Uploaded by neotruong25

4601605008-NguyenNgocTramAnh

advertisement
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ
TIỂU LUẬN
LÝ LUẬN VỀ HÀNG HOÁ SỨC LAO ĐỘNG VÀ Ý NGHĨA TRONG VIỆC
PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG SỨC LAO ĐỘNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
HỌC PHẦN: CHUYÊN ĐỀ KINH TẾ CHÍNH TRỊ- POLI141701
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 8 tháng 1 năm 2022
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ
TIỂU LUẬN
LÝ LUẬN VỀ HÀNG HOÁ SỨC LAO ĐỘNG VÀ Ý NGHĨA TRONG VIỆC
PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG SỨC LAO ĐỘNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
HỌC PHẦN: CHUYÊN ĐỀ KINH TẾ CHÍNH TRỊ- POLI141701
Họ và tên: Nguyễn Ngọc Trâm Anh
MSSV: 46.01.605.008
Học phần: Chuyên đề Kinh tế chính trị- POLI141701
Giảng viên hướng dẫn: ThS. Nguyễn Thị Quỳnh Trang
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 8 tháng 1 năm 2022
Mục lục
Lời mở đầu ..................................................................................................................1
1.
Lý do chọn đề tài. ..........................................................................................1
2.
Mục tiêu nghiên cứu. .....................................................................................1
3.
Đối tượng nghiên cứu. ...................................................................................1
Chương 1: Hàng hoá sức lao động. .............................................................................1
1.1
Hàng hoá. .......................................................................................................1
1.2
Sức lao động và điều kiện để biến sức lao động trở thành hàng hoá. ...........2
1.2.1 Sức lao động. ..............................................................................................2
1.2.2 Điều kiện để biến sức lao động trở thành hàng hoá. ..................................2
1.3
Hai thuộc tính của hàng hoá sức lao động. ....................................................2
1.4
Hàng hoá sức lao động là loại hàng hoá đặc biệt. .........................................3
1.5
Giá cả của hàng hóa sức lao động - tiền công. ..............................................5
1.5.1 Bản chất của tiền công. ..............................................................................5
1.5.2 Các hình thức. ............................................................................................5
1.5.3 Tiền công danh nghĩa và tiền công thực tế. ...............................................5
Chương 2: Ý nghĩa trong việc phát triển thị trường sức lao động ở Việt Nam hiện
nay. ..............................................................................................................................6
2.1 Thị trường sức lao động. ...................................................................................6
2.2 Thực trạng thị trường sức lao động Việt Nam hiện nay. ..................................6
2.2.1 Tiêu cực. .....................................................................................................6
2.2.2 Tích cực. .....................................................................................................8
2.3 Giải pháp để phát triển thị trường sức lao động Việt Nam hiện nay. ...............9
Kết luận. ....................................................................................................................11
1
Lời mở đầu
1. Lý do chọn đề tài.
Nguồn lao động là tài sản quý giá và to lớn đối với một quốc gia , đó vừa là tiền đề
,vừa là động lực và là mục tiêu để thực hiện chiến lược phát triển kinh tế xã hội của
đất nước . Quan tâm đến nguồn lao động tức là quan tâm đến mọi mặt vấn đề liên
quan đến người lao động, từ đó bộc lộ bản chất , tính ưu việt của chế độ. Trên cơ sở
của chủ nghĩa Mác - Lê nin về hàng hóa sức lao động cùng với thực trạng thị trường
sức lao động của nước ta hiện nay thì việc hoàn thiện phát triển thị trường sức lao
động không chỉ mang tính kinh tế mà còn mang ý nghĩa chính trị, là một vấn đề cấp
thiết. Vậy nên em xin chọn đề tài : “Lý luận về hàng hoá sức lao động và ý nghĩa
trong việc phát triển thị trường sức lao động ở Việt Nam hiện nay”.
