KẾ HOẠCH BÀI DẠY STEM CHẾ TẠO GIẤY CHỈ THỊ AXIT – BAZO I. Mô tả chủ đề - Số tiết: 2 – Lớp 8; dạy trong môn KHTN - Học sinh tìm hiểu và vận dụng kiến thức về thang pH để chế tạo giấy chỉ thị và thử nghiệm xác định môi trường acid – base của một số loại thực phẩm (đồ uống, hoa quả,...). Mỗi loại thực phẩm (đồ uống, hoa quả…) sẽ có khoảng pH nhất định, con người nên lựa chọn những loại thực phẩm nào. Thông qua chủ đề, HS được tìm hiểu về thang pH, liên hệ được pH trong một số môi trường. Đồng thời HS cũng nghiên cứu và chế tạo giấy chỉ thị acid – base từ vật liệu dễ kiếm. Môn học: Khoa học tự nhiên – Lớp 8 Bài: Thang đo pH (thuộc chủ đề Acid – Base – pH – Oxide –Muối) II. Mục tiêu Sau chủ đề, HS có khả năng 1. Nội dung: Kiến thức, kỹ năng – Nêu được thang pH, sử dụng pH để đánh giá độ acid - base của dung dịch. – Tiến hành được một số thí nghiệm đo pH (bằng giấy chỉ thị) một số loại thực phẩm (đồ uống, hoa quả,...). – Liên hệ được pH trong dạ dày, trong máu, trong nước mưa, đất. - Thiết kế và thử nghiệm giấy chỉ thị acid – base đơn giản từ vật liệu dễ kiếm. 2. Năng lực Về định hướng phát triển năng lực - Năng lực khoa học - tự nhiên: + HS mô tả được nguyên lí tạo ra chất chỉ thị acid – base từ các nguyên liệu dễ tìm trong cuộc sống. + Vận dụng các kiến thức, thiết kế và chế tạo được giấy chỉ thị từ bản thiết kế đã xây dựng. + Tiến hành các thí nghiệm kiểm tra đánh giá chất lượng sản phẩm. + Trình bày, bảo vệ được ý kiến của mình và phản biện ý kiến của người khác. - Năng lực hợp tác trong nhóm để cùng thực hiện nhiệm vụ học tập. - Năng lực thực nghiệm, nghiên cứu khoa học; - Năng lực giải quyết vấn đề; - Năng lực hợp tác. 3. Phẩm chất Thái độ: -Thái độ tích cực, hợp tác trong làm việc nhóm. - Yêu thích, say mê, nghiên cứu khoa học. - Có ý thức tiết kiệm, bảo vệ môi trường. III. Thiết bị dạy học và học liệu - Nguyên liệu: hoa chiều tím, cồn, chanh giấm, baking soda, nước cam, sữa chua, nước Javen, dd HCl 0,1M, dd NaOH 0,1M, dd Ca(OH)2 0,01M… - Dụng cụ: cốc, đũa thuỷ tinh, giấy, máy sấy… IV. Tiến trình dạy học Hoạt động 1: XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ A. Mục đích: GV giao nhiệm vụ Sau hoạt động này, HS có khả năng - Nêu được màu sắc của giấy chỉ thị thay đổi như thế nào tuỳ vào môi trường. - Xác định được nhiệm vụ dự án là chế tạo giấy chỉ thị đơn giản với các yêu cầu: (1) Chế tạo từ những vật liệu dễ kiếm. (2) Có đủ thông tin về các thông số kĩ thuật như: loại vật liệu, lượng chất sử dụng và tạo thành, điều kiện để tạo ra sản phẩm. (3) Giấy có khả năng xác định đúng môi trường acid – base của một số loại thực phẩm. - Liệt kê được các tiêu chí đánh giá sản phẩm, từ đó định hướng thiết kế sản phẩm dự án. B. Nội dung: Giới thiệu nhiệm vụ cho HS: Chế tạo giấy chỉ thị từ hoa chiều tím và thử nghiệm xác định môi trường acid – base của một số loại thực phẩm. GV trình bày một số loại thực phẩm phù hợp cho người bị đau dạ dày, HS lựa chọn các thực phẩm phù hợp cho người bị đau dạ dày. Từ đó định hướng thiết kế nhiệm vụ dự án là chế tạo giấy chỉ thị đơn giản để xác định độ acid – base của thực phẩm với các yêu cầu: (1) Chế tạo từ những vật liệu dễ kiếm. (2) Có đủ thông tin về các thông số kĩ thuật như: loại vật liệu, lượng chất sử dụng và tạo thành, điều kiện để tạo ra sản phẩm. (3) Giấy có khả năng xác định đúng môi trường acid – base của một số loại thực phẩm HS thử tính acid – base của một số môi trường bằng thang đo pH từ đó hình thành ý tưởng ban đầu về dự án. GV thông báo, phân tích và thống nhất với học sinh các tiêu chí đánh giá của giấy chỉ thị đơn giản (phụ lục). GV hướng dẫn HS về tiến trình dự án và yêu cầu HS ghi nhật kí học tập. Bước 1: Nhận nhiệm vụ Bước 2: Tìm hiểu kiến thức liên quan Bước 3: Lập bản phương án thiết kế và báo cáo Bước 4: Làm sản phẩm Bước 5: Báo cáo và đánh giá sản phẩm GV giáo nhiệm vụ cho các nhóm tìm hiểu kiến thức và kĩ năng liên quan trước khi lập bản thiết kế sản phẩm. C. Cách thức tổ chức hoạt động GV đưa ra hình ảnh một số loại thực phẩm, yêu cầu HS lựa chọn những loại thực phẩm phù hợp với người bị đau dạ dày và giải thích sự lựa chọn đó. Để xác định môi trường của các loại thực phẩm có thể sử dụng giấy chỉ thị. Tổ chức nhóm học tập GV tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm dự án từ 5 – 6 HS. Mỗi nhóm bầu nhóm trưởng, thư kí. Đặt vấn đề - giao nhiệm vụ học tập GV đưa ra một số thực phẩm yêu cầu HS lựa chọn những loại nào nên dùng cho người bị đau dạ dày, và giới thiệu những người bị đau dạ dày không nên ăn những loại thực phẩm có độ acid cao và có thể sử dụng giấy chỉ thị để xác định môi trường acid – base. “Ngoài giấy chỉ thị vạn năng chúng ta có thể tự chế tạo ra loại giấy chỉ thị đơn giản có thể các định được môi trường acid – base từ những nguồn dễ kiếm như bắp cải tím, hoa chiều tím,…” Tìm hiểu sơ lược về thang đo pH và môi trường acid – base Vấn đề cần tìm hiểu: (1) Mô tả cách xác định môi trường từ giấy chỉ thị. (2) Mô tả các thông tin khai thác được từ thang đo pH. Thống nhất tiến trình dư án GV đặt vấn đề: Để hoàn thành hiệu quả nhiệm vụ học tập này cần thực hiện theo tiến trình như thế nào? GV thống nhất cùng HS kế hoạch dự án. (GV yêu cầu HS tự đề xuất các công việc và phân phối thời gian trong dự án) HS cần đưa ra được tiến trình dự án với các nội dung như sau: TT Nội dung Thời gian Ghi chú 1 Tiếp nhận nhiệm vụ Kế hoạch dự án, phân nhóm, bầu nhóm trưởng 2 Tìm hiểu kiến thức, kĩ năng liên HS làm việc theo nhóm quan 3 Báo cáo kiến thức, kĩ năng liên quan HS báo cáo tại lớp, poster 4 Lập phương án thiết kế HS làm việc theo nhóm 5 Trình bày phương án thiết kế HS báo cáo tại lớp 6 Làm sản phẩm theo phương án thiết HS làm việc theo nhóm kế 7 Báo cáo sản phẩm HS báo cáo tại lớp Thống nhất tiêu chí đánh giá - GV đặt vấn đề: Làm thế nào để đánh giá sản phẩm giấy chỉ thị acid – base từ hoa chiều tím? GV nhấn mạnh cần phải có bản tiêu chí đánh giá để định hướng cũng như đánh giá công bằng. - GV và HS thống nhất các tiêu chí đánh giá và tỉ lệ điểm (phụ lục) Giao nhiệm vụ tìm kiến thức và kĩ năng nền - GV thông báo các nội dung kiến thức cần