Uploaded by Ken Ks

21-tttgpđ-Loan-Bùi-Thị-Kim

advertisement
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
KHOA QUỐC TẾ HỌC
BÀI TẬP LỚN
Tên đề tài:
TƯ TƯỞNG GIÁO DỤC CỦA KHỔNG TỬ VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ
ĐẾN SỰ NGHIỆP GIÁO DỤC TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY
(Học phần: Các tư tưởng và tôn giáo phương Đông)
SVTH: Bùi Thị Kim Loan
Lớp: 19CNĐPH01
GVHD : PGS.TS. Nguyễn Ngọc Chinh
Đà Nẵng, tháng 11 năm 2021
MỤC LỤC
TÓM TẮT........................................................................................................................1
ABSTRACT ....................................................................................................................1
MỞ ĐẦU .........................................................................................................................2
1. Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................................2
2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước ...........................................................2
2.1. Nghiên cứu trong nước ...................................................................................2
2.2. Nghiên cứu ngoài nước...................................................................................3
3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài .............................................................................3
4. Đối tượng nghiên cứu của đề tài ...........................................................................3
5. Nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................................ 3
6. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................... 3
7. Câu hỏi nghiên cứu................................................................................................ 3
8. Tư liệu nghiên cứu.................................................................................................3
9. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................................3
10. Ý nghĩa nghiên cứu của đề tài............................................................................3
11. Cấu trúc của đề tài.............................................................................................. 4
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG GIÁO DỤC CỦA KHỔNG TỬ ...4
1.1. Cuộc đời và sự nghiệp của Khổng Tử ............................................................... 4
1.2. Điều kiện và tiền đề hình thành tư tưởng giáo dục của Khổng Tử ....................5
1.2.1. Điều kiện kinh tế - xã hội ............................................................................5
1.2.2. Những tiền đề tư tưởng ...............................................................................5
1.3. Tiểu kết ..............................................................................................................6
CHƯƠNG 2: NỘI DUNG TƯ TƯỞNG GIÁO DỤC CỦA KHỔNG TỬ .....................6
2.1. Nội dung tư tưởng giáo dục của Khổng Tử .......................................................6
2.1.1. Mục đích ......................................................................................................6
2.1.2. Đối tượng ....................................................................................................7
2.1.3. Nội dung ......................................................................................................8
2.1.4. Phương pháp................................................................................................ 9
2.2. Những giá trị và hạn chế của tư tưởng Khổng Tử ...........................................10
2.2.1. Những giá trị tích cực................................................................................10
2.2.2. Những hạn chế trong tư tưởng giáo dục....................................................11
2.3. Tiểu kết ............................................................................................................12
CHƯƠNG 3: KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG TƯ TƯỞNG GIÁO DỤC CỦA KHỔNG
TỬ ĐẾN SỰ NGHIỆP GIÁO DỤC Ở VIỆT NAM .....................................................13
3.1. Sơ lược về quá trình du nhập và phát triển của Nho học ở Việt Nam .............13
3.2. Kết quả khảo sát về sự ảnh hưởng tư tưởng giáo dục của Khổng Tử đến sự
nghiệp giáo dục của Việt Nam ..................................................................................14
3.2.1. Biểu hiện của sự ảnh hưởng ......................................................................14
3.2.2. Ảnh hưởng tích cực ...................................................................................15
3.2.3. Ảnh hưởng tiêu cực ...................................................................................16
3.3. Tiểu kết ............................................................................................................16
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN ẢNH HƯỞNG VÀ ĐƯA RA GIẢI PHÁP .......................16
4.1. Bàn luận ảnh hưởng .........................................................................................16
4.1.1. Biểu hiện của sự ảnh hưởng ......................................................................16
4.1.2. Ảnh hưởng tích cực ...................................................................................17
4.1.3. Ảnh hưởng tiêu cực ...................................................................................18
4.2. Giải pháp ..........................................................................................................19
4.3. Tiểu kết ............................................................................................................21
KẾT LUẬN ...................................................................................................................21
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 23
PHỤ LỤC ......................................................................................................................23
DANH MỤC HÌNH ẢNH ............................................................................................. 23
CÂU HỎI KHẢO SÁT .................................................................................................23
TÓM TẮT
Trong xã hội hiện đại và phát triển ngày nay, giáo dục là một điều tất yếu mà mỗi
con người cần được quan tâm. Đây còn là một trong những quyền và nghĩa vụ cơ bản
của công dân. Giáo dục là cơ sở của mọi sự phát triển. Có giáo dục con người mới hiểu
được vạn vật xung quanh và phát tiển xã hội nhân loại. Cho nên, bài tiểu luận về “ Tư
tưởng giáo dục của Khổng Tử và ảnh hưởng của nó đối với sự nghiệp giáo dục của
Việt Nam hiện nay” trước hết là đưa ra được cơ sở hình thành tư tưởng giáo dục của
Khổng Tử, sau đó đi sâu tìm hiểu nội dung tư tưởng của Ông và từ đó biết được sự ảnh
hưởng của tư tưởng ấy đến vấn đề giáo dục của nước ta hiện nay như thế nào. Đồng
thời, bài viết cũng sẽ đưa ra những giải pháp về phương pháp tiếp cận với tư tưởng
giáo dục của Khổng Tử cho phù hợp với điều kiện nước ta hiện nay.
Từ khóa: Giáo dục, quyền và nghĩa vụ, công dân, quyền và nghĩa vụ của công
dân, tư tưởng
ABSTRACT
In today's modern and developed society, education is an indispensable thing that
every human being needs to be concerned about. This is also one of the basic rights
and obligations of citizens. Education is the basis of all development. Only through
education can people understand the things around them and develop human society.
Therefore, the essay on "Confucius's educational thought and its influence on the
educational cause of Vietnam today" is first of all to provide the basis for the
formation of Confucius's educational thought. then delve into the content of his
thought and from there know how his thought affects the education problem of our
country today. At the same time, the article will also offer solutions on approaches to
Confucius' educational thought to suit the current conditions of our country.
Keywords: Education, rights and obligations, citizenship, rights and obligations
of citizens, ideology
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Khi nói đến nền văn minh Trung Quốc cổ đại, thì đó là cả một kho tàng tri thức
vô cùng rộng lớn. Trung Quốc cổ đại được biết đến như những trung tâm văn minh
chính của xã hội loài người lúc bấy giờ với những hệ thống lý luận, triết học ra đời và
tồn tại cho đến ngày nay. Trung Quốc là nơi ra đời và phát triển của nhiều trường phái
triết học lớn của Châu Á và toàn thế giới, bao gồm Nho giáo, Đạo giáo, Âm dương và
các học thuyết khác. Trong số các học thuyết đó, Nho giáo do Khổng Tử sáng lập là
một trong những trường phái triết học quan trọng nhất. Nét đặc thù trong triết học của
Khổng Tử phải kế đến tư tưởng giáo dục của Ông. Tư tưởng này không chỉ có ảnh
hưởng đối với Trung Quốc mà còn ảnh hưởng sâu sắc đến các quốc gia trên thế giới,
trong đó có Việt Nam.
Trong một văn kiện tại Đại hội Đảng lần thứ X viết: “Giáo dục và đào tạo cùng
với khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, là nền tảng và động lực thúc đẩy
CNH, HĐH đất nước”. Mà muốn phát triền khoa học và công nghệ thì con người cần
được giáo dục để có tri thức. Cho nên, Nhà nước ta đã xác định được tầm quan trọng
của giáo dục và không ngừng tích cực đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục, kế thừa
những tư tưởng tiến bộ của nhân loại. Trong đó có tư tưởng giáo dục của Khổng Tử một nhà giáo dục lớn của Trung Quốc cổ đại và của cả nhân loại. Bởi những giá trị tư
tưởng tiến tiến bộ xuyên thời đại, mà tư tưởng giáo dục của Ông đã đến với mọi quốc
gia. Hiện nay, Đảng và Nhà nước ta vẫn tiếp tục đẩy mạnh “ đổi mới căn bản và giáo
dục toàn diện”. Vì vậy, việc nghiên cứu những tư tưởng giáo dục của Khổng Tử là
điều rất cần thiết. Với những nhận định trên, tôi quyết định lựa chọn đề tài: “ Tư tưởng
giáo dục của Khổng Tử và ảnh hưởng của nó đối với sự nghiệp giáo dục ở Việt Nam
hiện nay” với mục đích nắm rõ những tư tưởng giáo dục của Khổng Tử, từ đó nêu lên
được những ảnh hưởng của tư tưởng ấy đối với giáo dục ở Việt Nam và đưa ra được
những giải pháp bước đầu cho nền giáo dục nước ta trong thời kì mở cửa của nền kinh
tế thị trường.
2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước
2.1. Nghiên cứu trong nước
Khổng Tử- nhà tư tưởng, nhà triết học, nhà chính trị vĩ đại của Trung Quốc và
nhân loại. Ông là người đã sáng lập ra Nho giáo, một trong những trường phái triết học
lớn của Trung Quốc. Tại Việt Nam, rất nhiều tác giả đã tìm hiểu và nghiên cứu về
những tư tưởng triết lý của Ông. Có thể nêu lên một số tác phẩm tiêu biểu như:
- “Nho giáo họ Khổng”- Nguyễn Hiến Lê, Nxb TP Hồ Chí Minh, 1992
- “Khổng Tử”- Lý Tường Hải, Nxb Văn Hóa Thông Tin, Hà Nội, 2002
- “Quan niệm của Nho giáo về giáo dục con người”- TS. Nguyễn Thị Nga và TS.
Hồ Trọng Hoài, Nxb Chính trị Quốc Gia , Hà Nội, 2003
2
- “Khổng Phu Tử và Luận ngữ”- Phạm Văn Khóa, Nxb Chính trị Quốc Gia, Hàn
Nội, 2004
Ngoài ra, những bài viết được đăng tải trên các tạp chí triết học, giáo dục lý luận
như:
- Về ảnh hưởng của Nho giáo ở Việt Nam, Tại chí Triết học, số 3, Lê Ngọc Anh,
1999
- Quan đểm của Khổng Tử về giáo dục và đào tạo con người, Tạp chí Triết học,
số 3, Doãn Chính, 6-2000
2.2. Nghiên cứu ngoài nước
Mặc dù tư tưởng giáo dục của Khổng Tử có vị trí và tầm ảnh hưởng lớn đến
nhiều quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu, vì đề tài tập trong
vào sự ảnh hưởng đối với sự nghiệp giáo dục ở Việt Nam, nên việc tìm kiếm các tài
liệu nước ngoài còn gặp nhiều hạn chế.
