Uploaded by Lê Tuấn Anh

NCKH SV - Bài tổng quan và lý thuyết nghiên cứu

advertisement
Outline
1. Cơ sở pháp lý trong giáo dục trực tuyến;
2. Thực trạng học trực tuyến (phạm vi, quy mô của học trực tuyến, số giờ học, thiết bị
sử dụng);
3. Lợi ích và hạn chế của học trực tuyến;
4. Thực trạng thuận lợi và khó khăn của sinh viên khi học trực tuyến;
5. Tầm quan trọng của đánh giá kết quả học tập đối với hoạt động giáo dục đai học;
6. Các yếu tố chủ quan và khách quan tác động đến quá trình học trực tuyến của sinh
viên.
1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Đại dịch Covid – 19 không còn giới hạn trong phạm vi khủng hoảng về y tế mà nay
đã lan rộng sang lĩnh vực kinh tế - xã hội toàn cầu. Chỉ 5 tháng sau khi chính thức ghi nhận
ca nhiễm Covid – 19 đầu tiên trên thế giới, mọi hoạt động kinh tế - xã hội đã gần như bị tê
liệt, bao gồm cả giáo dục và đào tạo chính quy. Tình trạng chưa từng có này đã ảnh hưởng
hoạt động giáo dục ở mọi cấp độ, từ cơ bản (mần non và tiểu học), trung học, phổ thông
Đã chú thích [TAL1]: Khảo sát của IAU (2020) trên phạm
vi toàn thế giới đã chỉ ra các rào cản với từng cấp độ khác
nhau, như ở cấp hệ thống là về hạ tầng kĩ thuật, cơ sở pháp lý
về giáo dục đại học, chính sách của nhà nước; cấp trường là
công tác quản lý, đào tạo, nguồn tài chính và việc chuyển
sang giáo dục mở, khoa học mở, học tập suốt đời, năng lực
đào tạo trực tuyến của đôi ngũ giảng viên; cấp nhận thức là
mức độ tin tưởng của tính cấp thiết phải chuyển đổi số, mức
độ lo ngại về tác động tiêu cực của chuyển đổi số, sự ngại
thay đổi. Chính vì vậy, mỗi quốc gia với trình độ phát triển
khác nhau sẽ có những vị trí khác nhau trong hành trình số
hóa giáo dục đại học (dẫn lại theo Tiến, 2021, tr. 4).
và cấp đại học (cao đẳng, đại học và sau đại học) (ILO, 2020).
Đã chú thích [TAL2]: Dẫn nhập về ảnh hưởng của đại dịch
Covid - 19.
Thời điểm trước khi bùng phát dịch, chỉ có khoảng 16% số cơ sở giáo dục trên thế giới đưa
Đã chú thích [TAL3]: Dẫn nhập.
giáo dục trực tuyến vào trong hoạt động giảng dạy (ILO, 2020a, dẫn lại theo EF, 2020).
Đã chú thích [TAL4]: Thực trạng giáo dục trực tuyến mùa
dịch của các nước trên thế giới.
Thì đến nửa sau 2020, khoảng 63 triệu trường học trên thế giới đã phải chuyển đổi từ hình
thức đào tạo trực tiếp sang trực tuyến trước những diễn biến phức tạp của dịch bệnh
Đã chú thích [TAL5]: Thực trạng học tập trực tuyến trên
thế giới.
(Valverde-Berrocosovaf các cộng sự, 2020). Gần 1,6 tỷ người học trên thế giới (tức khoảng
91,3%) đã bị ảnh hưởng bởi việc đóng cửa các cơ sở giáo dục do các biện pháp ứng phó
của chính phủ tại 188 quốc gia trong giai đoạn dịch bệnh lây lan diên rộng trên toàn cầu
(EI & UNESCO, 2020). Covid – 19 đã trở thành một chất xúc tác thúc đẩy các tổ chức giáo
dục ở nhiều quốc gia phải nhanh chóng tìm kiếm giải pháp chuyển đổi sáng tạo trong một
khoảng thời gian tương đổi ngắn. Trước khi có dịch bệnh Covid – 19, E-Learning chỉ đạt
mức phát triển khoảng 15,4%/năm trong hệ thống giáo dục chính quy trên thế giới và không
có sự tác động nào đến sinh viên hoặc cơ sở giáo dục. Nhưng sau khi dịch bệnh Covid –
19 bùng phát thì tình hình đã thay đổi hoàn toàn. Hầu hết các cơ sở giáo dục trên thế giới
đều chuyển đổi các hoạt động sang hình thức trực tuyến (Alqahtani & Rajkhan, 2020). Đây
được xem như là động thái đúng đắn nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh mà vẫn duy
Đã chú thích [TAL6]: Thực trạng học trực tuyến - tình hình
phát triển của E-Learning trên thế giới.
trì được các hoạt động giáo dục nhà trường. Các nước Pháp, Anh, Đức và Ả Rập Saudi đã
duy trì được hoạt động giáo dục diễn ra một cách xuyên suốt và đồng bộ; Việt Nam, Kenya,
Mông Cổ và một vài nước khác đã kết hợp giáo dục trên truyền hình và điện thoại thông
minh (WB, 2020). Hoặc các biện pháp phức tạp hơn như nền tảng đám mây quốc gia, đơn
giản hơn như ứng dụng học tập qua di động và lập trình vô tuyến cho phép sử dụng ngoại
tuyến, sử dụng kết hợp đồng thời các phương pháp tiếp cận cộng đồng và công nghệ cho
phù hợp với hoàn cảnh và nhu cầu của nhiêu người học tại địa phương cũng đã được nhiều
nước[1] triển khai, thực hiện (ILO, 2020). Mặc dù vậy, việc đầu tư hạn chế cho lĩnh vực này
từ trước (trước thời điểm bùng phát dịch) đã ảnh hưởng đến chất lượng của cả việc dạy và
học trực tuyến trong dài hạn ở nhiều quốc gia. Khảo sát của WB (2020) ở Trung Á đã cho
thấy 70% các quốc gia thuộc khu vực này chỉ có khả năng tổ chức các hoạt động giáo dục
từ xa ở mức tối thiểu và không có quốc gia nào có các nguồn lực để liên kết chương trình
giảng dạy trực tuyến phổ biến cho cả việc dạy và việc học. Nghiên cứu của Solidar (2020)
còn cho thấy, ngay cả các nước có nền khoa học – kỹ thuật tiên tiến như Châu Âu cũng
chưa có được sự chuẩn bị tốt về kỹ thuật số hóa phục vụ học tập trực tuyến với 40% công
dân của các quốc gia châu Âu (European Union, viết tắt là EU) thiếu các kỹ năng kỹ thuật
số cơ bản và dưới 40% giáo viên, giảng viên được đào tạo về công nghệ giáo dục số trong
Chương trình Giáo dục Sư phạm Ban đầu (chương trình đào tạo sư phạm trước khi bùng
phát dịch). Mỹ được đánh giá là quốc gia đi đầu trong lĩnh vực số hóa hoạt động giáo dục.
Công cuộc chuyển đổi số đã được chính phủ nước này triển khai thông qua Kế hoạch công
nghệ giáo dục quốc gia từ năm 2010, là quốc gia khởi xướng và phát triển tài nguyên giáo
dục mở (Open Educational Resources, viết tắt là OER), các khóa học trực tuyến mở đại
chúng (Massive Open Online Courses, viết tắt là MOOC). Đặc biệt, trong năm 2020 Mỹ
đã vận dụng các thành tựu của cuôc Cách mạng khoa học kĩ thuật lần thứ 4 như IoT
(Internet of Things, nghĩa tiếng Việt là Internet vạn vật), Blockchain (nghĩa tiếng Việt là
Sổ cái kĩ thuật số), AI (Artificial Intelligence, nghĩa tiếng Việt là Trí tuệ nhân tạo), Big
data (nghĩa tiếng Việt là Dữ liệu lớn), AR (viết tắt của Augmeneted Reality, nghĩa tiếng
Việt là Thực tế tăng cường) vào trong hoạt động giảng dạy (Tiến, 2021, tr. 4). Tuy vậy, dù
Ở Peru, các tài liệu giảng dạy đang được cung cấp qua TV, đài phát thanh và được dịch sang 10 ngôn ngữ bản địa
để giúp người học đối phó với sự cô lập (Time, 2020, dẫn lại theo ILO, 2020). Ở Trung Quốc, quốc gia có có số lượng
người học đông nhất thế giới, đã cung cấp quyền truy cập vào các tài liệu học tập thông qua các chương trình phát
sóng truyền hình trực tiếp cho 120 triệu học sinh. Ở Nigeria, các trường học đã và đang tích cực làm việc để chuyển
đổi sách giáo khoa tiêu chuẩn sao cho phù hợp với các công cụ học tập trực tuyến như Google Classrom (WEF, 2020,
dẫn lại theo ILO, 2020).
1
Đã chú thích [TAL7]: Thực trạng chuyển đổi số nền giáo
dục của các nước trên thế giới.
những tiến bộ khoa học – kỹ thuật trong một vài thập kỷ trở lại đây đã giúp cho việc học
từ xa trở nên tiện lợi và khả thi hơn, nhưng cần phải xem đây như là sự thay thế tạm thời
trong bối cảnh dạy và học trực tiếp không thể tiến hành được. Sự chuyển đổi này nên được
xem như biện pháp ứng phó khẩn cấp của nền giáo dục các nước, không phải là sự chuyển
đổi lâu dài hoặc vình viễn của các chương trình giáo dục và đào tạo (EI & UNESCO, 2020).