tìm hiểu Nội dung 1: Nêu được thang pH, sử dụng pH để đánh giá độ acid – base của dung dịch. Nội dung 2: Liên hệ được pH trong dạ dày, trong máu, trong nước mưa, đất. Nội dung 3: Dự đoán độ acid – base của một số loại thực phẩm. - Gv giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm. + Mỗi nhóm tìm hiểu các nội dung trên + Hình thức trình bày vào vở + Thời gian báo cáo và trả lời cho mỗi nhóm: 5 phút. + Sau khi các nhóm báo cáo, có kèm phần đánh giá. D. Dự kiến sản phẩm hoạt động của học sinh Câu trả lời của HS - Bảng tổng kết về giá trị (màu sắc) thang đo pH. - Bảng tiêu chí đánh giá giấy chỉ thị đơn giản. - Bản ghi nhận nhiệm vụ, kế hoạch dự án và phân công công việc. Hoạt động 2. NGHIÊN CỨU KIẾN THỨC TRỌNG TÂM VÀ XÂY DỰNG BẢN THIẾT KẾ A. Mục đích HS tự học các kiến thức của bài học và xây dựng quy trình chế tạo giấy chỉ thị từ hoa chiều tím Sau hoạt động này, HS có khả năng 1. Nêu được thang pH, sử dụng pH để đánh giá độ acid - base của dung dịch. 2. Liên hệ được pH trong dạ dày, trong máu, trong nước mưa, đất. 3. Dự đoán độ acid – base của một số loại thực phẩm. 4. Vận dụng các kiến thức liên quan có thể vận dụng dược để thực hiện nhiệm vụ chế tạo giấy chỉ thị từ hoa chiều tím. B. Nội dung - Nêu được thang pH, sử dụng pH để đánh giá độ acid - base của dung dịch. - Liên hệ được pH trong dạ dày, trong máu, trong nước mưa, đất. Trong 10 phút, HS tìm hiểu các nội dung kiến thức được phân công Nội dung 1: Nêu được thang pH, sử dụng pH để đánh giá độ acid – base của dung dịch. Nội dung 2: Liên hệ được pH trong dạ dày, trong máu, trong nước mưa, đất. Nội dung 3: Dự đoán độ acid – base của một số loại thực phẩm. Sau 10 phút, GV gọi 1 số HS báo cáo (các nội dung 1,2,3). GV và bạn học phản biện. GV cho mỗi nhóm thiết kế và báo cáo về phương án thiết kế giấy chỉ thị acid – base từ hoa chiều tím. C. Cách thức tổ chức hoạt động Làm việc các nhân: GV yêu cầu HS nghiên cứu nội dung bài học và trả lời các câu hỏi vào vở: 1. Thang pH là gì? 2. Có những dụng cụ nào dùng để xác định pH? 3. Cho biết khoảng pH trong dạ dày, trong máu người, trong nước mưa, trong đất. 4. Nếu là một bác sĩ, em sẽ có những lời khuyên gì cho bệnh nhân bị đau dạ dày trong việc lựa chọn thực phẩm. Làm việc nhóm HS thảo luận nhóm đưa ra bản thiết kế, yêu cầu thể hiện rõ: - Bản vẽ mô tả hình dạng, kích thước, nguyên liệu của giấy chỉ thị. - Các bước thực hiện để chế tạo của giấy chỉ thị Tổ chức cho HS nghiên cứu tính chất nền và vẽ thiết kế - GV thông báo tiến trình + Thời gian hoạt động nhóm nghiên cứu 3 nội dung là 10 phút. + Thời gian báo cáo mỗi nhóm: 2 phút + Thời gian đặt câu hỏi và trao đổi: 2 phút. + Trong khi nhóm bạn báo cáo, mỗi HS ghi chú vào nhật kí học tập cá nhân và đặt câu hỏi tương ứng. Báo cáo – Các nhóm HS trình bày nội dung được phân công. – GV sử dụng các câu hỏi định hướng để trao đổi về mặt nội dung. – GV sử dụng phiếu đánh giá để đánh giá phần trình bày của HS. Tổng kết và giao nhiệm vụ - GV đánh giá phần báo cáo của các nhóm dựa trên tiêu chí + Nội dung + Hình thức