Uploaded by Tiền Nguyễn

Nhóm 1

advertisement
Chủ đề:
Các thế hệ web và ứng dụng của web2.0 trong hoạt động thư viện – CQTT
(Nhóm 1).
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Ký hiệu viết tắt
Nghĩa của các ký hiệu viết tắt
TV
Thư viện
TV-CQTT
Thư viện - Cơ quan thông tin
CSDL
Cơ sở dữ liệu
NDT
Người dùng tin
TT
Thông tin
CBTV
Cán bộ thư viện
SP&DVTT_TV
Sản phẩm và dịch vụ thông tin - thư
viện
MXH
Mạng xã hội
TNS
Tài nguyên số
TVS
Thư viện số
Với việc Internet xâm chiếm mọi lĩnh vực, chúng ta thấy các trang web cho tất
cả các loại nguyên nhân và mục đích. Vì vậy, chúng ta cũng có thể nói rằng
một trang web cũng có thể được coi là một môi trường kỹ thuật số có khả năng
cung cấp thông tin và giải pháp cũng như thúc đẩy sự tương tác giữa mọi người,
địa điểm và mọi thứ để hỗ trợ các mục tiêu của tổ chức mà nó được tạo ra.
Website là một tập hợp của nhiều trang web và các trang web là các tệp kỹ
thuật số được viết bằng HTML (Ngôn ngữ Đánh dấu Siêu văn bản). Để cung
cấp trang web của bạn cho mọi người trên thế giới, nó phải được lưu trữ hoặc
lưu trữ trên máy tính kết nối Internet suốt ngày đêm. Những máy tính như vậy
được gọi là một
+ Có 2 loại trang web: trang web tĩnh và trang web động
Các thế hệ web gồm có web 1.0; web 2.0; web 3.0; web 4.0
web 1.0 là web thụ động một phía như truyền hình chẳng hạn
web 2.0 là giai đoạn nội dung được tạo ra bởi người sử dụng, có sự tương tác
hai chiều và bắt đầu có mạng xã hội
web 3.0 là web ngữ nghĩa, giai đoạn người dùng và thế giới ảo
web 4.0 là web thông minh, lúc "con người và công nghệ hợp nhất" (Rohrbeck,
Battistella, & Huizingh, 2012), "kết nôi Internet liên tục", "không gian vật lý và
không gian ảo không khác nhau là mấy" (Farber, 2007) thì có thể nói rằng cùng
trong dòng chảy phát triển đi lên của nó
Sự phát triển của các thế hệ web:
Theo Bemers Lee (2006), Web 1.0, là thế hệ đầu tiêncủa Internet, chỉ cho đọc
nội dung và người dùng bắt buộc công nhận thong tin một chiều đó. Web 1.0
bắt đầu như một loại không gian thông tin để thông báo dữ liệu cho mọi người
với các tương tác rất hạn chế giữa người dùng và nhà cung cấp thông tin.
Web 2.0 ”được cho là lần đầu tiên được lên ý tưởng và nổi tiếng bởi Tim
O'Reilly và Dale Dougherty của O'Reilly Media vào năm 2004 để mô tả các xu
hướng và mô hình kinh doanh tồn tại trong thị trường lĩnh vực công nghệ
vụ tai nạn của những năm 1990 (O'REILLY, 2005), Web 2.0 không phải là một
trang web xuất bản văn bản, mà là một trang web giao tiếp đa giác quan. Nó là
một ma trận của các cuộc đối thoại, không phải là một tập hợp độc thoại. Nó là
một trang Web lấy người dùng làm trung tâm theo những cách mà nó vẫn chưa
có cho đến nay.
Hassanzadeh và Keyvanpour (2011) thì nói rằng Web 3.0 hoặc web ngữ nghĩa
đã làm giảm thời gian chờ đợi các yêu cầu của người dùng và rút ngắn thời
gian cho việc ra quyết định. Web 3.0 còn có thể hiểu là web của công nghệ ngữ
nghĩa và mạng xã hội. Web ngữ nghĩa đại diện cho các tiêu chuẩn mở và mạng
xã hội cho phép hợp tác giữa người dùng và máy móc hiệu quả hơn. (Norasak,
2008).