Về cách thức tổ chức thi cuối khóa, đa phần các cơ sở cho biết họ vẫn tổ chức theo đúng
kế hoạch, số khác đang lên kế hoạch tổ chức các hình thức thi khác nhau tùy vào tình hình
dịnh bệnh (Tiến, 2021, tr. 2). Nghiên cứu của Elfaki và cộng sự (2019) sau khi khảo sát
sinh viên ở một trường đại học ở Saudi Arabia đã chỉ ra rằng, sinh viên tham gia các khóa
học trực tuyến có kết quả học tập tốt hơn so với sinh viên học các khóa học truyền thống.
Nghiên cứu của Jawad & Shalash (2020) thông qua phân tích số liệu khảo sát từ một trường
đại học ở Palestin đã cho thấy, nữ giới có điểm GPA (Grade Point Average, nghĩa tiếng
Việt là Điểm trung bình các môn học) khi học trực tiếp trên lớp cao hơn so với nam giới.
Và khi chuyển dổi sang hình thức học trực tuyến, nam giới lại có điểm số GPA được cải
thiện. Điều đó đồng nghĩa với khoảng cách về điểm số giữa hai giới dần được rút ngắn.
Ngoài ra, điểm số GPA của sinh viên cũng có sự khác biệt giữa các môn học (Jawad &
Shalash, 2020, tr. 48). Tuy nhiên, bởi tính thiếu xác thực cộng với những hạn chế của hoạt
động này nên nhiều quốc gia đã bỏ hoặc tạm hoãn kỳ thi tốt nghiệp cuối cùng và tuyển sinh
đại học (ILO, 2020). Qua những phát hiện trên có thể thấy, Covid – 19 đã có những tác
động gián tiếp sâu rộng đến hệ thống giáo dục nói chung và giáo dục đại học nói riêng. Sự
chuyển đổi từ hình thức giáo dục trực tiếp sang trực tuyến của các trường đại học trên thế
giới là sự chuyển đổi bị động, không có kế hoạch. Vì thế, một số trường và giảng viên, sinh
viên sẽ gặp khó khăn trong quá trình chuyển đổi khi họ không có nền tảng E-Learning từ
trước. Nhưng về cơ bản, các quốc gia, các trường đại học và người dạy, người học đã có
những sự thích ứng nhất định đối với hoạt động dạy và học trực tuyến.
Người học ngày nay có xu hướng mong muốn nguồn học liệu có thể được truy cập trực
tuyến thông qua điện thoại hoặc máy tính, thay vì hiện vật như trước đây (Radha và các
cộng sự, 2020, tr. 1089). Và học trực tuyến có thể đáp ứng tốt nhu cầu đó của sinh viên.
Sinh viên tham gia nghiên cứu của Salamat và các cộng sự (2018) cho biết, chất lượng của
hoạt động giáo dục được nâng lên thông qua học trực tuyến và họ cảm thấy thoải mái khi
khám phá và tìm kiếm tài liệu học thuật trên Internet. Chính vì vậy, các cơ sở giáo dục hiện
đại đang đẩy nhanh việc ứng dụng những công cụ của E-Learning để cải thiện truyền thông
giữa người học và người dạy nhằm nâng chất hiệu quả của hoạt động trao đổi tri thức, cũng
như củng cố cộng đồng học tập để các cá nhân có thể hoàn thành các mục tiêu của bản thân
(Alqahtani & Rajkhan, 2020, tr. 2). Tuy vậy, học trực tuyến cũng làm suy giảm vai trò của
người dạy và tổ chức giáo dục, do đó có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình học trực
tuyến của sinh viên. Ngoài ra, những hành động không tuân thủ quy tắc, nội quy hoặc
chuẩn mực, giá trị chung trong học tập của sinh viên như gian lận có thể khó kiểm soát
hơn. Chất lượng của hệ thống giáo dục đại học sẽ không được đảm bảo và có thể trở thành
nạn nhân của vấn nạn gian lận hoặc đạo văn. Các phương pháp của học trực tiếp không
phù hợp với đặc điểm của một số môn học yêu cầu sự thực hành cao, ví dụ như những hoạt
động thí nghiệm hay các hoạt động thực tập (Jawad & Shalash, 2020, tr. 44). Qua đó có
thể thấy, giáo dục trực tuyến tuy có nhiều lợi ích đối với sự phát triển của giáo dục đại học
theo hướng tiên tiến, hiện đại hơn, nhưng cũng đi kèm với những hạn chế gây ảnh hưởng
đến chất lượng của hoạt động giáo dục và tính xác thực đối với kết quả của hoạt động đó.
Từ những lợi ích và hạn chế nêu trên đã dẫn đến những khó khăn, thách thức của học trực
tuyến đổi với các thành phần tham gia quá trình này. Nghiên cứu của Nambiar (2020) đã
thông qua khảo sát sinh viên các trường đại học ở Ấn Độ đã chỉ ra rằng, hầu hết giảng viên
thuộc các trường đại học, cao đẳng ở Ấn Độ thích dạy học trực tiếp ở trên lớp hơn so với
dạy học trực tuyến. Bởi học trực tuyến tuy mang lại sự tiện lợi và thoải mái hơn khi họ
không bị giới hạn về không gian và thời gian, nhưng khi so sánh với những lợi ích của học
truyền thống thì không hiệu quả bằng. Một số gây khó khăn đối với giảng viên thường
xuyên xảy ra như giảng viên hoặc sinh viên mất kết nối, thiếu hút tương tác, lớp học có
nhiều sinh viên không có đủ điều kiện để tham gia học trực tuyến, các vấn đề kỹ thuật.
Nghiên cứu của Salamat và các cộng sự (2018) còn chỉ ra rằng, giảng viên có độ tuổi khác
nhau sẽ có mức độ thích ứng không giống nhau, giảng viên thuộc thế hệ sau dễ thích ứng
hơn trong việc sử dụng các công cụ ICT (viết tắt của cụm từ Information & Communication
Technology, nghĩa tiếng Việt là Công nghệ thông tin và truyền thông) và thích ứng dụng
chúng trong hoạt động học tập. Tương tự đối với sinh viên, hầu hết sinh viên tham gia khảo
sát của Nambiar (2020) cũng cho biết họ thích học tập trực tiếp trên lớp hơn học trực tuyến.
Hầu hết sinh viên không mong đợi việc học trực tuyến, họ chỉ có hứng thú với các lớp học
thực tế ảo, học trực tiếp trên lớp (Radha và các cộng sự, 2020, tr. 1097). Học trực tuyến
khiến nhiều sinh viên cảm thấy chất lượng của hoạt động học tập bị giảm sút, nhiều vấn đề
nảy sinh có thể xảy ra như vấn đề liên quan đến kết nối và kỹ thuật (không có kết nối
Internet hoặc kết nối Internet chậm, chất lượng hình ảnh và âm thanh kém, mất điện, …,
vấn đề đánh giá và kiểm tra kết quả học tập, thiếu hứng thú và động lực trong học tập do
dễ bị sao nhãng bởi các hoạt động bên ngoài và hoạt động giải trí trên Internet, số ít cảm
thấy không đủ các kỹ năng để học trực tuyến thông quá máy tính, … (Nambiar, 2020). Bên
cạnh đó, một trong những khiếm khuyết phổ biến nhất của các cơ sở giáo dục đại học trong
bối cảnh hiện nay là sự thất bại trong việc chuyển đổi hoặc thiết kế lại các bài giảng từ trực
tiếp cho phù hợp hơn với những yêu cầu của E-Learning (Puriwat & Tripopsakul, 2021, tr.
373). Tình trạng thiếu động lực để giảng dạy và học tập cũng được ghi nhận. Một vài giảng
viên cho biết, họ cảm thấy không đủ khả năng để thao tác trên máy tính hoặc khó khăn khi
tổ chức học trực tuyến cho các lớp học có liên quan đến các chủ đề yêu cầu sự thực hành
cao như thiết kế; các môn yêu cầu sự tính toán như kế toán, toán học, ... Và số đông giảng
viên nhận thấy, sinh viên thiếu chú ý và kém tích cực hơn khi học trực tuyến, nhiều sinh
viên viện các lý do khác nhau để không phải tham gia lời học hay trả lời các câu hỏi. Điển
hình như mất kết nối mạng; mất điện; không nghe rõ, thấy rõ; … (Nambiar, 2020, tr. 789).
Qua đó có thể thấy, học trực tuyến khiến cho hoạt động kém hiệu quả hơn ở hoạt động
tương tác, động lực và kiểm soát lớp học. Ngoài ra, trái ngược với kết quả của một số
nghiên cứu, nhiều giảng viên tham gia khảo sát của Nambiar (2020) cho biết học trực tuyến
làm tiêu tốn của họ nhiều thời gian hơn khi phải chuẩn bị bản trình bày (powerpoint) riêng
và chuẩn bị thêm nhiều công cụ để hỗ trợ việc giảng dạy trực tuyến, mất nhiều thời gian
hơn để bắt đầu lớp học (chờ sinh viên đăng nhập vào lớp học). Số khác cho rằng học trực
tuyến khiến hoạt động dạy và học trở nên thiếu sống động và thiệu hút những tương tác
trực tiếp cần thiết, khó kiểm soát sinh viên, khó đánh giá mức độ tiếp thu bài học của sinh
viên, sinh viên dễ bị phân tâm bởi các hoạt động khác hoặc lãng phí thời gian cho các hoạt
động giải trí trên Internet. Bên cạnh đó, mặc dù tiến bộ về công nghệ giúp cho hoạt động
giáo dục có thể dễ dàng tiếp cận hơn. Nhưng nó đồng thời cũng tạo ra những rào cản, đặc
biệt là ở các quốc gia còn yếm kém về hạ tầng Internet khi phần lớn sinh viên thuộc các
nước này không có đủ thiết bị hoặc gặp các vấn đề khó khăn về kết nối Internet. Dịch Covid
– 19 bùng phát cũng gây ảnh hưởng tiêu cực đến sự lưu chuyển của sinh viên quốc tế. Tuy
nhiên các cơ sở giáo dục đại học tham gia khảo sát của IAU (2020) cho biết, họ đều đã có
sẵn kế hoạch dự phòng để giảm thiểu tác động này. Trong đó đa số đã thay đổi từ phương
án lưu chuyển trực tiếp sang tổ chức học trực tuyến theo nhóm (Collaborative Online
Learning). Không thể phủ nhận những tác động tiêu cực nêu trên, nhưng đại dịch đồng thời
cũng mang đến cơ hội phát triển nhằm giúp các giải pháp học tập trở nên đa dạng hơn, linh
hoạt hơn, hiệu quả hơn trong học tập, đặc biệt là việc phát triển các phương tiện công nghệ
và kỹ thuật số trong giáo dục từ xa nói chung (ILO, 2020). Báo cáo năm 2020 của World
Bank (WB) cho biết, hầu hết cơ sở giáo dục của các quốc gia trên thế giới đều chưa có sự
chuẩn bị tốt[2] cho công tác giáo dục trực tuyến. Tuy vậy, qua những đợt bùng phát của
dịch Covid – 19. Giáo dục đại học nói riêng và hệ thống giáo dục ở nhiều quốc gia nói
chung đã tích lũy được những kinh nghiệm nhằm nâng cao hiệu quả tổ chức dạy và học
trực tuyến trong tương lai.