3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Phân tích một cách có hệ thống tư tưởng giáo dục Khổng Tử từ mục đích, đối
tượng, đến nội dung và phương pháp giáo dục để qua đó nhận thấy được sự ảnh hưởng
của tư tưởng giáo dục Khổng Tử đối với sự nghiệp đổi mới giáo dục ở Việt Nam hiện
nay.
4. Đối tượng nghiên cứu của đề tài
Khổng Tử và tư tưởng về giáo dục của Khổng Tử
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích của bài nghiên cứu, cần làm rõ những nội dung sau:
- Phân tích, khái quát những điều kiện và tiền đề chủ yếu cho sự hình thành tư
tưởng giáo dục của Khổng Tử.
- Phân tích , làm rõ các nội dung chính trong tư tưởng giáo dục của Khổng Tử và
rút ra được ưu và nhược điểm trong tư tưởng giáo dục của Khổng Tử.
- Ảnh hưởng tư tưởng giáo dục của Khổng Tử đối với sự nghiệp giáo dục ở Việt
Nam.
6. Phạm vi nghiên cứu
Tư tưởng giáo dục của Khổng Tử và nền giáo dục của Việt Nam hiện nay
7. Câu hỏi nghiên cứu
8. Tư liệu nghiên cứu
- Khảo sát thực tế lấy số liệu
- Tìm hiểu qua internet từ các bài luận, bài báo,…
9. Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng phương pháp định lượng và định tính
10. Ý nghĩa nghiên cứu của đề tài
- Ý nghĩa lý luận: Nắm rõ được tư tưởng của Khổng Tử về giáo dục và sự ảnh
hưởng của tư tưởng ấy đến sự nghiệp giáo dục của nước ta hiện nay
3
- Ý nghĩa thực tiễn: Đóng góp một phần tư liệu liên quan đến các đề tài nghiên
cứu về tư tưởng của Khổng Tử sau này.
11. Cấu trúc của đề tài
Chương 1: Cơ sở hình thành tư tưởng giáo dục của Khổng Tử
Chương 2: Nội dung tư tưởng giáo dục của Khổng Tử
Chương 3: Khảo sát ảnh hưởng tư tưởng giáo dục của Khổng Tử đến sự nghiệp
giáo dục ở Việt Nam
Chương 4: Bàn luận ảnh hưởng và đưa ra giải pháp
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG GIÁO DỤC CỦA KHỔNG
TỬ
1.1.
Cuộc đời và sự nghiệp của Khổng Tử
Khổng Tử (孔子) (551 - 479 TCN), tên Khâu (丘), tự là Trọng Ni ( 仲 尼 ). Ông
sinh ra vào cuối thời Xuân Thu, tại ấp Trâu, làng Xương Bình, huyện Khúc Phụ, nước
Lỗ, hiện nay là tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc. Ông sinh ra trong một gia đình nghèo
thuộc dòng quý tộc sa sút từ nước Tống. Tuy nhà nghèo nhưng cha làm quan nên lúc
còn nhỏ ông cũng được học trong một trường công (quan học).
Khổng Tử vốn là người rất thông minh, nổi tiếng là người học rộng, biết nhiều.
Tính tình ôn hòa, nghiêm trang, khiêm tốn, làm việc gì cũng hết sức cẩn thận, đề cao lễ
nghi, luôn luôn tin vào thiên mệnh. Năm 21 tuổi, Ông bắt đầu sự nghiệp làm quan.
Ông từng nắm giữa nhiều chức vị khác nhau. Từ một chức quan nhỏ ( chức Ủy Lại)
coi việc sổ sách của kho lúa, cùng là cân đo và gạt lúa. Sau đó qua làm chức Tư Chức
Lại, coi việc nuôi bò, dê, súc vật dùng trong việc tế tự. Năm 22 tuổi, Ông bắt đầu dạy
học, sau đó Ông tiếp tục học nhạc và học dao, học đàn với Sư Tương ở nước Lỗ.
Trong suốt gần 20 năm, từ năm 34 tuổi, Khổng Tử dẫn học trò đi khắp các nước
trong vùng để truyền bá các tư tưởng và tìm người dùng các tư tưởng đó. Năm 51 tuổi,
ông quay lại nước Lỗ và nắm giữ chức Trung Đô Tể lo cho việc cai trị ở Ấp Trung Đô,
tức là đất kinh thành.
Một năm sau, Ông lại giữ các chức quan như Tư Không, rồi thăng lên Đại Tư
Khấu. Ông đặt ra luật lệ để cứu giúp những người nghèo khổ, lập ra phép tắc, lớn nhỏ
có trật tự, trai gái không lẫn lộn, gian phi trộm cắp không còn nữa, xã hội được an bình
thịnh trị. Tuy nhiên, vì vua nước Lỗ chỉ mãi ăn chơi, không lo việc nước nên Ông lại
từ chức và cùng các học trò của mình đi chu du các nước.
Sau 14 năm đi chu du các nước không thành công. Ông trở về nước Lỗ khi Ông
đã 68 tuổi. Ông trở lại với sự nghiệp “ trồng người”. Tuy nhiều lần làm quan nhưng
dạy học vẫn là sự nghiệp lớn nhất của đời Ông. Ông luôn hết lòng vì học trò, luôn
mang tư tưởng “ học không biết chán, dạy không biết mỏi”, nên Khổng Tử đã đào tạo
4
nên một thế hệ học trò xuất sắc. Tổng số môn đệ của Đức Khổng Tử có lúc lên tới
3000 người, trong đó 72 người được xếp vào hạng tài giỏi.
Ngày18 tháng 12 năm Nhâm Tuất, Đức Khổng Tử tạ thế, hưởng thọ 73 tuổi.
Cuộc đời của Khổng Tử lên thác xuống ghềnh, với tuổi thơ đầy gian nan, vất vả. Sinh
ra trong một gia đình nghèo khó nhưng tính ham học của ông đã xây dựng cho mình
một tư tưởng lớn. Sự nghiệp của ông trải qua không biết bao thăng trầm, biến cố, lúc
thì lên cao, lúc thì mạt sát tận cùng. Nhưng người đời sau vẫn biết đến ông và gọi ông
với cái tên quen thuộc: Khổng Tử.
1.2.
Điều kiện và tiền đề hình thành tư tưởng giáo dục của Khổng Tử
1.2.1. Điều kiện kinh tế - xã hội
Khổng Tử sống vào thời Xuân Thu (722 - 481 TCN). Đây là thời kỳ xã hội Trung
Quốc có những có những biến động lớn: Chế độ chiếm hữu nô lệ theo kiểu phương
Đông mà đỉnh cao là chế độ “tông pháp” nhà Chu đang suy tàn, chế độ phong kiến sơ
kỳ đanh hình thành. Sự giao thời giữa hai chế độ đã gây nên sự đảo lộn căn bản về
kinh tế, chính trị và trật tự lễ nghĩa, đạo đức luân lý trong xã hội.
Về kinh tế, có sự chuyển đổi từ thời đại đồ đồng sang thời đại đồ sắt. Sự ra đời
của đồ sắt đã tạo ra ra một cuộc cách mạng trong công cụ sản xuất.Nó thúc đẩy nền
kinh tế Trung Quốc phát triển nhanh chóng trên nhiều lĩnh vực: những cải tiến trong
công cụ sản xuất, diện tích đất đai được mở rộng. Tuy nhiên, bọn quý tộc cậy quyền
thế để chiếm dần ruộng đất của công xã làm ruộng tư và chế độ sở hữu tư nhân về
ruộng đất cũng hình thành từ đó. Ngoài ra, nó cũng thúc đẩy công nghiệp đồ sắt phtas
triển, và hoạt động giao thương cũng diễn ra sôi động hơn.
Về chính trị - xã hội, vào thời Tây Chu với chế độ tông pháp, có sự ràng buộc về
huyết thống, nên nhà Chu mới giữ được sự hưng thịnh. Nhưng đến thời Xuân Thu, chế
độ tông pháo không còn được tôn trọng, nên nhà Chu dần đi xuống. Và Trung Quốc
bước vào thời kì chiến tranh loạn lạc, tất cả tôn ti trật tự đều bị xáo trộn. Điều này tất
yếu đưa chế độ chiếm hữu nô lệ Trung Quốc đi nhanh đến suy tàn.
Điều kiện lịch sử xã hội đầy biến động này đã đặt ra cho nhà cầm quyền và các
nhà tư tưởng phải tìm những phương pháp để “trị nước, an dân”. Với Khổng Tử, ông
chủ trương đề cao việc giáo dục, giáo hóa, kiến tạo và bồi dưỡng đạo đức cho con
người, mong muốn đưa con người về với “chính đạo” để khôi phục lại kỷ cương, trật
tự xã hội, xây dựng một xã hội thật sự ổn định và phát triển.
1.2.2. Những tiền đề tư tưởng
Tư tưởng triết học Trung Quốc cổ đại có từ thời tiền sử nhưng chỉ được phát triển
mạnh mẽ từ đời nhà Chu (1134 – 247 TCN) với sự đóng góp đặc biệt của Chu Công
Đán. Đến thời Xuân Thu, xã hội loạn lạc, Khổng Tử đã kế thừa và phát triển tư tưởng
của Chu Công. Đặt trong tình hình đất nước không ổn định, nên nhu cầu phải chấn
chỉnh trật tự xã hội đươc đặt ra.
5
Khổng Tử vừa hay là người rất thông minh, học rộng, biết nhiều. Trong cuộc đời
hoạt động của mình, Ông cũng đã sớm ý thức được ý nghĩa và vai trò của giáo dục,
điều Ông tâm đắc nhất là sự nghiệp “ Trồng người’, Ông coi đó là sứ mệnh của mình,
nên Ông đã đặt hết tâm huyết của mình trong việc gìn giữ và lưu truyền văn hóa truyền
thống, đặc biệt là văn hóa, đạo đức, nghi lễ do Chu Công tạo dựng. Đồng thời, cuộc
đời của Ông trải qua nhiều gian truân, lúc lên thác lúc xuống ghềnh, đã càng nuôi
dưỡng trong Ông lòng nhiệt huyết với giáo dục. Điều này đã chi phối nội dung giáo
dục và thực tiễn dạy học của Khổng Tử.
1.3.
Tiểu kết
Khổng Tử sinh ra và lớn lên vào thời kì Trung Quốc với những biến đổi sâu sắc
về điều kiện kinh tế - xã hội đã tác động đến sự hình thành học thuyết của Khổng Tử
và tư tưởng giáo dục của ông. Sống trong điều kiện xã hội rối ren, không tôn ti trật đã
làm cho Khổng Tử sớm nhận thức và tìm ra con đường cải tạo xã hội bằng giáo dục.
