Uploaded by Fresh Juice

Hướng-Dẫn-Cai-Đặt-Storage-HUS-110

advertisement
HƯỚNG DẪN LẮP ĐẶT VÀ CẤU HÌNH
STORAGE HITACHI HUS 110
Hà Nội, 2013
1
MỤC LỤC
1. Thiết bị Storage Hitachi HUS 110: .....................................................................3
2. Kết nối PC với Storage để cấu hình: ...................................................................5
3. Cài dặt phần mềm quản trị Hitachi Storage Navigator Modular 2 (HSNM 2) ...6
4. Đăng nhập vào phần mềm quản trị ......................................................................7
5. Add Sotrage vào phần mềm quản trị HSNM2 (Add Array) ...............................8
6. Cấu hình Storage................................................................................................11
6.1. Đăng nhập vào Storage Hitachi HUS 110...................................................11
6.2. Gán quyền cho user root; tạo thêm user quản trị ...........................................12
6.3. Add license key ...........................................................................................17
6.4. Đặt lại IP theo yêu cầu: ...............................................................................19
6.4.1. Dùng chế độ Maintenance mode để cấu hình IP ..................................19
6.4.2. Cấu hình IP từ phần mềm quản trị .......................................................24
6.5. Tạo ổ Hot Spare:..........................................................................................25
6.6. Tạo Raid Group ...........................................................................................28
6.7. Chia Volume................................................................................................30
7. Cổng iSCSI ........................................................................................................32
7.1. iSCSI name ....................................................................................................33
7.2. Gán địa chỉ IP cổng iSCSI: ............................................................................34
7.3. Tạo iSCSI Target .........................................................................................36
8. iSCSI và Multipath trên Server ............................................................................39
8.1. Trên Windows Server 2003 ...........................................................................39
8.2. Trên Windows Server 2008 ...........................................................................45
2
1. Thiết bị Storage Hitachi HUS 110:
3
- 02 cổng User để cho người dùng có thể quản trị Storage, 2 cổng này sẽ
cần kết nối đến dải mạng quản trị, sao cho máy quản trị (cài phần mềm
Hitachi Storage Navigator Modular 2) có thể kết nối đến được. Ip của
cổng quản trị có thể được thay đổi theo ý muốn của người quản trị.
- 04 cổng iSCSI để truyền dữ liệu giữa Server và Storage (map Volume
qua các cổng này). Trên server sẽ dùng 1 hoặc 2 cổng mạng làm cổng
iSCSI để kết nối với Storage.
- Các cổng iSCSI được đánh số là 0E; 0F; 1E; 1F, có thể được gán, thay
đổi ip cho phù hợp với thiết kế mạng.
- Các cổng iSCSI nên có switch riêng để đảm bảo về mặt tốc độ.(chú ý:
Switch phải là switch 1G).
- Nên sử dụng ít nhất 02 cổng iSCSI (mỗi controller ít nhất 1 cổng) để đảm
bảo tính an toàn và tốc độ truyền dữ liệu.
- Trong trường hợp có ít hơn 02 Server; và mỗi server có hơn 2 cổng mạng
để làm cổng iSCSI thì nên cắm trực tiếp với cổng iSCSI của Storage.
- FireWall cần mở một số port để quản trị Storage như sau:
o FTP port 25 (2 chiều)
o SSL 443 (2 chiều)
o TCP 2 chiều: 2000, 28355, 1099, 23015 tới 23018, 23032, và
45001 tới 49000, 10995
o UDP: 161 (2 chiều)
- Trong Storage có 02 cục pin, được khuyến cáo thay thế sau 03 năm.
4
2. Kết nối PC với Storage để cấu hình:
Cần chuẩn bị: 01 laptop (hoặc PC; server) cài windows để làm máy quản trị
cho Storage; yêu cầu có lớn hơn 1,5Gb đĩa trống và hơn 1Gb Ram; có trình
duyệt WEB đã được bật popup và đã cài Java.
NOTE: Liên hệ với phòng Quản trị mạng của Hội Sở Chính (Máy lẻ:
0731) để lấy thông tin cấu hình mạng (VLAN riêng) cho các cổng iSCSI
của Storage.
Nếu có Switch riêng thì cấu hình trên switch riêng, nếu không sẽ chia ra
một số port để dành cho iSCSI (Chú ý switch phải có tốc độ truyền 1GB).
B1: Bật nguồn Storage:
- Kiểm tra nguồn của Storage; kết nối với nguồn điện.
- Nhấn nút MAIN SW để bật nguồn Storage (chú ý đèn C-PWR phải sáng).
