Uploaded by bichngoc10903

(bsung) MÔ-HÃŒNH-TÄ‚NG-TRƯỞNG-KINH-TẾ-Ở-Cà C-NƯỚC-Ä ANG-PT-N5-LSCHTKT-LHP-2216RLCP0221-3

advertisement
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
KHOA ...
----------------
ĐỀ TÀI THẢO LUẬN
HỌC PHẦN LỊCH SỬ CÁC HỌC THUYẾT KINH TẾ
Đề tài:
NHẬN THỨC VỀ CÁC MÔ HÌNH TĂNG
TRƯỞNG KINH TẾ Ở CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT
TRIỂN VÀ VẬN DỤNG VÀO VIỆT NAM HIỆN
NAY
Nhóm: 6
Lớp học phần: 2216RLCP0221
Người hướng dẫn: TS. Võ Tá Tri
Hà Nội, tháng 2 năm 2022
1
DANH SÁCH NHÓM
STT
51
52
53
54
55
56
57
59
60
Họ và tên
Nguyễn Thị Hương Ngân
Nguyễn Thị Kim Ngân
Nguyễn Thu Ngân
Nguyễn Thị Thúy Ngần
Bùi Thị Hồng Ngọc
Lê Ánh Ngọc
Ngô Thị Bích Ngọc
Nguyễn Thảo Nguyên
Khiếu Thị Nguyệt
Công việc được giao
Tìm tài liệu, thiết kế PP
Tìm tài liệu, thuyết trình
Tìm tài liệu, thiết kế PP
Tìm tài liệu, làm word
Tìm tài liệu, làm word
Tìm tài liệu, thiết kế PP
Tìm tài liệu, làm word
Tìm tài liệu, làm word
Tìm tài liệu, thuyết trình
Mức độ hoàn thành
2
BIÊN BẢN HỌP NHÓM
Lần 1
Thời gian: 15h ngày 10/02/2022.
Nội dung: Phân chia công việc để thực hiện đề tài.
Nhiệm vụ
Người thực hiện
Yêu cầu
Tìm
liệu
tài Tất cả thành viên
Làm word 54. Nguyễn Thị Thúy Ngần
55. Bùi Thị Hồng Ngọc
57. Ngô Thị Bích Ngọc
59. Nguyễn Thảo Nguyên
Thiết kế 51. Nguyễn Thị Hương Ngân
PP
53. Nguyễn Thu Ngân
56. Lê Ánh Ngọc
Thuyết
52. Nguyễn Thị Kim Ngân
trình
60. Khiếu Thị Nguyệt
Thời hạn
Tìm tài liệu liên quan 22/02/2022
đến đề tài, trình bày rõ
ràng, logic.
Ghi
chú
58.
Phạm
Hồng
Ngọc
bảo
lưu
- 1 bản tiểu luận đầy đủ. 04/03/2022
- 1 bản tóm tắt cho PP.
Trình bày ngắn gọn, đẹp
mắt.
- soạn 1 bản word về nội
dung sẽ thuyết trình hoặc
tự trình chiếu slide.
3
4
PHẦN MỞ ĐẦU
Tăng trưởng kinh tế với tốc độ nhanh và ổn định là nhiệm vụ quan trọng của hầu
hết các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các nước đang phát triển. Nền kinh tế tăng
trưởng với tốc độ cao cho phép giải quyết những nhiệm vụ cơ bản của đất nước như
bảo đảm sự phát triển kinh tế - xã hội bền vững, nâng cao mức sống nhân dân, tăng
cường an ninh quốc phòng và khẳng định vị thế của đất nước trong quan hệ quốc tế.
Đặc biệt, việc lựa chọn và áp dụng các mô hình tăng trưởng kinh tế sao cho phù hợp
cũng là vấn đề trung tâm trong các chính sách kinh tế và trong chiến lược phát triển
của mọi quốc gia. Vấn đề này có ý nghĩa quan trọng và cấp thiết hơn đối với các nước
đang phát triển, bởi đây là con đường nhanh nhất để các nước này có thể thu hẹp khoảng
cách và đuổi kịp các nước phát triển. Vậy, các mô hình này có đặc điểm gì mà các nước
đang phát triển có thể áp dụng để tăng trưởng kinh tế? Đi tìm lời giải cho bài toán trên,
nhóm chúng em đã thực hiện đề tài: “Nhận thức về các mô hình tăng trưởng kinh tế ở
các nước đang phát triển và vận dụng vào Việt Nam hiện nay”.
5
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN, KHÁI
NIỆM TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ, MÔ HÌNH TĂNG TRƯỞNG KINH
TẾ VÀ CÁC MÔ HÌNH TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở CÁC NƯỚC
ĐANG PHÁT TRIỂN
1.1 KHÁI QUÁT VỀ CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN
1.1.1. Sự phân loại các quốc gia
Sự phân loại trình độ phát triển của các quốc gia chủ yếu dựa trên cơ sở thu nhập
bình quân đầu người. Năm 1986, Ngân hàng thế giới (Word Bank) đã phân chia trình
độ phát triển của các nhóm quốc gia trên thế giới thành 3 nhóm: các nước có thu nhập
thấp, các nước có thu nhập trung bình và các nước có thu nhập cao.
Trong những năm gần đây, việc phân loại các quốc gia cũng có sự thay đổi, tùy
theo những tiêu chí đánh giá, cách sử dụng các chỉ số khác nhau để do lường, phân loại
sự phát triển của các quốc gia. Năm 2012, Ngân hàng thế giới phân loại các nền kinh
tế trên thế giới dựa vào số liệu ước tính tổng thu nhập quốc dân (GNI) bình quân đầu
người của năm trước. Ngân hàng thế giới phân loại thu nhập quốc dân bình quân đầu
người theo 4 mức cụ thể là:
Thu nhập thấp: ≤ $1.025
Thu nhập trung bình thấp: $1.026 - $4.035
Thu nhập trung bình cao: $4.036 - $12.475
Thu nhập cao: ≥ $12.476
Các nước có thu nhập thấp và trung bình thấp được gọi là các nước đang phát triển,
trong đó có Việt Nam.
1.1.2. Đặc trưng cơ bản của các nước đang phát triển
Thứ nhất, nền kinh tế chủ yếu là sản xuất nông nghiệp truyền thống lạc hậu,
ngoại thương kém phát triển, thường là nhập siêu; hàng hóa xuất khẩu chủ yếu là
nguyên liệu và hàng sơ chế do công nghệ chưa hiện đại, quy mô sản xuất nhỏ.