Web 4.0 sẽ là "web đọc, viết, triển khai và đổng bộ hóa", là web thông minh và
luôn ở trạng thái sẵn sàng. Web 4.0 là một mạng cộng sinh các trang web với
nhau, nơi con người và máy móc tương tác gần như "phẳng".
Fowler và Rodd (2013) nói rằng "điện tó siêu thông minh là tác nhân chính", sẽ
là định nghĩa và tính năng của Web 4.0, chúng cũng tổng hợp các đặc tính của
Web 1.0, Web 2.0 và khẳng định rằng giữa các thế hệ web đó phát triển nhanh
hơn, mỗi thế hệ web có thòi gian sông ngắn hơn. Nói cách khác, một trong
những tính năng ưu việt nhất trong các tính năng điện tử của Web 1.0 là các
công cụ tìm kiếm, chẳng hạn như Yahoo vào đầu những năm 1990. Đặc điểm
xác định Web 2.0 là phương tiện truyền thông xã hội, chẳng hạn như
VVikipedia, Facebook và Tvvitter. Web 3.0 biết đến với "3D Web" dựa trên xử
lý máy tính nhanh chóng và sự phát triển của các không gian mạng và lưu trữ
(Burrus, 2013). Aghaei, Nematbakhsh và Farsanim (2012) đã thảo luận về sự
phát triển của Web 1.0 đến Web 4.0 và họ đã định nghĩa chúng như sau: Web
1.0 là một trang web kết nôi thông tin, Web 2.0 là một trang web kết nồỉ mọi
người, Web 3.0 là web kết nổi tri thức và Web 4.0 là một trang web kết nối
thông minh.
Bảng 1: Tính năng chính của web:
WEB 1.0
WEB 2.0
WEB 3.0
1996
2006
2016
Web
Web xã hội
Web ngữ nghĩa
Tim Bemers Lee
Tim 0 ’Reilly
Sừ Tim Bemers Lee
Chỉ đọc
Đọc và phản hồi
Đọc, phản hồi và thi hành
Chia sẻ thông tin
Tương tác
Ảo
Triệu người dùng
Tỉ người dùng
Nghìn tỉ người dùng
Kết nối thông tin
Kết nối con người
Kết nối tri thức
Não và mắt (= thông tin) Não, mắt, tai, giọng nói và Não, mắt, tai, giọng nói, trái
trái tim (=Niềm đam mê)
tim, tay và chân (=tự do)
Văn bản, đồ họa dựa vào Wiki, Video, 2D, Xuất bản 3D, Avatar, ảo hóa, game
flash
cá nhân
tích hợp, giáo dục và kinh
doanh
Những tiến bộ vượt bậc trong công nghệ, đặc biệt là công nghệ Internet đã thay
đổi cách các cá nhân tìm kiếm và thu thập thông tin. Sự xuất hiện của các ngôn
ngữ lập trình mới cho web đã hứa hẹn sự chuyển đổi mới cho các ứng dụng
web động hơn. Sự thay đổi này trong công nghệ web thường là cơ sở cho một
số hoạt động trực tuyến được biết đến hiện nay bởi Web 2.0. Có rất ít nghiên
cứu tập trung vào tác động và ứng dụng của web 2.0 trong các thư viện. Nghiên
cứu hiện tại được thực hiện để khám phá tác động và việc sử dụng web 2.0
trong các thư viện.
Giới thiệu:
Trong thời đại công nghiệp hóa và hiện đại hóa như hiện nay đã khiến cho thư
viện có sự chuyển đổi nhanh chóng trong việc ứng dụng công nghệ thông tin.
