BÀI GIẢNG NGỮ ÂM TIẾNG VIỆT I. II. III. IV. V. VI. ÐỐI TƯỢNG VÀ VỊ TRÍ CỦA NGỮ ÂM HỌC 1. Ngữ âm học và âm vị học 2. Vị trí của môn ngữ âm học CƠ SỞ CỦA NGỮ ÂM 1. Cơ sở ngữ âm 2. Cơ sở sinh lí học 3. Cơ sở xã hội 4. Các đặc trưng ngữ âm 5. Đặc điểm cấu tạo của nguyên âm và phụ âm ÂM TỐ 1. Định nghĩa 2. Các loại âm tố 3. Ý nghĩa của sự phân loại âm tố về mặt cấu âm và âm học ÂM VỊ 1. Định nghĩa 2. Biến thể của âm vị 3. Các nét khu biệt âm vị và sự đối lập âm vị 4. Phiên âm ngữ âm học ÂM TIẾT 1. Định nghĩa 2. Cấu tạo về cách phát âm của âm tiếng việt 3. Đặc điểm của âm tiết tiếng việt 4. Các vị trí cũa mô hình âm tiết 5. Phân loại âm tiết tiếng việt 6. Sự biến hóa ngữ âm HỆ THỐNG NGỮ ÂM TIẾNG VIỆT 1. Hệ thống phụ âm đầu 2. Hệ thống âm đệm 3. Hệ thống âm chính 4. Hệ thống âm cuối 5. Thanh điệu 6. Ngữ điệu PHẦN BẢI TẬP I - ÐỐI TƯỢNG VÀ VỊ TRÍ CỦA NGỮ ÂM HỌC 1- Ngữ âm học và âm vị học TOP a- Ngữ âm học : Trong cuộc sống con người luôn lu6n phải giao tếp với nhau . Sự giao tiếp diễn ra bằng nhiều hình thức : ngôn ngữ , điệu bộ cử chỉ, hội hoạ , âm nhạc,... . Trong các hình thức trên , hình thức giao tiếp bằng ngôn ngữ là hình thức quan trọng nhất. Ðể hiểu nhau con người luôn phải nắm bắt một cái gì đó trong khi giao tiếp. Cái gì đó , đó chính là đối tượng nghiên cứu của ngữ âm học và âm vị học. Các âm của ngôn ngữ có thể được nghiên cứu từ nhiều góc độ , do đó đã hình thành ba phân môn là : Ngữ âm học cấu âm ( Nghiên cứu các âm của ngôn ngữ theo quan điểm của người nói) , ngữ âm học thính âm (nghiên cứu các âm của ngôn ngữ theo quan điểäm của người nghe), và ngữ âm học âm học ( Nghiên cứu những đặc điểm vật lí của ngữ âm khi chúng được truyền từ miệng đến tai. Trong trường hợp này các dụng cụ như máy ghi dao động, quang phổ, đã được dùng để chuyển một âm sang một hình thức thể hiện có thể nhìn thấy được ). Vậy, ngữ âm học là môn học nghiên cứu chất liệu âm thanh của ngôn ngữ , nghiên cứu những chất liệu này trong trong những đơn vị có nghĩa của ngôn ngữ và mối liên hệ giữa hình thức âm thanh và chữ viết . - Ngữ âm học nghiên cứu hình thức ngữ âm của ngôn ngữ từ những quan điểm khác nhau : * Từ những đặc trưng vật lí âm học của chúng . * Từ những hoạt động của cơ quan phát âm tương ứng của con người. - Ngữ âm học bao gồm những bộ môn nhỏ : * Ngữ âm học đại cương : nghiên cứu phần lí luận chung của ngữ âm. * Ngữ âm học miêu tả : nghiên cứu ngữ âm của một ngôn ngữ nhất định. * Ngữ âm học lịch sử : nghiên cứu sự biến đổi ngữ âm qua qúa trình lịch sử và qui luật của nó . * Ngữ âm học so sánh : nghiên cứu và so sánh ngữ âm giữa các ngôn ngữ để tìm mối quan hệ về nguồn gốc và loại hình của nó . b-Âm vị học : Là một bộ môn khoa học nghiên cứu về việc sử dụng các vai trò của các âm tố và các hiện tượng âm thanh khác trong hoạt động của ngôn ngữ như một công cụ giao tế của con người. Ðây là lĩnh vực nghiên cứu của một bộ môn riêng , hiện nay âm vị học được coi như là một bộ phận của ngữ âm học nói chung . 2- Vị trí của môn ngữ âm học TOP Ngữ âm học có ý nghĩa thực hành lớn , nó cung cấp cho ta phương pháp đúng để dạy viết và đọc , cho ta cơ sở phát âm đúng tiếng mẹ đẻ đồng thời phát âm đúng tiếng nước ngoài, trang bị cho chúng ta cơ sở lí luận và kiến thức để tạo nên hệ thống chữ viết hợp lí , cho ta cơ sở để nghiên cứu các bệnh về lời nói có liên quan đến bộ máy phát âm và hoạt động của não ... Ngữ âm học còn được ứng dụng vào các công việc kĩ thuật khác : Kĩ thuật truyền tin , nhận diện tự động và tổng hợp lời nói một cách nhân tạo. Ngữ âm học đã có nhiều đóng góp quan trọng về mặt lí luận . Qua cơ cấu ngữ âm chúng ta hiểu ngôn ngữ là một hệ thống toàn vẹn , cân đối . Ngữ âm là nơi thí nghiệm của ngôn ngữ học vì ngữ âm thường ít thay đổi và cũng đơn giản hơn các bộ môn ngôn ngữ khác . Ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu. Khi nói vỏ vật chất của tín hiệu được biểu thị bằng âm thanh , khi viết nó được biểu hiện bằng chữ .Chữ viết ghi lại hình ảnh âm thanh của ngôn ngữ , nhưng không phải bao giờ chúng cũng được biểu thị theo cách một âm một chữ mà đôi khi có những âm được biểu thị bằng hai hoặc ba con chữ khác nhau II - CƠ SỞ CỦA NGỮ ÂM 1- Cơ sở âm học TOP Aâm thanh ngôn ngữ cũng như mọi âm thanh khác trong cuộc sống , chúng đều có chung một cơ sở vật chất : Ðó là cơ sở vật lí : Những âm thanh nói chung được tạo thành nhờ sự chấn động của các phân tử không khí , các vật thể đàn hồi , chúng phụ thuộc vào các yếu to ánhư : vật thể chấn động , môi trường truyền âm, lực tác động .. Aâm thanh ngôn ngữ được tạo thành do sự rung động của dây thanh và sự hoạt động của các khí quan khác trong bộ máy phát âm . Khác với các âm thanh tự nhiên , âm thanh ngôn ngữ phải là các âm thanh đi qua bộ máy phát âm của con người và có mang nội dung thông báo. Aâm thanh ngôn ngữ chỉ có thể là những chấn động mà cơ quan thính giác của con người có thể lĩnh hội được . Chính vì vậy, âm thanh ngôn ngữ có những đặc trưng riêng biệt : - Ðộ cao: - Ðộ mạnh : - Ðộ dài: - Âm sắc : 2- Cơ sở sinh lí học TOP Bộ máy phát âm tức là toàn bộ những cơ cấu sinh lí có liên quan âm thanh ngôn ngữ như: môi , răng , lưỡi, khoang miệng, khoang mũi,....Tuy nhiên bộ máy phát âm của con người bao gồm những phần lớn như: - Phổi : Là cái tạo ra không khí . Muốn tạo ra một âm trước hết cần phải có luồng hơi . Trong phần lớn các ngôn ngữ , luồng hơi được tạo ra từ phổi và mỡi âm tùng với một hơi thở ra . - Thanh hầu và dây thanh - Các khoang trên thanh hầu (Sơ đồ bộ máy phát âm của con người.) 3- Cơ sở xã hội TOP Các âm thanh ngôn ngữ không chỉ là những chấn động được truyền trong môi trường không khí , và cũng không chỉ là kết qủa của hoạt động của bộ máy phát âm , mà còn là những đơng vị âm thanh ngôn ngữ mang chức năng ngữ nghĩa và dùng để giao tiếp trong cuộc sống. Mỗi ngôn ngữ có những âm thanh ngôn ngữ mang chức năng ngữ nghĩa khác nhau, có những âm thanh được sử dụng ở ngôn ngữ này nhưng lại không sử dụng ở ngôn ngữ khác, vì thế ngữ âm còn có thêm cơ sở xã hội .Mỗi ngôn ngữ có một hệ thống âm vị riêng , và hệ thống âm vị này lại có quá trình biến đổi theo sự phát triển lịch sử của mỗi dân tộc . 