bài báo cáo + Kĩ năng thuyết trình (trình bày và trả lời câu hỏi) - GV đặt vấn đề: Có thể vận dụng những kiến thức nào từ những chủ đề này trong việc thực hiện sản phẩm? - GV giao nhiệm vụ cho hoạt động kế tiếp. + Nhiệm vụ học tập: Dựa trên kiến thức vừa tìm hiểu, lập bản thiết kế giấy chỉ thị đọ acid – base từ những nguyên vật liệu đơn giản thỏa mãn các tiêu chí đánh giá. + Yêu cầu sản phẩm học tập: Poster bản thiết kế sản phẩm bao gồm các nội dung: – Cấu tạo (hình vẽ) – Nguyên vật liệu dự kiến (có định lượng) – Nguyên lí hoạt động (có màu sắc dự đoán cho một số thực phẩm cần xác định). D. Dự kiến sản phẩm hoạt động của học sinh - Bài ghi nội dung kiến thức về thang pH trong vở. - Bản thiết kế trên giấy A0, có thể quan sát được - Bài báo cáo. - bản ghi nhận ý kiến đóng góp của bạn học và các câu hỏi, ý kiến phản biện nhóm bạn. Hoạt động 3. TRÌNH BÀY BẢN THIẾT KẾ a. Mục đích Sau hoạt động này, HS có khả năng: 1. Mô tả được bản thiết kế giấy chỉ thị; 2. Vận dụng các kiến thức liên quan đến acid, base, dung dịch để lí giải và bảo vệ cơ sở khoa học đã lựa chọn trong phương án thiết kế 3. Lựa chọn phương án thiết kế tối ưu để thực hiện b. Nội dung HS làm việc cá nhân và hoạt động nhóm để hoàn thành bản thiết kế. Hướng dẫn lập phương án thiết kế 1. Mỗi thành viên vẽ ít nhất 2 ý tưởng thiết kế sản phẩm. Cập nhật vào nhật kí cá nhân. 2. Các thành viên thảo luận tất cả các ý tưởng của các thành viên và lựa chọn 1 ý tưởng tốt nhất. Vẽ vào nhật kí học tập của nhóm. 3. Vẽ phác hoạ thiết kế của sản phẩm. Ghi rõ – Chú thích từng bộ phận của sản phẩm – Liệt kê các nguyên vật liệu ứng với từng bộ phận, các hoá chất cần sử dụng – Dự kiến về kích thước, hình dáng,…các thông số kĩ thuật khác liên quan đến vật liệu dự định sử dụng để thiết kế cho từng sản phẩm – Vận dụng các kiến thức về acid, base, pH, chất chỉ thị... để giải thích sự lựa chọn các nguyên vật liệu và các thông số kĩ thuật. 4. HS báo cáo phương án thiết kế. HS vận dụng các kiến thức và kĩ năng liên quan để bảo vệ phương án thiết kế. GV và HS khác phản biện. Nhóm HS ghi nhận nhận xét, điều chỉnh và đề xuất phương án tối ưu để tiến hành làm sản phẩm. d. Cách thức tổ chức hoạt động Mở đầu – Tổ chức báo cáo – GV thông báo tiến trình của buổi báo cáo. + Thời gian báo cáo của mỗi nhóm: 3 phút + Thời gian đặt câu hỏi và trao đổi: 3 phút + Trong khi nhóm bạn báo cáo, mỗi HS ghi chú về ý kiến nhận xét và đặt câu hỏi tương ứng. – GV thông báo về các tiêu chí đánh giá cho bản thiết kế. Báo cáo: - Lần lượt các nhóm lên trình bày phương án thiết kế, các nhóm còn lại chú ý lắng nghe - GV tổ chức cho các nhóm còn lại nêu câu hỏi, nhận xét về thiết kế của nhóm bạn; nhóm trình bày trả lời, bảo vệ, thu nhận góp ý, đưa ra sửa chữa phù hợp. Tổng kết và dặn dò – GV đánh giá về phần báo cáo của các nhóm dựa trên các tiêu chí + Nội dung + Hình thức bài báo cáo + Kĩ năng thuyết trình (trình bày và trả lời câu hỏi) – GV yêu cầu HS tổng hợp các góp ý của GV và các nhóm, điều chỉnh bản thiết kế và lựa chọn phương án thiết kế tối ưu. – GV