Uploaded by hatran9040

BTLTfinal

advertisement
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
BÀI TẬP LỚN
MÔN: KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC – LÊ-NIN
Đề tài: Lý luận về lợi nhuận và vận dụng nhằm nâng cao hiệu quả kinh
doanh của các doanh nghiệp nhà nước trong nền kinh tế nước ta hiện
nay.
Sinh viên: Trần Thu Hà
Lớp: Kiểm toán 61B CLC
MSV: 11191596
GVHD: PGS.TS.Tô Đức Hạnh
HÀ NỘI, 05 – 2020
MỤC LỤC
A. LỜI MỞ ĐẦU............................................................................................................. 1
B. NỘI DUNG ............................................................................................. 2
PHẦN I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ LỢI NHUẬN VÀ TỈ SUẤT LỢI NHUẬN . 2
1.Nguồn gốc và bản chất của lợi nhuận ............................................................................................ 2
1.1. Giá trị thặng dư .......................................................................................................................... 2
1.2. Tư bản bất biến và tư bản khả biến ............................................................................................ 3
1.3. Chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa ............................................................................................. 3
2.Lợi nhuận và tỉ suất lợi nhuận ........................................................................................................ 3
2.1. Lợi nhuận ................................................................................................................................... 3
2.2. Tỷ suất lợi nhuận ........................................................................................................................ 4
2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuận ........................................................................... 5
PHẦN II: THỰC TRẠNG VỀ HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÁC
DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC ................................................................................... 6
1.Thực trạng ...................................................................................................................................... 6
1.1. Về hoạt động sản xuất kinh doanh của các DNNN .................................................................... 6
1.2. Về tình trạng cổ phần hóa .......................................................................................................... 7
2.Đánh giá thực trạng ........................................................................................................................ 8
2.1. Những kết quả đạt được ............................................................................................................. 8
2.2. Những hạn chế và nguyên nhân ................................................................................................. 9
PHẦN III: GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH
CỦA CÁC DNNN ....................................................................................................... 10
C. KẾT LUẬN .......................................................................................... 12
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................. 12
A. LỜI MỞ ĐẦU
C-Mác – Nhà triết học, nhà kinh tế học vĩ đại người Đức, người nổi tiếng
với tác phẩm Tư bản – Tác phẩm mà ông đã cống hiến 20 năm cuộc đời để viết
nên. Cuốn sách là sự phân tích về chủ nghĩa tư bản, về phương thức sản xuất và
quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa, đề cập đến nhiều vấn đề trong kinh tế chính trị
như tư bản, hàng hóa, tiền tệ, giá trị thặng dư, tích lũy tư bản, tiền lương. Bộ Tư
bản chính là công trình khoa học vĩ đại nhất của C.Mác, mà trọng tâm của nó là
học thuyết giá trị và học thuyết giá trị thặng dự.
Điều 51 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được Quốc
hội khóa XIII, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 28-11-2013, khẳng định: “Nền kinh tế
Việt Nam là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội Chủ nghĩa với nhiều hình
thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Nói
đến vai trò chủ đạo của Kinh tế nhà nước trong nền kinh tế là nói đến tầm quan
trọng và tính chất quyết định của nó đối với đường hướng phát triển của một quốc
gia. Vì vậy, việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp nhà nước
trong nền kinh tế nước ta hiện nay là rất quan trọng. Để nâng cao hiệu quả kinh
doanh, ta không thể không nhắc đến yếu tố lợi nhuận. Lợi nhuận là hình thức biểu
hiện thức tế của giá trị thặng dư, là mục tiêu hàng đầu của mọi doanh nghiệp hiện
nay. Lợi nhuận chính là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh hiệu quả của quá trình
kinh doanh, là yếu tố sống còn của doanh nghiệp.
Tối đa hóa lợi nhuận chính là kim chỉ nam cho các hoạt động của doanh
nghiệp, bao gồm cả các doanh nghiệp nhà nước, Hiểu rõ về bản chất và nguồn gốc
của lợi nhuận để có các giải pháp sao cho hợp lý nhằm tăng hiệu quả kinh doanh
là một trong những yêu cầu đặt ra hàng đầu trong quá trình sản xuất kinh doanh.
