Uploaded by Nam Phuong

ĐỀ-BÀI-LUẬN-HỌC-KỲ-I-LỚP-QTK44-ABCD

advertisement
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT
ĐỀ BÀI LUẬN HỌC KỲ I
KHOA KINH TẾ - QTKD
MÔN THI: KINH TẾ PHÁT TRIỂN
LỚP: QTK44 A,B,C,D
Thời gian cuối nộp bài:7h00 ngày 7/01/2021 lớp QTK44 C,D
9h00 ngày 7/01/2021 lớp QTK44A,B
Câu 1: Anh/Chị hãy phân tích những quan điểm của trường phái kinh tế học tân cổ điển và so sánh các chính sách
phát triển kinh tế hiện nay với những luận điểm trên.
Kinh tế học tân cổ điển là một trường phái kinh tế học có trọng tâm nghiên cứu là cơ chế quyết định giá cả, sản
lượng, phân phối thu nhập thông qua nguyên lý cung - cầu dựa trên các giả định về hành vi tối đa hóa thỏa dụng của
người tiêu dùng trong điều kiện một ngân sách giới hạn hay tối đa hóa lợi nhuận của nhà sản xuất trong điều kiện
chi phí bị giới hạn.và trường phái kinh tế học tân cổ điển có một số đặc trưng sau.
1.Trường phái tân cổ điển ủng hộ tự do cạnh tranh, chống lại sự tự do can thiệp của nhà nước vào kinh tế, tin tưởng
cơ chế thị trường sẽ tự điều tiết nền kinh tế thằng bằng cung cầu và có hiệu quả
2. Dựa vào tâm lý để giải thích hiện tượng và quá trình kinh tế
3. Đối tượng kinh tế là các đơn vị kinh tế riêng biệt
4. Chuyển sự nghiên cứu kinh tế sang lưu thông, trao đổi và nhu cầu
5.Áp dụng toán học vào phân tích kinh tế
6. Muốn tách kinh tế ra khỏi chính trị xã hội
Câu 2: Trong năm 2021 Việt Nam đạt kim ngạch xuất siêu cao nhất mọi thời điểm với hơn 670 tỷ đôla. Theo anh/chị
nguyên nhân nào giúp cho Việt Nam có được kết quả như vậy? Với kết quả như vậy anh/chị có thể dự đoán gì cho
năm 2022?
Năm 2021 được đánh giá là giai đoạn cực kỳ khó khăn của các doanh nghiệp sản xuất-kinh doanh do chịu tác động
nặng nề của đại dịch COVID-19.Tuy nhiên với sự nỗ lực và sự thích ứng linh hoạt với COVID-19, sản xuất công
nghiệp và lĩnh vực thương mại của Việt Nam đã đạt được nhiều kết quả nổi bật với. kim ngạch xuất siêu cao nhất
mọi thời điểm với hơn 670 tỷ USD nhờ một số yếu tố sau
1.
Sản xuất công nghiệp vượt qua khó khăn,góp phần thúc đẩy xuất khẩu năm 2021
Năm 2021, mặc dù chịu ảnh hưởng nặng nề, chưa từng có bởi dịch bệnh COVID-19, nhiều nhà máy phải tạm đóng
cửa, sản xuất bị đình trệ trong thời gian dài nhưng sản xuất công nghiệp của Việt Nam vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng
khá.
2.