4-Các đặc trưng ngữ âm TOP Mỗi kí hiệu ngôn ngữ đều có hình thức diễn đạt bằng âm thanh của nó .Có những từ sự khác biệt được thể hiện trên số lượng các âm tiết tham gia , hoặc ngay cả trên một từ khi mà số lượng âm tiết bằng nhau chúng cũng thể hiện sự khác nhau rất rõ. Tuy nhiên có những từ mà sự khác biệt dường như chỉ thể hiện trên một âm nào đó : ví như đàn và tàn , chúng khác biệt nhau chỉ ở một đặc trưng : sự chấn động của dây thanh trong khi phát âm hoặc không . Chính vì vậy, miêu tả ngôn ngữ không thể không biết đến những đặc trưng ngữ âm của mỗi cấu tạo âm thanh . Aâm thanh do con người phát ra dùng để giao tiếp được cấu tạo bởi luồng không khí từ phổi đi lên qua thanh hầu. Hai dây thanh ,tức hai tổ chức cơ nằm sóng nhau trong thanh hầu, với sự điều khiển của thần kinh chấn động cho phép luồng không khí thoát ra thành từng đợt nối tiếp nhau tạo nên những sóng âm. dây thanh này dày mỏng khác nhau và tuỳ theo sự chấn động mạnh yếu khác nhau cho ta những âm thanh cao thấp khác nhau. Tuy nhiên, trong quá trình đi ra của luồng không khí những âm thanh do dây thanh tạo nên còn được sự cộng hưởng của các khoang miệng hoặc khoang mũi. Âm này nếu thoát ra ngoài tự do, đặc trưng âm học là có tần số ổn định , chu kì đều đặn , có âm hưởng êm ái dễ nghe, chúng được gọi là tiếng thanh, trong ngôn ngữ đó là các nguyên âm . Ngược lại, luồng không khí từ phổi đi lên qua thanh hầu có thể không tiếp nhận được một âm nào do chỗ dây thanh không hoạt động và để ngỏ . Trong quá trình thoát ra ngoài nếu gặp một sự cản trở nào đó ví như sự tiếp xúc của đầu lưỡi với răng .Những tiếng này không dễ nghe , có tần số không ổn định, có chu kì không đều đặn ,những âm thanh này gọi là tiếng động , chúng là các phụ âm . Còn có một loại trung gian vừa mang tính chất nguyên âm vừa mang tính chất phụ âm được gọi là bán nguyên âm đơn hay bán phụ âm .Ðó là những âm như I, hoặcu trong các âm tiết như chạy , Khuya . 5- Ðặc điểm cấu tạo của nguyên âm và phụ âm TOP Với nguyên âm : Thứ nhất : Luồng hơi đi ra tư do, không bị cản trở, không có vị trí cấu âm. Thứ hai , Bộ máy phát âm hoạt động toàn thể . Thứ ba, khi phát âm nguyên âm luồng hơi đi ra yếu ( dây thanh runh hoặc không rung ). Với phụ âm : Thứ nhất, Luồng hơi bị cản trở do sự xuất hiện của chướng ngại trên lối thoát của không khí . Các chướng ngại này thường là các tiêu điểm cấu âm cụ thể của mỗi âm thanh. ( thường gọi là vị trí cấu âm). Thứ hai, bộ máy phát âm hoạt động xảy ra ở những cơ thịt , tập trung ở vị trí cấu âm . Thứ ba, luồng hơi thoát ra mạnh III - ÂM TỐ 1- Ðịnh nghĩa TOP Âm tố là đơn vị ngữ âm nhỏ nhất không mang chức năng phân biệt nghĩa và nhận diện từ . Theo ông Ðoàn Thiện Thuật thì : Aâm tố là đôn vị âm thanh nhỏ nhất của lời nói có thể tách ra về mặt cấu âm thính giác , đồng chất trong một khoảng thời gian nhất định và thường tương ứng với mỗi một âm vị . Như vậy nói đến âm tố là nói đến mặt tự nhiên của ngữ âm ( bao gồm cơ sở âm học và snh lí ). Âm tố là những yếu tố tự nhiên . Chúng phụ thuộc vào các yếu tố như : ngữ điệu, hoàn cảnh phát âm khi chúng kết hợp với các yếu tố khác trong cùng một âm tiết , bộ máy phát âm của mỗi cá nhân. Chính vì vậy , khi nói về số lượng của âm tố người ta không thể đếm được , chúng có vô vàn trong cuộc sống và chúng không phải là các yếu tố chuẩn . Kí hiệu của âm tố là chúng được phiên âm giữa hai gạch vuông [ ] . Ví dụ : [ b ], [ d ],... ngắn,dài .... Ngoài chúng còn có một số các yếu tố phụ như : ngạc hóa, môi hóa, 2- Các loại âm tố a-Phân loại âm tố về mặt cấu âm : TOP * Âm tố nguyên âm: Các nguyên âm không thể phân loại theo tiêu chuẩn như của phụ âm. Về mặt phương thức cấu âm, nguyên âm chỉ thuộc vào một phương thức đó là luồng hơi ra tự do. Nguyên âm không có vị trí cấu âm vì rằng các khí quan không tạo thành khe, cũng không tạo thành chỗ tắc. Các nguyên âm cũng không thể phân loại theo tiếng thanh, vì bình thường, bất cứ nguyên âm nào cũng có tiếng thanh. Các nguyên âm chỉ khác nhau ở các hoạt động của các khí quan phát âm, trong đó quan trọng nhất là lưỡi. Vì sự thay đổi vị trí của lưỡi gây ra sự khác nhau rất lớn giữa các nguyên âm. Lưỡi chuyển động tới- lui và lên- xuống trong khoang miệng tạo nên những tương quan phức tạp giữa các khoang cộng minh ( khoang miệng và mũi), làm thay đổi hình dáng và thể tích của chúng. Môi tròn lại và đưa về trước, làm kéo dài lối thoát của luồng không khí, hoặc môi chành ra, làm cộng minh trường phía trước ngắn lại. Người ta thường phân loại nguyên âm theo vị trí của lưỡi, độ nâng của lưỡi và hình dáng của môi. - Phân loại theo vị trí của lưỡi: ta có các nguyên âm dòng trước (khi lưỡi dồn về trước), nguyên âm dòng sau ( khi lưỡi dồn về sau) và nguyên âm dòng giữa ( khi lưỡi ở giữa miệng nâng lên). Ví dụ, trong tiếng Việt, các nguyên âm dòng trước là[ i ],[ e ],[ ê ], nguyên âm dòng sau là [ u ], [ o ],[ ô]â và nguyên âm dòng giữa là[ ư ],[ ơ ],[ a]. - Theo độ nâng của lưỡi: các nguyên âm được chia thành nhiều loại khác nhau, tùy từng ngôn ngữ. Ðơn giản nhất là có ba độ nâng của lưỡi như trong tiếng Nga ( cao, trung bình và thấp). Ðộ nâng của lưỡi tương ứng với độ mở của miệng, nên các nguyên âm có độ nâng cao còn gọi là nguyên âm hẹp, nguyên âm có độ nâng thấp còn gọi là nguyên âm mở. Trong ngữ âm học đại cương không có một cách phân loại tuyệt đối theo độ nâng lưỡi vì mỗi ngôn ngữ có một hệ thống nguyên âm khác nhau. Ví dụ, các nguyên âm dòng trước trong tiếng Pháp có 4 độ nâng, các nguyên âm trong tiếng Ðức có 5 độ nâng, còn trong tiếng Anh có 6 độ nâng. Trong tiếng Việt, các nguyên âm đơn có thể chia thành 4 độ nâng: - Hẹp [ i] , [ u ],.... - Hơi hẹp [ ê ], [ ư ],... - Hơi rộng [ o ] , [ e ],... - Rộng [ ă ], [ a],... - Theo hình dáng môi: Các nguyên âm được chia thành nguyên âm tròn môi ( như [ u ],[ ô ] â,[ o ]) nguyên âm không tròn môi ( như [ i ],[ ê] [e],[ ư],[ ơ], [a]). Sự tròn môi rõ nhất ở nguyên âm khép và yếu nhất ở nguyên âm mở. Dựa theo vị trí khác nhau của lưỡi khi cấu tạo các nguyên âm trong khoang miệng, người ta biểu diễn các nguyên âm