Uploaded by Ngọc Vy

Hiệu-quả-của-chính-sách-tiền-tệ

advertisement
Hiệu quả của chính sách tiền tệ
Nhìn lại cả giai đoạn 2018-2020, công tác điều hành chính sách tiền tệ và hoạt động ngân
hàng đã đạt được những kết quả tích cực, qua đó, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ
tăng trưởng kinh tế, ổn định thị trường tiền tệ, ngoại hối.
Theo bà Nguyễn Thị Hồng, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam, nhìn lại
cả giai đoạn 2018-2020, NHNN đã điều hành chính sách tiền tệ hiệu quả nhờ sự kiên
định, chủ động, thận trọng và linh hoạt, từ đó góp phần kiểm soát lạm phát ở mức dưới
4% theo đúng mục tiêu của Quốc hội đề ra, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ tăng
trưởng kinh tế, ổn định thị trường tiền tệ, ngoại hối.
Bên cạnh đó, NHNN cũng đã điều hành tín dụng theo phương châm mở rộng đi đôi với
an toàn, hiệu quả, phù hợp với chủ trương từng bước giảm dần tỷ lệ vốn đầu tư từ tín
dụng ngân hàng, hỗ trợ đổi mới mô hình và nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế. Các
giải pháp, chính sách tín dụng của NHNN đã đi đúng hướng, vừa bảo đảm an toàn, cung
ứng đủ vốn cho nền kinh tế, vừa phù hợp với mục tiêu kiểm soát lạm phát. Cơ cấu tín
dụng chuyển dịch theo hướng tích cực, tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực sản xuất, kinh
doanh, lĩnh vực ưu tiên.
Bên cạnh đó, hoạt động thanh toán có những bước tiến vượt bậc cả về chất và lượng với
nhiều sản phẩm, dịch vụ thanh toán mới, tiện ích và hiện đại dựa trên ứng dụng công
nghệ thông tin. Công nghệ thanh toán đã có bước phát triển mang tính đột phá. Thanh
toán không dùng tiền mặt được đẩy mạnh, các hoạt động chuyển đổi số, sản phẩm dịch
vụ ngân hàng số phát triển mạnh mẽ.
Công tác cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu được thực hiện
nghiêm túc, từng bước hiệu quả, bảo đảm an toàn hoạt động của hệ thống ngân hàng, tăng
cường công tác thanh tra, giám sát, phòng chống rửa tiền để nâng cao tính minh bạch
trong nền kinh tế.
Năm 2018
Kiểm soát lạm phát
Trong năm 2018, yếu tố bất lợi nhất trong điều hành chính sách tiền tệ (CSTT) thực hiện
mục tiêu kiểm soát, đó là những diễn biến phức tạp của giá cả thế giới. Do chiến tranh
thương mại Mỹ - Trung và bất ổn chính trị ở Trung Đông, khiến mặt hàng lương thực
thực phẩm, giá dầu lúc tăng cao, lúc giảm sâu. Chỉ số giá lương thực, thực phẩm tăng
đáng kể trong 9 tháng, đạt đỉnh trong tháng 4 với 91,71 điểm, sau đó liên tục giảm cho tới
thời điểm kết thúc quý 3/2018 và tiếp tục đà giảm nhẹ trong tháng 9 đạt mức 84,77 điểm.
Giá dầu năm 2018 có xu hướng tăng dần và đạt đỉnh vào ngày 03/10/2018 – mức cao
nhất trong vòng 4 năm, tăng lần lượt 30% và 27% so với hồi đầu năm, song ngay lập tức
sụt giảm dần, xuống còn mức thấp nhất từ đầu năm đến nay vào ngày 28/11/2018, giảm
32% và 34% chỉ trong vòng 8 tuần. Tính đến hết ngày 29/11/2018, giá dầu Brent và West
Texas Intermediate đã giảm lần lượt 11% và 17% so với hồi đầu năm. Áp lực lạm phát
đối với Việt Nam là không thể phủ nhận, tuy nhiên, ngân hàng nhà nước (NHNN) đã
kiểm soát được lạm phát ổn định trong năm, không có những cú sốc về giá cả, chỉ số giá
tiêu dùng bình quân cả năm khoảng 3,5% đạt mức lạm phát mục tiêu do Quốc hội phê
chuẩn.