2. Mục tiêu nghiên cứu.
Bài tiểu luận sẽ phân tích, làm rõ các khái niệm “ hàng hóa”, “hàng hóa sức lao
động”, “ thị trường sức lao động” theo chủ nghĩa Mác - Lênin từ đó rút ra ý nghĩa
việc nghiên cứu hàng hóa sức lao động đối với việc phát triển thị trường sức lao
động Việt Nam hiện nay. Phân tích thực trạng thị trường sức lao động Việt Nam
hiện nay, từ đó đề xuất ra một số giải pháp góp phần phát triển và ổn định thị trường
sức lao động tại Việt Nam.
3. Đối tượng nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu của bài tiểu luận là hàng hoá sức lao động, thị trường sức lao
động, thị trường sức lao động hiện nay ở Việt Nam.
Nội dung
Chương 1: Hàng hoá sức lao động.
1.1 Hàng hoá.
Theo quan điểm của C.Mác, hàng hoá là sản phẩm của lao động, có thể thoả mãn
một nhu cầu nào đó của con người thông qua trao đổi, mua bán. Như vậy, sản phẩm
2
của lao động chỉ mang hình thái hàng hoá khi nhằm đưa ra trao đổi, mua bán trên
thị trường.
Nghĩa là, có thể có yếu tố sản phẩm của lao động song không là hàng hoá khi sản
phẩm đó không được đem ra trao đổi hoặc không nhằm mục đích sản xuất để trao
đổi. Hàng hoá có thể sử dụng cho nhu cầu cá nhân hoặc nhu cầu sản xuất. Hàng hoá
có thể tồn tại ở dạng vật thể hoặc ở dạng phi vật thể. Hàng hoá có hai thuộc tính là
giá trị sử dụng và giá trị.
1.2 Sức lao động và điều kiện để biến sức lao động trở thành hàng hoá.
1.2.1 Sức lao động.
C.Mác viết: “ Sức lao động hay năng lực lao động là toàn bộ những năng lực thể chất
và tinh thần tồn tại trong cơ thể, trong một con người đang sống, và được người đó
đem ra vận dụng mỗi khi sản xuất ra một giá trị sử dụng nào đó”.
1.2.2 Điều kiện để biến sức lao động trở thành hàng hoá.
Hai điều kiện để sức lao động trở thành hàng hoá là:
Thứ nhất là người lao động được tự do về thân thể.
Thứ hai là người lao động không có đủ các tư liệu sản xuất cần thiết để tự kết hợp
với sức lao động của mình tạo ra hàng hoá để bán, cho nên họ phải bán sức lao
động.
Sức lao động trở thành hàng hoá là điều kiện quyết định để biến tiền thành tư bản.
Sức lao động biến thành hàng hoá là nhân tố đánh dấu một giai đoạn mới trong lịch
sử phát triển sản xuất hàng hoá- nền sản xuất hàng hoá tư bản chủ nghĩa.
1.3 Hai thuộc tính của hàng hoá sức lao động.
Khi sức lao động trở thành hàng hoá, nó cũng có hai thuộc tính như hàng hoá thông
thường. Đó là thuộc tính giá trị và thuộc tính giá trị sử dụng.
Giá trị của hàng hoá sức lao động cũng do thời gian lao động xã hội cần thiết để sản
xuất và tái sản xuất ra sức lao động quyết định. Xét về cấu thành, do hàng hoá sức
3
lao động tồn tại trong con người đang sống, nên để sống và tái sản xuất sức lao
động, người lao động phải tiêu dùng lượng tư liệu sinh hoạt nhất định. Do vậy, thời
gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra sức lao động sẽ được quy thành thời
gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra những tư liệu sinh hoạt mà người lao
động tiêu dùng. Tức là, về cách tính, giá trị của hàng hoá sức lao động được đo
lường gián tiếp thông qua lượng giá trị của các tư liệu sinh hoạt để tái sản xuất ra
sức lao động. Cho nên, cấu thành giá trị của hàng hoá sức lao động sẽ bao gồm:
Một là, giá trị tư liệu sinh hoạt cần thiết (cả vật chất, tinh thần) để tái sản xuất ra sức
lao động.
Hai là, phí tổn đào tạo người lao động.
