tiết insulin có thể phát hiện được
Lưu hành các
kháng thể với
thành phần tế
bào tiểu đảo
Khởi phát triệu chứng lâm sàng
Khởi phát đột ngột các triệu chứng lâm sàng, tăng đường
huyết, và thường bị nhiễm toan ceton
MAT-VN-2000482-1.0-07/20
ADA. Medical Management of Type 1 Diabetes. 6th Edition. 2012.
13
Các tự kháng thể xuất hiện vào lúc
chẩn đoán ĐTĐ típ 1
MAT-VN-2000482-1.0-07/20
14
Tỷ lệ dương tính của các kháng thể tự miễn
ở bệnh nhân ĐTĐ típ 1
Kháng thể
Tỷ lệ %
Trẻ em
Người lớn
Kháng thể kháng GAD
70-80
70-80
Kháng thể kháng IA2
60-70
30-50
IAA
50-70
20-30
ICA
80-90
70-80
Kháng thể kháng GAD hoặc kháng thể
95-10
70-80
kháng IA2 hoặc IAA
MAT-VN-2000482-1.0-07/20
15
ĐTĐ típ 1: Khởi phát lâm sàng các triệu chứng
ĐTĐ dẫn tới mất bù chuyển hóa
Tiết Insulin bị
thiếu không đủ để
duy trì cân bằng
đường huyết nội
môi
Tăng ĐH sau ăn
Đường niệu
Lợi tiểu thẩm
thấu, đái nhiều,
uống nhiều và gầy
sút
Toan ceton
Tăng ĐH lúc đói
MAT-VN-2000482-1.0-07/20
ADA. Medical Management of Type 1 Diabetes. 6th Edition. 2012.
16
ĐTĐ típ 2 là bệnh tiến triển đặc trưng bởi
thiếu hụt insulin và kháng insulin
Thừa cân, lười vận động
(di truyền/mắc phải)
Các yếu tố di truyền/mắc phải
Thiếu Insulin
Kháng Insulin
FFA
Bắt giữ
Glucose
Ngộ độc mỡ
Sản xuất
Glucose ở
gan
Ngộ độc đường
Tăng glucose
huyết
ĐTĐ típ 2
Postic C, et al. Diabetes Metab 2004;30:398-408.
MAT-VN-2000482-1.0-07/20
Yki-Järvinen H. In: Textbook of Diabetes. 3rd Edition. 2003.
17
Hình thái tế bào đảo tụy: Có bằng chứng về
khiếm khuyết cấu trúc trong bệnh ĐTĐ típ 2
Bình thường
ĐTĐ típ 2
Mảng
Amyloid
β-cells
(insulin)
α-cells
(glucagon)
Adapted from Rhodes CJ. Science 2005;307:380-4.
MAT-VN-2000482-1.0-07/20
Ramlo-Halsted B, Edelman SV. Prim Care 1999;26:771-89.
•
•
•
Méo mó và biến dạng cấu trúc
Giảm đáng kể số lượng tế bào β
Các mảng Amyloid
18
Thường đã có thiếu hụt insulin ngay tại thời điểm
chẩn đoán ĐTĐ típ 2
Chẩn đoán
ĐTĐ
Xuất hiện
ĐTĐ
20
Glucose sau ăn
Glucose
(mmol/L)
15
Glucose
lúc đói
10
5
Chức năng
tương đối của
tế bào (%)
0
250
200
150
100
50
0
Kháng Insulin
Nồng độ
Insulin
Suy tế bào 
THAY ĐỔI MẠCH MÁU LỚN
Bệnh cảnh
lâm sàng
Năm
THAY ĐỔI VI MẠCH
−10
−5
MAT-VN-2000482-1.0-07/20
Adapted
from Rhodes CJ. Science 2005;307:380-4.
0
5
10
15
20
25
30
19
Di truyền trong ĐTĐ típ 1
• Là bệnh qua trung gian miễn dịch và chịu ảnh
hưởng di truyền với một giai đoạn dài không có
triệu chứng
• Không rõ biến cố khởi phát (ví dụ virus, môi
trường…)
• Có cơ địa gia đình nhưng không biết rõ phương
thức truyền bệnh
MAT-VN-2000482-1.0-07/20
ADA. Medical Management of Type 1 Diabetes. 6th Edition. 2012.
20
Miễn dịch trong bệnh ĐTĐ típ 1
• Việc phát hiện các kháng thể lưu hành cho phép
chúng ta phát hiện bệnh ở giai đoạn tiền lâm
sàng.
– Các tự kháng thể là chỉ dấu của sự phá hủy tế bào β.
