Uploaded by Kiều Oanh

Chương 11 Thị trường Ngoại hối và Tỷ giá Hối đoái (1) (2)

advertisement
Chương 11 Thị trường Ngoại hối-Tỷ giá Hối đoái
LocUEH
1
1 THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI
1 Khái niệm, Chức năng và Thành phần
1.1 Khái niệm
Thị trường tiền tệ quốc tế tại đó đồng tiền của các quốc
gia khác nhau có thể trao đổi được với nhau.
Nơi thực hiện, trao đổi mua bán các ngoại tệ và phương
tiện chi trả có giá trị như ngoại tệ được xác định trên cơ sở
cung cầu
 Thị trường ngoại hối về một loại tiền tệ như USD, EUR, JPY
hoaït ñoäng lieân tuïc giữa caùc trung taâm tiền tệ lôùn
cuûa theá giôùi baèng vieäc kết nối internet thành một thị
trường thống nhất vaø coù qui moâ giao dòch raát lôùn.
LocUEH
2
1.2 Chức năng Thị trường Ngoại hối
Chuyển đổi sức mua của ngoại tệ
này sang ngoại tệ khác và từ quốc
gia này sang quốc gia khác.
ii. Cung cấp thông tin cho thương
mại, đầu tư quốc tế.
iii. Giảm thiểu rủi-ro trong trao đổi
ngoại tệ.
i.
Chuyển nhượng sức mua là chức năng
quan trọng nhất, là cơ sở quyết định sự tồn
tại của thị trường ngoại hối.
LocUEH
3
1.3 Thành phần của Thị trường ngoại hối
 Thị trường ngoại hối tồn tại do
quan hệ cung - cầu ngoại tệ.
 Cầu ngoại tệ do:
 Người du lịch ra nước ngoài cần chuyển đổi tiền tệ của
mình sang tiền tệ của nước sẽ đến.
 Chính phủ, công ty và cá nhân nhập khẩu hàng hóa
 Chính phủ, công ty, cá nhân đầu tư vào một quốc gia khác.
 Chuyển tiền cho du học, chữa bệnh tại nước ngoài.
 Trả lãi suất vay các tổ chức Ngân hàng thế giới, Chính phủ
LocUEH
4
Cung Ngoại tệ do
Người du lịch ngoại quốc trả phí dịch vụ tại
quốc gia họ tới du lịch.
Thu từ xuất khẩu hàng hóa.
Tiếp nhận vốn đầu tư của nước ngoài
Thân nhân ở nước ngoài gởi về.
Viện trợ của Chính phủ và Tổ chức quốc tế
LocUEH
5
Cung ngoại tệ
 Một công ty Việt Nam xuất hàng qua Nhật được
trả bằng JPY. Trong nước, nhà xuất khẩu có nhu
cầu đổi JPY ra VND tại ngân hàng thương mại.
 Ngân hàng thương mại
 mua JPY và bán VND cho nhà xuất khẩu. Ngược lại,
công ty nhập hàng từ Nhật có nhu cầu JPY, bán VND
mua JPY tại ngân hàng thương mại
 là nơi chuyển đổi, cung và cầu về ngoại tệ của người
bản xứ nếu không nhà nhập khẩu, xuất khẩu gặp nhiều
khó khăn.
LocUEH
6
Cung-Cầu Ngoại tệ của Thị trường Ngoại hối
LocUEH
7
i. Chức năng Chuyển đổi Vốn hay Mua bánNgoại tệ
của Thị trường Ngoại hối
CHỨC NĂNG NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI
Là chuyển đổi vốn hay mua bán
ngoại tệ.
Thường kết thúc bằng bức điện chuyển
tiền (ngân phiếu thanh toán).
Để làm tốt chức năng, ngân hàng
thương mại phải có đủ khả năng cung
ứng ngoại tệ: khả năng thỏa mãn tất cả
các nhu cầu cần thiết về ngoại tệ của
người tiêu dùng.
Chức năng chuyển đổi giữa cung cầu ngoại tệ của ngân hàng thương
mại thể hiện sơ đồ bên
LocUEH
8
Tổ chức của Thị trường Ngoại hối
Sơ đồ Hình tháp
Ba đối tượng chính đóng vai trò
quan trọng như nhau.
1.Đối tượng nền tảng của thị trường ngoại
hối: nhà nhập khấu, xuất khẩu, nhà đầu tư,
người du lịch.
 Trực tiếp tạo ra cầu hoặc cung ngoại tệ.
2.Ngân hàng thương mại: trung gian chuyển
đổi giữa cung và cầu ngoại tệ.
 Có nhiệm vụ san bằng số lượng ngoại tệ ra,
vào của mình.
3.Ngân hàng trung ương với chức năng bán
hoặc mua ngoại tệ.
 Là phương sách cuối cùng, khi tổng cung cầu ngoại tệ quốc gia không cân bằng.
 Kết quả Ngân hàng trung ương giảm bớt hoặc
tăng dự trữ ngoại tệ.
LocUEH
9
Vai trò Tiền tệ từng Quốc gia
 Một số tiền tệ mạnh: đồng đô la Hoa Kỳ (USD), bảng Anh
(GBP), Euro (EUR), Yen Nhật (JPY) là những đồng tiền chủ
yếu dùng để thanh toán khi các quốc gia thực hiện thương
mại hàng hóa, dịch vụ với nhau.
 2020 đôla Hoa Kỳ vẫn sử dụng phổ biến nhất: hiện diện
trong 88% toàn bộ giao dịch ngoại tệ thế giới 18 năm qua.
 2019, hàng ngày có 5.800 tỷ USD được trao đổi thông qua
thị trường ngoại hối ở các trung tâm tài chính thế giới.