Thứ hai, dân số tăng nhanh 2,1%/năm (ở các nước phát triển là 0,5%/năm), mật
độ dân số đông; tỷ lệ thất nghiệp cao; tỷ lệ người biết chữ thấp; giáo dục, y tế, khoa
học công nghệ kém phát triển.
Thứ ba, các quốc gia đang phát triển có nhu cầu về vốn lớn, nợ nước ngoài nhiều.
Hiện nay, trên thế giới có hơn 170 nước đang phát triển, phân bố chủ yếu ở châu
Á, châu Phi và Mĩ La-tinh. Các quốc gia này có khoảng cách chênh lệch về phát triển
kinh tế so với các nước phát triển là vài chục năm, thậm chí đến hàng trăm năm.
1.2. KHÁI NIỆM TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ, MÔ HÌNH TĂNG TRƯỞNG
KINH TẾ
1.2.1. Khái niệm tăng trưởng kinh tế
6
Khái niệm tăng trưởng kinh tế được nhiều tác giả đề cập với nhiều cách khác
nhau, song hầu hết đều thống nhất ở định nghĩa chung nhất về tăng trưởng kinh tế như
sau: “Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng thu nhập thực tế hay sự gia tăng về qui mô sản
lượng của toàn bộ nền kinh tế trong một khoảng thời gian nhất định (thường là một
năm)”. Như vậy, tăng trưởng kinh tế là khái niệm diễn tả động thái biến đổi về số lượng
sản phẩm hàng hóa và dịch vụ của toàn bộ nền kinh tế theo thời gian.
Tăng trưởng kinh tế có ý nghĩa cực kỳ quan trọng, liên quan đến sự thịnh suy
của một quốc gia. Chính phủ nước nào cũng ưu tiên các nguồn lực của mình cho tăng
trưởng kinh tế, coi đó là cái gốc, là nền tảng để giải quyết mọi vấn đề khác, đặc biệt là
các vấn đề xã hội như: tạo công ăn việc làm, nâng cao mức sống của người dân, tăng
cường phúc lợi xã hội, xóa đói – giảm nghèo, thực hiện công bằng xã hội… Ngày nay,
yêu cầu tăng trưởng kinh tế gắn liền với tính bền vững hay việc đảm bảo chất lượng
tăng trưởng ngày càng cao.
1.2.2. Khái niệm mô hình tăng trưởng kinh tế
Mô hình tăng trưởng kinh tế (Models of Economic Growth) là mô hình được
thiết kế với các biện pháp mang tính chiến lược phản ánh cách thức tổ chức huy động
và sử du ̣ng các nguồ n lực tác động đến nền kinh tế thông qua các hoạt động sản xuất
hay kinh doanh để đảm bảo có sự tăng trưởng về kinh tế qua các năm, với một tố c độ
hơ ̣p lí, dựa vào mô hình để điều chỉnh các tính chất và mức độ của hoạt động trên thực
tế nhằm hướng đến thực hiện các nhu cầu của từng giai đoạn tương ứng. Mô hình được
xác định với các điều kiện, tiêu chí và yêu cầu cho từng giai đoạn tương ứng.
Trong một quốc gia, các mong muốn trong phát triển và ổn định bền vững luôn
là mối quan tâm đầu tiên. Từ đó mà các nhà lãnh đạo phải xác định các mô hình tăng
trưởng cụ thể, xác định mục tiêu, cũng là các hoạt động mà các thành viên cần tiến
hành để đạt được mục tiêu đó. Bên cạnh đó, việc xem xét, tổ chức, huy động, sử dụng
các nguồn lực cần được tính toán và cân đối.
Ngày nay, tăng trưởng kinh tế đươ ̣c gắ n với chấ t lươ ̣ng tăng trưởng, được phản
ánh thông qua các hiệu quả nhận được trong nền kinh tế. Trong đó, mô hình thể hiện
toàn diện các yếu tố tác động và cần thiết được áp dụng trong hoạt động kinh tế. Công
cu ̣ để xác lập các mố i liên hệ và mô tả diễn biế n của tăng trưởng kinh tế , các nhân tố
chi phố i quá trình tăng trưởng, các chỉ tiêu đo lường tăng trưởng cả về số lươ ̣ng. Mô
hình là cách tốt nhất để mỗi quốc gia tiến hành các chiến lược kinh tế hiệu quả. Cũng
như xác định yêu cầu cho từng giai đoạn phát triển.
1.3. CÁC MÔ HÌNH TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT
TRIỂN
1.3.1. Mô hình W.Rostow
1.3.1.1. Hoàn cảnh ra đời
Một trong những nhà tư tưởng quan trọng trong Nghiên cứu Phát triển thế kỷ
XX là W.Rostow - một nhà kinh tế học người Mỹ, quan chức chính phủ. Trước Rostow,
7
phương pháp tiếp cận phát triển dựa trên giả định rằng "hiện đại hóa" được đặc trưng
bởi thế giới phương Tây (các nước giàu hơn, giàu có hơn vào thời đó), có thể tiến lên
từ giai đoạn đầu kém phát triển. Theo đó, các nước khác nên tự mô hình hóa sau phương
Tây, tham vọng vào một nhà nước "hiện đại" của chủ nghĩa tư bản và dân chủ tự do.
Sử dụng những ý tưởng này, Rostow đã viết “Các giai đoạn phát triển kinh tế”, 1961,
trình bày năm giai đoạn mà tất cả các nước phải vượt qua để trở nên phát triển, gồm :
giai đoạn xã hội truyền thống, giai đoạn chuẩn bị cất cánh, giai đoạn cất cánh, giai đoạn
trưởng thành và giai đoạn tiêu dùng cao.
1.3.1.2. Nội dung
5 giai đoạn gồm:
Giai đoạn xã hội truyền thống
Đặc trưng cơ bản của giai đoạn này là không áp dụng khoa học – kỹ thuật, sản
xuất nông nghiệp giữ vai trò chủ đạo, năng suất lao động thấp, công cụ thủ công lạc
hậu, tích lũy gần như bằng 0. Hoạt động chung của xã hội kém linh hoạt, sản xuất nông
nghiệp còn mang nặng tính tự cấp, tự túc. Tăng trưởng kinh tế chủ yếu dựa vào mở
rộng diện tích đất canh tác. Cơ cấu ngành kinh tế trong thời kỳ này là cơ cấu nông
nghiệp thuần túy. Ứng với giai đoạn này là các nước Châu Âu thời Trung Cổ.
