BÀI TẬP CHƯƠNG 1 KẾ TOÁN HÀNG TỒN KHO BÀI 1.1 1. Mua 15 tấn vật liệu X theo HĐ GTGT của công ty A, giá mua chưa thuế GTGT 1.200.000đ/tấn, thuế GTGT 5%. Hàng đã nhập kho đủ. Tiền hàng chưa thanh toán. Chi phí vận chuyển thanh toán bằng tiền mặt 1.100.000đ, trong đó thuế GTGT là 100.000đ. 2. Mua 1 lô vật liệu Z của công ty C, khi hàng chuyển đến, kiểm nhận thấy lô hàng bị kém phẩm chất, trị giá hàng chưa thuế GTGT trên hoá đơn là 32.000.000, thuế GTGT 10%. Công ty tiến hành nhập kho đồng thời lập biên bản đề nghị công ty C giảm giá. 3. Thanh toán tiền hàng cho công ty A bằng chuyển khoản sau khi trừ đi chiết khấu thanh toán được hưởng 1%/ giá mua chưa thuế GTGT do thanh toán trước hạn theo quy định trong hợp đồng. Đã nhận được giấy báo Nợ của ngân hàng. 4. Nhận được HĐ GTGT của công ty D về lô vật liệu P có trị giá chưa thuế GTGT ghi trên HĐ là 25.000.000, thuế GTGT 10%. Tiền hàng chưa thanh toán. Lô hàng này cuối tháng vẫn chưa về đến đơn vị. 5. Công ty C đồng ý cho doanh nghiệp được hưởng khoản giảm giá là 5% và DN đã nhận HĐ điều chỉnh của công ty C. Yêu cầu: Định khoản và phản ảnh tình hình trên vào các tài khoản liên quan. BÀI 1.2 1- Ngày 5, đơn vị đến nhận vật liệu tại kho bên bán, số lượng trên hoá đơn 5.000kg, đơn giá chưa có thuế GTGT là 120.000đ/kg, thuế GTGT 10%, tiền hàng chưa thanh toán. Khi nhân viên thu mua chuyển vật liệu về, kiểm nhận nhập kho phát hiện thiếu 40kg, chưa xác định nguyên nhân, doanh nghiệp lập biên bản chờ xử lý và nhập kho theo số thực tế. 2- Ngaøy 8, đối với vật liệu thiếu hụt, doanh nghiệp xử lý trừ lương nhân viên áp tải hàng, bắt đầu từ tháng này. 3- Ngày 10, đơn vị mua vật liệu từ công ty A, số lượng trên hoá đơn là 2.000kg, đơn giá mua chưa thuế GTGT 15.000đ/kg, thuế GTGT 10%, tiền hàng chưa thanh toán. Khi vật liệu về đến kho của công ty, kiểm nhận nhập kho phát hiện thừa 50kg. DN nhập kho luôn số thừa, kèm biên bản thừa hàng. GV: TS Hồ Xuân Thủy 1 4- Ngày 12, số hàng thừa được hai bên thỏa thuận mua bán bổ sung, DN đã nhận được hoá đơn bổ sung của công ty A về số vật liệu thừa này. Yêu cầu: Định khoản và phản ảnh tình hình trên vào các tài khoản liên quan. BÀI 1.3 Tài liệu về vật liệu A và CCDC tại một doanh nghiệp như sau (đơn vị tính: 1.000đ): 1. Tình hình đầu kỳ: Vật liệu A tồn kho 100.000, đang đi trên đường 65.000, CCDC tồn kho 43.000 2. Tình hình trong kỳ: mua vật liệu A nhập kho có giá chứ thuế GTGT 250.000, thuế GTGT 10%. Tiền hàng chưa thanh toán. 3. Cuối kỳ kiểm kê: vật liệu A tồn kho 60.000, đang đi đường 35.000, CCDC tồn kho 32.000. Biết rằng, vật liệu A sử dụng cho SXSP, CCDC sử dụng cho QLDN. Yêu cầu: định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, biết DN hạch toán hàng tồn kho theo pp kiểm kê định kỳ. BÀI 1.4 Công ty A thuộc đối tượng tính thuế theo phương pháp khấu trừ, có số dư đầu tháng 9/x cuả các tài khoản như sau (đơn vị tính: 1.000 đồng): - TK 152: 111.000 chi tiết gồm o Vật liệu chính: 94.800 o Vật liệu phụ : 12.700 o Vật tư thay thế: 3.500 - TK 151: 33.942 theo sổ chi tiết mua hàng gồm: o Công ty thương mại 1(hoá đơn 011907 ngày 20.8 - mua vật liệu chính 19.442giá chưa thuế, thuế GTGT 10%). o Công ty xăng dầu II (hoá đơn 054802 ngày 25/ 8 - mua nhiên liệu): 1.000 lít × 14,5 ngđ/l = 14.500 (giá chưa thuế, thuế GTGT 10%) Trong tháng 9, phòng kế toán có tình hình về vật liệu như sau: 1- Ngày 5/9, nhập kho vật liệu chính theo hoá đơn số 070510 cuả công ty H, chưa thanh toán tiền, tổng giá thanh toán (cả thuế GTGT 10%) là 16.610. Khi kiểm nhận nhập kho, có một số vật liệu kém chất lượng, doanh nghiệp cho nhập kho toàn bộ và lập biên bản đề nghị giảm giá 5% cho toàn bộ lô hàng. Chi phí vận chuyển bốc dỡ chi bằng tiền mặt là 500, thuế GTGT 10%, công tác phí cho nhân viên thu mua vật liệu 100 chi bằng tiền tạm ứng. GV: TS Hồ Xuân Thủy 2 2- Ngày 9/9, công ty H đồng ý cho doanh nghiệp được hưởng khoản giảm giá theo đề nghị, đã gửi hoá đơn điều chỉnh. 3- Ngày 15/9 vật liệu phụ và Vật tư TT mua từ công ty Y đ về đến DN theo hoá đơn số 011205 ngày 15/9 : - Vật tư TT: Tổng giá thanh toán 2.310, trong đó thuế GTGT 10% là 210 - VLP: Tổng giá thanh toán 1.980, trong đó thuế GTGT 10% là 180 Khi kiểm nhận nhập kho biết : - Vật tư TT: Đủ - VLP: Thực nhập là 1.360 (giá chưa thuế), chênh lệch thiếu còn lại chưa rõ nguyên nhân. Tiền hàng chưa thanh toán. 4- Ngày 20/9, nhập kho VLP mua theo hợp đồng với công ty B, giá chưa thuế 4.300, thuế GTGT 10%. Kết quả kiểm nghiệm cho biết có một số vật liệu không đúng yêu cầu về phẩm chất trị giá 1.850 (giá chưa thuế). Doanh nghiệp cho nhập kho toàn bộ và lập biên bản yêu cầu được giảm giá 10%. 5- Ngày 22/9, số hàng thuộc hoá đơn 011907 ngày 20/8 đã về đến kho, kiểm nhận nhập kho đủ theo hóa đơn đ nhận. 6- Ngày 25/9, nhận được nhin liệu công ty xăng dầu II theo hoá đơn 054802 ngày 25/8 kiểm nhận và nhập kho đủ, PNK số 35 ngày 28/9. 7- Ngy 25/9, do không thoả thuận được mức giảm giá, doanh nghiệp đã xuất hoá đơn trả lại số vật liệu kém phẩm chất cho công ty B. 8- Ngày 28/9, tình hình thanh toán như sau : - Thanh toán hoá đơn số 070510 bằng tiền mặt. - Thanh toán hoá đơn số 011205 ngày 15/9 bằng chuyển khoản sau khi trừ đi chiết khấu 2%/ giá thanh toán, biết rằng số vật liệu thiếu bắt nhân viên áp tải bồi thường. 9. Ngày 29/9, mua vật liệu chính của công ty X, giá mua chưa thuế GTGT 12.000, thuế GTGT 10% thanh toán bằng chuyển khoản. Số vật liệu này cuối tháng vẫn chưa về nhập kho. Yêu cầu : Tính toán, định khoản và phản ánh vào sơ đồ tài khoản BÀI 1.5 Doanh nghiệp thuộc đối tượng tính thuế theo khấu trừ, có số dư ngày 30/11/x cuả một số TK như sau : TK 152: 44.100.000 đ chi tiết gồm : GV: TS Hồ Xuân Thủy 3 - VLC: 21.600.000 đ (1.200 kg × 18.000 đ/kg) - VLP: 22.500.000 đ (2.500 kg × 9.000 đ/kg) Trong tháng 12/x có tình hình sau: 1- Ngày 3/12, nhập kho VLC theo hoá đơn số 008915 ngày 3/12, số lượng 800 kg, đơn giá chưa thuế 18.197 đ/kg, thuế GTGT 10%, chưa thanh toán tiền cho nhà cung cấp. Chi phí vận chuyển bốc vác trả bằng tiền mặt 525.000 đ (thuế GTGT 25.000đ) 2- Ngày 6/12, NK 200 VLC theo HĐ 009714, tổng giá thanh toán là 3.949.000 đ (trong đó thuế GTGT 10% là 359.000 đ), tiền hàng chưa thanh toán. 3- Ngày 8/12, số VLP mua từ công ty vật tư A chuyển về theo hoá đơn số 009451 ngày 6/12, số lượng ghi trên hoá đơn 700 kg VLP, giá chưa thuế 9.250 đ/kg, thuế GTGT 10%. Khi kiểm nhận phát hiện thừa 50 kg, chưa xác định rõ nguyên nhân. Doanh nghiệp quyết định nhập toàn bộ trong khi chờ xử lý, đã báo cho bên bán biết. Tiền hàng chưa thanh toán. 4- Ngày 9/12, công ty A gửi thông báo là số hàng thừa do thủ kho giao nhầm, DN mua luôn số thừa và thanh toán toàn bộ tiền hàng cho công ty A bằng chuyển khoản. 5- Ngày 15/12, xuất 1.800 kg VLC và 2.000 kg VLP để sản xuất sản phẩm. 6- Ngày 23/12, công ty đã thanh toán hoá đơn số 009714 bằng tiền gửi ngân hàng sau khi trừ chiết khấu 1%/ giá thanh toán (đã nhận được giấy báo nợ). 7- Ngày 24/12, xuất 550 kg vật liệu phụ để sản xuất sản phẩm. Yêu cầu : Định khoản và phản ánh vào sơ đồ TK tình hình trên, biết: - Doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên - Doanh nghiệp tính giá xuất kho vật liệu theo phương pháp FIFO. BÀI 1.6 Tại một doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, trong tháng 4/x có tài liệu kế toán về công cụ dụng cụ như sau: Số dư đầu tháng TK 153: 20.000.000đ, chi tiết: TK 1531- Công cụ dụng cụ: 18.000.000đ TK 1532- Bao bì luân chuyển: 2.000.000đ 1- Mua một số bao bì luân chuyển nhập kho, giá mua chưa thuế 5.200.000đ, thuế GTGT 10%. Tiền hàng chưa thanh toán, chi phí vận chuyển thanh toán bằng tiền mặt 110.000đ, trong đó thuế GTGT là 10.000đ. GV: TS Hồ Xuân Thủy 4 2- Xuất quần áo bảo hộ lao động cho công nhân ở phân xưởng sản xuất chính, giá thực tế xuất 6.000.000đ, kế toán tiền hành phân bổ trong 6 tháng, bắt đầu từ tháng này. 3- Mua một bộ salon cho phòng giám đốc, giá mua chưa thuế 9.600.000đ, thuế GTGT 10%, đã thanh toán ngay bằng tiền mặt. Thời gian sử dụng ước tính của bộ salon là 3 năm, kế toán tiến hành phân bổ trong 24 tháng, bắt đầu từ tháng này. 4- Bộ phận bán hàng báo hỏng một số bao bì luân chuyển có giá xuất ban đầu 3.400.000đ, đã phân bổ vào chi phí 2.900.000đ, trị giá phế liệu thu hồi bán thu tiền mặt 150.000đ. giá trị còn lại được phân bổ tiếp vào chi phí trong kỳ. Đồng thời xuất cho bộ phận bán hàng một số bao bì luân chuyển để thay thế, giá xuất kho 2.500.000, phân bổ theo thời gian sử dụng ước tính 5 tháng, bắt đầu từ tháng này. 5- Xuất một số công cụ sử dụng cho phân xưởng sản xuất, giá thực tế xuất 4.000.000đ, thuộc loại phân bổ 2 lần. 6- Bộ phận quản lý doanh nghiệp báo hỏng một số công cụ thuộc loại phân bổ 2 lần, giá thực tế xuất ban đầu 2.600.000đ, giá trị phế liệu thu hồi nhập kho ước tính trị giá 100.000đ. Yêu cầu : Tính toán, định khoản và phản ánh vào sơ đồ tài khoản BÀI 1.7 1. Tồn kho đầu kỳ vật liệu chính M 400 kg, giá thực tế 10.000đ/kg 2. Mua vật liệu M bằng chuyển khoản 1.000kg, đơn giá chưa thuế 10.400đ/kg, thuế GTGT 10%. 3. Chi phí vận chuyển, bốc dỡ vật liệu M đã trả bằng tiền mặt 200.000 . 4. Mua Vật liệu M cuả công ty vật tư K chưa thanh toán tiền, số lượng 2.000kg, đơn giá mua chưa thuế 10.800đ/kg, thuế GTGT 10%. Chi phí vận chuyển trả bằng tiền mặt 500.000đ. 5. Do mua khối lượng lớn công ty K cho hưởng chiết khấu thương mại 110.000đ, trong đó thuế GTGT 10.000đ 6. Xuất tiền gửi ngân hàng để trả nợ cho công ty K, ngân hàng đã báo nợ. 7. Cuối kỳ kiểm kê số vật liệu M còn 400 kg. 8. Xác định số vật liệu đã sử dụng cho sản xuất sản phẩm. Cho biết: - DN hạch toán hàng tồn kho phương pháp kê khai định kỳ. - Doanh nghiệp ttính giá vật liệu xuất kho theo PP bình quân gia quyền cuối kỳ. GV: TS Hồ Xuân Thủy 5 Yêu cầu: Tính toán, lập định khoản và phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào tài khoản. BÀI 1.8 Tài liệu tại một doanh nghiệp: Tình hình tồn kho vật liệu, công cụ đầu tháng: Loại vật tư Số lượng (kg, chiếc) Giá đơn vị thực tế Vật liệu chính 10.000 kg 50.000đ/kg Vật liệu phụ 3.000kg 20.000đ/kg Công cụ lao động nhỏ 200 chiếc 120.000đ/chiếc Các nghiệp vụ phát sinh trong tháng: 1. Ngày 1, thu mua nhập kho 30.000kg VLC theo giá mua chưa thuế là 52.000đ/kg, thuế VAT 10%, chưa trả tiền cho người bán. Các chi phí vận chuyển bốc dỡ đã trả bằng tiền mặt là 5.000.000đ, thuế GTGT 5%. 