trên hình thang nguyên âm quốc tế. (Vẽ hình thang nguyên âm ) * Âm tố phụ âm: ( Trước tiên , theo mối quan hệ giữa tiếng thanh và tiếng ồn trong cấu tạo của phụ âm, các phụ âm được chia thành các phụ âm vang( tiếng thanh nhiều hơn tiếng ồn) và các phụ âm ồn. Trong các phụ âm ồn lại chia ra các phụ âm hữu thanh ( phát âm có sự tham gia của tiếng nhanh, do dây thanh rung động) và phụ âm vô thanh ( phát âm không có sự tham gia của tiếng thanh). Nhóm các phụ âm vang có thể được coi là một nhóm trung gian giữa các nguyên âm và các phụ âm ồn. Khi phát âm các phụ âm vang, chướng ngại được tạo thành nhưng có thể là chỗ tắc yếu ( như ở phụ âm [r] tiếng Nga hay [R] tiếng Pháp hay [ l] tiếng Việt) hoặc không khí không những trực tiếp vượt qua chỗ có chướng ngại mà còn đi ra tự do qua mũi ( như ở các phụ âm [m], [n] trong tiếng Việt). - Sự phân chia thứ hai của các phụ âm là phân chia theo phương thức cấu tạo tiếng ồn, tức theo tính chất của chướng ngại, thành các phụ âm tắc, xát và rung. Phụ âm tắc được tạo thành khi hai khí quan tiếp xúc nhau, tạo thành chỗ tắc, canû trở hoàn toàn lối ra của luồng không khí. Ví dụ: Các phụ âm [p], [b], [t], [d]. Phụ âm xát được tạo thành khi hai khí quan nhích lại gần nhau, làm cho lối ra của luồng không khí bị thu hẹp; luồng không khí đi qua khe hẹp này cọ xát vào thành của bộ máy phát âm. Ví dụ: Các phụ âm [f], [v], [s], [z], [h]. Phụ âm rung được tạo thành khi các khí quan dễ rung động ( như đầu lưỡi, lưỡi con hay môi) nhích lại gần nhau tạo thành một khe hở rất hẹp hay một chỗ tắc yếu, luồng không khí đi ra mạnh làm cho các khí quan ấy rung lên (Ví dụ: phụ âm [r] trong tiếng Nga hay[R] trong tiếng Pháp). Trong cách cấu âm của phụ âm, người ta thường phân biệt ba giai đoạn: + Giai đoạn tiến: khí quan phát âm chuyển đến vị trí cấu âm. + Giai đoạn giữ: khí quan phát âm ở vị trí cấu âm. + Giai đoạn lùi: khí quan phát âm rời khỏi vị trí cấu âm. Hai giai đoạn đầu giống nhau ở bất cứ âm tắc nào. Về giai đoạn thứ ba, cần phân biệt các tiểu loại âm tắc: âm nổ, âm mũi, âm tắc- xát và âm khép. Các phụ âm khép không thể gặp trước nguyên âm, mà chỉ thường xuất hiện ở cuối từ hay trước một phụ âm tắc khác. Trong tiếng việt, tất cả các phụ âm ở cuối âm tiết đều là phụ âm khép. - Sự phân chia thứ ba của phụ âm là sự phân chia theo vị trí cấu tạo ra tiếng ồn hay theo khí quan chủ động khi cấu âm. Theo vị trí cấu tạo tiếng ồn, các phụ âm thường được chia ra thành các loạt chính như: phụ âm môi, răng, lợi, ngạc mạc, lưỡi con, yết hầu, thanh hầu. Theo khí quan chủ động, các phụ âm được chia thành các loạt: phụ âm môi, lưỡi trước, lưỡi giữa, lưỡi sau, lưỡi con, yết hầu, thanh hầu. Trong các nhóm này, có một số cần chia nhỏ ra nữa. Thí dụ trong các âm môi, người ta phân biệt các âm hai môi, thường gọi là âm môi- môi ( ví dụ: [p], [b], [m]) với các âm một môi, thường gọi là âm môi- răng ( ví dụ: .[f], [v]). Các âm lưỡi trước thường chia thành nhiều nhóm nhỏ nhưng đáng chú ý là âm đầu lưỡi ( apical) và âm quặt lưỡi (cacuminal). - Ðối với một số ngôn ngữ, còn có một số cấu âm bổ sung làm thay đổi sắc thái các âm. Ðó là các hiện tượng bật hơi, môi hóa, ngạc hóa, yết hầu hóa, thanh hầu hóa, mũi hóa. Trong tiếng Việt, các cấu âm bổ sung có vai trò quan trọng hơn cả là: hiện tượng bật hơi tức là kèm theo một lưu lượng không khí lớn khi chỗ tắc được bật ra ( ví dụ: phụ âm th); hiện tượng thanh hầu hóa, tức là bổ sung động tác tắc kèm theo sự nâng lên của thanh hầu; và yết hầu hóa- bổ sung động tác khép của yết hầu. Hai hiện tượng sau góp phần hiện thực hóa một số phụ âm đầu và thanh điệu tiếng Việt. Các cấu âm bổ sung, cũng như các cấu âm khác, đều có thể được sử dụng để khu biệt các âm tố, hay các hiện tượng âm thanh trong ngôn ngữ. Vì vậy, chúng có giá trị bình đẳng với nhau, xét về mặt âm vị học.( Các âm bổ sung này tạo cho các âm tố có những kí hiệu phụ khác nhau trong từng trường hợp cụ thể khi chúng được thể hiện trên mỗi âm tiết.) Ví dụ : ngạc hóa , môi hóa , ngắn, dài,.... (Vẽ bảng phụ âm ) Tr 168, ÐTT . Tr 123- CSNN - NTG Âm tố bán âm : Những âm tố có đặc tính giống nguyên âm về cách phát âm , cách thể hiệnkí hiệu, nhưng thường chỉ đi kèm, bản thân không tạo thành âm tiết được . Nói cách khác, chúng có chức năng khác với chức năng của nguyên âm : Không tạo nên âm sắc chính của âm tiết, không ở đỉnh âm tiết . b- Phân loại âm tố về mặt âm học : Sự phân loại các âm tố về mặt âm học đã được xây dưng trên tài liệu âm phổ . Các máy phân tích âm phổ cho chúng ta các phổ hình , qua đó các âm tố thể hiện rõ các đặc trưng âm học : cao độ, cường độ , trường độ... Khi phân loại âm tố theo tiêu chí này người ta nhận thấy rằng nhiều khi các nguyên âm hoặc phụ âm phụ thuộc vào các yếu tố khác như: ồn >< không ồn, vang >< không vang , các yếu tố bổng trầm ....và chúng ta có thể kể ra khá nhiều các chi tiết thuộc về các yếu tố âm học Bổng trầm: Những âm bổng có tần số lớn , còn những âm trầm có tần số nhỏ. Âm bổng là các nguyên âm hàng trước , phụ âm răng , các phụ âm lưỡi trước ( giữa). Âm trầm là các nguyên âm hàng sau, các phụ âm môi và phụ âm lưỡi sau. Ngắt- không ngắt: Ðó là sự đối lập giữa có và không có sự chuyển tiếp đột ngột., giữa sự có mặt và vắng mặt của âm thanh .các phụ âm xát thường có khởi âm từ từ . Ngược lại , các phụ âm tắc thường có sự ngắt đột ngột sóng âm đi trước bằng một khoảng im lặng hoàn toàn . Các phụ âm tắc ( trừ nhóm mũi) là những âm ngắt. Còn lại là những âm không ngắt. Loãng đặc : Các âm loãng là những âm có độ nâng của lưỡi cao (những nguyên âm có độ mở của miệng hẹp- hơi hẹp), những phụ âm răng phụ âm môi.( Trên phổ hình chúng có các phoóc măng ở gần trung tâm của phổ hơn ) các âm đặc là những âm có độ nâng của lưỡi thấp ( những nguyên âm có độ mở miệng hơi rộng rộng ),các phụ âm lưỡi trước , lưỡi giữa, lưỡi sau. ( Trên phổ hình chúng có các phoóc măng ở xa trung tâm của phổ hơn ) Trên đây là bảng phân loại theo âm học tương ứng với cách phân loại theo cấu âm. Hữu thanh Vô thanh: Ðó là sự đối lập giữa có hay không có những dao động điều hoà ở vùng tần số thấp, tương ứng với sự có hay không có sự dao động của dây thanh về mặt cấu âm. Căng lơi: Những âm căng là những âm có độ dài lớn,năng lượng lớn và có thanh cộng hưởng thể hiện rõ trên phổ hình.