Uploaded by thanhtuyenpham1711

GTN (4)

advertisement
Trình bày quá trình thâm nhập thị trường thất bại. Giải thích vì sao họ thất bại
Sự hấp dẫn về hương vị của thức ăn nhanh là điều minh chứng cho sức tiêu thụ khổng lồ
của thực phẩm này trên toàn thế giới. Theo nhịp sống nhộn nhịp và guồng quay tất bật của
công việc, việc ăn uống cũng dần chuyển thành xu hướng tiện lợi và nhanh gọn. Do đó,
thức ăn nhanh đã trở nên phổ biến và ngày càng được ưa chuộng ở rất nhiều quốc gia trên
thế giới. Sự phát triển của thức ăn nhanh dẫn đến ngày càng có nhiều thương hiệu đồ ăn
nhanh ra đời, phát triển và lan rộng ra trên khắp thế giới. McDonald’s là cái tên đình đám
trong lĩnh vực fastfood, nó được xem là gã khổng lồ đi đầu trong lĩnh vực này và đang dẫn
đầu trong thị phần và sản lượng tiêu thụ. Tuy nhiên, khi thâm nhập vào thị trường Việt
Nam thì McDonald’s lại gặp nhiều khó khăn.
Khi McDonald’s mở cửa lần đầu tiên ở Việt Nam vào năm 2014, thương hiệu này được
quảng cáo vô cùng nồng nhiệt, và đã tạo nên cơn sốt đối với người dân ở Việt Nam. Sự
kiện khai trương thu hút rất đông người. Họ sẵn sàng chờ đợi để mua một chiếc Big Mac.
Tưởng chừng như thương hiệu này đã rất thành công ở Việt Nam, nhưng từ năm 2014 đến
nay họ chỉ mở được hơn 20 cửa hàng trên khắp cả nước. Vậy tại sao họ lại thất bại ở đất
nước hình chữ S này?
Có rất nhiều lí do dẫn đến việc thất bại của McDonald’s tại Việt Nam, tuy nhiên có thể nói
sự khác biệt trong văn hóa ẩm thực là lí do chủ yếu. Thức ăn nhanh bao gồm: gà rán, khoai
tây chiên, hamburger… Các món ăn đó chứa rất nhiều dầu mỡ và calo. Đối với người dân
Việt Nam, thực đơn trong mỗi bữa ăn hàng ngày đều phải có rau củ và các món ăn chứa ít
dầu mỡ. Nên việc ăn đồ nhanh mỗi ngày là điều không thể và không phù hợp với thói quen
ăn uống của người dân Việt Nam. Và đồ ăn của Việt Nam rất ngon và rất nhiều sự lựa
chọn. Khi nhắc đến món ăn nổi tiếng và được rất nhiều người Việt Nam yêu thích thì không
thể không nhắc đến “bánh mì”. Chúng ta có thể bắt gặp rất nhiều cửa hàng bán bánh mì
trên đường phố Việt Nam. Bánh mì với tiêu chí nhanh, gọn lẹ và có đến hàng chục lựa
chọn khác nhau. Người Việt Nam quen với sự nhanh chóng của chiếc bánh mì nhưng bên
cạnh đó còn có sự bổ dưỡng và quan trọng là tiện lợi. Vì thế nhiều người cho rằng chúng
ta đã có “bánh mì” thì cần gì một cái Burger nữa. Chính vì điều này đã làm cho sự thất bại
của “gã khổng lồ” này tại Việt Nam
Điều thứ 2 khiến cho McDonald’s thất bại ở Việt Nam đó là tốc độ phục vụ của
McDonald’s không nhanh bằng các quán ăn ở Việt Nam. Theo ông Hảo Trần - Đồng sáng
lập của Vietcetera: “Thức ăn phổ biến tại Mỹ vì bạn có thể ăn nó ngay lập tức, đồ ăn của
Việt Nam cũng tương tự như vậy, nếu bạn đi vào một quán ăn hàng quán trên đường, bạn
có thể ăn ngay một tô phở hay một ổ bánh mì những món ăn này sẽ được chuẩn bị nhanh
hơn khi mua thức ăn tại McDonald’s”. Vì thế, những điều này đã “ đánh bại” những kế
hoạch trong chiến lược của thương hiệu đồ ăn nhanh này tại Việt Nam. Có vẻ như vấn đề
đặt ở đây đó chính là “gã khổng lồ” này đã đánh giá thấp các đối thủ địa phương của mình
tại Việt Nam. Theo Ủy ban Châu Âu, người tiêu dùng Việt Nam dành một phần thu nhập
khá lớn cho thực phẩm và trong đó, 78% được dùng mua hàng ở hàng quán địa phương và
các sạp bán thực phẩm ở chợ truyền thống,nhưng chỉ có 1% là dùng cho các chuỗi thức ăn
nhanh. Ngành dịch vụ ăn uống của Việt Nam có hơn 544.000 cửa hàng với hơn 430.000
cửa hàng là các cửa hàng địa phương và các sạp bán thực phẩm. Đồ ăn đường phố của Việt
Nam ngon và đa dạng. Văn hóa ẩm thực đường phố phát triển mạnh đến mức bạn có thể
mua thức ăn trên đất liền hay dưới nước. Bạn có thể mua thức ăn ở chợ nổi(Chợ nổi là một
loại hình chợ thường xuất hiện tại vùng sông nước được coi là tuyến giao thông chính. Nơi
cả người bán và người mua đều dùng ghe/thuyền làm phương tiện vận tải và di chuyển).