- Thường thì khi cắm điện Storage sẽ tự động bật lên.
B2: Cắm dây mạng từ máy PC vào cổng quản trị
- Cắm dây mạng vào cổng User trên 2 controller.
- Địa chỉ IP mặc định của cổng quản trị là:
o Controller 0: 192.168.0.16
o Controller 1: 192.168.0.17
- Có thể dùng laptop hoặc PC nối trực tiếp vào cổng quản trị để thay đổi lại
IP trên Controller theo đúng VLAN của chi nhánh. Hướng dẫn thay đổi
IP xem ở mục 6.4.
- Ping kiểm tra đến cổng quản trị.
5
3. Cài dặt phần mềm quản trị Hitachi Storage Navigator Modular 2
(HSNM 2)
Cài đặt phần mềm HSNM 2:
Lấy đĩa HSNM2 đi kèm với Storage và cài đặt theo Auto run, nếu không có thể
vào phần Windows  Windows_GUI  chạy file: HSNM2-2300-W-GUIP01.exe .
Khi cài đặt ta để các thông số là mặc định, chỉ cần bấm next cho đến khi cài đặt
xong.
- Cũng có thể download phần mềm HSNM2 theo đường link sau:
http://www.mediafire.com/download/vr1bjhm1nzoqqm1/HUS100_MT01
2_31.iso.001
http://www.mediafire.com/download/c78rx89am3yw5kj/HUS100_MT01
2_31.iso.002
6
4. Đăng nhập vào phần mềm quản trị
B1: Trên máy quản trị, dùng trình duyệt web vào địa chỉ
http://localhost:23015/StorageNavigatorModular/Login
B2: Màn hình đăng nhập hiện ra:
User ID: system
Password: manager
- Màn hình sẽ hiện ra như sau :
7
5. Add Sotrage vào phần mềm quản trị HSNM2 (Add Array)
Để quản trị được Storage, trên máy quản trị cài HSNM2 phải kết nối đến
được cổng quản trị của Storage; ta có thể add địa chỉ mặc định của Storage
(như đã nói ở phần trên) vào rồi cấu hình lại địa chỉ IP, hoặc có thể cấu
hình lại qua cổng Maintenance qua giao diện web, cách đặt lại địa chỉ mạng
cho cổng quản trị được trình bày ở phần 6.4.
B1: Click vào Add Array
B2: Của sổ của Add Array hiện ra , nhấn Next để tiếp tục:
8
B3: Nhập địa chỉ cổng cho controller 0 và controller 1:
- Nhấn Next để tiếp tục.
- Nhấn Finish.
Storage được thêm vào trong phần mềm quản trị HSNM 2:
- 01 máy quản trị có thể quản lý được nhiều Storage.
- Các máy khác có thể kết nối đến máy quản trị để cấu hình Storage qua
đường dẫn:
9
http://<IP máy quản trị>:23015/StorageNavigatorModular/Login.
Có thể đổi thông tin đăng nhập của Storage (tên, Ip quản trị) trên phần
mềm quản trị: bấm vào check box cạnh Array Name, chọn Edit Array
(cạnh nút Add Array).
Điền các thông tin muốn thay đổi: Tên, Ip …
10
6. Cấu hình Storage
6.1. Đăng nhập vào Storage Hitachi HUS 110
B1: Click vào tên Storage mới add vào phần mềm, cửa sổ đăng nhập vào
Storage hiện ra:
User; Password: liên hệ với đội triển khai (Tecapro) để lấy.
B2: Màn hình cấu hình Storage xuất hiện với các thông số như Serial No,
Array ID, Firmware, IP…
11
6.2. Gán quyền cho user root; tạo thêm user quản trị
- Sau khi Add Array chúng ta phải gán quyền cho user root để có đủ quyền cấu
hình hệ thống.
- Sau khi Add Array  Đăng nhập Storage qua user root :
B1: Vào Security  Account Authentication  Chọn root
12
B2: Chọn Edit Account
- Màn hình Edit Account –root xuất hiện.
- Đánh dấu vào ô Roles
13
B3: Nhấn OK  Confirm  Close (user root đã được gán quyền)
B4: Trở lại màn hình chính  chọn Look at All Array
- Đăng nhập lại vào Storage:
- Đã gán quyền cho user root để cấu hình Storage
14
 Tạo account quản trị mới
B1: Vào Security  Account Authentication
B2: Chọn Add Account; điền các thông tin vào bảng Add Account
+ User ID: Tên account
+ Account : Enable/ Disable
+ Pasword
+ Roles: phân quyền cho account
15
B4: Nhấn OK  Close
16
6.3.