( Các phụ âm căng là những phụ âm mạnh, còn những phụ âm không căng là những phụ âm yếu. Còn ở nguyên âm:âm căng là những âm đặc , âm lới là những âm loãng). Gắt không gắt: Ðó là đối lập giữa cường độ lớn hay nhỏ của tiếng ồn. Trên phổ hình, các âm gắt có vùng tối thay đổi sắc thái rõ rệt. Các phụ âm xát điển hình, các âm tắc- xát, bật hơi, phụ âm rung là những phụ âm gắt. Những loại hìng âm còn lại là những âm không gắt. Giáng Không giáng : Các âm giáng là những âm trầm hóa, ( có một số các phoóc măng của chúng bị hạ thấp so với các âm không giáng ). Các nguyên âm tròn môi [ u [, [ ô ], [ o ],... và các phụ âm đứng trước chúng bị môi hóa đều là những âm giáng . Thăng -không thăng: Ngược lại so với âm giáng , chúng là những âm bổng hóa. Các nguyên âm hàng trước thường là các âm có một trong số các phoóc măng cao hơn các âm không thăng tương ứng .( Ðiều này thể hiện rõ trong các tiếng nước ngoài như tiếng Nga) Mũi- miệng ( hay mũi- không mũi): Phổ hình của các âm mũi có mật độ phoóc- măng dày hơn so với các âm miệng tương ứng. Ở các nguyên âm mũi giữa F1 và F2 xuất hiện thêm một phoóc- măng phụ, và đồng thời có sự giảm cường độ của F1 và F2. Về mặt cấu âm, các âm mũi được tạo thành khi ngạc mềm hạ xuống. Trong tiếng Việt có các âm mũi được thể hiện bằng các chữ cái: m, n, nh, ng.( Chúng chịu ảnh hưởng trực tiếp của khoang mũi) Thanh hầu hóa không thanh hầu hóa: Các âm thanh hầu hóa đặc trưng bởi tốc độ biến đổi năng lượng lớn trong một khoảng thời gian ngắn ( về mặt cấu âm đó là sự có mặt của sự xiết hay tắc khe thanh). Trong tiếng Việt, âm thanh hầu hóa có thể xuất hiệntrong các âm tiết vắng các thủy âm ( phụ âm đầu) trên chữ viết như ăn, uống, uể, oải,... hoặc trước các phụ âm hữu thanh, đặc biệt là trước [ b ],[ đ], và [ l ]. 3- Ý nghĩa của sự phân loại âm tố về mặt cấu âm và âm học TOP * Nghiên cứu cấu âm để dạy và học ngoại ngữ , lồng tiếng cho phim từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác , ( làm cho âm thanh của lời dịch khớp với cấu âm của cấu âm của diễn viên đang nói trên màn ảnh)...v.v. · Nghiên cứu các âm trên phương diện âm học đã xác định đặc điểm của âm tố một cách trực tiếp , không thông qua hoạt động của bộ máy phát âm . Vì vậy chúng đã giúp người đọc có được sự cảm nhận chính xác mặt âm thanh của mỗi một ngôn ngữ . IV- ÂM VỊ 1- Ðịnh nghĩa TOP Có nhiều cách định nghĩa khác nhau . Theo cuốn Ngữ âm học tiếng Việt hiện đại NXBGD 1972 ,nhóm tác giả Cù Ðình Tú thì âm vị là đơn vị nhỏ nhất của ngữ âm có mang chức năng phân biệt nghĩa và nhận diện từ . Theo cuốn ngữ âm tiếng Việt của ông Ðoàn Thiện Thuật thì âm vị là tổng thể các nét khu biệt ,được xuất hiện đồng thời (được con người tri giác theo trật tự trước sau) và có chức năng khu biệt vỏ âm thanh của từ hoặc hình vị . Như vậy , ta có thể hình dung những định nghĩa trên đều được định nghĩa ở hai bình diện : Bình diện chức năng khu biệt , tức thuộc về bình diện ngôn ngữ học, và bình diện thời gian , tức mặt thể chất hay vật lí . Aâm vị , một là có thể định nghĩa như một đơn vị âm vị học : Có tác dụng khu biệt , không thể phân tích thành những đơn vị nhỏ hơn kế tiếp nhau trong thời gian . Hai là được định nghĩa như một tập hợp những nét khu biệt được thực hiện đồng thời . Hai đặc tính : Ðồng thời và kế tiếp được nói đến trong các định nghĩa nói trên không phải là những thuộc tính khách quan có thể quan sát được trong tín hiệu ngôn ngữ , chúng ta có thể dựa vào nó để phân giới giữa cấp độ âm vị với cấp độ nét khu biệt . Hoặc để phân biệt các âm vị đoạn tính với các âm vị siêu đoạn tính. Theo Giáo sư Cao Xuân Hạo , thì những cách định nghĩa trên vẫn còn có những chỗ chưa thoả đáng : Có tính chất ấn tượng chủ nghĩa , có sự lầm lẫn về cách tri giác tính đồng thời, kế tiếp.. . và theo ông thì chỉ cần thay Một tập hợp những nét khu biệt được thực hiện đồng thời bằng cách cụ thể hơn như Một tập hợp những nét khu biệt có tham gia thế đối lập về trật tự thời gian bên trong cái cái đơn vị ở cấp cao hơn mà nó khu biệt. Từ đó , theo giáo sư thì định nghĩa âm vị là Aâm vị là đơn vị khu biệt âm thanh nhỏ nhất có tham gia vào thế đối lập âm vị học về trật tự thời gian , hoặc âm vị là đơn vị âm vị học tuyến tính nhỏ nhất . Theo Ðinh Lê Thư và Nguyễn Văn Huệ Nguời ta thường định nghĩa : Aâm vị là đơn vị nhỏ nhất của cơ cấu âm thanh ngôn ngữ , dùng để cấu tạo và phân biệt hình thức ngữ âm của những đơn vị có nghĩa của ngôn ngữ từ và hình vị Ví dụ : các từ tôi và đôi, ta và đatrong tiếng Việt Phân biệt nhau bởi các âm vị / t /, / đ / . Như vậy, nếu thay âm vị này bằng một âm vị khác trong cùng một âm tiết sẽ làm cho âm tiết đó thay đổi về nghĩa hoặc mất nghĩa . Về chức năng của âm vị : Các âm vị trên nguyên tắc nhất định phải có sự khác nhau , ít nhất là về một đặc trưng nào đó . Chính nhờ sự khác biệt này mà các âm vị có thể tạo ra sự khác biệt về hình thức âm thanh của các hình vị và từ , tạo nên những tín hiệu khác biệt đối với sự cảm thụ của con người . Chức năng khu biệt vỏ âm thanh của hình vị và từ , chức năng cấu tạo nên những thành tố của đơn vị có nghĩa . ( Có những âm tiết có thể do nhiều âm vị cấu tạo nên , ví dụ chuyện gồm 5 âm vị cấu thành. Nhưng cũng có những âm tiết chỉ gồm 2 âm vị cơ bản , ví dụ : u mẹ , y- hắn ta ) Kí hiệu âm vị : Xác định chính xác các âm vị mang chức năng khu biệt nghĩa , khi đó mới đặt chúng vào trong hai gạch đứng . Ví dụ / K / , / b / ,... 