Điều đó là đương nhiên khi người dân không muốn đến các cửa hàng ăn nhanh để mua
thức ăn trong khi họ có rất nhiều sự lựa chọn rẻ hơn và quen thuộc hơn. khi nhắc đến món
ăn nổi tiếng và được rất nhiều người yêu thích thì không thể không nhắc đến “bánh mì”.
Chúng ta có thể bắt gặp rất nhiều cửa hàng bán bánh mì trên đường phố Việt Nam.Bánh
mì với tiêu chí nhanh, gọn lẹ và có đến hàng chục lựa chọn khác nhau. Người Việt Nam
quen với sự nhanh chóng của chiếc bánh mì nhưng bên cạnh đó còn có sự bổ dưỡng và
quan trọng là rất tiện lợi.
Có lẽ sai lầm lớn của họ đó chính là giữ nguyên mức giá bán của họ ở Mỹ, khoảng $4-$5
là quá đắt so với mặt bằng chung ở Việt Nam. Trongkhi hầu hết các bữa ăn, các bữa ăn
thông thường chỉ rơi vào khoảng $1-$2, thậm chí một bữa ăn có giá $3 được coi là quá xa
xỉ. Các món ăn ở nhà hàng địa phương chỉ rơi vào khoảng 50.000 đồng( $2.19), trong khi
một bữa ăn ở McDonald’s thường có giá gấp đôi vào khoảng 100.000 đồng($4.39). Một
chiếc Big Mac rơi vào khoảng 80.000 đồng ($3.5). Với mức giá này là tương đối ổn nếu
bạn sống ở phương Tây. Nhưng đối vời người Việt Nam, đó là mức giá khá cao so với thu
nhập của họ. Với khoảng 100.000 đồng họ có thể lựa chọn nhiều món ăn khác nhau và ăn
một bữa ăn khá nhiều nếu ăn một mình, vậy họ bỏ ra 100.000 đồng để mua một chiếc Big
Mac hay là ăn nhiều món khác nhau. Đây là một mức giá khá cao, do đó họ rất ít khi chi
tiêu cho một bữa ăn ở McDonald’s mà thay vào đó là các quán ăn ở địa phương. Việc phải
chi trả gấp đôi cho một chiếc burger, một cốc nước ngọt và một vài miếng khoai tây chiên
đã kéo dài hố sâu giữa khách hàng và McDonald’s. Mặc dù McDonald’s đã có một vài món
cải biến phù hợp khẩu vị địa phương, như món cơm gà,... tuy nhiên không phải thực khách
Việt Nam nào cũng đủ tài chính để làm khách quen ở các cửa hàng McDonald’s.