LocUEH
10
2. Chức năng Tín dụng của Thị trường Ngoại hối
 Tín dụng cần thiết khi hàng quá cảnh và cho phép người.mua có
thời gian bán lại hàng hóa và tiến hành chi trả tiền cho chủ hàng.
 Theo thông lệ quốc tế, nhà xuất khẩu cho phép nhà nhập khẩu có
thời hạn tối đa để chi trả là 90 ngày.
 Thực tế nhà xuất khẩu thường có giao ước chiết khấu một khoản
thưởng nếu nhà nhập khẩu thanh toán sớm hơn hạn định 90 ngày.
Nhà nhập khẩu có thể vay ngoại tệ để thanh toán sớm và nhận tiền
thưởng. Nhờ vậy, nhà xuất khẩu nhận được sự chi trả đúng hạn hoặc
sớm hơn và ngân hàng kiểm tra được những tình huống có thể xảy
ra trong việc chi trả của nhà nhập khẩu khi đến hạn thanh toán.
LocUEH
11
Đặc điểm của Thị trường Ngoại hối
1. Thị trường ngoại hối quốc tế hoạt động liên tục 24 giờ mỗi ngày.
2. Thị trường ngoại hối hoạt động mang tính chất quốc tế.
 Hàng hóa trao đổi tại thị trường ngoại hối rất đặc biệt, đó là tiền tệ của
các quốc gia.
 Phương tiện thông tin liên lạc hiện đại và phát triển, tạo điều kiện các
nhà kinh doanh tiền tệ biết được toàn bộ thông tin giá cả của tiền tệ các
quốc gia (tỷ giá hối đoái) tại các trung tâm tài chính thế giới.
 Đây là một thuận lợi lớn cho việc mua bán tiền tệ.
3. Tỷ giá hối đoái được xác định trên cơ sở cung-cầu ngoại tệ.
4. Những đồng tiền mạnh có vai trò quan trọng trên thị trường ngoại
hối là: USD, EUR, GBP và JPY.
LocUEH
12
Can thiệp của Ngân hàng Trung ương
 Thị trường cân bằng tại Eo; lượng ngoại tệ
là OQo.
 Cầu ngoại tệ tăng: đường cầu dịch chuyển lên
thành đường D'. Nếu cung ngoại tệ không đổi
và thị trường tự điều tiết thì cân bằng mới là E1
(ngoại tệ tăng giá).
 Chính phủ muốn duy trì tỷ giá Ro. Khi đó
thị trường ngoại hối theo chính sách của
Chính phủ cân bằng cung-cầu tại E*, cầu
ngoại tệ là Q1 nhưng cung ngoại tệ của
Ngân hàng thương mại chỉ đạt Qo làm dư
cầu ngoại tệ (đoạn Qo Q1).
 Để giữ tỷ giá vẫn là Ro, Ngân hàng Trung
ương bán ngoại tệ dự trữ với mức giá Ro,
làm dự trữ ngoại tệ quốc gia giảm.
LocUEH
13
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
 Là người mua bán cuối cùng trên thị trường liên ngân hàng.
 Chỉ mua vào khi trạng thái ngoại hối của ngân hàng thương
mại bị vượt khung.
 Khi trạng thái ngoại tệ của ngân hàng thương mại chưa vượt nhưng
họ hết VND thì sẽ được NHNN ‘bơm’ thanh khoản vào thị trường.
 Thực tế khi NHNN đưa VND ra mua USD thì hàng ngày
NHNN đều tổ chức phát hành trái phiếu, tín phiếu để hút
USD về.
 Cung tiền của một nền kinh tế không bao giờ chỉ tính bằng
đồng nội tệ nên khi đưa VND ra mua ngoại tệ chưa phải là
nguyên nhân là tăng lạm phát.
 Ngân hàng thương mại thừa ngoại tệ là trạng thái ngoại tệ
vượt 30% vốn tự có.
LocUEH
14
LocUEH
15
2 Tỷ giá Hối đoái
 Tỷ giá hối đoái là giá cả của một
đơn vị tiền tệ nước này thể hiện
bằng số lượng đơn vị tiền tệ nước
khác.
 Mức giá mà haỉ đồng tiền của hai
quốc gia khác nhau có thể trao đổi
được với nhau thì được gọi là tỷ
giá hối đoái.
 Tỷ giá ngày 11/3/2020 của VND
cho bởi bảng bên phải:
LocUEH
Ngoại tệ
Mã
Mua
Bán ra
Đô la Mỹ
USD
23.097
23.236,20
Đô la Úc
AUD
14.820
15.247,36
Đô la
Canada
Euro
CAD
16.645,95 17.066,08
EUR
25.965,94 26.670,02
Bảng Anh
GBP
29.531,76 30.160,10
Yen Nhật
JPY
217,09
223,27
16
Tác động Tỷ giá đối với Nền kinh tế
a. Ngoại thương
 Tỷ giá thay đổi làm giá hàng hóa quốc gia có thương mại thay đổi.
 Làm thay đổi cán cân thương mại hai quốc gia vì sự thay đổi tỷ giá
tác động trực tiếp đến xuất, nhập khẩu.
 Nhiều chính phủ dùng chính sách tỷ giá làm công cụ thay đồi
tương quan thương mại hai quốc gia.
 Khi Việt Nam phá giá VND, xuất khẩu Việt Nam sẽ thuận lợi: lượng xuất
khẩu tăng và sản phẩm VN có sức cạnh tranh cao hơn trên thế giới.
 Việt Tiến sản xuất áo xuất khẩu với chi phí 90.000 VND, khi tỷ giá 1 USD =
20.000 VND, thì giá áo trên thế giới theo tỷ giá hiện hành là 4,5 USD/1áo.
 1 USD = 25.000 VND thì giá chỉ còn 3,6 USD/1áo
 Sự giảm giá sản phẩm do tỷ giá làm cho Việt Tiến có sức cạnh tranh cao và tiêu
thụ được nhiều áo hơn trên thị trường thế giới.