Chính vì vậy em đã chọn đề tài: “Lý luận về lợi nhuận và vận dụng nhằm nâng
cao hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp nhà nước trong nền kinh tế
nước ta hiện nay”
1
B. NỘI DUNG
PHẦN I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ LỢI NHUẬN VÀ TỶ SUẤT LỢI NHUẬN
1. Nguồn gốc và bản chất của lợi nhuận
Trước chủ nghĩa Mác – Lê-nin đã có rất nhiều quan điểm khác nhau về lợi nhuận,
như quan điểm về lợi nhuận của trường phái Trọng Thương, trường phái Tư sản
cổ điển. Tuy vậy, phải thực sự đến khi chủ nghĩa Mác ra đời cùng các học thuyết
kinh tế thì nguồn gốc và bản chất của lợi nhuận mới được làm sáng tỏ. Theo như
Lê-nin: “Nghiên cứu sự phát sinh, phát triển và suy tàn của những quan hệ sản
xuất của một xã hội nhất định trong lịch sử, đó là nội dung của học thuyết kinh tế
Mác”. Kế thừa và tiếp thu tư tưởng tiến bộ của những trường phái kinh tế trước
đó, C.Mác đã xây dựng học thuyết giá trị thặng dư – hòn đá tảng trong toàn bộ lý
luận kinh tế của ông. Do vậy, muốn làm rõ nguồn gốc, bản chất và vai trò của lợi
nhuận, chúng ta phải đi từ quy trình sản xuất giá trị thặng dư, quy luật kinh tế cơ
bản của CNTB.
1.1.
Giá trị thặng dư
• Giá trị thặng dư là một bộ phận của giá trị mới dôi ra ngoài giá trị sức lao
động do công nhân làm thuê tạo ra và bị nhà tư bản chiếm không. Giá trị
thặng dư được kí hiệu là: m
• Quá trình sản xuất ra giá trị thặng dư chỉ là quá trình tạo ra giá trị kéo dài
quá cái điểm mà ở đó giá trị sức lao động do nhà tư bản trả được hoàn lại
bằng một vật ngang giá mới.
Giá trị thặng dư chính là mục đích sản xuất của tư bản chủ nghĩa. Sản xuất ra giá
trị thặng dư là quy luật kinh tế tuyệt đối của chủ nghĩa tư bản, là cơ sở của sự tồn
tại và phát triển của chủ nghĩa tư bản.
2
1.2.
Tư bản bất biến và tư bản khả biến
• Bộ phận tư bản biến thành tư liệu sản xuất mà giá trị được bảo toàn và
chuyển vào sản phẩm, tức là không thay đổi về lượng giá trị của nó, được
C.Mác gọi là tư bản bất biến. Tư bản bất biến có kí hiệu là c.
• Bộ phận tư bản biến thành sức lao động không tái hiện ra, nhưng thông qua
lao động trừu tượng của công nhân làm thuê mà tăng lên, tức là biến đổi về
lượng, được C.Mác gọi là tư bản khả biến. Tư bản khả biến có kí hiệu là v.
1.3.
Chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa
Muốn tạo ra giá trị hàng hóa, tất yếu phải có chi phí lao động. Chi phí lao động
bao gồm lao động quá khứ - tức là giá trị của tư liệu sản xuất (c), và lao động hiện
tại – tức là lao động tạo ra giá trị mới (v+m)
• Chi phí lao động là chi phí thực tế của xã hội. Chi phí này tạo ra giá trị hàng
hóa, ký hiệu là W.
• Chi phí lao động W = c+v+m
Nhưng, nhà tư bản chỉ xem hao phí hết bao nhiêu tư bản, chứ không tính đến hao
phí biết bao nhiêu lao động xã hội. C.Mác gọi chi phí đó là chi phí sản xuất tư bản
chủ nghĩa, ký hiệu là k.
• Chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa là chi phí về tư bản bất biến và tư bản khả
biến mà nhà tư bản bỏ ra để sản xuất hàng hóa.
• Chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa: k = c+v
2. Lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận
2.1.