2. Ngày 12, xuất kho 20.000kg VLC và 2.000kg VLP để sản xuất sản phẩm. 3. Ngày 13, dùng tiền gửi ngân hàng thu mua một số vật tư theo giá cả thuế VAT 10% (hàng đã nhập kho) bao gồm: 30.000 kg VLC, đơn giá 55.000đ/kg; 4.000 kg VLP, đơn giá 19..800đ/kg; 300 chiếc dụng cụ sản xuất, đơn giá 128.000đ/chiếc 4. Ngày 24, xuất kho 35.000 kg VLC cho sản xuất sản phẩm; xuất VLP cho sản xuất SP 3.000kg, quản lý phân xưởng: 500kg, cho quản lý DN: 500kg. 5. Xuất CCDC cho quản lý phân xưởng 350 chiếc, thuộc loại phân bổ 3 lần. 6. Ngày 29, xuất dùng 50 CCDC dùng cho QLDN thuộc loại phân bổ 1 lần. Yêu cầu: Định khoản và phản ánh tình hình trên vào sơ đồ tài khoản, biết rằng doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, tính giá xuất kho vật liệu theo phương pháp bình quân liên hoàn. BÀI 1.9 Tại 1 DN SX tính thuế VAT theo phương pháp khấu trừ, có tình hình nhập, xuất vật liệu như sau: Tồn đầu tháng: VL A: 800kg x 60.000đ VL B: 200kg x 20.000đ. Trong tháng : GV: TS Hồ Xuân Thủy 6 1. Mua 500 kg VL A, đơn giá 62.000đ/kg và 300 kg VL B, đơn giá 21.000đ/kg, thuế suất 10%, VL nhập kho đủ, tiền chưa trả. Chi phí vận chuyển VL 176.000đ trả bằng tiền mặt, trong đó thuế 16.000đ, phân bổ cho hai loại vật liệu theo khối lượng. 2. Xuất kho 1.000 VL A và 300 kg VL B trực tiếp SX sản phẩm. 3. Nhập kho 100 phụ tùng C từ cơ sở thuê ngoài gia công, đơn giá 50.000đ/cái. Chi phí vận chuyển 110.000đ trả bằng TM, trong đó thuế 10.000đ 4. Dùng TGNH trả nợ người bán ở nghiệp vụ 1 sau khi trừ khoản chiết khấu thanh toán 1% giá mua chưa thuế . 5. Xuất kho 50 kg VL B sử dụng ở bộ phận QLDN 6. Nhập kho 700 kg VL A, đơn giá 61.000đ và 700 VL B, đơn giá 19.000đ do người bán chuyển đến, thuế suất 10%, đã thanh toán đủ bằng chuyển khoản. 7. Xuất kho 600 VL A và 400 VL B vào trực tiếp SX sản phẩm. 8. Xuất kho 80 phụ tùng C ra sửa chữa nhỏ TSCĐ ở phân xưởng sản xuất Yêu cầu: Định khoản và phản ánh vào sơ đồ tài khoản tình hình trên biết: - Doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên - Tính giá hàng tồn kho theo phương pháp FIFO. BÀI 1.10 Công ty TT nộp thuế VAT giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ, kế toán hàng tồn kho theo phương pháp KKTX, trong tháng 5 có tình hình công cụ A như sau: Số dư đầu tháng 5: - TK 153 A (1.000 đơn vị x 5.000đ) = 5.000.000đ - TK 133 : 3.000.000đ Tình hình phát sinh trong tháng 5: 1/. Đơn vị đến nhận một lô công cụ tại Công ty Hải Hà, trị giá hàng ghi trên hoá đơn là 3.000 đơn vị, đơn giá 5.400đ, thuế VAT 10%, tiền hàng chưa thanh toán. Sau khi nhận hàng xong về nhập kho phát hiện thừa 100 đơn vị. Số hàng thừa chưa rõ nguyên nhân. Chi phí vận chuyển chi bằng tiền mặt tạm ứng 1.110.000đ. 2/. Công ty Minh Long chuyển đến đơn vị một lô hàng công cụ A, trị giá hàng ghi trên hoá đơn là 4.000 đơn vị, đơn giá 5.600đ, thuế VAT 10%. Khi kiểm nhận nhập kho phát hiện thiếu 300 đơn vị hàng, đơn vị cho nhập kho và chấp nhận thanh toán theo số hàng thực nhận. GV: TS Hồ Xuân Thủy 7 3/. Đơn vị xuất – 2.000 công cụ A cho bộ phận bán hàng sử dụng trong 4 tháng. 4/. Xuất trả lại 1.000 công cụ A cho công ty Minh Long vì hàng kém phẩm chất, bên bán đã thu hồi về nhập kho. 5/. Xuất 1.000 công cụ A để phục vụ sản xuất sản phẩm và 500 công cụ A cho bộ phận quản lý doanh nghiệp. 6/. Số hàng thừa ở nghiệp vụ 1, giải quyết ghi tăng thu nhập khác. 7/. Nhận được chứng từ đề nghị thanh toán trước lô hàng của công ty Minh Hải, trị giá hàng trên hoá đơn là 1.000 đơn vị, đơn giá 5.800đ, thuế VAT 10%. Đơn vị đã chi tiền mặt thanh toán nhưng cuối tháng số hàng này vẫn chưa về đến đơn vị. 8/. Công ty Long Hải chuyển đến đơn vị một lô hàng công cụ , trị giá hàng ghi trên hoá đơn là 4.000 đơn vị, đơn giá 6.000đ, thuế VAT 10%. Hàng nhập kho đủ. Sau đó do hàng kém phẩm chất đơn vị đề nghị bên bán giảm giá 20%, bên bán đã chấp nhận. 9. Đơn vị chuyển khoản thanh toán cho công ty Minh Long sau khi đã trừ đi phần chiết khấu thanh toán 5%/ gi mua chưa thuế GTGT Yêu cầu: Định khoản và phản ánh vào sơ đồ tài khoản tình hình trên biết: - Doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên - Tính giá hàng tồn kho theo phương pháp FIFO. BÀI 1.11 Công ty C nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế, áp dụng kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, tính giá trị vật liệu theo phương pháp FIFO. Trong tháng 10, Cty C có tình hình về Vật liệu thuê chế biến như sau: Theo Hợp đồng thuê chế biến số 12 GC đã ký với xưởng Y về việc đưa vật liệu chính A thuê chế biến thành bán thành phẩm A1, định mức 1 BTP sử dụng 0,5 kg VLC A, tiền công chế biến 3.000đ/BTP, VAT 10%, các chi phí chuyên chở do Xưởng Y đài thọ. Số dư ngày 30/9 của TK 154 “Vật liệu thuê chế biến”: 900.000 (100kg X 9.000đ/kg); TK 152 - SCT BTP A1: 50BTP A1, đơn giá 7.500đ/kg 1. Ngày 2/10: xuất kho 500kg VL chính A, đơn giá xuất kho 9.200đ/kg giao cho xưởng Y. 2. Ngày 10/10: nhận được HĐ (GTGT) do xưởng Y giao 600 BTP A1, Cty đã nhập kho đủ. 3. Ngày 15/10: chuyển TGNH trả tiền công chế biến cho xưởng Y là 1.500.000 đ. 4. Ngày 20/10: nhận được HĐ(GTGT) do xưởng Y giao tiếp tục 500 BTP A1, đã nhập kho đủ. GV: TS Hồ Xuân Thủy 8 5. Ngày 25/10: xuất kho 800 BTP A1 đưa vào sản xuất sản phẩm. Yêu cầu: Tính toán và phản ánh vào sơ đồ tài khoản tình hình trn BÀI 1.12 Tại một doanh nghiệp có tình hình sau: Số dư ngày 31/3/x cuả một số tài khoản: - TK 244: 5.000.000 đ (công ty vật tư N) - TK 151: 5.000.000 đ (công ty cơ khí A: 20 công cụ × 250.000 đ) - TK 152: 45.725.000 đ, trong đó: o VLC X: 500kg × 25.800 đ/kg =12.900.000 đ o VLC Y: 200 kg × 86.941 đ/kg = 17.388.200 đ o VLP: 640 kg × 24.120 đ/kg = 15.436.800 đ Trong tháng 4/x có các nghiệp vụ phát sinh sau: 1- Ngày 5/4, nhập kho vật liệu chính X mua cuả công ty vật tư N, số lượng 2.000 kg, đơn giá chưa thuế 26.500 đ/kg, thuế GTGT 10%, chi phí vận chuyển đã trả bằng tiền tạm ứng 1.320.000đ (trong đó thuế GTGT 10% là 120.000đ). Việc thanh toán theo hợp đồng được thoả thuận như sau: - Bù trừ tiền ký quỹ, số còn lại sẽ thanh toán bằng chuyển khoản. - Nếu thanh toán trong vòng 20 ngày được hưởng chiết khấu thanh toán 2%/ giá chưa thuế. 2- Ngày 8/4, nhận hoá đơn số 008726 cuả công ty thương mại B, số lượng 500 kg VLC Y. tổng giá thanh toán 50.600.000 đ, trong đó thuế GTGT 10% là 4.600.000đ. công ty đã chấp nhận thanh toán và đến cuối tháng hàng vẫn chưa về kho. 3- Ngày 10/4, mua công cụ dụng cụ bằng tiền gửi ngân hàng, số lượng 100 cái, giá chưa thuế 245.000 đ/cái, thuế GTGT 10%. Khi kiểm nhận nhập kho phát hiện có 20 cái sai quy cách. Đơn vị cho nhập kho toàn bộ và lập biên bản yêu cầu giảm giá cho số công cụ sai quy cách. Tiền hàng chưa thanh toán. 4- Ngày 11/4, nhận được hoá đơn điều chỉnh giám giá 10%/ giá chưa thuế cho 20 công cụ sai quy cách nhập kho vào ngày 10/4. 5- Ngày 12/4, nhận được hoá đơn số 004573 ngày 12/4 về việc cung cấp 1.000kg VLP của công ty M, tổng giá thanh toán theo hoá đơn là 26.400.000đ, trong đó thuế GTGT 10%. 6- Ngày 15/4, nhập kho 15 PTTT do thuê ngoài gia công, giá thực tế vật liệu xuất để gia công là 33.300.000 đ, chi phí thuê gia công trả bằng tiền mặt 4.400.000đ, trong đó thuế GV: TS Hồ Xuân Thủy 9 GTGT 400.000 đ, chi phí vận chuyển vật liệu đi gia công và nhận về là 220.000đ, trong đó thuế GTGT là 20.000đ thanh toán bằng tiền tạm ứng. 7- Ngày 18/4, VLP cuả hoá đơn 004573 ngày 10/4 về đến công ty, chi phí vận chuyển chi bằng tiền mặt là 110.000đ, thuế GTGT 10.000đ. Theo biên bản kiểm nghiệm vật tư cho biết: - Tổng lượng nhận và nhập kho là 900 kg - Số chênh lệch thiếu chưa rõ nguyên nhân. 8- Ngày 20/4, nhập kho VLC Y, số lượng 500 kg, đơn giá 6 USD.CIF.HCM/kg, tiền hàng chưa thanh toán. Thuế nhập khẩu phải nộp theo thuế suất là 5%, thuế GTGT 10%. Công ty đã nộp thuế nhập khẩu và thuế GTGT bằng tiền mặt. Toàn bộ số hàng này đã nhập kho, chi phí kiểm dịch bốc dỡ lưu kho đã chi bằng tiền mặt 1.320.000 đ, thuế GTGT 120.000đ. Tỷ giá giao dịch là 15.820đ/USD. 9- Ngày 28/4, nhập kho 20 công cụ, đã nhận hóa đơn tháng trước cuả công ty cơ khí A , tổng giá thanh toán 5.500.000 đ, thuế GTGT 500.000 đ. 10- Tổng hợp tình hình thanh toán căn cứ vào bản sao kê cuả ngân hàng: - Ngày 10/4, thanh toán cho công ty vật tư N tiền mua VLC X theo thoả thuận (hàng nhập kho ngày 5/4). - Ưng trước tiền cho nhà cung cấp M 5.000.000 để mua vật liệu phụ. - Ngày 20/4, thanh toán hoá đơn số 004573 bằng tiền gửi ngân hàng sau khi trừ chiết khấu 2%/ giá chưa thuế. Biết rằng, số vật liệu thiếu bắt bộ phận áp tải bồi thường. 11- Tổng hợp tình hình xuất kho : - Ngày 8, xuất kho VLC X 1.500kg để sản xuất sản phẩm. - Ngày 9, xuất kho VLC Y 180 kg để sản xuất sản phẩm. - Ngày 22, xuất kho VLP : o Dùng sản xuất sản phẩm 900 kg o Dùng ở bộ phận quản lý phân xưởng 500 kg - Ngày 30, xuất kho công cụ dụng cụ : o Dùng phân xưởng sản xuất chính 70 cái, thuộc loại phân bổ 2 lần. o Dùng ở bộ phận bán hàng 5 cái, phân bổ 1 lần. Tài liệu bổ sung : - Doanh nghiệp thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. GV: TS Hồ Xuân Thủy 10 - Doanh nghiệp tính giá vật liệu xuất kko theo phương pháp bình quân gia quyền sau mỗi lần nhập. - Doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên . Yêu cầu: định khoản và phản ánh tình hình trên vào sơ đồ tài khoản. BÀI 1.13 Số dư đầu tháng 3/x của công ty X về nguyên vật liệu như sau: - TK 151: 9.820.000đ (HĐ số 009867: 1.000kg x 9.820đ/kg- VLC) - TK 152: 16.250.000đ (VLC: 1.500kg x 10.500 đ/kg; VLP: 500kg x 1.000đ/kg) Các nghiệp vụ phát sinh trong tháng như sau: 1. Mua VLC thanh toán ngay bằng tiền mặt 4.000kg, giá mua chưa thuế GTGT 10.200đ/kg, thuế GTGT 5%. 2. Mua VL theo phương thức nhận hàng trực tiếp và chưa thanh toán: - VLC: 6.000kg, giá chưa thuế GTGT 10.500đ/kg, thuế GTGT 5%, nhập kho đủ. Chi phí vận chuyển thanh toán bằng tiền mặt 250.000, thuế GTGT 10%. - VLP: 1.500kg, giá chưa thuế GTGT 950đ/kg, thuế GTGT 10%. Khi kiểm nhận nhập kho 1.510kg, trong đó có 10kg thừa giữ hộ, báo bên bán biết để nhận lại. 3. Nhận và nhập kho đủ lô hàng đi đường tháng trước của HĐ 009867. 4. Nhận HĐ số 008654 mua VLC, số lượng 2.000kg, giá mua chưa thuế GTGT 9.600đ/kg, thuế GTGT 5%, trả bằng tiền mặt, hàng đang đi đường. 