Kiểm soát được lạm phát ổn định ở mức này, xét từ góc độ của CSTT có thể thấy,
NHNN đã kiểm soát tốt cung tiền, chủ động trong việc điều chỉnh lượng cung tiền tác
động đến lạm phát, điều này được phản ảnh bởi diễn biến lạm phát cơ bản được kiểm soát
tương đối hợp lý, hài hòa với mức độ tăng/giảm giá hàng hóa do tác động bới các yều tố
phi tiền tệ, đảm bảo kiểm soát được lạm phát ở mức mục tiêu. Hỗ trợ tích cực cho kiểm
soát lạm phát ngoài việc điều tiết cung tiền hợp lý, thì việc kiểm soát nợ xấu, nâng cao
hiệu quả sử dụng dòng tiền (vốn tín dụng) cũng có tác động tốt đến kiểm soát lạm phát.
(đồ thị 1)
Hỗ trợ tăng trưởng kinh tế
Tăng trưởng kinh tế thế giới có sự phục hồi nhưng không mấy thuận lợi cho Việt Nam.
Mặc dù tăng trưởng kinh tế thế giới 6 tháng cuối năm có dấu hiệu chậm lại so với đầu
năm, nhưng cả năm vẫn đạt mức tăng 3,9% (IMF dự báo).
Theo thông báo của Tổng cục Thống kê cho thấy, GDP năm 2018 tăng 7,08% so với
cùng kỳ năm trước, là mức tăng cao nhất cùng kỳ kể từ năm 2008 trở về đây, trong đó,
khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,76%, đóng góp 8,7% vào mức tăng trưởng
chung; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 8,85%, đóng góp 48,6%; khu vực dịch vụ
tăng 7,03%, đóng góp 42,7%; Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản đạt mức tăng
trưởng cao nhất trong giai đoạn 2012 - 2018, khẳng định xu thế chuyển đổi cơ cấu ngành
đã phát huy hiệu quả, mặt khác, giá bán sản phẩm ổn định cùng với thị trường xuất khẩu
được mở rộng là động lực chính thúc đẩy sản xuất của khu vực này; xuất khẩu hàng hóa
và dịch vụ tăng 14,27%; nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 12,81%. Cán cân thương
mại thặng dư ở mức kỷ lục 7,2 tỷ USD).
Đáng chú ý, nhập siêu hàng hóa từ Hàn Quốc và Trung Quốc của Việt Nam sau 11 tháng
đều giảm và xuất siêu sang Hoa Kỳ và EU đều tăng so cùng kỳ năm 2017; Vốn đầu tư
trực tiếp nước ngoài thực hiện năm 2018 ước tính đạt 19,1 tỷ USD, tăng 9,1% so với năm
2017. Trong năm 2018, còn có 6.496 lượt góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước
ngoài với tổng giá trị góp vốn là 9,89 tỷ USD, tăng 59,8% so với cùng kỳ năm 2017,
trong đó có 1.113 lượt góp vốn, mua cổ phần làm tăng vốn điều lệ của doanh nghiệp với
giá trị vốn góp là 4,25 tỷ USD và 5.383 lượt nhà đầu tư nước ngoài mua lại cổ phần trong
nước mà không làm tăng vốn điều lệ với giá trị 5,64 tỷ USD.
