Uploaded by K60 Nguyễn Tuấn Đức

18- Nguyễn Tuấn Đức - 2111210032

advertisement
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
====o0o====
TIỂU LUẬN
Đề tài: Quan điểm duy vật biện chứng về mối quan hệ giữa vật chất và ý
thức và vận dụng vào công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay.
Sinh viên thực hiện
:
Nguyễn Tuấn Đức
MSSV
:
2111210032
Lớp hành chính
:
TRIE114CLC.2
GV hướng dẫn
:
TS. Đào Thị Trang
Hà Nội, tháng 02 năm 2022
[Type here]
Đại học Ngoại thương
Tiểu luận Triết học Marx Lenin
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU .................................................................................................. 3
PHẦN NỘI DUNG .......................................................................................... 5
Phần I. Tìm hiểu về quan điểm duy vật biện chứng “vật chất”, “ý
thức”, mối quan hệ giữa vật chất và ý thức và ý nghĩa của phương
pháp luận. ..................................................................................................... 5
1. Định nghĩa.............................................................................................. 5
2. Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức: ................................................... 5
2.1. Vai trò quyết định của của vật chất với ý thức: ........................... 5
2.2. Ý thức có tính độc lập tương đối và tác động trở lại vật chất ..... 6
3. Ý nghĩa phương pháp luận: .................................................................. 7
Phần II. Vận dụng mối quan hệ giữa vật chất và ý thức trong công cuộc
đổi mới đất nước ta hiện nay ...................................................................... 8
1. Thực trạng đất nước trước và trong giai đoạn đổi mới: ...................... 8
2. Những chủ trương, đường lối và những thành tựu trong công cuộc
đổi mới của Đảng thông qua nhận thức về mối quan hệ giữa vật chất
và ý thức: .................................................................................................... 9
PHẦN KẾT LUẬN........................................................................................ 11
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 13
2
Đại học Ngoại thương
Tiểu luận Triết học Marx Lenin
LỜI MỞ ĐẦU
 Lí do chọn đề tài
Thế giới quanh ta có vô vàn sự vật hiện tượng đầy đa dạng và phong
phú. Nhưng suy cho cùng thì chúng vẫn thuộc về hai lĩnh vực đó là: vật chất
và ý thức. Có rất nhiều những quan điểm triết học về mối quan hệ giữa vật
chất và ý thức, nhưng có thể nói quan điểm duy vật biện chứng và cụ thể là
quan điểm triết học Marx Lenin là quan điểm đúng đắn và đầy đủ nhất: Vật
chất là cái có trước, ý thức là cái có sau. Vật chất quyết định sự ra đời của ý
thức, đồng thời ý thức tác động trở lại vật chất.
Với mục tiêu phát triển đất nước thì việc nhận thức đúng đắn và đầy đủ
mối quan hệ giữa vật chất và ý thức là tất yếu.Vậy theo quan điểm Duy vật
biện chứng, “vật chất” là gì, “ý thức” là gì và “vật chất” và “ý thức” có mối
quan hệ cụ thể như thế nào? Từ cơ sở nhận thức về mối quan hệ giữa vật chất
và ý thức, ta có thể vận dụng chúng như thế nào vào công cuộc đổi mới đất
nước. Trả lời được những câu hỏi ấy cũng có nghĩa là hiểu rõ về sự tồn tại
của vật chất và ý thức xung quanh ta, cũng như hiểu được mối quan hệ giữa
chúng là quy luật chung của tất cả sự vật hiện tượng và công cuộc đổi mới và
phát triển đất nước cũng không nằm ngoài quy luật đó. Với mục đích hiểu
được những tri thức nêu trên và tìm ra phương pháp vận dụng được chúng
một cách hiệu quả thực tiễn đổi mới đất nước, em đã chọn đề tài nghiên cứu:
“Quan điểm duy vật biện chứng về mối quan hệ giữa vật chất và ý thức và
vận dụng vào công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay.” Trong quá trình thực
hiện, em xin gửi lời cảm ơn tới cô Nguyễn Thị Tùng Lâm, giảng viên môn
Triết học Marx Lenin đã giúp em hoàn thành đề tài này.