thông báo nhiệm vụ hoạt động học tập kế tiếp: thi công và báo cáo sản phẩm. Hoạt động 4. CHẾ TẠO VÀ THỬ NGHIỆM GIẤY CHỈ THỊ TỪ HOA CHIỀU TÍM a. Mục đích Các nhóm HS thực hành, chế tạo được giấy chỉ thị từ hoa chiều tím căn cứ trên bản thiết kế đã chỉnh sửa b. Nội dung HS làm việc theo nhóm trong thời gian 1 tuần để chế tạo giấy chỉ thị, trao đổi với GV khi gặp khó khăn. c. Dự kiến sản phẩm hoạt động của học sinh - Sản phẩm là giấy chỉ thị từ hoa chiều tím đáp ứng được đầy đủ các tiêu chí Tiêu chí đánh giá Giấy chỉ thị đều màu Khổ giấy chỉ thị vừa phải, đều đẹp Điểm 20 10 Giấy chỉ thị có khả năng đổi màu khi tiếp xúc với vật phẩm có môi trường axit, bazơ. Làm đủ số lượng 20 giấy thử Chi phí tiết kiệm – Bản thiết kế sau điều chỉnh (nếu có). 30 10 10 – Bài báo cáo quá trình và kinh nghiệm chế tạo d. Cách thức tổ chức hoạt động Bước 1: HS tìm kiếm, chuẩn bị các vật liệu dự kiến Bước 2: HS chế tạo sản phẩm theo bản thiết kế. Bước 3: HS thử nghiệm sản phẩm, so sánh với các tiêu chí đánh gía. HS điều chỉnh lại các thiết kế, ghi lại nội dung điều chỉnh và giải thích lý do. Hướng dẫn chế tạo và thử nghiệm sản phẩm Chế tạo: Dựa trên bản thiết kế đã điều chỉnh sau buổi bảo việc thiết kế, nhóm học sinh chế tạo giấy chỉ thị theo đúng phương án đã lựa chọn. Thử nghiệm lần 1 (1) Quan sát, ghi nhận đầy đủ các tiến trình và kết quả. (2) Đánh giá mức độ hoạt động của sản phẩm so với tiêu chí đã đặt ra ban đầu Tiêu chí đánh giá Điểm Giấy chỉ thị đều màu 20 Khổ giấy chỉ thị vừa phải, đều đẹp 10 Giấy chỉ thị có khả năng đổi màu khi tiếp xúc với vật phẩm 30 có môi trường axit, bazơ. Làm đủ số lượng 20 giấy thử 10 Chi phí tiết kiệm 10 (3) Phần nào trong thiết kế làm tốt? (4) Phần nào trong thiết kế làm không tốt? (5) Có thể làm gì để cải tiến thiết kế của mình? Phác hoạ và ghi rõ cách cải tiến. Có thể suy nghĩ về lượng chất, nồng độ, loại hoá chất, vật liệu Các lần thử nghiệm lần sau (1) Các cải tiến đã thực hiện là gì? (lưu lại ảnh sản phẩm cải tiến) (2) Đánh giá mức độ hoạt động của sản phẩm so với tiêu chí đã đặt ra ban đầu Tiêu chí đánh giá Điểm Giấy chỉ thị đều màu 20 Khổ giấy chỉ thị vừa phải, đều đẹp 10 Giấy chỉ thị có khả năng đổi màu khi tiếp xúc với vật phẩm 30 có môi trường axit, bazơ. Làm đủ số lượng 20 giấy thử 10 Chi phí tiết kiệm 10 (3) Phần nào trong thiết kế làm tốt? (4) Phần nào trong thiết kế làm không tốt? (5) Có thể làm gì để cải tiến thiết kế của mình? Thực hiện điều chỉnh sản phẩm đến phiên bản tốt nhất trong điều kiện thời gian và nguồn lực. Hoạt động 5. TRÌNH BÀY SẢN PHẨM a. Mục đích HS trình bày sản phẩm, chia sẻ những khó khăn và kinh nghiệm. Giải thích được sự thành công hoặc thất bại của sản phẩm; Đề xuất các ý tưởng cải tiến b. Nội dung - Các nhóm trưng bày sản phẩm trước lớp. - Tiến hành thí nghiệm. - Đề xuất phương án cải tiến sản phẩm. c. Dự kiến sản phẩm hoạt động của học sinh Mẫu giấy chỉ thị từ hoa chiều tím. Hồ sơ hoàn chỉnh của dự án d. Cách thức tổ chức hoạt động - GV tổ chức cho các nhóm tiến hành trưng bày sản phẩm. - HS tiến hành làm thí nghiệm xác định môi trường của một số loại thực phẩm bằng giấy chỉ thị tự chế của mỗi nhóm, đối chiếu với kết quả với giấy quỳ tím. - GV công bố kết quả chấm sản phẩm theo các tiêu chí đánh giá. - Tổ chức thảo luận giữa các nhóm liên quan đến quá trình tạo sản phẩm, hình thức, chất lượng sản phẩm. - GV tổng kết chung về hoạt động của các nhóm. Phụ lục 1. Các loại phiếu NHẬT KÍ LÀM VIỆC NHÓM Nhóm:……………………………Tuần:………………. Nội dung công việc: 1. 