Uploaded by Bích Phượng Nguyễn Thị

ĐỀ THUYẾT TRÌNH BẢO VỆ CHỐNG BỨC XẠ CHIẾU NGOÀI

advertisement
BÀI THUYẾT TRÌNH
֍•֍•֍
BẢO VỆ CHỐNG BỨC XẠ CHIẾU NGOÀI
Sinh viên thực hiện: NGUYỄN THỊ BÍCH PHƯỢNG
Lớp: HNK44
1
Môn: AN TOÀN PHÓNG XẠ
Chuyên ngành: KỸ THUẬT HẠT NHÂN
Khoa: VẬT LÝ ꝸ KỸ THUẬT HẠT NHÂN
2
A. Các mối nguy hiểm do bức xạ chiếu ngoài
B. Kiểm soát mối nguy hiểm bức xạ chiếu ngoài
3
A.Các mối nguy hiểm do bức xạ chiếu ngoài
Bức xạ chiếu ngoài là bức xạ từ một nguồn ở bên ngoài cơ
thể.
Một mối nguy hiểm bức xạ chiếu ngoài tồn tại khi bức xạ
ion hóa từ một nguồn ở ngoài cơ thể có khả năng gây ra
tổn hại đối với cơ thể người. Mối nguy hiểm này khác với
mối nguy hiểm chiếu trong, nó tồn tại khi có khả năng
chiếu xạ từ các chất phóng xạ thâm nhập vào cơ thể.
Chúng ta sử dụng các phương pháp khác nhau để kiểm
soát các mối nguy hiểm bức xạ chiếu trong và chiếu
ngoài.
4
1. Ảnh hưởng của các loại bức xạ tới các mối nguy hiểm của
bức xạ chiếu ngoài.
 Các hạt alpha: có khả năng ion hóa mạnh nhưng độ đâm xuyên lại
rất yếu, chỉ có quãng chạy rất ngắn trong không khí (vài centimet) và
không được xem là mối nguy hiểm bức xạ chiếu ngoài bởi vì chúng
không có thể xuyên qua các lớp bên ngoài của da.
 Các hạt bêta: có khả năng đâm xuyên lớn hơn các hạt alpha và khả
năng đâm xuyên phụ thuộc vào năng lượng của chúng. Các hạt bêta
năng lượng cao có thể đi được vài mét trong không khí và cũng có
thể xuyên qua các lớp da bên ngoài tới vài milinet (ví dụ hạt bêta có
năng lượng 1 MeV gần da có thể xuyên gần 5 milimet).
 Các hạt bêta không được xem là nguy hiểm bức xạ ngoài đối với các
cơ quan cơ thể khác so với da và mắt.
5
Bức xạ hãm được sinh ra do tương tác của hạt bêta năng lượng
cao với các vật liệu có nguyên tử số cao sẽ dẫn tới tạo ra các tia
X mà chúng là một mối nguy hiểm bức xạ ngoài lớn hơn các hạt
bêta ban đầu.
Tia X và tia gamma là các dạng bức xạ điện từ sóng ngắn mà
chúng sẽ xuyên qua tất cả các cơ quan của cơ thể và là một mối
nguy hiểm đáng kể của bức xạ ngoài. Năng lượng của các lượng
tử gamma và tia X là một yếu tố quan trọng để xác định mức độ
nguy hiểm của bức xạ ngoài.
Nơtron cũng có khả năng xuyên qua cao. Chúng truyền năng
lượng cho cơ thể khi chúng bị tán xạ trong mô cơ thể. Nơtron là
một mối nguy hiểm quan trọng của bức xạ ngoài, chúng đòi hỏi
sự kiểm soát cẩn thận.
6
Bảng 1: Tóm tắt các mối nguy hiểm tương đối của bức
xạ chiếu ngoài.
Loại bức xạ
Mối nguy hiểm tương đối
Các loại alpha
Không
Các loại bêta
Các tia gamma
Các tia X
Không đáng kể với nội tạng
Nghiêm trọng
Nghiêm trọng
Các nơtron
Nghiêm trọng
7
2. Các nguồn nguy hiểm của bức xạ chiếu ngoài.
Các mối nguy hiểm bức xạ chiếu ngoài có thể được sinh ra từ hai
nguồn:
+Một là từ các thiết bị mà khi vận hành sẽ tạo ra bức xạ ion hóa.
+Hai là từ các chất phóng xạ.
Các máy phát tia X là một loại thiết bị phát bức xạ ion hóa phổ biến.
Khi chúng vận hành các tia X được tạo ra và thiết bị là một mối nguy
hiểm bức xạ chiếu ngoài. Tuy nhiên khi tắt máy các tia X sẽ không
được sinh ra và mối nguy hiểm bức xạ chiếu ngoài bị mất đi.
Ngược lại các hạt bêta, tia X, tia gamma được phát ra từ các chất
phóng xạ là một mối nguy hiểm bức xạ chiếu ngoài liên tục. Các chất
phóng xạ phát bức xạ liên tục nhưng chúng có thể được đặt vào
trong các bình chứa hoặc bao xung quanh bằng vật liệu che chắn để
làm giảm mối nguy hiểm bức xạ chiếu ngoài tới mức chấp nhận được.
8
B. Kiểm soát mối nguy hiểm của bức xạ chiếu
ngoài.
 Có ba biện pháp để kiểm soát các mối nguy hiểm của bức xạ
chiếu ngoài:
 Thời gian
Khoảng cách
Che chắn
 Áp dụng các phương pháp này có thể làm giảm liều nhận được
do chiếu xạ bởi bức xạ ion hóa chiếu ngoài.
 Kiểm soát thời gian là phương pháp quan trọng để giảm sự chiếu
xạ đối với bức xạ ion hóa. Bằng cách giảm thời gian làm việc với
(hay bị chiếu xạ bởi) các chất phóng xạ, liều nhận được có thể
được giảm tối thiểu. Nói một cách đơn giản là liều bức xạ nhận
được khi làm việc trong một vùng có suất liều nhất định phụ
thuộc vào thời gian làm việc trong vùng đó.
♠ Mối liên hệ này đươc cho bởi phương trình:
D=X.T
Trong đó D là liều nhận được
9
X là suất liều chiếu
T là thời gian bị chiếu xạ
→ Nếu thời gian bị chiếu xạ đối với một nguồn có suất liều cố định
được giảm đi thì liều tổng cộng nhận được cũng được giảm đi.
 Đối với một công việc bức xạ có suất liều cố định:
10 ☻Nếu giảm một nửa thời gian chiếu xạ, liều nhận được sẽ giảm
một nửa.
☻Nếu tăng gấp đôi thời gian chiếu xạ, liều nhận được sẽ tăng gấp
đôi.
 Điều quan trọng cần nhớ rằng các quy tắc này vừa bảo vệ cho
riêng bạn vừa bảo vệ cho người khác.
☻Mối quan hệ trên cũng có thể được sử dụng để đảm bảo các
giới hạn liều và kiềm chế liều không vượt quá ở nơi làm việc. Kiểm
soát suất liều môi trường làm việc của các nhân viên vận hành đảm
bảo rằng giới hạn hàng năm hoặc kiềm chế hàng năm không bị vượt
quá.
11
 Kiểm soát khoảng cách là một phương pháp hữu hiệu khác để
kiềm chế bức xạ chiếu ngoài. Nói một cách đơn giản là khoảng
cách đến nguồn bức xạ càng lớn thì sự chiếu xạ tổng cộng
càng nhỏ.
♠ Mối quan hệ giữa suất liều từ một nguồn điểm (một nguồn mà nó
có kích thước nhỏ) và khoảng cách đến nguồn đó được cho bởi
phương trình:
k
X= 2
r
Trong đó X là suất liều chiếu
r là khoảng cách đến nguồn
k là giá trị không đổi đối với một nguồn nhất định.
12
♠ Mối quan hệ trong phương trình được gọi là quy luật nghịch đảo
bình phương khoảng cách.
♠ Mối quan hệ trong phương trình quy luật nghịch đảo bình
phương khoảng cách cũng có thể viết lại thành:
k=X.r 2
Do đó X1 . r 21 =X2 . r 2 2
X1 là suất liều ở khoảng cách r1 đến nguồn
X2 là suất liều ở khoảng cách r2 đến nguồn