Nhưng các lí do trên không phải là vấn đề duy nhất àm McDonald’s gặp phải. Văn hóa
trong ăn uống của người Việt đó là thường tụ tập và đi theo đám đông. Khi người Mỹ đến
nhà hàng, họ thường sẽ tìm các món trong thực đơn mà họ thích sau đó gọi món và thưởng
thức một mình. Ngược lại mỗi bữa ăn ở Việt Nam đều mang đậm tính chất bữa cơm gia
đình, họ rất thích đi ăn cùng nhau, họ thường tụ tập và ăn uống , yếu tố gia đình là yếu tố
được đề cao hơn cả, chính vì vậy mà những món ăn theo nhóm thường được ưa chuộng
hơn là những suất ăn một mình. Burger gặp khó khăn khi phục vụ ở Việt Nam vì chúng
không phải là món có thể chia sẻ với mọi người để ăn cùng nhau. Văn hóa “ăn nhanh và
nhường chỗ cho khách hàng” của các chuỗi thức ăn nhanh, thực sự không phù hợp với văn
hóa “ngồi lại, thư giãn và chia sẻ thức ăn” của người Việt Nam. Bên cạnh đó thì đôi khi
thực khách không chỉ quan tâm đến món ăn, mà còn quan tâm đến không gian, không khí
nhộn nhịp và mang đậm bản chất Việt Nam. Mỗi khi người ta muốn hẹn nhau, rủ rê nhau
đi nhậu, đi làm vài ba cốc bia anh em câu chuyện, họ thường lui tới các quán xá vỉa hè bình
dân hơn là các quán ăn “sang chảnh”. Mỗi khi người ta muốn hẹn nhau để chuyện trò hoặc
đơn giản hơn là đi nhậu, họ thường lui tới những quán bình dân hơn là các quán ăn “sang
chảnh”. Chính những điều đó đã tạo nên nét riêng, sức hấp dẫn và sức hút cho ẩm thực
đường
phố
Việt
Nam
Dù tình hình kinh doanh ảm đạm nhưng McDonald’s vẫn chưa có ý định từ bỏ thị trường
Việt Nam, thương hiệu nổi tiếng nayg hiện đang nỗ lực điều chỉnh thực đơn cho hợp với
khẩu vị người Việt. Dẫu vậy, các chuyên gia phân tích cho rằng cần phải làm nhiều hơn
thế nếu muốn cạnh tranh với đồ ăn truyền thống vốn hết sức đa dạng. Nhìn chung thì
McDonald’s vẫn phải đối mặt với tương lai khá u ám trong nỗ lực thoả mãn khẩu vị của
người Việt.
LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Cùng với sự phát triển của đất nước, quá trình giao lưu hợp tác với các nươc trên thế giới
ngày càng được nâng cao thì các doanh nghiệp cũng quan tâm và bắt đầu đầu tư ở các nước
khác. Kinh doanh là lĩnh vực mà được rất nhiều người lựa chọn và theo đuổi hiện nay, nó
là một công việc không hề đơn giản, đòi hỏi sự bản lĩnh, sự kiên trì và mạo hiểm của người
kinh doanh. Bên cạnh những thành công mà các doanh nhân đạt được thì họ không biết đã
trải qua bao lần thất bại để đạt được thành công như hiện tại, nguyên nhân chủ yếu là họ
mắc những sai lầm không đáng có khi đưa ra quyết định trong kinh doanh, chẳng hạn như
là họ không nghiên cứu kĩ thị trường mình sắp và sẽ đầu tư vào.
Theo số liệu nghiên cứu của Hiệp hội tự doanh Quốc gia thì có khoảng 24% trong số những
doanh nghiệp vừa và nhỏ bị thất bại trong vòng 2-3 năm đầu và hơn một nửa trong số họ
(chiếm khoảng 52%) buộc phải tuyên bố đóng cửa, giải thể công ty tỏng vòng 4 năm đầu
kinh doanh. Đây là con số không hề nhỏ, nó cho thấy tác hại nặng nền từ việc đưa ra quyết
định sai lầm.
Ngay khi một doanh nghiệp bước vào một thị trường mới, họ sẽ cố gắng thâm nhập thị
trường mà mình sẽ đầu tư. Mục tiêu chính đằng sau chiến lược thâm nhập thị trường là
phát hành một sản phẩm, thâm nhập thị trường một cách nhanh chóng, càng nhanh càng
tốt. Và cuối cùng, quan trọng nhất đó là chiến được một thị phần đáng kể ở thị trường mới.
Vậy chúng ta hiểu thâm nhập thị trường là gì? Nội dung của chiến lược thâm nhập thị
trường của các doanh nghiệp như thế nào?
Tại sao Mc Donald's và Burger King thành công ở nhiều nơi nhưng thất bại tại Việt
Nam?, https://spiderum.com/, truy cập ngày 11/12/2020
Tại sao McDonald’s khó thành công ở "thiên đường ẩm thực" Việt Nam? ,
https://cafebiz.vn/, truy cập ngày 23/12/2019
4 lý do giải thích tại sao McDonald’s khó thành công ở Việt Nam,
https://tapchidoanhnhan.org/, truy cập ngày 3/3/2021
Download