5. Báo cáo kiểm kê hàng tồn kho cuối tháng: - VLC: 3.000kg - VLP: 300kg Lô hàng theo HĐ 008654 vẫn chưa về nhập kho. Yêu cầu: định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên biết: - Doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ - Doanh nghiệp thuộc đối tượng nộp thuế khấu trừ - Xác định giá trị hàng tồn kho theo phương pháp bình quân gia quyền cuối kỳ - Vật liệu chính xuất dùng cho sản xuất sản phẩm, vật liệu phụ xuất dùng cho bộ phận bán hàng. BÀI 1.14 Tại 1 DN kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, thuộc đối tượng GV: TS Hồ Xuân Thủy 11 chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế, xác định giá trị hàng tồn kho theo phương pháp FIFO, có tình hình về vật liệu như sau: Tồn kho đầu tháng: o Vật liệu B tồn kho : số lượng 300kg, đơn giá chưa thuế 12.000đ o Vật liệu C tồn kho : số lượng 100lít, đơn giá chưa thuế 20.000đ o Vật liệu B đang đi đường đầu tháng: 200kg, đơn giá chưa thuế 12.000đ Phát sinh trong tháng: + Tình hình nhập vật liệu: 1) Ngày 2: Mua vật liệu B chưa trả tiền người bán X, theo hoá đơn số lượng 500kg, đơn giá chưa thuế 11.000đ, thuế GTGT 10%. Chi phí vận chuyển, bốc dỡ bằng tiền tạm ứng 330.000đ, trong đó thuế GTGT 30.000đ. Đã kiểm nhận và nhập kho đủ. 2) Ngày 5: Mua vật liệu C của người bán N (phương thức nhận hàng) theo hoá đơn số lượng 200lít, đơn giá chưa thuế 18.000đ, thuế GTGT 10% đã trả bằng chuyển khoản. Số vật liệu này cuối tháng vẫn chưa về nhập kho. 4) Ngày 21: Thanh toán tiền cho người bán X (số tiền mua vật liệu B ngày 2) bằng chuyển khoản sau khi trừ chiết khấu thanh toán được hưởng là 1% giá chưa thuế. 5) Ngày 22: Mua vật liệu C (đã trả trước tiền 1.000.000đ cho người bán T trong tháng trước), theo hoá đơn số lượng 50lít, đơn giá chưa thuế 19.000đ, thuế GTGT 10%. Đã nhập kho đủ nhưng do số vật liệu này bị sai qui cách nên DN gửi biên bản đề nghị người bán T giảm giá 20%. 6) Ngày 25: Nhận được 100kg vật liệu B đi đường tháng trước về nhập kho. Theo hoá đơn (đã nhận tháng trước) đơn giá chưa thuế 12.000đ, thuế GTGT 10%. 7) Ngày 28: Do số vật liệu B nhập kho ngày 25 kém phẩm chất nên người bán đồng ý giảm giá 10%. Doanh nghiệp đã nhận lại tiền mặt do người bán trả. 8) Ngày 29: Mua vật liệu B chưa trả tiền do người bán Y chuyển đến, số lượng hàng theo hợp đồng 200kg, thực nhập kho 180kg (DN đã chấp nhận thanh toán), đơn giá chưa thuế 12.500đ, thuế GTGT 10%. Số vật liệu thiếu chưa biết nguyên nhân, chờ xử lý. 9) Ngày 30: a) Người bán T không đồng ý giảm giá, DN đã xuất kho vật liệu C trả lại và đã nhận được tiền do người bán T trả lại bằng chuyển khoản. b) Biết nguyên nhân số vật liệu thiếu (ở nghiệp vụ 8) là do người bán Y giao thiếu. GV: TS Hồ Xuân Thủy 12 Người bán Y đề nghị thanh lý hợp đồng và doanh nghiệp đã chi tiền mặt trả hết số nợ. c) Nhập kho phế liệu thu hồi từ quá trình sản xuất sản phẩm trị giá 100.000đ. + Tình hình xuất kho vật liệu: Ngày 5: Xuất kho 400kg vật liệu B và 50 lít vật liệu C dùng sản xuất sản phẩm. Ngày 10: Xuất kho 50kg vật liệu B phục vụ bán hàng và 20 lít vật liệu C phục vụ quản lý DN. Ngày 20: Xuất kho 200kg vật liệu B dùng sản xuất sản phẩm. Yêu cầu: Tính toán, định khoản và phản ánh vào sơ đồ TK tình hình trên. GV: TS Hồ Xuân Thủy 13 BÀI TẬP CHƯƠNG 2 KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH BÀI 2.1 Công ty phát hành sách Hà Nội trao đổi với công ty phát hành sách TP. HCM bản quyền độc quyền phát hành sách văn học, đã được Bộ Văn Hóa công nhận trong thời gian 15 năm (từ 2010-2025) trong cả nước để đổi lấy bản quyền phát hành đĩa nhạc của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn trong vòng 10 năm như sau: - Nguyên giá của bản quyền độc quyền phát hành sách là 150.000.000đ. Công ty đã phát hành được 2 năm (từ năm 2008). Công ty tính khấu hao theo phương pháp đường thẳng. - Theo thỏa thuận thì công ty phát hành sách Hà Nội phải trả cho công ty phát hành sách TP. HCM là 22.000.000đ (bao gồm cả thuế GTGT 10%) trên cơ sở công ty định giá bản quyền phát hành sách văn học là 160.000.000đ, thuế GTGT 10%. Yêu cầu: Kế toán nghiệp vụ liên quan đến trao đổi TSCĐ tại công ty phát hành sách Hà Nội BÀI 22 Công ty xây dựng A có xe ô tô tải đang theo dõi trên sổ kế toán với nguyên giá là 500trđ. Khấu hao lũy kế 400trđ. Công ty muốn thanh lý xe ô tô tải do không có nhu cầu sử dụng. Ngoài ra, công ty cũng đang có kế hoạch mua một cần cẩu để xây dựng công trình. Qua tìm hiểu, công ty xây dựng B là đối tác đang muốn bán cần cẩu để mua ô tô tải, công ty xây dựng A đã tiến hành đàm phán với công ty xây dựng B và thống nhất công ty A sẽ đổi ô tô với giá 180trđ (trong đó thuế GTGT 10%) để lấy cần cẩu với giá 300trđ (trong đó thuế GTGT 10%). Công ty A đã thanh toán số chênh lệch giữa giá ô tô và cần cẩu bằng tiền khi nhận cần cẩu về. Yêu cầu: Kế toán nghiệp vụ liên quan đến trao đổi TSCĐ tại công ty A BÀI 2.3 Công ty V có tình hình đầu tư dây chuyền máy móc thiết bị như sau: 1. Nhập khẩu một hệ thống máy móc thiết bị, giá nhập khẩu là 100.000USD, tỷ giá thực tế là 20.828VND/USD, thuế nhập khẩu phải nộp là 2%, thuế GTGT hàng nhập khẩu là 5%, doanh nghiệp đã chuyển khoản nộp đủ thuế vào ngân sách. Hệ thống máy móc thiết bị còn chờ lắp đặt. 1 2. Chi phí vận chuyển, lắp đặt chưa thanh toán 50.000.000đ, thuế GTGT 10%. 3. Chi mua nguyên vật liệu chạy thử, giá mua chưa thuế GTGT là 20.000.000đ, thuế GTGT 10%, thanh toán bằng chuyển khoản. Chi phí dịch vụ mua ngoài liên quan đến chạy thử 2.000.000đ, thuế GTGT 10% 4. Vận hành thử dây chuyền công nghệ, thành phẩm thu được của quá trình chạy thử bán thu bằng tiền mặt 14.000.000đ, thuế GTGT 10%. 5. Việc lắp đặt và chạy thử đã hoàn tất, hệ thống đã sẵn sàng đi vào hoạt động Yêu cầu: - Tính nguyên giá dây chuyền công nghệ, biết cả dây chuyền là một hệ thống không thể tách rời được. - Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên. BÀI 2.4 1. Bảo trì máy photocopy sử dụng ở các bộ phận quản lý DN 1.000.000, thuế GTGT 10%. 2. Sửa chữa lớn một TSCĐ sử dụng ở bộ phận QLDN, TSCĐ này chưa trích trước chi phí sửa chữa lớn. Chi phí sửa chữa phát sinh gồm: - Xuất PTTT: 70.000.000đ - Phải trả tiền dịch vụ sửa chữa 50.000.000đ, thuế GTGT 10%. Công việc sửa chữa lớn đã hoàn tất, kế toán phân bổ chi phí sửa chữa lớn trong 2 năm. 3. Sửa chữa định kỳ một thiết bị sản xuất sử dụng ở phân xưởng. TBSX này đã được trích trước chi phí sửa chữa lớn 220.000.000đ. Chi phí sửa chữa phát sinh gồm: - Xuất PTTT: 170.000.000đ - Nhiên liệu xuất dùng: 10.000.000đ - Chi phí khác chi bằng tiền mặt: 2.000.000 4. Công việc sửa chữa định kỳ hoàn thành và đã nhận bàn giao, tiền công sửa chữa phải thanh toán 100.000.000đ, thuế GTGT 10%. Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên. BÀI 2.5 1. Thiếu 1 máy vi tính sử dụng ở bộ phận QLDN, chưa xác định nguyên nhân, NG 30.000.000đ, đã hao mòn 3.500.000đ. Quyết định xử lý yêu cầu bộ phận sử dụng bồi thường. 2 2. Thừa một máy cưa ở PXSX, máy cưa này thừa do DN mua bằng chuyển khoản nhưng để ngoài sổ sách chưa ghi nhận, giá mua 42.000.000đ, thuế GTGT 10%. Máy cưa này đã để ngoài sổ sách 3 tháng, thời gian sử dụng hữu ích ước tính 3 năm. Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên. BÀI 6 Coâng ty A có hợp đồng thuê ô tô trong thời hạn 5 naêm (thời gian sử dụng của tài sản đó được xác định là 6 năm). Tiền thuê phải trả mỗi năm một lần vào cuối năm là 50trđ (chưa bao gồm thuế GTGT). Öôùc tính giaù trò coøn laïi ñaûm baûo thanh toaùn laø 10trñ, laõi suaát biên đi vay giả sử là 10%. Yêu cầu: - Tính giá trị hiện tại của khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu - Xác định nợ gốc và lãi thuê phải trả từng năm. BÀI 2.7 Coâng ty A nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Ngày 2/1/x công ty A ký hợp đồng thuê một thiết bị dùng trong phân xưởng sản xuất của công ty cho thuê tài chính B trong thời hạn 5 naêm (thời gian sử dụng hữu ích ước tính của tài sản đó cũng được xác định là 5 năm). Tiền thuê phải trả mỗi năm một lần vào cuối năm là 50trđ (chưa bao gồm thuế GTGT). Öôùc tính giaù trò coøn laïi ñaûm baûo thanh toaùn laø 10trñ, laõi suaát biên đi vay giả sử là 10%. Giá trị hợp lý của tài sản thuê là 200trđ. Số thuế GTGT mà bên cho thuê đã trả khi mua tài sản là 20trđ được bên đi thuê trả trong thời gian thuê, mỗi năm 4trđ. Yêu cầu: - Tính giá trị hiện tại của khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu - Lập bảng tính xác định nợ gốc và lãi thuê phải trà từng năm. - Lập các định khoản liên quan đến nghiệp vụ nhận tài sản thuê vào ngày 2/1, trích khấu hao trong năm (theo phương pháp đường thẳng) và các định khoản vào ngày cuối niên độ khi nhận hóa đơn dịch vụ cho thuế tài chính (giả sử doanh nghiệp thanh toán ngay cho hóa đơn này bằng chuyển khoản, đã nhận giấy báo Nợ của ngân hàng. - Trình bày các thông tin về thuê tài chính trên báo cáo tài chính năm 2008 BÀI 2.8 Ngày 1/1/x, doanh nghiệp X nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế, có hợp đồng thuê hoạt động, thuê của công ty Y một căn nhà làm văn phòng có trị giá 2.000.000.000đ, thời gian thuê 4 năm, tiền thuê mỗi năm theo giá chưa có thuế là 3 120.000.000đ, thuế GTGT 10%, trả trước tiền thuê 2 năm tổng cộng 264.000.000đ bằng chuyển khoản. Đã nhận được hóa đơn của công ty Y và giấy báo Nợ của ngân hàng. Yêu cầu: Định khoản nghiệp vụ trên BÀI 2.9 Công ty A nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, trong tháng 10/x có tình hình tăng TSCĐ như sau (đơn vị tính: 1.000đ): 1. Mua một xe ô tô, giá mua trên hóa đơn chưa thuế GTGT là 650.000, thuế GTGT 10% đã thanh toán bằng chuyển khoản. Chi phí trước bạ, sang tên, đăng ký xe là 10.000, trong đó thuế GTGT là 600 đã thanh toán bằng tiền mặt. 2. Mua một căn nhà làm cửa hàng giới thiệu sản phẩm với giá 4.200.000. Theo đánh giá của doanh nghiệp: - Giá trị của cửa hàng theo kết cấu với hiện trạng: 1.000.000 - Giá trị quyền sử dụng đất: 3.200.000 Doanh nghiệp đã chuyển khoản thanh toán tiền mua tài sản này. Đã nhận được giấy báo Nợ của ngân hàng. 3. Nhận bàn giao công trình xây dựng nhà xưởng mới đã hoàn thành, giá hợp đồng chưa thuế GTGT là 800.000, thuế GTGT 10%, chưa thanh toán tiền cho nhà thầu. Giả sử quyết toán công trình được duyệt theo đúng giá bàn giao. 4. Vay dài hạn ngân hàng để mua một thiết bị sản xuất, giá mua trên hóa đơn là 550.000, trong đó thuế GTGT 10%. Chi phí vận chuyển, lắp đặt, chạy thử thanh toán bằng tiền mặt 5.500.000, trong đó thuế GTGT là 10%. 5. Mua một bản quyền công nghệ sản xuất thơm xuất khẩu của Nhật Bản với giá 50.000USD (TG 17.500đ/USD), chưa thanh toán tiền mua. Thuế nhập khẩu 10% và thuế GTGT hàng nhập khẩu 10% đã nộp bằng chuyển khoản. Chi phí đăng ký pháp lý liên quan đến bản quyền công nghệ sản xuất trong nước là 16.500 đã trả bằng tiền mặt (trong đó thuế GTGT 10%). 6. Được tặng một TSCĐ, theo đánh giá của Hội đồng nhận tài sản, tài sản này trị giá 45.000. Chi phí nhận và vận chuyển về công ty thanh toán bằng tiền mặt 330, trong đó thuế GTGT là 30. 7. Mua trả góp một TSCĐ hữu hình (18 tháng), giá mua chưa thuế GTGT trả ngay là 500.000, thuế GTGT 10%, lãi suất 1%/tháng/giá mua chưa thuế trả ngay. Công ty đã chuyển khoản thanh toán nợ mua tài sản tháng đầu tiên. 4 8. Xuất kho một thành phẩm làm TSCĐ, giá xuất kho 34.000, giá bán của sản phẩm cùng loại là 46.000, thuế GTGT 10%. Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên. BÀI 2.10 Công ty Y có tình hình về giảm TSCĐ hữu hình trong tháng 9/x như sau (đơn vị tính: 1.000đ): 1. Nhượng bán một xe tải không còn nhu cầu sử dụng, nguyên giá 500.000, đã khấu hao 260.000. Giá bán chưa thuế GTGT là 200.000, thuế GTGT 10%, chưa thu tiền. Chi phí sửa chữa trước khi bán đã thanh toán bằng tiền mặt là 4.400, trong đó thuế GTGT là 400. 2. Căn cứ quyết định thanh lý TSCĐ, công ty thanh lý một TSCĐ sử dụng ở phân xưởng sản xuất. Nguyên giá 82.000, khấu hao 78.000. Chi phí thanh lý theo biên bản thanh lý gồm: - Vật liệu phụ: 200 - CCDC: 100 - Tiền mặt: 500 Thu nhập về thanh lý là phế liệu thu hồi đã nhập kho 400. Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên. BÀI 2.11 Tại doanh nghiệp P có tình hình về TSCĐ như sau: Số dư đầu tháng 1/x: - TK 211: 880.000.000đ (NG TSCĐ tại phân xưởng: 500.000.000, tại cửa hàng bán sản phẩm: 300.000.000, tại bộ phận QLDN: 80.000.000). - TK 213: 250.000.000đ (NG TSCĐ tại phân xưởng: 150.000.000, tại cửa hàng bán sản phẩm: 60.000.000, tại bộ phận QLDN: 40.000.000) - TK 214: 225.000.000 (2141: 125.000.000, 2143: 100.000.000) Trong tháng có các nghiệp vụ: 1- Ngày 11, mua một xe hơi 4 chỗ, giá hóa đơn 137.500.000đ (trong đó thuế GTGT là 12.500.000đ), thanh tốn bằng chuyển khoản. Chi phí trước bạ sang tên 7.800.000đ, chi phí đăng ký xe 500.000đ, tất cả đã chi bằng tiền mặt. 2- Ngày 18, chuyển khoản mua bằng sáng chế 50.000.000đ, chưa sử dụng trong tháng 1/200x. 5 3- Ngày 21, bán một xe tải đang sử dụng ở bộ phận bán hàng, nguyên giá 245.500.000đ, đã hao mòn 140.000.000đ. Giá bán tài sản này 95.500.000, thuế GTGT 10% , chưa thu tiền. Chi phí cho người môi giới đã chi bằng tiền mặt 1.000.000đ 4- Cuối tháng, kế toán trích khấu hao TSCĐ tháng 1/x. Cho biết tất cả TSCĐ của doanh nghiệp hiện có đầu tháng đều đang dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh. TSCĐ hữu hình đều có cùng tỷ lệ khấu hao 12%, TSCĐ vô hình đều có cùng tỷ lệ khấu hao 18%, phương pháp khấu hao theo đường thẳng. Yêu cầu : Định khoản nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên. BÀI 2.12 Số dư ngày 31/10 của TK 214: 12.500, trích một số tài liệu để tính khấu hao TSCĐ (phương pháp khấu hao đường thẳng) tháng 11 như sau (đơn vị tính: 1.000đ) 1. Trích chỉ tiêu “Khấu hao tháng này” của toàn công ty trên Bảng tính và phân bổ khấu hao tháng 10: 30.112 (biết rằng tháng 10 không có biến động TSCĐ), phân bổ: - Phân xưởng sản xuất chính: 15.355 - Phân xưởng sản xuất phụ: 11.948 - Quản lý doanh nghiệp: 11.685 - Bán hàng: 1.125 2. Tài liệu về tăng, giảm TSCĐ tháng 11, biết giá trị thanh lý ước tính = 0 • TSCĐ tăng: - Ngày 10/11 mua máy may, nguyên giá 32.000 dùng trong phân xưởng sản xuất chính, tỷ lệ khấu hao 10%. - Ngày 15/11 mua máy phát điện, nguyên giá 38.000, dùng vào phân xưởng điện, tỷ lệ khấu hao 12%. • TSCĐ giảm: - Ngày 5/1 thanh lý máy vắt sổ ở phân xưởng sản xuất chính, nguyên giá 30.200, tỷ lệ khấu hao 8%. - Ngày 8/1, nhượng bán máy Fax, nguyên giá 30.000, tỷ lệ khấu hao 15%. Yêu cầu: Lập bảng tính và phân bổ khấu hao tháng 11. BÀI 13 Công ty K thực hiện trích trước chi phí sửa chữa lớn cửa hàng giới thiệu sản phẩm. Số dư ngày 31/12/x cuả TK 352- Dự phòng phải trả (DP phải trả khác) là 249.500.000đ. 6 Trong tháng 12, phòng kế toán công ty K có tình hình về sửa chữa cửa hàng giới thiệu sản phẩm như sau : 1- Ngày 25/8, căn cứ hợp đồng sửa chữa cửa hàng giới thiệu sản phẩm số 045/HĐ ngày 25/8/x+1, công ty K đã chi tiền mặt ứng trước cho nhà thầu chi phí sửa chữa lớn là 100.000.000đ. 2- Ngày 25/12, nhận biên bản bàn giao công việc sửa chữa lớn cửa hàng giới thiệu sản phẩm đã hoàn thành (hợp đồng sửa chữa số 045/HĐ ngày 25/8) kèm theo hoá đơn GTGT có tổng giá thanh toán là 257.200.000đ, thuế VAT 10%. 3- Ngày 27/12, công ty K đã thanh toán số tiền còn thiếu bằng chuyển khoản, đã nhận được giấy báo Nợ cuả ngân hàng. Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên. BÀI 2.14 Công ty XYZ thực hiện công việc sửa chữa lớn thiết bị sản xuất M trong phân xưởng sản xuất chính, công nhân trong công ty đã thực hiện công việc sửa chữa từ đầu tháng 02/x. Số dư đầu tháng 03/x cuả TK 2413 (chi tiết thiết bị sản xuất M) là 113.650.000đ. Cuối tháng 3, công việc sửa chữa lớn thiết bị sản xuất hoàn thành bàn giao, kế toán tổng hợp các chứng từ gốc liên quan đến công việc sửa chữa gồm : - Phiếu xuất kho công cụ dụng cụ: 1.860.000đ - Phiếu xuất kho phụ tùng thay thế: 23.250.000đ - Phiếu chi tiền mặt dùng cho công việc sửa chữa: 1620.000đ - Báo cáo thanh toán tạm ứng: thanh toán vào công việc sửa chữa TSCĐ là 860.000. - Tiền lương phải trả công nhân sửa chữa: 5.000.000. - Dịch vụ mua ngoài khác chưa thanh toán (cả thuế VAT 10%): 5.500.000 Kế toán đã tính giá thành công việc sửa chữa lớn tự làm và phân bổ chi phí trong 2 năm do TSCĐ này chưa thực hiện trích trước chi phí sửa chữa lớn. Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên. BÀI 2.15 Có tài liệu của một doanh nghiệp sản xuất (đơn vị: 1000đ): 1- Công nhân doanh nghiệp sửa chữa thường xuyên 1 TSCĐ hữu hình của văn phòng doanh nghiệp, chi phí sửa chữa bao gồm: 7 - Giá trị thực tế vật liệu xuất dùng: 3800, trong đó: vật liệu phụ: 1000, phụ tùng thay thế: 2800. - Giá trị thực tế công cụ xuất dùng (loại phân bổ 100%): 600. - Tiền lương công nhân: 1800. - Các khoản trích theo lương: 342. 3- Biên bản giao nhận khối lượng sửa chữa lớn TSCĐ của phân xưởng I hoàn thành do công ty N nhận thầu sửa chữa bàn giao, kèm theo hoá đơn GTGT: - Giá chưa có thuế GTGT: 129.000. - Thuế GTGT: 12.900 - Tổng giá thanh toán: 141.900. Doanh nghiệp chưa thanh toán cho công ty N. Biết TSCĐ này đã lập dự phòng chi phí sửa chữa lớn là 100.000. Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên. BÀI 2.16 Có tình hình về TSCĐ đi thuê và cho thuê ở DN X trong tháng 11/x như sau: 1- Cho công ty K thuê 1 xe vận tải, nguyên giá 240.000.000đ, đã hao mòn 24.000.000đ. HĐ quy định thời hạn thuê 3 tháng, tiền thuê phải trả trước 3 tháng, mỗi tháng 10.000.000đ, thuế GTGT 10%. Công ty K thanh toán tiền thuê ngay khi nhận tài sản bằng tiền gửi ngân hàng (ngân hàng đã báo có). Chi phí phát sinh trực tiếp ban đầu liên quan đến cho thuê thanh toán bằng tiền mặt 1.000.000đ 2- DN thuê 1 máy phát điện cuả công ty Y để phục vụ cho cửa hàng giới thiệu sản phẩm. Thời hạn thuê 5 tháng, tiền thuê (chưa thuế) trả hàng tháng 3.000.000đ, thuế GTGT 10%. DN đã thanh toán tiền thuê tháng đầu tiên bằng TGNH. 3- DN thuê 1 TSCĐ dùng trong phân xưởng sản xuất, thời gian thuê 6 tháng. Tiền thuê trả mỗi tháng 5.000.000đ, thuế GTGT 10%. Khi nhận tài sản thuê, DN đã thanh toán trước tiền thuê cuả 3 tháng bằng chuyển khoản. Trong tháng tiến hành phân bổ chi phí thuê cho đối tượng sử dụng. 4- Ký hợp đồng cho công ty XYZ thuê 1 thiết bị sản xuất A trong 3 tháng, nguyên giá 290.000.000, đã hao mòn 90.000.000đ. DN đã gửi tài sản sang bên đi thuê. Tiền thuê mỗi tháng bên đi thuê phải trả bao gồm cả thuế là 6.600.000đ, thuế VAT 10%. Doanh nghiệp 8 đã xuất hoá đơn đòi tiền thuê tháng đầu tiên ngay khi giao tài sản. Công ty XYZ chưa thanh toán tiền thuê. Chi phí phát sinh ban đầu liên quan đến hoạt động cho thuê đơn vị đã thanh toán bằng tiền mặt 1.200.000đ. 5- Cuối tháng nhận được tiền thuê thiết bị sản xuất của công ty XYZ thanh toán bằng tiền gửi ngân hàng. Đồng thời đơn vị trích khấu hao thiết bị sản xuất cho thuê 2.900.000đ. Yêu cầu : Định khoản và phản ánh vào TK tình hình trên. BÀI 2.17 Tại công ty X nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, có ký hợp đồng thuê một TSCĐ với công ty cho thuê tài chính Y trong năm x với các nghiệp vụ phát sinh như sau (đơn vị tính : 1.000đ): 1. Chuyển khoản ngân hàng ký quỹ đảm bảo việc thuê 50.000 và trả phí cam kết sử dụng vốn cho bên thuê 5.000. 2. Nhận TSCĐ thuê tài chính với các điều khoản trong hợp đổng thuê như sau : - Hợp đồng thuê trong thời gian 5 năm, thời gian sử dụng hữu ích ước tính của tài sản cũng là 5 năm. - Giá trị thu hồi tại thời điểm kết thúc hợp đồng thuê bằng 0. - Tiền thuê phải trả hàng năm vào cuối năm là 70.000 bắt đầu từ năm 2008. - Thiết bị này được thiết kế theo yêu cầu của công ty X nên không có giá trị thị trường. - Lãi suất tiền vay ngân hàng kỳ hạn 5 năm của công ty A là 12%/năm. 3. Cuối năm x, nhận hóa đơn thanh toán tiền thuê tài chính năm x và thanh toán ngay bằng chuyển khoản. Yêu cầu : 1. Xác định giá trị hiện tại của khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu. 2. Lập bảng tính xác định nợ gốc và lãi thuê trả từng năm 3. Định khoản các nghiệp vụ và các bút toán cuối niên độ như trích khấu hao (khấu hao theo phương pháp đường thẳng), xác định nợ dài hạn đến hạn trả. 4. Giả sử cũng các số liệu theo bài tập trên nhưng hợp đồng thuê vào ngày 31/12/x-1 và tiền thuê phải trả hàng năm vào ngày 2/1 hàng năm bắt đầu từ năm x. Hãy thực hiện các yêu cầu từ 1 3 với các điều khoản thay đổi này. 9 BÀI 2.18 Công ty Z nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, có tình hình bán và thuê lại tài sản là thuê hoạt động trong tháng như sau (đơn vị tính: 1.000đ) 1. Bán một thiết bị sản xuất có nguyên giá 200.000, khấu hao 60.000, giá bán chưa thuế GTGT 160.000, thuế GTGT 10% đã thu bằng tiền gửi ngân hàng. Sau đó thuê lại tài sản này trong 3 tháng, theo hợp đồng thuê tiền thuê trả định kỳ mỗi tháng là 3.300, trong đó thuế GTGT là 300. 2. Chi tiền mặt trả tiền thuê tháng thứ nhất. Yêu cầu : tính toán và định khoản các nghiệp vụ trên trong các trường hợp sau : - Công ty xác định giá trị hợp lý của thiết bị tại thời điểm bán là 150.000 - Công ty xác định giá trị hợp lý của thiết bị tại thời điểm bán là 170.000 - Công ty xác định giá trị hợp lý của thiết bị tại thời điểm bán là 130.000 và giá cho thuê chưa thuế trên thị trường là 4.000/tháng. - Công ty xác định giá trị hợp lý của thiết bị tại thời điểm bán là 130.000 và giá cho thuê chưa thuế trên thị trường là 2.000/tháng. 10 BÀI TẬP CHƯƠNG 3 KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG BÀI 3.1 Có tài liệu trong tháng 12/x của 1 doanh nghiệp sản xuất (đơn vị: 1000đ): 1- Trích Bảng thanh toán tiền lương phải trả công nhân viên trong tháng: - Công nhân sản xuất: + Lương chính: 158.000 + Lương phụ: 12.000 + Lương nghỉ phép: 5.000 - Nhân viên quản lý phân xưởng: + Lương chính: 35.000 + Lương phụ: 5.000 + Phụ cấp: 1.200 - Nhân viên quản lý doanh nghiệp: + Lương chính: 44.000 + Lương phụ: 6.000 + Phụ cấp: 3.000 - Công nhân bốc vác thành phẩm tiêu thụ: 4.000 2- Trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất theo tỷ lệ 4% tính trên tổng số tiền lương chính phải trả công nhân sản xuất. 3- Trích BHXH, BHTN, BHYT, KPCĐ theo tỷ lệ quy định (giả sử tính trên lương chính) 4- Phiếu chi tiền mặt chi trả lương tháng trước còn nợ công nhân viên: 4.500 5- Số tiền BHXH thực tế phải trả công nhân viên trong tháng: 8.000 (căn cứ vào Bảng thanh toán BHXH). 