– >90% các BN mới được chẩn đoán có ≥ 1 trong các
kháng thể này
– Có ≥2 kháng thể là yếu tố dự báo cao khả năng xuất
hiện ĐTĐ típ 1 trong vòng 5 năm
MAT-VN-2000482-1.0-07/20
ADA. Medical Management of Type 1 Diabetes. 6th Edition. 2012.
21
Di truyền trong bệnh ĐTĐ típ 2
• Ở đa số các trường hợp, nguyên nhân gây ĐTĐ típ 2
là sự kết hợp của yếu tố di truyền và yếu tố môi
trường (ví dụ chế độ ăn, lối sống).
– - Tiền sử gia đình là 1 yếu tố nguy cơ quan trọng
– - Yếu tố di truyền nhiều khả năng có vai trò với thiên
hướng kháng insulin của BN, và với nguy cơ suy tế bào β.
– - Các yếu tố môi trường và di truyền có thể dẫn đến các
yếu tố nguy cơ như BMI cao và/hoặc béo bụng.
MAT-VN-2000482-1.0-07/20
ADA. Medical Management of Type 2 Diabetes. 7th Edition. 2012.
22
NỘI DUNG
• Phân loại
• Sinh lý bệnh
• Chẩn đoán
• Mục tiêu điều trị
MAT-VN-2000482-1.0-07/20
23
Các khuyến cáo
tầm soát tiền ĐTĐ và ĐTĐ típ 2
• Tầm soát tiền ĐTĐ và ĐTĐ típ 2 bằng phương pháp đánh giá
không chính thức các yếu tố nguy cơ, hay bằng những công cụ
đã được thẩm định ở người trưởng thành không có triệu chứng
B
• Kiểm tra tiền ĐTĐ và/hoặc ĐTĐ típ 2 không triệu chứng nên
được xem xét ở người lớn bất kỳ lứa tuổi nào khi có tình trạng
béo phì hoặc thừa cân (BMI ≥ 25 kg/m2 hay ≥ 23 kg/m2 ở người
Mỹ gốc Á), đồng thời có ≥ 1 yếu tố nguy cơ đái tháo đường B
• Kiểm tra tiền ĐTĐ và/hoặc ĐTĐ típ 2 cần cân nhắc ở phụ nữ có
kế hoạch mang thai mà thừa cân hoặc béo phì và/hoặc có thêm
trên 1 yếu tố nguy cơ mắc ĐTĐ C
• Đối với tất cả bệnh nhân, việc tầm soát nên bắt đầu ở tuổi 45 B
MAT-VN-2000482-1.0-07/20
Còn tiếp
•ADA Classification and Diagnosis of Diabetes: Standards of Medical
24
Care in Diabetes. Diabetes Care 2019;42(Suppl. 1):S13–S28.
24
Các khuyến cáo
tầm soát tiền ĐTĐ và ĐTĐ típ 2 (tt)
• Nếu những xét nghiệm này bình thường, nên lặp lại việc
tầm soát ít nhất mỗi 3 năm C
• Để tầm soát tiền ĐTĐ và ĐTĐ típ 2, các xét nghiệm đường
huyết đói, đường huyết 2 giờ sau nghiệm pháp dung nạp
75 g glucose và A1C có giá trị tương đương B
• Ở các bệnh nhân tiền ĐTĐ và ĐTĐ típ 2, cần xác nhận và
điều trị các yếu tố nguy cơ tim mạch khác B
• Tầm soát tiền ĐTĐ và/hoặc ĐTĐ típ 2 dựa trên nguy cơ
nên được xem xét sau khi bắt đầu dậy thì hoặc sau 10 tuổi,
tùy theo trường hợp nào xảy ra sớm hơn, ở trẻ em và
thanh thiếu niên thừa cân hoặc béo phì và những người có
thêm yếu tố nguy cơ bị ĐTĐ
MAT-VN-2000482-1.0-07/20
•ADA Classification and Diagnosis of Diabetes: Standards of Medical
Care in Diabetes. Diabetes Care 2019;42(Suppl. 1):S13–S28. 25
25
Tiêu chuẩn kiểm tra ĐTĐ hoặc tiền ĐTĐ ở
người lớn không có triệu chứng
1.