Lợi nhuận
• Lợi nhuận là khoảng chênh lệch giữa giá trị hang hóa và chi phí sản xuất tư
bản chủ nghĩa. Nếu ký hiệu lợi nhuận là p, ta có công thức: W = k+p
So sánh giữa giá trị thặng dư và lợi nhuận:
• Giống nhau: Đều có chung nguồn gốc là kết quả lao động không công của
công nhân
3
• Khác nhau
- Về mặt chất: Phạm trù lợi nhuận chẳng qua chỉ là một hình thái thần bí hóa
của giá trị thặng dư. Phạm trù lợi nhuận phản ánh sai lệch bản chất quan
hệ sản xuất giữa nhà tư bản và lao động làm thuê, vì nó làm cho người ta
hiểu lầm rằng giá trị thặng dư không phải chỉ do lao động làm thuê tạo ra.
- Về mặt lượng:
Khi hàng hóa được bán với giá trị bằng giá cả: m = p
Khi hàng hóa được bán với giá cả cao hơn giá trị: p > m
Khi hàng hóa được bán với giá cả thấp hơn giá trị: p < m
2.2.
Tỷ suất lợi nhuận
Trên thực tế, các nhà tư bản không chỉ quan tâm đến lợi nhuận, mà còn quan tâm
đến tỷ suất lợi nhuận.
• Tỷ suất lợi nhuận là tỷ số tính theo phần trăm giữa giá trị thặng dư và toàn
bộ tư bản ứng trước
• Ký hiệu tỷ suất lợi nhuận là p’, ta có:
p' =
m
100(%)
c+v
Lợi nhuận là hình thức chuyển hóa của giá trị thặng dư nên tỷ suất lợi nhuận cũng
là sự chuyển hóa của tỷ suất giá trị thặng dư. Nhưng, giữa m’ và p’ lại có sự khác
nhau cả về chất và lượng.
• Về mặt chất: m’ phản ánh trình độ bóc lột của nhà tư bản đối với công nhân
làm thuê, còn p’ khộng thể phản ánh được điều đó, mà chỉ nói lên mức
doanh lợi của việc đầu tư tư bản.
• Về mặt lượng: p’ luôn nhỏ hơn m’, vì
-
p' =
m
100(%)
c+v
-
m' =
m
100(%)
v
4
Các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuận
2.3.
• Tỷ suất giá trị thặng dư: Tỷ suất giá trị thặng dư có tỷ lệ thuận với tỷ suất lợi nhuận
p' =
m '.v
m'
100(%) =
100(%)
c
c+v
+1
v
Vậy, p’ càng tăng thì tỷ lệ nhuận càng tăng và ngược lại
• Cấu tạo hữu cơ của tư bản: Cấu tạo hữu cơ của tư bản có tỷ lệ nghịch với tỷ suất
lợi nhuận. Đó cũng là bản chất của quy luật p’ có xu hướng giảm sút trong chủ
nghĩa tư bản.
Về mặt giá trị, cấu tạo hữu cơ của tư bản là tỉ lệ giữa số lượng tư bản bất biến (c)
và số lượng tư bản khả biến (v), có công thức là
p' =
c
v
m '.v
m'
100(%) =
100(%)
c
c+v
+1
v
Như vật, p’ càng tăng thì
c
càng giảm, tức là cấu tạo hữu cơ của tư bản càng giảm
v
thì tỷ suất lợi nhuận càng tăng, và ngược lại.
• Tốc độ chu chuyển của tư bản: Tốc độ chu chuyển tư bản tỷ lệ thuận với tỷ suất
lợi nhuận.
Tốc độ chu chuyển của tư bản là số vòng (lần) chu chuyển của tư bản trong một
năm. Công thức chu chuyển tư bản như sau
n=
CH
ch
Trong đó: n: Số vòng (hay lần) chu chuyển của tư bản
CH: Thời gian trong năm
ch: Thời gian cho 1 vòng chu chuyển của tư bản
Tốc độ chu chuyển càng lớn → Tần suất sản sinh ra giá trị thặng dư trong năm của
tư bản ứng trước càng nhiều lần → Giá trị thặng dư tăng lên → Tỷ suất lợi nhuận
tăng
5
• Tiết kiệm tư bản bất biến: Tư bản bất biến tỷ lệ nghịch với tỷ suất lợi nhuận
p' =
m
100(%)
c+v
Khi m và v không đổi, c càng nhỏ thì p’ càng lớn, tức là tư bản bất biến càng nhỏ
thì tỷ suất lợi nhuận càng lớn.
