Uploaded by nhom9itueh

26-Huỳnh Tuấn Thông-023

advertisement
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TÀO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN
MÔN TRIẾT HỌC MÁC- LÊNIN
Đề tài: Phân tích cơ sở lý luận và nguyên tắc toàn diện của phép biện chứng
duy vật. Vận dụng nguyên tắc này vào trong hoạt động nhận thức và thực tiễn
cuộc sống của bản thân.
Giảng viên: PHẠM THỊ KIÊN
Sinh viên: HUỲNH TUẤN THÔNG
Mã lớp học phần: 22D9PHI51002314
Lớp: AV001- K47
MSSV: 31211572023
MỤC LỤC
A.
PHẦN MỞ ĐẦU ...................................................................................................................................1
B.
PHẦN NỘI DUNG ...............................................................................................................................2
PHẦN 1: KIẾN THỨC CƠ BẢN ............................................................................................................2
1.
Cơ sở lý luận của nguyên tắc toàn diện .......................................................................................2
2. Nội dung của nguyên lý mối liên hệ phổ biến ................................................................................2
3.
Nội dung nguyên tắc toàn diện .....................................................................................................3
PHẦN 2: KIẾN THỨC VẬN DỤNG ......................................................................................................3
1.
Trong hoạt động nhận thức: .........................................................................................................4
2.
Trong thực tiễn cuộc sống của bản thân: ....................................................................................4
A. PHẦN MỞ ĐẦU
Triết học ra đời ở cả phương Đông và phương Tây gần như cùng một thời gian
(khoảng từ thế kỷ VIII đến thế kỷ VI TCN) ở Trung Quốc, Ấn Độ, Hy Lạp.
“Triết học tìm kiếm các quy luật của thế giới nói chung phổ biến nhất, chi phối
chuyển động tổng thể và hoạt động tổng thể. Bản chất con người trong cuộc sống khi
đó được biểu hiện một cách có hệ thống dưới hình thức hợp lý. Ngay từ khi mới ra
đời, triết học đã được coi là hình thức tri thức cao nhất, tức là khoa học của tất cả các
khoa học. Triết học là nền tảng và là điểm xuất phát để giải quyết những vấn đề còn
lại – vấn đề cơ bản. Triết học là hệ thống tri thức lý luận chung nhất của con người về
thế giới, về bản thân con người và về vị trí, vai trò của con người trong thế giới.”
“Phép biện chứng duy vật là hình thức phát triển cao nhất của phép biện chứng
được C.Mác và Ph.Ăngghen xây dựng trên cơ sở thừa kế có phê phán đối với phép
biện chứng duy tâm trong triết học cổ điển Đức. Phép biện chứng duy vật “là môn
khoa học về những quy luật phổ biến của sự vận động và phát triển của tự nhiên, của
xã hội loài người và của tư duy” (Ph.Ăngghen); là học thuyết về sự phát triển, dưới
hình thức hoàn bị nhất, sâu sắc nhất và không phiến diện; là thế giới quan và phương
phát luận chung nhất của mọi hoạt động của con người.”
Quan điểm toàn diện chính là một trong 3 nguyên tắc phương pháp luận cơ bản
và rất quan trọng của phép biện chứng duy vật. Trong các hoạt động nhận thức và cả
hoạt động thực tiễn, chúng ta cần phải tôn trong nguyên tắc toàn diện này.
Với thái độ là một sinh viên và áp dụng nguyên tắc toàn diện, tôi coi vấn đề
nghiên cứu của mình như một đối tượng cụ thể và đặt chúng trong một thể thống nhất
gồm các mặt, các bộ phận, các yếu tố, phẩm chất và các mối quan hệ của tổng thể. Các
nguyên tắc tổng thể của hoạt động nhận thức phải nhận thức chúng trong sự thống
nhất hữu cơ bên trong của chúng. Nguyên tắc toàn diện trong thực tiễn cần xem xét
mối quan hệ của đối tượng với các đối tượng khác và với môi trường xung quanh;
tránh để bản thân bị thu hút vào những cái nhìn phiến diện, phiến diện hoặc phân tán.
1
B. PHẦN NỘI DUNG
PHẦN 1: KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Cơ sở lý luận của nguyên tắc toàn diện
- Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến: là nguyên tắc lý luận xem xét sự vật, hiện
tượng khách quan tồn tại trong mối liên hệ, ràng buộc lẫn nhau tác động, ảnh hưởng lẫn
nhau giữa các sự vật, hiện tượng hay giữa các mặt của một sự vật, một hiện tượng.
- Phép biện chứng duy vật được xây dựng trên cơ sở một hệ thống gồm 2 nguyên
lý (nguyên lý về mối liên hệ phổ biến, nguyên lý về sự phát triển), 6 cặp phạm trù cơ bản.