Với bản tính thông minh, hiếu học cùng với nhận thức được tầm quan trọng của giáo
dục trong việc ổn định xã hội. Ông đã tiếp thu tư tưởng về một nền văn hóa truyền
thống mà đặc biệt là văn hóa, đạo đức, nghi lễ do Chu Công tạo dựng và xây dựng nó
trở thành một hệ thống tư tưởng giáo dục của mình. Ông cũng là người đầu tiên trong
lịch sử Trung Quốc mở đầu cho giai đoạn tư học và để lại nhiều kinh nghiệm quý báu
cùng hệ thống tư tưởng giáo dục phong phú cho đời sau.
CHƯƠNG 2: NỘI DUNG TƯ TƯỞNG GIÁO DỤC CỦA KHỔNG TỬ
Nội dung tư tưởng giáo dục của Khổng Tử
Khổng Tử đã để lại cho đời nhiều tác phẩm có giá trị lớn. Ông đã san định lại các
kinh sách của Thánh Hiền đời trước như: Kinh Thi, Kinh Thư, Kinh Lễ, Kinh Nhạc,
Kinh Dịch. Trong đó, cuốn sách “ Luận ngữ” là tác phẩm chứa đựng những tư tưởng
của Khổng Tử, do các môn đệ của Ông ghi chép lại. Từ cuốn sách này, có thể thấy
được những tư tưởng giáo dục sâu sắc của Ông trên nhiều phương diện: mục đích, đối
tượng, nội dung, phương pháp. Và những tư tưởng giáo dục của Ông đã có ảnh hưởng
rất lớn đến sự nghiệp giáo dục của các nước, trong đó có Việt Nam.
2.1.
2.1.1. Mục đích
Xã hội Trung Quốc thời Khổng Tử là thời kì nhà Chu suy vong đến cực độ. Xung
đột xảy ra liên miên giữa các nước chư hầu, và giữa Thiên tử với các nước chư hầu,
luân thường đạo lý bị xáo trộn, không còn tuân thủ theo phép nước. Đứng trước bối
cảnh xã hội loạn lạc, không tôn ti trật tự đó, Khổng Tử nhận thấy việc đào tạo ra nhiều
nhân tài có tư tưởng tiến bộ giúp cải thiện đất nước là việc hết sức quan trọng. Không
chỉ đào tạo người hiền có lí tưởng mà còn phải có đạo đức để gánh vác việc quốc gia,
bình ổn xã hội.
Ông bắt tay vào việc bồi dưỡng quân tử, bồi dưỡng người “nhân”, “quân tử” để
làm quan, điều hòa mâu thuẩn giai cấp, “khôi phục lễ nghĩa” trong xã hội đầy rối ren.
6
Xét về mặt chính trị về cơ bản là bảo thủ, ít tiến bộ, nhưng về giáo dục thì mang tính
tiến bộ và vượt thời đại. Theo Khổng Tử, quân tử với chí khí của bậc đại trượng phu –
hình mẫu của con người trong xã hội phong kiến, là đối tượng cốt lõi để đưa xã hội đi
đến thính trị.
Tuy nhiên để truyền bá rộng rãi tư rưởng của mình, mục đích của Khổng Tưr
không chỉ giáo dục cho người quân tử mà đồng thời Ông cũng giáo dục cả bậc thứ dân.
Một mặt, Ông muốn đào tạo người có đủ đức, đủ tài trong nhân dân tham gia vào công
cuộc chính trị quốc gia để ổn định trật tự xã hội, nhưng quan trọng hơn, Ông còn nhằm
giáo dục cho dân chúng đạo lý tam cương, ngũ thường, nhân, lễ, hiếu…với mục đích
để họ hiểu được đạo lý, sống chung với đạo lý, khuyên họ nên biết an phận thủ thường,
chịu sự cai trị của tầng lớp trên, phục tùng mệnh lệnh người cầm quyền, tất cả cũng
nhằm duy trì trật tự xã hội ổn định.
Với Khổng Tử, dạy học trước hết để biết, để hiểu đạo lý ở đời, để trở thành người
có nhân cách, phẩm chất, hiểu được luân thường đạo lý ở đời mà tuân theo. Cái đích
của mục đích giáo dục của Khổng Tử là muốn dạy người trở thành người nhân nghĩa,
tức dạy người quân tử vừa có tài vừa có đức. Song, có dạy mà không có học, có học
mà không có vận dụng vào thực tiễn đời sống cũng bằng không. Như vậy, cuộc đời
của mỗi con người quan trọng nhất là phải học. Việc học để tu thân không chỉ là việc
của quân tử mà là việc của tất của mọi người. Đây là mục đích sâu xa trong mục đích
giáo dục của Khổng Tử.
Với mục đích giáo này, Khổng Tử đã thể hiện tư tưởng vượt thời đại, một xã hội
muốn phát triển vững mạnh phải có con người đủ đức, đủ tài. Vì thế Đảng và Nhà
nước ta chủ trương giáo dục là quốc sách hàng đầu góp phần xây dựng thành công Chủ
nghĩa xã hội. Tuy nhiên, mục đích giáo dục của Khổng Tử là nhằm thực hiện mục đích
chính trị của Nho gia, là thể hiện tư tưởng thân dân của nhà cầm quyền. Bởi vì người
làm quan có giáo dục sẽ hiểu được chức phận của mình không làm điều hại dân, ngưòi
dân có giáo dục sẽ hiểu được nghĩa vụ và quyền lợi của mình để thực hiện.
2.1.2. Đối tượng
Với chủ trương “ Bình dân giáo dục”, Khổng Tử không phân biệt đối tượng được
nhận sự giáo dục. Ông quan niệm, mỗi người dân ai cũng cần được giáo dục để biết
những luân thường đạo lý ở trên đời, phải nhận thức được địa vị mình ở đâu, để từ đó
tuân thủ theo phép nước. Chỉ có như vậy, mới ổn định được nề nếp xã hội, góp phần
cho tầng lớp quân tử thực hiện trách nhiệm với sự nghiệp ổn định đất nước. Đây là chủ
trương tiến bộ trong bối cảnh lịch sử bấy giờ.
Trong “Luận ngữ”, Khổng Tử chủ trương “hữu giáo vô loại”, bầt cứ ai chỉ cần
“đem cho thầy một bó nem” là ông đều nhận làm học trò, chỉ cần ai có chí hướng, đam
mê học hỏi Ông đều sẵn lòng truyền đạt kiến thức lần đạo đức, không phân biệt giai
cấp, quý tiện, sang hèn. Đây là một tư tưởng tiến bộ, ngoài ra, tư tưởng này còn cho ta
thấy tấm lòng tận tụy, hết mình phục vụ cho nước, cho dân của Khổng Tử.
7
Về sau, ý tưởng này đã được học trò của ông là Mạnh Tử kế thừa và thúc đẩy nền
giáo dục bình dân của Khổng Tử trên quy mô lớn và dưới nhiều hình thức khác nhau.
Khác với Khổng Tử, Mạnh Tử chủ trương hình thành mạng lưới các trường công lập
từ làng đến kinh đô, từ trường địa phương đến trường quốc gia. Theo triết lý của Mạnh
Tử, mở rộng hệ thống trường học là điều kiện và biện pháp thiết thực để phổ cập giáo
dục. “Nếu trường học được thiết lập từ thủ đô đến quận, để các sĩ tử, bình dân đi học,
thì khoảng mười năm nữa, lớp trên sẽ biết kể lớp dưới, lớp dưới biết. sẽ biết tôn thờ
giới thượng lưu ”. Đây là tư tưởng tiến bộ của Nho giáo, bởi nó không chỉ thể hiện tư
tưởng của nhân dân, mà còn làm cho dân tộc đổi mới. Đây không phải là ý tưởng mà
đảng và đất nước đang sử dụng bây giờ! Đó là mở rộng giáo dục phổ thông và nâng
cao chất lượng dân sinh ở nông thôn, nhất là miền núi.
2.1.3. Nội dung
Nội dung giáo dục của Khổng Tử được thể hiện trong “Luận ngữ”. “Luận ngữ”
chủ trương rèn luyện tính thiện cho dân bằng phương pháp “cấn nhắc người tốt, dạy dỗ
người không tốt thì dân khuyên nhau làm điều thiện”. Mục đích giáo dục đều muốn
dạy nhận biết được vạn vật trên thế giới, biết phân biệt đúng sai, thiện ác, giáo huấn
người dân không làm điều ác, không phạm tội. Nếu không giáo hóa dân, để dân phạm
tội rồi giết, như vậy là tàn ngược.
Bên cạnh giáo dục đạo đức, chúng ta có thể suy thấy nội dung dạy học của ông
gồm 4 mặt: Môn đức hạnh: thì có Nhan Uyên, Mẫu Tử – khiên, Nhiễm Bá – ngưu,
Trọng Cung; Môn ngôn ngữ: thì có Tể Ngã, Tử Cống ; Môn chính trị, thì có Nhiễm
Hữu, Qúy Lộ; Môn văn học: thì có Tử Du, Tử Hạ”. Ở đây Khổng Tử chưa hẳn phân
ngành để dạy, nhưng trên thực tế thì có 4 nội dung đó, và biết phân biệt ra 4 mặt như
vậy mà dạy, “tùy tính chất mà dạy”, thì quả thật đây là một tiến bộ rất lớn trong lịch sử
giáo dục mà đến nay còn nguyên giá trị. Chính công việc truyền dạy của ông đã có tác
dụng tích cực rất lớn đối với lịch sử văn hóa.
Chính sách của Khổng Tử là phục vụ các quan điểm chính trị và cải biến nội
dung giáo dục của xã hội đương thời. Ông tuyệt nhiên không dạy "văn học" mà dạy
"ngôn ngữ". Khổng Tử rất coi trọng việc học Kinh Thi, không học Kinh Thi thì không
biết nói gì. Theo Khổng Tử, “Kinh Thi” có thể kích thích chúng ta, đoàn kết chúng ta,
thù ghét chúng ta, gần là thờ cha mẹ, xa là hiếu với hoàng đế, nhưng về cơ bản chính
là tu dưỡng đạo đức, kiến thức, để " Thờ cha", "Thờ vua".
Ngoài ra, nội dung giáo dục của Khổng Tử còn thể hiện ở việc dạy kỹ năng thực
hành cho người khác. Khổng Tử nói “Người giỏi dạy dân trong bảy năm có thể dùng
dân đánh giặc” và “Cử người không dạy đánh giặc, chính là bỏ dân”. Quan niệm này
của Khổng Tử để nhấn mạnh đến tính mạng con người, thậm chí là tính mạng của bách
tính bình thường. Nguyễn Hiến Lê cho rằng: dạy dân tới bảy năm mới đưa ra trận, cổ
kim chưa thấy bao giờ. Đúng thật như vậy! Sau bảy năm người dân được giáo hóa rèn
8
luyện, trang bị đầy đủ kỹ năng, sẵn sàng xông pha nơi trận mạc, liều chết với giặc để
giữ nước.