Thương mại hai chiều Việt Nam-EU tăng trưởng 13,8% bất chấp đại dịch
Tính chung cả năm 2021, giá trị tăng thêm ngành công nghiệp tăng 4,82% so với năm 2020, trong đó công nghiệp
chế biến, chế tạo tăng 6,37%, đóng góp 62,4% tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế.Đặc biệt, nhóm ngành
công nghiệp chế biến chế tạo duy trì tốc độ tăng trưởng phù hợp với định hướng tái cơ cấu ngành, các ngành công
nghiệp chủ lực như: điện tử, dệt may, da giày... tăng trưởng ở mức cao, tạo thêm nhiều việc làm cho xã hội.Trong
năm 2021, mặc dù liên kết giữa các doanh nghiệp công nghiệp trong nước với thị trường và chuỗi giá trị toàn cầu bị
gián đoạn một thời gian do ảnh hưởng bởi đại dịch, nhưng tỷ trọng hàng chế biến chế tạo trong tổng giá trị xuất khẩu
vẫn duy trì mức đóng góp trên 85%, chủ yếu là các mặt hàng công nghệ cao có mức tăng trưởng tốt như: Điện thoại
và linh kiện tăng 12,4%, điện tử, máy tính và linh kiện tăng 14,4%, máy móc thiết bị tăng 41% so với cùng kỳ năm
2020.Tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký cấp mới vào Việt Nam đến ngày 20/12/2021 đạt 15,25 tỷ USD, trong đó,
ngành công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu với tổng số vốn đầu tư đạt 7,25 tỷ USD, chiếm 47,6% tổng vốn đăng
ký cấp mới, tạo động lực quan trọng cho tăng trưởng công nghiệp của Việt Nam những năm tiếp theo.
3.
Đảm bảo chuỗi cung ứng hàng hóa thông suốt trong đại dịch COVID-19
Đợt dịch COVID lần thứ 4 bùng phát với tốc độ lây lan chưa từng có tại nhiều địa phương trong cả nước, gây ra
nguy cơ đứt gãy chuỗi cung ứng hàng hóa và chuỗi sản xuất công nghiệp…Trước bối cảnh đó, Bộ Công Thương đã
kịp thời đánh giá đúng tình hình, sớm thành lập “Ban chỉ đạo tiền phương” tổ chức lực lượng cung ứng hàng hóa,
4.
Thương mại điện tử phát huy vai trò
Năm 2021, Thương mại điện tử Việt Nam đã ghi dấu mốc “lần đầu tiên” với một chuỗi các sự kiện, hoạt động đột
phá cho doanh nghiệp Việt trong việc phát triển thị trường trong nước và xuất khẩu.Cụ thể, lần đầu tiên, trong bối
cảnh dịch bệnh bùng phát tại khu vực các tỉnh/thành phố phía Nam, đặc biệt là khu vực thành phố Hồ Chí Minh, các
tỉnh/thành phố phải thực hiện giãn cách xã hội, mua sắm hàng hoá qua Thương mại điện tử đã trở thành một phương
thức phân phối chủ yếu, an toàn, phát huy hiệu quả ngay lập tức
Câu 3: Năm 2021 chính phủ Việt Nam đã tung các gói kích thích kinh tế để khôi phục kinh tế sau đại dịch, anh/chị
hãy nhận xét các gói hỗ trợ này. Có quan điểm cho rằng mô hình kinh tế hiện nay là hình chữ K vì vậy các gói kích
thích kinh tế của chính phủ sẽ có nguy cơ không hiệu quả và dòng tiền sẽ chảy vào chứng khoán và bất động sản.
Anh/Chị có ý kiến gì về quan điểm trên không?
Theo em các gói hỗ trợ của chính phủ đã phân bố đều cho tất cả các ngành nghề chứ không riêng gì chứng khoán và
bất động sản.Như ngành xuất khẩu của việt Nam đã đạt được hơn 600 tỳ USD nhờ các gói hỗ trợ của nhà nước giúp
doanh nghiệp không phải đóng cửa. Ngành công nghiệp sản xuất, bao gồm cả chất bán dẫn và ô tô cũng đang phục
hồi một cách nhanh chóng.Chỉ có ngành bán lẻ là đang đi xuống do ảnh hưởng của dịch bệnh
Sở dĩ ngành chứng khoán trong tình hình dịch lại tăng trường là vì theo Lý giải về điều này, ông Fumio Matsumoto,
chiến lược gia trưởng tại Okasan Securities cho hay: "Trong nhiều trường hợp, nền kinh tế càng suy giảm, giá cổ
phiếu lại càng tăng bởi các nhà đầu tư kỳ vọng vào những biện pháp kích thích kinh tế".
Còn về ngành bất động sản tăng trường theo em nghĩ là do những cơn sốt đất ảo và nhu cầu tìm một loại tài sản an
toàn của một số nhà đầu tư.