2. Nội dung của nguyên lý mối liên hệ phổ biến
Khái niệm liên hệ, mối liên hệ phổ biến
- Mối liên hệ: dùng để chỉ sự quy định, sự tác động và chuyển hóa lẫn nhau  giữa
các sự vật, hiện tượng trong thế giới.
- Mối liên hệ phổ biến: dùng để chỉ tính phổ biến của các mối liên hệ của các sự
vật, hiện tượng của thế giới, đồng thời cũng dùng để chỉ các mối liên hệ tồn tại ở nhiều sự
vật, hiện tượng của thế giới. Ngược lại, cô lập là trạng thái của các đối tượng khi sự thay
đổi của đối tượng này không ảnh hưởng đến các đối tượng khác, không làm chúng thay
đổi. Chẳng hạn, sự biến đổi các nguyên tắc đạo đức không làm quỹ đạo chuyển động của
trái đất thay đổi. Điều này không có nghĩa là một số đối tượng luôn liên hệ, còn những đối
tượng khác lại chỉ cô lập. Mọi đối tượng đều trong trạng thái vừa cô lập vừa liên hệ với
nhau. Chúng liên hệ với nhau ở một số khía cạnh và không liên hệ với nhau ở những khía
cạnh khác, trong chúng có cả những biến đổi khiến các đối tượng khác thay đổi, lẫn
những biến đổi không làm các đối tượng khác thay đổi. Như vậy, liên hệ và cô lập luôn
tồn tại cùng nhau, là những mặt tất yếu của mọi quan hệ cụ thể giữa các đối tượng.
Tính chất mối liên hệ phổ biến
- Tính khách quan: sự quy định, tác động và làm chuyển hóa lẫn nhau của các SV,
HT là cái vốn có của nó, tồn tại độc lập, không phụ thuộc vào ý chý của con người.
2
- Tính phổ biến của các mối liên hệ: Bất cứ một tồn tại nào cũng là một hệ thống,
hơn nữa là hệ thống mở, tồn tại trong mối liên hệ với hệ thống khác, tương tác và làm
biến đổi lẫn nhau.
- Tính đa dạng, phong phú: Các sự vật, hiện tượng hay quá trình khác nhau đều có
những mối liên hệ cụ thể khác nhau, giữa các vị trí, vai trò khác nhau đối với sự tồn tại và
phát triển của nó; mặt khác cùng một mối liên hệ nhất định của SV, HT trong những điều
kiện cụ thể khác nhau
3. Nội dung nguyên tắc toàn diện
- Thứ nhất, khi nghiên cứu, xem xét đối tượng cụ thể, cần đặt nó trong chỉnh thể
thống nhất của tất cả các mặt, các bộ phận, các yếu tố, các thuộc tính, các mối liên hệ của
chỉnh thể đó: “cần phải nhìn bao quát và nghiên cứu tất cả các mặt, tất cả các mối liên hệ
và “quan hệ gián tiếp” của sự vật đó”, tức là trong chỉnh thể thống nhất của “tổng hòa
những quan hệ muôn vẻ của sự vật ấy với những sự vật khác”.
- Thứ hai, chủ thể phải rút ra được các mặt, các mối liên hệ tất yếu của đối tượng
đó và nhận thức chúng trong sự thống nhất hữu cơ nội tại, bởi chỉ có như vậy, nhận thức
mới có thể phản ảnh được đầy đủ sự tồn tại khách quan .
- Thứ ba, cần xem xét đối tượng này trong mối liên hệ với đối tượng khác và với
môi trường xung quanh kể cả các mặt của các mối liên hệ trung gian. gián tiếp; trong
không gian, thời gian nhất định, tức là cần nghiên cứu cả những mối liên hệ của đối tượng
trong quá khứ, hiện tại và phán đoán tương lai.
- Thứ tư, quan điểm toàn diện đối lập với quan điểm phiến diện, một chiều, chỉ
thấy mặt này mà không thấy mặt khác; hoặc chú ý đến nhiều mặt nhưng lại xem xét dàn
trải, không thấy mặt bản chất của đối tượng nên dễ rơi vào thuật ngụy biện (đánh trảo các
mối liên hệ cơ bản thành không cơ bản hoặc ngược lại) và chủ nghĩa chiết trung (lắp ghép
vô nguyên tắc các mối liên hệ trái ngược nhau vào một mối liên hệ phổ biến).
PHẦN 2: KIẾN THỨC VẬN DỤNG
3
1. Trong hoạt động nhận thức:
Nguyên tắc toàn diện đóng vai trò quan trọng trong việc hoàn thiện bản thân.
- Trong quá trình hoàn thiện bản thân chịu tác động bởi hai yếu tố môi trường tự
nhiên và môi trường xã hội.
+Môi trường tự nhiên: là chịu tác động của những yếu tố liên quan đến di truyền
học, giải phẩu sinh lý của hệ thần kinh. Dù sống ở bất kỳ môi trường nào hoàn cảnh địa lý
, yếu tố tự nhiên cũng tác động đến các yếu tố sức khỏe, thể lực, trí tuệ trong quá trình
hình thành nhân cách của mỗi người.