Tuy nhiên, Khổng Tử cũng không thể tránh khỏi những hạn chế của xã hội trong
việc đào tạo kỹ năng thực hành của con người. Trung Quốc lúc bấy giờ là một xã hội
nông nghiệp, nhưng Khổng Tử không dạy làm ruộng và làm vườn. Ông cho rằng: chỉ
cần học đủ phép xã tắc, chính đạo và tín nghĩa thì dân chúng bốn phương sẽ đến để
phục dịch mình. Cần chi phải học cái nghề cày cấy ấy. Khổng Tử cho rằng nghề nông
là việc của kẻ gian, còn kẻ sỹ “ hà tất phải học nghề nông”. Điều này, cho ta thấy rõ
quan điểm của Khổng Tử, Ông xem thường lao động chân tay, người lao động chân
tay thì không thể làm việc lớn, Ông cũng không tin vào khả năng nhận thức của họ.
Khổng Tử viết “Dân khả sự do chi, bất khả sự tri chi” , đây là chủ trương “ngu dân”
của Khổng Tử. Tuy nhiên, ông chủ trương “hữu giáo vô loài”, đây là mâu thuẫn giữa
tư tưởng thân dân và lập trường quí tộc của ông. Về sau tư tưởng này được Mạnh Tử
khắc phục.
2.1.4. Phương pháp
Trong quá trình dạy học, Khổng Tử đã sử dụng nhiều phương pháp dạy học có
tầm nhìn chiến lược, ý nghĩa thiết thực và có hiệu quả cao trong quá trình dạy và học
như: phương pháp dạy tùy đối tượng; phương pháp kết hợp học với suy ngẫm; phương
pháp học đi đôi với tập; phương pháp học đi đôi với hành; phương pháp nêu gương; …
Thứ nhất, phương pháp dạy tùy đối tượng. Khổng Tử căn cứ vào tư chất, trình độ
và nhu cầu của người học mà đưa ra nội dung, yêu cầu và phương pháp giảng dạy phù
hợp để từ đó nâng cao tối đa năng lực của mỗi người. Trong lúc dạy, Ông luôn quan
sát rất kỹ các học trò để nắm được nét riêng của từng trò, trên cơ sở nắm vững tính
cách, trình độ, sở thích, ưu điểm, khuyết điểm của từng người, ông mới đưa ra những
nội dung giáo dục phù hợp. Ông không thích áp đặt cách giáo dục cứng nhắc, rập
khuôn sáo rỗng mà ông luôn khuyến khích học trò phát huy sở trường, sở đoản, ý thích
và khả năng của từng người. Khi dạy ông cũng dựa vào tính tình từng người, mà
Khổng Tử trả lời một nội dung khác nhau.
Thứ hai, phương pháp học kết hợp với suy ngẫm. Đối với việc học, suy nghĩ là
một khâu không thể thiếu được, nó là tiền đề cần thiết cho sự tiếp tri thức của người
học. Học là cả một quá trình đào sâu suy nghĩ, đi từ biết ít đến biết nhiều. Ông khuyên
học trò không nên suy nghĩ quá nhiều, quá sâu xa mà thành câu nệ do dự, thiếu quả
quyết, mà theo ông chỉ nên suy nghĩ hai lần là đủ. Từ đó, Ông đặt ra yêu cầu học kết
hợp với suy nghĩ, suy nghĩ gắn liền với học. Ông đòi hỏi học trò phải nghe nhiều, quan
sát nhiều từ đó có cơ sở để suy nghĩ sâu rộng, nhưng cái gì còn nghi ngờ thì phải trừ
lại để đòi hỏi cho rõ ràng, cái gì đã nghe thấy, trông thấy thì phải thận trọng trong nói
và làm. Có như vậy mới đảm bảo tinh thần trung thực, khách quan trong quá trình học
tập và tiếp thu tri thức và thực hành đạo. Bằng cách đó, Khổng Tử đã khơi gợi và kích
9
thích tư duy của học trò vận động linh hoạt trên cơ sở thực tiễn phong phú và sinh
động.
Thứ ba, phương pháp học đi đôi với tập: là phương pháp kết hợp học với việc tập
luyện, vận dụng những điều đã học và đem tri thức đã học vào cuộc sống. Ông dạy học
trò phải củng cố những kiến thức đã học bằng cách vận dụng ngay chứ không phải
bằng cách ôn luyện trong sách vở, ở câu văn, lời nói của thầy. Luyện tập thường xuyên,
người học hiểu sâu sắc hơn và nắm vững hơn những điều đã học. Và khi người học đã
nắm chắt những tri thức đã học thì sẽ có cơ sở để hiểu biết thêm nhiều tri thức mới.
Thứ tư, phương pháp học đi đôi với hành. Khổng Tử yêu cầu học trò học phải
gắn với hành tức là phải vận dụng những kiến thức đã học vào trong cuộc sống. Theo
Khổng Tử, hằng ngày học bao nhiêu điều hay, bao nhiêu điều lẽ phải nhưng nếu không
đem những điều đã học thực hành vào cuộc sống thì những điều đã học là những điều
sáo rỗng, vô ích. Vì vậy, học - tập - hành là những công đoạn hết sức quan trọng của
quá trình tiếp thu và vận dụng tri thức.
Thứ năm, phương pháp nêu gương. Theo Khổng Tử “học không biết chán, dạy
người không mệt” – thái độ dạy học của người thầy cũng rất quan trọng. Người thầy
không chỉ có kiến thức cao thâm để có thể dạy học trò giỏi, mà muốn học trò giỏi còn
đòi hỏi ở người thầy tư cách và phẩm chất cao đẹp làm gương cho học trò noi theo.
Theo Khổng Tử, nhân cách của người thầy có sức thuyết phục mạnh mẽ đối với người
học, người học nhìn vào tấm gương người thầy mà tin rằng những điều thầy dạy là
chân lý, là những điều tốt đẹp. Cho nên, người thầy muốn dạy học trò điều gì thì thầy
phải là người làm điều đó trước đã để chứng minh điều đó đúng đắn. Cuộc đời và sự
nghiệp của Khổng Tử là minh chứng cho tấm gương mẫu mực của người thầy.
2.2.
Những giá trị và hạn chế của tư tưởng Khổng Tử
Không ai có thể phủ nhận sự ảnh hưởng to lớn của Khổng Tử đối với sự phát
triển của Trung Quốc và nhiều nước châu Á khác, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên,
một vấn đề nào cũng tồn tại song song 2 mặt giá trị và hạn chế. Trong tư tưởng của
Khổng Tử cũng không thể tránh khỏi điều đó, bên cạnh những giá trị tích cực mà tư
tưởng của Khổng Tử mang lại nó cũng bộc lộ không ít hạn chế. Những giá trị cũng
như hạn chế này được thể hiện trong quan điểm của ông về đối tượng, mục đích, nội
dung và phương pháp giáo dục.
2.2.1. Những giá trị tích cực
Chúng ta đều biết rằng muốn xây dựng xã hội phồn vinh, phát triển thì yếu tố
đóng vai trò quan trọng nhất đó là con người, nhất là những người hiền tài. Khổng Tử
hiểu rõ vấn đề này, nên mục đích giáo dục của ông là phát hiện và đào tạo những
người hiền tài có tri thức và năng lực để cứu người, giúp dân, xây dựng một xã hội thái
bình, thịnh trị. Nhờ có tư tưởng giáo dục tiến bộ của mình, Ông đã đào tạo ra một thế
hệ người tài cho đất nước. Với tư tưởng đào tạo người hiền tài để tham gia quản lý xã
10
hội không phân biệt thành phần xuất thân của Khổng Tử, điều này là động lực tạo ra
một xã hội học tập, mọi thành phần trong xã hội có thể lấy học tập làm hy vọng để
thay đổi số phận và địa vị của mình.
Khổng Tử là người đầu tiên chủ trương “bình đẳng” trong giáo dục. Chủ trương
xây dựng một nền giáo dục cho tất cả mọi người không phân biệt giai cấp đẳng cấp,
giàu nghèo là một điểm hoàn toàn mới mẻ và tiến bộ. Ông đã vượt qua đẳng cấp, danh
phận trong xã hội để góp phần đưa sự nghiệp giáo dục con người đến với mọi tầng lớp
ở mọi phạm vi và trình độ. Ông đã phá vỡ đặc quyền của tầng lớp quan lại, quý tộc
làm cho giáo dục mang tính phổ cập bình dân. Từ sau Khổng Tử trở đi, các nhà Nho
cũng chủ trương mở rộng đối tượng giáo dục xuống tầng lớp thứ dân nhằm truyền bá
đạo lý làm người theo quan niệm của Nho giáo và nhằm kén chọn nhân tài tham gia
vào công việc chính trị.
Trong nội dung tư tưởng giáo dục của Khổng Tử, ngoài mục đích dạy kiến thức,
lễ nghi, Ông còn muốn truyền dạy cho mọi người “đạo làm người”. Trong bối cảnh
trật tự xã hội bị đảo lộn, đạo đức bị suy đồi, nhân luân bị xáo trộn... thì việc Khổng Tử
đưa ra nội dung giáo dục đạo đức cho con người là hết sức quan trọng và có ý nghĩa to
lớn nhằm thiết lập lại sự ổn định của xã hội. Điều này giúp cho con người nhận biết
được vị trí của các mối quan hệ xã hội mà mình có. Ông còn giáo dục con người phải
biết sống có trách nhiệm, nghĩa vụ đối với gia đình và xã hội để hạn chế rất nhiều thói
hư tật xấu,sự ích kỷ tiềm ẩn trong con người.
Khổng Tử chủ trương dạy từ xa đến gần, từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp
theo hướng gợi mở để người học dễ tiếp thu và phát huy tính chuyên cần cũng như khả
năng sáng tạo của mình. Qua đó mở rộng và đáo sâu kiến thức cho người học. Phương
pháp giáo dục đòi hỏi người thầy phải là một tấm gương sáng cho học trò noi theo cả
về đạo đức lẫn tài năng uyên bác. Chú trọng khơi dậy tính tích cưc, chủ động, sáng tạo
của người học thông qua phương pháp thảo luận, tranh luận giữa thầy và trò là ưu
điểm nổi bật trong phương pháp dạy và học của Khổng Tử. Điểm tiến bộ tiếp theo
trong phương pháp giáo dục của Khổng Tử là phương pháp phân lớp các đối tượng
trong quá trình dạy học nhằm trang bị kiến thức phù hợp với khả năng của từng cá
nhân để đạt được hiệu quả cao nhất. Khổng Tử còn đòi hỏi con người ta phải ôn cũ,
biết mới, học những điển tích cũ trong lịch sử để thu thập kinh nghiệm, giải quyết
những vấn đề trong hiện thực, chú trọng vận dụng những điều đã học vào trong cuộc
sống, tức là học phải đi đôi với hành, học là để giúp nước, giúp dân.
