Uploaded by Minh Thang Chung

11a0-t67-ôn 1

advertisement
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI
ÔN TẬP THI HỌC KỲ II
Năm học 2020 – 2021
MÔN: Vật lý – lớp 11 ban A/A1
Thời gian làm bài: 60 phút;
(40 câu trắc nghiệm)
TRƯỜNG THCS  THPT LƯƠNG THẾ
VINH
-------------------------------
Họ và tên thí sinh:................................................... Số báo danh: ...............................................
Câu 1: Một thấu kính có tiêu cự f (m) thì độ tụ của thấu kính là
A. D 
1
(dp).
f
B. D  
1
(dp).
f
C. D 
100
(dp).
f
D. D  
100
(dp).
f
Câu 2: Một vật sáng phẳng, nhỏ đặt trước thấu kính hội tụ và cách thấu kính 20 cm cho ảnh ảo cách thấu kính 40
cm. Số phóng đại của ảnh là
A. –2.
B. –0,5.
C. 2.
D. 0,5.
Câu 3: Một thấu kính hội tụ có tiêu cự f. Vật sáng AB vuông góc với trục chính của thấu kính và cách thấu kính d
> 2f. Ảnh của vật AB qua thấu kính là
A. ảnh ảo, ngược chiều, lớn hơn vật .
B. ảnh ảo, cùng chiều, nhỏ hơn vật.
C. ảnh thật, ngược chiều, nhỏ hơn vật.
D. ảnh thật, ngược chiều, lớn hơn vật.
Câu 4: Vật sáng AB đặt vuông góc với trục chính của thấu kính phân kì có độ tụ bằng –5 dp, cách thấu kính 30 cm.
Ảnh A'B' cách thấu kính
A. –60 cm.
B. 60 cm.
C. –12 cm.
D. 12 cm.
Câu 5: Vật sáng AB = 1 cm đặt vuông góc với trục chính của thấu kính hội tụ có tiêu cự 18 cm, cách thấu kính 12
cm, qua thấu kính cho ảnh A'B' cao
A. 1,5 cm.
B. 3 cm.
C. 2 cm.
D. 0,5 cm.
Câu 6: Một vật sáng phẳng nhỏ AB cao 1 cm, đặt trước thấu kính phân kì, vuông góc với trục chính của thấu kính
và cách thấu kính 30 cm. Thấu kính phân kì có tiêu cự f = – 10 cm. Ảnh của vật có độ cao là
A. 2,5 cm.
B. 0,5 cm.
C. 2 cm.
D. 0,25 cm.
Câu 7: Vật sáng AB = 1 cm đặt vuông góc với trục chính của thấu kính phân kì cho ảnh cao 0,5 cm và cách thấu
kính 30 cm. Tiêu cự của thấu kính là
A. –90 cm
B. –120 cm
C. –60 cm.
D. –30 cm.
Câu 8: Vật sáng AB phẳng, nhỏ, được đặt vuông góc với trục chính thấu kính phân kì, cách thấu kính 24 cm. Tiêu
cự thấu kính là f = –8 cm. Khoảng cách giữa ảnh A'B' của vật tạo bởi thấu kính và vật AB là
A. 18 cm.
B. 30 cm.
C. 12 cm.
D. 36 cm.
Câu 9: Một vật sáng AB phẳng, nhỏ, được đặt vuông góc với trục chính của thấu kính hội tụ và cách thấu kính 20
cm. Biết thấu kính hội tụ có tiêu cự f = 15 cm. Ảnh của vật qua thấu kính là
A. ảnh thật, cách thấu kính 80 cm.
B. ảnh thật, cách thấu kính 60 cm.
C. ảnh ảo, cách thấu kính 80 cm.
D. ảnh ảo, cách thấu kính 60 cm.
Câu 10: Vật sáng AB đặt vuông góc với trục chính của thấu kính, qua thấu kính cho ảnh ảo A'B' cao gấp 2 lần AB.