Giai đoạn chuẩn bị cất cánh
Đây được coi là giai đoạn then chốt trong 5 giai đoạn phát triển. Ở giai đoạn này,
những hiểu biết về khoa học kỹ thuật đã bắt đầu được áp dụng vào sản xuất nông nghiệp
và công nghiệp, giáo dục được mở rộng và phát triển; xuất hiện ngân hàng và các tổ
chức huy động vốn, đáp ứng nhu cầu về vốn sản xuất; phát triển giao thông vận tải và
thông tin liên lạc, giao lưu trao đổi hàng hóa. Tuy nhiên các hoạt động trên vẫn chưa
vượt qua được phạm vi giới hạn của nền kinh tế truyền thống, năng suất thấp. Cơ cấu
ngành kinh tế của giai đoạn này là nông nghiệp – công nghiệp.
Giai đoạn cất cánh (kéo dài 20-30 năm)
Nền kinh tế bước sang giai đoạn này phát triển hiện đại và ổn định, những cản
trở đối với sự tăng trưởng bền vững từ xã hội truyền thống đã bị đẩy lùi. Ba điều kiện
để đạt tới giai đoạn này: thứ nhất, huy động nguồn vốn đầu tư cần thiết, tỷ lệ tiết kiệm
tăng lên, ít nhất chiếm 10% tổng thu nhập quốc dân thuần túy; thứ hai, phải xây dựng
những lĩnh vực công nghiệp giữ vai trò đầu tàu, có tốc độ tăng trưởng nhan, đem lại
lợi nhuận lớn, lợi nhuận đó lại được tái đầu tư phát triển sản xuất, kích thích phát triển
khu vực đô thị và các lĩnh vực dịch vụ; thứ ba, xây dựng được bộ máy chính trị - xã
hội, tạo điều kiện phát huy năng lực của các khu vực hiện đại, tăng cường quan hệ kinh
tế đối ngoại. Cơ cấu ngành kinh tế của giai đoạn này là công nghiệp – nông nghiệp –
dịch vụ.
Giai đoạn trưởng thành (kéo dài 60 năm)
Giai đoạn này có một số đặc trưng cơ bản: tỷ lệ đầu tư tăng liên tục, cjieesm
khoảng 10-20% thu nhập quốc dân thuần túy; khoa học công nghệ đc sáng tạo, du nhập
8
và áp dụng vào tất cả các lĩnh vực; nhiều ngành công nghiệp mới, hiện đại phát triển
như luyện kim, hóa chất, điện,…; nông nghiệp được cơ giới hóa, năng suất lao động
cao; nhu cầu nhập khẩu tăng mạnh, sự phát triển kinh tế trong nước hòa đồng vào thị
trường quốc tế. Cơ cấu ngành kinh tế ở giai đoạn này là công nghiệp – dịch vụ - nông
nghiệp.
Giai đoạn tiêu dùng cao (kéo dài khoảng 100 năm)
Trong giai đoạn này có 2 xu hướng cơ bản về kinh tế:
Thứ nhất, thu nhập bình quân đầu người tăng nhanh, từ đó gia tăng nhu cầu tiêu
dùng hàng hóa, dịch vụ chất lượng cao.
Thứ hai, cơ cấu lao động thay đổi: tăng tỷ lệ dân cư đô thị và lao động có tay
nghề, trình độ chuyên môn cao; chính phủ có những chính sách phân phối lại thu nhập,
tạo điều kiện cho người dân có thu nhập đồng đều; đa dạng hóa nền kinh tế. Cơ cấu
ngành trong giai đoạn này là dịch vụ - công nghiệp.
1.3.1.3. Ý nghĩa
Thứ nhất, có ý nghĩa quan trọng trong hoạch định chính sách của các nước
đang phát triển như: tăng tỷ lệ đầu tư, hình thành các ngành công nghiệp mũi nhọn,
cải cách hệ thống thể chế.
Thứ hai, xác định trình độ phát triển của mỗi quốc gia trong mỗi giai đoạn.
1.3.1.4. Hạn chế
Thứ nhất, tăng trưởng kinh tế là một quá trình liên tục chứ không phải đứt đoạn
nên khó có thể phân chia thành những giai đoạn với những khoảng thời gian cụ thể như
vậy.
Thứ hai, cách tiếp cận của mô hình W.Rostow không lấy tính đặc thù của mỗi
nước làm điểm xuất phát.
Thứ ba, mô hình W.Rostow chỉ nghiên cứu sự tăng trưởng chứ chưa đi sâu phân
tích phát triển kinh tế, chưa chú ý đến quan hệ chính trị - xã hội của các nước đang phát
triển.
1.3.2. Lý thuyết về “cái vòng luẩn quẩn” và “cú huých từ bên ngoài”
1.3.2.1. Hoàn cảnh ra đời
Lý thuyết này là do nhiề u nhà kinh tế ho ̣c tư sản đưa ra, trong đó có A. Gershon
và Paul A. Samuelson (1915 – 2009). Theo lý thuyế t này, để tăng trưởng kinh tế nói
chung phải bảo đảm bố n nhân tố là: nhân lực, tài nguyên thiên nhiên, cơ cấ u tư bản và
kỹ thuâ ̣t.
1.3.2.2. Nội dung
Về nhân lực, thứ nhất,ở các nước đang phát triển, tuổi thọ trung bình thấp, dưới
65 tuổi (trong khi đó các nước phát triển là 72-75 tuổi). Do đó cần xây dựng bệnh viện,
nâng cao sức khỏe, đảm bảo chế độ dinh dưỡng để họ làm việc có năng suất cao hơn.
Thứ hai, tỷ lệ người biết chữ ở các nước đang phát triển chỉ chiếm từ 32-52% trong
tổng số dân, đây là một con số rất thấp. Bởi vậy, các nước này cần đầu tư cho chương
9
trình xóa nạn mù chữ, nâng cao chất lượng giáo dục. Thứ ba, lao động của các nước
đang phát triển tập trung chủ yếu trong lĩnh vực nông nghiệp. Do đó, để tăng trưởng
kinh tế, mỗi nước cần trang bị cho con người những kỹ thuật mới trong nông nghiệp,
đầu tư phát triển công nghiệp, đa dạng hóa việc làm ở nông thôn để khắc phục thời
gian lãng phí của lao động ở nông thôn.
Về tài nguyên thiên nhiên, đây là một trong những yếu tố sản xuất cổ điển, những
tài nguyên quan trọng nhất là: đất đai, khoáng sản, đặc biệt là dầu mỏ, rừng và nguồn
nước. Tài nguyên thiên nhiên có vai trò quan trọng để phát triển kinh tế. Tuy nhiên,
việc sở hữu nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú không quyết định một quốc gia
có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh.