Đạt được kết quả này không thể không có sự đóng góp tích cực của CSTT. Năm 2018,
mặc dù tăng trưởng tín dụng được kiểm soát chặt chẽ dưới 15%, nhưng dòng vốn được
ưu tiên tập trung vào các ngành sản xuất, chế biến chế tạo, nông nghiệp nông thôn góp
phần đáng kể vào việc cải thiện cơ cấu kinh tế. Đặc biệt, việc kiểm soát lạm phát, giữ
vững sự ổn định tiền tệ, tỷ giá trong bối cảnh đồng USD lên giá là động lực quan trọng
thu hút dòng vốn đầu tư nước ngoài vào phát triển sản xuất kinh doanh. Thống đốc
NHNN Lê Minh Hưng cho rằng “Ổn định tài chính, duy trì huyết mạch của nền kinh tế
là điều kiện then chốt cho ổn định kinh tế vĩ mô, tăng trưởng bền vững”.
Ổn định thị trường tiền tệ
Năm 2018 phản ánh bức tranh "một thị trường tài chính tiền tệ ổn định" trong bối cảnh
thị trường tài chính quốc tế cũng không ít những biến động khó lường, do CSTT của các
nước trên thế giới điều hành có sự khác biệt, trái chiều giữa các nền kinh tế chủ chốt:
Ngân hàng trung ương Mỹ (Fed) tiếp tục theo đuổi chính sách tiền tệ thắt chặt, trong năm
2018, Fed 6 lần tăng lãi suất chỉ đạo, Fed tiếp tục chỉ đạo tăng lãi suất, cùng với chính
sách giảm thuế mới khiến dòng vốn FDI có xu hướng dịch chuyển về Mỹ, đồng USD
tiếp tục tăng giá trong những tháng cuối năm, chỉ số DXY từ mức 89,91 những ngày đầu
tháng 2/2018 đã đạt mức 96,14 điểm ngày 18/12/2018.
Mặc dù vậy, thị trường tiền tệ Việt Nam vẫn giữ được ổn định. Lãi suất và tỷ giá như một
hạn thị biểu phản ánh cung cầu vốn trên thị trường, cũng như phản ảnh tình hình ổn định
của thị trường, một thị trường để xảy ra nhiều “cú sốc” về sự lên xuống thất thường của
lãi suất và tỷ giá cho thấy một thị trường đang có sự bất ổn do sự kém điều hành của
NHTW, sự yếu kém của các định chế tài chính trên thị trường. Trên thị trường tiền tệ
Việt Nam năm 2018, lãi suất và tỷ giá đã giữ được ổn định, mặc dù Fed tăng lãi suất,
nhưng tỷ giá VND về cơ bản giữ được ổn định, sự biến động của tỷ giá theo chiều hướng
tăng phù hợp với sự tăng giá của đồng USD trên thị trường thế giới. Chỉ số đô la Mỹ, do
sức mạnh đồng bạc xanh với các ngoại tệ chính đã tăng từ mức xấp xỉ 90 điểm những
ngày đầu năm 2018 lên mức xấp xỉ 96 điểm những ngày cuối năm 2018, do trong năm
2018 Fed liên tục tăng lãi suất, tăng trưởng kinh tế Mỹ phục hồi.
Tỷ giá VND trong năm tăng khoảng 2,4% nằm trong mục tiêu điều hành là tỷ giá dao
động tăng từ mức 2-3% trong năm 2018; lãi suất VND nhìn chung ổn định, có xu hướng
tăng nhẹ vào những tháng cuối năm, tính chung cả năm lãi suất tiền gửi bình quân tăng từ
5,11% năm 2017 lên 5,25% năm. Lãi suất cho vay bình quân từ mức 8,86% năm 2017 lên
khoảng 8,91%. Mặt bằng lãi suất huy động đồng Việt Nam phổ biến ở mức 0,6%1%/năm đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng; 4,3%-5,5%/năm đối
với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng; 5,3%-6,5%/năm đối với tiền gửi có kỳ
hạn từ 6 tháng đến dưới 12 tháng; Kỳ hạn trên 12 tháng ở mức 6,5%-7,3%/năm. Lãi suất
cho vay đồng Việt Nam phổ biến khoảng 6%-9%/năm đối với ngắn hạn và 9%-11%/năm
đối với trung và dài hạn. Đối với lãi suất trái phiếu thường cao hơn lãi suất tiết kiệm, do
thời hạn dài, đối tượng chọn lọc, có mục tiêu cụ thể (Đồ thị 2)
Tỷ giá giao ngay USD/VND liên ngân hàng. Nguồn: Reuters.