2- Biến thể của âm vị TOP Mỗi một ngôn ngữ có số lượng hữu hạn các âm vị mang nghĩa , ì thế những âm vị này đã kết hợp với nhau trong nhiều hoàn cảnh và vị trí khác nhau . Không những thế các âm vị lại còn được thể hiện cụ thể hoá trong những lời nói của các cá nhân ở các địa phương khác nhau. Chính vì vậy, âm vị được thể hiện đa dạng dưới hình thức các biến thể . Chúng ta gọi tất cả những âm tố khác nhau cùng thể hiện một âm vị là là những biến thể của âm vị đó . a- Sự phân bố âm vị và các biến thể của chúng : * Phân bố tương đương ( hoàn toàn trùng nhau). * Phân bố bổ sung . * Phân bố tương đương bộ phận. - Phân bố bao hàm. - Phân bố giao nhau. Ví dụ : AB kiểu 1 ; A B kiểu 2 ; B A ; kiểu 3a A B kiểu 3b ; b- Các kiểu biến thể : * Biến thể tự do. * Biến thể bắt buộc . Các biến thể bắt buộc được chia thành biến thể kết hợp và biến thể vị trí 3- Các nét khu biệt âm vị và sự đối lập âm vị TOP a- các nét khu biệt âm vị : Ðó là bao gồm hàng loạt các đặc trưng tồn tại đồng thời để tạo thành một âm vị thống nhất. Trong số các đặc trưng ấy người ta phân biệt những đặc trưng cần yếu để khu biệt các âm vị . Những đặc trưng cần yếu của âm vị được gọi là nét khu biệt . Ví dụ : / d / : hữu thanh - đầu lưỡi / răng tắc . / t / : Vô thanh - đầu lưỡi / răng - tắc . Nét khu biệt giữa hai âm vị trên là : hữu thanh và vô thanh . Như vậy : nét khu biệt được xác định trên cơ sở sự đối lập âm vị trên một ngôn ngữ cụ thể . Nét khu biệt có thể xảy ra có lúc là hai yếu tố đối lập nhau . b - Sự đối lập âm vị : Sự đối lập giữa hai âm vị tạo thành thế đối lập Ví dụ : / v / và / f / : có nét đối lập giữa hữu thanh và vô thanh Có các loại thế đối lập như sau : - Thế đối lập một tiêu chí . - Thê đối lập nhiều tiêu chí . - Thế đối lập loại hình . - Thế đối lập đơn lập. các âm âm vị tạo thành một hệ thống : Ðó là hệ thống các thế đối lập âm vị . 4- Phiên âm ngữ âm học TOP Phiên âm ngữ âm học là hình thức cơ bản của việc phân tích các ngôn ngữ .Các nhà ngôn ngữ học dựa trên sự phân đoạn của các kí hiệu ng6n ngữ trên một ngôn ngữ cụ thể , sự phiên âm này dựa trên sự phân đoạn các âm vị học . Nó sử dụng một hệ thống chặt chẽ của các kí hiệu , thường là một kí hiệu ghi một âm vị . Ví dụ : trong tiếng Anh pace được phiên âm như sau : / peis /. Trong tiếng Việt nhà : / na / Sự mở rộng của loại phiên âm này được gọi là phiên âm các biến thể . V. ÂM TIẾT 1- Ðịnh nghĩa TOP Tiếng Việt là ngôn ngữ khác với các ngôn ngữ Aán Aâu , nó là ngôn ngữ đơn tiết . Việc này có thể thấy rất rõ qua một chuỗi phát âm của người việt . Chuỗi phát âm có thể được chia ra thành những khúc đoạn nhỏ , lớn khác nhau. chính vì vậy khi định nghĩa âm tiết người ta thường định nghĩa một cách đơn giản : Âm tiết là đơn vị phát âm nhỏ nhất , đơn vị tự nhiên nhất trong lời nói của con người . Mỗi âm tiết là một tiếng . Ví dụ : Tiến lên toàn thắng ắt về ta. Qua ví dụ trên chúng ta sẽ có 7 âm tiết khác nhau . Ðiều đặc biệt trong tiếng Việt là âm tiết có thể trùng với từ khi từ đó là từ đơn (bàn : một âm tiết và đồng thời cũng là một từ ), cũng có khi âm tiết trùng với một âm vị ( ví dụ u vừa là âm tiết vừa là âm vị ). 2 - Cấu tạo về cách phát âm của âm tiết tiếng Việt TOP thuyết độ căng Mỗi âm tiết khi phát âm đều trải qua ba giai đoạn : * Giai đoạn tăng độ căng * Giai đoạn đỉnh điểm của độ căng * Giai đoạn giảm độ căng và đi đến kết thúc . Theo cách phát âm này chúng ta có sơ đồ hình sin cho mỗi một âm tiết , và nhìn vào sơ đồ hình sin chúng ta nhận thấy các âm tiết luôn có độ dài bằng nhau. (Vẽ sơ đồ hình sin ) Trong tiếng Việt ( và các ngôn ngữ đơn lập khác ) âm tiết (hay tiếng hay chữ hay tiết vị ) đều là đơn vị ngữ học trung tâmcủa hệ thống kí hiệu. Các âm tiết có thể là hình vị , từ, ( theo Nguyễn Tài Cẩn- 1960, Nguyễn Thiện Giáp 1996) . Trên bình diện âm vị học , mỗi âm tiết tiếng Việt có cấu trúc hai bậc : - cấu trúc bậc thứ nhất gồm có : 1. Thanh điệu , một đơn vị siêu đoạn tính. Gồm có hai nét khu biệt là âm vực ( cao / thấp hoặc phù / trầm) và âm điệu (bằng / trắc hoặc bình / thướng ). 2. Thanh mẫu ( hay thủy âm , hay phụ âm đầu ) . 3. Vận mẫu ( phần vần của âm tiết). - Cấu trúc bậc thứ hai : Là những chùm nét khu biệt cấu tạo nên thanh mẫu và vận mẫu . Thanh mẫu gồm có một chùm nét khu biệt phụ âm tính ( phương thức phát âm và vị trí cấu âm của mỗi phụ âm ). Còn một chùm khác là một cặp nét sóng đôi nguyên âm tính ( tròn môi mạc hóa ) . Chùm thứ nhất bao giờ cũng đặt trước chùm thứ hai . Mặc dù trên thực tế của sự phát âm các yếu tố có ảnh hưởng của tròn môi- mạc hóa bao giờ cũng xuất hiện trước khi phát âm . Chính vì vậy, có thể cụ thể hóa hai chùm nét khu biệt của thủy âm thành hai âm vị : Phụ âm đầu, và âm đệm ( tiền chính âm) . Như vậy theo cấu trúc hai bậc dạng trên , mô hình âm tiết có vị trí âm đệm nằm về phía phần thanh mẫu ( thủy âm) . Vận mẫu ( hay vần ) cũng gồm có hai chùm nét khu biệt . Một chùm nét nguyên âm tính gọi là chính âm, và một chùm nét phụ âm tính hay bán phụ âm tính gọi chung là chung âm ( hay âm cuối ). Trong thực tế có những vần chỉ có chính âm và có những vần có cả chính âm và chung âm . Nếu vần có chung âm nó được thể hiện như một phụ âm tắc khép hay một bán phụ âm khép . Trong trường hợp vần có cả chính âm và chng âm còn có một chùm nét có tác dụng khu biệt giữa các vần chặt với các vần lỏng . ( Lỏng là các vần có chính âm dài và chung âm ngắn, còn chặt là các vần có chính âm ngắn và chung âm dài) . Chung âm dài phát âm mạnh hơn chung âm ngắn nhiều , vì nó bắt đầu ngay sát đỉnh âm tiết 3- Ðặc điểm của âm tiết tiếng Việt TOP Ðặc điểm cơ bản của âm tiết tiếng Việt là mỗi âm tiết là hình thức biểu đạt của một hình vị . Ví dụ như từ sinh viên bao gồm hai hình vị có vỏ ngữ âm của các âm tiết sinh và viên . là vỏ ngữ âm của một hình vị hay một ừ đơn nên mỗi âm tiết tiếng Việt bao giờ cũng tương ứng với một ý nghĩa nhất định . Chính vì vậy ,việc phá vỡ hay xê dịch vị trí của các âm vị trong một đơn vị âm tiết là điều khó ó thể xảy ra. Nói cách khác cấu trúc của âm tiết tiếng Việt là một cấu trúc chặt chẽ . Mỗi âm vị có một vị trí nhất định trong âm tiết . Dựa trên cơ sở trên phát biểu đặc điểm âm tiết tiếng Việt như sau: Âm tiết tiếng Việt được chia thành ba phần : Phần phụ âm đầu , phần vần và thanh điệu , thanh điệu luôn nằm trên toàn bộ âm tiết . Căn cứ vào đăïc điểm này người ta vẽ được mô hình của âm tiết . Chứng minh cho đặc điểm của âm tiết có các căn cứ : * Căn cứ vào từ láy * Căn cứ vào kiểu từ iêc hoặc iệc hoá * Căn cứ vào từ lái * Căn cứ vào vần của thơ ca 4- các vị trí trong mô hình âm tiết TOP * Vị trí số 1: Âm đầu. * Vị trí số 2: Âm đệm. * Vị trí số 3: Âm chính . * Vị trí số 4: Âm cuối. 5- Phân loại âm tiết tiếng Việt TOP Có hai cơ sở dùng cho việc phân loại âm tiết tiếng Việt . a- Phân loại dựa vào vị trí số 1 và số 2 : Cách phân loại này cho ta các âm tiết từ nhẹ ---nặng : * Âm tiết nhẹ * Âm tiết hơi nhẹ * Âm tiết hơi nặng * Âm tiết nặng . b- Phân loại dựa vào vị trí số 4 : cách phân loại này cho ta các âm tiết từ mở ------ khép : * Âm tiết mở . * Âm tiết hơi mở . * Âm tiết hơi khép. * Âm tiết khép. 6- Sự biến hóa ngữ âm TOP Trong khi nói con người luôn phát ra một chuỗi âm thanh liên tục , vì vậy chúng luôn có sự ảnh hưởng lẫn nhau . Ðặc biệt là những âm tố lân cận được nói trong cùng một âm tiết . Sự ảnh hưởng lẫn nhau này gây ra hiện tượng biến hoá ngữ âm : sự thích nghi, đồng hóa, dị hóa , thêm âm , bớt âm,.... Một số hiện tượng biến hóa ngữ âm thường gặp trong tiếng Việt là : * Sự thích nghi: Sự thích nghi xuất hiện giữa nguyên âm và phụ âm đứng cạnh nhau. Nếu âm tố sau biến đổi cho giống âm tố trước Ðó là sự thích nghi xuôi. Còn nếu âm tố trước biến đổi cho phù hợp với âm tố sau Ðó là sự thích nghi ngược . Hiện tượng thích nghi thể hiện rõ rệt trong những vần có nguyên âm dòng trước và dòng sau kết hợp với các phụ âm / K /, / N / . * Sự đồng hóa : Xuất hiện giữa các âm tố cùng loại ( nguyên âm với nguyên âm, phụ âm với phụ âm , thanh điệu với thanh điệu ) Ví dụ : vỏn vẹn ----- Vẻn vẹn Muôn vạn ------ muôn vàn * Sự dị hóa : Xuất hiện giữa những âm tố hay các hiện tượng âm thanh cùng loại , khi một yếu tố biến đổi cho khác với yếu tố kia . Ví dụ : Nhỏ nhỏ----- Nho nhỏ Nhạt nhạt ---- Nhàn nhạt * Sự bớt âm : Là hiện tượng rút gọn để phát âm dễ hơn . Thường xuất hiện trong khẩu ngữ . Ví dụ : Ba mươi mốt ----- băm mốt Phải không ------ Phỏng VI - HỆ THỐNG NGỮ ÂM TIẾNG VIỆT 1- Hệ thống phụ âm đầu TOP 1.1-Ðặc trưng ngữ âm tổng quát của các âm đầu : Các âm tiết tiếng Việt khi phát âm về mặt cấu âm bao giờ cũng mở đầu bằng một động tác khép lại , dẫn đến chỗ cản trở không khí hoàn toàn hoặc bộ phận . Ðó là cách phát âm của các âm tiết như : bút , mai, .... Còn những âm tiết như Aên , uống mặc dù trên chữ viết chúng ta nhìn thấy phụ âm vắng mặt nhưng thực tế chúng cũng phải bắt đầu bằng một động tác khép kín khe thanh , sau đó mở ra đột ngột gây nên một tiếng động . Thực chất động tác này cũng giống như : [ b , t , h ] . Sự khác nhau của hai cách bắt đầu âm tiết này chỉ là ở câu âm : một đằng không khí bị cản trở ở một vị trí cụ thể nào đó , còn một đằng không khí bị cản trở ở thanh hầu . Hiện tượng này là hiện tượng tắc thanh hầu chung cho những âm tiết như : Am ,Oâi,... Như vậy phẩm chất ngữ âm chung của âm đầu là tính phụ âm . 1.2- Các tiêu chí khu biệt phụ âm đầu : a-Tiêu chí phương thức phát âm Về phương thức cấu âm : Gồm có các phương thức : Tắc , xát Về thanh tính : Phụ âm ồn , phụ âm vang , vô thanh , hữu thanh,... b- Tiêu chí bộ vị câu âm : Có các bộ vị câu âm dùng phân biệt các phụ âm đầu như: Môi , lưỡi, răng, mặt lưỡi , họng,... ( Vẽ bảng phụ âm ) c - Tiêu chí khu biệt bằng tính chất âm học : Trầm --- bổng . Gắt ---- không gắt . 1.3- Phụ âm đầu tiếng Việt : * Số lượng : ( Biến thể của các âm đầu ) * Chứùc năng : * Ðiều kiện kết hợp : * Sự thể hiện chính tả: 2- Hệ thống âm đệm TOP 2.1- Các đặc trưng ngữ âm : Trong âm tiết tiếng Việt sự mở đầu khác nhau không chỉ căn cứ vào phụ âm đầu mà có thể căn cứ vào hiện tượng tròn môi ( hoặc môi- ngạc mềm hóa ) . Ví dụ toàn và tàn , giữa hai âm tiết này có động tác cấu âm khác nhau do âm tiết toán có sự tham gia của một âm lướt .Sự đối lập giữa âm tiết toàn và tàn là sự đối lập giữa đặc trưng cấu âm tròn môi và không tròn môi . Những đặc trưng đó là nét khu biệt làm nên hiện thực của hai âm vị : Một âm vị là bán nguyên âm môi ( có hai tiêu điểm môi- ngạc mềm) , Ghi bằng / - u - /, hay / - w- / ; một âm vị khác có nội dung tiêu cực , đó là âm vị / zero / Ví dụ: so sánh hai phát ngôn : Cụ ạ và quạ . Qúa và của . 2.2- Tính chất nước đôi của âm đệm : Âm đệm có vị trí khá đặc biệt trong cấu trúc âm tiết tiếng Việt , đó là tính chất nước đôi của nó ; Về vị trí : nó có thể nghiêng về phần vần , nhưng cũng có thể nghiêng về phấn phụ âm đầu . Về ngữ âm học : khi nghiên cứu mối quan hệ giữa âm đệm và âm cuối , Gordina nhận th\ấy: Trong nhiều trường hợp , sự có mặt của yếu tố bán nguyên âm không kéo dài trường độ của cả tổ hợp .trong khi những trường hợp khác thì trường độ lại tăng lên qúa rõ so với trường độ của ngyuên âm không có /- u-/ . Chính vì tính chất nước đôi này mà có tác giả xem âm đệm là thuộc tính của âm đầu , có tác giả xem âm đệm là thuộc tính của phần vần. Tuỳ theo cách giải quyết khác nhau ( những căn cứ dùng để xác định ) mà người ta có những mô hình âm tiết khác nhau . Âm đệm luôn có mặt trong phương ngữ Bắc Bộ nhưng lại vắng mặt trong phương ngữ Nam Bộ , vì thế cấu trúc âm tiết của một âm tiết trong phương ngữ Nam Bộ chỉ có : Phụ âm đầu- âm chính âm cuối và thanh điệu . Sự vắng mặt âm đệm đã ảnh hưởng đến sự biến đổi âm đầu và âm chính . 2.3- Âm đệm : * Số lượng : * Sự thể hiện chính tả : * Ðiều kiện kết hợp: * Chức năng : 3- Hệ thống âm chính TOP 3.1- Tiêu chí khu biệt các âm vị nguyên âm : Trong âm tiết tiếng Việt bộ phận mang âm sắc chủ yếu của âm tiết là nguyên âm . Nguyên âm trong âm tiết có thể là nguyên âm đơn hay nguyên âm đôi , Chính vì vậy đỉnh của âm tiết bao giờ cũng xảy ra ở nguyên âm . Trong tiếng Anh : một từ table có hai âm tiết , âm tiết thứ hai chỉ gồm hai phụ âm / bl / nghĩa là / l / có thể là đỉnh của âm tiết , trong tiếng Việt điều này không bao giờ xảy ra . Vì thế khi nói về các tiêu chí khu biệt nguyên âm người ta có thể có các tiêu chí sau : a- Tiêu chí khu biệt phẩm chất : Trong hai âm tiết sau bán và bún , các nguyên âm / a/ và /u / đối lập nhau ở chỗ / u / có âm sắc trầm và âm lượng nhỏ còn /a/ có âm sắc trung hòa và âm lượng lớn . Ðó là sự đối lập về phẩm chất . Trong khi đó hai âm tiết bán và bắn sự đối lập giữa / a / và / ă / laị không phải ở âm sắc và âm lượng ( vì cả hai cùng có âm sắc và âm lượng như nhau ) mà khác nhau chính là ở độ dài các nguyên âm ( tức là âm lượng