Add license key
B1: Đăng nhập vào Storage Hitachi chọn Install License
B2: Màn hình Install License xuất hiện:
17
- Click Browse  Nhập file license có dạng .pkl trong đĩa license key
đi kèm Storage (trên đĩa có Serial của Storage)
B3: Click OK  Finish.
18
6.4. Đặt lại IP theo yêu cầu:
6.4.1. Dùng chế độ Maintenance mode để cấu hình IP
- Cắm dây mạng vào cổng Maintenance của Controller 0 hoắc Controller 1
Địa chỉ IP cổng Maintenance của Storage:
Controller 0: 10.0.0.16/24
Controller 1: 10.0.0.17/24
- Đặt IP của máy tính về cùng dải địa chỉ của cổng Maintenance.
B1: Reset Controller 0  Nhấn nút RST – SW
- Đợi 3s-5s sau Reset Controller 1 giống như đã làm với Controller 0
B2: Vào địa chỉ Web Tool
http://10.0.0.16 (với Controller 0) hoặc http://10.0.0.17 (với Controller 1)
- Lúc này Web Tool đang vào chế độ Maintenance Mode
19
- User/password đăng nhập liên hệ với đội triển khai (Tecapro) để lấy.
- Giao diện Maintenance Mode:
B3: Đổi địa chỉ IP cho cổng User  Click Network (Ipv4)  Change.
20
- Điền các thông số IP muốn thay đổi khi thay đổi xong nhấn Set
- Sau khi nhấn Set  nhấn Save để lưu thay đổi:
21
- Hệ thống xuất hiện thống báo: Set system Parameter  OK
- Khi hoàn tất hệ thống sẽ thông báo Complete  OK
22
B4: Sau khi hoàn thành cần phải chuyển Storage về chế độ Normal Mode  Nhấn
Go to Normal Mode
- Storage sẽ Reboot lại; Sau khi hoàn tất việc reboot; có thể sử dụng cổng User để
quản trị Storage với Ip vừa đặt.
23
6.4.2. Cấu hình IP từ phần mềm quản trị
- Từ trên màn hình quản trị storage, bấm vào Setting Lan
- Từ cửa sổ này, ta bấm vào Edit User Management Port ở góc dưới bên
phải màn hình
- Điền các thông tin về Ip, Gateway để quản trị Storage theo thiết kế từ
trước.
- Đặt lại Ip của máy quản trị cài HSNM2; ping để kiểm tra kết nối đến
Storage.
- Sửa lại thông tin của storage trên HSNM2 như hướng dẫn ở phần trên
(cũng có thể xóa đi add lại).
24
6.5.
Tạo ổ Hot Spare:
- Hot spare là ổ dự phòng, thay thế khi có một ổ cứng trong RAID GROUP lỗi,
tăng tính an toàn cho dữ liệu hệ thống.
Note: Trong hệ thống nên để ít nhất 01 ổ cứng làm Hot Spare.
B1: Vào Setting  Drive Setting  Spare Drives
B2: Màn hình Spare Drives xuất hiện  Click vào Add Spare Drive
25
B3: Trong Add Spare Drive hiện dánh sách các ổ cứng của Storage
Ví dụ như hình dưới Storage có 05 ổ (02 ổ 300 Gb, 03 ổ 600GB):
- Chọn ổ cứng làm Hot Spare  Click Add
26
- Ổ được chọn làm Hot Spare chuyển sang Spare Drives to be assigned.
B4: Nhấn OK  Close
Kết quả ổ 04 (SAS 600GB) đã được dùng làm ổ Hot Spare.
27
6.6.
Tạo Raid Group
B1: Vào Group  Volume  RAID GROUP  Creat RG
B2: Điền thông tin vào màn hình Create RG hiện ra:
28
+ Chọn loại raid ở phần RAID level. Đối với Storage Hitachi hỗ trợ các loại
raid: raid 0, raid 1, raid 10, raid 5, raid 6 .
+ Chọn số ổ cứng tạo RAID.
+ Chọn Manual Selection chọn các ổ cứng để tạo RAID.
Ở chi nhánh sẽ có 10 (hoặc 5) ổ cứng; nên để ít nhất 01 ổ làm Hot Spare,
chọn RAID level là RAID 5, Combination là 8D + 1P (hoặc 3D + 1P); trong
trường hợp dùng nhiều hơn 1 ổ cứng làm Hot spare thì điều chỉnh
Combination cho phù hợp với số ổ cứng.