2.2.2. Những hạn chế trong tư tưởng giáo dục
Tuy nhiên, bên cạnh những điểm tiến bộ thì quan niệm về đối tượng giáo dục của
Khổng Tử cũng có nhiều điểm mâu thuẫn và hạn chế. Đó là, dù coi giáo dục là bình
đẳng giữa mọi người nhưng trong giáo dục Khổng Tử lại phân biệt từng loại người
khác nhau, từng trình độ khác nhau. Việc phân biệt từng loại người với những phẩm
chất và năng lực khác nhau, đã nảy sinh ra quy định, các tầng lớp thấp bé sinh ra đã trở
11
thành chỗ dựa cho giai cấp thống trị lợi dụng. Buộc người dân phải tin rằng: tầng lớp
đứng đầu cai trị trong xã hội sẽ là người đại diện họ gánh vác giang sơn, bình ổn được
thiên hạ. Bên cạnh đó, ông cũng thể hiện tư tưởng coi thường phụ nữ. Trong tư tưởng
của ông, phụ nữ không thuộc đối tượng giáo dục. Vị trí của người phụ nữ là ở trong
nhà và bếp núc, lo nuôi sống và phục vụ gia đình.
Bên cạnh đó, trong mục đích giáo dục của Khổng Tử cũng bộc lộ nhiều hạn chế.
Trước hết, đó là tư tưởng coi thường người dân, ông luôn đánh giá thấp khả năng nhận
thức của tầng lớp dưới so với bậc quan lại và quý tộc. Do vậy, việc giáo dục họ chỉ là
để họ biết nghe lời nhà cầm quyền. Bên cạnh đó, Khổng Tử cũng không thấy được sức
mạnh của tầng lớp mới lên. Không thừa nhận địa vị của chư hầu, các quan đại phu.
Chính điều đó làm cho tư tưởng của ông đi đâu cũng không được trọng dụng. Hơn nữa,
Ông luôn lấy mục tiêu giáo dục gắn liền và xoay quanh mục đích chính trị, cho nên nó
không tránh khỏi hạn chế là bó buộc con người trong khuôn khổ chật hẹp của những
mối quan hệ đã được định sẵn. Xây dựng con người theo hướng thích hợp với trật tự
xã hội phong kiến đã làm thui chột khả năng sáng tạo của con người, hướng mục đích
của việc học chủ yếu là để đỗ đạt và ra làm quan.
Mặt khác, trong nội dung tư tưởng giáo dục của Khổng Tử, Ông lại đánh giá thấp
các hoạt động sản xuất vật chất, định hướng giá trị con người theo một chiều, thiên về
cái tinh thần, xa rời việc chinh phục, chiếm lĩnh các giá trị vật chất, cải tạo tự nhiên.
Mặc khác, Ông lại cho thấy rõ sự phân biệt đẳng cấp trên dưới trong mục đích giáo
dục những lớp người thích hợp với trật tự xã hội phong kiến, vì thế sản phẩm của nó là
những thế hệ không thể vượt qua khuôn khổ chật hẹp và tầm nhìn hạn hẹp của xã hội
phong kiến - một xã hội trói buộc con người ta trong những mối quan hệ đã định sẵn.
Cuối cùng là một số hạn chế trong phương pháp giáo dục của Khổng Tử. Dễ
dàng nhận thấy nhất là mặc dù đề ra chủ trương phát huy tính tích cực và khả năng
sáng tạo của người học ông lại bó hẹp sự sáng tạo đó trong khuôn khổ có sẵn của nhà
Chu.
2.3.
Tiểu kết
Như vậy, xét về tổng thể, trong tư tưởng giáo dục của Khổng Tử chứa đựng cả
những điểm tích cực lẫn những hạn chế. Những điểm tích cực cho chúng ta thấy
dường như Khổng Tử đã vượt qua được những định kiến, khuôn khổ hà khắc của chế
độ phong kiến đưa con người phát triển toàn diện hơn, tự do hơn. Những giá trị đó
không chỉ dừng lại trong lĩnh vực tư tưởng giáo dục với một hệ thống từ mục đích, đối
tượng đến nội dung, phương pháp giáo dục… mà còn thể hiện rõ trong thực tiễn dạy
và học của Khổng Tử, đặc biệt là trong một số phương pháp giáo dục và nội dung
thuộc lĩnh vực giáo dục đạo đức của ông. Ngược lại, những điểm hạn chế cho thấy, ở
một khía cạnh nào đó Khổng Tử cũng chỉ là một con người đang chịu ảnh hưởng của
những định kiến và khuôn khổ khắc nghiệt đó. Với tất cả những giá trị đó, ông xứng
đáng được tôn xưng là “Vạn thế sư biểu” (ông thầy của muôn đời).
12
CHƯƠNG 3: KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG TƯ TƯỞNG GIÁO DỤC CỦA
KHỔNG TỬ ĐẾN SỰ NGHIỆP GIÁO DỤC Ở VIỆT NAM
3.1.
Sơ lược về quá trình du nhập và phát triển của Nho học ở Việt Nam
Trước khi Nho giáo du nhập vào nước ta thì nhân dân Văn Lang, Âu Lạc (nước
Việt Nam thời cổ đại), đã có một nền văn hóa với những đặc điểm cơ bản riêng của
mình. Năm 111 TCN nhà Hán xâm lược Nam Việt, nước ta từ một nước tự do độc lập
trở thành nước phụ thuộc và nô lệ cho nhà Hán. Chúng tiến hành cuộc Hán hóa bắt
nhân dân ta học tập, ăn mặc, tổ chức đời sống, làm ruộng canh tác như người Hán, về
tư tưởng thì họ tích cực truyền bá Nho giáo vào Việt Nam, nhưng với tinh thần yêu
nước, bản lĩnh kiên cường nhân dân ta đã kiên định chống Hán hóa.
Theo “Đại Việt sử ký toàn thư”, Nho giáo vào nước ta từ thế kỷ I SCN. Nho giáo
du nhập vào Việt Nam, thời kỳ này không phải là Nho giáo nguyên thủy mà là Hán
Nho.
Nhìn chung, với thời gian trên dưới một nghìn năm Bắc thuộc, nhiều trường học,
trung tâm Hán học được mở ra, nhưng vẫn không hề chiếm ưu thế trong nhân dân và
trong các tầng lớp trên. Suốt thời kỳ lịch sử này, giới Nho sĩ bản địa vẫn còn ít ỏi và
chưa trở thành một lực lượng xã hội đáng kể. Sở dĩ, có tình trạng như vậy, là vì việc
học tập Nho giáo phải biết chữ Hán, trong khi đó chữ Hán là loại chữ rất khó học,
muốn thu nhận Nho giáo thì phải đèn sách lâu dài, do đó đã không thu hút được đa số
người dân tham gia học tập. Khi Nho giáo du nhập vào Việt Nam thì không được nhân
dân đón nhận, vì nó là công cụ phục vụ đắc lực cho bọn cướp nước, nằm trong chính
sách đồng hóa của các thế lực người Hán nhằm bắt nhân dân Việt Nam theo mọi
phong tục tập quán của chúng. Hơn thế, thời kỳ này, trước khi Nho giáo vào Việt Nam,
nước ta đã có một nền văn hóa tương đối phát triển, có phong tục tập quán, bản sắc
riêng, với những giá trị lịch sử cho đến ngày nay vẫn còn ý nghĩa, vì vậy Nho giáo
không dễ dàng đồng hóa nhân dân ta được. Chính vì các nguyên nhân trên, nên Nho
giáo thời kỳ này tuy phát triển, nhưng vẫn không có sức sống mạnh mẽ, cũng như
không chiếm được tình cảm của nhân dân ta.
Thời kỳ đầu độc lập, Nho giáo vẫn còn chưa phát triển, dấu ấn của Phật giáo nổi
trội hơn Nho giáo. Sang thời Lý, các vua Lý từng bước vận dụng kiến thức Nho giáo
vào công việc trị nước. Lý Thường Kiệt dựa vào tư tưởng “dưỡng dân” của Nho giáo
để trừng phạt ý đồ xâm lược của nhà Tống. Nhà Lý thấy sự cần thiết của Nho giáo nên
Nho giáo trở thành chính sách của triều đình. Năm 1075, nhà Lý mở khoa thi Nho học
đầu tiên của nước ta. Năm 1076 nhà Lý cho xây dựng Quốc Tử Giám để đào tạo nhân
tài Nho học cấp cao. Lúc này Nho giáo đã có cơ hội phát huy được tác dụng tích cực
của mình.
Đến đời Trần, Nho giáo dần dần khẳng định được vai trò chủ chốt của mình
trong đạo trị nước. Một số yếu tố tích cực của Nho giáo như yêu dân, khoan thư sức
13
dân đã được các nhà tư tưởng yêu nước vận dụng và phát huy trong công cuộc giữ
nước và dựng nước. Mối quan hệ giữa Nho giáo và Phật giáo được nhận thức sâu hơn
và được phân định chức năng rõ ràng hơn. Việc thi cử theo khuôn mẫu của Nho học
được đưa vào nề nếp.
Đến đời Lê, triều đình chủ trương trị nước theo Nho giáo. Tư tưởng nhân và
đường lối chính trị nhân nghĩa của Nho giáo đến đầu thế kỷ XV mới được các Nho sĩ
Việt Nam phát huy mạnh mẽ. Nguyễn Trãi đã đặt tình cảm, niềm tin và lý trí vào nhân,
nhân nghĩa, cương thường, trung hiếu,…của đạo Nho. Dưới triều Lê “việc khuyến
khích học hành và thi cử theo Nho học từ thời Lê Sơ về sau đã tạo ra một tầng lớp Nho
sĩ đông đảo, đa dạng, phức tạp ở triều đình và các địa phương trên cả nước”.
Từ thế kỷ XVI đến nửa đầu thế kỷ XVIII, chính quyền phong kiến Trung ương
tập quyền nhà Lê suy yếu, chiến tranh xảy ra liên miên. Nho giáo rơi vào khủng hoảng,
các nguyên lý cương thường, trung hiếu chỉ còn là những từ ngữ không có thực chất.
Nhiều nhà Nho chính trực lui về ở ẩn. Các cuộc khởi nghĩa nông dân ngày một nhiều
đưa tới tác dụng kép, vừa chống các tập đoàn phong kiến về mặt chính trị, vừa đả phá
hệ tư tưởng của chúng là Nho giáo bảo thủ. Bước sang thế kỷ XIX, Nhà Nguyễn sử
dụng Nho giáo trong việc củng cố đất nước.
Có mặt tại Việt Nam gần 20 thế kỷ, “Vì lẽ đó, Nho giáo đã có đủ thời gian và
điều kiện để thấm sâu, bám rễ và ảnh hưởng sâu sắc đên đời sống tinh thần dân tộc ta”.