 Mục đích nghiên cứu:
Thông qua đề tài nghiên cứu, em muốn trình bày những hiểu biết thông
qua nghiên cứu, tìm hiểu của bản thân về mối quan hệ biện chứng của vật
chất và ý thức, từ đó tìm ra những cách thức và phương pháp để vận dụng
mối quan hệ đó vào quá trình đổi mới đất nước. Từ đó rút ra được những kết
luận tổng quát và khách quan nhất về những phương pháp đã tìm ra và phân
tích chúng.
3
Đại học Ngoại thương
Tiểu luận Triết học Marx Lenin
4
Đại học Ngoại thương
Tiểu luận Triết học Marx Lenin
PHẦN NỘI DUNG
Phần I. Tìm hiểu về quan điểm duy vật biện chứng “vật chất”, “ý thức”,
mối quan hệ giữa vật chất và ý thức và ý nghĩa của phương pháp luận.
1. Định nghĩa
 Theo quan điểm của chủ nghĩa Marx Lenin, “vật chất là một phạm trù triết
học dùng để chỉ thực tại khách quan, được đem lại cho con người trong cảm
giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ảnh lại và tồn tại
không lệ thuộc vào cảm giác của con người”.
Vật chất tồn tại bằng cách vận động và thông quan vận động thể hiện sự tồn
tại của mình. Vật chất vận động trong không gian và thời gian. Không thể có
vật chất nếu không có sự vận động và cũng không có sự vận động nào nằm
ngoài vật chất
 Cũng theo quan điểm của chủ nghĩa Marx Lenin, ý thức là sản phẩm của
quá trình phát triển tự nhiên và lịch sử - xã hội. Bản chất của ý thức là hình
ảnh chủ quan của thế giới khách quan sự phản ánh hiện thực khách quan vào
bộ óc của con người một cách năng động, sáng tạo.
 Như vậy, không thể xem xét hai phạm trù này tách rời, riêng biệt mà phải
đặt chúng trong mối quan hệ với nhau.
2. Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức:
2.1. Vai trò quyết định của của vật chất với ý thức:
Như chúng ta đã biết, luận chứng của Triết học Marx Lenin đã khẳng
định: Vật chất là cái có trước, ý thức là cái có sau, vật chất là nguồn gốc của
ý thức, quyết định ý thức. Ý thức là sản phẩm của một dạng vật chất có tổ
chức cao là bộ óc người, chỉ có bộ óc người có kết cấu đặc biệt, tổ chức tinh
vi, hoàn thiện mới sinh ra ý thức, “ý thức là vật chất được di chuyển vào bộ
óc người và được cải biến ở trong đó”. Nếu bộ óc người nào bị tổn thương
hoặc rối loạn chức năng phản ánh thì không thể sinh ra ý thức được. Một
bằng chứng khoa học chứng minh quan điểm “vật chất là cái có trước, vật
chất quyết định ý thức” là xét trong mối quan hệ giữa con người và thế giới
vật chất thì con người chính là kết quả của một quá trình phát triển lâu dài của
thế giới vật chất, là sản phẩm của thế giới vật chất.
 Thứ nhất, vật chất quyết định nguồn gốc của ý thức:
5
Đại học Ngoại thương
Tiểu luận Triết học Marx Lenin
Ý thức chính là kết quả của quá trình phản ánh hiện thực khách quan,
gắn liền với hoạt động vật chất và được thể hiện thông qua ngôn ngữ.
Quan điểm vật chất là nguồn gốc của ý thức được phản ánh qua chính các yếu
tố tạo thành nguồn gốc tự nhiên, nguồn gốc xã hội của ý thức (bộ óc người,
thế giới khách quan tác động đến bộ óc người sinh ra hành động, ngôn ngữ...)
hoặc chính bản thân thế giới vật chất (hay chính là thế giới khách quan) hay
những dạng tồn tại của vật chất...
 Thứ hai, vật chất quyết định nội dung của ý thức:
Về nội dung của ý thức, nó được quyết định hoàn toàn bởi thế giới vật
chất vì ý thức chính là hình ảnh chủ quan về thế giới khách quan. Môi trường
sống, các quy luật sinh học, các quy luật xã hội và môi trường sống cũng tác
động rất lớn đến sự vận động, phát triển và hình thức biểu hiện của ý thức.