Các thư viện đã phát triển và đa dạng hóa dịch vụ dựa trên công nghệ truyền
thông thông tin tiên tiến. Trong bối cảnh đó, việc ứng dụng công nghệ web 2.0
là một xu hướng phổ biến ở các thư viện trên thế giới nói chung và các thư viện
ở Việt Nam nói riêng. Sự hiện diện của web 2.0 và những ứng dụng của nó đã
có vai trò to lớn trong việc thay đổi các hình thức phục vụ, làm cho hình ảnh
của thư viện trở nên “sống động”. Những tính năng công nghệ của web 2.0
giúp thư viện kết nối và giao lưu với NDT, tạo ra môi trường tương tác giữa
TV và NDT. Việc ứng dụng công nghệ 2.0 vào hoạt động TV- CQTT giúp
ngươi dùng tin tiếp xúc với nhiều sản phầm và dịch vụ TT-TV trực tuyến và
còn cho phép NDT tạo ra, thu thập, phân nhóm, thanh lọc, truyền bá và xuấtbản
nguồn lực TT trên Internet tại chỗ và toàn cầu. Chính vì thế mà hiệ nay, các
TV- CQTT đã áp dụng công nghệ web 2.0 để tạo ra các kênh TT nhằm mở
rộng hoạt động marketing cho TV- CQTT và tăng cường kết nối giao lưu với
NDT, đặc biệc việc ứng dụng công nghệ web 2.0 vào việc xây dựng nguồn tài
nguyên thông tin số, hỗ trợ khai thác các CSDL, giúp NDT truy cập, chia sẻ
thông tin từ xa một cách nhanh chóng và tiện lợi.
1.Ứng dụng công nghệ web 2.0 trong hoạt động TV-CQTT:
1.1 Khái niệm về công nghệ web 2.0:
Theo O’Reilly “Web 2.0 là một cuộc cách mạng trog ngành công nghiệp máy
tính. Nó xảy ra khi người ta chuyển sang dùng Internet như một nền tảng và cố
gắng tìm hiểu cách thức thành công trên nền tảng này. Quy tắc chính là: Xây
dựng các ứng dụng có thể tận dụng các “hiệu ứng mạng” để tạo ra các giá trị
tốt hơn và (vì thế có nhiều người dùng hơn”.
Web 2.0 là một không gian cho phép mọi người tạo ra và chia sẻ thông tin trực
tuyến - một không gian cho sự hợp tác, luận đàm, giao tiếp; một không gian mà
ở đó có tính năng động, linh hoạt và thích ứng cao
Đặc điểm của công nghệ web 2.0:
- Web có vai trò nền tảng, có khả năng chạy trên mọi ứng dụng
- Tập hợp trí tuệ cộng đồng thông quan Internet
- CSDL đóng vai trò then chốt
- Phần mền được cung cấp ở dạng dịch vụ website và được cập nhật liên tục
- Phát triển ứng dụng web dễ dàng và nhanh chóng hơn
- Phần mềm có thể chạy trên nhiều thiết bị
- Giao diện ứng dụng, website phong phú đa dạng, khổng lồ
Kiến trúc của công nghệ web 2.0: bao gồm phần mềm máy chủ, cơ chế cung
cấp nội dung, giao thức truyền thông, trình duyệt và ứng dụng
+ Phần mềm máy chủ: web 2.0 được xây dựng trên kiến trúc web thế hệ trước
nhưng chú trọng hơn đến phần mềm làm việc ở backgroud. Cơ chế cung cấp
nội dung chỉ khác phương thức cấp phát nội dung động và các dịch vụ web yêu
cầu tiến trình làm việc và dữ liệu chặc chẽ hơn
+ Cung cấp nội dung: là bước phát triển đầu tiên và quan trọng nhất của web
2.0. Đây là cơ chế cung cấp nội dung, sử dụng các giao thức chuẩn hóa đểcho
phép người dùng sử dụng TT theo cách của mình. Có nhiều giáo thức được
phát triển để cung cấp nội dung như RSS, RDF và Aton. Tất cả đều dựa trên
XML
+ Giao thức truyền thông: Có 2 loại giao thức chính là REST và SOAP.