PHẦN II: THỰC TRẠNG VỀ HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÁC DOANH
NGHIỆP NHÀ NƯỚC (DNNN)
1. Thực trạng về hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nhà nước
1.1.
Về hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nhà nước
• Nhìn chung, hoạt động sản xuất kinh doanh của các DNNN đều đạt được mục tiêu
tăng trưởng, phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh, tập
trung nguồn lực tài chính tái đầu tư mở rộng hoạt động sản xuất, kinh doanh của
doanh nghiệp, đồng thời góp phần phát triển kinh tế, tăng thu cho ngân sách nhà
nước, giải quyết việc làm cho người lao động.
- Theo báo cáo của Bộ Tài chính, kết thúc năm tài chính 2018, có 855 doanh
nghiệp có vốn Nhà nước; trong đó, có 505 doanh nghiệp do Nhà nước nắm
giữ 100% vốn điều lệ, 350 doanh nghiệp có cổ phần, vốn góp của Nhà nước.
- Tổng vốn Nhà nước đang đầu tư tại 855 doanh nghiệp là 1.533.001 tỷ đồng,
tăng 6% so với thực hiện năm 2017; trong đó, doanh nghiệp nhà nước là
1.368.867 tỷ đồng và doanh nghiệp có vốn nhà nước là 164.134 tỷ đồng.
- Tổng tài sản của các doanh nghiệp có vốn nhà nước đạt 3.715.187 tỷ đồng,
tăng 2% so với thực hiện năm 2017; có 110/855 doanh nghiệp có kết quả
kinh doanh bị lỗ, chiếm 13% tổng số doanh nghiệp có vốn Nhà nước.
- Tổng số phát sinh phải nộp ngân sách nhà nước của các doanh nghiệp có
vốn nhà nước là 367.712 tỷ đồng, tăng 6% so với thực hiện năm 2017.
6
• Các doanh nghiệp sau cổ phần hóa vẫn có xu hướng tăng trưởng ổn định, tỷ lệ vốn
Nhà nước góp tại các công ty cổ phần có xu hướng dịch chuyển gắn liền với quá
trình tái cơ cấu, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước. Nhà nước nắm giữ trên 50%
vốn điều lệ tại 180 doanh nghiệp cổ phần, chủ yếu tập trung tại các tập đoàn, tổng
công ty lớn và các doanh nghiệp cung ứng, sản phẩm, dịch vụ công ích sau khi
thực hiện cổ phần hóa.
- Tuy nhiên, vẫn còn có một số doanh nghiệp sau cổ phần hóa hoạt động kém hiệu
quả, kinh doanh thua lỗ nên không bảo toàn được vốn chủ sở hữu.
- Bộ Tài chính cho biết, theo kết quả giám sát tài chính năm 2018, trong số
143 doanh nghiệp 100% vốn nhà nước có 134 đơn vị kinh doanh có lãi, 9
đơn vị kinh doanh lỗ.
- Có 9 doanh nghiệp báo lỗ trong số 143 doanh nghiệp nhà nước với tổng số
lỗ là gần 226,4 tỷ đồng. Cụ thể, Tổng công ty 15 lỗ 67,15 tỷ đồng, Công ty
TNHH MTV Hà Thành lỗ 1,02 tỷ đồng, Công ty TNHH MTV Nhà xuất bản
Lao động - Xã hội lỗ 4 tỷ đồng, Công ty TNHH MTV Thủy sản Hạ Long lỗ
22,50 tỷ đồng, Công ty TNHH MTV Nhà xuất bản Nông nghiệp lỗ 1,42 tỷ
đồng, Công ty TNHH MTV XNK Nông sản thực phẩm lỗ 3,06 tỷ đồng,
Công ty TNHH MTV Hãng phim tài liệu và KHTW lỗ 1,02 tỷ đồng, Công
ty TNHH MTV Nhà xuất bản Thể dục thể thao lỗ 0,3 tỷ đồng. Tổng công
ty Cà phê Việt Nam là đơn vị có số lỗ lớn nhất, lên tới 125,9 tỷ đồng.
1.2.