Các nước đang phát triển thường có diện tích nhỏ bé, nghèo tài nguyên khoáng
sản, đất đai chật hẹp so với số dân đông đúc. Tài nguyên thiên nhiên quan trong nhất
của các nước này là đất nông nghiệp. Do vậy, việc sử dụng đất đai có hiệu quả sẽ làm
tăng sản lượng quốc dân. Muốn vậy phải có chế độ bảo vệ đất đai, đầu tư phân bón
canh tác, thực hiện tư hữu hóa đất đai để kích thích chủ trại đầu tư vốn và kỹ thuật.
Về cơ cấu tư bản, nhìn chung, các nước nghèo ít tư bản. Muốn tăng trưởng phải
có đầu tư, muốn có đầu tư phải có tư bản. Để có tư bản, các nước này phải nhập khẩu
tư bản, phải vay nước ngoài; trong khi các nước nghèo đều là những con nợ khó đòi,
khả năng vay vốn của các nước phát triển là rất khó. Để đáp ứng nhu cầu đầu tư, các
nước nghèo chỉ còn một giải pháp là thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Về kỹ thuật, các nước nghèo cũng ở trong tình trạng lạc hậu về kỹ thuật nhưng
lại có lợi thế của nước đi sau là có thể bắt trước kỹ thuật và công nghệ của các nước đi
trước. Bởi vậy, các nước này có thể tranh thủ thành tựu của các nước đi trước để tìm
được những cơ hội đi tắt đón đầu.
Nhìn chung, ở các nước đang phát triển, bốn nhân tố trên rất khan hiếm và việc
kết hợp chúng nhằm tạo xung lực cho sự phát triển găp rất nhiều trở ngại. Điều đó làm
cho những nước khó khăn lại càng thêm khó khăn, bị lâm vào “cái vòng luẩn quẩn”
của sự nghèo khó không lối thoát là: Tiết kiệm và đầu tư thấp – tốc đô tích lũy vốn thấp
– tiết kiêm và đầu tư thấp… Để phát triển cần phải có “cú huých” từ bên ngoài, nhằm
phá vỡ “cái vòng luẩn quẩn” đó, nghĩa là phải có sự đầu tư của các nước phát triển.
Muốn vây, phải tạo ra môi trường và những điều kiên thuân lợi nhằm thu hút và kích
thích sự đầu tư của tư bản nước ngoài.
10
Tiết kiệm và
đàu tư thấp
Thu nhập
bình quân
thấp
Tốc độ tích
lũy thấp
Năng suất
thấp
1.3.2.3. Ý nghĩa
Lý thuyết “cái vòng luẩn quẩn” và “cú huých từ bên ngoài” chỉ ra đặc điểm
kinh tế nổi bật của các nước đang phát triển đó là các nguồn lực sản xuất bị khan
hiếm. Hơn nữa, lý thuyết này gợi mở một giải pháp cho sự tăng trưởng kinh tế đối với
các nước đang phát triển là cần dựa vào sự đầu tư của các nước phát triển.
1.3.2.4. Hạn chế
Không phải quốc gia nào vận dụng “cú huých từ bên ngoài” đều có nền kinh tế
phát triển. Do đó, học thuyết này không thể áp dụng rộng rãi cho tất cả các quốc gia
mà mỗi quốc gia tùy vào điều kiện của mình vận dụng linh hoạt học thuyết này. Việc
vận dụng không phù hợp “cú huých từ bên ngoài” và lựa chọn các yếu tố từ đầu tư
nước ngoài chưa phù hợp đã dẫn đến nhiều hệ lụy mà các quốc gia đang phát triển phải
đối mặt: mắc một khoản nợ khổng lồ và không có khả năng chi trả.
1.3.3. Mô hình Nhị nguyên
1.3.3.1. Hoàn cảnh ra đời
Athur Lewis - nhà kinh tế học đạt giải Nobel năm 1979, đưa ra mô hình
kinh tế nhị nguyên. Sau đó, Fei và Gustav Raris áp dụng phân tích quá
trình tăng trưởng kinh tế của các nước đang phát triển.
1.3.3.2. Nội dung
Lý thuyết này cho rằng ở các nền kinh tế có hai khu vực kinh tế song song tồn
tại: khu vực truyền thống, chủ yếu là sản xuất nông nghiệp và có đặc trưng là rất trì trệ,
năng suất lao động rất thấp (năng suất lao động biên tế xem như bằng không) và lao
động dư thừa; khu vực công nghiệp hiện đại có đặc trưng năng suất lao động cao và có
khả năng tự tích lũy. Do lao động dư thừa nên việc chuyển một phần lao động thặng
dư từ khu vực nông nghiệp sang khu vực công nghiệp không gây ảnh hưởng gì đến sản
11
lượng nông nghiệp. Do có năng suất lao động cao và tiền công cao hơn nên khu vực
công nghiệp thu hút lao động dư thừa từ khu vực nông nghiệp chuyển sang, và do lao
động trong khu vực nông nghiệp quá dư thừa và tiền công thấp hơn nên các ông chủ
công nghiệp có thể thuê mướn nhiều nhân công mà không phải tăng thêm tiền công,
lợi nhuận của các ông chủ ngành càng tăng; giả định rằng toàn bộ lợi nhuận sẽ được
đem tái đầu tư thì nguồn tích lũy để mở rộng sản xuất trong khu vực công nghiệp ngày
càng tăng lên.
Như vậy, có thể rút ra từ lý thuyết này một nhận định là để thúc đẩy sự phát triển,
các quốc gia đang phát triển cần phải mở rộng khu vực công nghiệp hiện đại bằng mọi
giá mà không quan tâm đến khu vực truyền thống. Sự tăng trưởng của khu vực công
nghiệp tự nó sẽ thu hút hút hết lượng lao động dư thừa trong nông nghiệp chuyển sang
và từ trạng thái nhị nguyên, nền kinh tế sẽ chuyển sang một nền kinh tế công nghiệp
phát triển.
Một cách tổng quát, khi phân tích sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của hai lĩnh vực
sản xuất vật chất quan trọng nhất của nền kinh tế các nước đang phát triển, các lý thuyết
nhị nguyên đã đi từ việc cho rằng chỉ cần tập trung vào phát triển công nghiệp mà
không quan tâm đến sự phát triển của khu vực nông nghiệp đến việc chỉ ra những giới
hạn của việc này và như vậy, khu vực nông nghiệp cũng cần được quan tâm thích đáng
trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
1.3.3.3. Ý nghĩa
Mô hình này giải thích con đường tăng trưởng và phát triển kinh tế của các quốc
gia công nghiệp từ đó vẽ ra định hướng cho các nước đang phát triển thực hiện quá
trình công nghiệp hóa đất nước, trở thành một quốc gia công nghiệp phát triển.
