Nguyễn Thứ Lễ "ThếLữ" By: Quan Le Anh Tiểu sử Thế Lữ sinh ngày 10 tháng 6 năm 1907 tại Bắc Ninh (nay thuộc huyện Gia Lâm, Hà Nội) mất năm 3 tháng 6 năm 1989. Tên khai sinh Nguyễn Đình Lễ (sau đó đổi thành Nguyễn Thứ Lễ) là một nhà thơ, nhà văn, nhà viết kịch người Việt Nam. Ông là nhà thơ tiêu biểu trong thơ mới hiện đại (1932 1945). Gia đình Thế Lữ lập gia đình khi mới 17 tuổi và có cho mình 2 người vợ, vợ đầu tên thật Nguyễn Thị Khương, hơn ông hai tuổi. Hai vợ chồng đã có bốn người con, ba trai một gái, đặt tên lần lượt là: Nghi, Tâm, Học, Tùng. Người vợ thứ hai của Thế Lữ, Song Kim (1913 – 2008), tên thật Phạm Thị Nghĩa, kết hôn với ông vào cuối năm 1938. Câu chuyện thú vị về Thế Lữ Cha của Thế Lữ là sếp ga xe lửa trên tuyến đường sắt Lạng Sơn – Thanh Hóa. Còn mẹ của ông là một người được sinh ra trong gia đình Công giáo, kết hôn với cha ông trước, nhưng lại không được gia đình bên nội thừa nhận. Khi mới vài tháng tuổi, Thế Lữ bị đưa rời khỏi mẹ, đem lên Lạng Sơn sống cùng bà nội, cha và u (vợ chính thức của cha). Xa mẹ từ nhỏ, mỗi năm có được gặp một đôi lần, nên theo như Thế Lữ nhớ lại, chủ đề chính từ khi ông còn bé cho đến năm 10 tuổi là xa cách, nhớ thương người mẹ ruột của mình. Sống ở xứ Lạng Sơn, núi rừng thiên nhiên nơi đây với những câu chuyện kinh dị ma quái mà ông được nghe từ nhỏ đã trở thành nguồn tư liệu, tạo cảm hứng cho các tác phẩm văn xuôi của ông sau này. Khai sáng Thơ mới, mở cho mình một “cõi thơ” riêng độc đáo, nhưng Thế Lữ không dừng ở đó. Ông tiếp tục chiêm nghiệm cái đẹp ở một góc khác là văn xuôi. Và ông lại là người mở đường. Ông là người mở đầu cho một số thể loại văn xuôi nghệ thuật như truyện trinh thám, truyện khoa học, truyện kinh dị đầy bí hiểm, ly kỳ, hồi hộp như: “Vàng và máu” (năm 1934), “Bên đường Thiên Lôi” (năm 1936), “Gói thuốc lá” (năm 1940), “Gió trăng ngàn” (năm 1941), “Trại Bồ Tùng Linh” (năm 1941)… Sau khi qua đời, Thế Lữ tiếp tục được ghi nhận như một nghệ sĩ tiên phong, đặc biệt có công lớn trong việc mở đầu phong trào Thơ mới và là "người đầu tiên đưa hoạt động nghệ thuật biểu diễn kịch nói ở nước ta trở thành chuyên nghiệp và có công xây dựng nó trở thành một nghệ thuật sân khấu hoàn chỉnh". Trong lời truy điệu dành cho Thế Lữ, Tổng Thư ký Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam Dương Ngọc Đức phát biểu. Sự nghiệp Tác phẩm và phong cách nghệ thuật Là một nghệ sĩ đa tài, Thế Lữ hoạt động rộng rãi trên nhiều lĩnh vực nghệ thuật, từ thơ, văn xuôi nghệ thuật (kinh dị, trinh thám, lãng mạn) cho đến báo chí, phê bình, dịch thuật và sân khấu. Trong tất cả các lĩnh vực, Thế Lữ đòi hỏi sự nghiêm túc, phong cách làm việc khoa học, cặn kẽ, tỷ mỷ, luôn muốn tìm ra sự hoàn mỹ. Đó là biểu hiện cho khát vọng của Thế Lữ: luôn săn đuổi và phụng thờ cái Đẹp đến suốt đời, như ông từng nêu tuyên ngôn trong bài thơ Cây đàn muôn điệu. Đúng như bài thơ “Cây đàn muôn điệu” của ông, bản thân cuộc đời sáng tạo nghệ thuật của Thế Lữ cũng đa dạng, phong phú trong nhiều lĩnh vực như “cây đàn muôn điệu” vậy. Cuộc đời ông đã rung lên những nốt đàn trước cái đẹp, đưa ông đến quan điểm duy mỹ, duy cảm, để mãi mãi là người tôn vinh cái đẹp, dù cuộc đời ông cũng trầm luân, cũng thân phận và bi kịch như mọi kiếp người.