Về tình trạng cổ phần hóa
• Cổ phần hóa, thoái vốn có tác động tích cực tới sự phát triển của thị trường chứng
khoán, nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp sau cổ phần hóa. Hầu
hết các DNNN cổ phần hóa đều sản xuất, kinh doanh có hiệu quả, nộp ngân sách
và thu nhập của người lao động được nâng lên.
- Năm 2016 cả nước đã cổ phần hóa được 66 doanh nghiệp; Năm 2017 đã cổ
phần hóa 69 doanh nghiệp, trong 11 tháng đầu năm 2018 đã cổ phần hóa 12
7
doanh nghiệp. Như vậy, đến nay đã cổ phần hóa được 27/127 doanh nghiệp
trong kế hoạch được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Trong giai đoạn từ
2016 - tháng 11/2018, cả nước đã thoái được 17.826 tỷ đồng, thu về 155.735
tỷ đồng, đã chuyển 135.000 tỷ đồng từ Quỹ Hỗ trợ sắp xếp và phát triển
doanh nghiệp vào ngân sách nhà nước.
• Tuy nhiên, ông Đặng Quyết Tiến – Cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp cho
biết, tiến độ cổ phần hóa, thoái vốn, phê duyệt phương án cơ cấu lại chậm, không
đạt được theo kế hoạch đã đề ra. Đó là, chậm quyết toán bàn giao sang công ty cổ
phần, chậm bàn giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước về SCIC, chưa đảm
bảo kế hoạch theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
- Trong 168 doanh nghiệp đã cổ phần hóa chỉ có 36/128 doanh nghiệp cổ
phần hóa thuộc danh mục cổ phần hóa theo Công văn số 991/TTg-ĐMDN
và Quyết định số 26/2019/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ (đạt 28% kế
hoạch), số doanh nghiệp còn phải thực hiện cổ phần hóa theo kế hoạch tính
đến hết năm 2020 là 92 doanh nghiệp.
2. Đánh giá thực trạng
2.1.
Những kết quả đạt được
DNNN đang chiếm giữ vai trò chi phối, thống lĩnh trong khá nhiều ngành, lĩnh
vực. Cụ thể, trong ngành viễn thông, ba doanh nghiệp hàng đầu gồm Viettel,
VNPT, MobiFone đang chiếm thị phần chính, với tỷ lệ thấp nhất là 65% và cao
nhất là 98,8% ở các mảng dịch vụ đang cung cấp. Ðối với thị trường năng lượng,
87% cơ cấu nguồn thuộc về các tập đoàn kinh tế nhà nước như Tập đoàn Ðiện lực
Việt Nam (EVN), Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), Tập đoàn công nghiệp Than
- Khoáng sản Việt Nam (TKV)...
Tỷ lệ thua lỗ của DNNN có xu hướng giảm và thấp hơn mức bình quân cả nước,
chỉ còn 15% - 16% số DN hằng năm có lỗ lũy kế thay vì mức 60% vào năm 2000;
tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên vốn chủ sở hữu (ROE) năm 2016 và 2019 lần lượt
8
đạt 11% và 11,4%, cao hơn đáng kể so với mức 4,4% và 6% của DN ngoài nhà
nước; tổng giá trị vốn nhà nước được bảo toàn và phát triển với tổng đầu tư và lợi
nhuận đều tăng trưởng hằng năm; tạo nguồn thu quan trọng cho ngân sách nhà
nước với mức đóng góp 11% thu nội địa; hiệu suất sinh lời đạt mức khá so với
mức bình quân DN Việt Nam.
2.2.
Những hạn chế và nguyên nhân
2.2.1. Hạn chế
• Chất lượng tăng trưởng, hiệu quả đầu tư của khu vực DNNN còn thấp. Ðể tạo ra
một đồng doanh thu, DNNN đang phải sử dụng nhiều vốn hơn doanh nghiệp khác,
chỉ số quay vòng vốn của DNNN thấp nhất trong ba loại hình doanh nghiệp.
• Nợ trên vốn chủ sở hữu của DNNN cao nhất trong các thành phần kinh tế.
• Năng lực cạnh tranh của DNNN chưa đáp ứng yêu cầu và còn mờ nhạt.
• Tổng lợi nhuận của cả khu vực phụ thuộc vào một vài DNNN lớn hoạt động trong
lĩnh vực có mức độ cạnh tranh thấp như khai khoáng, viễn thông, năng lượng
• Ở các ngành cạnh tranh cao như thương mại, xây dựng, công nghiệp chế tạo… thì
hiệu quả kinh doanh của DNNN thấp hơn DN khác.