1.3.4. Lý thuyết tăng trưởng kinh tế của các nước Châu Á – gió mùa
1.3.4.1. Hoàn cảnh ra đời
Năm 1955 , trong tác phẩm “ Lý thuyết về phát triển kinh tế” Nhà kinh tế học
Arthur Lewis đã đưa ra mô hình kinh tế nhị nguyên , đưa ra cách giải thích hiện đại về
mối quan hệ giữa hai khu vực nông nghệp và công nghiệp. Tư tưởng chủ yếu của mô
hình này là chuyển số lao động dư thừa sang các nghành hiện đại do hệ thống tư bản
nước ngoài đầu tư vào các nước lạc hậu. Quá trình này sẽ tạo điều kiện cho nền kinh
tế phát triển . Tuy nhiên , the nhà kinh tế Nhật Bản Harry Toshima , mô hình tăng
trưởng của A. Lewis không có ý nghĩa thực tế vì tình trạng dư thừa lao động trong nông
nghiệp . Bởi lẽ, nền nông nghiệp lúa nước vẫn thiếu lao động trong các đỉnh cao thời
vụ và chỉ thừa lao động trong mùa nhàn rỗi. Vì vậy ông đưa ra mô hình tăng trưởng
mới.
1.3.4.2. Nội dung
Trong mô hình này, sự phát triển được bắt đầu bằng việc giữ lại lao động trong
nông nghiệp nhưng phải tạo thêm nhiều việc làm cho cho nông dân trong lúc nông
nhàn rỗi bằng cách phát triển các ngành nghề trong kinh tế nông thôn. Chỉ có như vậy
12
mới nâng cao được thu nhập của người dân, mở rộng được thị trường nội địa cho các
ngành công nghiệp, dịch vụ phát triển và nhờ đó, lao động dư thừa trong nông nghiệp
sẽ được sử dụng hết. Khi thị trường lao động thu hẹp hơn thì tiền lương thực tế sẽ tăng
nhanh; hầu hết các nông trại, xí nghiệp phải chuyển sang cơ giới hóa và việc thay thế
lao động bằng các loại máy móc nhỏ này sẽ làm năng suất lao động tăng lên và tổng
sản phẩm quốc dân tính theo đầu người sẽ tăng nhanh khi sử dụng hết lao động trong
nông nghiệp.
1.3.4.3. Ý nghĩa
Ý nghĩa rút ra cho sự hoạch định chính sách kinh tế từ sự nghiên cứu lý thuyết
trên: Nông nghiệp hóa là con đường tốt nhất để bắt đầu một cuộc chiến lược phát triển
ở Châu Á gió mùa, tiến tới một XH có cơ cấu kinh tế công – nông – dịch vụ. Lý thuyết
này gợi cho ta rằng: trước hết phải tập trung vào phát triển nông nghiệp và sử dụng lao
động nông nghiệp hợp lý, có hiệu quả. Mặt khác, phải phát triển một nền nông nghiệp
đa dạng, tạo ra thị trường của nông nghiệp và dịch vụ nông nghiệp.
CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở VIỆT NAM HIỆN
NAY
Việt Nam là một trong những quốc gia được xếp vào nhóm các nước đang phát
triển với nền kinh tế phát triển ổn định và thuận lợi trong một thời gian dài nhưng vẫn
phụ thuộc lớn vào nông nghiệp, tỷ trọng công nghiệp trong cơ cấu nền kinh tế có sự
gia tăng nhưng chưa cao, GDP đầu người vẫn ở mức trung bình thấp so với mặt bằng
chung thế giới. Trước bài toán tình cảnh chung của các nước đang phát triển, việc thực
thi công cuộc tăng trưởng kinh tế, thực hiện những mục tiêu kinh tế- xã hội của đất
nước là nhiệm vụ vô cùng quan trọng, luôn được Đảng và Nhà nước ta quan tâm.
Tái cơ cấu kinh tế (CCKT), đổi mới mô hình tăng trưởng (MHTT) kinh tế được
tiến hành ở Việt Nam kể từ Đại hội VI của Đảng. Từ đó đến nay, quan điểm, chủ trương
của Đảng liên tục được khẳng định, chỉ đạo thực hiện xuyên suốt qua các kỳ đại hội.
Đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế, chuyển “từ chủ yếu phát triển theo chiều rộng
sang phát triển hợp lý giữa chiều rộng và chiều sâu, vừa mở rộng quy mô, vừa chú
trọng chất lượng, hiệu quả, tính bền vững” là chủ trương đã được Đảng đề ra từ Đại
hội XI [1]. Đại hội XII tiếp tục xác định “Mô hình tăng trưởng trong thời gian tới kết
hợp có hiệu quả phát triển chiều rộng với chiều sâu, chú trọng phát triển chiều sâu,
nâng cao chất lượng tăng trưởng và sức cạnh tranh trên cơ sở nâng cao năng suất lao
động, ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ, đổi mới và sáng tạo, nâng cao chất lượng
nguồn nhân lực, phát huy lợi thế so sánh và chủ động hội nhập quốc tế, phát triển
nhanh, bền vững”[2]. Qua hai nhiệm kỳ Đại hội XI và XII (10 năm), việc thực hiện đổi
mới mô hình tăng trưởng kinh tế tuy đạt được một số kết quả tích cực, nhưng vẫn chưa
tạo được bước chuyển căn bản sang mô hình phát triển kinh tế mới. Hơn nữa, trong bối
cảnh mới của tình hình thế giới, khu vực và đất nước, nhất là tác động của cuộc cách
13
mạng Công nghiệp lần thứ tư, Đại hội XIII của Đảng tiếp tục đề ra nhiệm vụ “đổi mới
mạnh mẽ mô hình tăng trưởng” với nhiều nội dung mới, yêu cầu mới: “... phục hồi,
phát triển kinh tế - xã hội, đổi mới mạnh mẽ mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh
tế, xây dựng, hoàn thiện đồng bộ thể chế phát triển phù hợp với nền kinh tế thị trường
đầy đủ, hiện đại, hội nhập; phát triển đồng bộ và tạo ra sự liên kết giữa các khu vực,
các vùng, các thành phần kinh tế, các loại hình sản xuất kinh doanh; có chính sách hỗ
trợ hiệu quả doanh nghiệp trong nông nghiệp; đẩy mạnh nghiên cứu, chuyển giao, ứng
dụng tiến bộ khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo, nhất là những thành tựu của
cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, thực hiện chuyển đổi số quốc gia, phát triển
kinh tế số, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế”.