 Thứ ba, vật chất quyết định sự biến đổi của ý thức:
Ý thức con người là sự phản ánh năng động, sáng tạo, tích cực, tự giác
thế giới khách quan thông qua hoạt động thực tiễn. Do đó hoạt động cải biến
thực tiễn của con người cũng chính là cơ sở hình thành và phát triển ý thức.
 Thứ tư, vật chất quyết định sự vận động, phát triển của ý thức:
Khi thế giới vật chất thay đổi thì chắc chắn ý thức sẽ thay đổi theo. Từ
đó, khi muốn giải thích các hiện tượng trong đời sống chính trị, văn hóa thì
nhất thiết phải dựa vào đời sống kinh tế và hiện thực lao động, sản xuất.
Như vậy, rõ ràng ta có thể thấy rằng vật chất chính là nguồn của ý thức, nó
quyết định cả nội dung và hình thức của ý thức.
Trong thực tế cũng đã chứng minh rằng con người tự do thể hiện ý chí,
nguyện vọng nhưng những ý chí nguyện vọng ấy chỉ khả thi khi nó được thực
hiện trên một cơ sở vật chất nhất định, sử dụng một lực lượng vật chất nhất
định. Đúng như ông bà ta xưa đã có câu: “Có thực mới vực được đạo”.
2.2. Ý thức có tính độc lập tương đối và tác động trở lại vật chất
Các nhà duy vật trước Marx đã khẳng định: vật chất là cái có trước, ý
thức là cái có sau, vật chất quyết định ý thức. Nhưng triết học Marx Lenin
không chỉ dừng lại ở đó mà còn khẳng định rằng ý thức cũng tác động trở lại
vật chất, cải biến thế giới vật chất thông qua hoạt động thực tiễn của con
người.
 Ý thức có tính độc lập tương đối:
6
Tiểu luận Triết học Marx Lenin
Đại học Ngoại thương
Ý thức có “đời sống riêng”, quy luật biến đổi và phát triển của nó
không phụ thuộc vào đời sống vật chất. Ý thức đó được kết cấu từ một dạng
vật chất cao cấp. Do đó, ý thức có thể thay đổi nhanh hay chậm hơn so với
hiện thực khách quan, thông thường ý thức thường lạc hậu hơn so với vật
chất. Ví dụ: hiện nay, ý thức của một bộ phận người vẫn còn lưu giữ những
hủ tục lạc hậu,... Tuy nhiên ý thức cũng vẫn có khả năng vượt trước, những
tri thức khoa học, những tư tưởng tiến bộ đóng góp một vai trò rất quan trọng
đối với sự phát triển xã hội.
Bản thân ý thức không thể tự thay đổi được thế giới vật chất, song, mọi hoạt
động vật chất của con người đều do ý thức chỉ đạo. Chính vì vậy ý thức
không trực tiếp biến đổi thế giới khách quan mà nó có vai trò tác động vào
hoạt động thực tiễn của con người, chỉ đạo, điều chỉnh giúp con người xác
định được phương hướng, mục tiêu, phương pháp...
 Sự tác động trở lại của ý thức đối với thế giới vật chất được thể hiện theo
hai khuynh hướng: Tích cực hoặc Tiêu cực:
Khi con người có được những tri thức khoa học đúng đắn, có được ý
chí, nghị lực vượt qua khó khăn thử thách... và hành động đúng theo quy luật
khách quan thì lúc này ý thức đang thể hiện những tác động tích cực của nó
đối với thế giới vật chất. Ngược lại, nếu con người nhận thức sai lệch và có
những hành động đi ngược lại quy luật khách quan thì điều đó lại thể hiện
những tác động tiêu cực của ý thức. Sức mạnh của ý thức phụ thuộc vào trình
độ và mức độ tác động của ý thức đến hoạt động vật chất, ngoài ra còn phụ
thuộc vào yếu tố điều kiện và hoàn cảnh của vật chất.
Có thể lấy ví dụ về sự tác động trở lại thế giới vật chất của ý thức như sau:
Khi Bác Hồ đưa ra lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, những lời ấy đã đi sâu
vào suy nghĩ, tâm tưởng của những người con Đất Việt, khơi dậy tình yêu Tổ
quốc và họ đã đứng lên sẵn sàng chiến đấu, hi sinh vì Tổ quốc Việt Nam vì
chế độ Xã hội chủ nghĩa.