6- Phiếu thu tiền mặt: nhập quỹ tiền mặt số tiền rút từ ngân hàng về để trả lương, trợ cấp BHXH: 270.000. 7- Tổng hợp phiếu chi tiền mặt chi trả tồn bộ lương, BHXH trong tháng 8- Lập uỷ nhiệm chi chuyển tiền nộp BHXH, BHTN. Yêu cầu: Định khoản và phản ánh vào TK đồng thời lập bảng phân bổ tiền lương và BHXH biết số dư đầu tháng TK 334 (dư Có) là 4.500 1 BÀI 3.2 Số dư ngày 30/09/x của một số tài khoản tại công ty X như sau (đơn vị tính: 1000đ): - TK 334: 52.000 - TK 338 (3383, dư Có): 10.400 - TK 138 (1388): 10.000, chi tiết gồm: + Phải thu bồi thường nhân viên A: 6.000 + Phải thu bồi thường nhân viên B: 4.000 Trong tháng 10/x, phòng kế toán công ty X có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh sau: 1- Phiếu chi ngày 5, trả lương kỳ II của tháng 9 là 52.000. 2- Phiếu chi ngày 20, tạm ứng lương kỳ I của tháng 10 là 95.800. 3- Căn cứ chứng từ về tiền gửi ngân hàng phản ánh khoản đã nộp BHXH là 10.400. 4- Tổng hợp bảng thanh toán lương tháng 10: - Tiền lương phải trả nhân viên bán hàng 86.800, nhân viên quản lý doanh nghiệp 49.700. - BHXH trả cho CNV khi nghỉ ốm đau, thai sản… là 1.450 - Khấu trừ lương nhân viên A là 500, nhân viên B là 500. - Khấu trừ lương nhân viên C theo báo cáo tạm ứng ngày 25 là 120. - Khấu trừ thuế TNCN 13.650 5- Trích các khoản trích theo lương trn lương thực tế theo tỷ lệ quy định. Yêu cầu: Định khoản và phản ánh tình hình trên vào sơ đồ tài khoản. BÀI 3.3 Tại công ty Y có tình hình về tiền lương và các khoản bảo hiểm như sau (đơn vị tính: 1000đ): Số dư đầu tháng 08/x của TK 334 là 27.500 Trong tháng 08/x có tài liệu kế toán như sau: 1- Ngày 5, chi tiền mặt thanh toán lương kỳ II tháng 7 cho công nhân viên là 27.500. 2- Ngày 20, chi tiền mặt tạm ứng lương kỳ I tháng 8 cho công nhân viên 51.600. 3- Ngày 25, tổng hợp tiền lương phải trả công nhân viên trong tháng 8 là 82.920, trong đó lương nhân viên bán hàng là 56.500, lương nhân viên quản lý là 26.420. 4- Trích các khoản BHXH, BHTN, BHYT, KPCĐ theo tỷ lệ quy định theo lương thực tế. 5- Ngày 28, đã yêu cầu ngân hàng chuyển tiền nộp BHXH, BHTN, BHYT, KPCĐ, đã nhận được giấy báo Nợ của ngân hàng. 2 6- Ngày 30, chi tiền trà, nước tại hội nghị công đoàn của công ty 500. 7- Ngày 30, chi trả toàn bộ tiền lương cho công nhân viên. Yêu cầu: Định khoản và phản ánh tình hình trên vào sơ đồ tài khoản. BÀI 3.4 Trong tháng 4/x, phòng kế toán có tình hình về tiền lương và bảo hiểm như sau: (Đơn vị tính: 1.000đ) 1- Số dư đầu tháng TK 334 : 245.700 2- Ngày 5, chuyển khoản thanh toán lương kỳ II tháng 3/x cho cán bộ CNV: 245.700 3- Ngy 25, chuyển khoản thanh toán lương kỳ 1 thng 4/x: 150.000, đ nhận giấy bo Nợ của ngn hng. 4- Ngày 31, tổng hợp tiền lương chính phải trả cho CNV trong tháng : - Tiền luơng sản phẩm trả cho CNTTSX ở phân xưởng 1: 128.000 - Tiền lương gián tiếp cuả nhân viên phục vụ và quản lý sản xuất PX1: 50.300 - Tiền lương thời gian cuả CNTTSX phân xưởng 2: 80.000 - Tiền lương thời gian cuả nhân viên phục vụ và quản lý sản xuất PX 2: 25.870 - Tiền lương thời gian cuả CNTTSX phân xưởng sửa chữa: 14.230 - Tiền lương thời gian cuả nhân viên phục vụ và quản lý sản xuất phân xưởng sửa chữa: 8.412 - Tiền lương nhân viên phòng kế toán: 35.000 - Tiền lương nhân viên phòng kỹ thuật: 30.500 - Tiền lương nhân viên phòng kinh doanh và ban giám đốc: 55.700 - Tiền lương nhân viên bán hàng: 22.100 5- Tổng hợp tiền lương phải trả trong thời gian không làm việc: - Phân xưởng 1: + Công nhân trực tiếp sản xuất nghỉ phép 4.500, do hội họp, nghỉ lễ 2.900. + Nhân viên quản lý phân xưởng nghỉ do thiếu nguyên vật liệu và nghỉ hội họp, nghỉ lễ: 3.050. - Phân xưởng 2: + CNTTSX nghỉ phép 2.000, do hội họp, học tập, nghỉ lễ: 1.850 + Nhân viên quản lý nghỉ phép do hội họp, học tập nghỉ lễ: 1.500 - Bộ phận quản lý doanh nghiệp: lương trả trong thời gian không làm việc 5.250 - Bộ phận bán hàng: nghỉ do hội họp, nghỉ lễ 1.200 3 - BHXH trả cho CNV trong tháng: 15.870 6- Trích BHXH, BHTN, BHYT, KPCĐ theo tỷ lệ quy định (giả sử trên lương chính). 7- Trích trước tiền lương nghỉ phép cuả CNSX phân xưởng 1, 2 là 4% trên tiền lương chính. 8- Khấu trừ các khoản : - Bồi thường vật chất 500 - Tạm ứng thừa chưa trả lại qũy : 3.200 9- Cuối tháng kế toán tính ra tiền lương còn phải trả kỳ II cho CBCNV, đã thanh toán bằng chuyển khoản Yêu cầu: - Lập bảng phân bổ tiền lương và BHXH - Tính toán và phản ánh vào sơ đồ TK BÀI 3.5 Tình hình thanh toán với CNV tại 1 DN trong tháng 8/x (đơn vị tính: 1000 đ): 1- Tính ra tổng số tiền lương phải trả CNV trong kỳ 200.000, trong đó : - CNTTSX thuộc PXSXC số1:90.000; PXSXC số 2 : 65.000; PXSXP: 20.000 - NVQLPXC số 1: 10.000, số 2: 5.000 và NVQLPSXP: 2.000 - NVQLDN: 8.000 2- Tính ra tổng số BHXH phải trả trong tháng cho : - NTTSX thuộc PXSXC số 1: 2.000; PXSXC số 2: 1.000 - NVQLPXC số 1: 1.200 - NVQLDN: 1.400 3- Tính ra số tiền ăn ca phải trả CNV trong tháng : - CNTTSX thuộc PXSXC số 1: 8.800; PXSXC số 2: 4.200; PXSXP: 2.200. - NVQLPXC số 1: 2.000; NVQLPXC số 2: 1.500 và NVQLPXSXP: 1.000 - NVQLDN: 2.000 4- Tính ra tổng số tiền thưởng từ qũy khen thưởng phải trả CNV là 36.000, trong đó: - CNTTSX thuộc PXSXC số 1: 13.000; PXSXC số 2: 8.500; PXSXP: 3.000 - NVQLPXC số 1: 3.000; NVQLPXC số 2: 2.000 và NVQLPXSXP: 500 - NVQLDN: 6.000 5- Trích BHXH, BHTN, BHYT, KPCĐ theo tỷ lệ quy định theo lương chính. 6- Các khoản khấu trừ vào lương CNV: 4 - Thu hồi tạm ứng cuả NVQLDN: 800, CNTTSX thuộc PXSXC số 1: 1.200 - Bồi thường vật chất CNTTSX thuộc PXSXC số 2: 2.000. 7- Dùng tiền mặt thanh toán cho CNV: - Luơng: thanh toán 80% số còn phải trả, BHXH: thanh toán 100% - Tiền ăn ca và tiền thưởng: thanh toán 100% Yêu cầu: Định khoản, phản ánh tình hình trên vào sơ đồ TK BÀI 3.6 Tại Công ty A, có tình hình thanh toán cho công nhân viên (CNV) và các khoản trích theo lương thuộc tháng 12 như sau - Số dư ngày 30/11 của Tk 334: 215.000.000đ, Tk 335: dư nợ: 3.800.000đ – chi tiết trích trước tiền lương nghỉ phép của CNSX thuộc PXSX chính. - Trong tháng 12, số liệu của phòng Kế toán như sau: 1. Ngày 5/12 chuyển khoản trả lương kỳ II /11 cho CNV (hệ thống thẻ ATM) 215.000.000đ 2. Ngày 20/12 chuyển khoản trả lương kỳ I /12 cho CNV là 198.000.000đ, trong đó có chi BHXH cho người lao động tại DN ốm đau là 1.500.000đ. 3. Tổng hợp bảng kê Danh sách CNV được hưởng trợ cấp khó khăn do quỹ phúc lợi đài thọ 10.000.000đ. 4. Ngày 25/12 tổng hợp tiền lương phải trả cho công nhân viên (bao gồm tiền ăn giữa ca) trong tháng 12 là 394.200.000đ gồm: Ñôn vò tính: trieäu ñoàng Tieàn löông cuûa coâng nhaân vieân thuoäc boä phaän PX SXC 1 CN SX PX SXC 2 PX SXP Cöûa Phoøng Kho cho NV CNSX NV CNSX NVQL haøng ban thueâ pheùp cuûa QL QL Löông QLDN CNSX 198 0,2 8 98 3,8 48 2,5 6 28 1,7 5. Căn cứ tỷ lệ trích trước lương nghỉ phép để trích trước lương nghỉ phép của CNSX thuộc PX SXC 1 & 2; đồng thời xử lý chênh lệch giữa số trích trước và số thực chi vào cuối niên độ kế toán. 6. Trích các khoản BHXH, BHTN, BHYT, KPCĐ theo lương (giả sử theo lương thực tế) theo tỷ lệ quy định. 5 7. Tổng hợp bảng thanh toán tiền thưởng 6 tháng cuối năm do quỹ khen thưởng đài thọ, số tiền 50.000.000đ. 8. Ngày 30/12 đã yêu cầu NH chuyển tiền (đã nhận giấy báo nợ) nộp KPCĐ, BHXH, BHYT, BHTN. 9. Cuối tháng, phản ánh khoản khấu trừ lương người lao động: + Tiền tạm ứng 500.000đ + Bồi thường vật chất 720.000đ + BHXH, BHYT, BHTN 10. Giả sử cuối tháng Cty đã chuyển khoản toàn bộ số tiền các khoản còn phải trả (kỳ II) cho CNV. 11. Tài liệu bổ sung: Cty A có 150 CN SX trực tiếp, với tiền lương thời gian bình quân theo kế hoạch là 8.000đ/ngày. Theo chế độ, người lao động được nghỉ phép 12 ngày/năm. Quỹ tiền lương chính theo kế hoạch của CN trực tiếp cả năm là 960.000.000đ Tiền lương chính của CNSX thuộc PX SXC 1 trong tháng 12 là 185.000.000đ; CNSX thuộc PX SXC 2 là 82.000.000đ. Yêu cầu: - Định khoản, phản ánh tình hình trên vào cc TK 334, 335, 338 - Lập bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương tháng 12. BÀI 3.7 Trong tháng 1, Cty A có tình hình về tiền lương và các khoản trích theo lương: 1. Ngày 15/1 nhận giấy báo nợ của NH về việc rút TGNH về quỹ tiền mặt để tạm ứng lương kỳ I: 20.000.000, thủ quỹ đã tạm ứng lương xong theo Phiếu chi tiền mặt số 54 ngày 15/1 số tiền 20.000.000 2. Tiền lương phải trả trong tháng (theo Bảng thanh toán lương (đơn vị: ngàn đồng) Ñoái töôïng tính löông PXSX CNSX tröïc tieáp chính 1 CN phuï vaø NV quaûn lyù PX PXSX CNSX tröïc tieáp chính 2 CN phuï vaø NV quaûn lyù PX PXSX CNSX tröïc tieáp Löông Löông Löông Löông SP TG nghæ pheùp hoäi hoïp 15.000 700 3.000 1.000 200 18.000 1.200 4.000 300 4.000 500 200 6 Phuï CN phuï vaø NV quaûn lyù PX Nhaân vieân baùn haøng Nhaân vieân phoøng Keá toaùn,...,Ban GÑ 800 50 2.500 - 8.000 800 3. Cty A trích trước tiền lương nghỉ phép theo tỷ lệ 4% trên tiền lương chính của CNSX thuộc PXSX chính. Trích BHXH, BHTN, BHYT (giả sử theo lương chính) và KPCĐ (theo lương thực tế) – phần do công ty A chịu tính vào chi phí. 4. Ngày 20/1 nhận kinh phí BHXH do cơ quan BHXH cấp quý I bằng chuyển khoản, NH đã báo có số tiền 8.000.000. 5. Căn cứ Bảng thanh toán BHXH, tiền ốm đau, thai sản phải trả cho CNV là 2.600.000 6. Cuối tháng, KT khấu trừ vào lương các khoản sau: + BHXH, BHYT, BHTN + Tiền nhà, điện, nước (ở tập thể): 3.200.000 + Tiền bồi thường: 800.000 7. Ngày 30/1 Cty A đã lập thủ tục chuyển khoản nộp BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ. Đã nhận được giấy báo nợ của NH. 8. Ngày 31/1, KT đã tính ra số tiền phải thanh toán cho CNV; làm thủ tục rút TGNH về quỹ chuẩn bị thanh toán lương kỳ II (NH đã gửi giấy báo nợ) và thủ quỹ đã phát xong lương kỳ II. Yêu cầu: 1. Tính toán, phản ánh vào sơ đồ TK tình tình trên. BÀI 3.8 Tại Công ty P, có tình hình thanh toán cho người lao động và các khoản trích theo lương thuộc tháng 10/x như sau (đơn vị tính: 1.000đ): - Số dư ngày 30/9 của Tk 334: 215.000.000đ, Tk 338: dư nợ: 1.000đ- chi tiết 3383 - Trong tháng 10, số liệu của phòng Kế toán như sau: 1. Rút tiền gửi ngân hàng về nhập quỹ tiền mặt 100.000 2. Chi tạm ứng lương kỳ I cho người lao động 100.000 3. Tổng hợp tiền lương phải trả trong tháng 200.000, trong đó: - Lương phải trả công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm 150.000, trong đó lương công nhân nghỉ phép 10.000 - Lương phải trả nhân viên phục vụ và quản lý phân xưởng 20.000 - Lương phải trả nhân viên phục vụ quản lý doanh nghiệp 30.000 4- Trích các khoản theo lương thực tế theo tỷ lệ quy định 5. Chi tiền mặt mua thẻ BHYT cho người lao động. 6. Thuế thu nhập phải nộp thay CNV cho cơ quan thuế 2.000 7. Trợ cấp ốm đau, thai sản phải chi trong tháng 5.000 7 8. Trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân SXSP theo tỷ lệ 3% tiền lương chính. 