LocUEH
17
Tác động Tỷ giá đối với Ngoại thương
 Nhập khẩu: sẽ gặp khó khăn khi Chính phủ phá giá tiền tệ, do
chi phí hàng hóa nhập khẩu bằng VND tăng nên các nhà nhập
khẩu dễ gặp rủi ro.
 Giá thế giới 1 tấn thép 300 USD, khi tỷ giá 1 USD = 20.000, chi phí 1
tấn thép theo nội tệ là 6.000.000 VND Nhưng khi tỷ gìá 1 USD =
25.000 VND, chi phí 1 tấn thép sẽ là 7.500.000 VND, tăng 1.500.000
VND song chất lượng hàng nhập khẩu vẫn không đổi.
 Khi tỷ giá tăng thì rủi ro kinh doanh cũng dễ xảy ra.
 Trước khi phá giá VND, giá thép tại Việt Nam là 7.500.000
VND/tấn; nếu nhập khẩu 1 tấn thép theo tỷ giá 1 USD =
20.000 VND thì tiêu thụ 1 tấn thép nhà kinh doanh lời
1.500.000 VND.
 Sau khi phá giá nội tệ thì chi phí nhập khẩu tăng bằng giá bán, nhà
nhập khẩu không có lợi nhuận: đã gặp rủi ro.
LocUEH
18
Tác động Tỷ giá đối với Nền kinh tế
b. Đầu tư nước ngoài
Thay đổi tỷ giá ảnh hưởng đến thu nhập và tài sản của nhà đầu
tư nước ngoài tại nước tiếp nhận đầu tư.
 Coca-Cola đầu tư vào Việt Nam, giá 1 lon Coca-Cola tại Việt Nam là
10.000 VND. Lúc tỷ giá 1 USD = 20.000 VND thì hãng có lợi nhuận
0,5 USD.
 Khi nội tệ phá giá, tỷ giá mới là 1 USD = 25.000 USD, lợi nhuận chỉ
còn 0,4 USD.
Việc phá giá nội tệ làm cho môi trường đầu tư quốc tế xấu đi.
Khủng khoảng Tài chính Châu Á 1997 là bài học về chính
sách thả nổi tỷ giá của nước tiếp nhận
FDI đối với đầu tư nước ngoài.
LocUEH
19
Biến động Tỷ giá của các nước trong
Khủng hoảng Tài chính châu Á 1997-1998
LocUEH
20
Tác động Tỷ giá đối với Nền kinh tế
c. Thanh toán nợ nước ngoài
 Trong nền kinh tế thế giới hiện đại các quốc gia vừa đi vay
đồng thời vừa cho vay. Chính phủ phải có chính sách tỷ giá
phù hợp để có lợi cho quốc gia.
 Khi tỷ giá thay đổi thì gánh nặng nợ nước ngoài cũng thay đổi.
 Quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và nợ nước ngoài là quan hệ ngược chiều.
 Vai trò của tỷ giá đối với nền kinh tế rất quan trọng; chính
sách tỷ giá là một trong những chính sách quan trọng của
Chính phủ trong vai trò can thiệp vào kinh tế và ngoại thương
mỗi quốc gia.
LocUEH
21
Các loại Tỷ giá Hối đoái
A. Tỷ giá hối đoái theo chế độ bản vị vàng
 Đồng tiền nhiều quốc gia đúc bằng vàng ròng. Khi trao đổi
hàng hóa thì căn cứ vào trọng lượng vàng mỗi đồng tiền mà
xác định'tỷ lệ trao đổi.
 1 GBP có hàm lượng vàng là 7,32 gam (1821).
 1 USD có hàm lượng vàng là 1,50463 gam (1879).
 1 FRF có hàm lượng vàng là 0,32258 gam (1803).
 Dựa vào trọng lượng vàng của từng đồng tiền và cách xác định
tỷ giá theo cơ chế bản vị vàng ta có tỷ giá:
 1 GBP = 7,32/1,50463 = 4,865 USD
 1 USD = 1,50463/0,32258 = 4,6644 FRF
LocUEH
22
Ưu điểm: hạn chế lạm phát do tăng phát hành tiền với
quy mô lớn của Chính phủ.
LocUEH
23
Tỷ giá theo Chế độ Bản vị vàng có đặc điểm:
i. Giá trị đồng tiền được tính bằng giá trị thực của vàng.
ii. Đồng tiền mỗi quốc gia phát hành tương ứng với lượng vàng
dự trữ của quốc gia.
iii. Chuyển đổi giữa tiền ra vàng được Chính phủ bảo đảm.
iv. Chính phủ các quốc gia thực hiện Quy tắc bảo chứng 100%.
Mỗi đơn vị tiền có khả năng chuyển thành một lượng giá trị
tương đương bằng vàng tại kho bạc nhà nước.
 Để đảm bảo thì Chính phủ chỉ phát hành tiền bằng cách mua vàng của
công chúng. Công chúng đổi tiền lấy vàng thì lượng tiền lưu hành sẽ
giảm đi.
 Chính phủ không dễ phát hành tiền như hiện nay mà bị hạn chế
nghiêm ngặt, vì giá trị tiền tệ quốc gia phải tương đương với lượng
vàng có trong kho bạc.
LocUEH
24
B. Tỷ giá Hối đoái Cố định
 Chính phủ mỗi quốc gia duy
trì tỷ giá giữa đồng nội tệ và
đồng ngoại tệ ở một mức tỷ
giá cố định.
 Chính phủ phải can thiệp
vào thị trường ngoại hối
thông qua ngân hàng trung
ương
LocUEH
25
Nội tệ Thay đổi Giá
 Nếu tỷ giá VND/USD tăng (giảm giá VND) sẽ thúc
đẩy xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu, giảm nhập siêu,
nhưng lại làm “nhập khẩu lạm phát” bị khuếch đại,
làm tăng lạm phát trong nước và lạm phát ở Việt Nam
cao hơn lạm phát ở các nước.