+Môi trường xã hội: gồm những yếu về cơ sở vật chất, cở sở xã hội lịch sử văn hóa
trong hoạt động sống của con người. Bởi vì nhân cách con người được hình thành trong
tổng quan các quan hệ xã hội và thông qua các hoạt động sống con người thể hiện các mối
liên hệ. Các mối liên hệ ấy quyết định tri thức, kinh nghiệm trong quá trình hình thành
nhận thức của bản thân.
-Yếu tố giáo dục: được cung cấp một cách có định hướng về những chân giá trị khác
nhau về tri thức về khoa học công nghệ văn hóa. Dể mỗi bản thân chúng ta đều có được
những giá trị của lịch sử dân tộc tri thức nhân loại trong quá trình tiếp nhận tri thức. Cho
nên yếu tố giáo dục là yếu tô quyết định trong quá trình hoàn thiện bản thân. Hiện nay yêu
tố giáo dục là một trong những môi trường có ý nghĩa quyết định.
-Yếu tố về hoạt động thực tiễn của mỗi cá nhân bản thân mỗi cá nhân có điều kiện
sống khác nhau, môi trường giáo dục khác nhau thông qua sự trải nghiệm cảu bản thân
qua môi trường tự, môi trường xã hội. Vì vậy thực chất của hoạt động trải nghiệm là tự
giáo dục để hoàn thiện bản thân, để tạo nên sự khác biệt giữa các cá nhân .
-Yếu tố tự ý thức tự điều chỉnh của mỗi cá nhân: mỗi người đều có một cái thức tự
điều chỉnh khác nhau và yếu tố này quyết định các cá nhân trong các hoạt động thực tiễn
bằng cách thể hiện lý tưởng sống quan niệm sống thái độ sống như thế nào.
2. Trong thực tiễn cuộc sống của bản thân:
- Với tư cách là một người con, là một sinh viên, là một công dân trong xã hội thì việc
vận dụng quan điểm toàn diện có ý nghĩa rất quan trọng đối với cuộc sống hằng ngày
cũng như là trong quá trình học tập và phát triển của mỗi chúng ta. Nó góp phần chỉ đạo,
4
định hướng hoạt động nhận thức, hoạt động thực tiễn và hoàn thiện bản thân. Nhưng ta
phải biết cách vận dụng nó như thế nào là tốt nhất là đối với chúng ta trong từng không
gian cụ thể.
- Vận dụng nguyên tắc toàn diện vào thực tiễn cuộc sống thì ta thấy triết học không
phải là cái gì đó xa vời cuộc sống này. Hàng ngày, hàng giờ trong cuộc sống cũng như là
trong học tập chúng ta vận dụng quan điểm toàn diện rất nhiều. Chẳng hạn, khi chúng ta
đánh giá về một con người chúng ta cần đánh giá các mặt. các mối liên hệ, các mối quan
hệ của họ. Khi xem xét các mặt, các mối quan hệ của họ đặt trong các mối liên hệ cụ thể
thì chúng ta mới có thể rút ra được kết luận, người đó là người như thế nào. Còn nếu khi
chúng ta đánh giá một người nào đó, chúng ta chỉ nhìn vào một mặt hoặc vài mặt, nhìn
vào một mối liên hệ hoặc vài mối liên hệ mà chúng ta đã vội vã đi đến kết luận thì rõ ràng
chúng ta đã rơi vào quan điểm sai lầm, đó là quan điểm phiến diện trong đánh giá.
- Học là việc vô cùng quan trọng đối với sinh viên có thể phát triển và hoàn thiện bản
thân. Nhưng học như thế nào có thể đạt được kết quả như mong đợi thì không phải là một
chuyện đơn giản. Bằng cách áp dụng nguyên tắc toàn diện trong học tập là việc rất cần
thiết để ta đặt việc học tập vào mối liên hệ khác nhau. Ta có thể rút ra mối quan hệ giữa
những điều ta học được để tạo nên một hệ thống kiến thức cần cho quá trình học tập. Qua
câu “học đi đôi với hành” ta thấy phải nhìn nhận việc học qua nhiều mặt. việc học lí
thuyết đơn thuần phải cần thêm được rèn luyện thêm nhiều về mặt thực hành. Và nguyên
tắc toàn diện cho ta cái nhìn tổng quan hơn từ đó có được mục đích sống rõ ràng làm
những điều mang lại lợi ích cho bản thân, gia đình và cho xã hôi.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phạm Thị Kiên, Nhân cách con người Việt Nam và sự phát triển nguồn nhân
lực trong quá trình hội nhập quốc tế hiện nay, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật,
Hà Nội, 2021, tr.10.
2. Bộ giáo dục và đào tạo, Giáo trình triết học Mác – lênin
3. Phạm Thị Kiên, Tập slide bài giảng, ĐH Kinh Tế Tp-Hồ Chí Minh
5
Download