BÀI TẬP TỰ LUẬN CHƯƠNG 1 VÀ CHƯƠNG 2 1.Làm rõ sự khác nhau giữa Tiêu thức thống kê và chỉ tiêu thống kê? Tiêu chí Tiêu thức thống kê Chỉ tiêu thống kê Khái niệm Chỉ đặc điểm của đơn vị tổng thể được chọn ra để nghiên cứu tuỳ theo mục đích nghiên cứu khác nhau Phản ánh mặt lượng gắn với chất của các hiện tượng trong điều kiện thời gian và không gian cụ thể Nội dung Đặc điểm của đơn vị tổng thể phản ánh Đặc điểm của số lớn đơn vị tổng thể hoặc cả tổng thể Phân loại Tiêu thức thực thể: Nêu lên bản chất của thực thể, gồm: Theo hình thức biểu hiện -Tiêu thức thuộc tính -Tiêu thức số lượng -TIêu thức thay phiên -Chỉ tiêu hiện vật -Chỉ tiêu giá trị Theo tính chất biểu hiện -Chỉ tiêu tuyệt đối Tiêu thức thời gian: Phản ánh -Chỉ tiêu tương đối thời gian của hiện tượng Theo đặc điểm thời gian nghiên cứu -Chỉ tiêu thời điểm Tiêu thức không gian: Phản ánh phạm vi lãnh thổ của hiện -Chỉ tiêu thời kỳ tượng nghiên cứu Theo nội dung -Chỉ tiêu chất lượng -Chỉ tiêu số lượng 2. Tại sao kết quả của điều tra chọn mẫu lại có thể dùng để suy rộng cho tổng thể? Kết quả của điều tra chọn mẫu có thể dung để suy rộng cho tổng thể vì: -Trong điều tra chọn mẫu, người ta chỉ chọn ra một số đơn vị nhất định để điều tra. Các đơn vị này được chọn theo những nguyên tắc khoa học nhất định (thường là theo nguyễn tắc ngẫu nhiên) để đảm bảo tính đại diện của chúng cho tổng thể chung. Kết quả rút ra từ mẫu là sự áp dụng quy luật số lớn, tức là hạn chế ảnh hưởng của yếu tố ngẫu nhiên, do vậy kết quả mang tính đại diện và có thể dùng để suy rộng cho tổng thể 3. Trình bày các bước của phân tổ thống kê -Bước 1: Lựa chọn tiêu thức phân tổ +Lựa chọn tiêu thức phân tổ là lựa chọn những tiêu thức được chọn làm căn cứ để tiến hành phân tổ thống kê -Bước 2: Xác định số tổ và khoảng cách tổ TH1: Phân tổ theo tiêu thức thuộc tính +Có ít biểu hiện: Mỗi loại hình thành nên 1 tổ +Có nhiều biểu hiện: Ghép các biểu hiện gần giống nhau thành một tổ TH2: Phân tổ theo tiêu thức số lượng +Có ít biểu hiện (lượng biến): Mỗi lượng biến là cơ sở để hình thành một tổ, gọi là phân tổ không có khoảng cách tổ +Có nhiều biểu hiện (lượng biến): Căn cứ vào quan hệ lượng - chất, mỗi tổ sẽ bao gồm một phạm vi lượng biến -Bước 3. Phân phối các đơn vị vào từng tổ +Sắp xếp các đơn vị vào từng tổ tương ứng với biểu hiện của từng tổ 4. Phân biệt 3 khái niệm: Thời điểm điều tra, thời kì điều tra và thời hạn điểu tra Thời điểm điều tra Mốc thời gian được quy định thống nhất mà cuộc điều tra phải thu nhập thông tin về hiện tương tồn tại đúng thời điểm đó Thời kỳ điều tra Khoảng thời gian (tuần, tháng, năm,…) được quy định để thu nhập số liệu về lượng của hiện tượng đuộc tích lũy trong cả thời kỳ đó Thời hạn điều tra Khoảng thời gian dành cho việc thực hiện nhiệm vụ thu thập số liệu 5. Trong điều tra thống kê có những loại sai số nào? a. Sai số do đăng ký, ghi chép -Xảy ra với mọi cuộc điều tra, thống kê -Phát sinh do việc đăng ký số liệu ban đầu không chính xác -Nguyên nhân gây ra rất đa dạng, có thể do