- Ví dụ: Trong hình Srorage có 05 ổ cứng (02 ổ 300GB; 03 ổ 600GB), chọn
ổ 04 (SAS 600GB) làm ổ Hot Spare, cấu hình RAID 5 3D+1P .
B3: Nhấn OK.
B4: Kết quả ta được một RAID GROUP được tạo ra như hình vẽ
29
6.7.
Chia Volume
Để máy chủ có thể nhận được ổ đĩa từ Storage, ta cần phải chia Raid Group thành
các Volume; mỗi volume khi gán lên server sẽ là 1 ổ cứng.
B1: Vào Group  Volume  Create VOL
B2: Điền các thông tin vào màn hình Create VOL hiện ra:
30
+ Chọn Type là Raid Group.
+Chọn Raid Group ta sẽ tạo Volume trên đó.
+ Tạo tên của volume trong VOL
+ Dung lượng volume ở Capacity
+ Số lượng volume ở Numbers of volume
B3: Nhấn Ok . Màn hình xác nhận xuất hiện:
+ Nếu muốn tạo thêm Volume chọn Create More VOL
B4: Nhấn Close.
+ Các Volume được tạo ra
31
7. Cổng iSCSI
Cổng iSCSI kết nối giữa Server và Storage qua switch 1 GB trên cùng VLAN của
iSCSI (10.x.14.0/24 – Liên hệ Phòng Quản trị mạng – HSC để cấu hình VLAN
iSCSI trên switch của chi nhánh). Server nhận diện Storage qua iSCSI name. Trên
Winserver 2008 có hỗ trợ iSCSI (Winserver 2003 phải cài thêm phần mềm hỗ trợ
iSCSI).
Trên Storage tạo kết nối qua iSCSI như sau:
- Kết nối Server với Storage qua cổng iSCSI port OE, OF, 1E, 1F.
Ví dụ: Kết nối iSCSI qua port OE:
32
7.1. iSCSI name
- Trong phần iSCSI Target sẽ có phần iSCSI name default của các port iSCSI trên
Storage:
Note: Những iSCSI name có thể thay đổi được. Tuy nhiên theo khuyến cáo của
hãng không nên thay đổi iSCSI name của các port để tránh các lỗi phát sinh.
Enable iSCSI Target Security
- Để nhiều Server giao tiếp được với Storage cần phải Enable iSCSI Target
Security:
Vào Group  iSCSI Targets  Change iSCSI Target Security
33
- Chọn Enable iSCSI Target Security là YES  OK  Confirm  Close.
7.2. Gán địa chỉ IP cổng iSCSI:
B1: Vào Setting  Port setting  iSCSI setting:
Sẽ xuất hiện bảng địa chỉ IP của các port iSCSI
B2: Click vào port định thay đổi IP .
Ví dụ: Click vào OE
- Bảng thông tin của port OE sẽ xuất hiện
- Muốn thay đổi IP của port OE  click Edit iSCSI port
34
B3: Điền các thông tin thay đổi vào bảng Edit iSCSI port- port OE
B4: Nhấn OK  Finish
Thực hiện tương tự các bước trên với các cổng còn lại: 0F, 1E, 1F.
35
7.3. Tạo iSCSI Target
B1: Vào Group  iSCSI Targets  Create Target
B2: Điền các thông tin vào màn hình Create Target:
+ Nhập tên của Target trong phần Alias
+ Nhập iSCSI name của port kết nối tới server
36
+ Chọn các port kết nối tới server trong Avaiable Port
B3: Trong phần Host nhập iSCSI name của Server Add
Note:iSCSI name của Server được hướng dẫn cụ thể trong phần 10: iSCSI và
Multipath trên Server
B4: Trong Volume chọn các LUN cho Server  Add
37
B5: Nhấn Close; iSCSI target được tạo ra như trong hình:
38
8. iSCSI và Multipath trên Server
8.1. Trên Windows Server 2003
- Kết nối Storage tới Server bằng dây mạng, có thể kết nối trực tiếp hoặc kết
nối gắn tiếp thông qua switch. Cụ thể, trên Storage có thể cắm vào các port iSCSI
sau: 0E, 0F, 1E, 1F. Khuyến cáo nên cắm vào 2 port trên Storage để nâng cao tính
dự phòng.
- Địa chỉ của port trên Server kết nối tới Storage được đặt IP cùng 1 dải
mạng với địa chỉ IP của port iSCSI (port kết nối tới Server) trên Storage.