Dòng vốn luân chuyển trên thị trường tiền tệ thông suốt, hiệu quả.
Theo báo cáo thường niên của Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia, tốc độ tăng cung tiền
M2 và tín dụng đều giữ xu hướng giảm. Tỷ lệ M2/GDP đến cuối năm 2018 ước khoảng
168%, tăng thấp hơn so với bình quân giai đoạn 2012-2016. Tín dụng năm 2018 ước tăng
14-15%, thấp hơn 3-4 điểm phần trăm so với năm 2017. Đây cũng là mức thấp nhất từ
năm 2015 đến nay. Tỷ lệ tín dụng/GDP khoảng 134%, tăng 1,7 điểm phần trăm so với
cùng kỳ năm 2017, mức tăng thấp nhất kể từ năm 2015. Cung tiền, tín dụng đang dần
được kiểm soát chặt chẽ để đảm bảo mục tiêu ổn định vĩ mô.
Năm 2018 tăng trưởng tín dụng thấp, nhưng tăng trưởng kinh tế vẫn cao, nó phản ánh
tính hiệu quả của dòng vốn tín dụng và sự phát triển cân đối, hợp lý hơn của thị trường tài
chính. Điều này sẽ càng thu hút các nhà đầu tư vào Việt Nam; Tốc độ tăng tổng phương
tiện thanh toán chủ yếu không phải tác động từ yếu tố tín dụng, mà do việc tài sản có
ngoại tệ, đồng nghĩa với việc NHNN mua được nhiều ngoại tệ cho dự trữ ngoại hối, yếu
tố này cũng tác động hạn chế đến lạm phát.
Thanh khoản của thị trường được đảm bảo
Hệ số LDR năm nay là 87,5 % thấp hơn một chút so với năm 2017 (87,8), với mức này
thị trường luôn đảm bảo được khả năng thanh khoản. Điều này cho thấy, TCTD đã nâng
cao được khả năng quản trị nguồn vốn của mình cùng với việc hiệu quả điều tiết tiền tệ
của NHNN, dòng vốn không bị để tồn đọng cao cho việc bảo đảm thanh khoản. Mặc dù
những tháng cuối năm nhiều ngân hàng thương mại (NHTM) tăng lãi suất huy động vốn
để huy động vốn, nó không phản ánh tính thanh khoản kém dồi dào, nó cho thấy tính chủ
động của các TCTD trong việc cân đối nguồn vốn của mình sát với cung cầu vốn thị
trường. Lãi suất trên thị trường liên ngân hàng phản ánh tương đối chính xác cung, cầu
vốn trên thị trường. Năm 2018, trên thị trường liên ngân hàng lãi suất qua đêm VND tăng
từ mức bình quân khoảng 1,53% trong đầu năm lên khoảng 3% trong nửa cuối năm 2018.
Điều này cũng phản ánh tính thời vụ của thị trường tiền tệ trong năm.
Điều đáng nói ở đây, đó là CSTT đã hỗ trợ tích cực cho quá trình tái cơ cấu hệ thống các
NHTM, như tái cơ cấu nguồn vốn, nâng cao chất lượng sử dụng nguồn vốn do các biện
pháp thắt chặt tăng trưởng tín dụng và các yêu cầu về tăng tỷ lệ đảm bảo an toàn vốn
trong hoạt động, cũng như các biện pháp hỗ trợ thanh khoản kịp thời cho các TCTD,
theo đó, tạo điều kiện cho các TCTD tăng huy động vốn dài hạn, giảm tỷ trọng huy động
vốn ngắn hạn, mở rộng đầu tư dài hạn hỗ trợ cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
2019
Theo đánh giá của chuyên gia SSI, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã có một năm
2019 ghi dấu trong điều hành chính sách tiền tệ.