REST (Representation State Transfer): là dạng yêu cầu dịch vụ web mà máy
tính khách truyền đi trạng thái của tất cả giao dịch
SOAP (Simple Object Access Protocol): thì phục thuộc máy chủ trong việc
duy trì thông tin trạng thái. Dịch vụ web đều được gọi là API; Ngôn ngữ chung
của dịch vụ web là XLM
Các chuẩn định dạng trên web:
- XML (eXtensible Markup Language): là một ngôn ngữ tạo cấu trức dữ liệu
văn bản được phát triển từ năm 1996 dựa theo và tận dụng những điểm mạnh
của chuẩn SGML (Standard Generalized Markup Language được coi như là
siêu ngôn ngữ có khả năng sinh sôi gôn ngữ khác), cùng những kinh nghiệm có
từ ngôn ngữ HTML (HyperText Markup Language). SGML phát triển cho việc
định cấu trúc và nội dung tài liệu số do tổ chức ISO (International Organization
for Standardization) chuẩn hóa năm 1986.
- RSS (Really Simple Syndication): đây là công cụ định dạng dữ liệu dựa theo
chuẩn XML, được sử dụng để chia sẻ và phát tán nội dung tramg web bằng các
tiêu đề, nội dung tóm tắt hoặc toàn bộ nội dung của các tin tức mới nhất. Công
nghệ RSS tích hợp các thông tin theo từng chủ đề của nhiều website, blog trên
cùng một trang, đơn giản và tiện lợi, giúp NDT dễ dàng tìm kiếm thông tin và
không mất nhiều thời gian để truy cập.
- AJAX (Asynchronous JavaScript and XML nghĩa là “JavaScript và XML
không đồng bộ”, là 1 nhóm các công nghệ phát triển web được sử dụng để tạo
các ứng dụng web động hay các rich Internet application (RIA). Ajax là một kỹ
thuật phát triển web có tính tương tác cao bằng cách kết hợp các ngôn ngữ,
trong đó, HTMLvà CSS đóng vai trò hiển thị dữ liệu, mô hình DOM trình bày
thông tin động, đối tượng XMLHttpRequest trao đổi dữ liệu không đồng bộ với
máy tính chủ web, còn XML là định dạng chủ yếu cho dữ liệu truyền.
Công ghệ được dùng trong Ajax bao gồm:
+ HTML/XHTML: là các ngôn ngữ chính được sử dụng để hiển thị nội dung
+ CSS: Cung cấp các định dạng để hiển thị nội dung
+ DOM: Mô hình đối tượng tài liệu
+ XML: Định dạng để trao đổi dữ liệu
+ XSLT: Chuyển dịch từ XML sang XHTML (Định đạng bằng CSS)
+ XMLHttp: Nhận thông tin không đồng bộ với đối tượng
+ JavaScript: Ngôn ngữ Script được sử dụng để kết hợp các công nghệ trên lại
với nhau
1.2 Thư viện 2.0
Khái niệm thư viện 2.0: là sự tích hợp các công nghệ web 2.0 vào các dịch vụ
chạy trên nền web của thư viện. Theo Michael Casey: “Thư viện 2.0 là ứng
dụng của các công nghệ đa phương tiện dựa trên web, có khả năng tương tác và
kết hợp với các bộ sưu tập số và dịch vụ thư viện dựa trên web”.
Thư viện 2.0 thường được coi là ứng dụng của các công nghệ dựa trên web
tương tác, công tác và đa phương tiện cho các dịch vụ thư viện và các bộ sưu
tập (Maness, 2006).
