Uploaded by Mai Anh Bùi

CHỦ ĐỀ 5.Tin 8

advertisement
CHỦ ĐỀ 5: LÀM QUEN VỚI NGÔN NGỮ LẬP TRÌNH PASCAL
I. Các kiểu dữ liệu của Pascal.
1. Kiểu dữ liệu Integer và Real.
 Bài tập 1
* Chú ý: Riêng phép chia ( / ) thì ngôn ngữ lập trình Pascal quy định phép chia
hai giá trị Integer sẽ cho kết quả thuộc kiểu Real.
2. Kiểu dữ liệu Char.
- Char là kiểu dữ liệu để biểu diễn kí tự.
- Mỗi kiểu dữ liệu kí tự phải được đặt trong hai dấu nháy đơn.
- Miền giá trị của kiểu char
+ Gồm các chữ cái từ a → z (viết hoa - viết thường);
+ Các chữ số từ 0 → 9;
+ Các dấu (dấu chấm, dấu phẩy, dấu ngoặc, …)
+ Dấu cách và những kí hiệu khác.
 Bài tập 2
3. Kiểu xâu kí tự String.
- Kiểu dữ liệu String: gồm các xâu kí tự có độ dài không vượt quá 255 kí tự.
- Mỗi giá trị thuộc kiểu String phải được đặt trong dấu nháy đơn.
Ví dụ: ‘Hoc sinh khoi 8 huyen Van Lam’
 Bài tập 3
4. Kiểu dữ liệu Boolean.
- Thông tin diễn tả tính chất đúng - sai của dữ liệu được gọi là Kiểu dữ liệu
Boolean (Kiểu logic).
- Kiểu Boolean chỉ gồm hai giá trị kí hiệu là TRUE (đúng) hoặc FALSE (sai).
Ví dụ:
+ Biểu thức: (3 < 5) có giá trị là TRUE.
+ Biểu thức: (3 > 5) có giá trị là FALSE.
- Các phép toán trên kiểu Boolean gồm: AND (phép ‘và’), OR (phép ‘hoặc’) ,
NOT (phép ‘phủ định’)
* Chú ý: Hai kí tự hoặc hai xâu kí tự là bằng nhau nếu chúng giống hệt nhau.
 Bài tập 4
II. Hằng và Biến.
1. Khái niệm hằng và biến.
- Biến dùng để lưu trữ dữ liệu một cách tạm thời, phục vụ quá trình tính toán
của chương trình. Giá trị của biến có thể thay đổi bởi các lệnh khi thực hiện
chương trình và phải được khai báo trước khi sử dụng.
- Hằng cũng dùng để lưu trữ dữ liệu giống như biến. Giá trị của hằng phải được
quy định ngay từ đầu và luôn không đổi trong suốt chương trình. Hằng phải
được khai báo trước khi sử dụng.
2. Cú pháp khai báo.
a. Khai báo biến.
Var
danh _sách _biến: kiểu_ dữ_ liệu;
Ví dụ:
Var
a,b: integer;
x: real;
c: char;
d: boolean;
b. Khai báo hằng.
Const
tên _hằng = giá trị;
Ví dụ:
Const
The_tich = 20;
 Bài tập 1
 Bài tập 2
III. Lệnh gán và biểu thức.
1. Lệnh gán.
a. Cú pháp
tên_biến := biểu_thức;
Ví dụ: CV:=2*pi*R;
b. Hoạt động của lệnh gán
Bước 1: Tính giá trị của biểu thức ở vế phải của lệnh gán.
Bước 2: Gán giá trị tính được cho biến ở vế trái.
2. Biểu thức.
- Biểu thức là một hằng, một biến hay các hằng và các biến được liên kết với nhau
bởi các phép toán hoặc các hàm thích hợp.
Ví dụ:
Chú ý: Hàm căn bậc hai có cú pháp là: Sqrt (bieu_thuc_can_tinh_can).
3. Biểu thức có giá trị TRUE và FALSE.
*Có hai loại biểu thức có giá trị TRUE hoặc FALSE đó là: biểu thức quan hệ và
biểu thức lôgic.