 Khi tỷ giá VND/USD giảm ( tăng giá VND) thì tác động tốt
đối với việc kiềm chế lạm phát, nhưng lại khuyến khích
nhập khẩu, hạn chế xuất khẩu, tăng nhập siêu, tác động xấu
đến cán cân thanh toán, làm giảm tính thanh khoản của
quốc gia
LocUEH
26
Tác động của việc Tăng giá Nội tệ Việt Nam
 Việc nâng giá VNĐ góp phần giảm nợ nước ngoài, làm tăng
nhập khẩu hàng hóa tăng thâm hụt thương mại. “Cơ hội để nâng
giá VNĐ rất ít khi xảy ra trong lịch sử từ khi phát hành VNĐ
đến nay.
 Khi Chính phủ kích cầu trực tiếp trị giá 1 tỉ USD đã tạo lòng tin
của người dân vào năng lực điều hành và những phản ứng chính
sách kịp thời.
 Nhân cơ hội này, nâng giá VNĐ sẽ tạo lòng tin vào khả năng tăng vị thế
của VNĐ so với các đồng tiền khác”
 Việc nâng giá VNĐ so với USD làm dư cầu ngoại tệ rất lớn, đòi
hỏi phải sử dụng một lượng dự trữ ngoại tệ lớn để điều tiết.
 Nếu VNĐ được nâng giá quá cao sẽ tạo nhu cầu về ngoại tệ càng lớn và
lúc đó, áp lực phá giá VNĐ sẽ tăng lên.
LocUEH
27
Tác động của việc Giảm giá Nội tệ Việt Nam
 Giảm giá VNĐ với mục tiêu thúc đẩy xuất khẩu thì phải đáp ứng
điều kiện hàng xuất khẩu phải co giãn theo giá.
 Cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam, nông - thủy sản, hàng may
mặc, sản phẩm thô, có hàm lượng chế biến thấp chiếm một phần
đáng kể. Đây là những mặt hàng có cầu ít co giãn theo giá, nên
giảm giá chưa hẳn sẽ tăng cầu.
 Hiện nay, 50% hàng xuất khẩu của Việt Nam thuộc khu vực có
vốn đầu tư nước ngoài. Do đó, nếu giảm giá VNĐ có thể làm cho
giá hàng xuất khẩu giảm, song mức độ bán hàng trên thị trường
nước ngoài không tăng.
 Giảm giá VNĐ có thể bị các nước trả đũa mạnh, lại tăng lạm
phát nhập khẩu, gây bất ổn giá trong nước.
LocUEH
28
Vaán ñeà Döï trữ Ngoaïi hối
 Ngoại tệ góp phần cải thiện cán cân thanh toán,
bảo đảm tính thanh khoản quốc gia, ổn định tỷ
giá mà còn tác động đến lạm phát, xuất, nhập
khẩu, đến lòng tin vào nội tệ.
 Tăng dự trữ ngoại hối phải đồng nghĩa với cán
cân thương mại bội thu mới bảo đảm an ninh tài
chính quốc gia.
 Tăng dự trữ ngoại hối bằng nguồn vay nước
ngoài và việc quản lý nợ nước ngoài không tốt
sẽ dẫn đến tác động xấu cho kinh tế
LocUEH
29
Dự trữ Ngoại hối Việt nam Tăng dần
 Dự trữ ngoại tệ Việt Nam 2006 đạt giá trị tương đương 12
tuần nhập khẩu. Dự trữ này vừa đủ để Việt Nam thanh toán
100% khoản nợ ngắn hạn.
 Đến 6/2008, dự trữ ngoại tệ Việt Nam đạt 20,7 tỷ USD, đầu
2009 là 22 tỷ USD.
 Năm 2009, lượng ngoại tệ cá nhân, các tổ chức gửi ở các ngân
hàng thương mại 14 tỉ USD và vài tỉ USD tiền mặt khác được
lưu thông ở Việt Nam.
 Lượng USD này có thể tạo bảo hiểm nếu nợ nước ngoài gặp khó khăn,
dự trữ ngoại tệ giảm mạnh.
 Nhà nước nên có chính sách khuyến khích để huy động.
 Năm 2019, dự trữ ngoại tệ đạt 65 tỷ USD
LocUEH
30
c. Tỷ gíá Hối đoái Thả nổi Tự do
 Hoàn toàn phụ thuộc vào mối quan hệ cung,
cầu trên thị trường ngoại hối mà không có sự
can thiệp của Chính phủ. Sự cân bằng trong
điều kiện thả nổi tự do được phản ánh qua
biểu đồ.
 Tại điểm cân bằng tỷ giá thả nổi ở điểm E, lượng
hàng xuất, nhập khẩu, dịch vụ và sự di chuyến
vốn đầu tư tạo nên tổng cung và cầu ngoại tệ trong
thế cân bằng.
 Nếu tỷ giá hối đoái ở trên điểm E, giá cả của đồng
ngoại tệ cao, có một lượng ngoại tệ cung lớn hơn
cầu: làm cho tỷ giá quay lại điểm cân bằng E.
 Nếu tỷ giá hối đoái ở trên dưới điểm E, giá đồng
ngoại tệ thấp, thì lượng cung ngoại tệ sẽ giảm; giá
ngoại tệ tăng về điểm E.
LocUEH
31
d. Tỷ giá Thả nổi Có quản lý của Chính phủ
 Hiện nay các quốc gia không thụ động để tỷ giá thay đổi
theo quan hệ cung - cầu thị trường ngoại hối mà chủ động
can thiệp vào khi cần thiết để ổn định tỷ giá hối đoái.