Biết ảnh A'B' cách thấu kính 60 cm. Tiêu cự của thấu kính là
A. f = 120 cm.
B. f = 40 cm.
C. f = 20 cm.
D. f = 60 cm.
Câu 11: Một vật sáng AB phẳng, nhỏ, được đặt vuông góc với trục chính của thấu kính hội tụ và cách thấu kính 45
cm. Biết thấu kính hội tụ có tiêu cự 25 cm. Số phóng đại của ảnh là
A. –1,25.
B. 1,25.
C. –0,8.
D. 0,8.
Câu 12: Một người cận thị khi nhìn rõ một vật đặt ở điểm cực cận và cực viễn thì độ tụ của thấu kính mắt lần lượt
là D1 và D2. Kết luận nào sau đây đúng
A. D1 = –D2.
B. D1 = D2.
C. D1 > D2.
D. D1 < D2.
Câu 13: Một người mắt không có tật quan sát vật nhỏ qua kính lúp là thấu kính hội tụ. Biết số phóng đại của ảnh
của vật qua kính lúp là k. Số bội giác của kính lúp khi người quan sát ngắm chừng ở cực cận là
A. G c 
1
.
k
B. G c  k.
C. G c  2k.
D. G c 
k
.
2
Câu 14: Để quan sát các vật ở xa, một người sử dụng kính thiên văn gồm vật kính và thị kính là hai thấu kính hội
tụ có tiêu cự lần lượt là f1 và f2. Kết luận nào sau đây đúng?
A. f 2  f1.
B. f1  f 2 .
C. f1  f 2 .
D. f1  f 2 .
Câu 15: Để quan sát các vật rất nhỏ, một người mắt không có tật sử dụng kính hiển vi có tiêu cự của vật kính và thị
kính lần lượt là f1 và f2. Kết luận nào sau đây đúng?
A. f1  0; f 2  0.
B. f1  0; f 2  0.
C. f1  0; f 2  0.
D. f1  0; f 2  0.
Câu 16: Một người mắt bình thường có điểm cực cận cách mắt 25 cm. Biết khoảng cách từ quang tâm của thấu
kính mắt đến màng lưới là OV = 1,5 cm. Tiêu cự của thấu kính mắt khi người quan sát nhìn vật mà mắt không phải
điều tiết là
A. 1,5 cm.
B. 1,42 cm.
C. 1,6 cm.
D. 1,55 cm.
Câu 17: Mắt của một người có điểm cực cận cách mắt 20 cm sử dụng kính lúp trên vành có ghi ×10. Coi như kính
đặt sát mắt. Số bội giác của kính lúp khi người quan sát ngắm chừng ở vô cực là
A. 2.
B. 10.
C. 30.
D. 8.
Câu 18: Một kính hiển vi quang học gồm vật kính và thị kính có tiêu cự lần lượt là 5 mm và 4 cm. Khoảng cách
giữa vật kính và thị kính là 20 cm. Một người mắt không có tật, có điểm cực cận cách mắt 25 cm, sử dụng kính
hiển vi này để quan sát một vật nhỏ. Số bội giác của kính khi ngắm chừng ở vô cực là
A. 243,75.
B. 200.
C. 193,75.
D. 250.
Câu 19: Để quan sát các vật ở xa, một người sử dụng kính thiên văn có tiêu cự của vật kính là 80 cm. Số bội giác
của kính thiên văn khi người quan sát ngắm chừng ở vô cực là 20. Khoảng cách giữa vật kính và thị kính là
A. 100 cm.
B. 76 cm.
C. 84 cm.
D. 80 cm.
Câu 20: Một người mắt không có tật quan sát vật nhỏ qua kính lúp có ghi 4 thì số bội giác của kính lúp khi người
quan sát ngắm chừng ở vô cực là 3,2. Khoảng nhìn rõ ngắn nhất của mắt là
A. 22 cm.
B. 20 cm.
C. 12,8 cm.
D. 25 cm.
Câu 21: Một người mắt bình thường, có điểm cực cận cách mắt 24 cm sử dụng kính lúp có tiêu cự 6 cm để quan
sát vật nhỏ trong trạng thái mắt không phải điều tiết. Mắt đặt cách kính lúp 2 cm. Khoảng cách từ vật tới kính lúp là
A. 6 cm.
B. 4,8 cm.
C. 6,8 cm.
D. 8 cm.
Câu 22: Thể thủy tinh của mắt cách màng lưới OV=1,52 cm và có tiêu cự f1=1,5 cm khi không điều tiết và