3. Ý nghĩa phương pháp luận:
 Cần tôn trọng khách quan
Mỗi người cần phải xem xét các sự vật hiện tượng đúng như nó tồn tại
trên thực tế. Muốn cải tạo thế giới khách quan trước hết con người cần căn cứ
vào hiện thực khách quan, chống chủ quan duy ý chí, lấy ý muốn chủ quan
làm điểm xuất phát.
7
Đại học Ngoại thương
Tiểu luận Triết học Marx Lenin
 Phát huy tính năng động sáng tạo của ý thức
Con người muốn phát triển bản thân và xã hội phải luôn tìm tòi, sáng
tạo, rèn luyện, tu dưỡng ý thức, không bỏ cuộc giữa chừng. Ngoài ra, con
người không được thụ động, ỷ lại để tránh lười suy nghĩ, lười lao động.
Phần II. Vận dụng mối quan hệ giữa vật chất và ý thức trong công cuộc
đổi mới đất nước ta hiện nay
1. Thực trạng đất nước trước và trong giai đoạn đổi mới:
Sau ngày giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước, kinh tế của hai
miền đất nước đều gặp phải những vấn đề nghiêm trọng. Chiến tranh đã làm
tổn hại nặng nề đến nền kinh tế miền Bắc, nơi vốn có cơ sở vật chất kỹ thuật
thấp kém và năng suất lao động thấp. Nền kinh tế miền Nam bị đảo lộn, sụp
đổ, nông nghiệp nhiều vùng bị hoang hóa, và lạm phát vẫn diễn ra trầm trọng
20 năm sau cuộc chiến.
Trước tình hình đó, Đại hội Đảng lần thứ VI đề ra Kế hoạch 5 năm
1976 – 1980 rất khó khăn trong việc thực hiện. Nhiệm vụ cơ bản của Kế
hoạch 5 năm 1976-1980 nhằm hai mục tiêu cơ bản: Xây dựng một bước cơ sở
vật chất – kĩ thuật của Chủ nghĩa xã hội và bước đầu hình thành cơ cấu kinh
tế mới trong cả nước mà bộ phận chủ yếu là cơ cấu công - nông nghiệp và cải
thiện một bước đời sống vật chất và văn hóa của nhân dân lao động. Theo kế
hoạch, sản xuất xã hội sẽ tăng bình quân hàng năm 14-15%, thu nhập quốc
dân tăng 13-14%, giá trị tổng sản lượng nông nghiệp tăng 8-10%, năng suất
lao động xã hội tăng 7,5-8%, lương thực quy thóc đạt ít nhất 21 triệu tấn vào
năm 1980, thịt hơi các loại đạt 1 triệu tấn. Tuy nhiên, đó là những chỉ tiêu quá
cao và phát triển sản xuất quá khả năng của nền kinh tế, cùng với cơ chế tập
trung quan liêu bao cấp ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế và đời sống của nhân
dân. Đó là những sai lầm của Đảng xuất phát từ lí do: Nóng vội trong cải tạo
chế độ Xã hội chủ nghĩa, duy trì quá lâu cơ chế tập trung quan liêu bao cấp.
Đó là những biểu hiện chủ quan duy ý trí, vi phạm quy luật khách quan. Bên
cạnh đó còn có sự tác động khách quan như: hậu quả của cuộc chiến tranh,
bối cảnh quốc tế...
8
Tiểu luận Triết học Marx Lenin
Đại học Ngoại thương
2. Những chủ trương, đường lối và những thành tựu trong công cuộc đổi
mới của Đảng thông qua nhận thức về mối quan hệ giữa vật chất và ý
thức:
Sau quá trình tìm hiểu, nghiên cứu tình hình và đổi mới tư duy, tại Đại
hội VI, Đảng và Nhà nước Việt Nam đã thể hiện được những nhận thức đúng
đắn khi đã chuyển nền kinh tế từ quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường có
sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Cũng từ đó nền
kinh tế bắt đầu có nhiều dấu hiệu khởi sắc: hình thành nền kinh tế hàng hóa
nhiều thành phần, huy động tốt nguồn lực sản xuất, hạn chế tốc độ lạm phát
và cải thiện được đời sống của nhân dân. Nền kinh tế của nước ta đang được
phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Hiện nay nước ta đang
phấn đấu theo mục tiêu đến năm 2025 là nước đang phát triển, có công
nghiệp theo hướng hiện đại, vượt qua mức thu nhập trung bình thấp như đã
xác định trong Đại hội XIII.