Đặc điểm của thư viện 2.0:
Thư viện 2.0 có bốn lý thuyết cơ bản đó là (i) Người dùng làm trung tâm:
khách hàng tích cực tham gia vào việc tạo nội dung của nội dung và dịch vụ,
trong sự hiện diện của trang web, ông đã đưa ra một ví dụ về OPAC 2.0
năng động trong đó khách hàng thư viện có thể chủ động xem, chỉnh sửa và
thảo luận trực tiếp với thủ thư. (ii) cung cấp trải nghiệm đa phương tiện: bộ sưu
tập và dịch vụ của Thư viện 2.0 chứa các thành phần video và âm thanh, sẽ
nâng cao trải nghiệm người dùng thư viện, tức là các video hướng dẫn về các
cách sử dụng các liên kết thư viện có thể có sẵn trên web. (iii) Phong phú về
mặt xã hội: Sự hiện diện trên web của thư viện bao gồm cả sự hiện diện của
người dùng. Có cả cách đồng bộ (ví dụ: IM) và không đồng bộ (ví dụ như wiki)
để người dùng giao tiếp với nhau và với thủ thư. (iv). Nó mang tính đổi mới
chung: Đây có thể coi là khía cạnh quan trọng nhất của Thư viện 2.0. Nó dựa
trên nền tảng của các thư viện như một nhà cung cấp dịch vụ cộng đồng, nhưng
hiểu rằng khi cộng đồng thay đổi, các thư viện không chỉ thay đổi theo họ mà
còn phải cho phép cộng đồng người dùng thay đổi thư viện, tìm cách liên tục
thay đổi các dịch vụ của mình, để tìm ra cái mới các cách cho phép cộng đồng,
không chỉ cá nhân tìm kiếm, tìm kiếm và sử dụng thông tin (Maness, 2006).
Thư viện 1.0
Thư viện 2.0
Giai đoạn
1990-2005
2006-2010
Sự tương tác
Đơn giản
Định hướng, Công cộng
Công nghệ
MARC, HTML
RSS,
WIKI,
blog,
bookmark
Từ khóa
Bộ từ khóa
Cộng tác. Chia sẻ và mở
Cung cấp thông tin
Thư viện
NDT cùng tham gia
Sử dụng thông tin
Chỉ đọc
Đọc, ghi
Người dùng
Người
Người
Thiết bị sử dụng
PC
PC, Mobile
Cấu trúc
MARC, Metadata
MARCXML, DOI định
danh
Bảng 2:Các phiên bản thư viện
1.3 Vai trò của việc ứng dụng công nghệ web 2.0
Sự phát triển về công nghệ web 2.0 tạo nền tảng cho sự phát triển thư viện hiện
nay. Trong môi trường web 2.0 thì NDT là người chủ động tạo ra thông tin,
nhờ đó NDT có thể tương tác với TV và nhờ web 2.0 CBTV có thể nghiên cứu,
phân tích nhu cầu tin của NDT để đưa ra các quyết định đúng đắn thỏa mãn
nhu cầu tin tốt nhất NDT
Công nghệ web 2.0 làm thay đổi diện mạo của thư viện, đưa thư viện trở
thành không gian mở và tự do cho NDT để tiếp cận và khai thác
Công nghệ web 2.0 làm thay đổi phương thức hoạt động của thư viện: đó là
sự thay đổi về phương thức truyền, lưu giữ thông tin. NDT không nhất thiết
phải đến TV mà chỉ thông qua máy tính có Internet đều dễ dàng truy cập và
khai thác nguồn thông tin tại TV
Công nghệ web 2.0 còn tác động, kích thích nhu cầu, nâng cao năng lực khai
thác và sử dụng thông tin của mỗi cá nhân, nhằm thỏa mãn nhu cầu tin của họ,
góp phần thúc đẩy nhu cầu thông tin trong xã hội tăng cao. Điều đó tạo nên
động lực hết sức quan trọng cho TV-CQTT liên tục cải tiến vầ đẩy mạnh hoạt
động của mình, đồng thời vị thế và hình ảnh của TV-CQTT trong xã hội được
nâng cao
Công nghệ web 2.0 góp phần đưa thông tin đến với NDT hiệu quả hơn và có
thể đáp úng cùng lúc với một khối lượng lớn yêu cầu tin của NDT, tiết kiệm
nhiều công sức và thời gian cho CBTV
Việc ứng dụng công nghệ web 2.0 giúp TV có thể cung cấp SP&DVTT-TV
hiện đại có khả năng đáp ứng nhu cầu tin của NDT một cách nhanh chóng, kịp
thời, thuật tiện và không gặp trở ngại về địa lý, thời gian.