[3]. Nhìn chung, có thể thấy, qua các kỳ Đại hội, Đảng ta luôn đề cập đến vấn đề tăng
trưởng và phát triển kinh tế với mục tiêu “...phấn đấu thực hiện dân giàu, nước mạnh,
xã hội công bằng, dân chủ, văn minh...” mà điều kiện tiên quyết để thực hiện là phải
phấn đấu tăng trưởng kinh tế nhanh, mạnh và vững chắc, gắn tăng trưởng với tiến bộ,
công bằng xã hội, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
Trong quá trình thực hiện những mục tiêu, chủ trương đã đặt ra trong chiến lược
tăng trưởng kinh tế cũng như đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế trong các kỳ Đại
hội, Việt Nam đã đạt được một số thành tựu nhất định .Cụ thể là trong cả hai năm 2018
và 2019, tốc độ tăng trưởng kinh tế nước ta vượt 7%. Tăng trưởng nhanh chóng của
xuất khẩu và dòng vốn FDI là những động lực tăng trưởng quan trọng cho Việt Nam
(đặc biệt là sự mở rộng nhanh chóng lĩnh vực dệt may và điện tử). Do tác động của đại
dịch Covid-19, đà tăng trưởng kinh tế đã giảm đáng kể vào năm 2020. Tuy nhiên năm
2020, nền kinh tế Việt Nam vẫn ghi nhận mức tăng trưởng dương 2,9% (so với mức
tăng trưởng GDP 7,1% của năm 2019). Bằng sự nỗ lực không ngừng của Đảng và nhân
dân cả nước, đại dịch trong nước được kiểm soát, duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh,
đất nước từng bước chuyển sang trạng thái "Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát
hiệu quả dịch COVID-19". Vì vậy mà đà tăng trưởng kinh tế được củng cố trong nửa
đầu năm 2021. Tăng trưởng kinh tế năm 2021 ước tính đạt 2,58% so với năm trước
trong đó khu vực công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục là động lực chủ đạo. Chỉ số
sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng 4,8% so với năm 2020 (năm 2020 tăng 3,3%).
Mức tăng trưởng này của ngành công nghiệp trong bối cảnh toàn cầu và Việt Nam chịu
tác động nặng nề của đại dịch covid-19 là điểm sáng, đóng góp tích cực vào tăng trưởng
chung của toàn bộ nền kinh tế năm 2021.[4]
Nước ta, tuy định hướng tập trung phát triển nền công nghiệp hiện đại nhưng
không hề từ bỏ lĩnh vực truyền thống là sản xuất nông nghiệp mà phát triển nông nghiệp
một cách có kế hoạch, cân đối với cơ cấu nền kinh tế quốc dân. Điều này được chứng
tỏ ở việc xuất khẩu nông sản năm 2021 đạt 48,6 tỷ USD. Trong năm 2021, khu vực
nông nghiệp tiếp tục phát huy vai trò “bệ đỡ” của nền kinh tế, bảo đảm an ninh lương
14
thực quốc gia; phát triển nông nghiệp... tạo tiền đề tăng trưởng cho kinh tế Việt Nam.
[5]
Bên cạnh những thành tựu to lớn không thể phủ nhận, vẫn còn một số hạn chế
của mô hình tăng trưởng, thể hiện ở một số điểm khái quát như sau:
- Nền kinh tế nước ta chủ yếu phát triển theo chiều rộng mà chưa tập trung phát
triển theo chiều sâu .Tăng năng suất lao động và sáng tạo và đổi mới công nghệ là
những khó khăn, thách thức Việt Nam cần phải vượt qua nếu muốn đổi mới mô hình
tăng trưởng có hiệu quả. Giáo sư Michael Porter, cha đẻ của lý thuyết lợi thế cạnh tranh
quốc gia nhận định về mô hình tăng trưởng kinh tế của nước ta như sau: “Mô hình tăng
trưởng của Việt Nam đã đạt tới đỉnh. Nếu Việt Nam tiếp tục tăng trưởng dựa vào mở
rộng quy mô vốn, sử dụng nguồn nhân công giá rẻ với tay nghề thấp và giá trị gia tăng
trong hàng hóa xuất khẩu thấp sẽ dẫn tới không thể cạnh tranh và nền kinh tế sẽ gặp
nhiều rủi ro trong tương lai”. cần phải chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế từ chiều
rộng qua chiều sâu để nâng cao năng suất nhân tố tổng hợp (TFP).
- Chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng chú trọng chất lượng và hiệu quả,
năng lực cạnh tranh còn chậm. Tư duy dựa vào các “nguồn lực dễ” và “hái quả dưới
thấp” đang còn phổ biến.
- Các nền tảng cho tăng trưởng dài hạn yếu làm cho chất lượng tăng trưởng thấp,
trong đó đặc biệt là năng suất tăng chậm, khoảng cách quá xa so với các nước trong
khu vực, dẫn đến việc Việt Nam tụt hậu trong cuộc đua đường trường về năng suất.
- Hiệu quả đầu tư đã được cải thiện hơn, nhưng vẫn còn thấp xa so với mức trung
bình của khu vực.
- Hội nhập tương đối tốt, độ mở kinh tế cao, tăng trưởng xuất khẩu cao, thu hút
FDI tốt, nhưng lan tỏa của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài lại rất hạn chế. Đối xử
với khu vực này đang được ưu đãi hơn khu vực kinh tế tư nhân trong nước, trong khi
đóng góp cho ngân sách của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài lại không tương xứng
như vậy.
- Tính bao trùm chưa thực sự đạt được: Việt Nam ở mức bất bình đẳng trung
bình, chỉ xếp ở giữa bảng xếp hạng về mức bất bình đẳng của Diễn đàn Kinh tế thế giới
cho các nước có mức thu nhập trung bình thấp. Chênh lệch phát triển giữa các tộc
người, chênh lệch phát triển giữa các vùng miền vẫn là vấn đề lớn.
- Tăng trưởng dựa vào khoa học công nghệ (KHCN) vào đổi mới sáng tạo
(ĐMST) còn rất hạn chế, đầu tư cho KHCN vào ĐMST quá ít, sự tham gia của khu
vực tư nhân vào lĩnh vực này chưa được phát huy.
- Tăng trưởng xanh chưa thực hiện được bao nhiêu, cơ cấu năng lượng còn lạc
hậu so với thế giới mặc dù tiềm năng về năng lượng tái tạo rất lớn. Nhiều mục tiêu phát
triển bền vững khó có thể đạt được nếu không có những thay đổi quyết liệt.
- Phát triển vùng và liên kết vùng còn nhiều hạn chế, vướng mắc, mà chưa được
giải quyết căn bản.