Học trực tuyến không chỉ đơn giản là phụ thuộc và công nghệ mà còn chịu ảnh hưởng vởi
Đã chú thích [TAL27]: Yếu tố khách quan - dẫn nhập.
nhiều yếu tố khác như xã hội, chủ quan cá nhân, chính sách và văn hóa (Tarhini và các
cộng sự, 2015). Học trực tuyến yêu cầu sinh viên phải có máy tính, thiết bị phụ trợ và kết
nối Internet. Do đó, gây khó khăn đối với những sinh viên nghèo, không có điều kiện tiếp
Đã chú thích [TAL28]: Yếu tố khách quan - điều kiện kinh
tế gia đình.
cận các thiết bị công nghệ hiện đại cần thiết cho việc học (Wagner và các cộng sự, 2008).
Sự khác biệt về kinh tế giữa các gia đình cũng có thể dẫn đến nguy cơ gia tăng khoảng
cách về thành tích học tập, bởi thu nhập gia đình càng thấp thì khả năng tiếp cận phương
tiện kỹ thuật và tìm kiếm không gian học tập trực tiếp lại càng hạn chế. Bởi vậy, thành tích
Đã chú thích [TAL29]: Yếu tố khách quan - Vấn đề bất
bình đẳng trong học trực tuyến chung của các nước trên thê
giới.
học tập của những nhóm sinh viên này cũng có thể bị ảnh hưởng khi họ không có điều kiện
để tham gia học trực tuyến giống như với các bạn khác, cho dù họ có kỹ năng số để thực
hiện điều đó. Thậm chí một số trường hợp, nhiều gia đình đang phải tình cảnh nhiều người
chia sẻ chung một thiết bị điện thoại hoặc máy tính, dẫn đến xung đột giữa lịch học hoặc
lịch làm việc giữa người này với người kia (ILO, 2020). Việc phổ cập giáo dục trực tuyến
sẽ gặp rất nhiều khó khăn đối với nhóm các quốc gia có mức thu thập thấp đến trung bình
thấp. Nhiều yếu tố về văn hóa – xã hội tại một số quốc gia có thể chi phối việc phân chia
cơ hội học tập, điều kiện học tập giữa phụ nữ và trẻ em gái so với nam giới (ILO, 2020).
Do đó, học trực tuyến trong bối cảnh hiện nay cũng góp phần làm sâu sắc thêm những bất
bình đẳng hiện hữu giữa người học trên thế giới. Đó là những khác biệt về cơ hội học tập,
điều kiện học tập trong bối cảnh học tập trực tuyến. Ở một khía cạnh khác, học tập trực
tuyến là một cấp độ cao hơn đối với yêu cầu tự học của giáo dục đại học. Bới nó làm giảm
thiểu mức độ tương tác trực tiếp giữa người dạy và người học cũng như không tạo ra được
Dịch bùng phát bất ngờ khiến nhiều cơ sở giáo dục các cấp chưa thực sự có/xây dựng được một kế hoạch giáo dục
cụ thể, rõ ràng. Người học chưa có sự chuẩn bị về tâm lý, phương tiện và điều kiện học tập. Thậm chí, có nhiều trường
đã phải tạm dừng hoạt động giáo dục và đào tạo trong giai đoạn dịch bệnh và chỉ bất đầu lại khi tình hình đã trở nên
ổn định trở lại.
2
Đã chú thích [TAL30]: Kết luận về bất bình đẳng trong học
tập trực tuyến.
Đã chú thích [TAL31]: Yếu tố chủ quan - ý thức tự giác
học tập.
không khí học tập trong các hệ thống học tập điện tử hay khuyến khích sinh viên tự giác
học tập, tự nghiên cứu (Bouhnik & Marcus, 2006). Do đó, sinh viên với không có động lực
học tập hoặc có ý thức học tập kém sẽ có kết quả học trực tuyến thiếu hiệu quả.
Qua việc tham khảo các tài liệu trên có thể thấy, Covid – 19 bùng phát dẫn đến các cơ sở
giáo dục đại học trên thế giới buộc phải chuyển đổi hình thức từ giáo dục trực tiếp trên lớp
sang trực tuyến. Sự chuyển đổi này là bị động do đó đã tạo nên không ít khó khăn ở cả nhà
trường lẫn người dạy và người học. Trong đó, nổi bật là vấn đề bất bình đẳng giữa các
nhóm quốc gia và nhóm sinh viên khác nhau khi tổ chức hoặc tham gia vào quá trình học
trực tuyến. Tuy vậy, hầu hết các phát hiện từ các nghiên cứu đều nằm ở thời kỳ đầu của
dịch bệnh (đợt bùng phát thứ nhất và thứ hai của năm 2020). Do đó, cần thêm những nghiên
cứu từ các quốc gia khác nhau nhằm mô tả thực trạng đang hiệu hữu của học trực tuyến tại
các nước trên thế giới.
1.2 Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam
Học trực tuyến là một trong những mô hình học tập tiên tiến và phát triển ở nhiều
quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, do chỉ mới bắt đầu được chú ý và phát triển trong một
vài thập niên gần đây, cộng với dịch bệnh bùng phát bất ngờ, các quốc gia chưa có sự chuẩn
bị kỹ càng về kế hoạch và phương tiện, nên việc học trực tuyến vẫn còn hiện hữu những
khó khăn, rào cản. Chính vì điều này, nhiều nghiên cứu đã được thực hiện trong nổ lực xóa
bỏ những khó khăn và rào cản đó, bao gồm cả các tác giả Việt Nam. Các phát hiện của
những cuộc nghiên cứu này sẽ phần nào cho thấy bối cảnh thực tế, những khó khăn, thách
thức, những vấn đề bất cập còn tồn đọng và hướng đi cho các cơ sở giáo dục và người dạy,
người học khi dịch bệnh vẫn chưa có dấu hiệu sẽ chấm dứt.
Giống như các quốc gia khác, đại dịch Covid – 19 không chỉ ảnh hưởng mạnh mẽ đến các
hoạt động kinh tế – xã hội mà còn có tác động rất lớn đến hoạt động giáo dục ở Việt Nam.
Khoảng tháng 3 đến tháng 4 năm 2020, thời điểm đợt dịch đầu tiên bùng phát trong nước,
tất cả các trường học và trường đại học đã buộc tạm dừng dạy trực tiếp trên lớp theo Chỉ
thị 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Tất cả 63 tỉnh thành trên cả nước và cơ sở giáo
dục ở mọi cấp học đã cho học sinh nghỉ học hoặc chuyển sang dạy học trực tuyến (Dũng
và các cộng sự, 2021). Trước những dấu hiệu đầu tiên của một đại dịch, Chỉnh phủ Việt
Nam đã cấp tốc triển khai các hoạt động đào tạo trực tuyến ứng phó với đại dịch Covid –
19 tại các trường đại học thông qua Công văn số 795/BGDĐT – GDĐH ban hành
13/03/2020. Nội dung chính là hướng dẫn các khối đại học, trường đại học, học viện,
trường cao đẳng và trung cấp về việc sử dụng phương thức đào tạo thường xuyên hay còn
gọi là đào tạo từ xa đối với một số học phần phù hợp, áp dụng cho cả các khóa đào tạo
chính quy và hệ vừa học vừa làm. Tiếp đến là Công văn số 988/ BGDĐT – GDĐH ban
hành 23/03/2020 với nội dung bổ sung, hoàn thiện cho Công văn 795/BGDĐT – GDĐH ở
các điều khoảng liên quan đến hình thức đào tạo trực tuyến, yêu cầu về hạ tầng kĩ thuật,
nội dung học liệu, tổ chức hoạt động dạy học, đánh giá và công nhận kết quả học tập. Gần
đây nhất vào tháng 03/2021, Dự thảo Thông tư ban hành Quy chế đào tạo trình độ đại học
đã được thông qua. Trong đó, tại Điều 2, Khoản 2 của thông tư này quy định: “việc tổ chức
dạy học theo hình thức trực tuyến không được vượt quá 20% số tín chỉ chương trình đào
tạo”. Như vậy về cơ bản, nước ta đã có được khung pháp lý trong giáo dục trực tuyến và
những yêu cầu cơ bản đối với các cơ sở giáo dục khi chuyển đổi sang hình thức dạy học
trực tuyến. Mặc dù vậy, do dịch bệnh Covid – 19 xảy ra một cách bất ngờ nên nhiều trường
đại học tại Việt Nam đã thụ động trong việc thiết lập các biện pháp ứng phó, các thông báo
về chuyển đổi hình thức học không có được sự nhất quán. Nhưng sau đó các trường đại
học đã nhanh chóng thích ứng với tình hình mới và chuyển đổi trạng thái từ bị động sang
chủ động. Nhiều trường đã bắt đầu xây dựng các mô hình phục vụ học tập trực tuyến (LMS,
E-learning, Zoom, Google Meet, …), lên kế hoạch đào tạo năm học mới phù hợp với từng
kịch bản bùng phát dịch (các kế hoạch học tập trực tuyến hoàn toàn và học tập trực tuyến
kết hợp online và offline), nhanh chóng triểu khai các khóa tập huấn để kịp thời trang bị
kỹ năng và hiểu biết cần thiết về giáo dục trực tuyến cho giảng viên. Nhờ đó, hoạt động
giáo dục trực tuyến trong giai đoạn dịch bệnh dần đi vào khuôn khổ và cho thấy những tín
hiệu tích cực.