• Vai trò dẫn dắt, điều tiết hoặc định hướng của DNNN chưa được thể hiện rõ, sức
lan tỏa chưa cao, qua đó làm giảm hiệu quả đầu tư của DNNN nói riêng và kinh tế
nhà nước nói chung.
2.2.2. Nguyên nhân
Thứ nhất, văn bản luật và dưới luật còn xung đột, văn bản luật và dưới luật còn
xung đột, có khoảng trống. Điều này dẫn đến việc hoạt động của DNNN, hoạt
động quản lý phần vốn trong DNNN còn nhiều khó khăn và bất cập. Trong đó, có
sự chồng chéo giữa quản lý nhà nước của các bộ ngành với vai trò quản trị, chủ
quản của các DNNN.
Thứ hai, có sự vừa đá bóng vừa thổi còi, Thể chế, quy định chính sách và cơ chế
giám sát chưa thực sự hiệu quả. Hàng loạt chủ trương lớn trong việc phát triển
9
kinh tế ngành, quy hoạch, chiến lược, được xây dựng bởi các DNNN, rồi lại được
thẩm định bởi các cơ quan quản lý nhà nước. Điều này dẫn đến chuyện chất lượng
của các dự án đầu tư, hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp không
đảm bảo hiệu quả, nhiều trường hợp "dắt trâu qua rào". Có những dự án với quy
mô rất lớn, chất lượng thẩm định không cao, dẫn đến tình trạng mất vốn, lãng phí,
sai phạm trong tổ chức thực hiện.
Thứ ba, hạn chế, yếu kém nội tại của DN: Năng lực quản trị, kỹ năng, ứng
dụng công nghệ. Có tình trạng cố tình làm sai, vi phạm trong hoạt động chỉ định
đầu tư, thực hiện đầu tư. Các dự án thua lỗ, kém hiệu quả của ngành công thương
thể hiện rất rõ tình trạng đội ngũ quản lý vốn nhà nước, quản trị doanh nghiệp, cán
bộ doanh nghiệp, cán bộ quản lý nhà nước thiếu trách nhiệm.
PHẦN III: NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ
KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC
Để nâng cao hiệu quả kinh doanh của các DNNN, tăng tỷ suất lợi nhuận là một
phương án khả thi. Tăng tỷ suất lợi nhuận giúp tăng hiệu suất sinh lời trên tài
sản, hiệu suất sinh lời trên doanh thu,… Vì vậy, tập trung vào 2 hướng sau:
• Tăng năng suất, hiệu quả lao động, từ đó giúp tăng tỷ suất giá trị thặng dư, giảm
thời gian lao động tất yếu, góp phần tiết kiệm tư bản bất biến.
Một là, buộc các DNNN phải hoạt động theo cơ chế thị trường. Nhà nước phải hạn
chế thấp nhất sự can thiệp vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Để cạnh
tranh được, Doanh nghiệp nhà nước cần được tự chủ, tự do kinh doanh trong phạm
vi ngành nghề và mục đích mà chủ sở hữu đặt ra, quyền tự do kinh doanh phải
được thực hiện đồng thời với quyền tự chủ DNNN.
- Ví dụ như câu chuyện giá điện: Khi giá đầu vào tăng lên, giá điện bị kìm lại
khiến EVN thua lỗ. Đến lúc giá đầu vào ổn định, thậm chí có xu hướng giảm
thì giá điện lại tăng khiến dư luận rất khó thông cảm. Việc không vận động
theo cơ chế thị trường đã làm sai lệch tín hiệu thị trường. EVN luôn trong
cảnh tài chính âm, không huy động được nguồn lực để thoát lỗ.
10
Hai là, khẩn trương hoàn thiện hệ thống pháp luật phục vụ quá trình sắp xếp, cổ
phần hóa, cơ cấu lại và nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của DNN.
Hệ thống pháp luật phục vụ cho quá trình cổ phần hóa minh bạch hơn sẽ giúp việc
cổ phần hóa, cơ cấu lại được thực hiện nhanh, trôi chảy hơn, nâng cao hiệu quả
kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước.