15
Trước những tồn tại, hạn chế của nền kinh tế như trên, yêu cầu đặt ra trong giai
đoạn 2021-2025 là việc tái cơ cấu kinh tế và đổi mới mô hình tăng trưởng cần được
triển khai nhanh hơn, quyết liệt hơn và có sự bứt phá.
CHƯƠNG 3: VẬN DỤNG CÁC MÔ HÌNH TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀO
VIỆT NAM
3.1. MÔ HÌNH W.ROSTOW
Mô hình tăng trưởng kinh tế Rostow giúp xác định trình độ phát triển của quốc
gia, gợi ý về sự thúc đẩy hoàn thành những tiền đề cần thiết nào đó cho sự phát triển
trong từng giai đoạn.
Việt Nam có thể gọi giai đoạn cất cánh là 2001- 2005, khi Việt Nam gia nhập
AFTA. Và bắt đầu vào năm 2006 thì Việt Nam gia nhập WHO.
Giai đoạn 2006- 2010: là giai đoạn nền tảng cho công nghiệp hóa, áp dụng tiến
bộ công nghệ vào sản xuất nông nghiệp và công nghiệp, cải thiện giao thông vận tải và
thông tin liên lạc để mở rộng thương mại, đổi mới cơ sở hạ tầng
Giai đoạn 2010 đến nay: Việt Nam hướng đến là nước công nghiệp hóa- hiện đại
hóa, xây dựng Việt Nam thành một nước công nghiệp.
=> Chúng ta đang chuẩn bị nguồn lực cần thiết để bước vào giai đoạn cất cánh
Tuy nhiên lí thuyết tăng trưởng của Rostow chỉ nhấn mạnh tăng trưởng mà không
chú ý tới quan hệ chính trị- kinh tế giữa những nước phát triển chậm. Thể chế và quan
hệ quốc té vượt khỏi kiểm soát của nước đang phát triển. Vì vậy Việt Nam cần thận
trọng khi áp dụng mô hình Rostow.
3.2. LÝ THUYẾT VỀ “CÁI VÒNG LUẨN QUẨN” VÀ “CÚ HUÝCH TỪ BÊN
NGOÀI”
 Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đầu tư nước ngoài
đc xem là một trong những trụ cột góp phần vào tăng trưởng kinh tế của Việt Nam.
 Năm 1987, Việt Nam ban hành Luật Đầu tư nước ngoài trong bối cảnh kinh
tế -xã hội còn phát triển ở mức rất thấp, cơ sở hạ tầng nghèo nàn, khoa học và công
nghệ lạc hậu, nguồn nhân lực dồi dào nhưng phần lớn trong lĩnh vực nông nghiệp và
chưa qua đào tạo. Từ khi Luật Đầu tư nước ngoài (nay là Luật Đầu tư năm 2005) đến
nay, Việt Nam đã thu hút được một lượng đáng kể các nguồn vôn từ bên ngoài. Năm
2006, Việt Nam gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO). Sự kiện này đánh dấu
bước ngoặt lớn trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. Các nguồn
vốn đầu tư nước ngoài đổ vào Việt Nam tăng đột biến, nhất là vốn đầu tư trực tiếp từ
nước ngoài (FDI). Năm 2007, lượng vốn FDI đăng ký đạt 21,348 tỷ USD, tăng gần
16
80% so với năm 2006 (năm 2006 đạt 12,044 tỷ USD), năm 2008 đạt mức kỷ lục là 72
tỷ USD. Năm 2021, lượng vốn FDI ước tính đạt 31,15 tỷ USD.(6)
 Những kết quả mà nước ta đã đạt được:
 Các nguồn vốn đầu tư nước ngoài đã góp phần bổ sung vốn cho nền
kinh tế và tăng thu ngân sách cho Việt Nam
 Chuyển giao công nghệ đã góp phần hình thành một đội ngũ các cán
bộ, công nhân có trình độ kỹ thuật và tay nghề cao, góp phần làm tăng năng lực
nghiên cứu và phát triển công nghệ của Việt Nam
 Góp phần mở rộng hợp tác đầu tư với các nước, mở rộng thị trường
và thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam, đặc biệt là sau khi Việt
Nam gia nhập WTO
3.3. MÔ HÌNH NHỊ NGUYÊN
Hiện nay nền kinh tế Việt nam hiện nay không phải là nền kinh tế nhị nguyên
mà là nền kinh tế chuyển sang kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo
định hướng XHCN. Chúng ta không hề từ bỏ lĩnh vực truyền thống là sản xuất nông
nghiệp để đi đến sản xuất công nghiệp hiện đại mà phát triển nông nghiệp một cách
có kế hoạch, cân đối với cơ cấu nền kinh tế quốc dân (7). Nông nghiệp vẫn là mặt
trận chủ lực của chúng ta. Chúng ta cần có nông nghiệp để xuất khẩu lúa gạo, lấy tiền
đem về nguyên vật liệu, máy móc để phát triển nông nghiệp... tạo tiền đề tăng trưởng
cho kinh tế Việt Nam.
3.4. LÝ THUYẾT TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ CỦA CÁC NƯỚC CHÂU Á –
GIÓ MÙA
 Thứ nhất, nông nghiệp luôn được coi là nền tảng ổn định xã hội và tích
luỹ cho công nghiệp. Cải cách ruộng đất là công việc cần làm để thúc đẩy tăng
trưởng. Nhưng cải cách cần tuỳ thuộc vào điều kiện tự nhiên - xã hội, nhất là
nguồn lao động và tài nguyên của mỗi quốc gia để lựa chọn mô hình và bước đi
phù hợp, linh hoạt. Chính quyền cần phải nắm bắt nhanh nhạy thời cơ để có sự
điều chỉnh, chuyển đổi mô hình một cách mềm dẻo, phù hợp với xu thế phát triển
của từng giai đoạn. (8)
 Thứ hai, trong quá trình thực hiện các biện pháp thúc đẩy tăng trưởng,
ngoài việc thu hút vốn đầu tư vào khu vực nông nghiệp để cung ứng việc làm cho
nông thôn, chính quyền địa phương cần ra sức xây dựng đội ngũ cán bộ có tri
thức trong nông thôn, tư vấn và hỗ trợ nông dân tăng gia sản xuất. Ngoài ra, mỗi
địa phương cần từng bước hoàn thiện, xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn đồng
17
bộ, hiện đại để nông thôn trở thành địa bàn đầu tư sinh lợi và là thị trường có sức
tiêu thụ mạnh, hấp dẫn đối với các doanh nghiệp công nghiệp.