 Chính phủ can thiệp thông qua việc mua, bán ngoại tệ chỉ
khi thị trường ngoại hối trở nên "mất trật tự' hoặc khi tỷ giá
đi chệch quỹ đạo, gây ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế.
 Tại Nhật Bản và Hoa Kỳ
 Hệ thống tỷ giá thả nổi có sự cán thiệp của Chính phủ được
gọi là sự thả nổi có quản lý.
LocUEH
32
a. Tỷ giá Hối đoái Hiện hành
 Thông thường việc chi trả và tiếp nhận trao ngoại tệ
có thời hạn thời gian là hai ngày sau khi hợp đồng
giao dịch được ký kết.
 Thời hạn hai ngày là thời hạn tương xứng để làm
những thủ tục ghi nợ và có; thích hợp với hạch toán
của ngân hàng nước sở tại và nước ngoài.
 Kiểu giao dịch này gọi là giao dịch chi trả tiền ngay và
tỷ giá hối đoái thực hiện tại thời điểm giao dịch ngoại
tệ gọi là tỷ giá hối đoái hiện hành hay tỷ giá giao ngay
LocUEH
33
b. Tỷ giá Hối đoái Có thời hạn
 Nhiều trường hợp trao đổi ngoại tệ, việc chi trả và tiếp nhận có hạn thời
gian. Hợp đồng giao dịch có thời hạn là hợp đồng hôm nay mua, bán
lượng ngoại tệ trong tương lai, với tỷ giá thỏa thuận hôm nay.
 Hợp đồng ngoại tệ hôm nay là 10.000 USD, tỷ giá 1 USD = 20.000 VND.
Nếu giao ngay thì người mua phải trả 200.000.000đ.
 Nếu ký hợp đồng mua bán thời hạn 3 tháng, tỷ giá hối đoái thỏa thuận là 1
USD = 20.500 VND. Sau 3 tháng người mua phải thanh toán 10.000 x
15.500 = 205.00.000 VND mà không chú ý tới tỷ giá tại thời điểm hiện
hành.
 Hợp đồng có thời hạn có thể là 1, 3 hay 6 tháng. Phổ biến là 3 tháng.
 Hợp đồng có thời hạn thì không phổ biến do tính không ổn định của tỷ
giá.
 Tỷ giá có thời hạn được xác định trên cơ sở tỷ giá hiện hành, sự biến
động cung - cầu ngoại tệ trong tương lai, chính sách bảo hộ thương mại
của chính phủ và việc buôn bán chứng khoán.
LocUEH
34
c. Sự giảm giá FD (Forward Discount) vs.
Sự tăng giá FP (Forward Premiums)
 Nếu tỷ giá có thời hạn thấp hơn tỷ giá hiện hành, đồng ngoại
tệ là giảm giá với nội tệ. Nếu tỷ giá có thời hạn lớn hơn tỷ giá
hiện hành thì đồng ngoại tệ tăng giá.
 Sự giảm giá hoặc tăng giá của tỷ giá có thời hạn được biểu
hiện qua phần trăm tính cho cả năm xuất phát từ tỷ giá hiện
hành, theo công thức:
FD hoặc FP = (FR – SR)/SR x 4 x 100
Trong đó FR là Tỷ giá có kỳ hạn và SR là Tỷ giá giao ngay.
(Nhân 4 biểu hiện FD (-) hoặc FP (+) ở năm cơ sở, nhân 100
biểu hiện %)
 Nếu SR =USD/VND = 20.000 và FR =USD/VND = 20.500 thì FP = 10%
 Nếu SR = USD/VND = 20.000 và FR = USD/VND = 19.500 thì FD = -10%
LocUEH
35
d. Tỷ giá Hối đoái Chéo (Cross Rate)
 Một tỷ giá có thể xác định nhanh chóng dựa trên tỷ số của những tỷ
giá đã cho trước.
 Tỷ giá hối đoái xác định dựa vào những tỷ giá đã cho trước gọi là
tỷ giá hối đoái chéo.
 Giả sử R1= £/$ = 2 và R2 = $/¥ = 105 thì tỷ giá chéo giữa đồng Yen Nhật và
đồng bảng Anh R3 = £/¥ là:
R3 = giá trị tính bằng USD của 1 Bảng x giá trị tính bằng Yen của 1 USD
R3 = 2 x 105 = 210
 Khi R1 = £/$ = 2 và R2 = £/¥ = 230 thì tỷ giá chéo giữa đồng Yen Nhật và
đồng đôla Mỹ R3 = $/¥ là:
R3 = (Giá trị tính bằng Yen của 1 Bảng)/(Giá trị tính bằng USD của 1 Bảng) = 230/2 = 115
LocUEH
36
Cơ chế Tỷ giá Hối đoái của Việt Nam
 Tỷ giá hối đoái của Việt Nam không neo (Peg) vào
một loại ngoại tệ nhất định nào mà gắn với một rổ
tiền tệ.
 Trong rổ tiền tệ này, khi có một ngoại tệ, thí dụ EUR tăng
giá so với USD thì VND cũng tăng giá so với USD.
 Khi dòng vốn FDI vào Việt Nam tăng làm USD giảm giá.

Hiện tượng cộng hưởng có thể tạo tâm lý VND sẽ lên giá.
LocUEH
37
Cơ chế tỷ giá của Việt Nam:
từ Thả nổi có quản lý đến Linh hoạt có quản lý
 Khi có tình trạng đô la hóa kinh tế, Việt Nam cùng
một lúc phải chống lạm phát cao lẫn nhập siêu lớn.
 Trong điều kiện trên, NHVN chuyển quản lý ngoại
hối từ Thả nổi có quản lý sang Linh hoạt có quản lý.