Nho giáo từ sản phẩm ngoại lai trở thành truyền thống bản địa. Sức mạnh cũng như
hạn chế của nó không tách rời sự ra đời và phát triển của chế đô phong kiến Việt Nam.
3.2. Kết quả khảo sát về sự ảnh hưởng tư tưởng giáo dục của Khổng Tử đến sự
nghiệp giáo dục của Việt Nam
3.2.1. Biểu hiện của sự ảnh hưởng
Sau khi thực hiện khảo sát 100 đối tượng. Kết quả thu được đã phản ánh khách
quan mức độ am hiểu của mọi người về tư tưởng giáo dục của Khổng Tử và đánh giá
được mức độ ảnh hưởng của tư tưởng giáo dục Khổng Tử đối với sự nghiệp giáo dục ở
Việt nam. Trong đó, 55% số người bình chọn mức độ ảnh hưởng nhiều và 45% còn lại
cho rằng tư tưởng giáo dục của Khổng Tử ảnh hưởng đến nước ta với mức độ ít. Và
những biểu hiện rõ nhất của sự ảnh hưởng đó được biểu hiện qua các công trình
nghiên cứu của người Việt Nam đối với tư tưởng giáo dục của Khổng Tử là 62%, tiếp
theo là đưa nội dung giáo dục của Khổng Tử vào chương trình giảng dạy của người
Việt là 55%, 48% cho rằng biểu hiện của sự ảnh hưởng đó là công trình xây dựng văn
miếu để tôn thờ Khổng Tử và cuối cùng là áp dụng chế độ thi cử của Khổng Tử chiếm
26%. Từ kết quả trên phản ánh được sự quan tâm và tầm ảnh hưởng khồng hề nhỏ của
Khổng Tử đối với sự nghiệp giáo dục ở Việt nam.
14
Hình 1
Về mặt nội dung, 64% cho rằng, giáo dục Việt Nam đã áp dụng phương pháp
giáo dục cả về mặt giáo dục đạo đức và giáo dục kiến thức vào chương trình giảng dạy.
Bên cạnh đó cũng có một luồng ý kiến cho rằng, Việt Nam chỉ áp dụng giáo dục kiến
thức cho người dân chiếm 27% và 9% còn lại bình chọn cho nội dung giáo dục đạo
đức. Những con số trên chỉ phản ánh góc nhìn của người tham gia khảo sát. Nhưng nó
cũng thể hiện được sự quan tâm của mọi người đối với vấn đề giáo dục tại Việt Nam.
3.2.2. Ảnh hưởng tích cực
Trong 5 ảnh hưởng tích cực dưới đây. Đã có những ý kiến rất khác nhau thể hiện
quan điểm của mỗi người. Nhưng biểu hiểu tích cực nhất được cho là đã tạo nên một
truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo cho người Việt Nam, chiếm đến 77%. Ảnh
hưởng kế tiếp là tạo cho con người có lối sống văn hóa chiếm 63%. Một ảnh hưởng
chỉ thấp hơn 3% so với ảnh hưởng trước đó là thông qua tư tưởng giáo dục của Khổng
Tử, Việt Nam đã xây dựng được hệ thống giáo dục riêng có cấp bậc rõ ràng. Tiếp theo
là xã hội ngày càng có nhiều người biết chữ và phong tục tập quán ngày càng phong
phú, đa dạng chiếm 49% và cuối cùng là tạo điều kiện, tiền đề để hình thành một nền
giáo dục với tư tưởng mới cho Việt Nam chiếm 35%. Nhìn chung, thì các ảnh hưởng
trên đều có tỷ lệ bình chọn xấp xỉ nhau. Và tất cả các ảnh hưởng trên đều được thể
hiện khá rõ ràng trong đời sống người dân.
Hình 2
15
3.2.3. Ảnh hưởng tiêu cực
Bên cạnh những ảnh hưởng tích cực thì không thể né tránh những tiêu cực mà tư
tưởng giáo dục của Khổng Tử mang lại. Cụ thể, trong 5 ảnh hưởng tiêu cực được trình
bày trong bài khảo sát đã cho kết quả cao nhất đối với biểu hiện là đường lối thi cử
chạy theo quan chức, địa vị làm giảm hiệu quả công việc chiếm 58%. Kế tiếp là hình
thành tâm lý chạy theo khoa đỗ đạt chiếm 56%. Thấp hơn một chút là làm cho tư duy,
tầm nhìn của con người Việt Nam càng phiến diện, tụt hậu chiếm 52%. 51% cho rằng
tư tưởng của Khổng Tử tác động đến tư tưởng xem thường phụ nữ trong xã hội. Và
cuối cùng là làm cho việc học càng xa rời thực tế chiếm 40%.
Hình 3
3.3.
Tiểu kết
Nho giáo du nhập vào nước ta khá sớm. Tuy nhiên, đến thời Lý, Trần, Lê thì nó
mới được phát triển. Từ thế kỷ XVI đến nửa đầu thế kỷ XVIII, chính quyền phong
kiến Trung ương tập quyền nhà Lê suy yếu, chiến tranh xảy ra liên miên. Nho giáo
cũng suy tàn từ đây. Mãi sang thế kỷ XIX, Nhà Nguyễn mới sử dụng Nho giáo trong
việc củng cố đất nước. Nho giáo cũng được khởi dậy từ đây. Tuy nhiên, bên cạnh
những giá trị tích cực mà Nho giáo mang lại thì cũng không thể tránh những ảnh
hưởng tiêu cực của nó. Kết quả của cuộc khảo sát trên, phần nào khách quan đã nói lên
được suy nghĩ của mọi người về ảnh hưởng của Nho giáo đến giáo dục của Việt Nam.
Đó cũng sẽ là nguồn tài liệu quý giá phục vụ cho công trình nghiên cứu của đề tài.
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN ẢNH HƯỞNG VÀ ĐƯA RA GIẢI PHÁP
4.1.
Bàn luận ảnh hưởng
4.1.1. Biểu hiện của sự ảnh hưởng
Tư tưởng Nho giáo của Khổng Tử nói chung và tư tưởng giáo dục nói riêng đều
có tầm ảnh hưởng lớn đến nhiều quốc gia, kể cả Việt Nam. Nho giáo vào Việt Nam
khá sớm nhưng tùy vào thời kì mà có sự phát triển hay suy tàn khác nhau. Nói đến
giáo dục phong kiến Việt Nam là nói đến giáo dục Nho học - nền giáo dục chịu nhiều
ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo - nền giáo dục chính thống xuyên suốt thời kỳ
16
phong kiến. Tuy giáo dục Nho học chưa phải là tất cả, nhưng nó để lại dấu ấn sâu đậm
trong xã hội, con người Việt Nam.
Thứ nhất là có nhiều công trình nghiên cứu về tư tưởng của Khổng Tử. Có thể
nêu lên một số tác phẩm tiêu biểu như: “Nho giáo họ Khổng” của Nguyễn Hiến Lê,
Nxb TP Hồ Chí Minh, 1992. “Luận ngữ” của Nguyễn Hiến Lê, Nxb Văn học, Hà Nội,
1995. “Nho học ở Việt Nam - giáo dục và thi cử” của Nguyễn Thế Long, Nxb Giáo
dục, Hà Nội, 1995. “Khổng Tử” của Lý Tường Hải, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội,
2002. “Quan niệm của Nho giáo về giáo dục con người” của TS. Nguyễn Thị Nga TS. Hồ Trọng Hoài, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2003. “Khổng Phu Tử và Luận
ngữ” của Phạm Văn Khoái, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nôi, 2004..
Thứ hai là đưa nội dung giáo dục của Khổng Tử vào chương trình giảng dạy. Các
sách học trong nhà trường đều bao chứa nội dụng giáo dục Nho giáo: coi trọng việc
học hành, thi cử làm quan, dạy đạo làm người, đạo trị nước. Sách học ở trường chủ
yếu là: Tam tự kinh, Sơ học vấn tân, Ấu học ngũ ngôn thi, Minh tâm bảo giám, Minh
đạo gia huấn…Sau đó học các sách kinh điển Nho giáo như “Tứ thư” (Luận ngữ,
Mạnh Tử, Đại học, Trung dung), “Ngũ kinh” (kinh Thi, kinh Thư, kinh Xuân Thu,
kinh Dịch, kinh Lễ) dạy đạo trị nước, đạo người quân tử để thi cử làm quan, có khi còn
thêm vào tư liệu khác như: “Trung kinh”, “Hiếu kinh”, “Tính lý”… Để phục vụ cho
phần thi cử, ngoài các sách nêu trên, những người đi học còn học về văn chương, phú,
biểu theo phương châm “tiên học lễ, hậu học văn”.
Thứ ba là coi trọng giáo dục Nho giáo thể hiện rõ nét qua các sự kiện: xây dựng
Văn Miếu vào năm 1070 và thành lập Quốc Tử Giám vào năm 1076. Văn Miếu là nơi
thờ tự Khổng Tử, Chu Công và Tứ Phối (Nhan Hồi, Tăng Sâm, Tử Tư, Mạnh Tử)
cùng 72 người hiền là các học trò xuất sắc của Khổng Tử. Quốc tử giám là trường đại
học đầu tiên ở Việt Nam. Bởi vậy, Văn Miếu - Quốc Tử Giám là biểu trưng của nền
giáo dục Nho học.
Thứ tư là áp dụng chế độ thi cử của Khổng Tử. Mãi đến thời Trần thì việc thi cử
đã được đưa vào nề nếp với những quy định rõ ràng, cứ bảy năm thì tổ chức một lần
thi. Đến thời Lê và kéo dài cho đến triều Nguyễn, cứ ba năm thì tổ chức một lần thi.
Mỗi cấp học có một kỳ thi.
4.1.2. Ảnh hưởng tích cực
Tư tưởng Nho giáo đã có nhiều ảnh hưởng tích cực đến sự nghiệp giáo dục của
người Việt Nam. Ảnh hưởng lớn nhất đó là tạo được truyền thống ham học, truyền
thống tôn sư trọng đạo, truyền thống coi trọng người có học. Từ đó, các kiến thức học
tập được tích lũy, có điều kiện duy trì và phát triển. Suốt gần 10 thế kỷ, nền giáo dục
chính thống Việt Nam luôn được giáo dục Nho học chú trọng, nhờ vậy mà truyền
thống hiếu học, ham học luôn được bồi bổ và vun đắp, xã hội càng có nhiều người biết
chữ.
17
Ngoài ra, khi con người được giáo dục, được trao dồi các kiến thức về nhân-lễnghĩa-trí-tín... sẽ góp phần giúp cho con người biết cách ăn ở, biết quan tâm đến người
khác, biết sống có văn hóa và có trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội. Từ đó,
làm tiền đề và cơ hình thành nhiều phong tục tập quán mang đậm bản sắc văn hóa dân
tộc.