9. Chi tiền mặt thanh toán lương kỳ II và BHXH cho người lao động. 10. Nhận được BHXH do cơ quan BHXH cấp theo số thực tế chưa cấp tháng trước và phát sinh tháng này bằng chuyển khoản. Yêu cầu: Tính toaùn, định khoản và phaûn aùnh vaøo sô ñoà TK tình tình treân. 8 KEÁ TOAÙN CHI PHÍ SAÛN XUAÁT VAØ TÍNH GIAÙ THAØNH SAÛN PHAÅM MẪU PHIẾU TÍNH GIÁ THÀNH • PHÖÔNG PHAÙP TRỰC TIẾP: Phiếu tính giá thành: Khoản mục chi phí CPSXDD CPSX phát CPSXDD Tổng Z sản Z đơn vị ĐK sinh trong kỳ CK phẩm sản phẩm Chi phí NVL trực tiếp Chi phí nhân công trực tiếp Chi phí sản xuất chung Cộng • PHÖÔNG PHAÙP LOAÏI TRÖØ SAÛN PHAÅM PHỤ: Phiếu tính giá thành: Khoản mục chi phí CPSXDD CPSX PS CPSXDD CPSX của Tổng Z sản Z đơn vị ĐK trong kỳ CK SP phụ phẩm sản phẩm Chi phí NVL TT Chi phí nhân công TT Chi phí sản xuất chung Cộng • PHÖÔNG PHAÙP HEÄ SOÁ : Phiếu tính giá thành của liên sản phẩm: Khoản mục chi phí CPSXDD CPSX phát CPSXDD Tổng Z của Z đơn vị SP ĐK sinh trong kỳ CK liên SP chuẩn Chi phí NVL trực tiếp Chi phí nhân công trực tiếp Chi phí sản xuất chung Cộng 1 Phiếu tính giá thành của từng sản phẩm: Khoản mục chi phí SP A, SL…, hệ số:… SP B, SL:…, hệ số:… Z đơn vị ∑ Z SP Z đơn vị ∑ Z SP SP C, SL…, hệ số:… Z đơn vị ∑ Z SP Chi phí NVL trực tiếp Chi phí nhân công trực tiếp Chi phí sản xuất chung Cộng • PHÖÔNG PHAÙP TYÛ LEÄ : Phiếu tính giá thành của nhóm sản phẩm: Khoản mục chi phí CPSXDD CPSX phát CPSXDD ∑ Z tt của ∑ Z KH (ĐM) Tỷ lệ ĐK sinh trong kỳ CK nhóm SP của nhóm SP Z Chi phí NVL trực tiếp Chi phí NC trực tiếp Chi phí SXC Cộng Phiếu tính giá thành của từng quy cách: Khoản mục chi phí Z X1, SL… Z đm Z tt Z đơn vị Z X2, SL… Z đm Z tt Z X3, SL… Z đơn vị Z đm Z tt Z đơn vị Chi phí NVL trực tiếp Chi phí NC trực tiếp Chi phí SXC Cộng 2 • PHÖÔNG PHAÙP ÑÔN ÑAËT HAØNG: Phiếu tính giá thành Đơn đặt hàng số: …… Sản phẩm: ….. Số lượng: ……. Ngày bắt đầu sản xuất:………. Ngày hoàn thành:…………… KM chi phí Tháng sản Nơi SX Phân xưởng 1 VLC VLP NCTT SXC Cộng xuất 1 2 Phân xưởng 2 1 … 2 Tổng Z Z đơn vị 3 BÀI 4.1 Để SX 3 loại sản phẩm A, B, C, phân xưởng đã sử dụng 4500 kg nguyên vật liệu chính với đơn giá là 2000đ/kg, trong tháng đã sản xuất được 300 SP A, 200 SPB, 500 SPC. Định mức tiêu hao nguyên vật liệu để SX 1 sản phẩm như sau : A là 10kg, B : 5kg, C : 2kg. Hãy tính chi phí nguyên vật liệu chính phân bổ cho từng loại SP A, B, C với tiêu thức phân bổ là định mức nguyên vật liệu tiêu hao. BÀI 4.2 Một doanh nghiệp sản xuất 2 sản phẩm A và B, kế toán hàng tồn kho theo pp kê khai thường xuyên, tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế, trong tháng 1/x có các nghiệp vụ phát sinh như sau (đơn vị tính: 1.000đ): 1. Báo cáo vật tư còn lại cuối tháng trước: giá trị thực tế vật liệu chính còn lại cuối tháng trước, tháng này đưa vào sử dụng sản xuất SP A 4.200, SP B 1.200. 2. Tổng hợp phiếu xuất kho vật liệu chính dùng trực tiếp SX SP A là 14.280, SP B là 12.240. 3. Mua vật liệu phụ sử dụng ngay trực tiếp sản xuất cho 2 sản phẩm A và B, giá mua chưa thuế 8.000, thuế GTGT 800. Chi phí thu mua thanh toán bằng tiền mặt 413,6 (trong đó thuế GTGT là 37,6). 4. Cuối tháng phân xưởng báo vật liệu chính sử dụng cho sản xuất sản phẩm A còn thừa để lại tháng sau theo giá thực tế là 3.800, bộ phận sản xuất sản phẩm B có vật liệu chính thừa nhập kho trị giá 200. 5. Cuối tháng, tính toán phân bổ và kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cho sản phẩm A và B biết rằng chi phí vật liệu phụ phân bổ theo chi phí vật liệu chính sử dụng trong kỳ. Yêu cầu: định khoản và phản ánh tình hình trên vào sơ đồ tài khoản. BÀI 4.3 Một doanh nghiệp sản xuất 2 sản phẩm A và B, kế toán hàng tồn kho theo pp kê khai thường xuyên, tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế, trong tháng 1/x có các nghiệp vụ phát sinh như sau (đơn vị tính: 1.000đ): 1- Căn cứ bảng tổng hợp thanh toán lương, bảng thanh toán tiền ăn ca và các khoản phải trả trong tháng: - Công nhân sản xuất SP A: + Lương sản phẩm: 30.000 + Tiền ăn ca: 6.000 - Công nhân sản xuất SP B: 4 + Lương sản phẩm: 20.000 + Tiền ăn ca: 4.000 + Lương nghỉ phép: 600 2- Trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất theo tỷ lệ 3% tiền lương chính. 3- Trích BHXH, BHTN, BHYT, KPCĐ theo tỷ lệ quy định. 4- Cuối tháng, tính toán, phân bổ và kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp cho các đối tượng chịu chi phí. Yêu cầu: định khoản và phản ánh tình hình trên vào sơ đồ tài khoản. BÀI 4.4 Một doanh nghiệp sản xuất 2 sản phẩm A và B, kế toán hàng tồn kho theo pp kê khai thường xuyên, tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế, trong tháng 1/x có các nghiệp vụ phát sinh như sau (đơn vị tính: 1.000đ): 1- Tổng hợp phiếu xuất kho vật tư dùng cho quản lý sản xuất: - Vật liệu phụ: 8.100 - Nhiên liệu: 4.500 - Công cụ dụng cụ: + Loại phân bổ 1 lần: 660 + Loại phân bổ 2 lần: 2.310 2- Trích bảng tổng hợp thanh toán lương, bảng thanh toán tiền ăn ca phải trả nhân viên quản lý sản xuất: - Lương thời gian: 9.000 - Tiền ăn ca: 500 3- Trích BHXH, BHTN, BHYT, KPCĐ theo tỷ lệ quy định. 4- Trích khấu hao TSCĐ trong tháng: - Khấu hao máy móc thiết bị sản xuất sản phẩm A: 5.000 - Khấu hao máy móc thiết bị sản xuất sản phẩm B: 4.000 - Khấu hao nhà xưởng và TSCĐ chung khác ớ phân xưởng: 3.000 5- Chi tiếp khách ở phân xưởng sản xuất bằng tiền mặt 395 6- Chuyển tiền gửi ngân hàng trả tiền điện sử dụng trong tháng ở bộ phận sản xuất 6.160, trong đó thuế GTGT 10%, trong đó: - Điện dùng cho sản xuất sản phẩm A: 3.000, sản phẩm B: 2.000 - Điện dùng thắp sáng và quản lý tại phân xưởng: 600 5 7- Trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ của bộ phận sản xuất: 380. 8- Phân bổ chi phí sản xuất chung cho sản phẩm A và B. Biết rằng: - Chi phí khấu hao máy móc thiết bị sản xuất và chi phí về điện tập hợp theo pp trực tiếp. - Chi phí sản xuất chung còn lại phân bổ theo tiền lương sản phẩm của công nhân sản xuất sản phẩm A: 30.000 và B: 20.000 Yêu cầu: định khoản và phản ánh tình hình trên vào sơ đồ tài khoản. BÀI 4.5 Căn cứ vào số liệu các bài 4.2- 4.4, có thêm tài liệu bổ sung sau (đơn vị tính: 1000đ) - Trị giá sản phẩm dở dang đầu tháng SP A: 750, SP B: 500 - Trị giá sản phẩm dở dang cuối tháng SP A: 890, SP B: 626 Trong tháng sản xuất được 100 thành phẩm A nhập kho và 120 thành phẩm B, trong đó nhậo kho 50 thành phẩm, bán trực tiếp không qua kho 50 thành phẩm và gửi bán 20 thành phẩm. Sản phẩm A có sản phẩm hỏng không sửa chữa được đã thu hồi phế liệu nhập kho trị giá 80, khoản bồi thường vật chất phải thu của sản phẩm hỏng là 120. Yêu cầu: định khoản và phản ánh tình hình trên vào sơ đồ tài khoản. BÀI 4.6 Tại một doanh nghiệp có tổ chức một phân xưởng sản xuất chính sản xuất sản phẩm A và một phân xưởng sản xuất phụ là phân xưởng sửa chữa, trong tháng 12/x có tài liệu sau về phân xưởng sản xuất phụ: 1- Chi phí sản xuất phát sinh trong tháng: - Xuất kho vật liệu trực tiếp sửa chữa 8.340.000, phục vụ sản xuất và quản lý phân xưởng 1.200.000. - Tiền lương phải trả cho công nhân sửa chữa 5.000.000, nhân viên khác 2.000.000 - Trích BHXH, BHTN, BHYT, KPCĐ theo tỷ lệ quy định - Trích KH TSCĐ ở phân xưởng sửa chữa 900.000 - Tiền điện thoại phải trả phục vụ tại phân xưởng sửa chữa 330.000 (trong đó thuế GTGT là 30.000) 2- Kết quả sản xuất: Trong tháng thực hiện 2.500 giờ công sửa chữa, trong đó: - Sửa chữa thường xuyên TSCĐ cho phân xưởng sản xuất chính 300h - Sửa chữa thường xuyên TSCĐ cho bộ phận bán hàng 700g 6 - Sửa chữa lớn TSCĐ cho bộ phận quản lý doanh nghiệp 1300h (phân bổ trong 6 tháng bắt đầu tư tháng này) - Tự Sửa chữa TSCĐ cho phân xưởng sửa chữa 200h Yêu cầu: Phản ánh tính hình trên vào sơ đồ tài khoản biết không có sản phẩm dở dang đầu kỳ và cuối kỳ. BÀI 4.7 - CP SXDD đầu kỳ : 3.000.000 - Tổng chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ 25.000.000, trong đó CP NVL TT là 15.000.000 - Sản phẩm hoàn thành trong kỳ là 800 SP, còn lại 200 SP dở dang. Xác dịnh giá trị SPDD cuối kỳ biết doanh nghiệp đánh giá SPDD theo chi phí NVL chính. Yu cầu: xác định giá trị SPDD cuối kỳ theo chi phí NVLC BÀI 4.8 - CP SXDD đầu tháng là 5.000.000, trong đó : + VLC : 3.800.000 + VLP : 1.200.000 - Tổng CP SX phát sinh trong kỳ là 30.000.000, trong đó CPVLC TT sản xuất sản phẩm là 12.000.000; CP vật liệu phụ trực tiếp SXSP là 5.800.000 - Số lượng SP hoàn thành trong tháng là 1500 SP, còn lại 500 SPDD, mức độ hoàn thành 50%. Yêu cầu: Xác định trị giá SPDD CK biết rằng đơn vị đánh giá sản phẩm DD theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và vật liệu phụ được bỏ dần vào quá trình sản xuất. BÀI 4.9 Tại 1 doanh nghiệp trong tháng có tài liệu sau : Khoản mục CP CPSX DDĐK CPSXPS trong kỳ Nguyên vật liệu TT 112.000 2050.000 Nhân công trực tiếp 100.000 1.900.000 Chi phí SXC 88.000 1.300.000 Sản phẩm hoàn thành trong kỳ là 900 SP, còn lại 100 sản phẩm DD theo mức độ hoàn thành 40% Yu cầu: Xác định trị giá SPDD CK theo phương pháp ước lượng sản phẩm hoàn thành tương đương. BÀI 4.10 7 Một doanh nghiệp sản xuất đường, chi phí sản xuất tập hợp được cho toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất trong tháng như sau : - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp : 588.000.000đ - Chi phí nhân công trực tiếp : 20.000.000đ - Chi phí sản xuất chung : 50.000.000đ. Chi phí sản xuất dở dang đầu tháng ( tính theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp ) : 22.000.000đ, chi phí sản xuất dở dang cuối tháng : 40.000.000đ. Trong tháng sản xuất 200 tấn đường kết tinh đã nhập kho, ngoài ra còn thu được 2 tấn rỉ đường, giá bán rỉ đường là 500.000đ/ tấn, % lãi định mức của doanh nghiệp là 36%/ giá bán. Yêu cầu: tính giá thành sản phẩm của đường kết tinh theo phương pháp loại trừ sản phẩm phụ. BÀI 4.11 Một doanh nghiệp sản xuất trong cùng một quy trình công nghệ sản xuất ra liên sản phẩm gồm 2 sản phẩm M, N và P Trong tháng đã tập hợp chi phí sản xuất toàn bộ quy trình công nghệ của liên sản phẩm như sau : - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp : 50.000.000đ - Chi phí nhân công trực tiếp : 25.000.000 - Chi phí sản xuất chung : 20.000.000đ. Chi phí sản xuất dở dang đầu và cuối kỳ lần lượt là : 5.000.000đ và 6.000.000đ. Phế liệu thu hồi từ quá trình sả nxuất đã bán thu tiền mặt : 100.000đ Cuối tháng thu được 100 sản phẩm M, 500 sản phẩm N và 190 sản phẩm P. Doanh nghiệp đã quy định hệ số tính Z của sản phẩm M là 1,1; sản phẩm N là 1,4 và sản phẩm P là 1. Yêu cầu: tính giá thành sản phẩm của sản phẩm M, N, P theo phương pháp hệ số. BÀI 4.12 Doanh nghiệp sản xuất nhóm sản phẩm X gồm 3 quy cách X1, X2, X3. chi phí sản xuất tập hợp theo nhóm sản phẩm trong tháng như sau: Khoản mục chi phí CP NVLC Dở dang đầu kỳ Chi phí pht sinh 387.700 4.350.000 CP nhn cơng trực tiếp - 1.067.200 CP sản xuất chung - 1.925.120 387.700 7.342.320 Cộng 8 Cuối kỳ thu được 1.000 sản phẩm X1, 800 sản phẩm X2, 1.000 sản phẩm X3, còn dở dang 20 sản phẩm X1, 400 X2 và 40 X3. Sản phẩm dở dang đánh giá theo chi phí nguyên vật liệu chính định mức. Giá thành định mức các quy cách như sau: Khoản mục Z X1 VLC X2 X3 2.000 1.480 1.630 NCTT 600 200 400 SXC 800 660 720 Cộng 3.400 2.340 2.750 Yêu cầu: tính giá thành của từng quy cách theo phương pháp tỷ lệ. BÀI 4.13 Một doanh nghiệp sản xuất có tổ chức nhiều phân xưởng sản xuất chính. Tại phân xưởng 1 thực hiện đơn đặt hàng số 1541A và 1541B. Đơn đặt hàng 1541A sản xuất trong 2 tháng và sản xuất 20 sản phẩm A, đơn đặt hàng 1541B sản xuất 40 sản phẩm B hoàn thành trong 3 tháng. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp được tính trực tiếp cho từng đơn đặt hàng, chi phí sản xuất chung được tập hợp theo phân xưởng sản xuất chính, sau đó tiến hành phân bổ cho từng đơn đặt hàng. Tài liệu kế toán thu thập được như sau (đơn vị tính: 1000đ): Theo bảng phân bổ vật liệu, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp đã phân bổ cho từng đơn đặt hàng: Tháng 04/x: - Đơn đặt hàng 1541A: 20.000 - Đơn đặt hàng 1541B: 24.000 Tháng 05/x: - Đơn đặt hàng 1541A: 10.000 - Đơn đặt hàng 1541B: 16.000 Theo bảng phân bổ tiền lương và BHXH, tiền lương chính, phụ và các khoản trích BH của công nhân sản xuất chính: Tháng 04/x: - Đơn đặt hàng 1541A: 7.000 - Đơn đặt hàng 1541B: 9.000 Tháng 05/x: 9 - Đơn đặt hàng 1541A: 6.000 - Đơn đặt hàng 1541B: 7.000 Chi phí sản xuất chung tập hợp như sau: Tháng 04/x: 3.200 Tháng 05/x: 2.600 Cuối tháng 05/x, đơn đặt hàng 1541A đã hoàn thành, còn đơn đặt hàng 1541B chưa hoàn thành. Yêu cầu: tính giá thành cho đơn đặt hàng 1541A, biết rằng chi phí sản xuất chung phân bổ theo tiền lương công nhân sản xuất. BAØI 4.14 DN X có tài liệu tháng 8/x như sau : Số dư đầu tháng TK 154 : 5.000.000đ Trong tháng có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh sau : 1- Mua vật liệu chính xuất trực tiếp cho trực tiếp sản xuất, HĐGTGT có tổng giá thanh toán 66.000.000đ ( trong đó thuế GTGT là 6.000.000đ). DN đã thanh toán tiền cho nhà cung cấp bằng chuyển khoản. 2- Báo hỏng CCDC loại phân bổ nhiều lần ở phân xưởng sản xuất, trị giá xuất dùng 5.000.000đ, đã phân bổ 4.500.000đ, phế liệu thu hồi trị giá 50.000đ. 3- Xuất vật liệu phụ sử dụng cho trực tiếp sản xuất : 9.000.000đ. 4- Trích khấu hao TSCĐ sử dụng trong phân xưởng sản xuất : 6.900.000đ 5- Xuất nhiên liệu chạy máy móc trong phân xưởng sản xuất : 420.000đ. 6- Tính lương phải trả cho : - Công nhân trực tiếp sản xuất : 24.000.000đ - Nhân viên quản lý phân xưởng : 12.000.000đ 7- Trích BHXH, BHTN, BHYT, KPCĐ theo đúng chế độ quy định. 8- Phải trả tiền điện, nước theo hoá đơn tiền điện, nước trong tháng là 880.000đ, trong đó thuế GTGT là 80.000đ. 9- Trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất 1.500.000đ Yêu cầu : Tính toán, phản ánh vào sơ đồ TK tình hình trên Tài liệu bổ sung : - DN kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên 10 - DN đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, biết trong tháng đã sản xuất được 1000 sản phẩm hoàn thành, còn lại 200 sản phẩm dở dang. - Cuối tháng còn một số VLC sử dụng không hết vào sản xuất trị giá 5.000.000đ được để tại phân xưởng để tiếp tục sử dụng cho tháng sau. - Chi phí sản xuất chung cố định trên mức hao phí theo công suất bình thường không phân bổ (không tính vào giá thành) là 700.000đ. BÀI 4.15 DN Y có quy trình công nghệ sản xuất giản đơn, có một phân xưởng sản xuất chính sản xuất 2 sản phẩm A và B. Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất trùng với đối tượng tính giá thành là sản phẩm, tính giá thành theo phương pháp trực tiếp. Số dư ngày 31/3/x cuả TK 154 là 7.410.000đ, theo sổ chi tiết gồm : - Sản phẩm A : 4.960.000 - Sản phẩm B : 2.450.000 Trong tháng 4/x, phòng kế toán DN Y có tình hình chi phí sản xuất cuả 2 loại sản phẩm A và B như sau : 1- Căn cứ vào bảng phân bổ lương : - Tiền lương CNSX sản phẩm A là 22.000.000, sản phẩm B là 28.000.000 - Các khoản trích theo lương 24%. 2- Căn cứ bảng phân bổ vật liệu : - VLC dùng vào sản xuất sản phẩm A là 40.800.000; sản phẩm B là 32.100.000 - VLP xuất dùng cho sản xuất sản phẩm A là 9.196.000; sản phẩm B là 8.800.000. 3- Tổng hợp tình hình chi phí sản xuất chung ở phân xưởng sản xuất chính như sau : - Tiền lương phải trả : 9.000.000 - Các khoản trích theo lương 24% - Trích khấu hao : 5.400.000 - Vật liệu phụ : 4.350.000 - Nhiên liệu : 3.340.000 - Công cụ dụng cụ : 2.615.000 - Tiền điện phải trả : 1.800.000 - Chi phí khác bằng tiền : 10.421.000 4- Báo cáo cuả phân xưởng sản xuất chính : - Phế liệu thu hồi từ vật liệu chính cuả sản phẩm A là 228.000; sản phẩm B là 302.000. 11 - Nhập kho 10.000 sản phẩm A hoàn thành, còn 1000 sản phẩm dở dang. - Nhập kho 8.000 sản phẩm B hoàn thành , còn lại 500 sản phẩm dở dang. 5- Tài liệu bổ sung ; - Chi phí sản xuất chung phân bổ cho 2 sản phẩm A và B theo tiền lương công nhân sản xuất. - Sản phẩm dở dang đánh giá theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Yêu cầu : - Phản ánh tình hình trên vào sơ đồ TK - Tính giá thành cuả mỗi loại sản phẩm A và B. BÀI 4.16 Cùng quy trình công nghệ sản xuất, tại 1 DN tạo ra đồng thời cả sản phẩm chính và sản phẩm phụ. Chi phí sản xuất được tập hợp theo toàn bộ quy trình công nghệ. Đối tượng tính giá thành là sản phẩm chính. (đơn vị tính : ngàn đồng) Số dư đầu tháng TK 154: 100.000 (Trong đó, CPVLTT: 40.000; CPNCTT: 30.000, CPSXC: 30.000) Trong tháng tình hình như sau: - Chi phí vật liệu trực tiếp : 300.000 - Chi phí nhân công trực tiếp : + Trích trước tiền lương công nhân nghỉ phép: 98.000 + Tiền lương chính phải trả cho công nhân sản xuất: 300.000 + BHXH, BHTN, BHYT, KPCĐ trích theo tỷ lệ quy định - Chi phí sản xuất chung : + Vật liệu: 96.000 + Công cụ dụng cụ loại phân bổ 1 lần: 4.000 + Tiền lương: 100.000 + Khấu hao tài sản cố định: 230.000 + BHXH, BHTN, BHYT, KPCĐ trích theo tỷ lệ quy định - Kết quả sản xuất : +Sản phẩm hoàn thành: 900 sản phẩm +Sản phẩm phụ : 1000 sản phẩm. +Sản phẩm chính dở dang: 100 sản phẩm Yêu cầu : Tính toán, định khoản và phản ánh vào sơ đồ TK tình hình trên. Biết rằng : 12 - Doanh nghiệp hạch toán hng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên. - Giá thành kế hoạch sản phẩm phụ : 9.000đ/sp. - Sản phẩm phụ dở dang không đáng kể . - Vật liệu trực tiếp được xuất dùng 1 lần từ đầu quá trình sản xuất. - Sản phẩm dở dang có mức độ hoàn thành 70%. - Sản phẩm dở dang được đánh giá theo phương pháp ước lượng sản phẩm hoàn thành tương đương. BÀI 4.17 DN K trong cùng quy trình công nghệ sản xuất thu được 2 loại sản phẩm chính khác nhau là A và B. Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất là quy trình công nghệ. Đối tượng tính giá thành là từng loại sản phẩm chính. Hệ số tính giá thành cho sản phẩm A là 1, sản phẩm B là 1,4. DN hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên. Trong tháng 1/x có tình hình sau : 1- Tiền lương phải trả cho : - Công nhân trực tiếp sản xuất : 9.000.000đ - Nhân viên phân xưởng : 4.500.000 2-Trích BHXH, BHTN, BHYT, KPCĐ theo tỷ lệ quy định 3- Vật liệu xuất dùng : - VLC xuất cho phân xưởng sản xuất để sản xuất sản phẩm là 20.000.000 - Nhiên liệu xuất chạy máy móc trong phân xưởng 3.400.000. 4- Trích khấu hao tài sản cố định dùng trong phân xưởng sản xuất: 2.000.000 5- Chi phí khác bằng tiền mặt ở phân xưởng sản xuất chính: 1.200.000 6- Báo cáo sản xuất: - Phân xưởng sản xuất hoàn thành 200 sản phẩm A và 100 sản phẩm B. - Có 40 Sản phẩm A và 20 sản phẩm B dở dang đánh giá theo chi phí nguyên vật liệu chính. - Vật liệu chính dùng không hết nhập lại kho là 200.000 - Phế liệu thu hồi bán thu bằng tiền mặt 100.000 Yêu cầu : Tính toán và phản ánh vào sơ đồ TK tình hình trên. BÀI 4.18 DN X có một phân xưởng sản xuất chính sản xuất sản phẩm A và một phân xưởng sản xuất phụ sửa chữa TSCĐ trong DN và cung cấp bên ngoài. Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất là phân xưởng. 13 Đối tượng tính giá thành là sàn phẩm chính và SP phụ. Số dư đầu tháng 6/x cuả TK 154: 14.718.000. Có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong tháng 6/2000 như sau : 1- Xuất vật liệu chính dùng sản xuất sản phẩm : 154.500.000 2- Xuất vật liệu phụ sử dụng trong tháng : - Dùng trực tiếp SXSP là 4.400.000 - Phục vụ quản lý phân xưởng sản xuất chính là 720.000 - Phục vụ quản lý ở phân xưởng sản xuất phụ là 500.000 3- Xuất công cụ sử dụng trong tháng : - Sử dụng ở phân xưởng sản xuất chính : + Loại phân bổ một lần là 1.100.000 + Loại phân bổ nhiều lần là 5.940.000 (phân bổ trong 6 tháng) - Sử dụng ở phân xưởng sản xuất phụ : loại phân bổ 1 lần là 3.200.000 Kế toán tiến hành việc phân bổ ngay trong tháng. 4- Nhận phiếu báo hỏng công cụ dụng cụ loại phân bổ 2 lần : - Ở bộ phận quản lý SX: giá thực tế xuất 420.000, phế liệu thu hồi nhập kho trị giá 20.000 - Ở phân xưởng sản xuất phụ: giá thực tế xuất là 6.000.000, phế liệu thu hồi nhập kho trị giá 140.000. 5- Tiền lương phải trả cho CNV trong tháng: CNSXSP ở phân xưởng SXC là 11.000.000; Công nhân SX ở phân xưởng sản xuất phụ là 1.200.000; Nhân viên quản lý PXSXC là 5.720.000; Nhân viên quản lý PXSXP là 1.700.000. 6- Trích BHXH, BHTN, BHYT, KPCĐ theo tỷ lệ quy định 7- Khấu hao TSCĐ trong tháng: PXSXC: 16.060.000; PXSXP: 2.500.000. 8- Các chi phí khác bằng tiền: Phục vụ quản lý ở phân xưởng sản xuất chính là 174.600; Phục vụ quản lý ở phân xưởng SXP là 210.000. 9- Báo cáo cuả các phân xưởng : - Phân xưởng sản xuất chính : + Vật liệu chính sử dụng không hết nhập lại kho là 2.018.000 + Phế liệu thu hồi từ vật liệu chính nhập kho là 1.500.000 + Trong tháng sản xuất được 8.400 sản phẩm A hoàn thành và 400 sản phẩm A dở dang (mức độ hoàn thành 60%). 