Nên kiểm tra ở người lớn thừa cân/ béo phì (BMI ≥ 25 kg/m2 hoặc ≥ 23 kg/m2 ở người
Mỹ gốc Á) có ít nhất 1 yếu tố nguy cơ bên dưới:
•
Có người thân (đời thứ 1) mắc đái tháo đường
•
Chủng tộc nguy cơ cao (ví dụ: Mỹ Phi, Latin, Mỹ bản xứ, Mỹ Á, dân đảo Thái Bình Dương)
•
Tiền sử bệnh tim mạch
•
Tăng huyết áp (≥140/90 mmHg hoặc đang điều trị tăng huyết áp)
•
Mức HDL cholesterol <35 mg/dL (0,90 mmol/L) và/hoặc triglyceride > 250 mg/dL (2,82 mmol/L)
•
Phụ nữ có hội chứng buồng trứng đa nang
•
Thiếu vận động
•
Những tình trạng lâm sàng khác liên quan đến đề kháng insulin (ví dụ: béo phì nghiêm trọng,
bệnh gai đen)
2.
Bệnh nhân tiền ĐTĐ (A1C ≥ 5,7% [39 mmol/mol], rối loạn glucose huyết đói, hoặc rối
loạn dung nạp glucose): nên xét nghiệm hàng năm.
3.
Phụ nữ đã chẩn đoán ĐTĐ thai kỳ nên kiểm tra suốt đời, ít nhất mỗi 3 năm 1 lần.
4.
Đối với tất cả BN khác, nên bắt đầu kiểm tra từ tuổi 45.
5.
Nếu kết quả bình thường, nên lặp lại kiểm tra tối thiểu mỗi 3 năm, có thể thường xuyên
hơn tùy thuộc các kết quả ban đầu và tình trạng nguy cơ.
MAT-VN-2000482-1.0-07/20
CVD, cardiovascular disease; GDM, gestational diabetes mellitus.
2. Classification and Diagnosis of Diabetes: Standards of Medical Care in Diabetesd 2020.
Diabetes Care 2020;43(Suppl. 1):S14–S31 | https://doi.org/10.2337/dc20-S002
26
Tầm soát nguy cơ ĐTĐ típ 2 hoặc tiền ĐTĐ
ở trẻ em và thiếu niên không có triệu chứng
Nên kiểm tra ở người trẻ* thừa cân hoặc béo phì A và có ít nhất
1 yếu tố nguy cơ bổ sung bên dưới dựa trên mối liên quan với
bệnh ĐTĐ:
• Mẹ mắc ĐTĐ hoặc đái tháo đường thai kỳ A
• Tiền sử gia đình mắc ĐTĐ típ 2 (cận hệ đời 1 hoặc 2) A
• Chủng tộc (Mỹ bản xứ, Mỹ Phi, Latin, Mỹ Á, dân đảo Thái
Bình Dương) A
• Các dấu hiệu đề kháng insulin hoặc các điều kiện liên quan
đề kháng insulin (bệnh gai đen, tăng huyết áp, rối loạn mỡ
máu, hội chứng buồng trứng đa nang, hoặc tình trạng nhẹ
cân so với tuổi thai) B
GDM: đái tháo đường thai kỳ.
* Sau khi bắt đầu dậy thì hoặc sau 10 tuổi, cái nào đến trước. Nếu kiểm tra bình thường, nên
lặp lại tối thiểu mỗi 3 năm, hoặc thường xuyên hơn nếu BMI tăng. Đã ghi nhận các trường hợp
ĐTĐ típ 2 trước 10 tuổi và điều này có thể xem xét với nhiều yếu tố nguy cơ.
MAT-VN-2000482-1.0-07/20
2. Classification and Diagnosis of Diabetes: Standards of Medical Care in Diabetesd 2020.
Diabetes Care 2020;43(Suppl. 1):S14–S31 | https://doi.org/10.2337/dc20-S002
27
ADA 2020: Tiêu chuẩn chẩn đoán
Tiêu chuẩn chẩn đoán ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
Glucose huyết tương lúc đói ≥ 126 mg/ dl (7,0 mmol / l). Đói được định nghĩa là
không nạp calo ít nhất 8 giờ*
HOẶC
Glucose huyết tương sau 2 giờ làm nghiệm pháp dung nạp glucose ≥ 200 mg / dl
(11,1 mmol / l). Nghiệm pháp được thực hiện theo hướng dẫn của WHO, sử dụng
một lượng glucose tương đương với 75 g glucose khan hòa tan trong nước*
HOẶC
A1C ≥ 6,5 % (48 mmol / mol). Xét nghiệm phải được thực hiện ở phòng thí nghiệm
được chuẩn hóa theo tiêu chuẩn quốc tế*
HOẶC
Ở bệnh nhân có các triệu chứng kinh điển của tăng đường huyết, đường huyết bất
kì ≥ 200 mg / dl (11,1 mmol / l)
trường hợp không có tăng đường huyết rõ ràng, chẩn đoán đòi hỏi hai kết
quả xét nghiệm bất thường từ cùng một mẫu hoặc trong hai mẫu xét nghiệm
riêng biệt.