1.4 Hoạt động ứng dụng công nghệ web 2.0 vào Thư viện
Hoạt động ứng dụng công nghệ web 2.0 ở nước ngoài: được biết công nghệ
web 2.0 được các TV trên thế giới ứng dụng rất mạnh mẽ các TV đã nhanh
chóng nắm bắt đưa công nghệ vào hoạt động Tv mang lại lợi ích cho NDT, rất
nhiều TV lớn đã ứng dụng công nghệ web 2.0 vào hoạt động TV để giới thiệu,
quảng bá các nguồn lực thông tin đến NDT và cung cấp các tiện ích giúp NDT
khai thác và sử dụng SP&DVTT_TV một cách hiệu quả (ví dụ: TV Anh, TV
Đại học Ohio, TV Đại học Harvard, TV Đại học Toronto đã áp dụng MXH
quảng bá các hoạt động của TV song với website TV, cung cấp đường link đến
nguồn TNS, tạo ra các diễn dàn trao đổi học thuật, chia sẻ kinh nghiệm, quan
điểm và kiến thức với NDT và ngược lại
Hoạt động ứng dụng công nghệ web 2.0 ở Việt Nam: trong những năm gần đây
với sự phát triển của công nghệ, các TV ở Việt Nam đã có sự thay đổi tiến bộ
rõ rệt để bắt kịp với xu hướng của các TV trên thế giới. Nhiều TV truyền thống
đã đầu tư trang thiết bị hiện đại để chuyển thành TV điện tử, TVS, từng bước
tự động hóa các khâu hoạt động, chuyên môn. Các TV đã ứng dụng công nghệ
mới để nâng cao năng lực tìm kiếm và phổ biến thông tin nhằm đáp ứng nhu
cầu tin của NDT một cách tốt nhất.
Tại các Thư viện như Thư viện Trung tâm - ĐHQGHN, Thư viện Trung tâm ĐHQGTPHCM,… công nghệ web 2.0 đã được ứng dụng vào hoạt động TV
như: ứng dụng MXH (Facebook), blogger để giới thiệu nguồn tài nguyên của
TV, giới thiệu các buổi tọa đàm khoa học, thông báo tài liệu mới,… Các TV
ứng dụng công nghệ để tạo ra những video giới thiệu về Thư viện, cách sử
dụng Thư viện,…
Và công nghệ web 2.0 đã mang lại nhiều tiện ích cho công tác thư viện trong
việc quảng bá các SP&DVTT_TV và mang lại sự hấp dẫn đối với NDT thu hút
NDT, mang lại mối quan hệ tích cực giữa NDT và CBTV
2. Ứng dụng công nghệ web 2.0 trong việc khai thác nguồn tài nguyên số
tại thư viện
2.1 Nguồn tài nguyên số
- Khái niệm: Theo từ điển “Dictionary for Library and Ìnormation Sciene” của
Joan M.Reitz: “TNS có thể là tài liệu nội sinh mà cũng có thể được truy cập từ
xa qua mạng máy tính. Tiến trình số hóa trong thư viện bắt đầu từ hệ thống
mục lục, chỉ mục tạp chí và dịch vụ tóm tắt tài liệu đến ấn phẩm định kỳ và tài
liệu tham khảo và cuối cùng là sách in” (206)
- Nguồn TNS bao gồm các đối tượng số (digital object) và các siêu dữ liệu
(metadata) để hỗ trợ cho việc tra cứu và định vị tài nguyên. Các đối tượng số
(còn gọi là tài liệu điện tử) là bất kỳ tài liệu nào được mã hóa, được lưu trữ trên
các vật mang tin và NDT có thể truy cập qua các thiết bị điện tử. Nguồn tin
điện tử bao gồm dữ liệu trực tuyến và các dữ liệu ở mặt vật lý như CD-ROM,
DVD, HDD,…
Như vậy nguồn TNS là nơi tập hợp các loại tài liệu như: sách, tạp chí, bài giảng,
luận văn, CSDL,… được đóng gói hay được lưu trữ dưới dạng điện tử khác
nhau như văn bản (Text), Postscript, Adobe PDF, Microsoft Word, HTML,
CSDL SQL mà NDT có thể truy cập, chia sẻ, khai thác thông qua máy tính và
mạng máy tính. Nguồn TNS được hình thành từ 3 nguồn chính là tự số hóa tài
liệu, mua và trao đổi. Tuy nhiên, với phạm vi đề tài chỉ giới hạn là những tài
liệu do thư viện tự số hóa để xây dựng các bộ sưu tập số.