Là chủ thể của quá trình học tập, việc chuyển đổi phương thức học tập truyền thống sang
trực tuyến đã đặt ra cho sinh viên những yêu cầu về sự thay đổi cần thiết để đảm bảo hoạt
động giáo dục được diễn ra đúng yêu cầu. Nghiên cứu cứu của Dương & Linh (2020) cho
biết, hầu hết sinh viên trong giai đoạn nhà trưởng tổ chức giáo dục trực tuyến đề dành
khoảng từ 3 – 6 giờ/ngày hoặc hơn cho việc học trực tuyến. Và cho dù “bị đặt trong tình
cảnh” bất ngờ cả về tâm lý lẫn nền tảng để học trực tuyến nhưng hầu hết các sinh viên tham
khảo khảo sát của Dũng và các cộng sự (2021) đã thể hiện những sự thích ứng nhất định
đối với loại hình học tập này. Điển hình như về phương tiện học tập, phần lớn sinh viên sử
dụng điện thoại thông minh (smartphone) để học trực tuyến, tiếp đến là máy tính xách tay
(laptop). Sinh viên tham gia khảo sát của Thanh và các cộng sự (2020) lại cho thấy sự khác
biệt khi phần lớn họ sử dụng máy tính xách tay làm công cụ chính để học trực tuyến, sau
đó mới đến điện thoại thông minh. Nhưng tựu trung, tỷ lệ sinh viên sử dụng cùng lúc hai
thiết bị vẫn là cao nhất (Hiền và các cộng sự, 2020), đó có thể là kết hợp laptop và
smartphone, hoặc là smartphone và máy tính bảng, … Một số ít còn cho biết họ sử dụng
từ ba, bốn cho đến năm thiết bị cùng lúc để học trực tuyến nhưng nhóm này chiếm phần
trăm rất ít (Hải và các cộng sự, 2020, tr.62). Nghiên cứu của Dũng và các cộng sự (2021)
Đã chú thích [TAL38]: Thực trạng.
cho biết, việc sinh viên lựa chọn phương tiện học tập chủ yếu là smartphone là vì tích tiện
lợi và phổ cập của nó. Nghiên cứu của Jessica và các cộng sự (2013) lại cho rằng, điện
thoại thông minh giúp cho việc học tập thuận tiện hơn, nó cho phép sinh viên học bất kỳ
lúc nào và bất cứ nơi nào. Như vậy, điện thoại thông minh dần trở thành một tiện ích không
Đã chú thích [TAL39]: Thực trạng - nguyên nhân học trực
tuyến bằng điện thoại phổ biến.
thể thiếu trong hoạt động học trực tuyến. Nó có thể cài đặt các ứng dụng thiết yếu dành
cho học trực tuyến (như Teams, Meet, Zoom, …), có thể kết nối với Internet và có đủ các
chức năng cơ bản của cả máy tính và điện thoại di động. Tuy nhiên, việc sử dụng một thiết
bị có thể gây ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả học trực tuyến do những bất cập có thể gặp
phải như các sự cố liên quan đến kỹ thuật. Đặc biệt, nếu sinh viên chỉ sử dụng điện thoại
thì rất khó để có thể sử dụng đồng thời các tính năng để tham gia thảo luận trong quá trình
học trực tuyến. Bên cạnh đó, những tình huống như mất điện, mất kết nối Internet, vấn đề
về đăng nhập có thể xảy ra đối với bất kỳ sinh viên nào (Dương & Linh, 2020). Chính vì
vậy, việc đa phần sinh viên lựa chọn sử dụng hai thiết bị đã thể hiện sự chủ động trong hoạt
động học tập trực tuyến. Cân nhắc những tình huống đột xuất có thể làm ảnh hưởng đến
việc học trực tuyến để biện pháp ứng phó phù hợp.
Ứng dụng hệ thống E-learning trong việc dạy và học là giải pháp tối ưu nhằm duy trì hoạt
Đã chú thích [TAL40]: Lợi ích.
động giáo dục mà vẫn tiết kiệm được thời gian, kinh phí và đồng thời bảo đảm được sức
khỏe của cá nhân và xã hội trong lúc đại dịch đang hoành hành. Nhưng học trực tuyến là
một hoạt động mang tính hai mặt. Về mặt lợi ích, học trực tuyến có một số ưu điểm như:
(1) Tiết kiệm thời gian và chi phí giảng dạy; (2) Khả năng sử dụng linh hoạt mọi lúc mọi
nơi, truy cập ở bất cứ nơi nào, lúc nào miễn là có kết nối Internet; (3) Cở sở dữ liệu đa
dạng, phong phú; (4) Sinh viên có thể chủ động về thời gian biểu học tập; (4) Đào tạo trực
tuyến cho phép tăng cường tương tác giữa sinh viên và người dạy thông qua sử dụng hộp
thư điện tử (trong ứng dụng học trực tuyến hoặc Email, …)[3]; (5) Sinh viên có thể tự theo
dõi tiến trình học của mình; (6) Sinh viên có thể học thông qua nhiều hoạt động, nhiều cách
3
Một số nghiên cứu có những phát hiện trái ngược so với quan điểm này.
Đã chú thích [TAL41]: Ưu điểm của học trực tuyến.
học khác nhau; (7) Sinh viên có thể phát triển những kỹ năng về sử dụng công nghệ thông
tin; (8) Đào tạo trực tuyến góp phần cải thiện chất lượng dạy và học thông qua hỗ trợ các
phương pháp giảng dạy truyền thống (Hoàng & Hà, 2020, tr. 64). Nghiên cứu của Quý
(2020) thông qua việc phân tích mô hình đào tạo trực tuyến các nước đã chỉ ra rằng: (1)
Đào tạo trực tuyến giúp rút ngắn thời gian, tiết kiệm không gian; (2) Đạo tạo trực tuyến
giúp tiết kiệm chi phí, cả ở tổ chức giáo dục, người dạy và người học; (3) Đào tạo trực
tuyến mang lại hiệu quả cao, bởi học online yêu cầu từ phía người học phải có thái độ
nghiêm túc, không lơ là; bài giảng và các nguồn lực phục vụ cũng sẽ trở nên đa dạng hơn;
tương tác trong quá trình học tập cũng trở nên phong phú, đa dạng hơn. Tuy nhiên, không
phải sinh viên nào cũng có được động lực học tập tốt và mục đích học tập rõ ràng. Phát
hiện của các nghiên cứu khác cho thấy, sinh viên trong quá trình học trực tuyến rất dễ bị
sao nhãng bởi các nội dung giải trí trên Internet và các yếu tố thuộc về không gian, môi
trường. Như vậy, học trực tuyến đã mang lại một số lợi ích như giúp giảm thiểu các rào
cản về thời gian, địa điểm, tuổi tác, điều kiện kinh tế và chuẩn đầu vào (Thúy và các cộng
sự, 2021, tr. 37), giúp sinh viên có sự lựa chọn đa dạng hơn trong việc lựa chọn và sử dụng
tài liệu một cách dễ dàng và nhanh chóng. Người học có thể chủ động lựa chọn những nội
dung mà họ yêu tích để tham khảo, ôn tập và trau dồi kiến thức bất cứ khi nào họ muốn.
Học trực tuyến đem lại sự tiện lợi khi tìm kiếm và phân tích thông tin. Giảng viên và sinh
viên có thể vừa xem cùng một tài liệu vừa bình luận, giải thích qua các phương thức giao
tiếp trực tuyến (Thạch & Hương, 2021, tr. 12). Và so với việc phải mang một cuốn sách
giáo khoa đến lớp, thì người học khi học trực tuyến có thể truy cập các nguồn tài liệu Ebook, trang web hay tài liệu bằng hình ảnh hoặc âm thanh (Đào và các cộng sự, 2020). Mặc
dù có những lợi ích không thể phủ nhận nhưng học tập trực tuyến vẫn có những hạn chế
của nó, trong đó bao gồm một số thế mạnh của học tập truyền thống (đào tạo trực tiếp tại
trường) mà học trực tuyến không thể nào thay thế được. Nghiên cứu của Hiền và các cộng
sự (2020) đã chỉ ra 4 nhóm rào cản mà sinh viên phải đối mặt khi học trực tuyến, đó là: (1)
Rào cản kinh tế; (2) Rào cản về sự tương tác; (3) Rào cản tâm lý; và (4) Rào cản môi
trường. Thuật ngữ rào cản đồng nghĩa với những hạn chế gặp phải khi tiếp cận với hình
thức giáo dục này. Những phát hiện từ nghiên cứu này đã cho thấy những điểm tương đồng
với kết quả nghiên cứu của ILO (2020), điển hình như là rào cản về kinh tế khi nhấn mạnh
sự bất bình đẳng giữa các nhóm sinh viên về điều kiện và cơ hội tham gia học trực tuyến.