B1: Cài gói hỗ trợ iSCSI cho server chạy Windows Server 2003:
C1: Cài trong đĩa đi kèm tài liệu
C2: Download :http://www.microsoft.com/en-us/download/details.aspx?id=18986
39
- Cài đặt chi tiết:
Chạy file Initiator-2.08-build3825-x86fre.exe (với windows 2003 x64 thì chọn file
Initiator-2.08-build3825-x64fre.exe) và cài đặt theo hướng dẫn trên màn hình 
Finish  icon như hình dưới:
B2: Click iSCSI Initiator
Vào General  Check thông tin : Initiator node name để gán lên storage
40
B3: Vào Discovery  Add Nhập IP port iSCSI của Storage kết nối với Server
(gõ tất cả các ip iSCSI của storage mà server kết nối)
B4: Nhấn OK  Targets  Log on
Màn hình xuất hiện:
41
- Đánh dấu vào Automatically restore this connection when the system boots và
Enable multi-path.
- Click Advanced..
Bảng Advanced Setting xuất hiện IPSec
+ Trong Local adapter chọn Microsoft iSCSI Initiator
+ Trong Source IP chọn IP của Server
+ Trong Target Portal chọn IP port iSCSI của Storage kết nối
- Nhấn OK  Finish
B5: Nhấn Log on để connect
42
B6: Chuyển sang thẻ Discovery để kiểm tra
B7: Kiểm tra disk trên Server:
- Server đã nhận ổ cứng từ Storage qua cổng iSCSI.
43
B8: Định dạng Disk
1. Chuột phải My Computer> click Manage
2. Click Storage, và sau đó click Disk Management.
3. Chuột phải Disk Basic(Disk cần khởi tạo), click Initialize Disk.
4. Chuột phải vùng unallocated, và sau đó click New Partition để tạo phân
vùng ổ đĩa.
44
8.2. Trên Windows Server 2008
- Kết nối Storage tới Server bằng dây mạng, có thể kết nối trực tiếp hoặc kết
nối giắn tiếp thông qua switch. Cụ thể, trên Storage có thể cắm vào 1 trong các port
iSCSI sau: 0E, 0F, 1E, 1F.
- Địa chỉ của port trên Server kết nối tới Storage được đặt IP cùng 1 dải
mạng với địa chỉ IP của port iSCSI (port kết nối tới Server) trên Storage.
Đầu tiên cài gói hỗ trợ iSCSI cho server chạy Windows Server 2008:
- Vì trong win server 2008 có hỗ trợ gói multipath nên chúng ta sẽ tiến hành cài đặt
gói multipath I/O trong features lên.
+ Trên màn hình giao diện Win server 2008 click chọn biểu tượng Server manage
để đi đến phần cài đặt (theo hình dưới).
+ Tiếp theo chọn continue
45
+ Click Features  Add Features  Multipath I/O sau đó click next
46
+ Chọn install để tiến hành cài đặt
+ Chờ cho đến khi quá trình cài đặt thực hiện xong click vào biểu tượng close để
kết thúc việc cài đặt và reboot lại máy chủ.
47
- Cấu hình iSCSI cho server:
Sau khi cài đặt multipath xong chúng ta tiến hành cài đặt theo các các bước hướng
dẫn dưới đây.
B1:Vào trong giao diện Control panel
B2: Click double iSCSI Initiator
Vào General  check thông tin: Initiator node name để gán lên storage
48
B3: Vào Discovery  Add  Nhập IP port iSCSI của Storage kết nối với Server
(gõ tất cả các ip iSCSI của storage mà server kết nối)
49
B4: Nhấn OK  Targets  Log on
Màn hình xuất hiện:
- Đánh dấu vào Automatically restore this connection when the system boots và
Enable multi-path.
- Click Advanced…
Bảng Advanced Setting xuất hiệnIPSec
+ Trong Local adapter chọn Microsoft iSCSI Initiator
+ Trong Source IP chọn IP của Server
+ Trong Target Portal chọn IP port iSCSI của Storage kết nối
- Nhấn OK  Finish
50
B5: Nhấn Log on để connect
51
B6: Chuyển sang thẻ Discovery để kiểm tra
B7: Kiểm tra disk trên Server:
Server đã nhận ổ cứng từ Storage qua cổng iSCSI.
52
B8: Định dạng Disk




Chuột phải My Computer> click Manage
Click Storage, và sau đó click Disk Management.
Chuột phải Disk Basic (Disk cần khởi tạo), click Initialize Disk.
Chuột phải vùng unallocated, và sau đó click New Partition để tạo phân
vùng ổ đĩa.
53
Download
Study collections