Uploaded by Mai Anh Trần

co hoi lon cho viet nam day manh xuat khau mat ong sang eusadx

advertisement
Cơ hội lớn cho Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu mật ong sang EU
- Sản lượng mật ong tại EU giảm trong những năm gần đây do những biến
động của thời tiết. Trong khi đó, nhu cầu nhập khẩu mật ong tại EU rất
lớn, đặc biệt là những sản phẩm làm từ mật ong như keo ong và sữa ong
chúa…
- Hiệp định EVFTA có hiệu lực, cơ hội cho Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu
mật ong sang EU là rất lớn.
1. Thực trạng sản xuất mật ong tại EU
Liên minh châu Âu (EU) là nhà sản xuất lớn thứ hai và là nhà nhập
khẩu mật ong lớn nhất thế giới.
Ở EU, có 650.000 người nuôi ong quản lý khoảng 18 triệu tổ ong, trong
khi khoảng 10 triệu tổ ong được quản lý bởi những người nuôi ong, những
người thu được một phần thu nhập đáng kể từ việc nuôi ong.
Theo Ủy ban các tổ chức nông nghiệp chuyên nghiệp-Tổng liên đoàn
hợp tác xã nông nghiệp EU (Copa-Cogeca), năm 2020 đã đánh dấu sự sụt
giảm kỷ lục về sản lượng mật ong tại châu Âu, với mức giảm 40% so với
năm 2019. Tuy vậy, giá mật ong tại EU lại không tăng.
Nguyên nhân khiến sản lượng mật ong tại EU giảm trong năm 2020 là
do điều kiện khí hậu khắc nghiệt đã làm giảm thời kỳ ra hoa ở hầu hết các
nước EU. Trong đó, mưa lớn và lũ lụt ở Trung và Đông Âu và đợt hạn hán
lớn vào tháng 7/2020 đã tạo ra sự chênh lệch đáng kể về sản lượng mật ong
giữa các quốc gia thuộc EU.
Tại khu vực Đông và Nam Âu, sản lượng mật ong giảm mạnh, sản
lượng mật ong keo không có.
Riêng tại Hungary, vụ keo chỉ đạt 10% so với vụ thu hoạch bình
thường, trong khi thu hoạch tất cả các loại hoa chỉ đạt khoảng 30% so với
mức trung bình.
Tương tự, tại Bồ Đào Nha và Italia, các chuyên gia ước tính sản lượng
mật ong cũng giảm mạnh, giảm 70-80% ở cả hai quốc gia.
Theo thống kê, người nuôi ong tại châu Âu đã phải đối mặt với 3 mùa
vụ mất mùa liên tiếp gần đây, điều này đã gây khó khăn trong việc duy trì
sản xuất của họ, chẳng hạn khó khăn trong việc hoàn vốn các khoản đầu tư
đã thực hiện trong những năm qua.
Trong khi đó, cuộc khủng hoảng từ đại địch Covid-19 không ảnh hưởng
đến nhu cầu mật ong tại EU. Theo Ban Công tác về Mật ong của CopaCogeca, có sự gia tăng nhỏ trong việc bán các sản phẩm khác liên quan đến
mật ong, chẳng hạn như keo ong và sữa ong chúa ở một số khu vực ở EU.
Để hỗ trợ những người nuôi ong, Copa-Cogeca đang kiến nghị chính
quyền EU thông Chính sách Nông nghiệp Chung của EU (CAP) phải giúp
chống lại các tác động bất lợi của sự biến động trên thị trường.
Trong tháng 01/2021, Hội đồng Nông nghiệp và Thủy sản EU đã đưa ra
một tuyên bố chung kêu gọi Ủy ban Châu Âu xem xét mở lại Chỉ thị về Mật
ong để quy định việc dán nhãn xuất xứ rõ ràng hơn cho hỗn hợp mật ong.
Theo đó, quốc gia xuất xứ của sản phẩm cũng như tỷ lệ mật ong châu Âu và
mật ong từ các nguồn khác phải được nêu rõ. Tuyên bố được ký kết bởi
nhóm 16 quốc gia thành viên EU là Bulgaria, Cộng hòa Séc, Síp, Estonia,
Pháp, Hy Lạp, Hungary, Italia, Latvia, Litva, Ba Lan, Bồ Đào Nha,
Romania, Slovakia, Slovenia và Tây Ban Nha.