Tương tác là một thành phần quan trọng của bất kỳ hoạt động xã hội nào và được xác định
là một trong những cấu trúc chính trong học tập trực tuyến. Học trực tuyến trong bối cảnh
hiện nay đang gặp phải không ít những khó khăn trong quá trình tương tác, trao đổi với
giữa sinh viên và giảng viên và giữa các sinh viên với nhau (Dương & Linh, 2020, tr. 260).
Như so với đào tạo truyền thống, sự tương tác trực tiếp giữa người học và người dạy bị suy
giảm dẫn đến sự hoạt động thiếu hiệu quả của công tác truyền tải kiến thức, kỹ năng đến
người học. Giảng viên khó có thể nắm hết được tình hình tham gia lớp học của sinh viên,
và một số sinh viên tương tác nhiều hơn với giảng viên so với các bạn sinh viên khác
(Hoàng & Hà, 2020, tr. 64 – 65). Đào và các cộng sự (2020) cho rằng, việc gặp gỡ và trao
đổi trực tiếp với giảng viên và bạn học sẽ giúp sinh viên dễ hiểu bài hơn so với việc tương
tác qua các thiết bị công nghệ. Đặc biệt là đối với những môn học yêu cầu sự thực hành
cao. Sinh viên khi học trực tuyến sẽ thiếu kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng trình bày, thảo
luận và thuyết phục trước đám đông. Bởi vậy, tính không trực tiếp của hoạt động giáo dục
trực tuyến khiến tương tác của sinh viên với giảng viên và sinh viên với các bạn học khác
trở nên khó khăn hơn. Từ đó, khiến hoạt động giáo dục trực tuyến cũng sẽ phần nào mất đi
những thế mạnh của việc học trực tiếp trên lớp. Cụ thể như trường hợp giảng viên gọi một
sinh viên trả lời, nhưng sinh viên đó có thể phản hồi chậm hoặc không rõ (lẫn tạp âm hoặc
đường truyền kém), một số lại báo không có mic hoặc camera khiến cho giảng viên phải
gọi một sinh viên khác là tình trạng phổ biến trong quá trình học trực tuyến. Tất cả những
điều đó nếu xảy ra nhiều lần sẽ khiến cho người dạy dễ cảm thấy thất vọng, chán nản, thiếu
động lực (Thạch & Hương, 2021, tr. 12 - 13). Tuy nhiên, nghiên cứu của Thạch & Hương
(2021) lại cho thấy một phát hiện khác khi cho rằng, thông qua quá trình học trực tuyến đã
khiến cho một số sinh viên lại trở nên mạnh dạn hơn trong việc tham gia thảo luận khi có
thể sử dụng nhiều phương thức khác nhau để đặt câu hỏi và phản hồi (khung chat của các
nền tảng học tập trực tuyến, nhóm chat trên các nền tảng mạng xã hội, …), trong khi học
trực tiếp các bạn thường tỏ ra nhút nhát và ít khi phát biểu ý kiến. Về mặt tâm lý, nghiên
cứu của Dương & Linh (2020) đã chỉ ra rằng, sinh viên học trực tuyến thường cảm thấy bị
cô lập về mặt xã hội. Họ thiếu kỹ năng tự định hướng và quản lý thời gian để có thể đạt
được hiệu quả cao khi học trực tuyến. Ngoài ra, việc phải tiếp xúc với màn hình máy tính,
điện thoại hàng giờ liền có thể dẫn đến tình trạng mỏi mắt; cơ thể và tinh thần mệt mỏi,
căng thẳng; cảm giác gò bó do không vận động; không gian ồn ào dẫn đến khó tập trung
và thường xuyên bị làm phiền. Thời gian học trực tuyến quá nhiều trong một ngày có thể
dẫn dến tình trạng quá tải ở sinh viên (Dương & Linh, 2020, tr. 256). Học trực tuyến còn
tạo điều kiện cho sinh viên gần gũi và dễ dàng hơn khi tiếp cận các hoạt động giải trí trên
Internet, khiến cho qua trình học tập dễ bị sao nhãng (Hoàng & Hà, 2020, tr. 67). Dẫn đến
nhiều người cảm thấy chán nản, không hứng thú với việc học. Bên cạnh đó, việc thiếu các
mối quan hệ trực tiếp đồng thời cũng ngăn cản sự tương tác trong quá trình học tập và có
thể khiến sinh viên cảm thấy thiếu động lực học tập. Điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến
chất lượng học tập của sinh viên, bởi tâm lý là một trong những yếu tố cốt lõi đóng vai trò
quan trọng trong tác động đến kết quả học tập (Dũng và các cộng sự, 2021, tr. 6 – 7). Học
ở nhà cũng là một hạn chế khi sinh viên bị làm phiền bởi những hoạt động khác như tivi,
điện thoại và những hoạt động của những người xung quanh. Một số sinh viên có thể vừa
học vừa làm việc khác như lướt web, chơi game, … (Hiền và các cộng sự, 2020). Sinh viên
khi sử dụng Internet rất dễ bị sao nhãng bởi những nội dung giải trí được đăng tải trên các
nền tảng của Internet (như mạng xã hội, Youtube, phim ảnh, trò chơi điện tử, …). Thông
tin trên Internet phong phú và trải rộng ở mọi lĩnh vực nhưng cũng chính vì đó mà người
sử dụng khó phân biệt thông tin đúng đắn hay sai sự thật, từ đó gây khó khi sinh viên tìm
kiếm các nguồn thông tin phục vụ việc học trên Internet (Yến và các cộng sự, 2015, tr. 96
– 97). Internet giống như một “mê cung”, sinh viên nếu không có cách thức quản lý hợp lý
thì rất dễ “sa đà” vào nó. Do đó, giảng viên khó có thể biết được sinh viên có đang học tập
nghiêm túc hay không. Quy trình học trực tuyến ở nhiều trường hiện nay gần như là sự y
nguyên của phương thức học tập truyền thống ở trên trường. Các bài học vẫn được thiết kế
giống như giáo án của các lớp học trên lớp. Trong các buổi học trực tuyến các giảng viên
vẫn chưa thể khai thác được thế mạnh của công nghệ và nguồn học liệu phong phú (Thúy
và các cộng sự, 2021, tr. 41). Nội dung các bài học trực tuyến đa phần mới chỉ mang tính
tổng kết, chắt lọc những kiến thức trọng tâm. Do đó, chưa phát huy được ưu thế của học
trực tuyến là nguồn tài liệu phong phú, có chọn lọc và được thiết kế bởi quy trình công
nghệ để người học có thể lựa chọn theo nhu cầu học tập của bản thân. Nếu nội dung của
học trực tuyến chỉ đơn thuần là sự chuyển đổi hình thức từ trực tiếp sang trực tuyến thì việc
học sẽ trở nên rất nhàm chán, không có sức sống và không thu hút được sự chú ý của sinh
viên (Thúy và các cộng sự, 2021, tr. 41). Từ đó, gây ảnh hưởng xấu đến kết quả học tập
của sinh viên. Mặt khác, nghiên cứu của Hiền và các cộng sự (2020) đã chỉ ra rằng, rào cản
lớn nhất của học trực tuyến là các yếu tố xuất phát từ môi trường học tập. Đó là sự hoàn
toàn phụ thuộc vào điện và kết nối Internet khiến cho xác suất xảy ra rủi ro của việc học
trực tuyến cao hơn so với học truyền thống. Những sự cố có thể xảy ra trong quá trình học
tập hoặc kiểm tra bao gồm mất kết nối, hỏng máy tính, hỏng mic, hỏng camera, … (Hoàng
& Hà, 2020, tr. 64 – 65). Gây nên sự gián đoạn việc học hoặc thi cử, cản trở sinh viên đạt
được hiệu quả học tập tốt. Qua những phát hiện trên có thể thấy, nếu như trước thời điểm
dịch bệnh khởi phát việc học trên trường chiếm khá nhiều thời gian của sinh viên khi họ
phải di chuyển qua lại giữa nơi ở và nơi học, thì giờ đây, học trực tuyến đã giúp cho sinh
viên tiết kiệm được thời gian di chuyển. Sinh viên cũng có nhiều thời gian hơn cho việc
chuẩn bị bài và tham dự lớp học một cách dễ dàng hơn. Nhưng khi xét đến hiệu quả học
tập, nhiều sinh viên cho rằng học trực tuyến ít hiệu quả hoặc ít hiệu quả hơn nhiều so với
hình thức học tập truyền thống. Nguyên nhân là vì học trực tuyến đã làm giảm khả năng
tương tác của sinh viên và giảng viên và giữa các sinh viên với nhau, cách thức truyền tải
của giảng viên không phù hợp hoặc thiếu hấp dẫn so với khi học ở trên trường (Oanh &
Thủy, 2020). Như vậy, giáo dục thông qua nền tảng trực tuyến không phải không có những
bất cập. Tuy nhiên, việc học tập trực tuyến có hiệu quả hay không còn tùy thuộc vào tính
chất, đặc điểm của môn học. Như đối với các môn học về lý thuyết, hiệu quả của việc
truyền tải kiến thức có thể không thay đổi hoặc thậm chí là tốt hơn. Trái lại, các môn học
thực hành lại yêu cầu cao về trải nghiệm thực tế, và do đó, việc chỉ quan sát thông qua màn
hình sẽ khiến cho người học khó có thể hình dung và làm quen được với công cụ, cách
thức tiến hành hoạt động thực hành của môn học đó.