Ba là, giá trị những tư liệu sinh hoạt cần thiết (vật chất và tinh thần) nuôi con của
người lao động.
Nếu đúng theo nguyên tắc ngang giá trong nền kinh tế thị trường thì giá cả của hàng
hoá sức lao động phải phản ánh lượng giá trị nêu trên.
Giá trị sử dụng của hàng hoá sức lao động là thoả mãn nhu cầu của người mua, tức
là mua để tiêu dùng vào quá trình lao động. Nhưng khác với hàng hoá thông
thường, quá trình sử dụng hàng hoá sức lao động có thể tạo ra một lượng giá trị lớn
hơn giá trị của bản thân nó. Đó chính là đặc điểm đặc biệt của hàng hoá sức lao
động, là chìa khoá để giải quyết mâu thuẫn công thức chung của tư bản.
1.4 Hàng hoá sức lao động là loại hàng hoá đặc biệt.
Người lao động chỉ bán quyền sử dụng, không bán quyền sở hữu; chỉ được bán có
thời hạn, không bán vĩnh viễn. Mang yếu tố tinh thần và lịch sử. Hơn thế, giá trị sử
dụng của hàng hoá sức lao động có tính năng đặc biệt mà không hàng hoá thông
thường nào có được, đó là trong khi sử dụng nó, không những giá trị của nó được
bảo tồn mà còn tạo ra được lượng giá trị lớn hơn. Đây chính là chìa khoá chỉ rõ
nguồn gốc của giá trị lớn hơn nêu trên do đâu mà có. C.Mác khẳng định, nguồn gốc
của giá trị thặng dư là do hao phí sức lao động mà có.
4
* So sánh hàng hoá sức lao động với hàng hoá thông thường.
- Giống nhau: Đều là hàng hoá, được đem ra mua bán trên thị trường chịu tác động
của thị trường như cung, cầu… Đều có hai thuộc tính: giá trị và giá trị sử dụng.
- Khác nhau:
+ Phương thức tồn tại.
Hàng hoá sức lao động: Gắn liền với con người.
Hàng hoá thông thường: Không gắn liền với con người.
+ Giá trị.
Hàng hoá sức lao động: Chứa đựng cả yếu tố vật chất tinh thần và lịch sử.Được đo
gián tiếp bằng giá trị của những tư liệu sinh hoạt cần thiết để tái sản xuất ra sức lao
động.
Hàng hoá thông thường: Chỉ thuần tuý là yếu tố vật chất. Được đo trực tiếp bằng
thời gian lao động xã hội cần thiết.
+ Giá cả.
Hàng hoá sức lao động: Nhỏ hơn giá trị.
Hàng hoá thông thường: Có thể tương đương với giá trị.
+ Giá trị sử dụng.
Hàng hoá sức lao động: Đặc biệt tạo ra giá trị mới lớn hơn giá trị của bản thân nó,
đó chính là giá trị thặng dư.
Hàng hoá thông thường: Giá trị sử dụng thông thường.
+ Quan hệ giữa người mua – người bán.
Hàng hoá sức lao động: Người mua có quyền sử dụng, không có quyền sở hữu,
người bán phải phục tùng người mua.
Hàng hoá thông thường: Người mua và người bán hoàn toàn độc lập với nhau.
5
+ Quan hệ mua-bán.
Hàng hoá sức lao động: Mua bán chịu, thường không ngang giá và mua bán có thời
hạn.
Hàng hoá thông thường: Ngang giá, mua đứt- bán đứt.
+ Ý nghĩa.
Hàng hoá sức lao động: Nguồn gốc của giá trị thặng dư. Là một hàng hoá đặc biệt.
Hàng hoá thông thường: Biểu hiện của của cải.
1.5 Giá cả của hàng hóa sức lao động - tiền công.
1.5.1 Bản chất của tiền công.
Tiền công là giá cả của hàng hóa sức lao động mà nhà tư bản đã mua của người
công nhân. Vì vậy, giá trị của hàng hóa sức lao động sẽ quyết định tiền công. Tiền
công phụ thuộc vào quan hệ cung – cầu và cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân
cũng như các chính sách điều tiết của nhà nước.