 Tỷ giá được điều hành linh hoạt theo hướng ổn định
(Linh hoạt có quản lý): giữ ổn tỷ giá và thị trường ngoại
hối thông qua việc NHNN can thiệp trực tiếp với phương
thức bơm ngoại tệ trực tiếp cho ngân hàng thương mại.
LocUEH
38
Cơ chế tỷ giá Thả nổi có Quản lý của Việt Nam



NHNN không công bố tỷ giá ngoại tệ liên ngân hàng hằng ngày (Tỷ giá
liên ngân hàng là giá mà các ngân hàng thương mại giao dịch).
Không có 1 website hay địa chỉ cụ thể nào đưa ra tỷ giá chính thức
 Chủ yếu thông qua các giao dịch trong 1 ngày: nếu 5 ngân hàng đưa
ra mức giá giống nhau thì đó là mức tỷ giá giao dịch.
 Tỷ giá này cũng không cố định mà ngân hàng có thể mua ở mức cao
hơn hoặc thấp hơn tỷ giá này: từ 100 VND đến 300 VND/USD.
NHNN không kiểm soát hoạt động thu đổi ngoại tệ.
 Việc quản lý các bàn thu đổi ngoại tệ trước 2008 bị buông lỏng, làm
cho tình trạng mua bán ngoại tệ tự do khá phổ biến.
 2008 nhân lúc lạm phát lên cao, nhập siêu lớn, tỷ giá trên thị trường
tự do đã vọt lên cao và chênh lệch quá xa so với tỷ giá niêm yết
LocUEH
39
Cơ chế Tỷ giá Linh hoạt có Quản lý của Việt Nam
 NHNN công bố tỷ giá ngoại tệ liên ngân hàng hằng
ngày.
 Ngân hàng thương mại được tự quyết định tỷ giá giao
dịch giữa VND và USD nhưng theo biên độ dao động
do NHNN quy định (tăng từ ± 1% lên ± 2%,tháng
7/2008).
 Tự quyết định tỷ giá giao dịch giữa VND và các ngoại tệ
khác, nhưng nghiêm cấm mua bán USD - VND thông
qua một ngoại tệ thứ ba
LocUEH
40
Tỷ giá Linh hoạt Có kiểm soát của Việt Nam

NHNN bán ngoại tệ cho Ngân hàng Thương mại
 Để các ngân hàng này đáp ứng cầu nhập khẩu xăng
dầu, khí đốt và các mặt hàng thiết yếu như phân bón,
dược phẩm cho nhà nhập khẩu.
 Kiểm soát hoạt động thu đổi ngoại tệ.
 Quy chế mới về hoạt động của các bàn thu đổi ngoại tệ
được NHNN ban hành từ 2008 nhằm quản lý chặt chẽ
các hoạt động này.
LocUEH
41
Can thiệp của NHNN Việt Nam khi có biến động tỷ giá
 Cán cân vãng lai của Việt Nam 6 tháng 2008 vẫn cân bằng
nên việc tăng giá USD quá mạnh từ 16.000 VND lên
18.000 VND là do tâm lý và đầu cơ.
 Biện pháp giảm sự tăng giá đồng ngoại tệ đối với nội tệ:
 Tâm lý: khẳng định khả năng can thiệp (bán ngoại tệ của
NHNN) công bố dự trữ ngoại tệ dồi dào của NHNN và
tình trạng thặng dư của tài khoản vãng lai.
 Năm 2008 dự trữ ngoại tệ là 20,7 tỷ USD. Khi nhập siêu dưới 20
tỉ USD, cán cân vãng lai Việt Nam vẫn thặng dư 2,5 tỉ USD
 Đầu cơ: kiểm soát đánh thuế đối với dòng vốn ngắn hạn
chuyển ra khỏi quốc gia
LocUEH
42
Các Chính sách Tài chính của Việt Nam
 Để giảm chi phí cho các ngân hàng thương mại
vì phải mua tín phiếu, NHNN có thể tăng lãi suất
đối với tín phiếu bắt buộc của NHNN
 Tại Việt Nam tăng từ 7,8% lên 13% năm từ 1.7.2008
 Tăng biên độ giao dịch ngoại tệ
 Tại Việt nam tăng từ +/- 1% lên +/- 2% từ 27.6.2008
LocUEH
43
Sự ổn định Tỷ giá ở Thị trường Ngoại hối Việt Nam
 Cơ chế linh hoạt có kiểm soát đã làm cho cung - cầu
ngoại tệ 2008 đã bình ổn trở lại.
 Ngân hàng thương mại mua bán theo tỷ giá niêm yết và
tỷ giá niêm yết nằm trong biên độ cho phép so với tỷ giá
ngoại tệ liên ngân hàng do NHNN công bố hằng ngày.
 Tỷ giá trên thị trường tự do giảm mạnh và chỉ chênh lệch
ít so với tỷ giá niêm yết trên thị trường chính thức.
 Với dự trữ ngoại tệ 2008 gần 21 tỉ USD, tốc độ tăng giá
tiêu dùng có xu hướng chậm lại, mức nhập siêu đã giảm
trong 6 tháng đầu 2008 và chỉ còn khoảng 1 tỉ USD/tháng
trong 6 tháng sau 2008.
LocUEH
44
VND Sụt giá.
 Năm 2009, NHNN Việt Nam theo chính sách tiền tệ
linh hoạt, duy trì sự ổn định của VND, trong đó mức
tăng của tỷ VND/USD chỉ dao động quanh mức 2%.
 Tỷ lệ lạm phát của Việt Nam ở mức tương đối cao,
cùng với mong muốn duy trì tính cạnh tranh trong xuất
khẩu, khiến VND tiếp tục sụt giá trong 2008.
 Tuy nhiên, USD cũng sẽ tiếp tục xu hướng sụt giá so với các
đồng tiền chính trên thị trường toàn cầu. Trong năm 2008,
trung bình 1USD sẽ đổi được 16.520 VND.