Cán cân tổng thể của Việt Nam liên tục thặng dư
Lũy kế 9 tháng đã thặng dư tới gần 14 tỷ USD - mức kỷ lục từ trước tới nay. Một lượng
cung ngoại tệ lớn đã giúp Ngân hàng Nhà nước mua vào tới 20 tỷ USD trong năm 2019,
nâng dự trữ ngoại hối lên trên 79 tỷ USD - gấp đôi so với cuối năm 2016.
Ngay từ đầu năm 2019, Ngân hàng Nhà nước đã nâng mạnh tỷ giá mua vào từ 22.700
đồng/USD lên 23.200 đồng/USD và giữ nguyên trong 11 tháng, hầu hết thời gian tỷ giá
mua của Ngân hàng Nhà nước đều cao hơn tỷ giá mua của các ngân hàng thương mại, tạo
sức hút lớn với dòng ngoại tệ, gia tăng bộ đệm dự trữ ngoại hối.
Khi tỷ giá giao dịch giảm mạnh trong tháng 12, Ngân hàng Nhà nước cũng giảm tỷ giá
mua 25 đồng/USD, khéo léo phát đi thông điệp về đồng nội tệ chuyển động có tăng có
giảm theo cung cầu thị trường, một hành động hợp lý khi phía Mỹ luôn theo sát các nước
có thặng dư thương mại lớn.
20 tỷ USD mua vào cho dự trữ ngoại hối tương ứng với 464 nghìn tỷ đồng bơm ra thị
trường, bằng 5,04% tổng cung tiền tại cuối năm 2018. Ngân hàng Nhà nước đã sử dụng
linh hoạt các công cụ để điều tiết lượng tiền đồng, số dư tín phiếu đang lưu hành vào thời
điểm cao nhất là 90 nghìn tỷ VND.
Nhờ các công cụ tiền tệ linh hoạt để triệt tiêu lạm phát cầu kéo, CPI cả năm chỉ là
2,79%, mức thấp nhất trong 3 năm qua.
Cung cấp được 8,2 triệu tỷ đồng cho nền kinh tế
Trong năm 2019, ngành Ngân hàng đã cung cấp được 8,2 triệu tỷ đồng cho nền kinh tế.
Áp lực một lượng lớn thanh khoản như vậy đưa ra nền kinh tế nhưng đã được NHNN
điều tiết rất chủ động công cụ CSTT để kiểm soát. Đáng chú ý, dư nợ đối với khối doanh
nghiệp là trên 4 triệu tỷ đồng, chiếm trên 53%; trong đó doanh nghiệp Nhà nước chỉ
khoảng xấp xỉ 5% trong tổng dư nợ tín dụng cho doanh nghiệp. Trong khi khối doanh
nghiệp tư nhân chiếm 43% tổng dư nợ tín dụng, còn lại là hộ kinh doanh và cá nhân
chiếm khoảng 45,7% tổng dư nợ tín dụng. Có thể nói là nguồn lợi tín dụng rất lớn đã tập
trung vào cộng đồng doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp tư nhân và cá nhân.
Tăng nguồn dự trữ ngoại hối
Về tỷ giá và thị trường ngoại hối, Thống đốc Lê Minh Hưng nhấn mạnh, điều hành tỷ giá
luôn là bài toán hóc búa đối với bất cứ NHTW nào trên thế giới, đặc biệt là các nước
đang phát triển như Việt Nam. Với kinh nghiệm trong nhiều năm qua, NHNN đã rất linh
hoạt và chủ động, đặc biệt rất kiên định trong điều hành tỷ giá, điều này không có nghĩa
là cố định tỷ giá, nhưng NHNN đã điều hành ổn định tỷ giá phù hợp với diễn biến của thị
trường, phù hợp với mục tiêu điều hành vĩ mô của NHTW và quan trọng nhất qua đó tăng
được một lượng dự trữ ngoại hối rất lớn, cao kỷ lục từ trước đến nay. Thống đốc Lê Minh
Hưng cho biết, đến nay, Việt Nam đã có dự trữ ngoại hối ở mức 79,9 tỷ USD, xấp xỉ 80
tỷ USD. Đây là một tấm đệm cho đất nước để bảo vệ an ninh tài chính quốc gia, phòng
ngừa những tác động từ bên ngoài, đồng thời là yếu tố then chốt để củng cố lòng tin của
nhà đầu tư và cộng đồng doanh nghiệp trong và ngoài nước vào năng lực thực tế của
Chính phủ và của Ngân hàng Trung ương để ổn định được nền tảng vĩ mô, trong đó có tỷ
giá và thị trường ngoại tệ.
