Phân chia công việc Nguyễn Phương Chi : - Trình bày bản chất của tôn giáo. Trình bày nguồn gốc tự nhiên, kinh tế - xã hội. Trình chiếu nội dung PowerPoint. Đinh Xuân Nguyên Vũ : - Trình bày nguồn gốc nhận thức của tôn giáo. Câu hỏi tương tác số 3. Câu hỏi tương tác số 4 và giải thích. Nguyễn Thị Hải Yến : - Trình bày nguồn gốc tâm lý của tôn giáo. Câu hỏi tương tác số 5. Câu hỏi tương tác số 6 và giải thích. Vũ Hoàng Anh : - Trình bày phần liên hệ. Giới thiệu về game show. Câu hỏi tương tác số 1. Câu hỏi tương tác số 2 và giải thích. Dàn ý thuyết trình I. Phần thuyết trình 1. 2. 3. 4. 5. Bản chất của tôn giáo. (Chi) Nguồn gốc tự nhiên, kinh tế - xã hội. (Chi) Nguồn gốc nhận thức. (Vũ) Nguồn gốc tâm lý. (Yến) Liên hệ. (Hoàng Anh) II. Phần game show 1. 2. 3. 4. 5. 6. 7. 8. Giới thiệu về game show. (Hoàng Anh) Câu hỏi tương tác số 1. (Hoàng Anh) Câu hỏi tương tác số 2 và giải thích. (Hoàng Anh) Câu hỏi tương tác số 3. (Vũ) Câu hỏi tương tác số 4 và giải thích. (Vũ) Câu hỏi tương tác số 5. (Yến) Câu hỏi tương tác số 6 và giải thích. (Yến) Cảm ơn thầy và các bạn đã lắng nghe. (Chi) 1 Câu 20 : Phân tích quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về nguồn gốc của tôn giáo? Liên hệ đến quan điểm của Đảng, Nhà nước ta về vấn đề theo đạo và truyền đạo ở nước ta hiện nay? PHẦN THUYẾT TRÌNH Nguyễn Phương Chi Chủ nghĩa Mác – Lênin cho rằng tôn giáo là 1 hình thái ý thức xã hội phản ánh một cách hoang đường, hư ảo hiện thực khách quan. Qua sự phản ánh của tôn giáo những sức mạnh tự phát trong tự nhiên và xã hội đều trở thành thần bí. Ở một cách tiếp cận khác, tôn giáo là một thực thể xã hội với các tiêu chí cơ bản sau: có niềm tin sâu sắc vào đấng siêu nhiên, có hệ thống giáo thuyết, có hệ thống cơ sở thờ tự; có tổ chức nhân sự, có hệ thống tín đồ đông đảo. Chỉ rõ bản chất của tôn giáo, chủ nghĩa Mác – Lênin khẳng định rằng: “Tôn giáo là một hiện tượng xã hội – văn hóa do con người sáng tạo ra.”. Nhưng con người lại bị lệ thuộc vào tôn giáo, tuyệt đối hóa và phục vụ tôn giáo vô điều kiện. Về phương diện thế giới quan, các tôn giáo mang thế giới quan duy tâm có sự khác biệt về thế giới quan duy vật biện chứng, khoa học của chủ nghĩa Mác – Lênin. a) Nguồn gốc tự nhiên, kinh tế - xã hội. Khi lực lượng sản xuất chưa phát triền, trước thiên nhiên hùng vĩ tác động và chi phối khiến cho con người cảm thấy yếu đuối và bất lực, không giải thích được, nên con người đã gán cho tự nhiên những sức mạnh, quyền lực thần bí. Khi xã hội xuất hiện các giai cấp đối kháng, có áp bức bất công, do không giải thích được nguồn gốc của sự phân hóa giai cấp và áp bức bóc lột bất công, tội ác v.v…, cộng với lo sợ trước sự thống trị của các lực lượng xã hội, con người trông chờ vào sự giải phóng của một lực lượng siêu nhiên ngoài trần thế. Đinh Xuân Nguyên Vũ b) Nguồn gốc nhận thức. Ở những giai đoạn lịch sử nhất định, nhận thức của con người về tự nhiên, xã