Những lợi ích và hạn chế nêu trên đã dẫn đến thực trạng trải nghiệm học trực tuyến khác
nhau giữa các nhóm tham gia vào quá trình này. Đại dịch Covid – 19 bùng phát trong bối
cảnh Cuộc cách mạng Công nghiệp lần thứ 4 đã tạo nên cú hích để đẩy nhanh quá trình
chuyển đổi số của giáo dục đại học, nhưng quá trình này đang diễn ra chậm chạp với nhiều
rào cản. Vấn đề lớn nhất của giáo dục Việt Nam hiện nay khi triển khai hoạt động giáo dục
trực tuyến phổ biến và rộng rãi là cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin còn yếu, các quy tắc,
luật định cho việc phát triển hệ thống LMS còn chưa phù hợp. Nổi bật là vấn đề đầu tư và
hỗ trợ kinh phí chưa được Chính phủ quan tâm một cách đúng mực. Một số trường đại học
ở Việt Nam trong thời kỳ giãn cách do dịch bệnh đã và đang ứng dụng hệ thống quản lý
đào tạo mã nguồn mở như Moodle, Sakai với mục đích tiết kiệm chi phí triển khai, duy trì
nhưng vẫn đảm bảo những tính năng cơ bản như quản lý và cung cấp bài giảng. Tuy vậy,
với thực trạng một số trường chạy theo số lượng, thành tích và phát triển quy mô quá nhanh
so với tiềm năng vốn có (so với khả năng đảm bảo chất lượng đào tạo, số lượng giảng viên
và trợ giảng). Khiến việc tổ chức đánh giá chất lượng còn nhiều hạn chế, dẫn đến tâm lý
hoài nghi về chất lượng đào tạo. Tâm lý chuộng giáo dục truyền thống vẫn còn ăn sâu trong
người học và người dạy khiến cho hoạt động học trực tuyến tuy có nhiều ưu điểm nhưng
hiệu quả vẫn còn rất nhiều những khó khăn, thách thức (Trung, 2021, tr. 69 – 70). Thành
(2021) sau khi phân tích kết quả khảo sát đã chỉ ra rằng, Covid – 19 đã gây nên 3 nhóm
khó khăn chính cho công tác giáo dục trực tuyến tại các cơ sở giáo dục đại học, đó là: (1)
Khó khăn từ phía công nghệ; (2) Khó khăn từ phía người dạy; và (3) Khó khăn từ phía
người học. Điển hình như, việc truyền phát video trong quá trình giảng dạy chưa ổn định
và không có được chất lượng hình ảnh tốt, âm thanh có lẫn tạp âm, dẫn đến bản ghi hình
buổi học không được như ý; giảng viên chưa kịp thích ứng với bối cảnh xã hội hiện tại
(bao gồm việc phải dạy trực tuyến và một số gánh nặng khác từ đại dịch); tương tác trong
lớp học trở nên hạn chế và khó khăn; … Trong đó, nổi bật nhất là khía cạnh công nghệ bởi
kết nối Internet trong học tập trực tuyến hiện nay vẫn chưa được đảm bảo. Nhiều sinh viên
tham gia khảo sát của Dương & Linh (2020) cho biết họ không thực sự an tâm và hài lòng
với kết nối Internet mà hiện tại họ đang sử dụng để học trực tuyến. Ngoài ra việc sử dụng
đồng loạt một số ứng dụng hội nghị trực tuyến (Google Meet, Zoom, Microsoft Teams, …)
đôi khi sẽ gây nên tình trạng tắt nghẽn, không thể đăng nhập được hoặc thậm chí là một số
người lạ vào quấy phá lớp học, … Mặt khác, nguồn thu của các trường đại học sẽ có nguy
cơ bị sụt giảm do việc cắt giảm ngân sách cho giáo dục đại học. Nhiều nghiên cứu cũng dự
báo số lượng sinh viên đăng ký mới ở các trường đại học ở Việt Nam sẽ giảm đi, đặc biệt
là đối với nhóm sinh viên nước ngoài. Từ đó đặt ra yêu cầu các cơ sở giáo dục đại học sẽ
phải đổi mới cơ chế quản trị, tái cơ cấu nguồn thu để hoạt động hiệu quả (Tiến, 2021: 3).
Nghiên cứu của Tiến (2021) đã xác định được 4 thách thức cơ bản mà các cơ sở giáo dục
đại học gặp phải trong việc chuyển đổi hình thức học tập trực tiếp sang trực tuyến. Cụ thể
là: (1) Không phải cơ sở giáo dục đại học nào cũng có đủ nền tảng về hạ tầng kĩ thuật cho
giáo dục trực tuyến; (2) Không phải tất cả sinh viên đều có điều kiện và khả năng tiếp cận
Internet tại nhà; (3) Giảng viên chưa được trang bị năng lực ICT (viết tắt của Information
& Communication Technologies, nghĩa tiếng Việt là Công nghệ thông tin và truyền thông)
và năng lực sư phạm cần thiết cho giáo dục trực tuyến; (4) Có những ngành yêu cầu sự
thực hành, và do đó, học trực tuyến không thể truyền tải được kiến thức và kĩ năng một
cách tốt nhất. Như vậy, giảng viên khi phải chuyển sang dạy học qua các kênh trực tuyến
cũng gặp phải một số thuận lợi và khó khăn nhất định. Thuận lợi ở chỗ, giảng viên khi chủ
động tiếp cận công nghệ mới có thể tìm kiếm các phương pháp giảng dạy mới và mang
tầm vóc khoa học, quốc tế hơn, tiết kiệm được nhiều thời gian, chi phí và tiếp cận sinh viên
dễ dàng hơn. Tuy nhiên một số sẽ phải đối mặt với những yêu cầu mới, đó là sự đổi hỏi
phải bổ sung, cập nhật thêm nhiều kỹ năng mới, sự chuyển đổi vai trò từ người truyền đạt
kiến thức sang người điều phối các hoạt động học tập, trao đổi của sinh viên (cung cấp tài
liệu, tạo câu hỏi, tình huống thảo luận và điều phối hoạt động học tập trong buổi học, …).
Do đó, nếu thiếu hụt các kỹ năng cơ bản về công nghệ và kỹ năng tổ chức lớp học thì sẽ
rất khó cho họ để có thể tiếp cận và đánh giá khả năng của từng sinh viên. Điều này sẽ gây
khó khăn cho rất nhiều những giảng viên có độ tuổi trung bình từ 40 – 55, bởi khả năng
tiếp cận và sử dụng công nghệ ở nhóm này còn hạn chế so với các giảng viên có độ tuổi
trẻ hơn. Đây cũng chính là thách thức mà người học phải đối mặt khi tham gia học trực
tuyến. Họ cũng cần phải có mức độ thành thạo nhất định trong sử dụng các phương tiện
công nghệ cần thiết cho việc học online và tìm kiếm thông tin phục vụ việc học (Dũng và
các cộng sự, 2021). Học trực tuyến cũng sẽ phát sinh nhiều vấn đề liên quan đến kỹ thuật
và nếu giảng viên với vai trò là người tổ chức lớp học mà không nắm rõ cách giải quyết
của những vấn đề này thì sẽ gặp khó khăn trong việc hướng dẫn sinh viên và khiến lớp học
trực tuyến có thể bị gián đoạn. Một khó khăn khác của giảng viên trong công tác giảng
dạy thời kỳ học trực tuyến đó là xây dựng giáo án và kế hoạch giảng dạy riêng phục vụ cho
phương thức học tập này. Nhiều sinh viên gặp khó khăn trong việc tiếp thu kiến thức thông
qua học trực tuyến, đặc biệt là ở một số môn cần có phương pháp dạy hiệu quả hơn nhằm
thu hút người học (Dương & Linh, 2020). Hầu hết chúng đều được xây dựng cho việc học
trực tuyến trên lớp, và khi phương thức học tập thay đổi, đòi hỏi người dạy phải có những
điều chỉnh trong giáo án và kế hoạch sao cho phù hợp với bối cảnh mới (Trung, 2021,
tr.145). Chính vì vậy, để thu hút sự chú ý của sinh viên trong quá trình học tập thì giảng
viên cũng cần phải thay đổi hình thức và nội dung của bài giảng. Đây vừa là cơ hội vừa là
thách thức đối với người dạy khi tiếp xúc với giáo dục trực tuyến (Hoàng & Hà, 2020, tr.
67). Tuy nhiên, khó khăn của việc học trực tuyến nên được xem xét từ hai phía người dạy
và người học, bởi đó là hai nhân tố không thể thiếu của quá trình học trực tuyến. Khi một
bên gặp khó khăn trong việc tiếp cận và tham gia vào quá trình này, thì bên còn lại cũng sẽ
bị ảnh hưởng. Nghiên cứu của Thanh và các cộng sự (2020) sau khảo sát và phân tích đã
chỉ ra một số khó khăn mà người dạy và người học phải đối mặt khi tổ chức học trực tuyến.
Thứ nhất là vấn đề liên quan đến phương tiện và kỹ thuật, một số sinh viên cho biết họ
không có kết nối Internet ổn định trong quá trình học, thường xuyên xảy ra tình trạng cúp
điện, tốc độ đường truyền kém, không có kết nối Wi-fi và phải dùng kết nối di động với
chi phí duy trì cao, lỗi phát sinh của hệ thống đào tạo trực tuyến của nhà trường. Thứ hai,
do sự chuyển đổi từ hình thức giáo dục trực tuyến sang trực tuyến là hoàn toàn bất ngờ cho
nên giảng viên vẫn chưa qua các khóa đào tạo phương pháp và kỹ năng dạy học trực tuyến,
chưa có thời gian để làm quen với cách học và các công cụ học tập mới, một số vẫn sử
dụng Google Drive, Email, … làm công cụ dạy học thay vì sử dụng hệ thống đào tạo trực
tuyến (E-learning) Do đó, chưa khai thác hết tiềm năng về công nghệ của giáo dục trực
tuyến. Thứ ba là tình trạng một số sinh viên không nắm bắt được nội dung bài giảng khi
học trực tuyến, nguyên nhân của việc này có thể là vì sinh viên vẫn chưa có đủ thời gian
để thích nghi tốt với phương thức học tập mới, dẫn đến kèm hiệu quả trong việc tiếp thu.