Kiểm soát được ổn định mặt bằng lãi suất
Nhu cầu vốn của nền kinh tế rất lớn và hệ thống ngân hàng vẫn là kênh dẫn vốn chủ đạo
cho nền kinh tế, trong đó tỷ trọng vốn cho vay trung dài hạn, vốn đầu tư cho nền kinh tế
rất lớn, áp lực lên nguồn vốn thường xuyên cao. Thống đốc Lê Minh Hưng cho biết, trên
thực tế, kể từ đầu nhiệm kỳ đến nay, NHNN đã giữ được ổn định và giảm mặt bằng lãi
suất, đặc biệt là lãi suất cho các lĩnh vực ưu tiên và hiện nay, trần lãi suất cho vay lĩnh vực
ưu tiên chỉ còn 6%. Ngành Ngân hàng cũng chủ động điều tiết, giảm các mức lãi suất điều
hành của NHTW vào thời điểm phù hợp với khối lượng và liều lượng thích hợp để đạt
được kết quả giảm mặt bằng lãi suất, chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp, người dân vay
vốn ngân hàng. Điều hành lãi suất cân đối được các yếu tố trong nền kinh tế, người vay
vốn, người gửi tiền cũng như các TCTD được đảm bảo cân đối một cách hài hòa. Nguồn
vốn tín dụng vẫn được điều tiết một cách kịp thời, đưa vào các lĩnh vực sản xuất kinh
doanh.
"Những kết quả đạt được trong năm 2019 đã gia tăng niềm tin của thị trường vào năng lực
điều hành của Ngân hàng Nhà nước cũng như khả năng có thể dự đoán đối với các chính
sách của cơ quan quản lý - yếu tố vô cùng quan trọng để tăng sức hấp dẫn của thị trường
Việt Nam", báo cáo của SSI đánh giá.
Hòa cùng với xu hướng chung trên toàn cầu,
chính sách tiền tệ trong năm 2019 đã dịch
chuyển theo hướng nới lỏng rõ nét hơn.
Ngân hàng Nhà nước đã giảm đồng loạt các
lãi suất điều hành, trong đó 2 lần giảm lãi
suất OMO và 3 lần giảm lãi suất tín phiếu,
mức giảm tổng cộng đều là 0,75%. Vùng
dao động của lãi suất trên liên ngân hàng đã
được kéo giảm đáng kể, về 2,25% 4,0%/năm.
Năm 2020
Tăng trưởng tín dụng 3 năm gần đây
Nguồn: Báo cáo thị trường tài chính
tiền tệ Việt Nam (SSI)
Năm 2020, Viê ̣t Nam gặp rất nhiều thách thức, đặc biệt là dịch Covid-19. Ngành ngân
hàng, với vai trò huyết mạch của nền kinh tế đã vào cuộc rất sớm với tinh thần “chống
dịch như chống giặc”; chủ động có giải pháp ứng phó tác động của dịch Covid-19, bão lũ,
khắc phục khó khăn và hỗ trợ nền kinh tế...