hội và bản thân mình là có giới hạn. Luôn có khoảng cách giữa cái biết và cái chưa biết; bởi vậy, trước mắt con người, thế giới vừa luôn là cái hiểu được, vừa luôn là cái bí ẩn. Do không giải thích được cái bí ẩn ấy nên con người dễ xuyên tạc nó, điều gì khoa học chưa giải thích được, điều đó dễ bị tôn giáo thay thế. Sự xuất hiện và tồn tại của tôn giáo còn gắn liền với đặc điểm nhận thức của con người. Con người ngày càng nhận thức đầy đủ hơn, sâu sắc hơn thế giới khách quan, khái quát hoá thành các khái niệm, phạm trù, quy luật. Nhưng càng khái quát hoá, trừu tượng hóa đến mức hư ảo thì sự vật, hiện tượng được con người nhận thức càng có khả năng xa rời hiện thực và dễ phản ánh sai lạc hiện thực. Nguyễn Thị Hải Yến 2 c) Nguồn gốc tâm lý là ảnh hưởng của yếu tố tâm lý đến sự ra đời của tôn giáo. Đặc biệt là những trạng thái tâm lý tiêu cực. Trong cuộc sống, những trạng thái tâm lý mang tính tiêu cực như sự bất hạnh, đau khổ, nỗi kinh hoàng, sợ hãi v.v dễ dẫn con người đến với tôn giáo để mong được sự an ủi, che chở, giúp đỡ làm giảm nỗi khổ đau của con người trong cuộc sống hiện thực. Không chỉ vậy, những trạng thái tâm lý tích cực như sự hân hoan, vui sướng, mãn nguyện v.v đôi khi cũng có thể là một nguyên nhân dẫn con người đến với tôn giáo. Ngoài ra, các yếu tố như thói quen, truyền thống, phong tục, tập quán cũng là những nguyên nhân tâm lý dẫn đến sự hình thành, duy trì và phát triển niềm tin tôn giáo. "Tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân". Tôn giáo là ước mơ, là niềm hy vọng và điểm tựa tinh thần vô cùng to lớn cho những số phận bé nhỏ, bất lực trước cuộc sống hiện thực. Sự tồn tại tất yếu của tôn giáo với tư cách một thứ thuốc giảm đau được dùng để xoa dịu những nỗi đau trần thế. Người ta dùng thuốc giảm đau khi người ta bị đau đớn và chừng nào còn đau đớn, thì chừng đó còn có nhu cầu dùng nó. Đó chính là lý do để lý giải tại sao người ta hướng tới, hy vọng và coi tôn giáo như chiếc “phao cứu sinh” cho cuộc sống của mình, cho dù đó chỉ là những hạnh phúc ảo tưởng, chỉ là “sự đền bù hư ảo”. Dẫn chứng: tôn giáo tại VN rất đa dạng, các loại hình tín ngưỡng dân gian cũng có nhiều ảnh hưởng ở nước ta. Với quan niệm cho rằng bất cứ vật gì cũng có linh hồn, nên người xưa đã thờ rất nhiều thần linh. Một phong tục, tập quán lâu đời phổ biến nhất của người Việt và một số dân tộc thiểu số khác là việc thờ cúng tổ tiên và cúng giỗ những người đã mất, ghi nhớ công ơn của các bậc tiền nhân rất được coi trọng. Vũ Hoàng Anh d) Liên hệ đến quan điểm của Đảng, Nhà nước ta về vấn đề theo đạo và truyền đạo ở nước ta hiện nay Các tổ chức tôn giáo được Nhà nước thừa nhận được hoạt động theo pháp luật và được pháp luật bảo hộ. Mỗi tín đồ có quyền tự bày tỏ niềm tin tôn giáo của mình tại gia đình và cơ sở thờ tự hợp pháp theo quy định của pháp luật. Việc theo đạo, truyền đạo cũng như mọi hoạt động tôn giáo khác đều phải