1.5.2 Các hình thức.
Tiền công tính theo thời gian là hình thức tiền công tính theo thời gian lao động của
công nhân dài hay ngắn (giờ, ngày, tuần, tháng).
Tiền công tính theo sản phẩm là hình thức tiền công tính theo số lượng sản phẩm đã
làm ra, hoặc số lượng công việc đã hoàn thành trong một thời gian nhất định.
1.5.3 Tiền công danh nghĩa và tiền công thực tế.
Tiền công danh nghĩa là số tiền mà người công nhân nhận được do bán sức lao động
của mình cho nhà tư bản.
Tiền công thực tế là tiền công được biểu hiện bằng số lượng hàng hóa tư liệu tiêu
dùng và dịch vụ mà người công nhân mua được bằng tiền công danh nghĩa của
mình.
Tiền công danh nghĩa là giá cả hàng hóa sức lao động. Nó có thể tăng lên hay giảm
xuống tuỳ theo sự biến động trong quan hệ cung - cầu về hàng hóa sức lao động trên
6
thị trường. Trong một thời gian nào đó, nếu tiền công danh nghĩa vẫn giữ nguyên,
nhưng giá cả tư liệu tiêu dùng và dịch vụ tăng lên hay giảm xuống thì tiền công thực
tế giảm xuống hoặc tăng lên.
Tiền công danh nghĩa là khoản tiền mà người lao động thỏa thuận với chủ doanh
nghiệp khi kí hợp đồng giữa hai bên.
Chương 2: Ý nghĩa trong việc phát triển thị trường sức lao động
ở Việt Nam hiện nay.
Việc nghiên cứu hàng hoá sức lao động có ý nghĩa quan trọng trong việc xây dựng
thị trường lao động ở Việt Nam. Đảng và Nhà nước ta đã thừa nhận sức lao động là
hàng hoá (khi có đủ các điều kiện trở thành hàng hoá) cho nên việc xây dựng thị
trường sức lao động là tất yếu. Phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa là vấn đề cốt lõi, trọng tâm của Đảng ta. Nền kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa ở nước ta đòi hỏi phải có sự phát triển đồng bộ các loại thị trường
và Nghị quyết Đại hội IX cũng đã nhấn mạnh phải tiếp tục tạo lập đồng bộ các yếu
tố thị trường, thị trường lao động từ chỗ không tồn tại đã bắt đầu hình thành và phát
triển.
2.1 Thị trường sức lao động.
Thị trường lao động là một bộ phận của hệ thống thị trường, trong đó diễn ra quá
trình trao đổi giữa một bên là người lao động tự do và một bên là người có nhu cầu
sử dụng lao động. Sự trao đổi này được thoả thuận trên cơ sở mối quan hệ lao động
như tiền lương, tiền công, điều kiện làm việc...thông qua một hợp đồng làm việc
bằng văn bản hay bằng miệng.
2.2 Thực trạng thị trường sức lao động Việt Nam hiện nay.
2.2.1 Tiêu cực.
Trong năm 2021, thị trường lao động đã phải đối mặt với những tác động tiêu cực
do đại dịch COVID-19. Điều này thể hiện rất rõ ràng khi số người có việc làm giảm
sâu, tỷ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm tăng cao, thu nhập bình quân tháng của
người lao động sụt giảm nghiêm trọng.
7
Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Lê Văn Thanh cho biết: Từ đầu
năm 2021, COVID-19 ảnh hưởng tiêu cực đến hàng chục triệu lao động. Trong quý
III, người lao động bị tác động nhiều nhất với 4,7 triệu lao động bị mất việc làm,
14,7 triệu lao động tạm nghỉ hoặc tạm ngừng sản xuất, kinh doanh; trên 10 triệu lao
động giảm giờ làm, tạm dừng việc làm.
Đặc biệt, vùng Đông Nam Bộ và vùng đồng bằng sông Cửu Long bị ảnh hưởng rất
nặng nề với 4,59% lao động vùng Đông Nam Bộ và 44,7% lao động vùng đồng
bằng sông Cửu Long bị ảnh hưởng do ngừng việc, giãn việc, nghỉ việc.