Từ đó có thể thấy, sự tác động qua lại của kinh tế và chính trị của Đất
nước phản ánh sự tác động qua lại lẫn nhau giữa vật chất và ý thức. Muốn tu
sửa lại kinh tế, chính trị phải đặt trọng tâm vào đổi mới và phát triển kinh tế,
từ đó tạo cơ sở và tiền đề cho sự tiến bộ về chính trị - xã hội. Nếu phát triển
hài hòa được hai yếu tố ấy, chắc chắn sẽ có được sự phát triển toàn diện, bền
vững. Đảng Cộng Sản Việt Nam đang ngày càng vận dụng đúng đắn quan
điểm duy vật biện chứng về mối quan hệ giữa vật chất và ý thức vào công
cuộc đổi mới đất nước, với phương châm kết hợp động lực kinh tế và động
lực chính trị, lấy phát triển kinh tế làm trọng tâm đồng thời thúc đẩy mạnh mẽ
phát triển chính trị, văn hóa, xã hội...
Chính vì sự đúng đắn trong chủ trương và đường lối, nước ta đã đạt
được nhiều thành tựu đáng khích lệ trong công cuộc đổi mới, đặc biệt là trong
nhiệm kỳ 5 năm vừa qua. Năm 2020 đã đi qua và khép lại nhiệm kỳ 5 năm
2016-2020 của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng. Có thể
khẳng định, từ khi bắt đầu công cuộc đổi mới đến nay, chưa có khi nào đất
nước phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức và nhiều yếu tố bất định
như nhiệm kỳ này, nhưng chính nhiệm kỳ này lại là nhiệm kỳ Việt Nam đạt
được nhiều thành tích đầy ấn tượng: Liên tiếp trong 4 năm, từ 2016-2019,
Việt Nam đứng trong tốp 10 nước tăng trưởng cao nhất thế giới, là một trong
16 nền kinh tế mới nổi thành công nhất. Trong năm 2020 vừa qua, tình hình
dịch bệnh Covid – 19 diễn biến phức tạp, trong khi phần lớn các nước có mức
9
Đại học Ngoại thương
Tiểu luận Triết học Marx Lenin
tăng trưởng âm hoặc đi vào trạng thái suy thoái do tác động của dịch COVID19 nhưng kinh tế của Việt Nam vẫn tăng trưởng dương 2,91%, góp phần làm
cho GDP trong 5 năm qua tăng trung bình 5,9%/năm, thuộc nhóm nước có
tốc độ tăng trưởng cao nhất trong khu vực và trên thế giới. Trong 5 năm qua,
toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đã cùng nhau tạo ra hơn 1.200 tỷ USD giá
trị GDP. Trong 5 năm, nền kinh tế nước ta đã tạo ra được hơn 8 triệu việc làm
mới cho người dân, thu nhập bình quân của người dân tăng gần 145%. Quy
mô nền kinh tế tăng 1,4 lần so với đầu nhiệm kỳ, trở thành nền kinh tế có quy
mô đứng thứ 4 trong ASEAN. Kim ngạch xuất khẩu giai đoạn 2016 - 2020
tăng từ 176,58 tỷ USD năm 2016 lên gần 281,5 tỷ USD năm 2020. Tăng
trưởng xuất khẩu giai đoạn 2016 -2020 đạt trung bình khoảng 11,7%/năm,
cao hơn mục tiêu 10% đề ra tại Văn kiện Đại 12 của Đảng. Chất lượng tăng
trưởng được cải thiện; năng suất lao động tăng bình quân 5,8%/năm, cao hơn
nhiều so với giai đoạn 2011-2015...
Qua những dẫn chứng cụ thể đó cho thấy, Đảng, Nhà nước và nhân dân
ta đang có những hướng đi đúng đắn và hiệu quả, hoàn toàn phù hợp với thực
tế Đất nước. Đó chính là kết quả của việc nhận thức đúng đắn về mối quan hệ
giữa vật chất và ý thức, giữa kinh tế và chính trị - xã hội, cùng bài học về tôn
trọng thực tại khách quan, mọi điều đều phải xuất phát và tuân theo quy luật
khách quan.
