Uploaded by phvthai84

ÔN TẬP GIỮA KÌ 1

advertisement
CÂU ÔN ÔN TẬP THI GIỮA KÌ MÔN KHTN 6
Câu 1: Nhà bạn Mai có các dụng cụ đo sau: thước dây, cân điện tử, đồng hồ đeo tay, nhiệt kế
y tế. Theo em, bạn Mai phải chọn dụng cụ nào để đo chiều cao của mình.
A. Cân điện tử.
B. Thước dây.
C. Đồng hồ đeo tay.
D. Nhiệt kế y tế.
Các em hãy quan sát hình 1 và trả lời các câu 2 và câu 3 phía dưới:
Hình 1
Câu 2: Giới hạn đo (GHĐ) của thước là bao nhiêu?
A. 0 cm.
B. 15 cm.
C. 30 cm.
D. 25 cm.
Câu 3: Độ dài cây bút chì là bao nhiêu?
A. 15 cm.
B. 20 cm.
C. 15,4 cm.
D. 19 cm.
Câu 4: Bạn Thanh được mẹ dặn là đi chợ mua 3kg cam, theo em người bán hàng sẽ dùng
loại cân nào thích hợp nhất để đo khối lượng của cam bạn Thành cần mua?
A. Cân tạ.
B. Cân Robervan.
C. Cân đồng hồ.
D. Cân tiểu li.
Câu 5: Đơn vị đo khối lượng trong hệ thống đo lường chính thức của nước ta hiện nay là:
A. Kilôgam (kg).
B. Miligam (mg).
C. Gam (g).
D. Tấn (t)
Câu 6: Bạn Dung đi siêu thị và nhìn trên vỏ hộp bánh AFC thấy có ghi 500 g, con số này có
ý nghĩa gì?
A. Khối lượng của bánh trong hộp.
B. Khối lượng của cả bánh trong hộp và vỏ hộp.
C. Sức nặng của hộp bánh.
D. Thể tích của hộp bánh.
Câu 7: Bạn Nam muốn biết thời gian bạn đó đi từ cổng trường vào lớp học của mình. Theo
em, bạn đó phải sử dụng dụng cụ nào sau đây phù hợp nhất?
A. Đồng hồ treo tường.
B. Đồng hồ cát.
C. Đồng hồ bấm giây.
D. Đồng hồ để bàn.
Câu 8: Đơn vị đo thời gian trong hệ thống đo lường chính thức của nước ta hiện nay là:
A. Tuần.
B. Ngày.
C. Giây.
D. Giờ.
Câu 9: Trước khi đo chiều dài của vật, ta thường ước lượng chiều dài của vật để:
A. Lựa chọn thước đo phù hợp
B. Đặt mắt đúng cách.
C. Đọc kết quả đo chính xác.
D. Đặt vật đo đúng cách.
Câu 10: Khi đo thời gian chạy cự li 60 m của bạn Long trong giờ thể dục, em sẽ đo khoảng
thời gian:
A. Từ lúc bạn Bích lấy đà chạy tới lúc về đích.
B. Bạn Bích chạy 30 m rồi nhân đôi.
C. Bạn Bích chạy 120 m rồi chia đôi.
D. Từ lúc có lệnh xuất phát tới lúc về đích.
Câu 11: Hãy điền từ còn thiếu vào chỗ trống.
Nhiệt độ là số đo độ … của vật.
A. “nặng, nhẹ”.
B. “nóng, lạnh”.
C. “ngắn, dài”.
D. “sớm, muộn”.
Câu 12: Trường hợp nào sau đây, chứng tỏ rằng, giác quan của ta có thể cảm nhận sai về
nhiệt độ của vật.
A. Bạn Xuân vào bếp nấu ăn và kêu lên “trong bếp nóng quá !!!”.
B. Bạn Thoa cầm vào cục nước đá trong tủ lạnh và thét lên “ôi lạnh quá!!!”.
C. Bạn Châu được mẹ dùng nhiệt kế y tế đo thân nhiệt của mình, kết quả đo được là 40
C. Mẹ nói bạn Châu bị sốt.
0
D. Bạn Thư mở ngăn đông của tủ lạnh và cầm vào khay đá bằng nhựa và khay đá bằng
nhôm. Bạn đó nói rằng: “khay nhôm lạnh hơn khay nhựa”.