Trong
bảo
vệ
an
toàn
bức
xạ,
khoảng
cách
thường
được
sử
dụng
13
để giảm sự chiếu xạ đối với bức xạ ion hóa, bằng cách hạn chế
lại gần các nguồn hoặc là sử dụng các dụng cụ thao tác dài (như
dùng kẹp). Trong các cơ sở đặc biệt có nguồn phóng xạ hoạt tính
cao thường dùng người máy hoặc các thiết bị có khả năng điều
khiển tự động.
 Nếu chúng ta biết suất liều ở một khoảng cách nào đó đến nguồn
thì có thể tính được khoảng cách tại đó suất liều được xem là
chấp nhận được.
 Khi khoảng cách tới nguồn tăng gấp đôi suất liều giảm tới một
phần tư giá trị ban đầu của nó.
14
 Kiểm soát bằng che chắn là một phương pháp thực tế hơn để
giảm sự chiếu xạ trong các tình huống ở nơi làm việc. Bằng
cách sử dụng phương pháp này, suất liều có thể được giảm
thiểu, trong khi vẫn cho phép công việc được thực hiện.
☻Khi không thể kéo dài khoảng cách hơn nữa hoặc chỉ biện pháp
dùng khoảng cách không đủ, người ta dùng các tấm chắn để hạn
chế bị chiếu xạ. Có thể là container chì trong bảo quản và vận
chuyển chất phóng xạ, là các tủ chì bảo quản phóng xạ, tấm chắn
di động dùng để bảo vệ chỗ làm việc của nhân viên (tấm kính chì,
gạch chì...), màn chắn bảo hộ cá nhân như áo giáp chì, kính chì,
quần áo, găng tay, ủng pha chì. Các phòng có chứa chất phóng xạ
cũng được thiết kế đặc biệt để có thể bảo đảm an toàn cho các
phòng lân cận.
15
☻Nguyên liệu dùng để che chắn:
 Với tia X và tia gamma, nguyên liệu che chắn tốt nhất là chì.
 Với bức xạ bêta có thể dùng thủy tinh thường, thủy tinh hữu
cơ pha chì, chất dẻo, nhôm.
 Suất liều và các dạng bức xạ quyết định việc lựa chọn
nguyên liệu và chiều dày lớp che chắn.
16
Tài liệu tham khảo
(1) An toàn bức xạ trong y tế,
(2) Bảo vệ với các nguy hiểm chiếu ngoài và tính toán che chắn,
(3)Bảo vệ đối với các nguy hiểm chiếu ngoài cục an toàn bức xạ
và hạt nhân.
Download