NHNN điều hành đồng bộ, linh hoạt các công cụ CSTT để ổn định thị trường, kiểm soát
lạm phát và hỗ trợ kinh tế ứng phó với tác động bất lợi của các cú sốc. Nghiệp vụ thị
trường mở (mua/bán tín phiếu) được điều hành linh hoạt để chủ động kiểm soát tiền tệ,
lạm phát, hỗ trợ giảm mặt bằng lãi suất, góp phần thúc đẩy tăng trưởng, đảm bảo thanh
khoản hệ thống. Đồng thời, phối hợp đồng bộ với việc ổn định tỉ lệ dự trữ bắt buộc, tái
cấp vốn cho các tổ chức tín dụng (TCTD) theo các chương trình được Chính phủ, Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt… đã góp phần nâng cao hiệu quả, hiệu lực của CSTT trong
kiểm soát tiền tệ, không tạo ra áp lực gia tăng lạm phát, hỗ trợ ổn định tỉ giá và lãi suất
thị trường.
Thanh khoản của hệ thống tổ chức tín dụng thông suốt.
Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Viê ̣t Nam, đến ngày 18-12-2020, tổng
phương tiện thanh toán (M2) tăng 12,83% so cuối năm 2019 và tăng 14,62% so cùng kỳ
năm 2019. Thanh khoản của hệ thống tổ chức tín dụng thông suốt. Tính chung từ đầu
năm 2020 đến nay, NHNN đã ba lần điều chỉnh giảm đồng bộ các mức lãi suất với tổng
mức giảm tới 1,5 - 2%/năm lãi suất điều hành; giảm 0,6 - 1%/năm trần lãi suất tiền gửi;
giảm 1,5%/năm trần lãi suất cho vay đối với các lĩnh vực ưu tiên. Đồng thời, chỉ đạo các
TCTD tiết kiệm chi phí, giảm mạnh lãi suất cho vay, đặc biệt là các lĩnh vực ưu tiên. Nhờ
đó, tính đến tháng 11-2020, mặt bằng lãi suất cho vay giảm bình quân khoảng 1%/năm so
cuối năm 2019; lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng VND đối với một số ngành, lĩnh
vực ưu tiên ở mức 4,5%/năm.
Tốc độ tăng trưởng tín dụng được điều hành hợp lý.
Về điều hành tín dụng, Vụ trưởng Tín dụng Nguyễn Tuấn Anh cho biết, NHNN đã chủ
động điều hành hợp lý tốc độ tăng trưởng tín dụng phù hợp mức độ hấp thụ của nền kinh
tế, tập trung vào các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng, lĩnh vực ưu tiên, theo chủ
trương của Chính phủ, góp phần quan trọng khôi phục hoạt động sản xuất, kinh doanh,
duy trì tăng trưởng kinh tế sau dịch. Tín dụng đối với lĩnh vực rủi ro được kiểm soát chặt
chẽ, các TCTD đã triển khai nhiều chương trình cho vay với lãi suất ưu đãi. Đến ngày 2112-2020, tín dụng tăng 10,14% so cuối năm 2019, tăng 11,62% so cùng kỳ năm 2019.
Tăng trưởng thanh toán không dùng tiền mặt
Đại diện Vụ Thanh toán cho biế t, trong bối cảnh đại dịch, tăng trưởng thanh toán không
dùng tiền mặt đạt tốc độ ấn tượng với nhiều chỉ tiêu đạt và vượt yêu cầu. Đến cuối tháng
10-2020, số lượng giao dịch thanh toán qua điện thoại di động đạt hơn 918,8 triệu giao
dịch, với giá trị đạt gần 9,6 triệu tỷ đồng; số lượng giao dịch thanh toán qua internet đạt
gần 374 triệu giao dịch với giá trị đạt hơn 22,2 triệu tỷ đồng.
Dự trữ ngoại hối Nhà nước tăng cao kỷ lục nhưng lạm phát được kiểm soát.
Bình quân 11 tháng năm 2020 đạt 3,51%, dưới mục tiêu 4% của Quốc hội; lạm phát cơ
bản bình quân đạt 2,43%, cho thấy hiệu quả điều hành CSTT linh hoạt, đóng góp tích cực
vào việc giảm áp lực lên lạm phát bình quân chung trong khi vẫn có dư địa hỗ trợ nền
kinh tế. Lạm phát ổn định đã tạo lập nền tảng vững chắc duy trì niềm tin của cộng đồng
đầu tư đối với môi trường kinh doanh Việt Nam, thu hút FDI.