Đặc trung của nguồn tài nguyên số:
- Mật độ thông tin trong các TNS rất cao: công nghệ nén và lưu trữ thông tin
trên các vật mang tin số, làm giú cho các tài liệu số hóa có khả năng lưu trữ
một khối lượng thông tin lớn. Các thiết bị lưu trữ thông tin phổ biến hiện nay là
đĩa DVD, ổ cứng di dộng,… Đây là những thiết bị lưu trữ thông tin dưới dạng
số, được coi là một loại tài liệu số hóa và dược sử dụng để lưu trữ các dạng tài
liệu khác nhau như: văn bản, âm thanh, hình ảnh,.. mỗi thiết bị có khả năng lưu
trữ thông tin khác nhau
- Khả năng truy cập theo nhiều dấu hiệu khác nhau: nguồn TNS có khả năng
truy cập theo nhiều dấu hiệu khác nhau, cho phép nhiều NDT có thể truy cập
tại cùng một thời điểm mà không bị hạn chế bởi không gian, thời gian, địa lý.
Do đó TNS có tính đa truy cập (Multi-access) hay còn gọi là hệ thống đa truy
cập
- Tra cứu nhanh chóng, thuận tiện và chính xác
- Thông tin cập nhập nhanh chóng
- Tính sinh động, phong phú và hấp dẫn của thông tin: có nhiều dạng như hình
ảnh, âm thanh, video,…
- Thông tin phản hồi đa chiều: giúp NDT có thể liên hệ với tác giả qua csac
kênh thông tin phản hồi, NDt còn được hỗ trợ trực tuyến để trao đổi học thuật,
tham gia các diễn đàn, chia sẻ thông tin, kinh nghiệm với NDT khác
Vai trò của nguồn tài nguyên số với hoạt động của thư viện
Việc xây dựng và khai thác NTS là một trong những mục tiêu quan trọng của
tất cả các loại hình thư viện trên thế giới và Việt Nam nhằm hướng tới mục tiêu
phục vụ cho NDT ở mọi lúc mọi nơi không bị giới hạn về vị trí địa lý cũng như
không gian và thời gian
Và trong TNS các tài liệu có thể liên kết với nhau qua các đường link (đường
dẫn liên kết), tag (gắn thẻ). NDT có thể dùng link để liên kết câu, từ, các tài
liệu với nhau hoặc có thể dùng tag đẻ chú thích chung về một dữ liệu, hình ảnh,
video,… nhằm thuận tiện cho viện tìm kiếm khi cần
Với xu hướng phát triển TNS hiện nay, việc xây dựng TNS đã trỏư thành một
phần chủ đạo trong hoạt động TV-CQTT. Nguồn TNS trong thư viện hiện đại
sẽ đáp ứng mọi nhu cầu của NDT một cách dễ dàng và nhanh chóng
Danh mục tài liệu tham khảo
https://www-geeksforgeeks-org.translate.goog/what-is-awebsite/?_x_tr_sl=en&_x_tr_tl=vi&_x_tr_hl=vi&_x_tr_pto=sc
https://repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/72242/1/HoiThaoVanHoaTr
ongKyNguyenSo%2022.pdf
https://webdoctor.vn/tim-hieu-web-2-0-la-gi-su-phat-trien-cua-web-2-0-hiennay/
https://digitalcommons.unl.edu/cgi/viewcontent.cgi?article=6314&context=libp
hilprac
Nguyễn Văn Sự. (2018). Ứng dụng công nghệ web 2.0 để khai thác nguồn tài
nguyên số tại thư viện Khoa học Xã hội và nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh.
Truy xuất từ cơ sở dữ liệu nội sinh của Trường Đại học Khoa học Xã hội và
Nhân văn- ĐHQG TPHCM. (60.32.02.03)
Download