Câu 4: Anh/Chị hãy chọn và phân tích sự thành công trong phát triển kinh tế của 1 quốc gia. (Lưu ý viết ngắn gọn
trong 1 giai đoạn ngắn, không viết lan man, phân tích rõ các chính sách của chính phủ cũng như sự ảnh hưởng của
nó đến xã hội)
Sau khi chến tranh thế giới thứ 2 kết thúc,hội nghi ianta được tổ chức và đi đến thống chất chia thế
giới thành 2 cực.Một bên chịu ảnh hưởng của Mỹ và bên còn lại chịu ảnh hưởng của Liên xô.Việt Nam cũng chịu
ảnh hưởng như thế.Sau khi chiến thắng Mỹ vào năm 1975 Việt Nam đã thực hiện khôi phục kinh tế bằng nền kinh
tế tập trung,bao cấp. Thực hiện hai kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội là Kế hoạch 5 năm lần thứ hai (1976-1980)
và Kế hoạch 5 năm lần thứ ba (1981-1985), nhân dân Việt Nam đã đạt được những thành tựu quan trọng: Khắc
phục từng bước những hậu quả nặng nề của chiến tranh; Khôi phục phần lớn những cơ sở công nghiệp, nông
nghiệp, giao thông ở miền Bắc và xây dựng lại các vùng nông thôn ở miền Nam bị chiến tranh tàn phá.Tuy nhiên
đến năm 1983. Nhận ra những bất cập của cơ chế kinh tế hiện hành, Nhà nước bắt đầu có một số thay đổi trong
chính sách quản lý kinh tế. Trong thời kỳ này, nước ta đã thực hiện đường lối đổi mới, chuyển đổi từ nền kinh tế
kế hoạch hóa tập trung, bao cấp sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, hoạt động theo cơ chế thị trường, có
sự quản lý của Nhà nước và định hướng xã hội chủ nghĩa.Đường lối đổi mới của Đảng nhanh chóng được sự
hưởng ứng rộng rãi của quần chúng nhân dân, khơi dậy tiềm năng và sức sáng tạo của các loại hình kinh tế để phát
triển sản xuất, tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động, tăng sản phẩm cho xã hội. Giai đoạn 1986-2000, tổng
sản phẩm trong nước bình quân mỗi năm tăng 6,51%; trong đó: khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,72%;
khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 9,06%; khu vực dịch vụ tăng 6,66%.Một trong những thành tựu kinh tế to
lớn của thời kỳ đổi mới là phát triển sản xuất nông nghiệp, mà nội dung cơ bản là khoán gọn đến hộ nông dân,
thừa nhận hộ nông dân là đơn vị kinh tế tự chủ ở nông thôn, đánh dấu sự mở đầu của thời kỳ đổi mới trong nông
nghiệp và nông thôn nước ta. Ngành nông nghiệp đã giải quyết vững chắc vấn đề lương thực, đảm bảo an ninh
lương thực quốc gia, đưa Việt Nam từ nước thiếu lương thực trở thành nước xuất khẩu gạo lớn thứ hai thế giới.
Lưu ý:
1.
Sinh viên viết tay bài thi vào giấy A4 hoặc giấy vở (để dọc) và scan bài làm chuyển sang dạng pdf (sử
dụng app trên điện thoại như: camscaner, fast scan,… ) nộp lên hệ thống LMS của trường và link google drive
của môn học (bạn nào điều chỉnh hoặc xoá bài của bạn sẽ bị đánh rớt). Sinh viên không sử dụng chức năng chụp
ảnh để chụp ảnh gửi bài.
2.
Trên bài thi sinh viên ghi đầy đủ thông tin cá nhân của mình.
3.
File bài thi cần được đặt tên như sau: “MSSV-lớp-Tên SV-Bài luận hết môn kinh tế phát triển”. Ví dụ:
“123456-MSSV-Nguyễn Văn A-Bài luận hết môn kinh tế phát triển”.
4.
Sinh viên sẽ bị trừ điểm nếu không thực hiện đúng những điều trên.
5.
Những sinh viên làm bài giống nhau sẽ bị trừ điểm tuỳ vào mức độ vi phạm, nếu nghiêm trọng có thể bị 0
điểm.
6.
Đến ngày nộp bài tất cả sinh viên online để giáo viên kiểm tra tình trạng bài thi, nếu không online sẽ mất
quyền lợi.
Download