Uploaded by Hường Vũ

Tiểu Luận Ngôn Ngữ Học Đối Chiếu

advertisement
ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI
KHOA NGÔN NGỮ ANH
-----------------
TIỂU LUẬN MÔN: NGÔN NGỮ HỌC – ĐỐI CHIẾU
HÀ NỘI, 2021
ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI
KHOA NGÔN NGỮ ANH
------------------
ĐỐI CHIẾU ĐỘNG TỪ “ĂN” TRONG TIẾNG VIỆT VÀ TỪ “EAT”
TRONG TIẾNG ANH
Họ và tên: Vũ Thị Hường
Ngày sinh: 17/10/2000
Lớp: K25A02
Khóa học: 2018-2022
HÀ NỘI, 2021
MỤC LỤC
Mở đầu .......................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài ..............................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu ........................................................................................1
3. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................1
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ....................................................................1
Chương 1: Cơ sở lí luận của đề tài.............................................................................2
1.1.Khái quát về từ loại ...........................................................................................2
1.2. Khái quát về Ngôn ngữ học đối chiếu .............................................................3
Chương 2: Khái quát động từ “ăn” trong tiếng Việt và “eat” trong tiếng Anh .........4
2.1. Đặc điểm từ “ăn” trong tiếng Việt ...................................................................4
2.1.1.Trên bình diện cấu trúc ...............................................................................4
2.1.2. Động từ “ăn” trên bình diện ngữ nghĩa .....................................................4
2.1.3. Đặc điểm ngữ pháp ....................................................................................4
2.1.4. Hoạt động của từ “ăn” trong đời sống giao tiếp ........................................5
2.2. Đặc điểm của từ “eat” trong tiếng Anh ...........................................................5
2.2.1. Trên bình diện cấu tạo hình thức ...............................................................5
2.2.2.Trên bình diện ngữ nghĩa............................................................................5
2.2.3.Trên bình diện ngữ pháp .............................................................................6
2.3.Đối chiếu từ “ăn” và “eat” ................................................................................7
2.3.1.Sự giống nhau .............................................................................................7
2.3.2.Sự khác nhau ..................................................................................................8
Kết luận ......................................................................................................................9
Tài liệu tham khảo....................................................................................................10
Mở đầu
1. Lý do chọn đề tài
Cùng với danh từ, động từ là hai thực từ cơ bản nhất trong hệ thống từ loại tiếng
Việt cũng như tiếng Anh. Đồng thời, động từ được coi là vị từ hoàn chỉnh về
nội dung và cấu trúc tạo để tạo nên câu trọn vẹn, đầy đủ hai thành phần chủ ngữ
và vị ngữ.
Trong hệ thống từ vựng tiếng Việt và tiếng Anh, động từ chiếm số lượng lớn,
được sử dụng với tần suất rất cao trong đời sống sinh hoạt hàng ngày bởi nó gắn
liền với các hoạt động, trạng thái, cảm xúc của con người. “Ăn” được coi là một
động từ tiêu biểu như vậy vì nó được xếp vào nhóm từ chỉ hoạt động của con
người.
Việc đối chiếu từ “ăn” trong tiếng Việt và “eat” trong tiếng Anh trước hết nhằm
hiểu rõ hơn khả năng kết hợp, nguyên tắc hoạt động của nó trong mỗi ngôn
ngữ, qua đó rút ra một số kết luận về sự giống và khác nhau giữa hai ngôn ngữ.
2. Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu cơ chế hoạt động của từ “ăn” trong tiếng Việt và “eat” trong tiếng
Anh, đồng thời so sánh, đối chiếu sự tương đồng và khác biệt về cấu trúc, ngữ
nghĩa ở từng ngôn ngữ trong việc sử dụng hai từ này.
3. Phương pháp nghiên cứu
Dựa trên lý thuyết về ngôn ngữ học tương phản (contrastive linguistcs) hoặc là
ngôn ngữ học so sánh đối chiếu.
Các phương pháp nghiên cứu: miêu tả, đối chiếu, so sánh, thống kê, phân
loại,....trong đó phương pháp đối chiếu là trọng tâm nhất.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Bài nghiên cứu này chỉ tìm ra sự giống và khác nhau trong cấu tại, khả năng kết
hợp từ của hai từ “ăn” trong tiếng Việt và “eat” trong tiếng Anh nói chung và
minh họa bằng cách đưa ra các ví dụ.
1
Chương 1: Cơ sở lí luận của đề tài
1.1.
Khái quát về từ loại
Thế nào là từ loại:
Từ loại là những lớp từ có cùng bản chất ngữ pháp, được phân chia theo ý nghĩa
khái quát, theo khả năng kết hợp với các từ ngữ khác trong ngữ lưu và thực hiện
những chức năng ngữ pháp nhất định ở trong câu.