Bên cạnh đó là những ảnh hưởng bởi hệ thống giáo dục có cấp bậc trong xã hội
của Khổng Tử . Làm cho hệ thống giáo dục của nước ta cũng trở nên có nề nếp. Trong
thời kì phong kiến, các cấp học thì có quốc học, tỉnh học, phủ học, huyện học, hương
học. Quản việc học và thầy học thì có chức danh: Tư đồ (Triều Trần, Lê), Thượng thư
bộ Lễ (triều Nguyễn), đốc học (tỉnh), giáo thụ (phủ), huấn đạo (huyện), nho sĩ các làng
xã. Người học thì có: sinh viên (Quốc tử giám), khóa sinh, nho sinh. Hệ thống tổ chức
và học tập trên về cơ bản là giống nhau qua các triều đại và chi phối việc học tập của
người dân, làm cho mọi người có thói quen, hễ nói đến học là học Nho, nói đến người
học là các loại nho sinh. Còn trong thời đại ngày nay, các cấp học đã được hệ thống
một cách rõ ràng: từ mẫu giáo, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thống, cao
đẳng, đại học và sau đại học. Người học thì được gọi là học sinh, sinh viên, hoặc cao
hơn nữa là thạc sĩ, tiến sĩ,...và tùy vào từng ngành nghề mà sẽ có các tên gọi khác nhau.
Cũng từ đó, trên cơ sở chịu ảnh hưởng bởi tư tưởng giáo dục của Khổng Tử về
nhiều mặt đã góp phần giúp nước ta có những nền tảng giáo dục tốt. Từ những nền
tảng sẵn có, nhà nước ta sẽ củng cố, phát huy và sáng tạo nhiều tư tưởng giáo dục phù
hợp với điều kiện đất nước trong tương lai. Đặc biệt, khi xã hội tiến hành chuyển đổi
mô hình quản lý, có thể tiếp cận với cái mới, thì con người với trang bị đầy đủ kiến
thức sẽ trở thành những người chuyển tiếp giữa cái cũ và cái mới, tạo điều kiện cho cái
mới hình thành, phát triển.
4.1.3. Ảnh hưởng tiêu cực
Hạn chế lớn nhất, rõ nhất và khó khắc phục của Nho học bắt nguồn từ việc thi cử
chính là lối học từ chương khoa cử, chạy theo áo mũ cân đai đã làm giảm sút hiệu quả
của việc học. Vì tư tưởng của Khổng Tử là đào tạo người tài ra làm quan, để cầu danh
lợi. Nhưng mấy ai giữ được mình trước những cám dỗ của tiền tài, danh vọng. Rồi sau
đó lại cáo quan về quê, lận đận suốt đời. Tận cho đến thời đại ngày nay, ở nước ta vẫn
tồn tại tâm lí học hành chạy theo thành tích để lấy tiếng thơm, bằng cấp, để được
người ta cung tụng, nhưng thật ra lại không am hiểu gì về tri thức. Điều này cũng làm
xuất hiện không ít những hiện tượng mua bằng cấp, nó cũng tạo điều kiện cho những
kẻ xấu lợi dụng để hành nghề.
Giáo dục quá trung thành theo đường lối Nho giáo cũng bộc lộ những hạn chế
ngày càng lớn, những khoảng trống ngày càng lan rộng và khó khắc phục. Càng ngày
việc dạy và học trong giáo dục Nho học Việt Nam càng tỏ ra bất lực, làm cho cách tư
duy, tầm nhìn của người Việt Nam càng phiến diện, chệch hướng và tụt hậu. Phương
pháp học tập lại mang tính kinh nghiệm, câu nệ vào sách vở Thánh hiền, lấy đó là
18
khuôn vàng thước ngọc để noi theo. Đa số người đi học đều tiếp thu bài học một cách
thụ động, giáo điều.
Người ta không thể không tìm thấy trong sách vở Nho giáo tư tưởng coi thường
phụ nữ, đánh giá thấp những sáng tác dân gian của người lao động. Điều này cũng tác
động đến tư tưởng trọng nam kinh nữ thời xưa của xã hội Việt Nam. Tuy nhiên, ảnh
hưởng đó chỉ tác động đến một bộ phận nhỏ người dân có trình độ còn thấp. Còn đối
với các nhà Nho Việt Nam thì giá trị người phụ nữ luôn được đề cao và tôn trọng.
Điều đó thể hiện tinh thần nhân bản vốn coi trọng phụ nữ của người Việt. Mặt khác, nó
cũng thể hiện cách nhìn, cách đánh giá vượt lên trên tầm Nho.
Một ảnh hưởng tiêu cực khác liên quan đến mục đích giáo dục. Bởi tư tưởng giáo
dục của Khổng Tử chỉ xoay quanh mục đích chính trị và hầu như không có mục đích
giáo dục các tri thức về khoa học tự nhiên, về sản xuất. Người học chỉ loay hoay với
một cách nhìn đã được định hướng sẵn từ rất sớm là học để làm quan. Cùng với nội
dung học tập hạn chế, việc chạy theo thi cử cũng góp phần làm cho việc học ngày càng
xa rời thực tế, ưa học văn.
4.2.
Giải pháp
Để khắc phục những tiêu cực do sự ảnh hưởng bởi tư tưởng giáo dục của Khổng
Tử. Đảng và nhà nước ta đã đề ra nhiều giải pháp hiệu quả. Đó là sự kết hợp truyền
thống giáo dục dân tộc với tinh hoa giáo dục nhân loại, mạng tính nhân văn sâu sắc.
Có nghĩa là tiếp thu phải có chọn lọn tư tưởng giáo dục ấy, rồi sáng tạo và phát huy
sao cho phù hợp với điều kiện nước ta.
Nền giáo dục phong kiến Việt Nam trước đây chịu ảnh hưởng sâu sắc của tư
tưởng giáo dục của Nho giáo. Ngoài việc kế thừa những nhân tố tích cực, Hồ Chí
Minh cũng phê phán mạnh mẽ những tư tưởng lạc hậu và lên án chính sách giáo dục
của thực dân và phong kiến: xóa bỏ tư tưởng coi thường vai trò của phụ nữ trong việc
học hành; phê phán Nho giáo đề cao người có học thức đứng trên muôn người, miệt thị
người lao động chân tay. Nho giáo không chú ý đến giáo dục các khoa học tự nhiên,
những kiến thức về lao động sản xuất, kinh doanh, coi thường lợi ích cá nhân đã thủ
tiêu động lực trực tiếp để phát triển; những tư tưởng bảo thủ cho rằng giáo dục là chỉ
cần sách thánh hiền, học luân lý tam cương ngũ thường là trở thành người tài, bậc
thành nhân.
Từ sự phân tích trên, Hồ Chí Minh nhận định nền giáo dục phong kiến Việt Nam
trước đây, nền giáo dục chịu nhiều ảnh hưởng tư tưởng giáo dục Nho giáo, là nền giáo
dục xa rời thực tế, không quan tâm đến thực nghiệm, coi kinh sách thánh hiền là đỉnh
cao của tri thức. Mẫu người của nền giáo dục hướng tới là kẻ sĩ, người quân tử, là bậc
trượng phu, hoàn toàn khác với kẻ bình dân, chứ không phải giáo dục cho toàn dân
nâng cao tri thức phục vụ cho lao động sản xuất, phục vụ cho sự nghiệp xây dựng bảo
vệ Tổ quốc. Phụ nữ thì bị tước quyền học vấn, phương pháp giáo dục thì cứng nhắc,
giáo điều khó mà phát triển bền vững, lâu dài được.
19
Trên cơ sở đó, Hồ Chí Minh chủ trương xây dựng một nền giáo dục mới, nền
giáo dục của toàn dân. Nền giáo dục lấy đào tạo nhân tài gắn liền với CNXH là nội
dung xuyên suốt. Trước hết là phải xây dựng được một nền giáo dục toàn dân, vì tự do,
hạnh phúc, vì quyền tự chủ của nhân dân.
Hồ Chí Minh rất coi trọng vấn đề xây dựng một nền giáo dục toàn dân. Để thực
hiện ý đồ chiến lược là giáo dục cho toàn dân biết đọc, biết viết, Hồ Chí Minh đã có
những giải pháp rất kịp thời. Người lời kêu gọi toàn dân đi học, nhắc nhở mọi công
dân hiểu nghĩa vụ học tập của mình, mọi người cùng ra sức chống nạn thất học. học đi
đôi với hành, lý luận kết hợp với thực tiễn; giáo dục kết hợp với lao động sản xuất; nhà
trường gắn liền với gia đình và xã hội. Những tư tưởng này đến nay đã trở thành
nguyên lý giáo dục cơ bản của nền giáo dục Việt Nam hiện nay.
Về mục tiêu giáo dục cũng cần được thay đổi sao cho phù hợp sao cho phù hợp
với đặc điểm xã hội hiện đại ngày nay. Thứ nhất, cần tập trung giáo dục tri thức hiện
đại cho người học, bao gồm các tri thức về khoa học xã hội, khoa học tự nhiên, khoa
học công nghệ. Thứ hai, cần đặt biệt chú trọng giáo dục về mặt nhân cách, nhất là đối
với thế hệ trẻ. Bởi lẽ, sự nghiệp CNH, HĐH không thể thành công nếu thiếu đội ngũ
lao động có trí thức, có tay nghề, có đầu óc sáng tạo. Ngược lại, nếu con người có trí
thức, có khoa học kỹ thuật nhưng lại thiếu nhân cách, sống buông thả, không có lý
tưởng, không có hoài bảo thì xã hội sẽ phát triển một cách méo mó.
Bên cạnh đó, muốn xây dựng CNXH và thực hiện sự nghiệp CNH, HĐH thành
công, thì chúng ta phải xây dựng con người có đủ năng lực, phẩm chất và trí tuệ đáp
ứng yêu cầu mới của thời đại. Vì thế, để phát triển nguồn lực con người ở Việt Nam
hiện nay, thiết nghĩ Đảng và Nhà nước ta cần kế thừa nhân tố tích cực trong tư tưởng
giáo dục của Khổng Tử để giáo dục đạo đức con người mới hiện nay ở nước ta trên
cac khía cạnh: Nhân, Lễ, Trí, Tín, Dũng. Những phạm trù đạo đức này vôn rất quen
thuộc trong Nho giáo, ngày nay chúng ta nên hiểu và làm cho nó phù hợp với hoàn
cảnh mới, con người mới.