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), đến hết quý III, cả
nước có 28,2 triệu người từ 15 tuổi trở lên bị ảnh hưởng tiêu cực đến việc làm. Quy
định giãn cách xã hội kéo dài trong ba tháng đã làm trầm trọng hơn thị trường lao
động và ảnh hưởng mạnh ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ. Đợt dịch
COVID-19 lần thứ tư diễn biến phức tạp, lây lan nhanh và kéo dài đã làm tăng tỷ lệ
và số người thiếu việc làm trong độ tuổi ở quý III lên mức cao nhất trong vòng 10
năm qua.
Ông Lê Quốc Minh, Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Tổng Biên tập báo
Nhân Dân nhận định đại dịch COVID-19 đã và đang khiến thị trường lao động nước
ta phải đối mặt với tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng khi tỷ lệ thất nghiệp và
thiếu việc làm tăng lên mức rất cao, cung-cầu lao động mất cân bằng ở hầu hết các
địa bàn, ngành nghề đồng thời thu nhập bình quân tháng của người lao động sụt
giảm mạnh so với trước đại dịch.
Thứ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội Lê Văn Thanh cũng chỉ ra rằng
đại dịch COVID-19 đã gây ra nhiều thách thức đối với thị trường lao động Việt
Nam. Thị trường lao động đã bị chia cắt cục bộ giữa các vùng, các địa phương, gây
ra thiếu lao động cho sản xuất kinh doanh. Mỗi nơi thực hiện các biện pháp phòng
chống dịch nên việc đi lại giao lưu giữa các vùng cũng khó khăn hơn, gia tăng sự
mất cân đối cung cầu lao động cục bộ, gây ra áp lực về giải quyết việc làm cho
người lao động.
8
Theo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, nguồn cung lao động đang suy giảm.
Hiện nay, lực lượng lao động của cả nước là hơn 49 triệu người, giảm hơn 2 triệu
người so với thời điểm cuối tháng 6-2021. Số lao động có việc làm giảm xuống
mức thấp nhất trong nhiều năm qua và có xu hướng chuyển dịch thiếu tích cực, khi
gia tăng lao động ở khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản; giảm lao động trong khu
vực công nghiệp và dịch vụ. Cụ thể, số lượng lao động trong ngành nông, lâm
nghiệp và thủy sản là hơn 14,5 triệu người, tăng hơn 673.000 người so với thời
điểm cuối quý II-2021 và tăng gần 480.000 người so với cùng kỳ năm trước, trong
khi lao động ngành công nghiệp, xây dựng giảm hơn 900.000 người so với quý
trước và cùng kỳ năm trước.
Đáng quan tâm hơn, theo tính toán sơ bộ, từ tháng 7 đến hết tháng 9-2021, cả nước
ghi nhận khoảng 1,3 triệu lao động từ các trung tâm kinh tế về quê, trong đó, Hà
Nội có khoảng 324.000 người, thành phố Hồ Chí Minh có gần 300.000 người, một
số tỉnh, thành phố phía Nam có khoảng 450.000 người... Thực trạng này dẫn đến sự
thiếu hụt về lao động khi 17,8% số doanh nghiệp được khảo sát cho biết, họ đang
thiếu hụt lao động, nhất là doanh nghiệp ở các tỉnh, thành phố phía Nam. Ngành
đang thiếu hụt nhiều lao động là điện tử, da giày với hơn 50%; may mặc, sản xuất
thiết bị điện với hơn 44%...
Lao động ngành việc làm trong ngành dịch vụ là 17,1 triệu người, giảm 2-3 triệu
người so với cùng kỳ năm trước.
Tiền lương thu nhập giảm, đời sống công nhân lao động gặp nhiều khó khăn, tỷ lệ
lao động thiếu việc làm, thất nghiệp tăng cao. Tỷ lệ thiếu việc làm quý III/2021 là
4,46%, là hơn 1,8 triệu người, tăng 1,86% so với quý trước. Tỷ lệ thất nghiệp trong
độ tuổi lao động là 3,98% hơn 1,7 triệu người, tăng hơn 1,25% so với cùng kỳ năm
trước.