f2=1,415 cm khi điều tiết tối đa. Điểm cực cận cách mắt
A. 18 cm.
B. 22,5 cm.
C. 25 cm.
D. 20,5 cm.
Câu 23: Một kính lúp có tiêu cự f = 4 cm. Mắt có OCC = 22 cm đặt sau kính, cách kính 2 cm. Để độ lớn số phóng
đại ảnh bằng số bội giác thì vật nhỏ phải đặt cách kính
A. 5 cm.
B. 3 cm.
C. 2,5 cm.
D. 3,3 cm.
Câu 24: Một người có điểm cực cận cách mắt 24 cm dùng một kính lúp có tiêu cự f = 5 cm để quan sát vật. Mắt
đặt sau kính 4 cm. Số bội giác của kính khi ngắm chừng ở cực cận bằng?
A. 5.
B. 2,5.
C. 3,5.
D. 10.
Câu 25: Một người mắt không có tật dùng kính thiên văn để quan sát một thiên thể ở trạng thái không điều tiết.
Khi đó khoảng cách giữa vật kính và thị kính là 90 cm. Số bội giác của ảnh khi này là 17. Tiêu cự của vật kính và
thị kính lần lượt là.
A. 84,5 cm; 5,5 cm.
B. 88 cm; 2 cm.
C. 85 cm; 5 cm.
D. 87,5 cm; 2,5 cm.
Câu 26: Một kính thiên văn quang học gồm vật kính và thị kính là các thấu kính hội tụ có tiêu cự lần lượt là 1,2 m
và 6 cm. Một người mắt không có tật, quan sát một thiên thể ở rất xa bằng kính thiên văn này trong trạng thái mắt
không điều tiết có góc trông ảnh là 5'. Góc trông thiên thể khi không dùng kính là
A. 0,5'.
B. 0,25'.
C. 0,35'.
D. 0,2'.
Câu 27: Một người mắt tốt có khoảng cực cận là 25 cm quan sát vật nhỏ qua kính hiển vi trong trạng thái mắt
không phải điều tiết. Khi đó số bội giác là 100 và khoảng cách từ vật kính tới thị kính là 26 cm. Biết tiêu cự của thị
kính gấp 5 lần tiêu cự của vật kính. Mắt đặt sát thị kính. Tiêu cự của vật kính là
A. 5 cm.
B. 1 cm.
C. 0,5 cm.
D. 2,5 cm.
Câu 28: Vật sáng AB vuông góc với trục chính của thấu kính hội tụ, ở phía trước thấu kính cho ảnh thật cao gấp 5
lần vật. Khi di chuyển AB ra xa thấu kính thêm một đoạn 12 cm thì ảnh thật thu được cao gấp 2 lần vật. Tiêu cự
của thấu kính.
A. 10 cm.
B. 40 cm.
C. 20 cm.
D. 30 cm.
Câu 29: Một học sinh bị cận thị có điểm cực cận và cực viễn cách mắt lần lượt là 15 cm và 60 cm. Từ không điều
tiết đến điều tiết tối đa, mắt của học sinh này có độ tụ thay đổi
A. 5 dp.
B. 8,3 dp.
C. 6,6 dp.
D. 1,6 dp.
Câu 30: Một vật sáng AB phẳng, nhỏ được đặt trước thấu kính cho ảnh cùng chiều có độ cao bằng ba lần vật và
cách vật 40 cm. Tiêu cự của thấu kính là
A. 60 cm.
B. –30 cm.
C. 30 cm.
D. –60 cm.
Câu 31: Vật sáng phẳng, nhỏ AB đặt vuông góc với trục chính của thấu kính hội tụ cho ảnh thật A'B'. Khi khoảng
cách giữa vật và ảnh có giá trị nhỏ nhất bằng 80 thì khoảng cách giữa vật với thấu kính là
A. 40 cm.
B. 20 cm.
C. 10 cm.
D. 30 cm.
Câu 32: Một người mang kính có độ tụ D = –2 dp cách mắt 2 cm thì có thể nhìn rõ các vật từ 22 cm đến vô cực.
Khi người không đeo kính thì nhìn được vật gần nhất cách mắt là
A. 17,3 cm.
B. 15,3 cm.
C. 16,3 cm.
D. 14,3 cm.
Câu 33: Một kính hiển vi quang học gồm vật kính và thị kính có tiêu cự lần lượt là 1 cm và 4 cm. Khoảng cách
giữa vật kính và thị kính là 17 cm. Một người mắt không có tật, có điểm cực cận cách mắt 25 cm, sử dụng kính
hiển vi này để quan sát một vật nhỏ. Khi ngắm chừng ở vô cực thì khoảng cách từ vật tới vật kính là
A. 1,080 cm.
B. 1,038 cm.
C. 1,033 cm.
D. 1,083 cm.
Câu 34: Một người mắt không có tật dùng kính thiên văn để quan sát một thiên thể ở trạng thái không điều tiết.
Khi đó khoảng cách giữa vật kính và thị kính là 90 cm. Số bội giác của ảnh khi này là 17. Một người cận thị có
điểm cực viễn cách mắt 50 cm không đeo kính quan sát thiên thể qua kính thiên văn nói trên. Mắt đặt sát thị kính.
Người này quan sát mà mắt không phải điều tiết. Khoảng cách giữa vật kính và thị kính là
A. 89,75 cm.
B. 89,65 cm.
C. 89,45 cm.
D. 89,55 cm.
Câu 35: Một kính hiển vi gồm vật kính có tiêu cự là 0,5 cm và thị kính có tiêu cự là 5 cm, đặt đồng trục và cách
nhau 21 cm. Người quan sát mặt không có tật có điểm cực cận cách mắt 20 cm. Mắt đặt sát thị kính. Khi ngắm
chừng ở cực cận thì khoảng cách từ vật tới vật kính là
A. 0,5152 cm.
B. 0,5161 cm.
C. 0,5125 cm.
D. 0,5116 cm.
Câu 36: Một người bị tật cận thị khi đeo kính có độ tụ D =–2dp thì có thể nhìn rõ các vật trong khoảng từ 25 cm
đến vô cực. Người này không đeo kính. Để quan sát vật nhỏ cách mắt 9,5 cm mà mắt không cần điều tiết thì người
ấy dùng một kính lúp tiêu cự 5 cm. Khoảng cách từ kính lúp tới mắt là
A. 3,5 cm.
B. 6,0 cm.
C. 4,5 cm.
D. 5,0 cm.
Câu 37: Một vật thật AB đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính. Ban đầu ảnh của vật qua thấu kính là
A1B1 là ảnh thật. Giữ thấu kính cố định di chuyển vật dọc trục chính lại gần thấu kính 2 cm thì thu được ảnh của vật
là A2B2 vẫn là ảnh thật và cách A1B1 một đoạn 30 cm. Biết chiều cao của ảnh sau và ảnh trước có tỉ số A2B2 /A1B1
=5 /3. Khoảng cách từ A1B1 tới thấu kính là
A. 90 cm.
B. 18 cm.
C. 60 cm.
D. 20 cm.
Câu 38: Thấu kính hội tụ tiêu cự f = 10 cm. Vật sáng AB trước thấu kính, vuông góc với trục chính của thấu kính
cho ảnh A'B' là ảnh thật. Dịch chuyển vật ra xa thấu kính 5 cm thì ảnh dịch chuyển đi 10 cm. Tỉ số độ cao giữa ảnh
đầu và ảnh sau là
A. 0,25.
B. 0,5.
C. 4.
D. 2.
Câu 39: Một kính thiên văn có vật kính tiêu cự 1 m và thị kính tiêu cự 4 cm. Một người mắt bình thường có điểm
cực cận cách mắt 24 cm, mắt đặt tại tiêu điểm ảnh của thị kính. Khi người quan sát ngắm chừng ở cực cận thì
khoảng cách giữa vật kính và thị kính là
A. 103,24.
B. 103,42.
C. 103,33 cm.
D. 104 cm.
Câu 40: Một người có khoảng cực cận là 15 cm và khoảng nhìn rõ là 35 cm. Người này quan sát một vật nhỏ qua
kính lúp có ghi 5. Mắt đặt cách kính lúp 10 cm. Biết năng suất phân li của mắt người là 1' (1'=3.10-4 rad). Khi
người dùng kính lúp quan sát vật trong trạng thái mắt không điều tiết thì khoảng cách ngắn nhất giữa hai điểm trên
vật mà người phân biệt được là
A. 25,2 m.
B. 22,5 m.
C. 16,7 m.
D. 17,6 m.
----------- HẾT ----------
Download