Ba là, tăng cường việc kiểm tra, thanh tra, giám sát, kiểm toán, không để xảy ra
thất thoát vốn, tài sản nhà nước trong quá trình sắp xếp, cổ phần hóa, thoái vốn
nhà nước. Điều này sẽ giúp nguồn vốn đầu tư được sử dụng hợp lý và đem lại hiệu
quả cao hơn.
• Đẩy nhanh tốc độ chu chuyển tư bản. Việc nâng cao tốc độ chu chuyển của
tư bản cố định sẽ tiết kiệm được chi phí bảo quản, sửa chữa tài sản cố định, giảm
được hao mòn vô hình, cho phép đổi mới nhanh máy móc, thiết bị. Nâng cao tư
bản lưu động sẽ tiết kiệm tư bản ứng trước khi quy mô sản xuất như cũ hay có thể
mở rộng sản xuất mà không cần có tư bản phụ thêm.
Một là, mở rộng đầu tư các công nghệ sản xuất mới. Việt Nam đang bước vào kỷ
nguyên công nghệ 4.0. Nếu không nhanh chóng thay đổi, đẩy mạnh dây chuyền
sản xuất công nghệ mới, các DNNN sẽ dần dần bị đẩy khỏi cuộc chơi, trở nên kém
phát triển hơn so với các khu vực khác như khu vực DN tư nhân hay DN có vốn
đầu tư nước ngoài (FDI)
Hai là, sắp xếp tổ chức phân công lao động sao cho hợp lý. Công việc được chuyên
môn hóa cho từng bộ phận sẽ giúp tăng năng suất lao động, công việc đạt được
hiệu quả cao, rút ngắn thời gian sản xuất.
Ba là, theo dõi chặt chẽ tới sự biến động về thị trường. Nhu cầu con người luôn
thay đổi, cũng như khoảng cách từ sản xuất tới thị trường hay trình độ phát triển
giao thông vận tải cũng luôn có biến động chi phí. Vì vậy, việc theo dõi sự biến
động về thị trường một cách chặt chẽ sẽ giúp doanh nghiệp tính toán các chi phí
sản xuất cẩn thận hơn, đưa ra các quyết định đúng đắn hơn để không bị thất thoát
các chi phí hay sử dụng nguồn vốn đầu tư một cách không hiệu quả.
11
C. KẾT LUẬN
• Trên đây là phần trình bày lý luận về lợi nhuận và vận dụng nhằm nâng cao hiệu
quả kinh doanh của các doanh nghiệp nhà nước trong nền kinh tế nước ta hiện nay.
Khu vực kinh tế doanh nghiệp nhà nước là một phần quan trọng của Việt Nam,
không những vậy còn đóng vai trò chủ chốt trong nền kinh tế nước nhà. Thủ tướng
Nguyễn Xuân Phúc đã nhấn mạnh rằng: “Nền kinh tế Việt Nam có nhiều thành
phần, bình đẳng trước pháp luật, trong đó, kinh tế Nhà nước cùng với kinh tế tập
thể đóng vai trò chủ đạo của nền kinh tế.” Vì vậy, việc đẩy mạnh hoạt động cũng
như hiệu quả của các doanh nghiệp nhà nước là điều vô cùng cần thiết trong nền
kinh tế thị trường nhiều thành phần của nước ta hiện nay.
• Một số nét về thực trạng hiện nay cũng như giải pháp đã được em cố gắng khai
thác sâu vào trong hiện trạng đời sống để làm nổi bật tầm quan trọng của vấn đề
này trong đời sống xã hội. Tuy nhiên, do nhận thức cũng như vốn kiến thức còn
hẹp, hạn chế nên khó tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự đóng
góp cho đề tài để để tài trở nên hoàn thiện hơn, và cũng để em rút kinh nghiệm
trong các bài luận tiếp theo của mình.
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO
Báo Dautu.vn
Báo Enternews.vn
Bao Baomoi.vn
Báo Dangcongsan.vn
Báo Nhandan.vn
Báo Qdnd.vn
Báo VietQ.vn
Báo Taichinhdientu.vn
Báo Chinhphu.vn
Trang web Bộ Công Thương Việt
Giáo trình bộ môn Kinh tế Chính trị
Nam Moit.gov.vn
12
Download