2.2.2 Tích cực.
Mặc dù thị trường việc làm bị ảnh hưởng tiêu cực, song một nghiên cứu mới đây do
Viện Khoa học lao động và xã hội (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) phối
9
hợp với các đơn vị thực hiện cho thấy, 94% doanh nghiệp sản xuất có vốn đầu tư
nước ngoài có định hướng rõ ràng về việc tăng cường ứng dụng công nghệ hiện đại
để tạo ra nhiều việc làm trong thời gian tới.
Dưới góc độ quản lý, Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Lê Văn
Thanh cho biết, thị trường lao động trong nước được kỳ vọng sẽ phục hồi từ năm
2022 trở đi. Vì thế, các bên liên quan cần chủ động phương án phục hồi thị trường
lao động, qua đó thúc đẩy hoạt động sản xuất, kinh doanh phát triển
Thứ trưởng nhấn mạnh thêm, khi đại dịch COVID-19 được kiểm soát, cũng tạo ra
nhiều cơ hội lớn để thị trường lao động phát triển. Đó là cơ hội để các doanh nghiệp
sắp xếp cơ cấu sản xuất kinh doanh phù hợp với cách mạng công nghiệp 4.0, cơ hội
điều chỉnh phân bổ lại lao động giữa các vùng, các ngành kinh tế, góp phần nâng
cao năng suất, thúc đẩy chuyển đổi kinh tế số, kinh tế xanh. Đó là cơ hội phát triển
các hình thức giao dịch việc làm, cơ hội đổi mới giáo dục nghề nghiệp, đào tạo gắn
với nhu cầu của doanh nghiệp và thị trường lao động.
2.3 Giải pháp để phát triển thị trường sức lao động Việt Nam hiện nay.
Trước sự tác động mạnh mẽ của đại dịch COVID-19 đến thị trường lao động, nguy
cơ thiếu lao động rất lớn. Để phục hồi thị trường lao động, chúng ta cần nhiều giải
pháp. Trước hết, cần vận dụng linh hoạt lý luận hàng hoá sức lao động phù hợp với
điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa,
đồng thời chủ động hội nhập kinh tế quốc tế kịp thời.
Kết hợp với các giải pháp lớn với những cơ chế chính sách tập trung vào những vấn
đề lớn, cụ thể: Hỗ trợ trực tiếp người lao động: giúp chi trả chi phí đi lại, nhu yếu
phẩm, tiền điện, tiền nước, chi phí xét nghiệm… Hiện nay các doanh nghiệp đi vào
sản xuất phải xét nghiệm rất nhiều.
Hỗ trợ người sử dụng lao động phục hồi phát triển sản xuất kinh doanh, tạo việc
làm cho người lao động.
10
Đào tạo bồi dưỡng, nâng cao chất lượng người lao động, cung cấp kịp thời cho
doanh nghiệp ổn định sản xuất kinh doanh. Một số nơi thiếu lao động, biện pháp
này hỗ trợ bảo đảm nguồn cung cho doanh nghiệp.
Hỗ trợ kết nối cung cầu lao động: hai bên có cung hoặc có cầu nhưng đôi khi không
gặp nhau, chúng ta giúp cho việc kết nối này nhanh hơn.
Hoàn thiện bền vững thị trường lao động: hiện đại hóa thị trường lao động, hoàn
thiện cơ sở dữ liệu quốc gia về lao động việc làm, có kết nối chia sẻ dữ liệu với cơ
sở dữ liệu dân cư Quốc gia của Bộ Công an.
Bảo đảm điều kiện về nơi sinh sống cho người lao động.
Xây dựng quan hệ giữa người lao động hài hòa, tiến bộ.
Để triển khai có hiệu quả các giải pháp. Trước hết là phải kiểm soát được dịch bệnh.
Người lao động phải được an toàn, sản xuất phải an toàn, an toàn để sản xuất.