* Trong
MAT-VN-2000482-1.0-07/20
2. Classification and Diagnosis of Diabetes: Standards of Medical Care in Diabetesd 2020.
Diabetes Care 2020;43(Suppl. 1):S14–S31 | https://doi.org/10.2337/dc20-S002
28
WHO 2019: Tiêu chuẩn chẩn đoán
• Glucose huyết tương lúc đói ≥ 7,0 mmol / L (126 mg
/ dl),
• Glucose huyết tương sau 2 giờ làm nghiệm pháp
dung nạp glucose ≥ 11,1 mmol / L (200 mg / dl),
• HbA1c ≥ 6,5% (48 mmol / mol);
• Hoặc Glucose huyết tương ngẫu nhiên ≥ 11,1 mmol
/ L (200 mg / dl) + có dấu hiệu và triệu chứng kinh
điển của tăng đường huyết ).
*Nếu người không có triệu chứng, xét nghiệm lặp lại, tốt nhất
là với cùng một xét nghiệm, vào ngày hôm sau để xác nhận
chẩn đoán
MAT-VN-2000482-1.0-07/20
29
IDF 2019: Tiêu chuẩn chẩn đoán
ĐÁI THÁO ĐƯỜNG:
Nếu có 1 hoặc nhiều
tiêu chuẩn sau
RỐI LOẠN DUNG
NẠP GLUCOSE
Nếu có cả 2 tiêu chuẩn
sau:
7,0
7,0
GLUCOSE
HUYẾT TƯƠNG ĐÓI
hoặc
11,1
GLUCOSE
HUYẾT TƯƠNG 2h
sau khi uống 75g glucose
(Nghiệm pháp dung nạp glucose)
Nếu có tiêu chuẩn 1
hoặc cả 2 tiêu chuẩn
sau:
6,1–6,9
và nếu được
đo
và
7,8
RỐI LOẠN GLUCOSE
HUYẾT ĐÓI
11,1
7,8
hoặc
HbA1C
hoặc
11,1
GLUCOSE
HUYẾT TƯƠNG BẤT KỲ
ở những BN có triệu chứng của tăng đường huyết
MAT-VN-2000482-1.0-07/20
1. IDF Atlas 9th Edition 2019.
2. World Health Organization and International Diabetes Federation. Definition
and diagnosis of diabetes mellitus and intermediate hyperglycaemia. Report
of a WHO/IDF Consultation. Geneva; 2016. Available at: https://www.who.
int/diabetes/publications/diagnosis_diabetes2006/en/.
30
ADA 2020: Tiêu chuẩn chẩn đoán
Tiêu chuẩn chẩn đoán TIỀN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG*
Glucose huyết tương lúc đói từ 100 mg / dL (5,6 mmol/L) đến 125 mg / dL (6,9
mmol / L).
HOẶC
Glucose huyết tương sau nghiệm pháp dung nạp 75g glucose từ 140 mg/dL
(7,8 mmol / L) đến 199 mg / dL (11,0 mmol / L)
HOẶC
A1C 5,7 – 6,4% (39 - 47 mmol / mol).
*Đối với cả 3 xét nghiệm này, nguy cơ có tính liên tục, từ đầu dưới
giới hạn thấp và tăng cao tại giới hạn trên
MAT-VN-2000482-1.0-07/20
2. Classification and Diagnosis of Diabetes: Standards of Medical Care in Diabetesd 2020.
Diabetes Care 2020;43(Suppl. 1):S14–S31 | https://doi.org/10.2337/dc20-S002
31
MAT-VN-2000482-1.0-07/20
32
NỘI DUNG
• Phân loại
• Sinh lý bệnh
• Chẩn đoán
• Mục tiêu điều trị
MAT-VN-2000482-1.0-07/20
33
ADA 2020: Mục tiêu điều trị
Tóm tắt khuyến nghị đường huyết cho bệnh nhân đái tháo đường
trưởng thành không mang thai
< 7,0% (53 mmol / mol)*
A1C
Glucose huyết tương mao mạch lúc đói 80 – 130 mg / dl* (4,4 – 7,2
mmol / l)
Đỉnh glucose huyết tương mao mạch
sau ăn+
< 180 mg/dl* (10,0 mmol / l)
*Mục
tiêu đường huyết chặt chẽ hoặc lỏng lẻo hơn có thể phù hợp cho từng cá nhân cụ thể.