2. Nhu cầu nhập khẩu mật ong tại EU và cơ hội cho Việt Nam
Hiện các nhà sản xuất EU chỉ cung cấp khoảng 40% lượng mật ong cho
thị trường EU còn lại phải nhập khẩu.
Theo Cơ quan hải quan châu Âu, nhập khẩu mật ong (HS 0409) vào EU
năm 2020 đạt trên 324 nghìn tấn, trị giá 830,54 triệu Euro, tăng 11,3% về
lượng và tăng 7,6% về trị giá so với năm 2019.
Có thể thấy, nhu cầu mật ong tại EU rất lớn, trong khi đó, sản lượng
mật ong tại thị trường này giảm, để bù đắp cho sự thiếu hụt trong khu vực,
EU phải nhập khẩu mật ong từ nước thứ ba. Đây là cơ hội lớn cho các nước
muốn đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng này vào EU thời gian tới. Việt Nam là
thị trường cung cấp thứ 31 vào EU trong năm 2020, với tỷ trọng chiếm
0,18% tổng lượng. Cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu mật ong vào EU rất lớn trong
bối cảnh Hiệp định thương mại Việt Nam – EU (EVFTA) đã có hiệu lực với
thuế xuất khẩu mật ong vào EU là 0%.
Một số nguồn cung mật ong (HS 0409) vào EU năm 2020
Nguồn cung
Tổng
Ngoại
khối
EU27
Nội khối EU27
Ukraine
Trung Quốc
Achentina
Đức
Tây Ban Nha
Hungary
Mexico
Ba Lan
Bulgaria
Bỉ
Rumani
Uruguay
Cuba
Bồ Đào Nha
Brazil
Anh
Italia
Litva
Thổ Nhĩ Kỳ
Đan Mạch
Hy Lạp
Pháp
Moldova
Chile
Hà Lan
Sécbia
Áo
New Zealand
Slovakia
Guatemala
Việt Nam
Năm 2020
Năm 2019
Lượng
Trị giá
Lượng
Trị giá
(tấn)
(nghìn Eur) (tấn)
(nghìn Eur)
324.066
830.355
291.272
771.846
So sánh (%)
Lượng
Trị giá
11,3
7,6
179.304
366.745
167.097
355.279
7,3
3,2
144.762
55.049
40.073
22.860
22.396
20.065
19.092
17.720
17.359
13.097
11.961
11.473
10.664
7.065
7.040
6.500
4.956
3.973
3.888
3.160
3.051
3.039
3.037
2.676
2.182
1.947
1.378
1.141
1.073
954
927
598
463.609
84.097
55.010
50.242
80.369
70.418
68.677
39.287
39.120
30.461
38.268
35.348
18.963
12.946
10.723
13.993
20.985
17.248
8.191
10.512
12.693
10.737
15.628
6.102
5.944
11.072
7.275
5.750
31.340
3.240
2.259
798
124.175
44.522
45.108
21.269
18.828
17.287
17.080
18.205
12.208
13.548
10.231
8.915
5.382
6.478
5.937
3.562
4.825
4.347
2.727
2.977
2.851
1.970
3.288
3.797
4.569
1.446
1.246
1.499
659
359
868
504
416.568
74.690
63.182
48.544
75.044
61.279
59.450
46.557
29.830
32.740
34.563
29.592
10.721
13.655
9.697
9.522
20.672
19.036
6.134
10.302
11.757
7.664
16.579
10.233
12.404
7.069
4.371
8.088
18.785
1.450
2.008
703
16,6
23,6
-11,2
7,5
19,0
16,1
11,8
-2,7
42,2
-3,3
16,9
28,7
98,1
9,1
18,6
82,5
2,7
-8,6
42,6
6,2
7,0
54,3
-7,6
-29,5
-52,2
34,7
10,5
-23,9
63,0
166,0
6,8
18,6
11,3
12,6
-12,9
3,5
7,1
14,9
15,5
-15,6
31,1
-7,0
10,7
19,5
76,9
-5,2
10,6
47,0
1,5
-9,4
33,5
2,0
8,0
40,1
-5,7
-40,4
-52,1
56,6
66,4
-28,9
66,8
123,5
12,5
13,5
Nguồn: Cơ quan Thống kê châu Âu
Mục lục:
Cơ hội lớn cho Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu mật ong sang EU
1. Thực trạng sản xuất mật ong tại EU
2. Nhu cầu nhập khẩu mật ong tại EU và cơ hội cho Việt Nam
Download