- Biểu thức quan hệ là hai biểu thức liên kết với nhau bởi phép so sánh
(<, =, >, <=, >=, < > ).
Ví dụ : x > 0;
- Biểu thức lôgic
+ Là hằng hoặc biến có giá trị logic;
+ Là các biểu thức quan hệ liên kết với nhau bởi phép toán lôgic (and, or, not).
Ví dụ: (a < 0) or (a > 10);
*Các biểu thức này thường được dùng trong các lệnh điều kiện.
*Các loại biểu thức có giá trị TRUE hoặc FALSE được gọi chung là biểu thức
lôgic.
Bài toán
Input: Cho số nguyên a.
Output: Kết quả kiểm tra điều kiện nếu a lớn hơn 5 thì in ra màn hình dòng chữ
‘hoan ho ban’ ngược lại thì in ra màn hình dòng chữ ‘Sai roi’.
Thuật toán
Bước 1: Nhập số nguyên a.
Bước 2: Kiểm tra điều kiện nếu a>5 thì in ra màn hình dòng chữ ‘hoan ho ban’ ,
ngược lại thì in ra màn hình dòng chữ ‘Sai roi’ .
IV. Cấu trúc rẽ nhánh.
1. Cấu trúc rẽ nhánh.
a. Cấu trúc rẽ nhánh dạng thiếu:
Hoạt động: Khi điều kiện được thỏa mãn thì thực hiện câu lệnh. Ngược lại câu
lệnh bị bỏ qua.
*Sơ đồ khối:
Nhập hai số thực a, b
Điều kiện
Đúng
Sai
Câu lệnh
b. Cấu trúc rẽ nhánh dạng đủ:
Hoạt động: Khi điều kiện được thỏa mãn thì câu lệnh 1 được thực hiện. Ngược
lại thì câu lệnh 2 được thực hiện.
*Sơ đồ khối:
Nhập hai số thực a, b
Đún
g
Câu lệnh 1
Điều kiện
Sai
Câu lệnh 2
2. Biểu diễn điều kiện.
- Để mô tả một cấu trúc rẽ nhánh, ta cần biểu diễn điều kiện rẽ nhánh bằng biểu
thức điều kiện.
 Bài tập 1
3. Câu lệnh điều kiện trong Pascal.
a. Câu lệnh điều kiện dạng thiếu:
* Cơ chế hoạt động: Khi gặp câu lệnh này, chương trình sẽ kiểm tra điều kiện.
Nếu điều kiện được thỏa mãn chương trình sẽ thực hiện câu lệnh sau từ khóa then.
Ngược lại câu lệnh bị bỏ qua.
* Cú pháp:
if < Điều kiện > then < câu lệnh >;
Ví dụ: if a > 5 then write (‘so da nhap hop le’);
b. Câu lệnh điều kiện dạng đủ:
*Cơ chế hoạt động: Khi gặp câu lệnh này, chương trình sẽ kiểm tra điều kiện.
Nếu điều kiện được thỏa mãn chương trình sẽ thực hiện câu lệnh 1 sau từ khóa
then. Ngược lại câu lệnh 2 sẽ được thực hiện.
*Cú pháp
if < điều kiện > then < câu lệnh 1 >
else < câu lệnh 2 >;
Ví dụ: if a > 5 then write (‘so da nhap hop le’) else write (‘sai roi’);
4. Câu lệnh ghép trong Pascal
Trong câu lệnh điều kiện nếu có nhiều hơn một câu lệnh sau từ khóa then (hoặc
else) thì phải đặt giữa cặp từ khóa begin và end;
 Bài tập 2
* Giao nhiệm vụ sau chủ đề 5
1. Học bài, ghi chép bài và thực hành lại bài theo nội dung Video mẫu.
2. Em hãy khởi động chương trình Pascal sử dụng cấu trúc rẽ nhánh, câu lệnh
ghép để giải các bài tập 1, 2, 3 ở BÀI THỰC HÀNH 3 sách hướng dẫn trang
140.
Download