1. Lý thuyết a. Hãy so sánh điều kiện thương mại CIF và CFR Incoterms 2010 Sự khác biệt giữa CFR và CIF về cơ bản là yêu cầu theo điều kiện vận chuyển của CIF đối với người gửi hàng để cung cấp một lượng bảo hiểm hàng hải tối thiểu cho hàng hóa được vận chuyển, còn CFR thì không. CFR – Cost and freight; CIF – Cost, Insurance and Frieght. - Cost and Freight (CFR) Với thỏa thuận CFR, bên vận chuyển có trách nhiệm lớn hơn trong việc thu xếp và thanh toán cho giao thông vận tải so với vận chuyển tối thiểu trên tàu (FOB) – nơi người gửi hàng chỉ chịu trách nhiệm giao hàng đến cảng xuất xứ để vận chuyển. Với hàng hóa được vận chuyển theo thỏa thuận này, người gửi hàng phải thu xếp và thanh toán cho việc vận chuyển đến cảng đích mà người nhận chỉ định. Người nhận hoặc người mua chỉ chịu trách nhiệm sau khi tàu cập cảng tại cảng đích. Tất cả các chi phí còn lại, bao gồm cả chi phí dỡ hàng và bất kỳ chi phí vận chuyển nào khác là trách nhiệm của người nhận. - Cost, Insurance, and Freight (CIF) Các thỏa thuận CIF gần giống như các thỏa thuận CFR. Người bán vẫn chịu trách nhiệm cho tất cả các chi phí sắp xếp và vận chuyển hàng hóa vận chuyển đến cảng đích đã thỏa thuận. Người nhận sau đó giả định tất cả trách nhiệm chi phí một khi tàu đã đến cảng. Sự khác biệt giữa hai thỏa thuận nằm trong một trách nhiệm bổ sung rơi vào người gửi hàng. Trong quá trình vận chuyển, người bán cũng phải cung cấp số tiền bảo hiểm hàng hải tối thiểu đối với hàng hóa được vận chuyển, thường là số tiền được thỏa thuận giữa người mua và người bán. b. Hãy so sánh điều kiện thương mại DAT Incoterms 2010 và DPU Incoterms 2020 Trong Incoterms 2020 có sự xuất hiện của 1 quy tắc mới đó là DPU (Delivered at Place Unloaded) thay thế cho quy tắc cũ DAT (Deliverd at Terminal). Đây là quy tắc duy nhất trong Incoterms mà người bán có nghĩa vụ dỡ hàng ra khỏi phương tiện vận tải tại địa điểm giao hàng. Sự thay đổi chính của DPU so với DAT là việc địa điểm giao hàng không còn bị giới hạn tại 1 điểm tại Terminal hoặc các ga hàng hóa tại các cửa khẩu mà được mở rộng hơn thành bất kì địa điểm nào trên nước nhập khẩu do 2 bên đã thỏa thuận, cộng thêm nghĩa vụ dỡ hàng khỏi phương tiện vận tải. Theo DPU Incoterms 2020, nếu bên mua không có khả năng hoặc kinh nghiệm đưa hàng về đến kho nhập khẩu đồng thời cũng không có khả năng hoặc kinh nghiệm dỡ hàng xuống khỏi phương tiện vận tải chở đến, bên bán có thể làm thêm việc này (tính trước chi phí này vào tiền hàng) và ký hợp đồng theo quy tắc DPU. 2. Bài tập Người bán ở Đồng Tháp, bán 18.000 tấn bắp hạt cho người mua ở Busan (Korea), hàng được đưa đến Kobe (Japan). Hãy chọn điều kiện Incoterms thích hợp khi: 1. Hàng được giao cho người mua ngay tại kho của người bán, chi phí xếp hàng lên phương tiện vận tải, thủ tục xuất khẩu và những vấn đề khác để đưa hàng đến đích do người mua tự lo. Sử dụng điều kiện EXW (Ex Works) 2. Người mua thuê phương tiện vận tải và chịu cước vận tải chặng chính, người bán lo thủ tục xuất khẩu và chịu rủi ro về hàng hóa cho đến khi hàng được giao lên tàu tại cảng TP.HCM. Sử dụng điều kiện FOB ((Free On Board) 3. Người bán không thống nhất điều kiện (2) mà muốn thông quan hàng XK, thuê và trả cước vận tải chặng chính. Rủi ro chuyển sang người mua sau khi hàng đã giao lên tàu ở cảng đi. Sử dụng điều kiện CFR (Cost And Freight) 4. Hai bên mua bán thỏa thuận như điều kiện đã nêu ở câu (3) nhưng người bán thêm nghĩa vụ bảo hiểm cho hàng hóa vận chuyển. Sử dụng điều kiện CIF (Cost, Insurance and Freight) 5. Người bán đề nghị sẽ chịu mọi rủi ro và chi phí giao hàng an toàn trên cầu cảng tại nơi đến; Người mua sẽ lo thủ tục nhập khẩu và những công việc còn lại. Sử dụng điều kiện CPT (Carriage Paid To) 3. Đóng hàng vào container và chào hàng xuất khẩu a. Hãy tính số lượng tối ưu sản phấm giày đóng trong container 20 feet (kích thước 5,867m x 2,33m x 2,35m) biết rằng mỗi thùng (kích thước: 20cm x 30cm x 40cm) đóng gói được 6 đôi giày trẻ em. Số lượng tối ưu sản phẩm giày đóng trong container 20 feet: 5,867𝑚 𝑥 2,33𝑚 𝑥 2,35𝑚 𝑥 6 = 8031 đô𝑖 𝑔𝑖à𝑦 0.2𝑚 𝑥 0.3𝑚 𝑥 0.4𝑚 b. Hãy chào giá xuất khẩu giày theo giá FOB Hải Phòng (Incoterms 2010) biết rằng giá xuất xưởng tại nhà máy ở Hà Nội là 1.56$/1 đôi giày. Chi phí vận chuyển nội địa 1 container 20 feet từ Hà Nội đi Hải Phòng là 4.800.000 đồng/container. Phí phát hành vận đơn (Bill fee-BF) là 30$/ 1 bộ, Phí nâng hạ container (Terminal handling charge-THC là 200$/container), tỷ giá 1$ là 22.00 VNĐ. Giá xuất khẩu giày theo giá FOB Hải Phòng (Incoterms 2010) = Giá xuất xưởng + Chi phí vận chuyển nội địa + Phí phát hành vận đơn + Phí nâng hạ container = 1,56 x 22000 x 8031 + 4.800.000 + 30 x 22000 + 200 x 22000 = 285.483.920 đồng = $12976,54