Uploaded by Le Thi Huyen

BÀI TẬP CHƯƠNG 1 Dr.Huyen Le

advertisement
BÀI TẬP CHƯƠNG 1: CẤU TẠO NGUYÊN TỬ
Bài 1:
a.Tính độ dài sóng của một hạt bụi khối lượng m=0,01mg chuyển động với vận tốc 1,0 mm/s.
b. Tính độ dài sóng của một electron khối lượng 9,1.10-31kg chuyển động với tốc độ 106 m/s.
Bài 2: Căn cứ vào thuyết lượng tử Planck và hệ thức của Einstein, hãy xác định năng lượng (theo J)
và khối lượng theo kg của photon ứng với bước sóng phát xạ màu đỏ  = 6563 Å.
Bài 3: Tính bước sóng De Broglie của :
a) Một máy bay có khối lượng 100,0 tấn bay với tốc độ 1000,0 km/h.
b) Một nơtron khối lượng 1,675.10-27 kg, chuyển động với tốc độ 4,0. 103 cm.s-1
Bài 4: Trong trường hợp đối với nguyên tử H, hãy xác định các đại lượng sau :
a) Năng lượng kích thích dùng để chuyển electron từ trạng thái cơ bản lên trạng thái ứng với n=3.
b) Năng lượng ion hóa để tách electron ở n=3 khỏi trạng thái cơ bản.
c) Bước sóng  (nm) khi electron chuyển từ n=3 về n=2.
Bài 5: Đối với quang phổ phát xạ của nguyên tử H người ta thu được các dãy phổ quan trọng như:
dãy Lyman, Balmer, Baschen.
a) Độ dài bước sóng lớn nhất max (nm) nằm trong vùng nhìn thấy.
b) Bước sóng ngắn nhất min trong vùng UV.
Câu 6 (1,0 điểm). Tính bước sóng (theo nm) của ánh sáng phát xạ khi electron chuyển từ n = 3 về n
= 2 trong nguyên tử hiđro.
Câu 7 (1,0 điểm). Tính bước sóng (theo đơn vị nm) của ánh sáng phát xạ khi electron chuyển từ n =
3 về n = 2 trong ion nguyên tử He+ (1,0 eV = 1,6 x 10-19 J, 1 m = 109 nm)
Câu 8 (1,0 điểm). Năng lượng ion hóa là năng lượng cần thiết loại bỏ electron để chuyển 1 mol
nguyên tử ở trạng thái khí thành 1 mol ion nguyên tử ở trạng thái khí. Tính năng lượng ion hóa của
nguyên tử H (theo đơn vị kJ/mol, cho biết: 1 eV = 1,6 x 10-19 J, 1 m = 109 nm).
Câu 9 (1,0 điểm). Một nguyên tử H ở trạng thái kích thích phát xạ ánh sáng có bước sóng 1282,4 nm
để trở về mức năng lượng có n = 3. Hỏi số lượng tử chính (n) của mức năng lượng kích thích ban
đầu trên nguyên tử H là bao nhiêu (cho biết: 1 eV = 1,602 x 10-19 J, 1 m = 109 nm = 1010 Å).
Câu 10 (1,0 điểm). Năng lượng ion hóa là năng lượng cần thiết để bứt electron ra khỏi nguyên tử ở
trạng thái khí. Năng lượng ion hóa 1 electron từ trạng thái cơ bản của 1 mol nguyên tố hóa học X là
4,729 x 104 kJ/mol. Hãy xác nguyên tố hóa học X?
Câu 11. Tính độ dài bước song De Broglie:
- Của một chiếc xe nặng 1 tấn, chuyển động với tốc độ 80km/h
- Của một proton có khối lượng là 1,67.10-24 g và động năng Eđ= 1000 eV. Biết 1eV = 1.6.10-19 J.
- Ở nhiệt độ phòng một nguyên tử He chuyển động với vận tốc 1000 m/s. Cho biết KLNT He =
4,003u (1u = 1,66.10-27 kg)
- Từ các giá trị bước sóng nhận được rút ra kết luận
Câu 12. Tính năng lượng của electron trong nguyên tử hyđro ở trạng thái cơ bản và trạng thái kích
thích khi electron ở lớp M. Nguyên tử hyđro ở trạng thái nào bền hơn.