Câu 13: Nguyên tắc nào dưới đây được sử dụng để chế tạo nhiệt kế dùng chất lỏng.
A.
Dãn nở vì nhiệt của chất rắn.
B.
Dãn nở vì nhiệt của chất lỏng.
C.
Dãn nở vì nhiệt của chất khí.
D.
Thay đổi màu sắc của một vật theo nhiệt độ.
Câu 14: Đơn vị đo nhiệt độ thường dùng ở Việt Nam là:
A. 0C.
B. 0F.
C. K
D. Cả 3 đáp án trên.
Câu 15-Em hãy cho biết trong các vật thể sau, vật thể nào là vật thể nhân tạo:
A.Hòn đá.
B.Con gà.
C. Cây viết
D. Không khí.
Câu 16 -Em hãy cho biết chất nào sau đây tồn tại ở thể khí
A- Nước đóng chai
B- Oxygen.
C- Muối ăn.
D- Đường kính trắng.
Câu 17 - Quá trình nào sau đây thể hiện tính chất hoá học?
A.Hoà tan đường vào nước.
B. Cô cạn nước đường thành đường.
C.Đun nóng đường tới lúc xuất hiện chất màu đen.
D.Đun nóng đường ở thể rắn để chuyến sang đường ở thể lỏng.
Câu 18: Người ta tạo ra nước cất bằng cách đun cho nước bốc hơi, sau đó dẫn hơi nước
qua ống làm lạnh sẽ thu được nước cất.
Em hãy cho biết quá trình trên tương ứng với khái niệm nào trong số các khái niệm sau:
A.Sự bay hơi và ngưng tụ.
B.Sự nóng chảy và đông đặc.
C.Sự đông dặc.
D. Sự sôi.
Câu 19: Oxygen có tính chất nào sau đây?
A. Ở điều kiện thường oxygen là khí không màu, không mùi, không vị,nặng hơn
không khí, không duy trì sự cháy.
B. Ở điều kiện thường oxygen là khí không màu, không mùi, không vị, tan ít trong
nước, nặng hơn không khí, duy trì sự cháy và sự sống.
C. Ở điều kiện thường oxygen là khí không màu, không mùi, không vị, nhẹ hơn không
khí, duy trì sự cháy và sự sống.
D. Ở điều kiện thường oxygen là khí không màu, không mùi, không vị, tan nhiều trong
nước, nặng hơn không khí, duy trì sự cháy và sự sống.
Câu 20: Chất nào sau đây chiếm tỉ lệ thể tích lớn nhất trong không khí?
A.Oxygen.
B. Hydrogen.
C. Nitrogen.
D. Carbon dioxide
Câu 21: Thành phần nào của không khí là nguyên nhân chủ yếu gây ra hiệu ứng nhà
kính?
A. Oxygen.
B. Hidrogen.
C. Carbon dioxide.
D. Nitrogen.
Câu 22: Phương tiện gao thông nào sau đây không gây hại cho môi trường không khí?
A. Máy bay.
B. Ô tô
C.Tàu hoả
D. Xe đạp.
Câu 23:Thế nào là vật liệu?
A. Vật liệu là một số thức ăn được con người sử dụng hàng ngày.
B. Vật liệu là một chất hoặc hỗn hợp một số chất được con người sử dụng như là
nguyên liệu đầu vào trong một quá trình sản xuất hoặc chế tạo ra những sản phẩm phục vụ
cuộc sống.
C. Vật liệu là một chất được dùng trong xây dựng như sắt, cát, xi măng, ...
D. Vật liệu là gồm nhiều chất trộn lẫn vào nhau.
Câu 24: Dựa vào tính chất nào mà kim loại đồng, kim loại nhôm lại được sử dụng làm dây
điện?
A. Tính dẻo.
B. Tính cứng.
C. Tính dẫn điện.
D. Tính đàn hồi.
Câu 25: Nhờ tính chất gì của cao su, khi ta đập quả bóng cao su xuống đất sẽ xảy ra hiện
tượng quả bóng sau khi chạm đất bị nẩy ngược lên.