10
Đại học Ngoại thương
Tiểu luận Triết học Marx Lenin
PHẦN KẾT LUẬN
“Cuộc sống tiến lên thông qua những mâu thuẫn. Những mâu thuẫn sinh
động thì muôn hình, muôn vẻ, dồi dào hơn nhiều điều mà người ta suy nghĩ
ban đầu” (Hegen). Một số mâu thuẫn và vấn đề có tính mâu thuẫn nêu trên
không phải là tất cả những mâu thuẫn đang có trong quá trình đổi mới hiện
nay ở nước ta. Song, việc điểm danh một cách đại thể như vậy cũng đủ cho
chúng ta thấy tính phức tạp của tình hình mà chúng ta đang giải quyết.
Việc giải quyết có hiệu quả những mâu thuẫn và những vấn đề có tính
mâu thuẫn trên đây là một điều kiện căn bản để nâng cao năng lực lãnh đạo
và sức chiến đấu của Đảng, phát huy sức mạnh toàn dân tộc, đẩy mạnh toàn
diện công cuộc đổi mới, sớm đưa nước ta thoát khỏi tình trạng kém phát triển.
Đối với sự nghiệp xây dựng Xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là sự nghiệp
lâu dài, rất phức tạp và nhiều khó khăn thử thách đối với Đảng, Nhà nước và
Nhân dân ta. Công cuộc ấy đòi hỏi sự kiên trì, giữ vững lòng tin và lòng
quyết tâm vượt qua khó khăn và sự tỉnh táo, sáng suốt, nhạy bén để thích ứng
với hoàn cảnh thực tế. Không chỉ vậy, còn cần hiểu rõ quan điểm duy vật
biện chứng về mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức, vận dụng hiệu
quả vào phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế quốc dân. Ta cần chú trọng vào
chính sách phát triển con người vì con người là cá thể đặc biệt, tổng hòa của
mối quan hệ giữa vật chất và ý thức. Thúc đẩy các chính sách phát triển kinh
tế, phát triển lợi ích với con người cũng vô cùng quan trọng. Ngoài ra ta còn
cần chú trọng vào nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo nhân tài. Không kém
phần quan trọng đó là cần đẩy mạnh cuộc cách mạng Xã hội chủ nghĩa trên
cơ sở văn hóa, xã hội, đạo đức, lối sống. Khi đã vận dụng đúng mối quan hệ
biện chứng giữa kinh tế và xã hội, đề ra được những phương pháp, chủ
trương đúng đắn, chắc chắn công cuộc đổi mới của ta sẽ đạt được nhiều thành
tựu mới ấn tượng hơn nữa, đáng khích lệ hơn nữa. Từ đó, tạo cơ sở và nền
móng cho Việt Nam ngày một hùng cường, vững bước đi lên Chủ nghĩa xã
hội và đạt được mục tiêu trong điều lệ Đảng tại Đại hội khóa X đã đề ra:
“Mục đích của Đảng là xây dựng nước Việt Nam độc lập, dân chủ, giàu
mạnh, xã hội công bằng văn minh, thực hiện thành công chủ nghĩa xã hội và
cuối cùng là chủ nghĩa cộng sản”. Cùng với những điều đã đề cập trong
Cương lĩnh: “Để thực hiện mục tiêu dân giàu nước mạnh theo con đường xã
hội chủ nghĩa, điều quan trọng nhất là phải cải biến căn bản tình trạng kinh tế
11
Đại học Ngoại thương
Tiểu luận Triết học Marx Lenin
xã hội kém phát triển,…” và “Xây dựng một xã hội dân chủ, văn minh vì lợi
ích chân chính và phẩm giá con người”.
12
Đại học Ngoại thương
Tiểu luận Triết học Marx Lenin
1.
2.
3.
4.
5.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Giáo trình Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩ Mác – Lênin – NXB Chính
trị Quốc gia – Sự thật Hà Nội.
Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI, X, XII, XIII.
Báo Điện tử VTV NEWS số ra ngày 13/01/2021.
Tạp chí Cộng sản số ra ngày 26/11/2008.
Tin Kinh doanh – Báo Lao động số ra ngày 22/12/2020.
13
Download