Thứ tư là sự suy giảm tương tác giữa sinh viên với giảng viên và giữa sinh viên với nhau,
điều này không chỉ gây khó khăn đối với người học mà còn bao gồm cả người dạy. Thứ
năm là vấn đề liên quan đến nội dung và cách thức trình bày của bài giảng, các vấn đề
thường gặp là bài giảng không phù hợp với hình thức học trực tuyến, còn nhiều lỗi hay
không hấp dẫn và dễ hiểu như khi học trực tiếp ở trên lớp. Thứ sáu, một số sinh viên cho
rằng lượng kiến thức và bài tập là quá nhiều so với học trực tiếp trên lớp. Thứ bảy là các
vấn đề liên quan đến chất lượng âm thanh và hình ảnh khi học trực tuyến. Và cuối cùng là
vấn đề liên quan đến điều kiện học trực tuyến hạn chế, một số sinh viên cho biết họ không
có đủ thiết bị để phục vụ việc học hoặc có nhưng không đáp ứng tốt được yêu cầu. Trong
khi đó ở các lớp học truyền thống, quá trình trao đổi thông tin được diễn ra trực tiếp và
nhanh chóng bởi sinh viên có thể trực tiếp phản hồi và ghi nhận ý kiến hồi đáp. Các vấn đề
có thể nhanh chóng được phát hiện, trao đổi và sửa chữa ngay nếu có thể. Tuy vậy, học tập
trực tuyến không phải là không có nhưng thuận lợi, cơ hội. Điển hình như: (1) Việc dạy và
học linh hoạt đáp ứng các yêu cầu khác nhau của người học; (2) Tạo cơ hội học tập sáng
tạo với nhiều phương thức học tập như kết hợp giữa trực tuyến và trực tiếp (học tập tổng
hợp, thuật ngữ tiếng Anh là Blended Learning), học tập đồng bộ (Synchronous Learning)
và học tập thông thường (Asynchronous Learning); (3) Hiện thực hóa phương châm học
tập suốt đời; và (4) Số hóa công tác quản trị và quản lý (Tiến, 2021, tr. 3). Đặc biệt, Interner
là một công cụ hỗ trợ đăc lực trong hoạt động học tập trực tuyến. Internet giúp tìm kiếm
tài liệu nhanh và gần như là tức thời, rất tiện lợi và có thể tiến hành mọi lúc mọi nơi miễn
là có kết nối Internet. Thông tin trên Internet thường xuyên cập nhật, đảm bảo tính thời sự.
Bởi thế, Internet đem lại rất nhiều tiện ích và đóng vai trò quan trọng trong hoạt động tự
học, tự tìm hiểu của sinh viên. Nhưng để việc sử dụng phát huy được hiệu quả sinh viên
cần phải trang bị những kỹ năng về tìm kiếm tài liệu trực tuyến và quản lý bản thân khi
tham gia Internet (Yến và các cộng sự, 2015, tr. 96 – 97). Đây cũng chính là nhu cầu cấp
thiết của sinh viên trong giai đoạn học tập trực tuyến.
Kiểm tra đánh giá kết quả học tập là khâu cuối cùng của quá trình dạy học và đồng thời
cũng chính là khởi đầu của một chu trình nhằm xem xét, đánh giá để rồi xây dựng một cách
thức, hướng đi mới hiệu quả hơn. Chính vì thế, có thể xem kiểm tra, đánh giá kết quả học
tập là “bánh lái điều khiển” và đóng vai trò kiểm chứng hiệu quả của hoạt dộng giáo dục.
Để từ đó, xây dựng những nội dung, chương trình, phương pháp phù hợp và mang lại hiệu
quả cao hơn. Nghiên cứu của Vy (2021) thông qua phương pháp phân tích các tài liệu về
giáo dục đại học ở nhiều quốc gia đã chỉ ra rằng, hoạt động đánh giá kết quả học tập là
không thể thiếu trong việc định hướng và tạo động lực phát triển cho giáo dục đại học. Quá
trình này được tiến hành theo một cách có hệ thống nhằm nhằm xác định mức độ đáp ứng
các điều kiện của người học về mục tiêu đào tạo; yếu tố thúc đẩy quá trình học tập, quá
trình giảng dạy. Việc đánh giá của người học đối với học trực tuyến sẽ phần nào phản ánh
được chất lượng đào tạo trong bối cảnh học trực tuyến mới bắt đầu được triển khai trên
diện rộng ở nhiều cấp học và mọi tỉnh thành (Dương & Linh, 2020, tr. 265). Chính phủ
Việt Nam đã xây dựng bộ khung pháp lý đối với hoạt động thi cử và công tác kiểm tra,
đánh giá trong dạy và học trực tuyến theo Thông tư 10/2017/TT – BGDĐT về Quy chế đào
tạo từ xa trình dộ đại học. Theo đó, tổ chức hoạt động thi cử, công tác kiểm tra, đánh giá ở
đại học cần phải tuân thủ các quy tắc như sau: (1) Quy trình kiểm tra, đánh giá phải phổ
biến trước để đảm bảo người học hiểu được các yêu cầu cần thiết; (2) Lãnh đạo cơ sở đào
tào quy định hình thức đánh giá tiến trình phù hợp và giữa kỳ dựa vào quy định đào tạo
chính quy và phù hợp với đào tạo từ xa (là giáo dục trực tuyến nói chung); (3) Thi kết thúc
học phần tập trung, có giám sát; (4) Đề thi kết thúc học phần phải lấy trong ngân hàng đề
thi chung với hệ chính quy. Học trực tuyến không phải là hình thức mới ở Việt Nam, nhưng
là lần đầu áp dụng trên mọi cấp học, mọi tỉnh thành trên cả nước. Do đó, hoạt động kiểm
tra, đánh giá là cần thiết để nâng cao hiệu quả của hoạt động giáo dục này trong tương lai.
Phần lớn sinh viên tham gia nghiên cứu của Dương và Linh (2020) cho rằng, học trực tuyến
có hiệu quả tương đương so với phương pháp truyền thống trở lên, tuy nhiên, cũng có số
ít cho rằng học trực tuyến còn tồn tại nhiều hạn chế do đó kết quả học tập của họ cũng sẽ
bị ảnh hưởng. Học tập trực tuyến cũng đồng thời làm nảy sinh tình trạng một số sinh viên
học tập còn thiếu nghiêm túc nhưng vẫn đạt điểm số cao hoặc đủ điểm để qua môn (Dương
& Linh, 2020, tr. 265). Gian lận trong thi cử luôn là vấn đề gây nhức nhối trong hoạt động
giáo dục và đào tạo ở hầu hết mọi cấp độ, mọi nên giáo dục ở các quốc gia trên thế giới.
Hiện nay trong tình cảnh nhiều tổ chức giáo dục đại học phải chuyển sang hình thức trực
tuyến, khiến nhà trường và giảng viên khó có thể nắm bắt được hành vi của sinh viên khi
tham gia học tập, làm bài kiểm tra như khi học trực tiếp ở trên trường (Hảo, 2020). Do đó,
việc thay đổi hình thức kiểm tra, đánh giá giữa và cuối môn học có thể sẽ là phương pháp
mà nhiều cơ sở giáo dục đại học lựa chọn nhằm giảm thiểu khả năng gian lận trong học
tập. Nếu đánh giá theo các phương pháp truyền thống chỉ bao gồm thi viết, thi trắc nghiệm
vấn đáp; thiết kế dự án, bài nghiên cứu theo dạng bài cá nhân hoặc nhóm thì học trực tuyến
đã mở ra nhiều cách thức đánh giá hơn nữa bởi nó đã cũng cấp cho người dạy nhiều công
cụ để hoạt động học tập có thể trở nên đa dạng hóa hơn (Hảo, 2020). Đa phần trong số đó
đều là các phương pháp, hình thức thi mới chỉ lần đầu được áp dụng. Việc nghiên cứu tính
trung thực và tin cậy của các phương thức trên sẽ góp phần cải thiện chất lượng của hoạt
động kiểm tra, đánh giá người học của các trường đại học trong tương lai.