tuân thủ Hiến pháp và pháp luật: không được lợi dụng tôn giáo tuyên truyền tà đạo, hoạt động mê tín, dị đoan, không được ép buộc người dân theo đạo. Đồng thời, nghiêm cấm các tổ chức truyền đạo, người truyền đạo và các cách thức truyền đạo trái phép, vi phạm các quy định Hiến pháp và pháp luật. Các tổ chức tôn giáo có tôn chỉ, mục đích, đường hướng hành đạo, cơ cấu tổ chức phù hợp với pháp luật được Nhà nước cho phép, được pháp luật bảo hộ, được mở trường đào tạo chức sắc, nhà tu hành, xuất bản kinh thánh và giữ gìn, sửa chữa, xây dựng cơ sở thờ tự tôn giáo của mình theo đúng quy định pháp luật... Từ Đại hội Đảng lần thứ X (4/2006) đã khẳng định: “Phát huy giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp của tôn giáo. Động viên, giúp đỡ đồng bào theo đạo và các chức sắc tôn giáo sống “tốt đời, đẹp đạo”. 3 Tại Đại hội Đảng lần thứ XII (1/2016), Đảng ta khẳng định: “Phát huy giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp của các tôn giáo”. Đến Đại hội Đảng lần thứ XIII (6/2021), Đảng ta nêu rõ: “Phát huy các nhân tố tích cực, nhân văn trong các tôn giáo, tín ngưỡng. Phê phán và ngăn chặn các biểu hiện tiêu cực, mê tín, dị đoan”. PHẦN GAME SHOW Vũ Hoàng Anh Giới thiệu về game show : Chúng mình sẽ kết hợp câu hỏi tương tác cùng với giải thích về ví dụ trong các câu hỏi, tương ứng với nội dung chúng mình đã trình bày trong phần thuyết trình trên. Vũ Hoàng Anh Câu 1 : Hãy nêu những nguồn gốc cơ bản của tôn giáo? A. Nhận thức; Tự nhiên, kinh tế - xã hội; Tâm lý tình cảm. B. Thực tiễn; Tâm lý xã hội; Tâm lý sự vật. C. Nhận thức; Tự nhiên, kinh tế - xã hội; Tâm lý sự vật. Đáp án : A. Nhận thức; Tự nhiên, kinh tế - xã hội; Tâm lý tình cảm. Vũ Hoàng Anh Câu 2 : (Chọn đáp án đúng) Bạn hãy cho biết hiện tượng nhật thực và nỗi sợ hãi về ngày tận thế thuộc đặc điểm nguồn gốc nào của tôn giáo? A. Nguồn gốc tự nhiên, kinh tế - xã hội. B. Nguồn gốc nhận thức. C. Nguồn gốc tâm lý. Đáp án : A. Nguồn gốc tự nhiên, kinh tế - xã hội. Thời xưa, con người tạo dựng tập quán trong cuộc sống dựa theo quy luật của thế giới xung quanh và phân nửa số đó là tuân theo quy luật của bầu trời. Gần như toàn bộ nhân loại vẫn trung thành với niềm tin cổ xưa rằng các sự kiện thiên văn, nhất là nhật thực và nguyệt thực, là do Ông Trời. Để đối phó với nhật thực, nhiều nền văn minh cổ đại đã tiến hành các hoạt động cúng tế như là một cách để giao tiếp với thế lực ma quỷ mà họ cho rằng đang hoành hành. Một trong những quan niệm phổ biến nhất là Mặt Trăng hay Mặt Trời bị một loài ác thú tấn công. Ở Tây Á, người ta cho rằng nhật thực xảy ra là do có một con rồng nuốt lấy Mặt Trời. Còn ở Trung Quốc người ta cho rằng Mặt Trời bị một con thiên khuyển ăn mất. Ở Peru, con quái vật đó được cho là một con báo khổng lồ trong khi cướp biển Bắc Âu, Vikings, tưởng tượng ra một cặp sói trời. Đây chính là ví dụ cho nguồn gốc tự nhiên của tôn giáo. Đinh Xuân Nguyên Vũ Câu 3 : (Đuổi hình bắt chữ) Bạn hãy cho biết đây là đất nước nào? Đáp án : Ai Cập. 4 Đinh Xuân Nguyên Vũ Câu 4 : (Chọn đáp án đúng) Mình có một ví dụ sau đây : Ở triều đại Ai Cập cổ đại, phong tục kết hôn cùng huyết thống được xem là một cách để gìn giữ sự trong sạch cho dòng máu hoàng tộc và là một trong những nguyên tắc nhằm duy trì quyền lực hoàng gia trong tay những người cùng huyết thống. Theo bạn, ví dụ trên thể hiện nguồn gốc nào của tôn giáo? A. Nguồn gốc tự nhiên, kinh tế - xã hội. B. Nguồn gốc nhận thức. C. Nguồn gốc tâm lý. Đáp án : Nguồn gốc nhận thức Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về nguồn gốc nhận thức của tôn giáo, ở một giai đoạn lịch sử nhất định, sự nhận thức của con người về tự nhiên, xã hội và chính bản thân mình là có giới hạn. Ngay cả những vấn đề đã được khoa học chứng minh, nhưng do trình độ dân trí thấp, chưa nhận thức đầy đủ, thì đây vẫn là điều kiện, là mảnh đất cho tôn giáo ra đời, tồn tại và phát triển. Như trong ví dụ vừa rồi, ở Ai Cập cổ đại những vị Vua - Pharaoh - tự coi mình là con của thần mặt trời đã giao phối cận huyết. Người ta đã tin rằng, các á thần không thể giao phố i với người bình thường. Kết quả là, các vị vua đã sinh ra những đứa trẻ yếu đuối với những bệnh lý rõ ràng. Kết quả phục dựng chân dung cho thấy một vị pharaoh bị biến dạng gương mặt, bàn chân bị uốn cong đến mức ông ta chỉ có thể bước đi với gậy và một bộ gene đầy khiếm khuyết. Đây chính là một bằng chứng điển hình cho nguồn gốc nhận thức của tôn giáo. Nguyễn Thị Hải Yến Câu 5 : (Nhìn hình ảnh đoán câu trả lời) Bạn hãy cho biết hình ảnh trên liên quan đến sự tích nào? Đáp án : Sự tích “Bánh chưng, bánh giầy”. Nguyễn Thị Hải Yến Câu 6 : (Trả lời câu hỏi) Bối cảnh trong sự tích “Bánh chưng, bánh giầy” được tái hiện dưới thời đại của vị vua nào? Đáp án : Vua Hùng. Chúng ta có thể thấy nguồn gốc tâm lý của tôn giáo được thể hiện ngay qua sự tích “Bánh chưng, bánh giầy”, qua đó cũng thể hiện lòng kính trọng đối với vua Hùng - những vị vua đầu tiên của dân tộc đã có công dựng nước và giữ nước. Bánh chưng hình vuông, bánh giầy hình tròn chính là sự đại diện cho Đất Trời, hai thứ mà nhân dân tôn thờ, luôn ôm lấy, bao bọc và che chở nhân dân. Hai chiếc bánh là Trời Đất, chứa đựng tất cả những mong cầu của người dân vào mỗi dịp Tết đến, Xuân về. Ngoài ra, một phong tục, tập quán lâu đời phổ biến nhất của người Việt là cúng giỗ, ghi nhớ công ơn của các bậc tiền nhân rất được coi trọng, thể hiện qua một số hình thức như lễ hội Hùng Vương được tổ chức nhằm ghi nhớ công lao dựng nước và giữ nước của các vị vua Hùng; hội đền Gióng để tưởng nhớ về chiến công của đánh tan giặc Ân người anh hùng dân tộc – Thánh Gióng. Qua những tình cảm tích cực như tình yêu, lòng biết ơn, lòng kính trọng đối với những người có công với nước, với dân cũng dẫn con người đến với tôn giáo, và đó cũng chính là nguồn gốc tâm lý của tôn giáo. 5