độ vang ). * Về tiêu chí âm sắc ( tức bổng/ trầm ): - Ðặc trưng bổng / trầm . Loại bổng : Gồm các nguyên âm hàng trước . Loại trầm vừa : Gồm các nguyên hàng sau không tròn môi Loại trầm : Gồm các nguyên âm hàng sau tròn môi. - Tính cố định và không cố định của âm sắc . Những nguyên âm có âm sắc cố định thường là các nguyên âm đơn dài . Những nguyên âm có âm sắc không cố định : là những nguyên âm đôi · Về tiêu chí âm lượng : Tức là tiêu chí tương liên về độ mở , xét về cấu âm Chúng ta có các nguyên âm đối lập nhau theo hai bậc âm lượng lớn nhỏ . Như vậy toàn bộ các nguyên âm chia ra thành các âm lượng : Âm lượng cực lớn : e, a ( khi có ch và nh) , a, ă, o, ô. Âm lượng lớn vừa : e, ơ, â, o. Âm lượng nhỏ vừa : iê, ươ, uô. Âm lượng nhỏ : i , ư, u. Nếu chia các âm vị thành hai nhóm : nguyên âm đơn và nguyên âm đôi thì các nguyên âm đơn bao giờ cũng thuộc về các âm lượng : cực lớn , lớn vừa và nhỏ. Còn nguyên âm đôi không có thế đối lập về âm lượng . b- Tiêu chí khu biệt về lượng . Ðây là tiêu chí khu biệt về trường độ thế đối lập này chỉ xảy ra ở các nguyên âm đơn . Trong tiếng Việt có 4 âm vị nguyên âm ngắn đối lập với 4 âm vị nguyên âm dài. 3.2- Âm chính : * Số lượng : * Ðiều kiện kết hợp . * Chức năng . * Sự thể hiện chính tả và cách ghi kí hiệu . 3.3- Sự thể hiện nguyên âm trong các tiếng địa phương . Trong phương ngữ Nam Bộ các nguyên âm đôi / ie , ươ, uô, /khi kết hợp với các âm cuối / u, i, m , p /sẽ được thể hiện là các nguyên âm đơn / i , ư , u, / Ví dụ : chuối , bưởi, tiếp,... Ðược phát âm thành Chúi , bửi, típ . Ở một vài địa phương khác thuộc phương ngữ Trung Bộ các nguyên âm đôi được thể hiện thành các nguyên âm cùng dòng có độ mở rộng . Ví dụ : Phương ngữ Bắc Bộ Phương ngữ Trung Bộ Người Ngài Ruột rọt miếng mánh ( méng ) 4- Hệ thống âm cuối TOP 4.1- Các tiêu chí khu biệt : các âm tiết tiếng Việt thường đối lập bằng những cách kết thúc nhau . Có âm tiết kết thúc bằng sự kéo dài và giữ nguyên . Ví dụ : Má , đi , cho,....còn các âm tiết khác kết thúc bằng cách biến đổi âm sắc của âm tiết ở phần cuối do sự đóng lại của các âm cuối tham gia . Ví dụ như : một , mai , màng,.... Trong trường hợp đầu ta có các âm cuối là âm vị / zero/ , tromg trường hợp sau ta có các âm cuối là những âm vị bán âm , phụ âm. Các âm vị được thể hiện trên chữ viết của hệ thống âm cuối có các nét khu biệt như sau : * Tiêu chí ồn vang : Oàn : / p, t, k / Vang / m , n , nh , ng ,/ và hai bán âm / u /, / i / * Tiêu chí mũi- không mũi: Các âm mũi / n , m , n / Các âm không mũi : hai bán âm / u / , / i / 4.2- Âm cuối : * Số lượng . * Chức năng . *Sự thể hiện trên chữ viết . * Ðiều kiện kết hợp . 4.3- Sự thể hiện của các phụ âm cuối trong các tiếng địa phương : Hai phụ âm cuối / n , t / được thể hiện thành / ng , k / trong phương ngữ Nam Bộ khi chúng đi sau các nguyên âm đôi trừ / i , e / Ví dụ : Bắc Trung Bộ Nam Bộ Ðen đét Ðeng đéc man mát mang mác lon lót loong loóc Hai âm vị phụ âm cuối / k- ng / khi kết hợp với các nguyên đơn hàng trước không tròn môi thì lại được thể hiện thành phụ âm / n , t / . Sự phát âm của các âm tiết có chứa các nguyên âm / i , e,/ thường được chuyển đổi. Ví dụ: Mít , chín mứt chứn(theo Hoàng Thị ChâuTiếng Việt trên các miền đất nước1989, tr.180 ). 5- Thanh điệu TOP Trong tiếng Việt có hiện tưiợng ngữ âm mang chúc năng xã hội mà chữ viết biểu thị bằng các dấu huyền, hỏi, sắc, nặng,... được gọi là thanh điệu 5.1- Ðịnh nghĩa : Thanh điệu là sự nâng cao hoặc hạ thấp giọng nói trong một âm tiết có tác dụng khu biệt vỏ âm thanh của từ hoặc hình vị . Tiếng Việt hiện đại bao gồm 6 thanh điệu . 5.2- Những nét khu biệt của thanh điệu : * Nét khu biệt dựa vào đặc trưng điệu tính : Ðặc trưng Âm vực : Ðặc trưng âm điệu . * Nét khu biệt dựa vào đặc trưng phi điệu tính : Ðó là những đặc trưng còn lại như : cường độ , trường độ, hiện tượng yết hầu hóa . 5.3- Thanh điệu trong phương ngữ Bắc Bộ ( Phần này chủ yếu dựa vào kết qủa nghiên cứu của Gordina , 1984 ) *Thanh 1 : không dấu * Thanh 2 : dấu huyền * Thanh 3 : Dấu ngã * Thanh 4 : Dấu hỏi * Thanh 5 : Dấu sắc * Thanh 6 : Dấu nặng 5.4- Thanh điệu trong các phương ngữ khác : Trong phương ngữ Trung Bộ thanh điệu bao gồm 5 thanh ( thanh 3 và thanh 4 trùng nhau ) , riêng vùng Nghệ An thường có 4 thanh ( Thanh 2 và thanh 5 trùng nhau; thanh 3 và thanh 6 trùng nhau theo Bùi Văn Nguyên ,1977 ) Trong phương ngữ Nam Bộ có 5 thanh điệu (thanh 3 và thanh 4 trùng làm một ) 5.5- Sự phân bố thanh điệu trong các loại hình âm tiết : Sự phân bố thanh điệu trong các loại hình âm tiết có thể tóm tắt trong sơ đồ sau : Thanh điệu Không huyền Ngã Hỏi sắc nặng 2 3 - 4 + 5 6 dấu Aâm tiết Aâm tiết khép Không khép 6- Ngữ điệu 1 + + + + + + + TOP Trong chuỗi lời nói , mỗi câu được thể hiện như một chỉnh thể trọn vẹn về ngữ âm, được tách ra giữa hai chỗ ngừng giọng . Hình thức ngữ âm của câu được gọi là ngữ điệu câu. PHẦN BÀI TẬP TOP 1- Âm thanh là gì? Âm thanh do đâu mà có ? Tính chất vật lí của âm thanh nói chung và âm thanh ngôn ngữ nói riêng thể hiện ở những đặc điểm nào? 2- Ngữ âm là gì? ngữ âm học là gì? Ðối tượng nghiên cứu của ngữ âm học .Ý nghĩa và tác dụng của việc học ngữ âm . 3- Thế nào là cơ sở xã hội của ngữ âm ? Tại sao nói cơ sở xã hội của ngữ âm thể hiện tính chất quy ước của âm thanh ngôn ngữ . 4- Cùng chỉ một sự vật là cây ở các tổ hợp âm thanh của ba ngôn ngữ khác nhau ( Cùng biểu hện một khái niệm ) có gì khác nhau : Cây ( tiếng Việt ); Tree ( tiếng Anh ); Arbre ( Tiếng Pháp ). 5- Hãy phân tích cấu tạo của các từ láy dưới đây ( Chú ý hình thức điệp): + Lơ thơ tơ liễu buông mành Con oanh học nói trên cành mỉa mai. + Lại càng mê mẩn tâm thần Lại càng đứng lặng tần ngần chẳng ra . (Nguyễn Du ) Sẽ ra về bao nhiêu cô gái Một ngày mai đường sẽ đứng chơ vơ . Ðể cho đời sau còn đứng ngẩn ngơ. Trước những công trình ngoằn ngoèo trên mặt đất . (Phạm Tiến Duật ) 6 - Bằng cảm giác hãy nhận xét độ dài của các nguyên âm trong các âm tiết sau: Hai Hay Lớn Lấn Tai - Tay Mai - May Tân Tăn Nhớn - Nhấn Cớm Cám Nhan - Nhăn Trong tiếng Việt các nguyên âm có phân biệt về trường độ hay không ? 