NHNN cũng điều hành, công bố tỉ giá trung tâm biến động linh hoạt hằng ngày, phù hợp
với thị trường trong và ngoài nước, cân đối kinh tế vĩ mô, tiền tệ và mục tiêu CSTT; góp
phần hạn chế tình trạng đầu cơ, găm giữ ngoại tệ và hấp thu các cú sốc đối với nền kinh
tế. Đồng thời, kết hợp với các giải pháp điều tiết thanh khoản hợp lý, chủ động truyền
thông, điều chỉnh tỉ giá mua/bán và sẵn sàng mua/bán ngoại tệ với TCTD để bình ổn thị
trường và kinh tế vĩ mô.
DANH SACH TU
CSTT: chính sách tiền tệ
NHNN: ngân hàng nhà nước
NHTW: Ngân hàng Trung ương
TCTD: Tổ chức tín dụng
NHTM: Ngân hàng thương mại
M2: Tổng phương tiện thanh toán
FDI (Foreign direct investment): Đầu tư trực tiếp nước ngoài
EU (European Union): Liên minh châu Âu
IMF (International Monetary Fund): Quỹ Tiền tệ Quốc tế
DXY (USD Index): chỉ số đo lường giá trị của đồng USD so với tiền tệ khác
GDP (Gross domestic product): Tổng sản phẩm nội địa
Fed (Federal Reserve System):Cục Dự trữ Liên bang
Nguồn trích dẫn
https://tapchitaichinh.vn/ngan-hang/dieu-hanh-chinh-sach-tien-te-hieu-qua-gop-phan-ondinh-kinh-te-vi-mo-331781.html
(tác giả: Hoa Sơn (02/02/2021), Tạp chí Tài Chính Online, Điều hành chính sách tiền tệ
hiệu quả, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô)
https://dangcongsan.vn/chao-nam-moi-2020/dat-nuoc-vao-xuan/hieu-qua-tu-dieu-hanhlinh-hoat-chinh-sach-tien-te-546919.html
(tác giả: Minh Phương(28/1/2020), Hiệu quả từ điều hành linh hoạt chính sách tiền tệ,
Báo điện tử Đảng cộng sản Việt Nam)
http://tapchinganhang.gov.vn/chinh-sach-tien-te-nam-2018-voi-nhung-hieu-qua-datduoc.htm?fbclid=IwAR1FQ4YQ5ZkmD2bc68gdztqtWwfxVIsEY2LqfqLBs8j7tDMCGe
Wip9VVhfY
(Tác giả T.S Nguyễn Thị Kim Thanh(27/08/2019), Chính sách tiền tệ năm 2018 với
những hiệu quả đạt được , Báo tạp chí Ngân hàng - cơ quan của ngân hàng nhà nước Việt
Nam)
https://vneconomy.vn/ky-vong-cu-hich-tu-chinh-sach-tien-te-nam-2020.htm
(Tác giả: Nguyên Minh (10/01/2020), Vn-Economy, Kỳ vọng cú hích từ chính sách tiền
tệ năm 2020,)
https://nhandan.vn/baothoinay-kinhte/thanh-cong-trong-dieu-hanh-chinh-sach-tien-te629965/?fbclid=IwAR2WVL_S4K51tNDIZ091QazIol334Hz9AdivCJDlZ6zKL6BiXsH76gHxDk
(Tác giả: Đặng Hà My(29/12/2020), Báo Thời Nay, Thành công trong điề u hành chin
́ h
sách tiề n tê ̣)
https://laodong.vn/kinh-te/chinh-sach-tien-te-nam-2020-nhung-dau-an-noi-bat866087.ldo
( Tác giả: PGS-TS NGÔ TRÍ LONG (29/12/2020), BaoLao Dong, Chính sách tiền tệ
năm 2020: Những dấu ấn nổi bật)
Download