Đối với sự nghiệp giáo dục hiện nay, Đảng ta vẫn luôn nhấn mạnh việc coi trọng
giáo dục đạo đức, phê phán mọi biểu hiện xem nhẹ, hình thức hóa việc giáo dục đạo
đức, kêu gọi những hình thức giáo dục đạo đức phong phú từ gia đình đến nhà trường
và ngoài xã hội. Giáo dục đạo đức để rèn luyện cho con người nhiều đức tính tốt như
tinh thần quốc tế trong sách, lòng yêu thương con người, hay sự biết ơn, bao dung, độ
lượng.... phù hợp với điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường, đẩy mạnh CNH, HĐH
như hiện nay.
Muốn làm được tất cả những điều trên. Những người cán bộ giáo dục phải luôn
gương mẫu về mọi mặt, không ngừng bồi dưỡng đạo đức cách mạng, lập trường chính
trị, phải ra sức giúp đỡ nhau cùng tiến bộ, trong cuộc sống cũng như trong công việc.
Là tấm gương sáng cho thế hệ học sinh, sinh viên noi theo. Người thầy phải không
ngừng trao dồi tri thức, phải có kiến thức sâu rộng và vững chắc về chuyên môn,
20
không ngừng nâng cao trình độ hiểu biết các lĩnh vực trong xã hội. Cần phải khuyến
khích và khơi dậy trong xã hội truyền thống hiếu học, ham học của ông cha ta. Xã hội
cần tạo những điều kiện để mở mang, khuyến khích việc dạy và học, làm cho việc dạy
và học trở thành nhu cầu tất yếu của mọi người.
Bên cạnh đó, bản thân là thế hệ trẻ tương lai của đất nước. Thế hệ học sinh, sinh
vieen cần ra sức học tập, phải xác định được mục đích, động cơ của việc học. Ngày
nay, mục đích học tập không còn là học để biết, mà là học để phục vụ cho nhu cầu
phát triển đất nước. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường như hiện nay, vấn đề hội
nhập gặp không ít khó khăn, vậy nên chúng ta cần phải trao dồi một cách toàn diện kể
cả mặt đạo đức và kiến thức..
4.3.
Tiểu kết
Tóm lại, mặc dù tư tưởng Nho giáo của Khổng Tử ảnh hưởng đến nước ta tồn tại
song song cả mặt tích cực và tiêu cực. Nhưng chúng ta phải công nhận sự thật, tư
tưởng giáo dục của Khổng Tử đã có giá trị to lớn làm tiền đề cho nước ta xây dựng
một hệ thống giáo dục mới trong giai đoạn hiện nay - giai đoạn của nền kinh tế thị
trường, kinh tế tri thức, sự giao lưu mở cửa… Bên cạnh đó, chúng ta cần có những
biện pháp tiếp thu và sửa đổi cho phù hợp với điều kiện của đất nước. Từ những điều
đã trình bày ở trên, sẽ là nguồn tư liệu quý giá cho các cô việc nghiên cứu sắp tới về tư
tưởng giáo dục của Khổng Tử trong tương lai.
KẾT LUẬN
Tư tưởng của Khổng Tử được hình thành trong thời xã hội Trung Quốc có nhiều
biến động, điều này hiển nhiên sẽ tác động rất nhiều đến tư tưởng giáo dục của Ông.
Nhưng chúng ta phải khẳng định rằng, tư tưởng của Khổng Tử đã tồn tại qua hơn hai
hàng nghìn năm, nhưng những giá trị trong tư tưởng của Ông vẫn luôn được gìn giữ và
phát huy, đặc biệt là trong thời đại ngày nay. Nhờ có tư tưởng giáo dục vượt bậc của
mình, Ông không những đã đào tạo ra những con người có tri thức, có tầm hiểu biết
cao và sâu rộng, mà nó còn góp phần đào tạo ra những con người có đạo đức, lòng
nhân ái và tinh thần trách nhiệm cao. Mặc dù bên cạch những giá trị quý giá ấy, tư
tưởng của Ông cũng còn tồn tại không ít những khuyết điểm. Nhưng suy cho cùng,
Khổng Tử xứng đáng được người đời tôn vinh với các danh hiệu cao quý là nhà tư
tưởng lớn, nhà chính trị, nhà giáo dục lớn của Trung Quốc cổ đại và của cả nhân loại.
Đối chiếu với thực tiễn giáo dục Việt Nam, có thể thấy rất nhiều yếu tố trong hệ
thống tư tưởng giáo dục của Khổng Tử được nước ta kế thừa, vận dụng và phát huy.
Mặc dù trong quá trình tiếp thu, nước ta cũng gặp không ít những ảnh hưởng tiêu cực,
nhưng quan trọng chúng ta cũng đã nhìn nhận ra những ảnh hưởng tiêu cực ấy và
không ngừng hoàn thiện sao cho phù hợp với xã hội hiện đại. Đặc biệt, trong xu thế
hội nhập và phát triển với sự tác động mạnh mẽ của kinh tế thị trường hiện nay, chúng
ta càng phải nâng những giá trị giáo dục của Khổng Tử lên một trình độ mới, hiện đại
21
hơn, hợp thời hơn, có nghĩa là đưa thêm sức mạnh của hiện đại vào truyền thống, phải
càng ra sức củng cố và loại bỏ những ảnh hưởng tiêu cực đã tồn tại từ rất lâu nhưng
phải phù hợp với tình hình xã hội của đất nước. Suy cho cùng, tư tưởng giáo dục của
Khổng Tử có giá trị to lớn giúp sự nghiệp giáo dục của Việt Nam ngày càng được đổi
mới, hoàn thiện và phát triển.
22
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Võ Huệ Minh, 2014, Tư tưởng giáo dục của Khổng Tử và ý nghĩa của nó đối
với sự nghiệp giáo dục ở Việt Nam hiện nay, Khóa luận tốt nghiệp, Học lý luận chính
trị - Đại học Huế.
[2]. Nguyễn Thị Hoa Phượng, 2015, Tư tưởng giáo dục của Khổng Tử và ý nghĩa
của nó đối với sự nghiệp giáo dục ở Việt Nam hiện nay, Luận án Tiến sĩ Triết học, Học
viện khoa học xã hội.
[3]. Nguyễn Thị Hoa Phượng, 2010, Quan niệm giáo dục của Khổng Tử và sự
vận dụng trong giai đoạn hiện nay, Trường THPT Hai Bà Trưng
[4]. Nguyễn Minh Trí, 2014, Tư tưởng giáo dục của Khổng Tử
[5]. Lương Kim Định, 2013, Tư tưởng giáo dục của Khổng Tử và giá trị với Việt
Nam, https://minhtrietviet.net/tu-tuong-giao-duc-cua-khong-tu-va-gia-tri-voi-viet-nam/,
26/11/2021
[6]. Nguyễn Diễm , 2021, Những ưu điểm trong tư tưởng giáo dục của Khổng Tử,
https://luatminhkhue.vn/nhung-uu-diem-trong-tu-tuong-quan-ly-cua-khong-tu.aspx,
25/11/2021
PHỤ LỤC
DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1: Kết quả khảo sát biểu hiện ảnh hưởng của tư tưởng giáo dục Khổng Tử đến
nền giáo dục Việt Nam ..................................................................................................15
Hình 2: Kết quả khảo sát sự ảnh hưởng tích cực của tư tưởng Nho giáo Khổng Tử đến
nền giáo dục Việt Nam ..................................................................................................15
Hình 3: Biểu đồ biểu hiện sự ảnh hưởng tiêu cực của tư tưởng Nho giáo Khổng Tử đến
nền giáo dục Việt Nam ..................................................................................................16
CÂU HỎI KHẢO SÁT
Câu 1: Mức độ am hiểu của bạn về tư tưởng giáo dục của Khổng Tử.
-
Rất am hiểu
Am hiểu một chút
Không am hiểu
Câu 2: Mức độ ảnh hưởng tư tưởng giáo dục của Khổng Tử đến sự nghiệp giáo
dục ở Việt nam hiện nay.
-
Nhiều
Ít
Câu 3: Một số biểu hiện của sự ảnh hưởng đó là gì ?
-
Xây dựng văn miếu để tôn thờ Khổng Tử
Các công trình nghiên cứu về tư tưởng của Khổng Tử
23
-
Đưa nội dung tư tưởng của Khổng Tử vào chương trình giảng dạy
Áp dụng chế độ thi cử của Khổng Tử
Câu 4: Nền giáo dục của Việt Nam đề cao quan niệm giáo dục nào cũng Khổng
Tử.
-
Chú trọng giáo dục đạo đức
Chú trọng giáo dục kiến thức
Cả 2
Câu 5: Ảnh hưởng tích cực của tư tưởng giáo dục Khổng Tử đến nền giáo dục
Việt Nam.
-
Hệ thống giáo dục có hệ thống cấp bậc rõ ràng
Tạo nên một truyền thống hiếu học, tôn sự tọng đạo của người dân
Tạo cho con người có lối sống văn hóa
Tạo điều kiện hình thành nền giáo dục với tư tưởng mới
Xã hội ngày càng nhiều người biết chữ, phong tục tập quán ngày càng phong
phú, đa dạng
Câu 6: Ảnh hưởng tiêu cực của tư tưởng giáo dục Khổng Tử đến nền giáo dục
Việt Nam.
-
Tư tưởng xem thường phụ nữ trong xã hội
Làm cho tư duy, tầm nhìn của con người Việt Nam càng phiến diện, chệch
hướng, tụt hậu
Đường lối thi cử chạy theo quan chức, địa vị làm giảm sút hiệu quả công việc
Làm cho việc học ngày càng xa rời thực tế
Hình thành tâm lý chạy theo khoa đỗ đạt
Câu 7: Giải pháp nâng cao tư tưởng giáo dục của Việt Nam hiện nay.
-
Dạy kiến thức kết hợp với dạy đạo đức
Xây dựng nền giáo dục toàn dân
Lên án chế độ thực dân phong kiến
Phê phán một số tư tưởng của Nho giáo trong phân biệt đẳng cấp, giới tính
Giáo dục toàn diện về khoa học tự nhiên và khoa học xã hội
Kết hợp phương pháp dạy truyền thống và hiện đại
Học đi đôi với hành, lý thuyết đi với thực tiễn
Giáo dục kết hợp với lao động sản xuất
Câu 8: Bạn cảm thấy tư tưởng giáo dục của Khổng Tử có còn phù hợp với giáo
dục Việt Nam trong tương lai nữa hay không ?
-
Phù hợp
Không phù hợp
Ý kiến khác
24
Địa chỉ liên lạc:
Họ và tên: Bùi Thị Kim Loan
Sinh ngày: 18/04/2001
Lớp: 19CNĐPH01
Địa chỉ: Kim Sơn, Ân Nghĩa, Hoài Ân, Bình Định
Số điện thoại: 0392271996
Email: buithikimloan1804@gmail.com
25
Download