2. 3. 4. Thành viên Công việc được giao Mức độ hoàn thành Hoàn Chưa Hoàn thành hoàn thành đúng thành tốt hạn Xác nhận các thành viên Ghi chú 1. 2. 3. 4. Bản vẽ và thông số nguyên, vật liệu lần 1 Bản vẽ và thông số nguyên, vật liệu sau khi thử nghiệm và cải tiến NHẬT KÍ LÀM VIỆC CÁ NHÂN Học sinh:………………………………………………………………………………. Nhóm: ………………………………………………………………………………. Tuần: ……………………………………………………………………………….. Nội dung công việc: A. Công việc của nhóm A1 A2 A3 A4 B. Công việc cá nhân B1 B2 B3 B4 Công việc Thời gian dự kiến hoàn thành Không hoàn thành (X) Hoàn thành Kiến thức học được qua nhiệm vụ A1 A2 A3 A4 B1 B2 B3 B4 ……………. 2. Công cụ đánh giá Đánh giá năng lực vận dụng kiến thức kĩ năng Thành tố Tiêu chí Các mức độ đạt được Chưa đạt Đạt Tốt biết Không biết Hệ thống kiến 1.Nhận thức mà người được phương phương pháp pháp học tập học tập và học có được phát triển năng không biết vận lực vận dụng dụng Nhận biết một số phương pháp học tập nhưng chưa biết phát triển năng lực vận dụng Nhận biết phương học tập, triển vận kiến thức 2.Định hướng được hệ thống kiến thức để vận dụng vào thực tiễn Định hướng chưa chính xác để vận dụng kiến thức vào thực tiễn Định hướng một cách chính xác để vận dụng kiến thức vào thực tiễn Chưa định hướng hệ thống kiến thức vận dụng kiến thức vào thực tiễn được pháp phát dụng vận Chưa hiểu rõ Hiểu chưa đầy Có thể nêu được Khả năng 3.Khi quan sát, phân dụng kiến thức loại kiến thức đủ về khả năng một cách chính tích huống tình cần hiểu rõ loại đó được ứng dụng trong ngành nghề nào, lĩnh vực gì của cuộc sống hóa học đó áp dụng của loại được ứng dụng kiến thức hóa trong ngành học nghề nào, lĩnh vực gì ? xác lĩnh vực mà nội dung kiến thức có thể ứng dụng trong cuộc sống thực tiễn Khả năng tìm ra giải pháp để giải quyết tình huống 4.Phát hiện được nội dung kiến thức hóa học có ứng dụng thực tiễn Chưa phát hiện nội dung kiến thức hóa học có thể ứng dụng thực tiễn Phát hiện được một số kiến thức hóa học có thể ứng dụng thực tiễn Phát hiện và hiểu rõ được các ứng dụng của các ứng dụng của các kiến thức hóa học trong các lĩnh vực của đời sống Xây dựng kế hoạch để giải quyết tình huống 5.Khi gặp vấn đề thực tiễn cần có khả năng sử dụng kiến thức hóa học đúng lĩnh vực để giải thích Chưa vận dụng được kiến thức hóa học để giải quyết vấn đề thực tiễn Đã biết vận dụng một phần kiến thức hóa học để giải quyết vấn đề thực tiễn Vận dụng kiến thức hóa học để giải thích vấn đề thực tiễn một cách hiệu quả chính xác Thực hiện kế 6.Thực hiện Thực hiện kế hoạch, rút theo kế hoạch hoạch đã đề ra kinh nghiệm đã đè ra và rút và rút