14 - Phân xưởng sản xuất phụ : trong tháng thực hiện được 2.100 giờ công. Trong đó phục vụ sửa chữa thường xuyên máy móc trong phân xưởng sản xuất chính bằng 600 giờ, phục vụ bên ngoài 1.400 giờ, tự dùng sửa chữa TSCĐ trong phân xưởng phụ là 100 giờ. Yêu cầu : Tính tốn v phản ánh vào TK tình hình trên. Biết: - DN hạch toán theo phương pháp kê khai thường xuyên. - Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí vật liệu trực tiếp. - Vật liệu chính và vật liệu phụ được bỏ ngay từ giai đoạn đầu cuả quá trình sản xuất. BÀI 4.19 Doanh nghiệp thuộc loại hình sản xuất đơn chiếc, sản xuất theo đơn đặt hàng. Tổ chức 2 phân xưởng sản xuất chính. Phòng kế toán có tài liệu sau (đơn vị tính: 1000đ): 1- Số dư ngày 31/1/x: Đơn đặt hàng A Khoản mục chi phí Đơn đặt hàng B Phân xưởng I Phân xưởng II Phân xưởng I Phân xưởng II VLC 24.000 15.000 20.000 - VLP 1.460 906 1.800 - NCTT 6660 4.100 5.500 - Khấu hao MMTB 4.300 3.000 4.500 - Chi phí QLPX 3.740 2.700 3.200 - 40.160 25.706 35.000 - Cộng 2- Chi phí phát sinh trong tháng 2/x: Khoản mục chi phí Đơn đặt hàng A Đơn đặt hàng B Đơn đặt hàng C Phân xưởng I - VLC 10.700 8.400 - - VLP 2.500 1.200 - - NCTT 3.200 2.200 - Phân xưởng II - VLC 12.000 - 9.000 - VLP 2.800 - 2.000 - NCTT 2.300 - 5.000 - Khấu hao MMTB: PXI: 8.512; PXII: 7.209. - Tổng hợp chi phí quản lý phân xưởng sản xuất: PXI: 5.562; PXII: 5.840 15 3- Báo cáo sản xuất: - Đơn đặt hàng A, B đã hoàn thành, C chưa hoàn thành. - PX I: + Số giờ máy để sx đơn hàng A: 200h, B: 180h + VLC để sản xuất đơn hàng B dùng không hết còn lại phân xưởng 528. + Phế liệu thu hồi từ sản xuất đơn hàng A: 68. - PX II: + Số giờ máy để sx đơn hàng A: 120h, C: 150h + VLP để sản xuất đơn hàng A dùng không hết nhập lại kho 72. Yêu cầu: tập hợp chi phí theo khoản mục cho các đơn đặt hàng và tính giá thành đơn đặt hàng hoàn thành trong tháng. Biết: - Chi phí khấu hao MMTB phân bổ theo giờ máy. Chi phí quản lý phân xưởng SX phân bổ theo chi phí nhân công trực tiếp. 16 KEÁ TOAÙN THAØNH PHAÅM- TIEÂU THUÏ THAØNH PHAÅM BÀI 5.1 Tại doanh nghiệp sản xuất chuyên sản xuất một loại sản phẩm A, kế toán hàng tồn kho theo pp KKĐK, tính trị giá vốn hàng tồn kho theo phương pháp bình quân gia quyền. Trong tháng 9/x có tài liệu sau (đơn vị tính: 1000đ): 1. Số dư ngày 1/9 của TK 155 là 800.000 2. Tổng hợp sản phẩm A nhập kho trong tháng 9/x, số lượng 1.000sp. tổng giá thành sản xuất thực tế là 2.700.000. 3. Theo kết qủa kiểm kê: Chỉ tiêu Ngày 1/9/x Ngày 30/9/x - SP A tồn kho 400 300 - SP A gửi bán - 50 Yêu cầu: Tính toán xác định giá vốn hàng bán và định khoản kế toán. Biết rằng 50 sản phẩm gửi bán thuộc trường hợp xuất kho trong tháng này. BÀI 5.2 Trong kỳ xuất kho một số thành phẩm (có thuế suất GTGT theo phương pháp khấu trừ là 10%) dùng cho các mục đích sau (đơn vị tính: 1000đ): 1. Dùng tặng cho khách hàng bên ngoài DN, giá vốn 16.000, giá bán chưa thuế 17.500. 2. Gặp mặt cán bộ, công nhân viên đã nghỉ hưu (từ qũy phúc lợi), giá vốn 10.000. giá bán chưa thuế 12.000. 3. Trả thưởng thi đua (từ qũy khen thưởng), giá vốn 15.000, giá bán chưa thuế GTGT 16.000. 4. Trả lương cho công nhân viên, giá vốn 50.000, giá bán chưa thuế 67.500. 5. Phục vụ quản lý doanh nghiệp, giá vốn 25.000, giá bán chưa thuế 32.000. 6. Theo hợp đồng trao đổi một lô thành phẩm có thuế suất GTGT 5% lấy hàng nông sản của công ty H. Trị giá thành phẩm mang đi trao đổi là 24.000 (giá chưa thuế GTGT). Doanh nghiệp đã xuất kho lô thành phẩm trao đổi có giá vốn là 19.600. 7. Nhận HĐ GTGT của lô hàng nông sản trao đổi theo hợp đồng, trị giá chưa thuế 21.600, thuế GTGT 5%. Lô hàng nông sản này được đơn vị sử dụng để làm nguyên vật liệu. Đơn vị đã nhập kho số hàng nông sản và thanh lý hợp đồng trao đổi, số tiền 1 chênh lệch giữa các loại hàng trao đổi công ty đề nghị thanh toán bằng chuyển khoản. Đã nhận giấy bo NH số tiền chênh lệch. Yêu cầu: định khoản và phản ánh tình hình trên vào sơ đồ tài khoản. BÀI 5.3 Trong tháng 12/x, phòng kế toán công ty A có các nghiệp vụ bán hàng như sau: 1- Ngày 3, xuất bán tại kho một lô hàng cho công ty E, giá bán chưa thuế GTGT 42.800.000đ, thuế GTGT 5%. Tiền hàng công ty E chưa thanh toán. Giá xuất kho 38.000.000đ. 2- Ngày 6, bán chịu một lô hàng cho công ty F, giá bán chưa thuế GTGT 36.800.000đ, thuế GTGT 10%. Giá xuất kho của lô hàng là 28.640.000đ. 3- Ngày 8, công ty F lập biên bản gửi công ty đề nghị giảm giá 2%/ giá bán chưa thuế GTGT do chất lượng hàng không đồng đều. Công ty đồng ý và lập hoá đơn điều chỉnh chuyển cho công ty F. 4- Ngày 10, công ty E thanh toán toàn bộ tiền hàng bằng chuyển khoản sau khi trừ đi chiết khấu thanh toán được hưởng 2%/giá hoá đơn chưa thuế do thanh toán trước hạn quy định trong hợp đồng. 5- Ngày 15, công ty nhận lại một lô hàng từ công ty K đã bán tháng trước, có giá bán chưa thuế GTGT 23.500.000đ, thuế GTGT 10% do không đúng yêu cầu đặt hàng. Đã nhập kho lô hàng trả lại với giá vốn là 18.400.000đ. Yêu cầu: định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên. BAØI 5.4 DN X sản xuất và kinh doanh 2 loại sản phẩm A và B, hạch toán hàng tồn kho theo PP KKTX, trong kỳ báo cáo có tình hình nhập, xuất, tồn kho sản phẩm A và B như sau: (đơn vị tính: 1000đ). Số dư đầu tháng của các TK TK 155: 38.300, trong đó : - Tồn 100 sản phẩm A, giá thực tế 8.500, giá hạch toán: 8.000 - Tồn 300 sản phẩm B, giá thực tế 29.800, giá hạch toán: 27.000 TK 157: Hàng gửi bán “B”: 38.000 Trong tháng có các tài liệu về nhập xuất như sau: 1- Nhập kho trong kỳ các ngày: - Ngày 2: 300 sản phẩm A 2 - Ngày 6: 400 sản phẩm B - Ngày 10: 250 sản phẩm A - Ngày 12: 350 sản phẩm A - Ngày 20: 300 sản phẩm B Cuối kỳ, tính giá thực tế nhập kho của sản phẩm A là 75/sp, sản phẩm B là 86/sp. 2-Xuất kho trong kỳ các ngày : -Ngày 3: 400 sản phẩm A - bán trực tiếp cho M -Ngày 8: 500 sản phẩm B- gửi bán cho D -Ngày 11: 100 sản phẩm A - bán trực tiếp cho N -Ngày 15: 200 sản phẩm B- gửi bán cho E -Ngày 17: 450 sản phẩm A - gửi bán cho D -Ngày 29: 150 sản phẩm B- gửi bán cho D Yêu cầu : - Tính giá xuất kho theo phương pháp hệ số giá và xác định giá thành thực tế sản phẩm A, B xuất kho - Định khoản các nghiệp vụ nhập, xuất bán - Tính số tồn kho cuối kỳ tại kho sản phẩm A và B theo giá thực tế. BAØI 5.5 Tại một DN có tài liệu như sau về tình hình thành phẩm tiêu thụ : Số dư đầu tháng 7/x cuả một số tài khoản: (Đơn vị tính: đồng) TK 155: 30.000.000 (5000 sản phẩm A) Trong tháng có các nghiệp vụ phát sinh như sau : 1. Trong tháng đã sản xuất và nhập kho 10.000 SP A, giá thành tính được: 6.080đ/sp. 2. Xuất kho 12000 sản phẩm A bán trực tiếp cho khách hàng, giá bán 7.800đ/sp, thuế GTGT 10%. Khách hàng chưa thanh toán tiền hàng. 3. Cuối tháng, khách hàng thanh toán tiền hàng bằng chuyển khoản sau khi trừ đi chiết khấu thanh toán được hưởng 2% theo quy định trên hợp đồng. Yêu cầu: định khoản và phản ảnh vào sơ đồ TK các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên. Biết rằng : - Trị giá thành phẩm xuất kho theo phương pháp FIFO. - Doanh nghiệp thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. - Kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên. 3 BAØI 5.6 Tại một DN có tài liệu như sau về tình hình thành phẩm gửi tiêu thụ : Số dư đầu tháng 12/x cuả một số tài khoản: (Đơn vị tính : đồng) TK 155 : 210.000.000 (3000 sản phẩm B) Trong tháng có các nghiệp vụ phát sinh như sau : 1. Sản xuất và nhập kho 7.000 SP B, giá thành tính được: 68.000đ/sp. 2. Xuất kho 8400 sản phẩm B gửi bán cho công ty XYZ theo hợp đồng, giá bán 72.250đ/sp, thuế GTGT 10%. 3. Công ty XYZ chỉ thanh toán tiền hàng cho 8000 sản phẩm B bằng chuyển khoản, số sản phẩm còn lại do không đạt yêu cầu trả lại cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp đã nhận giấy báo có của ngân hàng và nhập kho số hàng bị trả lại. Yêu cầu: định khoản và phản ảnh vào sơ đồ TK các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên. Biết rằng : - Trị giá thành phẩm xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền. - Doanh nghiệp thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. - Kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên. BAØI 5.7 Tại một DN tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, có tài liệu như sau về tình hình thành phẩm gửi tiêu thụ : Số dư đầu tháng 12/x cuả một số tài khoản: (Đơn vị tính: đồng) TK 155: 200.000.000đ (4000 sản phẩm Z) TK 157: 50.000.000đ (1000 sản phẩm Z chờ công ty X chấp nhận, giá gửi bán chưa thuế 60.000đ, thuế GTGT 10%) Trong tháng có các nghiệp vụ phát sinh như sau : 1. Ngày 6, nhập kho từ bộ phận sản xuất 16.000 SP Z, giá thành đơn vị thực tế: 52.000đ/sp. 2. Ngày 12, số hàng gửi kỳ trước đã được công ty X thanh toán bằng chuyển khoản 3. Xuất kho 6000 sản phẩm Z bán trực tiếp cho công ty SS thanh toán bằng chuyển khoản sau khi trừ đi 2% giảm giá được hưởng, giá bán 60.000đ/sp, thuế GTGT 10%. 4. Công ty N trả lại 600 sản phẩm Z đã bán kỳ trước vì chất lượng kém (đã thanh toán hết tiền hàng). Đơn vị đã kiểm nhận, nhập kho và thanh toán tiền hàng bằng chuyển 4 khoản theo giá bán cả thuế GTGT 10% là 39.600.000đ. Biết giá vốn của số hàng này là 30.960.000đ Yêu cầu: ĐK và phản ảnh vào sơ đồ TK các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên. Biết rằng: - Trị giá thành phẩm xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền cuối kỳ (*) - Kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên. BAØI 5.8 Tài liệu tại 1 DN tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, có số dư đầu tháng 11/x cuả một số TK như sau : TK 155: 32.800.000 đ (500 sp) TK 157: 7.872.000 đ (120 sp - gửi đại lý C) Trong tháng có tình tình sau: 1- Nhập từ sản xuất: 600 SP, giá thực tế 64.000 đ/ sp. 2- Tình tình xuất kho: - Xuất kho chuyển đến bán cho công ty K 300 sp, đơn giá bán 82.000 đ/sp, thuế GTGT 10%/giá bán. Chi phí vận chuyển, bốc dỡ hàng gửi tiêu thụ đã thanh toán bằng tiền mặt 643.500 đ (trong đó thuế GTGT 58.500 đ) . - Xuất gửi đại lý C 250 sp, giá ký gửi 83.000 đ/sp, thuế VAT 10% / giá ký gửi - Xuất bán thu bằng chuyển khoản cho khách hàng H 100 sp, giá bán 80.000 đ/sp, thuế GTGT 10% giá bán. - Xuất bán chịu cho công ty M 400 sp , giá bán 85.000 đ/sp, thuế GTGT 10%. Chi phí vận chuyển chi hộ cho công ty M thanh toán bằng tiền mặt theo hoá đơn của công ty vận tải là 1.050.000đ (trong đó thuế GTGT 5%). 3- Tình hình thanh toán : - Công ty K chỉ chấp nhận thanh toán 250 sp, 50 sp còn lại do không đạt chất lượng trả lại DN. DN đã nhận được giấy báo có cuả ngân hàng và nhập kho số hàng bị trả lại. - Công ty M thanh toán toàn bộ tiền hàng và chi phí vận chuyển đã chi hộ bằng chuyển khoản. - Cuối tháng, đại lý C lập bảng kê hàng gửi bán tháng trước đã tiêu thụ hết với giá ký gửi chưa thuế GTGT là 82.600đ/sp, thuế GTGT 10% và ½ sản phẩm kỳ này, đồng thời lập hoá đơn đòi tiền hoa hồng đại lý 10%/giá ký gửi chưa thuế GTGT, thuế GTGT hoa hồng 10%. - Đại lý thanh toán tiền hàng cho doanh nghiệp bằng chuyển khoản sau khi trừ đi hoa hồng được hưởng. 5 Yêu cầu: Định khoản và phản ánh vào sơ đồ TK tình hình trên biết thành phẩm xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền. 6