Cơ sở phân loại:
Ý nghĩa khái quát của từ: sự vật, hành động, tính chất…
Khả năng kết hợp với các từ ngữ khác trong ngữ lưu
Chức năng ngữ pháp (chức vự ngữ pháp, chức năng thành phần câu)
Tóm lại: Sự phân định từ loại là sự phân chia vốn từ bằng bản chất ngữ pháp thông
qua ý nghĩa khái quát và/ hoặc hoạt động ngữ pháp của từ trong câu.
Các loại từ loại: 12 loại
-Danh từ: là những từ chỉ sự vật (người, vật, hiện tượng, khái niệm hoặc đơn vị)
-Động từ: những từ chỉ hoạt động, trạng thái của sự vật
-Tính từ: từ chỉ tính chất, đặc điểm của sự vật, hiện tượng
-Số từ: từ chỉ số lượng và thứ tự của sự vật, sự việc
-Lượng từ: từ chỉ lượng ít hay nhiều của sự vật
-Phó từ: từ chuyên đi kèm với động từ, tính từ để bổ sung ý nghĩa cho nó
-Đại từ: từ dùng để trỏ vào sự vật nhằm xác định vị trí của vật trong không gian,
thời gian
-Quan hệ từ: từ dùng để biểu thị ý nghĩa quan hệ như so sánh, sở hữu, nhân quả...
giữa các bộ phận của câu hoặc giữa các câu trong một đoạn văn.
2
-Trợ từ: từ chuyên đi kèm với một số từ ngữ để nhấn mạnh hoặc biểu thị thái độ
đánh giá sự vật, sự việc được nói đến ở từ ngữ đó.
-Thán từ: từ dùng để bộc lộ tình cảm, cảm xúc (a, ái, ôi, ô hay, than ôi,...) hoặc để
gọi đáp (này, ơi, vâng, dạ…).
-Tình thái từ: từ dùng để thêm vào câu để tạo nên câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu
cảm thán hoặc biểu thị sắc thái tình cảm của người nói.
1.2. Khái quát về Ngôn ngữ học đối chiếu
Thế nào là ngôn ngữ học đối chiếu
Ngôn ngữ học đối chiếu là một chuyên ngành của Ngôn ngữ học sử dụng phương
pháp so sánh đối chiếu giữa các ngôn ngữ khác nhau để tìm ra điểm tương đồng và
khác biệt giữa chúng.
Về thuật ngữ, có nhiều tên gọi khác nhau: Cross linguistic studies (Nghiên cứu
xuyên ngôn ngữ); Confrontative studies (Nghiên cứu tương phản); Interlanguage
study (nghiên cứu liên ngôn ngữ); Comparative analysis (phân tích đối chiếu);
Comparative linguistics (so sánh ngôn ngữ)
Từ những năm 70 của thế kỉ XX người ta thống nhất sử dụng thuật ngữ Contrastive
linguistics (Ngôn ngữ học đối chiếu)
Lịch sử hình thành và phát triển
Lịch sử hình thành của Ngôn ngữ học đối chiếu gắn liền với các khuynh hướng
nghiên cứu Ngôn ngữ học.
Lịch sử Ngôn ngữ học thế giới có 3 khuynh hướng nghiên cứu chủ yếu sau đây:
-Ngôn ngữ học đại cương (General linguistics)
-Ngôn ngữ học miêu tả (Descriptive linguistics)
-Ngôn ngữ học so sánh (Comparative linguistics)
3
Chương 2: Khái quát động từ “ăn” trong tiếng Việt và “eat”
trong tiếng Anh
2.1. Đặc điểm từ “ăn” trong tiếng Việt
“Ăn là động từ thuộc nhóm hoạt động của con người, được sử dụng rộng rãi trong
giao tiếp hàng ngày cũng như trong văn học nghệ thuật. Từ “ăn” có rất nhiều lớp
nghĩa nhưng trong khuôn khổ bài tiểu luận này, ta chỉ khảo sát lớp nghĩa cơ bản,
nghĩa gốc của nó là “đưa thức ăn vào miệng và nuốt để nuôi dưỡng cơ thể”.
2.1.1. Trên bình diện cấu trúc
“Ăn” là động từ đơn âm tiết và không biến đổi khi tham gia vào hoạt động giao
tiếp.
2.1.2. Động từ “ăn” trên bình diện ngữ nghĩa
“Ăn” là một từ cơ bản trong hệ thống các động từ, mang đầy đủ những đặc trưng
của động từ không những về khả năng kết hợp mà cả về mặt ngữ nghĩa. Ngữ nghĩa
của động từ “ăn” thể hiện ở quan hệ với chủ thể và với tình huống xác định trong
thời gian. Các quan hệ này là cơ sở của các ý nghĩa ngữ pháp của động từ bao gồm
cả ý nghĩa hình thái học, từ vựng và cú pháp.