kinh kinh nghiệm nghiệm nhưng chưa đầy đủ và chính xác Thực hiện kế hoạch đã đề ra và rút kinh nghiệm một cách đầy đủ và chính xác 7.Có năng lực hiểu biết và tham gia thảo luận các vấn đề Đã tham gia thảo luận về vấn đề hóa học liên quan đến cuộc Chưa chủ động tham gia thảo luận các vấn đề hóa học liên Tham gia tích cực vào các hoạt động thảo luận các vấn đề hóa hóa học liên quan đến cuộc sống nhưng học và đời sống quan đến cuộc sống chưa tích cực bước đầu có tư sống duy nghiên cứu khoa học TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG NHÓM Tên nhóm:…………………………………………. Cần điều chỉnh Tốt Khá Trung bình 4 3 2 Trao đổi, Tất cả các lắng thành viên nghe trong nhóm đều chú ý trao đổi, lắng nghe ý kiến người khác và đưa ra ý kiến cá nhân. Hầu hết các thành viên trong nhóm đều trao đổi, chú ý lắng nghe ý kiến người khác và đưa ra ý kiến cá nhân. Các thành viên trong nhóm chưa chú ý trao đổi, lắng nghe ý kiến người khác và thỉnh thoảng đưa ra ý kiến cá nhân. Các thành viên trong nhóm chú ý trao đổi, lắng nghe ý kiến người khác và hầu như không đưa ra ý kiến cá nhân. Hợp tác Tất cả các thành viên đều tôn trọng ý kiến của những thành viên khác và hợp tác đưa ra ý kiến chung. Hầu hết các thành viên đều tôn trọng ý kiến của những thành viên khác và hợp tác đưa ra ý kiến chung. Đa phần các thành viên đều tôn trọng ý kiến của những thành viên khác nhưng rất khó khăn khi đưa ra ý kiến chung. Chỉ một vài người đưa ra ý kiến cá nhân và xây dựng. Phân chia công việc Công việc Công việc được phân chia được phân đều dựa theo chia tương đối hợp lí. Cá nhân có nhiệm vụ nhưng năng lực chưa phù hợp. Công việc chỉ được tập trung cho một vài cá nhân. Tiêu chí 1 Điểm năng lực phù hợp. Sắp xếp Lựa chọn được thời gian thời gian phù hợp để làm việc và đều hoàn thành nhiệm vụ từng buổi. Lựa chọn được thời gian phù hợp để làm việc nhưng chưa hoàn thành nhiệm vụ từng buổi. Sắp xếp thời gian làm việc nhóm nhưng để lãng phí. Chưa sắp xếp được thời gian làm việc của nhóm. Tổng điểm TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG CÁ NHÂN Tên nhóm:…………………………………………. Người đánh giá: …………………………………… Tiêu chí Ý thức học tập Tranh luận, trao đổi Tốt Khá Trung bình (8-10 điểm) (6-8 điểm) (4-6 điểm) Tham gia đầy đủ các buổi học tập trên lớp và làm việc nhóm. Tham gia hầu hết thời gian các buổi học tập trên lớp và làm việc nhóm. Tham gia các buổi học tập trên lớp và làm việc nhóm nhưng để lãng phí. Chú ý trao đổi, lắng nghe ý kiến của người khác và đưa ra ý kiến cá nhân. Thường lắng nghe cẩn thận ý kiến của người khác, đôi khi đưa ra ý kiến cá nhân. Đôi khi không lắng nghe các ý kiến của người khác. Cần điều chỉnh (0-4 điểm) Tham gia nhưng thực hiện các công việc không mấy liên quan. Đôi khi đưa ra ý kiến cá nhân nhưng không lắng nghe ý Thường không kiến của người có ý kiến riêng khác. Điểm trong hoạt động của nhóm. Thường các thành viên khác và hợp tác đưa ra ý kiến chung. Chưa tôn trọng ý kiến các thành viên khác và kém hợp tác đưa ra ý kiến chung. Hoàn thành Thường hoàn Chưa hoàn công