 Thứ ba, Nhà nước có vai trò quyết định sự tăng trưởng nông nghiệp của
vùng thông qua việc hoạch định các chính sách vĩ mô phù hợp với từng giai đoạn
cụ thể. Nhà nước tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho mọi thành phần kinh tế
phát huy hết tiềm năng, sự năng động, sáng tạo cho công cuộc tăng trưởng, phát
triển nông nghiệp nói riêng và tăng trưởng, phát triển kinh tế nói chung (9).
3.5. GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ ĐỔI MỚI MÔ
HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ
a) Giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong tình hình hiện nay:
 Tập trung cao độ phòng, chống dịch COVID-19, tạo điều kiện thúc đẩy phát
triển kinh tế-xã hội
 Giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn
 Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, cải cách hành chính, chuyển đổi số
 Thúc đẩy xuất nhập khẩu, phát triển thương mại hài hòa, bền vững
 Các giải pháp hỗ trợ người dân, doanh nghiệp, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất,
kinh doanh
 Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, tạo đồng thuận xã hội, theo tinh thần
“lấy tích cực đẩy lùi tiêu cực, lấy cái đẹp dẹp cái xấu”, truyền cảm hứng và tạo
niềm tin cho nhân dân, nâng cao ý thức trách nhiệm, tính tự giác, tích cực thực
hiện phòng, chống dịch và thúc đẩy sản xuất kinh doanh; tăng cường giám sát
không gian mạng để loại bỏ các thông tin xấu độc; chủ động đấu tranh, phản bác
các quan điểm sai trái, xuyên tạc của các thế lực thù địch
 Củng cố quốc phòng, an ninh, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội,
nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại, hội nhập quốc tế, giữ vững môi trường
hòa bình, ổn định và thuận lợi cho phát triển đất nước.
 Đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công
 Rà soát, hoàn thiện các quy định pháp luật để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về
thể chế, cơ chế, chính sách.
b) Giải pháp đổi mới các mô hình tăng trưởng kinh tế:
 Đổi mới cơ chế quản lý kinh tế: Tạo dựng môi trường, đổi mới thể chế phù hợp
với nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, thông qua: Đưa vào vận
hành các quy tắc, chuẩn mực về hành vi kinh tế diễn ra trên thị trường; bảo đảm
cho các quy tắc, chuẩn mực thị trường trên cơ sở hoàn thiện các cơ chế bổ sung
giữa thị trường và Nhà nước; tạo ra cơ chế dân chủ hơn trong quản lý kinh tế
theo hướng chặt chẽ, rõ ràng, minh bạch và hiệu quả; tạo ra “sân chơi” kinh tế
18
mang tính cạnh tranh, bình đẳng nhờ hệ thống các thị trường hoàn chỉnh và hoạt
động hiệu quả; bảo đảm các chủ thể thị trường thể hiện được vai trò và bình đẳng
với nhau trong hoạt động.
 Tạo và duy trì năng lực sản xuất có chiều sâu hiệu quả, sức cạnh tranh cao: Tạo
ra động lực mới cho nền kinh tế nhờ: 1- Phát triển các ngành công nghiệp có
nhiều lợi thế chuyển dần giai đoạn đầu và giữa sang giai đoạn sau, tập trung vào
các ngành cung cấp hàng tiêu dùng lâu bền và hàng tư liệu sản xuất, từ đó, tham
gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu; 2- Cấu trúc lại và đầu tư thích đáng cho nông
nghiệp, nông thôn; 3- Phát triển khu vực ngoài nhà nước.
19
PHẦN KẾT LUẬN
Tăng trưởng kinh tế có vai trò vô cùng quan trọng đối với mỗi quốc gia, là điều
kiện tiên quyết để khắc phục tình trạng đói nghèo, lạc hậu, cải thiện và nâng cao chất
lượng cuộc sống cho dân cư. Nắm rõ vấn đề quan trọng này, Việt Nam đã biết áp
dụng nhiều biện pháp để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Nhờ đó, nước ta ngày nay đã
có chỗ đứng nhất định trên thị trường thế giới. Sự phát triển của Việt Nam trong 30
năm qua rất đáng ghi nhận, từ một trong những quốc gia nghèo nhất thế giới trở thành
quốc gia có thu nhập trung bình. Mặc dù 2 năm gần đây, nền kinh tế thế giới nói
chung và nền kinh tế Việt Nam nói riêng phải chịu ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch
Covid 19, nhưng khi đại dịch cơ bản được kiểm soát, tăng trưởng kinh tế nước ta đã
phục hồi khá nhanh chóng. Thông qua việc nghiên cứu, vận dụng các mô hình tăng
trưởng kinh tế, ta thấy được tầm quan trọng và ý nghĩa của các mô hình tăng trưởng
kinh tế đối với sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. Đây là một bài toán mà bất cứ
người đứng đầu và các nhà cầm quyền phải đặt ra làm sao tối ưu hóa, hiệu quả hóa
nền kinh tế ta. Trước xu thế hội nhập thế giới, Việt Nam cũng cần chuyển đổi mô
hình tăng trưởng kinh tế phù hợp vừa đáp ứng được yêu cầu hội nhập đón đầu các
công nghệ kỹ thuật tiên tiến vừa phù hợp với hoàn cảnh đất nước vẫn luôn được
Đảng và Nhà nước quan tâm.
20
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb.
CTQG, H, 2011.
[2] Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII,
Nxb. CTQG, H, 2016.
[3] Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII,
Nxb. CTQG, H, 2021.
[4] Tổng cục thống kê (2021) “các động lực tăng trưởng kinh tế Việt Nam 2021”,
báo cáo kinh tế - xã hội năm 2021.
[5] Lê Nguyễn, báo điện tử Đảng cộng sản Việt Nam, “ Nhìn lại nền kinh tế năm
2021 hướng tới 2022”
(6) https://tapchitaichinh.vn/nghien-cuu-trao-doi/doi-moi-chinh-sach-thu-hut-dautu-nuoc-ngoai-trong-boi-canh-tai-co-cau-nen-kinh-te
(7) https://toidap.com/so-sanh-ly-thuyet-mo-hinh-kinh-te-nhi-nguyen-va-ly-thuyettang-truong-cua-cac-nuoc-chau-a-gio-mua
(8) https://tulieuvankien.dangcongsan.vn/van-kien-tu-lieu-ve-dang/gioi-thieu-vankien-dang/nam-bai-hoc-lon-tu-thuc-tien-doi-moi-837
(9) https://dangcongsan.vn/kinh-te-va-hoi-nhap/tao-lap-moi-truong-kinh-doanhthuan-loi-cho-kinh-te-tu-nhan-phat-trien-473492.html
21
Download