- Quan hệ về thời gian: Gắn chặt với diễn tiến của các dạng vận động. Nó hình
thành mối quan hệ về thời ứng với thời điểm phát ngôn
Ví dụ: Mẹ đã ăn cơm chưa?
Mai nhà mình sẽ ăn lẩu nhé?
Tớ đang ăn thì nó đến.
-Quan hệ về cách thức hoạt động: Thể hiện đặc trưng tình trạng và tiến trình của
vận động, hình thái của vận động thông qua người nói
Ví dụ: Hôm qua tớ cũng ăn rau muống xào tỏi.
Bố mẹ cứ ăn cơm trước đi, đừng chờ con.
Cơm hôm nay hơi nhão nhưng vẫn ăn được.
2.1.3. Đặc điểm ngữ pháp
- Khả năng kết hợp với các từ khác trong cụm từ (danh từ, tính từ...)
4
Ví dụ: Tôi ăn cơm; Tôi ăn chậm
- Chức năng, vị trí trong câu:
+Làm vị ngữ: Ví dụ: Tôi ăn lẩu Thái.
+Làm chủ ngữ: Ví dụ: Ăn là một nhu cầu tất yếu của con người.
2.1.4. Hoạt động của từ “ăn” trong đời sống giao tiếp
- Trong đời sống giao tiếp: xuất hiện nhiều, phổ biết, thường xuyên, liên tục trong
ngôn ngữ nói.
Ví dụ: Bao giờ mới được ăn cơm?
Đi nhanh lên ăn uống gì tầm này nữa!
- Trong thành ngữ, ca dao, tục ngữ:
+Ăn cây táo rào cây sung
+Ăn không nói có
+Người khôn ăn nói nửa chừng
Để cho kẻ dại nửa mừng nửa lo.
2.2. Đặc điểm của từ “eat” trong tiếng Anh
Trong tiếng Anh, có rất nhiều từ có nghĩa tương đương với từ “ăn” trong tiếng Việt
như have, take, get, feed…Tuy nhiên các từ này còn có các lớp nghĩa khác, ta
không thể khảo sát từng từ một nên chỉ chọn một từ cơ bản nhất, được sử dụng
thường xuyên nhất là “eat”.
2.2.1. Trên bình diện cấu tạo hình thức
“Eat” nguyên thể có 2 dạng quá khứ (ate) và quá khứ phân từ (eaten)
2.2.2. Trên bình diện ngữ nghĩa
-Từ “eat” là từ đa nghĩa, có các nét nghĩa tương ứng:
Consume, have, gobble, scoff, chomp, devour, swallow,…
-“Eat” chủ yếu đóng vai trò là vị ngữ trong cấu trúc: S + V (eat) + O
Ví dụ: They eat candy. (Họ ăn kẹo)
5
Ngữ nghĩa thể hiện rõ qua các phạm trù
- Phạm trù số: gắn liền với phạm trù ngôi.
- Phạm trù ngôi: thể hiện bằng trợ động từ (một loại động từ bị hư hóa)
Ví dụ: He doesn’t like to eat rice. (Anh ấy không thích ăn cơm)
Do you like to eat ice-cream? (bạn có thích ăn kem không?)
-Phạm trù thời: Biểu thị mối quan hệ giữa hành động với thời điểm phát ngôn hoặc
với một thời điểm nhất định nêu ra trong lời nói.
+Thời quá khứ:
Ví dụ : She didn’t eat at home yesterday. (Hôm qua cô ấy không ăn ở nhà)
He ate a bowl of rice. ( Anh ấy đã ăn một bát cơm)
+ Thời hiện tại:
Ví dụ: The children often eat sweet candy. (Trẻ con hay ăn kẹo ngọt)
+ Thời tương lai:
Ví dụ: I will eat in a restaurant, tomorrow. (Ngày mai tôi sẽ đi ăn ở nhà hàng.)
- Phạm trù thức: Biểu thị quan hệ giữa thực thể với hành động khách quan và với
người nói, như: thức trần thuật, thức mệnh lệnh, thức giả định.
Ví dụ: Don’t eat on credit! (Không được ăn chịu!)
- Phạm trù dạng: Biểu thị mối quan hệ giữa hoạt động với những sự vật được nói ở
chủ ngữ và bổ ngữ của động từ. Có hai dạng: chủ động và bị động.
Dạng chủ động: They eat that dish of beef. (Họ ăn đĩa thịt bò kia.)
Dạng bị động: That dish of beef is eaten. (Đĩa thịt bò kia đã được ăn.)
2.2.3. Trên bình diện ngữ pháp
-Khả năng kết hợp
+ Kết hợp với nhóm từ chỉ ra tình thái ngăn cấm, khuyên bảo
6
Ví dụ: Don’t fit to eat! (Không ăn được!)