 2008, tỷ giá VND/USD tăng từ 3,7 - 4%. Đây là một mức
tăng mạnh khi mà trong hai năm qua, mức tăng của tỷ giá chỉ
ở dưới 1%.
LocUEH
45
RỦI RO CỦA HỐI ĐOÁI VS. ĐẦU CƠ
(FOREIGN EXCHANGE RISKS, HEDGING)
Rủi ro về Trao đổi Ngoại tệ (Foreign Exchange Risks)
Cung - cầu ngoại tệ thay đổi do: biến động của lượng hàng hóa
xuất - nhập khẩu; tăng trưởng kinh tế và tỷ lệ lạm phát ở các quốc
gia khác nhau.
Sự dao động mạnh, thường xuyên của tỷ giá gây tác động bất lợi
đối với việc trao đổi ngoại tệ cho cá nhân, công ty và ngân hàng
trong giao dịch hay dự trữ một loại tiền tệ.
 Nhà kinh doanh nhập khẩu 100.000 USD hàng hóa và trả trong 3 tháng
bằng USD. Nếu tỷ giá hối đoái hiện hành là SR = USD/VND = 20.000
thì chỉ trả 100.000 x 20.000 = 2 tỷ VND.
 Sau 3 tháng, tỷ giá hối đoái hiện hành SR = USD/VND = 21.000 VND.
Nhà nhập khẩu sẽ chi: 100.000 x 21.000 = 2,1 tỷ VND (phải chi thêm
100 ngàn VND nhưng số lượng và chất lượng hàng hóa vẫn không đổi).
LocUEH
46
Rủi ro về Trao đổi Ngoại tệ
 Sự thay đổi thường xuyên tỷ giá hối đoái gây trở ngại
nhiều cho những nhà đầu tư trong nước khi muốn đầu
tư ra nước ngoài hay những nhà đầu tư nước ngoài
muốn đầu tư vào trong nước.
 Nhà kinh doanh thường không muốn mạo hiểm (hay
rủi ro) về ngoại tệ và muốn tránh sự rủi ro do trao đổi
ngoại tệ.
LocUEH
47
Đầu cơ trên Tỷ giá Hối đoái (Hedging)
 Là hình thức khi mua vào, khi bán ra ngoại tệ dựa trên sự thay
đổi tỷ giá nhằm thu lợi nhuận. Nếu nhà đầu cơ dự đoán chính
xác tỷ giá hối đoái trong tương lai: sẽ thu được lợi nhuận,
ngược lại sẽ chịu thiệt hại.
 Nhà đầu cơ tin rằng tỷ giá hiện hành của một loại ngoại tệ sẽ
tăng, anh ta sẽ mua và gửi số ngoại tệ đó vào ngân hàng và bán
lại khi tỷ giá hối đoái cao. Nếu dự đoán đúng, thì sẽ thu lợi
nhuận cho mỗi đơn vị ngoại tệ. Lãi đầu cơ là chênh lệch giữa tỷ
giá thấp khi mua ngoại tệ và tỷ giá cao khi bán ngoại tệ.
 Nếu dự đoán sai (tỷ giá sau cao hơn tỷ giá khi mua) nhà đầu cơ
sẽ chịu thiệt hại vì bán ngoại tệ với giá thấp hơn khi mua.
LocUEH
48
Đầu cơ trên Tỷ giá Hối đoái
 Đầu cơ ngoại tệ còn thể hiện khi tin rằng tỷ giá hối đoái sẽ
giảm (đồng ngoại tệ giảm so với đồng nội tệ), nhà đầu cơ
vay ngoại tệ trong 3 tháng và đổi ra đồng nội tệ tại tỷ giá
hối đoái hiện hành, gởi nội tệ vào ngân hàng để thu lợi tức.
 Sau 3 tháng nếu tỷ giá của đồng ngoại tệ giảm mạnh (như dự
đoán), nhà đầu cơ sẽ rút nội tệ ra khỏi ngân hàng và chuyển
thành ngoại tệ ở tỷ giá thấp và thu được một lượng ngoại tệ lớn
hơn số ban đầu đã vay.
 Sau khi bù hoàn số ngoại tệ đã vay, nhà đầu cơ thu được khoản
chênh lệch biểu hiện là lợi tức.
 Tất nhiên sau 3 tháng tỷ giá hối đoái cao lên hoặc giảm không đủ
mạnh thì nhà đầu cơ sẽ bị thiệt hại.
LocUEH
49
Đầu cơ trên Tỷ giá Hối đoái
Lúc đầu, Tỷ giá R1 : THB 25 /dollar .
Sau ba tháng Tỷ giá R2 : THB 30 / dollar .
Lãi suất nội tệ Thái Lan THB : rd = 20%
Lãi suất ngoại tệ Đô la Mỹ USD: rus = 5%
Giai đoạn đầu
Vay
THB 100 triệu
Đầu cơ vào USD
THB 100 triệu/25 = USD 4 triệu
Sau ba tháng
Thu nhập
USD 4 triệu x 1,05 = USD 4,20 triệu
Trã tiền vay
THB 100 x (1,20) triệu = THB 120 triệu
Do
30 THB = 1 USD nên THB 120 triệu = USD 4,00 triệu
Lợi nhuận :
USD 0,2 triệu
Nếu tỷ giá R2 chỉ bằng:
THB 28/dollar
Thì khoản trã tiền vay
THB 100 x (120) triệu = USD 4,28 triệu
Lỗ :
USD 0,08 triệu
LocUEH
50
Đầu cơ trên Tỷ giá Hối đoái
 Nhà đầu cơ đối mặt với thực tế là R2 không biết
trước - đó là lý do tại sao đầu cơ là một canh bạc.