Thứ trưởng Lê Văn Thanh khẳng định: “Chúng ta cũng phải thực hiện các chính
sách hỗ trợ người lao động và doanh nghiệp khó khăn, như Nghị quyết 68 đã ban
hành. Bên cạnh đó, các chính sách về tín dụng, tài khóa, giảm, giãn nợ, thuế phí, cơ
cấu lại khoản vay, giảm giãn nợ ngân hàng, tiếp tục hỗ trợ cho vay vốn để sản xuất
kinh doanh. Đồng thời chúng ta cũng sớm ban hành và triển khai một số giải pháp.
Trong chương trình phát triển kinh tế xã hội, hiện nay Chính phủ đang nghiên cứu
trình các cơ quan có thẩm quyền trong đó có nhiều chính sách khác nhau, hỗ trợ các
đối tượng từ người sử dụng lao động, doanh nghiệp cho đến người lao động.
Chương trình phát triển thị trường lao động mà Bộ Lao động, Thương binh và Xã
hội đang trình Chính phủ, đang xây dựng trong đó chú trọng các giải pháp đào tạo
việc làm chất lượng, phát triển kinh tế số, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực…
Chúng ta nếu làm tốt chương trình này, sẽ phát triển kinh tế - xã hội nhanh chóng và
bền vững”.
11
Kết luận.
Qua bài tiểu luận trên, ta có thấy được tầm quan trọng của hàng hoá sức lao động.
Sự kết hợp hài hòa giữa lý luận về hàng hóa sức lao động của Mác với thực tiễn thị
trường sức lao động ở Việt Nam vừa là nhiệm vụ hàng đầu của nền kinh tế lại vừa
là mục tiêu quan trọng nhằm phục hồi và phát triển nguồn nhân lực, nâng cao dân
trí, phát triển đội ngũ trí thức, đặc biệt là trí thức tinh hoa, có đủ năng lực để thực
hiện chiến lược công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đóng góp tích cực nhằm
hình thành và phát triển “nền kinh tế tri thức” của Việt Nam.
Tài liệu tham khảo.
1.Bộ Giáo Dục Và Đào Tạo (2019). Giáo trình kinh tế chính trị Mác-Lênin (dành
cho bậc đại học – không chuyên lý luận chính trị).Hà Nội. Nxb Giáo dục và đào tạo.
2. Hoàng Thị Bích Loan, Vũ Thị Thoa (2011). Hỏi & đáp kinh tế chính trị MácLênin. Hà Nội. Nxb Chính trị- Hành chính.
3. Hồng Kiều (2021). Phục hồi thị trường lao động trong đại dịch: 7 giải pháp cấp
bách. Truy cập ngày 10/1/2022 tại: https://www.vietnamplus.vn/phuc-hoi-thitruong-lao-dong-trong-dai-dich-7-giai-phap-cap-bach/754373.vnp.
4. Nguyễn Lại Thìn (2021). Nhiều giải pháp phục hồi và phát triển thị trường lao
động trong bối cảnh đại dịch. Truy cập ngày 10/1/2022 tại:
http://laodongxahoi.net/nhieu-giai-phap-phuc-hoi-va-phat-trien-thi-truong-laodong-trong-boi-canh-dai-dich-1321651.html.
5. Wikipedia (2021). Lao động (kinh tế học). Truy cập ngày 10/1/2022 tại:
https://vi.wikipedia.org/wiki/Lao_%C4%91%E1%BB%99ng_(kinh_t%E1%BA%B
F_h%E1%BB%8Dc).
6. Wikipedia (2020). Tiền công lao động. Truy cập ngày 10/1/2022 tại:
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ti%E1%BB%81n_c%C3%B4ng_lao_%C4%91%E1%
BB%99ng.
7. Vũ Minh (2021). Nỗ lực hồi phục thị trường lao động. Truy cập ngày 11/1/2022
tại: https://hanoimoi.com.vn/tin-tuc/Xa-hoi/1016140/no-luc-hoi-phuc-thi-truonglao-dong.
Download