Don’t to eat with one’s fingers! (Không được ăn bốc!)
+ Kết hợp với danh từ
Vd: eat rice (ăn cơm), eat bread (ăn bánh mì)
+ Kết hợp với giới từ
Ví dụ: to eat up (ăn hết), to eat in (ăn ở nhà), to eat out (ăn ở ngoài), to eat
on the sly (ăn vụng)...
+Kết hợp với động từ
Ví dụ: to eat standing up (ăn đứng), to eat rice mixed with other cereals (ăn
độn),…
+Kết hợp với tính từ
Ví dụ: to eat more (ăn thêm), to eat dirt (ăn bẩn), to eat savoury food (ăn
ngọt), to eat ravenoursly (ăn ngấu nghiến),…
- Những thành ngữ tiếng anh có động từ “eat”
+The great fish eats small (Cá lớn nuốt / ăn cá bé)
+Eat like a horse (Ăn như mỏ khoét)
v.v...
2.3. Đối chiếu từ “ăn” và “eat”
2.3.1. Sự giống nhau
-Cả hai đều là từ đơn
- Về ý nghĩa, cả hai đều chỉ hành động tự cho vào thức nuôi sống cơ thể.
-Về ngữ pháp, cả hai đều có khả năng kết hợp với danh từ, động từ, tính từ…
-Cả hai đều làm thành phần chính của cụm từ.
-Cả hai đều xuất hiện trong thành ngữ.
7
-Cả hai đều có khả năng làm vị ngữ và chủ ngữ trong câu.
2.3.2. Sự khác nhau
- Từ “eat” có khả năng thay đổi hình thái (biến hình) dựa vào ngữ cảnh giao tiếp
biểu hiện thức, thời, thể của chủ thể hoạt động.
Ví dụ: She want to eat this apple. / She ate this apple.
-Từ “ăn” trong tiếng Việt không biến đổi hình thái mà thể hiện ý nghĩa ngữ pháp
bằng trật tự từ và hư từ.
Ví dụ: Nó vừa ăn xong.
Nó đang ăn.
Ngoài ra trong tiếng Việt, động từ có thể kết hợp với các từ: không, chưa, chẳng…
để nêu lên ý phủ định. Còn trong tiếng Anh thì có dạng phủ định nhưng được chia
theo trợ động từ: doesn’t, didn’t, don’t, wont…
8
Kết luận
Qua miêu tả, so sánh, đối chiếu giữa hai động từ: “ăn” trong tiếng Việt và
“eat”trong tiếng Anh một lần nữa ta khẳng định: bên cạnh một số nét tương đồng
về sự phân bố, khả năng kết hợp, chức vụ ngữ pháp và ngữ nghĩa thì chúng còn có
nhiều điểm khác biệt khá rõ. Điều này hiển nhiên vì tiếng Anh và tiếng Việt là hai
ngôn ngữ hoàn toàn khác nhau.
Tiếng Việt không có phạm trù ngữ pháp ở động từ, thậm chí danh từ như các ngôn
ngữ biến hình. Đó là sự khác nhau về loại hình. Tiếng Việt vẫn có thể biểu đạt
những ý nghĩa mà các ngôn ngữ biến hình đã có, nhưng không phải bằng phương
tiện tình thái mà bằng một số phương tiện từ vựng, hư từ, ngữ điệu…
Dựa vào kết quả về sự khác nhau giữa hai động từ, người học ngoại ngữ có thể
tránh được hiện tượng di chuyển tiêu cực trong việc sử dụng động từ “ăn” và “eat”
trong tiếng Việt và tiếng Anh
9
Tài liệu tham khảo
1.Bùi Mạnh Hùng (2008) Ngôn ngữ học đối chiếu, NXB Giáo dục.
2.Lê Quang Thiêm (1989) Nghiên cứu đối chiếu các ngôn ngữ, NXB ĐHQG, Hà
Nội.
3.Nguyễn Thiện Giáp (2009) Các phương pháp nghiên cứu ngôn ngữ, NXB Giáo
dục, Hà Nội.
4.Trần Hữu Mạnh (2007) Ngôn ngữ học đối chiếu-Cú pháp tiếng Anh-tiếng Việt,
NXB ĐHQG, Hà Nội.
5.Chesterman, Andrew (1998) Contrastive functional analysis, John Benjamins
Publishing Company, Amsterdam.
6.James, Carl (1992) Contrastive analysis, Longman, London and New York.
7.Viện ngôn ngữ học (1998) Từ điển tiếng Việt, NXB Từ điển Bách khoa.
8.Joanna Turnbull, Jennifer Bradbery, Margaret Deuter (9th edition, 2014) Oxford
advanced learner’s dictionary, Oxford University Press.
10
Download