Thuận lợi hay khó khăn của học tập trực tuyến đến từ nhiều yếu tố khác nhau. Nghiên cứu
của Trung (2021) chỉ ra nhóm các yếu tố tác động đến quá trình học trực tuyến, bao gồm:
(1) Việc ứng dụng hệ thống học trực tuyến vào trong học tập, điển hình như các hệ thống
cung cấp thông tin về địa điểm và thời gian học, cung cấp các nội dung đa phương tiện
phục vụ việc học (video clip, đoạn âm thanh, các bài tập tình huống, …), cung cấp các tài
liệu, tính tiện lợi và khả thi trong thực hiện các bài kiểm tra hoặc các bài thảo luận nhóm ;
(2) Mức độ tương tác, thể hiện qua khả năng tổ chức thảo luận, tranh luận của giảng viên,
hệ thống trợ giảng tích cực (các phầm mềm, ứng dụng lưu trữ, đăng tải thông tin trong buổi
học, …) và các kênh thông tin chung (mạng xã hội, nhóm chat, …); (3) Tốc độ hồi đáp,
thể hiện qua tốc độ phản hồi của sinh viên và khả năng truyền tải hình ảnh, âm thanh của
các nền tảng hội họp trực tuyến (Microsoft Teams, Google Meet, Zoom, …); và (4) Khả
năng thành thạo trong việc sử dụng công cụ, phần mền và hệ thống giáo dục trực tuyến cả
ở người dạy lẫn người học. Trong đó, yếu tố (4) là yếu tố gây nhiều khó khăn cho người
học và người dạy trong quá trình học trực tuyến. Bởi trước khi bắt đầu học, nhiều sinh viên
và giảng viên vẫn chưa có cơ hội làm quen và chuẩn bị với phương thức này từ trước nên
không tránh khỏi những bỡ ngỡ. Việc sử dụng các phương tiện để học trực tuyến cũng
không phải dễ dàng vì nó yêu cầu mức độ thành thạo nhất định về công nghệ và các kỹ
năng tạo sự tương tác trên không gian mạng. Ngoài ra, khác với kiểu học truyền thống với
tương tác trực tiếp và phản hồi nhanh chóng, tương tác trên không gian mạng là tương tác
gián tiếp thông qua các nền tảng ứng dụng và bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác như
đường truyền Internet, phương tiện kỹ thuật (điện thoại thông minh; máy vi tính; các thiết
bị truyền tải âm thanh, hình ảnh, …) (Dũng và các cộng sự, 2021, tr. 5). Và từ những khó
khăn về kỹ thuật, có thể tạo sự căng thẳng giữa người dạy và người học (Dương & Linh,
2020, tr. 262). Dẫn đến tâm lý chán nản, không hứng thú với việc học trực tuyến của nhiều
sinh viên. Nghiên cứu của Thanh và các cộng sự (2020) đã xác định được các yếu tố có
ảnh hưởng lớn đến kết quả học trực tuyến bao gồm: (1) Tâm lý chưa sẵn sàng; (2) Thói
quen giảng dạy và học tập; và (3) Kết nối Internet và sự hỗ trợ của giảng viên và đội ngũ
phục đối với những sinh viên gặp khó khăn. Sự hỗ trợ chuyên môn từ phía khoa, trong đó
chủ yếu là hỗ trợ về mặt kỹ thuật, cũng đóng vai trò quan trọng trong hoạt động dạy và học
trực tuyến (Thạch & Hương, 2021). Bên cạnh đó, giáo dục đại học lấy người học làm trung
tâm. Vì vậy, người dạy cần phải chú trọng xây dựng phương pháp giảng dạy mới sao cho
phù hợp với bối cảnh và thu hút được nhiều sự chú ý từ phía người học (Oanh & Thủy,
2020, tr. 3). Dũng và các cộng sự (2021) thông qua phân tích số liệu khảo sát sinh viên một
trường Đại học ở Huế đã chỉ ra rằng, các yếu tố về tâm lý, môi trường, phương tiện và thiết
bị học tập được xem là những nguyên nhân chính khiến cho việc học trực tuyến của sinh
viên gặp phải nhiều trở ngại. Bên cạnh đó, giữa các nhóm sinh viên tồn tại rất nhiều điểm
khác biệt như về hoàn cảnh, phong tục truyền thống, giá trị, kinh nghiệm, điểm mạnh, điểm
yếu, sở thích, … dẫn đến sự khác biệt trong thái độ và thành tích trong học tập (Hải và các
cộng sự, 2020, tr. 60). Học trực tuyến đôi khi mang tính chất không bắt buộc (không yêu
cầu điểm danh), nên sinh viên muốn học tập đạt thành tích tốt cần phải có tinh thần tự giác
cao trong học tập. Những sinh viên chưa có khả năng tự học hoặc thiếu động lực học tập
sẽ rất dễ bị sao nhãng, nản chí (Đào và các cộng sự, 2020, tr. 59). Các khóa học trực tuyến
yêu cầu cao hơn đối với sự tự giác nỗ lực của sinh viên. Họ sẽ phải chủ động trong mọi
hoạt động học tập bởi giảng viên sẽ không còn chỉ đạo, hướng dẫn trực tiếp như giáo dục
trực tiếp ở trên lớp. Vì vậy, sinh viên nào lười biếng, trễ nải sẽ rất khó để theo kịp tiến độ
của học trục tuyến (Hoàng & Hà, 2020, tr. 67). Muốn đạt được kết quả học tập tốt thì sinh
viên cần phải có ý thức học tập nghiêm túc. Ý thức trong việc học trực tuyến thể hiện qua
việc người học chuẩn bị bài và tham gia vào buổi học của sinh viên. Sinh viên dành càng
nhiều thời gian học trực tuyến thì nhu cầu sử dụng Internet cho các mục đích khác càng
giảm (Dương & Linh, 2020, tr. 256). Điều này có thể rất khó khăn khi việc học tại nhà sẽ
tồn tại rất nhiều những yếu tố gây xao nhãng, mất tập trung (Trung, 2021, tr. 146). Việc sử
dụng Internet nhiều cho các mục đích giải trí, mạng xã hội và những nội dung không phù
hợp với lứa tuổi cũng có tác động không nhỏ đến việc học trực tuyến của sinh viên (Dương
& Linh, 2020, tr. 256). Mục đích học tập cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến
kết quả học tập của sinh viên. Nếu mục đích càng cụ thể và dễ thực hiện trong tương lai
càng gần thì mức độ ảnh hưởng càng cao, nhưng nếu mục đích trừu tượng và cần thời gian
dài mới có thể đạt được thì mức độ ảnh hưởng đến kết quả học tập sẽ càng thấp hơn (Điều,
2015). Thái độ là những suy nghĩ được biểu hiên ra bên ngoài, biểu hiện thông qua các
hoạt động trong học tập (Hải và các cộng sự, 2020, tr. 60). Có thái độ học tập tốt không chỉ
giúp sinh viên mà còn bao gồm cả cộng đồng học tập đạt được hiệu suất học tập tốt. Học
là quá trình trao đổi, tương tác, phản hồi và tiếp thu. Học trực tuyến đã làm suy giảm khả
năng tương tác và mức độ phản hồi nhanh chóng. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến chất
lượng học tập trực tuyến của sinh viên, bởi tâm lý được xem là yếu tố cốt lõi và đóng vai
trò rất quan trọng quyết định đến hiệu quả học tập (Dũng và các cộng sự, 2021, tr. 5). Giảng
viên khi dạy trực tuyến cũng có sự chuyển đổi về tâm lý khi cho rằng, sinh viên khi học
trực tuyến sẽ có nhiều thời gian rảnh rỗi hơn. Do vậy, số lượng bài tập mà họ giao cũng
nhiều hơn so với lúc học trực tiếp ở trên trường nhằm củng cố việc học của sinh, tránh
chểnh mảng, lơ là. Đây cũng chính là nguyên do vì sao một số sinh viên cảm thấy học tập
trực tuyến căng thẳng và áp lực hơn nhiều hơn so với học tập truyền thống (Dương & Linh,
2020, tr. 258 – 259). Qua đó có thể thấy, trạng thái tinh thần của sinh viên và những khó
khăn mà họ đã gặp phải trong quá trình học trực tuyến đã phần nào phản ánh hiệu quả học
tập trực tuyến. Vì thế, sẽ cần có thêm các nghiên cứu về tâm lý của người học trong giai
đoạn dịch bệnh, đặc biệt là sau lần bùng phát lần thứ 4. Như vậy, hầu hết phát hiện từ các
nghiên cứu đều thống nhất các yếu tố thuộc về tâm lý và kỹ năng liên quan đến học trực
tuyến, Internet và các thiết bị công nghệ phục vụ việc dạy và học, sự suy giảm tương tác
và môi trường học tập là các yếu tố chủ quan và khách quan có tác động đến hiệu quả của
học trực tuyến.
Qua những phát hiện từ các nghiên cứu trên có thể thấy, học trực tuyến vừa mang lại những
ảnh hưởng tích cực lẫn tiêu cực đến quá trình học tập của sinh viên. Mặc dù có những lợi
ích không thể phủ nhận nhưng học tập trực tuyến cũng tạo ra những khó khăn, thách thức
buộc cơ sở giáo dục và người dạy, người học phải đối mặt. Bên cạnh đó, hiệu quả của hoạt
động dạy và học trực tuyến còn bị chi phối bởi các yếu tố chủ quan và khách quan khác
nhau.
Việt Nam hiện đang có hơn 50% dân số có sử dụng kết nối Internet cá nhân, trong đó đa
số là giới trẻ và có nhu cầu học tập cao. Hầu hết sinh viên ở Việt Nam hiện nay đều có
hoặc có thể tiếp cận smartphone cũng như các thiết bị công nghệ phục vụ việc học khác
như máy tính bàn, máy tính xách tay, máy tính bảng (tablet), … (Hoàng & Hà, 2020, tr.
69). Vì vậy, hoạt động giáo dục đại học trực tuyến ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay và
tương lai sắp tới là có thể thực hiện và hội tụ đủ tiềm năng đề phát triển. Giáo dục trực
tuyến ở cấp độ đại học tại Việt Nam chỉ mới thực sự phổ biến và được áp dụng rộng rãi
sau khi dịch bệnh bùng phát. Những phát hiện từ các nghiên cứu trên đã cho thấy, hệ thống
cơ sở dùng cho hoạt động giáo dục trực tuyến vẫn còn thiếu thốn, hầu hết tổ chức giáo dục
nói chung và giáo dục đại học nói riêng vẫn chưa có được sự chuẩn bị kỹ càng về kế hoạch
tổ chức và kỹ năng đào tạo trực tuyến cho đội ngũ giảng viên. Sinh viên chưa có đủ thiết
bị, điều kiện để tham gia hoặc chưa có sự chuẩn bị về tâm lý để đón nhận hình thức giáo
dục mới này. Qua đó, có thể có những ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên. Tuy
vậy, đã phần các nghiên cứu chỉ mới tập trung đến khía cạnh thực trạng tham gia học tập,
những thuận lợi, khó khăn hoặc các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình học trực tuyến và chưa
có nghiên cứu nào đánh giá kết quả học tập trực tuyến của sinh viên mặc dù đây là tiêu chí
quan trọng để đánh giá hiệu quả và xây dựng định hướng cho hoạt động giáo dục. Bên cạnh
đó, trải qua thời gian dài trải nghiệm. Các trường, giảng viên và sinh viên đã tích lũy được
những kinh nghiệm trong hoạt động học trực tuyến. Hiệu quả phương thức giáo dục trực
tuyến sẽ thay đổi như thế nào? Qua đó cho thấy, những vấn đề nêu trên cũng cần được
nghiên cứu.
Download