cân, đo, đong, đếm sai, tính toán sai, ghi chép sai,.. -Phân chia thành 2 loại: Sai số ngẫu nhiên và sai số có hệ thống b. Sai số do tính đại diện -Chỉ xảy ra trong điều tra chọn mẫu -Nguyên nhân: Do các đơn vị được chọn để điều tra thực tế không đủ đảm bảo đại diện cho toàn bộ tổng thể, nên phát sinh sai số, ngay cả trong trường hợp việc lựa chọn số đơn vị để điều tra được thực hiện một cách hoàn toàn ngẫu nhiên 6. Trình bày 3 loại điều tra không toàn bộ? (ứng dụng của nó như thế nào?) a. Điều tra chọn mẫu: -Phương pháp điều tra chỉ chọn ra một số đơn vị để điều ra thực tế. -Các đơn vị điều tra được chọn theo các phương pháp khoa học nhất định (thường là theo nguyên tắc ngẫu nhiên) để đảm bảo tính đại diện của chúng cho tổng thể chung. -Kết quả điều tra được dùng để đánh giá, suy rộng cho toàn bộ hiện tượng -Ứng dụng: + Sử dụng để thay thế điều tra toàn bộ trong trường hợp đối tượng nghiên cứu cho phép vừa có thể điều tra toàn bộ vừa có thể điều tra chọn mẫu hoặc với những trường hợp không cho phép điều tra toàn bộ, hoặc do quy mô điều tra toàn bộ quá lớn, cần thu thập nhiều chỉ tiêu nhưng không đủ kinh phí và nhân lực để tiến hành điều tra toàn bộ. + Kết hợp với điều tra toàn bộ để mở rộng nội dung điều tra và đánh giá kết quả của điều tra toàn bộ + Sử dụng để tổng hợp nhanh tài liệu của điều tra toàn bộ phục vụ kịp thời yêu cầu thông tin cho các đối tượng sử dụng. + Sử dụng trong trường hợp muốn so sánh các hiện tượng với nhau hoặc muốn đưa ra một nhận định nào đó mà chưa có tài liệu cụ thể (để kiểm tra giả thiết thống kê). -Ví dụ: Khảo sát về lựa chọn công việc parttime của sinh viên ở Hà Nội, khảo sát về chất lượng của sản phẩm A, khảo sát về tác động của phim bạo lực đối với sinh viên TP Đà Nẵng b. Điều tra trọng điểm -Chỉ tiến hành điều tra ở bộ phận chủ yếu nhất của tổng thể chung -Kết quả điều tra không được dùng để suy rộng thành các đặc điểm chung của toàn bộ tổng thể, nhưng vẫn giúp nắm được tình hình cơ bản của hiện tượng -Ứng dụng: +Thích hợp với những đối tượng điều tra có những bộ phận tương đối tập trung, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thể -Ví dụ: Nghiên cứu tình hình trồng café ở Tây Nguyên, nghiên cứu tình hình trồng cây ăn quả ở Đồng bằng Sông Cửu Long, nghiên cứu tình hình khai thác than ở Quảng Ninh,… c. Điều tra chuyên đề -Chỉ được tiến hành trên một số rất ít, thậm chí chỉ một đơn vị của tổng thể, nhưng lại đi sâu vào nghiên cứu chi tiết nhiều khía cạnh khác nhau của đơn vị đó nhằm rút ra vấn đề cốt lõi, tìm những bài học kinh nghiệm chung để chỉ đạo phong trào -Tài liệu thu được trong điều tra chuyên đề không dùng để suy rộng hoặc làm căn cứ đánh giá tình hình cơ bản của hiện tượng nghiên cứu -Ứng dụng: +Thường được dùng để nghiên cứu những vấn đề mới phát sinh, nghiên cứu kinh nghiệm của các đơn vị tiên tiến hoặc phân tích tìm nguyên nhân yếu kém của các đơn vị lạc hậu -Ví dụ: Điều tra các hộ nông dân có chuyển đổi hiệu quả, điều tra các cơ sở nuôi tôm có mô hình chăn nuôi mới hiệu quả,…