việc được thành công thành công việc giao đúng hạn. việc được giao được giao đúng Sắp xếp đúng hạn, hạn và làm đình thời không làm trệ công việc gian chậm trễ công chung của việc chung của nhóm. nhóm. Chưa hoàn thành công việc được giao đúng hạn và thường xuyên buộc nhóm phải điều chỉnh hoặc thay đổi kế hoạch. Hợp tác Tôn trọng ý kiến của các thành viên khác và hợp tác đưa ra ý kiến chung. Thường tôn trọng ý kiến của các thành viên khác và hợp tác đưa ra ý kiến chung. Tổng điểm TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ BÀI TRÌNH BÀY NHÓM Tên nhóm đánh giá:…………………………………………. Tên nhóm được đánh giá: …………………………………… Tiêu chí Nội dung Tốt Khá Trung bình 4 3 2 Trình bày đầy đủ yêu cầu của bài trình bày, ngắn gọn, tự phân tích được ưu nhược điểm. Trình bày đầy Trình bày đầy đủ yêu cầu của đủ yêu cầu của bài trình bày, bài trình bày. ngắn gọn, súc tích. Cần điều chỉnh 1 Trình bày được yêu cầu của bài trình bày nhưng còn sơ sài. Điểm Ngôn ngữ Phong cách trình bày Diễn đạt lưu loát, giọng điệu lôi cuốn người nghe. Diễn đạt trôi chảy, giọng diệu thu hút được sự chú ý của người nghe. Diễn đạt chưa Giọng điệu đều, trôi chảy, không mạch chưa thu hút lạc. được sự chú ý của người nghe. Bao quát khán giả, phối hợp nhịp nhàng giữa ngôn ngữ nói và ngôn ngữ cơ thể. Bao quát khán giả, có sử dụng ngôn ngữ cơ thể. Bao quát khán giả nhưng chưa phối hợp với ngôn ngữ cơ thể. Chưa bao quát được khán giả, ngôn ngữ cơ thể chưa phù hợp. Chú ý trao đổi Lắng nghe các lắng nghe ý kiến ý kiến phản phản biện, góp ý biện, góp ý. và đưa ra ý kiến của nhóm. Đôi khi không lắng nghe các ý kiến phản biện, góp ý. Gần như không lắng nghe các ý kiến phản biện, góp ý. Tổng điểm 3. Tiêu chí đánh giá sản phẩm Tiêu chí đánh giá Giấy chỉ thị đều màu Khổ giấy chỉ thị vừa phải, đều đẹp Giấy chỉ thị có khả năng đổi màu khi tiếp xúc với vật phẩm có môi trường axit, bazơ. Làm đủ số lượng 20 giấy thử Chi phí tiết kiệm Điểm 20 10 30 10 10 Bảng tiêu chí đánh giá hoạt động báo cáo kiến thức nền Tiêu chí TT Điểm Bài báo cáo kiến thức (15) 1 Đầy đủ nội dung cơ bản về chủ đề được báo cáo. 2 2 Kiến thức chính xác, khoa học. 3 Hình thức 3 Bài trình chiếu có bố cục hợp lí. 1 4 Bài trình chiếu có màu sắc hài hòa. 1 Kĩ năng thuyết trình 5 Trình bày thuyết phục. 1 6 Trả lời được câu hỏi phản biện. 1 7 Tham gia đóng góp ý kiến, đặt câu hỏi phản biện cho nhóm báo cáo. 1 Tổng điểm 10 Bảng tiêu chí đánh giá hoạt động báo cáo phương án thiết kế Bản phương án thiết kế (30) 1 Có chú thích đầy đủ các bộ phận của thiết bị 1 2 Có liệt kê rõ danh mục các nguyên vật liệu cần sử dụng 1 3 Có đầy đủ các thông số kĩ thuật (loại vật liệu, độ dài, độ dày…, lượng chất sử dụng) 1 4 Có trình bày hiện tượng xảy ra khi giấy chỉ thị hoạt động 2 Hình thức bản thiết kế 1 Hình vẽ và chú thích rõ ràng, dễ quan sát 1 2 Poster có màu sắc hài hòa, bố cục hợp lí. 1 Kĩ năng thuyết trình 5 Trình bày thuyết phục. 1 6 Trả lời được câu hỏi phản biện. 1 7 Tham gia đóng góp ý kiến, đặt câu hỏi phản biện có chất lượng cho nhóm báo cáo. 1 Tổng điểm 10