A. Tính dẻo.
B. Tính cứng.
C. Tính giòn
D. Tính đàn hồi.
Câu 26: Thế nào là nhiên liệu?
A. Nhiên liệu là một số chất hoặc hỗn hợp chất được dùng làm nguyên liệu đầu vào
cho các quá trình sản xuất hoặc chế tạo.
B. Nhiên liệu là những chất được oxi hóa để cung cấp năng lượng cho hoạt động của
cơ thể sống.
C. Nhiên liệu là những vật liệu dùng trong quá trình xây dựng.
D. Nhiên liệu là những chất cháy được dùng để cung cấp năng lượng dạng nhiệt hoặc
ánh sáng nhằm phục vụ mục đích sử dụng của con người
Câu 27: Nhiên liệu nào sau đây là nhiên liệu sinh học thân thiện với môi trường.
A. Than đá
B. Biogas.
C. Dầu mỏ.
D. Gỗ
Câu 28: Để sử dụng nhiên liệu tiết kiệm và hiệu quả cần phải cung cấp một lượng không khí
hoặc oxygen.
A. Vừa đủ
B. Thiếu
C. Dư
D. Tùy ý
Câu 29: Vật thể nào sau đây không phải là nguyên liệu?
A. Xi Măng
B. Đá vôi
C. Cát
D. Nước biển
Câu 30:Nhà máy sản xuất rượu vang dùng quả nho để lên men. Vậy nho là
A. Vật liệu.
B. Nguyên liệu.
C. Nhiên liệu.
D. Phế liệu.
Câu 31: Cây trồng nào sau đây không được xem là cây lương thực?
A. Lúa
B. Ngô.
C. Khoai lang
D. Tre
Câu 32:Gạo sẽ cung cấp chất dinh dưỡng nào nhiều nhất cho cơ thể?
A. Carbohydrate (chất đường, tinh bột).
B. Protein (chất đạm).
C. Lipid (chất béo).
D.Vitamin.
Câu 33: Chất nào sau đây là chất tinh khiết?
A Nước tương
B. Nước khoáng.
C. Nước cất
D. Nước biển.
Câu 34: Định nghĩa nào sau đây đúng về dung dịch:
A. Dung dịch là hỗn hợp gồm dung môi và chất tan.
B. Dung dịch là hợp chất gồm dung môi và chất tan.
C. Dung dịch là hỗn hợp đồng nhất gồm nước và chất tan.
D. Dung dịch là hỗn hợp đồng nhất gồm dung môi và chất tan.
Câu 35: Khi hòa tan đường trong nước thì đường đóng vai trò gì?
A. Dung môi
B. Chất tan
C. Chất tinh khiết
D. Dung dịch
Câu 36: Làm sao để quá trình hòa tan chất rắn vào nước diễn ra nhanh hơn?
A. Khuấy dung dịch.
B. Đun nóng dung dịch.
C. Nghiền nhỏ chất rắn.
D. Cả ba cách trên đều được
Câu 37: Phương pháp nào dưới đây là đơn giản nhất để tách cát lẫn trong nước?
A. Lọc.
B. Dùng máy li tâm.
C. Chiết.
D. Cô cạn.
Câu 38: Trong máy lọc nước có nhiều lõi lọc khác nhau. Trong đó, có một lõi làm bằng
bông được ép rất chặt. Theo em, lõi bông đó có tác dụng gì?
A. Lọc chất tan trong nước.
B. Lọc chất không tan trong nước.
C. Lọc và giữ lại khoáng chất.
D. Lọc tất cả các chất.
Câu 39:Em sẽ dùng phương pháp nào để tách riêng dầu ăn ra khỏi nước?
A. Lọc.
B. Dùng máy li tâm.
C. Chiết.
D. Cô cạn.
Câu 40: Tác dụng chủ yếu của việc đeo khẩu trang là gì?
A. Tách hơi nước ra khỏi không khí hít vào.
B. Tách oxygen ra khỏi không khí hít vào,
C. Tách khí carbon dioxide ra khỏi không khí hít vào.
D. Tách khói bụi (có thể cả vi khuẩn) ra khỏi không khí khi ta hít vào.
Download