Mục tiêu nên được cá thể hóa dựa trên thời gian mắc ĐTĐ, tuổi/ kì vọng sống, các bệnh đồng
mắc, bệnh tim mạch đã được chẩn đoán hoặc biến chứng mạch máu nhỏ nặng, hạ đường
huyết không nhận thức, và xem xét từng bệnh nhân cụ thể. + Mục tiêu đường huyết sau ăn
có thể được xem xét nếu mục tiêu A1C vẫn chưa đạt mặc dù mục tiêu đường huyết đói
đã đạt. Đường huyết sau ăn có thể đo 1-2 giờ sau khi bắt đầu bữa ăn, thường là nồng độ đỉnh
ở bệnh nhân đái tháo đường
Tái đánh giá mục tiêu đường huyết theo thời gian để cân bằng giữa nguy
cơ và lợi ích khi các yếu tố liên quan đến bệnh nhân thay đổi
MAT-VN-2000482-1.0-07/20
2. Classification and Diagnosis of Diabetes: Standards of Medical Care in Diabetesd
2020. Diabetes Care 2020;43(Suppl. 1):S14–S31 | https://doi.org/10.2337/dc20-S002
34
ADA 2020: Kiểm soát đường huyết đói trước
Các nghiên cứu
có kết cục đều
cho thấy A1C
là yếu tố chính
tiên lượng biến
chứng và các
nghiên cứu nền
tảng về kiểm
soát đường
huyết như
DDCT và
UKPDS đều dựa
vào kết cục là
đường huyết
đói
MAT-VN-2000482-1.0-07/20
Kiểm soát đường
huyết đói trước
tiên để đạt mục
tiêu HbA1c.
Đường huyết sau
ăn nên được
khuyến cáo thực
hiện khi đã đạt
được mục tiêu
đường huyết đói
mà A1C vẫn còn
trên mục tiêu
2. Classification and Diagnosis of Diabetes: Standards of Medical Care in Diabetesd 2020.
Diabetes Care 2020;43(Suppl. 1):S14–S31 | https://doi.org/10.2337/dc20-S002
35
Các khuyến cáo:
Mục tiêu đường huyết ở BN trưởng thành
• Mục tiêu A1C hợp lý cho đa số người trưởng thành không mang
thai là <7% (53 mmol / L). A
• Xem xét mục tiêu chặt chẽ hơn (ví dụ: <6,5% [48 mmol / mol])
cho một số bệnh nhân chọn lọc nếu có thể đạt mục tiêu mà
không có hạ đường huyết đáng kể hoặc các tác dụng không
mong muốn khác C
• Xem xét mục tiêu ít chặt chẽ hơn (ví dụ: < 8% [64 mmol / mol])
cho bệnh nhân có tiền sử hạ đường huyết nặng, kỳ vọng sống
còn hạn chế, có biến chứng mạch máu lớn hoặc mạch máu nhỏ
tiến triển, tình trạng bệnh đi kèm lan rộng, hoặc bệnh ĐTĐ trong
thời gian dài nhưng khó đạt mục tiêu ĐH B
MAT-VN-2000482-1.0-07/20
2. Classification and Diagnosis of Diabetes: Standards of Medical Care in Diabetesd 2020.
Diabetes Care 2020;43(Suppl. 1):S14–S31 | https://doi.org/10.2337/dc20-S002
36
2. Classification and Diagnosis of Diabetes: Standards of Medical Care in Diabetesd 2020. Diabetes Care 2020;43(Suppl. 1):S14–S31 | https://doi.org/10.2337/dc20-S002
37
Tóm tắt
• Sàng lọc những người có yếu tố nguy cơ cho
phép các thầy thuốc chẩn đoán và quản lý được
tiền ĐTĐ và ĐTĐ từ giai đoạn sớm.
• Giản đồ chẩn đoán dựa trên nồng độ đường
huyết cho phép phân biệt tiền ĐTĐ và ĐTĐ.
• Có thể phân biệt ĐTĐ típ 1 và típ 2 dựa trên tuổi
phát bệnh, cân nặng và sự tiến triển của các dấu
hiệu và triệu chứng.
• Mỗi típ có sinh lý bệnh khác nhau và do đó cần
các chiến lược điều trị và quản lý bệnh khác nhau
MAT-VN-2000482-1.0-07/20
38
CẢM ƠN QUÝ ĐỒNG NGHIỆP
ĐÃ LẮNG NGHE
MAT-VN-2000482-1.0-07/20
39
Download