7- Mỗi khoang trong cơ quan phát âm cho ta một số đặc điểm riêng biệt . Hãy phát âm các phụ âm :m, n, nh, ng, và nhận xét . 8- Hãy bịt chặt mũi lại và phát âm các phụ âm [m], [p], [t], [n], trong các âm tiết sau: Pa, ta, na, Phụ âm nào phát âm được phụ âm nào không vì sao? 9- Thử tìm hiểu giá trị gợi cảm của các phương tiện ngữ âm được vận dụng trong khổ thơ sau : Tôi lại về quê mẹ nuôi xưa Một buổi trưa nắng dài bãi cát Gió lộng xôn xao sóng biển đu đưa Mát rượi lòng ta ngân nga tiếng hát . ( Tố Hữu ) 10- Ngữ âm và chữ viết khác nhau như thế nào? Chữ viết có phải là cái vỏ vật chất của ngôn ngữ không .Tìm một số ví dụ trong chữ quốc ngữ để chứng minh chữ viết phản ánh không đúng kí hiệu ngữ âm. 11- Âm tố là gì? Khi khảo sát các âm tố người ta dựa trên cơ sở nào là chủ yếu? cho các ví dụ cụ thể. Các âmâ tố nguyên âm và các âm tố phụ âm khác nhau trên những điểm cơ bản naò? 12-Trong các âm tiết : tuý túi , hoa- hao , đâu là phụ âm, nguyên âm và bán âm. 13- Cho các phụ âm hữu thanh [b], [v], [d], [z], hãy tìm các phụ âm vô thanh tương ứng . 14- Cho các phụ âm tắc [ p], [b], [d], [t], [k], hãy tìm các phụ âm xát tương ứng . 15- Miêu tả các phụ âm [ t], [z], [h], [c], 16- Nhận xét về sự khác biệt cấu âm của hai âm tố [ t]và[t] trong hai âm tiết : ta và át 17- Âm vị là gì ? Phân biệt những điểm khác nhau giữa âm vị và âm tố . 18- Nét khu biệt là gì? Thế đối lập âm vị học là gì ? Giải thích mặt chức năng xã hội của âm vị . 19- Một người Hoa bán bánh bao rao : Pánh pao tây , một trăm tồng một cái . Hãy suy nghĩ đặc trưng nào của tiếng mẹ đẻ của người bánbánh ấy gây ra lỗi phát âm như trên. 20- Những nét khu biệt nào làm nên nội dung của âm vị phụ âm đầu / t / trong tiếng Việt . 21- Tại sao nói mặt xã hội của âm vị chính là tính quy ước của âm vị .Thế nào là chu cảnh ngữ âm? Vì sao nói chu cảnh ngữ âm có thể ảnh hưởng đến âm vị và gây ra các biến thể.? Có mấy loại biến thể? Loại biến thể nào là quan trọng đối với việc nghiên cứu ngữ âm. 22- Trong tiếng Việt có âm tố [t] luôn đứng đầu âm tiết ( ví dụ: ta, tô, tu , ti, tê, ) và âm tố [t] luôn đứng cuối âm tiết ( ví dụ:át , ốt, út, ít,)Vậy chúng có phải là biến thể vị trí của một âm vị / t / hay không ? 23- Tại sao 3 âm tố [ c], [k], [q]. đứng đầu âm tiết tiếng Việt được coi là biểu hiện của một âm vị / k / mà thôi. 24- Hãy chứng minh rằng trong âm tiết cốc phụ âm đầu /k / có 3 nét khu biệt còn phụ âm cuối / k /chỉ có hai nét khu biệt . 25 - Trong ngữ âm yếu tố nào là âm đoạn tính và yếu tố nào là siêu âm đoạn tính ? Miêu tả các yếu tố đó . 26- Dựa vào những căn cứ nào để chứng minh rằng về mặt kết cấu âm tiết tiếng Việt chia thành các bộ phận lớn : Phụ âm đầu, vần, và thanh điệu. 27- Âm tiết tiếng Việt có cấu tạo bao nhiêu thành phần? Hãy miêu tả cả các thành phần đó . Tại sao lại nói âm tiết tiếng Việt có cấu trúc hai bậc? 28- Nêu đặc điểm về mặt ngữ âm và đặc điểm về mặt ý nghĩa của âm tiết tiếng Việt . 29- Hãy vẽ sơ đồ các âm tiết trong câu thơ sau : Tiếng suối trong như tiếng hát xa Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa. theo thuyết thang bậc độ căng về phát âm ( sơ đồ hình sin ). 30- Hãy tìm các nguyên âm đôi trong các âm tiết của các câu thơ sau: Có nhớ chăng hỡi gió rét thành Ba Lê, Một viên gạch hồng bác chống lại cả mùa băng giá , Và sương mù thành Luân Ðôn, người có nhớ Giọt mồ hôi Người nhỏ giữa đêm khuya, (Chế Lan Viên) Hãy chỉ ra các nguyên âm tạo đỉnh trong mỗi âm tiết . 31- Âm tiết tiếng Việt chia làm bao nhiêu loại hình ? Dựa vào những tiêu chuẩn nào để phân chia như vậy. 32- Hãy xếp loại hình của các âm tiết trong đoạn thơ sau : Qua sông đò vẫn qua sông Tìm em quân giặc đừng hòng tìm em Aùo em như có phép tiên Ðò qua mấy chuyến , áo em mấy màu . …………………………….. Ðò xong em vội cắm sào Bóng em thoắt đã nhập vào hàng quân, Hỡi em: Cánh én mùa xuân , Hoà trong muôn vạn anh hùng Miền Nam. ( Lê Anh Xuân ) 33- Ghi kí hiệu ngữ âm của các âm tiết trong bài thơ Cảnh khuya của Hồ Chí Minh 34- Vai trò của vần trong âm tiết tiếng Việt . Vần của âm tiết tiếng Việt bao gồm mấy thành phần. 34- Miêu tả hệ thống âm đầu, âm đệm , âm chính, âm cuối, nêu khả năng kết hợp của chúng. ( Giải thích các nguyên nhân : tại sao chúng có thể kết hợp được và tại sao chúng lại không thể kết hợp được ). 35- Dựa vào đâu chúng ta có thể phân biệt được các âm vị Aâm đệm / u / Aâm chính / u / Nguyên âm đôi /uo / 36- Hãy tìm và chứng minh nguyên âm trong vần anh ách là âm vị nguyên âm nào? và nguyên âm trong vần lần khân là âm vị nguyên âm nào? 37- Hãy phân biệt nghĩa của các âm tiết sau đây bằng kí hiệu ngữ âm ( giải thích cách ghi kí hiệu của anh chị ) Tai—Tay ; Lai – Lay ; 38- Phân biệt các âm tiết sau ( ghi kí hiệu ngữ âm ): Ðâu Ðơi ; ngoằn ngoèo; khuyếch trương ;khúc khuỷu; tanh tách; thuở thủa; canhkeng; khỉukhuỷu; quốcquấc ; củiquỷ; nguệch –ngoạc; huyênthuyên; huênh hoang; quặt quẹo; ngoắt ngoéo; tuế toái ; 39- Tìm hiểu đặc điểm của âm thanh ( sáng/ tối; trầm / bổng; vang / không vang;) trong đoạn thơ sau : Em ơi Ba Lan mùa tuyết tan, Ðường bạch dương sương trắng nắng tràn ……………………………………… Một giọng thơ ngâm , một giọng đàn. ( Tố Hữu ) 40- Nhận xét về sự phân bố thanh điệu trong những từ láy cho sau đây: Vui vẻ; sáng sủa; khó khăn; đo đỏ; náo nức; khấp khểnh; long lanh; hể hả; qúa quắt; tả tơi ; giỏi giang; lạnh lẽo ; phờ phạc; dễ dàng ; lạ lùng ; đẹp đẽ; rạo rực; bồng bềnh; đậm đà; cũ kĩ; 41- Hãy tìm luật hài thanh trong các dạng láy ba, láy tư sau đây : Khít khìn khịt; dửng dừng dưng ; sạch sành sanh; cuống cuồng cuồng ; lếch tha lếch thếch ; hì hà hì hục; vất vơ vất vưởng ;bổi hổi bồi hồi; lảm nhảm làm nhàm; lơ thơ lẩn thẩn; lồm nhồm loàm nhoàm ; 42- Trong khổ thơ 7 chữ và 5 chữ sau đây , hãy nhận xét về đặc điểm phân bố của các thanh bằng và thanh trắc ở các âm tiết cuối cùng của mỗi nhịp trong câu thơ: Khổ thơ 7 chữ : Miền Nam đó / ngọn đèn / mặt biển; Giữa đêm đông / đỏ lửa / đưa đường ; Hãy nhằm hướng / phương đông / mà tiến; Hỡi những con tàu/ trên các / đại dương . Khổ thơ 5 chữ : Con chim non / rũ cánh; Ði tìm tổ/ bơ vơ; Quanh nẻo rừng / hiu quạnh; Lướt thướt dưới/ dòng mưa .