Câu 13. Xác định độ bất định về động lượng và tốc độ cho một electron khi nó chuyển động trong
một vùng không gian theo một chiều xác định ( giả sử theo chiều x của tọa độ) với độ rộng bằng cỡ
đường kính nguyên tử ~1A
Câu 14. Một viên đạn có khối lượng 5g được bắn đi với tốc độ vào khoảng 3500000 và 3500001 ms1
. Hãy xác định độ bất định nhỏ nhất về vị trí của viên đạn này.
Câu 15. Viết cấu hình electron nguyên tử dưới dạng kí hiệu và dạng ô lượng tử của các nguyên tố
với Z = 14, 25, 34
Câu 16. Hãy cho biết số thứ tự Z của ba nguyên tố mà nguyên tử của chúng co các phân lớp electron
ngoài cùng như sau: 4s1 ; 4s23d7 và 4p5
Câu 17. Viết 4 số lượng tử ứng với electron cuối cùng cho các trường hợp sau đây:
a) Mg (Z = 12)
b) Cl (Z =17)
Câu 18. Xác định số thứ tự Z của nguyên tố có electron cuối cùng điền vào cấu hình electron ứng
với bộ 4 số lượng tử:
a) n = 2, l=0, ml=0; ms = +1/2
b) n = 2, l=1, ml=1; ms = -1/2
c) n = 4, l=0, ml=0; ms = +1/2
d) n = 4, l=1, ml=1; ms = +1/2
Câu 19. Một vụ nổ hạt nhân của 235U đã giải phóng ra một năng lượng là 1,646.1014 j. Hãy xác định
khối lượng của uran còn lại sau vụ nổ? Biết rằng khối lượng uran lúc ban đầu là 2 kg.
Câu 20. Căn cứ vào thuyết lượng tử Planck, hãy xác định năng lượng theo J và khối lượng theo kg
của photon ứng với bước sóng phát xạ màu đỏ λ=6563 A. Cho c = 3.108 m/s và h = 6,625.10-34 Js
Câu 21. Từ những giữ kiện sau đây thuộc phổ phát xạ của hydro. Hãy xác định λ31 và λ41 thuộc dãy
Lyman. Biết: 21 = 1215 A; 32 = 65663 A; 42 = 4861A
Cau 22. Giả thiết rằng nguyên tử antimon(Sb) hấp thụ ở trạng thái cơ bản ứng với λ=2180A.
a) Xác định năng lượng của nó ở trạng thái kích thích theo eV
b) Khi ở trạng thái kích thích, Sb lại tiếp tục bức xạ ứng với λ2=2670A. Hãy tính sự biến thiên
năng lượng này theo eV (1eV = 1,6.10-19J
Câu 23. Để phá vỡ liên kết I-I trong một mol iot đòi hỏi phải cung cấp một năng lượng là 150,48 kJ
dưới dạng ánh sáng kích thích. Hãy tính bước sóng đó ứng với giá trị là bao nhiêu nm.
Câu 24. a) Khi nguyên tử 3Li bị mất 2 electron sẽ trở thành ion Li2+. Hãy xác định độ dài bước sóng
(theo nm) đối với vạch phổ đầu tiên của dãy Balmer
b) Hãy tính năng lượng cần thiết tối thiểu theo eV để làn bứt electron còn lại của ion Li2+ khỏi trạng
thái cơ bản. Cho RH=109670cm-1.
Câu 25. Vạch phổ ứng với bươc chuyển n =1 và n = 2 đối với ion He+ có bước sóng tương ứng là
30.3 nm.
a) Hãy xác định giá trị RHe+, và tỉ số RH/RHe+
b) Tính năng lượng ở trạng thái cơ bản theo J và eV đối với ion He+. Biết RH = 109670 cm-1
Câu 26. Cho năng lượng ion hóa của 1 ion giống hydro là 54,4 eV.
a) Hãy xác định sô điện tích hạt nhân của ion đó. Biết năng lượng của hydro ở trạng thái cơ bản
là: -13,6 eV
b) Khi biết vạch giới hạn cuối của phổ phát xạ đối với ion giống hydro đó có bước sóng λ =
200,5 nm. Hãy xác định số thứ tự n của mức năng lượng mà electron chuyển tới.
Cho RH = 109670 cm-1
Download