 Nói chung, nên vay nội tệ để đầu cơ vào một loại ngoại
tệ nào đó nếu khấu hao tỷ giá dự kiến ​vượt quá chênh
lệch lãi suất.
 Về mặt đại số, đầu cơ nên thực hiện khi
R2 / R1 > (1 + rdom) / (1 + rfor)
 Việc bán nội tệ (tức là tăng cầu ngoại hối) trong
giai đoạn 1 sẽ tạo áp lực lên tỷ giá hối đoái trong
giai đoạn đó
LocUEH
51
Kinh doanh Tiền tệ dựa trên
Chênh lệch Tỷ giá (Arbitrage)
 Dựa vào sự khác biệt tỷ giá giữa các trung tâm tiền tệ,
tiến hành mua bán ngay các loại tiền tệ.
 Mua một loại tiền có giá rẻ và sau đó bán ngay cho trung
tâm tiền tệ khác nơi mà giá đồng tiền đó cao hơn. Nhờ
chênh lệch giá nên nhà kinh doanh thu lợi.
 Giá USD của bảng Anh là $2 = £1 tại thị trường tiền tệ
New York, nhưng $2,02 = £1 tại thị trường tiền tệ London.
 Nhà kinh doanh tiền tệ bán $2 để mua 1£ tại thị trường
New York, rồi bán ngay sang thị trường London với giá:
£1 = $2,02 thu được lợi nhuận $0,02 cho một GBP
 Giao dịch tài chính hàng triệu GBP thì tiền lời là 20.000
USD chỉ bằng một click.
LocUEH
52
Kinh doanh chênh lệch Tỷ giá Nội địa
LocUEH
53
Kinh doanh chênh lệch Tỷ giá
ba Thị trường Tiền tệ
 Khi quan hệ của ba trung tâm tiền tệ
với nhau thì thành quan hệ tam giác
hoặc có ba điểm kinh doanh tiền tệ.
 Là hình thức kinh doanh phổ biến
trên thế giới hiện nay.
 Hoạt động như phương pháp gián
tiếp (Tỷ giá chéo): tỷ giá giữa ba loại
tiền tệ được xác định thông qua tỷ
giá giữa các cặp tiền tệ.
 Buôn bán chứng khoán giữa các trung
tâm tài chánh được biểu hiện bằng mô
hình tam giác đơn giản bên cạnh.
LocUEH
54
Kinh doanh Tiền tệ dựa trên Chênh lệch Tỷ giá
 Có tỷ giá hối đoái ở ba trung tâm tài chính sau:
 Tại New York: 2 USD = 1 GBP;
 Tại London: 0,5 GBP = 1 EURO;
 Tại Frankfurt: 1 EURO = 1 USD.
 Tỷ giá chéo nhau phù hợp:
2 USD = 1 GBP = 2 EUR
và không có chênh lệch tỷ giá nên không có lợi nhuận
cho nhà kinh doanh tiền tệ: không thể thực hiện
arbitrage.
LocUEH
55
Kinh doanh Tiền tệ dựa trên Chênh lệch Tỷ giá
Khi tỷ giá USD - GBP tại New York có thay đổi do trao
đổi. Các tỷ giá mới:
 Tại New York: 1,95 USD = 1 GBP;
 Tại London: 0,5 GBP = 1 EURO;
 Tại Frankfurt: 1 EURO = 1 USD.
Nhà kinh doanh tiền tệ mua bán ngoại tệ theo các bước :
 Bước 1: bán 1,95 USD tại New York, mua được 1 GBP.
 Bước 2: chuyển sang London bán 1 GBP mua được 2 EUR.
 Bước 3: chuyển về Frankfurt bán 2 EURO mua 2 USD.
 Ban đầu bỏ ra 1,95 USD, sau mua bán, thu được 0,05 USD lợi nhuận.
Nếu mua bán hàng ngàn tỷ USD thì lợi nhuận khổng lồ.
LocUEH
56
Kinh doanh chênh lệch Tỷ giá
ba Thị trường Tiền tệ
LocUEH
57
Exchange Rate Regime
Exchange
arrangements with
no separate legal
tender
Franc Zone:
WAEMU: Benin, Burkina Faso, Cote’Ivoire,
Guinea –Bissau, Mali, Niger, Senegal, Togo.
CAEMC: Cameroon, C.African Rep, Chad,
Congo, Equatorial Guinea, Gabon
Currency board
arrangements
( 8 countries)
Argentina, Bosnia and Herzegovina, Brunei,
Bulgaria, Hong Kong, Djibouti, Estonia and
Lithuania
LocUEH
58
Phụ lục 1: Kỷ hiệu quốc tế cùa một số dồng tiền trên thế giới
AED
AUD
BND
BRL
CAD
CHF
CNY
CUP
EGP
GBP
HKD
IDR
INR
JPY
KHR
KPW
KRW
LAK
EURO
MXN
MYR
PHP
SGD
THB
VND
Tên
Dirham
Đô la Úc
Đô la Brunei
Real Brazil
Đô la Canada
Franc Thụy sĩ
Yuan
Peso Cuba
Bảng Ai Cập
Bảng Anh
Đô la Hồng Kông
Rupiah Indonesia
Rupee Ấn Độ
Yên
Riên
Won
Won
Kíp
EUR
Peso Mexico
Ringgit
Peso Philippines
Đôla Singapore
Baht
Đồng
.
Quốc gia
Các Tiểu vương quốc Á Rập Thống nhất
Australia
Brunei
Brasil
Canada
Thụy sĩ
CHND Trung Hoa
Cuba
Ai Cập
Anh
Hồng Kông
Indonesia
Ấn Độ
Nhật Bản
Campuchia
Triều Tiên
Hàn Quốc
Lào
Monaco
Mexico
Malaysia
Philippines
Singapore
Thái Lan
Việt Nam
LocUEH
59
Download